Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ hàn quốc trong vụ hè thu 2016 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN VĂN NGỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG
VỤ HÈ - THU 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

THÁI NGUYÊN 2017



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

TRẦN VĂN NGỌC
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA
MỘT SỐ DÒNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG
VỤ HÈ - THU 2016 TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Trồng trọt
: K45 – TT - N02

Lớp
Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Lƣu Thị Xuyến


THÁI NGUYÊN 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ, bạn bè và người thân. Trước
tiên, tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cơ giáo TS. Lưu Thị Xuyến
người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài và
hồn thành khóa luận này.
Tơi xin được bày tỏ lịng cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Cán bộ giáo viên
khoa Nông học - Trường Đại học Nơng lâm Thái Ngun đã nhiệt tình giúp
đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề
tài. Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn
bè những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tơi trong q trình học tập
và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2017
Sinh viên

Trầ n Văn Ngo ̣c


ii
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .......................................................................................... i
MỤC LỤC .............................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ......................................... v

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiếp của đề tài ................................................................... 1
1.2. Mục đích của đề tài ........................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .............................................................. 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................... 5
2.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tương trên thế giới ............... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ..................................... 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới ....... 10
2.3. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam ........... 13
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam .................................... 13
2.3.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam ....... 15
Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 21
3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 21
3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................... 21
3.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................. 21
3.2. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 21
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: (theo quy trình của Hàn Quốc) .... 21


iii

3.3.2. Quy trình kỹ thuật ........................................................................ 23
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ........................................... 24
3.3.3.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển......................................... 24

3.3.3.2. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển......................................... 25
3.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................... 27
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 28
4.1. Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các dịng đậu tương thí
nghiệm vụ Hè –Thu năm 2016 ............................................................... 28
4.1.1. các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các dịng đậu tương thí
nghiệm vụ Hè –Thu năm 2016 ............................................................... 28
4.1.2. Đặc điểm thực vật học của các dịng đậu tương thí nghiệm vụ Hè – Thu
năm 2016 ............................................................................................... 34
4.1.3. Đặc điểm hình thái của các dịng đậu tương thí nghiệm vụ Hè - Thu
năm 2016 ............................................................................................... 37
4.1.4. Khả năng chống chịu của các dòng đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2016 ....................................................................................... 41
4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dịng đậu tương
thí nghiệm vụ Hè – Thu năm 2016 ......................................................... 45
4.2.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dịng đậu tương thí nghiệm
vụ Hè – Thu năm 2016 .......................................................................... 45
4.2.2. Năng suất của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Hè – Thu
năm 2016 ............................................................................................... 49
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................... 52
5.1. Kết Luận ......................................................................................... 52
5.2. Đề Nghị .......................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 53
PHỤ LỤC


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 5 năm gần đây .............. 5
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu tương ở mỹ 5 năm gần đây nhất ................. 7
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tương ở Brazil 5 năm gần đây .................... 8

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu tương của Acgentina 5 năm gần đây .......... 9
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu tương của Trung Quốc 5 năm gần đây ..... 10
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam 5 năm gần đây ......... 14
Bảng 2.7. Số lượng mẫu dòng giống đậu tương được nhập nội ..................... 19
giai đoạn 2001 - 2005 ...................................................................................... 19
Bảng 4.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các dịng đậu tương thí nghiệm vụ
Hè – Thu năm 2016 ......................................................................................... 29
Bảng 4.2. Đặc điểm thực vật học của các dịng đậu tương thí nghiệm .......... 34
Bảng 4.3. Đặc điểm hình thái của các dịng đậu tương thí nghiệm vụ Hè –
Thu năm 2016.................................................................................................. 38
Bảng 4.4. Khả năng chống chịu của các dòng đậu tương thí nghiệm............. 42
Bảng 4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dịng đậu tương thí nghiệm
vụ Hè - Thu năm 2016 .................................................................................... 46
Bảng 4.6. Năng suất của các dịng đậu tương thí nghiệm vụ Hè – Thu năm
2016 ................................................................................................................. 49


