Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

DẠY HỌC HỢP TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.74 KB, 14 trang )

DẠY HỌC HỢP TÁC
1. Khái niệm
1.1.Hợp tác
Hợp tác là (các cá nhân ) cùng làm cùng chia sẻ những khó khăn kinh
nghiệm qua đó giúp đỡ nhau để hồn thành cơng việc => đem lại lợi ích cho chính
mình và cho các thành viên khác trong nhóm.
1.2. Dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là một PPDH, trong đó giáo viên tổ chức lớp học thành
nhóm, GV giao nhiệm vụ và tổ chức cho HS làm việc; các thành viên trong nhóm
phải cùng nhau làm việc, thảo luận trao đổi ý kiến, quan điểm cùng nhau hợp tác
để giải quyết nhiệm vụ dạy học mà giáo viên đã giao để lĩnh hội kiến thức, nhằm
đạt được mục tiêu dạy học.
VD: Các HS trong một nhóm cùng thảo luận để nhận biết hình hộp chữ nhật và các
đặc điểm về đỉnh , mặt, cạnh thông qua phiếu học tập mà GV đã giao. Mỗi học
sinh sẽ được phân công nhiệm vụ khác nhau: người tìm đặc điểm về đỉnh; người
tìm đặc điểm về cạnh, mặt...
 Bản chất của dạy học hợp tác là huy động sức mạnh tập thể, giải quyết vấn
đề. Người ta thường sử dụng phương pháp dạy học hợp tác đối với nhũng
bài có kiến thức khó, có nhiều nhiệm vụ nhận thức hay bài có một số nội
dung có thể tạo điều kiện cho HS dễ gây tranh luận => đảm bảo tiến trình
dạy học.
2.Cơ sở khoa học của dạy học hợp tác
2.1.Thuyết học tập mang tính xã hội : Sự làm việc đồng đội
- Thuyết học mang tính XH được xây dựng trên nguyên tắc trẻ sẽ nổ lực với
những nhiệm vụ mà trẻ sẽ được khen thưởng sau khi hồn thành và sẽ khơng cố
gắng, nỗ lực đối với những việc mà trẻ không được khen hoặc bị chê.


- Khi các cá nhân làm việc với nhau cùng hướng tới mục tiêu chung vì sự
phụ thuộc lẫn nhau là trách nhiệm của mỗi cá nhân, của người này với người kia;
của cá nhân với nhóm ( vì cùng mục tiêu, nhiệm vụ chung) thúc đẩy họ hoạt động


tích cực hơn để giúp các thành viên trong nhóm và đồng thời cũng giúp chính bản
thân mình vươn đến thành cơng.
- Khi hoạt động theo nhóm, HS sẽ tìm cách giúp đỡ những thành viên yếu
kém trong nhóm, mọi người có xu hướng vươn đến sự thống nhất và các thành
viên trong nhóm sẽ được tơn trọng.
VD: Trong q trình làm việc cùng nhau, mỗi thành viên làm một nhiệm vụ,
có thể có một số HS gặp khó khăn trong việc giải quyết nhiệm vụ của mình; các
thành viên khác trong nhóm sẽ giúp đỡ, gợi ý bạn đó tìm ra hướng giải quyết =>
HS đó hiểu rõ bản chất của vấn đề hơn.
2.2.Thuyết Piaget: Sự giải quyết mâu thuẫn
- Bản chất của thuyết này là đưa trẻ vào những tình huống làm xuất hiện
mâu thuẫn.
GV sẽ tiến hành sắp xếp từng cặp HS có quan điểm đối lập nhau về cách giải quyết
vấn đề thành nhóm và yêu cầu từng cặp 2 HS này hoạt động cùng nhau, khi nào có
cùng ý kiến, quan điểm thì kết thúc hoạt động của bài học.
=> GV sẽ tiến hành kiểm tra từng thành viên trong nhóm, buộc thành viên đó phải
nêu được đáp án và con đường đi đến đáp án đó. Như vậy, HS sẽ dần phát hiện ra
những lỗ hỏng kiến thức của mình và ngày càng hồn thiện hơn.
2.3. Thuyết Vygotsky: Sự học tập tập thể
- Khi đặt HS vào hoạt động tập thể, các em sẽ hợp tác chung sức với nhau để
giải quyết nhiệm vụ, như vậy các em sẽ thể hiện được những ý kiến, quan điểm
cũng như cách nhìn nhận của riêng mình => tiếp thu kiến thức của HS sẽ nhanh
hơn và hoàn thiện hơn.
- Tình huống, nhiệm vụ mà GV đưa ra cho HS phaỉ nằm trong “vùng phát
triển gần nhất”, tức là những vấn đề mà GV đưa ra phải phù hợp với năng lực và


