Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Khám phá nét độc đáo của văn hóa quạt trung hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.04 MB, 68 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP.HỒ CHÍ MINH
-----------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 8 NĂM 2006

TÊN CƠNG TRÌNH:
KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HÓA QUẠT TRUNG HOA

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

MÃ SỐ CƠNG TRÌNH:………………………………………


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 8 NĂM 2006

TÊN CÔNG TRÌNH:
KHÁM PHÁ NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HĨA QUẠT
TRUNG HOA
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI
Họ tên tác giả: MẠCH UYỂN LÂN
Khoa: Ngữ Văn Trung Quốc
Năm thứ/Số năm đào tạo: 4/4
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thu Hằng



Nữ


MỤC LỤC
PHẦN I...........................................................................................................................1
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................1
PHẦN II .........................................................................................................................4
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .................................................................................................4
Chương I ........................................................................................................................4
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.....................4
CỦA VĂN HĨA QUẠT TRUNG HOA........................................................................4
I. QUẠT VÀ KHỞI NGUYÊN CỦA VĂN HÓA QUẠT TRUNG HOA .................4
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẠT TRUNG HOA ..................................9
Chương II.....................................................................................................................23
NHỮNG NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA VĂN HÓA QUẠT TRUNG HOA ..........................23
I. ĐẶC ĐIỂM CÁC BỘ PHẬN CẤU THÀNH QUẠT...........................................23
II. ĐẶC ĐIỂM HỘI HỌA VÀ THƯ PHÁP TRÊN MẶT QUẠT ..........................39
Chương III ...................................................................................................................51
GIÁM ĐỊNH – PHẨM BÌNH VÀ SƯU TẦM QUẠT ................................................51
I. GIÁM ĐỊNH QUẠT.............................................................................................51
II. SƯU TẦM QUẠT ...............................................................................................57
PHẦN III......................................................................................................................59
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................62
PHỤ LỤC.....................................................................................................................64


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Lí do chọn đề tài
“Cổ vi kim dụng” (古为今用) nghĩa là những thứ ngày xưa nhưng lại trở
thành vật hữu ích cho ngày nay, đó là điều thiết yếu để phát huy văn hóa truyền
thống dân tộc. Trung Quốc có lịch sử lâu đời, có nghìn năm văn hiến, có di sản
văn hóa dân tộc phong phú. Chỉ với những điều này, Trung Quốc đã có thể đứng
vững trước biết bao dân tộc trên thế giới. Với nghìn năm văn hiến nên Trung Quốc
có rất nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc như : Hội họa, thư pháp, gốm sứ, đồ
cổ, hôn lễ, tang lễ, trà, rượu, phục sức,…và chắc chắn không thể thiếu văn hóa
quạt. Dịng văn hóa này đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách đời sống nhân dân,
cũng như văn hóa của người dân Trung Quốc, nó gần gũi đến mức dường như
người ta khơng cịn nhớ hay quan tâm chiếc quạt có tự bao giờ? Dù như thế nhưng
khơng ai có thể phủ nhận rằng văn hóa quạt đã làm cho nền văn hóa Trung Quốc
vốn dĩ đã phong phú lại càng thêm đa dạng. Có thể nói Văn Hóa Quạt là một bộ
phận khắng khít khơng thể tách rời nền văn hóa Trung Quốc, hay nói cách khác,
hai nền văn hóa này nương tựa vào nhau, bổ sung cho nhau, hịa quyện vào nhau
làm cho văn hóa Trung Quốc càng trở nên độc đáo. Thông qua việc giới thiệu về
Văn Hóa Quạt sẽ giúp người đọc phần nào hiểu thêm về văn hóa lịch sử Trung
Quốc. Bởi vì, mỗi một chiếc quạt truyền thống đều chứa đựng các thông tin về
niên đại lịch sử, dù là trực tiếp hay gián tiếp vẫn có thể giúp ta đi ngược dịng lịch
sử để hiểu thêm văn hóa Trung Quốc và sinh hoạt của dân chúng thời bấy giờ. Có
thể nói Văn Hóa Quạt Trung Hoa là một cây đại thụ, bóng mát của nó khơng chỉ
bao trùm ở thời cổ đại mà còn lan tỏa cho đến ngày nay. Do vậy, nếu tìm hiểu
nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc mà bỏ qua dịng Văn Hóa Quạt thì sẽ là một
thiếu sót lớn.
Từ nguồn gốc xa xưa, chiếc quạt khơng chỉ đơn thuần là vật dụng tạo gió
làm mát thường nhật, mà nó cịn “hồi thai” về một trí tuệ của nghệ thuật văn hóa

