Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Vai trò của sông nước đối với cuộc sống con người nam bộ thể hiện qua phim tài liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
____________

VĂN NỮ QUỲNH TRÂM

VAI TRỊ CỦA SƠNG NƯỚC ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
CON NGƯỜI NAM BỘ THỂ HIỆN
QUA PHIM TÀI LIỆU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC

Người hướng dẫn: TS. Lê Khắc Cường

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2011


MỤC LỤC
DẪN LUẬN

4

1. Lý do chọn đề tài

4

2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu

4



3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

4

4. Phạm vi nghiên cứu

6

5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

10

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

11

7. Cấu trúc luận văn

11

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỐ SƠNG NƯỚC NAM BỘ VÀ
PHIM TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH

13

1.1. Thiên nhiên Nam bộ

13


1.2. Cư dân Nam bộ

24

1.3 Văn hoá Nam bộ

28

1.4. Phim tài liệu truyền hình

34

CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA SÔNG NƯỚC ĐẾN ĐỜI SỐNG VẬT
CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI NAM BỘ

43

2.1. Tác động của sông nước đến đời sống vật chất

43

2.1.1 Sông nước tác động đến định cư và phân bố dân cư

43

2.1.2 Phương thức sản xuất dựa vào sông nước

53

2.1.3 Giao thông với môi trường sông nước


88

2.1.4 Văn hoá trang phục

91

2.1.5 Văn hoá ẩm thực

92

2.1.6 Văn hố cư trú

98

2.2 Tác động của sơng nước đến đời sống tinh thần

99

2


2. 2.1 Phương ngữ Nam bộ rất giàu các từ ngữ chỉ các sự vật, khái niệm liên
quan đến nước

99

2.2.2 Sơng nước với sinh hoạt văn hố nghệ thuật ở Nam bộ

112


CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA SÔNG NƯỚC ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA PHIM TÀI
LIỆU

118

3.1. Phim tài liệu phản ánh tác động của sông nước đến đời sống vật chất
của người Nam bộ

118

3.2. Phim tài liệu phản ánh tác động của sông nước đến đời sống tinh thần
của người Nam bộ

144

KẾT LUẬN

153

TÀI LIỆU THAM KHẢO

159

PHỤ LỤC

3



DẪN LUẬN
1. Lý do chọn đề tài
Mảnh đất và con người Nam bộ từ lâu đã đi vào thơ ca, phim ảnh như
là một miền sông nước trù phú gắn với quá trình khai hoang mở đất hùng
tráng của người Việt. Nghiên cứu về mảnh đất con người nơi đây để truyền
bá, bảo tồn, phát huy và lưu truyền các giá trị văn hoá truyền thống là trách
nhiệm của những người làm công tác truyền thông.
Công tác trong ngành truyền hình và say mê nghiên cứu văn hố Việt
Nam, tơi có một mong muốn là được nghiên cứu sâu các đề tài văn hố dưới
góc nhìn của một nhà báo. Chính vì vậy tơi đã chọn đề tài: “Vai trị của sông
nước đối với cuộc sống con người Nam bộ thể hiện qua phim tài liệu” làm
luận văn thạc sĩ chun ngành Văn hố học.
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
Phim tài liệu về Nam bộ bằng cách này hay cách khác đều cố gắng
phác hoạ một cách sống động nhất mảnh đất và cuộc sống con người Nam
bộ. Qua các thước phim tài liệu còn lưu lại cho đến ngày nay, ta thấy hiện
lên một phần quá khứ, hiện tại và cả tương lai của mảnh đất được thiên
nhiên ưu đãi này.

Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng các kiến thức Văn hố học để
tìm hiểu vai trị của sơng nước đối với cuộc sống con người Nam bộ qua
phim tài liệu.
3. Lịch sử nghiên cứu
Một trong những tác phẩm cổ nhất đề cập đến vùng đất Nam bộ là
Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan viết vào khoảng năm 12961297, khi ông theo chân một đoàn sứ giả sang Cao Miên dưới triều vua
Cindravarman (1295-1307). Lúc bấy giờ, vùng đất hoang vu, thiên nhiên

4



khống đãng Nam bộ hiện ra trước mắt ơng với những bờ bụi lau sậy trải dài
hàng ngàn dặm, những đám trâu rừng gặm cỏ ven sông khi ông ngược dịng
sơng Tiền sang Chân Lạp.
Cuối thế kỷ XVII, trong Phủ biên tạp lục (1776), Lê Q Đơn có
những ghi chép ban đầu về vùng đất này. Chủ yếu Lê Quý Đôn đề cập đến
sản vật, phong tục của vùng đất Gia Định xưa.
Đến Gia Định thành thơng chí (1820), thì bức tranh của đất Gia Định
hiện lên rất rõ nét, từ thiên nhiên, cây cỏ, sản vật cho đến phong tục tập
quán, nếp sinh hoạt của cộng đồng cư dân nơi đây được Trịnh Hoài Đức
miêu tả khá cặn kẽ với một tình u đặc biệt. Những sắc thái sơng nước đặc
trưng của người Gia Định – Nam bộ được tác giả thể hiện rất sinh động, từ
tính thích ăn mắm, giỏi bơi lội, chèo xuồng, tính tình phóng khống...
Trong khoảng thời gian 1950-1990, nhà văn Sơn Nam cho xuất bản
một loạt các tác phẩm về Nam bộ như Tìm hiểu đất Hậu Giang (1959), Nói
về miền Nam (1965), Đồng bằng sông Cửu Long hay là văn minh miệt vườn
(1970), Hương rừng Cà Mau (1972), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973),
Cá tính của miền Nam (1974), Bến Nghé xưa (1981), Đất Gia Định xưa
(1984), Đồng bằng sông Cửu Long nét sinh hoạt xưa (1985)... Những cuốn
sách này là tài liệu hết sức quý giá cho việc tìm hiểu vùng đất Nam bộ.
Những ghi chép, điều tra tại chỗ của Sơn Nam là những bức tranh chân thực
về đất, về người Nam bộ. Trong các tác phẩm trên, tập truyện ngắn Hương
rừng Cà Mau đã mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc thẩm mỹ về sông
nước phương Nam.
Nhà văn Đoàn Giỏi trong truyện ngắn Đất rừng phương Nam, đã khắc
hoạ thành công những nét độc đáo về thiên nhiên, con người Tây Nam bộ.
Nó là những trang viết sống động về phong thổ đất phương Nam.

