Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Giai an My thuat Lop 5 20112012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.09 KB, 73 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài 1- Thường thức mỹ thuật</b>


<b>XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ</b>


<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm và biết vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc
Vân.


Kỹ năng: nêu được ý kiến của cá nhân về tác giả, tác phẩm.
Thái độ: cảm nhân được vẻ đẹp của tranh.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: Tranh phiên bản Thiếu nữ bên hoa huệ (khổ 28cm x 40cm); Các tranh Thiếu
nữ bên hoa sen, Bừa trên đồi, Thuyền trên sông Hương, Đốt đuốc đi học, Buổi trưa
in trong SGV và tranh Nghỉ chân bên đồi in trong SGK. Phiếu thảo luận (3 nhóm)
HS: Sưu tầm tranh của hoạ sĩ (mỗi nhóm 1 tranh); SGK, bút viết, ngồi theo nhóm.
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(3 phút)


Yêu cầu các nhóm nhận xét
tranh sưu tầm của mình



Nhận xét về: hình ảnh, bố cục,
màu sắc; nêu cảm nhận riêng.


HĐ1: Giới
thiệu vài nét
về hoạ sĩ Tô
Ngọc Vân.


(10 phút)


- Giao việc:


Nhóm 1: Nêu tóm tắt tiểu sử
hoạ sĩ Tơ Ngọc Vân.


Nhóm 2: Nêu q trình tham gia
cách mạng của hoạ sĩ.


Nhóm 3: Nêu tên những tác
phẩm của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân
mà em biết.


- Tổ chức các nhóm trình bày
và nhận xét, bổ sung.


Các nhóm trưởng điều hành cơng
việc thảo luận, ghi chép, trình
bày.


HĐ2: Xem


tranh Thiếu


- Giao việc: Các nhóm thảo luận dựa vào quan
sát tranh phiên bản gắn trên bảng


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

nữ bên hoa
huệ.


( 12 phút)


Nhóm 1: Nhận xét về bố cục,
hình ảnh.


Nhóm 2: Nhận xét về màu sắc.
Nhóm 3: Nhận xét về chất liệu
và cảm nhận về tranh.


- Tổ chức các nhóm trình bày.
Nhận xét, nêu bật trọng tâm nội
dung tranh và vẻ đẹp nghệ
thuật.


- Kết luận: Đây là một bức
tranh đẹp nổi tiếng của hoạ sĩ.
Hiện nay phiên bản của nó được
lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật
Việt Nam.


lớp.



HĐ3: Xem
thêm tranh
của hoạ sĩ
Tô Ngọc
Vân.


(8 phút)


Hướng dẫn HS nhận xét dựa
trên các nội dung chính: hình
ảnh, bố cục, màu sắc và nêu
cảm nhận.


HS quan sát và nhận xét tranh
gắn trên bảng(khơng chia
nhóm).


Quan sát tranh và thi đua phát
biểu.


HĐ4: Nhận
xét giờ học.


(2 phút)


- Nhận xét chung.


- Biểu dương các cá nhân và
nhóm tích cực hoạt động có
hiệu quả và nhắc nhở HS chưa


nhiệt tình tham gia thảo luận.
- Dặn dị chuẩn bị hoạ cụ học vẽ
trang trí (bài 2)


- Tham gia nhận xét.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Bài 2 - Vẽ trang trí</b>


<b>MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ</b>


<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS biết sơ lược về vai trò, ý nghĩa của màu sắc trong trang trí. Biết
cách sử dụng màu trong các bài thực hành trang trí.


Kỹ năng: HS vẽ được màu có hồ sắc theo ý thích vào bài thực hành.
Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của sự phối màu hợp lý trong bài vẽ.
<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: Đồ vật được trang trí (khăn trải bàn, khay đựng chén, quạt giấy, viên gạch
hoa)


Bài trang trí (hình vng, hình trịn, hình chữ nhật)
Hộp màu bột, nước sạch, bút lông, paleter, giấy A3.
HS: SGK, giấy A4, sáp màu, chì, tẩy, thước kẻ.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>



Giới thiệu
bài


(2 phút)


Gợi ý HS nhận xét các đồ vật
và các bài trang trí.


Rút ra kết luận: Màu sắc làm cho
đồ vật cũng như các bài trang trí
đẹp hơn; Có thể vẽ trang trí bằng
nhiều loại màu.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(5 phút)


- Cố định các bài trang trí lên
bảng lớp. Gợi ý HS nhận xét.


- Kể tên các màu.


- Hoạ tiết giống nhau và bằng
nhau được vẽ cùng màu.


- Màu nền khác màu các hoạ tiết.
- Độ đậm nhạt của màu sẳc trong
các bài trang trí khơng giống
nhau.



- Trong một bài trang trí chỉ nên
dùng 3-5 màu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đậm, có nhạt kết hợp hài hồ và
làm nổi bật phần trọng tâm.
HĐ2: Cách


vẽ màu
(6 phút)


Thị phạm: tạo dáng và vẽ màu
một cái quạt nan.


(chú trọng phần pha màu và đặt
màu vào các mảng hình)


Theo dõi cách vẽ màu. Liên hệ
với kiến thức đã biết từ lớp 4: qui
luật sắp xếp hoạ tiết, màu sắc,
yêu cầu vẽ màu cho các hoạ
tiết,...


HĐ3: Thực
hành


(17 phút)


- Yêu cầu HS tự trang trí một
đường diềm có chiều rộng 6cm


trên khổ giấy A4 tại lớp. Thực
hiện theo nhóm nhỏ 3 em/
nhóm.


- Quan sát và gợi ý thêm với
các nhóm gặp khó khăn về thực
hành.


Chọn bạn lập nhóm cùng sở thích
và làm bài theo hướng dẫn của
GV.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(4 phút)


- Gắn các bài vẽ lên bảng.
- Tổ chức nhận xét.


- Bổ sung nhận xét và đánh giá.
- Khen ngợi HS tích cực và có
bài vẽ đẹp.


Trọng tâm cần nêu:


- Bài em thích nhất và lý do
( chọn màu, sắp đặt các màu cạnh
nhau, đậm nhạt, cảm nhận qua
màu sắc)



- Bình chọn bài tốt và xếp loại.


- Biểu dương bạn có thành tích
tốt.


Nhận xét giờ
học, dặn dò


(1phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>Bài 3 - Vẽ tranh</b>

<b>ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM</b>


<b>I.Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS biết chọn hình ảnh đẹp về nhà trường để vẽ tranh; biết cách vẽ tranh
theo trình tự, rõ chủ đề.


Kỹ năng: HS vẽ được tranh đúng đề tài nhà trường theo khả năng của mình.


Thái độ: HS cảm nhận được vẻ đẹp của tranh đề tài trường em và năng cao ý thức
giữ gìn trường lớp sạch đẹp.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: Tranh trong SGK, SGV và 4 tranh chọn trong bộ ĐDDH.
Minh hoạ cách vẽ.


HS : Giấy A4, màu, chì và chọn bạn vẽ cùng sở thích ( nhóm 2-3 người).
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>



<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


( 2 phút)


Bắt nhịp bài hát Em yêu trường
<i><b>em</b></i>


Hát tập thể 1 lượt.


HĐ1: Tìm,
chọn nội
dung đề tài


(4 phút)


- Giao việc: nhóm 1+2 nhận xét
tranh trong SGK; nhóm 3+4
nhận xét tranh trong Vở tập vẽ.
- Bổ sung, nhấn mạnh về bố cục
và cách lựa chọn hình ảnh.
- Gợi ý cá lớp nhận xét 4 tranh
gắn trên bảng.


Trọng tâm:



- nêu các hình ảnh chính, phụ;
- cách sắp xếp hình ảnh, màu sắc.
- cảm nhận về bức tranh.


HĐ2: Cách
vẽ tranh


( 5 phút)


- Yêu cầu HS nêu trình tự vẽ
một tranh đề tài.


- Minh hoạ 1 tranh ( giờ ra
chơi).


Nêu được các bước chính:
- chọn hình ảnh, chọn cách sắp
xếp;


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- vẽ thêm hình ảnh khác phù hợp;
- chọn và vẽ màu.


HĐ3: Thực
hành.


(18 phút)


- Tổ chức HS vẽ theo nhóm nhỏ
cùng sở thích (2,3 em/nhóm).


- Gợi ý thêm với các nhóm cịn
lúng túng khi chọn nội dung và
thể hiện.


- Chọn bạn vẽ, thảo luận và thể
hiện.


- Vẽ xong gắn bài vẽ lên bảng.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức gắn bài vẽ lên bảng.
- Hướng dẫn HS nêu nhận xét.


- Bổ sung ý kiến và kết luận ,
xếp loại bài vẽ.


- Khen ngợi nhóm hoạt động
hiệu quả nhất.


Trọng tâm: cách chọn nội dung;
cách thể hiện đề tài (bố cục, tạo
dáng,hình ảnh động, vẽ màu có
đậm nhạt, ...)


- Tham gia bình chọn, xếp loại
bài vẽ.



- Biểu dương nhóm hoạt động tốt
và có bài vẽ đẹp.


Kết thúc
(1 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Bài 4 - Vẽ theo mẫu</b>


<b>KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU</b>


<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nhận biết cấu trúc của khối hộp và khối cầu; biết quan sát, so sánh
hình dáng chung của mẫu và hình dáng từng vật mẫu; biết cách vẽ mẫu có 2 vật
mẫu là khối hộp và khối cầu.


Kỹ năng: Vẽ được mẫu khối hộp và khối cầu (bố cục hợp lí, mơ tả được đặc điểm
mẫu, vẽ được 3 độ đậm nhạt).


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối qua phân tích cấu trúc và đậm nhạt;
biết quan tâm đến các đồ vật có dạng khối hộp và khối cầu.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Mẫu vẽ = khối hộp 20 x 20 x 20 (cm) & khối cầu R = 12 cm ( màu ghi
trắng, vải nền màu nâu nhạt).


- 1 bài vẽ khối hộp và khối cầu;
- Minh hoạ.



HS : Giấy vẽ 15cm x 20cm. Chì, tẩy.
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(2 phút)


Giới thiệu từng vật mẫu và gợi
ý HS gọi tên, lấy ví dụ các đị
vật có dạng tương tự.


Nhận biết tên vật mẫu và liên hệ,
lấy ví dụ.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Bày mẫu. Điều chỉnh hướng
ánh sáng.


- Gợi ý HS nhận xét mẫu. <sub>*Nhận ra được:</sub>


- Khối hộp có 6 mặt bằng nhau,
ta nhìn thấy 3 mặt; độ đậm nhạt ở


3 mặt khác nhau. Khối hộp có thể
nằm trong khung hình vng
hoặc hình chữ nhật tuỳ góc quan
sát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Gợi ý HS nhận xét bài vẽ.


đều thấy một nửa, chu vi là hình
trịn; độ đậm nhạt chuyển dần từ
chỗ đậm nhất đến nhạt nhất. Khối
cầu nằm trong khung hình vng.
*Nhận xét về khung hình mẫu và
từng vật mẫu; đặc điểm từng mẫu
và đậm nhạt trên các vật mẫu; bố
cục hình vẽ.


HĐ2: Cách
vẽ.


( 5 phút)


- Gợi ý HS nêu các bước tiến
hành và minh hoạ bảng.


Nêu được 5 bước vẽ:


- So sánh chiều ngang, chiều dọc
tồn bộ mẫu, phác khung hình
chung cân đối trên mặt giấy vẽ.
- Xác định vị trí từng vật mẫu, so


sánh các chiều dọc, ngang mỗi
vật và phác khung hình của
chúng.


- Xác định tỉ lệ các mặt khối hộp
và phác chu vi từng mặt của nó;
phác chu vi hình khối cầu bằng
các nét thẳng.


- Vẽ chi tiết.


- Tìm vị trí đậm nhạt trên mẫu và
vẽ đậm nhạt.


HĐ3: Thực
hành


(19 phút)


Quan sát và hướng dẫn thêm
với HS còn lúng túng.


Vẽ cá nhân.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Chọn 8 bài điển hình vẽ khá


và chưa đạt về bố cục, hình và
đậm nhật để gợi ý HS nhận xét.
- Bổ sung, đánh giá. Khen ngợi,
động viên và nhắc nhở HS cách
sửa những thiếu sót trong quan
sát, vẽ hình.


- Nhận xét giờ học, dặn dò:
chuẩn bị đủ đất nặn (bài tập
nặn)


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>Bài 5 - Tập nặn tạo dáng</b>
<b>NẶN CON VẬT QUEN THUỘC</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nhận biết hình dáng, đặc điểm, tư thế vận động của các con vật quen
thuộc. Biết cách nặn con vật dạng đơn giản.


Kỹ năng: Nặn được một con vật theo cảm nhận riêng.


Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ các con vật nuôi và giữ gìn vệ sinh
mơi trường học tập.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Đất nặn (thị phạm)


- ảnh chụp bài nặn của HS (bộ tranh ĐDDH) và ảnh chụp về gà, vit, trâu,
mèo.



HS : Đất nặn thủ công, bảng nặn, dao gọt, tăm tre.


