Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Vấn đề sử dụng và tiết kiệm nước của người dân tp hồ chí minh trường hợp điển cứu phường 15, quận bình thạnh và phường linh trung, quận thủ đức công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.3 MB, 81 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP.HỒ CHÍ MINH
---------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 9 NĂM 2007

Tên cơng trình:

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU PHƯỜNG 15, QUẬN BÌNH
THẠNH VÀ PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình : ......................................


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 9 NĂM 2007

TÊN CÔNG TRÌNH:

VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU PHƯỜNG 15, QUẬN BÌNH THẠNH
VÀ PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC
THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Nhóm tác giả:
Nguyễn Thị Phương

Nữ

Tơ Minh Vượng

Nam

Nguyễn Thị Mỹ Hoa

Nữ

Trưởng nhóm:

Nguyễn Thị Phương

Lớp:

Dân số và xã hội

Năm thứ /Số năm đào tạo: 3/4

Khoa:
Địa Lý
Người hướng dẫn: Th.s. Phạm Gia Trân



ĐỒN TNCS HỒ CHÍ MINH
BCH TP.HỒ CHÍ MINH

TP.Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 09 năm 2007

PHIẾU DỰ GIẢI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA” LẦN 9 NĂM 2007

1. Tên cơng trình:
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN CỨU PHƯỜNG 15, QUẬN BÌNH THẠNH
VÀ PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC

2. Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội
3. Tóm tắt mục đích của cơng trình-những vấn đề mới
Với 5 chương của đề tài nghiên cứu đã khái quát tình hình sử dụng và tiết
kiệm nước của người dân thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là phường 15 quận
Bình Thạnh, phường Linh Trung quận Thủ Đức. Tính thực tiễn của đề tài góp
phần nêu nên được ý thức, hành vi tiết kiệm nước trong sinh hoạt của người dân
tại hai phường. Từ đó cung cấp cho người đọc những cơ sở đáng giá khách quan
về tình hình sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân thành phố.
Qua đề tài nghiên cứu cho thấy những khó khăn, yếu kém cịn tồn tại và
đưa ra những giải pháp giúp người dân thực hiện tiết kiệm nước trong sinh hoạt
được hiệu quả.
Hy vọng đề tà sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa thực tiễn cho các ban
ngành liên quan.



4. Nhóm tác giả dự giải
( Tác giả 1:
Họ tên: Nguyễn Thị Phương

Nam/nữ: Nữ
Ngày tháng năm sinh:23/07/1985
Địa chỉ Email:
ĐT:0902519528
Khoa/Trường: Khoa Địa Lý K25 Trường ĐH KHXH&NV
( Tác giả 2:
Họ tên: Tô Minh Vượng

Nam/nữ: Nam
Ngày tháng năm sinh:05/12/1986
Địa chỉ Email:
ĐT: 0919390445
Khoa/Trường: Khoa Địa Lý K25 Trường ĐH KHXH&NV
( Tác giả 3:
Nam/nữ:
Ngày tháng năm sinh:
Địa chỉ Email
ĐT:
Khoa/Trường: Khoa Địa Lý K25 Trường ĐH KHXH&NV

TM.Ban tổ chức Euréka cấp trường
giải ký tên
(Ký tên, đóng dấu)

Người dự



DANH MỤC VIẾT TẮT

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CNXH

Chủ Nghĩa Xã hội

UBND

Uỷ ban nhân dân



Quyết định

BYT

Bộ y tế

UNICEF

Tổ chức Nhi đồng thế giới

TKN


Tiết kiệm nước


MỤC LỤC
---o0o--Trang

DANH MỤC VIẾT TẮT .....................................................................................
TÓM TẮT ĐỀ TÀI............................................................................................1
CHƯƠNG I......................................................................................................13
TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – VĂN HÓA – XÃ HỘI
QUẬN THỦ ĐỨC VÀ QUẬN BÌNH THẠNH...............................................13
1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................13
1.2. Đặc điểm kinh tế văn hóa – xã hội........................................................18
1.3. Tóm tắt chương I...................................................................................19
CHƯƠNG II ....................................................................................................21
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ-KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA DÂN SỐ NGHIÊN CỨU ..21
2.1. Tuổi........................................................................................................21
2.2. Trình độ học vấn ...................................................................................21
2.3. Số người sống trong gia đình ................................................................23
2.4. Nghề nghiệp tạo ra thu nhập chính ......................................................24
2.5. Tổng thu nhập bình qn mỗi tháng....................................................24
2.6. Tóm tắt chương II .................................................................................24
CHƯƠNG III...................................................................................................25
KIẾN THỨC VỀ NƯỚC SẠCH VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC...........................25
CỦA NGƯỜI DÂN..........................................................................................25
3.1. Kiến Thức Nước Sạch ...........................................................................25
3.2 Kiến thức về tiết kiệm nước...................................................................26
3.3. Tóm tắt chương III................................................................................29
CHƯƠNG IV ...................................................................................................30
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ TIẾT KIỆM NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN ....30