5



Mấy đặc điểm văn hố đồng bằng sơng Cửu Long (1984), do Lê Anh
Trà (chủ biên) là kỷ yếu hội thảo khoa học đầu tiên về văn hố đồng bằng
sơng Cửu Long được tổ chức tại Cần Thơ vào tháng 3 năm 1983, bước đầu
đã tìm ra được những đặc điểm của văn hố đồng bằng sơng Cửu Long với
những vấn đề: tính cách con người vùng đồng bằng sơng Cửu Long, ngôn
ngữ, tôn giáo và nghệ thuật truyền thống đồng bằng sông Cửu Long. Nguồn
tư liệu của các tham luận là tư liệu điền dã dân tộc học kết hợp tư liệu thành
văn. Cơng trình phân tích sâu, khái quát cao về đặc trưng văn hoá của người
Nam bộ.
Các tác giả Nguyễn Cơng Bình, Lê Xn Diệm, Mạc Đường trong
Văn hố và cư dân đồng bằng sơng Cửu Long (1990) đã cung cấp cho bạn
đọc một diện mạo về nhiều mặt của văn hố đồng bằng sơng Cửu Long:
nghề nông, sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần “là một miền văn hoá-dân
cư lâu đời, đa dạng và thật sống động. Nơi đây (…) có nhiều truyền thống
của văn hố xưa cũ khác nhau, tiếp tục được ni dưỡng, được cách tân
trong cuộc sống mới hiện đại, và có những lớp người thuần chủng, hỗn
chủng tại chỗ hoà nhập vào nhau…”. Một cuốn sách nền tảng khi nghiên
cứu vùng đất này.
Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long (1991) có sự kết hợp tư
liệu thành văn và tư liệu điền dã dân tộc học, nghiên cứu văn hố Nam bộ
dưới góc độ văn hố của các cộng đồng tộc người Việt, Hoa, Chăm, Khmer,
phân tích sâu các khía cạnh làm nên bản chất văn hố tộc người từ đặc điểm
cư trú, quá trình tộc người, đời sống văn hoá vật chất (nhà ở, trang phục, ăn
uống, kế sinh nhai), tinh thần (văn hố nghệ thuật, tín ngưỡng-tơn giáo).
Văn hoá dân gian người Việt Nam bộ (1992) của Thạch Phương, Hồ
Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh đã kế thừa những cơng trình sưu tập và
biên khảo về văn hố, lịch sử, triết lý, phong tục, ngơn ngữ, nghệ thuật, thú
6



vui chơi... Cơng trình đề cập đến tất cả các vấn đề văn hoá của Nam bộ từ
văn hoá vật chất: thói quen ăn uống, cách ăn mặc, nhà ở, phương tiện đi lại,
các nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật tạo hình dân gian, đến văn hố
tinh thần: như phong tục tập quán trong các nghi lễ vòng đời người: sinh đẻ,
cưới xin, tang ma, lễ giỗ, các dạng sinh hoạt diễn xướng dân gian (hị, lý,
nói, hát), diễn xướng sân khấu dân gian. Một cơng trình giàu tính tư liệu,
nhưng thế mạnh vẫn nghiêng về mơ tả đời sống văn hố của cư dân sơng
nước Tây Nam bộ.
Cơng trình Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc vùng đồng
bằng sông Cửu Long (1993) của Phan Thị Yến Tuyết đề cập đến ba dạng
thức được xem là cơ bản nhất của văn hoá vật chất: nhà ở, trang phục, ăn
uống. Tác giả chọn góc độ tiếp cận văn hoá tộc người (Việt, Khmer, Hoa,
Chăm) nên chúng ta có thể thấy được điểm chung và riêng giữa các tộc
người này.
Kế thừa kết quả nghiên cứu của những tác phẩm trước đó, Nguyễn
Phương Thảo trong Văn hố dân gian Nam bộ - Những phác thảo (1997)
khái quát những nét riêng của làng Việt Nam bộ như sau: là làng mới, kéo
dài trên diện rộng, thiếu chất kết dính chặt. Nam bộ cũng là nơi xuất hiện
những tôn giáo bản địa: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cao Đài,
Phật giáo Hoà Hảo. Tác giả lập luận rằng văn hố dân gian Nam bộ phản
ánh mơi trường tự nhiên với sự phong phú của hệ thống sơng ngịi, kênh
rạch, tài nguyên động vật, thực vật vừa giàu có vừa phong phú, khí hậu
thuận lợi. Sinh hoạt văn hố tinh thần có thể loại hị sơng nước, truyện cổ
hướng đến thiên nhiên nhiều hơn xã hội, truyện cổ tích giải thích các địa
danh.
Luận văn cao học chuyên ngành Văn hố học Ứng xử văn hố trong
khai thác mơi trường thiên nhiên ở Cà Mau (1997) của Vưu Nghị Lực đã chỉ
7



ra những đặc điểm môi trường thiên nhiên và con người Cà Mau cùng cách
ứng xử văn hoá trong khai thác mơi trường thiên nhiên đó. Cà Mau vốn nổi
tiếng với những rừng tràm, rừng đước, lắm sình lầy, xứ sở của sông nước
nhiều cá tôm, những làng rừng trong thời kháng chiến.
Những khía cạnh kinh tế của văn minh kênh rạch Nam bộ (1999) của
Lê Quốc Sử nghiên cứu văn hoá Nam bộ trong mối quan hệ với địa-kinh tế.
Tác giả quan niệm văn hoá vật chất (kinh tế) là hạ tầng cơ sở, quyết định tư
tưởng, ý thức (văn hố tinh thần) là thượng tầng kiến trúc. Ơng sử dụng
thuật ngữ “Văn minh kênh rạch” diễn tả yếu tố “nước” (tự nhiên và nhân
tạo) là đặc trưng của vùng Nam bộ, khơng đâu có. Vùng đất mới xa lạ nhiều
gian khổ hiểm nguy của sông nước mênh mông khô hạn sáu tháng mà lũ lụt
cũng kéo dài 6 tháng.
Đồng quê Nam bộ (2004) của Vương Liêm là ký ức của tác giả về quê
ngoại ấp Tập Rèn, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Tác giả
chỉ dừng lại miêu tả quang cảnh đồng quê với những cánh đồng bát ngát
cùng nếp sinh hoạt của cư dân nơi đây: gồm người Việt, Hoa, Khmer từ
trang phục, ăn ở, lao động sản xuất; cảnh nhộn nhịp của mùa gặt “(…) tới
mùa lúa chín, lúa được chở về phơi đầy cả dải sân rộng trước mười ngôi nhà.
Lúc này, mọi người trong nhà đều tất bật với công việc phơi lúa, giê lúa và
vô bồ liên tiếp nhiều ngày”. Tác giả cũng đúc kết những kinh nghiệm dân
gian như việc đốn biết nước lớn hay nước rịng (“chim bìm bịp kêu nước
lớn”), kinh nghiệm bắt cá, lấy tổ chim…
Thông qua nghiên cứu so sánh, luận văn cao học Cây cầu trong văn
hoá Việt Nam ở Bắc bộ và Nam bộ (2005) của Nguyễn Thị Phương Duyên
cung cấp một cái nhìn hệ thống, tồn diện về đặc điểm và giá trị của cây cầu
ở hai vùng văn hoá Bắc bộ và Nam bộ, ý nghĩa biểu tượng của nó trong đời