<i>Lớp học có: xơ nước sạch và giẻ lau tay.</i>


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (2 phút)


Gợi ý HS nhận xét các con vật
qua ảnh chụp.


Nêu đặc điểm hình dáng, màu
sắc.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét các bài nặn
con vật qua ảnh chụp.


- Mở rộng , liên hệ.


- Nhận xét về: hình dáng , màu
sắc các phần của cơ thể con vật;


động tác, quan hệ giữa các con
vật trong nhóm bài nặn.


- Nêu ý tưởng: nặn gia đình con
vật; con vật và cảnh quan xung
quanh; ...


HĐ2: Cách
nặn


(5 phút)


- Giới thiệu có 2 cách nặn: nặn
từ 1 khối đất; chia khối đất
thành từng phần cơ thể rồi nặn
và ghép lại.


Theo dõi, nhận ra trình tự nặn:
- Chọn con vật định nặn, chọn
đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Thị phạm theo cách thứ 2. - Chia đất tương ứng với từng
phần cơ thể con vật.


- Nặn từng phần.


- Ghép lại và tạo dáng động.
- Vẽ thêm màu, nặn thêm cây, cỏ,
chuồng nuôi, ... và trưng bày.
HĐ3: Thực



hành


(18 phút)


Tổ chức thành các nhóm cùng
sở thích để nặn theo chủ đề.


Chọn bạn lập nhóm 3 - 5 người.
chọn chủ đề và phân công nặn
theo các bước hướng dẫn. Cử
người giới thiệu sản phẩm của
nhóm.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(6 phút)


- Tổ chức trưng bày sản phẩm
và giới thiệu.


- Tổ chức nhận xét, bổ sung,
động viên và đánh giá.


- Nhận xét giờ học. Khen ngợi
các cá nhân tích cực.


- Dặn dị HS : xé dán hình con
vật và Vở tập vẽ (tr. 11)



- Trưng bày, giới thiệu.


- Tham gia nhận xét, đánh giá sản
phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Bài 6 - Vẽ trang trí</b>


<b>VẼ HOẠ TIẾT ĐỐI XỨNG QUA TRỤC</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nhận biết được các hoạ tiết trang trí có dạng đối xứng qua 1 hay
nhiều trục; biết cách vẽ hoạ tiết có dạng đối xứng qua trục.


Kỹ năng: Vẽ tiếp được hoạ tiết ở tr. 13 Vở tập vẽ và vẽ màu theo ý thích ( hình vẽ
tương đối cân xứng, có đặc điểm gần giống phần hình tương ứng đã vẽ ở bên trái
trục)


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hoạ tiết trang trí.
<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Sử dụng hình in trong SGK ( tr.18,19) để giới thiệu.


- Bộ hình cắt rời giấy màu các hoạ tiết trong một hình vng (ĐDDH tự
làm).


- Hình vẽ 4 hoạ tiết rời : đối xứng và không đối xứng ( vẽ chung trên giấy
A3).


- 3 bài vẽ của HS cũ.


- Minh hoạ.


HS : Vở tập vẽ, chì, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(1 phút)


- Giới thiệu 4 hoạ tiết vẽ rời. - Phân biệt được hoạ tiết đối xứng
và không đối xứng ( hình và màu
sắc).


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Bộ hình các hoạ tiết cắt rời:
gợi ý nhận xét.


- Gợi ý HS nhận xét tính đối
xứng của hoạ tiết in trong Vở
tập vẽ.



- Nhận thấy: hoạ tiết đối xứng
qua 1 hay nhiều trục.


- Tìm ra các trục đối xứng của
mỗi hoạ tiết và sự cân xứng của
các phần hoạ tiết được vẽ đối


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Giới thiệu 3 bài vẽ của HS cũ.


xứng nhau qua trục.


- Cần vẽ như bài có cách vẽ đúng.
HĐ2: Cách


vẽ


(5 phút)


- Yêu cầu HS đọc nội dung
trong SGK (tr. 19).


- Minh hoạ bảng.


Đọc và đối chiếu với các bước
GV vẽ trên bảng.


HĐ3: Thực
hành


(19 phút)



Quan sát và gợi ý thêm cho HS
cịn gặp khó khăn.


Vẽ cá nhân, thực hiện với hình in
trong Vở tập vẽ tr. 13.


HĐ 4; Nhận
xét, đánh giá


( 4 phút)


- Chọn 6 bài đại diện để gợi ý
HS nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và xếp loại
bài đã hoàn thành tại lớp.
- Khen ngợi HS có nhiều cố
gắng và bài vẽ đẹp.


- Nhận xét về hình, màu.


- Chọn ra bài khá nhất. Tham gia
đánh giá.


- Biểu dương bạn có kết quả khá.


Kết luận,
dặn dò



(2 phút)


- Nhận xét giờ học.


- Hướng dẫn HS vẽ chậm cách
tiến hành vẽ tiếp và hoàn thành
bài ở nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Bài 7 - Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI AN TỒN GIAO THƠNG</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS biết về an tồn giao thơng và biết lựa chọn nội dung để vẽ tranh.
Kỹ năng: Vẽ được tranh về an tồn giao thơng phù hợp với khả năng.


Thái độ: Có ý thức tự giác chấp hành Luật giao thơng.
<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Các hình in trong SGK và Vở tập vẽ.
- 1 tờ tranh về ATGT trong bộ tranh TTMT.
- 2 bài vẽ của HS.


HS : Giấy A4, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>



Giới thiệu
bài


(1 phút)


Nêu các gợi ý cho HS tìm hiểu
về việc tham gia giao thông
hằng ngày.


Nêu được: đối tượng tham gia
giao thông, các phương tiện, qui
tắc đi trên đường, ...


HĐ1: Tìm,
chọn nội
dung đề tài


(5 phút)


- Gợi ý HS nhận xét các tranh
in trong SGK và trong Vở tập
vẽ.


- Gợi ý HS nhận xét tranh trên
bảng.


- Mở rộng nội dung đề tài.


- Nêu được: các hình ảnh, sắp xếp
bố cục, màu sắc, cách chọn nội


dung thể hiện, cảm nhận.


- Nhận ra cách chọn hình ảnh, bố
cục, cách dùng màu.


- Liên hệ , chọn nội dung định vẽ
tranh.


HĐ2: Cách
vẽ tranh


(4 phút)


- Gợi ý HS dựa vào tờ tranh
trên bảng , nêu các bước vẽ
tranh về ATGT.


- Chọn nội dung, hình ảnh, cách
sắp xếp các hình ảnh;


- Phác các mảng hình ảnh;
- Vẽ hình ảnh;


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Giới thiệu 2 bài vẽ của HS cũ.


- Chọn và vẽ màu.


HĐ3: Thực
hành.



(19 phút)


- Tổ chức cho lớp vẽ theo nhóm
nhỏ (3 HS / nhóm).


- Gợi ý thêm với các nhóm gặp
khó khăn chọn nội dung.


Chọn bạn vẽ cùng sở thích. Thảo
luận và làm bài vẽ trên giấy A4.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức trưng bày kết quả và
nhận xét.


- Bổ sung, đánh giá.


- Khen ngợi, động viên HS. Gợi
ý cách điều chỉnh hình, màu
cho phù hợp.


- Trưng bày sản phẩm và giới
thiệu.


- Tham gia nhận xét, chọn bài khá
- Biểu dương nhóm có bài vẽ đẹp.



Kết luận
(1 phút)


- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò:


+ Tự vẽ một tranh khác vào
Vở tập vẽ, tr, 15.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Bài 8 - Vẽ theo mẫu</b>


<b>MẪU VẼ CĨ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nhận biết đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu; biết cách
vẽ mẫu có 2 đồ vật là dạng hình trụ và hình cầu.


Kỹ năng: Bố cục cân đối, vẽ được hình có đặc điểm gần giống mẫu.


Thái độ: Cảm nhận được bài vẽ đồ vật có bố cục hợp lí, hình giống mẫu và màu
sắc hài hồ.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Cốc nhựa 0,5 lít màu vàng + bát sứ màu trắng + vải nền màu nâu nhạt.
- Hình in trong SGK tr. 24&25.


- Minh hoạ bảng.



HS : Giấy vẽ 15 x 20 (cm), chì mềm ( có thể vẽ màu).
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(1 phút)


Bày mẫu, gợi ý HS nhận xét Nhận biết mẫu vẽ: 2 vật mẫu,
màu của mẫu và màu nền, hướng
sáng.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét ảnh chup
các đồ vật in trong SGK, tr.24.


- Gợi ý nhận xét mẫu vẽ.


- Nhận ra các đồ vật có dạng hình
trụ, hình cầu. Màu sắc, hình dáng,
kích thước, ...



- So sánh vị trí, hình dáng, kích
thước, màu sắc và đậm nhạt theo
các góc nhìn khác nhau.


HĐ2: Cách
vẽ


(4 phút)


- Yêu cầu HS đọc mục 2, tr.25
SGK .


- Minh hoạ.


- Đọc và xác định các bước vẽ
theo các hình in ở tr.25.


- Theo dõi các bước vẽ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

hành


(20 phút)


trúc mẫu trước khi vẽ. Chọn bố
cục phù hợp với trang giấy.


và vẽ phù hợp với khả năng.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá



( 5 phút)


- Chọn 6 bài đại diện nhất để tổ
chức HS nhận xét.


- Bổ sung nhận xét và đánh giá
bài vẽ cho cả lớp.


- Khen ngợi HS có nhiều cố
gắng và có bài vẽ khá.


- Tham gia nhận xét.


- Bình chọn bài vẽ khá và tham
gia xếp loại bài.


- Biểu dương bạn học tích cực,
bài vẽ đẹp.


Kết luận
(1 phút)


- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò:


+ Quan sát các đồ vật ở gia
đình có dạng hình trụ, hình cầu;
+ Tập bày mẫu và vẽ vào Vở
tập vẽ đồ vật dạng hình trụ và


hình cầu em thích nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Bài 9 - Thường thức mỹ thuật</b>


<b>GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS làm quen với nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam.


Kỹ năng: Tập phân tích hình tượng, bố cục, chất liệu và màu sắc của một số tác
phẩm điêu khắc cổ.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm điêu khắc
cổ Việt Nam. Biết trân trọng và có ý thức giữ gìn các di sản văn hố dân tộc.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - ảnh chụp in trong SGK,SGV và Vở tập vẽ;


- ảnh chụp về tượng ( bộ tranh ảnh TTMT ) và 1 tranh chân dung.
- 4 phiếu thảo luận.


HS : SGK, Vở tập vẽ, ngồi theo 4 nhóm.
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài



(3 phút)


Gắn tranh chân dung và ảnh
chụp tượng lên bảng và gợi ý
HS nhận xét.


So sánh: tranh, ảnh thể hiện trên
mặt phẳng; phù điêu chạm , đắp
nổi trên mặt vật khác; tượng là
khối trịn có thể nhìn, sờ được cả
mặt trước và mặt sau.


HĐ1: Vài
nét về điêu
khắc cổ


(10 phút)


- Hướng dẫn HS đọc nội dung
1,tr.27 SGK , thảo luận và trả
lời các câu hỏi:


+ Điêu khắc cổ có gì khác với
điêu khắc hiện đại ngày nay?


+ Điêu khắc cổ thường thấy ở
đâu?


<i><b>Hoạt động theo 4 nhóm.</b></i>



N1- Điêu khắc cổ có từ thời xa
xưa do các nghệ nhân dân gian
sáng tạo ra; điêu khắc hiện đại có
tác giả cụ thể.


N2- Điêu khắc cổ thường thấy ở
đình, chùa , đền, miếu, lăng tẩm.


<i>Ngày soạn : 16/10/2011</i>
<i>Tuần giảng : 09</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Nội dung đề tài điêu khắc cổ
phản ánh những vấn đề gì?


+ Điêu khắc cổ thường làm từ
những chất liệu gì?


- Bổ sung các ý HS nêu chưa đủ
và mở rộng thêm nội dung.


N3- Đề tài điêu khắc cổ chủ yếu
phản ánh về tín ngưỡng và đời
sống xã hội thời xưa.


N4- Tượng và phù điêu cổ thường
làm từ gỗ, đá, đất nung, đồng, vôi
vữa.


HĐ2: Một số


tác phẩm
điêu khắc cổ
Việt Nam
nổi tiếng


(13 phút)


* Tượng cổ.


Gợi ý HS nhận xét các pho
tượng qua ảnh chụp in trong
SGK và Vở tập vẽ.


* Phù điêu:


Gợi ý HS nêu nhận xét nội dung
của các bức phù điêu qua ảnh
chụp in trong SGK và Vở tập


- Phật Adiđà ở chùa Phật Tích
(Bắc Ninh) tạc bằng đá xanh, cao
2,7m. Diễn tả Đức Phật ngồi xếp
bằng trên đài sen, vẻ uy nghi,
nhân từ,thanh thản; 2 tai to dầy và
dài như để nghe thấu mọi điều
trong nhân gian.


