Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Thể tài ký sự chiến tranh trong văn học việt nam giai đoạn 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.7 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ HẠNH

THỂ TÀI KÝ SỰ CHIẾN TRANH
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Nghệ An, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRƯƠNG THỊ HẠNH

THỂ TÀI KÝ SỰ CHIẾN TRANH
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN

Nghệ An, 2015




MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trên hành trình của văn học Việt Nam, giai đoạn văn học 1945 –
1975 có một vị trí đặc biệt – giai đoạn văn học ba mươi năm chiến tranh.
Trong bối cảnh chiến tranh (chống hai “Đế quốc to” là Pháp và Mỹ), toàn
quân và dân ta đoàn kết, ra sức đánh giặc cứu nước, thực hiện lý tưởng
độc lập tự do, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây
cũng là giai đoạn nền văn học cách mạng đạt được nhiều thành tựu to
lớn. Cùng với nhiều thể loại văn học khác (thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết), ký đã tỏ rõ ưu thế và sức mạnh của mình trong việc phản ánh
hiện thực và con người thời chiến. Sự phát triển của thể loại ký (với
nhiều thể: ký sự, phóng sự, bút ký, tùy bút…) góp phần làm phong phú
diện mạo văn học 1945 – 1975.
1.2. Trong thành tựu kí văn học giai đoạn 1945 – 1975, ký sự là thể tài
tiêu biểu, gặt hái được nhiều thành công đáng kể, có đóng góp quan trọng
vào sự phát triển của văn học cách mạng giai đoạn này. Đặc biệt là bộ phận
ký sự chiến tranh đã góp một tiếng nói trong việc phản ánh chân thật hiện


4
thực chiến tranh lúc bấy giờ. Dòng ký sự chiến tranh với các tác phẩm tiêu
biểu như Trận Phố Ràng, Trong rừng Yên Thế (Trần Đăng), Ký sự Cao
Lạng (Nguyễn Huy Tưởng), Trận Thanh Hương (Nguyễn Khắc Thứ),
Chúng tôi ở Cồn Cỏ (Hồ Phương), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh và Vũ
Kỳ Lân), Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân xuân 1975
(Xuân Thiều),… luôn luôn cập nhật những diễn biến phức tạp, gay go của

các trận đánh, các chiến dịch của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mĩ. Ký sự phản ánh nhiều mặt của hiện thực đời sống
gian khổ nhưng hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc chống giặc ngoại
xâm giành lại độc lập và thống nhất đất nước. Bên cạnh những kỳ tích,
chiến cơng, ký sự đồng thời cũng thể hiện những hy sinh, mất mát, đau
thương của những người lính, sự tàn bạo của kẻ thù,… Dịng ký sự chiến
tranh ra đời trong hồn cảnh đặc biệt ấy mang đậm cảm hứng lịch sử dân
tộc với âm điệu hùng tráng, lãng mạn đã thực sự khẳng định vị trí của
mình, xứng đáng là “đội qn xung kích” của văn học thời kỳ chiến tranh.
Thực hiện đề tài này chúng tơi sẽ có điều kiện tìm hiểu sâu hơn những đặc
điểm của ký sự chiến tranh cũng như những thành tựu và quy luật vận động
của thể loại kí trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.
1.3. Từ trước đến nay (thời điểm người làm luận văn), hầu hết các bài
viết, bài nghiên cứu chỉ nêu lên những đánh giá chung về thể loại kí hoặc
một số bút kí, tùy bút của một số tác giả tiêu biểu như Nguyễn Tuân,
Hoàng Phủ Ngọc Tường,… Chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về
thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 – 1975. Mặt khác,
công tác giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước cho thế
hệ trẻ hôm nay và mai sau, đặc biệt qua con đường văn học nghệ thuật
(trong đó có sự tham gia của các tác phẩm ký sự chiến tranh) có vai trị
quan trọng đặc biệt.
Việc thực hiện đề tài này khơng chỉ có ý nghĩa góp thêm tiếng nói
khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của ký sự chiến tranh giai đoạn


5
1945 – 1975, mà cịn có ý nghĩa thực tiễn, trước hết là giúp cho người viết
luận văn trong công tác chuyên môn, giảng dạy văn học trong nhà trường
phổ thơng.
Chính vì những lý do trên, chúng tơi chọn Thể tài ký sự chiến tranh

trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 làm đề tài nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Về thể loại ký trong văn học Việt Nam hiện
2.1.1. Quan niệm ký và các thể ký
Trong lịch sử văn học, sự phát triển của thể loại ký gắn liền với những
giai đoạn có những thay đổi lớn lao, với sự hình thành những hiện tượng
của cuộc sống chưa được nghiên cứu. Thể loại ký cho phép nhanh chóng
tái tạo những hiện tượng mới, khắc họa những nét cơ bản nhất của những
hiện tượng đó. Ký là một thể loại văn học mang tính thời sự, nhạy bén và
kịp thời. Nó có khả năng ghi nhận và chuyển tải những sự kiện của đời
sống và con người mới một cách nhanh nhạy và nóng hổi nhất. Bên cạnh
các thể loại khác, ký là một thể loại thu hút được sự quan tâm của một bộ
phận lớn độc giả và giới nghiên cứu. Trên diễn đàn văn học Việt Nam vào
những năm 60, 70 của thế kỷ XX đã xuất hiện một loạt vấn đề về thể ký:
Ký có phải là văn học khơng? Đặc trưng của ký? Vấn đề giữa ký văn học
và ký báo chí… Trên phương diện lý luận có nhiều ý kiến khác nhau về
khái niệm ký.
Trong lịch sử văn học trung, cận đại, nội hàm khái niệm ký rất gần
gũi với các thuật ngữ: chí, biên, lục, kỷ… Lịch sử văn học Trung Quốc ghi
nhận sự có mặt và vai trị quan trọng đặc biệt của thể loại ký, một thể loại
đã có cả một bề dày phát triển từ rất sớm ở Trung Quốc. Sử ký của Tư Mã
Thiên xuất hiện trước khi có sự thống nhất Trung Quốc cách đây mấy ngàn
năm. Thực chất các loại tiểu thuyết chí nhân, chí quái, thoại bản, tiểu thuyết
lịch sử, tiểu thuyết dã sử... trong văn học cổ trung đại Trung Quốc ít nhiều
đều có tính chất ký.


