Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Một số phương thức lập luận trong truyện cười hiện đại (dựa vào cứ liệu truyện cười trên các báo điện tử tiếng việt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.43 KB, 143 trang )

-1-

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------    ------------

TRẦN TRỌNG NGHĨA

MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC LẬP LUẬN
TRONG TRUYỆN CƯỜI HIỆN ĐẠI
(Dựa vào cứ liệu truyện cười trên các báo điện tử tiếng Việt)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
MÃ SỐ : 60.22.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC DÂN

MỤC LỤC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


-2-

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 6
2. Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ......................................8
3. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề ....................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................10
5. Đóng góp của luận văn ...............................................................................11
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................12



CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ LẬP LUẬN VÀ HÀI HƯỚC
1.1 Khái quát về lập luận ............................................................................13
1.2 Phân biệt hai kiểu lập luận ....................................................................13
1.2.1 Lập luận theo diễn từ chuẩn mực ..........................................................13
1.2.2 Lập luận trong ngôn ngữ .......................................................................14
1.3 Các phương pháp trong lập luận ..........................................................14
1.3.1 Phương pháp hình thức trong lập luận ..................................................14
1.3.2 Phương pháp phi hình thức trong lập luận ............................................15
1.4 Các yếu tố trong một lập luận phi hình thức .......................................15
1.4.1 Lẽ thường .............................................................................................15
1.4.2 Tiền giả định và hàm ý .........................................................................16
1.4.3 Tác tử và kết tử lập luận .......................................................................18
1.4.3.1 Tác tử lập luận ...................................................................................18
1.4.3.2 Kết tử lập luận ...................................................................................19


-3-

1.4.3.2.1 Kết tử đồng hướng ..........................................................................19
1.4.3.2.2 Kết tử nghịch hướng .......................................................................20
1.5 Khái qt về hài hước ...........................................................................21
1.6 Mơ hình khái quát của truyện cười ......................................................23
1.6.1 Điều kiện cần và đủ để gây cười ...........................................................23
1.6.2 Các bước thực hiện ...............................................................................24
1.7 Những yếu tố ảnh hưởng đến hài hước ................................................26
1.7.1 Quy luật của tư duy ..............................................................................26
1.7.2 Văn hóa và sự tri nhận văn hóa .............................................................30

CHƯƠNG 2

HÀI HƯỚC TRONG ĐỊA HẠT NGƠN NGỮ
2.1 Vai trị của ngơn ngữ trong lập luận hài hước .....................................37
2.1.1 Có những tiếng cười bên ngồi ngơn ngữ .............................................37
2.1.2 Có những tiếng cười mang tính phổ qt ..............................................38
2.1.3 Vai trị của ngơn ngữ ............................................................................40
2.1.3.1 Ngơn ngữ - cơng cụ thể hiện hàm ý ...................................................41

2.1.3.2 Logic ngôn ngữ gây cười ...................................................................46
2.1.3.3 Nghệ thuật sử dụng con chữ ..............................................................47
2.2 Tiếng cười xưa và nay ...........................................................................49
2.3 Một số biện pháp gây cười trong văn học trào phúng .........................50
2.3.1 Những kiểu cười mang âm hưởng dân gian ..........................................54


-4-

2.3.2 Truyện cười Bác Ba Phi ........................................................................56
2.4 Vài đặc điểm của truyện cười trong xã hội hiện đại ............................58

CHƯƠNG 3
VỀ LẬP LUẬN TRONG TRUYỆN CƯỜI HIỆN ĐẠI
3.1 Lí lẽ trong truyện cười hiện đại ...........................................................61
3.1.1 Vai trị của lí lẽ ....................................................................................61
3.1.2 Một số kiểu lí lẽ trong truyện cười ngày nay ........................................66
3.1.2.1 Kiểu lí lẽ ngây ngơ ...........................................................................66
3.1.2.2 Kiểu lí lẽ trẻ thơ ................................................................................68
3.1.2.3 Kiểu lí lẽ châm biếm .........................................................................70
3.1.2.4 Kiểu lí lẽ bất thường .........................................................................75
3.1.2.5 Kiểu lí lẽ ngụy biện ..........................................................................77
3.1.2.6 Kiểu lí lẽ ngược đời ..........................................................................80

3.1.2.7 Kiểu lí lẽ gây bất ngờ lớn ..................................................................84
3.1.3 Những mơ hình gây cười phổ biến .......................................................87
3.1.3.1 Người ngây ngô ................................................................................87
3.1.3.2 Người thông minh – ranh mãnh ........................................................88
3.1.3.3 Mơ hình “đãng trí bác học” ...............................................................90
3.1.3.4 Mơ hình “gậy ơng đập lưng ơng” ......................................................90
3.1.3.5 Suy luận máy móc ............................................................................94
3.2 Một số phương thức gây cười trong truyện cười hiện đại ..................95
3.2.1 Hàm ý hội thoại ...................................................................................95


-5-

3.2.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn từ .................................................................98
3.2.2.1 Chế tác ngôn ngữ ..............................................................................98
3.2.2.2 Logic khôi hài (lập luận bất thường) ...............................................101
3.2.3 Mơ hồ trong ngơn ngữ .......................................................................103
3.3 Cái cười vì tình huống ........................................................................105
KẾT LUẬN ................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................109
PHỤ LỤC ..................................................................................................112