- Phật Bà Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc
Ninh) bằng gỗ, sơn thiếp vàng có


cấu trúc độc đáo: Phật Bà với
hàng nghìn bàn tay và nghìn con
mắt , thể hiện khả năng siêu
phàm, luôn giang tay cứu khổ
cứu nạn .


- Tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây
Phương (Hà Tây): bằng gỗ, sơn
nâu sẫm. Tư thế ngồi vững trên
núi cao, mắt dõi xuống dương
gian mà cảm thấu mọi điều hay
dở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

vẽ.


Bổ sung kịp thời các ý kiến
nhận xét của HS và kết luận cho
từng tác phẩm.


HĐ3: Nhận
xét, đánh giá


(6 phút)


- Nhận xét hoạt động của các
nhóm và cá nhân.


- Tổ chức bình chọn nhóm hoạt
động tích cực và có hiệu quả tốt
nhất, xếp loại cá nhâ và nhóm.


- Khen ngợi, động viên HS.


- Tham gia nhận xét.


- Tham gia bình chọn tập thể,


- biểu dương cá nhân có nhiều nỗ
lực học tập .


Củng cố,
dặn dò


(3 phút)


- Giảng giải cho HS thấy giá trị
văn hoá, giá trị nghệ thuật to
lớn của điêu khắc cổ Việt Nam.
- Gợi ý HS liên hệ với địa
phương và trách nhiệm của bản
thân đối với việc bảo tồn các di
sản văn hoá dân tộc.


- Chuẩn bị bài 10 (Vẽ trang trí):
thước kẻ, compa, chì, màu và
giấy A4 để vẽ theo nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Bài 10 - Vẽ trang trí</b>


<b>TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>



Kiến thức: HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục.


Kỹ năng: Vẽ được bài trang trí ( hình vng hoặc hình trịn) theo qui tắc trang trí
đối xứng qua trục.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của bài trang trí cân đối, màu sắc hài hồ; thêm
u thích nghệ thuật trang trí.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - 3 bài trang trí cơ bản (hình vng, hình trịn, hình chữ nhật).
- Minh hoạ bảng.


HS : Giấy vẽ theo nhóm (A4), Vở tập vẽ và SGK (để quan sát các hình trong bài).
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(2 phút)


Vẽ nửa quả táo lên bảng, yêu
cầu 1HS vẽ tiếp nửa còn lại sao
cho 2 nửa bằng nhau.



Nhận xét và rút ra: muốn đều,
bằng nhau cần phải dựa vào trục
đối xứng.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét các hình
1,2 và 3 tr.31&32 SGK.


- Gợi ý HS nhận xét các bài


*Nhận ra:


- Các hình được trang trí đối
xứng qua trục như hình vng,
hình trịn, hình chữ nhật;


- Trang trí đối xứng có thể theo 1
hoặc nhiều trục;


- Những hoạ tiết đối xứng qua
trục ln bằng nhau, giống nhau
về hình và màu sắc.


*Tìm ra các trục trong bài trang
trí



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

trang trí cơ bản.
HĐ2: Cách


trang trí đối
xứng


(5 phút)


Minh hoạ (với hình vng), u
cầu HS đọc nội dung


2,tr.33SGK


Nắm được: các bước tiến hành và
lưu ý các hình vẽ đối xứng nhau
luôn được vẽ cùng màu, cùng độ
đậm nhạt.


HĐ3: Thực
hành


(18 phút)


Tổ chức các nhóm vẽ và đặt
khn khổ hình trang trí:
- Hình vng: 14cm x 14cm.
- Hình trịn : R = 8cm.


Chọn bạn lập nhóm vẽ cùng sở
thích (3 -4 em / nhóm).



HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Gắn các bài vẽ lên bảng.
- Tổ chức nhận xét.


- Bổ sung, xếp loại bài vẽ.
- Động viên, khích lệ HS .


- Trưng bày sản phẩm.


- Thâm gia nhận xét, chọn bài vẽ
tốt nhất.


- Tham gia xếp loại bài vẽ.
- Biểu dương các nhóm có sản
phẩm đẹp.


Kết luận
(1 phút)


- Nhận xét giờ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Bài 11 - Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>



Kiến thức: HS biết chọn nội dung phù hợp với khả năng để vẽ được tranh về đề tài
Ngày NGVN.


Kỹ năng: Vẽ được tranh rõ nội dung, màu sắc tương đối hài hoà.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh về mái trường và thầy cô, bạn bè; thêm
trân trọng những kỷ niệm đẹp ở nhà trường.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - 3 tranh (bộ tranh TTMT) về đề tài nhà giáo;
- Hình hướng dẫn cách vẽ ( bộ tranh ĐDDH);
- 3 bài vẽ của HS cũ.


HS : Giấy vẽ A4, màu ( chuẩn bị theo nhóm 4 người/bài).
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (2 phút)


Bắt nhịp hát tập thể một lượt. Bài "Em yêu trường em".


HĐ1: Tìm,
chọn nội
dung đề tài



(4 phút)


- Gợi ý HS tả lại một hoạt động
kỷ niệm Ngày NGVN của
trường


- Giới thiệu lần lượt các tranh
đã chuẩn bị, gợi ý HS nhận xét.


- Hướng dẫn HS nhận xét các
tranh in trong Vở tập vẽ và
SGK.


- Nhớ lại kỷ niệm sâu sắc nhất.


- Nêu được: nội dung, hình ảnh,
bố cục và cách dùng màu; phát
biểu cảm nhận riêng và liên hệ
với bản thân.


- Quan sát, tìm ra cách thể hiện
nội dung của tranh để có ý tưởng
chọn nội dung vẽ cho bản thân.


<i>Ngày soạn : 29/10/2011</i>
<i>Tuần giảng : 11</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

HĐ2: Cách
vẽ tranh



(4 phút)


- Giới thiệu hình hướng dẫn
cách vẽ.


- Gợi ý HS liên hệ thực tiễn và
chọn nội dung phù hợp.


- Giới thiệu 3 bài vẽ của HS.


- Quan sát hình hướng dẫn cách
vẽ và nêu các bước tiến hành.
- Thảo luận, chọn nội dung .


- Nhận rõ cách thể hiện nội dung
phù hợp với khả năng từng
người.


HĐ3: Thực
hành(18phút)


Quan sát lớp và gợi ý thêm cho
từng nhóm.


Các nhóm trưởng điều hành công
việc.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá



(5 phút)


- Gắn các bài vẽ lên bảng.
- Tổ chức nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Khen ngợi, khích lệ HS.


- Tham gia trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, bình chọn bài đẹp
nhất.


- Tham gia đánh giá.


- Biểu dương các nhóm hoạt động
hiệu quả.


Kết luận
(2 phút)


- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò:


+ Về nhà tự vẽ thêm bài khác
vào Vở tập vẽ, tr. 21.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Bài 12 - Vẽ theo mẫu</b>
<b>MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>



Kiến thức:HS biết so sánh tỉ lệ hình, đậm nhạt ở hai vật mẫu; biết cách vẽ đậm
nhạt bằng chì đen.


Kỹ năng: Bố cục cân đối, hình vẽ và đậm nhạt gần giống mẫu bày.


Thái độ: Cảm nhận vẻ đẹp bài vẽ đúng; có ý thức giữ gìn, vệ sinh đồ dùng sinh
hoạt.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Mẫu vẽ = Chai thuỷ tinh lục xẫm + cốc nhựa vàng nhạt + vải nền lam nhạt.
- 1 bài vẽ chì (tự vẽ) và 3 bài vẽ của HS cũ.


- Minh hoạ bảng.


HS : Vở tập vẽ, chì mềm 2B hoặc 4B.
<b>II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(1 phút)


Yêu cầu HS nêu một số đồ
dùng gia đình có dạng hình trụ



Lấy ví dụ và tả đặc điểm.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Giới thiệu bài vẽ chì , gợi ý
HS nhận xét.


- Mời 2HS bày mẫu, gợi ý lớp
nhận xét.


- Nhận biết hình vẽ, bố cục, mảng
và độ đậm nhạt trong bài vẽ.
- Nhận xét về cấu trúc mẫu, tỉ lệ,
đậm nhạt.


HĐ2: Cách
vẽ


(5 phút)


- Yêu cầu HS nêu các bước vẽ
theo mẫu.


- Minh hoạ kết hợp giảng giải.
- Giới thiệu 3 bài vẽ của HS cũ.


- Nêu 4 bước vẽ cơ bản;



- Theo dõi, so sánh.


- Chọn cách vẽ đúng nhất.
HĐ3: Thực


hành


u cầu HS ln nhìn mẫu để
vẽ, xác lập bố cục cân đối, ước


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

(19 phút) lượng tỉ lệ cẩn thận rồi mới vẽ
hình. Khơng dùng thước.
HĐ 4: Nhận


xét, đánh giá
(5 phút)


- Chọn 8 bài vẽ đại diện tốt và
chưa đạt, gắn lên bảng và gợi ý
HS nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và xếp loại
bài vẽ trên bảng và cho cả lớp.


- Khen ngợi HS có cố gắng, có
bài vẽ đúng.


- Tham gia nhận xét.



- Tham gia đánh giá, nhận biết
điểm hạn chế cần cố gắng trong
các bài vẽ sau.


- Biểu dương bạn có nhiều cố
gắng và bài vẽ khá.


Kết luận
(1 phút)


- Nhận xét giờ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Bài 13 - Tập nặn tạo dáng</b>
<b>NẶN DÁNG NGƯỜI ĐƠN GIẢN</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm vận động của một số dáng người .
Kỹ năng: Nặn được một dáng người đơn giản.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối mơ tả dáng người; yêu thích tạo
dáng.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Đất nặn (thị phạm);


- Tranh ĐDDH hướng dẫn cách nặn ( có in kèm tranh, ảnh).
- 1 tượng nghệ thuật nhỏ.


HS : Đất nặn thủ công, bảng nặn, dao gọt, tăm tre. Ngồi theo nhóm cùng sở thích.



<i>Phịng học có xơ nước sạch, giẻ lau tay</i>.
<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(1 phút)


Giới thiệu tượng nghệ thuật và
gợi ý HS nhận xét.


Thấy được cách tạo dáng người
vận động.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý nhận xét các tư thế vận
động qua tranh, ảnh (trực quan)


- Gợi ý liên hệ thực tiễn và tìm
các dáng vận động khác theo
chủ đề cụ thể ( nhóm người
khiêng vác vật nặng, đánh vật,


trồng cây, ...)


- Nhận ra sự thay đổi vị trí sắp
xếp các bộ phận cơ thể tạo nên
dáng động.


- Thảo luận , tìm chủ đề thực
hành.


HĐ2: Cách
nặn


Thị phạm theo cách nặn từng bộ
phận và ghép lại. Chỉnh tư thế


Theo dõi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

(5 phút) vận động.
HĐ3: Thực


hành


(17 phút)


Quan sát và gợi ý hS tạo dáng
sinh động, phù hợp với từng
chủ đề.


Thảo luận, chọn chủ đề, phân
công nhiệm vụ và nặn, sắp xếp


sản phẩm.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức các nhóm trưng bày
và giới thiệu sản phẩm.


- Gợi ý nhận xét.


- Bổ sung nhận xét và đánh giá
sản phẩm.


- Trưng bày, cử đại diện giới
thiệu chủ đề.


- Tham gia nhận xét, chọn nhóm
sản phẩm đẹp nhất.


- Tham gia đánh giá và biểu
dương nhóm có sản phẩm đẹp.
Kết luận


( 3 phút)


- Nhận xét giờ học nặn.
- Tổ chức thu dọn, vệ sinh.
- Dặn dò: Xem trước bài 14 và


chuẩn bị giấy A4 để tạo dáng
đồ vật và trang trí đường diềm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Bài 14 - Vẽ trang trí</b>


<b>TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT</b>
<b>I.Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS biết được tác dụng và cách trang trí đường diềm trên đồ vật.
Kỹ năng: Tạo dáng và trang trí được đường diềm cho một đồ vật dạng đơn giản.
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí đường diềm trên đồ vật;


<b>II. Chuẩn bị:</b>


GV: - Vật thật có trang trí đường diềm: chén, đĩa, giấy khen;


- ảnh chụp đồ vật có trang trí đường diềm: váy Mèo, khăn trải bàn, cột
nhà, ...;


- minh hoạ .


HS : giấy A4, thước, chì, màu và chọn bạn vẽ theo cặp đôi.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu


bài


(1 phút)


Gợi ý HS nhận xét về trang trí
trên đồ vật.


Nhận thấy: đồ vật được trang trí
đẹp hơn, thêm hấp dẫn người sử
dụng. Có nhiều đồ vật thường
được trang trí bằng đường diềm.
HĐ1: Quan


sát, nhận xét
(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét ảnh chụp
các đồ vật được trang trí;


- Gợi ý nhận xét các hình trong
SGK tr.45 và Vở tập vẽ tr.26.


- Tuỳ theo kiểu dáng đồ vật mà
người ta chọn vị trí trang trí
đường diềm cho phù hợp.
- Vị trí, hoạ tiết, màu sắc của
đường diềm.


