Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu những vấn đề cấp bách về kinh tế xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh đắc lắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRỌNG ĐIỂM ĐHQG – HCM NĂM 2006

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ
QUAN HỆ DÂN TỘC Ở TỈNH ĐẮC LẮC

Chủ nhiệm đề tài
PGS.TS. NGUYỄN VĂN TIỆP
Mã đề tài: B2005-18b-10TĐ

TP. HỒ CHÍ MINH, 2008


MỤC LỤC

TÓM TẮT............................................................................................................1
DẪN LUẬN .........................................................................................................5
CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 13
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI,
DÂN CƯ VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC TỈNH ĐẮC LẮC........................... 13
I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN ..................................... 13
II.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI, DÂN CƯ VÀ THÀNH PHẦN DÂN
TỘC 13
CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 16
DI DÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DI DÂN ĐẾN SỰ........................................... 16


PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ................................................................... 16
I. QUÁ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA DI DÂN .................................... 16
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ ....................... 19
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ THỨC DI CHUYỂN CỦA CÁC HỘ DI
DÂN................................................................................................................ 20
IV. TÁC ĐỘNG CỦA DI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ
HỘI ................................................................................................................ 21
CHƯƠNG 3 ....................................................................................................... 26
THỰC TRẠNG SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ....................................... 26
I. KHÁI QUÁT VỀ SỞ HỮU VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG XÃ HỘI
TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ... 26
II. NHỮNG MÂU THUẪN TRONG VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
ĐẤT ĐAI........................................................................................................ 30
CHƯƠNG 4 ....................................................................................................... 39
BIẾN ĐỔI KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở ĐỒNG
BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ ........................................................... 39
I. BIẾN ĐỔI KINH TẾ-XÃ HỘI Ở DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ SAU
ĐỔI MỚI ( 1986 – 2006)................................................................................ 39
II. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN NGHÈO ĐÓI CỦA CÁC DTTC
........................................................................................................................ 43
CHƯƠNG 5 ....................................................................................................... 50
TÌNH HÌNH TƠN GIÁO TÍN NGƯỠNG CỦA CỘNG ĐỒNG ..................... 50
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐTẠI CHỖ ............................................................ 50
I. SINH HOẠT TƠN GIÁO TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ ................................................................. 50
II. QUÁ TRÌNH TRUYỀN BÁ ĐẠO TIN LÀNH VÀ SINH HOẠT ĐẠO
TIN LÀNH HIỆN NAY................................................................................. 51
III. NGUYÊN NHÂN PHÁT TRIỂN CỦA ĐẠO TIN LÀNH Ở ĐẮC LẮC
........................................................................................................................ 61



CHƯƠNG 6 ....................................................................................................... 65
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC
HIỆN NAY, MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ..................................... 65
I. CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRƯỚC VÀ SAU NĂM 1975 ĐỐI VỚI CÁC
DTTSTC TÂY NGUYÊN.............................................................................. 65
II. NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ
QUAN HỆ DÂN TỘC ................................................................................... 68
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP................................................. 77
KẾT LUẬN........................................................................................................ 89
CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 94


TÓM TẮT

Đắc Lắc là một trong 5 tỉnh Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng về kinh tế, chính trị và quốc phịng an ninh của cả nước. Nơi đây có 44 dân
tộc cùng cư trú có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế-xã hội và dân số, về
ngơn ngữ và văn hóa. Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, bên cạnh
những thành tựu to lớn đạt được, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
đã có những tác động tiêu cực đến vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc cần được
quan tâm giải quyết nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc thống nhất. Từ kết
quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây:
1.Sau ngày giải phóng, để phát triển kinh tế-xã hội Đắc Lắc, nhà nước đã tổ
chức di dân xây dựng kinh tế mới sau đó là DDTD đã dẫn đến sự thay đổi đột biến
về cơ cấu dân cư và thành phần dân tộc đưa người Kinh từ một cư dân ít người
thành cư dân đa số, các DTTC từ đa số thành cộng đồng cư dân thiểu số ở. Hậu
quả của cuộc đại di dân này cùng với những nguyên nhân khác làm phá vỡ khơng
gian văn hóa - xã hội của các DTTC, dẫn đến tranh chấp nguồn lợi thiên nhiên về

đất, rừng làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên mà các DTTC là người chịu thiệt
thịi nhất.
2. Những sai lầm và thiếu sót trong chính sách về quản lý, khai thác và sử
dụng đất đai đã dẫn đến tình trạng thiếu đất, phân hóa về quy mơ và chất lượng đất,
phân hóa hiệu quả sử dụng đất và tranh chấp đất đai mà hậu quả diễn ra là người
DTTC mất đất, thiếu đất, quy mơ đất ít và chất lượng đất xấu cùng với hiện tượng
tranh chấp đất đai diễn ra dai dẳng làm cho người DTTC chịu nhiều thiệt thòi
trong việc khai thác nguồn lợi tự nhiên..
3. Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội trong bối cảnh kinh tế thị trường,
phân hóa giàu nghèo diễn ra ngày càng sâu sắc giữa hai khối Kinh-Thượng. Phân

1


hóa giàu nghèo thực chất là mâu thuẫn xã hội, nhưng trong hoàn cảnh Đắc Lắc
mâu thuẫn này lại chuyển thành mâu thuẫn dân tộc giữa cư dân mới đến với các
DTTC – chủ nhân lâu đời trên mảnh đất Tây Nguyên.
4. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa hội nhập văn hóa và tồn cầu hóa văn hóa, văn hóa các DTTC có
nguy cơ đứt đoạn với truyền thống cùng với khuynh hướng đồng hóa tự nhiên với
văn hóa Kinh và sự đồng hóa của văn hóa Tin Lành khi đạo Tin Lành ngày càng
truyền bá vá phát triển nhanh chóng. Thêm nữa, do thiếu sót, sai lầm trong quản lý
văn hóa đã làm mai một văn hóa dân tộc thậm chí gây tổn thương đối với văn hóa
của họ.
Trong bối cảnh đó, các thế lực phản động bên ngồi bằng các thủ đoạn kinh
tế, chính trị và tư tưởng ra sức hoạt động chống phá cách mạng, xúi dục tư tưởng
ly khai, tổ chức bạo loạn dẫn đến mâu thuẫn dân tộc ngày càng đẩy mạnh.
5. Nhìn lại hơn 30 năm qua trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, chúng
ta chưa quan tâm đúng mức những nhân tố dân tộc và quan hệ dân tộc, chưa dự
báo kịp những tác động tiêu cực diễn ra và khi diễn ra thì chậm xử lý và xử lý hiệu

quả thấp từ đó dẫn đến mâu thuẫn và xung đột dân tộc giữa hai khối Kinh-Thượng.
Như vậy, mâu thuẫn dân tộc diễn ra không chỉ do âm mưu phá hoại của các thế lực
thù địch mà nó cịn phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
ở vùng đa dân tộc.
Để giải quyết những vấn đề trên, đề tài đề xuất những kiến nghị, giải pháp
về các vấn đề di dân, đất đai và bảo vệ mội trường, giảm nghèo đối với các DTTC,
vấn đề tôn giáo và giải quyết quan hệ dân tộc.