-6-

DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
Đúng như dự báo của thiên tài ngôn ngữ học Ferdinand de Saussure,
cần phải có một phân ngành khoa học nghiên cứu lời nói. Xuất phát từ tính
cấp thiết đó mà ngành Ngữ dụng học đã ra đời và phát triển mạnh mẽ mấy

chục năm nay.
Trong việc nghiên cứu lời nói, lối nói tạo ra hài tính là một đề tài rất
hấp dẫn nhưng cũng vơ cùng phức tạp và khó khăn; có lẽ vì vậy mà từ trước
đến nay, các cơng trình liên quan đến đề tài này ở Việt Nam vẫn chưa thật
phong phú. Chúng ta đều biết rằng một câu nói hài hước, một câu chuyện vui,
một lập luận gây cười ln đóng một vai trị quan trọng trong giao tiếp hàng
ngày. Nó có tác dụng làm cho sự giao tiếp cởi mở hơn, con người dễ gần nhau
hơn và vì thế hiệu quả giao tiếp cũng sẽ cao hơn. Đặc biệt trong cuộc sống với
nhịp độ cao như hiện nay, con người luôn phải đối mặt với stress (sự căng
thẳng) thì hài hước có vai trị như là một phương thuốc làm thư giãn tinh thần,
giảm áp lực cuộc sống. Hay xa hơn các lối nói hài hước cịn là những phương
cách để ngụ ngôn, châm biếm hay xây dựng một hiện tượng xã hội nào đấy.
Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin, truyện cười xuất
hiện hàng loạt trên các báo điện tử. Một số website có uy tín và có số lượng
người truy cập rất cao như tuoitrecuoi.com, vnexpress.net, xitrum.net,
ngoisao.net, 1001truyencuoi.net, 24h.com.vn, phunuonline.net. Thể loại
truyện cười ở đó hết sức phong phú là vì, ngày nay rào cản về văn hóa và
ngơn ngữ dường như chỉ còn rất mỏng manh; người Việt dễ dàng tiếp cận với
văn hóa, văn minh của thế giới và ngược lại người nước ngoài cũng chỉ cần
vài cái nhấp chuột là có thể tiếp cập được với văn hóa Việt của chúng ta. Việc
giao lưu văn hóa, kinh tế, chính trị mở ra những cơ hội để con người hiểu biết


-7-

nhau nhiều hơn. Cơ hội để tiếp xúc và thưởng ngoạn những nét đẹp văn hóa
giữa các cộng đồng các dân tộc dẫn đến những hiện tượng giao thoa văn hóa,
tri thức nền của mỗi cá nhân được mở rộng và nâng cao. Truyện cười là một
trong những sản phẩm văn hóa độc đáo cho nên sự tiếp cận với kho tàng
truyện cười nước ngoài sẽ làm phong phú thêm kho tàng truyện cười tiếng

Việt. Trong luận văn này chúng tôi dùng các tên gọi chuyện cười, truyện
cười, tiếng cười, nụ cười với hàm chỉ là các lập luận gây cười.
Hình thức chuyện cười ngày nay thường ngắn gọn nhưng có sức gây
cười mạnh mẽ, các phương thức lập luận được sử dụng rất phong phú và độc
đáo. Dường như tiếng cười cũng khơng nằm ngồi qui luật vận động và phát
triển của xã hội. Truyện cười ngày nay càng đòi hỏi nhiều hơn những yếu tố
mới lạ, yếu tố trí tuệ cũng ngày càng được đề cao. Nếu như trước đây, trong
truyện cười dân gian ta thường thấy yếu tố mỉa mai, châm biếm, đả kích là
những đề tài chủ đạo thì truyện cười ngày nay lại thiên về yếu tố giải trí nhằm
giải tỏa áp lực của cuộc sống. Nghệ thuật hài hước là nghệ thuật của trí tuệ
nên việc sáng tác và cảm nhận truyện cười cũng địi hỏi thẩm mĩ trí tuệ cao.
Chúng ta ln cổ vũ cho việc phát huy những tiếng cười lành, mạnh trí tuệ và
tìm cách hạn chế những tiếng cười dung tục, tầm thường thiếu sự trong sáng,
thiếu tích cực.
Việc nghiên cứu tìm hiểu các phương thức lập luận trong truyện cười
hiện đại là cần thiết. Dưới góc nhìn của Dụng học, chúng tôi nhận dạng bước
đầu về đặc điểm gây cười trong tiếng cười ngày nay do hai yếu tố chính chi
phối :
Thứ nhất là yếu tố ngơn ngữ - nghĩa là những truyện cười được xây
dựng về cơ bản là vận dụng ngôn ngữ, vận dụng con chữ, vận dụng cú pháp
và các yếu tố hàm ngôn gây cười. Ngơn ngữ trong loại tryện cười này đóng
vai trị chủ yếu.


-8-

Thứ hai là yếu tố tình huống - nghĩa là cười trên cơ sở lập luận tạo
những tình huống mang đậm hài tính. Ngơn ngữ trong loại tryện cười này chỉ
là phương tiện và đóng vai trị thứ yếu.
Nghiên cứu truyện cười nói riêng hay nghiên cứu về hài hước (humor)

nói chung là một việc làm chẳng dễ dàng gì. Tuy nhiên chúng tơi có quyết
tâm từng bước tìm hiểu. Vì sao có những câu chuyện, câu nói về cơ bản là
giống nhau nhưng khơng phải tất cả đều có hài tính? Vậy thì điều gì làm cho
chúng ta cười? Bước tiếp theo là nhằm góp phần vào việc hệ thống hóa các
phương thức lập luận ngơn ngữ để tạo ra những tiếng cười trong sáng và lành
mạnh trong xã hội.
2. Nội dung, nhiệm vụ nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
Như đã trình bày, nghiên cứu vấn đề lập luận ngơn ngữ trong lối nói hài
hước là vơ cùng khó khăn và phức tạp. Vì vậy trong khn khổ luận văn này,
chúng tôi chỉ làm công tác lược khảo xem ngơn ngữ đóng vai trị như thế nào,
các kiểu lí lẽ được sử dụng nhằm tạo ra những lời nói hay những câu chuyện
làm người nghe bật cười; bằng cách vận dụng một số cơ sở lí thuyết Ngữ
dụng học trong ngơn ngữ học hiện đại.
Trong q trình nghiên cứu về lập luận trong truyện cười hiện đại,
chúng tơi có so sánh đối chiếu với những truyện cười dân gian, những truyện
cười mang âm hưởng dân gian cùng những chuyện cười ở các làng cười
truyền thống của Việt Nam.
Đối tượng khảo sát chủ yếu là các mẩu chuyện cười, những diễn ngơn
có hài tính được đăng tải trên các báo điện tử tiếng Việt như trên đã nêu, trong
các mục vui cười, vui vui, cười. Đặc điểm chính của các câu chuyện này là rất
ngắn gọn, tiếng cười phải bật ra nhanh, càng mạnh mẽ càng tốt. Các thể loại ở
đó cực kì phong phú bởi lẽ khơng chỉ có truyện cười Việt nam mà là tập hợp


