Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Ứng dụng công nghệ gis trong công tác quản lý cây xanh đường phố thực hiện cụ thể tại khu vực quận 10, thành phố hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 91 trang )

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2006

TÊN CƠNG TRÌNH:
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ GIS TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝ
CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ THỰC HIỆN CỤ THỂ TẠI KHU VỰC QUẬN
10, TP HỒ CHÍ MINH

THUỘC NHĨM NGÀNH: UT – MT


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC”NĂM 2006
TÊN CƠNG TRÌNH:
ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ GIS TRONG CƠNG TÁC QUẢN LÝCÂY
XANH ĐƯỜNG PHỐTHỰC HIỆN CỤ THỂ TẠI KHU VỰC QUẬN 10,
TP HỒ CHÍ MINH
THUỘC NHĨM NGÀNH: UT – MT
Họ và tên sinh viên: Phạm Công Thức
Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp: Địa Lý Môi Trường Năm thứ: 4 / Số năm đào tạo: 4
Họ và tên sinh viên: Trần Duy Minh
Nam, Nữ: Nam


Dân tộc: Kinh

Lớp: Địa Lý Du Lịch

Năm thứ: 4 / Số năm đào tạo: 4

Họ và tên sinh viên: Lê Long Nam
Nam, Nữ: N ữ

Dân tộc: Kinh

Lớp: Địa Lý Môi Trường Năm thứ: 4 / Số năm đào tạo: 4
Họ và tên sinh viên: Trần NgọcTây
Nam, Nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp: Địa Lý Du Lịch

Năm thứ: 4 / Số năm đào tạo: 4

Họ và tên sinh viên: Lê Thị Mỹ Thùy
Nam, Nữ: N ữ

Dân tộc: Kinh

Lớp: Địa Lý Môi Trường Năm thứ: 4 / Số năm đào tạo: 4
Người Hướng Dẫn: Th.S Lê Minh Vĩnh



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................. 10
CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 14
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ .............................. 14
1.1. Bản đồ................................................................................................... 14
1.2. Các khái niệm về GIS .......................................................................... 15
1.3. Các thành phần của GIS...................................................................... 17
1.4. Các ứng dụng của GIS......................................................................... 19
CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRONG NỘI
THÀNH TP HỒ CHÍ MINH ......................................................................... 22
2.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................... 22
2.2. Hiện trạng cây xanh thành phố ở 12 quận nội thành TP HCM ........ 24
2.3. Tình hình quản lí, những tồn tại và bất cập ....................................... 33
CHƯƠNG 3 : XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ
CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ ........................................................................... 39
3.1. Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu....................................................... 39
3.2. Xây dựng cơ sở dữ liệu ........................................................................ 52
CHƯƠNG 4 .................................................................................................... 60
KẾT QUẢ THỰC HIỆN - CÁC ỨNG DỤNG CỤ THỂ ............................. 60
4.1. Kết quả của cơ sở dữ liệu .................................................................... 60
4.2. Các ứng dụng cụ thể ............................................................................ 63
4.3. Xây dựng giao diện ứng dụng.............................................................. 72
KẾT LUẬN..................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 80


PHẦN MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Mục tiêu đề tài
Phạm vi nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu trong & ngồi nước
Phương pháp nghiên cứu
Các bước thực hiện


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ
HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

Bản đồ
Các khái niệm về GIS
Các thành phần của GIS
Các ứng dụng của GIS


Chương 2

HIỆN TRẠNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRONG NỘI THÀNH
TP HỒ CHÍ MINH

Các khái niệm liên quan
Hiện trạng cây xanh thành phố ở 12 quận nội thành TP HCM
Tình hình quản lí, những tồn tại và bất cập


Chương 3


XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ CÂY XANH
ĐƯỜNG PHỐ

Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu
Xây dựng cơ sở dữ liệu


Chương 4

KẾT QUẢ THỰC HIỆN - CÁC ỨNG DỤNG CỤ THỂ

Kết quả của cơ sở dữ liệu
Các ứng dụng cụ thể
Xây dựng giao diện ứng dụng


KẾT LUẬN

Kết luận chung
Đóng góp của đề tài
Hạn chế và hướng mở rộng


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Khi nhắc đến một thành phố, đơ thị hiện đại thì một yếu tố mà người ta
không thể không quan tâm là mảng xanh đô thị nói chung và cây xanh đường
phố nói riêng. Cây xanh không chỉ được xem là lá phổi của thành phố, giúp cho
mơi trường khơng khí của thành phố trong lành hơn mà cịn mang lại bóng mát