1



Trung Hoa. Chiếc quạt không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật, mà nó đã phát triển
thành một loại hình văn hóa quạt và trở thành nét tượng trưng thú vị về thân thế,
địa vị xã hội của người cầm quạt. Những tinh hoa về mỹ thuật công nghệ từ xưa
đến nay về văn hóa quạt đã ngưng tụ lại và phát triển thành một nghệ thuật quý
báu trong văn vật truyền thống của dân tộc Trung Hoa.
Nội dung trên quạt với những đề tài phong phú khác nhau như truyện thần
thoại, lầu các thôn quê, trùng điệp đá núi, khe suối dịng sơng, hoa thơm cỏ lạ đều
mang một tính nghệ thuật cao và một phong cách rất “Trung Hoa”. Chính vì tâm
đắc với những điều trên, người viết đã quyết định chọn đề tài “Khám phá nét độc
đáo của văn hóa quạt TrungHoa” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình. Mặt
khác, người viết cũng mong muốn được đóng góp một phần nhỏ làm phong phú
thêm nguồn tài liệu tham khảo về văn hóa Trung Quốc.
II. Mục đích nghiên cứu
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của nền văn minh nhân loại,
con người luôn không ngừng theo đuổi, nâng cao đời sống nghệ thuật. Đó cũng
chính là lí do mà nghệ thuật chơi quạt và sưu tầm quạt của người Trung Quốc
được hình thành, ngày một hoàn thiện và phát triển nên một nền văn hóa quạt
vươn đến đỉnh cao. Đấy cũng là cả một quá trình phát triển lâu dài của văn hóa
quạt vốn khai sinh từ thời cổ đại của dân tộc Trung Hoa.
Thơng qua việc tìm hiểu khám phá nét độc đáo của văn hóa quạt Trung
Hoa giúp chúng ta nhận thấy rằng: Hình ảnh của chiếc quạt đã trở thành nét tượng
trưng của văn hóa Trung Quốc và là sứ giả giao lưu văn hóa Thế giới. Mặt khác,
đây cũng là một bước đi cần thiết và hữu ích cho việc thúc đẩy sự hợp tác và giao
lưu giữa hai nền văn hóa Việt-Trung.
III.Phương pháp nghiên cứu
Người viết đã thu thập các nguồn tư liệu có liên quan về văn hóa quạt của
người Trung Quốc, sau đó kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu phân tích,
phương pháp hệ thống và phương pháp cấu trúc để hoàn chỉnh bài nghiên cứu này.

2



Đó là những phương pháp được vận dụng để nghiên cứu, phân tích hệ thống đề tài
nhằm mục đích phát hiện ra những nét độc đáo của Văn Hóa Quạt Trung Hoa.
IV. Đóng góp và hạn chế của bài nghiên cứu
Thông qua bài nghiên cứu này, người viết mong muốn có thể đóng góp một
phần nhỏ làm phong phú thêm nguồn tư liệu tham khảo cho những độc giả quan
tâm đến loại hình văn Văn Hóa Quạt. Tuy nhiên, các tài liệu liên quan đến quạt
trong và ngồi nước cịn q ít, tài liệu tham khảo khơng nhiều. Với trình độ hiểu
biết hạn hẹp, trong phạm vi bài nghiên cứu, người viết chỉ đề cập đến những chiếc
quạt cổ đại truyền thống Trung Hoa và quan tâm đến “nhịp thở” giàu tính nghệ
thuật của quạt trịn và quạt xếp chứ khơng nói nhiều về xu hướng những chiếc quạt
mỹ nghệ phổ biến hiện nay. Đề tài nghiên cứu khoa học này xuất phát từ góc độ
của nhà sưu tầm quạt, xoay quanh trình độ thẩm định quạt và giá trị thưởng ngoạn
quạt. Hầu như chưa có quyển sách nào viết về chất liệu nan quạt, mặt quạt và cách
giám định một cách hoàn chỉnh, toàn diện, mà chỉ nhắc đến “khởi ngun của văn
hóa quạt” một cách chung chung. Vì thế, người viết đã tập hợp, chỉnh lý và tổng
kết lại trong tập nghiên cứu này. Song, để tìm hiểu cho tận tường dịng văn hóa ấy
quả khơng phải là việc của ngày một ngày hai. Do giới hạn của bài nghiên cứu,
thêm vào đó với vốn kiến thức ít ỏi của mình nên cịn nhiều vấn đề chưa phân tích
và chưa nghiên cứu sâu.
Dù rằng đã rất cố gắng nhưng chắc hẳn bài nghiên cứu này không tránh
khỏi những thiếu sót và cịn nhiều chỗ chưa sâu chưa sát, rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp.

3


PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


Chương I
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA VĂN HĨA QUẠT TRUNG HOA

I. QUẠT VÀ KHỞI NGUYÊN CỦA VĂN HÓA QUẠT TRUNG HOA
Từ lâu, chiếc quạt không những chỉ được sử dụng như một vật dụng bình
thường trong sinh hoạt hằng ngày, mà cịn chất chứa bên trong nó cả một trí tuệ
văn hóa nghệ thuật của đất nước Trung Hoa, cô kết cả một tinh hoa thủ công mỹ
nghệ từ xưa đến nay, và phát triển rực rỡ thành một nét văn hóa độc đáo mang
phong cách rất riêng của quạt Trung Quốc, một kho tàng nghệ thuật quý giá trong
số những văn vật cổ truyền của dân tộc Trung Hoa.
Quạt có khởi nguyên từ thời cổ đại xa xưa. Song, có một điều mà đại đa số
các học giả nói chung, cũng như các nhà sưu tầm về quạt nói riêng thường khơng
nhắc đến, đó là: Chiếc quạt lại khởi ngun từ hình dáng của một loại “ơ” lớn của
Trung Quốc mà người Việt ta gọi là lọng hay tàn lọng.
Xuất hiện từ rất sớm, quạt lúc bấy giờ với hình dáng là cái lọng lớn được
gắn vào kiệu, xe của những bậc vua quan. Khi kiệu xe di chuyển thì tàn lọng này
sẽ tạo ra một dịng khí lưu, thành gió quạt mát cho người ngồi trên kiệu, xe. Quạt
trong thời kỳ này chủ yếu được những bậc đế vương dùng để che nắng mưa, ngăn
cát bụi khi vi hành, nên dần dần nó trở thành một phần của nghi thức nghi trượng,
thể hiện sự oai phong, uy nghiêm. Chính vì chỉ dùng để che nắng mưa, ngăn cát
bụi nên quạt lúc bấy giờ còn được gọi là “Chướng phiến” ( 障扇 ) (Chướng “障”
trong Chướng phiến tức nghĩa là ngăn lại, che chắn).
Dần dần, loại quạt hình lọng này được cải tiến thành chiếc quạt có cán dài
và có tên gọi là quạt Ngũ Minh (五明扇). Vì vậy, có rất nhiều học giả cho rằng

