Tải bản đầy đủ (.pdf) (343 trang)

Những biến đổi xã hội của nông dân người việt trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay ở đồng bằng sông cửu long báo cáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.52 MB, 343 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÁO CÁO ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRỌNG ĐIỂM
ĐHQG HCM NĂM 2008

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI CỦA NƠNG DÂN NGƯỜI VIỆT
TRONG Q TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HIỆN NAY Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Mã số: B2008-18b-02TĐ

TÊN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TIỆP
KHOA NHÂN HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008


MỤC LỤC
DẪN LUẬN...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA NGƯỜI DÂN ......32
I. Chính sách phát triển nơng nghiệp nơng thơn và q trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế...............................................................................................................32
II. Phân tích các nhân tố tác động đến q trình chuyển dịch CCKT đối với
các mơ hình kinh tế ................................................................................................54
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG MƯU SINH CỦA CÁC MÔ HÌNH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.........................................................................................94
I. Mơ hình lúa - tơm ...............................................................................................94


II. Mơ hình lúa – cá tra, cá ba sa ........................................................................106
III. Mơ hình chun canh lúa cao sản xã Thạnh Mỹ, Phú Bình......................117
IV. Mơ hình đa canh: hai vụ lúa-màu- làm bó chổi..........................................129
V. Mơ hình chuyển dịch từ lúa sang màu (xã Kiến An) ...................................137
VI. Mơ hình lúa - cây ăn trái ở ấp Nhơn Bình, xã Nhơn Ái huyện Phong Điền
................................................................................................................................150
CHƯƠNG 3: TÌNH TRẠNG RỦI RO VÀ HÀNH VI PHÂN TÁN RỦI RO CỦA
NGƯỜI NÔNG DÂN TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ NƠNG NGHIỆP.................................................................................................155
I. Các lý thuyết về rủi ro......................................................................................159
II. Đặc điểm cộng đồng nông dân vùng ĐBSCL ...............................................179
III. Tính duy lý và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của
nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long ................................................................182
IV. Rủi ro và hành vi phân tán rủi ro của người nông dân qua các mơ hình
kinh tế....................................................................................................................185
CHƯƠNG 4: PHÂN TẦNG XÃ HỘI TRONG Q TRÌNH CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ ..................................................................................................217
I. Tác động của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nền kinh tế thị trường
đến sự phân tầng xã hội.......................................................................................217
II. Phân tầng xã hội qua thu nhập của cư dân theo các mơ hình chuyển dịch
kinh tế....................................................................................................................222
III. Phân tầng xã hội qua mức sống và điều kiện sống.....................................231
IV. Vấn đề giảm nghèo ........................................................................................250
CHƯƠNG 5: QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CÁC
MƠ HÌNH KINH TẾ ...............................................................................................268
I. Mạng lưới xã hội...............................................................................................271
II. Thị trường nội địa và thế giới ........................................................................275
III. Quan hệ gia đình trong quá trình sản xuất ............................................279
IV. Quan hệ ngồi hộ gia đình, vấn đề tương hỗ và hợp tác trong hoạt động
kinh tế của các mơ hình kinh tế ..........................................................................283

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................303
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................327


DẪN LUẬN
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ sau chính sách Đổi mới, nhất là đổi mới kinh tế, sự nghiệp phát triển đất
nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình
quân luôn giữ ở mức cao, giai đoạn 1992 - 1997 là 8 - 9% 1 và tháng 2 năm 2007
là 7,8%, nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện. Chính sách Đổi mới và sự hình thành nền kinh
tế thị trường cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhân tố tác động quan
trọng đối với sự biến đổi cơ cấu xã hội, sự phân tầng xã hội, sự hình thành các
nhóm cư dân, nhóm nghề nghiệp và các định chế xã hội khác.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước, kinh tế đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) chuyển động đúng hướng phù hợp với bối cảnh chung cả nước và
điều kiện thực tế của vùng, kinh tế chuyển sang sản xuất hàng hóa và hướng mạnh
vào xuất khẩu. Kinh tế tăng trưởng nhanh. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trên toàn
vùng giai đoạn 1996-2000 vẫn giữ mức 8,5% và các năm sau này vẫn tiếp tục tăng
cao hơn các năm trước
 Về phương diện kinh tế
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng kinh tế nông nghiệp trọng điểm của
cả nước với diện tích tự nhiên khoảng 4 triệu ha. Đây là vùng đồng bằng phù sa
màu mỡ, có nhiều sơng rạch, thường xuyên được phù sa của sông Mê Kông bồi
đắp, là vùng có tiềm năng nơng nghiệp lớn nhất cả nước. So với cả nước, ĐBSCL
xuất khẩu lương thực chiếm 92%; thủy sản hơn 60%2 tổng sản lượng. Đồng bằng
sông Cửu Long đã đóng góp to lớn cho an tồn lương thực quốc gia và xuất khẩu
gạo. Kinh tế nông nghiệp chuyển từ độc canh sang đa canh, chuyên canh. Kinh tế
hộ gia đình, trang trại được phát triển.
11

2

Nguồn: www.n.emb-japan.go.jp

Lê Huy Hải. “Đất chín rồng mời gọi đầu tư” trên />
1


Bên cạnh những kết quả đạt được nông nghiệp ĐBSCL cịn có khơng ít
những mâu thuẫn và nghịch lý cần được nhận thức và xử lý:
-

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nơng nghiệp cịn chậm chưa tương
xứng với sự phát triển.

-

Thu nhập của người sản xuất lúa tăng rất chậm và rất bấp bênh.

-

Theo lý thuyết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là con đường dẫn tới sự phát
triển kinh tế của người dân nói riêng và tồn khu vực nói chung, nhưng sự
bấp bênh về thị trường nông sản, sự biến động giá cả nông sản dẫn đến sự
mất ổn định trong sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp vẫn được
coi là “manh mún” “tự phát”, “thiếu đồng bộ”, “điệp khúc trồng- chặt”,
“phá bè cá nuôi trên sông”, “nông dân không đất, nợ nần, túng thiếu”…
làm cho hoạt động kinh tế rơi vào vòng luẩn quẩn.

-


Thiếu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, các chương trình cho vay vốn
cũng như hệ thống tín dụng ngân hàng vẫn chưa đáp ứng cho nhu cầu sản
xuất và cho thị trường.

-

Môi trường sinh thái đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, trở ngại cho
sự phát triển với sự ơ nhiễm nặng nề. Có thể nói, đất và nước của ĐBSCL
đã đến ngưỡng, đã đến điểm giới hạn của sự phát triển.

-

Dịch vụ sơ sở hạ tầng kém phát triển so với nhiều vùng khác trong nền
kinh tế.

 Về phương diện xã hội
Mặc dù kinh tế tăng trưởng, đời sống nói chung của đại đa số cư dân ngày
càng được cải thiện nhưng vẫn tồn tại những mâu thuẫn và nghịch lý:
-

Là vùng sản xuất lương thực đứng hàng đầu cả nước, nhưng chỉ số phát
triển vẫn ở mức trung bình do vấp phải hạn chế về nguồn nhân lực, tăng

2


trưởng kinh tế và cơ sở hạ tầng. Chỉ số phát triển HDI của ĐBSCL đứng
hàng thứ 3(0,669) và thấp hơn bình quân cả nước (0,696).
-


Chỉ số giáo dục của ĐBSCL thuộc nhóm thấp, trong đó tỷ lệ lao động
khơng chuyên môn cao nhất cả nước (93%) và chỉ số lao động có trình độ
cao đẳng trở lên (13 người/ 100 lao động) tỷ lệ huy động học sinh phổ
thông (tiểu học 84%, THCS 32%, PTTH 15%) vào loại thấp nhất cả nước3.

