Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Tư tưởng kỹ trị trong tác phẩm làn sóng thứ ba của anvin tôphlơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (959.77 KB, 133 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
‫ھھ ھھ ھھ‬

LÊ THỊ TUYẾT

TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ TRONG
TÁC PHẨM “LÀN SÓNG THỨ
BA” CỦA ANVIN TÔPHLƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – 2010


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
‫ھھ ھھ ھھ‬

LÊ THỊ TUYẾT

TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ TRONG
TÁC PHẨM “LÀN SÓNG THỨ
BA” CỦA ANVIN TÔPHLƠ
Chuyên ngành: CNXHKH
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60 22 85


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS ĐINH NGỌC THẠCH

TP. HỒ CHÍ MINH – 2010


3

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Đinh Ngọc thạch. Các dẫn chứng trong luận
văn là trung thực, đảm bảo tính khoa học, khách quan và có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng

Người cam đoan

Lê Thị Tuyết


4

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………06
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài………………………….09
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn……...13

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn………..17
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn…………………….17
6. Kết cấu của luận văn…………………………………………….17
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. KHÁI LƯỢC TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ TRONG TƯƠNG
LAI HỌC TƯ SẢN…………………………………………………18
1.1 Sự hình thành và phân loại tương lai học…………………….18
1.1.1 Tiền đề và quá trình hình thành tương lai học…………18
1.1.2 Phương pháp nghiên cứu và phân loại tương lai học….33
1.2 Tư tưởng kỹ trị trong tương lai học tư sản…………………...48
1.2.1 Cách tiếp cận kỹ trị - quan điểm chủ đạo trong tương lai
học……………………………………………………..48
1.2.2 Thuyết hội tụ và ý tưởng về sự xóa bỏ ranh giới giữa chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản………………………56
Chương 2. NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ THỰC CHẤT QUAN ĐIỂM
CỦA ANVIN TÔPHLƠ TRONG TÁC PHẨM “LÀN SĨNG THỨ
BA”………………………………………………………………….64
2.1 Tác phẩm “Làn sóng thứ ba” trong hệ thống quan điểm tương
lai học của Anvin Tôphlơ………………………………………….64
2.1.1 Khái quát ba làn sóng trong tác phẩm “làn sóng thứ
ba”…………………………………………………………………...64


5

2.1.2 Mối liên hệ giữa “Làn sóng thứ ba” với “Cú sốc tương lai”
và “Thăng trầm quyền lực”…………………………………………..74
2.2 Tác phẩm “Làn sóng thứ ba” - Thực chất và giá trị……………….85
2.2.1 Giá trị của tác phẩm “Làn sóng thứ ba” trong điều kiện
hiện nay……………………………………………………………...85

2.2.2 Làn sóng thứ ba - sự đối lập với chủ nghĩa xã hội khoa học
trong quan điểm phát triển………………………………………….100
C. PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………..............122
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...126


6

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa Mác được xác lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX như
một tất yếu lịch sử, trở thành ngọn cờ lý luận của giai cấp vô sản và quần
chúng bị áp bức trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản thống trị, nhằm
thay thế xã hội tư sản bằng một xã hội khơng cịn tình trạng bất bình đẳng và
người bóc lột người. Với tính cách là lý luận mang tính dự báo khoa học, chủ
nghĩa Mác vượt qua chủ nghĩa xã hội không tưởng của các thời đại trước,
đặc biệt là chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông (Claude Henri
de Saint-Simon, 1760 - 1825), Phuriê (Charles Fourier, 1772 - 1837) và
Ôoen (Robert Owen, 1771 - 1858), xây dựng các luận chứng khoa học về
tương lai lồi người. Phân tích thực trạng xã hội tư sản hiện tại, C.Mác và
Ph.Ăngghen khẳng định tính tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản
chủ nghĩa, cho dù vào thời đó chủ nghĩa tư bản, sau hơn 100 năm tồn tại,
đang trên đường phát triển ở giai đoạn cạnh tranh tự do.
Ngay từ khi mới ra đời, chủ nghĩa Mác đã tiến hành cuộc đấu tranh
không khoan nhượng với các quan điểm tư sản, từ phái Hêghen trẻ đến
trường phái lịch sử tư sản, cùng các nhóm và trào lưu tư tưởng cơ hội, cải
lương trong phong trào cơng nhân. Do đó, các thế lực thù địch với chủ nghĩa
Mác xem lý luận khoa học do C.Mác và Ph.Ăngghen sáng lập là hiểm họa
tinh thần đối với sự tồn tại của xã hội tư sản.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và

Ph.Ăngghen viết: “Một bóng ma đang ám ảnh châu Âu - bóng ma của chủ
nghĩa cộng sản” [42, 595]. Hai ơng chỉ ra rằng, các thế lực tư sản khắp châu
Âu đã tập hợp trong “Liên minh thần thánh để trừ khử bóng ma đó” [42,
595]. C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã vạch ra những đối kháng giai cấp,
những mâu thuẫn không thể điều hoà và những khuyết tật cố hữu của xã hội


7

đó. Hai ơng viết: “Xã hội tư sản hiện đại, sinh ra từ trong lòng xã hội phong
kiến đã bị diệt vong, khơng xố bỏ được những đối kháng giai cấp. Nó chỉ
đem lại giai cấp mới những điều kiện áp bức mới, những hình thức đấu tranh
mới thay thế cho những giai cấp, những điều kiện áp bức, những hình thức
đấu tranh cũ mà thơi” [42, 597].
Với cách mạng Tháng Mười Nga, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa đã dần
dần trở thành hiện thực, mở đầu thời đại mới. Từ lúc ấy, nhiều nhà nghiên
cứu phương Tây ln tìm cách xuyên tạc bản chất của chủ nghĩa Mác và q
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xơ. Một trong những ví dụ tiêu biêu
biểu là sự cơng khai đối lập với chủ nghĩa Mác về triển vọng của nhân loại
thơng qua học thuyết có tên gọi là tương lai học.
Tương lai học hay còn gọi là thuyết vị lai theo nghĩa rộng là tổng thể
các quan niệm về tương lai lồi người, cịn theo nghĩa hẹp là lĩnh vực tri thức
khoa học, nghiên cứu triển vọng của các quá trình xã hội, được sử dụng đồng
nghĩa với dự báo và tiên đoán [91]. Nhà xã hội học người Đức Ơsíp
Phlếchđơm (Ossip Flechtheim) chính thức dùng thuật ngữ tương lai học đầu
tiên vào năm 1943 [92] với tính cách là thứ “triết lý về tương lai” siêu giai
cấp nhằm chống lại hệ tư tưởng mang tính giai cấp và các học thuyết không
tưởng, nghĩa là các học thuyết nêu ra những dự báo thiếu cơ sở và luận
chứng khoa học, thiếu chất liệu thực tiễn làm nền tảng. Sau này một số nhà
tương lai học theo xu hướng chống chủ nghĩa Mác đã xuyên tạc bản chất

cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác, đồng thời quy chủ nghĩa Mác
vào nhóm học thuyết “khơng tưởng” kể trên.
Theo quan điểm của các nhà mácxít tại Liên Xơ trước đây, tương lai
học thực chất là đối thủ tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, bởi lẽ
C.Mác dự báo sự phát triển xã hội từ sự phân tích hiện thực của chủ nghĩa tư
bản, những mâu thuẫn không thể điều hồ của nó, từ đó vạch ra tính quy luật


8

khách quan và mục đích của lồi người - khơng cịn tình trạng người bóc lột
người, thủ tiêu bất bình đẳng, đối kháng giai cấp, xây dựng một xã hội phát
triển, hay một liên hợp mà ở đó “sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [42, 628]. Chủ nghĩa cộng
sản, trong sự phân tích hết sức khoa học và có cơ sở thực tiễn của C.Mác và
Ph.Ăngghen, là mục tiêu cuối cùng của nhân loại. Và cho đến nay, không
một học thuyết nào thay thế học thuyết mácxít về tính tất yếu của tiến trình
lịch sử - xã hội, tức lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học về sự chiến thắng
của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong khi đó, những nhà
tương lai học, từ lập trường của giai cấp tư sản, muốn chứng minh thông qua
các dữ kiện hiện tại bức tranh về tương lai “không cộng sản”, hoặc nếu có thì
khơng phải như C.Mác hình dung.
Như vậy, bản thân tên gọi tương lai học cho thấy ý đồ của những
người sáng tạo ra nó là thơng qua bức tranh tương lai lồi người “khơng cộng
sản” mà hạ thấp giá trị của chủ nghĩa Mác, xem chủ nghĩa Mác như hiện
tượng biệt phái, hay “cành bên” của thân cây lịch sử. Các nhà tương lai học
không hề bàn đến đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội, hạ thấp vai trò của
quần chúng nhân dân, bỏ qua sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Trải
qua các thời kỳ, ngày nay tương lai học đã phát triển thành nhiều biến thái
khác nhau, song nhìn chung bản chất không thay đổi.

Trong số các nhà tương lai học thế kỷ XX-XXI, Anvin Tôphlơ (Alvin
Toffler) (sinh ngày 04/10/1928) chiếm vị trí đặc biệt, khơng chỉ vì tầm ảnh
hưởng của ông đối với giới nghiên cứu và dư luận xã hội, mà cịn vì những
vấn đề do ơng nêu ra ở nhiều khía cạnh trái với chủ nghĩa Mác, nhất là cách
tiếp cận văn minh về phát triển. Tác phẩm “Làn sóng thứ ba” được xem là
tác phẩm điển hình cho cách tiếp cận đó, và cũng là một trong những tác
phẩm trái với học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác một


9

cách rõ ràng nhất. Tác phẩm “Làn sóng thứ ba” còn bàn nhiều vấn đề khác,
cần được làm sáng tỏ từ quan điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Do đó, việc nhận diện, phân tích, đánh giá một cách nghiêm túc, khoa
học tương lai học, nhất là tư tưởng kỹ trị của Anvin Tơphlơ trong tác phẩm
“Làn sóng thứ ba” (hiểu theo nghĩa học thuyết ngồi mácxít về triển vọng
nhân loại) ln ln là vấn đề thời sự, có ý nghĩa tích cực trong việc luận
chứng, bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác nói chung, chủ nghĩa xã hội khoa
học nói riêng với tính cách là bộ phận cấu thành của nó, trong đó có những
quan điểm nền tảng như: dự báo về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ
nghĩa, vấn đề đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội, sứ mệnh lịch sử của giai
cấp vơ sản… Bên cạnh đó, đánh giá một học thuyết tư sản trong điều kiện
hội nhập, tồn cầu hóa cịn tỏ ra bức thiết ở phương diện giá trị, nghĩa là
chúng ta có thể tiếp thu phần nào những gợi mở tích cực, phù hợp với xu thế
vận động của lịch sử trong các vấn đề của nó. Việc giới thiệu, đánh giá tư
tưởng kỹ trị của nhà tương lai học nổi tiếng Anvin Tơphlơ thơng qua tác
phẩm “Làn sóng thứ ba” khơng nằm ngồi tính tất yếu này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong tương lai học thường nổi bật khuynh hướng kỹ trị, đánh giá triển
vọng của nhân loại thông qua chỉ số kinh tế - kỹ thuật, xem nhẹ chỉ số kinh tế

- xã hội, hạ thấp học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học về hình thái kinh
tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, về vai trị của giai cấp cơng nhân và sứ mệnh
lịch sử của nó.
Trong việc nhận diện quan điểm kỹ trị trong tương lai học nói chung,
trong học thuyết của A.Tơphlơ nói riêng có khá nhiều cơng trình tiêu biểu ở
nước ngồi và tại Việt Nam.
Ở Liên Xơ trước đây, tương lai học với tư cách là học thuyết ngồi
mácxít đối lập với chủ nghĩa Mác về tiến trình lịch sử, được phân tích khá