4.1 Nhu cầu nước sạch của người dân Tp. Hồ Chí Minh và nguồn cung
cấp ............................................................................................................30
4.2 Thái độ – Hành vi sử dụng và tiết kiệm nước của người dân ..............37
4.3. Nhận xét mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ và hành vi sử dụng nước
và tiết kiệm nước của người dân .................................................................45
4.4. Tóm tắt chương IV................................................................................46
CHƯƠNG V.....................................................................................................48
TĨM TẮT, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP .....................................................48
5.1. Tóm tắt đề tài ........................................................................................48
5.2. Kiến nghị ...............................................................................................50
5.3. Giải pháp cụ thể ....................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................57
PHỤ LỤC 1: YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT ...................58
Phụ lục 2. Giới thiệu dự án cấp nước .............................................................66
Phụ lục 3. Giải pháp “xin đừng lãng phí nước mưa” ....................................67
Phụ lục 4. Phiếu thu thập ý kiến .....................................................................68


1

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Với 5 chương của đề tài nghiên cứu đã khái quát tình hình sử dụng và tiết
kiệm nước của người dân thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là phường 15 quận
Bình Thạnh, phường Linh Trung quận Thủ Đức. Tình hình sử dụng và tiết kiệm
nước của người dân chủ yếu được nghiên cứu dưới các chủ đề như loại nước sử
dụng, các hạng mục tiêu thụ nhiều nước cũng như những hạng mục người dân
thực hiện tiết kiệm nước mang tính thường xuyên nhất,….. Tính thực tiễn của đề
tài góp phần nêu nên được ý thức, hành vi tiết kiệm nước trong sinh hoạt của
người dân tại hai phường. Từ đó cung cấp cho người đọc những cơ sở đáng giá
khách quan về tình hình sử dụng nước trong sinh hoạt của người dân thành phố.

Thực tế cho thấy người dân tại hai phường nghiên cứu đều có ý thức thực hiện
các hành vi tiết kiệm nước dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân, tuy
nhiên cũng cịn tồn tại những khó khăn đối với việc phổ biến kiến thức, cách tiết
kiệm nước khoa học tới người dân tại hai phường nghiên cứu.
Từ những khó khăn, yếu kém cịn tồn tại đề tài đã ra những giải pháp giúp
người dân thực hiện tiết kiệm nước trong sinh hoạt được hiệu quả.
Hy vọng đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có ý nghĩa thực tiễn cho các ban
ngành liên quan.


2

Bản đồ 1 dơn vị hành chính quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh


3

Bản đồ 2 dơn vị hành chính quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh


4

I. Đặt vấn đề
Tp.HCM được đánh giá là nơi có nguồn nước dồi dào trong việc khai
thác, sử dụng làm nguồn nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Nguồn nước
đang được cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt của người dân thành phố chủ yếu
được khai thác từ hệ thống sơng Sài Gịn – Đồng Nai, sơng Vàm Cỏ Đông với
tổng khối nước khai thác 800 000m 3/ngày đêm và nguồn nước ngầm từ các giếng
khoan là 530 000m3/ngày đêm. Đây chính là những nguồn nước được đưa vào xử
lí, tại các nhà máy nước của thành phố đáp ứng nhu cầu về nước sạch của người

dân. Ở một đô thị lớn như Tp.HCM đang trong giai đoạn CNH – HĐH thì nguồn
nước sạch trong sinh hoạt của người là một yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát
triển toàn diện của xã hội và thúc đẩy sự phát triển về kinh tế nói chung.
Theo số liệu thống kê thì năm 2006 dân số của thành phố là 8 triệu người
với nhu cầu sử dụng nước sạch mỗi ngày của người dân là trên 2,5 triệu m 3, nhu
cầu sử dụng thì lớn trong khi tình trạng sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của
người dân đang nảy sinh, tồn tại những vấn đề đáng quan tâm. Hiện nay trên địa
bàn thành phố đã xây dựng được một số nhà máy xử lí nước như Nhà máy nước
Thủ Đức quận Thủ Đức, nhà máy nước Tân Hiệp (công suất 300 000m 3/ngày
đêm) và Nhà máy nước ngầm Hcmơn (cơng suất 120 000m 3/ngày đêm)... Nhìn
chung quy mơ khi thác của các nhà máy nước này vẫn còn nhỏ. So với diện tích
của thành phố 2.095km 2 thì việc phân bố đường ống cấp nước chưa được đồng
đều (khoảng 2000km/toàn thành phố) thêm vào đó các đường ống này được xây
đựng cách đây 50 – 70 năm nên hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng, bị
mục nát, ống bị ăn mòn nặng tạo thành lớp dày trên đường ống. Đây cũng là
nguyên nhân làm thất thoát nguồn nước sạch của thành phố gây ảnh hưởng tới
việc cung cấp nước sạch theo nhu cầu của người dân. Vậy có phải tình trạng
thiếu nước sạch trong sinh hoạt của người dân là do việc thất thoát khi truyền tải
hay do ý thức sử dụng và bảo vệ nguồn nước sạch của người dân?
Bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác bảo đảm nguồn nước sạch
cho người dân thì vẫn còn khoảng 2 triệu người của thành phố chưa được sử


5

dụng nước máy sạch của nhà nước1. Đặc biệt là hai quận Thủ Đức và quận Bình
Thạnh, một quận nằm trong vùng nội thành và một quận nằm ở vùng ngoại
thành. Việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân tại hai quận này
cũng có sự khác biệt. Trong năm 2005, dân số của quận Thủ Đức là 216 002
người trong đó số người dân được sử dụng nước máy sạch là 12 000 người còn

