Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Nghiên cứu mới về văn học việt nam giai đoạn 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỚI VỀ VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

Chủ nhiệm đề tài: TS. VÕ VĂN NHƠN

TP. HỒ CHÍ MINH 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HỌC...........................................4
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 ................................................................ 4
CHƯƠNG 2. NGHIÊN CỨU MỚI VỀ VĂN HỌC ......................................... 28
GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 .................................................................................. 28
2.1. Thơ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp ............ 28
2.2. Văn xuôi cách mạng thời kỳ 1945 – 1954............................................... 32
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU MỚI VỀ VĂN HỌC ......................................... 35
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975 .................................................................................. 35
3.1. Vụ án Nhân văn – Giai phẩm................................................................. 35
3.2. Văn xuôi cách mạng giai đoạn 1955 - 1975............................................ 36
CHƯƠNG 4. VĂN HỌC Ở CÁC ĐÔ THỊ BỊ TẠM CHIẾM ......................... 39
GIAI ĐOẠN 1945 – 1975 .................................................................................. 39
4.1. Văn học ở các đô thị bị tạm chiếm giai đoạn 1945 – 1954..................... 39
4.2. Văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1955 – 1975 .................................. 41
CHƯƠNG 5. NHỮNG VẤN ĐỀ VĂN HỌC CỤ THỂ .................................... 50


5.1. Nhận thức mới về các tác giả ................................................................. 50
5.2. Nghiên cứu mới về văn bản .................................................................... 54
KẾT LUẬN........................................................................................................ 61
THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................... 63
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 76


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Khoa Văn học và Ngơn ngữ là một khoa lớn, có một bề dầy trong giảng dạy
và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Nhưng cho đến nay, Khoa vẫn chưa có một bộ
giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam mang dấu ấn của riêng mình, một bộ giáo
trình tương đối tốt, tổng kết được những thành tựu nghiên cứu khoa học của các
cán bộ giảng dạy trong khoa, để làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên đại
học, cho học viên sau đại học và là tài liệu cho những ai quan tâm. Điều đó đã
khiến nhiều thế hệ lãnh đạo và cán bộ giảng dạy của khoa phải trăn trở suy nghĩ.
Để bước đầu xây dựng một bộ giáo trình như mong muốn đó, bộ mơn Văn
học Việt Nam đã đăng ký thực hiện một loạt đề tài có tính chất tổng thuật về
những nghiên cứu mới trong từng giai đoạn văn học cụ thể. Đồng thời qua đó sẽ
hệ thống lại, nhận xét và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp về những giai đoạn này.
Đề tài Nghiên cứu mới về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 của
chúng tôi là một trong những đề tài đó. Với nhiều tư liệu mới đã được công bố từ
thời đổi mới đến nay, với rất nhiều cơng trình, giáo trình đã được công bố sau năm
1975, chúng tôi cố gắng hệ thống lại các luận điểm, các nhận định mới mẻ của các
nhà nghiên cứu, các nhà văn về một giai đoạn văn học nhiều phức tạp và nhiều
tranh cãi này.
2. Phạm vi giới hạn đề tài
- Chúng tôi sẽ tổng thuật các cơng trình, giáo trình được viết từ sau 1975 đến nay,
nhưng chủ yếu là tổng thuật các cơng trình, giáo trình được viết từ thời kỳ đổi mới

và có nhận thức mới về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, bởi vì khơng
phải cơng trình, giáo trình nào viết sau 1975 hay từ thời kỳ đổi mới cũng có cái
nhìn mới mẻ về giai đoạn văn học này.
- Từ việc tổng thuật, chúng tôi sẽ hệ thống lại, nhận xét và đề xuất hướng nghiên
cứu tiếp về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
1


- Nhiệm vụ của cơng trình này chỉ là thống kê, tổng thuật những cơng trình, ý
kiến sau 1975 về văn học Việt Nam 1945 – 1975 của các nhà nghiên cứu, phê
bình, các nhà văn đi trước. Một giáo trình mới cơng phu hơn, mới mẻ hơn về văn
học giai đoạn này sẽ được triển khai sau.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp văn học sử.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp so sánh.
4. Đóng góp mới của đề tài
Tổng thuật một cách có hệ thống các cơng trình, giáo trình có tinh thần
nghiên cứu mới về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975. Nêu lên những vấn
đề cần trao đổi lâu nay của văn học giai đoạn này: các vụ án văn học, các tác phẩm
có “vấn đề”, những phát hiện mới về tác giả, tác phẩm…, từ đó nhận xét và đề
xuất một hướng nghiên cứu để tiến tới xây dựng một bộ giáo trình về văn học Việt
Nam giai đoạn 1945 – 1975 mới mẻ, phong phú và khoa học hơn.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngồi phần dẫn nhập và kết luận, cơng trình gồm có 5 CHƯƠNG:
CHƯƠNG 1. Đánh giá chung về văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975

CHƯƠNG này sẽ tổng thuật các cơng trình, các ý kiến có tính chất khái
quát được viết từ sau 1975 của các nhà văn, nhà nghiên cứu, đặc biệt là từ thời kỳ
đổi mới, để đánh giá, nhận định lại văn học Việt Nam thời kỳ 1945 – 1975.
CHƯƠNG 2. Nghiên cứu mới về văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1954
Những nhận thức mới về thơ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến
chống Pháp, về văn xuôi kháng chiến chống Pháp.
CHƯƠNG 3. Nghiên cứu mới về văn học cách mạng giai đoạn 1954 – 1975
2


Những nhận thức về vụ án Nhân văn – Giai phẩm và một số vấn đề của văn
xuôi giai đoạn 1954 – 1975, như văn xuôi viết về đề tài chiến tranh, đề tài xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
CHƯƠNG 4. Văn học ở các đô thị bị tạm chiếm giai đoạn 1945 – 1975
Những nhận thức mới về văn học ở các đô thị bị tạm chiếm giai đoạn 1945
– 1954 và đặc biệt là về văn học ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1945 – 1975.
CHƯƠNG 5. Một số vấn đề văn học cụ thể
Chương này sẽ giới thiệu các nhận thức mới, nghiên cứu mới về một số vấn
đề cụ thể trong văn học giai đoạn này, như việc nhận thức mới về một số tác giả,
về một số văn bản còn chưa rõ tác giả, những tác phẩm từng bị coi là có “vấn đề”.
Phần Phụ lục sẽ gồm một số tác phẩm có “vấn đề”, một số các bài viết đáng
chú ý từ sau 1975 và từ thời kỳ đổi mới đến nay.

3


CHƯƠNG 1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VĂN HỌC
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
Nhiều nhà nghiên cứu thường lấy năm 1986 – năm tổ chức Đại hội Toàn
quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI, làm điểm mốc của thời kỳ Đổi mới.

Thật ra trước đó khá lâu, trong cả sáng tác và lý luận, phê bình, đã có những trăn
trở trong việc nhận thức lại nền văn học viết trong thời kỳ chiến tranh và việc cần
thiết phải đối mới văn học. Các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và một số
tiểu luận của Hoàng Ngọc Hiến xuất hiện vào những năm cuối của thập niên 70 và
đầu thập niên 80 là những dấu hiệu cho thấy điều đó.
Năm 1978 với bài Viết về chiến tranh (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 111978.), Nguyễn Minh Châu là người đầu tiên đã mạnh dạn “khuấy động” khơng
khí tĩnh lặng của văn học viết về chiến tranh trong suốt nhiều thập kỷ. Nhìn lại văn
học viết về chiến tranh ông không khỏi băn khoăn và đặt câu hỏi: phải viết về
chiến tranh như thế nào khi mà “tất cả những vấn đề quy luật của chiến tranh đã
phát triển trọn vẹn, những số phận và tính cách nhân vật cũng đã phơi bày trọn
vẹn” và câu trả lời của ông là: “phải viết về con người”, viết về con người với tất
cả những mặt tính cách đa dạng bấy lâu vẫn phải “tạm thời giấu mình trên trang
sách”. Thật tâm huyết ơng đặt câu hỏi: “Hình như trong ý niệm sâu xa của người
Việt Nam chúng ta, hiện thực của văn học có khi khơng phải là cái hiện thực đang
tồn tại mà là cái hiện thực mọi người đang hy vọng, đang mơ ước… Những người
cầm bút chúng ta vơ cùng cảm thơng với dân tộc mình nhưng chẳng lẽ chúng ta có
thể làm yên tâm mọi người bằng cách mô tả cái hiện thực ước mơ?”1.
Từ ý tưởng sâu sắc trong bài viết này của Nguyễn Minh Châu, Hồng Ngọc
Hiến từ góc độ mỹ học đã phát triển thành luận điểm về một “chủ nghĩa hiện thực
phải đạo” trong bài báo Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở ta trong giai
đoạn vừa qua đăng trên Văn Nghệ số 23, tháng 9 năm 1979 từng làm xôn xao dư
1

Nguyễn Minh Chu (1978), “Viết về chiến tranh”, Văn nghệ quân đôi, (11), tr.114.