2


SUMMARY

Dak Lak is one of five provinces of Tay Nguyen which has important
stratergical location in terms of national economy, politic and defence security.
There are 44 peoples, which differ in socio-economic developmental level,
population, language, and culture. Within 30 years of building and developing,
beside important achievements, several subject and object reasons have negatively
affected to people’s issues and people relations which need to be solved in order to
build a great national unity. From the result of our research, we have some below
conclusions.
1. After liberating, to develop socio-economy of Dak Lak, immigrant
programs organized by Vietnam government to build new economic areas
along with free immigrants resulted in sudden changes of population
mechanism and people’s background leading Kinh people – a minority
group in previous – to majority people now. In the contrary, local peoples
were majority becoming minority community. The consequence of great
immigrant as well as other reasons broke socio-cultural space of local
peoples causing conflicts for natural resources such as land, forest that
damaged to natural resources. As the result, the local peoples are at the

most disadvantage.
2. Several errors and shortcomings in policy of management, exploit, and use
of land caused lack of land, split land quality and scale, created a big gap of
land using effectiveness and conflicts for land. In consequences, there were
lack and loss of land of local peoples, reducing land size and made it bad
quality. Besides, fighting for land in long time damaged local peoples in
exploiting natural resources.

3


3. In the socio-economic developmental process and in market economy
situation, gap between the rich and the poor has been getting deeper
between Kinh and local peoples. Rich and poor gap actually is social
contradiction. However, in Dak Lak case, this contradiction has become
people’s conflict between new residents and local peoples – long time
owners of Tay Nguyen.
4. Along with socio-economic development, in the context of industrialization,
modernization, cultural integration, and cultural globalization, the culture
of local peoples in danger of discontinuation because tradition and natural
assimilation trended to Kinh’s and Protest’s culture, especially when this
religion has been propagated and developed quickly. Moreover, many
mistakes in cultural management led to lose in oblivion of peoples’ cultures,
even harmed to their cultures.
In this context, external reactionaries, by various economic, political, and
ideal cunnings, have attempted to oppose to revolution, incited seceding
thoughts, and organized riots, resulting in deeper national contradiction.
5. Looking back to over 30 years of socio-economic development process, we
have not virtually had appropriate concerns about peoples’ elements and
people’s relation, did not predict exactly negative effects. When they

happened, they were solved slowly and ineffectively. This has caused the
people’s conflicts between Kinh and local peoples. Peoples’ conflicts not
only happened because of external enemies but it also occurred in building
and developing socio-economic development process in this multi-people
area.
To solve these above issues, the research proposed some suggestions and
solutions about population immigrant, land and environmental protection,
poverty reduction for local peoples, religion matters and people’s relations.

4


DẪN LUẬN

I. Tính cấp thiết của đề tài
Đắc Lắc là một trong 5 tỉnh Tây Ngun có vị trí chiến lược đặc biệt quan
trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phịng của cả nước. Nơi đây có 44 dân
tộc cùng cư trú và có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội, có sự
khác biệt về ngơn ngữ và văn hóa. Hơn 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nhân dân các dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, giữ
vững an ninh quốc phịng cùng cả nước thực hiện thắng lợi cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, các dân tộc Đắc Lắc, đặc biệt là các
DTTC đang đứng trước những khó khăn và thử thách trên con đường phát triển
bền vững.
Tăng trưởng kinh tế chậm, đầu tư chưa tương xứng với sự phát triển, mặc
dù đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chun canh lớn, nhưng phát triển
cịn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch cho sự phát triển bền vững, thị trường
chưa ổn định, đời sống người dân, nhất là đồng bào các DTTC cịn gặp nhiều khó
khăn.

Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội, do chưa chú ý và quan tâm đúng
mức những nhân tố dân tộc và quan hệ dân tộc, chưa dự báo kịp thời được những
tác động tiêu cực diễn ra và khi diễn ra thì chậm xử lý và xử lý hiệu quả thấp dẫn
đến mâu thuẫn và xung đột giữa hai khối cư dân Kinh-Thượng. Đó là các vấn đề
sau đây:
- Di dân làm gia tăng dân số đột biến dẫn đến thay đổi cơ cấu dân cư và
thành phần dân tộc, dẫn đến tranh chấp nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên, làm cho
rừng bị tàn phá, tài nguyên thiên nhiên suy giảm.

5


- Do những sai lầm và thiếu sót trong chính sách về quản lý, khai thác và sử
dụng đất đai dẫn đến tình trạng thiếu đất và phân hóa đất đai và quy mô và chất
lượng đất, tranh chấp đất đai diễn ra mà người DTTC chịu nhiều thiệt thòi nhất.
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, phân hóa giàu nghèo diễn ra sâu sắc giữa
hai khối Kinh-Thượng. Đây thực chất là mâu thuẫn xã hội nhưng trong bối cảnh
địa phương được chuyển thành mâu thuẫn dân tộc giữa cư dân mới đến và cư dân
các DTTC-chủ nhân lâu đời trên mảnh đất Tây Ngun.
- Cơng nghiện hóa, hiện đại hóa đất nước cùng với hội nhập văn hóa khu
vực và tồn cầu hóa dẫn đến văn hóa các DTTC có nguy cơ bị đồng hóa và đứt
đoạn với văn hóa truyền thống làm mất đi các giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc.
Cùng với việc truyền bá đạo Tin Lành, nhất là Tin Lành Đề ga kích thích thêm tư
tưởng ly khai làm mất ổn định chính trị xã hội trong vùng.
Hệ quả của những vấn đề nêu trên đã hàm chứa những nguy cơ tiềm ẩn gây
nên mâu thuẫn, xung đột dân tộc phá vỡ khối đại đồn kết dân tộc thống nhất.
Trước tình hình đó, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước với phương châm: “đồn kết, bình đẳng, tương trợ cùng phát triển” phải giải
quyết tốt vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc giữa hai khối Kinh-Thượng. Vì vậy,
việc nghiên cứu những vấn đề nêu trên là hết sức cần thiết và cấp bách.

II. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
1.Mục tiêu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
đường lối chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và quan hệ
dân tộc, đề tài tập trung nghiên cứu một số vấn đề cấp bách về sự phát triển kinh
tế-xã hội các DTTSTC cũng như mối quan hệ dân tộc giữa hai khối Kinh –Thượng.
Từ việc nghiên cứu đề tài cung cấp những thông tin khoa học về hiện trạng, dự
báo xu hướng phát triển kinh tế-xã hội, đánh giá chính sách phát triển kinh tế xã
hội được tiến hành trong thời gian qua qua đó để chỉ ra những động lực cũng như
6


những trở ngại đối với sự phát triển bền vững cộng đồng các DTTSTC để giải
quyết tốt hơn mối quan hệ dân tộc hiện nay. Đồng thời qua kết quả nghiên cứu đề
xuất một số kiến nghị, giải pháp cho Nhà nước và các chính quyền địa phương bổ
sung, hồn thiện chính sách phát triển kinh tế -xã hội và giải quyết mối quan hệ
dân tộc trong vùng, nhằm ổn định chính trị và chống lại âm mưu phá hoại của các
thế lực phản động, thù địch bên ngoài.
2. Giả thuyết nghiên cứu.
Chính sách dân tộc và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội như di dân,
chính sách đất đai và sử dụng đất đai, sự phân hóa giàu nghèo và giao lưu tiếp xúc
văn hóa đã có những tác động như thế nào đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và
mối quan hệ dân tộc Kinh-Thượng trong hơn 30 năm qua?
Sự truyền bá đạo Tin Lành và âm mưu phá hoại gây rối của các thế lực
phản động thù địch bên ngồi có tác động như thế nào đến mối quan hệ dân tộc
hiện nay? Dự báo thực trạng và xu hướng của mối quan hệ dân tộc diễn ra hiện
nay và trong những năm tới?
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1. Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố chính trị, kinh tế văn hóa xã hội tác
động đến sự phát triển dân tộc và mối quan hệ dân tộc, thực trạng và xu hướng

mối quan hệ dân tộc hiện nay biểu hiện qua mâu thuẫn của hai khối Kinh-Thượng.
2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu ở 4 cấp: tỉnh, huyện, xã và buôn.
Điều tra, sưu tầm tư liệu tại các cơ quan, ban ngành hữu quan ở các cấp tỉnh,
2 huyện Cư M’ga, Ea H’leo, 2 xã Ea Sol và Ea Nam, 4 bn: Chăm, Ta Ly, Briêng
A, Kđruh có các dân tộc cư trú nhất là dân tộc Ê đê, Gia rai của huyện Ea H’leo địa bàn tiêu biểu được chọn là nghiên cứu trường hợp.

7


IV. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, và Nhà nước trong
hơn nửa thế kỷ qua, đặc biệt là trong những thập niên gần đây, đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc. Trong
đó có thể kể ra một số cơng trình tiêu biểu: Đặng Nghiêm Vạn “Quan hệ tộc người
trong một Quốc gia dân tộc”, Nxb Chính trị Quốc gia, HN, 1993; GS Phan Hữu
Dật (chủ biên) “Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan tới mối quan
hệ dân tộc hiện nay”, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2001; GS. Bế Viết Đẳng (chủ
biên)”50 năm các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”(1945 - 1995)”, Nxb KHXH,
1995; GS. Bế Viết Đẳng (chủ biên) “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh
tế - xã hội ở miền núi”, Nxb chính trị Quốc gia, Nxb Văn hóa dân tộc, 1996. “Các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố”, năm
2000; Viện nghiên cứu chính sách dân tộc và miền núi. “Vấn đề dân tộc và định
hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Nxb Chính trị Quốc gia, 2002 ...
Sau năm 1975, để phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội Tây Nguyên,
Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam mà nòng cốt là Viện Dân tộc học và Viện Khoa
học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu với qui mô lớn từ
năm 1978 - 1988 gồm 02 chương trình: Chương trình Tây Nguyên 1 (từ 1978 1983) và chương trình Tây Nguyên 2 (từ 1984 - 1988). Kết quả nghiên cứu của
chương trình Tây Nguyên đã thể hiện trong các ấn phẩm về các dân tộc cụ thể trên

địa bàn Tây Nguyên và các sách chuyên luận. Tổng kết 2 chương trình, tập thể tác
giả đã trình bày một bản báo cáo kiến nghị với Trung ương Đảng và Chính phủ về
những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên.
Từ năm 1988 đến nay, chưa có một chương trình lớn nghiên cứu về Tây
Ngun, nhưng rải rác đã có những cơng trình nghiên cứu đề cập những mặt khác
nhau của những vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên “Luật lục Ê đê (tập quán
pháp)”, 1986; Lưu Hùng “Buôn làng cổ truyền của người Thượng”, Nxb KHXH,