4



chiếc quạt bắt nguồn từ đời vua Nghiêu, Thuấn. Trong “Cổ kim chú” <古今注>
của Tấn Thơi Báo có viết vua Thuấn đã:
“广开视听,求贤人以自辅,故作五明扇” (1)
(晋催豹)
Tạm dịch: “Để mở rộng tầm nghe nhìn, tiện việc tuyển chọn hiền tài để phị
trợ cho mình, vua Thuấn đã làm quạt Ngũ Minh”.
Hình vẽ chiếc quạt đầu tiên là hình quạt cán dài cầm trên tay người nơ lệ
khắc trên bình đồng dát vàng bạc thời Chiến Quốc, được khai quật tại đầm Bách
Hoa thành đô Tứ Xuyên.

Hình quạt cán dài đầu tiên trên bình đồng dát vàng

____________________
(1)

Tấn Thơi Báo (晋催•), “Cổ Kim Chú” (古?¡注), NXB Giáo dục Liêu Ninh, 1998,

trang

145

5


Người ta cịn tìm thấy mẫu vật quạt cán gỗ cịn sót lại, được khai quật ở mộ
Thiên Tinh Quan Sở, huyện Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc và quạt cán dài đời Tây Hán
được khai quật tại gò Mã Vương ở Trường Sa, Hồ Nam. Đặc biệt chiếc quạt cán
dài này dài 1.76 m, cán quạt được làm bằng gỗ, mặt quạt được đan bằng nan cói và
viền xung quanh được bọc bằng vải, thường là do nô lệ hoặc người hầu cất giữ để
che bụi tránh nắng, và cũng để tượng trưng cho uy quyền của người chủ.


Quạt đời Tây Hán có cán dài 1.76 m
Loại quạt này xưa gọi là “sáp” ( 翣 ), hay còn gọi là “Chưởng phiến” ( 掌扇
? ) vì quạt được nơ lệ, người hầu cất giữ và cầm trên tay khi hầu quạt. (Chưởng “
掌” trong Chưởng phiến tức nghĩa là cầm, nắm trong tay).
Trong “Phương ngơn, tạp tích” <方言.杂释> có viết:
“扇自关而东谓之翣,自关而西谓之扇,
今江东亦通名扇为翣” (1)
Tạm dịch: “Quạt từ quan ải về phía đơng gọi là sáp, từ quan ải về phía tây
gọi là phiến, nay tỉnh Giang Đông cũng đều gọi đồng nhất quạt là sáp”.
Trong “Thế bản” <世本> còn viết: “Võ vương tác sáp”

(2)

(武王作翣) tức

là Võ vương làm “sáp”. Trong “Tiểu nhĩ nhã, quảng phục” <小尔雅.广服> cũng

6


có chép: “Đại phiến vị chi sáp”

(3)

(大扇为之翣) tức nghĩa là quạt lớn đều gọi là

“sáp”. Ngoài ra, Vương Hú Sơ có nói rõ thêm là:
“天子八,诸侯六,大夫四,士二” (4)
(王煦疏 )

Tạm dịch: “Vua 8 chiếc, chư hầu 6 chiếc, quan chức 4 chiếc, kẻ sĩ 2 chiếc”.
Ghi chép trên cho thấy số lượng “sáp” sử dụng nhiều hay ít là tùy thuộc vào
uy quyền và địa vị của người sở hữu quạt.
Ngoài ra, ta cịn có thể bắt gặp loại quạt cán dài này trong “Bộ liễn đồ” <步
辇图>, bức họa nổi tiếng của Diêm Lập Bản đời Đường cũng như tranh bích họa
đời Tống ở chùa Khai Hóa thuộc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây.

Bức tranh “Bộ Liễn Đồ”đời Đường

Tranh bích họa đời Tống

(1)

Trích dẫn từ />
(2)

Trích dẫn từ />
(3)

Hồng Hồi Tín (黄©怀信), “Tiề nhĩnhã,quảg phụ”(小尔雅.广?服?), NXB

Tam Thái, 2003, trang 98
(4)

Trích dẫn từ />
7


Theo “Thập di ký” <拾遗记> của Vương Gia đời Tấn viết rằng: đời vua
Chu Chiêu Vương, Đồ Tu Quốc (图休国) có dâng vua con chim phượng xanh và

con chim khách đỏ. Hè về chim thường dễ rụng lông cánh nên vua Chiêu Vương
bèn sai người lấy tất cả lông chim kết thành bốn chiếc quạt nổi tiếng “Du Phiêu”
(游飘), “Điều Cáchz” (条翮), “Hề Quang” (兮光), “Trắc Anh” (仄影) và ngâm
rằng:
“轻风四散,冷然自凉” (1)
Tạm dịch: “Gió hây tứ phía, xua nồng ấp lạnh.”
Về sau, những chiếc quạt làm bằng lông chim ngày càng nhiều và phổ biến
trong nhân gian. Chiếc quạt bằng lông chim mềm mại, màu sắc rực rỡ mà không
kém phần mới lạ độc đáo nên rất được mọi người ưa chuộng và gọi chung là quạt
“Lơng Vũ” (羽扇).
Chúng ta có thể thấy được quạt này trong bức chạm khắc đá “Phi thiên” (飞
天) thời Bắc Ngụy, các tiên nữ tay cầm quạt Lông Vũ bằng lông chim trĩ, gà rừng,
tượng trưng cho đơi cánh lúc bay.

