Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu nâng cao hiệu quả và giảm thiểu chấn động khi tiến hành nổ mìn ở khu vực nam lộ trí công ty cổ phần than đèo nai vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
----------------o0o---------------

HOÀNG LÊ MẠNH

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ GIẢM THIỂU
CHẤN ĐỘNG KHI TIẾN HÀNH NỔ MÌN Ở KHU VỰC NAM
LỘ TRÍ – CƠNG TY CỔ PHẦN THAN ĐÈO NAI –
VINACOMIN

Chuyên ngành: Khai thác Mỏ
Mã số: 60.53.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS. TS. NHỮ VĂN BÁCH

HÀ NỘI – 2013


1

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn



Hoàng Lê Mạnh

1


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 1
MỤC LỤC .................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... 4
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN .............................................. 8
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động
có hại khi nổ mìn khai thác lộ thiên ............................................................ 8
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................ 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam............................................... 12
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả nổ
mìn trong khai thác lộ thiên ...................................................................... 15
1.2.1. Tình hình chung về cơng tác nổ mìn trên mỏ lộ thiên ................. 15
1.2.2. Phân loại các phương pháp nổ mìn trên mỏ lộ thiên.................... 16
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT, KỸ THUẬT
VÀ CÔNG NGHỆ MỎ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NỔ MÌN........ 19
2.1. Các yếu tố tự nhiên............................................................................ 19
2.1.1. Tính chất của đá.......................................................................... 19
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn ................................ 21
2.2. Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ ...................................................... 22
2.2.1. Về việc điều khiển năng lượng nổ............................................... 22
2.2.2. Ảnh hưởng của các thông số hệ thống khai thác (HTKT) ........... 23

2.2.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc nổ sử dụng................................... 24
2.2.4. Ảnh hưởng của các thông số lượng thuốc nổ .............................. 26
2.2.5. Sơ đồ bố trí mạng lỗ khoan trên tầng .......................................... 30
2.2.6. Ảnh hưởng của vị trí điểm khởi nổ ............................................. 31
2.2.7. Ảnh hưởng của phương pháp nổ ................................................. 31
2.3. Ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức, kinh tế ........................................ 34
2


3
2.3.1. Yếu tố tổ chức ............................................................................ 34
2.3.2. Yếu tố kinh tế ............................................................................. 35
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ NỔ,
GIẢM TÁC DỤNG CHẤN ĐỘNG KHI NỔ MÌN Ở KHU VỰC NAM
LỘ TRÍ – MỎ THAN ĐÈO NAI ............................................................... 36
3.1. Đặc điểm địa chất Tự nhiên khu má................................................ 36
3.1.1. Đặc điểm địa chất cơng trình ...................................................... 36
3.1.2. Đặc điểm địa chất thủy văn (ĐCTV)........................................... 39
3.2. Phân tích những u cầu đối với cơng tác nổ mìn khi khai thác mỏ Đèo
Nai ........................................................................................................... 39
3.2.1 Hiện trạng công tác nổ mìn ở mỏ Đèo Nai ................................... 39
3.2.2 Những thơng số nổ mìn đã áp dụng ............................................. 41
3.2.3. Những nhận xét và đánh giá........................................................ 42
3.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tác dụng chấn động
khi nổ mìn ở khu vực Nam Lộ Trí - mỏ Đèo Nai. ..................................... 44
3.3.1. Những yêu cầu đối với công tác nổ mìn ở khu vực Nam Lộ Trí - Đèo
Nai........................................................................................................ 44
3.3.2. Những biện pháp nâng cao hiệu quả nổ mìn ë má §Ìo Nai ......... 46
3.3.3. Những biện pháp giảm thiểu chấn động khi nổ mìn ở khu vực Nam
Lộ Trí – mỏ Đèo Nai. ........................................................................... 76

3.3.4. Các kết quả đo chấn động khi nổ mìn thực nghiệm ở khu vực Nam
Lộ Trí – mỏ than Đèo Nai..................................................................... 97
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 102

3


4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

-

Cổ phần

ĐCCT

-

Địa chất cơng trình

ĐCTV

-

Địa chất thủy văn

HTKT


-

Hệ thống khai thác

NTR

-

Nhũ tương rời

TKV

-

Tập đồn cơng nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

4


5

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang tiến hành thực hiện cơng
nghiệp hóa – hiện đại hóa một cách mạnh mẽ vì vậy địi hỏi một nhu cầu sử
dụng năng lượng, đặc biệt là khoáng sản Than ngày càng gia tăng. Để đáp
ứng được nhu cầu đó thì địi hỏi nghành khai khoáng phải liên tục đầu tư
nghiên cứu, cải tiến các công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, giảm các
chi phí sản xuất, và trong dây truyền cơng nghệ khai thác mỏ thì cơng tác nổ

mìn là một khâu đầu tiên và hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, khi phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan - nổ mìn sẽ gây
ra nhiều tác động tới môi trường như chấn động, sóng khơng khí, đất đá bay,
bụi và khí độc,… Những tác động có hại này, ảnh hưởng khơng nhỏ tới các
khu vực dân cư xung quanh khu mỏ, đặc biệt khi các khu dân cư này đơng
đúc, có nhiều các cơng trình văn hóa, di tích lịch sử,…
Thực tế, nhiều mỏ khai thác Than đã gặp khơng ít khó khăn trong
trường hợp này, phải thu hẹp biên giới khai thác, giảm sản lượng, gây tổn thất
không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì vậy việc chọn đề tài: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả và giảm
thiểu chấn động khi tiến hành nổ mìn ở khu vực Nam Lộ Trí – Cơng ty cổ
phần than Đèo Nai-Vinacomin” là rất cần thiết và đáp ứng được yêu cầu
thực tế hiện nay.
2. Mục tiêu của đềtài
- Đề ra biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế chấn động, đá văng sau nổ
mìn đối với khu vực Nam Lộ Trí – Công ty cp than Đèo Nai
- Đưa ra biện pháp để nâng cao hiệu quả cơng tác nổ mìn trong mỏ và
phục vụ tốt cho sản xuất.