8


1994; Nguyễn Tuấn Triết “Tây Nguyên cuối thế kỷ XX, vấn đề dân cư và nguồn
nhân lực”, Nxb KHXH, 2003.
Trước những vấn đề cấp bách đặt ra cho sự phát triển Tây Nguyên dưới sự
chủ trì của Ban chỉ đạo Tây Nguyên trực thuộc Chính phủ, Viện KHXH tại TP.
HCM và trường Đại học Tây Nguyên đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Một số vấn
đề cấp bách về khoa học xã hội và nhân văn ở Tây Nguyên” vào tháng 11 - 2003
tại TP. Buôn Mê Thuột. Hội thảo với sự tham gia đông đảo các nhà khoa học và
quản lí địa phương và đã đặt ra nhiều vấn đề gợi ý cho chúng tôi cần tiếp tục
nghiên cứu trong đề tài này.
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đây đã đề cập về những vấn đề
kinh tế - xã hội Tây Nguyên, cung cấp nhiều tư liệu và nhận định liên quan đến
vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên. Nhưng những công trình này
dựa trên nguồn tài liệu cũ những thập niên trước đây, hiện nay đã có nhiều biến
đổi; những cơng trình này sẽ được chúng tơi thừa kế, bổ sung và phát triển dựa
trên những thông tin khoa học mới.
Liên quan trực tiếp đến những vấn đề nghiên cứu thuộc các chun đề đã
có các cơng trình nghiên cứu cả về lý thuyết cũng như thực tế tại địa bàn các tỉnh
Tây Nguyên trong đó có Đắc Lắc.
Chuyên đề : “Di dân và tác động của di dân đến sự phát triển kinh tế – xã

hội”, một trong những chuyên đề của đề tài đã có những cơng trình lý thuyết và
nghiên cứu cụ thể như: “Chính sách di dân ở châu Á”, trong khuôn khổ dự án VIE
95/004 “Tăng cường chính sách di dân nội địa ở Việt Nam” tại Hội thảo.
Nghiên cứu trực tiếp về di dân ở Tây Ngun có cơng trình “Di dân tự phát
của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên” năm 1999 do PGS
Khổng Diễn, Viện Dân tộc học làm chủ nhiệm đề cập tới một luồng di dân mới
trong thập niên gần đây. Trong dự án “Tăng cường năng lực, xây dựng chính sách
di dân nội địa ở Việt Nam” đã có “Báo cáo kết quả điều tra di dân nông thôn tại

9


tỉnh Đắc Lắc”. Trên cơ sở nguồn tài liệu này, TS. Huỳnh Thị Xuân viết báo cáo
“Những ảnh hưởng của vấn đề di dân từ nông thôn ra nông thôn lên những vùng
dân đến định cư ở tỉnh Đắc Lắc”.
Chuyên đề “ Thực trạng sở hữu và sử dụng đất đai” được Chính phủ quan
tâm và ban hành nhiều chính sách, nhưng rất tiếc là những cơng trình nghiên cứu
chưa nhiều. Đề cập tới vấn đề này phải kể đến bài báo của GS Đặng Nghiêm Vạn
“Sở hữu đất đai ở Tây Nguyên”, Tạp chí Dân tộc học số 1 - 2 năm 1998. Đáng
quan tâm hơn cả là công trình của Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo và Vũ Thị Hồng
“Sở hữu và sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên” năm 2000 bước đầu đề cập
tương đối hệ thống về vấn đề này, bên cạnh đó đã có kiến nghị về việc giải quyết
vấn đề đất đai, một vấn đề hết sức cấp bách hiện nay.
Chuyên đề “Biến đổi kinh tế-xã hội và thực trạng nghèo đói ở đồng bào
các dân tộc thiểu số tại chỗ” chúng ta có thể thấy những cơng trình liên quan đến
vấn đề này như “Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam” năm
2003 của Bùi Minh Đạo, Nguyễn Văn Tiệp và cộng tác viên khác trong chương
trình hợp tác Việt Nam - Canađa, xuất bản năm 2003: “Giải quyết vấn đề phân
hoá giàu nghèo ở các nước và Việt Nam” của Viện nghiên cứu kinh tế và phát
triển, năm 2000; “Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và

miền núi phía Bắc hiện nay” của Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển, năm 1999.
Chun đề “Tình hình tơn giáo tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc
thiểu số tại chỗ” ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắc Lắc nói riêng chưa được
quan tâm đúng mức. Rải rác có một vài bài báo đề cập tới vấn đề này như: “Thiên
chúa giáo và đạo Tin Lành ở vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên” của Nguyễn
Xuân Nghĩa, Tạp chí dân tộc học, 4 - 1989; “Tổng quan về tín ngưỡng tơn giáo ở
Tây Ngun” của Trần Minh Châu trong sách “Tây Nguyên ngày nay”, 2003;
Nguyễn Thị Kim Hoa “ Bước đầu vận dụng những quan điểm Mác xít về tơn giáo
để nghiên cứu tình hình phát triển và ảnh hưởng của Đạo Tin Lành hiện nay ở
Đắc Lắc”, 1999…

10


Chuyên đề “Thực trạng về vấn đề dân tộc và mối quan hệ dân tộc hiện
nay, một số kiến nghị và giải pháp”có nhiều tài liệu lý thuyết liên quan đến vấn
đề này. Nhưng rất tiếc, về việc nghiên cứu cụ thể, ngoài 40 trang viết đề cập đến
quan hệ dân tộc ở Tây Ngun trong cơng trình của GS Phan Hữu Dật trong sách
“Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan tới mối quan hệ dân tộc hiện
nay” năm 2001…
Về lý thuyết dân tộc và quan hệ dân tộc đã được đề cập trong các cơng trình
nghiên cứu của các học giả Liên Xơ (cũ) như Viện sĩ Bromley, cuốn sách “Căn
tính tộc người” năm 1998 . Các học giả nước ngoài khác phải kể đến Rodolfo
Stavenhagen “Các cuộc xung đột sắc tộc và tác động của chúng đối với xã hội”,
Tạp chí Thơng tin KHXH 10 - 1999; Cohen, Ronald, 1978 “Tính dân tộc. Vấn đề
trọng tâm của Nhân học”, Annual Reviews of anthropology,7: 379 - 404; Eriksen,
Thomas Hylland,1993 “Tính sắc tộc và chủ nghĩa Quốc gia dân tộc: Những quan
điểm Nhân học”. London and Chicago. Pluto Press.
V. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
1. Cơ sở lý luận

- Cơ sở lý luận của đề tài là học thuyết Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước
Việt Nam, lý thuyết về dân tộc và xung đột dân tộc trong Nhân học chính trị.
- Tuy nhiên mỗi chuyên đề do tính độc lập tương đối cho nên có những cơ
sở lý thuyết riêng như: lý thuyết về di dân, các loại hình di dân; lý thuyết về dân
tộc và quyền của các dân tộc trong việc sử dụng các tài nguyên; lý thuyết về nghèo
đói và tính đặc thù về tình trạng nghèo đói của các dân tộc thiểu số. Những vấn đề
lý thuyết trên đây được tiếp cận trên bình diện của Nhân học như: Nhân học chính
trị, Nhân học nghiên cứu về tộc người, Nhân học kinh tế, Nhân học về dân số tộc
người, Nhân học tôn giáo…

