Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Quan hệ kinh tế ấn độ mỹ từ 1991 đến 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG
------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LAN VINH

QUAN HỆ KINH TẾ ẤN ĐỘ - MỸ
từ 1991 đến 2010
LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
Mã số: 60.31.50

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN CẢNH HUỆ

TP. Hồ Chí Minh- 2011


2

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Huệ, người
đã tận tình hướng dẫn và góp ý cho tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô khoa Đơng phương học, phịng sau
Đại học trường Đại học KHXH & NV và các bạn học viên cao học Châu Á
học khóa 2009 đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập
vừa qua.
Những lời cảm ơn sau cùng xin dành đến ba mẹ, anh chị em trong gia
đình đã ln giúp đỡ, động viên tơi trong suốt thời gian học tập của mình.
Trân trọng cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2011



Nguyễn Thị Lan Vinh


3

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................ 2
MỤC LỤC ..................................................................................................... 3
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 7
I. Lý do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu: ............................................... 7
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 9
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11
IV. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 11
V. Bố cục luận văn .................................................................................... 12
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ
ẤN ĐỘ-MỸ TỪ 1991 ĐẾN 2010 ............................................................... 14
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực ..............................................................................14
1.2. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Mỹ........................................................... 18
1.3. Chính sách của Mỹ sau Chiến tranh lạnh ............................................ 23
1.3.1.Chiến lược tồn cầu của Mỹ .......................................................... 23
1.3.2.Chính sách kinh tế Mỹ ................................................................... 25
1.3.2.1.Kinh tế Mỹ .............................................................................. 26
1.3.2.2.Chính sách đối ngoại của Mỹ .................................................. 28
1.3.2.3.Chính sách kinh tế Mỹ đối với Ấn Độ ..................................... 32
1.4. Công cuộc cải cách kinh tế của Ấn Độ từ năm 1991 đến nay ............. 35
1.4.1. Ấn Độ trước cải cách.................................................................... 35
1.4.2. Ấn Độ thực hiện cải cách kinh tế từ 1991 đến nay ........................ 36
Chương 2: QUAN HỆ THƯƠNG MẠI ẤN ĐỘ-MỸ TỪ 1991 ĐẾN 2010

..................................................................................................................... 42
2.1. Chính sách thương mại của Ấn Độ đối với Mỹ................................... 42


4

2.1.1. Mục tiêu của chính sách thương mại Ấn Độ đối với Mỹ ............... 42
2.1.2. Biện pháp thực hiện chính sách thương mại với Mỹ của Ấn Độ .... 43
2.2. Hợp tác thương mại Ấn Độ-Mỹ .......................................................... 44
2.2.1. Thương mại hàng hóa................................................................... 46
2.2.1.1.Tình hình chung ...................................................................... 46
2.2.1.2.Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu ............................................. 49
2.2.1.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ...................................... 53
2.2.2. Thương mại dịch vụ ...................................................................... 60
2.2.2.1.Tỷ trọng thương mại dịch vụ ................................................... 61
2.2.2.2. Các ngành trong thương mại dịch vụ ...................................... 66
2.2.3. Thương mại quốc phòng ............................................................... 72
Chương 3: QUAN HỆ ĐẦU TƯ VÀ VIỆN TRỢ PHÁT TRIỂN ẤN ĐỘ MỸ TỪ 1991 ĐẾN 2010 ............................................................................. 83
3.1. Quan hệ đầu tư Ấn Độ - Mỹ ............................................................... 83
3.1.1.Môi trường và lĩnh vực đầu tư ....................................................... 83
3.1.2. Đầu tư trực tiếp ............................................................................ 85
3.1.2.1. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Ấn Độ ........................................ 85
3.1.2.2. Đầu tư trực tiếp của Ấn Độ vào Mỹ ........................................ 93
3.2. Viện trợ phát triển (ODA) ................................................................ 100
3.2.1.Chính sách viện trợ phát triển của Mỹ ở Ấn Độ ........................... 100
3.2.2. Viện trợ phát triển của Mỹ ở Ấn Độ............................................ 102
KẾT LUẬN................................................................................................ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ...................................................................... 126
PHỤ LỤC .................................................................................................. 127



5

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (Asia Pacific
Economic Cooperation)
CECA: Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện (Comprehensive Economic
Cooperation Agreement)
CSH: Chăm sóc y tế và sự sống của trẻ em (Child Survival and Health)
DA: Viện trợ phát triển (Development Assistance)
DPG: Nhóm chính sách quốc phịng (Defense Policy Group)
ESF: Quỹ hỗ trợ kinh tế (Economic Support Fund)
EU: Liên minh Châu Âu (European Union)
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
FICCI: Liên đồn phịng thương mại và cơng nghiệp Ấn Độ (Federation
of Indian Chambers of Commerce and Industry)
GDP: Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)
GE: Cơng ty General Electric
HTCG: Nhóm hợp tác công nghệ cao Ấn Độ-Mỹ (High Technology
Cooperation Group)
IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
IPR: Quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property Rights)
IT: Cơng nghệ thơng tin (Information Technology)
KTI: Sáng kiến thương mại tri thức (The Knowledge Trade Initiative)
MoES: Bộ khoa học trái đất (Ministry of Earth Science)
NADR: Không phổ biến, chống khủng bố, cái chết và những vấn đề liên
quan bao gồm viện trợ quản lý xuất khẩu và viện trợ chống khủng bố



6

(Nonproliferation, Anti- Terrorism, Demining and Related, mainly export
control assisstance, but includes anti-terrorism assisstance).
NASDAQ: Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ (National Association of
Securities Dealers Automated Quotation System)
NIH: Viện Y tế quốc gia Mỹ (National Institute of Health)
NSE: Thị trường chứng khoán quốc gia (National Stock Exchange)
ODA: Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
PEPFAR: Kế hoạch phát triển của tổng thống về trợ giúp AIDS
(President’s Emergency plan for AIDS Relief)
PIHEAD: Chương trình cải tiến chất lượng giáo dục Ấn Độ (Promotion
of Indian Higher Education Abroad)
RBI: Ngân hàng dự trữ Ấn Độ (Reserve Bank of India)
TNC: Tập đoàn xuyên quốc gia (Transnational Cooperation)
USAID: Cơ quan phát triển kinh tế Mỹ (US Agency for International
Development)
USD: Đô la Mỹ
WB: Ngân hàng thế giới (World Bank)
WTO: Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)