5


6
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động của khai thác mỏ làm sáng tỏ hiệu quả nổ
mìn, ảnh hưởng của chấn động sau nổ mìn tới khu vực dân cư liền kề ( Khu
vực dân cư phường Cẩm Sơn).
4. Phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Tình hình khai thác lộ thiên của cơng ty cổ phần than Đèo Nai –
Vinacomin.

- Phân tích hiệu quả nổ mìn tại khai trường Nam Lộ Trí
- Đánh giá ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đối với khu vưc dân cư
phường Cẩm Sơn – TP Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả nổ mìn và giảm chấn
động tại khu vực Nam Lộ Trí – cơng ty cổ phần than Đèo Nai - Vinacomin.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: khảo sát thực địa, tham khảo các kết quả nổ
mìn của công ty cổ phần than Đèo Nai.
- Phương pháp thông kê: thu thập, xử lý số liệu về nổ mìn của cơng Ty
cổ phần than Đèo Nai – Vinacomin.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh.
6. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn
6.1.Ý nghĩa khoa học
- Tác giả đi nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn các biện pháp nâng cao
hiệu quả nổ mìn và giảm thiểu tối đa tác dụng chấn động nổ mìn trong mỏ.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần nâng cao hiệu quả nổ mìn, giảm chấn động tại khai trường
Nam Lộ Trí – cơng ty cổ phần than Đèo Nai.

6


7
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận kiến nghị, luận văn gồm 3 chương được
trình bày trong 103 trang với 17 hình và 10 bảng.

7



8
CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động
có hại khi nổ mìn khai thác lộ thiên
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trong những năm gần đây ngành khai thác mỏ ở các nước tiên tiến đã
có nhiều nghiên cứu về các giải pháp giảm thiểu tác động có hại đến mơi
trường khi nổ mìn khai thác lộ thiên, cụ thể:
- Sử dụng các thiết bị có cơng suất lớn: Mỏ Aitik (Thụy Điển) sử dụng
một chiếc CAT – 9920 dung tích 9,5m3 và 4 chiếc Đema có dung tích gầu 18;
21; 22 và 26m3...Trước hết khi tăng cơng suất của thiết bị xúc bóc thì tăng
thơng số làm việc của hệ thống khai thác, dẫn đến giảm số tầng trên bờ mỏ và
rút ngắn cung độ vận tải chung trên mỏ. Tăng công suất của thiết bị xúc bốc
cũng đồng nghĩa với mở rộng đường kính lỗ khoan, mở rộng mạng lưới lỗ
mìn và tăng suất phá đá. Ngày nay, để chuẩn bị đất đá cho máy xúc có dung
tích gầu 15  25m3 người ta chế tạo máy khoan có khả năng khoan sâu tới 45
 60m với đường kính lỗ khoan 450  600mm. Kết quả nghiên cứu trên mỏ lộ
thiên Lêbêdinscki (Nga) cho thấy khi tăng đường kính lỗ khoan thì chi phí
khoan nổ giảm xuống và năng suất máy xúc tăng lên. Kèm theo sự phát triển
kinh tế là sự ô nhiễm nặng nề mơi trường sinh thái. Quan tâm tới vấn đề đó,
các nhà chế tạo máy mỏ đang mong muốn tạo ra những thiết bị đặc biệt để có
thể hình thành một “công nghệ khai thác sạch”, loại bỏ khâu khoan nổ mìn –
một cơng nghệ vừa đắt tiền vừa ơ nhiễm môi trường ra khỏi dây chuyền công
nghệ khai thác lộ thiên. Đó là lí do của sự ra đời các loại máy xới, máy xúc có
răng gầu tích cực và máy liên hợp phay cắt đất đá.

8



9
Máy xới thực chất là một máy ủi có cơng suất lớn, phía sau có gắn
thêm 1  5 răng xới, để làm tơi đất đá mà không cần khoan nổ mìn.
Ngày nay, người ta đã chế tạo được những máy xới nặng 60  100tấn
có cơng suất 350  600kw, có thể xới sâu tới 1,6  1,8m trong đất đá có độ
truyền âm tới 3000m/s. Các máy xới có cơng suất và trọng lượng trong phạm
vi đó phải kể đến là D – 11N của hãng Caterpilar (Mỹ), D – 175A, D – 375A,
D – 475A của hãng Komatsu (Nhật), TT – 300P (Nga).
Theo thống kê hoạt động thực tế trên các mỏ đá ở Mỹ thì chi phí làm
tơi 1m3 đất đá bằng máy cày xới chỉ bằng 40% chi phí của khoan nổ mìn. Như
vậy làm tơi đất đá bằng máy cày xới khơng những có hiệu quả kinh tế hơn mà
cịn giảm thiểu ơ nhiễm môi trường mỏ lộ thiên.
Từ những năm 1993 hãng máy mỏ Uran (Nga) đã chế tạo và đưa vào
thử nghiệm thành cơng loại máy xúc có răng gầu tích cực. Đây là một cơng
trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu máy mỏ ở Nga. Trên cở sở máy xúc
EKG – 5A (đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam), người ta thay thế xen kẽ
3 răng gầu cố định bằng 3 răng gầu tích cực (hoạt động trên nguyên lý búa
chèn) vào gầu xúc, làm tăng thêm lực xúc cho máy với năng lượng một lần
đập của răng gầu vào đất đá tới 2kJ.
Những năm gần đây Nga, CHLB Đức, Australia và Mỹ đã cho ra đời
một loại thiết bị máy xúc bốc đất đá mới đó là bộ liên hợp phay cắt đất đá
theo lớp, có cơng suất động cơ từ 300  1200kw, chiều rộng một luồng cắt từ
2,0  4,2m, chiều sâu cắt từ 150  600mm, có thể cắt đất đá có độ bền
100Mpa với năng suất từ 230  2200T/h. Theo kết quả hoạt động của một số
mỏ ở Châu Âu cho thấy ưu điểm khi sử dụng loại máy này là do khơng cần
khoan nổ mìn nên nâng cao được độ ổn định của bờ mỏ và giảm ô nhiễm môi
trường.
Theo tờ Ugol 10/1995 (Nga) thì người ta đã nghiên cứu thành công
chất phá đá NPV – 7B bao gồm vôi sống và 2  3 chất phụ gia khác trộn với

