Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hoạt động giáo dục ở nam kỳ thời pháp thuộc 1862 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.46 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CÙ THỊ DUNG

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở NAM KỲ
THỜI PHÁP THUỘC
1862-1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số
: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ HỮU PHƯỚC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2011


MỤC LỤC
Trang
DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

7

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

7

5. Đóng góp của đề tài

8

6. Bố cục của luận văn

8

Chương 1
Chính sách và hệ thống giáo dục ở Việt Nam
dưới thời Pháp thuộc
1.1 Khái qt q trình xâm lược và chính sách cai trị của thực dân
Pháp ở Việt Nam (1858-1945)
1.2 Vài nét về chính sách giáo dục của Pháp và ảnh hưởng của nó đối
với nền giáo dục Việt Nam

9

13

Chương 2
Hoạt động giáo dục ở Nam kỳ từ năm 1862 đến năm 1905 và cuộc

cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906-1916)
2.1.

Sơ lược tình hình giáo dục ở Nam kỳ trước khi Pháp xâm lược

27

2.2.

Hoat động giáo dục ở Nam kỳ từ năm 1862 đến năm 1905

30

2.2.1. Hệ thống giáo dục

30

2.2.1.1.

Giáo dục bản địa

34

2.2.1.2.

Giáo dục Pháp

38



2.2.2. Chương trình giáo dục và thi cử

39

2.2.3. Giáo chức và chế độ lương bổng

44

2.3.

Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906-1916)

46

2.3.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc cải cách

46

2.3.2. Nội dung cuộc cải cách

47

2.4.

2.3.2.1.

Hệ thống trường Việt

48


2.3.2.2.

Giáo dục Pháp - Việt

51

2.3.2.3.

Giáo dục chuyên nghiệp

52

Nhận xét, đánh giá

55

Chương 3
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1917-1929), một số bổ sung sau
cải cách và những biến đổi của nền giáo dục ở Nam kỳ
từ năm 1930 đến 1945
3.1. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1917-1929)
3.1.1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc cải cách

60
60

3.1.2. Nội dung cải cách

60


3.1.2.1. Cải cách hệ thống giáo dục

61

3.1.2.2. Cải cách chế độ thi cử

71

3.2. Một số bổ sung sau cuộc cải cách và những biến đổi của nền giáo
dục ở Nam kỳ từ năm 1930 đến năm 1945
3.3 . Nhận xét, đánh giá

80

86
KẾT LUẬN

89


TÀI LIỆU THAM KHẢO

98

PHỤ LỤC

104


1


DẪN LUẬN
1.Lý do chọn đề tài
Trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, dưới các triều đại phong
kiến, nền giáo dục nước ta là vốn là nền giáo dục khoa cử, thứ chữ được dùng
chủ yếu là chữ Hán, chữ Nôm. Từ năm 1858, thực dân Pháp bắt đầu nổ súng
xâm lược Việt Nam. Sau một loạt các Hiệp ước 1862, 1874, 1883, 1884, triều
đình nhà Nguyễn đa từng bước chấp nhận sự đô hộ của người Pháp trên lãnh thổ
Việt Nam. Khi đã cơ bản hoàn thành việc chinh phục bằng quân sự, thành lập
chính quyền cai trị trên cả ba kỳ Bắc, Trung, Nam thực dân Pháp liền bắt tay vào
cơng cuộc “chinh phục tinh thần”, đó là xây dựng một nền giáo dục nô dịch, và
ngu dân ở Việt Nam. Người Pháp đã từng bước xóa bỏ nền giáo dục Nho học,
thay vào đó là một nền giáo dục mới, mang đậm văn hóa phương Tây. Đó là nền
giáo dục mơ phỏng hồn tồn theo hệ thống giáo dục ở chính quốc từ bậc tiểu
học cho đến đại học. Với nền giáo dục này, người Pháp không chỉ nhằm đào tạo
những công chức bản, viên chức bản xứ để làm việc cho bộ máy thống trị của
thực dân Pháp, mà còn muốn chinh phục “trái tim và khối óc” của người bản địa
về một nước Pháp hoa lệ, một tương lai tốt đẹp Pháp sẽ mang lại nếu theo Pháp,
làm cho người Việt tin rằng, người Pháp đến đây để mở mang dân trí. Từ đó bào
mòn tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam để Pháp dễ bề
cai trị, chiếm đóng và vơ vét.
Có thể nói, người Pháp thực thi chủ trương phát triển giáo dục để mở
mang dân trí cho người bản địa khơng ngồi mục đích cai trị và khai thác nguồn
lợi ở thuộc địa. Vì thế, trong hơn 80 năm cai trị nước ta, người Pháp luôn luôn tự
hào mang đến cho dân Việt một nền giáo dục tiên tiến, phát triển bậc nhất thế
giới nhưng thực chất nền giáo dục Việt Nam vẫn lạc hậu so với các nước. Tuy
nhiên, xét về mặt tích cực của nền giáo dục này, chúng ta có thể khẳng định rằng
hệ thống giáo dục Pháp – Việt do người Pháp thiết lập ở Việt Nam đã góp phần
tạo dựng nền tảng của giáo dục Việt Nam hện đại. Và cũng chính nhờ vào những