7

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu:
1. Lý do chọn đề tài:
Tổng thống Obama nói quan hệ Mỹ - Ấn Độ: “Những quan hệ đối tác
định hình thế kỷ 21”.
Sau khi giành độc lập từ tay Anh năm 1947 và thành lập nước Cộng hòa

năm 1950 Ấn Độ đã ln theo đuổi chính sách đối ngoại hịa bình, hữu nghị,
hợp tác. Thời kỳ Chiến tranh lạnh quan hệ Ấn Độ-Mỹ là quan hệ vừa đấu
tranh do mâu thuẫn về chính trị giữa hai nước khi Ấn Độ ln chống đối và
khơng hài lịng với sự ủng hộ Pakistan của Mỹ, và ủng hộ các phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc, đặc biệt Ấn Độ ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân
dân Việt Nam trước sự xâm lược của Đế quốc Mỹ. Quan hệ Ấn Độ- Mỹ thời
kỳ này hợp tác trên phương diện lấy kinh tế làm trọng điểm. Do đó, mối quan
hệ nổi bật giữa Ấn Độ- Mỹ trong suốt 4 thập kỷ của Chiến tranh lạnh chỉ duy
trì quan hệ kinh tế là chủ đạo, nhưng với một mức độ nhất định khơng mặn
mà sâu sắc, vì hai bên cịn e dè những mâu thuẫn trên chính trường cùng với
các mối quan hệ xung đột khác giữa Ấn Độ với Pakistan, Mỹ với Liên Xô…
Sau khi Liên Xô sụp đổ, đối tác lớn nhất của Ấn Độ trong quan hệ kinh
tế song phương cũng gặp trở ngại lớn, kinh tế Ấn Độ rơi vào tình thế khủng
hoảng năm 1991. Ấn Độ tiến hành cải cách kinh tế, điều chỉnh chính sách đối
ngoại với các nước đặc biệt là Mỹ. Vì muốn cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ,
vì chính sách điều chỉnh kinh tế của Ấn Độ phù hợp với chiến lược của Mỹ
trong bối cảnh thế giới lấy kinh tế là trung tâm trong mọi hoạt động đối ngoại
của các nước, nên quan hệ kinh tế của Ấn Độ - Mỹ trong những năm đầu thập
niên 1990 có bước tiến đáng kể. Song do vấn đề nhân quyền trong xung đột
biên giới Ấn Độ và Pakistan nên quan hệ Ấn Độ-Mỹ đã gặp phải khó khăn
mới và có chiều hướng suy giảm không những về phương diện hợp tác kinh tế


8

mà cịn cả về mặt chính trị vốn khơng mấy sâu sắc. Điều này gây ra những trở
ngại trong quan hệ kinh tế hai nước đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, bất
chấp những xung đột giữa Ấn Độ với Pakisatan, Ấn Độ vẫn luôn xác định Mỹ
là đối tác thương mại, là nguồn viện trợ, nhà đầu tư lớn, do đó Ấn Độ đã có
những hành động làm dịu mối quan hệ căng thẳng hai bên để thuận lợi cho

việc phát triển kinh tế song phương. Cịn về phía Mỹ, nhận thấy tầm quan
trọng và sự lớn mạnh của kinh tế Ấn Độ trong trong tương lai, vẫn khẳng định
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn, có tiềm năng về kinh tế trong giai đoạn tồn
cầu hóa lấy kinh tế làm trọng tâm cho các quan hệ song phương, đa phương,
khu vực, quốc tế… Từ đó, quan hệ kinh tế hai nước lớn lại mở ra cơ hội mới,
góp phần vào việc gia tăng mức độ ảnh hưởng của quan hệ này, đưa Ấn Độ
dần hội nhập vào nền kinh tế của các cường quốc.
Bước sang thế kỷ 21, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Mỹ có cải tiến sâu rộng
trong mọi lĩnh vực, hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới. Ấn Độ đã nâng
địa vị kinh tế lên tầm cao có thể so sánh với Trung Quốc và có sự chi phối lớn
ở Nam Á và cả Châu Á. Những năm đầu thế kỷ 21 có rất nhiều biến động lớn
như sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc, rồi nhiều vấn đề xung đột sắc tộc,
khủng bố… lan rộng trên toàn thế giới. Do vậy, việc hợp tác hịa bình, hữu
nghị lấy phát triển kinh tế làm tâm cùng với chiến lược toàn cầu hóa của
mình, Mỹ nhận thấy được sự đối trọng của Ấn Độ với Trung Quốc tại khu
vực Châu Á này, quan hệ kinh tế Ấn Độ - Mỹ lại một lần nữa mở ra con
đường hợp tác gắn bó hơn. Sau sự kiện 11-9-2001, trước sự hoành hành của
nạn khủng bố, và việc mất đi ưu thế trung tâm về mặt kinh tế, Mỹ đã tiến
hành hợp tác nhiều mặt, sâu rộng hơn trong các lĩnh vực kinh tế với Ấn Độ,
và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quan hệ kinh tế thuộc hàng tầm cỡ của
Ấn Độ và Mỹ đã tác động rất lớn đến các quan hệ kinh tế song phương và đa
phương giữa hai nước này với các nước khác ở châu Á cũng như trong nền
kinh tế thế giới. Đặc biệt là kinh tế quốc tế trong thế giới mới đầy biến động
với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần đây vào năm 2008-2009, mỗi


9

bước đi, động thái trong mối quan hệ kinh tế song phương này cũng khiến cho
các quốc gia khác có mối liên hệ kinh tế với họ cũng bị tác động mạnh mẽ.

Chính vì những lý do trên, cho thấy quan hệ kinh tế Ấn Độ- Mỹ là mối
quan hệ kinh tế tiêu biểu trong giai đoạn bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Vì
vậy, chúng tơi chọn đề tài “Quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ từ 1991 đến 2010”
làm đề tài luận văn, hy vọng sẽ góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu, nghiên cứu
mối quan hệ kinh tế quốc tế mà Ấn Độ và Mỹ là hai đại diện của hai khu vực.
2. Mục đích nghiên cứu
-Phân tích những nhân tố và các chính sách ảnh hưởng đến quan hệ kinh
tế giữa Ấn Độ và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2010.
- Tìm hiểu tiến trình quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ từ năm 1991 đến năm
2010.
- Đánh giá thực trạng mối quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Mỹ, đồng thời
tìm ra những thuận lợi và hạn chế trong quá trình tiến hành quan hệ kinh tế
song phương.
- Dự đoán triển vọng quan hệ kinh tế song phương Ấn Độ - Mỹ và phân
tích tác động của quan hệ này đến nền kinh tế thế giới.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở nước ta có một số sách nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ, trong đó có một
số sách nghiên cứu đến vấn đề chính sách đối ngoại của Ấn Độ, và có đề cập
đến mối quan hệ song phương Ấn Độ - Mỹ. Ngược lại, cũng có rất nhiều sách
nghiên cứu về lịch sử Mỹ cũng như những sách viết về chính sách đối ngoại
và mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia, khu vực trong đó có nhắc đến quan
hệ Mỹ-Ấn Độ nhưng chưa có một cơng trình nghiên cứu cụ thể nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề này như một chuyên luận. Vấn
đề quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ từ 1991 đến 2010 là một giai đoạn lịch sử về
quan hệ kinh tế song phương phong phú và không kém phần phức tạp như