HĐ2: Tạo
dáng đồ vật


và trang trí
đường diềm


(5 phút)


- Yêu cầu HS vẽ 1 đồ vật phù
hợp vào trang giấy A4.


- Minh hoạ (với 1 lọ hoa)


- Đọc nội dung 2 (cách trang trí)
tr.46 và thảo luận, vẽ 1 hình đồ
vật phù hợp với khả năng.
- Theo dõi các bước tiến hành.
HĐ3: Thực


hành


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

(19 phút)
HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Gắn các bài vẽ lên bảng và tổ
chức nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Khích lệ, động viên HS. Khen
các cặp có sản phẩm đẹp.



- Trưng bày sản phẩm.


- Tham gia nhận xét, chọn bài
đẹp.


- Biểu dương cặp vẽ có sản phẩm
đẹp.


Kết luận
(1 phút)


- Nhận xét giờ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Bài 15 - Vẽ tranh</b>
<b>ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS hiểu biết thêm về quân đội và những hoạt động của bộ đội.
Kỹ năng: Vẽ được tranh về đề tài quân đội.


Thái độ: Thêm u q các cơ, chú bộ đội.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - 2 tranh hoạ sĩ vẽ về bộ đội;


- 3 tranh thiếu nhi về bộ đội (khơng qn, bộ binh, hải qn);
- Hình gợi ý cách vẽ (tranh ĐDDH).



HS : giấy vẽ 15cm x 20cm, chì, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(2 phút)


Hướng dẫn lớp hát tập thể 1
lượt.


Bài "Cháu yêu chú bộ đội"


HĐ1: Tìm,
chọn nội
dung đề tài


(5 phút)


- Gợi ý HS tìm hiểu về quân
đội.


- Gợi ý nhận xét tranh ( gắn lần
<i>lượt từng tranhlên bảng).</i>



<i>- Gợi ý liên hệ.</i>


- Nhiệm vụ, tác phong, trang
phục.


- Nêu được: các hình ảnh, binh
chủng, cơng việc, màu sắc và nêu
cẩm nhận về tranh đề tài quân
đội.


- Kể thêm các việc làm của bộ đội
và ấn tượng của em về hình ảnh
các cơ, chú bộ đội.


HĐ2: Cách
vẽ tranh


(4 phút)


u cầu HS thơng qua hình gợi
ý cách vẽ để nêu trình tự các
bước vẽ tranh.


Quan sát tranh và xem thêm SGK
(tr.49).


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

HĐ3: Thực
hành


(19 phút)



Gợi ý thêm cho HS cịn khó
khăn trong việc chọn nội dung.


Vẽ cá nhân.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Chọn 8 bài đại diện để gợi ý
lớp nhận xét.


- Bổ sung, đánh giá.


- Khen ngợi HS tích cực, bài vẽ
khá.


- Tham gia nhận xét, thấy được
chỗ cần sửa hinh, màu.


- Chọn bài vẽ khá nhất.


- Biểu dương bạn học có nhiều cố
gắng.


Kết luận
(2 phút)



- Nhận xét giờ học, yêu cầu HS
vẽ chậm tự hoàn thành bài ở
nhà


- Sưu tầm tranh về quân đội.
- Chuẩn bị bài sau: đọc


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Bài 16 - Vẽ theo mẫu</b>
<b>MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của mẫu; biết cách bố cục và diển tả mẫu có hai
đồ vật.


Kỹ năng: Vẽ được hình có đặc điểm gần giống mẫu bày.


Thái độ: Có ý thức quan sát, phân tích cấu trúc hình dáng và vẻ đẹp của đồ vật
xung quanh.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - 1 bài vẽ lọ hoa và quả (chì) trên giấy A2;


- Mẫu vẽ = lọ hoa màu sữa + 1quả bưởi chín + vải nền màu xanh nhạt.
- Minh hoạ.


HS : Vở tập vẽ, chì mềm, tẩy.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.</b>
<b>Nội dung và</b>



<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Bày mẫu Quan sát các mẫu vẽ.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét mẫu.


- Hướng dẫn HS tập bày lại
mẫu và nhận xét.


- Gợi ý nhận xét bài vẽ chì (A2)


- Nhận xét về: vị trí, đặc điểm
hình dáng, màu sắc, đậm nhạt của
mẫu.


- Chọn vị trí bày thuận tiện cho
nhiều người quan sát nhất.
- Nhận ra cách diễn tả chất liệu
chì


HĐ2: Cách


vẽ


(4 phút)


- Yêu cầu HS nhắc lại các bước
vẽ mẫu 2 đồ vật đã học qua các
bài trước.


- Nêu được 5 bước vẽ cơ bản:
+ Ước lượng, vẽ khung hình
chung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Minh hoạ các phương án bố
cục hình .


+ Tìm vị trí, tỉ lệ các bộ phận, vẽ
phác bằng các nét thẳng.


+ Vẽ hình chi tiết.


+ Tìm mảng sáng tối và vẽ đậm
nhạt.


- Nhận ra cách bố cục hợp lí nhất.


HĐ3: Thực
hành


(20phút)



Quan sát, hướng dẫn hS cịn
lúng túng.


Vẽ cá nhân, không dùng thước,
vẽ vào vở.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Chọn 8 bài đại diện gắn lên
bảng và gợi ý lớp nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, đánh giá.
- Động viên HS.


- Nhận xét về : bố cục, diến tả đặc
điểm mẫu và đậm nhạt.


- Bình chọn bài đẹp nhất.
- Biểu dương bạn có nhiều cố
gắng, bài vẽ đẹp.


Kết luận
(1 phút)


- Nhận xét giờ học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>Bài 17 - Thường thức mỹ thuật</b>
<b>XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN</b>


<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu sơ lược về
hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.


Kỹ năng: Nhận xét được sơ lược về hình ảnh, màu sắc trong bức tranh.
Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của bức tranh.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Tranh Du kích tập bắn ( tranh TTMT).


- 3 tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung in trong SGV (tr. 75&76).
- Phiếu thảo luận.


HS : SGK.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(2 phút)


Gợi ý HS điểm qua kiến thức
lịch sử.



Nêu được: từ tháng 12/1946, cả
nước thực hiện lời kêu gọi Toàn
quốc kháng chiến của Hồ Chủ
Tịch để quét sạch quân xâm lược
Pháp ra khỏi bờ cõi nước ta.
HĐ1: Vài


nét về hoạ sĩ
Nguyễn Đỗ
Cung


(8 phút)


* Dùng phiếu thảo luận nhóm:
- Cho biết năm sinh, năm mất
và quê của hoạ sĩ Ng.Đ.Cung?
- Ng.Đ.Cung trở thành hoạ sĩ và
tham gia Cách mạng như thế
nào?


- Hoạ sĩ Ng.Đ.Cung đã được
Nhà nước ta tặng giải thưởng
cao quí nào?


- Sinh 1912, mất 1977. Quê ở xã
Xuân Tảo, Từ Liêm, Hà Nội.
- Tốt nghiệp Trường Mĩ thuật
Đông Dương năm 1934, tham gia
Cách mạng từ rất sớm



(SGK,tr.54).


- Được truy tặng Giải thưởng Hồ
<i><b>Chí Minh về Văn học - Nghệ </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Hãy kể một số bức tranh nổi
tiếng của hoạ sĩ Ng.Đ.Cung?
* Chốt lại nội dung (tr.72 SGV)


<i><b>thuật, năm 1996.</b></i>


- <i>Bộ đội Nam tiến, Công nhân cơ </i>
<i>khí, ...</i>


HĐ2: Xem
tranh Du
<i><b>kích tập bắn</b></i>


(10 phút)


* Gợi ý HS phân tích tranh.


<i>( đặt từng câu hỏi và yêu cầu </i>
<i>HS quan sát kỹ tranh trước khi </i>
<i>trả lời - chú ý đến những HS </i>
<i>chưa mạnh dạn)</i>.


* Tóm tắt nội dung tranh và kết
luận: <i>Đây là một trong những </i>


<i>bức tranh tiêu biểu về đề tài </i>
<i>Chiến tranh cách mạng.</i>


- Tranh vẽ năm 1947 ở Nam
Trung bộ, lúc đầu đặt tên tranh là
Du kích La Hai;


- Tranh được vẽ bằng chất liệu
bột màu, vẽ ngay tại thao trường.
- Hình ảnh : Những chiến sĩ du
kích hăng say tập luyện bên một
chiến hào, gò bãi trống trải, dưới
trưa nắng bức chói chang ( phân
tích các tư thế, đậm nhạt, ...)
Các hình ảnh khác: mây, núi,
xóm làng , cây cối, ...nói lên tồn
cảnh nơi tập luyện đầy gian khổ.
- Màu sắc: gam màu nóng, tương
phản mạnh cho ta cảm giác được
cái nóng bức của thời tiết và chí
khí quyết thắng của các chiến sĩ.
- Cảm nhận về tranh: nhìn tranh
ta như đang tận mắt xem buổi tập
luyện các các chiến sĩ du kích.


HĐ3: Xem
tranh khác
của hoạ sĩ
Nguyễn Đỗ
Cung



(9 phút)


Giới thiệu lần lượt các tranh và
gợi ý HS nhận xé, sau đó mới
củng cố nội dung chính.


<i>+ Tranh Bộ đội Nam tiến (màu </i>
<i>bột).</i>


<i>+ Tranh Công nhân cơ khí (sơn</i>
<i>dầu, 1962).</i>


Tập nhận xét theo các ý:


- Chủ đề (chiến tranh; lao động
sản xuất)


- Các hình ảnh (chính; phụ) và
cách sắp xếp hình ảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

<i>+ Tranh Tan ca, mời chị em đi </i>
<i>họp để thi thợ giỏi (sơn dầu, </i>
<i>1976).</i>


đạo, gam màu, đậm nhạt, ...).
- Nội dung, tập đặt tên tranh khác.
HĐ 4: Nhận


xét, đánh giá


(4 phút)


- Tổ chức lớp bình chọn các cá
nhân tích cực xây dựng bài và
nhận xét chính xác nhất về
tranh.


- Nhận xét bổ sung và đánh giá,
khen ngợi, động viên HS.


Củng cố,
dặn dò


(2 phút)


- Tóm lược nội dung xem tranh
của hoạ sĩ, nhấn mạnh những
điều cần lưu ý khi phấn tích
tranh: <i>bố cục, hình ảnh, màu </i>
<i>sắc và cảm nhận của mình về </i>
<i>tranh.</i>


- Dặn dị:


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>Bài 18 - Vẽ trang trí</b>


<b>TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT</b>


<b>I. Mục tiêu.</b>



Kiến thức: HS hiểu được sự giống và khác nhau giữa trang trí hình chữ nhật với
trang trí hình vng, hình trịn; Biết cách trang trí hình chữ nhật.


Kỹ năng: Tự trang trí được hình chữ nhật theo các quy luật trang trí cơ bản.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật được trang trí
phù hợp.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Khay đựng chén có trang trí, khăn rửa mặt, vỏ gối.
- 2 bài trang trí hình chữ nhật.


- Hình gợi ý cách vẽ.


- 2 bài vẽ của HS cũ (tốt và chưa đạt).


HS : Giấy vẽ A4 kẻ sẵn một hình chữ nhật 14cm x 20cm vào giữa tờ giấy. Thước,
compa, chì, màu( chuẩn bị theo nhóm 4 người ).


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


Giới thiệu các đồ vật và gợi ý


HS nêu cảm nhận.


Thích các đồ vật được trang trí vì
nó làm cho đồ vật đẹp hơn.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét 2 bài trang
trí hình chữ nhật.


- Nhận biết :


+ Cách trang trí cũng giống hình
vng, hình trịn: mảng chính ở
giữa, các mảng phụ vẽ giống
nhau ở xung quanh và các góc.
+ Các hoạ tiết giống và bằng
nhau được vẽ cùng màu và cùng
độ đậm nhạt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Gợi ý liên hệ thực tế. với trang trí ứng dụng.
HĐ2: Cách


trang trí
(4 phút)


- Gợi ý HS nêu trình tự vẽ theo


hình gợi ý cách vẽ.


- Giới thiệu 2 bài vẽ của HS cũ.


- Nêu được 4 bước tiến hành:
+ Kẻ các trục ;


+ Tìm các mảng chính, phụ ;
+ Vẽ hoạ tiết phù hợp vào các
mảng hình ;


+ Chọn màu, vẽ màu ;


- Nhận ra bài vẽ đúng và chưa
đạt.


HĐ3: Thực
hành(21phút)


Chia nhóm . Gợi ý thêm cho
các nhóm cịn gặp khó khăn .


Thảo luận và phân cơng thực
hiện. Thi đua giữa các nhóm.
HĐ 4: Nhận


xét, đánh giá
(5 phút)


- Tổ chức trưng bày bài vẽ.


- Gợi ý nhận xét.


- Bổ sung và kết luận, đánh giá.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi,
động viên HS.


- Gắn bài vẽ lên bảng.
- Tham gia nhận xét về :
+ bố cục ;


+ cách vẽ hoạ tiết ;


+ cách dùng màu trong bài .
Bình chọn bài vẽ đẹp.