2

mặt hạn chế của nó mà chúng ta có thể rút ra được những kinh nghiệm, những
bài học quý báu cho công cuộc phát triển giáo dục ở nước ta trong tương lai.
Với đề tài nghiên cứu “Hoạt động giáo dục ở Nam kỳ thời Pháp thuộc
1862-1945”, học viên mong muốn tìm hiểu âm mưu nơ dịch trong giáo dục của
thực dân Pháp đã thực thi ở Việt Nam, đồng thời làm rõ được bản chất của nền
giáo dục này là gì và qua đó cho chúng ta một cái nhìn cụ thể về tồn bộ hệ
thống giáo dục thời Pháp thuộc thơng qua những chính sách, hoạt động của nó.
Qua những tìm hiểu nghiên cứu trên, học viên cũng mong muốn rút ra những bài
học thực tiễn để góp phần cho công cuộc xây dựng và phát triển nền giáo dục
Việt Nam hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài về hoạt động giáo dục ở Nam kỳ thời Pháp thuộc 1862-1945 khơng
phải là một đề tài hồn tồn mới. Trước đây đã có rất nhiều tác phẩm viết về giáo
dục Việt Nam thời Pháp thuộc dưới dạng sách, tạp chí và báo cáo khoa học. Tuy
nhiên, hầu hết các tác phẩm này chủ yếu nghiên cứu về các cuộc cải cách giáo
dục mà người Pháp đã tiến hành ở Việt Nam và nêu lên một cách khái quát về
lịch sử giáo dục trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Trước hết luận văn điểm qua các tác phẩm viết về lịch sử Giáo dục Việt
Nam nói chung:
1. Luận án “Giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” của Nguyễn Như
Đức, trường Đại học Southern Illinois, năm 1978. Với đề tài này, tác giả tập
trung nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nền giáo dục do người
Pháp thiết lập ở Việt Nam trong suốt quá trình cai trị từ những năm đầu đô hộ
đến năm 1945.
2. Sách “ Khoa cử và giáo dục Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Thắng,
Nxb Văn hóa – Hà Nội, 1998. Nội dung sách giới thiệu hệ thống khoa cử, tổ



3

chức giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến và những thay đổi của nền giáo dục
truyền thống qua nhiều thời kỳ lịch sử.
3. Sách “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm giáo dục” của tác giả Lê Văn
Giạng, Nxb Chính trị Quốc gia- Hà Nội, 2003. Tác giả đã mơ tả khái qt tình
hình giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, từ thời Nguyễn đến thời
thuộc địa Pháp. Tác giả đã so sánh hệ thống giáo dục truyền thống của triều
Nguyễn với hệ thống giáo dục do người Pháp thiết lập ở Việt Nam.
4. Sách “Lịch sử giáo dục Việt Nam” của tác giả Bùi Minh Hiền, Nxb Đại
học Sư phạm, 2008. Đề tài đi sâu nghiên cứu về hệ thống giáo dục trong bối
cảnh lịch sử và những vấn đề của hệ thống giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn
phát triển.
5. Bài viết “Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam (1954-1974)” của TS.
Nguyễn Hữu Phước (http//:www.google.com). Bài này tác giả trình bày sơ lược
về giáo dục Việt Nam từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc, và đường hướng
giáo dục ở miền Nam Việt Nam từ những năm 1954-1974.
- Những tác phẩm viết về giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc khá phong phú,
tiêu biểu là:
1.Bài viết “Bàn về Bộ Học chính Tổng quy” của tác giả Phạm Quỳnh – Tạp
chí Nam Phong năm 1918: Trong bài viết này, tác giả luận bàn về nội dung của
Bộ Học chính Tổng quy được ban hành vào ngày 21/12/1917 và mục đích của sự
ra đời Bộ Học chính này, hay nói cách khác là mục tiêu của một cuộc cải cách
giáo dục lần thứ hai do Tồn quyền Đơng Dương khởi xướng.
2. Bài viết “Vài nét về giáo dục Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến cuối
chiến tranh thế giới lần thứ nhất” của tác giả Nguyễn Anh – Tạp chí NCLS số
67/1967: Trong bài này tác giả cho thấy một bức tranh tổng thể về sự thay đổi
của nền giáo dục Việt Nam. Từ một nền giáo dục lấy chữ Hán và giáo dục Nho



4

giáo làm chủ đạo trong phương pháp giảng dạy đã dần dần thay đổi theo mơ hình
giáo dục của phương tây với chữ Pháp làm ngơn ngữ chính được dạy và học
trong trường.
3. Bài viết “Vài nét về giáo dục ở Việt Nam từ sau Đại chiến Thế giới lần
thứ I đến trước Cách mạng Tháng 8” của tác giả Nguyễn Anh – Tạp chí NCLS
số 68/1967: Với bài nghiên cứu này, tác giả giới thiệu về quy chế chung về giáo
dục của Albert Sarraut ra ngày 21/12/1917 và sự phát triển của nền giáo dục ở
Việt Nam từ sau Đại chiến Thế giới đến trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945.
4. Sách “Giáo dục Việt Nam thời cận đại” của tác giả Phan Trọng Báu, Nxb
Khoa học Xã hội, 1994. Trong sách này, tác giả đã đi sâu vào phân tích tình hình
giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, nhất là phân tích rất cụ thể nội dung
hai cuộc cải cách giáo dục (1906-1916 và 1917-1929). Tuy nhiên, trong tác
phẩm này, tác gỉa chưa nói đến nhiều về hoạt động của toàn bộ hệ thống trường
Pháp và Pháp - Việt ở Nam kỳ.
5. Bài viết “Vài suy nghĩ về thế hệ thanh niên tri thức Việt Nam đầu thế kỷ
XX” của tác giả Nguyễn Văn Khánh và bài “Dòng giáo dục yêu nước ở Việt
Nam cuối TK XIX và đầu TK XX” của tác giả Phan Trọng Báu – Tạp chí NCLS
số 5(276)/1994 : Bài viết mơ tả chính sách Pháp hóa nền giáo dục Việt Nam của
thực dân Pháp đã tác động đến sự hình thành các đặc điểm tâm lý và tư tưởng
của thế hệ tri thức trẻ Việt Nam, là nhân tố quan trọng hình thành một tầng lớp
tri thức người Việt trong những năm đầu thế kỷ XX.
6. Sách “Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng Tháng 8 - 1945” của
Nxb Giáo dục (Nguyễn Đăng Tiến làm chủ biên), 1996. Cuốn sách này đi sâu
mô tả về một nền giáo dục mới do chính người Pháp thiết lập ở Việt Nam. Đặc
biệt là nghiên cứu về chính sách cai trị của Pháp trong lĩnh vực giáo dục. Đó là
thực dân hóa nền giáo dục phong kiến rồi đi đến thủ tiêu nền giáo dục cũ, lập ra



