Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Người kể chuyện trong tiểu thuyết mạc ngôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÙI THỊ THANH HƯƠNG

NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
MẠC NGƠN

CHUN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGỒI
MÃ SỐ
: 60 22 30

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

:
TS. Trần Lê Hoa Tranh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010


NHẬN XÉT CỦA HƯỚNG DẪN


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng trân trọng biết ơn tới cơ Trần Lê Hoa Tranh – người


đã giúp tôi thực hiện luận văn với tất cả lịng nhiệt tình và sự chu đáo.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa Văn học và
Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí
Minh đã trang bị cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm trong những năm
học tại trường.
Tơi gửi lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè – những người đã
không ngừng động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề
tài này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 06 năm 2010


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.

Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2

3.

2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước:..................................................... 2

2.2.


Tình hình nghiên cứu ngồi nước: .................................................. 4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 5

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6
5.

Kết cấu luận văn ......................................................................................... 7

6.

Đóng góp của luận văn ............................................................................... 7

CHƯƠNG 1: NGƯỜI KỂ CHUYỆN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT ........... 8
1.

Khái niệm về người kể chuyện ................................................................... 8

2.

Chức năng của người kể chuyện.............................................................. 12
2.1. Người kể chuyện với chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm .................... 12
2.2. Người kể chuyện với chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế
giới nghệ thuật .............................................................................................. 14
2.3. Người kể chuyện trình bày quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật của nhà
văn ................................................................................................................. 16

3.

Các mối quan hệ của người kể chuyện .................................................... 17

3.1. Người kể chuyện với cốt truyện ............................................................. 17
3.2. Người kể chuyện với nhân vật ............................................................... 19
3. 3. Người kể chuyện với người đọc ........................................................... 21
3.4. Người kể chuyện với tác giả .................................................................. 22

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT
MẠC NGƠN ........................................................................................................ 25
1. Ngơi kể ....................................................................................................... 25
1.1 . Lí thuyết về ngơi kể ................................................................................ 25
1.2

. Ngơi kể trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn .......................................... 29


1.2.1. Bảng thống kê ................................................................................. 29
1.2.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất .................................................. 30
1.2.3. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba ...................................................... 37
1.2.4. Sự đan xen giữa người kể chuyện ở ngôi thứ nhất và người kể
chuyện ở ngôi thứ ba ................................................................................ 40
1.2.5. Sự linh hoạt giữa các ngôi kể ........................................................ 41
2.

Điểm nhìn ................................................................................................. 44
2.1

. Lí thuyết về điểm nhìn ...................................................................... 44

2.2.

Điểm nhìn trong tiểu thuyết Mạc Ngơn .............................................. 48


2.2.1. Điểm nhìn trẻ thơ .......................................................................... 48
2.2.2. Điểm nhìn hư ảo ............................................................................. 58
2.2.3. Điểm nhìn lồi vật ........................................................................... 64
3. Giọng điệu ................................................................................................... 68
3.1. Lí thuyết về giọng điệu............................................................................ 68
3.2. Giọng điệu trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn .......................................... 70
3.2.1 Giọng điệu trữ tình, đồng cảm......................................................... 70
3.2.2. Giọng điệu hài hước ....................................................................... 72
3.2.3. Giọng điệu dân dã, dung tục ........................................................... 74
3.2.4. Giọng điệu khoa trương .................................................................. 82
3.2.5. Giọng điệu chất vấn, hoài nghi ...................................................... 86
3.2.6. Giọng điệu bi phẫn ......................................................................... 89
Chương 3: TIỂU THUYẾT MẠC NGƠN TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA TIỂU THUYẾT TRUNG QUỐC- XÉT Ở GÓC ĐỘ NGƯỜI KỂ
CHUYỆN ............................................................................................................. 94
1.

Nét đổi mới so với tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc ................................. 94

2.

Bắt nhịp cùng với tiểu thuyết đương đại Trung Quốc .......................... 115

KẾT LUẬN ........................................................................................................ 124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 126


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngơn


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài

Mạc Ngôn là cây bút tiêu biểu cho văn xi đương đại Trung Quốc thời kì đổi
mới. Từ việc chọn đề tài đến cách phản ánh trong tác phẩm luôn được Mạc Ngôn chọn
lựa theo những phương pháp riêng, gây ấn tượng và hứng thú cho độc giả. Với tuổi thơ
sống trong nghèo đói, trong những lo lắng và tủi nhục về miếng cơm manh áo đã khiến
cho Mạc Ngơn có cái nhìn về cuộc đời một cách chân thực, sâu sắc, như ông đã bộc
bạch: “ Tôi là một người xuất thân từ tầng lớp hèn kém, tác phẩm của tôi chứa đầy
quan điểm của thế tục” [43, tr.105]. Khi đến với văn chương, ơng tìm thấy ở đó một
tình u lớn, ở đó cho phép ông thể hiện được đầy đủ mọi cung bậc cảm xúc về cuộc
sống mà ông hằng suy nghĩ.
Mạc Ngôn thành công ở cả hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn, ngồi ra ơng
cịn thu hút bạn đọc bởi những bài tạp bút. Đặc biệt, các tác phẩm của ông được dịch
ra nhiều thứ tiếng và được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao như: Gia tộc cao lương
đỏ, Báu vật của đời, Đàn hương hình, Tửu quốc, Cây tỏi nổi giận, Sống đọa thác
đầy…
Mạc Ngơn từng nói: “Nhà văn nên phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu. Mặt
mạnh của tôi là sự nhạy cảm trước thiên nhiên, cây cỏ, cũng như sự cảm nhận phong
phú về cuộc sống” [43, tr.258]. Chính mặt mạnh này là một yếu tố quan trọng để Mạc
Ngơn sớm khẳng định cho mình một phong cách riêng, một lối đi riêng. Ông đã tạo ra
một thế giới nghệ thuật nhãn hiệu “Mạc Ngôn” khiến hiện thực ơng miêu tả khơng chỉ
có sức hấp dẫn mà gợi mở những ý tưởng sâu xa hơn. Mạc Ngơn dùng ngịi bút tả thực
đồng thời cũng tơ điểm thêm trí tưởng tượng để tạo ra những sự thực khơng có thực,
thu hút người đọc.
Người kể chuyện là một nhân tố quan trọng tạo nên giá trị của tác phẩm, tìm hiểu
nó giúp ta hiểu được phương diện chủ thể của tác phẩm tự sự, sẽ hiểu tác phẩm một
cách sâu sắc hơn. Nghiên cứu người kể chuyện trong tiểu thuyết của Mạc Ngơn chính

là nghiên cứu sự sáng tạo nghệ thuật của Mạc Ngơn vì người kể chuyện có chức năng
mơi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật. Qua người kể chuyện trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc sẽ hiểu rõ hơn nhân vật, những động cơ thầm kín
Bùi Thị Thanh Hương

-1-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

trong hành động của nhân vật, rút ngắn khoảng cách với nhân vật. Ngoài ra, người kể
chuyện sẽ hướng người đọc cùng suy ngẫm, chia sẻ và đồng cảm với những chiêm
nghiệm, những suy nghĩ của Mạc Ngơn về nhiều khía cạnh của cuộc sống. Chính
người kể chuyện đã thay mặt Mạc Ngơn trình bày những quan điểm về cuộc sống,
nghệ thuật. Như vậy tìm hiểu người kể chuyện sẽ giúp người đọc có cái nhìn cụ thể
hơn về sáng tác của Mạc Ngôn.
Thông qua người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, người đọc có thế thấy
được sự sáng tạo về hình thức trong các sáng tác của ông. Đồng thời thấy được sự đổi
mới, sáng tạo của tiểu thuyết Mạc Ngôn so với những tiểu thuyết thời kì trước ơng
cũng như những tiểu thuyết cùng thời.
Việc nghiên cứu một yếu tố cụ thể là người kể chuyện sẽ góp phần tạo thêm một
cái nhìn rõ hơn đối với tổng thể thế giới nghệ thuật của nhà văn. Ngồi ra có thể giúp
ta hiểu thêm thuật ngữ “người kể chuyện”, biết cách phân tích, nghiên cứu người kể
chuyện trong các tác phẩm của các nhà văn khác.