8



sống tinh thần của con người. Với Nam bộ, hình ảnh những cây “cầu khỉ” có
giá trị biểu trưng cho một vùng sơng nước mênh mang.
Năm 2006, Nguyễn Đồn Bảo Tuyền bảo vệ luận văn chuyên ngành
Văn hoá học Văn hố ứng xử với mơi trường sơng nước của người Việt miền
Tây Nam bộ tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.
Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp cấu trúc - hệ thống, tác giả đã nghiên cứu
văn hố ứng xử với mơi trường tự nhiên sông nước của người Việt Tây Nam
bộ, về vai trị của sơng nước trong truyền thống văn hố Việt Nam. Trọng
tâm của luận văn là xác định cách thức ứng xử với môi trường nước của
người Việt Tây Nam bộ trên tất cả lĩnh vực ăn, ở, đi lại, gìn giữ sức khỏe,
sản xuất và đánh giặc với chiến thuật tận dụng lợi thế, hạn chế bất lợi.
Sắc thái văn hố sơng nước vùng U Minh (2007) của Nguyễn Diệp
Mai tập trung làm nổi bật những nét sinh hoạt thường ngày (ăn, ở, mặc,
phương tiện đường thuỷ) cùng với sinh hoạt tâm linh (tục thờ Bà - Cậu, thờ
thần sông Cái Lớn, Hà Bá, ma da, thần sấu,…) của cư dân vùng sông nước
U Minh (Kiên Giang).
Trong luận văn cao học Ghe xuồng trong đời sống văn hoá người Việt
Tây Nam bộ (2008), từ góc độ một loại hình văn hố vật chất-ghe xuồngPhan Thái Bình đã cung cấp cho người đọc những hiểu biết về các hoạt động
khai thác, đánh bắt, nghề đóng ghe, những sinh hoạt hàng ngày, tục thờ,
kiêng kỵ liên quan đến phương tiện giao thông thuỷ đặc trưng của miền Tây
sông nước.
Kỷ yếu hội thảo Văn hoá phi vật thể người Việt miền Tây Nam bộ
(2010) có một số bài liên quan đến chủ đề sông nước đáng chú ý: Tây Nam
bộ với tư cách là một vùng văn hoá và các tiểu vùng của nó (Đinh Thị
Dung), Văn minh sơng nước Cửu Long-một cấu trúc mới của văn minh sông
nước (Nguyễn Tri Nguyên), Đồng bằng sông Cửu Long: ứng xử với đất và
9


nước (Đỗ Lai Thúy), Sấu trong tâm thức dân gian của cư dân Tây Nam bộ

(Nguyễn Thanh Lợi), Đời sống tâm linh của cư dân theo nghề cá ở Đồng
Tháp Mười (Nguyễn Hữu Hiếu).
Nghề cá Đồng Tháp Mười năm xưa (2010) là một chuyên khảo quý
của Nguyễn Hữu Hiếu. Lần đầu tiên nghề đánh cá nội đồng ở Nam bộ được
đề cập khá toàn diện về ngư cụ và hoạt động đánh bắt cá, cá trong một số
nghề thủ công, ẩm thực với con cá, đời sống tâm linh của cư dân nghề cá,
chính sách khai thác,...
Nhìn chung, đặc trưng văn hố sơng nước Nam bộ đã được thể hiện
trong nhiều cơng trình nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khác nhautuy
nhiên đặc trưng ấy được phản ánh như thế nào trong phim tài liệu truyền
hình thì cho đến nay vẫn còn chưa được quan tâm của giới nghiên cứu văn
hoá, điện ảnh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là toàn cảnh cuộc sống của người Nam
bộ gắn với sông nước thiên nhiên được thể hiện qua các phim tài liệu ở các
thời kỳ.
Khu vực nghiên cứu thực tế bao gồm các tỉnh, thành Tây Nam bộ (An
Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang,
Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Cần Thơ), Đơng Nam bộ
(Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu và
Thành phố Hồ Chí Minh).
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng phương pháp văn hoá học và
phương pháp cấu trúc - hệ thống.
10


Phương pháp văn hoá học là một phương pháp nghiên cứu liên ngành,
kết hợp lý luận của nhiều ngành như: tâm lý học, triết học, xã hội học, đạo
đức, văn hố học… Phương pháp này ln đặt sự vật hiện tượng cần nghiên

cứu dưới góc nhìn của văn hố học.
Phương pháp cấu trúc- hệ thống được sử dụng xuyên suốt trong quá
trình nghiên cứu đề tài để tiếp cận văn hố Nam bộ với tính sơng nước trong
hệ thống văn hố Việt Nam nói chung.
Phương pháp sưu tầm và nghiên cứu tư liệu phim cũng như sách báo,
tạp chí, Internet để tham chiếu so sánh được sử dụng một cách liên tục, kết
hợp với phương pháp nghiên cứu thực địa giúp ghi lại các thơng tin chính
xác và trung thực.
Phương pháp diễn dịch và quy nạp dùng để diễn giải và kết luận các
hiện tượng, kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp để từ các hiện
tượng cụ thể nhằm suy ra những nét đặc trưng mang tính quy luật.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn cung cấp một cái nhìn tương đối cụ thể, nhằm làm sáng tỏ
những nét đặc trưng của văn hoá Nam bộ, lý giải đặc trưng sơng nước trong
tính cách văn hoá của người và đất Nam bộ.
Luận văn khẳng định vai trò của phim tài liệu trong việc bảo tồn và
truyền bá các giá trị văn hoá Nam bộ, bảo vệ những giá trị nguồn cội của dân
tộc, bảo vệ kho tàng văn hố dân gian, góp phần ni dưỡng tình u với
vùng đất phương Nam nói riêng, tình u đất nước nói chung. Thơng qua
luận văn, chúng tơi mong muốn các đài truyền hình, các hãng phim đầu tư
sản xuất nhiều phim hơn, khai thác nhiều và sâu hơn các giá trị văn hoá Nam
bộ trong các tác phẩm của mình.
7. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần dẫn luận và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
11