11


2. Những cách tiếp cận
- Để làm rõ nội dung nghiên cứu đề tài tiếp cận đối tượng nghiên cứu trên
cấp độ: hộ gia đình và cộng đồng, trong đó quan tâm hơn cả là cộng đồng các
DTTSTC trong mối quan hệ với người Kinh. Từ cấp độ cộng đồng để tìm hiểu
mối quan hệ giữa các khối cộng đồng dân tộc trên các bình diện khác nhau mà nội
dung đề tài đã đặt ra.
3. Các phương pháp nghiên cứu
- Thu thập và xử lý thông tin từ những nguồn tư liệu sẵn có.
- Nghiên cứu trường hợp (case study). Chọn những địa bàn nghiên cứu điển
hình về những vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài tại 2 xã gồm 4 buôn khác
nhau của huyện Ea H’leo để có sự so sánh đối chiếu.
- Phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn sâu các hộ gia đình, nhất là
các gia đình DTTC, phỏng vấn các cán bộ tỉnh, huyện, xã, thơn, tổ chức toạ đàm
nhóm các hộ gia đình trong bn có sự tham gia của người dân (PRA).
VI. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu những vấn đề cấp bách về kinh tế – xã hội và mối quan hệ dân

tộc ở tỉnh Đắc Lắc thực chất là một chương trình nghiên cứu hơn là một đề tài
nghiên cứu, trong đó có bao gồm những đề tài mang tính độc lập tương đối được
thể hiện trong những các chuyên đề nêu trên.

12


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH
TẾ-XÃ HỘI, DÂN CƯ VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC TỈNH ĐẮC LẮC

I. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Đắc Lắc là tỉnh nằm ở trung Tây Nguyên với diện tích tự nhiên 13.085 km2
có hệ thống đường giao thơng quốc lộ nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, đồng
bằng Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ. Địa hình Đắc Lắc có đặc trưng nổi bật là sự
tồn tại mờ nhạt các vùng trũng giữa núi và sự hiện diện đậm nét của các cao
nguyên, bình nguyên tương đối bằng phẳng. Khí hậu Đắc Lắc thuộc loại khí hậu
ẩm gió mùa chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa với lượng mưa tương
đối lớn. Đắc Lắc có 8 nhóm đất chính, trong đó nhóm đất đỏ bazan có diện tích
lớn nhất thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày. Đất rừng Đắc Lắc
là nguồn tài nguyên giàu có với hệ động vật và thực vật với số lượng và chủng loại
phong phú.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI, DÂN CƯ VÀ THÀNH PHẦN DÂN TỘC
1. Tỉnh Đắc Lắc có 12 huyện và thành phố Bn Mê Thuột, đến năm 2005
dân số khoảng 1.7 triệu người với 44 dân tộc, trong đó dân tộc Kinh chiếm 68%
dân số, các DTTS miền núi phía Bắc là 13%, cịn lại 19% là các DTTSTC đơng
nhất là dân tộc Êđê, Gia rai, M’nơng…
Đắc Lắc là tỉnh có tiềm năng về phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp và
lâm nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 10 năm qua từ 7 đến 10% và là tỉnh
có cơ sở vật chất hạ tầng cũng như giáo dục, y tế phát triển nhất ở Tây Nguyên.

Trong 3 khối cư dân thì người Kinh có trình độ phát triển kinh tế-xã hội cao
nhất, tiếp đến là các DTTS miền núi phía Bắc di cư vào và thấp nhất là các
DTTSTC.

13


Huyện Ea H’leo nằm ở phía Bắc tỉnh Đắc Lắc với diện tích tự nhiên 13.351
km2 mang đặc trưng địa hình cao ngun thuận lợi cho sự phát triển nơng nghiệp
nhất là cây cơng nghiệp và lâm nghiệp. Huyện có 9 xã và 1 thị trấn với số dân năm
2004 là 107.400 người thuộc 23 dân tộc. Dân tộc Kinh chiếm trện 50%, các dân
tộc miền núi phía Bắc có 15 dân tộc và 7 DTTSTC đông nhất là dân tộc Êđê và
Gia rai. Trên địa bàn của huyện có các nông lâm trường xen kẽ với dân cư.
Xã Ea Sol thành lập năm 1976 có diện tích tự nhiên 23.150 ha mang đặc
trưng địa hình cao nguyên với diện tích rừng chiếm trên 50% diện tích tự nhiên.
Xã có 20 thơn, bn trong đó có 14 bn là người DTTC với 10.405 người năm
2004 thuộc 11 dân tộc, dân tộc Ê đê, Gia rai chiếm 58% dân số, người Kinh chiếm
33%, các DTTS miền núi phía Bắc chiếm 9%. Buôn Chăm và buôn Ta Ly là 2
buôn thuộc địa bàn khảo sát của nhóm đề tài. Bn Chăm có 112 hộ, 668 khẩu đa
số là dân tộc Gia rai. Phần lớn đất canh tác là đất rẫy dốc, độ phì thấp, người dân
canh tác chủ yếu là cây lương thực và cây điều. Do đất xấu và năng xuất thấp,
đồng bào còn tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Tại bn chưa có mạng lưới điện
Quốc gia chỉ có 1 trạm năng lượng mặt trời 12 V do Cộng hòa Liên bang Đức tài
trợ nhưng hiện hư hỏng và số hộ cịn sử dụng diện rất ít. Đây là bn thuộc vùng 3
- vùng đặc biệt khó khăn chiếm 51% hộ nghèo đói.
Bn Ta Ly có 122 hộ, 752 khẩu trong đó có 115 hộ là người Gia rai. Cũng
như buôn Chăm, người Gia rai chủ yếu canh tác nương rẫy, trồng cây lương thực
và cả cà phê, tiêu…. Họ còn tham gia quản lý và bảo vệ rừng. Bn đả có điện
lưới Quốc gia, có nước sạch. Bn có 30% số hộ nghèo là người Gia rai.
Xã Ea Nam thành lập năm 1987 với diện tích tự nhiên 17.230 ha, đất đỏ

bazan chiếm 2/3 diện tích rất thuận lợi cho việc trồng cây cơng nghiệp. Diện tích
đất lâm nghiệp chiếm 40%. Xã có 16 thơn, bn trong đó có bn Briêng A và
Kđruh là người Ê đê mà chúng tơi khảo sát. Dân số năm 2004 có 2.611 hộ, 12.301
khẩu thuộc 9 dân tộc. Bộ phận DTMĐ là người Kinh và các DTTS miền núi phía
Bắc có 2.131 hộ chiếm 78% số hộ, bộ phận DTTC là người Ê đê có 480 hộ chiếm