-9-

rất nhiều truyện cười của nhiều dân tộc khác nhau trên tồn thế giới. Số lượng
trung bình mỗi báo 5-10 truyện mỗi tháng. Chúng tôi tổng hợp trong khoảng
5 báo chính, trong vịng hai năm (2009 - 2010) và có được lượng ngữ liệu đủ
lớn để phân tích, so sánh.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nếu tiếng khóc là báo hiệu sự chào đời của một con người, thì tiếng
cười sẽ đi theo ta trong suốt cuộc đời của mình. Trên thế giới có rất nhiều học
giả nghiên cứu về tiếng cười, thậm chí là rất sớm. Từ thời cổ đại, Socrate đã
bàn về sự châm biếm và vấn đề đó vẫn được tiếp tục nghiên cứu cho đến tận
ngày nay. Ở phương Tây, học giả Henri Bergson rất nổi tiếng với tác phẩm
Tiếng Cười (Le Rire, 1900), có lẽ ông là học giả đầu tiên khảo sát hài tính
trong các tình huống và ngơn ngữ. (Cuốn sách của ơng nổi tiếng đến mức mà
đến năm 1959 khi Phạm Xuân Độ dịch sang tiếng Việt thì nó đã được tái bản
đến lần thứ 123; và cho đến quý II năm 1975 ở Pháp, quyển sách này đã được
tái bản đến lần thứ 333). Ở tác phẩm này tác giả bàn về sức mạnh của hài tính,
các định nghĩa về hài tính và một số phương pháp vận dụng để tạo chất hài.
Ở Việt Nam một số học giả như: Trương Chính và Phong Châu bàn về
tiếng cười trong văn học dân gian trong tác phẩm “Tiếng cười dân gian Việt
Nam” (TCDGVN- KHXH 1979). Gần đây có một tác phẩm dịch từ tiếng
nước ngồi “Nghệ thuật hài hước” (NTHH-NXB Thanh Hóa 2008) tác giả
Phong Liễu. Hầu hết là các tác giả bàn về chức năng và ý nghĩa của tiếng cười
trên cơ sở khảo sát các chuyện cười, truyện cười nhìn từ góc độ cảm nhận
ngơn ngữ. Cuốn “Tiếng cười thế giới” (TCTG – KHXH 1988) do Nguyễn
Đức Dân chủ biên, trong đó tác giả đã đề cập đến vai trị của ngơn ngữ trong
nghệ thuật gây cười. Ngồi ra cịn có một vài luận văn và luận án về đề tài
này (số lượng rất ít ỏi) đã dược bảo vệ như: Phương thức gây cười trong


- 10 -

truyện cười thế giới hiện đại dước góc nhìn logic học. (Đặng Hồng Nhung,
luận văn thạc sĩ ngơn ngữ học, ĐHSP Hà Nội, 2008). Một số phương pháp
tạo hàm ngơn trong truyện cười tiếng Việt. (Đồn Thị Tâm, luận văn thạc sĩ
ngôn ngữ học, ĐHSP. TP.HCM. 2006).

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu vận dụng những phương pháp sau:
Phương pháp thống kê và phân loại: Phương pháp thống kê được vận
dụng vào việc tổng hợp các thể loại truyện cười, lập luận gây cười và các giai
thoại hài hước theo trình tự thời gian đăng tải của ngữ liệu trên báo chí.
Chúng tơi chọn và khoanh vùng ngữ liệu theo trình tự ngày, tháng và năm,
sau đó thống kê tỉ lệ các phương pháp lập luận gây cười được vận dụng tên
tổng số những mẫu khảo sát.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này giúp cho
người viết lần tìm ra các cơ chế gây cười trong mỗi truyện để tiến hành phân
loại. Kết quả phân tích được sẽ được tổng hợp dùng làm cơ sở cho việc so
sánh đối chiếu trong quá trình nghiên cứu.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Chúng tôi tiến hành so sánh đối chiếu
các đặc điểm nổi bật và các phương thức gây cười trong tiếng cười hiện đại
trên báo điện tử bằng tiếng Việt với các truyện cười dân gian Việt Nam và
truyện cười mang âm hưởng dân gian của một số vùng miền của người Việt.
Qua đó có thể thấy được một số nét đặc trưng trong truyện cười ngày nay
cũng như xu hướng phát triển của truyện cười. Cũng giống như đà phát triển
của xã hội, truyện cười luôn đổi mới và cải tiến, phong phú về nội dung, độc
đáo hơn về thủ pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của con người.


- 11 -

5. Đóng góp của luận văn
Về lí luận
Như trên đã đề cập, đây là bước đầu khảo sát, tìm hiểu cách thức lập
luận trong một số truyện cười. Những cơ sở ngôn ngữ học nào để tạo nên lối
nói hài hước. Bằng cách vận dụng lí thuyết lập luận vào việc phân tích và kiến
giải những thủ pháp và phương thức gây cười trong những truyện cười và

những lập luận gây cười thời hiện đại. Khác với lập luận thông thường, lập
luận trong truyện cười không nhằm đưa đến một chân lí hay một sự xác tín
nào. Lập luận hài hước nhằm dẫn dắt độc giả đến cao trào của xúc cảm trải
nghiệm – trải nghiệm sự thăng hoa hay khối cảm thắng lợi của trí tuệ.
Phân tích và hệ thống hóa các kiểu lí lẽ, các phương pháp gây cười, vốn
dĩ chúng rất phong phú trong sự trào phúng nói chung hay trong tiếng cười
hiện đại nói riêng.
Dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp được, chúng tôi mong muốn
vận dụng vào việc tạo ra những tiếng cười trong dạy học như là một phương
pháp – Phương pháp tạo tình huống có vấn đề trong giáo dục. Nghĩa là nếu
giáo viên biết vận dụng ngôn ngữ hài hước một cách khéo léo vào các tình
huống dạy học thì bài giảng sẽ trở nên hấp dẫn hơn, tất yếu dẫn đến hiệu quả
giáo dục sẽ tốt hơn. Đó cũng chính là định hướng nghiên cứu sắp tới của
chúng tơi.
Về thực tiễn
Chúng tơi mong muốn đóng góp thêm một góc nhìn về truyện cười và
những lập luận gây cười cũng như vai trò của chúng trong đời sống xã hội
ngày nay.