4


luận một thời, đồng thời cũng mở đầu và kích thích những suy nghĩ tìm tịi cho
những người cầm bút tìm cách đổi mới tư duy văn học: “Sự lấn át của bình diện

cái phải tồn tại đối với bình diện cái đang tồn tại trong sự phản ánh nghệ thuật là
một đặc trưng của cái cao cả như là một phạm trù mỹ học. Với ý nghĩa này, có thể
nói rằng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa ở ta trong giai đoạn vừa qua mang
khá đậm dấu ấn của cái cao cả. Nguyễn Minh Châu mới chỉ nêu lên những biểu
hiện của cái cao cả trong phương thức miêu tả nghệ thuật. Thực ra, trong đời sống
văn học nghệ thuật của ta hiện nay, cái cao cả còn biểu hiện một cách phổ quát ở
nhiều mặt khác: cấu trúc của chủ thể và khách thể mỹ học, đặc điểm của cấu trúc
hình tượng và tác phẩm nghệ thuật, đặc điểm của cấu trúc hình tượng con người
mới và cuộc sống mới được phản ánh vào tác phẩm…”2.
Sớm “xét lại” văn học thời kỳ chiến tranh cịn có Nguyên Ngọc. Đề cương
đề dẫn thảo luận ở Hội nghị Đảng viên bàn về sáng tác văn học 1979 do ơng khởi
thảo với tư cách là Bí thư Đảng đồn đã dành một phần quan trọng để “Nhìn lại
một thời kỳ văn học vừa qua”:
“Tự hào về những thành tựu quan trọng đó, phấn khởi trước sự đánh giá
cao của Đảng, chúng ta lại càng muốn nghiêm túc nhận rõ những hạn chế, những
chỗ cịn thiếu sót, non yếu của văn học ta trong thời kỳ lịch sử lớn này; đặc biệt
chúng ta muốn nhận rõ thực chất của tình hình văn học ta hiện nay. Nhìn chung,
dễ thấy ngay một sự hạn chế rõ rệt: Những thành tựu văn học của ta còn chưa
tương xứng với tầm cỡ cuộc chiến đấu vĩ đại của dân tộc mấy chục năm qua. Sự
nghiệp của Đảng, của nhân dân thì to lớn, hùng vĩ, sâu sắc, mà sự nghiệp văn học
ta đã đạt được thì q nhỏ bé, mờ nhạt, nơng cạn. Khoảng cách giữa đời sống văn
học cịn khá xa”.
“Nhìn lại những tác phẩm văn học được viết ra trong thời kỳ này, chúng ta
thấy mặt đấu tranh xã hội - tức là mặt chuyển động trong chiều sâu của hiện thực 2

Hoàng Ngọc Hiến (1979), “Về một đặc điểm của văn học nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua”, Văn
nghệ, (23), tr.2.

5



được phản ánh còn mờ nhạt. Dường như lịch sử được tái tạo trong văn học mới
còn chủ yếu ở những đường nét lớn chung nhất, trên các sơ đồ chung nhất của nó;
cịn ở những tần số rung động sâu xa, tinh vi của nó chưa rõ rệt. Trong văn học, lồ
lộ khá rõ là số phận chung của cả dân tộc, cả đất nước, nhưng còn số phận riêng
của từng người, từng thành viên trong đội ngũ lớn đó thì cịn khá sơ lược, giản
đơn. Mặt u nước nổi bật lên - và đây là một chỗ mạnh của văn học ta thời kỳ
này như đã nói ở trên - những mặt đấu tranh xã hội thì khơng rõ bằng. Tính thơ lý
tưởng của cuộc chiến đấu được biểu hiện khá mạnh, nhưng cịn tính phức tạp của
đời sống thì yếu hơn. Cho nên tính hiện thực của văn học có bị hạn chế.
Điều này cũng biểu hiện cả trong sự mạnh yếu khác nhau của các thể loại.
Thơ, ký, truyện ngắn, những thể hiện chiến đấu trực tiếp, khá mạnh. Tiểu thuyết vốn là thể loại phản ánh gần và sâu hơn cuộc đấu tranh xã hội, có sức mơ tả tính
biện chứng tinh vi uyển chuyển hơn trong sự vận động của tâm hồn, trong số phận
con người, thì ít đạt bằng. Một số tiểu thuyết có thể nói chủ yếu gần như là những
bài thơ hay tùy bút dài, nói chung cịn q trơn tru, dễ dãi.
Nếu tính theo khu vực đề tài thì phần viết về chiến tranh cách mạng khá
hơn phần viết về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong phần viết về chủ nghĩa xã hội,
cũng chỉ mới còn chủ yếu là phản ánh một bước cải tạo quan hệ sản xuất.
Nếu tính theo thời gian thì sự phát triển trong khoảng những năm 60 tốt
hơn, thuận hơn trong khoảng những năm 70”3.
Nhưng đó chỉ là một vài tiếng nói tâm huyết lẻ tẻ, phải đến sau Đại hội
Đảng lần thứ VI , khi đồng chí Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam gặp gỡ hơn 100 văn nghệ sĩ đại diện cho các ngành sáng tạo tại Hà Nội,
sự phát biểu tranh luận sôi nổi về văn học 1945 – 1975 mới được bắt đầu. Những ý
kiến của đồng chí Nguyễn Văn Linh về vấn đề “cởi trói” cho văn nghệ sĩ (“trước
hết Đảng phải cởi trói cho văn nghệ sĩ trong các lĩnh vực tổ chức, chính sách, các
quy chế, chế độ”) đã mang đến cho đời sống văn học lúc đó một bầu khơng khí cởi
mở. Các văn nghệ sĩ như muốn mở lịng nói thẳng, nói thật, nêu hết những ràng
3


Tạp chí Langbian, số 3 năm 1987.

6


buộc, vướng mắc lâu nay để để bước vào một thời kỳ mới. Báo Văn nghệ số ra
ngày 17/10/1987 có bài Hai ngày đáng ghi nhớ mi tường thuật cuộc gặp gỡ, đã ghi
lại hàng loạt ý kiến nêu lên thực chất của 30 năm văn nghệ cách mạng, chỉ ra
những nhược điểm trong cơ chế lãnh đạo, quản lý hoạt động văn hóa văn nghệ,
những trói buộc hữu hình lẫn vơ hình đã hạn chế năng lực sáng tạo của người nghệ
sĩ.
Sau cuộc trao đổi, lần lượt ý kiến của các nhà văn có tên tuổi như Nguyễn
Đình Thi, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Anh Đức, Hồ
Phương…, của các nhà lý luận, phê bình, nghiên cứu văn học như Hoàng Ngọc
Hiến, Phong Lê, Lê Ngọc Trà, Phan Cự Đệ, Phương Lựu … đã xuất hiện trên
nhiều tờ báo, tạp chí. Thái độ đánh giá lại văn học 1945 – 1975 cũng được nhấn
mạnh tại các cuộc hội thảo văn học do Ban Văn hóa Văn nghệ Trung Ương tổ
chức tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tại các cuộc thảo luận bàn trịn
ở báo Văn nghệ, ở trụ sở tạp chí Cộng sản, ở thành phố Hồ Chí Minh, thu hút hàng
trăm nhà văn, nhà khoa học, nhà quản lý văn nghệ.
Đến ngày 29/11/1987 Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng CSVN ra nghị quyết
số 05 “Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn học, nghệ thuật và văn
hóa phát triển lên một bước mới”, thổi một luồng sinh khí mới vào nền văn học.
Trong số các ấn phẩm về văn học nghệ thuật lúc đó, nổi bật lên là tuần báo
Văn nghệ, tờ báo mà nhà Việt Nam học người Nga Anatoli A. Sokolov gọi là “thủ
lĩnh đổi mới về tinh thần ở Việt Nam”, đặc biệt là vào thời kỳ 1987 - 1988, với
người đứng đầu là nhà văn Nguyên Ngọc. Tờ báo đã tập hợp xung quanh mình
nhiều nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động văn hóa tích cực nhất với mong muốn đổi
mạnh mẽ xã hội và văn học nghệ thuật. Văn nghệ cũng công bố nhiều tư liệu lý thú
liên quan đến lịch sử và hiện trạng văn học đất nước, khơi lên những thảo luận