10

những năm sau chiến tranh lạnh và một thập niên đầy biến động đầu thế kỷ

XXI.
Trong những năm qua, một số cơng trình khoa học được xuất bản hoặc
đăng tải trên các tạp chí khoa học có đề cập đến quan hệ kinh tế song phương
Ấn Độ - Mỹ nhưng chỉ sơ lược khơng cụ thể mà chủ yếu nói đến những chính
sách đối ngoại, sự điều chỉnh cải cách kinh tế … cuốn sách của tác giả Trần
Thị Lý chủ biên về “Sự điều chỉnh chỉnh chính sách của Cộng hịa Ấn Độ từ
1991 đến 2000” có nhắc tới chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với Mỹ,
tr.183-tr.211. Hay cuốn sách của tác giả Lê Nguyễn Hương Trinh chủ biên
“Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách”, có nghiên cứu vấn đề
ngoại thương nói chung của Ấn Độ và các nhân tố ảnh hưởng. Ngoài ra cịn
có một số sách viết về chính sách đối ngoại, chiến lược toàn cầu của Mỹ như
cuốn sách “Hoa Kỳ cam kết và mở rộng”, nói qua quan hệ của Mỹ với các
nước nhưng cũng không đề cập rõ ràng đến quan hệ kinh tế song phương giữa
Ấn Độ và Mỹ. Những cuốn sách trên nhằm giúp người đọc có cái nhìn chung
về hoạt động đối ngoại quốc tế của cả Ấn Độ và Mỹ.
Một số bài nghiên cứu về quan hệ Ấn Độ - Mỹ như: “Quan hệ chính trị
ngoại giao Mỹ - Ấn Độ” của Ths Lê Thị Thu đăng trên tạp chí Châu Mỹ ngày
nay, số 7 (148) 2010, tr.41; “Quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ - Ấn Độ”, tạp
chí châu Mỹ ngày nay số 9-2009, tr.21; bài của Vũ Văn Lưu “Ấn Độ điều
chỉnh chính sách đối ngoại: đa dạng hóa và thực tế”, tạp chí quan hệ quốc tế
số 10/1992. Ngồi ra, có bài nghiên cứu của Đỗ Trọng Quang “Thăng trầm
trong quan hệ Hoa Kỳ - Ấn Độ”, tạp chí châu Mỹ ngày nay số 7-2007, tr.31
và số 8-2007, tr.21. Bên cạnh các bài nghiên cứu, là những tư liệu báo chí có
đề cập đến quan hệ Ấn Độ - Mỹ, “Ảnh hưởng của hiệp định hạt nhân Ấn-Mỹ
lên cán cân quyền lực châu Á” TTXVN (Niu Đêli 19/3), (TLTKĐB 27-3-06),
một số bài báo đăng trên TLTKĐB 31-5-05 “ Quan hệ Ấn-Mỹ ngày càng phát
triển”, TLTKĐB 16-9-2002 “ Quan hệ Ấn-Mỹ xuất hiện những bất đồng”…


11


Nhiều báo cáo tổng hợp của các cơ quan đối ngoại Ấn Độ và Mỹ có nêu
tóm tắt về quan hệ kinh tế song phương Ấn Độ- Mỹ nhằm phục vụ cơng tác
đối ngoại, khái qt tiến trình quan hệ ngoại giao hai nước về mặt kinh tế.
“Thơng tin Tóm tắt: Mỹ-Ấn Thương mại và Hợp tác Kinh tế”. Nhà Trắng, văn
phịng thư ký Báo chí ngày 8 tháng 11 năm 2010. Phân phối của Văn phịng
Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Bên cạnh đó cịn có
những bản báo cáo của Sở nghiên cứu thuộc quốc hội (CRS: Congressional
Research Service) về mối quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ qua các thời kỳ từ sau
khi thành lập nước cộng hòa Ấn Độ như: K. Alan Kronstadt (2008): “IndiaU.S Relations”; Neena Shenai 2010: “US-India Trade Relationship gets some
much needed attention”, the American Enterprise Institute; hay bài của Merle
David Kellerhals (2009): “United States seeks Deeper Relations with
India”…
Những công trình nghiên cứu trên giúp việc triển khai luận văn đi từ một
cơ sở kiến thức chung và từ đó định hướng tiếp cận, đi sâu nghiên cứu vấn đề.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đề tài của luận văn “Quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ từ 1991 đến 2010”, lấy
trọng tâm là quan hệ giữa Ấn Độ và Mỹ trên phương diện phân tích quan hệ
hợp tác kinh tế nhiều mặt giữa hai nước, được giới hạn trong một khoảng thời
gian xác định là sau Chiến tranh lạnh mà cụ thể là từ năm 1991 đến năm
2010. Đồng thời mối quan hệ kinh tế song phương này diễn ra trong không
gian hai nước Ấn Độ và Mỹ của thế giới tồn cầu hóa.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử
và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là phương pháp cơ bản được
dùng trong việc nghiên cứu. Luận văn còn sử dụng các phương pháp khác
như: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê để xử lý nguồn tư



12

liệu một cách chính xác, khách quan, bảo đảm tính khoa học của q trình
phân tích, lý giải các sự kiện, quan hệ song phương.
Phương pháp hệ thống cũng được sử dụng để làm nổi rõ quá trình hợp
tác và phát triển của quan hệ kinh tế hai nước Ấn Độ-Mỹ từ 1991 đến 2010.
V. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia thành ba
chương như sau:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến mối quan hệ kinh tế Ấn Độ Mỹ từ 1991 đến 2010
Chương này đề cập đến bối cảnh thế giới mới và khu vực, tình hình kinh
tế chính trị của Ấn Độ và Mỹ sau Chiến tranh lạnh, và phân tích những nhân
tố bên trong và bên ngồi tác động đến mối quan hệ kinh tế giữa hai nước này
nhằm lý giải cho mối quan hệ song phương Ấn Độ-Mỹ ngày càng tiến triển
sâu sắc hơn. Những tác động này có ảnh hưởng nhất định trong tiến trình hợp
tác kinh tế của hai nước lớn, có tầm chi phối đối với các mối quan hệ xung
quanh.
Chương 2: Quan hệ thương mại Ấn Độ - Mỹ từ 1991 đến 2010
Chương này viết về mối quan hệ thương mại hai chiều giữa hai nước.
Bên cạnh đó cũng so sánh phân tích dựa trên những số liệu thống kê, để qua
đó đánh giá tình hình quan hệ hợp tác thương mại song phương về mặt kinh tế
của hai nước lớn trong bối cảnh tồn cầu hóa chú trọng hợp tác và phát triển
kinh tế. Chương 2 còn nêu lên những mặt thuận lợi và khó khăn trong q
trình hợp tác thương mại và cuối cùng nhằm khẳng định tính ảnh hưởng của
mối quan hệ kinh tế song phương này có tầm quan trọng trong nền kinh tế thế
giới.
Chương 3: Quan hệ đầu tư và viện trợ phát triển Ấn Độ - Mỹ từ 1991
đến 2010



13

Nội dung chương này nói đến tình hình hợp tác đầu tư hai chiều và viện
trợ phát triển của Ấn Độ và Mỹ, đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của mối
quan hệ hợp tác song phương về mặt đầu tư trong thời đại lấy khoa học làm
mục tiêu phát triển kinh tế.
Kết luận: Nhận định đánh giá về quan hệ kinh tế Ấn Độ - Mỹ từ 1991
đến 2010. Phần này tổng kết lại hợp tác kinh tế Ấn Độ và Mỹ, song song phân
tích tác động của quan hệ này đối với quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay. Kết
luận cũng đề cập một cách khái quát về triển vọng hợp tác kinh tế hai nước
thông qua các chương trình kinh tế lớn, các chiến lược hỗ trợ lẫn nhau để
cùng phát triển, góp phần giải quyết những khủng hoảng kinh tế và đóng góp
to lớn vào nền kinh tế toàn cầu.