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

CS

Cộng sự

CCC

Chiều cao cây

NN&PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NLST

Năng suất lý thuyết

NS cá thể

năng suất cá thể

P1000 hạt

khối lượng 1000 hạt

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình

TS

Tiến sĩ

TGST

Thời gian sinh trưởng



1

Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiếp của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng ngành nơng
nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội mới đồng thời cũng có rất nhiều thách thức
lớn. Ngành nông nghiệp nước ta phải cạnh tranh với những nước có nền nơng
nghiệp phát triển trên thế giới, đặc biệt khi rào cản thuế quan khơng cịn thì sự
cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn rất nhiều. Việc tăng năng suất cây trồng nói chung
và cây đậu tương nói riêng nó mang tính cấp thiết của ngành nơng nghiệp
nước ta hiện nay, đồng thời chúng ta cần phải xây dựng cho chiến lược phát
triển nơng nghiệp hiện đại có tính bền vững cao.
Cây đậu tương (tên khoa học: Glycine max. L) thuộc cây họ đậu, là cây
cơng nghiệp ngắn ngày. Nó được xem là “cây thần diệu”, cịn được ví là
“vàng mọc từ đất”… sở dĩ cây đậu tương được đánh giá cao như vậy là do giá
trị kinh tế của nó mang lại lớn. Giá trị kinh tế của cây đậu tương được quyết
định bởi các thành phần dinh dưỡng quan trọng chứa trong hạt đậu tương bao
gồm: protein chiếm khoảng 36 - 46%, lipit biến động từ 16 - 24%, gluxit
10 - 15%. Trong hạt đậu tương chứa đầy đủ và cân đối các loại axit amin, đặc
biệt là các axit amin không thay thế như triptophan, leuxin, Izoloxin, valin,
lizin, methionin. Ngồi ra cịn các loại muối khống như Ca, Fe, Mg, Na, P,
K…, các vitamin B1, B2, D, K, E. Protein của đậu tương có phẩm chất tốt, có
thể thay thế hồn tồn đạm động vật trong khẩu phần ăn hàng ngày của con
người. Đậu tương có thể được chế biến thành 600 loại thực phẩm khác nhau, bao
gồm các loại thức ăn cổ truyền: đậu phụ, tương chao, sữa đậu nành, ... ngồi ra
cịn có thể chế biến thành bánh đậu tương, bacon đậu tương, đậu hũ cheese, và



2

các loại thịt nhân tạo … (Trần Đình Long, 2000)[15] tất cả các loại sản phẩm
đều thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Tường Hạnh – 1997[8] cho thấy trong hạt
đậu tương có chất IZOFLAVONE có tác dụng làm giảm đáng kể lượng
cholesterol trong máu khi sử dụng các sản phẩm làm từ đậu tương.
Trong công nghiệp dầu đậu tương được sử dụng làm sơn, si, mực in, xà
phòng, chất dẻo cao su nhân tạo … (Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs 1996)[11]
đậu tương còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, ngành
công nghiệp ép dầu.
Trong điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm như nước ta thì đậu tương sẽ đưa vào
hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ với các loại cây trồng khác góp phần
nâng cao năng suất cây trồng, đồng thời nâng cao hiệu quả sửa dụng đất. Vấn
đề này rất có ý nghĩa trong việc chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hóa cây trồng ở
nước ta hiện nay, đặc biệt là chiến lược thâm canh tăng vụ.
Trước những nguồn lợi to lớn do cây đậu tương đem lại, cũng như để đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm đậu tương ở nước ta, đồng thời góp
phần đưa chăn ni thành ngành sản xuất chính, chúng ta cần quan tâm phát
triển đậu tương theo hướng vừa tăng năng suất, vừa tăng diện tích. Trong đó,
năng suất là yếu tố quan trọng, bởi tăng năng suất sẽ làm giảm giá thành sản
phẩm trên một đơn vị diện tích. Do đó, cần nhanh chóng nghiên cứu chọn tạo
ra những giống có năng suất cao, phẩm chất tốt có khả năng thích nghi với
điều kiện sinh thái của mỗi vùng.
Xuất phát từ thực tiễn năng suất đậu tương của Việt Nam so với năng suất
đậu tương của thế giới còn thấp là do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng
trong đó giống là một trong những ngun nhân chính. Có nhiều biện pháp
chọn tạo ra giống đậu tương mới phục vụ cho sản xuất trong đó biện pháp
nhập nội để đánh giá chọn lọc ra giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái là



3

biện pháp nhanh nhất và rẻ tiền nhất. Từ thực tiễn trên chúng tôi đã thực hiện
đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu
tương nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè - Thu 2016 tại Thái Ngun”.
1.2. Mục đích của đề tài
Tìm ra được những dịng đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển
tốt, chất lượng tốt, năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng để
phục vụ cho sản xuất đại trà.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài là cơng trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất cá thể của các dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc. Các kết quả
nghiên cứu đạt được sẽ góp phần cung cấp số liệu khoa học cho công tác
nghiên cứu và chọn tạo giống đậu tương. Mặt khác kết quả nghiên cứu của đề
tài sẽ là cơ sở và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về cây đậu tương.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp lựa chọn được những dịng đậu
tương có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với
điều kiện sinh thái của vùng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