-

Phát triển kinh tế - xã hội của ĐBSCL luôn chịu áp lực của sự gia tăng dân
số với tỷ lệ gia tăng dân số khoảng 2,2 - 2,4%, trình độ học vấn vào loại
thấp nhất cả nước, điều kiện giao thông liên lạc, y tế, giáo dục thiếu thốn,
lạc hậu là một trở ngại lớn trên con đường phát triển. Là vựa lúa lớn nhất
cả nước, lương thực thực phẩm dồi dào, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ
em cao nhất cả nước đang làm suy giảm thể lực, trí lực và nhân lực.

-

Tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày một gia tăng, đói nghèo trong các hộ nông
dân, đặc biệt là bộ phận cư dân thiếu đất và khơng có đất ngày càng phổ
biến. Tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp gia tăng. Chênh lệch thu
nhập giữa 20% giàu nhất với 20% nghèo nhất là khá lớn, tới 7,8 lần, trong
khi bình quân cả nước là 7,3 lần..

-

Cùng với đói nghèo về kinh tế là đói nghèo về văn hóa, giáo dục, từ việc
tiếp cận thông tin cho đến hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần.
Như vậy, nhìn trên quan điểm phát triển, nhất là phát triển nguồn lực con

người cho thấy nghèo nàn và lạc hậu và những vấn đề xã hội khác nảy sinh trong

quá trình phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong bối
cảnh kinh tế thị trường đặt ra những vấn đề cấp bách cần được giải quyết.
Từ những phân tích trên đây, đánh giá những nguyên nhân chậm phát triển
và phát triển khơng tương xứng với tầm vóc ĐBSCL, chúng ta thấy nổi lên một số
3

Hồng Chí Bảo. Kết hợp nghiên cứu cơ bản với nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực KHXH-NV đáp ứng
yêu cầu phát triển của vùng ĐBSCL, tr, 141. Trong sách: Đồng bằng sông Cửu Long hội nhập và phát triển,
Nxb, KHXH, 2005

3


hạn chế có tính phổ biến trong cách nhìn, cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Đó là
“cịn q ít những tiếng nói phát hiện và những khuyến nghị của khoa học xã hội
và nhân văn (KHXH & NV) cả về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng để
cung cấp đầy đủ các luận cứ khoa học cho những quyết sách phát triển trong từng
địa phương và toàn vùng làm cho đất và người vùng ĐBSCL đi vào cuộc hành
trình phát triển nhanh chóng trong thế kỷ XXI này”4.
Ngay cả những người đặt vấn đề cần tới khoa học như một giải pháp tạo
động lực cho sự phát triển thì nhiều người trong họ, khoa học dường như là khoa
học kỹ thuật và cơng nghệ, cịn KHXH &NV vẫn khơng mấy ai hình dung thấy
với tất cả sự cần thiết, hệ trọng, cơ bản và lâu dài.
Tình trạng đó dẫn tới một hệ quả là người ta coi nhẹ KHXH & NV. Bằng
chứng là về phương diện quản lý Nhà nước thông qua các Sở Khoa học và Công
nghệ, việc quan tâm đến KHXH & NV rất ít, nhiều lúc rơi vào hình thức, chiếu lệ,
vừa cũ kĩ về nội dung nghiên cứu và nông cạn về chất lượng, nhất là các cơng
trình nghiên cứu KHXH & NV ở các địa phương ít có những phát hiện thực sự
khoa học. Phần nhiều rơi vào hình thức hóa và chính trị hóa. Cũng cần nhận thấy
rằng, sự thiếu hụt của những tác động KHXH & NV trong quá trình phát triển

vùng. Trước mắt và lâu dài cần tạo ra bước đột phá về nghiên cứu KHXH & NV
vùng Nam Bộ góp phần vào việc phát triển vùng.
Trong bối cảnh nói trên, xuất phát từ nhu cầu phát triển ĐBSCL, nhất là
những vấn đề xã hội phát sinh trong q trình phát triển, đề tài của chúng tơi mong
muốn góp một phần nhỏ vào sự phát triển của KHXH & NV cũng như đề xuất một
số kiến nghị trên cơ sở nghiên cứu vào việc phát triển vùng.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

4

Hồng Chí Bảo. nt, tr 146.

4


Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu q trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nơng nghiệp và tác động của nó đến phương thức mưu sinh của người nơng
dân; phân tích tình trạng và những ngun nhân rủi ro trong q trình chuyển dịch
đó; nghiên cứu biến đổi xã hội (phân tầng xã hội và quan hệ xã hội qua các mơ
hình kinh tế) trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó phát hiện những
đặc điểm bản chất của người nông dân thể hiện qua sự tương tác giữa các quan hệ
xã hội và lợi ích kinh tế và những giá trị văn hóa trong điều kiện của nền kinh tế
thị trường có nhiều biến động. Những vấn đề rộng lớn hơn như cơ cấu xã hội giai
cấp và cơ cấu xã hội nghề nghiệp chưa có điều kiện nghiên cứu sâu kỹ trong đề tài
này.
Mục tiêu cụ thể là:
1. Phân tích q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến hoạt động mưu
sinh của người nơng dân qua các mơ hình kinh tế và thực trạng của sự rủi
ro và các nhân tố gây nên sự rủi ro trong hoạt động kinh tế, tác động đến

thu nhập và đời sống người dân.
2. Tìm hiểu sự phân tầng xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong các nhóm xã hội của các hộ nông dân trong mối tương quan với các
mơ hình kinh tế.
3. Tìm hiểu các mối quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế qua các mơ hình
kinh tế trong q trình sản xuất từ trong gia đình, xã hội để nhận diện vốn
xã hội và mạng lưới xã hội ở nông thôn hiện nay.
4. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ giữa kinh tế với xã hội đề tài hướng tới
tìm hiểu bản chất của người nông dân và các đặc điểm của họ khi đóng vai
trị như một tác nhân kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
5. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất những khuyến nghị đối với những nhà
hoạch định chính sách cho sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn ĐBSCL -