- 12 -

Những kết quả phân tích và tổng hợp được từ luận văn này sẽ có ích
cho bạn đọc u thích tìm hiểu ngơn ngữ và sự hài hước, đóng góp cho việc
tạo thêm những tiếng cười lành mạnh vốn dĩ rất cần cho cuộc sống chúng ta.
Nguồn tư liệu mà luận văn tổng hợp sẽ giúp ích cho học sinh, sinh viên,
giáo viên và những ai quan tâm nghiên cứu tiếng cười trong ngôn ngữ.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và phụ lục, luận văn gồm (94 trang)
được chia thành các chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lí luận: Sơ lược về lập luận và hài hước (24 trang)
Chương 2: Hài hước trong địa hạt ngôn ngữ (24 trang)
Chương 3: Về lập luận trong truyện cười hiện đại (46 trang)


- 13 -

CHƯƠNG 1

SƠ LƯỢC VỀ LẬP LUẬN VÀ HÀI HƯỚC
1.1.

Khái quát về lập luận

Bất kỳ một phát ngôn nào trong đời sống giao tiếp bình thường hàng
ngày đều cũng nhằm một mục đích, ý nghĩa nào đó. Để cho người nghe hiểu
được ý mình muốn truyền đạt, người nói ln dùng đến lập luận. Một câu nói
khơng rõ ý dễ gây ra hiện tượng mơ hồ, vô nghĩa. Như vậy, lập luận là hiện
tượng diễn ra hàng ngày trong tất cả các cuộc giao tiếp.
Có một vài định nghĩa về lập luận, nhưng nhìn chung hai cả hai học giả
tên tuổi về Dụng học ở ta là Nguyễn Đức Dân trong “Ngữ dụng học” tập 1 và
Đỗ Hữu Châu trong “Đại cương ngôn ngữ học” tập 2 đều hầu như thống nhất
rằng:
“Lập luận là một hoạt động ngôn từ. Bằng cơng cụ ngơn ngữ người nói
đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó,
rút ra một (hay một số) kết luận hay chấp nhận một (hay một số) kết luận nào
đó” [7,tr.165] .
Mục đích của lập luận là giải quyết hai vấn đề sau:
Về lí thuyết: Lập luận đi tới một cái đích về giá trị chân lí thường thấy
trong các lập luận mang tính khoa học, hàn lâm.

Về thực tiễn: Lập luận để đi tới một đích về tính hiệu quả.
1.2.

Phân biệt hai kiểu lập luận

1.2.1 Lập luận theo diễn từ chuẩn mực
Theo nghĩa truyền thống, sơ đồ lập luận cơ sở tạo thành tế bào trong
một văn bản lập luận là hai phát ngơn có quan hệ suy diễn logic. Từ phát ngôn
này, một cách logic sẽ suy ra phát ngơn kia. Chính các sự kiện, các cứ liệu
làm nên các luận cứ cho sự lập luận. Nghĩa là các sự kiện và các cứ liệu có
liên hệ với nhau theo những quy luật logic xác định. Do vậy, dựa trên sự kiện


- 14 -

và quy tắc suy diễn logic một lập luận được thực hiện, sẽ khơng có vấn đề gì
phải bàn cãi nữa. Kiểu lập luận này được gọi là Lập luận theo diễn từ chuẩn
mực.
1.2.2 Lập luận trong ngôn ngữ
Khác với kiểu lập luận theo diễn từ chuẩn mực, lập luận trong ngôn
ngữ tuân thủ những quy tắc ngôn từ trong lập luận. Trong hoạt động ngơn từ
có những biểu thức ngơn ngữ mang tính định hướng cho một kết luận nào đó.
Mỗi phát ngơn ngồi nghĩa văn bản cịn có tiềm năng ngữ nghĩa tạo ra chuỗi
liên kết với các phát ngơn khác. Nghĩa là cần nhìn nhận chức năng ngữ dụng
của một phát ngôn trong một chuỗi các phát ngơn đi với nó.
Có một kiểu lập luận khá phổ biến: Kiểu lập luận thuyết phục. Sự
thuyết phục dựa trên những liên tưởng đối nghịch trong những lời quảng cáo
hoặc trong các diễn ngôn, các tiểu phẩm hài hước, châm biếm cũng là loại lập
luận thực tiễn để tác động tới quần chúng, gây hiệu quả mạnh ở người nghe.
Ví dụ 1

Nghệ thuật che giấu sự bất tài cũng địi hỏi khơng ít tài năng
Sự đối nghịch hiện rõ bỡi lẽ:
Bất tài → cần che giấu vì thể diện
Để che giấu thì phải cần nghệ thuật → cần có tài năng
Hài hước xuất hiện ở chỗ người đọc phát hiện ra cái mâu thuẫn vơ lí
nội tại. Một cách châm biếm những kẻ ngụy biện rằng mình khơng có năng
lực để trốn tránh lao động, trốn tránh trách nhiệm xã hội.
1.3

Các phương pháp trong lập luận

1.3.1 Phương pháp hình thức trong lập luận
Là các kiểu lập luận đi tới cách đánh giá về giá trị chân lí đúng – sai
của sự kiện. Loại này đòi hỏi phương pháp suy luận hình thức, theo những


- 15 -

khuôn mẫu suy luận chặt chẽ trong logic tốn học hay trong các khoa học
chính xác. Ở đây, chân lí được khẳng định qua các tiên đề và các quy tắc suy
diễn theo một ngơn ngữ hình thức, nhân tạo và phổ quát; hiểu theo nghĩa mọi
nơi, mọi người dùng những ngôn ngữ tự nhiên khác nhau để cùng lập luận
như thế.
1.3.2 Phương pháp phi hình thức trong lập luận
Sự lập luận ở phương pháp này chủ yếu theo những lí lẽ, phong tục, tập
quán, nhân sinh quan của một xã hội, của một dân tộc mà hầu hết các cá thể
sống trong xã hội đó đều tơn trọng và tuân thủ. Đối với kiểu loại này thì ta có
một sự khái quát như sau: “Sự lập luận là thao tác mà người nói biểu hiện
những lí lẽ tốt làm cho người nghe chấp nhận một kết luận nào đó hoặc đi tới
một xác tín nào đó”. (theo [2]).

