Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đặc điểm cấu trúc địa chất và khoáng hoá chì kẽm khu vực tây bắc bắc mê, hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.26 MB, 107 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ-ĐỊA CHẤT
---------- * * * ----------

VŨ ĐÌNH ĐẠO

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ KHỐNG HĨA
CHÌ - KẼM KHU VỰC TÂY BẮC BẮC MÊ, HÀ GIANG
Chuyên ngành:
Mã số:

Địa chất khoáng sản và thăm dò
60.44.59

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. Nguyễn Khắc Giảng
2. TS. Đỗ Quốc Bình

Hà Nội - 2013


2

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,


kết quả nêu trong luận văn là trung thực. Kết quả cuối cùng chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà nội, ngày tháng 4 năm 2013
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

VŨ ĐÌNH ĐẠO


3

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 7
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn .......................................................................................... 8
2.1. Mục đích .............................................................................................................................. 8
2.2. Nhiệm vụ ............................................................................................................................. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 8
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 8
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................................... 9
5.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................................. 9
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................... 10
6. Cơ sở tài liệu ........................................................................................................................ 10
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................................ 11
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - KINH TẾ NHÂN VĂN, LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA
CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN ........................................................................................................ 12
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – KINH TẾ NHÂN VĂN.................................................................... 12
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên................................................................................................. 12
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - nhân văn ........................................................................................... 14
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN .................................................... 15
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Tây bắc Bắc Mê .................................................. 15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẶNG CHÌ-KẼM VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU CỦA LUẬN VĂN ............................................................................................................. 20
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẶNG CHÌ - KẼM .............................................................................. 20
2.1.1. Phân loại các kiểu quặng chì - kẽm trên thế giới và ở Việt Nam ................................... 22
2.1.2. Tình hình thăm dị khai thác và lĩnh vực sử dụng quặng Pb - Zn ................................. 25
2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN ................................ 27
2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu ..................................................................... 27
2.2.2. Khảo sát và lấy mẫu nghiên cứu quặng .......................................................................... 27
2.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng..................................................................... 27
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHỐNG HĨA DẢI QUẶNG KHU VỰC TÂY BẮC BẮC MÊ – HÀ
GIANG ...................................................................................................................................... 29
3.1. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC TÂY BẮC BẮC MÊ ................................................... 29
3.1.1. Địa tầng .......................................................................................................................... 29
3.1.2. Magma xâm nhập ........................................................................................................... 31
3.1.3. Cấu trúc, kiến tạo ............................................................................................................ 34
3.1.4. Khống sản ..................................................................................................................... 35
3.2. ĐẶC ĐIỂM QUẶNG HĨA CHÌ - KẼM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................. 38


4

3.2.1. Đặc điểm đới khống hóa và thân quặng chì - kẽm khu vực nghiên cứu ........................... 38
3.2.2. Đặc điểm thành phần vật chất quặng .............................................................................. 46
3.2.3. Cấu tạo và kiến trúc quặng chì – kẽm ............................................................................ 54
3.2.4. Thứ tự sinh thành và tổ hợp cộng sinh khoáng vật ......................................................... 57
3.2.5. Đặc điểm biến đổi cạnh mạch......................................................................................... 58
3.2.6. Sơ bộ nhận định nguồn gốc quặng Pb-Zn khu vực nghiên cứu ...................................... 58
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG QUẶNG CHÌ - KẼM
KHU VỰC TÂY BẮC-BẮC MÊ ................................................................................................ 60
4.1. CƠ SỞ PHÂN VÙNG TRIỂN VỌNG ................................................................................ 60

4.1.1. Các yếu tố địa chất liên quan quặng hoá Pb-Zn............................................................ 60
4.1.2. Các tiền đề và dấu hiệu tìm kiếm ................................................................................... 60
4.2. ĐÁNH GIÁ TRIỂN VỌNG QUẶNG CHÌ - KẼM KHU VỰC TÂY BẮC BẮC MÊ ............ 62
4.2.1. Lựa chọn phương pháp đánh giá tài nguyên...................................................................... 62
4.2.2. Kết quả đánh giá và dự báo tài nguyên .......................................................................... 64
4.3. ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC ĐIỀU TRA, THĂM DỊ ....................................................... 65
4.3.1. Cơng tác điều tra đánh giá .............................................................................................. 65
4.3.2. Cơng tác thăm dị ............................................................................................................ 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 69
1. Kết luận ................................................................................................................................ 69
2. Kiến nghị .............................................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 71
PHỤ LỤC KẾT QUẢ MẪU KHOÁNG TƯỚNG ...................................................................... 73


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung


Bảng 2.1: Tổng hợp trị số clark của Pb, Zn trong các loại đá
magma
Bảng 2.2: Các tính chất cơ bản một số khống vật của Pb, Zn
Bảng 3.1: Thành phần hóa học các thân quặng khu bản Lýbản Khau Vạc xã Du Tiến .
Bảng 3.2: Thành phần hóa học các thân quặng khu bản Lũng
Dằm
Bảng 3.3: Thành phần hóa học các thân quặng khu bản KẹpMinh Sơn Tà Pan
Bảng 3.4: Thành phần hóa học các thân quặng khu Pó Pèng
Bảng 3.5: Thứ tự thành tạo các khoáng vật quặng khu vực
Bảng 4.1: phân vùng triển vọng khống sản chì – kẽm khu
vực nghiên cứu

Trang

20
21
50
52
53
55
58
65


6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH
STT

Nội dung


Trang

1

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 3.1: Mặt cắt điểm khống hóa Pb-Zn tại khu vực xã Du
Tiến
Hình 3.2: Vết lộ khu Bản Lý xã Du Tiến
Hình 3.3: Vết lộ khu Lũng Dằm xã Du Tiến
Hình 3.4: Vết lộ khu Lũng Dằm xã Du Tiến
Hình 3.5: Vết lộ khu Lũng Dằm xã Du Tiến
Hình 3.6: Vết lộ khu Tà Pan
Hình 3.7: Vết lộ khu Tà Pan
Hình 3.8: Vết lộ khu Đơng nam Lũng Vầy
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh thành phần hoá học của vùng nghiên
cứu với vùng lân cận
Ảnh 1.1 Địa hình núi lộ đá gốc khá phổ biến trong khu vực
nghiên cứu