14


22% số hộ. Do địa hình bằng phẳng, đất dỏ bazan rất thuận lợi cho việc phát triển
cây công nghiệp, cây lương thực chỉ chiếm thứ yếu. Cơ sở vật chất hạ tầng của xã
tương đối tốt so với các xã miền núi. Cả xã có 686 hộ nghèo chiếm 25% tổng số
hộ.
Bn Briêng A có 161 hộ, 1032 người, trong đó có 153 hộ, 968 người là
dân tộc Ê đê, còn lại là các dân tộc khác. Người Ê đê vừa trồng cây lương thực và
cả cây công nghiệp. Do đất rừng đã khai thác hết nên khơng có đất lâm nghiệp.
Trong bn có 70 hộ thuộc diện nghèo đói chiếm 45% tổng số hộ.
Bn Kđruh có 130 hộ, 750 người tòan bộ thuộc dân tộc Ê đê. Đồng bào
trồng cây lương thực và cả cây công nghiệp. Trong 2130 hộ có có 38 hộ thuộc
diện nghèo đói chiếm 30%.

15


CHƯƠNG 2
DI DÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DI DÂN ĐẾN SỰ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI

I. QUÁ TRÌNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA DI DÂN
Là một tỉnh đất rộng, người thưa, từ sau ngày giải phóng miền Nam, Đắc

Lắc là một trong những vùng trọng điểm của cả nước để phân bố lại lao động và
dân cư, nhằm giải quyết việc làm, khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, trong những năm qua Đắc Lắc đã thu hút mạnh mẽ các luồng di dân
trong cả nước đến sinh cơ, lập nghiệp, diễn ra hết sức sôi động và cũng rất phức
tạp kể cả dân DCCTC và đặc biệt sau Đổi mới là dân DCTD ngày một gia tăng.
Qua 30 năm (1976 – 2005) do tăng dân số (cả tăng tự nhiên và tăng cơ học),
đặc biệt là tăng dân số cơ học đã đưa dân số Đắc Lắc lên 1.714.855 người, với 44
dân tộc anh em. Mật độ dân số từ 17 người /km2 năm 1975 lên tới 130,65 người
/km2. Tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1989 - 1999 là 6,18% cao nhất cả
nước
1. Di dân có tổ chức
Di dân có tổ chức là hình thức di dân đến các vùng kinh tế mới theo kế
hoạch của nhà nước. Sau ngày giải phóng, Đảng, Nhà nước đã thực hiện các chủ
trương di dân xây dựng vùng KTM đã điều chuyển hàng triệu dân cư từ các tỉnh
đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung lên thành lập
các nông trường quốc doanh, xây dựng các vùng kinh tế ở Tây Nguyên và Đắc
Lắc. Đắc Lắc là địa bàn đón nhận DDCTC lớn nhất.
Quá trình đưa dân KTM diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp trong thời gian 5
năm đầu (1976 – 1980) với số dân KTM ở Đắc Lắc là 170.000 người. Trong 10
năm tiếp theo (1981 – 1990), nhận thấy quy mô và tốc độ di dân KTM quá lớn,

16


khơng hợp lý gây những tiêu cực và khó khăn cho việc tổ chức và quản lý cũng
như việc chăm lo đời sống ổn định cuộc sống cho người dân, tỉnh Đắc Lắc chủ
trương hạn chế tiếp nhận mới và chủ yếu đi vào củng cố và ổn định số dân KTM
đã đến. Suốt 10 năm tỉnh Đắc Lắc nhận 95.000 người. Sang thời kỳ 1981 - 1989
tốc độ nhận dân chậm lại hẳn, thậm chí có những thời điểm như năm 1987 - 1988
tỉnh Đắc Lắc chủ trương ngừng nhận mới để đi vào củng cố số cũ.

Chuyển sang thời kỳ đổi mới, đặc biệt là sang thập niên 90, công tác đưa
dân lên KTM vẫn tiếp tục triển khai theo hướng củng cố số cũ là chính, tiếp nhận
số mới dè dặt và thận trọng. Công tác di dân kinh tế mới trong thời gian này là di
dân theo dự án nhằm nâng cao tính hiệu quả của di dân và xây dựng các vùng kinh
tế mới theo hướng gắn liền với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội địa
phương và mục tiêu chương trình xóa địi giảm nghèo.
Tính từ năm 1976 đến tháng 6 năm 2006 tỉnh Đắc Lắc đã nhận 55.030 hộ
và 320.922 khẩu dân DCCTC.
2. Di dân tự do
2.1. Quy mô dân số
Di dân tự do là một hiện tượng xã hội đặc biệt ở Tây Nguyên trong đó có
Đắc Lắc trong những thập niên gần đây. Chưa bao giờ trong lịch sử Tây Nguyên
lại diễn ra quá trình DDTD ồ ạt với qui mô lớn như thế, đặc biệt là từ sau cơng
cuộc Đổi mới đất nước 1986. Nhìn lại quá trình di dân cho thấy, vào các thời điểm
khác nhau, hiện tượng DDTD cũng có qui mơ và tốc độ khác nhau. Di dân tự do
đến Tây Nguyên có thể chia làm 3 giai đoạn: Từ 1976 đến cuối thập niên 1980 là
giai đoạn chậm chạp thăm dò, thể nghiệm; từ 1990 đến cuối thập niên 1990 là giai
đoạn cao trào ồ ạt đạt tới đỉnh cao vào năm 1994 đến 1997, và giai đoạn 1998 đến
nay DDTD có chậm lại do chủ trương hạn chế di dân tự do của Chính phủ.
Như vậy, thời gian trước Đổi mới 1976 – 1985 DDTD là 9.013 hộ, 50.368
người chiếm 13,3% tổng số tồn bộ dân DCTD; trong khi đó số DDTD sau đổi