Bích họa “Phi thiên”

__________________
(1)

Trích dẫn từ />
8


Với chất liệu chủ yếu được làm từ lông chim, hình dáng quạt được cải tiến,
có thể khép lại và mở ra như cánh cửa để tôn thêm vẻ uy nghiêm cho các bậc vua
quan khi ngồi trên kiệu. Điều này cũng phần nào lý giải được vì sao chữ Quạt
trong tiếng Hán “Phiến” (扇 ) lại được kết hợp từ chữ “ Hộ “ (户 ) tức cánh cửa và
chữ “Vũ” ( 羽 ) tức lông chim.
Đây là thời kỳ ban sơ của chiếc quạt Trung Quốc. Trong thời kì này dù
chiếc quạt có cải tiến đến đâu, thì cũng chỉ là cái “lọng”, tuy được kết bằng lông

chim nhưng cũng chỉ là quạt cán dài và dùng trong nghi thức nghi trượng của các
bậc vua quan để thể hiện sự uy nghiêm, oai vệ. Có thể nói lúc bấy giờ người Trung
Quốc cịn chưa có khái niệm cụ thể gì về “Quạt”. Nhưng theo từng tiến trình của
lịch sử, quạt Trung Hoa khơng chỉ dừng lại ở đó mà phát triển thành một nét văn
hóa rực rỡ và khơng kém phần quan trọng trong nền văn hóa nổi tiếng của đất
nước Trung Hoa.
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẠT TRUNG HOA
Chiếc quạt ở Trung Quốc đã có mấy nghìn năm lịch sử. Những vật liệu
thơng dụng để làm nên chiếc quạt gồm cây cói, lá cây cọ, thân cây lúa mạch, lơng
vũ của các lồi chim, rồi đan thành các loại quạt thủ công đủ mọi kiểu dáng. Về
sau, quạt được làm từ trúc, gỗ, ngà voi, đồi mồi, phỉ thúy, giấy,…… với cấu trúc
tinh xảo. Qua một vài khâu chạm khắc, khoan đục, thêm vào đó sự nhấc bút đề thơ
tác họa của các danh nhân danh họa đã làm cho giá trị của chiếc quạt tăng thêm
lên gấp bội phần.
Qua mấy nghìn năm diễn biến cải tiến và hoàn thiện, chiếc quạt Trung Hoa
đã phát triển thành một “Gia tộc quạt” gồm mấy trăm loại nhưng chỉ quy lại thành
hai loại chính yếu là Quạt trịn ( 团扇 ) và Quạt xếp ( 折扇 ).
1. Quá trình phát triển của Quạt trịn ( 团扇 ):
Quạt trịn xuất hiện sớm hơn, có lịch sử lâu đời nhưng ngắn ngủi, chỉ kéo
dài từ thời Đông Hán Thành đế năm thứ 32 trước công nguyên đến năm thứ 7
trước cơng ngun. Lúc bấy giờ, tuy Quạt trịn mới chỉ là sản phẩm thủ công thô

9


sơ, ít người sử dụng, song khơng thể phủ nhận sự tồn tại của Quạt tròn trong thời
kỳ này.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số lượng khá nhiều hình vẽ, khắc trên
đá trong những ngơi mộ cổ đời Hán có chạm trổ hình quạt, như ngơi mộ đời Hán ở
huyện An Khưu tỉnh Sơn Tây được phát hiện vào đầu những năm 50 thế kỷ XIX.

Trong ngôi mộ có 16 phiến đá khắc hình quạt, và ngay trên những phiến đá ở bờ
tường phía bắc ngơi mộ có khắc hình chiếc quạt như hình con dao. Ngồi ra, các
nhà nghiên cứu cịn phát hiện thêm 3 ngơi mộ cổ có tranh bích họa hình quạt trịn
dài ở Liêu Dương. Đây được xem như là hình dáng của những chiếc quạt trịn đầu
tiên xuất hiện sớm nhất.

Tranh bích họa được khai quật có khắc hình quạt trịn dài

Hay như tranh bích họa khai quật năm 1979 ở thơn Đại Trác Doanh huyện
Từ tỉnh Hà Bắc từ trong một ngôi mộ của Như Như Lân và công chúa đời Đông
Bắc Ngụy vào niên đại năm thứ 8 Võ Đình đời Đơng Ngụy ( năm 550 cơng
ngun). Trên tranh bích họa ở bờ tường phía Bắc có vẽ bảy thiếu nữ, thiếu nữ
đứng giữa trông khá đầy đặn, đầu đội mũ quan, tay phải đưa bàn tay có vẻ như ra
lệnh, sáu thiếu nữ bên cạnh có dáng vẻ khá mảnh mai thanh tú, tóc bới thành hai
búi, tay cầm quạt trịn có hình ovan (hay hình quả trứng vịt) cán dài. Và đây cũng
là hình ảnh của chiếc quạt lúc ban sơ.

10


Ngoài ra, trong bài thơ “Đáp đoàn phiến ca” <答团扇歌> của Đào Diệp đời
Tấn cũng đã nhắc đến Quạt tròn, đủ để chứng minh rằng Quạt trịn bắt đầu “lên
ngơi” và đang trên đà phát triển:
七宝画团扇,灿烂明月光,
与郎却耽暑,相忆莫相望。
(桃叶)
Tạm dịch: “Quạt tròn tranh thất bảo, sáng ngời ánh trăng cao, hơi nồng bay
đâu mất, ai ơi đừng quên nhau!”
Những chiếc quạt tròn ban đầu này được làm bằng trúc như trong bài “Trúc
phiến phú” <竹扇赋> của Ban Cố đời Tấn có viết:

青青之竹形兆直,妙华长竿纷实翼
沓条丛生于水泽,疾风时时纷萧飒;
削为扇翣成器良,托御君王供时有
度量异好有圆方,来风堪避暑静夜。
(班固)
Tạm dịch: “Thân trúc xanh xanh thẳng ngọn sào, lá trúc lao xao trổ anh hào,
yểu điệu chen chúc bên hồ nước, réo rắt dập dìu vui xiết bao. Vót làm phiến sáp
thành vật báu, gửi cho quân vương đặng cống dâng, đủ “độ” tốt tá vng trịn khéo,
hây gió ấp lạnh giấc nồng theo.”
Thông qua cách miêu tả của bài thơ, ta không những biết được sự sinh
trưởng của cây trúc mà cịn biết cả về vật liệu làm quạt, hình dáng và công dụng
của quạt, đồng thời chứng minh rằng, từ lâu, trúc đã là vật liệu làm quạt chủ yếu.
Hứa Tuân đời Tấn cũng có thơ ca ngợi quạt trúc như sau:
良工眇芳林,妙思触物骋,篾疑秋蝉翼,圆取望舒影。(1)
(许询)

11


Tạm dịch: “Thợ giỏi ngắm rừng sâu, ý tưởng bắt vật thâu, nan mảnh cánh
ve sầu, bóng trịn bớt lo âu”.
Bài thơ này lại tả nghề thủ công làm quạt bằng trúc. Trúc, nứa đan trên mặt
quạt mỏng như cánh ve, vô cùng tinh xảo. Nhưng đến đời Nam Bắc Triều, quạt
trịn được cải tiến sắc sảo hơn, diện tích mặt quạt tương đối lớn. Chất liệu trúc
nhiều loại hơn nhưng loại quý hiếm vẫn là bạch trúc.
Trong “Phú đắc Phúc Châu bạch trúc phiến tử” <赋得福州白竹扇子> của
Trương Hộ đời Đường có viết:
“腾缕雪光缠柄滑,篾编银薄露华轻” (2)
(张祜)
Tạm dịch: “Sợi mây màu tuyết luồn cán mượt, mành tre bạc mỏng toát thân

xinh”
Loại quạt bạch trúc này dùng những sợi mây mảnh trắng sáng như tuyết
quấn trên cán quạt, cán quạt nhẵn bóng vơ cùng, mặt quạt được đan bởi các sợi
nan trúc một cách tỉ mỉ, cơng phu, bóng sáng như được trải lên trên đó một lớp
phấn bạc mỏng, trên mặt quạt thấp thống hiện ra hình vẽ những đóa hoa tươi
đang nở rộ. Điều này chứng minh rằng khi đó cách làm quạt trúc đã vô cùng khéo
léo, loại quạt bạch trúc Phúc Châu này đã là một sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo và
khéo léo đến mức tuyệt vời.
Theo sự tiến bộ của kỹ thuật dệt lụa, chất liệu làm quạt tròn dần được thay
thế bằng vải lụa nên còn được gọi là quạt lụa (纨扇 ). Đã có rất nhiều thơ ca nói về
quạt, thế nhưng nếu nói đến bài thơ nổi tiếng có nhắc đến quạt lụa, thì phải kể đến
bài thơ “Oán Ca Hành” <怨歌行>, một bài thơ quạt lụa sủng thiếp vua Hán Thành
của Ban Tiệp đời Hán, trong đó viết :
新制齐纨素,皎洁如霜雪,
裁为合欢扇,团圆似月明,
出入君怀袖,动摇微风发,

12


常恐秋节至,凉风夺火热,
弃捐箧笥中,恩情中道绝。
(班婕)
Tạm dịch: “Chất lụa Tề mới thay! Trắng muốt một màu mây, hợp hoan
nom khéo đấy, trăng tròn đủ cả hai, ra vào lịng áo ai, gió mát thổi hây hây. Mùa
thu! Ơi ai sai, gió lạnh hơi nồng bay, người bỏ trong rương tủ, tình chàng thiếp
đành phai!”
Một chiếc quạt lụa được gửi gấm biết bao sự buồn vui tan hợp của tình u
đơi lứa, ấy là nỗi lịng của những người thương nhau thật thấm thía và cũng thật
sâu sắc. Mà thật vậy, hình ảnh chiếc quạt trịn, quạt lụa đã dần đi vào thơ ca. Đặc

biệt là đời Đường, thời hoàng kim của văn học thi ca Trung Quốc, những bài văn,
bài minh, bài phú, bài từ đã hết lời ca ngợi vẻ đẹp của quạt nhiều khôn tả xiết. Các
nhà thơ như Lương Vũ Đế, Tiên Diễn, Lưu Vũ Tích và Đỗ Mục đời Đường, nhà
thơ Vương An Thạch đời Minh đều có những bài thơ nổi tiếng ca ngợi về quạt
tròn.
Hiện vật quạt đời Đường hiện chỉ cịn phát hiện trong ngơi mộ đời Đường ở
thành phố Astana tỉnh Tân Cương, chẳng hạn như chiếc quạt lụa cán dài bằng gỗ
được khai quật, trên mặt quạt đều có vẽ hình hoa cỏ và chim mng. Hay như bức
“Đảo luyện đồ điệu” <捣练图调> (hiện được cất giữ tại viện mỹ thuật Boston ở
Mỹ) của Trương Huyên (张?), một họa sĩ nổi tiếng đời Đường (nhưng đây chỉ là
bức tranh phóng tác đời Tống). Bức tranh này vẽ hình một cơ gái tay cầm chiếc
quạt trịn cán ngắn.

(1)

Trương Đại Thiên (张大天), “Hội họa truyền thống Trung Quốc” (中国传统绘画),
NXB Thượng Hải, 1997, trang 215.
(2)
Trích dẫn từ />
13


Bức tranh “Đảo luyện đồ điệu” của Trương Huyên đời Đường
Đến với bức tranh “Trâm hoa sĩ nữ đồ” <簪花士女图> của họa sĩ Châu
Phỏng (周昉) đời Đường (hiện được cất giữ tại Bảo tàng tỉnh Liêu Ninh), ta thấy
trong tranh là một phụ nữ tay cầm chiếc quạt tròn cán dài trên đó có vẽ hình hoa
mẫu đơn.