55.738 người đang phải dùng nước giếng bơm tay và 148 264 người thiếu nước
sinh hoạt. Cịn ở quận Bình Thạnh số người được dùng nước máy sạch của nhà
nước hiện có 15 000 người2. Với hiện trạng thiếu nước sạch như trên việc tìm
hiểu ý thức, thái độ và hành vi TKN sạch trong hoạt động sinh hoạt của người
dân tại hai quận này là việc làm rất cần thiết. Đây cũng chính là lý do chọn đề tài
của nhóm chúng tơi. Các phát hiện và đề nghị trong nghiên cứu này sẽ cung cấp
các thơng tin hữu ích về các chương trình TKN cho người dân trong thời gian tới.
Câu hỏi nghiên cứu:
1- Nước sạch là gì? Nước sạch bao gồm các tiêu chuẩn nào?
2- Người dân hiểu thế nào là nước sạch?
3- Trong điều kiện thiếu nước sạch, người dân làm gì để sử dụng nước hợp lý
trong sinh hoạt hàng ngày?
4. Sử dụng và tiết kiệm nước sạch là như thế nào?
5. Tại sao lại nghiên cứu vấn đề sử dụng và tiết kiệm nước máy tại hai quận Thủ
Đức và quận Bình Thạnh?
6. Có sự khác biệt như thế nào về ý thức, thái độ và hành vi tiết kiệm nước sạch
trong hoạt động sinh hoạt của người dân tại hai phường nghiên cứu?
7. Những chương trình, giải pháp nào để nâng cao tiết kiệm nước trong sinh hoạt
của người dân để khắc phục tình trạng thiếu nước?

1

/>ngày13/01/2007.
2
Trung tâm y tế Tp.Hồ Chí Minh, 2005-2006.


6

II. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng qt
Góp phần giảm bớt tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại Tp.HCM.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thấy được tình trạng sử dụng và hoạt động tiết kiệm nước trong sinh hoạt của
người dân hai phường.
Góp phần nâng cao nhận thức và trách nghiệm của người dân về bảo vệ nguồn
nước và tiết kiệm nước.
Đưa ra một số kiến nghị nhằm hạn chế sự lãng phí nước khi sử dụng.
III. Tổng quan tài liệu
3.1 Tổng quan về kiến thức nước sạch
3.1.1 Tiêu chuẩn về lượng nước
Có các nước phát triển bình quân một ngày, mỗi người dùng từ 100 - 150
lít nước sạch cho sinh hoạt. Các nước đang phát triển từ 40 – 60 lít. Trong số này
chỉ có từ 3 – 4 lít cho ăn uống số cịn lại cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Có Việt Nam hiên nay quy định tiêu chuẩn nước như sau:
-

Cấp nước cho thành phố 100 lít/người/ngày

-

Cấp nước cho thị trấn 40 lít/người /ngày

-

Cấp nước cho nơng thơn 20 lít/người /ngày.

3.1.2 Tiêu chuẩn về chất lượng nước
Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước, các chỉ tiêu quan trọng
được xác định:

- Yêu cầu chất lượng nước ngầm thông qua nồng độ các hợp chất độc hại
trong nước và theo yêu cầu dùng nước của các ngành khác nhau của nền kinh tế
quốc dân. Yêu cầu dùng nước sinh họat là nghiêm ngặt nhất, tối thiểu là không
được gây nguy hại cho sức khỏe con người và điều kiện vệ sinh môi trường.
- Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, những thập kỷ gần đây vấn đề
nước sạch để sinh hoạt và ăn uống và điều kiện tối thiểu vệ sinh môi trường nổi
cộm lên ở các nước châu Á, Phi, Mỹ La Tinh. Hằng năm có đến hàng trăm triệu
người mắc bệnh đau dạ dày, đường ruột, con số người chết lên đến 25 triệu người
trên quy mơ tồn cầu do các bệnh từ nguyên nhân không được dùng nước sạch.


7

Vì vậy, tại phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc khóa 35 đã lấy thập kỷ 80
của thế kỷ 20 là thập kỷ cho nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường.
* Tiêu chuẩn chất lượng nước sạch tại nước ta3
“Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi,
không vị, không chứa các chất độc và vi khuẩn gây bệnh. Tỉ lệ các chất độc hại
và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia.
Ôâ nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng
thái ban đầu. Đó là sự biến đổi lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong
nước làm cho nước trở nên độc hại…”.
3.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và hậu quả của việc sử
dụng nguồn nước ô nhiễm
Do nhiễm độc hóa chất gây ra như kim loại nặng, các chất phóng xạ, các
chất gây ung thư như:
- Chì (Pb): nước có chứa các thứ CO2 và O2 dưới dạng hoạt tính có thể
hịa tan chì ở ống dẩn nước, dụng cụ đựng nước… lượng chì trong nước vượt quá
0,1mg/lít sẽ gây nguy haị cho sức khỏe.
- Đồng (Cu): nước thải công nghiệp là nguyên nhân làm cho nước có kim

loại đồng. Lượng đồng vượt quá 1 mg/lít sẽ gây ngộ độc cho con người.
Thạch tín(As): nước thải cơng nghiệp thuộc da, xưởng nhuộm… mang
thạch tín vào sơng. Tỉ lệ quy định khơng vượt q 0,05 mg/lít.
Do vi sinh vật: 80% các bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước là các bệnh
do virus, giun sán, côn trùng liên quan đến nước, các bêïnh ngoài da … do dùng
nước bẩn trong chế biến thực phẩm, uống, vệ sinh cá nhân...
Qua số liệu điều tra các hộ gia đình tại các quận huyện ngoại thành trên
Tp.HCM như Củ Chi, Hc Mơn, Thủ Đức… các gia đình chủ yếu là dùng nước
giếng khoan hoặc giếng đào nhưng phần lớn không có hệ thống xử lý nước, nước
bơm lên là dùng ăn uống trực tiếp, đây chính là nguyên nhân dễ dẫn đến các
chứng bệnh nêu dưới đây.