14

Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ KINH TẾ
ẤN ĐỘ-MỸ TỪ 1991 ĐẾN 2010
1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực
Sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự hai cực tan rã làm cho tình hình thế giới
có nhiều diễn biến, thay đổi theo hướng đa cực, nhưng trong quá trình hình
thành nên một quang cảnh thế giới mới có định hướng rõ ràng thì tạm thời
cho rằng thời gian sau chiến tranh lạnh và đầu thế kỷ XXI là thời kỳ quá độ từ
một trật tự cũ sang mới. Trật tự mới có thể mất nhiều năm mới được xác lập
nhưng ta có thể tin rằng sự chuyển đổi này mang một diện mạo mới “nhất
siêu đa cường” và sẽ khơng có tình trạng chiến tranh căng thẳng tồn cầu như
những năm trước đó. Mặc dù sự sụp đổ của Liên Xô tạo cho Mỹ cơ hội thực
hiện chiến lược bá quyền đưa thế giới đi theo quỹ đạo của mình nhưng với sự

kết thúc khơng đổ máu của Chiến tranh lạnh là sự nổi lên mạnh mẽ của các
quốc gia độc lập có tiềm lực kinh tế phát triển như các nước Đông Âu, Trung
Quốc, Ấn Độ, Brazin, Hàn Quốc…đã làm mất đi thế độc tôn của Mỹ trong
nền kinh tế, chính trị thế giới.
Tuy thế giới đang bước sang một thời kỳ mới: hịa bình được củng cố,
nguy cơ chiến tranh bị đẩy lùi, song thời kỳ biến động này lại diễn ra xung
đột và nội chiến ở nhiều nơi mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn
dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ, vấn đề hạt nhân. Đặc biệt là sự hồi sinh của chủ
nghĩa dân tộc cực đoan và chủ nghĩa khủng bố đang lan rộng trở thành vấn
nạn toàn cầu. Nổi lên sự tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia, chủ
nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Trung Đông, Nam Á…, vấn đề hạt nhân trên bán
đảo Triều Tiên hiện nay đang là điểm nóng của thế giới. Những mâu thuẫn
này trong Chiến tranh lạnh được sự khống chế của hai cực Liên Xơ-Mỹ, vì
vậy khi thế cân bằng bị phá vỡ thì những xung đột ngầm này dần bộc lộ mạnh


15

mẽ, tạo nên sự xáo trộn cho một thế giới đang chuyển đổi. Phần lớn mâu
thuẫn và tranh chấp giữa các quốc gia, dân tộc là những vấn đề có nguyên
nhân lịch sử sâu xa không thể dễ dàng giải quyết, do đó đến nay những xung
đột mang tầm quốc tế vẫn cịn là vết thương khó lành của bối cảnh toàn cầu.
Từ những thay đổi của thế giới ta thấy xuất hiện những xu thế mới sau
khi Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới dần hình thành một trật tự mới “đa
cực”. Trật tự mới này được đặc trưng bởi q trình tồn cầu hóa, sự liên kết
mật thiết giữa các nền kinh tế -ngày càng được phục hồi và tăng cường. Cục
diện thế giới mới mở ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng của kinh tế quốc tế,
làm cho cuộc chạy đua vũ trang dịu bớt lại thay vào đó là chạy đua về phát
triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Có thể nói, nền kinh tế thế giới hiện nay
được xúc tiến bằng quá trình tồn cầu hóa dẫn đến sự phát triển nhanh chóng

của khoa học công nghệ, gia tăng mối quan hệ hợp tác đối thoại, tránh xung
đột… Tồn cầu hóa là xu thế bao trùm đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế
quốc tế, và mang lại một tiến trình tự do hóa thương mại, đầu tư, các thị
trường tài chính. Chính tiến trình này đã thúc đẩy mọi nền kinh tế riêng biệt
cùng tham gia vào một thị trường chung như các nước ở phương Đông buộc
phải cải cách, mở cửa, tìm kiếm cơ hội mới, hội nhập dần vào nền kinh tế
quốc tế. Do kinh tế các nước hoạt động theo một cơ chế chung của thị trường
nên thời gian này nhiều tổ chức quốc tế ra đời nhằm giữ vai trị điều hịa các
mối quan hệ, điển hình là các thể chế kinh tế quốc tế (WTO, IMF,WB…), các
tổ chức kinh tế khu vực, các công ty xuyên quốc gia (TNC) [17]. Cùng với sự
phát triển của toàn cầu hóa là q trình liên kết khu vực song phương, đa
phương bằng những ký kết các hiệp định chung nhằm bảo vệ cũng như tăng
cường lợi thế so sánh của các quốc gia trước khi tham gia vào sân chơi chung
của những nền kinh tế lớn.
Tồn cầu hóa kinh tế cịn gia tăng nhanh chóng sự phát triển của các thị
trường tiền tệ, dòng vốn, dịch vụ lao động, công nghệ thông tin, khoa học kỹ
thuật… Ngày nay, lưu thông tiền tệ quốc tế phát triển mạnh, là xu hướng