Bức tranh “Trâm hoa nữ sĩ đồ” của Châu Phỏng đời Đường


Một bức tranh khác của Châu Phỏng là “Huy phiến sĩ nữ đồ” <挥扇士女图
> (hiện cất giữ ở Viện Bảo Tàng Cố Cung) được làm bằng lụa màu. Tranh này mô
tả cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các cung nữ, phi tần trong cung. Cả bức
tranh có tổng cộng 13 người, người đứng hầu, người đưa quạt, chiếc quạt này là
loại quạt trịn cán dài, trên mặt quạt có hình vẽ một đôi loan phượng.
Trong tác phẩm để đời nổi tiếng của danh họa Cố Hùng đời Đường “Hàn
Hy Tải dạ yến đồ” <韩熙戴夜宴图> mô tả Hàn Hy Tải đang thưởng thức cô nhạc

14


kỹ diễn tấu nhạc cụ, tay cầm cây quạt cán ngắn, bên ngồi mặt quạt có khung gỗ,
vừa vẫy quạt vừa nghe nhạc, bên cạnh cịn có một tỳ nữ tay cầm quạt trịn cán dài,
trên đó có vẽ hình cây, núi... Vì chiếc quạt là vật thể hiện thân thế và địa vị của
từng người nên thời bấy giờ quy định tì nữ đều phải dùng quạt cán dài để hầu chủ
nhân, còn quạt cán ngắn chỉ dành cho các bậc vua quan, sỉ tử, hiền triết và những
người có địa vị trong xã hội.

Bức tranh “Hàn Hy Tải dạ yến đồ” của Cố Hùng đời Đường (1)
_____________________
(1)

Hàn Hy Tải (902 – 970 TCN), chủ nhân trong bức họa, là người Bắc Hải – Hoài

Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông), tự Thúc Ngôn. Đến niên đại Đồng Quang năm
923 ông đỗ tiến sĩ, văn hay chữ tốt, vẽ tài, tiếng tăm lừng lẫy một thời. Với tính
tình phóng khống, Hàn Hy Tải có hơn 40 thê thiếp. Tuy được hưởng nhiều bổng
lộc của triều đình nhưng ơng phải chia hết cho vợ con, cịn mình thì quần áo tả tơi,
giả làm ăn mày đến từng nơi ở của các bà vợ và xem đấy lại là niềm vui trong
cuộc sống. Do bố của Hàn Hy Tải là Quang Tư (光?k) phạm tội với triều đình nên

ơng phải lánh nạn ở Giang Nam. Về sau, ông định cư ở Nam Kinh vào những năm
cuối đời.

15


Quạt Trịn của đời Đường có thể dựa vào tỉ lệ giữa đường kính mặt quạt và
độ dài của cán quạt để phân loại:
 Quạt trịn cán dài: có tỉ lệ 1 : 3 hoặc 1 : 3.5
 Quạt tròn cán trung bình: có tỉ lệ 1 : 2
 Quạt trịn cán ngắn: có tỉ lệ 1 : 1
Nếu phân tích theo tiến trình thời gian, mặt quạt dường như dần dần “q
độ” từ hình trịn sang hình vng, tạo nên nhiều kiểu dáng quạt phong phú khác
nhau. Tuy Quạt tròn là tên gọi chung để chỉ các loại quạt có mặt quạt dạng trịn.
Nhưng theo thói quen của người Trung Quốc, Quạt tròn còn bao gồm cả các loại
quạt có bốn góc bo trịn. Quạt Trịn gồm hai bộ phận cấu thành, đó là cán quạt và
mặt quạt. Với những ngụ ý khác nhau mà quạt trịn có các tên gọi khác nhau.
Ngồi tên quạt Lụa ra, quạt trịn còn được gọi là quạt Bằng ( 平扇 ) do mặt quạt
phẳng, hay quạt Hoan Hợp (合欢扇 ) do có mặt quạt dạng trịn, ngụ ý sự đồn
viên sum hợp cát tường của người Trung Quốc. Bên cạnh đó, cũng do mặt quạt
được làm từ chất liệu tơ lụa nên còn được gọi là quạt Vải Lọc, quạt Vải Thưa (罗
扇). Quạt trịn có đặc điểm là khơng thể xếp lại được.
Đời Đường là cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của quạt trịn. Có
một điều mà cho đến nay các học giả và các nhà sưu tầm chưa làm sáng tỏ được là
những tác phẩm hội họa trên mặt quạt có từ khi nào? Nhưng đến đời Đường, nội
dung họa tiết thể hiện trên mặt quạt được thăng hoa, phát triển và trở thành một
trào lưu thư họa trên mặt quạt. Dưới đây là mặt quạt có thêu hình hoa mẫu đơn của
quạt trịn.

Quạt trịn thêu hình hoa mẫu đơn


16


Có thể nói, hễ nói đến quạt là người ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh một
mỹ nhân cầm quạt e lệ che mặt. Và dường như hình ảnh mỹ nhân và chiếc quạt có
phần tương hỗ nhau tốt lên vẻ thùy mị và kín đáo của người đẹp. Vì thế, chiếc
quạt cũng trở thành vật chuyên dụng của phụ nữ thời bấy giờ.
Quạt tròn cũng như những nét vẽ hội họa trên quạt tròn phát triển đạt đến
đỉnh cao đặc biệt vào đời Tống. Nhưng đến đời Nguyên, quạt trịn có xu hướng
suy thối và dần dần bị mai một. Quạt xếp lên ngơi thế vị.