3

QĐ số 09/2005/QĐ – BYT ngày 11/3/2005.


8

* Bảng1: Các loại bệnh nhiễm trùng đường ruột và thời gian tồn tại của các vi
khuẩn trong nước4
Bệnh

Vi sinh gây bệnh

Thời gian sống ( ngày)
Nước máy

Nước sông


Nước giếng

Tả

Phẩy khuẩn tả:Eltor

4 – 28

0,5 – 92

1 – 92

Lỵ trực khuẩn

Shigella

15 – 26

19 – 92

-

Thương hàn

Salmonella typhi

2 – 93

4 – 183


1,5 – 107

2 – 10

21 – 183

_

150

7 – 75

8 – 65

_

4 – 102

Phó thương hàn

Tiêu chảy ở trẻ em
Bệnh do Leptospira

Các chủng khác của
Salmonella, Shigella
Chứng Escherichia
coli gây bệnh
Leptispira

_


3.1.4 Các cách tiết kiệm nước trong sinh hoạt5
* Trong nhà bếp
- Sau bữa ăn, ngâm tất cả chén dĩa, vật dụng khác sử dụng trong bữa ăn
vào chậu rữa chén thay vì rửa ngay với xà phòng hoặc hoặc nước rửa chén là
nước sạch. Thao tác này giúp giảm lượng nước rửa chén sau cùng.
- Chỉ sử dụng máy rửa chén khi chất đầy chén đĩa vào vào bồn và cho
máy hoạt động theo chu trình TKN.
* Trong phịng tắm và nhà vệ sinh
Khi đánh răng rửa mặt, rửa tay, cạo râu, bạn chỉ nên mở vòi nước khi nào
cần dùng đến hoặc tốt nhất là dùng li thay vì dùng tay hứng nước dưới dòng nước
chảy tự do.
Điều chỉnh cơ cấu xả nước bồn cầu đến mức thấp để lượng nước xả ra vừa
đủ cho một lần sử dụng ( nếu loại bồn cầu khơng có chế độ xả nước ít và nhiều).
Kiểm tra lại van cao su dạng cầu trong bồn xả nước ở tolet xem có bị rị rỉ
nước khơng. Khi nước chảy rỉ chậm từ bồn, bạn khó có thể phát hiện được, cách
thức đơn giản nhất là dùng bột màu cho vào bồn xả. Nếu nước trong bồn cầu thấy
màu, bạn nên thay van cao su mới.
4
5

Trung tâm y tế dự phịng, năm 2005.
Trích từ báo Tiếp Thị &Gia Đình, số 15/06.22-4-2006


9

* Trong khi giặt đồ
Nếu có thể được, nên giặt đồ hết công suất của máy, tức đem dồn quần áo
dơ thật nhiều để giặt một lần.

Việc ngâm trước quần áo bẩn sẽ giúp giảm thiểu số lần nước xả sau này.
Chọn các loại cây cảnh và hoa ít cần nước tưới cho mỗi ngày. Đối với các gốc
cây lớn nên ủ rơm hay cỏ khô quanh gốc để chống mất nước. Nên tưới vào chiều
tối.
Việc lắp đặt hệ thống nước thải cho hồ bơi nếu có thể sử dụng lại nguồn
nước này giúp tiết kiệm rất nhiều nước. Trong trường hợp cho phép, nước thải
sau cùng có thể dùng để tưới cây và bãi cỏ.
* Với một số dụng cụ lắp thêm vào hệ thống cấp nước, ta có thể tiết kiệm một số
lượng nước nữa
Ở đầu vòi sen, việc lắp thêm một miếng than chế dịng nước có thể giảm
lượng nước phun ra từ 20 lít/phủ xuống cịn 8 lít/phút. Trong khi tia phun vẫn đủ
mạnh cho nhu cầu. Ngồi ra, nếu dùng loại vịi sen có nhiều kiểu tia phun mạnh
yếu sẽ giảm thiểu lượng nước khi tắm.
Việc giảm thể tích nước xả trong các kiểu bồn tolet cũ có thể giảm một
nữa lượng nước. Thao tác đơn giản như sau:
- Đặt một bình nhựa chứa đầy nước vô trong bồn xả.
- Lắp một tấm cao su tự chia bồn xả thành hai phần (phần không xả nằm
sau tấm cao su). Tuy nhiên, bạn không phải cải tạo hay thay đổi cơ cấu xả nước
vì nó khơng ảnh hưởng dến lượng nước xả mỗi khi hư hỏng khơng hoạt động như
mong muốn.
3.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Vấn đề sử dụng và TKN là việc xảy ra hàng ngày của mỗi người dân, mỗi
hộ gia đình. Nó khơng có gì xa lạ nhưng đề cập về vấn đề này lại có khơng nhiều
đề tài nghiên cứu đến. Có thể nói việc sử dụng nước sạch thì hầu hết tại địa bàn
hai quận này đều dùng tới tuy nhiên xài như thế nào cho tiết kiệm thì ít ai quan
tâm. Nhất là khi mà nhu cầu sử dụng nước máy sạch và giá tiêu dùng nước máy
sạch ngày càng tăng, tình trạng ơ nhiễm nguồn nước này cũng diễn ra phổ biến.