1.4 Các yếu tố trong một lập luận phi hình thức
1.4.1 Lẽ thường
A.topo; P.topos gốc tiếng Hi Lạp là Topicos có nghĩa là lí lẽ dùng
chung. Theo O.Ducrot, lẽ thường là những chân lí thơng thường có tính chất
kinh nghiệm, khơng có tính tất yếu, bắt buộc như các tiền đề logic, mang đặc
thù địa phương hay dân tộc, có tính khái quát, làm cơ sở để lập nên các lập
luận riêng. (Dẫn theo Đỗ Hữu Châu [2, tr.191]).
Lẽ thường được sử dụng phổ biến trong các hiện tượng nói năng của
con người nhằm đạt được sự phù hợp với mục đích thoại và tình thế hội thoại.
Đặc biệt trong các lối nói hài hước thì lẽ thường càng được sử dụng phổ biến,
nó có tác dụng dẫn dắt người nghe đi theo một trật tự tư duy logic đời thường
rồi đột ngột thay đổi tạo sự bất ngờ thú vị.
Ví dụ 2
- Một khách hàng tới quầy tính tiền của siêu thị nói:


- 16 -

- Hôm qua tôi mua hàng ở đây và hóa đơn tính nhầm đến 100USD.
- Q muộn rồi thưa ơng – người quản lí siêu thị nhún vai – đáng lẽ
ơng phải nói ngay từ hơm qua vì chúng tơi đã khóa sổ rồi.
- Vậy có nghĩa là tôi được giữ lại 100 USD tiền thừa này?!
Ở đây có những lẽ thường: Khi khách hàng quay lại để thơng báo về sự
nhầm lẫn tiền thanh tốn, ta thường hiểu là khách đã bị thiếu tiền và muốn đòi
lại cho đủ. Người quản lí bảo “đã khóa sổ” có nghĩa là không thể giải quyết
được nữa, nghĩa là không thể trả lại tiền nhầm cho khách hàng được. Ngoài ra
cịn có một lẽ thường khác nữa, những người khách tốt bụng thường mang
tiền thừa trả lại. Thế là người quản lí nọ đã tự đặt mình vào thế khó xử, dù có
muốn nhận lại tiền thừa thì cũng thật ái ngại.
1.4.2 Tiền giả định và hàm ý

Cũng giống như lẽ thường, chúng đều là những hiểu biết chung mà các
bên tham gia giao tiếp đều đã có sẵn. Nhưng điểm khác nhau ở chỗ tiền giả
định thì bị ràng buộc bởi quy chuẩn đúng – sai, còn lẽ thường thì khơng có
tính tất yếu, tính bắt buộc. Trong giao tiếp hàng ngày, ta hay dùng Tiền giả
định bách khoa- còn gọi là tiền giả định giao tiếp: là một trong những loại tiền
giả định cùng với hàm ý hợp thành nghĩa hàm ẩn. Theo Đỗ Hữu Châu “Tiền
giả định bách khoa bao gồm tất cả những hiểu biết về hiện thực bên trong và
bên ngoài tinh thần của con người mà các nhân vật giao tiếp có chung trên
nền tảng đó mà nội dung giao tiếp được hình thành và diễn tiến” (dẫn theo [3,
tr.395]).
Trong đời sống hành chức của ngơn ngữ, con người thường ưa chuộng
lối nói có hàm ý, ẩn dụ hay hốn dụ, nói chung là các biện pháp tu từ. Bởi lẽ,
chính những lối nói như thế sẽ tạo nên sự phong phú và sức lôi cuốn của câu
chuyện. Chúng ta thử nghĩ xem nếu tất cả các diễn ngôn đều hiển ngôn, tường


- 17 -

minh; hay nói cách khác là nếu tách những lối nói có hàm ý ra khỏi đời sống
giao tiếp, thì bức tranh ngơn ngữ sẽ đơn điệu và khô khan tới mức nào.
Trong phạm vi chuyện cười hay những lập luận gây cười thì vai trị của
việc sử dụng tiền giả định và hàm ý càng trở nên đặc biệt quan trọng; là vì cơ
chế tạo tiếng cười trong địa hạt ngơn ngữ có sự tham gia đắc lực của sự suy
diễn logic, nhằm tạo ra những khoái cảm nhận biết, khoái cảm chinh phục. Sự
thử thách về trí tuệ ln là một nhu cầu vừa là để thỏa mãn sự nhận thức về
thế giới cũng vừa là để thể hiện mình. Khơng chỉ ngồi xã hội, có khi là mình
tự đối mặt, tự thử thách với chính mình. Suy cho cùng, đời sống tư duy của
nhân loại ln là một cuộc kiếm tìm bất tận.
Ví dụ 3
Anh chồng say xỉn về nhà, gọi cửa mãi mà không có ai ra mở.