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mạc Ngôn là một trong những nhà văn đương đại Trung Quốc có phong cách

sáng tác đặc sắc. Các tác phẩm của ông, đặc biệt là tiểu thuyết đã tạo được sự hấp dẫn,
gây chú ý đối với độc giả. Mặc dù sáng tác của Mạc Ngôn đã được dịch nhiều ở Việt
Nam nhưng những bài nghiên cứu về tác giả và tác phẩm vẫn chưa nhiều và sâu.
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước:

Những bài viết về Mạc Ngôn và các sáng tác của ông chủ yếu là các bài phỏng
vấn, bài nghiên cứu nhỏ được đăng trên báo chí.
Trong Tạp chí sơng Hương, số 166, tháng 12 năm 2002, Trương Khắc Phê có bài
viết “Thế giới nghệ thuật của Mạc Ngôn qua hai tiểu thuyết Báu vật của đời và Đàn
hương hình”. Tác giả bài viết cho rằng có lẽ “phép lạ” chủ yếu của Mạc Ngơn chính là
biết “bày đặt” ra những chuyện kỳ lạ ít người biết trên một cái khung, cái nền khơng xa
lạ. Theo cách “nói chữ” thì đó là phép “lạ hố”, “huyền thoại hố” hiện thực. Đi liền với
phương pháp “lạ hoá”, “huyền thoại hố” là sự cường điệu, phóng đại của Mạc Ngơn
khi miêu tả. Bài viết này chủ yếu đi sâu vào phương pháp hiện thực huyền ảo mà
Mạc Ngôn hay sử dụng qua hai tác phẩm Báu vật của đời và Đàn hương hình.
Khơng chỉ có nghiên cứu về tác phẩm mà những bài viết giới thiệu về Mạc
Ngôn cũng xuất hiện. Thông qua những cuộc phỏng vấn, những nhận xét về Mạc
Bùi Thị Thanh Hương

-2-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Ngôn đã cho chúng ta hiểu thêm về con người ơng, từ đó có thể nghiên cứu sâu hơn
tác phẩm. Năm 2004, cuốn sách Mạc Ngôn và những lời tự bạch của dịch giả
Nguyễn Thị Thại đã tập hợp các bài phỏng vấn nhà văn, qua đó Mạc Ngơn trình bày
quan niệm của mình về sáng tác văn học, những nghệ thuật thường dùng. Cuốn sách

đã đem cho người đọc một cái nhìn nhiều chiều về con người Mạc Ngôn.
Năm 2006, trong cuốn Tiểu thuyết Trung Quốc thời kì đổi mới (1976-2000) của
Lê Huy Tiêu ( NXB Đại học quốc gia Hà Nội) có bài viết với nhan đề “Thế giới nghệ
thuật trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”. Bài viết đã cung cấp cho bạn những đặc điểm nghệ
thuật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn. Người viết khẳng định “nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết Mạc Ngôn khá độc đáo”. Để làm sáng tỏ nhận định này, tác giả bài viết đã
lí giải ở phương diện ngơi kể, điểm nhìn, cách xử lí khơng gian, thời gian. Về ngôi kể,
tiểu thuyết truyền thống thường dùng ngơi thứ ba để thuật chuyện, cịn tiểu thuyết Mạc
Ngôn thường được kể theo ngôi thứ nhất “tôi”. “Tôi” có khi là người, có khi là đồ vật
hoặc động vật, có cái “tơi” là hiện thực, có cái “tơi” là sự kết hợp giữa vật và người.
Ngoài ra, tiểu thuyết của Mạc Ngơn cịn dùng ngơi thứ ba để kể, người kể chuyện quan
sát sự vật từ bên ngoài gần giống với cách tự sự của tiểu thuyết truyền thống. Có điều
người kể chuyện trong tiểu thuyết truyền thống là đứng ở góc nhìn biết tất cả, tầm nhìn
khơng bị hạn chế, cịn người kể chuyện theo ngơi thứ ba của Mạc Ngơn có tầm nhìn
hạn chế, sự hiểu biết của người kể chuyện ít hơn của nhân vật. Người kể chuyện “bé”
hơn nhân vật, khơng phải cái gì anh ta cũng biết. Nhờ có góc nhìn tự thuật đa dạng,
luôn thay đổi đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật: tác giả cố ý bảo lưu một số bí mật, gợi lên
trí tị mị của độc giả. Bài viết cũng đã nhận định tiểu thuyết Mạc Ngôn “chen nhiều ca
dao, thành ngữ, có hơi hướng cổ thi, danh ngơn biền ngẫu, có nhiều câu hay lời đẹp, có
thanh có tục”. Lê Huy Tiêu còn nhận xét tác phẩm Mạc Ngơn có tính chất lạ hóa, nhờ
có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng nắm bắt những cảm giác mới. Bài viết chỉ
dừng lại ở mức độ khái quát vì nó nằm trong chuỗi nhận định về sự đổi mới của văn
học Trung Quốc đương đại cho nên tác giả bài viết chỉ chú ý nhấn mạnh đến cái được
và chưa được trong sáng tác của nhà văn này.
Ngoài ra, Trần Thị Thanh Thủy trong luận văn tốt nghiệp (2006) tại Trường Đại
học sư phạm Hà Nội cũng đã tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết 41 chuyện
tầm phào. Tác giả luận văn phân tích làm rõ nghệ thuật kết cấu lồng ghép, nghệ thuật
trần thuật và ngôn ngữ tự sự trong tiểu thuyết 41 chuyện tầm phào. Ở điểm nhìn trần
Bùi Thị Thanh Hương


-3-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

thuật, luận văn chia ra hai loại, điểm nhìn trần thuật bên trong và điểm nhìn trần
thuật bên ngồi, “Điểm đặc biệt của điểm nhìn trong tác phẩm là chỗ giao thoa giữa
điểm nhìn bên trong và bên ngồi, hợp với sự ln phiên, di chuyển điểm nhìn, người
kể chuyện đã đưa chúng ta vào một thế giới sau lớp sương mờ của dòng hồi tưởng,
mọi thứ như hư hư thực thực”. Về giọng điệu thì “Mạc Ngơn đã tạo nên một hệ thống
giọng điệu kể chuyện vừa đa dạng, phong phú, vừa độc đáo, hấp dẫn. Tác phẩm
dường như trở thành một văn bản đa thanh với sự đan xen, phối hợp giữa các giọng
điệu kể chuyện”.
Trong Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Đàn hương hình của Mạc Ngơn, luận
văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Quân, Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2006 cũng đã
khai thác khía cạnh người tự sự, thời gian tự sự, không gian tự sự. Tác giả luận văn
cho rằng người tự sự trong Đàn hương hình là “tơi” đứng ở ngơi thứ nhất và người tự
sự ở ngơi thứ ba. Điểm nhìn được chia ra điểm nhìn nhân vật và góc nhìn tự sự ở
ngôi thứ ba. Ngôn ngữ trong tác phẩm chủ yếu là sử dụng yếu tố dân gian đậm nét.
Giọng điệu chủ yếu là giọng khách quan ở ngôi thứ ba và chủ quan ở ngơi thứ nhất.
Tạp chí sơng Hương, số 224, tháng 10, năm 2007, Hồng Thị Bích Hồng có bài
“Nghệ thuật trần thuật gắn với thủ pháp lạ hóa trong tiểu thuyết Mạc Ngơn”. Bài viết
nhận định “Trước mỗi khách thể người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngơn rót
một ấn tượng chủ quan vào đó”. Ở Tửu quốc, “Có cảm giác như người kể chuyện thu
mình lại trong thế giới ảo nhập hẳn vào các cơ bắp trên người Dư Một Thước làm
một cuộc chuyển động co giật từ điểm này sang điểm khác, truyền cảm giác ghê rợn
cho người đọc chứ không phải là nỗi đau trước cái chết thơng thường. Lạ hóa trong
tác phẩm Mạc Ngôn thể hiện ở cái chết, miêu tả cảm giác, sự kì ảo xuất hiện ở motif
linh hồn, giấc mơ, xây dựng huyền thoại về nhân vật. Trong bài viết này, người viết
chú trọng đến thủ pháp lạ hóa trong các tác phẩm của nhà văn Mạc Ngơn.