cho thành phố nhất là những thành phố quanh năm nắng nóng như TP Hồ Chí
Minh. Ngồi ra, cây xanh cịn mang lại sự mềm mại cho thành phố, giúp làm
giảm bớt đi cái vẻ cứng nhắc của các tòa nhà chọc trời, những kiến trúc bê tông
đồ sộ ngày càng gia tăng trong thành phố.
Hệ thống cây xanh ở TP Hồ Chí Minh được hình thành qua nhiều giai đoạn.
Từ thời Pháp thuộc, trước 1975 và sau ngày giải phóng. Do đó mà hệ thống cây
xanh ở TP rất đa dạng về chủng loại và phong phú về số lượng. Cây xanh nói
chung và cây xanh đường phố nói riêng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra
“bộ mặt” của một đơ thị. Ngồi ra, nó cịn là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển
bền vững của một đô thị. TP Hồ Chí Minh là đơ thị phát triển năng động nhất cả
nước, với sự phát triển và quá trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng của thành
phố và kèm theo đó là sự thu hẹp dần của hệ thống mảng xanh và cây xanh trong
thành phố. Vì vậy, vấn đề quản lý cây xanh để tạo mảng xanh cho đô thị và tạo
vẻ mỹ quan cho thành phố là vấn đề cấp thiết hiện nay. Tuy nhiên, công tác quản
lý tốn khá nhiều công sức, tiền của nhưng hiệu quả đem lại chưa cao. Chính vì
vậy quản lý đơ thị nói chung và quản lý cây xanh đơ thị nói riêng trong một
thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh là một vấn đề khơng đơn giản. Hiện tại, có
rất nhiều cách thức tổ chức khác nhau đã và đang được áp dụng trong thực tế.
Trong xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật, để đáp ứng được các u cầu, địi
hỏi của ngành thì Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công nghệ mới nhưng là
một hệ thống mạnh có khả năng quản lý thơng tin địa lý (vị trí và thuộc tính), có
thể cập nhật, truy xuất, phân tích, tổng hợp và chỉnh sửa thông tin một cách dễ
10


dàng. Đây là một công cụ hiệu quả hỗ trợ rất đắc lực trong công tác quản lý.
Công ty Công Viên Cây Xanh Thành Phố cũng đã mong muốn áp dụng công
nghệ GIS nhằm giảm bớt khối lượng công việc hiện hành do việc quản lý dữ liệu
về cây xanh chủ yếu vẫn ở trên giấy tờ.
Vì thế, nhóm sinh viên Địa Lý mong muốn tìm tịi học hỏi, thử áp dụng

công nghệ mới vào một lĩnh vực cụ thể để nâng cao vốn tri thức, kinh nghiệm
của mình. Đồng thời góp một phần nhỏ đưa khoa học cơng nghệ ứng dụng vào
đời sống thực tiễn.
2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung: qua đề tài này chúng tôi muốn đề xuất việc áp dụng công
nghệ mới trong công tác quản lý cây xanh: công nghệ thông tin địa lý GIS. Sử
dụng công cụ này để tạo ra một sản phẩm cụ thể bằng cách xây dựng hoàn chỉnh
cơ sở dữ liệu mẫu về cây xanh đường phố (tại khu vực được giới hạn là quận 10,
TP HCM).
Mục tiêu cụ thể: sử dụng GIS để xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống cây
xanh đường phố TP Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó đề xuất một số ứng dụng phục
vụ cho công tác quản lý được dễ dàng và hiệu quả.
Mục tiêu lâu dài: thông qua kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu để
minh chứng cho sự cần thiết và khả năng ứng dụng GIS vào thực tiễn đời sống
nói chung và cơng việc quản lý đơ thị nói riêng.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Với mục tiêu thử nghiệm và do sự hạn chế về thời gian nên đề tài chỉ:
- Giới hạn về nội dung: là ứng dụng GIS trong công tác quản lý cây xanh
đường phố ở khu vực một quận của thành phố.
- Giới hạn phạm vi địa lý: là khu vực quận 10, TP Hồ Chí Minh
Tuy nhiên, việc giới hạn này không làm mất đi khả năng mở rộng của kết
quả nghiên cứu. Mơ hình đã được xây dựng có thể được nhân rộng, áp dụng cho