- Tham gia đánh giá.


- Biểu dương nhóm hoạt động tốt
và có bài vẽ khá nhất.


Dặn dị
(1 phút)


- Tự vẽ bài khác vào Vở tập vẽ
tr.33.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>Bài 19 - Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI NGÀY TÊT VÀ MÙA XUÂN</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>



Kiến thức: HS biết chọn nội dung để vẽ tranh.


Kỹ năng: Vẽ được tranh rõ nội dung và phù hợp với khả năng.
HS khá giỏi : Sắp xếp hình cân đối, chọn và vẽ màu phù hợp.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh vẽ về mùa xuân ; thêm yêu quê hương,
đất nước.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - 3 tranh ĐDDH về đề tài mùa xuân và 2 ảnh chụp về lễ hội;
- 2 bài vẽ của HS ;


- Minh hoạ.


HS : Giấy A4 (theo nhóm 3 người), chì, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (2 phút)


Bắt nhịp bài hát "Sắp đến Tết
rồi".



Hát tập thể một lượt.
HĐ1: Tìm,


chọn nội
dung đề tài


(5 phút)


- Gợi ý HS nhận xét 2 ảnh và 3
tranh gắn trên bảng.


- Gợi ý nhận xét tranh in trong
Vở tập vẽ và SGK.


- Liên hệ thực tế.


- Nhận biết đề tài, khơng khí mùa
xn, lễ hội và cách lựa chọn nội
dung phản ánh.


- Thấy được các hình ảnh có thể
chọn để vẽ tranh.


- Nhớ lại các hoạt động thường
thấy trong dịp Tết và mùa xuân ở
địa phương.


HĐ2: Cách
vẽ tranh



- Gợi ý HS nêu các bước vẽ
tranh đề tài nói chung.


- Nêu được: Nhớ lại hoạt động và
chọn cách vẽ -> vẽ hình ảnh
chính trước -> vẽ thêm hình ảnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

(5 phút)


- Minh hoạ.


khác phù hợp -> chọn và vẽ màu.


HĐ3: Thực
hành


(17 phút)


Gợi ý thêm với các nhóm vẽ. Vẽ theo nhóm.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Gắn các bài vẽ lên bảng.
- Tổ chức nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và đánh gi
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi,


khích lệ HS.


- Tham gia trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét về:


+ cách chọn nội dung thể hiện.
+cách bố cục;


+ cách vẽ các hình ảnh chính,
phụ


+ cách vẽ màu.


Bình chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.


- Biểu dương các nhóm hoạt động
hiệu quả.


Dặn dò
(1 phút)


- Tự vẽ thêm bài khác và Vở
tập vẽ, tr.35.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Bài 20 - Vẽ theo mẫu</b>


<b>MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>



Kiến thức: HS biết quan sát, tìm ra đặc điểm riêng, so sánh và ước lượng tỉ lệ, đậm
nhạt của mẫu vẽ.


Kỹ năng: Vẽ được hình hai vật mẫu.


HS khá giỏi : Sắp xếp hình cân đối; diễn tả được đặc điểm chính gần giống
mẫu bày.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp về hình và khối của mẫu vẽ, ở bài vẽ.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Mẫu vẽ = lọ hoa + quả cam + quả soài + vải nền;
- 1 bài vẽ tĩnh vật chì và 2 bài vẽ của HS cũ;
- Minh hoạ.


HS : Vở tập vẽ, chì, màu sáp.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Giới thiệu mẫu vẽ.
HĐ1: Quan



sát, nhận xét
(4 phút)


- Tổ chức HS tập bày và nhận
xét mẫu.


- Gợi ý nhận xét bài vẽ tĩnh vật
chì.


- Giới thiệu 2 bài vẽ của HS cũ.


- Tham gia bày mẫu chung, điều
chỉnh hướng sáng; Nhận xét mẫu
về: cấu trúc, hình dáng , tỉ lệ và
đậm nhạt.


- Nhận biết: cách bố cục, đặc
điểm hình dáng và đậm nhạt
trong bài vẽ


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

đúng.
HĐ2: Cách


vẽ


(5 phút)


Minh hoạ phỏng theo mẫu. Gợi
ý HS nêu các bước vẽ theo mẫu
có nhiều vật mẫu. Lưu ý cách


<i>sắp xếp hình trong phần giấy </i>
<i>vẽ.</i>


Nêu được trình tự :


- Phác khung hình chung và
khung hình từng vật mẫu;


- Phác trục cho đồ vật dạng hình
trụ, tìm tỉ lệ các bộ phận vật mẫu,
phác hình bằng các nét thẳng;
- Vẽ chi tiết, điều chỉnh hình vẽ
cho giống mẫu;


- Tìm vị trí và độ sáng tối của các
mảng đậm nhạt; vẽ đậm nhạt.
HĐ3: Thực


hành(19phút)


Hướng dẫn thêm cho HS chưa
nắm vững cách vẽ.


Vẽ cá nhân (vẽ vào vở).


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)



- Chọn 6 bài đại diện gắn lên
bảng và gợi ý lớp nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, đánh giá.
Xếp loại bài cho cả lớp.


- Nhận xét giờ học. Động viên
HS.


- Nhận xét về : bố cục, diến tả
đặc điểm mẫu và đậm nhạt.
- Bình chọn bài đẹp nhất.
- Biểu dương bạn có nhiều cố
gắng, bài vẽ đẹp.


Dặn dò
(1 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>Bài 21 - Tập nặn tạo dáng</b>
<b>ĐỀ TÀI TỰ CHỌN</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS biết cách nặn các hình có khối.


Kỹ năng: Nặn được hình người, con vật, đồ vật ,... và tạo dáng theo ý thích.
HS khá giỏi : Hình nặn cân đối, có dáng động phù hợp.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của hình khối; ham thích sáng tạo và biết giữ môi
trường sach đẹp.


<b>II. Chuẩn bị.</b>



GV: - Đất nặn thị phạm;


- Tượng nghệ thuật : cô gái (đất nung) , trâu (gỗ sơn).
- Tranh ĐDDH về ảnh chụp các bài nặn của HS .
HS : Đất nặn thủ cơng, bảng nặn, dao gọt, tăm.


<i>Phịng học đủ nước sạch và giẻ lau tay, sọt đựng rác.</i>


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Giới thiệu 2 tượng. Nhận xét về hình dáng, động tác,
màu sắc, chất liệu .


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét các sản
phẩm nặn tạo dáng qua ảnh
chụp



- Liên hệ thực tế về hoạt động
thường gặp.


- Nhận biết hình khối và cách sắp
xếp các chi tiết tạo nên dáng
động; cách phối màu sắc và chủ
đề các bài nặn.


- Nêu được động tác quen thuộc
của người, con vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

nặn


(4 phút)


từng bộ phận và ghép lại. màu đất cho từng bộ phận; cách
nhào, lăn, vê đất, lắp ghép các
khối.


HĐ3: Thực
hành


(19 phút)


Chia nhóm nặn. Gợi ý HS chọn
chủ đề sinh động, hấp dẫn.


Lập nhóm cùng sở thích (5
người). Thảo luận chọn chủ đề,
phân công nhiệm vụ, cử người


giới thiệu sản phẩm.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(6 phút)


- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các nhóm trình bày và
HS khác nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và tổ chức
đánh giá.


- Nhận xét giờ học; Khen ngợi,
khích lệ HS .


- Hướng dẫn HS thu dọn sản
phẩm và vệ sinh phòng học.


- Trưng bày sản phẩm trên bàn .
- Đại diện các nhóm trình bày ý
tưởng lựa chọn chủ đề và kết quả
làm việc của nhóm.


- Tham gia nhận xét, bình chọn
sản phẩm đẹp nhất. Xếp loại
chung .


- Biểu dương nhóm hoạt động


hiệu quả và có sản phẩm đẹp.
- Thu dọn, vệ sinh sau nặn.
Dặn dò


(1 phút)


- Vẽ một tranh tự chọn đề tài
vào Vở tập vẽ tr. 39.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>Bài 22 - Vẽ trang trí</b>


<b>TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm;
Biết cách kẻ chữ.


Kỹ năng: Kẻ được các chữ in hoa A,B,M,N theo mẫu (tr.40 Vở tập vẽ), vẽ màu
theo ý thích.


HS giỏi : kẻ đúng kiểu chữ, tô màu đều, rõ chữ.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Phóng to hình in trong Vở tập vẽ tr.40 lên giấy A3;


- 2 ảnh chup biểu ngữ, khẩu hiệu ngày khai giảng, ngày hội thi tìm hiểu
ATGT;



- Một số mẫu chữ nét thanh nét đậm (cắt, dán lên giấy khổ A3);


- 2 khẩu hiệu bằng chữ nét thanh nét đậm.
HS : SGK, Vở tập vẽ, thước kẻ, chì, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Cho HS xem các ảnh chụp. Nhận ra vẻ đẹp của kiểu chữ nét
thanh nét đậm trong các khẩu
hiệu.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Liên hệ thực tế.


- Gợi ý HS nhận xét các mẫu
chữ in hoa nét thanh nét đậm
<i>(gắn trên bảng) và so sánh với </i>
kiểu chữ in hoa nét đều đã học.



- Kể tên những khẩu hiệu bằng
chữ nét thanh nét đậm đã thấy.
- Nhận ra: có nhiều cách trình bày
kiểu chữ nét thanh nét đậm, có
hoặc khơng có chân, ... Trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

cùng một con chữ có nét to, nét
nhỏ, khác với chữ nét đều.
HĐ2: Tìm


hiểu cách kẻ
chữ


(4 phút)


Gợi ý HS nhận xét H2, SGK
tr.70 và các chữ A,B,M,N in
trong Vở tập vẽ được phóng to
trên bảng.


Theo chiều viết, các nét ngang và
đi lên là nét thanh; các nét đi
xuống là nét đậm.


Trong chữ có nét thẳng, bề rộng
các nét thanh bằng nhau, các nét
đậm bằng nhau.


HĐ3: Thực


hành


(20 phút)


Theo dõi và giúp HS cách kẻ
chữ, vẽ màu.


Thực hiện vào Vở tập vẽ tr.40.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Chọn 6 bài đại diện, gắn lên
bảng. Gợi ý HS nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Xếp loại các bài còn lại.


- Động viên , khen gợi HS .


- Trọng tâm:


+ Độ chau truốt, đồng đều, rõ
ràng của nét chữ;


+ Màu sắc: tơ kín, đều hay chưa.
- Bình chọn bài đẹp nhất.



- Chuyển bài ra đầu bàn.
- Biểu dương bạn có bài khá.
Dặn dò


(1 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<b>Bài 23 - Vẽ tranh</b>
<b>ĐỀ TÀI TỰ CHỌN</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS nhận biết sự phong phú của đề tài tự chọn; Biết chọn một đề tài phù
hợp với khả năng để vẽ tranh.


Kỹ năng: Vẽ được tranh theo ý thích, rõ nội dung.


HS khá giỏi : Bố cục cân đói, chọn và vẽ màu phù hợp với nội dung.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp đa dạng của tranh tự do; Có ý thức luôn quan tâm
đến các hoạt động xung quanh cuộc sống các em.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - 6 tranh vẽ các đề tài, thể loại : tĩnh vật, phong cảnh, con vật, sinh hoạt;
- Hình và chữ ( đã cắt rời) gợi ý cách vẽ tranh .


HS : Giấy vẽ , chì, màu . Chuẩn bị theo nhóm cùng sở thích (nhóm 4 người).


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>



<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(1 phút)


Gợi ý HS tìm hiểu khái niệm
<i>Vẽ tranh đề tài tự chọn.</i>


<i>= Vẽ những đề tài em u thích, </i>
<i>khơng phụ thuộc đề tài cho trước.</i>


HĐ1: Tìm,
chọn nội
dung đề tài


(5 phút)


- Gợi ý HS nhận xét, tìm ra đề
tài của các bức tranh gắn trên
bảng.


- Liên hệ thực tế.


- Nhận xét về:


+ hình ảnh, bố cục, màu sắc;
+ nội dung tranh và đề tài tranh


phản ánh.


- Nêu lựa chọn của mình.
HĐ2: Cách


vẽ tranh


Gắn hình gợi ý vẽ một tranh lên
bảng, yêu cầu HS gắn các tờ rời


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

(4 phút) nêu các bước vẽ tương ứng vào
cạnh các hình.


HĐ3: Thực
hành


(19 phút)


Theo dõi và gợi ý thêm cho các
nhóm vẽ.


Các nhóm trưởng điều hành.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Gắn các bài vẽ lên bảng.
- Tổ chức nhận xét.



- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Nhận xét giờ học. Khen ngợi,
khích lệ HS.


- Tham gia trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét về:


+ cách chọn nội dung , chọn đề
tài.


+ cách sắp xếp bố cục;


+ cách vẽ các hình ảnh chính,
phụ


+ cách vẽ màu.


Bình chọn bài đẹp nhất.
- Tham gia đánh giá.


- Biểu dương các nhóm hoạt động
hiệu quả.