5

một nền giáo dục mới mang đậm bản sắc văn hóa phương tây, đồng thời củng cố,
mở rộng nền giáo dục thực dân ở Việt Nam.
7. Bài viết “Giáo dục vùng dân tộc ít người ở Việt Nam thời thuộc Pháp”
của Phan Trọng Báu – Tạp chí NCLS số 7(350)/2005: Trong bài viết này, tác giả
cho thấy chính sách giáo dục chung của Pháp ở Việt Nam. Người Pháp ngoài
việc củng cố và phát triển giáo dục vùng đồng bằng và đô thị, họ cũng rất quan
tâm đến tổ chức giáo dục vùng dân tộc ít người. Người Pháp đã thành lập trường
lớp dạy chữ Pháp và Việt cho người dân tộc, tổ chức trường đào tạo giáo viên
dạy cho các vùng dân tộc ít người.
8.Bài viết “Vài nét về việc phổ biến chữ quốc ngữ ở Việt Nam đầu thế kỷ
XX” của tác giả Phạm Như Thơm – Tạp chí NCLS số 11 (354)/ 2005: Bài viết
nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của chữ quốc ngữ ở Việt Nam
trong những năm đầu thế kỷ XX.
9. Bài viết “Nhìn lại hai cuộc cải cách giáo dục (1906 và 1917) ở Việt Nam
đầu thế kỷ XX” của tác giả Phan Trọng Báu – tạp chí NCLS số 5/2008: Nền giáo
dục ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã trải qua 2 cuộc cải cách quan trọng.
Cuộc cải cách lần thứ 1 (1906) là thiết lập một hệ thống trường lớp theo mơ hình
của nhà nước Pháp, với việc loại bỏ dần việc sử dụng chữ Hán và thay vào đó là
chữ Pháp. Trong cuộc cải cách lần 2, mục đích của chính quyền Pháp là dần dần
hồn thiện hơn hệ thống giáo dục cũng như việc truyền bá chữ Pháp trong toàn
cõi Việt Nam.
10. Bài viết “Giáo dục Hà Nội thời Pháp thuộc qua tài liệu lưu trữ” của tác
giả Đào Thị Diến – Tạp chí NCLS số 9+10/2008: bài viết đề cập đến tình hình
giáo dục ở Hà Nội qua hai cuộc cải cách giáo dục của Pháp ở Việt Nam, thể
hiện qua tổ chức và hoạt động của hệ thống các trường công và tư trong suốt thời
kỳ từ 1898 đến 1945.



6

11. Khóa luận tốt nghiệp “Tìm hiểu về cải cách giáo dục ở Việt Nam dưới
thời Pháp thuộc” của sinh viên Nguyễn Thị Thùy Dung, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, năm 2009. Với đề tài này, tác giả đã đi sâu vào nghiên
cứu 2 cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam cũng như mục đích của chính sách giáo
dục ngu dân của thực dân Pháp thực thi ở Việt Nam.
12. Bài viết “Thi cử và nền giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc” của
Trần Bích San (http//:www.google.com). Trong bài này tác giả đã nghiên cứu về
mơ hình trường lớp và chế độ thi cử trong các trường ở Việt Nam dưới thời Pháp
thuộc.
Những bài viết, những tác phẩm nêu trên đều có một điểm chung là đi sâu
nghiên cứu về tiến trình phát triển chung của giáo dục trong toàn cõi Việt Nam,
từ Bắc kỳ, Trung kỳ đến Nam kỳ. Tuy nhiên, đi sâu vào hoạt động giáo dục ở
Nam kỳ thời Pháp thuộc thì hầu như chưa có cơng trình nghiên cứu nào được
công bố. Cho nên, đề tài “Hoạt động giáo dục ở Nam kỳ thời Pháp thuộc 18621945” của học viên là một đề tài mang tính độc lập và khơng có sự trùng lấp về
nội dung cũng như phạm vi nghiên cứu so với những cơng trình đã cơng bố.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là: hoạt động giáo dục ở Nam
kỳ thời Pháp thuộc (1862-1945), trong đó chú trọng đến hệ thống và chính sách
giáo dục thời Pháp (mục tiêu đào tạo, cách tổ chức nhà trường, chương trình học,
giáo viên, ….), qua đó nhận xét về hệ quả của nền giáo dục ở Nam kỳ thời Pháp
thuộc, những mặt tích cực và tiêu cực cũng như rút ra một số bài học cho nền
giáo dục Việt Nam hiện đại.


7


3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Phạm vi thời gian nghiên cứu của đề tài là từ năm 1862 đến
năm 1945. Học viên chọn mốc bắt đầu là năm 1862 vì đây là thời điểm thực dân
Pháp ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) chính thức cai trị 3 tỉnh miền Đông Nam
kỳ. Năm 1945 là mốc kết thúc của đề tài vì chính quyền đơ hộ của thực dân Pháp
bị lật đổ, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập (mặc dù ở miền
Nam Việt Nam đến năm 1954 chế độ thực dân Pháp mới thực sự kết thúc).
Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động giáo dục theo địa
giới hành chánh của Nam kỳ trong khoảng thời gian 1862-1945
4.Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng trong luận văn được khai thác từ các tài liệu
gốc hiện đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, bao gồm các
quyết định, công văn, báo cáo, thống kê … liên quan đến việc tổ chức, sửa đổi hệ
thống giáo dục Pháp ở Việt Nam cũng như thành lập trường lớp, thống kê số
lượng học sinh, giáo viên trong các trường.
Bên cạnh đó là các bài viết trên tạp chí, các tác phẩm và cơng trình nghiên
cứu về đề tài giáo dục ở Việt Nam.
Ngoài ra, học viên còn tham khảo, kế thừa một số kết quả nghiên cứu về giáo
dục trong các khoá luận, luận văn và các bài viết trên các trang Web.
Trong quá trình nghiên cứu, học viên chủ yếu dựa trên các phương pháp
nghiên cứu chuyên ngành như: phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để
tiến hành các thao tác sưu tầm, thống kê, phân tích, so sánh…. nhằm nêu lên
được nội dung, mục đích nghiên cứu của đề tài, đồng thời, rút ra được những bài
học kinh nghiệm cho giáo dục hiện tại của Việt Nam.
5. Đóng góp của đề tài
Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ cung cấp thêm một số tư liệu mới,