12

12

Ảnh 3. 1: Các đá vôi và sét vôi của hệ tầng Khau Lộc tại khu
vực Bản Lý

31

13


Ảnh 3.2: Đứt gãy cắt qua các đá phiến và sét vôi của hệ tầng
Khau Lộc tại khu bản Khau Vạc

35

14

Ảnh 3.3: Quặng sắt tại mỏ Sàng Thần

37

15

Ảnh 3.4 : Nhà máy tuyển quặng sắt Sàng Thần của Công ty An
Thơng
Ảnh 3.5: Khu vực khai thác mỏ chì – kẽm khu Tà Pan
Ảnh 3.6: Vỉa vôi – dolomit chứa quặng chì – kẽm khu Tà Pan
Ảnh 3.7: Vỉa quặng phần cao của cánh phía Bắc mỏ Tà Pan
Ảnh 3.8: Galena
Ảnh 3.9: Sphalerit
Ảnh 3.10: Pyrit dạng hạt tha hình
Ảnh 3.11: Quặng cấu tạo kiểu xâm tán
Ảnh 3.12: Quặng cấu tạo dạng mạch
Ảnh 3.13: Quặng cấu tạo dạng ổ

38

2
3

4
5
6
7
8
9
10
11

16
17
18
19
20
21
22
23
24

41
41
43
43
44
46
46
47
55
13


39
45
47
48
49
49
56
57
58


7

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khống sản kim loại nói chung, chì - kẽm nói riêng được sử dụng ngày
càng nhiều trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau trên thế giới. Ngày nay
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhu cầu về chì- kẽm ở Việt Nam
càng trở nên cấp thiết. Quặng chì – kẽm ở khu vực miền Bắc Việt Nam phân bố
phổ biến và phong phú về các loại hình thành tạo, đặc biệt khu vực Đơng Bắc
Việt Nam trong đó có khu vực Bắc Mê – Hà Giang được đánh giá có tiềm năng
và có triển vọng về quặng chì- kẽm. Dải quặng Quản Bạ (Hà Giang) - kéo dài
qua phía tây nam Bảo Lâm (Cao Bằng) đến Pắc Nậm (Bắc Kạn) được coi là có
triển vọng về quặng chì – kẽm và các khoáng sản khác đi kèm, như Na Sơn (Hà
Giang), Bản Bó (Cao Bằng) [6]...dải quặng Quản Bạ - Pắc Nậm đã được các nhà
Địa chất quan tâm nghiên cứu và đề cập đến tại các cơng trình như Mai Thế
Truyền (1997) [10], Vương Mạnh Sơn [8], 2002, Đỗ Quốc Bình (1999, 2009)
[5],[6]...
Các cơng trình trên tập trung thành lập Bản đồ địa chất và tìm kiếm
khống sản ở tỷ lệ 1:50.000[8],[10] mà chưa đi sâu nghiên cứu về đặc điểm

quặng hóa của các khống sản đã phát hiện. Các cơng trình của tác giả Đỗ Quốc
Bình đã tập trung nghiên cứu về triển vọng quặng đồng và chì kẽm và một số
khoáng sản đi kèm trong dải quặng Quản Bạ - Pắc Nậm. Trong cơng trình này
tác giả đã làm rõ về triển vọng, quy luật phân bố và mối liên quan của quặng
chì-kẽm và các khống sản khác với các thành tạo địa chất. Tuy việc nghiên cứu
về đặc điểm hình thái thân quặng, thành phần khống vật, hóa học của quặng và
chất lượng quặng chì - kẽm trong khu vực chưa được đề cập nghiên cứu chi tiết
trong khu vực Quản Bạ - Pắc Nậm, đặc biệt khu vực Tây Bắc Bắc Mê – Hà
Giang chưa được tác giả nghiên cứu chi tiết.
Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm quặng hóa, đánh giá tiềm
năng và dự báo triển vọng quặng chì - kẽm làm cơ sở định hướng cho cơng tác
điều tra tìm kiếm đánh giá, tiến hành các cơng tác thăm dị khai thác quặng chì kẽm trong khu vực này được đặt ra hết sức cấp thiết. Đề tài ‘‘Đặc điểm cấu trúc
địa chất và khống hóa chì - kẽm khu vực tây bắc Bắc Mê – Hà Giang’’ được
đặt ra và giải quyết nhằm đáp ứng được yêu cầu trên.


8

2. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
2.1. Mục đích
Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất và đặc điểm khống hóa
và triển vọng chì - kẽm khu vực Tây Bắc Bắc Mê – Hà Giang nhằm phục vụ cho
các cơng tác tìm kiếm, thăm dị và khai thác quặng chì - kẽm của khu vực này.
2.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa chất liên quan quặng chì - kẽm,
đặc biệt là cấu trúc khống chế quặng.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái thân quặng, thành phần khống vật,
thành phần hóa học của quặng và chất lượng chì - kẽm trong khu vực.
- Sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp phương pháp dự báo sinh

khoáng để đánh giá triển vọng quặng chì - kẽm làm cơ sở định hướng cơng tác
tìm kiếm – thăm dị khống sản và các nghiên cứu tiếp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các khống hóa chì - kẽm trong phạm vi dải
quặng chì - kẽm khu vực tây bắc Bắc Mê – Hà Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã nêu ở trên học viên sử dụng hệ phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp các tài liệu địa chất và khống
sản đã được cơng bố liên quan đến quặng chì – kẽm và khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa nghiên cứu về
địa chất khoáng sản tại các khu vực trọng điểm với mục tiêu nghiên cứu về cấu trúc
địa chất các yếu tố khống chế quặng thu thập các loại mẫu bổ sung nhằm đánh giá
về thành phần vật chất quặng tại các điểm khoáng hóa điển hình trong khu vực
nghiên cứu.
- Các phương pháp phân tích mẫu: Tiến hành phân tích bổ sung các loại
mẫu lấy bổ sung như: Mẫu thạch học - lát mỏng đá vây quanh, mẫu hóa quặng,
mẫu khống tướng nhằm làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo, kiến trúc, tổ hợp cộng sinh