5


một vùng đóng vai trị quan trọng nhất cho sự phát triển nông nghiệp của
cả nước.
6. Nâng cao năng lực cán bộ giảng dạy và nghiên cứu cả về lý luận và
phương pháp nghiên cứu với phương châm “Đào tạo kết hợp với nghiên
cứu”, trong đó ưu tiên cho một luận án tiến sĩ, một luận văn thạc sĩ, một
khóa luận tốt nghiệp tham gia các mảng quan trọng của đề tài.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của nông dân vùng ĐBSCL với các vấn đề xã hội nảy sinh trong quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế kể từ sau công cuộc Đổi mới cho đến hiện nay.
Đối tượng khảo sát là các hộ nông dân trong các thôn ấp giai đoạn sau khi
chuyển đổi sang các mơ hình kinh tế điển hình, cụ thể như: đa canh, chuyên canh
cây ăn trái, màu, lúa cao sản, nuôi trồng thủy sản cá, tôm…. Xem xét các dạng
thức và bản chất của các mối quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế. Do điều kiện

và năng lực có hạn, đề tài chủ yếu khảo sát kinh tế hộ gia đình cịn các loại hình
kinh tế khác chưa có điều kiện quan tâm.
Không gian nghiên cứu: Đề tài chọn hướng nghiên cứu trường hợp (case
study) để khảo sát sâu về vấn đề nghiên cứu ở các thôn ấp ở các địa phương tiêu
biểu như tỉnh An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, nơi có đã chuyển dịch theo các mơ
hình kinh tế nhanh và mạnh so với các tỉnh khác. Ưu điểm của hướng tiếp cận
nghiên cứu trường hợp là phần nào khắc phục được tính chủ quan, tư biện của các
nghiên cứu KHXH để tìm các cứ liệu cụ thể mang tính thực chứng trên cơ sở các
giả thiết nghiên cứu được thiết kế có chủ đích. Đề tài tiếp cận nghiên cứu vấn đề
theo điểm nghiên cứu điển hình để minh chứng cho những xu hướng chung mang
tính khái quát qua so sánh đối chiếu sắc thái riêng trong xu hướng chung. Các
điểm nghiên cứu là các đơn vị xã, ấp của cộng đồng cư dân nơng nghiệp có sự cư

6


trú khá lâu đời, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các mơ hình chuyển dịch đã
được lựa chọn.
VI. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Nghiên cứu q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và những rủi
ro trong sản xuất và những biến đổi xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở ĐBSCL là vấn đề mới được quan tâm trong thời gian gần đây,
đặc biệt là sau công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 do Đảng Cộng sản Việt
Nam đề xướng và lãnh đạo. Các công trình nghiên cứu của các học giả nước ngồi
khơng có nhiều, chủ yếu là những cơng trình lý thuyết và phương pháp tiếp cận
cũng như những cơng trình nghiên cứu so sánh ở các nước Đông Á và Đông Nam
Á có những nét tương đồng với Việt Nam. Đối với các học giả Việt Nam nghiên
cứu về vấn đề này ít nhiều được đề cập dưới góc độ chuyên ngành của kinh tế học,
xã hội học và sự phối hợp liên ngành cũng đã được đề cập. Tiếp cận nghiên cứu
vấn đề này về Nhân học còn chưa được quan tâm đúng mức, mặc dù đó đây đã có

những cơng trình và bài báo nghiên cứu.
Nhìn chung, cho tới hiện nay, những vấn đề nghiên cứu của đề tài đã được
đề cập trong các cơng trình chun luận, các bài báo, các hội thảo khoa học, nhưng
chưa có một cơng trình nào dành riêng cho sự nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề
này.
 Ngoài nước
Nghiên cứu những biến đổi xã hội của nơng dân người Việt trong q trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở ĐBSCL ở nước ngồi khơng nhiều. Để
tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tơi sử dụng chủ yếu là các cơng trình lý
thuyết về Nhân học kinh tế, Nhân học xã hội và Nhân học sinh thái nhân văn như
là những cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu vấn đề. Đó là các cơng trình:
“Richard Wilk, 1996. Economic and Culture: Foundation of Economic
Anthropology” trình bày về bản chất hành vi kinh tế của con người; “LeClair,

7


Edward E. & Schneider, Harold K. 1968, Economic Anthropology: Reading in
Theory and Analisis” phân tích hoạt động kinh tế nơng nghiệp theo cách tiếp cận
của nhân học; “Stuart Plattner, 1999. Economic Anthropology” nghiên cứu về
hành vi kinh tế, thị trường và thương mại phục vụ nông nghiệp, vấn đề phát triển
nơng nghiệp trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, nghèo đói; “Susana Narotzky, 1997.
New Direction in Economic Anthropology” tìm hiểu mối quan hệ giữa con người
và môi trường thể hiện qua phương thức mưu sinh; “Robert Hefner, 1998. Market
Culture: Society and Morality in the New Asian Capitalism” nghiên cứu những
mối quan hệ xã hội và hoạt động kinh tế khi xem xét quan hệ xã hội là một thành
tố của văn hóa và coi văn hóa và xã hội gắn liền với chính trị và kinh tế, chứ
khơng phải là lĩnh vực xã hội tự do. Cơng trình của “Timothy and Hy V. Lương,
2002. Culture and Economy: The Shaping of Capitalism in Eastern Asia” tìm hiểu
mối quan hệ hai chiều giữa văn hóa và kinh tế trong việc hình thành chủ nghĩa tư

bản ở Đông Á.
Nghiên cứu trực tiếp về đời sống xã hội trong bối cảnh làng nông thôn Nam
Bộ trong mối quan hệ kinh tế chính trị và văn hóa về các phương diện thân tộc,
nhóm gia đình, cộng đồng được thể hiện trong cơng trình được nhiều người biết
đến như “Gerald C. Hickey, 1960. Nghiên cứu một cộng động thôn xã Việt Nam Xã hội học. Sách dịch”. Cuốn sách “Edited by Philip Taylor, 2004. Social
Inequality in Vietnam and the Challenges to Reform” tập hợp nhiều bài báo của
các học giả nước ngoài và trong nước nghiên cứu về chính sách, sự cải cách kinh
tế, sự đa dạng trong phát triển vùng, các nguồn vốn con người, chính sách đất đai
và tình trạng nghèo đói, trong đó có đề cập đến vùng ĐSCL.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về đề tài
này không nhiều, ở đây chúng tôi chủ yếu sử dụng những cơng trình nghiên cứu
mang tính lý thuyết để vận dụng vào việc nghiên cứu.

8


 Trong nước
Các cơng trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về vấn đề này được đề
cập trong các lĩnh vực của kinh tế học, xã hội học và nhân học. Cơng trình của
Nguyễn Cơng Bình, Lê Xn Diệm, Mạc Đường, 1999, Văn hóa và cư dân
ĐBSCL tiếp cận nghiên cứu nghề trồng lúa nước như sự thích nghi sinh thái với
môi trường tại đây với các điều kiện thuận lợi của điều kiện địa lý tự nhiên. Trần
Xn Kiêm, 1992, Nghề nơng Nam Bộ là cơng trình miêu tả tồn bộ hoạt động
nơng nghiệp truyền thống về các phương diện công cụ, kỹ thuật của nghề nông
trồng lúa nước, cây ăn trái, cây công nghiệp, chăn nuôi.
Công trình của tập thể tác giả Nguyễn Cơng Bình, Đỗ Thái Đồng, Nguyễn
Quang Vinh và Nguyễn Quới, 1995, Đồng bằng sơng Cửu Long: nghiên cứu và
phát triển là cơng trình đề cập khá toàn diện về tài nguyên thiên nhiên, dân số, mơi
trường, phát triển kinh tế, đơ thị hóa văn hóa và phát triển. Trong đó các tác giả đã
dành sự quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp, vai trị và sự phát triển kinh tế hộ