9


10
tỷ lệ 3  6% để phá vỡ đất đá mà khơng cần nổ mìn. Phương pháp này được
gọi là công nghệ phá đá sạch ở nhiệt độ thấp và ưu điểm là khơng gây chấn
động, khơng bụi, khơng có đá bay, khơng có khí độc bay vào mơi trường. Tuy
nhiên hiệu quả phá vỡ thấp, quy mô nhỏ, chủ yếu sử dụng để phá đá quá cỡ và
tách đá khối.
Nhìn chung cơng nghệ làm tơi đất đá bằng máy xới, máy xúc vẫn chưa
đáp ứng kịp thời sản xuất và cho hiệu quả thấp do đất đá trên mỏ lộ thiên có
độ cứng cao, hơn nữa các mỏ hầu hết đang ở giai đoạn xuống sâu, độ ngậm nổ
nước lớn. Do vậy cơng tác nổ mìn trên các mỏ lộ thiên hiện nay vẫn là công
nghệ cần thiết và quan trọng đáp ứng yêu cầu thực tế, ứng dụng rộng rãi trên
thế giới mà chưa có cơng nghệ phá vỡ nào thay thế được. Đi đôi với hiệu quả
của cơng tác nổ mìn trên mỏ lộ thiên là vấn đề ảnh hưởng của nó đến mơi
trường. Để giảm thiểu những tác hại của cơng tác nổ mìn trên mỏ lộ thiên trên
thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu các biện pháp nhằm đảm bảo hiệu
quả kinh tế mỏ mà vẫn giảm thiểu các yếu tố có hại đến mơi trường. Hướng
của các cơng trình là nghiên cứu chất nổ phù hợp với loại đất đá, phương tiện
nổ, các thơng số mìn hợp lý, xác định cấu trúc lượng thuốc hợp ly, sơ đồ và
thời gian vi sai thích hợp. Một trong những biện pháp phải kể đến hiện nay
đang được áp dụng đó là sử dụng thuốc nổ và phương tiện nổ hợp lý để giảm
các yếu tố độc hại đến môi trường. Trong công nghệ phá vỡ đất đá, ngoài việc
hoàn thiện thiết bị tạo lỗ mìn, sự ra đời của phương tiện nổ phi điện đã tạo
điều kiện để nâng cao hiệu quả nổ mìn, nhờ có thể nổ vi sai tới từng lỗ mìn,
thuận lợi, nhanh chóng, chính xác trong việc đấu dây, giảm hậu xung, giảm
sóng va đập khơng khí…Nhiều loại thuốc nổ cơng nghiệp an tồn, thuận lợi
trong việc bảo quản và sử dụng đã được chế tạo, đặc biệt phải kể đến sự ra đời
của thuốc nổ nhũ tương (Emulsion Explosiver, được chế tạo đầu tiên ở Mỹ

năm 1978), với những đặc điểm sau: tỷ trọng lớn (1,25  1,3g/cm3), khả năng

10


11
cơng nổ cao ( 330  340cm3), có khả năng chịu nước cao (tới 72 giờ), không ô
nhiễm môi trường và giá rẻ.
Trong những tác dụng có hại đến mơi trường khi nổ mìn như chấn
động, đá văng, sóng đập khơng khí và bụi thì chấn động là nguy hại nhất.
Để giảm tác dụng chấn động cần tăng phần năng lượng đập vỡ đất đá,
giảm hao phí năng lượng sinh chấn động. Chính vì thế mà các nhà khoa học
trên thế giới đã nghiên cứu những biện pháp giảm thiểu tác dụng chấn động,
hoàn thiện những thiết bị đo và giám sát chấn động khi nổ mìn.
Viện sĩ M.A.Xađơvski (người Nga) đã giới thiệu công thức để xác
định tốc độ đao động của nền đất khi nổ mìn:

 3 Q 
 , mm/s;
V  k 

R


Trong đó:
-



= 1 ÷ 3 – chỉ số phụ thuộc vào khoảng cách R


- k = 50 ÷ 600 – hệ số phụ thuộc tính chất đất đá như mật độ, tốc độ lan
truyền sóng, thơng số lượng thuốc, cơng nghệ nổ mìn...
- Q – lượng thuốc nổ
- R – khoảng cách từ vị trí nổ đến vị trí đo, m
Từ cơng thưc trên các nhà nghiên cứu đi theo hướng xác định các trị số
k và m theo từng trường hợp cụ thể.
Cục mỏ của Mĩ đã giới thiệu công thức:

 D b
 , mm/s
V  k 

 Q 
Trong đó:
D – khoảng cách, m
Q- lượng thuốc nổ, kg
11


12
k, b – là những hệ số.
Trường đại học Hamover (Đức) đã đưa ra công thức:

V  897 .M

0 , 68
L

. R  1 , 51 , mm / s


Trong đó: M L - khối lượng thuốc nổ, kg
R – khoảng cách, m
Như vậy, về bản chất và ý nghĩa vật lý thì các cơng thức trên là thống
nhất (đều chứa 2 thông số là khối lượng thuốc và khoảng cách đo), chỉ khác
nhau là hệ số chứa trong đó.
Trường Đại học kỹ thuật Freiberg (Đức) và trường Đại học Pari (Pháp)
đã nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động do nổ mìn đến ổn định bờ dốc và các
cơng trình, để hờn thiện thiết bị giám sát chấn động và thiết bị đo các thông số
dịch chuyển của đống đá nổ mìn. Từ đó đưa ra cơng nghệ nổ mìn hợp lý đảm
bảo nâng cao hiệu quả đập vỡ đất đá và giảm thiểu tác động môi trường.
Các nhà khoa học Đức và Ấn độ trong lĩnh vực nổ mìn đã nghiên cứu
ảnh hưởng khởi nổ đến tác dụng chấn động và đưa ra kết luận:
- Phía cuối bãi nổ tốc độ dao động nền đất là lớn nhất.
- Phía bề mặt tự do dao động nhỏ, phía sâu trong bãi nổ tốc độ dao
động lớn hơn.
Như vậy, công việc phá vỡ đất đá bằng nổ mìn vẫn là hiệu quả nhất khi
khai thác mỏ, chưa có một phương pháp nào có thể thay thế được.
Hướng nghiên cứu trong quy tắc này là tìm những biện pháp nâng cao
hiệu quả phá vỡ và giảm thiểu tác động đến môi trường, nhất là tác động chấn
động.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Nổ mìn là hoạt động thường xuyên trong khai thác lộ thiên. Do vậy
chấn động mặt đất do nổ mìn và ảnh hưởng của nó đến độ bền vững của các
12


13
cơng trình xây dựng cũng như các hoạt động khác là một vấn đề môi trường
đặc biệt quan tâm, nhất là các mỏ gần khu vực dân cư và khu công nghiệp.

Tuyển tập báo cáo “Hội nghị khoa học kỹ thuật mỏ tồn quốc lần thứ XIII –
năm 2001” nhóm tác giả gồm TS. Huỳnh Thị Minh Hằng và Th.s Phan Thị
Mỹ Hoa bộ môn Địa chất cơ sở và môi trường – Khoa ĐC&DK và PGS. Ngô
Kiều Nhi PTN Cơ ứng dụng Trường Đại học kỹ thuật TPHCM đã có bài viết
báo cáo cơng trình nghiên cứu “Giám sát chấn động mặt đất trong khai thác
đá ở các tỉnh miền đơng Nam Bộ”. Cơng trình đã tiến hành thử nghiệm
phương pháp giám sát chấn động mặt đất trong nổ mìn khai thác đá. Yêu cầu
thiết bị đo chấn động mặt đất phải có chế độ ghi tín hiệu riêng, có phương
pháp ghi tín hiệu thích hợp để kết quả thu nhận được có thể phân giải được.
Bên cạnh đó thơng tin thu được phải có độ chính xác cao. Các kết quả đo
chấn động này có thể đối chiếu được với các tiêu chuẩn về độ rung động cho
phép đối với các cơng trình, đặc biệt đối với các cơng trình cần bảo vệ. Ngồi
ra có thể phục vụ theo dõi thường xuyên cho công tác giám sát, hệ thiết bị này
phải gọn nhẹ, dễ triển khai trong mọi điều kiện và dễ thao tác. Hệ thống thiết
bị đo chấn động do phịng thí nghiệm Cơ ứng dụng – Trường Đại học kỹ thuật
TP Hồ Chí Minh thiết kế và chế tạo, qua kiểm nghiệm thực tế trong đợt nổ
thử nghiệm cho thấy có thể đáp ứng yêu cầu của hệ thiết bị giám sát chấn
động do nổ mìn. Bên cạnh tính năng ghi nhận tín hiệu chính xác, có hệ thống
xử lý tín hiệu cho ra các kết quả dạng đồ thị so sánh với tiêu chuẩn OSM –
8507 (Mỹ). Hệ thống thiết bị này bao gồm máy thu nhận tín hiệu (Data
collector), máy phân tích phổ, miền tần số làm việc cảm biến 7 – 200Hz và
tần số lấy mẫu đến 10kHz. Đặc tính của thiết bị này là gọn, nhẹ do vậy hệ
thống này có điểm nổi trội là dễ triển khai, dễ di chuyển, dễ thao tác và có thể
đo đạc với độ chính xác cao, đáng tin cậy, chi phí chấp nhận được.

13


14
Khi nghiên cứu sự ảnh hưởng của công nghệ khai thác than ở Quảng

Ninh, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu tác động có
hại đến mơi trường khi nổ mìn khai thác lộ thiên. Cụ thể:

- Nhóm tác giả của Trường Đại học Mỏ - Địa chất do GS.TS Nhữ Văn
Bách chủ nhiệm đề tài
“Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả, giảm thiểu chấn động
nổ mìn ở mỏ Núi Béo”, đề tài đã được tác giả báo cáo và được nghiệm thu
giai đoạn I ngày 07/09/2006. Xuất phát từ đặc điểm công tác nổ mìn của mỏ
than Núi Béo gần khu dân cư vì vậy phải đảm bảo tuyệt đối an tồn cho
người, nhà cửa và cơng trình khác do tác dụng của sóng chấn động, sóng
khơng khí và đá văng. Đặc biệt là tác dụng của sóng chấn động, bởi vì nhà
cửa và các cơng trình gần mỏ là đối tượng tĩnh khơng di chuyển được, chúng
thường bị phá hủy do sóng chấn động. Để đáp ứng yêu cầu này công tác nổ
mìn phải làm sao để giảm tác dụng chấn động đến mức nhỏ nhất với quy mô
bãi nổ hợp lý. Yêu cầu này cũng đòi hỏi phải chọn thuốc nổ phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả đập vỡ đồng thời giảm tác dụng có hại, bảo vệ mơi trường.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu và tiến hành nổ thử nghiệm trên mỏ Núi Béo và
đã đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả nổ mìn, biện pháp giảm thiểu chấn
động khi nổ mìn khai thác mỏ đối với mơi trường xung quanh.
- Báo cáo đề tài “Nghiên cứu xây dựng các thơng số kỹ thuật khoan
nổ mìn hợp lý, phù hợp với điều kiện địa chất, trang thiết bị khai thác của
các đơn vị khai thác lộ thiên ở khu vực Quảng Ninh” của nhóm tác giả
trường Đại học Mỏ-Địa chất do T.S Lê Văn Quyển làm chủ nhiệm đề tài và
báo cáo năm 2007. Nội dung của đề tài cho thấy thơng số nổ mìn (TSNM)
phải phù hợp với các thông số công nghệ mỏ nhằm sử dụng tối đa năng lượng
để đập vỡ, muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa các thông số,
đặc biệt là mối quan hệ giữa đường kháng và đường kính thuốc nổ, mối quan
14