6
Ở Việt Nam, những tác phẩm ký nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm
như Thượng kinh ký sự, Vũ trung tùy bút,… Sang thời hiện đại, thể loại này

càng phát triển mạnh mẽ và gặt hái được nhiều thành công. Thể loại ký
ngày càng được độc giả quan tâm cả trên hai phương diện lý thuyết và thực
tiễn sáng tác.
Theo Từ điển văn học (bộ mới), ký là “Thể văn tự sự viết về người thật,
việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao”[17, 47].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Ký là “một loại hình văn học trung
gian, nằm giữa báo chí và văn học gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xi tự sự
như bút ký, hồi ký, du ký, phóng sự, ký sự, nhật kí, tùy bút…”[12, 162].
Trong cuốn này các tác giả nhấn mạnh vai trị tơn trọng sự thật của thể loại
ký. “Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực
đời sống được phản ánh trong tác phẩm”[12].
Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học xác định: “Ký là tên gọi
chung của một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngồi
văn học (báo chí, ghi chép…), chủ yếu là văn xuôi tự sự” [3, 179].
Theo Hà Minh Đức trong cuốn giáo trình Lý luận văn học, “Ký không
phải là một thể loại đồng nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu
tả và biểu hiện về cuộc sống trong văn xuôi từ ký sự, phóng sự, bút ký, du
ký đến nhật ký, tùy bút, tiểu phẩm văn học, bút ký chính luận”[9, 190].
Căn cứ vào những cơ sở khác nhau, giới nghiên cứu đã đưa ra những
ý kiến đánh giá khác nhau về các thể ký. Có người căn cứ vào phương thức
biểu hiện và chất liệu kết cấu để chia ký thành ba loại: ký tự sự, ký trữ tình
và ký chính luận. Lại có người căn cứ vào bút pháp và đối tượng được phản
ánh để chia ký thành hàng chục tiểu loại như: phóng sự, ký sự, tùy bút, bút
ký, hồi ký, nhật ký, du ký, chính luận, tản văn…
Như vậy, có thể thấy có rất nhiều quan niệm khác nhau về ký và các
thể ký. Dù đứng ở góc độ nào các nhà nghiên cứu cũng khẳng định những
biểu hiện của đời sống có thật. Ký phản ánh những vấn đề, sự kiện, con


7

người thật điển hình, ln cố gắng đảm bảo tính chân thực, chính xác của
nội dung. Ký có hình thức co giãn thể loại linh hoạt. Chính những điều đó
đã tạo cho ký một diện mạo riêng, tiếng nói riêng trong việc phản ánh hiện
thực. Cũng chính điều này đã giúp ký tạo ra một kênh giao tiếp riêng đối
với công chúng bạn đọc.
Về cơ bản ký khác với truyện (truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết).
Truyện thừa nhận vai trò của kết cấu và tưởng tượng, còn ký là một loại
hình văn học bên cạnh thơ, tiểu thuyết và kịch, ký phản ánh sự việc và con
người có thật trong cuộc sống. Tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản
của ký, do đó sức hấp dẫn, sức thuyết phục của ký một phần lớn chính ở sự
việc được phản ánh trong tác phẩm.
Ký đa dạng về tiểu loại, chính điều này tạo ra đặc trưng riêng của ký tính nhanh nhạy, kịp thời, chính xác. Sự phân loại của ký cũng có những phức
tạp về cấu trúc cũng như việc xác định ranh giới thể loại. Đối tượng phản ánh
của ký đa dạng và phong phú, mỗi thể ký ứng với một đối tượng cụ thể.
Với những đặc trưng riêng của mình, ký là một trong những thể loại
năng động của loại hình văn xi nghệ thuật. Trong suốt cả thế kỷ XX, ký
đã có sự vận động và đổi mới. Ký đã phát huy được sở trường ở các tiểu
loại ký, đáp ứng được yêu cầu của công chúng và thời đại, gặt hái được
nhiều thành tựu đáng kể. Cùng với các loại hình văn xi khác, ký đã
chiếm một vị trí xứng đáng trong đời sống văn học, trở thành một bộ phận
không thể tách rời trong tiến trình vận động và phát triển của văn học Việt
Nam thế kỷ XX.
2.1.2. Về thực tiễn sáng tác thuộc thể loại ký, ký sự trong văn học
Việt Nam hiện đại
Ký ra đời rất sớm trong lịch sử văn học nhân loại nhưng phải đến thế
kỷ XIX ký mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam, những tác phẩm
ký nổi tiếng đã xuất hiện từ sớm. Nhiều nhà văn Việt Nam đã thử sức mình
ở thể loại ký. Những tác phẩm ký đầu tiên manh nha từ thế kỷ X dưới dạng