gia đình, tăng trưởng kinh tế và những vấn đề xã hội nảy sinh. Trong cơng trình
này cũng khảo sát những vấn đề xã hội như mạng lưới xã hội, quan hệ xã hội vốn
xã hội để nhận diện đặc điểm của mối quan hệ xã hội trong quá trình hoạt động
sản xuất. Đây là cơng trình chun khảo cơng phu và đã có những gợi ý quan
trọng cho định hướng nghiên cứu của đề tài chúng tơi.
Cũng tiếp cận trên bình diện nghiên cứu phát triển của Xã hội học và Nhân
học, các tác giả Nguyễn Quới và Phan Văn Dốp, 1999, Đồng Tháp Mười nghiên
cứu phát triển đề cập đến điều kiện địa lý tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, quá
trình di dân khẩn hoang của cộng đồng cho đến hiện nay, sự hình thành mơi
trường xã hội nhân văn và các khía cạnh kinh tế-xã hội của cộng đồng cũng như
phân tích các yếu tố phát triển nhìn từ góc độ cộng đồng. Cơng trình này có nhiều
nhận xét và gợi ý quan trọng để chúng tôi tiếp thu trong việc nghiên cứu tiếp theo
về một tiểu vùng sinh thái nhân văn của ĐBSCL.

9


Nghiên cứu trên bình diện biến đổi văn hóa của cộng đồng làng xã, cơng
trình của Lương Hồng Quang, 1997, Văn hóa cộng đồng làng vùng ĐBSCL thập
niên 80-90 (qua trường hợp Bình Phú - Cai Lậy - Tiền Giang) phân tích những
biến đổi kinh tế, văn hóa và xã hội của một làng cụ thể. Tuy nhiên, tác giả chưa đi
sâu nghiên cứu các phương diện khác nhau về vấn đề xã hội và sự biến đổi của nó.
Cuốn sách do Mạc Đường chủ biên, 1995, Làng xã ở Châu Á và Việt Nam cũng đã
gợi mở một số vấn đề vế tính cách của nơng dân Nam Bộ như đặc tính “mở”, “ít
khép kín”, “ít tính tự trị”, “ít chất dính kết” cho đề tài nghiên cứu này.
Ngồi ra cịn có những chương trình nghiên cứu lớn như Điều tra cơ bản
tổng thể về ĐBSCL, 1993 là một cơng trình có quy mơ lớn, điều tra nghiên cứu
tổng thể về tất cả các phương diện, trong đó có đề cập đến phát triển kinh tế - xã
hội ở ĐBSCL và đưa ra một số định hướng và giải pháp mang tính chiến lược
trong q trình phát triển ĐBSCL.

Nghiên cứu của ngành Kinh tế học tiếp cận từ chuyên ngành Kinh tế tổng
hợp và Kinh tế phát triển có Luận án PTS của Nguyễn Thành Phong, 1992,
Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL đến 2015 và công trình tập thể
do PGS. Đào Cơng Tiến chủ biên, 2001, Vùng ngập lũ ĐBSCL: hiện trạng và giải
pháp trình bày cơ sở lý luận, hiện trạng cơ cấu kinh tế và phương hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL đến năm 2015 trên quan điểm nghiên cứu phát triển
vùng; trong đó có đề cập đến hiện trạng và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông ngiệp bao gồm nông, lâm, ngư. Cơng trình Vùng ngập lũ ĐBSCL đi sâu
phân tích cơ cấu kinh tế vùng ngập lũ, hiện trạng và xu hướng phát triển, hệ thống
canh tác nông lâm, ngư kết hợp trong mơ hình kinh tế hộ ở vùng ngập lũ; đưa ra
những nhận xét, kết luận và những gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo là rất cần
thiết cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Cũng trong cơng trình này, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn nghiên cứu đề tài: Vấn đề con người của cư dân vùng ngập lũ
nhìn từ góc độ KHXH & NV đã đề cập tới cộng đồng cư dân vùng ngập lũ về dân

10


số, nguồn nhân lực, sự phân bố, sự phân tầng xã hội và những vấn đề xã hội.
Những nghiên cứu này đã rút ra một số kết luận mang tính tổng quan và đề xuất
những hướng nghiên cứu tiếp theo cả về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng
dụng nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho những nhà lập chính sách và quyết
định chính sách ban hành những chính sách và chiến lước phát triển ĐBSCL một
cách hợp lý hơn trong đó có vấn đề nghiên cứu về sự phân tầng xã hội và nghèo
đói, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay về ruộng đất, đa dạng
hóa hoạt động sản xuất nơng nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp….
Từ những gợi ý đó, chúng tơi tiếp thu và xây dựng đề cương nghiên cứu của đề tài
này.
Đề tài khoa học của PGS.TS. Võ Văn Sen, 2005, Mối liên hệ của các nhân

tố văn hóa và sự phát triển kinh tế-xã hội ở ĐBSCL trong thời kỳ đầu cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa (2000-2010) đề cập tới tác động của những nhân tố văn hóa
trong đó có giáo dục, sự phát triển nguồn nhân lực, lối sống, phong tục tập quán,
tôn giáo đến sự phát triển kinh tế xã hội trong mối quan hệ tổng thể. Khi coi văn
hóa là nền tảng tinh thần xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển
kinh tế - xã hội, tác giả đã phân tích những nhân tố văn hóa tác động tích cực cũng
như những rào cản cản về ý thức tâm lý, trình độ học vấn, lối sống đến sự phát
triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL.
Do tầm quan trọng của ĐBSCL trong sự nghiệp phát triển kinhh tế - xã hội
của cả nước, Hội thảo khoa học vì sự phát triển của ĐBSCL tại Cần Thơ tháng
11/2004 lôi cuốn sự tham gia đông đảo của các cơ quan trung ương và địa phương,
các chính trị gia và các nhà khoa học. Kết quả khoa học của Hội thảo đã xuất bản
thành cuốn sách: “ĐBSCL hội nhập và phát triển” năm 2005. Cuốn sách tập trung
trao đổi những vấn đề cấp bách mang tính chiến lược tổng quan về phát triển vùng
cũng như những vấn đề kinh tế - xã hội, dân tộc tơn giáo, văn hóa, giáo dục. Trong
phần 2: Những vấn đề kinh tế ở ĐBSCL với 30 báo cáo đi sâu phân tích định
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự phát triển của các ngành nông -

11


lâm - thủy sản; những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn trở ngại trên
con đường phát triển về nhiều phương diện: sự bấp bênh về thị trường và sự biến
động của giá cả làm cho sản xuất nơng nghiệp rơi vào vịng luẩn quẩn, nguồn tài
ngun suy giảm, công nghiệp chế biến sau thu hoạch chậm phát triển, thiếu vốn
đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn chậm,
nguồn nhân lực chất lượng thấp…. trong phần 3: Những vấn đề xã hội có 48 báo
cáo trong đó có một số báo cáo về phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo, phân
tầng xã hội và phát triển cộng đồng, tác động của đơ thị hóa đến sự phát triển kinh
tế - xã hội…. Nhìn chung những báo cáo về vấn đề xã hội còn tản mạn, chưa tập

trung vào những chủ đề, những ý kiến nhận xét chưa đủ lượng thông tin cần thiết
và chưa đủ sự thuyết phục về mặt khoa học cả về lý luận và cách tiếp cận nghiên
cứu vấn đề.
Tóm lại, lâu nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến
những biến đổi xã hội và văn hóa trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp ở ĐBSCL. Bên cạnh những cơng trình nghiên cứu chun luận có những
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn hầu hết những đề tài còn lại chỉ đề cập về
phương diện này hay khác của vấn đề nghiên cứu. Để nghiên cứu về vấn đề này,
địi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu với cái nhìn tồn diện hơn từ cơ sở lý luận
cũng như cách tiếp cận vấn đề và cả những phương pháp nghiên cứu được áp dụng
một cách có hiệu quả. Nhóm nghiên cứu hy vọng nếu được xét duyệt sẽ cố gắng
thực hiện đề tài với những nội dung cơ bản đặt ra.
V. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Những khái niệm cơ bản
Đề tài nghiên cứu về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, những
vấn đề xã hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đây là hai khái niệm
cơ bản của cơng trình này.