15
hệ giữa chiều cao cột thuốc với lượng chất nổ, chiều sâu khoan thêm và chiều
cao bua hợp lý, chiều cao tầng hợp lý, sơ đồ bố trí mạng lỗ khoan trên tầng.
Trong các thơng số nổ mìn, quan trọng nhất là chỉ tiêu thuốc nổ. Đây là đại
lượng dùng để điều khiển mức độ đập vỡ đất đá (MĐĐV), nó có tác dụng
quyết định tới năng suất và hiệu quả của các khâu tiếp theo (như xúc bốc, vận
tải) có mối quan hệ gián tiếp thơng qua MĐĐV. Do vậy giải quyết mối quan
hệ giữa chỉ tiêu thuốc nổ - MĐĐV chính là thiết lập bài tốn tối ưu hóa
MĐĐV (tổng chi phí sản xuất là tối thiểu: G → min). Từ MĐĐV hợp lý sẽ
xác định được chỉ tiêu thuốc nổ hợp lý. Khi xác định được chỉ tiêu thuốc nổ
hợp lý sẽ xác định được lượng thuốc cần thiết để phá vỡ đất đá, như vậy
không những hiệu quả kinh tế mà năng lượng biến thành những dạng cơng vơ
ích có tác động xấu đến mơi trường sẽ giảm.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả
nổ mìn trong khai thác lộ thiên
Nhìn chung trong cơng tác nổ mìn khai thác lộ thiên, trình độ phát triển
cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật của Việt Nam đã dần tiệm cận với sự
phát triển tiên tiến trên thế giới. Sau đây chúng ta cùng điểm lại một số điểm
mốc quan trọng trong lịch sử phát triển và phân loại các phương pháp nổ mìn
đã và đang được áp dụng tại các mỏ lộ thiên ở Việt Nam và trên thế giới.
1.2.1. Tình hình chung về cơng tác nổ mìn trên mỏ lộ thiên
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, loài người đã từng bước
phát hiện, khám phá và phát minh ra các loại thuốc nổ để phục vụ cho nhu cầu
của cuộc sống. Ban đầu chỉ là loại thuốc nổ đen với thành phần gồm:
Nitratkali + Bột than + Lưu huỳnh, và loại thuốc nổ này đã được sử dụng
trong nhiều thế kỷ. Cho tới cuối thế kỷ XVIII trở đi, thuốc đen đã lần lượt
được thay thế bằng các loại thuốc nổ mới có sức cơng phá mạnh hơn.

15



16
Cũng trong khoảng thời gian này người ta đã chế tạo ra các phương tiện
gây nổ như mồi lửa điện(1812) của Silinh người Nga, dây cháy chậm (1831)
của Bicpha người Anh và dây nổ (1879),…
Sự phát triển mạnh mẽ được nở rộ từ thế kỷ XIX và thế kỷ XX cho tới
nay, với sự ra đời của hàng loạt các loại thuốc nổ và phương tiện gây nổ tiên
tiến như:
Năm 1884 người Pháp đã cho ra đời Amônit (85% Nitratamôn + 12%
Dimitronaphtalin + 3% Trinitroaphtalin).
Năm 1954 thuốc nổ Anfo (94%Nitratamôn + 6% dầu Diezen) được
phát minh ở Mỹvà phát triển nhanh chóng ra tồn thế giới.
Năm 1960 người Mỹ tiếp tục cho ra đời loại thuốc nổ ngậm nước có tên
là Watergel, hay Nhũ tương vào năm 1978.
Việc phát minh, nghiên cứu, chế tạo và phát triển các loại thuốc nổ và
phương tiện nổ mìn đã nhanh chóng ứng dụng tạo đà phát triển cho mọi
ngành công nghiệp.
Kéo theo việc phát minh ra các loại thuốc nổ tiên tiến là sự ra đời của
các loại máy khoan từ thô sơ đến hiện đại như: máy khoan xoay, máy khoan
xoay-đập, máy khoan đập-xoay, máy khoan xoay cầu và khoan nhiệt. Kết hợp
với nó là các phương tiện nổ mìn hiện đại với phương pháp nổ và điều khiển
nổ mới, đã tăng được chất lượng đập vỡ đất đá và khoáng sàng theo yêu cầu
và độ an toàn cao.
1.2.2. Phân loại các phương pháp nổ mìn trên mỏ lộ thiên
Phân loại các phương pháp nổ mìn trên mỏ lộ thiên có ý nghĩa hết sức
quan trọng tới việc tính tốn lựa chọn chủng loại thuốc nổ, phương tiện nổ
mìn, chỉ tiêu thuốc nổ, sơ đồ hay quy mô vụ nổ,… làm sao để ứng với mỗi
phương pháp nổ mìn sẽ phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, các
thơng số hệ thống khai thác, các phương pháp khoan nhằm đạt hiệu quả kinh