10

sâu sắc. Việc phân tích này chủ yếu tập trung vào quan điểm kỹ trị và các
trào lưu gắn với quan điểm này, nhất là thuyết hội tụ (convergence theory)
trong kinh tế và chính trị. Đáng kể nhất có cơng trình “Sự thảm bại của
tương lai học” của G.Kh.Sakhnagiarốp (Georgy Sakhnazarov). Tác phẩm
gồm hai phần. Phần I- Tình thế lưỡng phân giả - gồm 3 chương, phân tích
một số biến thái của tương lai học như thuyết kỹ trị, thuyết hội tụ và các trào
lưu dân chủ - xã hội trái với quan điểm mácxít. Từ quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, tác giả đã chỉ ra những mặt tích cực
và những yếu tố phản khoa học trong luận giải của các học thuyết trên về
thực trạng và triển vọng của nhân loại. Trong phần II - Song quan luận nhân
tạo - gồm 3 chương, tác giả tranh luận với các quan điểm ngồi mácxít về
một số phạm trù chính trị như “đa nguyên luận”, “tự do”, “bình đẳng”, “cải
cách”, “cách mạng”, qua đó khẳng định lý luận của chủ nghĩa Mác về các
nguyên tắc và chuẩn mực chính trong thời đại hiện nay. Mặc dù quan điểm
của tác giả được nêu ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh, song vẫn còn nguyên
giá trị, xét từ thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuốn “Những vấn đề khoa học hiện đại về xã hội” của A.M.Rômanxép

(Alexander Mikhailovich Romantsev) nêu ra những bằng chứng cho thấy
một số nhà nghiên cứu tư sản đã vay mượn lý luận mácxít về hình thái kinh
tế - xã hội để làm sáng tỏ hạt nhân, bản chất của hoạt động xã hội và dự báo
xu thế vận động của lịch sử.
Ở đêm trước của sự sụp đổ mơ hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô, đã nổi
lên một số quan điểm xét lại chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội trên thế giới, phụ họa cho thuyết tương lai học tư sản. Những
bài viết của I.A.Métvêdép (Igor Alexandrovich Medvedev) “Khoa học và
giáo huấn” năm 1990; A.N.Yakốplép (Alexander Nicolaevich Yakovlev)


11

“Chủ nghĩa xã hội từ mơ ước đến hiện thực” năm 1991; V.T.Kisiliốp
(Vladimir Kisilev) 9 bài viết “Trở về với những nguyên tắc lêninnít” năm
1988… theo xu hướng này.
Tại Trung Quốc, vấn đề đấu tranh tư tưởng, bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin, khẳng định giá trị của những dự báo khoa học về xu hướng vận động
của lịch sử được xem xét một cách toàn diện. Cốc Văn Khang trong cuốn
“Cuộc đọ sức giữa hai chế độ - Bàn về chống “diễn biến hịa bình” đã phê
phán “Thuyết lỗi thời”, “Thuyết xơ cứng”, là những học thuyết cho rằng chủ
nghĩa Mác đã trở nên lỗi thời, xơ cứng, không còn phù hợp với điều kiện
hiện nay, rằng những dự báo của C.Mác và Ph.Ăngghen về tương lai loài
người là “thiếu cơ sở khoa học”. Cuốn sách chỉ ra những thách thức đối với
chủ nghĩa Mác, sự cần thiết bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống những âm mưu
“diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, đồng thời khẳng định con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới sau sự sụp đổ của mơ hình
chủ nghĩa xã hội quan liêu, cửa quyền. Tác giả cũng cho rằng việc nhấn
mạnh yếu tố khoa học kỹ thuật, xem nhẹ đấu tranh giai cấp, cách mạng xã
hội là khuynh hướng chủ đạo của hệ tư tưởng tư sản.
Hàng loạt bài viết và tác phẩm quan trọng trong hệ thống kinh điển của

chủ nghĩa xã hội khoa học như “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản”,
“Hệ tư tưởng Đức”, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Tư bản”, “Chống
Đuyrinh”, “Phê phán cương lĩnh Gơta”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế
độ tư hữu và của nhà nước”, “Nhà nước và cách mạng”… là cơ sở để học
viên đánh giá, phê phán các quan điểm sai trái.
Tại Việt Nam, cùng với các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất
là văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới, từ Đại hội lần thứ VI
đến Đại hội lần thứ X (2006) là định hướng cơ bản trong việc nhận diện,


12

đánh giá tương lai học, trong đó có quan điểm kỹ trị của Anvin Tơphlơ.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ X Đảng ta đã nhấn mạnh những
bài học lớn từ sự nghiệp đổi mới, trong đó có bài học về việc kiên trì con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội theo tinh thần của Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đồng thời nhạy
bén nắm bắt cái mới, thích nghi với sự chuyển biến của thế giới, trong đó có
cả sự chuyển biến trong cách tiếp cận và phương thức xử lý tình huống
chính trị [8, 19-20].
Trong các chuyên khảo và sách giáo khoa về triết học Mác –Lênin, chủ
nghĩa xã hội khoa học, chính trị học… đã trình bày, đánh giá ở những nét cơ
đọng nhất các quan điểm ngồi mácxít, lồng ghép sự phê phán quan điểm
sùng bái khoa học, công nghệ, kỹ thuật trong tư tưởng phương Tây hiện đại
với các nội dung khác như hình thái kinh tế - xã hội, đấu tranh giai cấp, vấn
đề tiêu chuẩn của tiến bộ xã hội.
Tác phẩm “Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu” do GS.
TS Phạm Xuân Nam chủ biên, với 7 chương, dù chủ yếu đề cập đến chủ
nghĩa Mác - Lênin về triết lý phát triển xã hội tổng quát, văn hóa phát triển,
triết lý đạo đức và pháp luật trong phát triển xã hội, con người và tự nhiên

trong sự phát triển bền vững ở Việt Nam, song khi làm rõ mối quan hệ giữa
kinh tế và xã hội trong phát triển, đã phê phán quan điểm phát triển phiến
diện của các tác giả và học thuyết tư sản, trong đó có thuyết kỹ trị. Các tác
giả nhấn mạnh: “Chủ nghĩa kỹ trị đã và đang được các giới cầm quyền ở
phương Tây sử dụng để biện minh cho cái gọi là “một xã hội cực quyền hợp
lý”. Trong xã hội ấy quần chúng lao động ln được tun truyền rằng họ có
mọi quyền tự do dân chủ rộng rãi do luật định. Nhưng trên thực tế họ vẫn
khơng sao thốt khỏi sự áp chế của các tập đồn tài chính - cơng nghệ khổng
lồ, là những thế lực đang nắm trong tay hầu như toàn bộ mọi khâu then chốt