10


Nghiên cứu về mối quan hệ của nguồn nước sạch trong cuộc sống của
người dân Tp.HCM trong năm 2000 có đề tài “Tìm hiểu hiện trạng sử dụng nước
của huyện Nhà Bè Tp.HCM” của sinh viên Trần Thị Mộng Cẩm, khoa Địa Lý,
Trường ĐHKHXH&NV.

IV. Khung nghiên cứu

Đặc Điểm KT- VH -XH Hộ Gia Đình

Kiến Thức Và Thái Độ Tiết Kiệm
Nước

Hành Vi Sử Dụng Nước

Giải Pháp

Kiến Nghị


11

V. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1 Dữ liệu thứ cấp
Số liệu thống kê về tình hình KT-XH từ năm 2000-2005 của UBND Quận
Thủ Đức và Quận Bình Thạnh, đây là những số liệu thống kê về số dân sinh sống
trong phường, các hoạt động kinh tế diễn ra trong giai đoạn trên.
Các báo cáo về tình hình sử dụng nước của Trung tâm y tế dự phịng thành
phố cùng với báo cáo của Tổng cơng ty cổ phần cấp nước Sài Gịn, Cơng ty cấp

nước Gia Định đã cho biết số trạm cung cấp nước, tình trạng thiếu nước cụ thể
của người dân hai phường.
Các bài báo được đăng tải trên các báo và website đã cung cấp các nội
dung có liên quan tới đề tài như số liệu về tình trạng thiếu nước tại thành phố,
các hướng đóng góp, phương thức TKN.
5.1.2 Dữ liệu sơ cấp
5.1.2 .a. Địa điểm thu thập
Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức và phường 15-Quận Bình Thạnh.
5.1.2 .b. Số mẫu và tiêu chí chọn mẫu
Đối tượng nghiên cứu là người dân sống thường trú tại hai phường và tiêu chí
chọn số mẫu được xác định như sau:

 Hộ gia đình đang sử dụng nước máy.
 Chỉ người dân địa phương sinh sống tại hai phường này.
 Số mẫu được chọn 100.
5.1.2 .c. Công cụ thu thập
Công cụ thu thập tài liệu sơ cấp là các bảng hỏi có cấu trúc gồm 3 phần
chính với 36 câu hỏi có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn sâu đối với các cán bộ, ban ngành có liên quan.


12

5.2 Phương xử lý dữ liệu
5.2.1.Dữ liệu thứ cấp
Tiến hành tổng hợp, phân tích, sắp xếp phù hợp theo nội dung bài nghiên cứu.
5.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Xử lý các kết quả nghiên cứu thu thập từ bảng hỏi bằng phần mềm SPSS
để tính các giá trị thống kê.
Tiến hành phân tích, trích dẫn các kết quả phỏng vấn sâu đối với các cán

bộ có liên quan.
VI. Giới hạn nghiên cứu
Trong phần nghiên cứu đề tài: “Vấn đề sử dụng nước và tiết kiệm nước
sinh hoạt của người dân tại Phường Linh Trung-Quận Thủ Đức và phường 15Quận Bình Thạnh, Tp.HCM” chúng tơi giới hạn phạm vi nghiên cứu chính là các
hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước máy trong sinh hoạt tại hai phường tuy
nghiên do vấn đề kinh phí và thời gian, chun mơn có hạn nên đề tài chỉ tập
trung vào việc tìm hiểu vấn đề dựa trên các chỉ số.
VII. Kế hoạch nghiên cứu
TT
1
2
3
4

Công việc cụ thể
Hồn thành đề cương nghiên cứu (lần 2)
Xử lí các tài liệu có liên quan tới đề tài
(lần 2)
Cơng việc viết đánh máy chỉnh sửa đề tài
Hoàn thành đề tài và nộp đề tài

7/2007

8/2007

9/2007


13


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ – VĂN HĨA – XÃ HỘI
QUẬN THỦ ĐỨC VÀ QUẬN BÌNH THẠNH

1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1 Vị trí địa lý
1.1.1.a Quận Thủ Đức
Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 19 quận và 5 huyện thị, trong đó quận Thủ
Đức là Quận nằm ở khu vực ven đơ phía Bắc của thành phố, với diện tích tự
nhiên là 4.726,5 ha (so với diện tích của tồn thành phố là 2.095Km 2). Dân số
tính đến năm 1992 là 163.394 người, đến năm 2005 dân số toàn quận là 346.329
người. Quận gồm 12 phường: Linh Trung, Ling Đông, Linh Tây, Linh Chiểu,
Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Tam Bình, Trường Thọ, Bình
Chiểu, Bình Thọ, Tam Phú.
Theo thống kê năm 2006, diện tích của phường Linh Trung là 706 ha, dân số
là 31.204 người(trong đó thường trú là 11.707 người và tạm trú là 19.497 người).
Số hộ trong phường là 4.295 hộ (số hộ thường trú là 2.594 và tạm trú là 1.701
hộ).
Ranh giới của phường Linh Trung:
Phía Bắc giáp với huyện Dĩ An.
Phía Nam giáp với phường Linh Chiểu và Linh Tây.
Phía Đơng giáp với Quận 9.
Phía Tây giáp với Bình Dương.
1.1.1.b Quận Bình Thạnh
Bình Thạnh là Quận ở nội thành TP.HCM, với diện tích tự nhiên là 2.76km 2,
dân số tính đến năm 2005 là 435.300 người. Quận có 28 phường bao gồm từ
phường số 1 đến phường 28.
Vị trí chiến lược của quận là nơi giao nhau của các nút giao thơng quan trọng
của Tp.HCM bởi vì Bình Thạnh là điểm giao thông đầu mối, nơi gặp gỡ của quốc
lộ 1A và quốc lộ 13, quận còn là cửa ngõ đón con tàu Thống Nhất Bắc – Nam đi