16


17
tế cao. Trên các mỏ lộ thiên ta có thể phân loại các phương pháp nổ mìn như
sau:
- Phương pháp nổ mìn lỗ khoan lớn: là phương pháp được sử dụng chủ
yếu trên mỏ lộ thiên, trên các tầng mỏ các lỗ khoan được phân bố từ một đến
nhiều hàng với mạng ô vuông hay tam giác đều. Các lỗ khoan có đường kính
80 ÷ 320 mm, tuỳ thuộc tính chất cơ lý của đất đá và các thông số hệ thống
khai thác mà ta cũng xác định được các thơng số nổ mìn kéo theo. Phương
pháp này có ưu điểm là: hiệu quả phá nổ cao, chi phí nhân cơng it, cho phép
cơ giới hố cao các khâu xúc bốc, vận tải,… nên đấy nhanh tốc độ thi công.
Tuy nhiên phương pháp này có một số hạn chế như: Cần thiết bị khoan lớn,
vốn đầu tư cao, gây chấn động và ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường.
-Phương pháp nổ mìn lỗ khoan nhỏ: được sử dụng khi khối lượng công
tác không lớn, khi khai thác chọn lọc, bề dày của khống sản hữu ích nhỏ,
khai thác đá thỏi hay đá xây dựng, khai thác đá quý và khi phá đá quá cỡ,…và
những lỗ khoan con thường khoan thẳng đứng , xiên hay nằm ngang với
đường kính từ 32 ÷ 70 mm và sâu đến 5m. Ưu điểm của phương pháp này là:
đất đá được phá vỡ nhỏ và đều đặn, có khả năng áp dụng trong mọi điều kiện
địa hình và địa chất phức tạp, đơn giản, tính cơ động cao và chấn động nhỏ
song phương pháp này cũng có một số nhược điểm như: khối lượng khoan
lớn, giá thành cao, khả năng cơ giới hoá thấp, độ an tồn khơng cao,…
-Phương pháp điều chỉnh mức độ đập vỡ đất đá: Như ta đã biết chỉ tiêu
cơ bản nhất của chất lượng nổ là tỷ lệ đá quá cỡ (%), nó ảnh hưởng tới năng
suất xúc bốc, vận tải và độ tin cậy khi làm việc; tăng chi phí và thời gian
khoan nổ lần hai; ảnh hưởng tới thời gian cơng tác của xí nghiệp. Do đó trong
thực tế chất lượng nổ được đánh giá trước hết theo tỷ lệ đá quá cỡ khi nổ.
Ngoài ra do những nhu cầu cần thiết hay không cần thiết trong quá trình sản

xuất mà chất lượng và quy mơ một đợt nổ sẽ khác nhau. Căn cứ vào những
điều kiện này, người ta nghiên cứu đưa ra nhiều phương pháp nổ mìn khác
17


18
nhau nhằm điều chỉnh mức độ đập vỡ đất đá hoặc nổ theo yêu cầu riêng biệt
cho phù hợp với từng điều kiện địa hình địa chất của khu mỏ. Theo kiểu phân
loại này ta có các phương pháp nổ mìn như:
+Phương pháp nổ mìn lượng thuốc nổ dài, nạp liên tục, nổ tức thời.
+Phương pháp nổ mìn lượng thuốc nổ phân đoạn.
+Phương pháp nổ mìn vi sai
+Phương pháp nổ mìn vi sai trong lỗ khoan.
+Phương pháp nổ mìn tầng cao.
+Phương pháp nổ mìn trong mơi trường nén.
+Phương pháp nổ mìn sử dụng đơi lỗ khoan gần nhau.
-Theo đối tượng cần phá vỡ trên mỏ: đối tượng ở đây là đất đá trên
tầng, đào các loại hào, tạo biên giới, và phá đá quá cỡ. Căn cứ vào điều kiện
này ta có các phương pháp nổ mìn sau:
+Phương pháp nổ mìn trên tầng: phương pháp nổ mìn lỗ khoan lớn,
phương pháp nổ mìn lỗ khoan nhỏ, hay các phương pháp nổ mìn theo kiểu
điều chỉnh mức dộ đập vỡ đất đá.
+Phương pháp nổ mìn đào hào.
+Phương pháp nổ mìn tạo biên.
+Phương pháp nổ mìn phá đá quá cỡ.

18


19

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN
ĐỊA CHẤT, KỸ THUẬT VÀ CƠNG NGHỆ MỎ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ NỔ MÌN

Hiệu quả cơng tác nổ mìn là một hàm phụ thuộc vào rất nhiều biến số,
mức độ ảnh hưởng của các biến số đến hiệu quả nổ có khác nhau. Để thuận
tiện cho việc đánh giá chúng ta có thể phân loại các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả nổ mìn làm 3 nhóm theo đặc trưng riêng.
Nhóm I: là nhóm các yếu tố tự nhiên, bao gồm: tính chất cơ lý, điều
kiện địa chất và địa chất thuỷ văn, ngoài ra cũng bao gồm cả điều kiện địa
chất, khí hậu.
Nhóm II: là nhóm các yếu tố thuộc lĩnh vực kỹ thuật và cơng nghệ: tính
chất của thuốc nổ sử dụng, tính năng của các phương tiện nổ, phương pháp
nổ, các thông số của lượng thuốc nổ và việc bố trí chúng, các thơng số của hệ
thống khai thác,…
Nhóm III: là nhóm các yếu tố kinh tế, tổ chức: đơn giá các loại vật liệu
nổ, giá thành khoan, xúc, vận tải,…và đặc biệt là việc tổ chức cơng tác nạp nổ
vì đây là việc hồn tất mọi cơng việc dẫn tới hiệu quả cuối cùng.
2.1. Các yếu tố tự nhiên
2.1.1. Tính chất của đá
Tính chất của đất đá có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác khoan nổ mìn,
trong đó nổi bật là 3 đặc trưng sau:
+ Tính chất của đất đá.
Trước hết thể hiện ở độ bền nén, kéo, cắt. Đất đá có độ bền nén, kéo
càng lớn thì càng khó phá huỷ. Trong đất đỏ mỏ, giới hạn bền kéo thường nhỏ
hơn giới hạn bền nén nhiều lần, vì vậy nó sẽ rễ bị phá huỷ nếu ta tạo ra trong

19



20
nó các ứng suất kéo. Như vậy, để phá vỡ đất đá có hiệu quả cần phải tạo điều
kiện làm phát sinh ứng suất kéo tối đa khi nổ mìn.
+ Tính chất hấp thụ năng lượng sóng của đất đá.
Đây là tính chất mang tính tổng hợp các yếu tố tự nhiên như: tính đồng
nhất, tính phân lớp, tính nứt nẻ, độ rỗng, độ bền, độ dẻo,… đồng thời nó cũng
phụ thuộc vào đặc trưng đặt lực nổ. Quá trình sóng ứng suất phát sinh và phát
triển trong đất đá là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng đập vỡ đất
đá.
Mức độ hấp thụ sóng ứng suất của đất đá thông qua hệ số hấp thụ (  )
trong phương trình:

A  Ao .e  .x
trong đó:
A: khoảng cách truyền của sóng ứng suất trong đất đá;
Ao: là biên độ ban đầu của sóng kích thích (sóng nổ);
x: là khoảng cách từ nguồn kích thích tới điểm đo;
 : là hệ số hấp thụ.