Cuối cùng, anh nghĩ ra một kế và gọi thật to:
- Tơi mang bó hoa đẹp nhất về tặng cho người phụ nữ đẹp nhất trần
gian đây!
Lập tức, cánh cửa mở toang, cô vợ sung sướng chạy ra và hỏi:
- Đâu, bó hoa đẹp nhất đâu?
Anh chồng liền bảo:
- Thế người phụ nữ đẹp nhất trần gian đâu hả em?
Một cái bẫy ngôn ngữ được anh chồng lém lỉnh nọ giăng ra và người
vợ đặt chân vào. Tiền lệ thường thấy các đức ông chồng hay khen nịnh vợ,
nhất là khi mình mắc lỗi lầm. Điều này củng cố niềm tin của người vợ rằng
“người phụ nữ đẹp nhất trần gian” ấy chính là mình.
Nhưng câu hỏi cuối cùng của người chồng không phải là để hỏi mà là
hỏi để bác bỏ. Nó chứa hàm ý phủ nhận rằng ở đây khơng có người phụ nữ
xinh đẹp nhất để đáng được nhận bó hoa đó. Ý tứ của sự hài hước có được


- 18 -

nhờ lí lẽ tạo hàm ý trên cơ sở tiền giả định và tình huống của câu chuyện
mang lại.
1.4.3 Tác tử và kết tử lập luận
1.4.3.1 Tác tử lập luận
Là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một định hướng
nghĩa làm thay đổi tiềm năng lập luận của phát ngôn [7, tr.176].
Như vậy tác tử trong lập luận có chức năng định hướng, hay báo hiệu
một tiềm năng về hướng đến tiếp theo cho phát ngôn. Vậy các tác tử lập luận
thường được sử dụng chính là các từ định hướng như tuy, nhưng, những, bao
nhiêu, bấy nhiêu, chỉ cần, hễ, vậy mà, v.v.
Ví dụ 4
Hạnh phúc

Sau một thời gian chung sống, hai vợ chồng bắt đầu nảy sinh bất
hoà. Người vợ than thở:
- Ngày xưa u tơi, anh nói rằng mỗi ngày chỉ cần nhìn thấy tơi một
vài phút thơi là anh cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Vậy mà bây giờ...
- Bây giờ vẫn thế, em ạ! - Người chồng đỡ lời.
(Theo vnexpress.net 4/2010)
Cặp từ chỉ cần, vậy mà báo hiệu những định hướng tiếp theo trong diễn
tiến của câu chuyện.
Khác lập luận thông thường, lập luận trong chuyện cười hay những
kiểu logic phi hình thức thì chức năng của tác tử đơi khi khơng chỉ có giá trị
một hướng; nghĩa là không phải mỗi tác tử chỉ được dùng cho một trong hai
hướng thuận hoặc nghịch mà có khi là cả hai. Cụ thể trong ví dụ vừa nêu: chỉ
cần nhìn thấy tơi một vài phút thơi là anh cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Chỉ
cần trong ngữ cảnh ngày xưa để chỉ sự ước ao, nó tương đương nghĩa giá mà,
ước gì … có được một ít thời gian gặp mặt thơi thì đã là hạnh phúc lắm. Hàm


- 19 -

ý chỉ cần trong hiện tại lại có một nét nghĩa hoàn toàn trái ngược. Ngày xưa
khi yêu nhau say đắm thì vài phút là q ngắn cịn bây giờ, khi đã chung sống
với nhau lâu ngày nhưng cơm khơng lành canh khơng ngọt thì thế đã là dài.
1.4.3.2 Kết tử lập luận
Các luận thuyết về lập luận đã nêu rõ rằng lập luận là một hoạt động
ngôn từ, thông qua việc sử dụng các luận cứ người ta muốn hướng phát ngơn
hay chuỗi phát ngơn của mình đến một kết luận, hay nhằm thuyết phục một
luận điểm nào đó. Trong q trình thuyết phục người ta có thể đưa ra một hay
nhiều luận cứ. Việc sử dụng chuỗi luận cứ ln có một ngun tắc, phải tn
thủ tính hướng đích, nếu khơng lập luận sẽ rơi vào trạng thái lan man kém sức
thuyết phục. Chính kết tử lập luận làm nhiệm vụ kết nối và đồng thời cũng là

dấu hiệu để nhận biết định hướng của lập luận. Kết tử lập luận được phân
thành hai loại: Kết tử đồng hướng và Kết tử nghịch hướng lập luận.
1.4.3.2.1 Kết tử đồng hướng
Về cơ bản, những mối quan hệ trong các lập luận được trình bày như
sau:
P→R
P,Q → R
P&Q là các luận cứ, R là kết luận hay còn gọi là kết đề.
Người ta gọi các luận cứ là các lí lẽ. Một lập luận có thể có một hay
nhiều lí lẽ. Khi sử dụng cùng một lúc nhiều lí lẽ thì gọi đó là chuỗi lí lẽ. Kết
tử đồng hướng ngay từ trong tên gọi chúng ta cũng hình dung ra được rằng nó
có vai trị liên kết các lí lẽ đến một hướng đích, đó là kết luận hay cịn gọi là
kết đề. Ta có thể thể hiện như sau:
P (X) Q → R
Trong đó P,Q là các luận cứ, X là kết tử đồng hướng, R là kết luận hay
còn gọi là kết đề.


- 20 -

Một số kết tử đồng hướng theo thống kê của Trần Thị Giang [2005]:
vả, vả lại, vả chăng, huống hồ, huống chi, hơn nữa, nhưng, hễ … thì, vì …nên,
thế thì, v.v.
Ví dụ 5
Thế thì tơi cũng bị rồi!
Tiếng người đàn ông trong điện thoại:
- Thưa bác sĩ, thằng con trai tôi bị chứng quai bị...
- Phải, tôi biết. Hôm qua tôi đã đến và khám cho cháu rồi. Nhớ giữ nó
cách biệt với những người khác trong nhà và...
- Thơi chết! Nó đã hơn người giúp việc mất rồi.