14

qua cầu Bình Lợi vào ga Hịa Hưng, và có Bến xe miền Đông tạo điều kiện thuận
lợi cho quận phát triển kinh tế – xã hội thuận lợi.
Diện tích của phường 15 với diện tích 0,51Km2, gồm 73 tổ dân phố với dân
số thống kê năm 2005 là 20.900 người.
Ranh giới của phường 15:
Phía Bắc giáp với phường 24.
Phía Đơng giáp với phường 17 và 25.
Phía Nam giáp với phường 7, Quận 1.
Phía Tây giáp với phường 2.
1.1.2. Khí hậu
Tp. HCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh
ở Nam Bộ, đặc điểm chung của khí hậu – thời tiết Tp. HCM là nhiệt độ cao đều
trong năm và có hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt làm tác động chi phối môi
trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô
bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc trong nhiều năm
của trạm khí tượng Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu cho thấy
những đặc trưng khí hậu Tp. HCM như sau:
- Lượng bức xạ dồi dào, từ khoảng trung bình 140 kcal/cm2/năm, số giờ nắng
trung bình/tháng là 160 – 270h, nhiệt độ khơng khí trung bình là 27oC, nhiệt độ
cao tuyệt đối là 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung
bình cao nhất là tháng tư (các quận nội thành phía Bắc thường có lượng mưa cao
hơn các quận phía Nam và Tây Nam.
- Độ ẩm tương đối của khơng khí bình qn/năm là 79,5%, bình qn mùa
mưa là 80% và chỉ số cao tuyệt đối tới 100%, bình qn mùa khơ là 74,5% và
mức thấp tuyệt đối tới 20%.
- Chế độ gió: Tp.HCM chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính và thịnh hành

là gió mùa Tây – Tây Nam và Bắc – Đơng Bắc. Gió Tây – Tây Nam từ Aán Độ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 tới tháng 10, tốc độ trung
bình là 3,6 m/s và gió thổi mạnh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s. gió
Bắc – Đông Bắc từ biển đông thổi vào trong mùa khô khoảng từ tháng 11 đến
tháng 2, tốc độ trung bình là 2,4 m/s. Ngồi ra cịn có gió Tín Phong hướng


15

Nam–Đông Nam khoảng từ tháng 3 tới tháng 5 tốc độ trung bình là 3,7 m/s. về
cơ bản Tp.HCM khơng thuộc vùng có gió bão, ít chịu sự ảnh hưởng của các trận
bão đổ vào Việt Nam.
1.1.3 Tài nguyên nước
Việt Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc, đây là một ưu thế lớn để phát
triển kinh tế vì chúng không những cung cấp lượng nước ngọt khá lớn cho nền
kinh tế nước nhà mà còn giúp tăng cường cho hệ thống đường thủy. Có Việt
Nam có 9 hệ thống sơng lớn, lượng nước có thể chủ động sử dụng là
325x109m3/ngày. Ngồi ra cịn có 460 ao hồ vừa và lớn.Trữ lượng nước dưới đất
ở Việt Nam dồi dào, nằm trong các tầng chứa nước. Trữ lượng nước dưới đất
theo tài liệu thăm dò khoảng 1,2x109m3 /ngày.
Tại Tp.HCM trữ lượng nước cũng tương đối dồi dào bao gồm cả nguồn
nước mặt và nguồn nước ngầm.
- Nước mặt: Nguồn nước được khai thác phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất
cho người dân ở Tp.HCM chủ yếu là nguồn nước từ các sơng lớn như sơng Đồng
Nai, Sài Gịn, Vàm Cỏ Đơng. Với hệ thống kênh rạch dài khoảng 7.880 km, tổng
diện tích mặt nước là 35.500 ha. Do đó đã cung cấp một lượng nước lớn cho nhu
cầu sinh hoạt của người dân.Tại hai phường nghiên cứu cũng có các con sơng
chảy qua, tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức có sơng suối Cái và sơng Xn
Trường cịn tại phường 15, quận Bình Thạnh có một phần sơng Thị Nghè chảy
qua. Chất lượng các nguồn nước này hiện nay bị ôi nhiễm nặng, duy chỉ có

phường Linh Trung sơng Xn Trường có đủ điều kiện để khai thác sử dụng
nước.
- Nước dưới mặt đất: Riêng trên địa bàn Tp.HCM, trữ lượng tiềm năng
nước dưới đất tại các tầng chứa nước có thể khai thác là: 2.501.159 m3/ngày.
Trên địa bàn Tp.HCM, hiện có trên 100.000 giếng khai thác nước ngầm,
đa số khai thác tập trung ở tầng chứa nước Pleistocen và Plitocen. 56.61% tổng
lượng nước khai thác dùng cho mục đích sản xuất, còn lại dùng trong sinh hoạt.