13

nhất của quá trình đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và triển khai những kỹ
thuật, cơng nghệ cao vì mục tiêu lợi nhuận tối đa của chúng” [61, 9].
Trong các quan điểm khác nhau về tương lai nhân loại ở nước ngồi, có
thể kể đến một số tác phẩm được công bố trong những năm gần đây. Cuốn
“Tư duy lại tương lai” của nhiều tác giả, lấy nguyên tắc thị trường mới, với
những biến đổi của hệ thống quản lý tiên tiến, kết nối toàn cầu, làm cơ sở để
đánh giá quá trình “tư duy lại tương lai”. Những cơng trình của một số nhà
Mác học và tương lai học khác có khuynh hướng kỹ trị, hoặc chống lại hệ
thống lý luận của chủ nghĩa Mác như Đ.Ben (David Bell), Ph.Phukuiama
(Francis Fukuyama), G.Soócman (Guy Sorman)…cũng đáng được quan tâm,
xem xét một cách có phê phán.
Cuốn “Thế giới phẳng- Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI” (The
World is

Flat - a brief history of the twenty-first century) của

T.L.Phơriđơmen (Thomas Loren Friedman) được TS Khoa học chính trị Đinh

Hồng Thắng giới thiệu như một tài liệu tham chiếu do cách tiếp cận riêng
của tác giả [10, 12]. Thật vậy, dù tác giả đề cập đến q trình xích lại gần
nhau của các quốc gia, các dân tộc chủ yếu dựa trên yếu tố kinh tế, thương
mại, với vai trò của kinh tế tri thức, song những sự kiện nêu ra trong cuốn
sách cho thấy sự hiện diện của động cơ chính trị trong thế giới tồn cầu hóa
và hội nhập. Cho nên nếu xem xét vấn đề vượt ra khỏi giới hạn thuần túy
kinh tế, kỹ thuật, ta sẽ thấy ở đây hàng loạt yếu tố ngoài kinh tế. Tương lai
nhân loại sau sự kiện 11/9/2001 được tác giả hiểu như sự thách thức đối với
văn minh, đối lập với sự kiện 9/11/1989 (phá bỏ bức tường Béclin (Berlin)
sau hơn 20 năm tồn tại ngăn đơi nước Đức). Đó là cách tiếp cận kinh tế - kỹ
thuật kết hợp với quan điểm kinh tế - chính trị, rất gần với lý luận mácxít.
Trong việc dự báo về tương lai của luật pháp, nhà nước, đáng chú ý có
cuốn “Tồn cầu hóa và sự tồn vong của nhà nước” (nguyên văn tiếng Đức:


14

Die rolle des states im zeitalter der globalisierung) của Nguyễn Văn Nam.
Trong cuốn sách này (có tất cả 5 phần) tác giả đề cập đến vai trò “trung
chuyển” của nhà nước quốc gia dưới tác động của tồn cầu hóa, sự xích lại
gần nhau của các dân tộc. Tác giả cho rằng chúng ta đang sống trong thời kỳ
quá độ dẫn đến sự tiêu vong của nhà nước như một thực thể chính trị hùng
mạnh và cao nhất. Theo tác giả, sẽ đến lúc “chúng ta vĩnh biệt nhà nước như
một thực thể cao nhất” chỉ còn lại vai trò “cộng đồng chính trị”. Đây là thời
kỳ (quá độ) lâu dài, có thể lâu dài hơn dự đốn nhưng mang tính tất yếu [60].
Những cơng trình vừa nêu đều đã được giới thiệu và phân tích, hoặc để
mở khả năng cho cách tiếp cận đa chiều của các nhà phân tích (nói một cách
hình tượng là “phân tích sự phân tích về tương lai”).
Do chỗ các cuốn sách về thực trạng và triển vọng của lịch sử nhân loại
được giới thiệu ở Việt Nam hiện nay chỉ mới chú trọng mơ tả sự kiện, chứ

khơng phân tích và đánh giá, nên rất cần sự phân tích đầy đủ hơn, nhất là làm
rõ yếu tố giá trị lẫn tính quy định giai cấp của các tác giả. Không phải tác giả
nào trong các cuốn sách ấy đều là những nhà tương lai học. Song, chính tính
khơng xác định này địi hỏi có sự xem xét nghiêm túc. Trên thực tế, nếu xét
từ góc độ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội và đấu tranh giai cấp, quan
niệm về thời đại, thì những cuốn sách đó cần được đánh giá đúng mức, trên
cơ sở thế giới quan khoa học.
Về Anvin Tôphlơ, bộ ba tác phẩm nổi tiếng của ông đã lần lượt được
dịch và xuất bản tại Việt Nam làm tài liệu tham khảo rộng rãi. Ngồi “Làn
sóng thứ ba” (The third wave) cịn có các tác phẩm “Cú sốc tương lai”
(Future Shock) và Thăng trầm quyền lực (Powershift). Ngoài ra một số tác
phẩm có liên quan của Anvin Tơphlơ và các tác giả khác cũng được giới
thiệu và phân tích, chẳng hạn “Tạo dựng một nền văn minh mới” (Creating a
new civilization); “Tư duy lại tương lai” (Rethinking the Future).


15

Trong lời giới thiệu cuốn “Cú sốc tương lai” có đoạn: “Với dung lượng
thông tin đầy ắp và những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục, tác phẩm đã
miêu tả, phân tích và nhận định về xã hội trong khung cảnh những thay đổi
đến mức kỳ lạ, làm đảo lộn lối sống, cách nghĩ của con người từ xưa đến
nay…Sự thay đổi của xã hội sắp đến không chỉ ở sự khác biệt so với hiện tại,
mà còn là tốc độ của sự thay đổi, xảy ra với một nhịp độ đến chóng mặt, tác
động khơng chỉ đối với từng cá nhân, mà còn đối với tập thể, quốc gia, tạo ra
cái gọi là “cú sốc tương lai”, một từ do tác giả đưa ra” [94].
Cuốn “Tạo dựng một nền văn minh mới” với 9 chương, bắt đầu từ việc
luận giải những xung đột của các nền văn minh đến cách thức tư duy về nền
dân chủ mới, đã làm sâu sắc thêm quan điểm “ba làn sóng” của ông bà
A.Tôphlơ. Cuốn sách nhấn mạnh: “Làn sóng thứ ba không đơn giản chỉ bao