8
văn bản viết bằng dao, đúc trên bia và chuông khánh. Đến thể kỷ XV, ký
bắt đầu thể hiện dưới dạng các văn bản bằng chữ Hán. Từ thế kỷ XVIII,
đặc biệt là thế kỷ XIX ký mới thực sự ra đời như Thượng kinh ký sự, Vũ
trung tùy bút…
Đặc biệt từ sau Cách mạng tháng Tám, ký giữ một vai trò quan trọng.
Nhiều tác phẩm ký lần lượt xuất hiện góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của
đời sống văn học: Việc làng, Tập án cái đình - Ngơ Tất Tố, Ngõ hẻm ngoại
ơ - Đình Lạp, Tơi kéo xe, Tam Lang - Vũ Trọng Phụng… Trong văn học
cách mạng, thể loại ký bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn Ái Quốc những năm
20 của thế kỷ XX. Sau Cách mạng tháng Tám đến nay có nhiều tác phẩm
ký có giá trị: ký sự của Trần Đăng, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn Huy
Tưởng, Trận Thanh Hương của Nguyễn Khắc Thứ, các tác phẩm ký sự của
Nguyễn Khải, Xuân Thiều, Hoàng Phủ Ngọc Tường..., những tác phẩm ấy
đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực bộn bề nhưng phong phú.
Bước vào công cuộc chống Mĩ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, ký ln có mặt hàng đầu, trở thành vũ khí xung kích: Họ sống và chiến
đấu (Nguyễn Khải), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Chúng tôi ở Cồn
Cỏ (Hồ Phương), Sống như Anh (Trần Đình Vân), Ký sự miền đất lửa
(Nguyễn Sinh và Vũ Kỳ Lân), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (Nguyễn Tuân)…
Đặc biệt là hàng loạt ký sự về mùa xuân đại thắng 1975, ghi lại thời điểm
hào hùng của dân tộc ta trong công cuộc đánh Mĩ cứu nước: Tháng ba ở
Tây Nguyên của Nguyễn Khải, Bắc Hải Vân xuân 1975 của Xuân Thiều,
Nhật ký chiến dịch của Nguyễn Thành Vân – Nguyễn Trọng Oánh…
Sau năm 1975 đến nay, thể ký tiếp tục thể hiện vai trị của mình trong
việc tiếp cận đời sống thời hậu chiến. Hàng loạt bài ký, phóng sự ra đời thu
hút sự quan tâm của cơng chúng bạn đọc: Cái đêm hơm ấy đêm gì (Phùng
Gia Lộc), Chuyện ông vua lốp (Nhật Linh), Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn
Trực), ký của Hoàng Phủ Ngọc Tường, của Phan Quang… “Ký đã đáp ứng
được yêu cầu nào đó của nghệ thuật và tự khẳng định ký khơng phải thừa



9
so với truyện ngắn cũng không phải là thiếu so với tiểu thuyết” (Hoàng Phủ
Ngọc Tường).
Ký là một thể loại văn học mang tính thời sự, nhạy bén và kịp thời nhất.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ cũng như trong công
cuộc đổi mới đất nước, ký đã xuất hiện kịp thời, mang hơi thở của đời sống,
ghi lại khá đầy đủ diện mạo và tiến trình cách mạng, các thời đoạn, các sự
kiện lịch sử chủ yếu của đời sống đất nước và con người Việt Nam.
Ký sự là một thể của ký thiên về tự sự. Ký sự ghi chép một câu
chuyện, một sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Ký sự thiên về tái hiện sự việc
có thật, người viết tơn trọng tiếng nói khách quan của sự kiện. Trong văn
học Việt Nam, ở thế kỷ XVIII, Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác là tác
phẩm tiêu biểu cho thể loại này. Tác phẩm đã tái hiện chân thực, sinh động
bức tranh xã hội phong kiến lúc bấy giờ. “Thượng kinh ký sự là tác phẩm
ký nghệ thuật đích thực đầu tiên của văn học Việt Nam, là đỉnh cao và là sự
hoàn thiện thời trung đại”[7, 374].
Sau Cách mạng tháng Tám, hiện thực kháng chiến và công cuộc bảo
vệ tổ quốc là mảnh đất màu mỡ cho ký sự phát triển mạnh mẽ. Những trang
ký sự của Trần Đăng, Nguyễn Khắc Thứ, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Xuân Thiều, Nguyễn Khải… đã ghi lại một cách trung thực,
đầy xúc động những diễn biến của sự kiện vĩ đại trong lịch sử chống xâm
lược của dân tộc. Khẳng định vị trí của ký sự viết về chiến tranh trong thời
kỳ lịch sử đầy kỳ tích và bi tráng của dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, các tác phẩm ký sự của Trần
Đăng, Nguyễn Khắc Thứ, Nguyễn Huy Tưởng… là sự thể hiện nhanh
nhạy, kịp thời về con người và các sự kiện lịch sử như chiến dịch Biên giới
năm 1950, chiến dịch Cao - Bắc - Lạng. Những trận đánh quyết liệt giữa ta
và địch diễn ra trên những địa danh như Đông Khê, Thất Khê được tái hiện

chân thực và đầy cảm xúc.


10
Bước sang giai đoạn chống Mĩ cứu nước, một số ký sự đã khẳng định
được vị trí xứng đáng của mình trong đời sống văn học lúc bấy giờ: Họ sống
và chiến đấu, Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Chúng tôi ở Cồn Cỏ
(Hồ Phương), Ký sự miền đất lửa (Nguyễn Sinh – Vũ Kỳ Lân)… Tháng ba
ở Tây Nguyên đã làm sống dậy những sự kiện lịch sử diễn ra trong thời điểm
cuối cùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Ở một phương diện
khác, Ký sự miền đất lửa đã ghi lại khơng khí của một thời kỳ chiến đấu kiên
cường, oanh liệt trên mảnh đất Vĩnh Linh anh hùng trong cuộc đọ sức trường
kỳ với đế quốc Mĩ.
Các tác phẩm ký sự đã ghi lại một cách trung thực, đầy xúc động
những diễn biến của những sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Thực tế của
đời sống cách mạng và kháng chiến, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc đã tạo điều kiện cho thể tài ký sự phát triển, đáp ứng được yêu cầu đặt
ra của thời đại.
Do thực tiễn sáng tác theo thể loại ký ngày càng phát triển mạnh nên
lịch sử nghiên cứu về ký cũng có một bề dày đáng kể. Tuy nhiên các cơng
trình nghiên cứu về ký cũng chủ yếu là từ những tác phẩm cụ thể. Thành
tựu nghiên cứu về nó, trên phương diện lý thuyết còn hạn chế, chủ yếu
được nêu ở các bộ từ điển văn học, các cơng trình lịch sử văn học. Có thể thấy
Hồng Ngọc Hiến là người quan tâm nhiều đến thể loại này, thể hiện ở các
công trình của ơng: Văn học - học văn (tiểu luận và phê bình, 1992), Văn học
và học văn (tiểu luận và phê bình, 1997), Văn học gần và xa (tiểu luận,
2000),... Các cơng trình nghiên cứu về văn học Việt Nam hiện đại, tiêu biểu
như: Văn học trên hành trình của thế kỷ XX (Phong Lê, 1997), Văn học Việt
Nam hiện đại - lịch sử và lý luận (Phong Lê, 2003), Lí luận và phê bình văn
học (Trần Đình Sử, 1996), Những vấn đề thi pháp học hiện đại (Trần Đình