12


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: trong quá trình phát triển kinh tế của một quốc
gia, cơ cấu kinh tế luôn thay đổi. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này hay
trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu
kinh tế5.
Độ dịch chuyển cơ cấu thường thay đổi nhiều trong thời kỳ tăng trưởng
nhanh khi có sự chênh lệch về tốc độ giữa các bộ phận càng lớn. Khi tăng trưởng
thấp độ dịch chuyển cơ cấu sẽ chậm hơn do sự chênh lệch trong tốc độ phát triển
giữa các bộ phận không lớn.

Một cách hiểu khác hẹp hơn và cụ thể hơn cho rằng, chuyển dịch cơ cấu là
sự lựa chọn cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp căn cứ vào lợi thế của tài nguyên
và nhu cầu của thị trường. Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp bao gồm ba lĩnh
vực: đối tượng (cây, con…), loại sản phẩm, và quy mô sản xuất6 . Cụ thể trong đề
tài là chuyển dịch từ mơ hình trồng lúa thường sang mơ hình trồng lúa cao sản,
ni trồng thủy sản, cây ăn trái, rau màu, các mơ hình đa canh khác… mang lại lợi
nhuận nhiều hơn so với trồng lúa thường trước đây.
Hoạt động kinh tế nông nghiệp: Kinh tế là một khái niệm rộng, đặc biệt là
khái niệm này được đặt trong bối cảnh mối quan hệ với các khía cạnh khác của đời
sống con người. Theo tiếp cận của nhân học, ít nhất tồn tại năm cách hiểu khác
nhau về kinh tế: Thứ nhất, kinh tế là các phương tiện vật chất cho sự tồn tại của
con người; thứ hai, kinh tế bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ; thứ ba, kinh tế là hệ thống trao đổi có tổ chức; thứ tư, hệ thống giá cả và
sự định giá; thứ năm, là sự phân bổ các phương tiện khan hiếm cho mục đích cạnh
tranh nhau. Tùy theo cách hiểu về các khái niệm kinh tế mà các nhà nhân học tập
trung vào các chủ đề khác nhau.

5

TS Nguyễn Trần Quế (chủ biên). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XXI. NXB KHXH, Hà
Nội, 2004, tr, 13. Burling, Robbins, 1968.”Maximization Theories and the Study of Economic
Anthropology”, trong LeClair, Edward E. & Schneider, Harold K. 1968. Economic Anthrppology:
Readiings in Theogy and Analisis. NXB Holt, Rinehart, and Winston, Inc (tr, 168-178)
6

Tạp chí quốc tế điện tử />
13


Đề tài nghiên cứu khi đề cập đến hoạt động kinh tế tập trung vào phương

thức mưu sinh của người Việt ở ĐBSCL. Tuy nhiên, đề tài không đi sâu miêu tả
các quy trình kỹ thuật hay canh tác mà hướng tới tìm hiểu những đặc điểm của bản
chất người nông dân thể hiện qua sự tương tác giữa quan hệ xã hội và lợi ích kinh
tế, tập trung vào tính duy lý và sự rủi ro trong q trình sản xuất, phân phối và tiêu
dùng (các quá trình cụ thể của hoạt động kinh tế nông nghiệp vốn gắn liền với các
quan hệ xã hội).
Hoạt động kinh tế nông nghiệp gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ở ĐBSCL theo các mơ hình khác nhau trong nền kinh tế thị trường có nhiều biến
động và rủi ro. Đề tài lưu ý đến sự ứng phó của người nơng dân trong q trình lựa
chọn mơ hình kinh tế trong q trình chuyển dịch và tác động của nó đến sự phân
tầng xã hội và quan hệ xã hội kéo theo.
Khái niệm nông dân: Trong việc nghiên cứu nông dân, các nhà nhân học
thường gặp nhiều khó khăn trên con đường khám phá cộng đồng cư dân này.
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi muốn điểm qua sự phát triển về khái niệm
nông dân và một số bất cập khi thao tác hóa khái niệm này ở các khu vực trên thế
giới để tìm hiểu khái niệm nơng dân bắt nguồn từ phương Tây áp dụng một cách
máy móc vào bối cảnh văn hóa, kinh tế - xã hội khác nhau. Theo Wolf, nông
nghiệp và kinh tế tự túc là những yếu tố cơ bản trong định nghĩa về nông dân.
Trong các xã hội cổ xưa, sản phẩm thặng dư thường được trao đổi trực tiếp trong
các nhóm hoặc giữa các thnàh viên của nhóm. Tuy nhiên nơng dân là những cư
dân trồng trọt ở nông thôn sản xuất ra một lượng sản phẩm nhiều hơn mức cần
thiết để cung cấp cho giai cấp thống trị và phân phối cho những nhóm xã hội
khơng trực tiếp canh tác nông nghiệp. Các nhà nhân học khác cũng đồng ý rằng,
nông dân trước hết là những người sản xuất nông nghiệp; nhưng nên xác định khái
niệm về nông dân dựa trên những tiêu chí về quan hệ và cấu trúc xã hội bởi vì trên
thực tế nhiều nơng dân có thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp. cần có sự
tách biệt hai khái niệm “peasant” và “farmer”. Khi dịch ra tiếng Việt cả hai thuật