hàm một nội dung về công nghệ và kinh tế, mà còn bao hàm những yêu cầu
về đạo lý, văn hóa và tư tưởng, cũng như các định chế và cơ cấu chính trị,
tức là một sự cải biến thực sự về công việc của con người” [81, 7-8].
Bài viết “Tương lai dưới con mắt nhà Tương lai học Anvin Tôphlơ” của
tác giả Trần Xuân Trường có nhiều vấn đề đáng quan tâm. Đứng trên thế giới
quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả ghi nhận những đóng góp của
A.Tơphlơ trong việc trình bày thuyết ba làn sóng, dự báo xu thế vận động
của lịch sử trên cơ sở tiến bộ khoa học, công nghệ, sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Tuy nhiên, cách tiếp cận kỹ trị của A.Tôphlơ bị xem là một
chiều và phiến diện, cố tình chống lại học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa
học về tính tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và các
vấn đề khác.
Mặc dù không đầy đủ và hồn bị, song những bài viết, cơng trình giới
thiệu, đánh giá các học thuyết vị lai có khuynh hướng kỹ trị, nhất là các cơng
trình của A.Tơphlơ, nổi bật nhất là “Làn sóng thứ ba” đã phần nào giúp học


16

viên tổng hợp, hệ thống hóa, từ đó hình thành luận văn với chủ đề “Tư tưởng
kỹ trị trong tác phẩm Làn sóng thứ ba của Anvin Tơphlơ”.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a) Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Mục đích của đề tài luận văn là thơng qua việc tìm hiểu khái qt quan
điểm của A.Tơphlơ trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba” như sự thể hiện tư
tưởng kỹ trị, vạch ra thực chất của tương lai học tư sản, là học thuyết đối lập
với chủ nghĩa xã hội khoa học về xu hướng vận động của lịch sử. Từ đó,
khẳng định tính khoa học của học thuyết mácxít về hình thái kinh tế - xã hội,
tính tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay.

Để đạt được mục đích, luận văn đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, khái qt về tương lai học như học thuyết ngồi mácxít về tương
lai nhân loại, trong đó chú trọng đến quan điểm kỹ trị trong tương lai học,
như một ý tưởng về sự thay thế học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học về con
đường phát triển của nhân loại;
Hai là, phân tích quan điểm của A.Tơphlơ trong tác phẩm “Làn sóng thứ
ba” có đối chiếu với một số tác phẩm khác của tác giả. Từ đó, đánh giá có
phê phán quan điểm kỹ trị của A.Tôphlơ, đồng thời rút ra những vấn đề cần
thiết trong việc nhận thức con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, qua
đó khẳng định tính khoa học của học thuyết mácxít về hình thái kinh tế - xã
hội, mục tiêu của nhân loại là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
b) Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu về tư tưởng kỹ trị trong tương lai học của A.Tơphlơ
trong một tác phẩm “Làn sóng thứ ba”, chứ khơng phải tồn bộ tác phẩm của
ơng. Tuy nhiên, để phân tích, làm rõ và đánh giá một cách tồn diện tư tưởng
kỹ trị A.Tơphlơ trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba”, đề tài có xem xét dưới


17

hình thức khái lược tư tưởng kỹ trị trong các tác phẩm của ông và của tương
lai học tư sản nói chung.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên sử dụng một số phương pháp
cụ thể như phân tích, tổng hợp, lơgíc - lịch sử, loại suy, so sánh, đối chiếu.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc tìm hiểu, đánh giá tương lai học nói chung, quan điểm kỹ trị của

A.Tơphlơ trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba” nói riêng đã làm rõ những nội
dung cơ bản và thực chất tư tưởng kỹ trị hay tương lai học của A.Tơphlơ, từ
đó góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác, đặc biệt là học thuyết hình thái kinh tế xã hội, dự báo khoa học về hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa,
quan điểm của chủ nghĩa Mác về thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng
những vấn đề có liên quan.
Từ việc làm rõ thực chất, đánh giá tính chất hai mặt của học thuyết ba
làn sóng, nhận thức đúng đắn về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, có thể vận dụng những vấn đề đặt ra và giải quyết trong luận văn vào
việc giảng dạy các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học, cũng như hoạt
động thực tiễn trong điều kiện hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương, 4 mục và 8 tiểu mục. Chương 1: Khái lược tư tưởng kỹ trị trong
tương lai học tư sản; Chương 2: Nội dung cơ bản và thực chất quan điểm của
A.Tôphlơ trong tác phẩm “làn sóng thứ ba”


18

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI LƯỢC TƯ TƯỞNG KỸ TRỊ
TRONG TƯƠNG LAI HỌC TƯ SẢN
1.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÂN LOẠI TƯƠNG LAI HỌC

1.1.1. Tiền đề và quá trình hình thành tương lai học
Tương lai học (futurology, nguyên gốc tiếng Latinh futurum kết hợp
với tiếng Hy Lạp logos) theo nghĩa rộng là tổng thể các quan niệm về tương
lai loài người, còn theo nghĩa hẹp là lĩnh vực tri thức khoa học, nghiên cứu
triển vọng của các quá trình xã hội, trong nhiều trường hợp được sử dụng

đồng nghĩa với dự báo và tiên đoán. Khác với mọi khoa học chuyên biệt phát
minh ra chân lý ở cuối một chặng đường, một giai đọan nhất định (phát minh
trong khoa học tự nhiên và kỹ thuật chẳng hạn: một quy luật, định lý là kết
quả của quá trình nghiên cứu lâu dài), tương lai học thường có được những
“kết quả định trước” sớm hơn, không lệ thuộc vào nhiều sự kiện hiện có.
Nhà xã hội học người Đức Ơ. Phlếchđơm chính thức dùng thuật ngữ
tương lai học đầu tiên vào năm 1943 với tính cách là thứ “lý luận chính trị về
tương lai” có tính “siêu giai cấp” nhằm chống lại “hệ tư tưởng” (mang tính
giai cấp) và các học thuyết không tưởng, nghĩa là các học thuyết mà theo ông
đã nêu ra những dự báo thiếu cơ sở và luận chứng khoa học. Đó là tương lai
học được hiểu theo nghĩa hẹp. Về bản chất, thứ tương lai học do Ô.
Phlếchđơm nêu ra là Tương lai học theo quan điểm tư sản. Theo nghĩa rộng,
các học thuyết xem dự báo về tương lai là chức năng cơ bản của mình đều có
thể được gọi là Tương lai học. Chính vì thế, dù thuật ngữ tương lai học ra đời
từ những năm 40 của thế kỷ XX, song đến những năm 60 – 70, nó bị hồi
nghi về hiệu quả nghiên cứu do tính khơng xác định của mình.
Tiền đề thực tiễn của các học thuyết dự báo tương lai trong lịch sử, kể
cả các học thuyết không tưởng, là những mâu thuẫn của đời sống hiện thực,