Sử, 1993), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Phan Cự Đệ chủ biên, 2004), Nhà
văn tiền chiến và quá trình hiện đại hóa trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ


11
XX cho tới 1945 (Vương Trí Nhàn, 2005), v.v... cũng có bàn đến thể loại ký ở
một số tác phẩm và giai đoạn văn học cụ thể,...
2.2. Lịch sử nghiên cứu ký sự chiến tranh trong văn học Việt
Nam 1945 – 1975
2.2.1. Về ký sự chiến tranh trong sáng tác của các tác giả tiêu biểu
Trong lịch sử văn học Việt Nam, kí là một thể loại ra đời tương đối
sớm. Có nhiều tác phẩm kí ra đời trong thời trung đại như: Thượng kinh kí
sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Tây hành nhật kí
(Phạm Phú Thứ),… Bước sang thế kỷ XX, thời kỳ 1935 - 1940 có các kí sự
như: Việc làng, Tập án cái Đình của Ngơ Tất Tố, các phóng sự khác của
Vũ Trọng Phụng…
Trong văn học cách mạng, thể loại kí bắt đầu từ sáng tác của Nguyễn
Ái Quốc những năm 1920. Đặc biệt là từ sau giai đoạn cách mạng tháng
Tám, cùng với sự phát triển của nền văn học, đã có nhiều tác phẩm kí có
giá trị như Truyện và kí sự của Trần Đăng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn
Huy Tưởng, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải… Trong văn học giai
đoạn này thể loại kí nói chung, thể tài kí sự, hồi kí, bút kí nói riêng phát
triển mạnh mẽ, tạo nên một mảng văn học có vị trí đặc biệt trong nền văn
học hiện đại.
Cho đến nay (thời điểm người viết luận văn) chưa có cơng trình nào
đi sâu tìm hiểu Thể tài kí sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945 - 1975, mà chỉ xuất hiện những ý kiến, những bài viết ngắn và thường
nói chung về thể loại kí.
Cuốn Văn học Việt Nam 1945-1975 (tập II) có đề cập đến ký của
Nguyễn Khải: “Nguyễn Khải tập trung viết về cuộc chiến đấu chống Mỹ

cứu nước. Ông theo dõi, khảo sát con người xã hội chủ nghĩa, ca ngợi nó
trên đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”[33, 258].


12
Hà Minh Đức trong cuốn Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trong mục nói về ký sự có đề cập đến ký sự của
Trần Đăng, Nguyễn Huy Tưởng… và khẳng định có nhiều đóng góp.
Năm 2007, tác giả Hà Cơng Tài và Phan Diễm Hương tuyển chọn và
giới thiệu cuốn Nguyễn Khải về tác giả và tác phẩm, trong đó đã có những
trang đánh giá về tác phẩm kí sự Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn
Khải: “Ghi lại một cách trung thực đầy xúc động những diễn biến của sự
kiện lớn vào bậc nhất trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta… kí sự
Tháng ba ở Tây Nguyên của Nguyễn Khải cũng như thiên hồi kí Đại thắng
mùa xuân của Đại tướng Văn Tiến Dũng là một trong những thể nghiệm
của thể loại này trong việc ghi lại những ngày, tháng, năm 1975 đầy biến
cố dân tộc”[50, 320].
Cuốn Từ điển văn học bộ mới của nhóm tác giả Đỗ Đức Hiểu,
Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá đồng chủ biên đề cập đến
các tác phẩm kí sự chống Mỹ giai đoạn 1954 - 1975 như Chúng tôi ở Cồn
Cỏ, Sóng Hịn Mê… Ngồi ra các tác giả cịn khẳng định những thành tựu
về thể kí sự mà Nguyễn Khải đã gặt hái được: “Bám sát cuộc sống hiện tại,
hướng ngòi bút về những vấn đề thời sự của đời sống, tác phẩm của
Nguyễn Khải có sức mạnh của lí trí tỉnh táo, nhạy bén, năng lực phân tích
tâm lý và diễn biến tư tưởng cùng với những nhận xét thông minh sắc sảo”
[17, 1156].
Trong Văn học 1975 - 1985 tác phẩm và dư luận, nhóm tác giả Ngơ
Trang, Vân Trang, Bảo Hưng sưu tầm và chủ biên, khi bàn về các tác phẩm
ký sự giai đoạn 1954 - 1975 có đánh giá về tác phẩm Ký sự miền đất lửa:
“Phản ánh hiện thực nóng bỏng và đầy tinh oanh liệt trên mảnh đất Vĩnh

Linh kỳ thú, anh hùng, ký sự Miền đất lửa có một sức hấp dẫn kỳ lạ. Trước
hết là sự chân thật, sinh động, là điển hình của các sự kiện, nhân vật, sự
phong phú của hiện thực đất nước”...


13
2.2.2. Về ký sự chiến tranh với tư cách là một thể tài trong sáng tác
của cả một giai đoạn hay một thời kỳ văn học
Từ năm 1966 đến 1968, khi tạp chí văn học mở đợt trao đổi ý kiến về
thể kí và vấn đề viết về người thật, việc thật đã có nhiều bài gửi đến. Trong
các bài viết, các tác giả chủ yếu đề cập đến bút kí, tùy bút giai đoạn này
như bài viết của Phan Nhân – Suy nghĩ về khả năng của thể kí (Qua một số
bút kí ghi chép, hồi kí của miền Nam).
Trong cơng trình nghiên cứu Lý luận văn học (1998), Hà Minh Đức
cho rằng: “Các thể kí văn học chủ yếu là những hình thức ghi chép linh hoạt
trong văn xuôi với nhiều dạng tường thuật, miêu tả, biểu hiện bình luận về
những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống với ngun tắc phải tơn
trọng tính xác thực và chú ý tính thời sự của đối tượng miêu tả” [9, 217].
Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX Phan Cự Đệ chủ biên, nói
đến những thành tựu của kí sự Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm
1945: “Kết thúc giai đoạn chống Mỹ cứu nước là một loạt kí sự về mùa xuân
đại thắng năm 1975, ghi lại thời điểm hào hùng của một thời đánh Mỹ và
thắng Mỹ: Tháng ba ở Tây Nguyên (Nguyễn Khải), Bắc Hải Vân Xuân 1975
(Xuân Thiều), Xuân Lộc - Sài Gịn (Nam Hà)…”[7, 410 - 411).
Trong cuốn Giáo trình lí luận văn học (tập II) – tác phẩm và thể loại
văn học, nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa,
Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh, ngồi việc đưa ra những nhận định mang
tính khái qt về thể loại, các tác giả còn đánh giá cao sự đóng góp của thể
kí, đặc biệt là kí cách mạng trong nền văn học Việt Nam.
Trong cuốn Văn học Việt Nam 1945 – 1975 (tập I) do Nguyễn Đăng