rộng rãi về vai trò, nhiệm vụ của văn học trong tình hình hiện tại.
Như trong bài viết Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh
họa (Văn nghệ số 49 - 50 năm 1987) từng được coi như một hiện tượng chấn động
đời sống văn học chẳng hạn, Nguyễn Minh Châu đã nói về bi kịch đánh mất mình
7


của những nhà văn trung thực, tài năng, tâm huyết và đau nỗi đau của cả thế hệ,
nỗi đau về sự thất thiệt to lớn của cả nền văn nghệ minh họa “nhà văn đánh mất
cái đầu và những tác phẩm văn học đánh mất tính tư tưởng”.
Cũng trên Văn nghệ, Phạm Thị Hồi cho rằng mình đã “rút ra được mấy kết
luận sau đây:
Gần một thế kỷ văn xuôi, chưa có thời kỳ nào tự thỏa mãn, và dễ thỏa mãn
như mấy chục năm qua… Sự tự thỏa mãn khiến chúng ta tự cô lập với thế giới,
phải chăng, đây là điểm chết của nghệ thuật.
Gần một thế kỷ văn xi, khơng có giai đoạn nào lạc quan, đầy thiện chí
với đời sống như mấy chục năm qua. Ghi nhận cơng lao của nó cũng khơng có gì
sai. Nhưng một nền văn học chỉ có lạc quan và đầy thiện chí, điều đó cũng nói lên
một đời sống tinh thần nghèo nàn, ít biến động, dường như chỉ có kẻ thù hành
chính mà khơng có kẻ thù tư tưởng. Phải chăng đây cũng là điểm chết của nghệ
thuật?
Và cuối cùng, khơng một giai đoạn nào văn chương giàu tính tập thể như
thời kỳ vừa qua. Chúng ta cùng nhau tiến lên, cùng nhau lùi xuống một cách đoàn
kết; và dường như phi cá tính. Sự phi cá tính này, phải chăng cũng là điểm chết
của nghệ thuật?”4.
Một sự kiện đáng kể trong đời sống văn học thời kỳ đầu đổi mới mới là sự
xuất hiện của cơng trình Một thời đại văn học mới (Hà Nội, Nxb. Văn học, 1987)
trong đó bao gồm bài viết của Nguyễn Đăng Mạnh (Một cuộc cách mạng sâu sắc
trong lịch sử văn học dân tộc; Điểm qua bốn mươi năm phê bình văn học Việt
Nam hiện đại); Trần Đình Sử (Con người trong văn học Việt Nam hiện đại); Lại

Nguyên Ân (Sự phát triển các thể loại trong văn học Việt Nam mới), Vương Trí
Nhàn (Bốn mươi năm phát triển ngơn ngữ văn học), Ngơ Thảo (Sự hình thành nhà
văn kiểu mới). Cơng trình này nổi bật trước hết ở tinh thần sáng tạo, từ lập trường
nguyên tắc của nghệ thuật chủ nghĩa hiện thực mà phân tích và lý giải các phương

4

Văn nghệ số 9 ngy 27.02.1988.

8


diện khác nhau của sự phát triển nền văn học dân tộc qua lát cắt thời gian lịch sử
1945-1985.
Nhìn chung, các bài báo thời kỳ đầu đổi mới được viết trong trạng thái có
phần quá xúc động của người viết, như Nguyễn Khải có lần đã tự chế diễu để từ
biệt “cái thời lãng mạn”, Nguyễn Minh Châu chân thành nhưng gay gắt “đọc lời ai
điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”, Viễn Phương đòi hỏi phải biết tự hào,
quý giữ những tác phẩm văn học vô giá từng được gây dựng bằng máu xương
mình.
Quyển Về một số vấn đề lý luận văn nghệ cơ bản (1994) do Lê Bá Hán chủ
biên cho rằng có nhiều khuynh hướng đánh giá khác nhau về văn học cách mạng
1945 – 1975 và đã phân chia việc đánh giá này thành ba khuynh hướng chính như
sau:
- Khuynh hướng thiên về lên án gay gắt nền văn học cách mạng, coi đó là
thứ văn học minh họa, “quen nói một chiều”.
- Khuynh hướng ra sức bảo vệ thành tựu văn học cách mạng với thái độ ít
nhiều bảo thủ, có thừa nhận khuyết điểm nhược điểm của nó nhưng cắt nghĩa hồn
tồn bằng những lý do khách quan, lịch sử.
- Khuynh hướng khẳng định mạnh mẽ thành tựu nền văn học cách mạng,

đồng thời dũng cảm chỉ ra sự thực với tinh thần trách nhiệm, cố gắng tìm tịi để
khái qt bản chất nền văn học dân tộc trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt.
Khuynh hướng thứ nhất:
Những người thiên về lên án khá gay gắt nền văn học cách mạng đã chỉ ra
các Nguyên nhân khác nhau về nhận thức lý luận về lãnh đạo quản lý… Khiến cho
nền văn học ấy phiến diện “suy tư tưởng”, chỉ mang tính chất minh họa, tuyên
truyền.
Nhiều ý kiến đã phê phán nền văn học cách mạng thông qua sự bàn bạc về
mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị. Khơng khó hiểu điều này bởi mối quan
hệ giữa văn nghệ với chính trị là vấn đề có tính lý luận – thực tiễn hết sức quan
trọng, quyết định trực tiếp bản chất nền văn học cách mạng. Hồ Ngọc cho rằng
9


vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị ở ta chưa bao giờ được đề cập một
cách công khai và được giải quyết một cách đầy đủ, đến nơi đến chốn. Theo Hồ
Ngọc “văn nghệ và chính trị là hai hình thi ý thức nằm chung trong một thượng
tầng kiến trúc” có mối quan hệ biện chứng và phức tạp. Đó là mối quan hệ thống
nhất nhưng không đồng nhất. “Vậy mà – Hồ Ngọc viết: “chúng ta đã đồng nhất
thậm chí đồng hóa văn nghệ với chính trị, coi văn nghệ là cơng cụ của chính trị,
phục vụ chính trị một cách thơ thiển, đơn giản… biến văn nghệ thành vũ khí tuyên
truyền…”5. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Trước đây ở ta chính trị gị bó văn
nghệ… Chính trị cần tun truyền thì đẻ ra văn nghệ minh họa, văn nghệ do làm
cái việc tình cảm hóa những nội dung chính trị nên khơng có văn nghệ lớn… Ở ta
lâu nay chủ nghĩa anh hùng là nhân danh cộng đồng, còn khi nhân danh cá nhân
người ta lại hèn. Thế mà văn học lại là tiếng nói nhân danh cá nhân”6.
Trong một cách nói khác, Lưu Quang Vũ phê phán “sự bao cấp về tư
tưởng” từng phổ biến một thời kỳ. Lại Nguyên Ân nêu lên sự mất dân chủ, mất tự
do của văn nghệ trước chính trị qua việc phê phán chính sách bao cấp trong văn
nghệ thời gian qua: “Ở ta, hậu quả bao cấp trong văn nghệ biểu hiện rõ nhất ở chỗ