2.2.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước:

Chúng tơi chưa có điều kiện tiếp cận được nhiều những nguồn tài liệu nghiên
cứu về Mạc Ngôn ở ngồi nước, cho nên chúng tơi chỉ có thể tìm hiểu Mạc Ngơn
trên các trang báo điện tử tiếng Anh và tiếng Trung. Trong các bài viết trên các trang
báo này chủ yếu cũng chỉ giới thiệu khái quát về tác phẩm như về hoàn cảnh sáng
tác, nội dung, một vài khía cạnh nổi bật của tác phẩm.

Bùi Thị Thanh Hương

-4-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Trong bài viết: 莫言谈新作《四十一炮》( Mạc Ngơn nói về tác phẩm mới
“Tứ thập nhất pháo), 28/7/2003, Mạc Ngôn khẳng
định đây là “cuốn tiểu thuyết về nơng thơn…Là tất cả kí ức sâu đậm và kinh nghiệm
của tôi trong thời gian dài sống ở nông thôn”.
Trong bài “Holding up half the sky” (Bắt lấy nửa bầu trời), viết bởi Donala
Morrison đăng trên trang web
ngày
14/2/2005 đã khẳng định: “Trong hàng chục câu chuyện và tiểu thuyết , ông đã giải
quyết sự hỗn loạn của xã hội Trung Quốc hàng thế kỉ qua với sự kết hợp giữa chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo và châm biếm sắc nét”.
Bài viết: “莫言聊天实录:我认为六道轮回就是时间” ( Mạc Ngơn nói chuyện:
Tơi nghĩ thời gian chính là sáu kiếp luân hồi) được đăng trên trang web
ngày

15/3/2006 cũng đã nêu lên cách sáng tác của Mạc Ngôn: “Chúng ta không chỉ nỗ lực
thử nghiệm ngơn ngữ trong tiểu thuyết mà cịn ở cấu trúc để đổi mới”. Qua bài nói
chuyện này, ơng đưa ra kết luận “Có được thành cơng hay khơng thành cơng cần có sự
đam mê thúc đẩy để thử nghiệm”.
Nhìn chung các bài nghiên cứu về tác phẩm đã thể hiện được nhiều đặc điểm
nghệ thuật trong sáng tác của Mạc Ngôn. Tuy nhiên trên các báo và tạp chí chun
ngành chỉ mới xuất hiện các bài viết có tính chất giới thiệu khái quát của các nhà
nghiên cứu với những cảm nhận đánh giá sơ bộ ban đầu. Các luận văn chỉ xem xét về
nghệ thuật tự sự trong một tác phẩm cụ thể mà chưa có cái nhìn bao qt, rộng lớn.
Chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên cứu về người kể chuyện, một trong những yếu
tố quan trọng làm nên giá trị tiểu thuyết của ơng. Do đó, đây là một khía cạnh cần
được khai thác.

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “ Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn”, chúng tôi sử dụng các
văn bản chính là :
1. Mạc Ngơn, Báu vật của đời, Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học, 2005
2. Mạc Ngơn, Cây tỏi nổi giận, Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học, 2003
Bùi Thị Thanh Hương

-5-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

3. Mạc Ngôn, Đàn hương hình, Trần Đình Hiến dịch, NXB Phụ nữ, 2004
4. Mạc Ngơn, Rừng xanh lá đỏ, Trần Đình Hiến dịch, NXB Văn học, 2003

5. Mạc Ngôn, Sống đọa thác đầy, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Phụ nữ, 2007
6. Mạc Ngôn, Thập tam bộ, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ, 2007
7. Mạc Ngơn, Tửu quốc, Trần Đình Hiến dịch, NXB Hội nhà văn, 2004
8. Mạc Ngôn, Tứ thập nhất pháo, Trần Trung Hỷ dịch, NXB Văn nghệ, 2007
Nghiên cứu người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn là nghiên cứu cách kể
chuyện, trình bày tác phẩm. Luận văn chọn những tác phẩm trên vì khi viết, Mạc Ngơn
có ý thức sáng tạo cái mới rõ rệt và tạo được phong cách riêng cho mình . Trong
những tác phẩm này, ngồi phần nội dung, tư tưởng mà ơng gửi gắm, nhà văn tập
trung chú ý nhiều đến kĩ thuật viết, đặc biệt là chú trọng tự sự học như: vai trị người
kể chuyện, cấu trúc truyện kể…
Ngồi ra trong trường hợp cần thiết, chúng tôi tham khảo nguyên tác một vài tác
phẩm thơng qua trang web dưới dạng bản
in.
Vì đề tài nghiên cứu về người kể chuyện nên những tài liệu về lí luận văn học là những
tài liệu cần thiết.

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp thống kê, phân loại:
Tiến hành khảo sát và thống kê các tiểu thuyết thuộc phạm vi nghiên cứu về các
phương diện: ngôi kể để thấy được tỉ lệ sử dụng các ngôi kể trong tác phẩm; nhân vật
để xác định điểm nhìn cụ thể; các yếu tố ngôn ngữ tạo nên giọng điệu chủ đạo. Từ kết
quả đó sẽ tiến hành phân loại cụ thể.
2. Phương pháp phân tích tác phẩm
Trên số liệu thống kê thu được, chúng tơi tiến hành phân tích từng loại và rút ra ý
nghĩa của chúng. Đây là phương pháp được sử dụng thường xuyên để tiếp cận và
chứng minh những vấn đề được đặt ra.
3. Phương pháp so sánh
So sánh hình ảnh người kể chuyện trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn với người kể
chuyện của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc cũng như các tiểu thuyết cùng thời để thấy

được sự đổi mới và sự bắt nhịp trong tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Bùi Thị Thanh Hương

-6-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

5.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có
ba chương:
Chương 1: Người kể chuyện- Một số vấn đề lí thuyết
Chương 2: Đặc điểm người kể chuyện trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn
Chương 3: Tiểu thuyết Mạc Ngơn trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết
Trung Quốc- xét ở góc độ người kể chuyện

6.

Đóng góp của luận văn

Tiểu thuyết của Mạc Ngơn đã xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam nhưng chưa có một
cơng trình nào đi sâu nghiên cứu. Do đó, thơng qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi
muốn cung cấp một cái nhìn cụ thể về hình tượng người kể chuyện, một trong những
yếu tố quan trọng tạo nên giá trị tác phẩm của Mạc Ngơn. Từ đó, chúng ta có thể thấy
được những nghệ thuật đặc sắc mà Mạc Ngôn đã sử dụng, thấy được nét đổi mới trong
nghệ thuật về người kể chuyện của Mạc Ngôn so với tiểu thuyết truyền thống Trung
Quốc và sự bắt nhịp của ông trong sự vận động chung của tiểu thuyết đương đại.

Ngồi ra, luận văn cịn đóng góp cho việc mở rộng hiểu biết về nhà văn có ảnh hưởng
lớn đến độc giả Việt Nam như Mạc Ngôn, đồng thời đưa ra phương pháp nghiên cứu
theo hướng tự sự học để có thể khám phá đặc điểm nổi bật trong sáng tạo nghệ thuật
của Mạc Ngôn.

Bùi Thị Thanh Hương

-7-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

CHƯƠNG 1:

NGƯỜI KỂ CHUYỆN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ

THUYẾT
1.