9

khoáng vật (THCSKV) quặng, các thế hệ khoáng vật nhằm luận giải về loại hình
nguồn gốc cấu trúc khống chế và các giai đoạn tạo quặng, đặc điểm phân bố và
xác lập quy luật thành tạo quặng trong vùng nghiên cứu.
- Phương pháp sử lý kết quả và số liệu: Tổng hợp sử lý các số liệu về địa
chất, kiến tạo, đặc điểm phân bố, loại hình phân bố và mối liên quan đến thành
phần vật chất từ đó dự báo sinh khoáng và dự báo tiềm năng khoáng sản của vùng
nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp nghiên cứu địa chất

truyền thống để nhận thức bản chất địa chất của đối tượng nghiên cứu. Áp dụng
một số phương pháp dự báo định lượng trong vùng nghiên cứu.
Trong quá trình thu thập tổng hợp các tài liệu địa chất khoáng sản liên
quan và khảo sát thực địa lấy gia cơng phân tích các loại mẫu để hồn thành luận
văn, học viên đã thu thập tổng hợp về các tài liệu về địa chất khống sản từ cơng
tác đo vẽ bản đồ Địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:200.000, 1:50.000 đến 1:10.000,
các báo cáo, các đề tài, các chuyên đề về khoáng sản liên quan đến vùng nghiên
cứu. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Khắc Giảng và TS. Đỗ Quốc
Bình, học viên đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu đã có trước, tiến hành nghiên
cứu thực địa bổ sung, thu thập và phân tích 14 mẫu lát mỏng, 12 mẫu khoáng
tướng; sử lý số liệu phân tích 123 mẫu hóa quặng, 2 mẫu hóa tồn diện,... Tất cả
các tài liệu trên là cơ sở để học viên hoàn thành bản luận văn này.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm
thành phần khống vật, thành phần hóa học quặng chì - kẽm và các yếu tố khống
chế quặng chì - kẽm khu vực Tây bắc Bắc Mê – Hà Giang. Nghiên cứu triển
vọng quặng chì - kẽm và các khống sản đi kèm trên diện tích nghiên cứu.
- Nghiên cứu mối liên quan của quặng chì - kẽm và các khoáng sản khác với
các thành tạo địa chất.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhận thức đầy đủ hơn và toàn
diện hơn về đặc điểm quặng hố, tiềm năng tài ngun chì - kẽm khu vực tây bắc
Bắc Mê – Hà Giang, đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp dự báo tài
nguyên và phân vùng triển vọng trong vùng nghiên cứu.


10

5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có những đóng góp cho thực tiễn như sau:

Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm phân bố và thành
phần vật chất quặng chì - kẽm khu vực Tây bắc Bắc Mê – Hà Giang, phục vụ
trực tiếp cho công tác đánh giá tiềm năng và chất lượng quặng chì - kẽm trong
vùng nghiên cứu.
Khoanh định các diện tích có triển vọng chì - kẽm phục vụ các cơng tác
thăm dị và khai thác quặng chì - kẽm trong vùng trong các giai đoạn tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc
lựa chọn diện tích để đầu tư thăm dị quặng chì - kẽm khu vực Tây bắc Bắc Mê
– Hà Giang và là tài liệu tham khảo, so sánh có giá trị cho các cơng tác tìm kiếm
thăm dị quặng chì - kẽm ở các khu vực lân cận.
6. Cơ sở tài liệu
Luận văn được hoàn thành trên cơ sở tài liệu sau:
Tài liệu đã cơng bố:
- Báo cáo kết quả tìm kiếm đánh giá quặng chì – kẽm Na Sơn và tìm kiếm
sơ bộ quặng chì kẽm khu Tàng Khoảng, Tà Pan, Suối Thầu -Hà Tuyên của tác
giả Trần Đình Bát và nnk (1989) [1].
- Báo cáo nghiên cứu xác lập triển vọng quặng chì - kẽm, vàng và các
khống sản khác đi kèm vùng Phia Dạ - Nà Cang, các tỉnh Cao Bằng và Bắc
Kạn của tác giả Đỗ Quốc Bình và nnk (2005) [5].
- Báo cáo Nghiên cứu triển vọng quặng đồng, chì – kẽm và các khống
sản khác đi kèm dải quặng Quản Bạ - Pắc Nậm, các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng,
Bắc Kạn của tác giả Đỗ Quốc Bình và nnk (2009) [6].
- Đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Phúc Hạ của tác giả Vương Mạnh
Sơn và nnk (2003) [8].
Tài liệu khảo sát thực địa bổ sung:
Học viên đã đi thực địa khảo sát bổ sung và lấy học viên đã thu thập, phân
tích bổ sung, 14 lát mỏng, 12 mẫu khoáng tướng, 2 mẫu hóa tồn diện...


11


7. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm một bản lời kèm theo, một số bản vẽ, biểu bảng và phụ
lục. Không kể phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm các chương sau:
Chương 1: Đặc điểm địa lý kinh tế - nhân văn, lịch sử nghiên cứu địa chất
và khoáng sản.
Chương 2: Tổng quan về quặng chì - kẽm và các phương pháp nghiên cứu
được sử dụng trong luận văn.
Chương 3: Đặc điểm khống hóa dải quặng khu vực Tây Bắc - Bắc Mê
Chương 4: Đánh giá tiềm năng và phân vùng triển vọng chì - kẽm khu
vực Tây bắc Bắc Mê.
Luận văn này được hoàn thành tại Bộ mơn Khống sản, Trường Đại học
Mỏ - Địa chất dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Khắc Giảng và
TS. Đỗ Quốc Bình.
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả cũng đã nhận được sự giúp đỡ
của các thầy cơ giáo trong bộ mơn Khống sản, bộ mơn Khống thạch, khoa Địa
chất, phịng sau đại học trường Đại học Mỏ - Địa chất; lãnh đạo Đoàn Địa vật lý
khu vực - Liên đoàn Vật lý Địa chất.
Nhân dịp này, học viên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy hướng
dẫn, các nhà khoa học, các đồng nghiệp và cơ quan chủ quản đã tạo điều kiện
cho phép học viên được sử dụng, thừa kế những thành quả nghiên cứu để hoàn
thành luận văn.
Học viên xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu trên.


12

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ - KINH TẾ NHÂN VĂN, LỊCH SỬ
NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN
1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ – KINH TẾ NHÂN VĂN

1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đơng bắc thành phố Hà Giang thuộc các
xã Du Già, Du Tiến huyện Yên Minh; xã Minh Sơn huyện Bắc Mê, cách thành
phố Hà Giang khoảng 30Km về phía Đơng bắc. Khu vực nghiên cứu thuộc phía
Tây bắc của dải sinh khống Quản Bạ - Pắc Nậm [5].

Hình 1.1: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
1.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có địa hình khá phức tạp, có thể chia
làm 2 kiểu địa hình chính.