Dặn dị
(1 phút)


- Tự vẽ thêm bài khác và Vở
tập vẽ, tr.41



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Bài 24 - Vẽ theo mẫu</b>


<b>MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức: HS biết quan sát, so sánh và nhận xét đúng về tỉ lệ, độ đậm nhạt, đặc
điểm của mẫu; biết cách bố cục bài vẽ hợp lí.


Kỹ năng: Vẽ được hình cả hai vật mẫu.


HS khá giỏi : Vẽ được hình gần đúng mẫu về tỉ lệ và đặc điểm chính.


Thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của độ đậm nhạt ở mẫu vẽ , bài vẽ ; Thêm quan
tâm đến mọi vật xung quanh.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV: - Mẫu vẽ = bình nước + bát con + vải nền.
- 2 bài vẽ tĩnh vật chì.


- Minh hoạ.


HS : Vở tập vẽ, SGK, chì, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>



Giới thiệu
bài


(1 phút)


Tổ chức HS bày mẫu vẽ và sắp
xếp chỗ ngồi.


Tham gia bày mẫu và nhận xét.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét 2 bài vẽ
chì.


- Điều chỉnh hướng sáng. Gợi ý
nhận xét mẫu bày.


- Nhận xét về : cách bố cục, diễn
tả đặc điểm vật mẫu và cách vẽ
đậm


nhạt.


- Nội dung nhận xét :


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

+ tỉ lệ chung và từng vật mẫu;


+ đậm nhạt của mẫu.


HĐ2: Cách
vẽ


(5 phút)


- Yêu cầu HS nêu các bước vẽ
mẫu nhiều vật mẫu.


- Minh hoạ.


Nêu nội dung như tr.75 SGK.


HĐ3: Thực
hành


(19 phút)


Hướng dẫn thêm cho HS nắm
chưa vững cách dựng hình, tìm
mảng đậm nhạt.


Vẽ cá nhân.


HĐ 4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)



- Chọn 6 bài đại diện gắn lên
bảng và gợi ý lớp nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, đánh giá.
Xếp loại bài cho cả lớp.


- Nhận xét giờ học. Động viên
HS.


- Nhận xét về : bố cục, diến tả đặc
điểm mẫu và đậm nhạt.


- Bình chọn bài đẹp nhất.
- Biểu dương bạn có nhiều cố
gắng, bài vẽ đẹp.


Dặn dị
(1 phút)


- Quan sát và tập phân tích đậm
nhạt trên các đồ vật .


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>Bài 25 - Thường thức mỹ thuật</b>
<b>XEM TRANH BÁC HỒ ĐI CÔNG TÁC</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : HS biết đôi điều về hoạ sĩ Nguyễn Thụ và làm quen với tranh lụa "Bác
Hồ đi công tác".


Kỹ năng : Nắm được sơ lược tiểu sử tác giả và nhận xét được tranh "Bác Hồ đi
cơng tác" về bố cục, hình ảnh, màu sắc.



HS khá giỏi : Nêu được lý do thích hay khơng thích bức tranh.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh .


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - Tranh TTMT : Bác Hồ đi công tác (lụa), Nhà sàn (lụa);
- SGK (tr. 77 - 79),SGV(tr. 103 - 106);


- Phiếu thảo luận .


HS : Xem trước nội dung bài trong SGK, ngồi theo 6 nhóm.


<b>III. Các hoạt động day - hoc chủ yếu</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (4 phút)


Tổ chức lớp hát múa tập thể Bài hát "Ai yêu nhi đồng bằng
Bác Hồ Chí Minh".


HĐ1: Giới
thiệu vài nét
về hoạ sĩ
Nguyễn Thụ



(7 phút)


Gợi ý HS qua nội dung trang
77,SGK trả lời các câu hỏi về
thân thế và sự nghiệp của tác
giả.


Nắm được - Nguyễn Thụ :
- Sinh năm 1930, quê ở xã Đắc
sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Là
Hiệu trưởng Trường ĐHMT Hà
Nội từ 1985 đến 1992. Được
phong GS năm 1984, phong DH
NGND năm 1988, được tặng Giải
thưởng Nhà nước về Văn học -


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Nghệ thuật năm 2001.


- Hoạ sĩ trưởng thành trong kháng
chiến, vẽ nhiều chất liệu và thành
công nhất là tranh lụa với các đề
tài yêu thích như : phong cảnh và
sinh hoạt của đồng bào miền núi.
- Ơng có nhiều tranh được giải
thưởng trong nước và Quốc tế
như : Dân quân, Đấu vật, Làng
<i>ven núi, Mùa đông, Babs Hồ đi </i>
<i>công tác,...</i>


HĐ2: Xem


tranh Bác
Hồ đi công
tác


(10 phút)


* Phiếu thảo luận:


<i>Nhóm 1: Các hình ảnh được </i>
<i>sắp xếp như thế nào trong bức </i>
<i>tranh ? Hình ảnh nào là </i>


<i>chính ?</i>


<i>Nhóm 2: Dáng vẻ từng nhân </i>
<i>vật trong tranh được diễn tả </i>
<i>như thế nào ?</i>


<i>Nhóm 3: Hình dáng hai con </i>
<i>ngựa được diễn tả như thế nào?</i>


<i>Nhóm 4: Màu sắc của bức </i>
<i>tranh gợi cho ta cảm giác gì?</i>
<i>Nhóm 5: Nét vẽ và màu sắc của</i>
<i>bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ </i>
<i>nhàng, uyển chuyển?</i>


<i>Nhóm 6: Theo em, bức tranh vẽ</i>
<i>cảnh diễn ra ở đâu? và thời </i>
<i>điểm nào trong ngày?</i>



Thảo luận và đại diện đọc kết
quả:


<i>- Bác Hồ và anh chiến sĩ cưỡi </i>
<i>ngựa cùng đi được vẽ ở giữa </i>
<i>tranh, là hình ảnh chính; nước </i>
<i>suối, những bơng lau ,...là hình </i>
<i>ảnh phụ.</i>


<i>- Bác Hồ dáng ung dung, thư thái</i>
<i>trên yên ngựa, tay cầm dây </i>
<i>cương, vai đeo tay nải có buộc </i>
<i>tấm khăn mặt,... Anh chiến sĩ </i>
<i>cảnh vệ ngả người về phía </i>
<i>trước,...</i>


<i>- Tuy cùng hướng đi, cùng bước </i>
<i>lội qua dòng nước nhưng mỗi con</i>
<i>ngựa được vẽ một dáng vẻ khác </i>
<i>nhau,...</i>


<i>- Màu trầm ấm, gợi cho người </i>
<i>xem cảm giác chân quê, mộc </i>
<i>mạc, thật là gần gũi.</i>


<i>- Cách vẽ của bức tranh nhẹ </i>
<i>nhàng, uyển chuyển. Đó cũng là </i>
<i>ưu thế của chất liệu lụa.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

* Bổ sung và dẫn thơ Tố Hữu:
<i><b>"</b></i>


<i><b>Nhớ Người những sớm tinh sương, </b></i>
<i><b>Ung dung yên ngựa trên đường </b></i>
<i><b>suối reo,..."</b></i>


<i>tĩnh và thơ mộng.</i>


HĐ3: Xem
tranh khác
về đề tài Bác
Hồ


(10 phút)


* Gắn lên bảng các tranh TTMT
và bảng phụ ghi nội dung các
câu hỏi .


* Yêu cầu HS tập trình bày
nhận xét của mình về mỗi bức
tranh.


* Nhận xét bổ sung , tóm tắt ý
chính về cách nhận xét một bức
tranh; kết hợp cung cấp thông
tin mở rộng cho HS hiểu sâu
hơn về từng bức tranh.



Nội dung nhận xét về từng bức
tranh :


- Hình ảnh chính và cách sắp xếp
các hình ảnh trong tranh;


- Các màu sắc trong tranh, màu
chủ đạo ; cảm xúc thông qua màu
sắc.


- Nội dung và ý nghĩa bức tranh.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(4 phút)


Nhận xét chung; tổ chức bình
chọn nhóm hoạt động nghiêm
túc nhất và khen ngợi HS tích
cực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Bài 26 - Vẽ trang trí</b>


<b>TẬP KẺ KIỂU CHỮ IN HOA NÉT THANH NÉT ĐẬM</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : HS nắm được cách sắp xếp dịng chữ cân đối trong một khn khổ
trình bày; Biết cách kẻ một dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm.



Kỹ năng : Kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC và vẽ màu theo ý thích (Vở tập vẽ ,
tr.45).


HS khá giỏi : Đúng mẫu chữ, các nét thanh hoặc đậm tương đối đồng đều; tơ
màu đều, có nền, rõ chữ.


Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. Quan tâm
đến cách trình bày khẩu hiệu ở trường, lớp.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - 2 khẩu hiệu ngắn "Học tập tốt" kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm với 2
cách vẽ màu khác nhau.


- 3 bài vẽ HS cũ (tốt, đạt và chưa đạt).
- Minh hoạ.


HS : Vở tập vẽ, thước kẻ, compa, chì, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy -hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(1 phút)


Gợi ý HS nhắc lại nội dung đã


học ở bài 22 : cách kẻ từng chữ
cái.


Nêu được : theo chiều đưa nét bút
viết , các nét đi lên và nét sang
ngang là nét thanh, các nét đi
xuống là nét đậm; ở chữ O, Q thì
nét lên cũng là nét đậm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét khẩu hiệu
trong SGK tr.80 & 81.


- Gợi ý nhận xét khẩu hiệu gắn
trên bảng.


- Nhận ra : chữ cùng một dòng
dều cùng một kiểu chữ, cùng một
màu sắc; Khoảng cách giữa các
con chữ thay đổi tuỳ thuộc hình
dáng các chữ xếp cạnh nhau;
khoảng cách giữa các tiếng tương
đối đều nhau.


- Nhận thấy : Màu nền và màu
chữ cần có sự tương phản mạnh


hoặc bổ túc cho nhau thì mới đẹp.
HĐ2: Cách


kẻ chữ
(5 phút)


Yêu cầu HS đọc nội dung
<i>HĐ2 : Cách kẻ chữ trong SGK </i>
<i>tr.108; Giảng giải và minh hoạ </i>
với chữ "học tập".


Nắm được trình tự kẻ dịng chữ :
<i>- Dựa vào khuôn khổ trang giấy </i>
<i>để xác định chiều dài, chiều cao </i>
<i>dịng chữ;</i>


<i>- Dùng bút chì phác nhẹ tồn bộ </i>
<i>dịng chữ, rồi điều chỉnh khoảng </i>
<i>cách cho hợp lý;</i>


<i>- Xác định bề dày cho nét thanh, </i>
<i>cho nét đậm ở con chữ;</i>


<i>- Dùng thước kẻ các nét thẳng, </i>
<i>dùng compa hoặc vẽ bằng tay các</i>
<i>nét cong;</i>


<i>- Chọn cặp màu bổ túc hoặc cặp </i>
<i>màu tương phản để vẽ màu cho </i>
<i>nền, chữ.</i>



HĐ3: Thực
hành


(19 phút)


Theo dõi và hướng dẫn HS vẽ
đúng trình tự kẻ dòng chữ.


Vẽ cá nhân : Thực hiện phần tập
<i>kẻ nét và vẽ màu trên lớp. Phần </i>
<i>tự kẻ một dòng chữ để làm ở nhà.</i>
HĐ4: Nhận


xét, đánh giá
(5 phút)


- Chọn 6 bài đại diện, gắn lên
bảng. Gợi ý HS nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và đánh giá.
- Xếp loại các bài còn lại.


- Động viên , khen gợi HS .


- Trọng tâm:


+ Độ chau truốt, đồng đều, rõ
ràng của nét chữ , của dịng chữ ;
+ Màu sắc: tơ kín, đều hay chưa.


- Bình chọn bài đẹp nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Dặn dò
(1 phút)


Tự tập kẻ dòng chữ "học tập"
vào phần cuối trang Vở tập vẽ
(tr.45) ở nhà.


Chuẩn bị giấy A4 để vẽ tranh


(bài 27) theo cặp đôi.


<b>Bài 27 - Vẽ tranh</b>
<b>ĐỀ TÀI MÔI TRƯỜNG</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : HS hiểu biết thêm về môi trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc
sống; biết cách vẽ tranh về đề tài môi trường.


Kỹ năng : Vẽ được tranh về môi trường , phù hợp với khả năng.
HS khá giỏi : Bố cục cân đối, màu sắc phù hợp nội dung tranh.


Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp về hình thức và nội dung tranh về mơi trường;
nâng cao hơn ý thức giữ gìn, bảo vệ mơi trường.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - 4 tranh về mơi trường;



- Hình gợi ý cách vẽ tranh (ĐDDH).


HS : Giấy A4 theo cặp đơi cùng sở thích, chì, màu, SGK, Vở tập vẽ (để xem minh


hoạ)


<b>III. Các hoạt động dạy học chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Gợi ý HS nêu các ví dụ về ơ
nhiễm mơi trường.