trình độ của HS, phải đảm bảo “tính vừa sức”. Nhiệm vụ nhận thức mà GV giao
cho các nhóm khơng nhất thiết phải giống nhau ( tùy vào năng lực và trình độ
nhận thức của từng nhóm HS mà GV có thể giao nhiệm vụ phù hợp).

Vùng phát triển gần nhất được hiểu là khi GV giao nhiệm vụ cho HS thì địi
hỏi HS phải suy nghĩ, tư duy cao độ hết sức mình thì mới có thể giải quyết được
nhiệm vụ đó, đạt được mục tiêu mà GV đề ra.
2.4.Thuyết khoa học nhận thức mới : Dạy lẫn nhau
- GV và HS cùng đóng vai trị là người dạy sau khi nghiên cứu tài liệu học
tập. GV sẽ làm mẫu đặt câu hỏi, cách tóm tắt... HS sẽ bắt chước cách thực hiện
của GV để áp dụng vào nhóm hợp tác của mình. Các thành viên trong nhóm tham
gia bình luận, nhận xét...
3.Vai trị trong dạy học hợp tác trong mơn tốn ở tiểu học
- Nâng cao kết quả học tập của HS: Các thành viên trong nhóm sẽ giúp đỡ
lẫn nhau, HS có khá giỏi sẽ giúp đỡ HS có năng lực trung bình và yếu => kết quả
học tập của các thành viên sẽ được nâng cao.
- Giúp HS nhận ra được sức mạnh đoàn kết: với ý tưởng “cùng bơi hoặc
cùng chìm” với nhau hơn là sản xuất ra những kẻ thắng người thua trong môi
trường học tập có tính ganh đua truyền thống.
VD: Khi nhận nhiệm vụ mà GV giao thì tất cả các thành viên trong nhóm
cùng nhau nỗ lực đưa ra ý tưởng, suy nghĩ của bản thân để đi đến kết luận chung
=> hồn thành nhiệm vụ được giao ( khơng có sự phân biệt giữa các thành viên
trong nhóm về học lực, điều kiện xã hội... các thành viên có sự tôn trọng ý kiến lẫn
nhau).
- Giúp HS phát huy được tính chủ động sáng tạo phát triển năng lực tư duy:
tạo điều kiện cho HS cùng tham gia vào các hoạt động học tập.
- Phát triển năng lực giao tiếp ,rèn luyện tinh thần hợp tác , tăng cường sự tự
tin cho HS: qua sự trình bày ý kiến, thảo luận và nhận xét. Từ đó nhằm tăng cường


sự tự tin, trách nhiệm của cá nhân trong tập thể, tạo nên ý thức cộng đồng, tính kỉ
luật.
- Giúp HS năng động , linh hoạt, thích ứng nhanh với những tình huống
trong cuộc sống.

 Nhược điểm:
- Lớp học ồn ào, lộn xộn.
- Hoạt động học tập nhóm phụ thuộc vào các hoạt động của các thành
viên => đòi hỏi tất cả các thành viên phải hợp tác tích cực với nhau.
- Khó lựa chọn nột dung dạy học phù hợp.
- GV khó bao quát lớp học trong trường hợp lớp học đông quá.
- HS dễ ỷ lại, dựa dẫm vào nhau.
4.Đặc điểm của dạy học hợp tác
4.1. Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực
Kết quả của mỗi thành viên trong nhóm ảnh hưởng đến kết quả chung của
nhóm .Để tạo ra một sự hợp tác thì mỗi thành viên phải có sự phụ thuộc lẫn nhau ,(
mục đích, nội dung bài học, khen thưởng, vai trị , mơi trường học tập ) một cách
tích cực .
Ngun tắc này là điểm cốt yếu của học tập hợp tác. Khơng có sự phụ thuộc
lẫn nhau một cách tích cực thì cũng khơng có sự hợp tác.
4.2.Thể hiện rõ trách nhiệm của cá nhân và của nhóm
 Đối với các nhân:
+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần làm bài
tập chung của cả nhóm.
+ Cá nhân phải ý thức được trách nhiệm của mình, khơng dựa dẫm
vào người khác.
 Đối với nhóm:


+ Phải đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng các nhân, nội dung công việc
tránh ôm đồm hoặc quá mơ hồ.
+ Nhóm phải theo dõi q trình thực hiện để thấy sự nỗ lực cần thiết
của các cá nhân.
4.3.Rút kinh nghiệm của nhóm
- Việc rút kinh nghiệm của nhóm là một hoạt động học tập cộng tác bao gồm 2 hoạt

động đánh giá cá nhân và đánh giá nhóm.
- Đây là thời điểm mà mỗi cá nhân và nhóm nhìn lại kết quả hoạt động của mình,
sự hợp tác giữa các thành viên và có được những kinh nghiệm cho những lần hợp
tác sau.
4.4.Rèn luyện kĩ năng hợp tác
- Thực tế đa phần HS thiếu kĩ năng hợp tác ở ngồi XH nói chung và trong hoạt
động học tập nói riêng các em chưa biết cách để hợp tác với nhau. Vì vậy rèn luyện
kĩ năng này trở thành một thói quen, kĩ năng sống cho HS là một yếu tố rất cần
thiết.
- Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải có thời gian và có được quy trình hoặc nhu
cầu cao ở các em.
4.5.Sự hợp tác diễn ra trong suốt q trình hoạt động nhóm
Q trình hoạt động nhóm tồn tại khi các thành viên trong nhóm thảo luận
đến khi họ đã đạt được mục tiêu và duy trì hiệu quả của các mối quan hệ hợp tác.
5.Nhóm học tập hợp tác
Khái niệm
Nhóm gồm nhiều HS nhận một nhiệm vụ giống nhau , cùng đóng góp ý kiến
giúp đỡ lẫn nhau , tìm ra vấn đề cùng giải quyết nhiệm vụ chung .
Đặc điểm :
+ Kích thích động cơ học tập của các thành viên ở mức độ tối đa cùng tham
gia dựa vào khả năng của mỗi cá thể.


+ Các HS trong nhóm tự gắn bó với nhau có trách nhiệm để hồn thành
cơng việc .
+ Khuyến khích chia sẻ giúp đỡ động viên để thực hiện được sản phẩm hợp
tác: các thành viên trong nhóm ln động viên, giúp đỡ nhau cùng nhau nỗ lực để
giải quyết nhiệm vụ nhất là những nhiệm vụ khó
+ Thành viên trong nhóm học tập được các kĩ năng xã hội, kĩ năng làm việc
và sử dụng các kĩ năng đó vào công việc: sau khi hợp tác làm việc với nhau thì các

thành viên trong nhóm sẽ học được các kĩ năng để ứng dụng vào trong học tập và
cuộc sống.
6. Phân biệt dạy học theo nhóm và dạy học hợp tác
- Tư tưởng dạy học => Phương pháp dạy học => Hình thức dạy học => Biện pháp
dạy học.
- Dạy học theo nhóm là dạy hợp tác. Nhưng dạy học hợp tác khơng phải là dạy học
theo nhóm.
Dạy học theo nhóm
- Dạy học theo nhóm là một hình
thức dạy học.
- Diễn ra trong từng giai đoạn,
không liên tục.
- Diễn ra trong phạm vi hẹp: cá
nhân – cá nhân trong nhóm; cá
nhân – giáo viên; nhóm – giáo
viên.