Mạnh chủ biên, các tác giả đã nêu lên những thành tựu của kí, kí sự chiến
tranh: “Đặc biệt là có sự bùng nổ của thể kí, ghi lấy bao nhiêu là sự tích
anh hùng, chia vui với quân dân cả nước và giữ lại tư liệu cho sáng tác dài
hơi” [32, 146]...


14
2.2.3. Vấn đề Thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam
giai đoạn 1945-1975
Thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945-1975 còn là
vấn đề mới trong nghiên cứu, tìm hiểu. Đề tài khơng trùng với cơng trình
hay luận án, luận văn, bài báo nào đã cơng bố.
Tuy nhiên, một số cơng trình nghiên cứu (đã nêu trên đây) mặc dù
chưa chuyên sâu về thể tài ký sự chiến tranh giai đoạn 1945 – 1975 nhưng
ít nhiều cũng đã đề cập đến một số tác phẩm cụ thể. Đây là những đóng
góp đáng quý. Tiếp thu thành tựu của những người đi trước, luận văn này
đi sâu tìm hiểu thể tài ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn
1945 – 1975 với một cái nhìn tồn diện, hệ thống.
3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Thể tài ký sự chiến tranh trong
văn học Việt Nam 1945 – 1975.

3.2. Giới hạn của đề tài
Đề tài bao quát tất cả các tác phẩm ký sự giai đoạn 1945 – 1975 viết
về chiến tranh.
Văn bản tác phẩm dùng để khảo sát, luận văn dựa vào bộ sách Ký sự
chiến tranh (2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội, 2006.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.1. Mục đích nghiên cứu

Qua khảo sát các tác phẩm ký sự giai đoạn 1945 – 1975 viết về chiến
tranh, luận văn nhằm tìm và xác định đặc điểm của dòng ký sự này, từ đây
đề xuất một số vấn đề về nghiên cứu thể tài ký sự chiến tranh trong văn học
Việt Nam hiện đại…
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


15
4.2.1. Đưa ra một cái nhìn chung về thể loại ký và ký sự chiến tranh
trong văn học Việt Nam thời hiện đại.
4.2.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá nội dung, giá trị của ký sự chiến
tranh trong văn học Việt Nam hiện đại (giai đoạn 1945 – 1975).
4.2.3. Khảo sát, phân tích, đánh giá những thành cơng (và cả hạn chế)
về nghệ thuật thể hiện của ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam hiện
đại (giai đoạn 1945 – 1975).
Cuối cùng rút ra một số kết luận về ký sự chiến tranh trong văn học
Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, đề xuất một số vấn đề về tiếp nhận và
nghiên cứu thể tài ký sự trong văn học Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau,
trong đó có các phương pháp chủ yếu: Phương pháp thống kê – phân
loại, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh – đối
chiếu, phương pháp cấu trúc – hệ thống …

6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Luận văn là cơng trình đầu tiên tìm hiểu thể tài ký sự chiến tranh
trong văn học Việt Nam 1945 – 1975 với cái nhìn tập trung và hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho
việc tìm hiểu, nghiên cứu ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam 1945 –

1975 nói riêng, ký sự Việt Nam hiện đại nói chung.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn được triển
khai trong ba chương:
Chương 1. Vai trò và vị thế của thể tài ký sự chiến tranh trong văn
học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.


16
Chương 2. Ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 nhìn trên phương diện chức năng và nội dung của thể loại.
Chương 3. Ký sự chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945 –
1975 nhìn trên phương diện thi pháp thể loại.
Cuối cùng là tài liệu tham khảo.

Chương 1
VAI TRÒ VÀ VỊ THẾ CỦA THỂ TÀI KÝ SỰ CHIẾN TRANH
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
1.1. Bối cảnh chiến tranh và sự vận động, phát triển của văn học
Việt Nam 1945 - 1975
1.1.1. Bối cảnh chiến tranh của văn học Việt Nam 1945 - 1975
Trong tiến trình của văn học Việt Nam, giai đoạn 1945 - 1975 có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là quá trình ba mươi năm phát triển của văn
học cách mạng gắn liền với giai đoạn lịch sử có nhiều biến đổi quan trọng,
nhiều sự kiện liên tiếp nổ ra đã tác động đến vận mệnh dân tộc cũng như mọi
mặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ. Những sự kiện lịch sử nổi bật có thể


17
chia làm hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn 1945 – 1954, và giai đoạn 1955 –