<b>Nêu các tình trạng</b>: vứt rác bừa
bãi, xả nước thải bẩn ra sông
suối,...<b>Hậu quả</b>: cá chết hàng
loạt, nhiều bệnh đường hô hấp,
rau nhiễm chất độc, nước giếng
đổi màu,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

chọn nội
dung đề tài


(5 phút)


ảnh in trong SGK và Vở tập vẽ.



- Gợi ý nhận xét tranh gắn trên
bảng.


đều phản ánh thực tế rất rõ ràng.
Tranh "Không được phá rừng"
nhằm tố cáo tội ác huỷ hoại môi
trường; các tranh khác nối về các
hoạt động bảo vệ môi trường,...
- Nhận xét về các hình ảnh chính,
phụ; cách sắp xếp hình và màu
sắc; nêu được ý nghĩa các bức
tranh.


HĐ2: Cách
vẽ tranh


(5 phút)


Yêu cầu HS nêu các các bước
tiến hành vẽ tranh dựa theo
hình hướng dẫn cách vẽ gắn
trên bảng.


Nêu được : Chọn nội dung, chọn
<i>hình ảnh và cách sắp xếp =>Vẽ </i>
<i>hình ảnh chính =>Vẽ thêm hình </i>
<i>ảnh khác phù hợp => Chọn và vẽ</i>
<i>màu kín tranh.</i>



HĐ3: Thực
hành


(18 phút)


Theo dõi và gợi ý HS chủ động,
mạnh dạn sáng tạo theo khả
năng và cảm nhận riêng.


Các cặp vẽ thảo luận và phân
công thể hiện.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức trưng bày và nhận
xét.


- Nhận xét bổ sung và tổ chức
đánh giá bài vẽ.


- Nhận xét giờ học. Khen ngợi
HS tích cực, bài vẽ đẹp.


- Gắn bài vẽ lên vị trí đã định trên
bảng . Tham gia nhận xét, bình
chọn bài vẽ đẹp.



- Tham gia xếp loại bài vẽ.


- Biểu dượng cá nhân có kết quả
tốt nhất.


Dặn dò
(1 phút)


Tự vẽ một tranh về mơi trường
theo ý thích vào giấy A3 để


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b>Bài 28 - Vẽ theo mẫu</b>


<b>MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU (vẽ màu)</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : Hiểu đặc điểm, hình dáng mẫu; Biết cách vẽ mẫu có hai đồ vật.
Kỹ năng : Vẽ được hình và vẽ đậm nhạt bằng màu (hoặc chì đen).


HS khá giỏi : Bố cục cân đối, có đặc điểm của mẫu bày, dùng màu phù hợp.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật và thêm yêu thích vẽ tĩnh vật.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - Mẫu vẽ : lọ hoa màu nâu nhạt + quả cam chín + quả táo xanh + vải nền đỏ
nhạt.


- 2 tranh tĩnh vật và 2 bài vẽ màu của HS.
- Minh hoạ.



HS : Vở tập vẽ, chì, màu sáp.


<b>III. Các hoat đông day - hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Bày mẫu , điều chỉnh hướng
sáng và gợi ý HS nhận xét.
- Gợi ý HS quan sát và nhận xét
2 tranh tĩnh vật và 2 bài của HS
cũ .


- Nhận biết : cấu trúc mẫu gồm 3
vật mẫu, dạng hình trụ và hình
cầu; vị trí sắp xếp; màu sắc, đậm
nhạt,...


- Nhận xét về bố cục, diễn tả hình
theo đặc điểm vật mẫu, sáng tối,
màu sắc,... của hình và nền trong
bài vẽ; nêu cảm nhận về tranh vẽ
tĩnh vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

HĐ2: Cách


vẽ


(5 phút)


Giảng giải kết hợp minh hoạ
theo hướng nhìn từ giữa lớp
học.


Đọc nội dung Hoạt động 2- Cách
<i>vẽ tr.115 SGK và theo dõi minh </i>
hoạ trên bảng :


Ước lượng các chiều mẫu bày,
phác khung hình chung => Ước
lượng , phác khung hình lọ hoa,
quả táo, quả cam => Tìm tỉ lệ các
bộ phận của lọ, quả, phác các nét
thẳng => Vẽ chi tiết => Xác định
các mảng màu đậm nhạt của mẫu
và dùng màu để vẽ đậm nhạt, chú
ý tương quan với màu nền.


HĐ3: Thực
hành


(20 phút)


Yêu cầu HS luôn nhìn mẫu để
vẽ. Hướng dẫn thêm cho những
HS cịn lúng túng.



Vẽ cá nhân , vẽ hình và màu theo
mẫu bày vào Vở.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Chọn 8 - 10 bài đại diện gắn
lên bảng và gợi ý lớp nhận xét.
- Nhận xét bổ sung, đánh giá.
- Xếp loại bài cho cả lớp.
- Nhận xét giờ học. Động viên
HS.


- Nhận xét về : bố cục, diến tả đặc
điểm mẫu và đậm nhạt.


- Bình chọn bài đẹp nhất.


- Chuyển bài ra đầu bàn để xếp
loại kết quả thực hành.


- Biểu dương bạn có nhiều cố
gắng, bài vẽ đẹp.


Dặn dò
(1 phút)



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60></div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

<b>Bài 29 - Tập nặn tạo dáng</b>
<b>ĐỀ TÀI NGÀY HỘI</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : Hiểu nội dung và các hoạt động trong một số lễ hội ở địa phương; Biết
cách nặn dáng người đơn giản.


Kỹ năng : Nặn được một hoặc hai dáng người đang hoạt động tham gia lễ hội.
HS khá giỏi : Hình nặn cân đối, dáng động phù hợp.


Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của sản phẩm mô phỏng hoạt động trong lễ hội;
thêm yêu thích phong tục, các lễ hội truyền thống.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - ảnh chụp cảnh rước kiệu hội đền Tả Phủ, Kỳ Lừa; cảnh múa sư tử hội làng
ở Hải Yến, Cao Lộc;


- 3 tranh dân gian: Đánh đu, Rước Rồng, Chọi gà.
- Giấy A3 và bút dạ viết bảng (đủ 1 bộ / nhóm).


HS : Đất nặn, dao gọt, tăm, bảng nặn và các vật liệu khác để tạo dáng (chuẩn bị
theo nhóm 6 người).


<i>Phịng học có bàn trưng bày sản phẩm, khăn lau tay, giẻ sạch, nước rửa tay.</i>


<b>III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>



Giới thiệu
bài (2 phút)


Tổ chức thi "Viết nhanh tên các
lễ hội": phát giấy, bút, phổ biến
luật chơi.


Trong 1 phút, các nhóm trao đổi
và viết tên các lễ hội vào giấy A3,


khi có hiệu lệnh đem gắn nhanh
lên bảng. Nhóm viết được nhiều
tên lễ hội nhất sẽ thắng.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(5 phút)


Gợi ý HS nhận xét tranh, ảnh Nhận biết : tên trò diễn trong lễ
hội; những thành phần tham gia;
hình dáng hoạt động, trang
phục,...


HĐ2: Cách
nặn


- Yêu cầu HS nêu lại các bước
nặn một hình người;



<i><b>- </b><b>Chọn hoạt động, hình ảnh chính, </b></i>
<i><b>phụ => nặn các bộ phận chính và chi </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

(3 phút)


- Gợi ý các nhóm chọn chủ đề
và đặt tên nhóm;


- Mở rộng đề tài : có thể nặn ,
tạo dáng thêm các con vật, nhà,
cây, đạo cụ trong lễ hội,...


<i><b>tiết => ghép các bộ phận => tạo dáng </b></i>
<i><b>=> sắp xếp theo chủ đề.</b></i>


- Thảo luận, chọn tên nhóm.
- Suy nghĩ, chọn các hình ảnh đặc
trưng nhất và cách tạo dáng.
HĐ3: Thực


hành


(18 phút)


Theo dõi và gợi ý HS tạo được
dáng sinh động, rõ chủ đề.


Các nhóm thảo luận , chọn hình
ảnh, phân cơng thể hiện. Cử đại


diện giới thiệu sản phẩm.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Gợi ý các nhóm trình bày và
HS khác nhận xét.


- Nhận xét bổ sung và tổ chức
đánh giá.


- Nhận xét giờ học; Khen ngợi,
khích lệ HS .


- Trưng bày sản phẩm trên bàn .
- Đại diện các nhóm trình bày ý
tưởng lựa chọn chủ đề và kết quả
làm việc của nhóm.


- Tham gia nhận xét, bình chọn
sản phẩm đẹp nhất. Xếp loại
chung .


- Biểu dương nhóm hoạt động
hiệu quả và có sản phẩm đẹp.
Vệ sinh



(2 phút)


- Hướng dẫn HS thu dọn sản
phẩm và vệ sinh phòng học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>Bài 30 - Vẽ trang trí</b>


<b>TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : Hiểu nội dung, ý nghĩa của báo tường; biết cách trang trí một đầu báo.
Kỹ năng : Trang trí được một đầu báo tường của lớp (mức độ đơn giản).


HS giỏi : Trang trí được đầu báo đơn giản, phù hợp với nội dung tuyên
truyền.


Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của đầu báo; thêm yêu thích các hoạt động tập
thể.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - 4 đầu báo tường được trang trí đẹp;


- Hình hướng dẫn cách trang trí đầu báo tường (ĐDDH).
HS : SGK,Vở tập vẽ, thước kẻ, compa, chì, màu.


<b>III. Các hoạt đông day - hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>



Giới thiệu
bài (1 phút)


- Đặt câu hỏi để HS nhớ lại các
hoạt động kỷ niệm có tổ chức
làm báo tường của lớp, trường.
- Phân biệt báo tường với báo
khác để HS hiểu rõ ý nghĩa của
báo tường.


- Nêu các ngày kỷ niệm, ngày
lễ,... lớp có tham gia làm báo.
- Hiểu : báo tường không ra thường
<i><b>xuyên; là tờ báo của một đơn vị nhằm</b></i>
<i><b>mục đích cổ động, tuyên truyền về </b></i>
<i><b>một chủ đề cụ thể,...</b></i>


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(5 phút)


- Gợi ý HS nhận xét nội dung
và cách trình bày trong các đầu
báo tường.


- Gợi ý HS nhận xét cách trang
trí của đầu báo in trong SGK
(tr.93) và Vở tập vẽ (tr.51).



- Nhận biết đầu báo tường gồm
có:


<i><b>Tên tờ báo, tên đơn vị làm báo, chủ đề</b></i>
<i><b>báo và hình minh hoạ hay biểu trưng.</b></i>
- Thấy được : Tên tờ báo to, rõ, dễ
<i><b>đọc sắp xếp vào phần giữa đầu báo, </b></i>
<i><b>các nội dung khác có thể thay đổi vị </b></i>
<i><b>trí sắp xếp; Đầu báo cần nổi bật, màu </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

<i><b>sắc hấp dẫn, cuốn hút người xem từ </b></i>
<i><b>xa,...</b></i>


HĐ2: Cách
trang trí


(4 phút)


Gợi ý HS nhận xét hình hướng
dẫn cách trang trí.


Nắm được cách tiến hành : Chọn
<i><b>tên tờ báo, chọn bố cục, chọn kiểu </b></i>
<i><b>chữ =>Phác mảng chữ và mảng hình </b></i>
<i><b>=>Phác dịng chữ và hình minh hoạ </b></i>
<i><b>=>Kẻ chữ, vẽ hình =>Chọn màu bổ </b></i>
<i><b>túc, tương phản để vễ cho chữ, hinh </b></i>
<i><b>và nền.</b></i>



HĐ3:Thực
hành


(19 phút)


Theo dõi, gợi ý HS chọn chủ đề
, , tên báo, chọn cách sắp xếp
bố cục và vẽ hình minh hoạ.


Vẽ cá nhân.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Chọn 6 bài đã hoàn thành để
gợi ý HS nhận xét.


- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn
cách chỉnh sửa bài cho đẹp hơn.
- Tổ chức đánh giá bài đã hoàn
thành tại lớp.


- Nhận xét giờ học, khen ngợi
HS có bài vẽ tốt nhất.


- Dừng vẽ, tham gia nhận xét.
- Bình chọn bài vẽ đẹp. Nhận ra
chỗ cịn vẽ chưa tốt và cách chỉnh


sửa.


- Tham gia đánh giá.


- Biểu dương cá nhân có kết quả
tốt.


Dặn dị
(1 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>Bài 31 - Vẽ tranh</b>


<b>ĐỀ TÀI ƯỚC MƠ CỦA EM</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : HS hiểu nội dung đề tài; Biết cách chọn nội dung phù hợp để thể hiện.
Kỹ năng : Vẽ được tranh theo ý thích.


HS khá giỏi : Bố cục cân đối, màu sắc phù hợp nội dung tranh.


Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh viễn tưởng; Phát huy khả năng tưởng
tượng, sáng tạo và ước mơ trong sáng của tuổi thơ.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - 5 tranh in trong SGK (tr.94 - 96);
- 2 tranh TTMT.


- minh hoạ.
HS : Giấy vẽ, chì, màu.