Chương 1: Những vấn đề chung, trình bày những nét chung về vai trị
của sơng nước đối với cuộc sống của người Việt ở Nam bộ trong cái nhìn
thời gian, khơng gian và chủ thể. Các tiêu chí để nhận biết, đánh giá sự tác

động này đến việc hình thành lối sống văn hố, tính cách Nam bộ. Chương
này cũng nói đến vai trị đóng góp của phim tài liệu trong việc lưu trữ, bảo
tồn và truyền bá các giá trị văn hố bằng hình ảnh.
Chương 2: Tác động của yếu tố sông nước đến đời sống vật chất và
tinh thần của người Nam bộ, trình bày các luận điểm nhằm lý giải q trình
tác động của yếu tố sơng nuớc đến cuộc sống người Việt khai hoang, từ đó
hình thành lối sống và tính cách văn hố đặc trưng của người Nam bộ.
Chương 3: Sự phản ánh tác động của sông nước đến đời sống vật chất
và tinh thần của người Nam bộ qua phum tài liệu, miêu tả và chứng minh
vai trị tích cực của phim tài liệu trong việc bảo tồn, phát huy, truyền bá các
giá trị văn hoá Nam bộ.
Phần phụ lục: bao gồm các phim tài liệu dưới dạng phim VCD, DVD
và các tài liệu tham chiếu so sánh.

12


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Thiên nhiên Nam bộ
1.1.1 Vị trí địa lý
Nam bộ là phần lãnh thổ ở phía cực Nam của Tổ quốc, có diện tích
63.262 km2, chiếm 19,15% diện tích cả nước, phía đơng giáp biển Đơng, phía
Bắc giáp các tỉnh cực Nam Trung Bộ (tỉnh Bình Thuận) và Tây Nguyên (tỉnh
Lâm Đồng), phía Tây giáp Campuchia và vịnh Thái Lan, phía Nam giáp biển
Đơng.
Về mặt hành chính, Nam bộ bao gồm 2 khu vực: Đơng Nam bộ và Tây
Nam bộ.
Đông Nam bộ bao gồm 5 tỉnh: Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình

Dương, Bình Phước, Tây Ninh và 1 thành phố trực thuộc trung ương là Thành
phố Hồ Chí Minh với diện tích 23.545km2, chiếm hơn 7,15km2 diện tích tự
nhiên tồn quốc, dân số 10.939,2 triệu (2002).
Đây là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, là khu vực tập
trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên,
những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản.
Tây Nam bộ bao gồm 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh
Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An
Giang, Đồng Tháp và 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ,
Khu vực này có diện tích tự nhiên 39.717,3km2, dân số khoảng 16,7 triệu
(2002), chiếm 12% diện tích và 21% dân số cả nước.
Đây là vùng tận cùng phía Tây Nam của Tổ quốc, có bờ biển dài trên
736km và nhiều đảo, quần đảo như Phú Quốc, Thổ Chu với khoảng
360.000km2 vùng đặc quyền kinh tế, giáp biển Đông và vịnh Thái Lan.
13


Tây Nam bộ là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở
Đơng Nam Á và thế giới. Đây là vùng sản xuất lương thực lớn nhất và cũng là
vùng thuỷ sản, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của nước ta [35, tr.507-508, 533534].
1.1.2 Địa hình
Địa hình ở Nam bộ chia thành 2 khu vực địa lý khác nhau. Khu vực Đơng
Nam bộ rộng 23.545km2, có 2 dạng địa hình. Dạng địa hình thứ nhất tương đối
bằng phẳng với 3/4 diện tích là đồng bằng và bán bình ngun, gị đồi. Độ dốc
phổ biến từ 13-150, độ cao khơng q 200m, có những bề mặt cao ngun thấp
và những đồi lượn sóng, rất ít bị chia cắt.
Dạng thứ hai là dải đất xám ở phía Nam, tiếp giáp với đồng bằng châu
thổ, địa hình thoải với lớp phù sa cổ bao trùm. Đây là dạng bậc thềm của châu
thổ sông Cửu Long để lại trong quá trình kiến tạo địa chất [36, tr.233-235].
Châu thổ sơng Cửu Long có diện tích lên đến 39.592km2 (so với

15.000km2 của châu thổ Bắc Bộ), bao gồm phần thượng châu thổ và hạ châu
thổ.
Phần thượng châu thổ nằm nối tiếp ngang với thung lũng phù sa, đặc
điểm dễ nhận biết là có các gờ sơng hay gọi là “giồng”. Các giồng có sườn đổ
thoải dần từ phía sơng trở ra đến rốn vùng trũng, trở thành các đồng lầy, mùa
mưa ngập nước sâu, như Đồng Tháp Mười chẳng hạn.
Phần hạ châu thổ được tính từ nơi hai sơng Tiền và sơng Hậu bắt đầu chia
nhánh và bao gồm không những phần đất nổi nằm tiếp giáp với biển mà cả phần
châu thổ ngầm. Các giồng hai bên bờ sông đã hạ thấp đến mức khó nhận thấy
nhưng các cồn cát duyên hải cao đến 5m, trở thành những dạng địa hình quan
trọng. Đồng bằng hạ châu thổ thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và
sóng biển. Có nhiều những đảo nhỏ, những cù lao, những cồn: cù lao Dài (Vĩnh
Long), cù lao Năm Thôn, cồn Bà Nở (Tiền Giang), cù lao Cồn Cốc, cù lao
14


Dung, cù lao Trịn, cù lao Nai (Sóc Trăng)… Ngồi ra cịn có những đảo khổng
lồ, mà đỉnh nằm ngay ở chỗ sông bắt đầu chia nhánh và đáy lồi ra tận phía biển.
Ví dụ như tỉnh Bến Tre có sông Hàm Luông chảy ở giữa hai cù lao Bảo và cù
lao Minh. Các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc và một phần Long Xuyên cũ
chỉ là một cù lao cực lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu [31, tr.285-286].
1.1.3 Khí hậu
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đơng Nam bộ có đặc điểm của một
vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như khơng thay đổi
trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động
của gió mùa.
So với đồng bằng sơng Cửu Long, Đơng Nam bộ có lượng mưa tương
đối dồi dào. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500-2.000mm. Nhìn
chung, đây là nơi có khí hậu tương đối điều hồ, những diễn biến thất thường
rất nhỏ, ít có thiên tai. Thời tiết khơng q lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế.