16

chung cho kinh tế thế giới. Xu hướng này tạo ra một mối liên kết vơ hình giữa
các nền kinh tế song cũng sinh ra những bất ổn mới có thể gây đổ vỡ dây
chuyền trong nền kinh tế thế giới hay khu vực. Điển hình có thể nói đến cuộc
khủng hoảng tiền tệ ở Châu Á vào những năm 1997-1998 đã gây tổn thất lớn
cho các quốc gia chủ yếu ở Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Nhật
Bản…Tuy quy mô cuộc khủng hoảng này chỉ dừng lại ở một số nước nhưng
cũng đã gây ra một dư chấn cho nền kinh tế toàn cầu, báo hiệu sự bất ổn lớn
của thị trường tài chính thế giới với những quốc gia đang gia tốc tham gia vào
cuộc chơi lớn. Khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua năm 2008-2009 được

dự báo là một trong những hồi chuông báo hiệu sự thay thế của yếu tố cạnh
tranh tự do do thị trường chi phối bằng một hệ thống chặt chẽ hơn của một
trật tự thế giới đa cực. Đến nay cuộc khủng hoảng này tuy có nhiều dấu hiệu
hồi phục song vẫn chưa thống kê được tổn thất mà nó đem lại. Một trong
những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng là do những tồn tại và bất ổn của
kinh tế Mỹ: tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài khổng lồ, khủng
hoảng bất động sản… Những vấn đề đó đã làm nảy sinh những nguy cơ tiềm
ẩn để rồi dẫn đến sự đổ vỡ của nền tài chính lớn nhất thế giới. Tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã trực tiếp ảnh hưởng sâu sắc đến các nước từ
những quốc gia phát triển đến những nền kinh tế đang phát triển. Hầu hết các
khu vực trên thế giới đều bị tác động mạnh rơi vào tình trạng suy thối tồn
cầu năm 2009. Mối quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ cũng bị xô đẩy vào cuộc
khủng hoảng tài chính tồn cầu khi Mỹ là nền kinh tế lớn đóng góp hơn 30%
tổng sản lượng vốn chu chuyển của thị trường thế giới. Trong cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu này, quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ bị giảm sút nhanh
chóng, kinh tế Ấn Độ thời gian này chỉ đạt tăng trưởng 6,7%. Kim ngạch
thương mại hai nước cũng suy giảm nhanh so với những năm trước khủng
hoảng, quan hệ thương mại, đầu tư giữa Ấn Độ và Mỹ khơng cịn như trước.
Nếu trước đây quan hệ kinh tế này được Ấn Độ cho là đối tác lớn nhất và mức
độ phụ thuộc của Ấn Độ vào Mỹ q lớn thì sau khủng hoảng Ấn Độ dần
thốt khỏi tầm chi phối mạnh mẽ của Mỹ về lĩnh vực kinh tế khi tự mình đưa


17

ra các chương trình tự lực cánh sinh, khơng chờ vào sự hồi phục chậm chạp
và có phần khơng chắc chắn của kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh những khó
khăn của suy thối kinh tế tồn cầu, Mỹ nhận thấy được nội lực mạnh mẽ của
Ấn Độ từng bước vượt khủng hoảng để trở lại đà tăng trưởng 8% vào năm
2010. Trong giai đoạn hiện nay, Ấn Độ Dương là một trong những con đường

chiến lược trọng điểm trong chính sách hướng về châu Á của Mỹ. Vì vậy, tác
động của khủng hoảng 2008-2009 một mặt gây ra những hệ quả không nhỏ
đối với quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ nhưng mặt khác cũng tạo cơ hội cho quan
hệ này có sự bứt phá trong tiến trình giao thương, đầu tư kinh tế trong những
thập niên tới của thế kỷ XXI. Hy vọng với mức độ thân thiết giữa Ấn Độ và
Mỹ sẽ trở thành một trong những mối quan hệ chủ đạo của thế kỷ mới khi xu
hướng chung hiện nay là “Châu Á sẽ dẫn đầu nền kinh tế thế giới” [83].
Trước sự thay đổi nhanh của thế giới trong vòng hai thập kỷ qua kể từ
sau Chiến tranh lạnh, nền kinh tế tồn cầu đã có những bước tiến vượt bậc so
với những giai đoạn trước. Dẫn chứng một vài số liệu: năm 2004, thương mại
thế giới đạt 9,9%, chạm mức 10.806 tỷ USD, trong đó thương mại dịch vụ là
2.126 tỷ USD, chiếm khoảng 20%; giao dịch ngoại hối toàn cầu đạt mức
1.800 tỷ USD/ngày, song mỗi giai đoạn lại có những thuận lợi và khó khăn
riêng, đó là vấn đề của thời đại. Đứng trước sự phát triển của kinh tế ngày
nay, không ai có thể phủ nhận được rằng tồn cầu hóa mang lại cho thế giới
những nền kinh tế mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ… hình thành nên
bối cảnh quốc tế mới với nhiều thuận lợi, thách thức và cả những vấn đề mới
như xung đột, khủng bố, biến đổi khí hậu… Trật tự thế giới ngày càng định
hình rõ nét hơn là một thế giới đa cực với sự hợp tác, hội nhập trên cơ chế hịa
bình lấy phát triển kinh tế làm mục tiêu hướng đến của tất cả các quốc gia.
Bối cảnh quốc tế mới đã tạo điều kiện lớn cho kinh tế Ấn Độ hội nhập vào thị
trường toàn cầu, giúp cho mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ được tiến hành
thuận lợi, nâng cao tỷ trọng thương mại, đầu tư song phương góp phần hình
thành nên quan hệ đối tác chiến lược có tầm quan trọng trong tương lai.


18

Bên cạnh tình hình thế giới có những chuyển biến làm thay đổi cục diện
kinh tế chính trị tồn cầu thì khu vực châu Á với sự nổi lên của Trung Quốc

và Nga đã tác động mạnh đến sự hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và Mỹ những
năm sau chiến tranh lạnh. Trong cùng khu vực diễn ra sự cạnh tranh mạnh mẽ
giữa các nước lớn hình thành những vị thế đối trọng nhau như tam giác Trung
Quốc-Mỹ-Ấn Độ, hay Nga-Ấn Độ-Mỹ…, những mối quan hệ đan xen nhau
trong bối cảnh phức tạp đều tác động sâu sắc đến quan hệ Ấn Độ-Mỹ. Có thể
nhận thấy trong thế kỷ XXI, các vấn đề nổi lên đều xoay quanh các mối quan
hệ lấy trục Ấn Độ-Mỹ làm trung tâm và mọi nhân tố của khu vực đều trực
tiếp ảnh hưởng đến quan hệ này trên nhiều bình diện từ kinh tế đến chính trị
và đặc biệt là an ninh quốc phịng. Nói đến phạm vi hẹp hơn trong địa hạt khu
vực châu Á là Nam Á, với tình hình diễn biến ngày càng trầm trọng như vấn
đề khủng bố ở Pakistan. Yếu tố này đã làm suy giảm mức độ tín nhiệm của
Mỹ dành cho Pakistan và dần chuyển sang hợp tác sâu sắc với Ấn Độ, mục
đích nhằm gia tăng mối quan hệ kinh tế với đất nước rộng lớn và có khả năng
kinh tế tiềm tàng này, mặt khác thông qua Ấn Độ tiến hành chống khủng bố
trên diện rộng.
Trong hai mươi năm qua từ sau khi Liên Xơ tan rã, thế giới đã có những
chuyển đổi làm thay đổi số phận của nhiều quốc gia, Mỹ trở thành nước dẫn
đầu trong hệ thống kinh tế quốc tế, Ấn Độ từ nước nghèo vươn lên hàng các
quốc gia đang phát triển. Song song đó, mối quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ thời
kỳ này cũng bị tác động mạnh bởi tình hình thế giới và có chiều hướng đi lên,
tuy nhiên trong những năm tới quan hệ này cần được đẩy mạnh hơn nữa để có
thể ứng phó trước những bất ổn của kinh tế toàn cầu, sự xáo trộn nền chính trị
thế giới và mối quan tâm về vấn đề an ninh quốc phòng…
1.2. Khái quát quan hệ Ấn Độ - Mỹ
Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Ấn Độ và Mỹ đặt quan hệ ngoại giao
khá sớm, chủ yếu quan hệ chính là về mặt kinh tế, như Mỹ thời kỳ này viện
trợ khá lớn cho Ấn Độ về nguồn vốn cũng như kỹ thuật chủ yếu trong một số