2. Q trình phát triển của Quạt xếp ( 折扇 ) :
Tổ tiên của người Trung Quốc đã dùng lông chim, nan trúc, lụa là để làm
quạt, cụ thể là quạt tròn mà chúng ta vừa nói đến. Theo đà phát triển của nghề làm
giấy, về sau người ta lại dùng giấy dán lên làm mặt quạt ( người Việt gọi công
đoạn này là phất quạt ). Vào năm 1975, tại Công xã Mao Lục huyện Kim Đàn tỉnh
Giang Tô, người ta đã khai quật được một ngôi mộ của thái học sĩ Châu Vũ đời
Nam Tống, trong đó đã xuất thổ được một chiếc quạt trịn giấy cán xếp sơn mài.
(Đây



hình ảnh của chiếc quạt xếp bằng giấy đầu
tiên, vẫn còn mang dáng dấp của quạt
tròn ). Cách chế tạo ra quạt này cực kỳ tinh
xảo: cán gỗ mảnh được dùng để làm trục,
những sợi nan trúc mảnh như lông bờm
được dùng làm xương quạt, rồi dán giấy
lên, và chiếc quạt ra đời. Cán quạt dùng

hai màu đỏ đen tô lên bằng cách thấm
nước, hơn mười mấy lớp, dày từ 2 – 3 cm,

Hình ảnh chiếc quạt xếp đầu

sau đó chạm lộng thành ba cặp hoa văn

tiên

“như ý”, đầu nan hình hai đóa mây đối
xứng, cả cán quạt được sơn mài

17


chạm khắc không nối liền với phần trên của cán gỗ. Khi quạt, cán gỗ ở giữa mặt
quạt có thể xoay chuyển tùy thích trong bộ cán sơn mài mà không bị rơi xuống.
Từ đời Tống trở đi, Trung Quốc đẩy mạnh chế tạo quạt xếp, đa số phất quạt
bằng giấy bồi. Triệu Nhan Vệ (赵颜卫) đời Tống cho rằng quạt xếp được du nhập
vào Trung Quốc thông qua con đường từ Nhật Bản đến Cao Ly (Hàn Quốc hiện
nay). Trong “Vân lục mạn sao” <云麓漫钞> ơng nói: “Người Tống chế tạo quạt
xếp, dùng trúc đã hấp làm nan, cặp với lụa là, nhà giàu thì dùng ngà voi làm nan,
trang trí thêm vàng bạc, có thể nó được du nhập từ Cao Ly”

(1)

. Thật ra, từ thời

Nam Tề (479-502), Trung quốc đã có quạt xếp rồi, điều này được chứng minh
trong “Nam Tề thư, Lưu Tường truyện” <南齐书.刘祥传>


(2)

“Tư đồ Chư Uyên

vào triều, dùng quạt bán khuyên để che nắng”, trong “Thơng giám” <通监> có chú
thích: “Quạt bán khun tức là quạt xếp”. Bằng chứng hiện vật cụ thể cho việc
quạt xếp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc là hộp trang điểm thiếp
vàng được phát hiện trong mộ phần đời Nam Tống ở huyện Vũ Tiến, tỉnh Giang
Tô năm 1977, đồ sơn mài này được gọi là “hộp trang điểm cánh sen thiếp vàng
sơn đỏ hoa văn hình hoa cỏ, người và vật”, hiện nó được cất giữ kỹ ở Viện bảo
tàng Thường Châu. Nắp hộp này có vẽ một bức “Viên lâm sĩ nữ tiêu hạ đồ” <园林
士女消夏图>, đó là bức tranh có hình một cơ tay ơm quạt lụa, một cơ thì nhẹ đưa
quạt xếp. Từ bức tranh đó ta có thể thấy quạt xếp đã có từ thời Nam Tống.

______________
(1)

Bao Minh Tân (包铭新), “Giám định và Sưu tầm quạt Trung Quốc” <扇子-鉴

赏与收藏>, NXB Nhân dân Sơn Đông, 1994, trang 325.
(2) )

Tấn Thôi Báo (晋催豹), “Cổ Kim Chú” (古今注), NXB Giáo dục Liêu Ninh,

1998, trang 92.


Hộp trang điểm thiếp vàng sơn đỏ đời Nam Tống


Bức tranh”Viên lâm sĩ nữ đồ” trên nắp hộp

Trước đời Minh, người ta ít thấy quạt xếp vì nó khơng phổ biến lắm. Bởi
vậy nên có một số người thời đó cho rằng, quạt xếp bắt đầu xuất hiện vào khoảng
những năm Vĩnh Lạc (1403 – 1425) đời Minh. Vì quạt xếp được hồng đế Vĩnh
Lạc ưa chuộng, nên nó đã có sự phát triển nhanh chóng trong những năm đầu đời
Minh. Chiếc quạt xếp lúc này đã “thay da đổi thịt”, thay hình đổi dạng đúng nghĩa
với tên “quạt xếp”.