13

Địa hình núi đá vơi (karst): Kiểu địa hình này chiếm đa số diện tích vùng
nghiên cứu bao gồm các trầm tích lục ngun xen các trầm tích carbonat, có độ
cao trên 800m, sườn dốc trơ lộ đá gốc lớp phủ thực vật ít (Ảnh 1.1).

Ảnh 1.1: Địa hình núi lộ đá gốc khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu
Địa hình đồng bằng: Phân bố ở độ cao thấp có dạng kéo dài, uốn lượn
phân bố ở chân các sườn núi hoặc phân bố tại các thung lũng dọc theo hệ thống
sơng suối, địa hình khá bằng phẳng thoải dần theo hướng nước chảy gồm các
thành tạo trầm tích Đệ tứ và các sản phẩm phong hóa eluvi, deluvi của các đá .
1.1.1.3. Mạng lưới sông suối
Trong vùng nghiên cứu khơng có sơng lớn chảy qua, các dịng chảy
thường xuyên bao gồm các suối nhỏ thuộc lưu vực sông Gâm là nguồn cung
cấp nước mặt cho hệ thống sông Gâm.
Phía Bắc vùng nghiên cứu có sơng Nậm Lang chảy về phía Tây Bắc
sau đó chuyển đổ về sơng Gâm ở khu vực Bảo Lâm – Cao Bằng, lịng sơng

nhỏ hẹp độ dốc lớn lưu lượng khơng đều.
Phía Nam có suối Nậm Chì chảy từ phía Tây bắc về Đơng Nam hợp
lưu với sông Gâm ở Minh Ngọc - Bắc Mê, suối lớn, lòng rộng được cung cấp


14

nước bởi hệ thống suối Vầy và suối Bá Phòng; các suối này có lưu lượng khá
lớn ít biến động theo mùa.
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên thời tiết
thay đổi phức tạp và hay đột biến về nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cũng
như giữa các mùa chênh lệch tương đối lớn.
Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau thời tiết giá lạnh
có sương mù, sương muối, nhiệt độ từ 2 - 200C, trung bình là 160C. Lượng
mưa trung bình 604 mm/ tháng.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ
dao động 16 -350C, trung bình 24 - 250C, nhiệt độ cao nhất là 360C. Lượng mưa
trung bình 4309 mm/ tháng, cá biệt có ngày lên tới 1083mm gây lũ lụt.
Trong Khu vực nghiên cứu lượng mưa bình quân hàng năm khoảng
2.300 - 2.400 mm, Độ ẩm bình quân hàng năm đạt 85% và sự dao động cũng
không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 - 88%, thời điểm
thấp nhất (tháng l,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa
mùa khô và mùa mưa không rõ rệt.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - nhân văn
1.1.2.1. Hệ thống giao thông
Hệ thông giao thông từ trung tâm thành phố Hà Giang đến vùng nghiên
cứu khá khó khăn. Từ thành phố Hà Giang theo đường 34 đến huyện Bắc Mê
gặp tỉnh lộ 176 là đến vùng nghiên cứu, đường tỉnh lộ 176 nhỏ hẹp uốn lượn
chất lượng đường kém và dốc, đặc biệt về mùa mưa đi lại khó khăn nhiều

đoạn có thể bị trượt lở gây tắc nghẽn giao thông.
Hệ thống giao thông nội vùng chủ yếu là đường cấp phối nhỏ hẹp lối
liền giữa các thôn bản trong xã đi lại bằng xe máy hoặc các phương tiện thô
sơ khác.
1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế nhân văn
Dân cư trên diện tích khảo sát phân bố hết sức thưa thớt, gồm các dân
tộc H’Mông, Dao, Lô Lô, Sán Chỉ, Tầy, Nùng sinh sống trong các bản trên
núi cao hay trong các thung lũng dọc theo các suối, sông. Đôi khi tại các


15

thung lũng lớn, có các thị trấn nhỏ, quần tụ các dân tộc cùng sinh sống, trong
đó có người Kinh. Điều kiện vật chất và văn hóa của các dân tộc nói chung
đã có những thay đổi căn bản sau những dự án đầu tư của Nhà nước với các
công trình điện, đường, trường, trạm ở các xã vùng sâu và xa trong thời gian
qua. Về cơ bản, điện lưới quốc gia, mạng điện thoại di động đã phủ sóng ở
nhiều xã vùng sâu và xa trong diện tích nghiên cứu.
Với những đặc điểm địa lý tự nhiên và nhân văn nêu trên cho thấy,
vùng nghiên cứu là một diện tích đã có những thay đổi căn bản so với thời
gian trước, vì vậy là những thuận lợi hơn nhiều khi tiến hành khảo sát và
nghiên cứu địa chất.
1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT - KHOÁNG SẢN
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Tây bắc Bắc Mê
Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Tây bắc Bắc Mê được gắn liền
trong đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra khống sản nhóm tờ Bảo Lạc tỷ lệ 1 :
50.000 , Lưu trữ Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam – 1997 [10] . Về địa
chất khu vực gắn liền với lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực Đông Bắc Bộ
và được bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX. Trong đó, nhiều cơng trình nghiên cứu để
lại những tài liệu địa chất có giá trị và quý báu. Theo thời gian có thể chia

lịch sử nghiên cứu địa chất của vùng thành hai giai đoạn chính:
1.2.1.1. Giai đoạn trước năm 1954
Giai đoạn này diện tích khu vực nghiên cứu được đề cập trong các cơng
trình của các nhà địa chất Pháp: Mollard. L và Man Suy H., 1905, 1907 (bản đồ
địa chất tờ Cao Bằng - Hạ Lang tỷ lệ 1: 200.000); Bourret R., 1922 (bản đồ địa
chất Đông Bắc Bộ), tỷ lệ 1: 300.000 và bản đồ địa chất tờ Cao Bằng - Hạ Lang, tỷ
lệ 1: 1.000.000; Patte E., 1972 (bản đồ địa chất Đông Bắc Bộ, tỷ lệ 1: 500.000);
Jacob Ch., 1931 (bản đồ địa chất tờ Cao Bằng, tỷ lệ 1: 500.000).
Đáng chú ý hơn cả là một số cơng trình của Fromaget J. nghiên về địa
tầng, cổ sinh, magma - phun trào, cấu trúc - kiến tạo vùng Đông bắc Bắc bộ; đặc
biệt là bản đồ địa chất Đông Dương, tỷ lệ 1: 2.000.000 (1937) và tái bản năm
1954. Nhìn chung, những tài liệu của một số nhà địa chất Pháp chủ yếu mang
tính khu vực, song có ý nghĩa tham khảo nhất định trong công tác điều tra cơ
bản địa chất về đo vẽ bản đồ ở tỷ lệ nhỏ và trung bình trên lãnh thổ Việt Nam.