19


lĩnh vực như nông nghiệp, hải dương, đánh bắt và các ngành công nghiệp
khác. Trong suốt thời kỳ diễn ra Chiến tranh lạnh, Mỹ cung cấp cho Ấn Độ
một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm và những mặt hàng thiết yếu,
ngồi ra cịn viện trợ các khoản vay khơng hồn lại cho Ấn Độ. Vì Mỹ ln
cho rằng Ấn Độ là một thị trường lớn, đồng thời Ấn Độ luôn xem Mỹ là
nguồn đầu tư quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nên trong 40 năm trước
khi Ấn Độ cải cách, quan hệ Ấn Độ-Mỹ chủ yếu là Mỹ viện trợ và đầu tư kinh
tế cho Ấn Độ cịn thương mại hai nước thời kỳ này khơng đáng kể.
Trong nhữn năm đầu tiên sau chiến tranh II, Mỹ theo đuổi mục đích xâm
nhập kinh tế vào Ấn Độ và nắm chặt thị trường này, do đó Mỹ gia tăng giá trị
xuất nhập khẩu và đầu tư vào Ấn Độ. Tuy nhiên trước sự trở ngại trong quan
hệ chính trị nên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Ấn Độ từ Mỹ trong 20
năm (1960-1980) là thấp, nhưng bắt đầu từ thập niên 1980 trở đi đã có sự gia
tăng mạnh mẽ trong dòng chảy thương mại của cả hai. Giữa thập niên 1960
xuất khẩu của Ấn Độ sang Mỹ đạt khoảng 300 triệu USD đến năm 1982 tăng
lên được khoảng 1,2 tỷ USD. Như vậy trong 20 năm giá trị xuất nhập khẩu
hàng hóa của Ấn Độ và Mỹ chỉ tăng khoảng 45 triệu/năm. Qua thời gian dài
trong chiến tranh lạnh dần dần trong tỷ lệ đóng góp xuất nhập khẩu ta thấy tỷ
lệ đóng góp của Mỹ trong xuất khẩu của Ấn Độ ngày càng có chiều hướng đi
lên, ngược lại thị phần đóng góp của Mỹ trong nhập khẩu của Ấn Độ có thời
gian nhiều trong những năm thập niên 1960-1970 khoảng 18% - 38% và sau
đó nhập khẩu của Ấn Độ từ Mỹ có khuynh hướng đi xuống, điều này tạo đà
cho kinh tế Ấn Độ phát triển cao hơn, và ngày càng có mối quan hệ thương
mại sâu sắc hơn với Mỹ (xem thêm phụ lục 1). Sau khi chính quyền Janata lên
nắm quyền vào tháng 3-1977 đã chủ trương mở rộng cửa cho tư bản phương
Tây, chủ yếu Mỹ, do đó quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ được cải thiện một bước,
kim ngạch buôn bán hai nước năm 1979 đạt 1 tỷ USD, ngồi ra Mỹ cịn giúp
kinh tế Ấn Độ trong 2 năm 1979-1980 là 103,2 triệu USD [35:186]. Trong
khía cạnh giá trị xuất nhập khẩu thì Mỹ xuất khẩu sang Ấn Độ và Ấn Độ xuất



20

khẩu sang Mỹ được so sánh, đánh giá là đạt tỷ trọng thấp và khơng có nhiều
thay đổi cho đến những năm của thập niên 1980. Sau sự gia tăng vào những
năm 80 thế kỷ XX, năm 1980 đạt khoảng 2,7 tỷ USD tăng lên năm 1989 là
6,5 tỷ USD [86:34], đến đầu thập niên 90 thế kỷ XX thì xuất nhập khẩu giữa
Mỹ và Ấn Độ liên tục tăng nhanh, bên cạnh đó cịn tác động mạnh tới xuất
nhập khẩu của Ấn Độ vào thị trường Mỹ.
Vai trò của Ấn Độ trong dịng chảy thương mại Mỹ ít có sự thay đổi đột
ngột, điều này đã đánh giá tầm quan trọng của Mỹ trong thương mại của Ấn
Độ. Giữa thập niên 1960 Ấn Độ đã cung cấp cho Mỹ khoảng 3% trong nhập
khẩu của Mỹ và 1,5% trong xuất khẩu Mỹ. Cả hai giá trị xuất nhập khẩu này
của Ấn Độ đã giảm xuống còn dưới 1% trong những năm 1970 và tăng mạnh
trong những năm cuối thập niên 80/XX. Bên cạnh giá trị thương mại tương
đối không đáng kể thì vấn đề đầu tư và viện trợ của Mỹ đối với Ấn Độ được
đánh giá cao, thời gian Chiến tranh lạnh Mỹ viện trợ cho Ấn Độ 2 tỷ USD
trong vòng 20 năm từ 1961 đến năm 1984 [101], và con số này tiếp tục tăng
qua từng năm cho đến những năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ tuyên bố cắt giảm viện
trợ phát triển cho Ấn Độ khi Ấn Độ đã có được một thành tựu kinh tế thuộc
các nền kinh tế lớn của thế giới.
Còn về quan điểm chính trị và an ninh quốc phịng giữa Mỹ và Ấn Độ
trong 4 thập kỷ của Chiến tranh lạnh do bị tác động bởi sự kình địch giữa Mỹ
và Liên Xơ nên nỗ lực xích lại gần nhau giữa Ấn Độ và Mỹ không thực hiện
được. Ảnh hưởng của sự bất đồng này đã dẫn đến một mối quan hệ kinh tế
hời hợt với một bên vẫn chưa có được thị trường lớn, tiềm năng là Mỹ, một
bên chưa đạt được những mục tiêu đề ra trong phát triển kinh tế suốt thời gian
dài. Từ những năm 50 thế kỷ XX, Ấn Độ có xu hướng thân Liên Xơ nên quan
hệ Ấn Độ-Mỹ trở nên căng thẳng, ngày càng gia tăng tình trạng này khi Ấn

Độ lên án cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và ký với Liên Xơ Hiệp định
Hịa bình, Hữu nghị và Hợp tác vào tháng 8-1971. Sau đó, mặc dù Mỹ và Ấn
Độ đã có những chính sách thân thiện hơn nhưng do tương quan lực lượng