19

trong đó có các xung đột trong trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, bao
gồm chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, khoa học, sự bế tắc và khủng hoảng
của đời sống cá nhân. Thực trạng xã hội bế tắc và mâu thuẫn trong những
giai đoạn cụ thể của lịch sử nhân loại là cơ sở hình thành các học thuyết với
ý nghĩa vượt qua hiện thực, gợi mở mơ hình phát triển tương lai.
Lịch sử nhân loại từng chứng kiến sự khủng hoảng của xã hội chiếm
hữu nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa như kích thích tố đưa
đến sự ra đời các dự báo về tương lai nhằm khắc phục những mâu thuẫn xã

hội hiện tại. Sự khủng hoảng của xã hội chiếm hữu nô lệ tại Hy Lạp cổ đại
đưa đến chỗ nhiều nhà tư tưởng lớn của thời đó như Xơcrát (Socrates), Platơn
(Platon), Arixtốt (Aristoteles), phê phán gay gắt nền dân chủ chủ nơ và phác
thảo mơ hình nhà nước mới với mục đích đảm bảo ổn định, kỷ cương, hịa
bình, hài hịa lợi ích (Platơn), hoặc khuyến khích sự phát triển tồn diện của
cá nhân, sự cân bằng quyền lực chính trị, hướng đến phúc lợi chung
(Arixtốt). Sự khủng hoảng của xã hội phong kiến tạo điều kiện cho sự ra đời
chủ nghĩa nhân văn Kitô giáo (Êraxơmuýt, Muynxơ…) và chủ nghĩa cộng
sản không tưởng (T.Môrơ, T.Campanela, G.Mêliê, Ph.Morenly, G.Mably,
G.Babớp, Xanh Ximơng, Phuriê, Ơoen…).
Chủ nghĩa cộng sản không tưởng thế kỷ XIX (trước chủ nghĩa Mác) là
sự tìm kiếm phương thức khắc phục mâu thuẫn của xã hội tư sản, trong đó có
mâu thuẫn giữa lao động và chiếm hữu, giữa tính chất xã hội của nền sản
xuất và sự chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa tư bản, điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội của nó là tiền đề thực tiễn của sự ra đời chủ
nghĩa Mác vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Các học thuyết dự báo tương
lai, do đó, khơng tự nhiên xuất hiện; nó là kết quả tất yếu của sự vận động
lịch sử, khi mà con người cảm nhận mâu thuẫn của đời sống hiện thực và
mong muốn vượt qua nó.


20

Từ sự tổng kết lịch sử, các nhà nghiên cứu đã phân biệt các học thuyết
không tưởng và các dự báo khoa học về tiến trình lịch sử nhân loại nói
chung, hoặc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Trong bài viết “Sự
phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học” Ph.Ăngghen
nhấn mạnh rằng từ hiện thực xã hội đầy mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản các
học thuyết dự báo về xã hội tương lai đã ra đời, nhưng chỉ có chủ nghĩa Mác
mới làm cho những dự báo về tương lai tốt đẹp của nhân loại trở thành một

khoa học. Nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội khoa học
với chủ nghĩa xã hội chiết trung và các học thuyết không tưởng khác,
Ph.Ăngghen nhấn mạnh rằng học thuyết về chủ nghĩa xã hội sở dĩ trở thành
chủ nghĩa xã hội khoa học vì nó được xây dựng trên cơ sở hiện thực, hướng
đến việc giải phóng con người hiện thực bằng phương pháp khoa học. Ông
viết: “Muốn làm cho chủ nghĩa xã hội thành một khoa học thì trước hết phải
đặt chủ nghĩa xã hội trên một cơ sở hiện thực” [45, 293].
Tiền đề lý luận sâu xa dẫn đến sự ra đời tương lai học là các học thuyết
chứa đựng những yếu tố dự báo xã hội, hình thành ngay từ thời cổ đại.
Mơ ước về cuộc sống tương lai tốt đẹp gắn liền với lịch sử loài người,
ngay từ khi con người mới xuất hiện. Nó bắt đầu trong tư duy huyền thoại,
mà hạt nhân lý luận là thần thoại, được hiểu như sự đối thoại đầu tiên, đầy
tính hoang tưởng của con người với thế giới xung quanh.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, ước mơ của quần chúng lao động
về một cuộc sống tốt đẹp gắn liền với cuộc đấu tranh chống giai cấp thống
trị, chống áp bức, bóc lột. Các tơn giáo lớn như Phật giáo, Kitô giáo đều ra
đời trong điều kiện xã hội phân chia thành các giai cấp và sự đối kháng giai
cấp gay gắt. Nếu Phật giáo thể hiện sự đồng cảm với quần chúng nhân dân,
Đạo Cơ Đốc “tuyên truyền sự giải phóng của con người trong tương lai khỏi
cảnh nô lệ và nghèo khổ” [46, 663], thì Kitơ giáo là tiếng nói của người