đặc biệt là tư liệu lưu trữ giúp người đọc có cái nhìn đúng hơn về tình hình giáo
dục ở Nam kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, luận văn cũng cố
gắng nêu lên được một số nhận định, đánh giá khách quan về những mặt tiêu cực


8

và tích cực của nền giáo dục Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Từ đó rút ra được
những bài học kinh nghiệm cho nền giáo dục nước nhà, nhất là trong công cuộc
cải cách, đổi mới nền giáo dục hiện nay.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Chính sách và hệ thống giáo dục ở Việt Nam dưới thời Pháp
thuộc
Chương 2: Hoạt động giáo dục ở Nam kỳ từ năm 1862 đến năm 1905 và
cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất (1906-1916)
Chương 3: Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (1917-1929), một số bổ
sung sau cải cách và những biến đổi của nền giáo dục ở Nam kỳ từ năm
1930 đến năm 1945

Chương 1:
CHÍNH SÁCH VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC

1.1.

Khái quát quá trình xâm lược và chính sách cai trị của thực dân
Pháp ở Việt Nam (1858-1945)


Ngày 01/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha do Phó đơ đốc Rigault de
Genouilly chi huy, cùng 13 chiến thuyến, 50 đại bác tấn cơng bán đảo Sơn Trà,
chính thức mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trước sự chống trả


9

quyết liệt của quân dân Việt Nam, quân Pháp bị sa lầy ở mặt trận Đà Nẵng.
Tháng 2/1859, quân Pháp chuyển hướng đánh chiếm Gia Định. Nhưng một lần
nữa quân Pháp bị sa lầy bởi cuộc kháng chiến của quân dân Lục tỉnh Nam kỳ,
buộc phải gửi thư xin nghị hịa với triều đình Huế. Trong khi đó, thay vì nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo nhân dân Việt Nam kháng Pháp, triều đình nhà Nguyễn chủ
trương “Thủ để hịa”, chọn kế “Trì cửu”, tạo thời cơ cho quân Pháp củng cố lực
lượng đánh chiếm Nam kỳ. Ngày 24/2/1861, sau khi được tiếp viện, quân Pháp
mở cuộc tấn công Đại đồn Chí Hịa – thành trì cố thủ của hơn 12.000 quân nhà
Nguyễn tại Gia Định. Sau 2 ngày giao tranh ác liệt, qn Pháp chiếm được Đại
đồn Chí Hịa, sau đó nhanh chóng tiến qn chiếm các tỉnh miền Đơng Nam kỳ.
Năm 1862, sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đơng, thực dân Pháp thiết lập
Sối phủ Nam kỳ (Gouvernement des Amiraux từ năm 1861-1879) do các đô
đốc Hải quân Pháp đứng đầu, có tồn quyền về hành chánh và quân sự để cai trị
Nam kỳ. Trong năm đầu, Bộ trưởng Bộ Hải quân Pháp chủ trương sử dụng
người bản xứ cai trị người bản xứ dưới sự kiểm soát của các biện lý người Pháp.
Vì vậy, đầu năm 1862, thực dân Pháp giao việc cai quản các huyện cho đội ngũ
quan huyện người Việt và chịu sự sát của thanh tra người Pháp. Song đến tháng
8/1862, trước phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân miền Nam và thái độ
bất hợp tác của tầng lớp trí thức người Việt, chủ trương cai trị gián tiếp không
đạt được hiệu quả. Chuẩn đơ đốc Louis Adolphe Bonard phải giao phó tất cả mọi
quyền hành cho các vị thanh tra người Pháp (hình thức cai trị trực tiếp), để tập
trung đẩy mạnh bình định miền Nam Việt Nam. Năm 1863, Đơ đốc Lagrandière

hệ thống hóa hình thức cai trị trực tiếp bằng việc thiết lập chế độ thanh tra bản
xứ vụ. Các thanh tra là những sĩ quan hải quân Pháp được giao đảm trách quyền
hạn về hành chánh, tư pháp và tài chánh trong địa hạt quản lý.


10

Đầu thập niên 70 của thế kỷ XIX, thực dân Pháp cơ bản hồn thành bình
định miền Nam, lấy đó làm bàn đạp tiến quân đánh chiếm Bắc kỳ. Ngày
20/11/1873, quân Pháp do đại úy Francis Garnier chỉ huy, bất ngờ tấn cơng,
chiếm thành Hà Nội và nhanh chóng chiếm được các tỉnh vùng châu thổ sông
Hồng. Song cũng như ở Nam kỳ, quân Pháp bị sa lầy bởi cuộc kháng chiến quyết
liệt của nhân dân Bắc kỳ. Quân Pháp buộc phải tuyên bố trả lại Bắc kỳ và yêu
cầu nhà Nguyễn đàm phán. Nhưng đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, ngày
15/3/1874, triều đình nhà Nguyễn cùng Pháp ký “Hiệp ước hịa bình và liên
minh” gồm 22 điều khoản, chính thức đặt Việt Nam dưới quyền bảo hộ của Pháp
và biến Nam kỳ thành đất thuộc địa.
Ngày 14/5/1879, chính quyền Pháp chuyển chế độ cai trị tại thuộc địa
Nam kỳ từ quân sự sang dân sự với việc bổ nhiệm chức vụ Thống đốc Nam kỳ
(Gouverneur de la Cochinchine). Được bổ nhiệm làm Thống đốc dân sự đầu tiên,
Le Myre de Vilers tách quyền hành chánh và quyền tư pháp, thay các thanh tra
bản xứ vụ bằng các tham biện, với trách nhiệm kiểm soát hành chánh, quyền tư
pháp được giao cho tịa án.
Năm 1882, hồn thành việc thiết lập chế độ cai trị ở thuộc địa Nam kỳ,
quân Pháp do Trung tá hải quân Henry Rivière chỉ huy từ Nam kỳ tiến đánh Bắc
kỳ lần thứ 2. Cũng như lần trước, quân Pháp gặp phải sự kháng cự quyết liệt của
nhân dân Bắc kỳ, Henry Rivière bị hạ sát. Tháng 5/1883, quân Pháp cử Bouét
thay Henry Rivière và tăng cường viện binh đánh chiếm Bắc kỳ. Tháng 7/1883,
vua Tự Đức bằng hà, triều đình Huế khủng hoảng. Nhân cơ hội, quân Pháp đánh
chiếm kinh thành Huế. Sợ mất ngai vàng, ngày 25/8/1883, vua Hiệp Hịa cử Trần

Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp thương thuyết và ký với Cao ủy Pháp Harmand
“Hiệp ước Quý Mùi” (Hiệp ước Harmand) với 23 điều khoản. Theo hiệp ước
Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau: Nam kỳ


11

(Cochinchine) là xứ thuộc địa, Trung kỳ (Annam) là xứ trực trị và Bắc kỳ
(Tonkin) là xứ bảo hộ. Ngày 6/6/1884, khi đã hoàn thành đánh chiếm Việt Nam,
Pháp buộc triều đình nhà Nguyễn ký “Hiệp ước Patenotre” gồm 19 điều khoản
nhằm hoàn chỉnh thêm những nội dung đã ký trong “Hiệp ước Quý Mùi”.
Ngày 17/10/1887, Tổng thống Pháp ban hành sắc lệnh thành lập Phủ Tồn
quyền Đơng Dương do một Toàn quyền Pháp đứng đầu, cai trị Việt Nam và Cao
Miên (Campuchia), mở đầu cho thời kỳ củng cố bộ máy cai trị và thời kỳ khai
thác thực dân ở Việt Nam.
Thực hiện chính sách cai trị căn bản là kìm hãm sự phát triển của dân tộc
Việt Nam, chính quyền thực dân sử dụng đội ngũ quan lại phong kiến để cai trị
dân chúng ở cấp cơ sở dưới sự giám sát của viên chức Pháp. Về văn hóa, bên
cạnh việc duy trì lề thói cổ hủ của xã hội phong kiến, thực dân Pháp tiêm nhiễm
văn hóa “Âu học”, dùng rượu cồn và thuốc phiện đầu độc dân tộc Việt Nam.
Cùng với chính sách “ngu dân”, chính quyền thực dân đẩy mạnh khai thác thuộc
địa, làm biến đổi xã hội Việt Nam về căn bản.
Từ năm 1897, Paul Doumer được bổ nhiệm làm Tồn quyền Đơng Dương.
Bằng chính sách tồn diện, Paul Doumer làm thay đổi căn bản chính sách và hệ
thống cai trị thuộc địa của Pháp ở Việt Nam. Paul Doumer thay thế chế độ bảo
hộ bằng một chế độ trực trị và xóa bỏ sự thống nhất lãnh thổ của Việt Nam.
Đồng thời đưa việc khai thác thuộc địa lên tầm “kỹ nghệ”, Paul Doumer tăng sưu
thuế và phu dịch để xây dựng cơ sở hạ tầng; tổ chức khai thác cùng kiệt tài
nguyên của thuộc địa; biến Đông Dương thành thị trường độc quyền và là tiền
đồn kinh tế, quân sự của tư bản Pháp.

Chính sách cai trị của Paul Doumer về cơ bản được giữ nguyên cho đến
năm 1945. Ngoại trừ năm 1925, sau cái chết của vua Khải Định, các quyền hạn


12

về chính trị và tư pháp cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn được chuyển giao
cho Khâm sứ Pháp.
Nhìn chung, chính sách cai trị thực dân của Pháp ở Việt Nam tùy vào từng
giai đoạn cụ thể có những sự thay đổi cho phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của
công cuộc cai trị và khai thác thuộc địa. Song về cơ bản, chính sách cai trị của
Pháp gồm các điểm: thực hiện chính sách chia để trị; duy trì trật tự kỷ cương xã
hội theo lối phong kiến, thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích văn hóa hủ
bại; tăng cường sưu thuế, phu dịch thuế và thống nhất tài chính, độc quyền
thương mại, khai thác cùng kiệt tài nguyên và hạn chế tối đa sự phát triển công –
kỹ nghệ thuộc địa. Chính sách này đã tác động mạnh mẽ đến sự biến đổi mọi mặt
của xã hội Việt Nam. Trong đó, nền giáo dục Việt Nam cũng bị tác động mạnh,
có sự thay đổi về căn bản.

1.2.

Vài nét về chính sách giáo dục của Pháp và ảnh hưởng của nó đối
với nền giáo dục Việt Nam

Chính sách giáo dục của Pháp ở Việt Nam nhằm phục vụ yêu cầu hoạt động
của guồng máy và chính sách cai trị thực dân. Do đó, tùy vào từng thời điểm cụ
thể, chính sách giáo dục của Pháp có những thay đổi phù hợp.
Trong 10 năm đầu xâm lược Việt Nam, do chưa chiếm được Bắc và Trung kỳ
nên chính sách giáo dục của Pháp được thực thi tập trung ở Nam kỳ và nhằm giải
quyết các yêu cầu trước mắt của cuộc xâm lược. Với mục tiêu giải quyết nhu cầu

thông ngôn và “dạy chữ Pháp để người ta hiểu mình và đào tạo những người
cơng chức bản xứ phục vụ cho người Pháp”[2]), ngày 21/9/1861, sau khi chiếm
được Gia Định, Pháp ban hành nghị định thành lập Trường Thông ngôn lấy tên