16

1.2.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến nay
Hồ bình lập lại, đất nước chuyển sang giai đoạn mới: Xây dựng xã hội
chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Công tác điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản được đầu tư nghiên cứu hệ
thống. Giai đoạn này có những dạng nghiên cứu, điều tra cơ bản sau:
Đo vẽ bản đồ ở tỷ lệ nhỏ 1:1.000.000 và 1:500.000
Trong thời gian đầu là các cơng trình đo vẽ lập bản đồ địa chất Miền Bắc,
trong đó có bản đồ địa chất tờ Cao Bằng, tỷ lệ 1:100.000 (Gazenko X.D. 1961)
bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam [15], tỷ lệ 1: 500.000. (Kitovani S.K.,1962)
[16]. Các cơng trình trên được thành lập chủ yếu là tổng hợp, chỉnh lý các bản
đồ của các nhà địa chất Pháp trước đây, kết hợp khảo sát bổ sung theo mục tiêu
nhiệm vụ nghiên cứu. Do tài liệu không đầy đủ, nên các cơng trình này cịn

nhiều thiếu sót.
Trong giai đoạn này, đáng chú ý là cơng trình “Bản đồ địa chất miền Bắc Việt
Nam, tỷ lệ 1:500.000” (Dovjicov A.E và nnk.,1965) [14]. Bản đồ này ra đời là
một thành tựu to lớn trong công tác nghiên cứu điều tra địa chất ở Việt Nam của
các nhà địa chất Liên Xơ (cũ). Trong cơng trình bản đồ này đã hệ thống hóa lại
các cơng bố về địa chất kết hợp với các kết quả nghiên cứu mới của các tác giả
thành lập tờ bản đồ.
Về địa tầng: Kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu trước kết hợp
những tài liệu thu thập được trong đo vẽ, Dovjicov A.E. và nnk đã phân chia địa
tầng trong diện tích vùng nghiên cứu làm 13 phân vị có mức tuổi từ Devon đến
Carbon, trong đó có các phân vị D1-D2ebs (điệp Bồng Sơn); D2e, D2e-gv, D3frbc
(tầng Bản Cỏng). Nhìn chung sự phân chia bước đầu đã có cơ sở về thạch địa
tầng và hoá thạch.
Về magma: Trong khu vực nghiên cứu chỉ khoanh định được một số thể
gabro diabas không rõ tuổi.
Về kiến tạo: Trong khu vực nghiên cứu và diện tích kế cận được mơ tả
trong 3 đới tướng cấu trúc: đới Hạ Lang, đới Sông Hiến và đới An Châu. Đứt
gẫy sâu Cao bằng - Tiên Yên đóng vai trò phân chia các đới cấu trúc.
Đo vẽ bản đồ tỷ lệ trung bình 1: 200.000


17

Khu vực nghiên cứu và diện tích kế cận thuộc nhóm tờ Bảo Lạc (Hồng
Xn Tình, và nnk.,1974 [8]).
Năm 2000, Tổng cục ĐC và KS xuất bản tờ bản đồ địa chất 1:200.000 tờ
Bảo Lạc (F48-10). Đây là một tài liệu quan trọng, mang tính khái qt hố cao,
đã tiếp thu các kết quả nghiên cứu địa chất khu vực vùng Đông bắc và Miền bắc
Việt Nam.
Về địa tầng: Khu vực nghiên cứu bao gồm các thành tạo trầm tích lục

nguyên carbonat Paleozoi trung, được liên hệ với các địa tầng Tòng Bá (D1tb);
hệ tầng Mia Né (D1ml). Nét nổi bật nhất về địa tầng là các tác giả BĐĐC, tỷ lệ
1: 200.000 đã phát hiện được nhiều điểm hoá thạch đặc trưng cho các mức tầng.
nghiên cứu thạch địa tầng cho phân vị đầy đủ hơn.
Về magma: Trong vùng nghiên cứu đá magma phát triển rất hạn hẹp. Các
xâm nhập mafic dạng mạch, thấu kính quy mơ nhỏ được mô tả trong phức hệ
Cao Bằng (Gb/T1cb). Các xâm nhập nhỏ thành phần granit và granitoit được mô
tả trong phức hệ Phiabioc (G/aT3npb).
Về kiến tạo: Vùng nghiên cứu nằm trọn trong đới cấu trúc Tùng Bá – Bắc
Mê tương tự như Dovjicov A.E. (1965) và tiến hành mô tả một số đứt gãy, uốn
nếp nhưng chỉ mang tính chất khái lược.
Về khoáng sản: Đã phát hiện và đăng ký trên bản đồ các mỏ-điểm quặng
sắt, chì kẽm, barit, mangan, nước khống và các loại vật liệu xây dựng.
Ngồi ra, liên quan với khu vực công tác, các tài liệu địa chất cịn được
thể hiện trong các cơng trình khoa học nghiên cứu về địa tầng, magma như:
Hoàn thiện thang địa tầng Việt Nam (Tống Duy Thanh, Đặng Vũ Khúc và
nnk,1995); nghiên cứu cổ sinh, địa tầng và tướng đá cổ địa lý các thành tạo trầm
tích D3-C1 Bắc Việt Nam (Phạm Kim Ngân.2001); trầm tích luận và tướng đá cổ
địa lý các thành tạo trầm tích màu đỏ tuổi Jura - Creta và khoáng sản liên quan ở
miền Bắc Việt Nam (Nguyễn Xuân Khiển và nnk, 2004); Địa tầng các trầm tích
Phanerozoi ở Đơng Bắc Bộ (Đặng Trần Hun và nnk 2007); Các thành tạo
mafic, siêu mafic Permi - Trias miền Bắc Việt Nam (Poliakov G.V., Nguyễn
Trọng Yêm và nnk,1996); Hoạt động magma nội mảng lãnh thổ Việt Nam và
khoáng sản liên quan (Trần Trọng Hoà và nnk, 2005).
Đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 vùng phụ cận