Khí hậu thuận lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, mùa khô hơi thiếu nước do sự phân
hoá mưa sâu sắc theo mùa. [35,tr. 509].
Khu vực đồng bằng sơng Cửu Long khí hậu tương đối ổn định. Nhiệt độ
cao và ổn định, trung bình thấp nhất cũng trên 25oC, biến động trung bình 23oC, độ dài ngày ít chênh lệch trong năm: khoảng 11-12 giờ/ngày, ẩm độ khơng
khí trung bình biến đổi đều đặn.
Năng lượng bức xạ lên đến 15x109kcal/ha/năm, nếu thuỷ lợi đầy đủ, có
thể sản xuất nơng nghiệp quanh năm với vụ mùa năng suất cao. Chế độ bức xạ
ở vùng châu thổ này khơng những lớn hơn 30-50Kcal/cm3/năm, mà cịn ổn
định, giúp cho việc xen canh, trồng gối, tăng vụ và thâm canh được thuận lợi.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% tổng lượng mưa cả
năm và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vùng ven biển Tây Nam: Cà
Mau-Rạch Giá-Hà Tiên bắt đầu mưa sớm và kết thúc muộn. Cả đồng bằng mưa
15


bắt đầu từ Tây sang Đông. Khu vực ven biển Đơng: Trà Vinh-Ba Tri-Gị Cơng
mùa mưa ngắn và khơng ổn định.
Trong mùa mưa, lượng mưa cũng biến động rất nhiều hàng năm và thay
đổi giữa các vùng. Trong thực tế người nông dân đã biết khéo léo phối hợp giữa
nước mưa, nước sông tự chảy và tưới động lực bổ sung khai thác triệt để nguồn
tài nguyên nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp [12, tr.73-81].
1.1.4 Thuỷ văn
1.1.4.1 Sông ngòi
Hệ thống thuỷ văn ở Nam bộ bao gồm 2 hệ thống sơng chính là hệ thống
sơng Đồng Nai và hệ thống sơng Cửu Long.
Ở Đơng Nam bộ có các con sơng lớn như: Đồng Nai, Sài Gịn, Bé, Vàm
Cỏ Đơng, Thị Vải…Các con sơng này đưa tồn bộ nước từ các vùng Đà Lạt,
Tây Ninh, Lâm Đồng vào địa phận của vùng thơng qua các phụ lưu Lịng Tàu,
Thị Vải, Sồi Rạp, Vàm Cỏ. Trong đó, quan trọng nhất là các sơng Đồng Nai,
Sài Gịn, Bé.

Sơng Đồng Nai dài 850km, diện tích lưu vực là 44.100km2, bắt nguồn từ
vùng Lang Biang, do 2 nhánh Đa Dung và Đa Nhim hợp thành. Sơng Đồng Nai
cịn được tiếp nước từ sơng La Ngà từ cao nguyên đổ xuống nên có nhiều thác
ghềnh. Sơng Đồng Nai cịn nhận thêm nước của sơng Bé, rồi hội lưu với sơng
Sài Gịn tại Nhà Bè. Từ đây sông chia thành nhiều nhánh, chảy qua rừng Sác,
đổ ra biển ở vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái. Sơng Đồng Nai có tổng lượng
dịng chảy bình qn là 16,7 tỉ m3/năm.
Sông Bé dài 350km, bắt nguồn từ vùng núi phía Tây của khu vực Nam
Tây Nguyên với diện tích lưu vực là 7.650km2. Sơng chảy qua địa phận 2 tỉnh
Bình Dương và Bình Phước khoảng 80km, rồi đổ vào sông Đồng Nai.

16


Sơng Sài Gịn dài 256km, diện tích lưu vực là 5.560km2, bắt nguồn từ
Campuchia, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí
Minh [36, tr.240].
Sơng Mekong là một trong những con sông lớn trên thế giới, dài
4.500km, bắt nguồn từ vùng núi tuyết Tangkulashan ở độ cao 5.000m trên cao
nguyên Tây Tạng với cái tên Trung Quốc là sông Lan Thương1, chảy từ Vân
Nam qua Cảnh Hồng-Calanpa đến biên giới Trung Quốc-Myanma. Từ Hoiatêxa
(Myanma) có chung biên giới với Lào. Từ ngã ba Nặm Mộc, mường Tơn Phưng
(Lào) thì chung biên giới với Thái Lan, qua Huội Sài đi vào nội địa Lào dọc
tỉnh Saynhabuli đến Salakham-Viên Chăn lại chung biên giới với Thái Lan; đến
Băng Ban (Thái Lan) đi vào nội địa Lào qua Paksé, vượt thác Li Phỉ (thác
Khôn) vào đất Campuhchia ở Bung Thơ Beng, tỉnh Strungtreng. Đến Phnôm
Pênh, sông Mekong nối với sơng Tonglesap và thành hai nhánh chảy vào Việt
Nam. Phía Bắc là nhánh sơng Tiền (Tiền Giang), nhánh phía Nam là sơng Hậu
(Hậu Giang). Hai nhánh này cùng xi dịng chảy ra biển Đông theo hướng
Tây-Đông [79, tr.29].

Sông Tiền từ biên giới Việt Nam-Campuchia ra đến cửa sơng dài 220km,
có lịng sâu hơn, nên là con sơng mang nhiều nước và phù sa nhất, chiếm 2/3
lưu lượng nước của sông Cửu Long. Ngang Vĩnh Long, cách biển chừng
100km, sông chia ra làm 2 nhánh, tạo thành sông Mỹ Tho và sơng Cổ Chiên.
Sơng Mỹ Tho ngay sau đó lại tách ra một nhánh quan trọng tạo thành sông Hàm
Luông, rồi lại tiếp tục chia ra thành sông Ba Lai, sông Cửa Tiểu và sông Cửa
Đại. Sông Tiền đổ nước ra biển Đông qua 6 cửa, lần lượt từ Bắc xuống Nam là:
1