Dạy học hợp tác
- Dạy học hợp tác là một phương
pháp dạy học.
- Diễn ra liên tục trong suốt tiết
học.
- Diễn ra trong phạm vi rộng hơn,
nhu cầu hợp tác và các dạng hình
thức phong phú hơn: cá nhân – ca
nhân; cá nhân – nhóm; nhóm –
GV, nhóm – nhóm; cá nhân nhóm
này với nhóm kia...

7. Yêu cầu khi vận dụng dạy học hợp tác :

+ Khai thác tốt nội dung dạy học và dự tính các năng lực cá nhân của HS.


+ Tình huống hợp tác phải phù hợp với nội dung bài dạy với trình độ nhận
thức của HS, đảm bảo tính logic của các kiến thức trong mơn học.
+ GV phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của từng HS: nắm được những đặc
điểm của từng đối tượng HS, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm, bởi khi
các thành viên trong nhóm xích mích với nhau thì đó chính là lí do của một nhóm
hợp tác hoạt động khơng hiệu quả.
+ Phải có sự tham gia tích cực của các đối tượng HS ,GV phải thiết kế các
nhiệm vụ nhằm tạo ra sự linh hoạt trong vai trị của mỗi cá nhân trong nhóm
+ GV phải thường xuyên theo dõi ,giám sát, và điều chỉnh những sai sót
trong q trình học tập của HS.
+ Tạo khơng khí học tập cởi mở khuyến khích các ý tưởng sáng tạo .
8. Vận dụng dạy học hợp tác trong mơn tốn ở tiểu học
8.1. Quy trình
Bước 1 : Thiết kế nhiệm vụ học tập cụ thể
- Xác định mục tiêu bài học: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Lựa chọn nội dung : nộ dung thích hợp có tác dụng hình thành nhu cầu hợp
tác, kích thích tranh luận trong tập thể.
- Thiết kế tình huống và dự kiến hướng giải quyết của học sinh: tình huống
phải có tác dụng gợi ra vấn đề, nhiệm vụ vừa sức với HS, có nhu cầu hợp tác
với nhau.
- Chuẩn bị những câu hỏi phụ gợi ý: gợi ý HS giải quyết vấn đề.
Bước 2: Tổ chức nhóm học tập
- Chia nhóm: tùy vào số lượng HS, thời gian, nội dung bài học.
- Tổ chức vị trí ngồi của học sinh: bố trí các thành viên trong nhóm ngồi gần
nhau để dễ dàng cho công việc chia sẻ tài liệu, trao đổi với nhau bằng ánh
mắt.



- Giao nhiệm vụ cho nhóm : Xác định mục tiêu cụ thể và quy định thời gian
làm việc nhóm.
- Yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm.
HS phải tích cực chủ động, tư duy sáng tạo giải quyết tình huống GV đưa ra.
GV đưa ra những tiêu chí đánh giá.
Bước 3: Điều hành các họat động học tập hợp tác
Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm làm nhiệm vụ.
Các thành viên: thực hiện theo sự điều khiển của nhóm trưởng.
GV: quan sát, nắm bắt kịp thời thông tin ngược từ HS để kịp thời giúp đỡ,
khuyến khích và động viên HS.
Bước 4: Tổng kết đánh giá và rút ra kết luận
Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày.
Thảo luận chung: GV hướng dẫn HS phát hiện, nhận xét bổ sung đánh giá
hoặc sửa chữa những thiếu sót của nhóm bạn để hồn thiện kiến thức.
Giáo viên tổng kết và chốt lại kiến thức.
8.2. Ví dụ minh họa
Dạy học bài: “ Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tt)”
Bước 1: Thiết kế nhiệm vụ học tập cụ thể
- Xác định mục tiêu:
+ HS biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
+ Tính giá trị của biểu thức.
+ Rèn kỹ năng hợp tác, tăng tình bạn, phát huy năng lực cá nhân.
- Lựa chọn nội dung
Nội dung bài học này bao gồm: hướng dẫn cách giải các bài toán liên quan
đến rút về đơn vị và làm các bài tập vận dụng.