14



ngữ này đều gọi là nông dân. Tuy nhiên, trong nghiên cứu hiện nay, xã hội nông
dân (peasantry) được xem là sự hợp thành của những người sản xuất nông nghiệp
theo hướng tự cung tự cấp trong xã hội tiền hiện đại. Một phần các sản phẩm mà
họ làm ra bị các lãnh chúa phong kiến tịch thu dưới hình thức tô, thuế, cống nạp.
Ngược lại “farmer” (đặt trong bối cảnh kinh tế các nước phương Tây hiện nay, là
người chủ các trang trại, còn trong bối cảnh Việt Nam hiện nay có thể hiểu một
cách đơn giản là những người sản xuất nông nghiệp theo định hướng thị trường
tạm dịch là “nhà nơng”) được hình thành qua q trình hiện đại hóa và được xác
lập bởi sự tham gia của họ vào nền kinh tế thương mại, theo định hướng thị trường.
Sản xuất xã hội nông dân dựa trên những nhu cầu để tồn tại và những đòi hỏi gắn
với địa vị kinh tế - xã hội trong cộng đồng. Trong khi “farmer” sản xuất lại dựa
trên tính duy lý về kinh tế nhằm đáp ứng điều kiện của thị trường thì “peasant”
thường được hiểu theo nghĩa tiêu cực mang ngụ ý nghèo nàn, lạc hậu, còn
“farmer” thường hiểu theo nghĩa tích cực: tiến bộ, có trình độ học vấn, kỹ thuật, có
hiểu biết thị trường, xã hội. Elson sau khi phân tích những biến đổi kinh tế - xã hội
ở Đông Nam Á từ năm 1800 đến thập niên 1990 đã đi đến kết luận hồi kết của xã
hội nông dân đã diễn ra ở khu vực này. Bởi những người nông dân đã chuyển từ
sự phụ thuộc vào sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa thị trường và các
hoạt động phi nơng nghiệp. Các nền kinh tế được mở rộng theo quy mô quốc gia
và quốc tế đã dần chuyển đổi thành phần cư dân được phân loại là nông dân trở
thành “farmer”. Trong thực tế, nơng nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa đã làm
mờ ranh giới giữa thành thị và nông thôn và những giai cấp xã hội khác. Cũng với
cách tiếp cận đó, chúng tơi cho rằng, nơng dân Việt ở vùng ĐBSCL cũng đang
trong quá trình chuyển đổi này để nhận diện nông dân ĐBSCL trong bối cảnh kinh
tế - xã hội hiện nay7.
Phân tầng xã hội: Phân tầng xã hội là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của
mọi xã hội loài người (trừ thời kỳ đầu của xã hội nguyên thủy). Phân tầng xã hội
7


Nguyễn Thị Thanh Bình, Hồi kết của xã hội nơng dân và những bất cập khi thao tác hóa khái niệm. Tạp
chí dân tộc học, số 5, 2007

15


là sự phân chia, sự sắp xếp và hình thành cấu trúc gồm các tầng xã hội (bao gồm
sự phân loại, xếp hạng). Đó là sự khác nhau về địa vị kinh tế hay tài sản, về địa vị
chính trị hay quyền lực, địa vị xã hội hay uy tín, cũng như khác nhau về trình độ
học vấn, loại nghề nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở, nơi cư
trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng vv…8. Vận dụng lý thuyết về phân tầng
xã hội trong việc nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt nam, nhất là ở nông thôn
Nam Bộ. Dĩ nhiên khi vận dụng lý thuyết này trong bối cảnh Việt Nam cần lưu ý
đến các chiều kích khác nhau: kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục liên quan đến
vấn đề nghèo đói mà cả nước đang quan tâm.
Quan hệ xã hội: Trong xã hội học có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau
như: Quan hệ xã hội có thể được hiểu “là mối quan hệ giữa người với người
(quan hệ giữa các chủ thể xã hội) trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng
( vật chất, văn hóa, năng lượng, thơng tin). Đó là mối quan hệ giữa người và
người trong hoạt động thực thực tiễn cả vật chất lẫn tinh thần”9. Hay xét trong
mối quan hệ với cơ cấu xã hội, quan hệ xã hội và thành phần xã hội là hai mặt cơ
bản của cơ cấu này. Các quan hệ xã hội luôn luôn là sự liên hệ của các thành tố xã
hội này với thành tố xã hội kia.
Như vậy, quan hệ xã hội được hiểu theo nghĩa rộng nhất là mối quan hệ giữa
các thành phần xã hội, thể hiện đó là mối quan hệ giửa các cá nhân – cá nhân, cá
nhân – nhóm, giữa các nhóm với nhau. Trong hoạt động kinh tế, quan hệ xã hội
chính là quan hệ sản xuất. Đây là mối quan hệ cơ bản nhất.
Đặc trưng của ĐBSCL kinh tế hộ gia đình là đơn vị kinh tế cơ bản, là đối
tượng khảo sát của đề tài, các đơn vị kinh tế khác vì nhiều lý do chưa thể tiến hành
khảo sát. Với đặc điểm kinh tế hộ gia đình là tiêu biểu, quan hệ xã hội được khảo

sát thể hiện trong quan hệ gia đình, thân tộc, quan hệ cộng đồng, quan hệ với các
tổ chức chính trị xã hội khác trong quá trình hoạt động vật chất và tinh thần.
8
9

Nguyển Đình Tấn. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Nxb, Lý luận chính trị, 2003
Tạ Minh & Trần Tuấn Phát, 2001. Nhập môn xã hội học. NXB TP.HCM, tr, 49

16


Vốn xã hội: Vốn xã hội theo ý kiến của các học giả cũng được hiểu dưới các
cấp độ khác nhau. Nhà xã hội học Pháp Pierre Bourdieur đưa ra định nghĩa: “ Vốn
xã hội là một mạng lưới lâu bền gồm các mối quan hệ quen biết nhau và nhận ra
nhau [những mối liên hệ này] ít nhiều được định chế hóa”. Bourdieur cho rằng
“khối lượng vốn xã hội của một tác nhân cụ thể nào đó có thể huy động được
trong thực tế và vào khối lượng vốn [vốn] kinh tế, [vốn] văn hóa hay [vốn] biểu
tượng của từng người mà anh ta có liên hệ”. Nhưng đến năm 1990, James
Coleman nhà xã hội học Mỹ đưa ra định nghĩa về vốn xã hội khác với Bourdieur;
ông hiểu vốn xã hội bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như: các
mạng lưới xã hội, các chuẩn mực, và sự tin cậy trong xã hội – là những cái giúp
cho các thành viên có thể hành động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm
đạt tới những mục tiêu chung. Coleman mô tả vốn xã hội là một cấu trúc, một
khuôn khổ cho sự giao dịch giữa những người cùng hoạt động và trong bản thân
họ với nhau thúc đẩy các hoạt động sản xuất trở thành những cái có sẵn phục vụ
lợi ích riêng tư của các cá nhân.
Như vậy, Coleman hiểu vốn xã hội như là tài sản chung của một cộng đồng
hay một xã hội nào đó khác với Bourdieur, ơng nhấn mạnh vốn xã hội với tư cách
là tài sản cá nhân có thể đạt được. Ngân hàng thế giới cũng có cách hiểu về vốn xã
hội phần nào giống Coleman: “Vốn xã hội [là một khái niệm]có liên quan đến

chuẩn mực và những mạng lưới xã hội dẫn đến hoạt động tập thể ngày càng có
nhiều sự kiện minh chứng rằng sự gắn kết xã hội – vốn xã hội – đóng vai trị
trọng yếu đối với việc giảm nghèo và sự phát triển con người và kinh tế một cách
bền vững”. Vận dụng khái niệm vốn xã hội, đề tài sẽ khảo sát vốn xã hội ở ba cấp
độ: cá nhân, gia đình - dịng họ và cộng đồng trong việc tương trợ giúp đỡ lẫn
nhau về mặt vật chất và tinh thần.
2. Cơ sở lý luận và khung lý thuyết
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên nền tảng của lý thuyết phát triển được ứng
dụng nghiên cứu khác nhau trong các chuyên ngành như Nhân học phát triển.