Người Tây Tạng gọi Dza chu (nước của đá), người Trung Quốc gọi là Lan Thương giang
(con sông cuộn sóng), người Thái và người Lào gọi là Mca Nam Chúng (con sông mẹ), người
Campuchia gọi là Tonle-Thom (con sông lớn). Ở Việt Nam, do con sông đổ ra biển theo 9
cửa nên gọi là sông Cửu Long. Và hiện nay, tên gọi của nó cho cả vùng lưu vực là sông
Mekong với ý nghĩa là “mẹ của các con suối”. (Nguyễn Ngọc Dũng, Sông Cửu Long, Báo
Tuổi trẻ chủ nhật, ngày 4-11-2001)
17


cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung
Hầu (sau này là một nhánh phụ của sông Cổ Chiên).
Sông Hậu chảy ra biển theo một dịng duy nhất, rải rác vẫn có những cù
lao lớn ở giữa dịng. Nước từ sơng Tiền đã chuyển dần sang Hậu qua các kênh
Vĩnh An (Tân Châu-Châu Đốc), Chợ Mới, sông Vàm Nao nên lượng nước của
sông Tiền và sông Hậu gần tương đương. Cách biển 75km, sông Hậu bắt đầu
chia nhánh, đổ ra biển qua 3 cửa Định An, Bát Xắc và Trần Đề [31,tr. 280-282;
48, tr.226; 64, tr.239].
Nếu tính cả những nhánh sơng phụ, thì tồn đồng bằng sơng Cửu Long
có 37 con sơng, tổng chiều dài 1.708km. Ngồi nước mưa, sơng Mekong là
nguồn duy nhất cung cấp nước tưới cho đồng bằng sông Cửu Long [45, tr.28].
Sơng Cửu Long có diện tích lưu vực 0,79x106km2 với lưu lượng nước

hàng năm là 470km3. Lượng phù sa của sông hiện nay khoảng 160 triệu
tấn/năm. Nguồn vật liệu cung cấp chủ yếu là sét, bột và cát trầm tích trong điều
kiện chế độ thuỷ triều thay đổi của biển Đơng, biển Tây và ảnh hưởng chế độ
gió mùa.
Lưu lượng trung bình của hệ thống sơng Cửu Long là 10.700m3/giây.
Vào mùa lũ lưu lượng tăng lên đến gấp năm lần mức trung bình, cao nhất là ở
các tháng tám-tháng mười, có khi lên đến 53.000m3/giây. Vào mùa kiệt lưu
lượng giảm xuống rất thấp, nhất là các tháng ba-tháng năm, có khi thấp xuống
cịn 2.000m3/giây.
1.1.4.2 Kênh đào
Hệ thống sơng rạch, đặc biệt là ở khu vực Tây Nam bộ chằng chịt như
một mạng nhện khổng lồ, với hơn 2.500km sông rạch tự nhiên và 2.500km

18


kênh đào1, trong đó có 1.575km kênh có chiều rộng 18-60m, 480km kênh rộng
8-16m, còn lại là dưới 8m [31, tr.266].
Những kênh đào quy mô nhà nước bắt đầu được xây dựng vào cuối thế
kỷ XVIII-đầu thế kỷ XIX trước hết phục vụ giao thơng, quốc phịng, sau đó mới
kết hợp thuỷ lợi. Đó là những kênh Bảo Định (cịn gọi là kênh Bến Tranh) đào
năm 1765, nối liền sông Mỹ Tho với sông Vũng Gù (Vàm Cỏ Tây). Đến năm
1819, vua Gia Long lại cho đào rộng và vét sâu thêm. Kênh Bà Bèo (còn gọi là
kênh mới Rạch Chanh hay kênh Thương Mại) đào năm 1785, dài 16km, nối
Rạch Chanh (phía sơng Vàm Cỏ Tây) với sơng Ba Rày (Cai Lậy) thông qua
sông Tiền. Kênh Cái Cỏ đào năm 1815, nối SvâyRiêng (Campuchia) với rạch
Cái Cái (Tân Hồng, Đồng Tháp), dài 30km. Kênh Thoại Hà (1818), kênh Vĩnh
Tế (1819) nối liền sơng Hậu và vịnh Thái Lan. Ngồi ra, cịn có những kênh
nhỏ hơn như kênh Ruột Ngựa (1771), kênh An Thơng (1819), sơng Lợi Tế
(1829) hay cịn gọi là kênh Bo Bo, kênh Vĩnh An (1843), kênh Tân Hương,

kênh nối rạch Lấp Vị, sơng Sa Đéc...[31,tr.521;43, tr.38].
Thời Pháp thuộc có các kênh Xà No được xem như là một cơng trình
thuỷ lợi lớn nhất ở Nam kỳ, có thể sánh ngang với việc thiết lập đường xe lửa
Sài Gòn - Mỹ Tho. Kinh được đào từ 1901 đến tháng 7 - 1903, mặt nước rộng
60 m, đáy rộng 40 m, kinh phí 3,6 triệu francs. Quy mơ nhất là kênh Rạch Giá Hà Tiên (1926), đánh dấu một bước thực dân chuyển sang khai thác vùng tứ
giác Long Xuyên.
Năm 1895, Tổng đốc Lộc (Trần Bá Lộc) cho đào một con kênh lớn dài
45 km, rộng 10 m và hoàn thành vào năm 1997. Bắt đầu từ rạch Bà Bèo (arroyo
Commercial, rạch Thương Mại), đào thời Tây Sơn, bao quanh cả vùng Mỹ Tho
đổ ra rạch Ruộng gần Sa Đéc. Sự thành công của hệ thống kênh Tổng Đốc Lộc,
1

Có tài liệu ghi là và 137 kênh rạch lớn, tổng chiều dài 2.780km.
19


gồm kênh chính và một loạt kênh xương cá được đánh số từ 1 đến 10 và từ 25
đến 28, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, tiêu thốt lũ, xả phèn và
phát triển vùng phía Nam, nó thay đổi cái nhìn của người Pháp đối với Đồng
Tháp Mười.
Với hệ thống kênh đào được thực hiện trong khoảng 80 năm ở Nam kỳ,
người Pháp đã làm thay đổi hẳn diện mạo nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu
Long. Diện tích đất canh tác được mở rộng khơng ngừng, đồng nghĩa với sản
lượng lúa ngày một tăng, hình thành nên thị trường hàng hố trên lĩnh vực nơng
nghiệp. Giao thông vận tải cũng phát huy hiệu quả qua hệ thống giao thơng
đường thủ. Đó là những tiền đề quan trọng giúp cho việc phát triển sản xuất, đời
sống và bảo đảm an ninh lương thực của cả nước ở một vựa lúa lớn nhất nước
[59, tr.43; 43, tr.39].
1.1.5 Sinh vật
1.1.5.1 Thực vật