1975.
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công mở ra một kỷ nguyên mới
cho đất nước. Kỷ nguyên độc lập tự chủ. Ngày 2-9-1945 tại quảng trường
Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tun ngơn độc lập, nước Việt
Nam dân chủ cộng hịa ra đời. Nhưng chính quyền cách mạng non trẻ ngay
lúc đó đã phải đương đầu với mn vàn khó khăn, vừa phải đối mặt với
giặc đói và giặc giốt, vừa phải đối mặt với giặc ngoại xâm và bọn phản
động. Nền kinh tế kiệt quệ, ngân sách nhà nước hầu như trống rỗng, chính
quyền cách mạng chưa quản lý được ngân hàng Đơng Dương. Trong lúc đó
qn Trung Hoa Dân Quốc tung ra thị trường các loại tiền của Trung Quốc
đã mất giá càng làm cho nền tài chính thêm rối loạn. Nơng nghiệp lạc hậu,
nạn đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 chưa được khắc phục, nạn lụt lớn
làm vỡ đê chín tỉnh Bắc Bộ, tiếp theo là hạn hán kéo dài làm cho hơn nửa
diện tích ruộng đất khơng thể cày cấy. Ngành cơng, thương nghiệp bị đình
đốn hoặc phá sản. Trình độ dân trí thấp, tàn dư văn hóa lạc hậu do chế độ
thực dân phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ. Các tệ
nạn cũ như mê tín dị đoan, cờ bạc… ngày đêm hồnh hành.
Trong lúc đó các thế lực thù trong giặc ngoài lăm le chờ thời cơ để
gây rối, hòng làm suy yếu và lật đổ nhà nước cách mạng. Quân đội các
nước đế quốc dưới danh nghĩa quân đồng minh giải giáp quân đội Nhật
Bản lũ lượt kéo vào Việt Nam. Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc có gần 20 vạn
quân Trung Hoa dân quốc. Theo sau quân Trung Hoa dân quốc là Việt
Nam quốc dân đảng, Việt Nam cách mạng đồng minh hội với âm mưu xúc
tiến thành lập một chính phủ bù nhìn. Dã tâm của chúng là tiêu diệt Đảng
Cộng sản, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ của
nhân dân Việt Nam.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam có hơn một vạn quân Anh kéo vào tạo
điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.



18
Ngoài ra quân Nhật đang chờ để giải giáp, một bộ phận theo lệnh đế
quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang cách mạng tạo điều kiện cho quân
Pháp mở rộng chiếm đóng Nam Bộ.
Nước Việt Nam dân chủ cộng hịa đứng trước tình thế hiểm nghèo
“ngàn cân treo sợi tóc”. Trong hồn cảnh đó ngày 25-11-1945, Trung ương
Đảng ra bản chỉ thị Kháng chiến kiến quốc. Vượt qua mọi khó khăn Đảng
và nhân dân ta bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết “giặc
đói”, “giặc giốt” và khó khăn về tài chính. Ngày 6-1-1946, chính phủ nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa tổ chức cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội trong
cả nước. Thắng lợi của tổng tuyển cử bầu quốc hội đã giáng một đòn mạnh
mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, tạo cơ
sở pháp lý vững chắc cho Nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối
nội, đối ngoại. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa
được quốc hội thơng qua góp phần củng cố xây dựng chính quyền cách
mạng.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước
tổ chức hũ gạo cứu đói. Nhà nước tổ chức “ngày đồng tâm” để lấy gạo cứu
đói, khơng dùng lương thực để nấu rượu. Tồn dân hăng hái thi đua lao
động sản xuất, nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện, sản
xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi. Chính phủ phát động quyên
góp, thực hiện “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ độc lập”, từng bước giải
quyết những khó khăn về tài chính. Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh
kí sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ”, kêu gọi mọi người đi học. Sau
một thời gian ngắn có trên 2,5 triệu người thốt nạn mù chữ. Việc bài trừ
mê tín dị đoan được quần chúng nhân dân hưởng ứng sôi nổi, kết hợp xây
dựng nếp sống văn hóa mới.
Những thế lực thù địch lần lượt bị khuất phục bằng chính sách ngoại
giao kiên quyết nhưng uyển chuyển của ta. Khi mọi biện pháp ngoại giao
khơng cịn hiệu quả, trước dã tâm của Pháp nhằm áp đặt chế độ thuộc địa



19
lên nước ta một lần nữa, cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Ngay sau khi
thực dân Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng nhân
dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến. Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng nhân dân cả nước hướng về ‘Thành đồng tổ quốc”, đồng thời
tích cực chuẩn bị đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra Bắc của
thực dân Pháp. Mặc dù đã ký hiệp định sơ bộ 6 – 3 và tạm ước 14 – 9,
thực dân Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược. Hạ
tuần tháng 11 – 1946, quân Pháp tiến cơng ở Hải Phịng, Lạng Sơn, cho
qn đổ bộ lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Phịng. Tháng 12 – 1946, Pháp
gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ tài chính, gây ra vụ thảm sát ở phố
Hàng Bún. Ngày 18-12-1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng
tự vệ chiến đấu, để cho Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội nếu khơng chúng
sẽ dành tồn quyền hoạt động vào sáng ngày 20-12-1946. Tình thế khẩn
cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày 1812-1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương quyết
định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc.
Đáp lời kêu gọi ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cả nước
đứng lên đồn kết, vừa đánh giặc vừa củng cố lực lượng, huy động sức
mạnh dân tộc chống giặc cứu nước.
Từ năm 1947 liên tiếp những chiến thắng quan trọng đã làm thay đổi
cục diện tương quan lực lượng giữa ta và địch. Với chiến dịch Việt Bắc
năm 1947, chúng ta đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng
nhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta.
Tiếp theo, chiến dịch Biên giới Thu – Đông năm 1950, tiêu hao một bộ
phận sinh lực địch; khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, củng cố
căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc
kháng chiến tiến lên. Sau chiến dịch Biên giới dành thắng lợi là chiến thắng
Hịa Bình đã tạo bàn đạp cho cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953

– 1954 mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) chấn động địa


20
cầu, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương, rút hết
quân đội về nước, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một
thế kỷ trên đất nước Việt Nam.
Cuộc kháng chiến chín năm kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giải
phóng, chuyển sang giai đoạn Cách mạng xã hội chủ nghĩa… chính quyền
kiểu mới ở các cấp từng bước được củng cố, tổ chức Đảng vững mạnh hơn.
Nhà nước tiến hành những biện pháp khắc phục khó khăn, văn hóa giáo
dục khơng ngừng được nâng cao, nạn mù chữ cơ bản được thanh toán,
tiếng Việt trở thành ngơn ngữ chính thức giảng dạy trong tất cả các cấp
học. Một số trường đại học được mở ra để đào tạo nhân tài cho đất nước.
Sau năm 1954, với việc kí kết và thực hiện hiệp định Giơnevơ, nước
Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị khác
nhau. Miền Bắc hồn tồn giải phóng, tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Ở miền Nam, sau khi Pháp rút khỏi khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương
tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam – Bắc, (tháng 5 – 1956) Mỹ vào
thay chân Pháp, đưa Ngơ Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia
cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn
cứ quân sự của Mỹ.
Từ năm 1954 – 1965, Đảng và nhân dân ta tiến hành xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài
Gịn ở miền Nam.
Đối với miền Bắc, nhiệm vụ cách mạng đặt ra là hoàn thành cải cách
ruộng đất (1954 – 1957). Cuộc cải cách ruộng đất từ cuối năm 1953 đến
năm 1956 đã thực hiện năm đợt cải cách, khẩu hiệu “người cày có ruộng”
đã hồn thành. Mặc dù còn nhiều hạn chế song sau cải cách bộ mặt nơng
thơn miền Bắc có nhiều thay đổi, nền kinh tế dần được khôi phục và bước

đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa. Song song với cải cách ruộng đất là ổn định
trật tự xã hội, ổn định thị trường, từng bước phục hồi và nâng cao sản xuất,
phục hồi kinh tế quốc dân mà then chốt là sản xuất nông nghiệp. Cuối năm


21
1957, kế hoạch khôi phục kinh tế căn bản đã hồn thành. Nơng nghiệp,
cơng nghiệp, giao thơng vận tải đã có những thay đổi. Lĩnh vực văn hóa,
giáo dục, y tế cũng phát triển nhanh chóng.
Với những thành quả đạt được trong giai đoạn khôi phục kinh tế,
miền Bắc bước vào giai đoạn cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế.
Đây là nhiệm vụ quyết định nhất trong sự nghiệp cách mạng của cả nước.
Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1961 – 1965) được đề ra và thực hiện với mục
tiêu là bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Nhiều phong trào thi đua yêu nước sôi nổi đã diễn ra trên miền Bắc như:
Duyên hải, Đại phong, Thành công. Đặc biệt là phong trào làm việc mỗi
người bằng hai vì miền Nam ruột thịt đã huy động được mọi nguồn lực từ
nhân dân yêu nước để phát triển kinh tế. Khơng khí thi đua diễn ra trên
tồn miền Bắc, ở tất cả các ngành từ nông nghiệp, công nghiệp, thương
nghiệp, giáo dục và y tế. Công nghiệp được ưu tiên xây dựng, giá trị sản
lượng ngành công nghiệp nặng năm 1965 tăng 3 lần so với năm 1960. Các
ngành cơng nghiệp như điện cơ, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây
dựng đã được hình thành và phát triển. Nông nghiệp, thực hiện chủ trương
xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao và nông trường quốc
doanh để làm cơ sở cho sự phát triển. Hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường sông, đường hàng không được củng cố, việc đi lại trong
nước và giao thông quốc tế thuận lợi hơn. Hệ thống giáo dục từ phổ thông
đến đại học phát triển nhanh. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất tạo bước chuyển
biến mạnh cho nền kinh tế miền Bắc, góp phần thực hiện nhiệm vụ cách
mạng dân tộc ở miền Nam: “Thắng lợi đó đã tạo cho miền Bắc cơ sở chính

trị, tinh thần và vật chất để bảo vệ, liên tiếp đánh thắng các cuộc chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ sau này, đồng thời làm tròn nhiệm vụ cơ sở
của cách mạng giải phóng miền Nam, làm hậu phương lớn của tiền tuyến
miền Nam và là hậu phương lớn của cách mạng ba nước Đông
Dương”[14,179].


22
Ở miền Nam, sau khi hiệp định Giơnevơ được kí kết, Mỹ đã đưa Ngơ
Đình Diệm lên làm thủ tướng bù nhìn, đưa lối sống Mỹ vào Việt Nam để
đồng hóa về mặt văn hóa đối vối từng lớp thanh - thiếu niên Việt Nam.
Chúng vừa dụ dỗ, mua chuộc, vừa mị dân, vừa đàn áp trắng trợn, cưỡng
bức dân ta trong các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, vu khống, tố cáo cộng
sản… Với những thủ đoạn tàn ác và dã man chúng đã khiến cho cách mạng
Việt Nam gặp khơng ít những khó khăn, tổn thất nặng nề. Nhiều phong trào
đấu tranh chống Mỹ - Diệm đã diễn ra, nhân dân miền Nam từ đấu tranh
chính trị địi thi hành hiệp định rồi phát triển lên đấu tranh chính trị có vũ
trang tự vệ chống những chính sách khủng bố của kẻ thù. Từ năm 1957 đến
năm 1959, Mỹ và tay sai tăng cường dùng bạo lực khủng bố phong trào đấu
tranh của quần chúng cách mạng. Tháng 5 – 1959, chính quyền Sài Gịn ra
luật 10 – 59, lê máy chém đi khắp nơi để tiêu diệt cộng sản làm cho lực
lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta
từ chỗ nhỏ lẻ ở từng địa phương sau đó lan nhanh, phá vỡ từng mảng lớn
chính quyền của địch. Tiêu biểu là ngày 17-1-1960, phong trào Đồng Khởi
nổ ra ở Mỏ Cày - Bến Tre sau đó lan nhanh khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và
một số nơi ở Trung Bộ. Phong trào Đồng Khởi thắng lợi, nhân dân miền
Nam làm chủ được nhiều thôn xã. Thắng lợi của “Đồng Khởi” dẫn đến sự
ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (20-12-1960), đánh dấu
bước ngoặt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn
công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng. Từ cuối

năm 1960, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961 – 1965). Chúng ra sức lập “ấp chiến lược” nhằm kìm kẹp và bóc lột
quần chúng, tách rời nhân dân với cách mạng. Nhân dân miền Nam lại tiếp
tục đấu tranh đẩy lùi âm mưu của địch, nhiều phong trào nổi dậy chống và
phá “ấp chiến lược” diễn ra gay go và quyết liệt. Nhất là các phong trào đấu
tranh của học sinh, sinh viên, tiểu thương, phật tử. Kết quả, nhân dân miền
Nam đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công, tiêu diệt nhiều đồn bốt của địch, đến