Khái niệm về người kể chuyện

Người kể chuyện (Narrator) tồn tại ngay từ khi có văn học. Nghĩa là có tác phẩm
thì phải có người kể chuyện. Đó là một trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn
xuôi hiện đại.
Thuật ngữ người kể chuyện có từ năm 1490 , tuy nhiên lí luận về nó thì phải đến
thế kỉ XX mới phát triển.1
Từ đầu thế kỉ XX, vấn đề người kể chuyện đã được các nhà hình thức Nga
(V. Shklovski, B. Eikhenbaum) và nhóm các nhà nghiên cứu Bắc Âu
( K. Friedemann, K. Forstreuter) đặc biệt quan tâm đến. Tuy nhiên phải qua cơng trình
của các thế hệ sau, những người đặt nền móng cho tự sự học như P. Lubbock, N.

Friedman, W.Kayser, Iu.Lotman, R.Barthes, Tz.Todorov,…mới đưa ra những quan
điểm tương đối rõ ràng về người kể chuyện. Người kể chuyện xuất phát từ lí luận
phương Tây nhưng nó được áp dụng ở tất cả các nước. Cái khó khăn là áp dụng lí luận
này trong việc phân tích, nghiên cứu tác phẩm văn học ở mỗi nước. Vì thế mà khái
niệm này cho đến nay vẫn chưa được các nhà lí luận văn học thống nhất hồn tồn. Có
người gọi là người kể chuyện, có người gọi là người trần thuật, chủ thể trần thuật, chủ
thể kể chuyện…
Tuy cách gọi tên khác nhau nhưng các thuật ngữ này đều có sự gặp gỡ ở nội hàm
khái niệm, đều coi đây là người kể lại câu chuyện trong tác phẩm tự sự, là hình tượng
do tác giả sáng tạo nên.
Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, khái niệm người kể chuyện đã được sử
dụng rộng rãi và cũng có nhiều ý kiến.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện là hình thái ước lệ của hình
tượng tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm
của tác giả trong tác phẩm văn xi. Người ta có thể nhận ra hình tượng người kể
1

. Phong Tuyết, “Người kể chuyện trong văn xi”, Tạp chí văn học nước ngoài, số 5, năm 2008

Bùi Thị Thanh Hương

-8-


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

chuyện thông qua cái nhìn, cách cảm thụ, phương thức tư duy, chất tình cảm, ngồi ra
cịn có giọng điệu và ngơn ngữ. [23, tr.221]
Tác giả Nguyễn Thái Hòa trong chuyên luận Những vấn đề thi pháp của truyện
đã xem người kể chuyện là một nhân tố tạo nên “lăng kính đối thoại trong truyện”, là

người biết cả cốt truyện, nhân vật và dẫn dắt nhân vật hành động. Ơng cho rằng có hai
hình thức kể trực tiếp là người kể về mình và người kể về người khác. Ông chú ý đến
khái niệm người đọc hàm ẩn, cho đó là cái bóng của độc giả, là người kể tự thân, tức
người đọc truyện đầu tiên khơng ai khác chính là người kể chuyện. Ngồi ra cịn nêu
lên vấn đề xác định giọng kể của người kể, xem đây là một vấn đề quan trọng. [60,
tr.28-58]
Trong cuốn Tự sự học, một số vấn đề lí luận và lịch sử đã có nhiều bài nghiên
cứu về người kể chuyện, bài viết Vấn đề nghiên cứu người kể chuyện trong thi pháp tự
sự hiện đại của Đỗ Hải Phong [75, tr.116-125] đã giới thiệu vấn đề người kể chuyện ở
góc độ lí thuyết. Sau khi khơng nhất trí với khuynh hướng tiếp cận mang tính hình
thức của Todorov, Bakhtin, R.Barthes…về người kể chuyện, Đỗ Hải Phong cho rằng
vấn đề người kể chuyện và điểm nhìn của anh ta cần phải được xem xét trong mối
quan hệ mật thiết với vấn đề tác giả. Đỗ Hải Phong đã đưa ra một số luận điểm để cụ
thể hoá quan điểm trên:
- Người kể chuyện là một trong những hình thức thể hiện quan điểm tác giả trong
tác phẩm.
- Tương quan giữa cái chủ quan và khách quan trong người kể chuyện liên quan
đến vấn đề tạo khoảng cách giữa tác giả và thế giới được miêu tả trong tác phẩm.
- Người kể chuyện tạo khoảng cách phát sinh giữa tác giả và mạch trần thuật. Tạo
khoảng cách như vậy thực chất lại có thể rút ngắn khoảng cách giữa tác giả- tác phẩmngười đọc.
- Trong tương quan giữa cái chủ quan và khách quan trong cấu trúc hình tượng
người kể chuyện trung gian động thì những gương mặt của người kể chuyện và tác giả
luôn thế chỗ cho nhau và hòa nhập vào nhau, đồng thời tạo dựng sự thống nhất của
chủ thể kể chuyện. Trong cấu trúc trần thuật, với người kể chuyện trung gian động, các
nhân vật và sự kiện được soi sáng từ cả hai điểm nhìn cơ bản: điểm nhìn bên trong

Bùi Thị Thanh Hương

-9-



Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

được thế giới miêu tả (từ quan điểm môi trường) và cả điểm nhìn bên ngồi (từ quan
điểm mĩ học của tác giả).
Như vậy theo Đỗ Hải Phong, người kể chuyện trung gian động là một trong
những loại hình người kể chuyện thực hiện tích cực nhất hình thức tạo khoảng cách
phát sinh giữa tác giả và thế giới được miêu tả trong mạch trần thuật.
Việc nghiên cứu người kể chuyện ở nước ta cũng khá phong phú, mỗi nhà nghiên
cứu đều có khái niệm riêng cho mình. Tuy nhiên vẫn chưa có sự sự phân tích cụ thể,
những lí thuyết trên cịn mượn từ lí luận của các nước phương Tây.
Các nhà nghiên cứu thế giới có một số quan điểm cụ thể hơn.
Theo Pospelov, trần thuật tự sự bao giờ cũng được tiến hành từ một người nào
đó. Trong sử thi, truyền thuyết, cổ tích đều có một người trần thuật. Ông cho rằng:
“Người trần thuật là loại người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người
nghe, là người chứng kiến và cắt nghĩa các các sự việc xảy ra”. Hình thức thứ nhất của
miêu tả tự sự là trần thuật từ ngôi thứ ba không nhân vật hóa mà đằng sau là tác giả.
Những người trần thuật cũng có thể hồn tồn xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức
một cái “tơi” nào đó. Những người trần thuật được nhân vật hóa như vậy, kể câu
chuyện từ ngơi thứ nhất của chính mình có thể gọi một cách tự nhiên là người kể
chuyện.[10, tr.92-93]
Trong giáo trình Nguyên lí lí luận văn học, Timofiev khẳng định: “Người kể
chuyện là người kể cho ta nghe về những nhân vật và biến cố”. Ơng đặc biệt chú ý đến
ngơn ngữ người kể chuyện, “có những đặc điểm cá tính hóa, khơng hịa lẫn với các đặc
điểm của nhân vật được miêu tả, trái lại được nêu lên một cách riêng biệt, ám chỉ một
cá tính ẩn đằng sau nó. Cá tính này mà ta thấy trong ngơn ngữ, dùng những biện pháp
ngơn ngữ để tạo nên hình tượng của nhân vật- người nhân danh mình, theo quan điểm
của mình, quan điểm tất cả các nhân vật và biến cố được nhắc đến trong tác phẩm”.
[31, tr.45]
Theo Tz .Todorov trong bài viết Những phạm trù của truyện kể văn học [77,

tr.75-77], ông cho rằng người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới
tưởng tượng. Không thể trần thuật khi thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện khơng
nói như nhân vật tham thoại khác mà chỉ kể chuyện. Ông chia ra ba loại người kể
chuyện:

Bùi Thị Thanh Hương

- 10 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Người kể chuyện lớn hơn nhân vật: Trong diễn đạt, người kể chuyện dường
như nhìn xun suốt được qua các bức tường ngơi nhà của nhân vật, cũng như nhìn
thấu suốt được đầu óc của nhân vật. Đối với họ, các nhân vật khơng có gì là bí mật.
Với tư thế đứng trên nhân vật, người kể chuyện có thể hiểu được những dục vọng sâu
kín mà có khi chính nhân vật khơng hiểu hết mình; hay là đồng thời đọc được các suy
nghĩ của nhiều nhân vật; hoặc đơn giản là kể những sự kiện không một nhân vật nào
hiểu được.
Người kể chuyện bằng nhân vật: Đây là hình thức rất phổ biến trong văn học
truyện kể, nhất là thời kì cận đại. Người kể chuyện hiểu vấn đề như các nhân vật, họ
chỉ là người giải thích các sự kiện trước khi nhân vật chưa nhận thức ra mà thôi.
Người kể chuyện nhỏ hơn nhân vật: Những gì liên quan tới nhân vật thì người
kể chuyện khơng hiểu biết bằng nhân vật. Người kể chuyện chỉ có thể mơ tả cho chúng
ta những gì mà họ trơng thấy, nghe thấy, ngồi ra họ khơng cịn ý thức gì hơn.
Như vậy, qua trình bày quan điểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới,
chúng tôi rút ra kết luận sau:
-

Người kể chuyện là một công cụ do nhà văn hư cấu nên, người dẫn dắt câu


chuyện của tác phẩm, hoặc là với vai trò một nhân vật trong tác phẩm, xưng tôi , hoặc
là một người kể chuyện hàm ẩn. Người kể xưng tôi là người kể ở ngôi thứ nhất, người
kể hàm ẩn là người kể ở ngôi thứ ba.
- Người kể chuyện là người môi giới giữa các hiện tượng được miêu tả và người
nghe, là người chứng kiến, cắt nghĩa các sự việc xảy ra.
- Người kể chuyện thuộc về toàn bộ chỉnh thể của tác phẩm văn học.
- Người kể chuyện có chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt người đọc tiếp
cận thế giới nghệ thuật, thay mặt nhà văn trình bày những quan điểm về cuộc sống và
nghệ thuật.
Trên đây là một số luận điểm cơ bản mà chúng tôi rút ra dựa trên quan điểm của
các nhà nghiên cứu trong nước và thế giới. Nói chung, gắn với thuật ngữ người kể
chuyện cịn có nhiều vấn đề cần giải quyết, ngay cả tên gọi cũng chưa thống nhất, có
khi gọi là người kể chuyện, cũng có lúc gọi là người trần thuật, người kể, chủ thể kể
chuyện, chủ thể trần thuật, nhưng đa phần thường dùng cụm từ người kể chuyện để chỉ
bất kì người nào kể câu chuyện trong tác phẩm. Vì thế chúng tơi sử dụng thuật ngữ
người kể chuyện.
Bùi Thị Thanh Hương

- 11 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

2.

Chức năng của người kể chuyện

Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, vì thế việc lựa chọn người kể
chuyện không phải là một sự ngẫu nhiên mà là mang tính chủ quan của tác giả, nhằm

mục đích chuyển tải tư tưởng, nội dung một cách hiệu quả nhất. Như vậy người kể
chuyện trong tác phẩm tự sự là một nhân vật mang tính chức năng. Vì người kể
chuyện là nhân vật trung gian nối liền giữa nhà văn, tác phẩm và bạn đọc, thế nên khi
nghiên cứu người kể chuyện cũng cần phải xem xét ba mối quan hệ này.
2.1. Người kể chuyện với chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm
Để hoàn thành nên một tác phẩm hoàn chỉnh, nhà văn trong q trình sáng tạo
cần có một cách thức tổ chức kết cấu nhất định. Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật
sinh động của tác phẩm, là phương tiện khái quát nghệ thuật, ra đời cùng lúc với ý đồ
nghệ thuật của nhà văn. Kết cấu khơng chỉ là hình thức mà trong chỉnh thể của tác
phẩm nó cịn thể hiện sự sáng tạo về nghệ thuật tự sự của người nghệ sĩ, đặc biệt là
nghệ thuật kể chuyện. Vì vậy việc lựa chọn và tổ chức kết cấu trong tác phẩm chính là
biểu hiện của nghệ thuật kể chuyện.
Người kể chuyện phải thay mặt cho nhà văn cố gắng tìm ra cho mình một kết cấu
tối ưu làm cho câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc. Ở đây, sự hiểu biết về các loại
hình tác phẩm, các tri thức về thi pháp dân tộc, các thời đại sẽ có ý nghĩa quan trọng để
nhận ra tính độc đáo trong kết cấu của một tác phẩm văn học.
Trong tiểu thuyết cổ điển, kết cấu thường đồ sộ và rất mạch lạc, hấp dẫn người
đọc mà không bao giờ thấy rối rắm, nhàm chán. Người kể chuyện luôn tạo ra cái hứng
thú cho người đọc khi theo dõi những câu chuyện dài như thế.
Trong Thuỷ Hử, người kể chuyện đã xây dựng nên một kết cấu “đoản thiên liên
hoàn thuyết”, liên kết các mẩu chuyện nhỏ có ý nghĩa thành một câu chuyện lớn thống
nhất. Chuyện này nối tiếp chuyện kia giống như các móc xích liền nhau. Tách riêng
mỗi chuyện ra sẽ thành một truyện ngắn nhưng nó lại có vị trí lớn để tạo nên sự thống
nhất cho toàn bộ tác phẩm. Truyện “ Tay không giết hổ trên đồi Cảnh Dương”, “ Núi
Nghi Lĩnh phút chốc trừ hổ” đã viết về một Võ Tịng có sức khoẻ phi thường, truyện
“Nổi giận giết Diêm Bà Tích”, “ Ngâm thơ phản trên lầu Tầm Dương” viết về Tống
Giang bắt đầu đi vào con đường phản nghịch. Những chuyện đó được người kể móc
xích lại với nhau thành một câu chuyện dài xoay quanh chủ đề chính của tác phẩm là
sự bức bách của bọn thống trị và sự phản kháng của các hảo hán.
Bùi Thị Thanh Hương


- 12 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Kết cấu đồ sộ và tập trung của Hồng lâu mộng lại khác với tiểu thuyết trên, quy
mơ của nó khơng phụ thuộc vào độ dài của thời gian lịch sử và độ rộng của không gian
sự kiện. Người kể chuyện chỉ kể lại câu chuyện trong vòng tám năm của một gia đình.
Mọi mặt của đời sống gia đình họ Giả được phơi bày nhưng bao giờ cũng xoay quanh
câu chuyện tình duyên của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc. Câu chuyện ấy trở thành
trục chính xuyên suốt tác phẩm, vừa có ý nghĩa chắp nối các sự kiện vừa có tác dụng
gắn bó hai chủ đề của tác phẩm, đó là sự sa đoạ mục nát của một gia đình thượng lưu
và sự trong sáng đẹp đẽ của một mối tình. Tình yêu càng tiến đến tình thế bi kịch càng
có sức tố cáo sự lỗi thời và kịch cỡm của chế độ gia tộc phong kiến.
Tiểu thuyết Trung đại của phương Tây cũng vậy, Don Quixote (Cervantes) được
người kể chuyện xây dựng theo kết cấu mạch thẳng, có trình tự thời gian kể từ khi Don
Quixote lập chí làm hiệp sĩ ở quê nhà đến suốt chặng đường chứng minh chàng là một
hiệp sĩ chân chính.
Như vậy trong tiểu thuyết cổ điển, người kể chuyện thường xây dựng kết cấu theo
mạch tuyến tính làm cho người đọc dễ theo dõi dù dung lượng dài đi chăng nữa.
Người kể chuyện ln chú trọng xây dựng những tính cách và mối quan hệ của các
nhân vật, từ đó làm bật lên tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
Kết cấu của tiểu thuyết hiện đại kế thừa kinh nghiệm của tiểu thuyết cổ điển.
Người kể chuyện trong tiểu thuyết hiện đại đã vận dụng, kết hợp phương thức tự sự cổ
điển với các kĩ xảo giàu sức biểu hiện của thời hiện đại. Kết cấu trong tiểu thuyết hiện
đại có cấu trúc linh hoạt, người kể chuyện khơng chỉ có thể mở rộng câu chuyện về
thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà cịn có khả năng dồn nhân vật, sự kiện vào
một khoảng không gian, thời gian hẹp, đi sâu vào khai thác cảnh ngộ riêng và khám
phá chiều sâu tâm lí nhân vật.