17


Trong nghiên cứu Nhân học phát triển, đề tài tiếp cận nghiên cứu theo quan
điểm sinh thái văn hóa (Cultural Ecology), nghiên cứu mơi trường theo hướng
thích nghi sinh tồn nhằm tập trung giải quyết mối quan hệ giữa môi trường và văn
hóa trong q trình khai thác tài ngun, nhất là việc khai thác tài nguyên đất và
nước trong q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp trong bối cảnh kinh
tế thị trường. Quan điểm chính thể hiện mối quan hệ này đó là: Văn hóa do các
điều kiện mơi trường định hình, các yếu tố kinh tế - công nghệ kết hợp với môi
trường ảnh hưởng đến tổ chức xã hội và hệ tư tưởng. Văn hóa là cơ chế giúp cho
con người thích nghi. Như vậy, mối quan hệ giữa mơi trường và văn hóa là mối
quan hệ tác động hai chiều. Cụ thể, Steward cho là con người có được thực phẩm
từ mơi trường tự nhiên có một ảnh hưởng định hình trực tiếp đến đời sống xã hội
và phong tục của họ, đặc biệt là hạt nhân văn hóa với các thành tố tổ chức xã hội,
chính trị và tơn giáo10.
Trên cơ sở quan điểm về mối quan hệ môi trường và văn hóa và sự hoạt
động sinh tồn của con người, đề tài xem xét những vấn đề như tổ chức gia đình và
xã hội, những hệ thống quan niệm và giá trị của người Việt ở ĐBSCL có những
thay đổi như thế nào khi con người thay đổi hoạt động sinh tồn của mình.

Đề tài tiếp cận lý thuyết Đặc thù luận lịch sử (historical particularism) của
Franz Boas. Theo Boas, để giải thich các phong tục văn hóa, người ta phải xem xét
chúng từ ba bối cảnh cơ bản: các điều kiện môi trường, các yếu tố tâm lý và các
mối quan hệ lịch sử. Trong ba điều kiện này, lịch sử là điều kiện quan trọng nhất.
Boas cho là các xã hội là do điều kiện lịch sử riêng của chúng tạo ra. Vì thế cách
thức giải thích tốt nhất các hiện tượng văn hóa đó là qua việc nghiên cứu sự phát
triển lịch sử của các xã hội.
Theo quan điểm này, để phân tích, làm rõ hình thức, đặc điểm, hệ thống giá
trị và quan niệm gắn liền với các quan hệ xã hội trong hoạt động kinh tế nông
10

Stanley R. Barett.2000. Anthropology: A student’s Guide to Theory and Method. University of Toronto
Press. Tr, 84-85

18


nghiệp của người Việt ĐBSCL, ngồi yếu tố mơi trường đề tài còn tập trung vào
các điều kiện lịch sử của vùng đất và đặc điểm tâm lý ứng xử của con người tại
đây.
Để lý giải cho sự thay đổi về văn hóa xã hội, cụ thể là sự thay đổi trong lĩnh
vực quan hệ xã hội trong mối tương liên với kinh tế, đề tài áp dụng quan điểm duy
vật về sự thay đổi này theo mơ hình chiếc bánh nhiều tầng về văn hóa của
Leslie White. Theo đó, văn hóa bao gồm ba lớp: lớp cơng nghệ và kinh tế ở tầng
đáy, lớp tổ chức chính trị và xã hội ở tầng giữa và lớp hệ tư tưởng ở trên cùng.
Trong sự quyết định sự phát triển (sự thay đổi) của văn hóa, tầng đáy đóng vai trị
nổi trội do các phát minh khoa học và công nghệ diễn ra ở đây, tầng giữa và
thượng tầng là những thay đổi kéo theo. Mơ hình này rõ ràng chịu ảnh hưởng của
quan điểm duy vật của Karl Marx về sự thay đổi của xã hội trong đó kiến trúc hạ
tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, theo đó thừa nhận vai trò quyết định của

sản xuất vật chất đối với các lĩnh vực còn lại của đời sống xã hội. Với sự chuyển
dịch của cơ cấu kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi kéo theo về tư tưởng và tổ chức xã
hội trong cộng đồng cụ thể của đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu bản chất nông dân trong hành vi kinh tế của họ, đề tài đặt vấn
đề nghiên cứu trong bối cảnh của cuộc tranh luận giữa hai trường phái Hình thức
luận và Bản chất luận về tính thích hợp của các khái niệm kinh tế học trong
nghiên cứu các xã hội tiền thị trường. Điểm mạnh nhất của quan điểm các nhà
hình thức luận đó là tính duy lý kinh tế của cá nhân tối đa hóa được tìm thấy trong
tất cả các xã hội, trong tất cả các hành vi. Điểm mạnh nhất của các nhà bản chất
luận đó là kinh tế là một hành vi của con người, được thể hiện trong các thiết chế
khác nhau. Hai trường phái này không loại trừ nhau. Đây cũng chính là hướng tiếp
cận của đề tài về bản chất hành vi kinh tế của con người. Cụ thể là, đề tài sử dụng
ba mơ hình của Richard Wilk (1996) đã phân tích: mơ hình tư lợi, mơ hình xã hội
và mơ hình đạo đức.

19


3. Giả thuyết nghiên cứu
Dựa trên quan điểm là phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần sẽ dẫn đến hình thành các mơ hình
kinh tế khác nhau do sự lựa chọn khác nhau của người dân dựa trên nguồn lực cho
sản xuất không giống nhau ở các điều kiện sinh thái khác nhau.
Với các mối quan hệ xã hội ít dính kết, người Việt vùng ĐBSCL ít chịu sự
chi phối của các yếu tố mang tính thiết chế văn hóa trong hoạt động kinh tế của
mình. Do vậy, bản chất của người nông dân thể hiện xu hướng tư lợi khá rõ nét
trong các quyết định mang tính kinh tế. Đặc tính mở của cộng đồng thúc đẩy cho
sự lựa chọn này. Đây cũng chính là một nhân tố quan trọng, đặt nền tảng cho sự
thay đổi, cách tân đóng góp cho sự phát triển chung của vùng đầy tiềm năng này.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, thị trường, mơi trường ơ nhiễm và cả cơ

chế chính sách cũng tác động đến hoạt động mưu sinh của người dân tạo nên rủi ro
ở các mức độ khác nhau của các mơ hình kinh tế. Và để đối phó với rủi ro, người
dân có xu hướng giảm thiểu và phân tán rủi ro khi đưa ra các quyết định sản xuất
cây gì, con gì và việc thay đổi nó để tránh sự rủi ro.
Sự phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ câu kinh tế của các hộ gia đình tất
yếu sẽ dẫn đến sự biển đổi xã hội kéo theo trong mối quan hệ tương thích để từ đó
nhận diện động thái và khuynh hướng của sự biến đổi xã hội trong bối cảnh hiện
nay của nông dân ĐBSCL.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa
thị trường tất yếu sẽ dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng sâu sắc, các nơng hộ
phân hóa thành các nhóm xã hội khác nhau với các nguồn vốn chênh lệch nhau,
khả năng kinh doanh, phát triển sản xuất hàng hóa cũng khác nhau, và phân tầng
về thu nhập và mức sống cũng khác nhau, trong quá trình sản xuất do năng lực
cạnh tranh yếu, một số hộ nông dân rơi vào nghèo đói.