23
cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% số
dân. Nội bộ Mỹ và tay sai lục đục, dẫn tới cuộc đảo chính, giết chết Ngơ
Đình Diệm và Ngơ Đình Nhu. Cuối năm 1964, Mỹ thực hiện kế hoạch
Giôn Xơn - Mac Na Ma Ra. Kết hợp đấu tranh chính trị và binh vận các lực
lượng vũ trang giải phóng đẩy mạnh tấn cơng địch. Các Phong trào đô thị
và phong trào phá “ấp chiến lược” tiếp tục phát triển. Đến tháng 6 – 1965
xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” bị bẻ gãy. Bước sang giai đoạn
(1965 – 1968), nhân dân miền Nam tiếp tục chiến đấu chống chiến lược
“chiến tranh cục bộ” của Mỹ. Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh, các nước thân
Mỹ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam. Chúng tiến hành
hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967)
bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “đất thánh
Việt Cộng”. Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
nhằm phá hủy công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và ngăn
chặn sự chi viện vào miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân
miền Nam phát động cao trào “tìm Mỹ mà đánh, tìm Mỹ Ngụy mà diệt”,
đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ. Cuộc tiến công và
nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 diễn ra đồng loạt trên toàn miền Nam
đã làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố “Phi Mỹ
hóa chiến tranh”, ngừng ném bom miền Bắc và ngồi vào bàn đàm phán.

Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, nhân dân miền Nam đã
đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ tiếp tục tiến lên.
Ở miền Bắc, quân và dân ta vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
lần thứ nhất của Mỹ vừa làm nghĩa vụ hậu phương (1965 – 1968). Mỹ dựng
lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (tháng 8 – 1964), sau đó lấy cớ “trả đũa”qn
giải phóng tấn cơng Mỹ ở Plâyku (tháng 2 – 1965), chính thức tiến hành
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Chúng nhằm vào tất cả các
mục tiêu quan trọng như quân sự, giao thông, nhà máy, trường học, bệnh
viện… để đánh phá. Trong hơn bốn năm quân dân miền Bắc đoàn kết, triển


24
khai cuộc chiến tranh nhân dân bắn rơi hàng nghìn máy bay, đánh chìm
hàng trăm tàu chiến và bắt sống nhiều giặc lái Mỹ, buộc Mỹ phải tuyên bố
ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. Song song với chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại, miền Bắc vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ chi viện cho miền
Nam. Từ năm 1959 tuyến đường chiến lược Hồ Chí Minh trên bộ và trên
biển bắt đầu được khai thông. Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã
đưa hơn ba mươi vạn cán bộ, bộ đội, hàng chục tấn vũ khí, lương thực,
thuốc men… vào chiến trường miền Nam.
Bước sang giai đoạn 1969 – 1973, miền Nam chiến đấu chống chiến
lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đơng Dương hóa chiến tranh”. Với âm
mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, Mỹ tăng cường xây dựng quân đội Sài
Gòn làm lực lượng chiến đấu chủ yếu trên chiến trường thay cho quân Mỹ
rút dần về nước. Chúng tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hịa hỗn với
Liên Xơ nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân Việt
Nam và sẵn sàng Mỹ hóa chiến tranh trở lại. Trước tình hình đó qn và dân
ta phối hợp với qn dân các nước bạn như Campuchia, Lào lần lượt đập tan
các cuộc hành quân xâm lược Campuchia, Lào của quân Mỹ và quân đội Sài
Gòn, loại khỏi vòng chiến đấu hàng chục nghìn qn địch, giải phóng nhiều

vùng đất đai rộng lớn, giữ vững đường hành lang chiến lược của cách mạng
Đông Dương. Thừa thắng tấn công, ngày 30-3-1972 quân ta mở cuộc tấn
cơng chọc thủng ba phịng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đơng
dân. Cuộc tiến cơng đã giáng một địn nặng vào chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”, buộc Mỹ phải thừa nhận thất bại.
Thất bại ở chiến trường miền Nam, Mỹ phát động trở lại cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc, đặc biệt là cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào
Hà Nội và Hải Phòng. Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận “Điện Biên
Phủ trên không”. Cùng với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của
Mỹ, miền Bắc làm tròn nghĩa vụ hậu phương đối với tiền tuyến lớn miền


25
Nam. Hàng chục vạn thanh niên nhập ngũ vào chiến trường. Khối lượng
vật chất đưa vào các chiến trường tăng lên 1,6 lần.
Thắng lợi trên các mặt trận quân sự tạo tiền đề cho các thắng lợi về
chính trị và ngoại giao. Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời
cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập, được 23 nước công nhận và 21
nước đặt quan hệ ngoại giao. Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về chấm dứt
chiến tranh lặp lại hịa bình ở Việt Nam được kí kết. Đó là thắng lợi của sự
kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, mở ra bước ngoặt mới
cho cách mạng dân tộc. Ngày 29-3-1973, tốn lính cuối cùng của Mỹ rút
khỏi miền Nam nhưng Mỹ vẫn để lại miền Nam “những người lính khơng
mặc qn phục” cùng các nhân viên dân sự, duy trì một lực lượng hải quân
và không quân ở Vịnh Bắc Bộ và Thái Lan nhằm theo đuổi mục tiêu Việt
Nam hóa chiến tranh. Mỹ cùng với chính quyền Sài Gịn phá hoại hiệp định
Pari. Thực hiện nghị quyết 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cuối
năm 1973, quân và dân miền Nam đã chủ động mở các cuộc tấn công tiến
tới kế hoạch giải phóng hồn tồn miền Nam. Cuối năm 1974 đầu năm

1975 tình hình có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị đã bàn kế hạch giải
phóng miền Nam. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 mà
tiêu biểu là chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc sự nghiệp chống Mỹ cứu
nước của dân tộc ta. Cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm, dài hơn bất cứ
cuộc chiến tranh nào trong lịch sử và phải chống lại một đế quốc lớn mạnh
nhất đó là đế quốc Mỹ. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi đã
chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, hoàn thành cuộc
cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất tổ quốc, mở ra kỷ
nguyên mới của lịch sử dân tộc – kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất,
đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện thực đất nước chiến tranh trong suốt thời gian dài đã được văn
học tái hiện một cách chân thực và sinh động. Văn học 1945 – 1975 đã theo


×