21

nghèo, là “tiếng thở dài của chúng sinh sinh bị áp bức” [39, 570], vì thế ở
buổi đầu lịch sử nó mang tính chất dân chủ và cách mạng rõ rệt [34, 53].
Như vậy, trong các thời đại khác nhau vấn đề tương lai của nhân loại
được quan tâm, trở thành một trong những chủ đề của sinh hoạt tư tưởng.
Về chủ đề, chúng ta có thể phân biệt hai loại không tưởng, liên quan
đến các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó khơng tưởng chính

trị và không tưởng khoa học được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên, dù đối
tượng quan tâm là lĩnh vực chính trị hay hoạt động khoa học và những thành
quả của nó, thì mục tiêu cuối cùng của các quan điểm trên vẫn là một xã hội
lý tưởng, khác hẳn với xã hội hiện tại.
Xét từ góc độ đó, điểm chung của các học thuyết, tư tưởng không
tưởng là xuất phát từ thực trạng xã hội, phê phán thực trạng đó và phác thảo
mơ hình xã hội tương lai. Khơng tưởng chính trị, ngồi việc chiếm vị trí áp
đảo, chủ yếu tập trung bàn về thể chế chính trị, hình thức nhà nước cần có
trong tương lai, cịn khơng tưởng dựa trên khoa học thì dựa vào bức tranh
chung của sự phát triển xã hội, trong đó khoa học kỹ thuật được coi là nhân
tố chủ đạo, từ đó tiên đốn về một xã hội dựa trên quyền lực của tri thức, lấy
thành quả khoa học, kỹ thuật làm thước đo chủ yếu của tiến bộ xã hội.
Sự so sánh trên chỉ mang tính tương đối. Chẳng hạn ngay trong các
học thuyết khơng tưởng có khuynh hướng chính trị thì vấn đề tiến bộ khoa
học kỹ thuật cũng được đưa vào, song khơng chiếm vị trí chủ đạo như trong
các học thuyết không tưởng dựa trên khoa học.
Khi đề cập đến các học thuyết dự báo về tương lai nhân loại dựa trên
những thành quả của tri thức, khoa học, kỹ thuật, đưa đến quan điểm kỹ trị
hiện đại, các nhà nghiên cứu thường nhắc đến Platôn, T.Môrơ, T.Campanela,
Ph.Bêcơn, các nhà cộng sản không tưởng thế kỷ XIX, nhất là Xanh
Ximông và Ôoen.


22

Điển hình cho quan điểm khơng tưởng thời cổ đại tại phương Tây là
Platôn (Platon, Plato, 428/427 - 348/347TCN). Trong tác phẩm đối thoại
“Nền cộng hịa” ơng lưu ý rằng nhà nước mà ông mô tả ở đây không phải là
sự mô tả nhà nước Hy Lạp, hay một nhà nước nào đó tồn tại trong thực tế.
Đó là nhà nước “lý tưởng”, nghĩa là thứ nhà nước cần phải tồn tại, nhưng cho

đến nay chưa hề có và chưa hề tồn tại ở đâu. Khơng tưởng chính trị của
Platơn, cũng như bất cứ học thuyết không tưởng nào khác, chứa đựng hai yếu
tố gắn kết với nhau phê phán và sáng tạo. Để hướng tới một nhà nước lý
tưởng, cần vạch ra hạn chế của nhà nước hiện tại, từ đó đặt ra khả năng loại
bỏ những tiêu cực của nó, thay thế bằng chế độ chính trị hồn thiện và tốt
đẹp hơn, xác lập dự án cải tổ đời sống chính trị, xác định cái cần có trong nhà
nước tương lai.
Platôn đem đối lập nhà nước lý tưởng điển hình với các kiểu nhà nước
tiêu cực đã và đang tồn tại. Có bốn hình thức khác nhau thuộc về kiểu nhà
nước tiêu cực được Platơn phân tích ở quyển VIII của tác phẩm “Nền cộng
hoà” là nhà nước phú hào (timokratia), nhà nước hoạt đầu, hay quả đầu, đầu
sỏ chính trị (oligarchea), nhà nước dân chủ (demokratia), nhà nước độc tài
(tyrania).
Trong bộ máy quyền lực của nhà nước lý tưởng Platôn trông cậy vào
các triết gia - niềm tự hào về trí tuệ và tri thức của xã hội. Nhà cai trị - triết
gia mẫu mực của chủ thể quyền lực trong nhà nước lý tưởng. Điều kiện và
nguyên tắc chủ yếu của nhà nước hoàn thiện là cơng bằng. Nơi nào đạt được
điều này, nơi đó thực hiện quá trình đưa những cái tản mác về sự thống nhất
và hài hịa.
Sở hữu là vấn đề được Platơn quan tâm đáng kể. Đặc điểm cơ bản của
trật tự xã hội mới là các chiến binh khơng có quyền tư hữu. Họ ăn uống tập
trung trong các nhà ăn tập thể. Theo Platơn, nếu chiến binh có được nhiều


23

tiền họ sẽ bị cuốn theo cơn lốc của sự tư lợi, biến thành kẻ chiếm hữu ruộng
đất và ông chủ, gây thù chuốc oán với những người khác, xao nhãng nghĩa
vụ bảo vệ tổ quốc.
Trong lối tổ chức kiểu trại lính, một hình mẫu mà Platơn rất tâm đắc,

thậm chí xem là hình mẫu lý tưởng, gia đình theo nghĩa truyền thống khơng
cịn, mà chỉ là sự liên kết nhất thời giữa nam và nữ vì mục đích sinh con. Đó
cũng là quan hệ hơn nhân đặc trưng, thứ hơn nhân khơng tạo ra những gia
đình thơng thường. Ngay cả hôn nhân cũng cần đến sự can thiệp của nhà
nước, nhằm tạo nên những cặp nam nữ tương xứng: khỏe lấy khỏe, yếu lấy
yếu. Đứa trẻ vừa sinh ra lập tức được rời khỏi mẹ và giao cho các nhà cai trị
xem xét, chọn những đứa trẻ tốt nhất để ni dưỡng, cịn những đứa trẻ èo
uột, dị tật, khơng hồn thiện buộc phải chết, và được chơn cất ở một nơi bí
mật. Sau một thời gian các bà mẹ trẻ được phép nhận lại con để nuôi dưỡng,
nhưng họ đã khơng cịn biết được đứa trẻ nào do chính mình sinh ra. Tất cả
các đàn ơng - chiến binh đều được gọi là cha của tất cả trẻ con (cha chung),
còn tất cả phụ nữ - chiến binh đều là vợ chung của tất cả đàn ông - chiến binh
[25, 140-141].
Trong tư tưởng chính trị Platơn những mảng sáng tối, mặt tích cực và
hạn chế lịch sử đan xen nhau. Platôn đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản của
mơ hình nhà nước lý tưởng, mà thực chất là sự kết hợp nhà nước quả đầu
Sparta và huyền thoại về Aten hưng thịnh, hùng mạnh và kiêu hãnh của thời
đã qua. Ở mơ hình nhà nước lý tưởng ấy, tư tưởng nhân văn, khai sáng không
che lấp những biểu hiện của thứ chủ nghĩa cộng sản trại lính, hay chủ nghĩa
xã hội cộng sản bình qn, thơ lỗ [43, 164-165].
Khác với Platôn, lý tưởng nhân đạo và chủ nghĩa xã hội khơng tưởng
của T.Mơrơ khơng cịn là khơng tưởng chính trị thuần túy, mà đã chứa đựng
những yếu tố khoa học. Trong tác phẩm “Địa đàng trần gian” (Utopia, hay