16

 Bảng 2. Bảng phân bố các yếu tố vật lý ở các tầng chứa nước
STT Tầng chứa nước

Q động

Q tĩnh

Q đàn hồi

Cộng

1

Pleistocen(QI-m)

556.322

233.483


6.000

795.805

2

Pliocen muộn(N2b)

181.166

1.715.317

55.769

952.252

3

Pliocen sớm(N2a)

94.027

630.424

28.551

753.002

831.515


1.579.224

90.310

2.501.059

TỔNG

Từ tháng 3-2002 đến nay, Chi cục quản lý nước và phòng chống lụt bão
Tp.HCM đã tiến hành đo đạc, theo dõi tình hình biến đổi mực nước ngầm. Kết
quả cho thấy ở cả ba tầng chứa nước theo thứ tự từ trên xuống dưới, mực nước bị
hạ thấp liên tục như tại các trạm Tân Sơn Nhất và Linh Trung (Thủ Đức) đang bị
hạ thấp ngoài ra mực nước ngầm cũng hạ thấp do thay đổi theo mùa.
1.1.4 Địa chất
Có thể phân chia lịch sử phát triển địa chất Tp.HCM ra làm hai giai đoạn:
Giai đoạn tạo nền móng (cách đây 165-170 triệu năm)
Những cuộc vận động tạo núi Caledon và Hecxini có tác dụng mở rộng khối
nền cổ KonTum về phía Đơng và Đơng Nam. Lúc đó thành phố Hồ Chí Minh
nằm ở rìa ven của lục địa cổ Inđoxini quay mặt qua Đại Dương cổ nằm ở phía
Nam. Dấu vết thời kì cịn tìm thấy ở núi Châu Thới.
Cách đây 165 triệu năm biển tiến vào bao phủ thành phố và bồi đắp một lớp
trầm tích phủ cùng với sự phát sinh những tinh thể pirit đồng. Các dấu vết của
thời kỳ này còn để lại trên đá màu đen chứa nhiều pirit đồng, vàng đồi Long
Bình. Sau đó dưới tác động của các vận động kiến tạo và tạo sơn, dưới ảnh
hưởng của khí hậu trái đất trở nên khơ khan, đất đai thành phố thoát dần khỏi
đáy biển, dưới ánh nắng mặt trời đã bị tác động bởi hooc môn của ngoại lực,
chấm dứt thời kỳ biển tràn vào bồi đắp trầm tích.
Cách đây 170 triệu năm, tác động của cuộc vận động tạo núi trung sinh đã
gây ra đứt gãy và phun trào mắc ma, còn để lại dấu vết tại Phương Mai, Tân Văn
Long Bình (Thủ Đức) với các miệng núi phun trào tại Phương Mai, kiểm tra lại

các đứt gãy tạo thành hai hệ thống đứt gãy đan vào nhau như một hệ thống ô
vuông.


17

Một đứt gãy hướng Tây Bắc – Đông Nam trùng hướng với hướng chảy
của sơng Sài Gịn cùng với các đứt gãy dọc sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ…tạo
ra sụt lún không đồng bộ, tạo thành các bậc thang giữa móng nền Thành phố với
các tỉnh bạn xung quanh.
Các dứt gãy theo hướng Đông Bắc – Đông Nam cũng sụt lún khơng đồng
bộ, làm cho móng nền thành phố nghiêng về phía biển Đơng và sụt lún ở phía
Tây Nam.
Hai hệ thống đứt gãy đan vào nhau có biên độ sụt lún và nâng lên khơng
đều, tạo cho địa hình địa mạo thành phố vừa có dạng bậc thang vừa có khối tảng.
Hệ thống sơng ngịi chảy theo các khe nứt nên những uốn lượn có gấp khúc rõ
nét trên sơng Sài Gịn và các sơng rạch vùng Dun Hải.
Giai đoạn lấp đầy các vùng sụt lún
Sau một giai đoạn dài yên tỉnh, dưới tác động của khí hậu dài trái đất ẩm ướt
các dịng sơng cổ phát triển, tiếp tục xói mịn các bề mặt nổi lên khỏi mặt nước
biển cuốn trôi các vật liệu đem ra bồi đắp các vùng cửa sông, các vùng ven biển
hoặc các vùng trủng trong đất liền càc đầm hồ.
Cuộc vận động tạo núi Hymalaya chỉ có tác động tạo thêm nhiều đứt gãy phụ
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, hoặc Đông Bắc – Tây Nam chia cắt khối
móng nền thành phố thành ô khối cao thấp không đồng đều nhau. Các khối
dương là khối Thủ Đức, khối Tân Sơn Nhất và các khối có đặc biệt của khối
dương là: khối Củ Chi, khối Thị Nghè, ở các khối này có hiện tượng nâng lên và
bào mịn là chính.
Các khối âm là khối ở Bình Chánh, khối Nhà Bè và khối Cần Giờ ở đó hiện
tượng sụt lún và bồi đắp là chủ yếu.

Kèm theo hiện tượng đứt gãy là hiện tượng phun trào mắc ma diễn ra ở nhiều
nơi.Với lịch sử phát triển đa dạng và phong phú vừa mang đặc trưng riêng vừa
mang tính chất chung của các cấu trúc đo chất chung quanh. Tuy nhiên đã tạo
nên một diện tích nhỏ của Thành phố, chỉ hơn 3000 km2 những cảnh quan địa lý
khác nhau các ngọn đồi đỉnh tròn bát úp nằm bên cạnh cánh đồng ngập nước, các
đầm lầy sông biển hoặc đầm lầy cửa sông nằm cạnh các bãi bồi cao thấp hoặc
các giống cát ven biển.