Trong Thiếu nữ đánh cờ vây, Sơn Táp đã khéo léo sắp xếp hai cái tôi tự sự theo
một kết cấu đan xen, cài răng lược. Một bên là sĩ quan Nhật, một bên là cô gái Trung
Hoa đang ở tuổi mười sáu, mỗi người một con đường, một cách sống nhưng lại cùng
gặp nhau trong vàn cờ và sống vì nhau.
Người kể chuyện trong tiểu thuyết cổ điển thường cho câu chuyện kết thúc có hậu, mọi
việc được giải quyết hợp lí. Tiểu thuyết mới ngày càng gần sát với cuộc sống con
người hơn, kết thúc tác phẩm thường là kết thúc mở, bỏ ngỏ để người đọc suy nghĩ và
tự đưa ra kết thúc riêng của mình cho tác phẩm.
Bùi Thị Thanh Hương

- 13 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Như vậy người kể chuyện cổ điển và hiện đại xây dựng kết cấu tác phẩm theo
những hướng khác nhau. Hiện đại không nhất thiết theo thời gian từ trước đến sau, từ
đầu đến cuối mà người kể chuyện có thể linh hoạt mở đầu câu chuyện ở bất cứ chỗ nào
của mạch truyện. Kết cấu của tiểu thuyết hiện đại có cấu trúc phức tạp hơn.
Với cách kể khác nhau, cách xuất hiện khác nhau của người kể chuyện, chúng ta
sẽ có các dạng cốt truyện khác nhau. Có cốt truyện tuyến tính như Don Quixote
(Cervantes) , Cốt truyện tâm lí: Bà Bovary (Gustave Flaubert), Cốt truyện khung:
Nghìn lẻ một đêm, Người trong bao (Anton Chekhov)…Có những tác phẩm chỉ kể một
chuyện như Tội ác và trừng phạt (Dostoevski). Có tác phẩm chỉ một người kể chuyện
nhưng kể nhiều chuyện khác nhau, phần lớn ở các tiểu thuyết cổ điển: Thuỷ Hử ( Thi
Nại Am), Tây Du Kí (Ngơ Thừa Ân). Có tác phẩm nhiều người kể chuyện nhưng chỉ
kể về một câu chuyện : Đàn hương hình (Mạc Ngơn), hoặc nhiều người kể chuyện kể
về nhiều câu chuyện khác nhau: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn
Minh Châu)
Như vậy người kể chuyện có vai trị rất lớn trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm.

Qua mỗi cách kể, tác phẩm sẽ tạo được một kết cấu riêng biệt, phù hợp với giọng điệu
cũng như cách nhìn nhận của tác giả. Mỗi tác phẩm là một chỉnh thể sống cho nên khi
xây dựng kết cấu, người kể chuyện phải xây dựng được một kiến trúc, một tổ chức cụ
thể, phù hợp với nội dung của tác phẩm. Nhờ vậy có thể bộc lộ được cách nhìn nhận
cuộc sống, tài năng và phong cách của nhà văn.
2.2. Người kể chuyện với chức năng môi giới, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế
giới nghệ thuật
Theo giáo sư Trần Đình Sử, người kể chuyện là hình thái ước lệ của hình tượng
tác giả trong tác phẩm văn học nghệ thuật, là người mang tiếng nói, quan điểm của tác
giả. Vì vậy, thơng qua người kể chuyện, người đọc có thể hiểu được những tư tưởng, ý
đồ của tác giả được gửi gắm trong tác phẩm. Chính người kể chuyện đã thay mặt nhà
văn dẫn dắt người đọc thâm nhập vào thế giới nghệ thuật.[23, tr.221]
Nhân vật văn học thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về
con người. Để hiểu được tư tưởng của tác giả đòi hỏi người đọc phải thông qua nhân
vật trong tác phẩm. Người kể chuyện là người môi giới, gợi mở giúp người đọc tiếp
cận với nhân vật, hiểu được những động cơ thầm kín trong những hành động của nhân
vật, rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật với mình. Trong Bà Bovary, người kể chuyện
Bùi Thị Thanh Hương

- 14 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

đã thuật lại cuộc đời cũng như tính cách đầy phức tạp của Bovary, qua đó độc giả nhận
thấy được con người vừa đáng thương vừa đáng trách ở nàng. Phía sau đời sống của
người đàn bà này, một xã hội tư sản Pháp thế kỷ 19 hiện ra với nhiều sắc màu, để lại
cho người đọc nhiều đánh giá, suy ngẫm. Nếu trong tiểu thuyết truyền thống, người kể
chuyện sẽ tự khắc hoạ chân dung các nhân vật, nhân vật sẽ hiện lên qua lời kể của
người kể chuyện khách quan, còn trong tiểu thuyết hiện đại, nhân vật tự khắc hoạ chân

dung của chính mình. Trong Bà Bovary, Gustave Flaubert đã cho người kể chuyện
mang một chất hiện thực khách quan, tỉnh táo đến mức lạnh lùng để xây dựng nên tâm
lí một nhân vật Bovary sâu sắc với vơ số những biến đổi phức tạp. Trong cuộc sống tư
sản đầy đủ vật chất nhưng thật đơn điệu, nhàm chán, nàng thấm thía nỗi chán chường,
dẫn đến hành động ngoại tình.
Ở tác phẩm Đàn hương hình của Mạc Ngơn, nhân vật Tơn Mị Nương được soi
dưới nhiều góc nhìn khác nhau, từ đó có thể hiểu nhân vật ở nhiều khía cạnh khác
nhau hơn. Trong con mắt của Triệu Giáp, Tôn Mị Nương là một cơ con dâu đàng
điếm, cịn Tiền Đinh có lúc coi nàng là người tình làm ơng lao đao, nhưng có lúc lại
coi nàng như người đàn bà ngu đần.
Người kể chuyện còn giúp người đọc cùng suy ngẫm, chia sẻ và đồng cảm với
những chiêm nghiệm, những suy nghĩ của mình về cuộc đời.
Dư âm của cuộc cách mạng văn hoá đã để lại nhiều dấu ấn trong sáng tác của
các nhà văn Trung Quốc như Trương Hiền Lượng, Dư Hoa. Thông qua cách kể lại
những câu chuyện đầy đau thương, người đọc có thể hiểu được những tổn thương
nghiêm trọng mà chính trị đã gây ra cho con người. Hay hình ảnh của những con
người nhỏ bé trong văn học Nga, từ Puskin, Gogol đến Dostoevsky, Chekhov đã đem
lại sự đồng cảm, xót xa của người đọc cho những số phận bị xã hội bất cơng chà đạp.
Trong nhiều trường hợp, người kể chuyện cịn tiến hành đối thoại, tranh luận với
người đọc để cùng nhau kiếm tìm, khám phá chân lí cuộc sống.
Người kể chuyện trong Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai thường xuyên đối thoại với
bạn đọc, với các câu đối thoại như “Vâng, thưa bạn đọc!”, “ Thưa bạn đọc”, “Chắc bạn
đọc sẽ hỏi ở tình trạng ấy, tơi lấy gì để sống qua ngày hôm nay, ngày mai, ngày mốt,
những ngày sau đó? Cám ơn! Xin đừng lo cho tơi”. Người kể chuyện như vậy dễ lôi
kéo người đọc tham gia trực tiếp vào câu chuyện mình kể, buộc người đọc phải phản
ứng trước những tình huống xảy ra.
Bùi Thị Thanh Hương