21

trên thế giới, do sự đấu tranh của các lực lượng tiến bộ ở Ấn Độ, do lợi ích
chiến lược giữa hai nước khác nhau, do bất đồng trên nhiều vấn đề mang tính
ngun tắc nên Mỹ đã khơng thực hiện được ý đồ lơi kéo Ấn Độ [35:188]. Vì
vậy, quan hệ Ấn Độ-Mỹ trong Chiến tranh lạnh khơng có được sự thân thiết
như mong muốn của hai nước. Tuy nhiên trước khi bức tường Liên Xô sụp đổ
là thời kỳ khủng hoảng nặng nề của các nước xã hội chủ nghĩa, Ấn Độ nhận
thấy cần cải thiện tình trạng đóng băng với Mỹ nhằm đưa kinh tế Ấn Độ phát
triển. Giữa những năm 80 thế kỷ XX, Ấn Độ bãi bỏ một loạt hạn chế trong
lĩnh vực kinh tế, mở rộng các hoạt động kinh doanh tư nhân, bước đầu đưa
Mỹ trở thành bạn hàng lớn thứ hai của Ấn Độ sau Liên Xô. Từ đây quan hệ
Ấn Độ-Mỹ trở nên tốt hơn, mặc dù vẫn còn nhiều bất đồng chưa giải quyết
được nên khơng thể giải phóng được hàng rào thương mại khép kín của Ấn
Độ đối với Mỹ, làm cho kim ngạch mậu dịch, đầu tư song phương Ấn Độ-Mỹ
trước năm 1991 không đạt được giá trị cao như thời gian Ấn Độ tiến hành cải
cách.
Sự cáo chung của Chiến tranh lạnh đã mở ra một cánh cửa khác cho sự
phát triển của thế giới, cũng mở ra cho nền kinh tế Ấn Độ trong những năm
đầu thập niên 90 của thế kỷ XX một hướng đi mới, nhanh chóng gia nhập vào
vũ đài thế giới. Về mặt địa lý, Ấn Độ là quốc gia lớn nhất vùng Nam Á, có
nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, có tiềm lực sức mạnh về quân sự, là một xã
hội đa sắc tộc, và có nền văn hóa ảnh hưởng to lớn trong cộng đồng các dân
tộc trên thế giới. Những điều này đã biến Ấn Độ thành một quốc gia được Mỹ
chú ý đến trong việc hoạch định chính sách vào thế kỷ XXI. Mỹ khơng chỉ

muốn Ấn Độ trở thành đối tác quan trọng của Mỹ về qn sự, chính trị mà
cịn muốn Ấn Độ đóng một vai trò đối trọng về kinh tế trước sự trỗi dậy của
Trung Quốc, đặc biệt là nhằm cân bằng quyền lực ở khu vực Châu Á. Từ
những năm còn đương nhiệm tổng thống, Bill Clinton đã xây dựng một
chương trình cam kết mới với Ấn Độ. Sau đó, người kế nhiệm là tổng thống
G.W.Bush trong vòng 6 năm nỗ lực để cả hai chính phủ thiết lập một mối


22

quan hệ đối tác chiến lược, gia tăng thương mại, đầu tư song phương và tính
liên kết giữa hai quốc gia dựa trên nền tảng dân chủ.
Quan hệ đối tác chiến lược Ấn Độ - Mỹ được định hình dựa trên việc
chia sẻ những giá trị về nền dân chủ, chủ nghĩa đa tộc, và những qui tắc của
luật pháp quốc tế. Sự khởi đầu của mối quan hệ song phương này dựa vào
tính tồn cầu, sự đảm bảo an ninh và nền kinh tế lớn đang bắt đầu có tiến
triển. Hai quốc gia đã ký kết hiệp định khung về quốc phòng trong 10 năm
vào năm 2005 để thuận tiện cho việc mở rộng hợp tác an ninh hai nước.
Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, ngoài việc hợp tác về kinh tế, chính trị
thì vấn đề an ninh toàn cầu cũng được tiến hành chặt chẽ giữa các quốc gia
trong việc chống lại những vấn đề khủng bố, và nhiều vấn đề khác. Hiện nay,
có hơn 100.000 sinh viên Ấn Độ đang theo học tại các trường đại học Mỹ,
nhiều nhất so với sinh viên các quốc gia khác đang học ở Mỹ. Đặc biệt, một
số lượng lớn người Mỹ gốc Ấn chiếm giữ những vị trí cao cấp trong chính
phủ Obama, ví như người quản lý cơ quan phát triển quốc tế là Rajiv Patel
(“Desis in DC,” Time of India (Dehli), December 19, 2009).
Hơn nữa, Mỹ cũng quan tâm đến tình trạng căng thẳng của hai nước Ấn
Độ và Pakistan mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tranh chấp vùng
Kashmir. Trên thực tế, Mỹ mong muốn khu vực này ổn định để có thể giải
quyết vấn đề của nước láng giềng Afghanistan. Đến nay, Mỹ cho rằng mối

quan hệ hịa bình của Ấn Độ và Pakistan đang suy tàn và chỉ còn tồn tại một
vấn đề tiềm ẩn bấy lâu nay, đó là cuộc xung đột vượt qua tầm kiểm sốt của
chính quyền Kashmir, là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng nóng bỏng ở
hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này. Vì vậy, Mỹ đã cố gắng cắt giảm việc
phổ biến tên lửa và vũ khí hạt nhân ở khu vực Nam Á.
Bên cạnh việc tìm kiếm hịa bình trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và
Pakistan, Mỹ còn nỗ lực gia tăng mối quan hệ hợp tác kinh tế toàn diện với
Ấn Độ bằng những cuộc viếng thăm và kí kết các hiệp định về thương mại,
hợp tác đầu tư…Hiện nay, chính phủ Obama đang nỗ lực để tiếp tục mở rộng


23

hợp tác và cam kết với Ấn Độ. Tháng 9 năm 2010, người phát ngơn cơ quan
chính phủ đã gọi Ấn Độ “là một cái neo an toàn trong một bộ phận nguy cấp
của thế giới”. Mặc dù, mối quan hệ này còn tồn tại những bất cập, nhưng với
sự nỗ lực của cả hai bên đang hứa hẹn một sự khởi đầu mới cho sự liên kết
kinh tế Ấn Độ - Mỹ. Như vậy, sau Chiến tranh lạnh quan hệ Ấn Độ-Mỹ ngày
càng phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi nhằm gia tăng mối quan hệ kinh tế
hai nước để trở thành đối tác quan trọng của nhau trong những thập niên tiếp
theo của thế kỷ mới.
1.3. Chính sách của Mỹ sau Chiến tranh lạnh
Mỹ là một siêu cường, nắm giữ nền kinh tế lớn nhất, giữ vai trị đặc biệt
trong nền chính trị thế giới, có tiềm lực sức mạnh qn sự, khoa học cơng
nghệ, văn hóa thông tin mạnh nhất. Những thông số trên tạo nên một sức
mạnh tổng hợp cho Mỹ trong suốt những năm sau Chiến tranh lạnh và trong
nhiều thập kỷ tới chưa có nước nào có thể thách thức vị thế này của Mỹ trên
ba lĩnh vực quan trọng: kinh tế, chính trị, quân sự. Dưới tác động của môi
trường quốc tế, tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ thì những yếu tố trên lại chính
là nhân tố tác động mạnh tới việc đề ra chiến lược phát triển đất nước hay