17


mới chiếm tới 86,7%; đặc biệt thời kỳ 1991 – 1995 có tới 120.172 người chiếm
trên tổng số là 31,7% tổng số dân DCTD. Điều đó cho thấy DDTD bùng phát
mạnh nhất trong thời gian này rồi sau đó chậm dần.
Theo thống kê dân số năm 2005 tổng dân số tồn tỉnh là 1.714.855 người,
trong đó dân DCCTC và dân DCTD là 699.742 người.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng di dân tự do bùng phát là do chính
sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và ở Tây Nguyên từ sau đổi mới năm
1986 đến nay như: chính sách kinh tế nhiều thành phần, chính sách đất đai dẫn đến
hình thành thị trường đất đai và phân hóa giàu nghèo là lực đẩy dân DCTD đến
Đắc Lắc. Một nguyên nhân khác như là lực hút dịng di cư tự do đến Đắc Lắc vì là
tỉnh giàu có nhất Tây Nguyên về tài nguyên đất đỏ bazan rất thuận lợi cho sự phát
triển nông nghiệp nhất là cây công nghiệp cao su, cà phê, tiêu đang lên giá.
2.2. Địa bàn xuất nhập cư
Dân di cư tự do đến Đắc Lắc từ 60 tỉnh thành trong cả nước. Họ ra đi chủ
yếu từ vùng nông thôn theo mơ hình di cư nơng thơn – nơng thơn. Các vùng xuất
cư lớn nhất đến Đắc Lắc là vùng trung du và miền núi phía Bắc chiếm 33,7%
trong tổng số dân DCTD đến Đắc Lắc. Thứ đến là vùng Bắc Trung Bộ chiếm tỉ lệ
30,9%, sau đó là vùng đồng bằng sơng Hồng chiếm vị trí thứ 3 và Nam Trung Bộ
chiếm vị trí thứ 4. Di dân tự do của các dân tộc miền núi phía Bắc đang có xu
hướng gia tăng trong những năm gần đây trong khi đó thì dân tộc Kinh có xu
hướng giảm.
2.3. Thành phần dân tộc
Di dân tự do xét theo thành phần dân tộc cho thấy, người Kinh là chiếm đa
số trong thành phần các dân tộc DDTD với 180.411 khẩu, chiếm 65,16% tổng số
dân DCTD. Ngồi ra cịn có hơn 20 dân tộc thiểu số với 96.434 khẩu, chiếm
34,84%.

18


Trong tổng số dân DCTD của các DTTS miền núi phía Bắc, dân tộc Nùng
chiếm tỷ lệ cao nhất 12,76%, sau đó là Tày chiếm 9,88%. Ngồi ra có các dân tộc
khác như H’mông, Dao, Mường, Thái.
Sự di cư của người Kinh, đặc biệt là các DTTS phía Bắc đã dẫn đến tình
trạng cư trú xen kẽ Kinh-DTTSTC với các DTTS các tỉnh miền núi phía Bắc

khơng chỉ trong phạm vi một huyện mà cả một xã, là tình trạng hiếm thấy trước
ngày miền Nam giải phóng.
II. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ
Dân di cư đến Đắc Lắc là một cộng đồng cư dân có những nét đặc thù riêng
về giới tính, tuổi tác và trình độ văn hoá - nghề nghiệp rất đa dạng.
1. Tuổi
Tuổi trung bình của dân di cư khá cao, nhưng vẫn thấp hơn so với tuổi
trung bình của những người khơng di cư tại các vùng xuất cư, tuy mức chênh lệch
khơng nhiều. Tuổi bình qn của của người di cư có tổ chức là 39,5 và di cư tự do
là 38,2 so với người không di cư tại vùng nhập cư là 42,2.
2. Giới tính và tình trạng hơn nhân
Ở Việt Nam theo truyền thống, di dân đến các vùng nông thôn chủ yếu là
sự ra đi của cả gia đình. Số liệu thống kê cho thấy khoảng trên 90% số người ra đi
đã xây dựng gia đình. Chính nhờ những cuộc di chuyển có quy mơ gia đình nên sự
cân bằng giới được đảm bảo, tỷ lệ chênh lệch giữa nam và nữ khơng nhiều, trừ
một số nhóm tuổi 35 - 39, 45 - 49 và một số nhóm già hơn.
Nếu chỉ tính riêng những người đã có vợ, có chồng cho thấy: tỷ lệ người có
vợ/chồng đạt cao nhất ở độ tuổi 25 – 39 ở 3 loại hình dân cư. Tuy nhiên, độ tập
trung cao nhất thuộc loại hình DCTD, sau đó là DDCTC. Ở loại khơng di dân, tỷ
lệ này trải đều hơn và cho đến tuổi trên 55, tỷ lệ này còn đạt tới mức khá cao,
tương đương với mức đạt được ở độ tuổi 45 - 54 của các loại hình khác

19


3. Trình độ văn hố – nghề nghiệp
Về trình độ văn hóa của dân số từ 6 tuổi trở lên phân bố theo loại hình di
dân và giới tính cho thấy tỷ lệ khơng biết chữ có sự cách biệt khá xa giữa các loại
hình di dân, loại hình DDCTC có 4,2% khơng biết chữ, DDTD là 10,5% và cao
nhất là loại hình khơng di dân trên 21%. Như vậy, tỷ lệ khơng biết chữ của loại