24

Đảo không tưởng), T.Môrơ mô tả một xã hội lý tưởng giàu lòng nhân đạo,
biết sử dụng những thành quả khoa học vào việc tổ chức đời sống xã hội.
Nội dung trong “Địa đàng trần gian” khiến người ta có thể hình dung

ra nước Anh thời kỳ tích lũy từ ban đầu với những thành quả của khoa học
ứng dụng vào sản xuất, nhưng cũng chứa đựng những xung đột giai cấp gay
gắt, sự phân hóa xã hội khốc liệt. Đó là một xã hội với đầy rẫy tình trạng bất
cơng, nghèo đói, khốn cùng, những mâu thuẫn nội tại. T.Mơrơ cho rằng lịng
tham vơ đáy, lối sống xa hoa của những kẻ ăn bám đã làm kiệt quệ nguồn lực
xã hội [56, 43-47]. Nguyên nhân của tội ác xã hội, theo T. Mơrơ, là sự chiếm
hữu tư nhân, vì thế bỏ tư hữu là điều kiện đảm bảo một xã hội công bằng,
hạnh phúc. Người Đảo không tưởng sống theo nguyên tắc cộng đồng xã hội,
làm chung, hưởng chung, thậm chí ăn chung [56, 96-100, 109-114]. Hệ
thống luật pháp trên Đảo hầu như khơng cần thiết, vì con người có tinh thần
tự giác cao. Đảo cũng khơng ký hiệp ước với các dân tộc khác, mà chủ
trương lấy lòng tin làm tiêu chuẩn giao tiếp.
T.Môrơ đề cập đến những thành quả khoa học của Đảo, song thực ra
chúng không hơn gì trình độ thế kỷ XV - XVI. Tại Đảo không tưởng không
tồn tại thị trường, tất cả hoạt động đều theo kế hoạch thống nhất, từ ăn mặc
đến lao động, giải trí. Nhà nước của ơng khơng cần vàng bạc tiền tệ, không
cần sự giàu sang, no đủ về vật chất, không cần hưởng lạc vui thú. Trên đảo
Không tưởng, theo tưởng tượng của T.Môrơ, người ta dùng vàng bạc trang
trí nhà vệ sinh và làm đồ đựng rác, hoặc làm dây xích và những chiếc gơng
để trói và khống chế nô lệ. T.Môrơ nhấn mạnh: “Người Không tưởng cố sức
làm cho vàng bạc ở nước họ bị coi khinh, thậm chí cảm thấy xấu hổ nếu đeo
ngọc trai, kim cương trên người” [56, 116-119].
Hơn một trăm năm sau khi T.Môrơ qua đời tại Italia đã sinh ra
T.Campanela, một đại biểu xuất sắc nữa của phong trào nhân văn và chủ


25

nghĩa xã hội không tưởng sơ kỳ. Tác phẩm “Thành phố mặt trời” của ông là
một thử nghiệm về một xã hội khép kín mà ở đó pháp luật và kỷ cương được

đề cao cùng với sự thừa nhận quyền bình đẳng của từng cá nhân.
Tác phẩm “Thành phố Mặt trời” được thể hiện dưới hình thức đối
thoại, trong đó có người dẫn truyện, những câu hỏi và lời đáp làm nổi bật ý
tưởng chính của tác giả. T.Campanela đặt tên các nhân vật theo lý tưởng của
Platôn và tư tưởng nhân văn Kytô giáo sơ kỳ, kết hợp với sự sùng bái
tri thức.
Về hình thức quản lý, đứng đầu Thành phố là một linh mục - thủ lĩnh
tối cao, được dân chúng gọi là Mặt trời, hay nhà Siêu hình học, có kiến thức
un thâm nhất. Dưới trướng vị thủ lĩnh đó là ba nhân vật đại diện cho Sức
mạnh, Thơng thái và Tình u, trong đó ơng Sức mạnh điều khiển những
việc liên quan đến chiến tranh và hồ bình; ơng Thơng thái quản lý hoạt động
khoa học, các trường học, nghề thủ công và những ngành nghệ thuật tự do;
ơng Tình u điều hành tất cả các hoạt động liên quan đến hơn nhân, gia
đình, chăm sóc sức khoẻ con người. Lao động ở Thành phố mặt trời được tôn
vinh, sự phân công rõ ràng, tuỳ theo năng lực của mỗi cá nhân. T.Campanela
viết: “Họ (cư dân Thành phố Mặt trời) coi sự kiêu ngạo là tật xấu đê tiện
nhất, và những hành vi ngạo mạn sẽ bị khinh bỉ hết mức. Do đó khơng ai coi
việc dọn bàn ăn hoặc làm ở nhà bếp, chăm sóc người bệnh, v.v.., là tủi nhục
đối với mình” [4, 42]. T.Campanela nhấn mạnh tính chất xã hội của lao
động. Quản lý trong Thành phố Mặt trời theo chế độ tập thể, với sự phối hợp
của các ông Sức mạnh, Thông thái và Tình yêu, tất cả đều chịu trách nhiệm
trước Mặt trời tối cao. Giáo dục tại Thành phố mặt trời được quan tâm đặc
biệt. Giáo dục trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của mọi cơng dân. Chương
trình học tập mang tính hệ thống thống nhất, chặt chẽ, phù hợp với các
lứa tuổi.


×