đã biến văn nghệ sĩ thành cán bộ nhà nước, thành viên chức ăn lương để làm văn
nghệ - một tình trạng na ná “tao đàn” của văn nghệ quan phương”7.
Mạnh bạo hơn, ở một bài viết trên tạp chí Sơng Hương, Nguyễn Ngọc
Thiện kết luận: “Văn học nghệ thuật trở thành một công cụ tuyên truyền, một sự
hỗ trợ cho thói sính rao giảng đạo đức sống sượng. Người quản lý và cơng chúng
hình như có lẽ bằng lịng với loại tác phẩm văn nghệ nghèo nàn, đơn điệu, rập
khuôn, giả tạo, cốt để kiếm tiền và làm hài lòng một số người nào đó… Cơng khai
hay ngấm ngầm đã có một sự coi thường rẻ rúng văn nghệ 8.
Lý giải tình trạng nghèo nàn của văn học cách mạng mấy chục năm qua,
một số nhà nghiên cứu khác tập trung chú ý vào thực tiễn nhận thức vấn đề văn
5

Hai ngày đáng ghi nhớ mi, Văn nghệ số 42 - 1987
Thảo luận bn trịn tại tuần bo Văn nghệ về những văn học, Văn nghệ số 9 - 1988
7
Thảo luận bn trịn tại tuần bo Văn nghệ về những văn học, Văn nghệ số 9 - 1988
8
Tri thức văn nghệ sĩ và công cuộc phát triển của văn học, Sông Hương số 3 – 1990.
6

10


học phản ánh hiện thực, nhận thức về chức năng của văn học. Tiêu biểu cho luồng
ý kiến này trước tiên cần kể tới tiểu luận “Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực”
của Lê Ngọc Trà trên báo Văn nghệ số 20, ra ngày 14 – 5 – 1988. Mở đầu Lê
Ngọc Trà nêu vấn đề: “Thế là rốt cuộc sau nhiều năm do dự, thì thầm, lần đầu tiên
chúng ta đã có can đảm nói to lên, nói cơng khai một sự thật: văn học cách mạng
của chúng ta cịn nghèo nàn… Tình trạng nghèo nàn của văn học cách mạng vừa
rồi có nhiều nguyên nhân: sự lãnh đạo đối với văn nghệ, mối quan hệ giữa chính

trị và văn nghệ, trình độ tư tưởng và nghề nghiệp của người sáng tác, v.v… Song
theo chúng tơi, cịn một mặt quan trọng nữa có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn cần
“tháo gỡ” trong nhận thức của giới lãnh đạo, sáng tác và cả lý luận phê bình, đó là
vấn đề văn học và hiện thực. Từ đó, trong bài viết này, Lê Ngọc Trà chỉ ra chỗ sai
lệch trong quan niệm của chúng ta lâu nay về nhiệm vụ, chức năng của văn học.
Điểm sai lệch lớn nhất – dần biến thành thói quen – là đã nhấn mạnh quá mức bản
chất phản ánh và nhiệm vụ mô tả hiện thực của văn học”, “đã khuếch đại nhiệm vụ
mô tả hiện thực và coi nhẹ nguyên lý tìm tịi – thể hiện tư tưởng trong nghệ thuật”.
Văn học ngày một nghèo đi chính vì “lâu nay nhiệm vụ đặt ra đối với người sáng
tác chủ yếu là người phản ánh đời sống cho chân thực và phù hợp với quan điểm
của Đảng”. Tác giả đặc biệt chú ý phân tích hai hạn chế cơ bản của nền văn học
cách mạng mấy chục năm qua do sự phiến diện trong nhận thức lý luận, trong chỉ
đạo, trong thói quen sáng tác như vậy. Một mặt, văn học thiếu chất triết học, chưa
đạt tới “chiều sâu của sự khái quát, khả năng vươn tới những tư tưởng có tầm nhân
loại cũng như cách lý giải hiện thực độc đáo, bộc lộ bản lĩnh và cách nhìn riêng
của nhà văn về thế giới” (tình trạng “suy tư tưởng”); mặt khác, gắn liền cùng sự
“không chú ý đến mặt chủ quan của nội dung nghệ thuật” ấy là việc lãng quên,
tránh né phần chủ quan, cá nhân riêng tư của đối tượng phản ánh. Theo Lê Ngọc
Trà, “một trong những yêu cầu đối với các tác phẩm về chiến tranh và cách mạng
là nhà văn phải miêu tả được số phận con người trong cơn lốc của lịch sử. Văn học
không nên phản ánh con người chỉ thông qua mô tả lịch sử mà phản ánh lịch sử
thông qua mô tả số phận con người”. Vậy mà, “nhiều năm qua, văn học ta có cơng
11


xây đắp hình tượng lịch sử, Tổ quốc, nhân dân, quần chúng. Nhưng chúng ta quá
say sưa với những cái có tính chất “sử thi”, với các hình tượng tập hợp về con
người mà ít chú ý đến việc miêu tả các số phận, xây dựng những hình tượng độc
đáo về cá nhân con người, về đời thường con người thường chỉ được mô tả qua vài
nét chấm phá trong bức tranh chung vẽ cả khối quần chúng nhân dân vĩ đại.

Gần gũi với các suy nghĩ trên của Lê Ngọc Trà, song đứng từ phía những
người sáng tác từng lăn lộn nhiều trong thực tiễn đấu tranh cách mạng và đã từng
đạt được một bề dày đáng chú ý trong thành tựu sáng tạo nghệ thuật, Nguyễn
Minh Châu trang trọng và thiết tha “đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ
minh hoạ”9. Qua những lời tự kiểm điểm sâu sắc, chân thành, qua những ước
mong nóng bỏng của một nhà văn nhiều kinh nghiệm và giàu tâm huyết, chúng ta
thấy toát lên hai vấn đề lý luận lớn: quan hệ giữa quyền tự do sáng tạo của văn
nghệ sĩ với sự lãnh đạo của Đảng trên mặt trận văn hóa văn nghệ, quan hệ giữa
văn học với “tất cả đời sống hiện thực đa dạng và rộng lớn”. Nguyễn Minh Châu
đã đặt vấn đề một cách thật nghiêm túc, đúng đắn rằng: “chúng ta phải nhìn lại kỹ
càng cái hành trình văn học đã đi qua bằng con mắt thông minh, không phiến diện
và thực sự cầu thị để, một mặt không phủ định tất cả, một mặt khác, với một tinh
thần tự phê phán thấy cho được rằng: có thể đơi khi với động cơ tốt chúng ta đã
trói buộc lẫn nhau trong một thời gian hơi quá dài của mấy lớp người cầm bút,
trong khi đó lại địi hỏi có nhiều tác phẩm lớn. Thật là mâu thuẫn. Chẳng khác nào
trói lại rồi bảo đố mày bay lên!! Với sự day dứt chân thành, một động cơ đáng
quý, nhà văn đã bày tỏ được những suy nghĩ, những ước muốn chính đáng. Nhưng
có lẽ cũng do quá nồng nhiệt, quá xúc động – cái trạng thái nồng nhiệt, xúc động
thường tình, đáng cảm thơng ở một nghệ sĩ đang có nhiều trăn trở trong khơng khí
đổi mới cởi mở – phải chăng Nguyễn Minh Châu có lúc đã q đà, thiếu cơng
bằng khi nhìn nhận lại thành tựu mấy chục năm văn nghệ cách mạng. Ngay cái tên
đề bài viết, theo chúng tôi cũng đã thể hiện tính chất ấy. Vì thế, khơng ít người
9

Nguyễn Minh Chu, “Hy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”, VN, số 49 – 50, ngày
5/2/1988