Trên cơ sở đó, chúng tơi lựa chọn nội dung: Nêu hướng giải quyết tiến hành
giải bài toán. Tổ chức hoạt động hợp tác nội dung này giúp HS vận dụng

kiến thức đã học để tìm tịi, khám phá kiến thức mới nhận ra sự khác biệt so
với bài đã học trước.
- Thiết kế tình huống hợp tác và dự kiến hướng giải quyết.
+ tình huống hợp tác:
GV tổ chức cho HS học tập hợp tác thông qua hai hoạt động giải bài tốn từ
đó nêu được cách giải chung các bài toán liên quan đến rút về đơn vị và trả
lời các câu hỏi gợi ý.
+ Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP 1
1. Điền số thích hợp vào chỗ chấm:
a) + Có 40 viên bi chia đều vào 4 hộp, mỗi hộp có.... ....viên bi.
+ Có 35 quả táo chia đều vào 5 dĩa, mỗi dĩa có....... quả táo.
b) + Có 40 viên bi, chia đều vào các hộp, mỗi hộp có 10 viên bi, số hộp cần
dùng là.... .. hộp.
+ Có 35 quả táo chia đều vào các dĩa, mỗi dĩa có 7 quả, số dĩa cần dùng
là.......... dĩa.

PHIẾU HỌC TẬP 2
2. Có cái ly xếp đều vào 5 hộp. Hỏi cần có bao nhiêu hộp như thế để đựng
12 cái ly?
......................................................................................................................
......................................................................................................................
+ Dự kiến hướng giải quyết:
......................................................................................................................
......................................................................................................................
.................................................................................................


Đối với phiếu học tập 1: HS đọc đề bài toán và điền vào phiếu học tập

a) + Mỗi hộp có 10 viên bi
+ Mỗi dĩa có 7 quả táo
b) + Số hộp cần dùng là 4 hộp
+ Số dĩa cần dùng là 5 dĩa

Đối với phiếu học tập 2: HS đọc phiếu và trả lời
Bài giải:
Số cái ly có trong 1 hộp là:
30 : 5= 6 ( cái )
Số hộp cần có để đựng 12 cái ly là:
12 : 6= 2 (hộp)
Đáp số: 2 hộp.
Bước 2: Tổ chức nhóm học tập hợp tác.
- Chia lớp thành nhóm 4 và nhóm 2
- Giao nhiệm vụ thơng qua 2 phiếu học tập thảo luận trong vịng 8-10p
- Tiêu chí thi đua: u cầu các nhóm xung phong trình bày  nhóm nào trình
bày tốt sẽ được thưởng hoa điểm tốt.
Bước 3: Điều hành các hoạt động học tập hợp tác: Nhóm trưởng điều khiển nhóm
thảo luận trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Gv hướng dẫn, nhắc nhở cách làm việc.
Bước 4: Tổng kết, đánh giá, rút ra kết luận
- Cử 2 nhóm lần lượt trình bày kết quả, thảo luận.
- u cầu các nhóm cịn lại nhận xét => GV nhận xét.


KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Bài: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tt)
I.

Mục tiêu
 Kiến thức: Giúp HS nắm rõ các bước để giải bài toán liên quan đến rút

về đơn vị.
 Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính tốn, vận dụng vào giải toán và phân biệt
với dạng toán trước.
 Thái độ: HS học tập tích cực.

II.

Đồ dùng dạy học
GV: bảng phụ, bút xạ, phiếu học tập
HS: vở, SGK

III.
1.
2.
-

3.

Hoạt động dạy – học

Hoạt động của GV
Ổn định lớp: cho HS hát.(1p)
Kiểm tra bài cũ: (4-5p)
Bài toán: 4 giỏ như nhau đựng 36
bông hoa. Hỏi 2 giỏ như thế đựng
bao nhiêu bông hoa? (biết rằng số
bông hoa trong mỗi giỏ là như
nhau) (GV treo bảng phụ).
Giáo viên nhận xét.
Dạy bài mới:

3.1 Giới thiệu bài mới (1p)
Cơ có bài tốn tiếp theo:
Tóm tắt:
36 bơng hoa: 4 giỏ
18 bơng hoa: ............giỏ?
Giải bài toán này bằng cách nào, bài