hình khơng di dân gấp 5 lần loại hình di dân có tổ chức. Trong từng loại hình di
dân, tỷ lệ khơng biết chữ của nữ giới cao hơn nam giới từ 1,5 đến 2 lần. Trình độ
văn hóa phổ biến nhất là ở cấp tiểu học và trung học cơ sở, cao nhất là nữ giới ở
loại hình DDCTC đạt gần 90%. Tỷ lệ người có văn hóa bậc phổ thơng trung học
thấp.
4. Về trình độ chun mơn kỹ thuật
Điều tra trên 6.097 người từ 13 tuổi trở lên cho thấy trình độ chuyên môn
kỹ thuật hầu hết chưa qua đào tạo nghề ở các trường lớp (khơng có CMKT). Cụ
thể là chung cho 3 loại hình: 2,2% được qua đào tạo cơng nhân kỹ thuật: 2,0%
trung học chuyên nghiệp: 0,65 cao đẳng, đại học; một con số quá ư khiêm tốn và
95,2% khơng được đào tạo nghề, trong đó nữ giới chiếm 96,6%: nam giới chiếm
93,6%.
III. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM MÔ THỨC DI CHUYỂN CỦA CÁC HỘ DI DÂN
1. Cơ cấu quy mơ hộ gia đình
Bình qn nhân khẩu của một hộ gia đình di dân có tổ chức là 4,7 người/hộ,
di dân tự do là 4,9 người /hộ. Nếu so với một hộ nơng nghiệp vùng Tây Ngun là
5,3 người/hộ thì số nhân khẩu bình quân của các loại hình di dân đều thấp hơn.
Về sự phân bố thế hệ cùng chung sống trong hộ theo loại hình di dân, theo
kết quả điều tra tỷ lệ hộ có 2 thế hệ (bố mẹ và con) cùng chung sống tương ứng
với 2 loại hình DDCTC và DDTD chiếm tỷ lệ 88,8% và 81,2% hầu hết là gia đình
hạt nhân. Số hộ chỉ một 1 thế hệ chiếm tỷ lệ nhỏ 6,2% và 7,2%.

20


2. Số hộ cùng di chuyển
Số hộ di chuyển ở 2 loại hình di dân trái ngược nhau. Đối với loại hình
DDCTC nhóm trên 50 hộ cùng di chuyển chiếm tỷ lệ 26,7%, trên 10 hộ cùng di
chuyển chiếm tỷ lệ 71,1%, có ít hộ cùng di chuyển từ 1,2 hộ đến 5 hộ chiếm tỷ
lệ,15,6%. Ngược lại, đối với loại hình DDTD chủ yếu là đi lẻ khơng có hộ khác

chuyển cùng chiếm tỷ lệ cao nhất 65,7%, có 2 hộ cùng di chuyển chiếm tỷ lệ
12,2%. Nếu tính từ 1 hộ đến 5 hộ cùng di chuyển tỷ lệ đó chiếm đa số 87,7%. Đó
cũng chính là đặc điểm của DDTD, số lượng hộ cùng nhau di chuyển ít thì sự cơ
động trong quá trình di chuyển càng linh hoạt và sự xen ghép, chọn địa bàn nhập
cư càng thuận lợi.
IV. TÁC ĐỘNG CỦA DI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ
HỘI
1. Ảnh hưởng tích cực
- Về cơ cấu dân cư và thành phần dân tộc: Di dân đã làm gia tăng dân số ở
Đắc Lắc. Tại Đắc Lắc từ năm 1976 đến năm 2006 dân số tăng từ 350.000 người
lên đến hơn 1.700.000 người. Tốc độ tăng dân số bình quân 6%/năm thời kỳ 1989
– 1999, một tốc độ tăng dân số quá mức cho phép (dưới 3%/năm) theo khuyến cáo
của Tổ chức Dân số thế giới. Sự gia tăng dân số làm cho mật độ dân số trên các
khu vực thuộc địa bàn ngày càng đơng thêm. Do kết quả của q trình di dân, hiện
tượng cộng cư, xen cài giữa các dân tộc bản địa với các dân tộc miền núi phía Bắc
và người Kinh ngày càng phổ biến hơn. Di dân đã góp phần mở rộng thành phần
dân tộc và cơ cấu dân tộc cũng thay đổi đáng kể. Sự tham gia của các thành phần
dân tộc mới trong quá trình di cư đã làm thay đổi bức tranh thành phần dân tộc ở
Đắc Lắc theo xu hướng tỷ lệ cư dân tại chỗ ngày càng thu hẹp, trong khi đó tỷ lệ
cư dân người Kinh và các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc ngày càng chiếm ưu
thế đã đưa Đắc Lắc thành một tỉnh có thành phần dân tộc đa dạng nhất và phức tạp
nhất ở nước ta với 44 dân tộc.

21


- Dân di cư tự do đến đã bổ sung thêm nguồn lao động đáng kể đang yếu và
thiếu ở Tây Nguyên nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh kinh tế của địa phương
nhất là kinh tế nông nghiệp. Sau năm 1975 Đắc Lắc là vùng đất rộng người thưa,
nhiều nơi mật độ cư dân rất thấp. Chất lượng lao động kém, chủ yếu là lao động

thủ công trên cơ sở bóc lột tự nhiên. Nếu tính riêng tỉnh Đắc Lắc năm 1980 lao
động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân gồm 191.466 người, sang
năm 1985 tăng 249.028 lao động, năm 1999 có 798.035 lao động, chỉ sau 9 năm
(so với 1990) tăng 436.375 lao động, tăng gấp 2,2 lần.
- Di dân tự do góp phần phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hình
thành nhiều trung tâm dân cư và các đơn vị hành chính mới:Di dân tự do của
người Kinh và các DTTS miền núi phía Bắc đã đến cư trú hầu khắp địa bàn các
tỉnh, kể cả vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới để tận dụng khai thác nguồn tài
nguyên đất, rừng vốn chưa được sử dụng. Nếu tính riêng tỉnh Đắc Lắc, năm 1979
chỉ có 8 huyện, thị (7 huyện và 1 thị xã) với 96 đơn vị hành chánh xã, phường.
Năm 2000 tồn tỉnh có 18 huyện, thành phố (17 huyện, 1 thành phố) tăng thêm 10
huyện, số xã tăng gấp đôi so với năm 1976 là 173 xã, trung bình cứ 2 năm lại tăng
1 huyện mới và khoảng 2 tháng lại hình thành một xã mới.
- Về kinh tế: Di dân đã góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của tỉnh. Dân di cư
chủ yếu là người nghèo, mục đích di dân trước hết là làm kinh tế nâng cao đời
sống. Di dân tự do góp phần khai thác tiềm năng và thế mạnh kinh tế của Tây
Ngun trước hết là nơng, lâm nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh và sản
xuất hàng hoá lớn, góp phần rất nhiều trong việc khai hoang, mở rộng diện tích đất
trồng trọt.
- Về an ninh quốc phịng: Di dân, đặc biệt là DDTD đã hình thành các
điểm cư dân mới ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã góp phần bảo vệ an ninh
quốc phịng và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên địa bàn Đắc Lắc.

22


×