18

Khu vực nghiên cứu đã được đo vẽ và lập bản đồ khống sản tỷ lệ

1:50.000 thuộc nhóm tờ Bảo Lạc do Mai Thế Truyền làm chủ biên hoàn thành
năm 1997[8]. Đây là những cơng trình đã có nhiều phát hiện mới về địa chất.
Kết quả đo vẽ 1: 50.000 các nhóm tờ phụ cận cịn phát hiện mới và thu thập bổ
sung nhiềuditích hố đá; đồng thờiđã tiến hành nghiên cứuphân chi
akhá chi
tiết các phân vị địa chất theo thạch địa tầng và thành phần vật chất.
1. 2. 2. Lịch sử nghiên cứu khoáng sản tại vùng nghiên cứu
Trong tồn bộ thời gian trước 1945, việc khai thác khống sản đều do
người Pháp thực hiện. Trong diện tích nghiên cứu, ngoài dấu hiệu khai thác
cũ của người Pháp ở Na Sơn - Hà Giang (quặng chì - kẽm - bạc); trong thời
gian này chưa có các cơng trình khai thác nào tại khu vực nghiên cứu.
Trong các cơng trình thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 liên
quan tới diện tích của các tác giả Hồng Xn Tình (1975 - 1976) [11] - bản
đồ địa chất tờ Bảo Lạc; Nguyễn Kinh Quốc (1973) [9] - bản đồ địa chất tờ
Bắc Kạn có đề cập đến cơng tác điều tra khoáng sản tại khu vực này nhưng
chưa phải là trọng tâm, mà khối lượng tập trung vào công tác địa chất. Tuy
vậy, bước đầu cũng thành lập được những vành phân tán trọng sa, địa hóa
trùm lên diện tích nghiên cứu, cùng những phát hiện một vài điểm quặng.
Một cơng trình nghiên cứu nữa liên quan với diện tích được khảo sát là
cơng trình tổng hợp các bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 thuộc khu vực Bắc
Bộ, trong đó liên quan với diện tích nghiên cứu có các tờ Bảo Lạc, Bắc Kạn
của các tác giả Hoàng Xuân Tình và Nguyễn Kinh Quốc được xuất bản vào
năm 2000 [12]. Cơng trình này cho phép nhìn nhận tổng quan hơn về vùng
nghiên cứu, có cơ sở đối sánh với các vùng quặng kế cận được rõ nét hơn.
Trong thời gian gần đây, do nhu cầu về tài nguyên - khoáng sản, việc
các doanh nghiệp tiến hành đầu tư thăm dò các đối tượng Pb - Zn, Fe, Sb
trong diện tích nghiên cứu đã có những thành cơng nhất định phản ánh thêm
tính chính xác của tài liệu nghiên cứu.
Năm 2009, Đỗ Quốc Bình hồn thành đề án “Nghiên cứu triển vọng
quặng đồng, chì - kẽm và các khống sản khác đi kèm dải quặng Quản Bạ

- Pắc Nậm, các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn”. Mục tiêu và nhiệm vụ
chính đặt ra là nghiên cứu, xác lập quy luật phân bố, triển vọng quặng chì -


19

kẽm và các khoáng sản khác đi kèm trên diện tích nghiên cứu; Nghiên cứu
mối liên quan của quặng chì - kẽm và các khoáng sản khác với các thành tạo
địa chất; Khoanh định các diện tích có triển vọng phục vụ các cơng tác đánh
giá tiếp theo. Diện tích nghiên cứu 700 km2 trong đó bao gồm tồn bộ diện
tích nghiên cứu của luận văn.
Đây là một trong các tài liệu chính được chúng tơi tham khảo trong
q trình hoàn thành luận văn.


20

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẶNG CHÌ-KẼM VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẶNG CHÌ - KẼM
Chì được người Ai Cập biết từ 7-6 nghìn năm trước Công nguyên. Những
đồng tiền và ống dẫn nước bằng chì có tuổi hơn 2000 năm trước Cơng ngun
đã được tìm thấy ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Cịn đối với Kẽm vào thế kỷ IX và VIII trước Công nguyên, người ta đã
luyện được đồng thau bằng cách nấu đồng tự sinh với oxit kẽm (“đất trắng” nằm ở
phần trên mỏ đa kim). Năm 1746, A.Marcgraf đã luyện thành cơng kẽm kim loại.
Chì có màu xám đặc trưng, rất mềm. Nhiệt độ nóng chảy của chì là
327 C, nhiệt độ sơi 17000C, tỷ trọng 11,4. Chì dễ dát mỏng, khơng bị oxy hố và
axit ăn mịn, dễ tạo hợp kim với nhiều kim loại.
0


Kẽm màu trắng bạc, cứng hơn chì, dễ tạo hợp kim. Nhiệt độ nóng chảy của
kẽm là 4190C, nhiệt độ sôi 9060C, tỷ trọng 6,9-7,2. Trong khơng khí khơ, kẽm
khơng bị oxy hố nhưng khi gặp khơng khí ẩm kẽm bị oxy hố tạo nên lớp muối
carbonat hay oxit mỏng. Kẽm khơng bị ăn mịn trong xút và axit yếu.
Đến nay người ta đã biết được 4 đồng vị ổn định của chì có số lượng là
204, 206, 207 và 208, trong đó 204Pb chiếm 52,1%. Đồng vị 206Pb, 207Pb và 208Pb
là các sản phẩm ổn định cuối cùng của sự phân rã U (Ra), Ac và Th.
Kẽm có 5 đồng vị ổn định với khối lượng 64, 66, 67 và 70, trong đó 64Zn
chiếm 48,5%.
Bảng 2.1: Tổng hợp trị số Clark của Pb, Zn trong các loại đá magma
Trị số Klark

Đá siêu mafic

Đá mafic

Pb

10.10-5%

8.10-4%

Zn

3.10-3%

1,3.10-2%

Đá trung tính


Đá felsit
2.10-3%

7,2.10-3%

6.10-3%

Chì và kẽm được tập trung trong các sản phẩm phân dị felsic của magma
bazan và magma granit. Các kim loại này được mang đi bởi các dung dịch nhiệt
dịch ở dạng các hợp chất phức như Pb(HS)2, Pb(HS)3, Zn Cl2, ZnHS2.
Trong điều kiện ngoại sinh, các Sulphur của chì - kẽm khi bị oxy hố sẽ
chuyển thành các sulfat. Sulfat kẽm là hợp chất dễ hoà tan (500.00g/m3H2O), dễ