13

là trường d’Adran hay còn gọi là Bá Đa Lộc [45] (theo báo cáo ngày 20/11/1886
của Giám đốc Nha Giáo dục Nam kỳ, thì trường d’Adran đã được các nhà truyền
giáo nước ngoài thành lập trước khi Pháp đến Việt Nam [41]. Để thu hút học
sinh, ngày 01/12/1961[41], Đô đốc Bonard ký quyết định tăng mức học bổng cho
trường d’Adran. Nhưng cùng với cuộc kháng chiến quyết liệt, tư tưởng bài Pháp
trong dân chúng Nam kỳ khiến chủ trương của Bonard bất thành. Trường
d’Adran không đủ học sinh tham dự. Vì vậy, ngày 8/5/1862, Đơ đốc Bonnard
ban hành quyết định ngày thành lập Trường Thông ngôn Bản địa [41], với mục
đích cung cấp những viên thơng ngơn cho qn đội và hải quân.
Đến năm 1863, chính sách giáo dục của Pháp có sự thay đổi, mục tiêu dưa
vào sử dụng chữ Pháp và chữ La-tinh nhằm xóa bỏ chữ Nho cùng ảnh hướng của
tầng lớp sĩ phu yêu nước trong dân chúng miền Nam, Đô đốc Bernard quyết định
(quyết định ngày 31/3/1863) tái lập lại một số trường đào tạo đốc học, giáo thụ,
huấn đạo [41]. Đồng thời, xây dựng chương trình đào tạo một số học vị mới như
tú tài, cử nhân…. Trong đó, học sinh sẽ được học chữ la tinh và chữ quốc ngữ
trong trường. Trong thời điểm phong trào kháng Pháp nổ ra mạnh mẽ, chính
quyền thực dân chưa dùng chữ Pháp thay thế chữ quốc ngữ trong chương trình
đào tạo. Nhưng quy định bắt buộc các thi sinh phải thi bằng tiếng Pháp trong các
kỳ thi.
Năm 1864, tăng cường việc dạy tiếng Pháp trong trường học, ngày
16/7/1864, chính quyền Pháp ban hành nghị định thành lập một số trường tiểu
học ở các tỉnh để dạy chữ quốc ngữ, dạy toán [41] và bắt buộc học sinh học tiếng
Pháp 2h/ngày. Đồng thời, để khuyến khích học sinh theo học, chính quyền thực

dân áp dụng “trợ cấp tiền 1 quan/ngày” và “sẽ thưởng 1 quan cho học sinh nào
biết đọc, biết viết; 0,5 quan cho học sinh mới biết đọc. Cho đến năm 1866, người
Pháp mở được 47 trường với tổng số học sinh là 1.238 người” [41].


14

Năm 1868, các gia đình người Pháp và người Âu sinh sống và làm việc ở
Nam kỳ, nhu cầu giáo dục cho con em số gia đình trên trở nên cấp thiết. Vì vậy,
ngày 10/2/1868, Đơ đốc Lagrandière quyết định thành lập Trường Ngoại trú
dành cho người Âu đặt dưới sự quản lý của Giám đốc Nha Nội chính [41].
Năm 1871, chính sách giáo dục của Pháp ở Việt Nam có sự thay đổi căn
bản. Ngày 10/7/1871, Đơ đốc Dupré ban hành ba văn bản quan trọng về cải tổ
giáo dục Nam kỳ [41]. Đầu tiên, Dupré quyết định thành lập Trường Sư phạm
thuộc địa dành cho người bản xứ ở Sài Gịn do kinh phí của nhà nước thuộc địa
chi trả. Trường do một hiệu trưởng và ba giáo viên có bằng cấp đảm nhận việc
dạy học. Học sinh được nhận vào học có số tuổi tối thiểu là 16 và tối đa là 25
tuổi và học nội trú . Nghị định thứ 2 quy định việc thành lập một Hội đồng có
nhiệm vụ đưa ra kế hoạch giảng dạy và soạn giáo trình cho giáo viên. Nghị định
thứ ba quy định cụ thể về đội ngũ giáo viên. Theo đó, giáo viên được tuyển sau
khi đã trải qua một kỳ thi rất nghiêm ngặt. Mỗi giáo viên được chia ra phụ trách
3 lớp và được nhận trợ cấp ngồi lương 1quan/ngày/lớp. Giáo viên có bằng sơ
học sẽ phụ trách 2 lớp thấp, có bằng cao đẳng tiểu học sẽ phụ trách lớp nhất.
Nhằm thống nhất quản lý giáo dục, ngày 13/1/1873, Đô đố Dupré ban
hành quyết định bổ nhiệm Hội đồng đặc biệt có nhiệm vụ nghiên cứu và trình
cho Đơ đốc dự thảo tổ chức Nha giáo dục Nam kỳ, tổ chức các trường, chương
trình học, sách giáo khoa và cách thức triển khai chương trình giáo dục trong tất
cả các trường [41]. Trên cơ sở đó, năm 1874, Dupré thực hiện cải tổ lại hoàn
toàn hệ thống giáo dục Việt Nam. Ngày 17/11/1874, Dupré ra quyết định ban
hành bản quy chế đầu tiên cải tổ hệ thống giáo dục [41]. Trong quy chế, các

trường làng dạy chữ Hán bị hủy bỏ và thay vào đó là 1 trường duy nhất nằm ở
tỉnh lỵ của mỗi tỉnh và dạy toàn bằng chữ la tinh. Giáo dục Nam kỳ được chia
làm hai bậc: tiểu học và trung học. Bậc tiểu học bãi bỏ các trường dạy quốc ngữ