- Ồ, thật khơng may! Có lẽ chúng ta phải cách li cô ấy...
- Nhưng thưa bác sĩ, tôi sợ rằng chính tơi cũng đã hơn cơ gái đó.
- Rắc rối q! Như vậy có nghĩa là ơng cũng đã mắc bệnh.
- Ngồi ra, tơi cịn hơn vợ tơi...
Giọng bác sĩ bỗng thất thanh: Trời ơi! Thế thì tơi cũng bị rồi!
(Theo vnexpress.net 3/2006)
Thế thì trong ví dụ trên là một kết tử đồng hướng, có tác dụng kết luận
hay xác nhận một thông tin. Một cách tạo hàm ý của người dẫn truyện. Người
nghe hồn tồn có thể suy luận được logic của câu chuyện.
1.4.3.2.2 Kết tử nghịch hướng
Khác với kết tử đồng hướng, kết tử nghịch hướng được sử dụng nhằm
mục đích liên kết các lí lẽ hay luận cứ nghịch hướng với nhau.
Một cách tổng quát:
P (Y) Q → R
P,Q là những luận cứ nghịch hướng nhau
Y là kết tử nghịch hướng
R là kết đề, hay kết luận


- 21 -

Ví dụ 6
Quan tịa cũng phải cười
- Một luật sư đưa ra những luận cứ dài dòng tới mức quan tịa phải
nhắc anh ta:
- Những điều anh nói thì ngay cả sinh viên năm thứ nhất cũng đều biết.
- Vâng, thưa tịa. Nhưng tơi đâu có nói với sinh viên.
(Theo gdtd.vn)
Nhưng là một kết tử nghịch hướng, tạo ra hàm ý châm biếm dưới hình
thức tưởng chừng như vơ tình nhưng sâu sắc. Mẩu chuyện được trích từ Báo

Gdtd.vn, chuyện có tên là Quan tịa cũng phải cười; nhưng căn cứ trên cơ sở
logic ngữ nghĩa của câu chuyện, chúng tơi thiết nghĩ dùng tiêu đề Quan tịa
cũng bị lỡm có lẽ sẽ phù hợp hơn.
Khơng phải tất cả các lập luận đều có sự góp mặt của các tác tử và kết
tử. Có nhiều lập luận liên kết với nhau bằng logic ngữ nghĩa, logic tình huống
hoặc chúng được ngầm hiểu. Các học giả về lập luận gọi những lập luận như
thế là những lập luận vắng tác tử, kết tử.
1.5 Khái quát về hài hước
Từ xưa đến nay đã có rất nhiều người định nghĩa về hài hước. Mỗi
người dựa trên những hệ thống luận điểm khác nhau, vì lẽ cái hài hước của
con người là vô cùng, vô tận. Tuy nhiên, trong phạm vi khảo sát Hài hước
trong ngơn ngữ, xem hài tính là nghệ thuật của ngôn ngữ. Chúng tôi tổng kết:
Hài hước tự nó mang trong mình ba đặc điểm chính sau:
Thứ nhất: Hài hước chỉ tồn tại trong xã hội loài người. Khơng có hài
tính bên ngồi phạm vi con người. Chúng ta chỉ cười cái gì đó mang dáng dấp
hoặc tính cách của con người. Một hiện tượng tự nhiên, một đồ vật, một thực
thể bên ngoài ý niệm con người khơng mang hài tính. Một con vật dù có hình


- 22 -

thức kỳ lạ đến đâu cũng không gây cười, trừ khi ta khốc lên mình nó bộ dạng
của con người. Chẳng hạn như đội một chiếc mũ cho con chó, hay dạy cho
một con vẹt nói tiếng người.
Thứ hai: Nghệ thuật hài hước là nghệ thuật của trí tuệ. Để phát hiện và
cảm nhận cái buồn cười cũng địi hỏi phải có trí tuệ. Biết cười cũng có trí tuệ.
“Như vậy, có thể nói rằng tiếng cười thể hiện một khoái cảm thắng lợi,
chủ yếu là thắng lợi trí tuệ” [9, tr.9]. Bên cạnh đó cũng có những cái cười
tầm thường, trống rỗng, thiếu trí tuệ và đơi khi quá dung tục, loại cười này
mang một cái tên khái quát là “cái cười rẻ tiền”.

Thứ ba: Hài hước là biểu hiện của một sự thỏa hiệp ngầm. Theo
H.Bergson: “Dù ta tin là có tính cách chân thành đến đâu đi nữa, tiếng cười
cũng che dấu một ẩn ý thỏa hiệp, gần như một ẩn ý đồng lõa với những kẻ vui
cười khác”. Đúng vậy khi phá lên cười ta quên mất mình là ai mà chỉ để tâm
vào tình huống, đồng điệu với sự hài hước hiện thời.
Đến đây ta có thể kết luận: tiếng cười có liên quan chặt chẽ tới các hiện
tượng ngơn ngữ. Có những truyện, chuyện cười dựa trên cơ sở logic, ở đó
người ta cười vì những tình huống, sự kiện thể hiện một sự mâu thuẫn, một
bản chất tức cười nào đó. Trong các loại chuyện cười đó vai trị của ngơn ngữ
chỉ là thứ yếu, tuy nó có thể làm cho tiếng cười thêm sâu sắc. Cũng có những
truyện cười mà vai trị của ngơn ngữ trở nên đặc biệt quan trọng. Người ta
nhận ra các tình huống, sự kiện tức cười nhờ có cơng cụ ngơn ngữ. Cũng có
những truyện cười thể hiện trí tuệ thuần túy qua ngơn từ:
Ví dụ 7
Hai ông đồ hay chữ, chơi với nhau nhưng đơi khi cũng “châm chích”
nhau bằng chữ nghĩa. Có lần ông nọ đến chơi nhà ông kia. Chủ nhà dọn ra
một đĩa chả để nhấm rượu. Ông khách cầm đũa nhấm một miếng chả rồi buột
miệng : Chả ngon!


- 23 -

Ngụ ý:

Nghĩa đen khen miếng chả ngon.
Nghĩa bóng : “chả”= chẳng = không (từ phủ định).

Chả chẳng ngon tí nào cả - ý chê dở.
Biết mình bị chơi xỏ, chủ nhà nhìn quanh ra vườn, trời mưa vừa tạnh,
thấy một chú cóc đớp được một con mồi béo ngậy liền chỉ tay: Cóc sướng!