21

di chuyển, nhưng kẽm cũng có thể tái lắng đọng ở dạng carbonat kẽm thứ sinh.
Sulfat chì hồ tan kém nên hầu như không đưa được ra khỏi đới oxy hố.
Trong các q trình biến chất thường khơng xảy ra sự di chuyển đáng kể
của Pb và Zn.
Hiện đã biết 180 khoáng vật của Pb và gần 60 khoáng vật của Zn. Các
khống vật có giá trị cơng nghiệp phổ biến nhất là galena và sphalerit; chúng
chiếm trên 90% trữ lượng và sản lượng khai thác của chì và kẽm. Serucit và
smithsonit là các khống vật chính quặng oxy hố của chì và kẽm.
Tất cả quặng chì - kẽm đều là quặng tổng hợp, ngồi lấy chì và kẽm,
quặng chì - kẽm cịn có thể tận thu Au, Ag, Cd, tạp chất có hại là As, Sb.
Galena thường có chứa Ag ở dạng tạp chất đồng hình hoặc ở dạng các vi
bao thể các khoáng vật của Ag (ancanthit, freibegit, các telurua…)
Sphalerit thường có chứa Cd; chứa Ga, Ge (tới 10-2%); saphalerit thường

chứa Fe ở dạng tạp chất đồng hình, đơi khi chứa Mn, Hg. Khi sphalerit giàu Cd
thì được gọi là prsibramit.
Bảng 2.2: Các tính chất cơ bản một số khống vật của Pb, Zn
Ngun
tố

Khống vật
(Tinh hệ)

Cơng thức
Tạp chất

Pb

Galena
(Lập phương)
Bulangerit
(một xiên)
Burnonit
(thoi
Serucit
(thoi)
Anglesit
(thoi)
Pyromorfit
(sáu phương)
Vanadinit
(sáu phương)
Wurfenit
(bốn phương)


PbS
Ag, Bi, Te, Se, In, Ga, Tl
Pb5Sb4S11
Ag, As, Hg
PbCuSbS3
As, Zn
PbCO3
Zn, Ca. Sr
PbSO4
Ba
Pb5[PO4]3Cl
As, Ca, Ba, V
Pb5[VO4]3Cl
Ca, As, P
PbMoO4
Ca, Tr, Ư, V, U

Hàm lượng
nguyên tố
chủ yếu

Tỷ
trọng
g/cm3

86,6

7,57


55,4

6,21

42,5

5,93

77,5

6,55

68,3

6,56

76,1

7,04

73,1

6,88

51,5

6,57


22


Ngun
tố

Zn

Khống vật
(Tinh hệ)

Cơng thức
Tạp chất

Sphalerit
(lập phương)

ZnS
Fe, Mn, Cd, Tl, In, Hg, Ga, Se,
Te, Ge
ZnS
Fe, Mn, Cd, Tl, Ga, Se, Te, Ge
ZnCO3
Fe, Ca, Co, Mn, Mg, Cu, Cd, Pb
Zn4[Si2O7](OH)2H2O
Mn, Fe
ZnO
Mn, Fe
Zn5(OH)6[CO3]2

Wurzit
(sáu phương)

Smithsonit
(ba phương)
Calamin
(ba phương)
Zinkit
(sáu phương)
Hydrozinkit
(ẩn tinh)
Wilemit
(ba phương)

Zn2[SiO4]
Mn

Hàm lượng
nguyên tố
chủ yếu

Tỷ
trọng
g/cm3

67,0

4,08

67,0
51,9

3,984,09

4,43

52,6

3,3-3,35

80,2

5,68

59,3

4

58,4

4,2

2.1.1. Phân loại các kiểu quặng chì - kẽm trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1.1. Lịch sử phân loại các kiểu quặng Pb – Zn trên thế Giới
Trên thế giới hiện có hai xu hướng phân loại quặng Pb – Zn
- Hướng thứ nhất: Nghiên cứu các mỏ, điểm quặng để xác định, phân loại
thành hệ quặng trên cơ sở đó xác định các yếu tố khống chế quặng, quy luật
phân bố của chúng. Để phân loại theo hướng này, người ta thường dựa vào 3
nguyên tắc chính: Theo đặc điểm nguồn gốc thành tạo quặng là chính, theo
thành phần khống vật và theo đặc điểm đá vây quanh. Đại diện hướng thứ nhất
là các nước Liên Xô (cũ) và các nước theo quan điểm Liên Xơ (cũ) trước đây,
trong đó có Việt Nam.
- Hướng thứ hai: Nghiên cứu xây dựng mơ hình thành tạo quặng chì-kẽm
để giải quyết nhiệm vụ tìm kiếm và thăm dị. Khuynh hướng này rất phổ biến ở

các nước Phương Tây.
Hiện nay, một số cơng trình nghiên cứu mỏ chì - kẽm trên thế giới, đặc
biệt là các nhà nghiên cứu phương tây đã tập trung theo hướng nghiên cứu xây


23

dựng các mơ hình thành tạo quặng chì - kẽm làm cơ sở dự báo và khoanh định
diện tích có triển vọng, trong đó đáng chú ý là các cơng trình nghiên cứu của các
nhà địa chất Canada...
Các kết quả nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra lý thuyết chung về các mơ
hình của các q trình tạo khống chính là: Q trình tạo khống magma pluton,
q trình tạo khống phun trào, q trình tạo khống nguồn gốc biến chất và q
trình tạo khống trầm tích.
Trên cơ sở tổng hợp từ nhiều tài liệu địa chất – khoáng sản, các mơ hình
nghiên cứu thực nghiệm v.v..., các nhà địa chất Canada, Hoa kỳ đưa ra hai nhóm
mơ hình chính là: Nhóm mơ hình đối với các mỏ trong đá trầm tích và mơ hình
liên quan đến núi lửa; nhóm mơ hình mỏ magma và nhiệt dịch. Mỗi một kiểu mỏ
được xác định bởi bối cảnh địa chất đặc trưng, nguồn phát sinh thành phần vật
chất, trong đó các yếu tố như thành phần đồng vị, thành phần hóa học, khoáng vật
quặng, đặc điểm phân bố và yếu tố duy trì năng lượng v.v... có ý nghĩa quan trọng
là tiêu chí phân loại mơ hình thành tạo quặng chì - kẽm.
Cách tiếp cận trên có ý nghĩa thực tiễn cao bởi lẽ chúng mang đặc trưng
cho một nhóm mỏ nào đó, đồng thời có xu hướng đi sâu vào mơ hình nguồn
phát sinh vật chất tạo quặng, mơi trường và vị trí lắng đọng theo cả khơng gian
và thời gian. Đây là cách tiếp cận mang tính thực dụng cao và có ý nghĩa quan
trọng trong dự báo và khoanh vùng triển vọng, đặc biệt đối với quặng ẩn, quặng
phân bố dưới sâu.
2.1.1.2. Các kiểu khống hóa chì - kẽm ở Việt Nam
Quặng hóa chì - kẽm ở Việt Nam phân bố rộng rãi ở Miền Bắc, trong đó

tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng
Sơn, ngồi ra cịn có ở Thái Nguyên, Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Nghệ An,
Quảng Bình...
Trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu địa chất – khống sản, nhiều cơng
trình nghiên cứu chun đề về khống sản, sinh khống đã được thực hiện, góp
phần làm sáng tỏ về điều kiện thành tạo, giai đoạn tạo khoáng Pb – Zn, nguồn
gốc thành tạo quặng Pb – Zn.


24

Trong thời gian gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu theo hướng
xây dựng mơ hình thành tạo quặng Pb -Zn ở Việt Nam, trong đó có khu vực
nghiên cứu.
Trong cơng trình “Tài ngun khống sản Việt Nam và Bản đồ khoáng
sản Việt Nam tỷ lệ 1:1000.000” năm 2000 [13], Trần Văn Trị, Thái Qúy Lâm,
Phan Cự Tiến trên cơ sở phân tích dấu hiệu nguồn gốc và đặc điểm đá vây
quanh thân quặng đa kim theo loại hình và kiểu quặng sau:
- Quặng Pb – Zn trong trầm tích lục nguyên – carbonat gồm 3 kiểu:
+ Sphalerit – galena– pyrit;
+ Galena – sphalerit;
+ Galena – barit;
- Quặng Pb – Zn trong các thành tạo trầm tích - núi lửa
- Quặng Pb – Zn liên quan đến magma xâm nhập
- Quặng Pb – Zn nguồn gốc phong hóa trong các phễu karst
Trên cơ sở kiến tạo mảng đưa ra các thành hệ quặng là tổ hợp có ý nghĩa
kinh tế nằm trong thành hệ của tổ hợp kiến tạo, được hình thành trong một chế
độ kiến tạo nhất định. Kết quả nghiên cứu đã xếp các thành hệ quặng ở Miền
Bắc Việt Nam vào những thành hệ quặng của chu kỳ kiến tạo – sinh khoáng Yến
Sơn (YauShan) với các thành hệ quặng sau:

- Galena – sphalerit – chalcopyrit
- Galena – sphalerit – pyrit trong đá carbonat
- Galena – barit
- Thành hệ đa kim chứa thiếc
- Sphalerit - galena
Năm 2005, Đỗ Quốc Bình đã nghiên cứu quặng Pb – Zn vùng Phia Dạ,
Nà Cang (Cao Bằng, Bắc kạn) [5] và đưa ra 3 kiểu quặng chì - kẽm, gồm kiểu
quặng nguồn gốc nhiệt dịch trầm tích, kiểu SEDEX, nguồn gốc nhiệt dịch thực
thụ và nguồn gốc skarst.


25

Những cơng trình nghiên cứu, tìm kiếm đánh giá quặng Pb – Zn của các
Liên đoàn Địa chất, ngoài việc đánh giá tiềm năng, trữ lượng phục vụ khai thác
còn cung cấp các dữ liệu quan trọng như hình thái thân quặng, cấu trúc và đặc
điểm phân bố các thân quặng v.v...
Tóm lại, các cơng trình nghiên trong nước từ trước đến nay về khống sản
nói chung, quặng chì - kẽm nói riêng trong đó có khu vực nghiên cứu đã đưa ra
thành phần vật chất tạo quặng, phân chia các kiểu quặng hoặc các thành hệ
quặng, điều kiện thành tạo, mối quan hệ quặng hóa với đá vây quanh, nghiên
cứu các yếu tố cấu trúc – kiến tạo khống chế và liên quan quặng hóa Pb – Zn
nhưng cịn mang tính khái qt và sơ lược.
2.1.2. Tình hình thăm dò khai thác và lĩnh vực sử dụng quặng Pb - Zn
2.1.2.1. Lĩnh vực sử dụng
Chì là kim loại màu xám, rất mềm, dễ rát mỏng, chì khơng bị oxi hóa và
axit ăn mịn, dẫn điện tốt, chì dễ tạo hợp kim với các kim loại khác. Chì dùng
chủ yếu trong công nghệ sản xuất ắc quy, dây cáp điện, sản xuất hợp kim chữ in,
làm ống dẫn axit, vỏ lót thùng chứa và bể điện phân, chế một số hợp kim chống
ăn mịn. Chì cịn dùng để sản xuất các thiết bị chữa cháy, chống phóng xạ, sử

dụng trong quốc phịng (làm lõi đầu đạn), nơng nghiệp, hố chất.
Kẽm là kim loại màu trắng bạc, cứng hơn chì. Trong khơng khí khơ kẽm
khơng bị oxi hóa, nhưng ở mơi trường có độ ẩm cao thì kẽm bị oxi hóa rất mạnh
để tạo các muối carbonat và oxit. Kẽm được dùng trong công nghiệp luyện kim
phục vụ ngành chế tạo máy, dùng để mạ, bột kẽm làm bột sơn và chất phụ gia
làm sản xuất cao su. Oxit kẽm tinh khiết dùng trong y học. Kẽm tấm, lá dùng
làm vỏ pin. Trong thuỷ điện người ta dùng kẽm để khử một số chất như đồng,
chì, cadimi. Ngồi ra kẽm cịn được sử dụng trong quốc phòng.
2.1.2.2. Đặc điểm phân bố và tình hình thăm dị và khai thác quặng chì - kẽm
ở Việt Nam
Quặng hóa chì - kẽm ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở Miền Bắc. Đặc biệt
là vùng Đông bắc được coi là nơi tập trung phần lớn các mỏ khống sản chì kẽm có giá trị công nghiệp của Việt Nam. Tại đây nhiều mỏ quặng có lịch sử
phát hiện và khai thác từ lâu đời như Chợ Điền, Làng Hít, Ngân Sơn, Trảng Đà.


×