15

tại các làng để tập trung về 6 tỉnh (mỗi tỉnh có một trường): Sài Gịn, Chợ Lớn,
Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng. Nhân sự của các trường này gồm một
hiệu trưởng người Pháp, biết tiếng Việt và giáo viên thành thạo tiếng Pháp. Sau 3
năm học, học sinh sẽ trải qua kỳ thi cuối cấp. Những học sinh có học lực tốt có
thể tiếp tục học tại trường Trung học bản xứ (Collège indigène) (thay cho
Trường Sư phạm bản xứ). Trường Trung học bản xứ (sau một năm thành lập,
được đổi tên thành trường Chasseloup – Laubat theo Nghị định ngày 6/1/1876
[41]) sẽ do một hiệu trường và các giáo viên người Âu phụ trách. Trường tiếp
nhận 120 học sinh nội trú và có học bổng. Chương trình học ở trường kéo dài 3
năm, sau mỗi năm sẽ tổ chức 1 kỳ thi, học sinh nào không đạt sẽ phải nghỉ học.
Sau 3 năm học, học sinh sẽ trải qua kỳ thi lấy bằng cao đẳng. Tốt nghiệp bằng
cao đẳng, học sinh có thể làm việc trong các cơ quan hành chánh hoặc các
trường học. Bản quy chế cũng quy định chế độ giáo dục hoàn toàn miễn phí và
tự do ở Nam kỳ. Đồng thời với việc quy định hệ thống các trường, bậc học ở
Nam kỳ, quy chế của Dupré năm 1874 cấm việc mở các trường tư khi chưa được
phép của chính quyền.
Ngày 17/3/1879, Đô đốc Thống đốc Laffon đã ra quyết định về việc tổ
chức lại hệ thống trường lớp và Nha giáo dục [41]. Với quyết định này giáo dục
ở Nam kỳ được chia thành 3 cấp: bậc sơ cấp tiểu học (cấp I), bậc tiểu học (cấp
II) và cao đẳng tiểu học (cấp III). Các trường cấp I còn được gọi là trường hàng
tổng, trường cấp II còn gọi là trường hàng quận, trường cấp III còn gọi là trường
trung học. Mới đầu có hai trường là Chasseloup Laubat và Adran (Bá Đa Lộc).
Đến năm 1880, trường trung học Mỹ Tho được thành lập theo Nghị định của Le

Myre de Vilers [41]. Về mặt tổ chức, các trường đặt dưới quyền quản lý của
Giám đốc Nha Nội chính và Chủ tỉnh theo như bản quy chế giáo dục năm 1874.


16

Sau Hiệp ước Patenotre (1884), sau khi chính thức đặt được ách thống trên
trên tồn Việt Nam, chính quyền thực dân tiến hành cải tổ hệ thống giáo dục ở
Bắc và Trung kỳ.
Người mở đầu cho đường lối giáo dục của thực dân Pháp trong thời kỳ
này là Paul Bert - một nhà giáo dục nổi tiếng của Pháp. Tháng 6/1886, Paul Bert
được cử giữ chức Tổng Trú sứ Trung – Bắc kỳ [2]. Đến Hà Nội, không những ra
những chỉ thị cụ thể để chỉ đạo công tác giáo dục, Paul Bert cịn tự tay đơn đốc
việc xây dựng trường sở. Tháng 7/1886, với mục đích lơi kéo các sĩ phu nhằm
truyền bá tư tưởng và ảnh hưởng của Pháp, Paul Bert ban hành nghị định thành
lập Bắc kỳ Hàn lâm Viện. Tháng 11/1886, Paul Bert vào Huế thành lập Trường
Hoàng gia để dạy cho các vua quan triều Nguyễn học chữ Pháp. Trong thời gian
ngắn, Paul Bert đã tổ chức được một số trường Pháp – Việt ở Bắc và Trung kỳ.
Song khác với các đô đốc trước đây chủ trương xóa bỏ chữ Hán và chữ Quốc
ngữ, Paul Bert tiếp tục duy trì dạy chữ Hán trong các trường ở Bắc và Trung kỳ.
Ngoài ra, trên địa bàn Bắc kỳ, Paul Bert còn tổ chức được một số trường tiểu học
riêng cho nam sinh hoặc nữ sinh với chương trình học giống như các trường tiểu
học ở Nam kỳ.
Sau khi Paul Bert chết, chủ trương phổ biến chứ Pháp của các quan cai trị
Pháp tiếp tục trở thành vấn đề trọng yếu trong phát triển giáo dục Việt Nam.
Năm 1896, chính quyền thực dân cho mở trường Quốc tử giám. Năm 1897 mở
trường Hậu bổ (1897). Năm 1898, Paul Doumer (tồn quyền năm 1897-1902)
mở trường Viễn Đơng.
Bước vào thế kỷ XX, chính quyền thực dân nâng cao hơn vấn đề quản lý
và chương trình giáo dục, theo hướng tập trung thống nhất về quản lý, tập trung

đào tạo tiếng Pháp ở phổ thông và đào tạo đội ngũ nhân công cho công cuộc khai
thác thuộc địa ở bậc cao đẳng chuyên nghiệp - đại học.


17

Năm 1905, Tồn quyền Đơng Dương Beau ký quyết định thành lập Nha
học chính Đơng Dương. Ngày 8-3-1906, Tồn quyền Beau ban hành nghị định
thành lập một Hội đồng hoàn thiện giáo dục [26;1110] nhằm nghiên cứu những
vấn đề cải tổ giáo dục cũ, cải cách các kỳ thi hương ở Bắc và Trung kỳ. Ngày
16/5/1906 [276;807], Toàn quyền Beau tiếp tục ban hành nghị định hoàn chỉnh
nghị định ngày 8-3, thành lập ở mỗi xứ của Đông Dương một Uỷ ban Hoàn thiện
Giáo dục. Cuối năm 1907, Toàn quyền Beau cho thành lập trường đại học đầu
tiên ở Đông Dương với tên gọi Đại học Đông Dương. Sự ra đời của trường này
đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động giáo dục ở Việt Nam.
Về giáo dục chuyên nghiệp, để phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất, chính quyền thực dân mở hàng loạt trường dạy nghề nhằm đào tạo thợ
chuyên môn, đốc công. Những năm cuối thế kỷ XIX, có các trường kỹ nghệ Sài
Gịn (1898), trường Hà Nội (1898), trường Bách cơng ở Huế (1899). Qua đầu thế
kỷ XX có thêm các trường Thủ Dầu Một (1901), trường Biên Hòa (1903), … và
đặc biệt là trường Y (1902).
Mặc dù chính quyền thực dân dùng nhiều biện pháp nhằm phát triển giáo
dục tân học và xóa bỏ nền giáo dục truyền thống ở Việt Nam. Song đến đầu thế
kỷ XX, ở Việt Nam cùng song song tồn tại hai hệ thống giáo dục khác biệt nhau.
Một bên là giáo dục phong kiến với hệ thống khoa cử lạc hậu. Và cùng tồn tại
với nó là hệ thống các trường làng – nơi tơi luyện truyền thống dân tộc, lòng yêu
nước cho thế hệ trẻ của các sĩ phu, thầy đồ người Việt, tạo nguy cơ xấu đối với
chính sách “khai sáng” thuộc địa của chính quyền thực dân Pháp. Bên kia là hệ
thống giáo dục “tân học” do chính quyền thực dân thiết lập gọi là giáo dục Pháp
– Việt, đang vấp phải sự phản kháng của nhân dân Việt. Số lượng hạn chế trường