Con cóc được mồi nó sướng. Nhưng “cóc” = chẳng = khơng (từ phủ
định) hàm ý chẳng sướng ích gì. Nghĩa là tơi mời anh nhấm rượu, đã tốn kém
lại cịn khơng biết điều, lại cịn khen, chê. Đó là kiểu hài hước trong chơi chữ.
Sở dĩ ngơn ngữ gây nên được hài tính là vì nó là sản phẩm của con
người tạo nên. Ngơn ngữ được lồng khn theo các thể thức của trí tuệ. Nghĩa
là tư duy thế nào thì ngơn ngữ thế ấy, ngôn ngữ phản ảnh năng lực tư duy.
Trong ngôn ngữ ta ln thấy có cái gì đó sống động như đời sống của con
người vậy. Chính nhờ sự siêu linh hoạt này mà nó ln đóng vai trị hữu hiệu
trong các cách thức tạo ra tiếng cười.
1.6 Mơ hình khái quát của truyện cười
1.6.1 Điều kiện cần và đủ để gây cười
Yếu tố bất ngờ: Là những gì diễn ra ngồi sự suy đốn, phán đốn
thơng thường. Xét về lượng thơng tin thì yếu tố nào càng mới lạ, càng gây bất
ngờ thì lượng thơng tin càng cao. Vì thế mà có người đã từng nhận xét một
cách tế nhị rằng: “Người lịch sự là người nghe một câu chuyện lần thứ hai
nhưng vẫn cứ cười như lần đầu”. Cười là vì phép lịch sự, thực tế trong lần
nghe tiếp theo cùng một câu chuyện thì lượng thơng tin lúc này bằng khơng
(theo Lí thuyết thơng tin). Yếu tố bất ngờ khơng cịn nữa vậy nụ cười cịn lại
chỉ là xã giao mà thôi.
Sự phát hiện ra mâu thuẫn gây cười: Chính là dụng ý của người tạo
ra lập luận gây cười, sao cho đối tượng nghe ln có thể tự mình khám phá ra


- 24 -

các yếu tố và diễn biến của mạch câu chuyện. Sự thành cơng đến từ năng lực
phán đốn đối tượng cảm thụ của người dẫn truyện. Một lập luận có thể gây
hài tính rất mạnh đối với người này, nhưng có khi chẳng gợi được chút hài
hước nào cho một đối tượng khác. Và câu chuyện cười, hay lập luận hài mà
không ai cười bỗng chốc trở nên kệch cỡm lạ thường.

Có một lập luận vui của đạo diễn Lê Hoàng khi so sánh giữa nai và phụ
nữ:
“Nai chạy theo đàn (1). Phụ nữ cũng chạy theo đàn (2), nhưng không
phải đàn (3) nai”
Rõ ràng đàn trong (1) và (3) là bầy đàn nhưng trong (2) chính là đàn
ông. Phụ nữ cũng chạy theo đàn nhưng không phải là đàn nai mà là đàn ơng.
Chỉ có đối tượng nào phát hiện được điểm mấu chốt ấy thì mới có thể cảm
nhận được sự hài hước của câu nói.
1.6.2 Các bước thực hiện
Mào đầu: Cũng như các tác phẩm văn học, truyện cười hay lập luận
gây hài bao giờ cũng bắt đầu bằng những thơng tin, những tình huống thơng
thường trong cuộc sống. Điều này nhằm mục đích tạo ra một ngữ cảnh hay
còn gọi là thủ pháp chuẩn bị ngữ cảnh. Ngữ cảnh càng tự nhiên, càng thông
thường càng tốt. Vì có như thế thì mới tạo được độ tương phản lớn trong các
phần tiếp theo. Chúng ta hãy xem xét một vài kiểu mào đầu:
Ở ví dụ số 2, trang 15
Một khách hàng tới quầy tính tiền của siêu thị nói:
Hơm qua tơi mua hàng ở đây và hóa đơn tính nhầm đến 100USD…
Ở ví dụ số 34 trang 70
Trò: Thưa thầy, sự giống nhau và khác nhau giữa di truyền và hoàn
cảnh là ở chỗ nào ạ? …
Hay ở ví dụ số 40 trang 77


- 25 -

Một người đàn ông và cô vợ trẻ đang đứng ở toà án để ly dị, và đang
tranh luận xem là ai sẽ giám hộ đứa trẻ…
Thoạt nhìn thì rất thơng thường nhưng tất cả đều nằm trong chiến thuật
xếp đặt của người dẫn truyện để có một sự diễn biến thú vị sau những phần

mào đầu thông thường ấy.
Dẫn dắt: Sau phần mào đầu là phần dẫn dắt. Phần dẫn dắt có vai trị
đưa độc giả đi theo quỹ đạo đã định sẵn của người dẫn truyện, hay lập luận.
Thường thì phần này cũng được xây dựng với dụng ý tạo nền cảnh, cho nên
các yếu tố gây cười vẫn chưa xuất hiện. Vai trị của nó như là một cầu nối liên
kết giữa những điều bình thường trong cuộc sống với những sự thăng hoa
không thể dự đoán trước. Nhưng đối với những lập luận hài hước thì sự thăng
hoa, hay yếu tố bất ngờ khơng vẫn chưa đủ. Ở đó cần có những tiêu chí hàm
chứa những điều tức cười nghĩa là vừa bất ngờ, vừa thú vị và càng có nhiều
yếu tố độc đáo, trí tuệ càng tốt. Bước dẫn dắt là sự chuẩn bị cho bước chuyển
hướng – tăng tiến đột biến.
Đột ngột chuyển hướng và tăng tiến tạo hài tính: Đây là bước then
chốt quyết định sức mạnh hài tính của tồn bộ lập luận. Người dẫn chuyện mở
đầu bằng một điều A rồi dẫn dắt độc giả hay người nghe đến một điều B và
dụng tâm tạo một khoản không gian trừu tượng ở phía sau điều B đó. Theo
suy diễn thơng thường thì người ta lập tức nghĩ đến kết cục là C. Nhưng bất
thình lình người dẫn chuyện đổi hướng toàn bộ câu chuyện đến một kết cục là
C’, sao cho độc giả hoặc người nghe hoàn toàn bị bất ngờ. Bằng tri thức nền
của mình, đối tượng cảm thụ chuyện nhận diện được vấn đề vừa kịch tính vừa
thú vị và bị cảm giác chưng hửng (hẫng) chi phối mạnh mẽ, thế là bật cười.
(xem sơ đồ 1.1)


×