- 15 -



Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngơn

Độc giả có thể tiếp cận thế giới nghệ thuật tác phẩm qua nhiều cách khác nhau
nhưng thông qua người kể chuyện độc giả mới được mơi giới, được gợi mở để có cái
nhìn sâu sắc. Người đọc suy ngẫm và đồng cảm với chính câu chuyện mà người kể
chuyện đã dẫn dắt.
2.3. Người kể chuyện trình bày quan điểm về cuộc sống, nghệ thuật của nhà
văn
Các nhà văn khơng trình bày quan điểm của mình bằng những lời phát biểu trực
tiếp mà trình bày một cách nghệ thuật thơng qua các hình tượng do mình hư cấu nên,
trong đó có người kể chuyện. Nhà văn sáng tạo ra người kể chuyện với mục đích có
thể thay mặt mình truyền tải quan niệm tới người đọc.
Trong truyện ngắn Chiếc áo khoác của Gogol, hình ảnh con người nhỏ bé được
hiện ra trong lời kể lạnh lùng nhưng đầy tình cảm của người kể chuyện. Qua đó, tác
giả muốn gửi gắm thái độ đồng cảm với những con người sống dưới đáy xã hội, đồng
thời lên án tố cáo xã hội bất công, chà đạp lên con người.
Bên cạnh quan niệm về cuộc sống cịn các nhà văn cịn trình bày quan niệm về
văn chương nghệ thuật. Đôi mắt của Nam Cao là một bản tuyên ngôn nghệ thuật của
các nhà văn trong thời kì kháng chiến cứu nước, phải tin vào sức mạnh nhân dân, đem
tài năng dâng hiến cho sự nghiệp cách mạng. Đó cũng là một tun ngơn về quan niệm
mĩ học mới: cái đẹp thuộc về nhân dân, nhân dân là nhân vật trung tâm, là nguồn cảm
hứng lớn của nền văn nghệ mới.
Trong Thập tam bộ, thông qua nhân vật người kể chuyện khó xác định tên tuổi, Mạc
Ngơn đã thuật lại những bi kịch đời thường bằng một giọng văn lạnh lùng, chua chát,
châm biếm nhưng đầy nhân ái. Thơng qua đó, Mạc Ngơn đã gửi thơng điệp đến mọi
người: chúng ta cần phải sống, dù cuộc sống gây cho ta bao khó khăn.
Mỗi nhà văn đều có một quan điểm, tư tưởng riêng về cuộc sống, về nghệ thuật.
Các nhà văn đã xây dựng hình tượng người kể chuyện để thay mặt mình trình bày các
quan điểm, tư tưởng ấy. Như vậy, người kể chuyện có vai trò lớn, giúp nhà văn bộc lộ

được thái độ, phong cách và tài năng.
Tóm lại, người kể chuyện là cơng cụ hết sức quan trọng, nó có chức năng tổ chức
các nhân vật, kết cấu, dẫn dắt, khơi gợi cho người đọc tiếp cận tác phẩm, đồng thời là
điểm tựa để tác giả bộc lộ các quan điểm của mình.

Bùi Thị Thanh Hương

- 16 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

3.

Các mối quan hệ của người kể chuyện
3.1. Người kể chuyện với cốt truyện
Cốt truyện lâu nay vốn là một yếu tố được các nhà lí luận coi là quan trọng,

khơng thể thiếu được của truyện, góp phần quyết định tính hấp dẫn của một tác phẩm
tự sự, nó chính là cái khung để đỡ tồn bộ tồ nhà nghệ thuật ngơn từ đứng vững.
Theo Pospelov, thuật ngữ cốt truyện để chỉ vào việc miêu tả các sự kiện, hành
động trong đời sống nhân vật diễn ra trong không gian và thời gian trong các tác phẩm
tự sự và kịch. [80, tr.9]
Timofiev cho rằng: “Trong trường hợp nội dung trực tiếp được giới thiệu dưới
những biến cố nhất định của cuộc sống đã xảy ra với những con người nhất định và
nghệ sĩ sẽ trình bày những con người được mình thể hiện đó bằng cách nêu lên những
hành động của họ do hồn cảnh sống tạo nên, thì ta sẽ gặp được cái mệnh danh là cốt
truyện” [80, tr.9-10]
Như vậy trong tác phẩm tự sự thì cốt truyện một mặt là phương tiện bộc lộ tình
cách, thể hiện các thuộc tính của tính cách đó, mặt khác nó là phạm vi của các biến cố

cụ thể, nói chung là những mối quan hệ giữa con người với con người. Các biến cố có
ý nghĩa quan trọng làm thay đổi cuộc đời nhân vật và những mối quan hệ xã hội. Sự
thay đổi đó vừa phản ánh cuộc sống hiện thực bên ngồi, vừa tạo nên sự vận động bên
trong tác phẩm.
Cốt truyện là sự sắp xếp thẩm mĩ, không tuân theo trật tự biên niên của sự kiện và
quan hệ nhân quả, thống nhất theo ý đồ chủ quan của người kể về những sự kiện của
một câu chuyện nào đó, nhằm mục đích nêu bật được tư tưởng chủ đề và tạo sức hấp
dẫn tối đa tới người đọc. Do đó, vai trò của người kể chuyện với cốt truyện rất quan
trọng và có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Thơng thường, cốt truyện truyền thống phổ biến bao gồm năm thành phần: trình
bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, kết thúc. Người ta gọi đó là cốt truyện dramatic.
Người kể chuyện sẽ theo cái khung đó mà có những lời kể phù hợp. Ngồi ra cịn có
dạng thứ hai là cấu trúc tự sự, gồm những chương cấu trúc song song, dường như có
tính chất hãm phanh khiến các sự kiện lao tới kết thúc với một tốc độ giảm nhẹ.
Tuy nhiên không phải cốt truyện nào cũng cũng nhất thiết bao hàm đầy đủ, tách bạch
các thành phần nói trên. Cấu trúc cốt truyện phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ thẩm mĩ
của tác giả đối với hiện thực.
Bùi Thị Thanh Hương

- 17 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, khi chị Dậu vùng chạy ra ngồi thì
“trời tối đen như mực và như cái tiền đồ của chị”, đó là kết thúc bỏ ngỏ chứ chưa phải
mở nút, vì chưa phải là sự kiện xố bỏ xung đột.
Khơng phải bao giờ mọi truyện thắt nút cũng ở đầu, đỉnh điểm ở giữa và mở nút ở
cuối. Truyện trinh thám thường bắt đầu từ một tội phạm rồi mới bắt đầu đi tìm nguyên
nhân. Truyện hồi tưởng phân tích thường bắt đầu ở hiện tại rồi ngược dòng thời gian