11


các quận khác trên địa bàn TP Hồ Chí Minh nói riêng và các thành phố khác nói
chung.
4. Sơ lược tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước:
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) ra đời

trên cơ sở sự phát triển của khoa học máy tính (Computer Science), khoa học trái
đất… và xuất phát từ các yêu cầu quản lý tài nguyên – môi trường. Cho đến nay,
GIS đã được ứng dụng trong nhiều lãnh vực có liên quan đến dữ liệu khơng gian,
từ những các lãnh vực tự nhiên đến khoa học xã hội.
Trên thế giới, công nghệ GIS đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
của đời sống. Tại Việt Nam, đây là một công nghệ mới đã được nghiên cứu và
triển khai nhưng vẫn chưa phổ biến. Những năm gần đây, rất nhiều ngành đã bắt
đầu nghiên cứu đưa vào ứng dụng như: quản lí nhà đất, quản lí số nhà, quản lí
rác thải, xây dựng bản đồ du lịch, tìm kiếm thơng tin du lịch…
Hịa trong xu thế phát triển chung nhằm hiện đại hóa hệ thống quản lí, Tp
HCM đã và đang tiến hành dự án “HCM GIS” trong đó cơng ty Cơng Viên Cây
Xanh (thuộc Sở Giao Thông Công Chánh) là một thành viên của dự án này. Việc
áp dụng công nghệ GIS để quản lý hệ thống cây xanh đường phố là một xu
hướng tất yếu để hiện đại hố cơng tác quản lý cũng như đảm bảo tính đồng bộ
của hệ thống quản lý đơ thị. Tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng GIS vào công
tác quản lý cây xanh trong thành phố vẫn chưa được thực hiện.
5. Phương pháp thực hiện
Quá trình nghiên cứu có sự áp dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác
nhau. Tuy nhiên, do yêu cầu đặc thù của mục tiêu nghiên cứu nên các phương
pháp GIS đã được sử dụng chủ yếu. Cụ thể :
Phương pháp tổng hợp: tìm hiểu, đánh giá hiện trạng đối tượng nghiên cứu;
tham khảo và đề xuất ý kiến các chuyên gia, cơ quan hữu quan…
Phân tích thiết kế cơ sở dữ liệu theo mơ hình GIS
Thu thập và xử lý thơng tin thuộc tính – khơng gian ngồi thực địa

12


Nhập dữ liệu không gian và những dữ liệu thuộc tính đi kèm
Sử dụng cơng cụ GIS để quản lý, phân tích và hiển thị dữ liệu về cây xanh

đường phố cùng các dữ liệu khác có liên quan.
6. Các bước thực hiện mục tiêu đề tài

Xác định mục tiêu

Nghiên cứu các vấn đề liên
quan đến việc quản lý cây
xanh đường phố

Nghiên cứu GIS

Xây dựng
Cơ Sở Dữ Liệu
Xác định mục tiêu
Cơ Sở Dữ Liệu
Thiết kế CSDL

Thu thập thông tin

Thu thập
Dữ liệu Địa Lý

Thu thập
Dữ liệu thuộc tính

Xử lý & nhập dữ liệu

Đề xuất các ứng dụng

Xây dựng giao diện ứng dụng


13


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

1.1. Bản đồ
1.1.1. Ý niệm
Bản đồ là một đối tượng nghiên cứu lâu đời của ngành khoa học bản đồ. Có
nhiều định nghĩa về bản đồ, trong đó có thể xem quan điểm của giáo sư K.A
Xalisev là một quan điểm rõ ràng và đầy đủ: “Bản đồ địa lý là mơ hình kí hiệu
hình tượng khơng gian của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên và xã hội được
thu nhỏ, được tổng hợp hóa theo một cơ sở tốn học nhất định nhằm phản ánh vị
trí, sự phân bố, mối tương quan giữa các đối tượng và hiện tượng và cả những
biến đổi của chúng theo thời gian để thỏa mãn mục đích, yêu cầu đã được định
trước”.1
1.1.2. Đặc điểm cơ bản
Với định nghĩa này, chúng ta có thể thấy bản đồ có ba đặc điểm cơ bản làm
nó khác với các đối tượng khác. Đó là: Bản đồ được xây dựng dựa trên cơ sở
toán học, để thể hiện nội dung bản đồ, người ta sử dụng hệ thống kí hiệu bản đồ
và có sự tổng qt hóa nội dung biểu hiện.
1.1.3. Các thành phần
Bản đồ là một tổng thể với các bộ phận không tách rời nhau. Tuy nhiên, có
thể thấy nó gồm bốn thành phần chính.
 Nội dung chính bản đồ
 Cơ sở tốn học của bản đồ
 Các yếu tố hỗ trợ
 Các yếu tố bổ sung
1.1.4. Vai trò của bản đồ trong việc thể hiện thông tin địa lý