Hoạt động của HS

- Gọi 1 HS lên bảng trả lời, HS còn
lại nhận xét

- HS lắng nghe


học hơm nay cơ trị chúng ta cùng
giải quyết nhiệm vụ đó. Ta đi vào
bài mới: BÀI TỐN LIÊN QUAN
ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ (TT).
3.2 Dạy bài mới (13p)
Bài tập 1:
- Để giả quyết được bài tốn này,
trước hết cơ có bài tập sau các em
thảo luận nhóm đơi điền vào PHT
(phát PHT + bảng phụ câu 1a, 1b
cho 2 nhóm). Gọi 2 HS lên trình
bày => gọi HS nhận xét.
+ Câu 1a: Muốn biết mỗi hộp có
bao nhiêu viên bi hay mỗi dĩa có
bao nhiêu quả táo ta làm thế nào?

=> gọi 1 nhóm trả lời.
+ Câu 1b: Muốn biết cần dùng bao
nhiêu hộp, bao nhiêu dĩa ta làm như
thế nào?
Bài tập 2
- Bài tập 1 các em làm rất tốt, ta tiếp
tục sang bài tập tiếp theo.
+ Gọi 2 HS đọc đề bài 2 ( GV treo
bản phụ)
+ Bài tốn cho chúng ta biết gì?
+ Bài tốn hỏi ta điều gì?
 GV viết tóm tắt bài tốn lên
bảng.
- Muốn biết được 12 cái ly đựng
trong bao nhiêu hộp trước hết ta

- HS thảo luận trong 3p

- Đại diện nhóm trả lời: ta lấy 40 :
4 hay 35 : 5

- Ta thực hiện phép tính chia 40: 10
hay 35 : 7

- 2 HS đọc đề
- Có 30 cái ly xếp đều vào 5 hộp
- Hỏi cần có bao nhêu hộp như thế
đề đựng được 12 cái ly.
- Biết 1 hộp đựng được bao nhiêu
cái ly. Ta làm phép tính 30 : 5



phải biết gì trước? Làm thế nào để
biết được 1 hộp đựng được bao
nhiêu cái ly?
+ Biết được số ly trong 1 hộp ta làm
thế nào để tìm được số hộp đó?
+ Các nhóm thảo luận điền vào
PHT (đưa bảng phụ cho 1 nhóm
làm để đính lên bảng).
+ Để giải bài tốn này chúng ta thực
hiện 2 bước tính: bước 1 là bước rút
về đơn vị; bước 2 là bước tìm số
phần cùng chứa 1 giá trị như nhau.
Bài tập ban đầu:
- Quay lại bài toán ban đầu( gỡ bảng
phụ bài 1a, b dán tóm tắt đề
tốn lên bảng)
+ Bạn nào có thể xung phong lên
bảng giải bài tốn này cho cô, các
bạn làm bài vào vở nháp cho cô.
+ Em hãy nêu cách làm của bài tốn
này cho cơ.

+ GV nhận xét.
- Qua cách giải của những bài toán
trên em nào có thể nêu lại cho cơ
giải 1 bài toán liên quan đến rút về
đơn vị gồm mấy bước. Bước 1 ta sẽ
làm gì? Bước 2 làm gì?

- Từ bài giải của bài toán ( giới thiệu
bài) và bài toán (KTBC), em hãy

- Lấy 12 cái ly chia cho số ly trong
1 hộp.
- HS thảo luận 4p, đại diện nhóm
trình bày, nhận xét.

- 1 HS lên bảng làm bài

- Để giải bài tốn này có 2 bước,
bước 1 tính số bơng hoa có trong
1 giỏ. Bước 2 tính só giỏ cần để
đựng 18 bông hoa.
- 2 bước. Bước 1 là bước rút về
đơn vị. Bước 2 tìm số phần cùng
chứa 1 giá trị như nhau.


chỉ ra điểm giống và khác nhau của
2 dạng bài toán liên quan đến rút về
đơn vị.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét về tiết học
- Tuyên dương HS

- Giống: Bước 1 là bước rút về đơn
vị;
- Khác : + bài tốn KTBC: bước 2
thực hiện phép tính nhân.

+ bài tốn giới thiệu bài:
bước 2 thực hiện phép tính chia.

- HS lắng nghe.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×