quay trở về quá khứ.
Trong văn học, hệ thống cốt truyện rất đa dạng và phong phú, có những đặc điểm
riêng biệt. Người kể chuyện cũng theo đó mà tạo dựng nên những cách kể khác nhau
sao cho phù hợp. Trong văn học truyền thống, hệ thống cốt truyện đầy đủ các thành
phần nhưng cũng thường đơn tuyến theo sự phát triển của nhân vật chính. Trong văn
học hiện đại, cốt truyện biến hố hơn, linh hoạt hơn, nhiều tuyến sự kiện hơn. Có
nhiều tác phẩm, người ta lại không chú ý lắm đến cốt truyện mà chú ý nhiều hơn đến
cách kể, vấn đề đặt trong truyện như những tác phẩm của Kafka, Camus, Faulkner…
Cốt truyện là của nhân vật, người kể chuyện không can thiệp vào nhưng những
nơi cần sự suy tư thì người kể chuyện lại bộc lộ cái chủ quan của mình bằng kinh
nghiệm cá nhân, đó chính là điểm nhìn mà tác giả đã tạo nên.
Cốt truyện trong tác phẩm Mạc Ngơn ln mang nhiều tình tiết, có nhiều sự
kiện, vì thế người kể chuyện ln xuất hiện, thể hiện rõ vai trị của mình.
Tiểu thuyết Mạc Ngơn khơng cịn là cốt truyện hoàn chỉnh như tiểu thuyết truyền
thống nữa mà nó chỉ cịn là cái khung truyện mà thơi. Trong cái khung truyện ấy,
người kể chuyện đã khéo léo vận dụng mọi cách kể để phù hợp với ý đồ sáng tạo mà
tác giả đặt ra.
Bằng những cách kể khác nhau, Mạc Ngôn đã đem đến cho người đọc những cốt
truyện với những màu sắc khác nhau.
Trong Tứ thập nhất pháo, Mạc Ngôn sử dụng cốt truyện lồng ghép, tức có một
cốt truyện bên ngồi và một cốt truyện bên trong được lồng vào nhau. Đó chính là
truyện kể về những truyện kể, là mối quan hệ giữa những truyện kể mà nhân vật thuật
lại với người khác, hay nói đúng hơn là quá khứ của nhân vật cùng đồng hiện khi nhân
vật kể chuyện. Ở Tứ thập nhất pháo, ta nhận ra hai tuyến truyện phát triển đồng thời
và có thể chia làm hai cuốn tiểu thuyết độc lập: 1. Cuốn tiểu thuyết về cuộc đời thơ ấu
của La Tiểu Thông. 2. Cuốn tiểu thuyết mang đậm chất huyền thoại về ngôi miếu thờ
Bùi Thị Thanh Hương

- 18 -



Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

Ngũ thông thần và lễ hội ẩm thực. Hai cốt truyện với hai nội dung, sắc thái, những
biến cố tham gia khác nhau nhưng được người kể chuyện kể lồng vào nhau taọ nên
một thể thống nhất.
Trong Đàn hương hình, nhìn bề ngồi các sự kiện được kể rời rạc, đứt nối bởi các
nhân vật, từng thời điểm khác nhau. Nhưng thông qua lời kể của các nhân vật, các câu
chuyện ấy lại tích hợp thống nhất để làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Như vậy, cốt truyện trong tác phẩm Mạc Ngôn ln ln có những tình tiết, sự
kiện, xung đột nổi bật. Người kể chuyện theo sát những tình tiết ấy để tạo dựng nên
những câu chuyện khác nhau. Vì Mạc Ngơn ln bám sát với dịng chảy cuộc sống để
viết tác phẩm nên người kể chuyện khi kể lại câu chuyện cũng muốn đưa cuộc đời và
cuộc sống xung quanh vào tác phẩm.
Người kể chuyện và cốt truyện có mối quan hệ mật thiết. Những tình tiết, sự
kiện trong cốt truyện được người kể chuyện kể với những giọng điệu khác nhau.
3.2. Người kể chuyện với nhân vật
Nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người hay những sự vật mang cốt
cách con người được xây dựng bằng các phương tiện của nghệ thuật ngôn từ. Văn học
không thể thiếu nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế
giới một cách hình tượng.
Trong tiểu thuyết truyền thống, người kể chuyện sẽ tự khắc hoạ chân dung nhân
vật. Nhân vật hiện lên qua lời miêu tả của người kể chuyện khách quan, cịn trong tiểu
thuyết hiện đại, thường thì nhân vật tự khắc hoạ chân dung của mình.
Ở văn học hiện đại, tâm lí nhân vật khơng cịn xuất hiện trên bề nổi, khơng tìm
thấy ở những dấu hiệu dễ nhận thấy, nhất là trên lời bình luận của người kể chuyện.
Người kể chuyện không bộc lộ nhân cách, thái độ của mình mà gần như thản nhiên
trước hiện tượng mơ tả. Người kể chuyện khơng bình luận cách xử thế, thậm chí
khơng miêu tả hình dáng diện mạo nhân vật.
Trong nhiều tác phẩm, người kể chuyện đã xây dựng các nhân vật sinh động,

không phải nhân vật nào cũng hồn thiện mà ln chân thực như cuộc sống. Bằng cách
trao và phân tán các điểm nhìn, người kể chuyện tạo nên mối quan hệ hết sức bình
đẳng với nhân vật. Tôn trọng nhân vật, tôn trong quyền tự do ngơn luận, người kể
chuyện giữ vai trị mơi giới để cho các nhân vật gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Vì vậy

Bùi Thị Thanh Hương

- 19 -


Người kể chuyện trong tiểu thuyết Mạc Ngôn

mối quan hệ giữa người kể chuyện và nhân vật là mối quan hệ song hành, tương hỗ
cho nhau, góp phần hình thành tính cách nhân vật, tư tưởng tác phẩm.
Người kể chuyện trong tác phẩm của Kawabata thường có một phần dáng nét của
tác giả, vậy nên trong sáng tác của ông ta thường thấy một người kể chuyện trải đời,
hiểu nhân vật. Dù đứng ở vị trí ngơi thứ ba giấu mặt hay hiện diện ở ngôi thứ nhất,
người kể chuyện cũng dẫn dắt để nhân vật luôn ở tư thế chủ động trong câu chuyện.
Trong các tiểu thuyết của Hemingway như Mặt trời vẫn mọc, Giã từ vũ khí,
Chng nguyện hồn ai, Ông già và biển cả…các nhân vật thường ít cởi mở, ít giãi bày
tâm sự. Tâm lí nhân vật không thể hiện trên bề nổi, chỉ nhằm gợi mở hơn là được miêu
tả trực tiếp bằng ngôn từ trực tiếp của người kể chuyện. Ngôn từ của người kể chuyện
đã bị trung hồ, phi tính cách, hành động của nhân vật có khi cũng giống như mã số
cần tìm cách giải, địi hỏi sự tỉnh táo và mẫn cảm của người đọc.
Có nhiều nhà nghiên cứu lại đưa ra 3 trường hợp trong mối quan hệ giữa nhân vật
và người kể chuyện:
- Người kể chuyện ở bên ngoài, biết hết mọi chuyện, diện nhìn rộng hơn so với
các nhân vật trong truyện.
- Người kể chuyện vốn là nhân vật trong truyện, cho nên diện nhìn là đồng nhất
với nhân vật.

- Người kể chuyện đứng bên ngoài với diện nhìn nhỏ hơn, chỉ thiên về mơ tả khách
quan, nhưng có khi cũng có những biểu hiện chủ quan của mình.
Boris Uspenski cho rằng vị thế của người kể chuyện cũng có thể trùng hợp hoặc
khơng trùng hợp với vị thế của một nhân vật nào đó trong tác phẩm. Ở trường hợp đầu,
người kể chuyện hoá thân vào nhân vật, lúc này đã tiếp nhận tư tưởng, từ cú, tâm lí của
nhân vật 1 .
Đơi khi người kể chuyện không phải gắn kết với một nhân vật duy nhất mà với
một số nhóm người nào đó, nhưng ta có thể xác định sự hiện diện của người kể chuyện
ở một vị trí cụ thể.
Nhưng trong trường hợp khác, người kể chuyện chỉ theo dõi nhân vật, đồng hành
với nhân vật. Đơi khi điểm nhìn của người kể chuyện đã lướt từ nhân vật này đến nhân

1

Boris Uspenski, “Không gian-sự trùng hợp về vị thế không gian của người kể chuyện và nhân vật”, Trần Hồng
Vân dịch, Tạp chí văn học nước ngoài, số 5, năm 2008

Bùi Thị Thanh Hương

- 20 -


×