học và học sinh các trường Pháp – Việt những năm cuối thế kỷ XIX cho thấy rõ
hiện tượng này.


18

Số trường và học sinh trường Pháp – Việt tại Việt Nam năm 1916
[2;48]

Tiểu học

Trung học

Trường lớp

Học sinh

Nam kỳ

798

51.137

3 (*)

353

Bắc kỳ

36


4.620

1 (trường Bảo hộ)

600

1 (trường Quốc học)

67

Trung kỳ

Trường lớp

Học sinh

(*) 3 trường: Mỹ Tho, Gia Định và Chasseloup Laubat

Chính vì vậy, để đến việc thống nhất giáo dục bản xứ, năm 1917, Toàn
quyền Albert Sarraut tiến hành cải cách giáo dục lần 2. Ngày 21-12-1917, Albert
Sarraut ban hành nghị định quy định quy chế giáo dục ở Đông Dương bao gồm
giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp[3]. Về giáo dục phổ thông, mô
phỏng nền giáo dục của Pháp ở Việt Nam, Albert Sarraut thiết lập hai hệ thống
trường đào tạo trường Pháp và trường bản xứ. Chương trình đạo tạo được chia
làm 3 cấp: cấp I tức tiểu học, cấp II trung học và cấp III là Cao đẳng.
Nhằm xóa bỏ hồn tồn hệ thống giáo dục truyền thống ở Việt Nam,
Albert Sarraut quy định triệt để sử dụng tiếng Pháp ngay từ bậc tiểu học. Đồng
thời tiến hành bãi bỏ hoàn toàn nền giáo dục phong kiến. Khóa thi năm 1915 ở
Nam kỳ và năm 1918 ở Trung kỳ là khóa thi cuối cùng của hệ thống giáo dục

phong kiến ở Việt Nam. Ngày 14-6-1919, chỉ dụ tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn các
trường học chữ Nho và thay vào đó bằng hệ thống trường Pháp – Việt [3] của
triều Nguyễn chính thức đặt dấu chấm hết cho nền giáo dục phong kiến ở Việt
Nam.


19

Như vậy, với cải cách giáo dục của Albert Sarraut, nền giáo dục Việt Nam
có sự thay đổi tồn diện, theo hướng một nền giáo dục “tân học”. Tuy nhiên, cải
cách của Albert Sarraut gặp phải chướng ngại lớn. Chương trình đào tạo của hệ
thống giáo dục mới đã khơng đồng nhất với sự phát triển của đội ngũ giáo viên,
dẫn đến chất lượng đào tạo rất thấp. Dù số trường học được mở và số lượng học
sinh tăng khoảng 3 lần so với thời điểm những năm cuối thế kỷ XIX. Nhưng sau
6 năm tiến hành cải cách (năm học 1922-1923), số học sinh vượt qua các kỳ thi
chỉ bằng 4,8% tổng số học sinh của những năm cuối thế kỷ XIX và chiếm
khoảng 2% tổng số học sinh đang theo học. Nhìn chung, chương trình cải cách
của Albert Sarraut đã không đạt được kết quả như mục tiêu đề ra.


BẢNG THỐNG KÊ SỐ TRƯỜNG, HỌC SINH NĂM HỌC 1922-1923 [39; 92,93,96]
Bậc học

Bắc kỳ

Năm

Nam kỳ

Trung kỳ


Tổng cộng

Trường Pháp

Trung học

Cao đẳng tiểu học

Tiểu học

Học sinh

Số

Học

Số

Học

Số

Học

Số

trường

sinh


trường

sinh

trường

sinh

trường

1922

1

631

1

509

2

1.140

1923

1

653


1

571

2

1.224

1922

1

396

1

242

2

638

1923

1

404

1


252

2

656

1922

10

298

2

152

9

113

21

563

1923

12

299


2

268

9

130

23

697

Trường Pháp Việt
Trung học (cấp III)

Cấp II

Tiểu học
-

Trường toàn cấp

-

Trường sơ cấp

-

Trường toàn cấp


-

Trường sơ cấp

1922

1

26

1

33

2

59

1923

1

45

1

38

2


83

1922

5

930

5

959

4

983

14

2.872

1923

5

1.042

5

1.044


4

1.166

14

3.252

85

14.680

40

12.985

21

6.508

146

34.173

1.018

34.548

987


57.893

757

27.259

2.762

119.700

89

17.661

61

18.429

30

6.500

180

42.590

1.048

41.841


979

54.280

788

27.252

2.815

123.373

1922

1923

22


21

SỐ LIỆU THÍ SINH TRÚNG TUYỂN TRONG CÁC KỲ THI NĂM HỌC 1922-1923

Tú tài Thành

Cao đẳng tiểu

chung học Pháp – Việt
Trường Albert


Tiểu học

Tiểu học



Pháp – Việt

Pháp

cấp

39

Sarraut và
Chasseloup Laubat
Bắc kỳ

69

75

555

97

96

Nam kỳ


106

8

892

68

71

Trung kỳ

39

629

3

2.076

168

Tổng cộng

39

214

83


167


×