12



cảm thơng với tấm lịng của Nguyễn Minh Châu, đồng thời muốn bàn bạc lại với
nhà văn về một số suy nghĩ, về cách diễn đạt trong bài viết này.
Ngoài các vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, tính dân chủ
trong cơ chế lãnh đạo, quản lý, quyền tự do tìm tịi, sáng tạo của văn nghệ sĩ, văn
học phản ánh hiện thực… một số ý kiến nữa thiên về phê phán nền văn học cách
mạng còn liên quan đến một vấn đề lý luận khác cũng khơng kém phần quan trọng
– đó là phương pháp sáng tác của nền văn học mới. Nguyễn Khải tâm sự: “Nhiều
khi tôi cảm thấy cái hiện thực xã hội chủ nghĩa cứ làm hại mình, vì hiện thực xã
hội chủ nghĩa là không được phê phán, là cuối cùng phải tốt đẹp, cứ đến đoạn kết
thì mình phải lãng mạn. Cả một mảng viết nông nghiệp của tôi coi như bỏ đi…”10.
Nhà văn xem chặng đường mấy mươi năm qua lắm khi mình đã sống và viết trong
“cái thời lãng mạn” mà bây giờ cần phải tự phê bình. Hồng Ngọc Hiến nêu suy
nghĩ: “Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa cũng cần được xem lại. Tôi thấy đây là
một khái niệm giả đã gây đau khổ kéo dài cho cả nghệ sĩ, cả nghiên cứu lẫn lãnh
đạo. Nó lúc đầu được nêu lên như một ngọn cờ, và đã có sức tập hợp vẫy gọi.
Nhưng tai hại là ở chỗ từ một ngọn cờ, người ta lại định biến nó thành một khái
niệm học thuật để làm sang cho nó, chứng minh nó là phương pháp sáng tác, biến
nó thành vạn năng. Sự luận chứng này là vơ bổ, khơng cần thiết. Đảng cần gì ở
nhà văn, cứ nói thẳng, khơng cần vịng qua khái niệm này.11
Khuynh hướng thứ hai:
Tinh thần cơ bản của những ý kiến thuộc khuynh hướng này là khẳng định
mạnh mẽ thành tựu nền văn học cách mạng, có thừa nhận một vài nhược điểm,
khuyết điểm của nó nhưng quy nguyên nhân chủ yếu do điều kiện lịch sử khách
quan, do hoàn cảnh chiến tranh. Hầu hết các ý kiến này cũng được phát biểu trong
khơng khí trao đổi, thảo luận.
Đỗ Văn Khang đã phê phán khá gay gắt các luận điểm, các khái niệm, thuật
ngữ mà Hoàng Ngọc Hiến đưa ra để đánh giá bản chất nền văn học cách mạng, đã
10
11


Thảo luận bn trịn tại tuần bo Văn nghệ về những vấn đề văn học, VN, số 9-10-1988
Tlđd.

13


khẳng định sự tồn tại đích thực và tính ưu việt của phương pháp sáng tác hiện thực
xã hội chủ nghĩa12. Uyển chuyển hơn, Phương Lựu cho rằng “chủ nghĩa hiện thực
xã hội chủ nghĩa với tư cách là một phương pháp sáng tác là một vấn đề học thuật,
cần phải được tiếp tục tìm tịi” và “chỉ có những quan niệm lỗi thời về chủ nghĩa
hiện thực xã hội chủ nghĩa mới bị tiêu vong, cịn bản thân nó vẫn tồn tại bằng cách
không ngừng đổi mới theo sự phát triển của thực tiễn cách mạng và ý thức hệ Mác
– Lênin”13. Gần với suy nghĩ ấy, Nguyễn Minh Tấn khẳng định: “Chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa đã lôi cuốn nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc nhiều trường phái
hòa nhập vào dòng văn học cách mạng, sáng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị
trong suốt một chặng đường dài qua Cách mạng tháng Tám thành công đến kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày nay: “Chúng ta đã có một nền văn
học độc đáo sản sinh ra nhiều tác phẩm hay thực sự đi vào lòng người của một đội
ngũ văn nghệ sĩ tài năng và tâm huyết… Những thành tựu đó là độc đáo mang giá
trị trường tồn”. Đồng thời với việc khẳng định này, Nguyễn Minh Tấn cũng đã chỉ
ra hạn chế của công tác nghiên cứu lý luận ảnh hưởng tới thành tựu của sáng tác:
“một thời gian dài, chúng ta đã không quan tâm đầy đủ tới quy luật sinh thành và
phát triển của chính văn học nói chung, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa nói
riêng” cho nên “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đã bị bó cứng trong những
nguyên tắc” rồi biến thành những “bộ luật trói buộc người nghệ sĩ vào những điều
càng trở nên xơ cứng”14.
Nhìn lại các bài viết đánh giá bản chất nền văn học cách mạng, Phan Cự Đệ
cho rằng có những nhận định về quyền tự do sáng tác của văn nghệ sĩ, về mối
quan hệ giữa văn nghệ và chính trị có màu sắc cực đoan và phản khoa học. Ơng
khơng tán thành nhận xét về “xu hướng chủ đạo của văn nghệ”, trong 30 năm

chiến tranh (tuyệt đối hóa chính trị, đồng nhất chính trị với văn nghệ, đồng nhất
phê bình văn học với phê bình tuyên huấn), nhận xét về “sự độc đoán và chế áp
12

Đỗ Văn Khang, Những quan niệm văn học khơng chính xác, báo NDCN, SỐ 44-1990
Thảo luận bn trịn. Văn nghệ ta đổi mới trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, CS, số 5-1988
14
Nguyễn Minh Tấn, Chủ nghĩa hiện thực x hội chủ nghĩa v sự nghiệp đổi mới của văn học, Văn nghệ, số
22 năm 1989
13

14


của lãnh đạo văn nghệ” (do sự chuyên quyền độc đoán nên mấy chục năm qua tự
so sáng tác chỉ có đối với thứ văn học minh họa). Thao Phan Cự Đệ cần trân trọng
thành tựu to lớn của nền văn học cách mạng, cần phải khẳng định tính hồn toàn
đúng đắn, khoa học của đường lối văn nghệ của Đảng ta, có sai sót gì chăng thì
“đó là việc làm của một vài tổ chức, một số cơ quan, một vài tạp chí… Khơng thể
quy vào sự lãnh đạo của Đảng hay chủ trương của đội ngũ lý luận phê bình”15.
Cùng hướng suy nghĩ này, khá đơng nhà văn nhà thơ đã bày tỏ thái độ trân trọng,
ngợi ca thành tựu của mấy mươi năm văn học cách mạng. Hồ Phương địi hỏi phải
có thái độ trân trọng trong công việc đổi mới văn học và đánh giá lại văn học cách
mạng – “dân chủ khơng có nghĩa là thỏa sức ăn bừa nói ẩu…”16. Viễn Phương u
cầu “khơng nên nâng súng nhằm vào quá khứ”. Theo nhà thơ, những năm gần đây
có những tác phẩm làm xơn xao dư luận, “các anh đã mổ xẻ những chân thần kinh
nhỏ nhất của xã hội, của con người. Thật là đáng mừng hết sức. Nhưng tôi nghĩ
rằng những tác phẩm rất đáng quý ấy vẫn chưa vượt được những nhà văn học của
thời kháng chiến”17. Bùi Hiển quan niệm rằng chính sự nghiệp chiến đấu và xây
dựng vĩ đại của dân tộc suốt 30 năm qua đã tạo nên cho văn học cách mạng những

sinh khí mạnh mẽ, hào hùng: “Cảm hứng lịch sử, cảm hứng nhân dân quả là xuất
phát điểm lớn và niềm thúc giục đẹp đẽ đối với anh chị em cầm bút. Nếu chưa thật
dồi dào chất khái quát, suy tưởng, các tác phẩm thơ văn ít ra đã làm được công
việc phản ánh, miêu tả, tái hiện bức tranh xã hội, đất nước qua bao thử thách ngặt
nghèo, có màu sắc, hình dáng, tâm hồn có hơi thở thời đại mạnh mẽ và nóng hổi”.
Cũng trong mạch suy nghĩ này Bùi Hiển cắt nghĩa tại sao trong thời kỳ ấy anh chị
em nghệ sĩ chưa phát huy được nhiều những cá tính độc đáo, những bản sắc riêng,
phong cách riêng. Theo nhà văn, bên cạnh “một quan niệm lãnh đạo, chỉ đạo nào
đó trong từng lúc, từng nơi đã tỏ ra thô thiển, thiên về thực dụng, có khi biến thành
sự kiểm sốt gị bó, khắt khe” thì Ngun nhân chủ yếu là từ hồn cảnh khách
quan: “trong cuộc chiến đấu ác liệt chống hai đế quốc Pháp, Mỹ… bản lĩnh ngòi
15

Phan Cự Đệ. Xin xem: Thảo luận bàn trịn. Văn nghệ ta đổi mới..., tạp chí Cộng sản. Số 4-5-1988
Hồ Phương: “Đây khơng phải là tự do phê bình”, Văn nghệ, số 22-1989
17
Viễn Phương: “Không nên nâng súng vào quá khứ”, Nhân dn chủ nhật, số 32-1989
16