Từ phương trình trên ta thấy  càng lớn thì khoảng cách truyền của
sóng ứng suất càng nhỏ và bán kính tác dụng nổ càng nhỏ. Đất đá có tính dẻo
càng lớn, độ nứt nẻ cao thì hệ số hấp thụ năng lượng sóng là rất lớn; cũng đối
với đất đá dẻo, cứng, ít nứt nẻ thì hệ số hấp thụ sóng nhỏ. Trong đất đá phân
lớp thì hệ số hấp thụ năng lượng sóng theo hướng vng góc lớn hơn so với
hướng song song với mặt phừn lớp. Đây là đặc điểm rất đáng chú ý khi bố trí
sơ đồ phân bố lượng thuốc nổ tương đối so với bề mặt tự do và điều khiển nổ
thế nào đó để đạt được hiệu quả nổ cao nhất.
+ Tính chất nứt nẻ và phân lớp của đất đá.
Theo nhiều tác giả thì ảnh hưởng của các yếu tố này tới q trình phá

huỷ có khác nhau, nhưng trên quan điểm phá huỷ đất đá bằng năng lượng
sóng nổ thì nứt nẻ hoặc phân lớp là môi trường làm tăng hệ số hấp thụ năng
20


21
lượng sóng ứng suất và làm giảm tác dụng đập vỡ do sóng ứng suất, vì vậy
đối với đất đá nứt nẻ để tăng hiệu quả đập vỡ phải tạo ra xung nổ có tác dụng
kéo dài bằng cách tăng đường kính lượng thuốc, dùng thuốc nổ có thời gian
phản ứng hóa học kéo dài (thuốc nổ dạng hạt), thời gian vi sai lớn.
Hướng nứt nẻ, đặc biệt là hướng phân lớp của đất đá có ảnh hưởng
đáng kể tới tốc độ sóng ứng suất trong đất đá mỏ. Do đó tùy theo vị trí tương
đối của lượng thuốc nổ so với hướng phân lớp ( hay khe nứt ) mà năng lượng
song ứng suất bị hấp thụ nhiều hay ít. Khi nổ mìn trong đất đá nứt nẻ và phân
lớp thì hướng phá hủy mạnh nằm ở hướng vng góc với mặt phân lớp. Theo
P.I.Kutreriavui thì điều kiện nổ tốt nhất là có 1 khe nứt (hay phân lớp) vng
góc với hướng phá, cịn điều kiện xấu nhất là phương vị hướng phá tạo với hệ
thống khe nứt 1 góc bằng 450. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi lựa chọn sơ
đồ vi sai trong đất đá nứt nẻ và phân lớp.
Hướng cắm của phân lớp so với mặt sườn tầng là nguyên nhân tạo ra
mô chân tầng khi nổ. Có hướng cắm thuận (mặt phân lớp song song sườn
tầng) thì dưới tác dụng của lực nổ và sóng ứng suất nén (kéo) sẽ tạo ra hướng
phá đá có hiệu quả. Cịn trường hợp hướng cắm nghịch với sườn tầng thì hiệu
quả nổ khơng tốt và dễ để lại mô chân tầng.
2.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn
Trước hết là tác dụng của nước ngầm và sau đó là nước mặt ảnh hưởng
đến hiệu quả nổ vì nó là nguồn tạo nước cho lỗ khoan. Nước ngầm hoạt động
mạnh sẽ làm rửa trụi thành phần dễ hồ tan của thuốc nổ (Natrat amơn
NH4NO3) làm giảm hiệu quả nổ, do thành phần của thuốc nổ đã bị thay đổi
(chất lượng thuốc bị giảm). Biết được điều kiện địa chất thuỷ văn giúp ta có

biện pháp sử lý để đạt được hiệu quả nổ cao nhất như: sử dụng thuốc nổ chịu
nước, chứa nước, làm bão hoà thành phần dễ hoà tan, sử dụng bao cỏch nước
khi dựng thuốc nổ khụng chịu nước, thỏo khụ lỗ khoan trước khi nạp thuốc

21


22
hoặc kết hợp giữa thuốc nổ chịu nước và không chịu nước trong một lỗ
khoan.
2.2. Các yếu tố kỹ thuật và công nghệ
2.2.1. Về việc điều khiển năng lượng nổ
Hiệu quả nổ mìn cao hay thấp được đánh giá thơng qua phần năng
lượng hữu ích dùng để đập vỡ (khi mục đích nổ là đập vỡ) đất đá so với tổng
số năng lượng nổ của lượng thuốc nổ, gọi là hệ số sử dụng hữu ích năng
lượng nổ:



W
w

trong đó:
W: năng lượng tham gia đập vỡ;
w: toàn bộ thế năng của chất nổ.
Thông thường hệ số này rất nhỏ (từ vài % đến 15  20%). Phần năng
lượng nổ còn lại bị tổn thất dưới nhiều dạng như: tổn thất hóa năng dư, gây
sóng chấn động, sóng đập khơng khí, làm văng xa đất đá, nghiền vụn quá mức
cần thiết,…
Tổn thất hóa năng dư thường xảy ra khi lượng thuốc kích nổ khơng hết,

khi dùng thuốc nổ kích nổ kém đặt trong lỗ khoan đường kính nhỏ hoặc dùng
thuốc mồi khơng đủ cơng suất, khi nạp mìn khơng cẩn thận, khơng đảm bảo
mật độ nạp,…Nhiều khi tổn thất này rất lớn.
Tổn thất dưới dạng gây sóng chấn động thường rất lớn khi nổ mìn đồng
loạt, khi bố trí lượng thuốc khơng đều, khơng cân đối. Sóng đập khơng khí là
dạng tổn thất do sản phẩm khí nổ bị phụt ra ngồi khơng khí, khơng tham gia
đập vỡ đất đá, thường là do lấp bua không cẩn thận, không đảm bảo chiều cao
cột bua, chất lượng bua kém.
Tổn thất năng lượng nổ dưới dạng nghiền quá vụn đất đá là do sử dụng
loại thuốc không hợp lý, lượng thuốc nạp tập trung không đều, sử dụng đường
22


23
kính lỗ khoan chưa hợp lý, mạng lỗ khoan chưa hợp lý, phương pháp nổ
không phù hợp.
Như vậy để giảm bớt tổn thất năng lượng nổ và nâng cao hiệu quả nổ
phải giải quyết hàng loạt các vấn đề, gọi chung là các phương pháp điều khiển
năng lượng nổ.
Khi nổ mìn làm tơi đất đá trên mỏ lộ thiên, việc điều khiển năng lượng
nổ là hồn thiện cơng tác nổ mìn nói chung, cần phải dựa trên cơ sở áp dụng
các biện pháp điều khiển nổ phù hợp thì mới đem lại hiệu quả nổ tối đa. Điều
khiển đập vỡ đất đá bằng nổ mìn là tạo ra trong mơi trường đất đá các thơng
số sóng ứng suất đảm bảo cường độ đập vỡ đất đá nhất định. Xuất phát từ
những yếu tố cơ bản xác định quá trình hình thành trường ứng suất có thể đưa
ra các hướng cơ bản để hồn thiện cơng tác nổ mìn:
+ Hồn thiện loại thuốc nổ trên phương diện tạo ra xung lực nổ hợp lý
(do kể tới sự kéo dài vùng phản ứng hóa học).
+ Hồn thiện kết cấu lượng thuốc nổ.
+ Hồn thiện các thơng số khoan nổ (đường kính lỗ khoan, chỉ tiêu

thuốc nổ, các thơng số bố trí lượng thuốc nổ và sơ đồ phân bố mạng lỗ khoan
trên tầng,…).
+ Ap dụng phương pháp nổ mìn vi sai.
+ Lựa chọn sơ đồ vi sai và thời gian vi sai thích hợp.
2.2.2. Ảnh hưởng của các thơng số hệ thống khai thác (HTKT)
- Thông số quan trọng nhất là chiều cao tầng (H): Khi tăng chiều cao
tầng đến mức hợp lý không những cải thiện được công tác mỏ mà còn làm
tăng năng suất khoan, tăng suất phá đá của 1 mét dài lỗ khoan, tăng bán kính
vùng đập vỡ của lượng thuốc (do tăng chiều cao cột thuốc), giảm chiều sâu
khoan thêm (tăng hệ số sử dụng lỗ khoan), giảm chi phí thuốc nổ và phương
tiện nổ,...

23


24
- Kích thước khu vực cần nổ: Đặc trưng là chiều dài L và chiều rộng A.
Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng bãi nổ ảnh hưởng tới hiệu quả nổ mìn. Khi
L nhỏ mà A lớn sẽ làm giảm hiệu quả nổ do sức cản bên sườn gia tăng,
ngược lại khi L lớn và A nhỏ thì chất lượng đập vỡ sẽ không tốt do ảnh
hưởng của hàng đầu tiên lớn (hàng đầu tiên thường xuất hiện đá q cỡ và
mơ chân tầng).
- Số hàng mìn (n): n liên quan chặt chẽ tới các đại lượng trên, đặc biệt
là chiều rộng khoảnh khai thác A (chiều rộng bãi nổ). Khi n tăng lên thì sẽ
tăng chất lượng nổ, tăng năng suất khoan và hệ số sử dụng mét khoan, ngược
lại khi n quá nhỏ sẽ tồn tại nhiều mô chân tầng và đá quá cỡ, năng suất khoan
cũng giảm theo.
2.2.3. Ảnh hưởng của các loại thuốc nổ sử dụng
Q trình kích nổ thuốc nổ có đặc điểm: tốc độ cao (gần như tức thời),
toả nhiều nhiệt và thoát nhiều khí, vì vậy khi nổ chất nổ tạo ra cũng rất lớn.

Năng lượng nổ gây đập vỡ đất đá thể hiện dưới hai dạng: khả năng công nổ
(KNCN) và sức công phá (SCP), KNCN phụ thuộc vào nhiệt lượng nổ của
thuốc nổ và chúng tỷ lệ thuận với nhau. Để đánh giá KNCN người ta dựng thí
nghiệm trong bom chì và xác định KNCN bằng cm3. KNCN thể hiện tác dụng
nổ ở phạm vi rộng. Dùng KNCN để quy đổi thuốc nổ khi tính tốn các thơng
số nổ mìn.
Cịn SCP của thuốc nổ thể hiện tác dụng nổ ở phạm vi hẹp, SCP phụ
thuộc vào tốc độ kích nổ và mật độ thuốc nổ.
Mỗi loại thuốc nổ đều có đặc tính chung và riêng. Để phân biệt người
ta dùng các đại lượng: nhiệt lượng nổ (hay năng lượng riêng của thuốc nổ),
tốc độ kích nổ, mật độ thuốc nổ, khả năng công nổ, sức công phá, khả năng
chịu nước.
Mỗi loại thuốc nổ có đặc tính năng lượng nổ khác nhau, khi nổ chúng
tạo ra xung nổ có dạng khác nhau, chính xung nổ sẽ làm hình thành một
24


×