1

PGS. PTS Lê Huỳnh, Bản đồ học, NXB Giáo Dục, 1998, trang 7 và 22
14


Thơng tin địa lý là thơng tin có phần dữ liệu khơng gian và dữ liệu thuộc
tính.
Trong q trình phát triển của loài người đã nảy sinh nhu cầu giao lưu, trao
đổi thông tin với nhau. Bản đồ là phương tiện thể hiện thông tin địa lý hữu hiệu
nhất.
Trong thực tế, việc dùng bản đồ, không chỉ giúp tiếp nhận thơng tin mà cịn
có cả xử lý thơng tin nữa. Sử dụng bản đồ có thể giúp con người tư duy để phục
hồi cấu trúc không gian của hiện tượng ở những thời điểm khác nhau, từ đó đưa
ra các nhận xét, đánh giá và dự đoán trong tương lai.
Như vậy, chính nhờ vai trị thể hiện thơng tin địa lý hữu hiệu, bản đồ trở
thành một trong những ngành khoa học cơ bản của công nghệ mới ra đời: Cơng
nghệ GIS.
1.2. Các khái niệm về GIS
1.2.1. GIS là gì?
GIS được hiểu là Geographic Information System là một công nghệ mới
nhưng phát triển khá nhanh. Ngày nay, do sự mở rộng và phát triển về chức năng
cũng như các ứng dụng của GIS nên GIS còn được hiểu ở một nghĩa như là
ngành khoa học độc lập, đó là khoa học thông tin địa lý (GIS: Geographic
Information Science).
Từ khi ra đời, GIS đã nhanh chóng chứng tỏ khả năng ưu việt hơn hẳn các
hệ thông tin bản đồ truyền thống nhờ vào khả năng tích hợp dữ liệu mật độ cao,
cập nhật thông tin dễ dàng cũng như khả năng phân tích, tính tốn của nó. Do đó
hệ thống thơng tin địa lý đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định cho rất nhiều

ngành, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngày nay, GIS được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Chính vì thế, GIS được
tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau do đó cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về
GIS tùy theo quan điểm sử dụng. Theo NCCGIA (Nationnal Center of
Goegraphic Information and Analysis) GIS được định nghĩa như sau:

15


“Hệ thống thông tin địa lý là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để
thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị dữ liệu khơng gian” (1988)
Cho dù với cách tiếp cận nào thì hệ thống thơng tin địa lý vẫn có những khả
năng của hệ thống máy tính (phần cứng, phần mềm) và các thiết bị ngoại vi dùng
để nhập, lưu trữ, truy vấn, xử lý phân tích, các hiển thị hoặc xuất dữ liệu. Trong
đó, cơ sở dữ liệu của hệ thống chứa những dữ liệu của các đối tượng, các hoạt
động kinh tế, xã hội, nhân văn, phân bố theo không gian và những sự kiện xảy ra
theo tiến trình lịch sử.
1.2.2. Cơ sở khoa học công nghệ thông tin địa lý
Ngày nay, bên cạnh ý niệm GISystem, người ta đã mở rộng thành khái
niệm “khoa học thông tin địa lý” (Geographic Information Science) theo các
hướng nghiên cứu về GIS và nghiên cứu với GIS. Hiện nay, thuật ngữ khoa học
thông tin địa lý (GIScience) được sử dụng phổ biến tại Hoa Kì , là nơi có thể
được xem là một trong những cái nơi của GIScience và cũng là nước có hạ tầng
thông tin địa lý cũng như dịch vụ thông tin địa lý (GIScience) phát triển mạnh
mẽ.
GIS được phát triển trên cơ sở của khoa học máy tính, GIS sử dụng và phát
triển các mơ hình tốn máy tính để biểu diễn, lưu trữ, phân tích, hiển thị dữ liệu
khơng gian. GIS xác định vị trí của các thực thể trong khơng gian bằng những
phương pháp xác định vị trí của ngành bản đồ. GIS xây dựng và phát triển các
mơ hình tốn máy tính để xử lý dữ liêu khơng gian và phân tích ý nghĩa của các

đối tượng, các hoạt động, các sự kiện trong không gian theo các lý luận của địa
lý học. Có thể nói khoa học địa lý là một khoa học liên ngành, bao gồm các
ngành: khoa học máy tính, tốn học, địa lý học và bản đồ học.