15


bút nhà văn trùng hợp, hòa quyện làm một với bản lĩnh kiên cường của toàn dân
tộc”, hay: “Cần phải tính đến 30 năm chiến tranh ác liệt (phần nào có cả hình thức
nội chiến) v đất nước chia cắt kéo dài. Có nhiều điều khơng thể nói đủ, nói hết, nói
cặn kẽ”18.
Phản ứng trước thái độ xem thường vai trò, tác dụng của văn học trong đời
sống cách mạng hào hùng mấy chục năm qua, khơng đồng tình với sự tiếc nuối,
hối hận quá mức ở một số người thuộc khuynh hướng thứ nhất, còn nhiều người
viết nữa cũng bảo vệ khá dứt khốt vẻ đẹp rực rỡ, cơng lao to lớn của nền văn học

dân tộc thời kỳ chiến tranh. Nhân bàn về “vấn đề hôm nay của phê bình văn học”,
Lâm Vinh viết: “Văn học bao giờ cũng là văn học của một thời. Hiếm có văn học
của vĩnh cửu. Văn học thời chống Pháp, chống Mỹ của ta đã làm được nhiệm vụ
vẻ vang của nó, khơng ít tác phẩm hay, dù là minh họa. Nó đã góp phần quan
trọng cổ vũ nhiệt tình u nước, tinh thần lạc quan chiến đấu vì độc lập tự do của
Tổ quốc trong thời kỳ đó. Nếu đứng trên tình thế bây giờ để phán xét và phủ định
nó là bất công và phi lịch sử”19. Nguyễn Thị Như Trang chân thành và mạnh mẽ
bày tỏ suy nghĩ của mình: “Cái khuynh hướng phủ nhận giai đoạn văn học vừa qua
trong đó kể cả những tác phẩm về chiến tranh mà có khơng ít người hưởng ứng đã
thật sự làm cho tơi ngạc nhiên. Tơi tự hỏi có sức ép khách quan nào đủ mạnh đã
cưỡng chế chúng ta viết nên những “Chiến sĩ quân bưu”, “Tiểu đội xe khơng
kính”, “Mảnh trăng cuối rừng”, “Gió Lào cát trắng”, “Chúng con chiến đấu cho
Người sống mãi Việt Nam ơi”… Liệu có sức ép nào có thể khiến chúng ta viết nên
những trang sách xúc động, đầy tâm huyết, bằng tất cả sự rung động của trái tim
như thế này chăng? Quyết rằng khơng! Văn học chỉ có thể đi vào lịng người khi
những tình cảm tốt đẹp trong lịng mỗi người cầm bút gặp gỡ hòa đồng với lý
tưởng chung của thời đại và mục đích cách mạng cũng chính là những thơi thúc
nội tâm của nhà văn. Vì thế, mặc dù rất quý trọng nhà văn Nguyễn Minh Châu, tôi
vẫn cho lời ai điếu của anh là sự nhạy cảm thái quá của người cầm bút, là sự bốc
18
19

Thảo luận bn trịn. Văn nghệ ta đổi mới trong sự nghiệp đổi mới của Đảng, tạp chí Cộng sản, số 4-1988
Lâm Vinh, Vấn đề hơm nay của phê bình văn học, VN số 12-1988

16


đồng thường gặp trong tính cách nghệ sĩ mà thơi. Cần phải công bằng trong việc
đánh giá những công việc chúng ta đã làm trong mấy chục năm qua”20. Còn dứt

khoát hơn các tác giả trên, Lê Quang Trang khẳng định: “Những ai nghiêm khắc
và thành tâm đều có thể thấy những khuyết điểm, sai lầm của nó, nhưng cái công
lớn của văn học 40 năm qua là điều không thể chối cãi, không thể phủ nhận. Dù
với bất cứ động cơ nào, cách đánh giá bất công đều là khơng đúng đắn, thậm chí là
tội lỗi, biểu hiện thái độ bạc bẽo vô ơn đối với máu xương và tâm sức của cả dân
tộc”21.
Khẳng định thành tựu lớn lao của nền văn học cách mạng là cần thiết và
đúng đắn. Nhưng khẳng định đến mức độ nào và tìm các Nguyên nhân cắt nghĩa
những khuyết điểm, nhược điểm của nó ở đâu thì lại là vấn đề khơng dễ. Các ý
kiến nêu trên dường như đã hơi thiên lệch khi ngợi ca, đã chưa đầy đủ khi cắt
nghĩa. Hơn nữa, có nhà nghiên cứu cịn cứng nhắc, bảo thủ khá rõ khi đề cập tới
các vấn đề lý luận văn nghệ đang cần khơi sâu, hiểu rộng, khi đánh giá nền văn
nghệ sưới sự lãnh đạo của Đảng. Chẳng hạn, Vũ Đức Phúc viết: “xung quanh vấn
đề văn nghệ và chính trị là các vấn đề tính Đảng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa của
nhà văn, là nguyên tắc Đảng lãnh đạo văn nghệ” và “cảm thấy mừng là trong nghị
quyết của Bộ chính trị vẫn giữ lại các nguyên lý ấy”. Từ cái “mừng” này, ông đã
tỏ ra bảo thủ khi vội khẳng định, khái quát: “đấy là những điều không thể và
không nên đặt lại, bàn lại, nếu khơng sẽ rơi vào quan điểm tư sản. Chính trị chi
phối văn nghệ, là một quy luật không thể cưỡng được. Chính trị tốt thì văn nghệ
tốt, chính trị xấu thì văn nghệ xấu”22. Thực ra trong nghị quyết của Bộ chính trị,
việc giữ lại tinh thần cốt lõi của nguyên lý, nguyên tắc không hề ngăn cản sự hết
sức cần thiết phải kịp thời “đổi mới và ngâng cao trình độ lãnh đạo, quản lý văn
hóa văn nghệ” bởi đó là “yếu tố có ý nghĩa quyết định để khai thác mọi tiềm năng

20

Nguyễn Thị Như Trang: “Cần quan tâm đến…”, Văn nghệ, số 22-1989
L Quang Trang, “Bốn mươi lăm năm văn học cách mạng”, Nhân dân, số ngày 20/8/1990
22
Vũ Đức Phúc. Xin xem: Thảo luận bàn trịn tại tuần bo văn nghệ về những vấn đề văn học, Văn nghệ, số

9-1988
21

17


sáng tạo, phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ một cách thuận lợi.”23. Giữ
ngun lý khơng có nghĩa là xem nguyên lý là một tín điều bất di bất dịch khơng
thể đặt lại, bàn bạc nhằm nhận thức nó sâu sắc hơn, vận dụng nó có hiệu quả hơn.
Cần phát triển nguyên lý đó như thế nào, điều chỉnh những phương diện khiếm
khuyết của nó, thực hiện ra sao cho phù hợp với quy luật sáng tạo của văn nghệ,
với tình hình lịch sử mới vẫn đang là địi hỏi chính đáng của lý luận và thực tiễn
sáng tác của chúng ta. Nếu như ở khuynh hướng thứ nhất, có người đã dè bỉu thứ
văn nghệ quan phương, đã nêu ra hai thứ bá quyền: “bá quyền chính trị” và “bá
quyền văn nghệ” thì Vũ Đức Phúc lại đi sang cực đối lập khi lớn tiếng: “Trong
một thời gian dài ở ta văn nghệ và chính trị là thống nhất… Đảng đã chỉ đường, đã
cứu cả một nền văn nghệ, đã đánh giá cao di sản. Phải nhớ điều đó, khơng được vơ
ơn. Các anh nói đổi mới, cải tổ. Tôi thấy cứ phải chờ xem, đừng vội ngưỡng mộ
những thần tượng cải tổ, đừng vội xét lại các ngun tắc. Các văn nghệ sĩ khơng
thể góp ý kiến cho Đảng vì Đảng đúng, đánh Pháp, đánh Mỹ đều đúng, xây dựng
chủ nghĩa xã hội lúc đầu rất tốt, chỉ sau 1975 mới phát sinh tiêu cực…”24. Những
suy nghĩ cùng cách phát biểu như thế rõ ràng thể hiện một kiểu tư duy cứng nhắc,
một thái độ bảo thủ trái với u cầu đổi mới tư duy, khó lịng được đông đảo bạn
đọc chấp nhận.
Khuynh hướng thứ ba:
Khuynh hướng của những nhà lý luận nghiên cứu hoặc sáng tác, một mặt
khẳng định những thành tựu to lớn của nền văn học cách mạng, mặt khác, thẳng
thắn chỉ ra hạn chế, nhược điểm của nó. Họ có cái nhìn tồn diện hơn khi nêu ra
các nguyên nhân. Họ có cố gắng tìm tịi, khái qt diện mạo, bản chất của nền văn
học dân tộc thời kỳ chiến tranh mặc dầu các khái niệm mà họ đưa ra có những chỗ

đang cần phải bàn bạc lại.