<b>II. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài


(2 phút)


Tổ chức múa hát tập thể. Bài hát "Em mơ bầu trời xanh".


HĐ1: Tìm ,
chọn nội
dung đề tài


(5 phút)


- Gợi ý HS nhận xét các tranh in
trong SGK và tranh gắn trên
bảng.


- Gợi ý HS liên hệ với mơ ước
của bản thân.


* Nhận xét, thấy được :


- Các nội dung tranh thể hiện ước
muốn, khát vọng chính đáng của


tuổi thơ;


- Cách chọn hình ảnh, cách sắp
xếp và vẽ các hình ảnh trong tranh;
- Cách chọn và vẽ màu của tranh.
- Nêu cảm nhận về các tranh.
* Nêu những ước mơ cụ thể, chọn
những hình ảnh và cách sắp xếp để


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

thành bức tranh.
HĐ2: Cách


vẽ tranh
(3 phút)


Minh hoạ hình gợi ý theo một ý
tưởng, mơ ước của HS trong lớp.


Theo dõi trình tự tiến hành vẽ
tranh.


HĐ3: Thực
hành


(20 phút)


Theo dõi, gợi ý HS chọn hình
ảnh, cách thể hiện phù hợp với
khả năng.



Vẽ cá nhân, vẽ vào giấy.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức HS gắn các bài đã vẽ
xong lên bảng theo số thứ tự các
tổ đã chia sẵn .


- Gợi ý nhận xét.


- Bổ sung nhận xét và tổ chức
đánh giá.


- Khen ngợi, khích lệ HS vẽ
thêm bài khác vào giấy A3 ở nhà
để tham gia các cuộc thi vẽ
tranh sau này.


- Các tổ trưởng điều hành tổ đem
bài vẽ đã hoàn thành gắn lên bảng
- Tha gia nhận xét.


- Tham gia đánh giá, bình chọn bài
đẹp nhất.


- Biểu dương các cá nhân có nhiều
cố gắng và có bài vẽ đẹp. Động


viên các bạn vẽ bài khác vào giấy
khổ to để dự thi.


Dặn dò
(1 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

<b>Bài 32 - Vẽ theo mẫu</b>
<b>VẼ TĨNH VẬT (vẽ màu)</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : HS biết cách quan sát, so sánh, nhận ra đặc điểm mẫu vẽ; Biết cách vẽ
theo mẫu bằng màu.


Kỹ năng : Vẽ được hình, màu theo mẫu bày


HS khá giỏi : Bố cục cân đối, màu sắc phù hợp.
Thái độ : Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - Mẫu vẽ : lọ hoa màu da lươn có cắm 3 bơng hoa đồng tiền đơn + một quả
táo chín + vải nền màu vàng đất.


- 2 tranh tĩnh vật , mối tranh được cắt thành 4 mảnh rời ( để HS ghép lại ).
- 2 bài vẽ của HS cũ trên giấy A4.


- Minh hoạ.


HS : SGK, Giấy vẽ 15cm x21cm, màu vẽ.



<b>III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Tổ chức trò chơi "Thi ghép các
mảnh rời thành bức tranh".


2 đội x 2 người. Trong 1 phút, chọn và
ghép các mảnh rời để thành bức tranh
hoàn chỉnh. Đội ghép đúng và xong
trước sẽ thắng.


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(4 phút)


- Gợi ý HS nhận xét các bài vẽ
in trong SGK và 2 bài vẽ của
HS cũ gắn trên bảng.


- Mời 2 HS cùng GV bày mẫu ,
điều chỉnh hướng ánh sáng và
gợi ý HS khác nhận xét.


- Nhận xét về : cách sắp xếp hình


trên giấy, cách diễn tả đặc điểm
của mẫu vẽ, cách vẽ đậm nhạt
bằng màu.


- Nhận xét về : thành phần, vị trí
sắp xếp các vật mẫu, đặc điểm
mẫu, màu sắc và đậm nhạt,...
HĐ2: Cách


vẽ


Yêu cầu HS nêu các bước vẽ Nêu được trình tự vẽ : Ước lượng
<i>các chiều, phác khung hình</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

(4 phút) mẫu nhiều vặt mẫu;


Kết hợp giảng giải và minh hoạ
từ góc nhìn chính giữa lớp học,


<i>chung => Phác khung hình từng</i>
<i>vật mẫu => Phác vị trí, khung</i>
<i>hình các bộ phận => Vẽ hình chi</i>
<i>tiết =>Vẽ đậm nhạt bằng màu</i>
<i>theo cảm nhận.</i>


HĐ3: Thực
hành


(20 phút)



Yêu cầu HS vẽ theo mẫu bày. Theo
dõi và hướng dẫn thêm với HS cịn
gặp khó khăn khi dựng hình.


Vẽ cá nhân.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức trưng bày kết quả.
- Gợi ý nhận xét.


- Nhận xét bổ sung , cho HS
thấy chỗ chưa đạt cần chỉnh sửa
khi vẽ theo mẫu; Xếp loại bài
vẽ.


- Nhận xét giờ học. Khen ngợi
những cá nhân tích cực và bài
vẽ tốt nhất.


- Gắn bài lên bảng.


- Tham gia nhận xét, chọn bài đẹp
nhất.


- Tham gia đánh giá.



- Biểu dương những bạn học có
kết quả tốt nhất.


Dặn dò
(1phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<b>Bài 33 - Vẽ trang trí</b>


<b>TRANG TRÍ CỔNG TRẠI HOẶC LỀU TRẠI THIẾU NHI</b>
<b>I. Mục tiêu</b>


Kiến thức : HS hiểu vai trò, ý nghĩa của trại thiếu nhi; Biết cách trang trí cổng trại
và lều trại.


Kỹ năng : Tạo dáng và trang trí được cổng trại (hoặc mái lều trại) đơn giản.


HS khá giỏi : Tạo dáng được cổng trại (hoặc mái lều trại) và trang trí phù
hợp với nội dung hoạt động.


Thái độ : Khơi dậy trí tưởng tượng, sáng tạo và cảm nhận được vẻ đẹp của các kiểu
dáng cổng trại, lều trại thiếu nhi; Yêu thích các hoạt động tập thể.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - ảnh chụp một số trại của thanh - thiếu niên trong các kỳ hội trại ở địa
phương.


- các hình in trong SGK (tr. 101 - 103) và trong Vở tập vẽ (tr.56).
- Minh hoạ.



HS : Vở tập vẽ, chì, màu.


<b>III. Các hoat đơng day - hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Giới thiệu ảnh chụp và gợi ý
HS nhận xét.


Nhận ra : chủ đề hội trại, nơi cắm trại,
cấu trúc một trại, vật liệu làm trại, các
hình thức trang trí, trưng bày của trại,...


HĐ1: Quan
sát, nhận xét


(5 phút)


Gợi ý HS nhẫn ét các hình ảnh
và hình vẽ in trong tài liệu.


Nhận biết :


- Cổng trại và lều trại là các phần
chính của một trại, thường trang
trí lộng lẫy, cuốn hút sự chú ý của


mọi người;


- Có nhiều kiểu dáng và cách
trang trí cho cổng trại, lều trại,...
HĐ2: Cách


trang trí


Minh hoạ cách tạo dáng, cách
trang trí cổng trại và lều trại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

(4 phút)
HĐ3: Thực
hành


(19 phút)


Chỉ yêu cầu HS chọn một nội
dung để thực hiện : cổng hoặc
lều trại.


Vẽ cá nhân hoặc cặp đơi nếu cùng
sở thích trang trí.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Chọn 8 bài đã hoàn thành để


gợi ý HS nhận xét.


- Nhận xét bổ sung, hướng dẫn
cách chỉnh sửa bài cho đẹp hơn.
- Tổ chức đánh giá bài đã hoàn
thành tại lớp.


- Nhận xét giờ học, khen ngợi
HS có bài vẽ tốt nhất.


- Dừng vẽ, tham gia nhận xét.
- Bình chọn bài vẽ đẹp. Nhận ra
chỗ còn vẽ chưa tốt và cách chỉnh
sửa.


- Tham gia đánh giá.


- Biểu dương cá nhân có kết quả
tốt.


Dặn dị
(1 phút)


- HS vẽ chưa xong tự hồn thành bài vẽ ở nhà. Đánh giá vào buổi
học sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Bài 34 - Vẽ tranh</b>
<b>ĐỀ TÀI TỰ CHỌN</b>
<b>I. Mục tiêu</b>



Kiến thức : HS hiểu yêu cầu của bài học; biết cách tìm, chọn nội dung đề tài phù
hợp khả năng; biết cách vẽ tranh đề tài.


Kỹ năng : Vẽ được tranh theo đề tài mình thích.


HS khá giỏi : Bố cục cân đối, màu sắc phù hợp nội dung tranh.


Thái độ : Cảm nhận được sự phong phú và vẻ đẹp của tranh đề tài tự chọn; có ý
thức ln quan tâm khám phá cuộc sống.


<b>II. Chuẩn bị</b>


GV : - 5 tranh thuộc các đề tài : phong cảnh, con vật, sinh hoạt, tĩnh vật, chân
dung.


- Tranh in trong SGV, SGK và Vở tập vẽ.
HS : SGK, Vở tập vẽ, giấy vẽ A4, chì, màu.


<b>III. Các hoạt động dạy - hoc chủ yếu</b>
<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


Giới thiệu
bài (1 phút)


Yêu cầu HS nhắc lại nội dung
các đề tài đã học trong năm.


Nêu các đề tài đã vẽ tranh.


HĐ1: Tìm,


chọn nội
dung đề tài


(5 phút)


- Gợi ý HS nhận xét các tranh
gắn trên bảng.


- Hướng dẫn HS quan sát tranh
in trong SGK , Vở tập vẽ và
nhận xét về : nội dung, cách
chọn và vẽ các hình ảnh, cách
sắp xếp hình và màu.


- Liên hệ với những hoạt động
thực tiễn và cuộc sống để gợi ý
HS có thể lựa chọn nội dung
phù hợp vẽ tranh.


- Nhận xét về : cách chọn và thể
hiện hình ảnh, màu sắc, bố cục
của mỗi tranh. Nhận ra đề tài của
tranh


- Thấy được : có rất nhiều đề tài
để vẽ tranh.


- Có thể vẽ về : gia đình, cảnh


làng quê, con vật em thích, ước


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

mơ,...
HĐ2: Cách


vẽ


tranh(3ph)


Nêu yêu cầu : đây là bài vẽ cuối cùng trong năm để đánh giá hiểu
biết của các em về môn học. Hãy thể hiện hết khả năng của mình để
hồn thành bài tập.


HĐ3: Thực
hành


(20 phút)


Theo dõi và gợi ý để HS thêm
tự tin, thể hiện khả năng sáng
tạo khi làm bài.


Vẽ cá nhân.


HĐ4: Nhận
xét, đánh giá


(5 phút)


- Tổ chức trưng bày bài vẽ và


gợi ý nhận xét.


- Tổ chức HS đánh giá.


- Kết luận chung, nhận xét giờ
học. Khen ngợi, động viên HS.


- Gắn các bài vẽ lên bảng theo vị
trí các tổ. Tham gia nhận xét,
bình chọn bài đẹp.


- Tham gia xếp loại bài vẽ.
- Biểu dương những cá nhân có
nhiều cố gắng, tích cực và có bài
vẽ đẹp.


Dặn dò
(1 phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>Bài 35 - Tổng kết</b>


<b>TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP</b>
<b>I. Mục tiêu.</b>


Kiến thức : HS tự đánh giá được sự tiến bộ của mình sau một năm học vẽ.


Kỹ năng : Trưng bày, diến đạt được nhận xét của mình về các sản phẩm tiêu biểu
trong năm.


Thái độ : Nhận thấy sự tiến bộ của mình qua năm học, thêm tự tin, u thích môn


học.


<b>II. Chuẩn bị.</b>


GV : - 6 tờ giấy A0 12 kẹp, hồ dán, móc treo, dây buộc.


HS : cắt mỗi em 1 bài tốt nhất trong năm học để tham gia trưng bày.


<b>III. Các hoạt động chính trong giờ học</b>.


<b>Nội dung và</b>


<b>thời lượng</b> <b>Giáo viên</b> <b>Học sinh</b>


1. Dán các
bài vẽ lên
giấy A0


( 10 phút)


Hướng dẫn HS chọn bài theo
phân môn để dán lên giấy nền,
ghi tên bài vẽ, tên người vẽ.


Chia 4 nhóm/ 4 phân môn; chọn
lọc, cắt xén cho gọn, dán, ghi nội
dung yêu cầu phía dưới mỗi bài
vẽ


2. Trưng bày


và nhận xét


( 20 phút)


Treo các tờ giấy A0 đã dán bài


vẽ lên tường.


Tổ chức HS quan sát và nhận
xét


Quan sát, nhận xét, bình chọn
những bài đẹp nhất trong năm của
lớp.


3. Đánh giá
(5 phút)


Nhận xét kết quả học tập. Biểu dương các cá nhân có thành
tích học tập tốt nhất.


</div>

<!--links-->

×