16


Khoa Học
Máy Tính

Tốn học

Địa lý học
Bản đồ học

GIS

Hình 1.1: GIS là một khoa học liên ngành
Từ khi ra đời, khoa học thông tin điạ lý (GIScience) đã và đang phát triển
không ngừng cùng với sự phát triển của khoa học máy tính và cơng nghệ thơng
tin. Với sự phát triển đó, GIS càng ngày càng được nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh
vực sử dụng như một công cụ để giải quyết những bài toán đặc thù của riêng
ngành. Sự ứng dụng rộng rãi đó, đã làm tăng thêm sức sống cho khoa học thơng
tin địa lý, vì khi sử dụng GIScience vào các chuyên ngành khác nhau đó,
GIScience nhận thêm được nhiều bài tốn cần được nghiên cứu.
Tóm lại, GIS là một ngành khoa học liên ngành đồng thời cũng là một công
cụ của nhiều ngành. Sự phát triển của GIS khơng những ở những bài tốn do bản
thân nó đặt ra mà cịn từ những bài tốn phong phú do sự ứng dụng trong nhiều
chuyên ngành khác nhau mang lại.
1.3. Các thành phần của GIS.

Hệ GIS là một hệ thống với những hệ con gắn kết chặt chẽ với nhau. Có
nhiều quan điểm khác nhau về các thành phần của GIS. Bao gồm:


Mơ hình hệ thống 3 thành phần : phần cứng, phần mềm, con người



Mơ hình hệ thống 4 thành phần : kỹ thuật (technoware) bao gồm

phần cứng, phần mềm, thơng tin(infoware), tổ chức(orgaware), con
người(humanware)


Mơ hình 5 thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, qui trình,

con người.

17




Mơ hình 6 thành phần: phần cứng, phần mềm, dữ liệu, qui trình, tổ

chức, con người.
Về cơ bản, có thể xem GIS gồm năm phần chính. Năm thành phần quan
trọng cấu thành nên GIS: phần cứng, phần mềm, ứng dụng, dữ liệu và con
người. Năm thành phần này phải cân bằng, hồn chỉnh để GIS có thể hoạt
động hiệu quả.

Phần cứng: bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị nhập, xuất, lưu trữ,
hiển thị dữ liệu không gian. Trong đó, hệ thống máy tính gồm có một hoặc nhiều
máy được kết nối thành một hệ thống mạng: LAN hay WAN; các thiết bị ngoại
vi để nhập, xuất, lưu trữ dữ liệu như máy digitizer, scanner, các thiết bị định vị,
máy in, plotter, máy phóng hình (projector), máy ghi đĩa quang hoặc CD, băng
từ…Tuỳ theo mục tiêu và tổ chức hệ thống thông tin địa lý, nhà thiết kế sẽ xác
định qui mơ và cấu hình phần cứng thích hợp.
Phần mềm: phần mềm GIS bảo đảm đủ bốn chức năng của hệ thống thông
tin địa lý là nhập, lưu trữ, phân tích và xử lý, hiển thị dữ liệu khơng gian, phi
khơng gian. Ngồi ra, phần mềm cịn phải đáp ứng yêu cầu của hệ thống mở, cho
phép nâng cấp khi cần thiết và có thể liên kết với hệ thống khác, đặc biệt là hệ
thống cơ sở dữ liệu thuộc tính hiện có. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phần
mềm khác nhau như: Arc Info, Arc View, Mapinfo, SPANS, IDRISI, WinGIS…
Dữ liệu: bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian, được thu
thập, lưu trữ theo một cấu trúc chuẩn, có thể liên thông trên mạng và được bảo
quản theo một chế độ nhất định.
Các quy trình xử lý: được các nhà phân tích thiết kế hệ thống xác lập
trong tiến trình kiến tạo và khai thác hệ thống thông tin địa lý. Các quy trình bao
gồm: nhập dữ liệu, lưu trữ, bảo quản dữ liệu, truy vấn dữ liệu, xuất dữ liệu và
hiển thị dữ liệu.
Con người là yếu tố quyết định sự thành cơng trong tiến trình kiến tạo hệ
thống và tính hiệu quả của hệ thống trong tiến trình khai thác, vận hành. Trong