23

Trích nghị quyết của Bộ chính trị: “Đổi mới và nâng cao trình độ lnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật…”,
Văn học, số 1-1988
24
Vũ Đức Phúc. Xin xem: Thảo luận bàn trịn tại tuần bo văn nghệ về những vấn đề văn học, Văn nghệ, số
9-1988

18


Phong Lê cho rằng cần phải bàn lại xem văn học của chúng ta mấy chục
năm qua phải chăng chỉ là văn học minh họa: “Quả có bệnh đó trong văn học ta,
nhưng cho đó là căn bệnh cố hữu, bao trùm tất cả thì oan cho văn học ta quá”.
Theo Phong Lê, “ngay trong hoàn cảnh chiến tranh, văn học ta cũng tạo được
những giá trị xứng đáng”, những tác phẩm có giá trị ấy có tác dụng cổ vũ, động
viên lớn lao quần chúng nhân dân chiến đấu và vẫn đứng vững với thời gian25.
Mặt khác,“cái phần yếu, phần bất cập, phần phiến diện, chỉ tô đậm một phía của
sáng tác, so với hiện thực, với yêu cầu của công chúng hôm nay, và ngay cả hôm
qua nữa, cũng phải chỉ ra cho cặn kẽ, có thế mới có hướng tích cực cho sự đổi
mới”. Phong Lê đã “chỉ ra cho hết” Ngun nhân của tình trạng đó: “do hoàn cảnh
chiến tranh, do bộ phận lãnh đạo, chỉ đạo có mặt thiển cận, thiếu tầm nhìn xa; do
sự non yếu của giới lý luận phê bình; và cũng có Ngun nhân ở chính bản lĩnh và
tài năng của người sáng tác nữa chứ”26.
Trong cố gắng nhận diện một cách sâu sắc hơn đặc điểm của văn học dân
tộc thời kỳ chiến tranh, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, những
khái niệm đáng chú ý. Ở đây cần kể đến khái niệm văn học sử thi từng được khơng
ít người đề xướng và khái niệm văn học âm tính dương tính của Hồng Ngọc Hiến

cũng từng gây nên sự hứng thú hoặc băn khoăn cho nhiều người.
Ở bài viết Văn học Việt Nam trong bước ngoặt chuyển mình Lã Nguyên
nhận xét: “Trước 1975, văn học ta căn bản là nền văn học sử thi. So với văn học
tiền chiến, nhân tố cách tân nghệ thuật quan trọng bậc nhất của nó là sự phát hiện
ra nội dung cộng đồng trong đời sống xã hội và phương diện cộng đồng trong ý
thức cá nhân. Chưa bao giờ những hình tượng tập thể, hình tượng Tổ quốc, nhân
dân… hiện lên trong văn học rực rỡ và đẹp đẽ đến như thế! Cũng chưa bao giờ cái
tình của con người đối với Tổ quốc, nhân dân, tình đồng chí, đồng đội… được văn
học thể hiện sâu sắc và cảm động đến như thế!”. Nguyên Ngọc cũng cho rằng văn
học cách mạng 1945-1975 “là một nền văn học sử thi. Nền văn học ấy như một đài
25
26

Phong L, xin xem: Thảo luận bn trịn. Văn nghệ ta đổi mới…, tạp chí Cộng sản, số 4-1988
Tlđd.

19


kỷ niệm trang nghiêm của một thời hùng vĩ, những phần ưu tú nhất của nó cịn
đứng bên cạnh chúng ta hôm nay, cũng sống như một giá trị vĩnh hằng trong cuộc
kiếm tìm của chúng ta hơm nay”27. Xác định mối quan hệ giữa sử thi với các yêu
cầu cụ thể của thực tiễn lịch sử, Vũ Văn Sĩ cho rằng sự có mặt của nền văn học sử
thi trong giai đoạn lịch sử dân tộc 1945-1980 cùng với những hạn chế của nó là tất
yếu. “Với quan niệm sử thi như một hiện tượng thẩm mỹ mang tính chất xã hội, sử
thi trước hết là hoạt động thực tiễn và hoạt động tinh thần của cộng đồng dân tộc
ta trong giai đoạn lịch sử 1945-1980. Nó như một sản phẩm ý thức đặc thù và chỉ
vốn có ở một giai đoạn lịch sử bởi sự tác động của nó đới với cuộc sống tinh thần
của con người, bởi sự tác động trở lại của nó đối với ý thức xã hội một thời. Đó là
một thực thế khơng thể phủ nhận và khơng dễ gì phủ nhận”28.

Tổng hợp lại, những người nêu lên khái niệm văn học sử thi muốn xác định
diện mạo nền văn học cách mạng 1945-1980 như sau: hướng tới những sự kiện và
biến cố khách quan, trọng đại, có liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của dân tộc,
của cộng đồng, những xung đột gay gắt về ý thức hệ, thiên về mặt cao cả, họ hàng,
với thái độ nhiệt thành ca ngợi; gạt bỏ cái phần riêng tư cá nhân ở đối tượng phản
ánh, đồng thời chủ thể sáng tạo cũng bỏ qn, cũng tự đánh mất sự tìm tịi, suy
tưởng, sự kiến giải có tính chất cá nhân độc đáo của mình.
Quan niệm như trên đã thể hiện một sự cố gắng tìm tịi để đánh giá ngày
càng đúng đắn hơn, sâu sắc hơn đặc điểm nền văn học cách mạng. Nhìn chung,
những ý kiến này đã xác định được một cách tương đối hợp lý mặt cơ bản, tiêu
biểu nhất của nền văn học dân tộc trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt. Song mặt
khác, phải chăng khái niệm sử thi như một chiếc áo không ôm chứa nổi cơ thể văn
học cách mạng nên các ý kiến này buộc phải nới mở nó. Mở nới có chỗ quá nhiều
đến nỗi khái niệm có khi khơng cịn là nó nữa. Dường như ở đây, các tác giả này
vẫn chưa vượt qua nổi sự thử thách sau: dùng khái niệm cũ tất phải sửa đổi. Sửa
đổi ít thì vẫn so le, trật khớp giữa khái niệm với đối tượng thực tế, sửa đổi cho phù
27
28

Nguyên Ngọc, Đôi nét về một tư duy văn học mới đang hình thnh, Văn học, số 4-1990
Vũ Văn Sĩ, “Văn học sử thi – điểm nhìn từ hơm nay”, Văn học, số 6-1990