18

1.2. Đặc điểm kinh tế văn hóa – xã hội
1.2.1. Kinh tế
1.2.1.a Quận Thủ Đức
Trong 9 năm qua với tiềm năng sẵn có về vị trí, đất đai, lao động kết hợp
với các chính sách phù hợp với Đảng và nhà nước. Đảng bộ Quận Thủ đức đã đề
ra các giải pháp phát triển các loại hình kinh tế hợp tác. Đẩy mạnh kêu gọi đầu tư
các thành phần kinh tế. Đảng bộ quận đã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế
về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây
trồng, sản xuất nông nghiệp. Kết quả là hàng trăm doanh nghiệp đầu tư trên địa
bàn. Các khu chế xuất, các khu công nghiệp như: Linh Trung 1, Linh Trung 2,
Linh Chiểu và các hộ tiểu thủ công nghiệp cũng đã từng bước phát triển trong cơ
cấu thị trường. Năm 1997, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của
Quận đạt 218 tỷ đồng. Năm 1995, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp đạt 1778 tỷ đồng (tăng gấp 8 lần). Với mức tăng trưởng bình quân trên
16%. Ngành dịch vụ thương mại đạt 2.763 tỷ đồng trong năm 2005 (tăng 3,8 lần
so với năm 1997). Ngoài ra, Thủ Đức còn là nơi sản xuất cây mai ghép và lan cắt
cành, cùng với hai loại vật ni có giá trị kinh tế cao là cá giống và bò sữa. Về
nơng nghiệp duy trì hàng năm ở mức 38–40 tỷ đồng/năm. Không những đem lại
giá trị kinh tế cao mà cịn phù hợp với q trình đơ thị hóa.

Từ năm 1997 đến nay cơ sở hạ tầng của Thủ Đức đã được thay đổi rõ nét,
hoàn chỉnh và hiện đại hơn. Với số vốn đầu tư là 2.000 tỷ đồng, hàng năm các
cơng trình đã được đưa vào sử dụng: Trung tâm y tế, đường vành đai khu chế
xuất Linh Trung 1, chợ nông sản thực phẩm Thủ Đức... Với phương châm là
”nhà nước và nhân dân cùng làm”. Quận đã triển khai chương trình “bê tơng
hóa“ nhân dân đóng góp 50%, quận hổ trợ 50%. Từ sự hợp này đã thực hiện
được trên 260 cơng trình đường liên tổ dân phố, liên khu phố, đã tạo chuyển biến
trong quá trình đơ thị hóa, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nơng thơn của địa bàn. Đặc
biệt chính quyền quận đã giải quyết việc làm cho hơn 79.113 lao động và trợ vốn
cho trên 14.940 lượt hộ nghèo trong phát triển kinh tế.


19

1.2.1.b Quận Bình Thạnh
Từ 1975 đến nay, trong quá trình khôi phục, cải tạo và xây dựng nền kinh
tế theo định hướng XHCN cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đáng kể. Kinh tế
nông nghiệp đã được đẩy lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỉ trọng rất
nhỏ. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, Thương nghiệp – Dịch vụ – Du lịch
trở thành ngành kinh tế chủ yếu. Vì vậy mà đã thúc đẩy q trình đơ thị hóa
nhanh chóng và diện mạo nền Kinh tế – Văn hóa – Xã hội của quận đã có nhiều
thay đổi đáng kể.
1.2.2. Văn Hóa – Xã Hội
1.2.2.a. Quận Thủ Đức
Thủ Đức là quận được thành phố cơng nhận là một trong những quận hồn
thành phổ cập giáo dục THCS sớm của thành phố. Các phong trào vận động quần
chúng xây dựng đời sống mới ở khu dân cư, chương trình vì người nghèo, đền ơn
đáp nghĩa ngày càng được đi vào chiều sâu. Các hoạt động lễ hội của Quận,
Phường được tổ chức đa dạng và phong phú hơn. Để tạo mọi điều kiện cho các
nhà đầu tư và nhân dân, UBND quận đã triển khai thực hiện đồng bộ theo cơ chế

“một cửa, một dấu”. Theo quy định của UBND Thành phố từ năm 2000 đến nay
đã từng bước đưa tin học hóa vào trong phục vụ công tác quản lý nhà nước .
1.2.2.b Quận Bình Thạnh
Bình Thạnh có 21 dân tộc, đa số là người kinh. Là một trong những khu
vực khá cổ xưa của thành phố, nơi quy tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kì
lịch sử. Có Bình Thạnh cho tới ngày nay hầu như có mặt nhiều người từ miền
Bắc, miền Trung đến sinh sống, lập nghiệp. Chính vì vậy mà các hoạt động văn
hóa rất phong phú và đa dạng.
1.3. Tóm tắt chương I
Tp.HCM là một thành phố tương đối lớn với diện tích 2095 km2 gồm 19
quận và 5 huyện thị. Trong đó phường Linh Trung, quận Thủ Đức có diện tích là
7,06 km2, dân số 31.204 người và phường 15 quận Bình Thạnh với diện tích là
2,76 km2, dân số là 20.900 người. Điều kiện tự nhiên tại hai phường mang nét
đặc điểm chung của Tp.HCM với mùa rõ rệt (mùa mưa từ tháng 4 tháng 11),


×