18


hệ thống thông tin địa lý, con người sẽ làm việc trên 3 vị trí cũng là 3 cấp có
chức năng khác nhau.
- Nhóm một là cấp kỹ thuật viên thao tác trực tiếp trên các thiết bị khai thác
phần cứng, phần mềm để thu thập, nhập dữ liệu, tổ chức lưu trữ dữ liệu, hiển thị

dữ liệu và những thao tác khi có yêu cầu của người sử dụng cấp cao hơn.
- Nhóm hai là những nhà quản trị hệ thống, sử dụng hệ thống để thực hiện
các bài tốn phân tích, đánh giá, giải quyết những vấn đề theo một mục tiêu xác
định để làm chức năng trợ giúp quyết định. Những người quản trị hệ thống trong
nhóm này đặt yêu cầu, bài toán cho những người làm việc trong nhóm một.
Những người quản trị hệ thống là gạch nối giữa những nhà lãnh đạo với hệ
thống. Người quản trị hệ thống tiếp thu yêu cầu của nhà lãnh đạo để triển khai
cho nhóm một thực hiện trên hệ thống thơng tin địa lý.
- Nhóm ba là những người sử dụng các kết quả, các báo cáo của hệ thống
thơng tin địa lý để ra quyết định. Nhóm này đặt ra mục tiêu, yêu cầu hoạt động
của hệ thống thông tin địa lý.
Con người trong hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý hành chính nhà
nước bao gồm những chuyên viên chuyên ngành trong các lĩnh vực khác nhau có
nhiệm vụ nhập dữ liệu chuyên ngành, khai thác hệ thống, xử lý dữ liệu bằng
cách phân tích và tổng hợp dữ liệu của nhiều ngành để giải quyết những bài tốn
cụ thể của ngành mình, phục vụ công tác trợ giúp quyết định cho lãnh đạo trong
ngành.
1.4. Các ứng dụng của GIS
Hệ thống thông tin địa lý mặc dù là cơng nghệ mới nhưng nó đã dần chiếm
một vị trí quan trọng. Hiện nay, thực tế hơn 80% các thông tin trong lĩnh vực
môi trường và quản lý đô thị đều là thông tin địa lý. Vì vậy, cơng nghệ GIS ngày
càng được ứng dụng rộng rãi. GIS có khả năng sử dụng các dữ liệu không gian
và phi không gian từ các nguồn khác nhau khi thực hiện phân tích khơng gian để
trả lời cho các câu hỏi của người sử dụng như: Có cái gì…ở? Ở đâu…? Cái gì đã
thay đổi từ…? Đường đi nào là tốt nhất giữa…? Giữa…và…có quan hệ gì? Cái

19


gì xảy ra nếu…? Với những câu hỏi này, GIS sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể

nhận biết tên hay các thông tin khác của đối tượng bằng cách chỉ ra vị trí trên
bản đồ, có thể xác định vị trí của một đơí tượng cụ thể hoặc toàn bộ đối tượng,
các vùng ảnh hưởng, các mối quan hệ… Chính vì khả năng đặc biệt trong lưu
trữ, quản lý và phân tích dữ liệu địa lý như trên mà GIS được áp dụng trong
nhiều lĩnh vực như:


Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong qui hoạch và quản lý

đơ thị
Q trình qui hoạch ln ln dựa trên những thơng tin liên quan: địa hình,
sơng ngịi, đất đai hiện trạng sử dụng đất, hệ thống đường giao thông, hệ thống
cấp thốt nước… Hệ GIS khơng chỉ cho phép quản lý được các thơng tin khơng
gian mà cịn cho phép tích hợp, phân tích các thơng tin cả về khơng gian lẫn
thuộc tính.
Mặt khác, các thơng tin này thay đổi hằng ngày, hàng giờ, nên thông tin lạc
hậu không thể đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn. Chính vì thế mà việc cập
nhật, lưu trữ, chỉnh lý rất tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng khi sử dụng hệ
thống thông tin địa lý đô thị, ta rút ngắn được thới gian thu nhập, chỉnh lý, cập
nhật số liệu, thời gian thiết kế qui hoạch cũng sẽ được rút ngắn và hiệu quả qui
hoạch cũng sẽ được nâng cao. Chính vì lý do đó, các nhà quản lý đơ thị đã dùng
nó để thực hiện các cơng việc cụ thể như:
-

Quản lý và lập kế hoạch mạng lưới đường phố

-

Quản lý đất đai


-

Quản lý và lập kế hoạch các dịch vụ công cộng


Ứng dụng GIS trong quản lý môi trường và tài nguyên thiên

nhiên
Một lý do quan trọng thúc đẩy các nhà nghiên cứu ứng dụng GIS trong việc
quản lý mơi trường là vì mơi trường là yếu tố tác động và có tính tổng hợp.
Chúng chịu tác động của mức độ phát triển kinh tế xã hội của con người. Hệ GIS
sẽ cung cấp cho nhà quản lý những thông số cơ bản về hiện trạng môi trường
20


khơng khí, mơi trường nước, lượng rác thải, những tai biến do môi trường địa
chất, đánh giá mức ô nhiễm và nghiên cứu biến động môi trường quản lý giúp họ
đưa ra những giải pháp tốt nhất. Từ các chức năng này, GIS được dùng để quản
lý các công việc cụ thể như:
-