20


hợp, mở rộng q ngoại diên thì khái niệm khó cịn nó nữa. Lã Ngun biện giải
“sử thi hiện đại Việt Nam có những đặc điểm khác so với sử thi hiện đại thế giới”.
Vũ Văn Sĩ phải so sánh sử thi hiện đại với sử thi truyền thống để nói cho được
rằng sử thi (hiện đại) “vẫn dành một khoảng trống đáng kể cho sự sáng tạo của nhà
văn”, “ở sử thi hiện đại, vai trị lý trí của nhà văn vẫn chiếm vị trí hết sức quan

trọng”. Cịn Nguyên Ngọc lại tự mâu thuẫn trong cách lý giải tư duy sử thi. Một
mặt, Nguyên Ngọc cho rằng “tư duy sử thi giả định một khoảng cách giữa nhà văn
và đối tượng… nhà văn đứng cách đối tượng một khoảng cách tuyệt đối, khơng
thể vượt qua được, nhìn ngắm và chiêm ngưỡng đối tượng”. Mặt khác, nhà văn lại
khẳng định: “Trong tư duy sử thi, nhà văn đồng nhất mình với đối tượng. Ở đây
tiếng nói văn học là độc thoại và đồng nhất”29. Mâu thuẫn này phản ánh sự “cưỡng
lại” của thực tiễn văn học cách mạng Việt Nam với khái niệm sử thi truyền thống.
Với mục đích tiếp cận và lý giải tiến trình văn học hiện đại trong đó có nền
văn học cách mạng, chỉ ra xu thế phát triển của nó, Hồng Ngọc Hiến trong bài
viết “Thời kỳ văn học vừa qua và xu thế phát triển”30 đã vận dụng cặp phạm trù
âm dương của triết học Trung Quốc cổ đại. Vận dụng thuật ngữ âm dương một
cách ước lệ, tác giả đã thiết lập một hệ thống các cặp phạm trù gồm các mặt đối
lập âm - dương như duy tâm – duy vật, phi lý – duy lý, trực giác – suy lý, hịa bình
– chiến tranh, “tính nước” – “chất thép”, cái vĩnh cửu – cái thời sự, xu hướng siêu
thăng – xu hướng thế tục hóa, “văn hóa” – “chính trị”… Trên cơ sở hệ thống này,
Hoàng Ngọc Hiến đã đề ra yêu cầu hài hòa âm dương đối với một nền văn học:
“Sự hài hịa âm tính dương tính là nguồn gốc phong phú của văn học. Khơng có sự
hài hòa ở gốc nguồn này, sự phong phú và đa dạng có thể là giả”. Hồng Ngọc
Hiến đã nêu lên lược đồ về tiến trình vận động của văn học hiện đại Việt Nam như
sau: giai đoạn 1930-1945: dòng văn học âm tính; từ 1945-1975: dịng văn học
dương tính; từ sau 1975: sự bừng tỉnh của kinh nghiệm hài hòa âm dương. Lã
Nguyên, Nguyên Ngọc, Vũ Văn Sĩ đánh giá bản chất nền văn học cách mạng từ
29
30

Nguyên Ngọc, bài đ dẫn, Văn học, số 4-1990
Báo văn nghệ, số chuyên san tháng 4-1990

21



góc độ thi pháp học lịch sử. Hồng Ngọc Hiến tìm cách khái qt diện mạo nền văn
học đó từ việc vận dụng các phạm trù triết học có tính bao quát. Cách làm sau này
quả đang mới lạ, ít ra là đối với tình hình nghiên cứu văn học Việt Nam ta. Cũng
bởi thế, ý kiến, cách làm của Hồng Ngọc Hiến khiến khơng ít người băn khoăn
nghi ngờ. Đỗ Văn Khang cho đấy là quan niệm văn học âm dương theo kiểu thầy
lang. Nguyễn Văn Lưu phê phán cách thiết lập các cặp phạm trù đối lập của
Hoàng Ngọc Hiến và không tán thành việc đặt yêu cầu cân bằng âm dương cho sự
phát triển văn học31. Đỗ Lai Thúy đánh giá việc làm này là một số cố gắng ý nghĩa
để nhận diện thời kỳ văn học vừa qua song nhiều chỗ Hồng Ngọc Hiến chưa phân
tích, biện giải tới mức cần thiết, và còn hoặc máy móc, hoặc chiết trung32. Theo
chúng tơi, dẫu tiếp cận từ một góc độ khác, song trên cơ bản, quan niệm về văn
học dương tính của Hồng Ngọc Hiến cũng khơng xa quan niệm về sử thi của các
tác giả đã nói ở trước. Có điều là Hồng Ngọc Hiến đã sử dụng một cách ước lệ
các phạm trù triết học có nội hàm rộng nên “rộng đất” hơn. Tuy vậy, để có thể
thuyết phục, ý kiến của ơng rất cần các bước tiếp tục triển khai, rất cần sự phân
giải kỹ từng phạm trù lẫn các cặp phạm trù trong việc sử dụng chúng một cách ước
lệ. Còn giờ đây, những ý kiến đề xuất của Hoàng Ngọc Hiến đang dừng lại ở mức
như là những ý tưởng, cái khái niệm văn học dương tính của Hồng Ngọc Hiến
chưa đưa lại được những căn cứ lý thuyết xác đáng, thực sự bổ ích cho sự nhận
diện những đặc điểm, phẩm chất đích thực của nền văn học cách mạng 1945-1975.
Vấn đề phân tích đặc điểm, đánh giá thành tựu nền văn học cách mạng
1945-1975, như vậy, được nêu ra và trao đi đổi lại khá sôi nổi, đặc biệt từ cuối
1986. Trong hơn ba năm từ đó đến trước Đại hội nhà văn lần thứ IV, khơng phải
khơng có một số điểm cơ bản được số đông tương đối nhất trí, song xung quanh
vấn đề lớn này vẫn cịn khơng ít ý kiến khác biệt và nảy sinh các khía cạnh lý luận
mới. Thực tế ấy đòi hỏi (v mọi người cũng đợi chờ một cách chính đáng) một
quan điểm nhìn nhận hợp lý, khoa học ở kỳ Đại hội nhà văn này. Có thể nói rằng
31
32


Nguyễn Văn Lưu, “Có âm dương trong văn học không?”, Văn nghệ, số chuyên san tháng 5-1990
Đỗ Lai Thúy, “Một cách nhận diện thời kỳ văn học vừa qua”, Văn nghệ, số chuyên san tháng 6-1990

22


bản báo cáo của Ban chấp hành Hội nhà văn đã phần nào đáp ứng được yêu cầu,
nguyện vọng trên. Ở đây, vấn đề đánh giá thành tựu văn học cách mạng bước đầu
được xem xét trong nhiều mối quan hệ với một hệ thống quan điểm nhất quán và
toàn diện. Bản báo cáo đã nhìn nhận đóng góp của nền văn học cách mạng từ việc
hồi sinh nền văn học dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thiểu số, đến việc hình thành,
phát triển đội ngũ nhà văn, nhà nghiên cứu, phê bình với nhiều thế hệ nối tiếp, từ
sự phong phú, khỏe khoắn về nội dung đến việc phát triển ngôn ngữ dân tộc. Đặc
biệt, bản báo cáo đã nhấn mạnh giá trị giáo dục, cổ vũ lớn lao của nền văn học
chân chính này đối với lẽ sống, niềm tin của nhiều thế hệ người Việt Nam trong
khói lửa ác liệt của các cuộc chiến tranh yêu nước: “Trong hành trang tinh thần
của hàng triệu chiến sĩ thuộc mấy thế hệ nối tiếp nhau” có “dấu vết khơng phai
nhịa của những lời thơ, tiếng ca… Những cảnh, những người trong tác phẩm văn
học chân chính khơng dám nói hơn ai nhưng cũng khơng đến nỗi thẹn thùng so với
văn học các nước khác”. Sự đánh giá này, tuy được diễn đạt “nhẹ nhàng”, uyển
chuyển, nhưng thể hiện tinh thần tiếp tục khẳng định thành tựu to lớn của nền văn
học cách mạng ở nghị quyết 5 về văn hóa văn nghệ của Bộ chính trị và xa về trước
nữa, ở bản báo cáo của Ban chấp hành Trung Ương Đảng tại Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IV33.
Nêu lên các thành tựu văn học cách mạng, đồng thời bản báo cáo của Ban
chấp hành hội nhà văn cũng đặt ra mặt thứ hai của vấn đề: “Khẳng định những
thành tựu đã qua không phải chúng ta coi nhẹ và xóa nhịa đi những sai sót, những
sự vướng mắc và gị bó trong đời sống văn học trước đây”. Sai sót chủ yếu đã hạn
chế bớt thành tựu nền văn học cách mạng được bản báo cáo chỉ ra là “khuynh

hướng giáo điều”, “những quan điểm hẹp hòi, cứng nhắc”, “những quan niệm về
nghệ thuật còn đơn giản thơ sơ thậm chí cịn mang tính chất ấu trĩ”.
Có cái nhìn tương đối tồn diện, bám chắc vào khơng khí, u cầu đặc biệt
của lịch sử dân tộc trong một bối cảnh cụ thể, biết tự phê phán để cầu tiến bộ - đó
33

Văn học, nghệ thuật nước ta “xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn hóa, nghệ
thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay”

23


×