20


Xét về vốn xã hội và xu thế phát triển, quan hệ xã hội trong hoạt động kinh
tế có những chuyển biến rõ rệt, đa chiều, nhưng quan hệ gia đình thân tộc và láng
giềng trong cộng đồng thơn ấp vẫn là quan hệ nền tảng. Vốn xã hội chỉ hoạt động
ở quy mô quan hệ xã hội nhỏ, thân thuộc và mức độ phát huy nguồn vốn xã hội
này không cao. Tuy nhiên do quy mô sản xuất của các nơng hộ là khác nhau thuộc
các mơ hình kinh tế khác nhau, nên sự mở rộng vốn xã hội cũng khác nhau theo
mối quan hệ cùng lợi ích chi phối trong cùng nhóm và khác nhóm với nhau. Do
vậy, xây dựng mối quan hệ hợp tác đa chiều giữa các hộ gia đình trong các nhóm
lợi ích là một xu thế cho sự phát triển của ĐBSCL cần được quan tâm.
4. Những cách tiếp cận
Để làm rõ nội dung nghiên cứu đề tài tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên 3
cấp độ: cá nhân, kinh tế hộ gia đình và cộng đồng, trong đó ưu tiên khảo sát cấp độ

hộ gia đình.
- Tiếp cận hệ thống (Systematic Aproach). Chú ý tới tính tồn diện của hệ
thống: hệ kinh tế, hệ sinh thái, hệ xã hội, hệ văn hóa. Mỗi hệ có đặc trưng và quy
luật riêng. Vì vậy chúng ta phải nhận thức đầy đủ các mối quan hệ tương tác giữa
chúng với nhau, từ đó tìm kiếm những luận cứu khoa học có cơ sở thực tiễn.
- Tiếp cận liên ngành (Interdisciplinary Aproach). Để nghiên cứu đạt được
hiệu quả và mang tính khả thi, phải tiến hành nghiên cứu liên ngành lấy tiếp cận
Nhân học làm trung tâm kết hợp tiếp cận với môi trường, kinh tế phát triển, xã hội
học.
- Nghiên cứu trường hợp (case study). Chọn những địa bàn nghiên cứu
điển hình về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài ở các cộng đồng có sự
chuyển dịch theo các mơ hình kinh tế khác nhau ở một số địa phương tiêu biểu có
sự so sánh đối chiếu. Nghiên cứu trường hợp đòi hỏi phải có thời gian dài ngày để
tiếp cận cộng đồng và đây là phương pháp được ưu tiên trong đề tài này khi những
người thực hiện phải chấp nhận những khó khăn tại địa bàn nghiên cứu.

21


5. Các phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiếp cận theo hướng Nhân học, vì vậy cơng tác nghiên cứu điền dã
Dân tộc học trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp quan sát tham dự: Để có được những thơng tin chính xác và
khách quan về những hoạt động của người dân diễn ra trong thời điểm nghiên cứu;
hoạt động lao động sản xuất, giao tiếp trong cộng đồng… nhà nghiên cứu phải tiến
hành quan sát tham dự. Đây là phương pháp đặc trưng của ngành Nhân học gắn
liền với công tác điền dã dài ngày tại cộng đồng nghiên cứu. Cụ thể là, nhà nghiên
cứu quan sát những việc làm, hành vi của các đối tượng nghiên cứu khi cùng tham
dự vào các hoạt động của cộng đồng.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Đây cũng là phương pháp đặc thù của ngành

Nhân học. Đây là phương pháp có thể khai thác dữ liệu về những vấn đề liên quan
đến các khía cạnh phức tạp, tế nhị của đời sống con người, như các khía cạnh về
nhận thức, quan niệm, tình cảm. Đề tài tiến hành phỏng vấn chiến lược, phỏng vấn
cá nhân dựa theo những câu hỏi mở được thiết kế theo các chủ đề. Phỏng vấn cá
nhân trong cộng đồng dựa trên những tiêu chí về giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ
học vấn để thu thập những dữ liệu cụ thể.
Đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua bảng hỏi hộ gia
đình được thiết kế theo các vấn đề được nghiên cứu với 750 phiếu và được xử lý
qua phần mềm SPSS.
Ngồi ra đề tài cịn sử dụng các phương pháp thông dụng trong nghiên cứu
khoa học như: Phương pháp thu thập và xử lý thông tin từ những nguồn tư liệu
khác nhau: tài liệu thống kê, báo cáo, các cơng trình nghiên cứu, lấy ý kiến chun
gia.
VI. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu của chúng tơi khơng có tham vọng tiến hành khảo sát trên
diện rộng của tất cả các tỉnh ĐBSCL thuộc các mơ hình kinh tế khác nhau vì khả

22


năng và điều kiện không cho phép. Để thực hiện mục tiêu của đề tài là nghiên cứu
những mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và những biến đổi xã hội diễn ra trong
q trình này, chúng tơi quan tâm đến những mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
tiêu biểu ở những địa phương có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh trên quy mô
lớn và ở những cộng đồng cư dân cư trú lâu đời có sự biến đổi xã hội rõ rệt. Còn
những địa phương không thỏa mãn điều kiện này, chúng tôi chưa tiến hành khảo
sát. Để thực hiện công việc trên, chúng tôi đã tiến hành chọn địa bàn bằng
phương pháp đánh giá nhanh nông thôn qua thông tin địa phương cung cấp và
khảo sát sơ bộ tại cộng đồng. Về vùng sinh thái và các mơ hình kinh tế ở đây
chúng tơi cũng lựa chọn những địa bàn tiêu biểu, chứ không thể lựa chọn đầy đủ

các vùng sinh thái ở ĐBSCL.
Để đáp ứng mục tiêu đề tài, chúng tôi chọn bốn tỉnh ở ĐBSCL: An Giang là
tỉnh có những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo các mơ hình tiêu biểu: lúa – cá tra; lúa thường sang chuyên canh lúa cao sản;
lúa sang màu; lúa sang chuyên canh cây ăn trái; các mơ hình đa canh kết hợp;
thành phố Cần Thơ nơi có nhiều huyện nơng nghiệp có những đặc điểm tương tự
An Giang, nơi có tác động của đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa; tỉnh Cà Mau, một
tỉnh ven biển nước mặn, lợ có điều kiện sinh thái cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ trồng lúa sang nuôi tôm quảng canh và khai thác thủy hải sản tiêu biểu ở
ĐBSCL và tỉnh Long An, một địa bàn có cư dân cư trú lâu đời và chuyển từ trồng
lúa sang nuôi tôm quảng canh cải tiến.
 Ở tỉnh An Giang chúng tôi chọn các xã sau đây:
1. Xã Bình Chánh, huyện Châu Phú
Xã Bình Chánh hoạt động kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp trong đó canh tác
lúa là chủ yếu với diện tích canh tác là 6.176 ha, năng suất cả năm 13,4 tấn/ha với
sản lượng 40.609 tấn, lúa chất lượng cao sản chiếm 80% với vòng quay đất 2,3
vịng/năm. Ngồi canh tác lúa cao sản, với hệ thống kênh mương bao quanh thuận
lợi cho việc nuôi trồng thủy sản với 4,64 ha diện tích ni trồng thủy sản ước sản
23


×