Giám sát tài nguyên thiên nhiên môi trường

-

Khai thác dầu khí và bảo vệ mơi trường

-

Quản lý chất lượng nước sông



Bên cạnh việc sử dụng công cụ GIS trong lĩnh vực qui hoạch và

quản lý đô thị, quản lý mơi trường thì GIS cịn được ứng dụng trong du lịch
và dịch vụ
-Xây dựng bản đồ số phục vụ cho hướng dẫn du lịch
-Đánh giá vùng thuận lợi và ưu tiên đầu tư phát triển du lịch
-Quản lý và cung cấp thông tin về hiện trạng phát triển du lịch của một
quốc gia, vùng…

21


CHƯƠNG 2 : HIỆN TRẠNG CÂY XANH ĐƯỜNG PHỐ TRONG NỘI
THÀNH TP HỒ CHÍ MINH

2.1. Các khái niệm liên quan
2.1.1. Mảng xanh đô thị
Mảng xanh đô thị được thành lập nhằm cải tạo môi sinh, tổ chức sự nghỉ
ngơi cho dân cư và làm tôn thêm vẻ đẹp bộ mặt đô thị. Hệ thống cây xanh đô thị
bao gồm cây xanh để sử dụng chung (các vườn hoa, bulvar, các công viên
rừng…), cây xanh sử dụng hạn chế (cây xanh trong khu nhà ở, các cơng trình
cơng cộng, trong khu đất công nghiệp…), và cây xanh chuyên dụng (cây xanh
đường phố, vườn bách thảo, vườn cây cảnh, trong các công trình phục vụ đơ
thị…).
Cấu tạo mảng xanh đơ thị sẽ rất khác nhau tùy theo điều kiện thiên nhiên và
quy hoạch đơ thị. Nổi bật trong đó có thể là “ những đốm” cây xanh phân bố đều
trong khu vực xây dựng, “ những cái nêm” công viên rừng cỡ lớn vào tận các
khu trung tâm đô thị, dải cây xanh rộng song song với khu xây dựng ….

Trong bất cứ trường hợp nào những mảng cây xanh nêu trên cũng cần có
vành đai cơng viên bên trong và được nối với nhau bằng mạng lưới đường phố
và đường đi.
2.1.2. Cây xanh đường phố
Cây xanh đường phố được tổ chức dưới dạng cây trồng thẳng hàng, dải cây
bụi và hàng rào cây xanh, nhóm cây, dải thảm cỏ phân cách, dải đất bố trí đường
ống, đảo cây xanh điều khiển giao thông.
Tuỳ theo mặt cắt ngang của đường phố hoặc đường trục mà mức độ trồng
cây xanh trong phạm vi các đường đó trong đoạn đường giữa hai ngã tư có thể là
52-55% trên đường phố nhà ở, 29-43% trên đường trục cấp quận, 24-25% trên
đường trục cấp thành phố, 50-56% trên đường cao tốc.
Nhà nước (ở đây là sở giao thơng cơng chánh) có quy định cụ thể về quy
cách trồng cây: chiều rộng tối thiểu của dải cây xanh để trồng một hàng cây thân

22


gỗ giữa phần đường xe chạy và vỉa hè là 3m, giữa hai đường xe chạy là 4m. Ở
đường phố trục có xe chạy tấp nập, để tránh bụi và khí thải của xe một cách tốt
nhất cho bộ hành, ta phải trồng ở mỗi bên đường xe chạy hai hàng cây thân gỗ
và hàng rào cây xanh gồm những cây bụi (chiều rộng mỗi dải phải không nhỏ
hơn 6m). Ở những dải cây xanh rộng từ 7,5m trở lên có thể trồng các cây thân gỗ
thành từng nhóm và cây bụi khác nhau về lồi, kích thước và tính chất tán lá kết
hợp với cây thân gỗ trồng thành một hàng dọc đường xe chạy. Trên đường trục
cấp thành phố nên làm những dải cây xanh cách li rộng tối thiểu là 25m bằng
những hàng cây thân gỗ và cây thân bụi nhiều tầng cao khác nhau. Cây thân gỗ
trồng trong hố nông (2 x 2m) chỉ được tiến hành ở nơi đỗ xe cơng cộng và trước
cơng trình công cộng lớn. Cây để trồng ở đường phố được lựa chọn tuỳ theo
phẩm chất trang trí, điều kiện sinh trưởng, khả năng chống ồn, chống bụi của nó.
Khi trồng cây xanh đường phố cần chú ý hướng đường để tạo bóng mát tốt