Vào thế kỷ XVIII, ở vùng đất nay là Nam bộ, rừng rậm bạt ngàn, cảnh
vật quả là u tịch, nhà bác học Lê Quý Đôn đã nhận xét: “Phủ Gia Định, đất
Đồng Nai từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Đại, cửa Tiểu, toàn là rừng
rậm hàng mấy ngàn dặm” [34, tr.345].
Rừng tự nhiên ở Đông Nam bộ phân bố không đồng đều giữa các tỉnh,
chủ yếu tập trung ở Bình Dương và Bình Phước (272.000 ha). Các tỉnh khác chỉ
có dưới 100.000ha, ít nhất là thành phố Hồ Chí Minh (6.700ha). Ở vùng này có
một phần vườn quốc gia Cát Tiên nổi tiếng với tổng diện tích 71.920ha thuộc 3
tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước. Đây là nơi nổi bật về đa dạng sinh học,
là kho dự trữ tài nguyên vô giá của Tổ quốc. Vườn quốc gia Cát Tiên được tổ
chức UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của quốc tế và là
khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam [35, tr.510].
20


Nguồn lợi thực vật chủ yếu ở Tây Nam bộ là thực vật ưa nước. Trong đó
lúa nước chiếm vị trí chủ đạo, sau đó đến các loại khoai đậu, hoa màu. Cây ăn
trái có đến hàng trăm giống khác nhau. Lớp phủ thực vật tự nhiên ở khu vực
này chủ yếu là cỏ dại và các loài cây thuỷ sinh mọc ven sông như bần, ô rô, dừa
nước, điên điển, sậy, đế...Các vùng trũng ngập nước quanh năm như Đồng Tháp
Mười thì có bàng, năn, lác, lúa trời, sen, súng. Gần như trên các sông rạch đều
bắt gặp lục bình trơi khắp nơi, nhiều khi làm tắc nghẽn giao thông đường thuỷ.
Rừng ở Tây Nam bộ chủ yếu là rừng ngập nước. Rừng ngập mặn ven
biển chiếm diện tích đến 300.000ha, đứng hàng thứ ba trên thế giới. Rừng ở
Tây Nam bộ mang tính điển hình và có giá trị kinh tế cao so với rừng ngập mặn
ở Bắc Bộ. Cây mấm đen với trên nửa thân ngập trong nước khi triều lên, có
nhiệm vụ củng cố nền đất lỏng, mở đường cho cho các cây vẹt, tách. Cây đước
có bộ rễ to khỏe, rậm rạp, tán cây có đường kính 2-3m, cao 1-2m, ngăn chặn
các luồng sóng từ phía biển bào mịn đất liền và đồng thời giữ lại phù sa bồi tụ.
Cây đước là thành phần chính của rừng ngập mặn ven biển Tây Nam bộ,

đặc biệt là ở Cà Mau. Đây là loài cây ưa mọc trên đất phù sa cận sinh, nhất là
đất bùn mịn, có thuỷ triều lên xuống định kỳ, nước mặn hoặc lợ, khí hậu ấm áp.
Đước là sắc mộc có giá trị cao nhất ở rừng ngập mặn.Cây đước khi đã mọc
thành rừng thì khơng có một loại cây gì có thể chen vào sống chung được nên
rừng đước thường có sự phân chia lãnh địa riêng lẻ: đước ra đước, mắm ra
mắm, chà là ra chà là… chúng sống chung trong môi trường là đầm lầy ngập
mặn chứ không sống chung bên cạnh nhau. Đây cũng là điểm khác biệt của
rừng đước so với các loại rừng khác.
Chỗ đất đã tương đối ổn định, có nhiều chất hữu cơ, nước biển nhạt, là
nơi vơ số các lồi cây khác tranh nhau mọc như cốc, mấm trắng,ráng, vẹt dù,
sú, bần, chà là, dừa nước. Bên ngoài là mấm đen và đước. Sau cùng là rừng

21


tràm mọc thuần nhất và đều đặn trên thảm cây bụi như sậy, vốp, choại, năn [31,
tr.291-293].

Hình 1.1 Rừng đước Năm Căn (Cà Mau)

Theo tài liệu lưu trữ từ năm 1862-1931, hình thái rừng tràm chiếm gần
hết các tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu, Hà Tiên, Châu Đốc đến ranh giới tỉnh Cần
Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long. Trước những năm 1930, người ta chia vùng xuất
xứ của rừng tràm thành 3 vùng: rừng tràm miền Trung, rừng tràm Đồng Tháp
Mười và rừng tràm U Minh. Trong đó, rừng tràm U Minh đến năm 1930 có
142.520ha bao gồm các tỉnh Rạch Giá, Bạc Liêu, Hà Tiên. Hiện nay, vùng U
Minh ngày xưa là 2 khu vực tứ giác Long Xuyên và vùng bán đảo Cà Mau (U
Minh Thượng và U Minh Hạ) [60, tr.5-6].
Có ý nghĩa kinh tế nhất là các lồi động vật sinh sống dưới nước, đặc biệt
là tôm và cá. Trữ lượng cá vùng này lớn nhất nước, phân bố chủ yếu ở các khu

vực cửa sông và vùng vịnh Thái Lan. Riêng ở vùng vịnh Thái Lan, cá đáy
chiếm khoảng 600.000 tấn, chiếm 36% lượng cá đáy cả nước, cá nổi khoảng

22


275.000 tấn, chiếm 20% cá nổi cả nước, tơm có 25.000 tấn, chiếm khoảng 50%
trữ lượng tôm cả nước.
Đồng bằng sơng Cửu Long cũng là vùng có năng suất ngun sinh cao
nhất. Vùng cửa sơng Cửu Long có năng suất cao gấp 10 lần so với các vùng ven
biển khác trong toàn quốc.
Về động vật trên cạn, đáng chú ý nhất là các loài chim tự nhiên. Từ xưa
cho đến nay, ở đây đã hình thành những vườn chim độc đáo. Đây chính là hệ
sinh thái đặc trưng của vùng (cá-rừng-chim), tạo thành một trạng thái cân bằng
ổn định. Hiện nay vẫn còn những vườn chim tự nhiên như vườn: Ngọc Hiển,
Cái Nước, Vĩnh Lợi (Bạc Liêu, Cà Mau), vườn Cù Lao Đất (Bến Tre), vườn
chim U Minh, Giá Rai, Hồng Dân...[35, tr.538-539].
Ở đồng bằng sông Cửu Long, rừng ngập nước có tới 49 lồi thực vật, tạo
thành 12 quần xã thực vật, trong đó 4 quần xã ở bãi biển mới bồi và 6 quần xã
ổn định ở phía trong [45, tr.287].
Chỉ riêng hệ thực vật ở khu vực Đồng Tháp Mười đã có 112 họ với 540
lồi (khơng kể cây trồng): 10 họ khuyết thực vật (dương xỉ) với 15 lồi, 102 họ
thực vật hạt kín với 525 lồi. Cỏ và cói chiếm số lồi nhiều nhất với 138 loài.
Số loài cây bụi và cây gỗ là 66 lồi, cịn lại chủ yếu là cây thảo.
Riêng hệ thực vật thuỷ sinh (thực vật nổi) khá đa dạng, phong phú, mang
sắc thái riêng, điển hình nhất trong cả nước với 8 ngành tảo nước ngọt, có 503
lồi, thứ và dạng; trong đó có 272 lồi là thức ăn tự nhiên của tơm cá. Nhóm tảo
cố định đạm có 22 lồi [43,tr.33].
1.1.5.2 Động vật
Vào cái thuở cha ơng chúng ta đi khai hoang cách nay trên 300 năm,