hoạch định chính sách cả đối nội và đối ngoại của Mỹ. Đặc biệt hiện nay, tồn
cầu hóa kinh tế đang là một xu hướng chung, do đó Mỹ cũng đã có những
thay đổi chính sách tồn cầu phù hợp hơn với diễn biến phức tạp của bối cảnh
quốc tế, nhằm củng cố và phát triển kinh tế đất nước đồng thời giữ vững vị trí
siêu cường thế giới.
1.3.1.Chiến lược tồn cầu của Mỹ
Với tham vọng biến thế giới sau khi Liên Xô sụp đổ thành trật tự một
cực do Mỹ chi phối đã buộc Mỹ phải vạch ra một chiến lược tồn cầu mới
trong tình hình thế giới đang có nhiều thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, những
mâu thuẫn xã hội đan xen nhau tạo ra một bức tranh cực kỳ phức tạp. Trước
những diễn biến của toàn cầu hóa, mưu đồ thống trị thế giới của Mỹ đành
phải để lại, nhường chỗ cho một chiến lược toàn cầu khác. Vì vậy, chiến lược


24

an ninh quốc gia cam kết và mở rộng ra đời nhằm giải quyết những vấn đề
cấp thiết trước tình trạng suy thoái kinh tế của Mỹ sau Chiến tranh lạnh và
xây dựng một chính sách đối ngoại mới phù hợp với bối cảnh quốc tế hơn.
Chiến lược cam kết và mở rộng của Mỹ thực chất là chiến lược tồn cầu,
Mỹ đưa ra nhằm lý giải vai trị lãnh đạo thế giới. Chiến lược mới này đề cập
đến nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh – quốc phịng…và lợi ích của
Mỹ cũng như của nhiều quốc gia khác. Chiến lược còn đáp ứng được những
tham vọng bành trướng của Mỹ khi Mỹ đưa ra những chính sách hấp dẫn đối
với các nước đồng minh, đồng thời không gây ra những phản ứng tiêu cực từ
phía các nước chống đối. Chiến lược toàn cầu nhấn mạnh đến việc Mỹ cần
phải can dự vào các công việc quốc tế, phải mở rộng các cộng đồng tự do, các
nền dân chủ, tạo ra những giá trị dân chủ kiểu Mỹ và nhân rộng ra thế giới để
buộc họ phải đi theo mơ hình định sẵn của Mỹ [11:73]. Chính điều này đã
chứng tỏ mộng bá quyền của Mỹ, muốn tiêu diệt những kẻ thù bất lợi với

mình, xây dựng nên những giá trị có ích đối với quốc gia và kiến tạo nên một
thế giới mới với Mỹ là trung tâm. Mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu:
1)Đảm bảo an ninh và sự thịnh vượng cho Mỹ khi hoạch định những chính
sách nhằm tăng cường sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế, để Mỹ ln
duy trì vai trò lãnh đạo thế giới cả về an ninh quân sự và kinh tế. 2) Thúc đẩy
tự do dân chủ và đề cao nhân quyền nhằm phát huy những ưu thế chính trị của
Mỹ trong các quan hệ quốc tế.
Ba đời tổng thống Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay đều xác định chiến
lược toàn cầu trên và tiếp tục thực hiện xuyên suốt trong các chính sách đối
nội và đối ngoại. Vẫn giữ nguyên chủ trương “can dự” vào công việc của
quốc tế trên cơ sở những nguyên tắc do Mỹ đặt ra như tự do thương mại, tài
chính, tiền tệ, kinh tế thị trường, dân chủ nhân quyền …, để thực hiện mục
tiêu chiến lược “duy trì địa vị lãnh đạo thế giới của Mỹ” [11:77]. Tuy nhiên,
do mỗi thời tổng thống tình hình thế giới lại có những chuyển biến mới, nên
cách thức thực hiện chiến lược tồn cầu cũng có sự khác nhau và thay đổi


25

theo từng thời đại để luôn luôn giữ vững được vị trí cường quốc số một chi
phối thế giới. Thời Bill Clinton, chiến lược tồn cầu của Mỹ ln được thực
hiện dưới trọng tâm lấy phát triển kinh tế làm chủ đạo cho mọi quan hệ quốc
tế. Sau ngày 11/9/2001, nạn khủng bố toàn cầu diễn ra ngày càng phức tạp,
phá vỡ đi bức tường an ninh chắc chắn nhất thế giới đã buộc Mỹ thay đổi về
cách thức thực hiện chiến lược trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại của
Mỹ thời G.W. Bush (con). Vì vậy, chống khủng bố, tăng cường an ninh quân
sự, lấy hành động đơn phương để theo đuổi lợi ích và Châu Á Thái Bình
Dương là ưu tiên số một trong chủ trương thực hiện chiến lược tồn cầu. Hiện
nay, dưới thời của chính phủ Obama thực hiện chiến lược này trong đường lối
đối ngoại của Mỹ là xây dựng một thế giới không khủng bố và phát triển kinh

tế làm nền cho một sự lãnh đạo mới của Mỹ trong con đường tìm kiếm quyền
lực tối thượng trên diễn đàn quốc tế.
Tổng quát lại, chiến lược toàn cầu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh đến
nay, chúng ta thấy cốt lõi vẫn giữ nguyên là tham vọng bá quyền thế giới và
luôn thực hiện chiến lược bằng những thực thi chính sách ngoại giao trên thế
mạnh, dung hòa cả hai sức mạnh mềm và cứng. Do đó, chiến lược tồn cầu
của Mỹ được xem là theo chủ nghĩa thực dụng, được sử dụng linh hoạt, khéo
léo tùy theo những thay đổi trong nội bộ nước Mỹ hay trong quan hệ quốc tế.
Cứ thế, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ln biến đổi theo không
gian và thời gian, mỗi khi thế giới biến động là lại có sự điều chỉnh trong
chiến lược của Mỹ.
1.3.2.Chính sách kinh tế Mỹ
Vốn là nền kinh tế lớn nhất của thế giới nhưng sau chiến tranh lạnh, do
ảnh hưởng của cuộc chạy đua vũ trang, chú trọng quốc phòng… kinh tế Mỹ
bước vào giai đoạn suy giảm nghiêm trọng. Thời Bill Clinton do thừa hưởng
di sản chiến tranh lạnh để lại, nên chiến lược phát triển kinh tế đã được đặt lên
hàng đầu và được thực hiện liên tục tiếp nối qua các đời tổng thống cho đến
nay. Vì là siêu cường của kinh tế thế giới nên các hoạch định chính sách kinh


×