nhất. Trường hợp nhiều xe và người thì nên trồng cây trong bồn (bồn có thể hình
trịn hay hình vng có đường kính hoặc cạnh tối thiểu 1,25m). Cây trồng phải
đúng quy định như sau:
+ Thân cây cách mép đường tối thiểu 1,2m
+ Vỉa hè rộng tối thiểu 3,5m mới trồng cây
+ Bồn cây cách mép đường tối tiểu 0,5m
Khi trồng cây cần chú ý chỗ đường cắt nhau hoặc đường rẽ cong, khơng bố
trí cây che khuất tầm nhín của người lái xe.
2.1.2.1. Ý nghĩa
Thiết kế cây xanh đường phố là giải quyết việc trồng cây bên đường và
trồng cây trước các cơng trình kiến trúc dọc theo đường. Trồng cây bóng mát
đường phố nhằm:
-

Che mát cho người đi đường và xe cộ

-

Dẫn gió hoặc chắn gió tuỳ gốc độ của hướng gió chủ đạo

-

Bảo vệ đường: che mát đường, chống mưa nắng, xói mịn hay chảy nhựa

23


-

Giảm bớt tiếng động từ đường phố đến các công trình kiến trúc chung


quanh
-

Chống bụi, cát bay

-

Phịng hoả

-

Làm khoảng phân cách giữa đường đi bộ và đường xe chạy

-

Cùng với những cơng trình trang trí khác như luống hoa, tượng, vịi

phun… tạo thành những nơi dạo chơi có nhiều nội dung phong phú làm tăng vẻ
đẹp của thành phố, tăng sắc thái của cơng trình, che lấp những kiến trúc khơng
thoả mãn ý thích mọi người
-

Làm nhân tố nối liền các loại hình cây xanh trong và ngồi thành phố để

tạo thành một hệ thống cây xanh thống nhất
2.1.2.2. Phân loại
Theo tiêu chí về cơng năng, cây xanh đường phố gồm 5 loại:
-


Cây trồng trên lề đường: chủ yếu là cây bóng mát trồng hai bên đường đi,

thường được trồng trong trường hợp kiến trúc hai bên đường tương đối gần và
đường không rộng hoặc đường rộng nhưng chỉ trồng cây sát đường người đi.
-

Dải cây xanh trên lề đường: thường được trồng khi dải đất dành cho

trồng cây rộng 2-7m
-

Dải cây xanh chia cách: là dải cây chia cách các loại đường xe chạy

-

Bulvar: loại này kết hợp giữa đi lại và dạo chơi, bố trí ở giữa hoặc ở bên

đường xe chạy (loại nhỏ 8-20m, loại lớn 20-80m)
-

Vườn hoa đặc biệt dọc đường phố rộng hơn 80m.

2.2. Hiện trạng cây xanh thành phố ở 12 quận nội thành TP HCM
2.2.1. Cơ cấu cây xanh
2.2.1.1. Theo kích thước

24


Quận


Tổng
số

Phân loại theo chiều cao
%
<6m

%

6-12m

%

>12m

%

Quận 1

7800

22.9

2562

33.0

2792


36.0

2446

31.0

Quận 3

3459

10.1

1180

34.0

824

24.0

1456

42.0

Quận 4

432

1.3


111

26.0

229

53.0

92

21.0

Quận 5

3762

11.0

1387

37.0

866

23.0

1509

40.0


Quận 6

1637

4.8

994

61.0

555

34.0

89

5.0

Quận 8

2038

6.0

1434

70.0

509


25.0

95

5.0

Quận 10

2980

8.7

665

22.0

1075

36.0

1239

42.0

Quận 11

1818

5.3


777

43.0

604

33.0

437

24.0

Bình Thạnh

2022

5.9

1076

53.0

784

39.0

161

8.0


Phú Nhuận

359

1.1

167

47.0

149

42.0

43

12.0

Gị Vấp

2265

6.6

1022

45.0

1097


48.0

146

6.0

Tân Bình

5510

16.2

2556

46.0

2437

44.0

517

9.0

Nội thành

34082 100.0

13931 41.0


11921 35.0

8230

24.0

100.0

39.0

35.0

24.1

Bảng 2.1: Hiện trạng cây xanh đường phố 12 quận nội thành năm 1998 - Phân
theo độ cao.

25


×