Chiếc quạt xếp được cải tiến

Trong “Hiền dịch biên” <贤弈编> của Lưu Nguyên Khanh (刘元卿) có ghi
lại “Trong năm Vĩnh Lạc nước Triều Tiên có tiến cống quạt xếp, vua thích sự tiện
lợi của quạt, đó là có thể xếp lại như ý, bèn ra lệnh cho những người thợ trong
nước làm quạt theo hình thức đó.” Hồng đế Vĩnh Lạc Chu Duyên đánh giá rất
cao quạt xếp, quần thần được vua ban thưởng, và thế là góp phần tăng cường
tun truyền suy tơn quạt xếp. Từ đó cách nhìn của mọi người về quạt cũng ngày
càng thay đổi. Quạt xếp được dùng trước nhất là trong cung đình, nó là vật chuyên
dùng của vua, nên khi đem phổ biến rộng rãi ở các địa phương dĩ nhiên cần phải
trải qua một quá trình, một quãng thời gian nhất định. Từ những chiếc quạt xếp
đời Minh được khai quật cho đến những chiếc quạt được lưu truyền ngày nay,
người ta thấy chúng chủ yếu đều ra đời từ giữa và cuối đời Minh, mà nơi sản xuất
chủ yếu vẫn là Tứ Xun và khu vực phía Nam tỉnh Giang Tơ, phía Bắc thành phố
Thượng Hải và Triết Giang.
Nghề làm quạt của Trung Quốc đến hai đời Minh, Thanh phát triển rất
mạnh. Nó được làm và phân bố rộng khắp trong phạm vi cả nước Trung Quốc bấy
giờ. Lúc này tên quạt được đặt theo tên địa danh sản xuất như: quạt Hàng Châu (
杭州扇), quạt Tô Châu (苏州扇), quạt Tứ Xuyên (四川扇 )…… hay đặt theo từng
tính năng cho mỗi mùa trong năm như: Quạt mùa xuân ( 春扇 ), Quạt mùa hạ ( 夏

扇 ), Quạt mùa thu ( 秋扇 ), Quạt mùa đông (冬扇 ). Mặt quạt và nan quạt ngày
càng được cải tiến tinh xảo. Hơn nữa, thư họa trên mặt quạt ngày càng phong phú
và được những bậc hiền triết, văn sĩ tử công nhận.


Quạt khơng chỉ đã gắn bó khắng khít với cuộc sống người dân mà nó cũng
bắt dầu được đưa vào nghệ thuật. Nhân vật Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết “Tây
Du Ký” <西游记> ba lần mượn quạt ba tiêu, nhân vật Sở Lưu Hương <楚留香>
trong bộ tiểu thuyết cùng tên đã dùng quạt để làm vũ khí hay nhân vật Tịnh Văn
trong “Hồng Lâu Mộng” <红楼梦> xé quạt, tuy đều là sự hư cấu về nghệ thuật,
nhưng phần nào đó đã phản ánh được việc ảnh hưởng của chiếc quạt. Đồng thời,
quạt và nghệ thuật thư họa cũng có mối liên hệ khắng khít. Các tác giả tiêu biểu
như Thù Anh, Đường Bá Hổ, Văn Trưng Minh, Thẩm Chu đời Minh, Đường Diễn,
“Dương Châu bát quái” đời Thanh và họa sĩ nổi tiếng Thường Châu Hồn Nam
Điền đều để lại cho đời những kiệt tác thư họa trên mặt quạt.

Mặt quạt tranh Sơn thủy của Thẩm Chu đời Minh

Mặt quạt hình hoa mẫu đơn của Đường Diễn đời Thanh

Tuy quạt xếp xuất hiện trễ hơn quạt trịn nhưng lại đóng một vai trò hết sức
quan trọng và đánh dấu một bước ngoặt đạt đến đỉnh cao của quạt Trung Quốc.


Quạt xếp có đặc điểm chung là có thể xếp vào và mở ra một cách dễ dàng, nên có
thể thuận tiện mang theo bên người. Chính vì vậy mà quạt xếp đã trở thành vật bất
li thân của mọi người từ vua quan, hay các bậc hiền triết, thi nhân, văn sĩ tử cho
đến thường dân.
Cùng với sự phát triển, theo thời gian quạt xếp ngày càng có nhiều tên gọi
khác nhau. Quạt xếp còn được gọi là “ Quạt Gấp Nếp “ ( 折叠扇 ) do nan quạt

được gấp nếp và xếp lại hay “ Quạt Tụ Đầu “ (聚头扇) do khi xếp quạt lại, hai đầu
của nan cái tụ lại làm một. Khi cất giữ quạt xếp, ta xếp quạt lại, cịn khi dùng thì
xịe quạt ra nên quạt xếp còn được gọi là “ Quạt Xòe “ ( 撒扇 ).
Quạt xếp phát triển mạnh mẽ và vươn lên đạt đến đỉnh cao nhất là vào giữa
đời Thanh. Chiếc quạt xếp lúc này không chỉ đơn thuần là vật để quạt mát, hay là
một thứ thủ công mỹ nghệ, mà hơn hết nó cịn là vật thể hiện địa vị xã hội của
người cầm quạt. Dù là mùa hạ khí trời oi bức hay mùa thu tiết trời mát mẻ, tay
cầm chiếc quạt xòe ra xếp lại, cất vào tay áo hay gài vào thắt lưng cũng đều tốt
lên vẻ thanh tao, nhã nhặn. Khơng dừng lại ở đó, quạt xếp của Trung Quốc cịn du
nhập vào khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là châu Âu. Đời vua Càn Long (1736 –
1795), một số thương nhân Quảng Châu đã sản xuất ra những chiếc quạt xếp bằng
ngà voi, số lượng nan nhiều và chồng xếp lên nhau, phù hợp với thị hiếu của người
châu Âu, và đặc biệt được q bà, q cơ u thích. Những họa tiết trên mặt quạt
tuy mang chủ đề Trung Quốc nhưng lại xử lý theo phong cách châu Âu
(chinoiserie). Những loại quạt như thế gọi là Quạt Brise (Brise fan). Ngoài ra, một
số quạt xếp được làm từ vật liệu quý như: đồi mồi, phỉ thúy, gỗ thơm,……ở
Quảng Đông để xuất khẩu đi khắp các nước. Thế nên, quạt xếp trở thành văn hóa
Trung Quốc và là sứ giả giao lưu văn hóa trên thế giới.


×