vùng đất Nam bộ lúc ấy còn đầy cọp, sấu, voi, trâu rừng, trăn, rắn, rùa, muỗi,
vắt, đĩa...Đó là cái cảnh “dưới sơng sấu lội, trên rừng cọp um” hay “muỗi kêu
như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh”. Riêng nguồn lợi thuỷ sản là cá nước ngọt
23


(cá sơng) gồm 255 lồi, thuộc 130 giống, 45 họ, trong đó có 55 lồi có giá trị
kinh tế cao [45, tr.294].
Theo dự thảo quy hoạch tổng thể đồng bằng sơng Cửu Long (1993), thì ở
đây, động vật có số lượng nhiều nhất là loài và bộ chim (386 loài), kế đến là
lồi cá (260 lồi), lồi bị sát và động vật có vú (23 lồi) và lồi lưỡng cư (6
lồi) [43, tr.33].
Mekong là con sơng giàu cá tơm đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau
sông Amazon của Nam Mỹ. Ở khu vực hạ lưu sông Mekong thuộc Việt Nam có
hơn 1.200 lồi thuỷ sản, trong đó có hơn 60 lồi có giá trị kinh tế, tập trung ở
hai họ cá chép và cá tra (đây là vùng sản xuất cá da trơn lớn nhất thế giới), sản
lượng ước tính đến 2 triệu tấn/năm. Khu vực này đóng góp đến 85% tổng sản
lượng nội địa khai thác được của cả nước. Diện tích ni trồng thuỷ sản ao hồ
toàn khu vực khoảng 22.000ha.
1.2 Cư dân Nam bộ
Dưới thời các chúa Nguyễn Hoàng (1558-1613), Nguyễn Phúc Nguyên
(1613-1625), những lưu dân từ miền Trung đã đến tụ cư ở địa điểm đầu tiên của
Đồng Nai-Gia Định là Mơ Xồi (Bà Rịa), một địa điểm nằm trên trục giao
thông đường bộ từ Bình Thuận vào Nam. Họ quần cư trên các gị cao, gần sơng,
gần biển.
Cuối thế kỷ XVI- đầu thế kỷ XVII, người Việt đã định cư ở vùng đất
Nam bộ, hình thành nên những cộng đồng làng xã. Những người nông dân, ngư
dân nghèo bằng những chiếc thuyền nhỏ từ miền Trung họ đã men theo bờ biển
vào đến miền Đông Nam bộ khai khẩn những “ruộng núi” (sơn điền) và đến
miền Tây Nam bộ để làm “ruộng cỏ (thảo điền). Ở Đông Nam bộ, họ cư ngụ ở

Bà Rịa, Bàn Lân, Bến Gỗ, Bến Cá, cù lao Rùa, Tân Triều, cù lao Tân Chánh,
rạch Lá Buông...

24


Trong các thế kỷ XVII, XVIII, từ vùng đất địa đầu Bà Rịa, mang tính
“trung chuyển”, lưu dân người Việt lần lượt đến định cư và tiến hành khai khẩn
ở cửa sơng Sồi Rạp, bờ sơng Vàm Cỏ Tây, bờ bắc sông Tiền và các cù lao nơi
cửa sông Tiền. Họ định cư trên các giồng đất cao khá rộng lớn, không bị ngập
lụt, bao gồm Tân An với giồng Cai Yến, vùng Ba Giồng chạy thẳng đến Cai
Lậy, vùng Gị Cơng qua Chợ Gạo tới Mỹ Tho với giồng Gị Rùa, giồng Ơng
H, giồng Tháp, giồng Xe và những gị Bàn, gị Găng, gị Tre, gị Xồi. Địa
bàn khai phá của họ đến tận những dải đất ở vàm Rạch Gầm, Xoài Mút, cù lao
Bảo.
Vùng ven Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xun, các giồng đất phì
nhiêu, ít ngập lụt cũng được chú ý khai thác.
Ở Hà Tiên, người Việt là nhóm dân cư đơng nhất và đến sớm định cư ở
vùng này. Theo Hà Tiên hiệp trấn Mạc thị gia phả, vào năm 1671, khi Mạc
Cửu dựng nghiệp ở vùng đất này thì đã có đơng người Việt đến sinh
sống:”Người Việt, người Đường (Phúc Kiến), người Liễu (Quảng Đông) kéo
đến trú ngụ làm ăn, người đông ngày càng trù mật”.
Trong thế kỷ XVII, các chúa Nguyễn tích cực ra sức khẩn hoang, khai
điền, lập làng, đào mương kênh nên đã di dân ào ạt người Việt từ vùng Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên vào Nam bộ, đặc biệt là Tây Nam bộ.
Cuối thế kỷ này, dân cư người Việt ước tính 15 vạn người và phân bố trên toàn
vùng Nam bộ ngày nay. Các dân tộc như Mạ, Cơ Ho, Châu Ro, Stiêng ở Đông
Nam bộ cũng cộng cư gần gũi với người Việt.
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho một tướng cũ nhà Minh cùng
hơn 3.000 người và 50 chiến thuyền đến định cư ở miền Đông Nam bộ (Cù lao

Phố, nay là vùng Biên Hoà) do Trần Thượng Xuyên đứng đầu và Dương Ngạn
Địch đến khai phá vùng Mỹ Tho và Cao Lãnh. Nhiều người dân nghèo từ các
tỉnh ven bờ biển đông nam Trung Quốc (Triều Châu, Phúc Kiến, Quảng Đông,
25


×