Để đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho tồn cầu trong bối cảnh
khí hậu và mơi trường sống ngày càng biến đổi phức tạp hiện nay, chúng ta
cần xây dựng được một nền sản xuất tiên tiến, dựa trên cơ sở khoa học kỹ
thuật tiên tiến trên thế giới. Cùng những yếu tố như: giống, nước, phân bón,
kỹ thuật thâm canh, nhưng vẫn phải bảo vệ được mơi trường. Trong đó, giống
là yếu tố quan trong hàng đầu, sử dụng giống tốt cho năng suất cao, chất
lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bênh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Bên cạnh đó phải có khả năng cải tạo được đất, hạn chế ô nhiễm môi trường
đây là mục tiêu hàng đầu của việc phát triển một ngành nơng nghiệp tiên tiến,
có tính bền vững cao.
Đậu tương được sản xuất với các mục tiêu khác nhau. Cho nên công tác
chọn giống cần tập trung vào một số mục tiêu sau:
- Giống phải cho năng suất cao phù hợp với điều kiện từng vùng.
- Giống phải cho chất lượng hạt tốt để phục vụ cho nhu cầu của thị
trường và xuất khẩu.
- Giống phải có hàm lượng dinh dưỡng cao để phục vụ cho các ngành
công nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều cách để chọn tạo ra những giống đậu tương cho
năng suất cao, thích hợp với nhiều vùng sinh thái. Trong đó nhập nội giống là
một phương pháp hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất. Tuy nhiên các giống
cây trồng nhập nội và có điều kiện sinh thái khác xa so với nơi chúng được
tạo ra. Do đó chúng ta cần có những nghiên cứu đánh giá tính thích nghi của


5

giống, hạn chế số lượng đậu tương nhập khẩu hàng năm và mang lại hiệu quả
kinh tế cho người trồng.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc diện tích đất hoang hóa

nhiều, tập trung chủ yếu ở những vùng khơng chủ động nước, đất đồi thấp,
hoặc ở những vùng này trồng một số cây trồng cho giá trị kinh tế thấp.
Do đó việc đưa cây trồng cạn nói chung và cây đậu tương nói riêng vào
sản xuất ở các vùng này là rất cần thiết. Để tăng khả năng sử dụng đất, góp
phần cải tạo đất, chống xói mịn, thối hóa đất, nâng cao thu nhập cho người
dân, cải thiện đời sống cộng đồng.
2.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Cây đậu tương có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế, bởi giá trị kinh
tế, hàm lượng dinh dưỡng và khả năng cải tạo đất. Xuất phát từ đó mà cây đậu
tương được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất làm cho diện
tích, năng suất và sản lượng được tăng qua các năm.
Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới trong những năm gần đây được
trình bày ở bảng 2.1
Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới 5 năm gần đây
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2010

102.793.429

25,772

264.914.424


2011

103.818.041

25,198

261.596.844

2012

105.365.988

22,928

241.580.706

2013

111.630.495

24,912

278.092.981

2014

117.718.624

26,201


308.436.056

Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2017[23]


6

Căn cứ vào số liệu thực có trong bảng 2.1 cho ta thấy tình hình sản xuất
đậu tương trên thế giới hàng năm được tăng lên.
Về diện tích trồng đậu tương trên thế giới năm 2014 là 117.718.624 ha so
với năm 2010 thì diện tích trồng đậu tương tăng lên khoảng 15 triệu ha.
Về năng suất đậu tương trên thế giới năm 2010 đạt 25,772 tạ/ha đến năm
2013 năng suất giảm xuống cịn 22,928 tạ/ha. Đến năm 2014 thì năng suất đậu
tương trên thế giới tăng lên 26,201 tạ/ha.
Về sản lượng đậu tương trên thế giới năm 2010 đạt 264.914.424 tấn đến
năm 2012 giảm xuống còn 241.580.706 tấn. Cho đến năm 2014 thì sản lượng
đậu tương trên thế giới đạt 308.436.056 tấn. Điều này càng khẳng định vị trí
quạn trọng của cây đậu tương trong sản xuất nông nghiệp. Các nước sản xuất
lớn như: Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Úc.
Năm 2000 Mỹ sản xuất được 75 triệu tấn hạt. Phần lớn sản lượng đậu
tương được dùng cho chăn nuôi và xuất khẩu, mặc dù nhu cầu tiêu thụ đậu
tương đang tăng lên, tại Mỹ có tới 80% lượng dầu ăn được chế biến từ đậu
tương. Hiên nay, đậu tương được trồng ở nhiều quốc gia và các khu vực trên
thế giới, qua khảo sát cho thấy sản xuất đậu tương ở khu vực Bắc Mỹ đã vượt
xa vùng Viễn Đông nơi khởi nguồn của cây đậu tương.
Đậu tương là một trong 5 cây thực phẩm quan trọng ở Hoa Kỳ, công nghệ
sinh học đang tập trung vào cây đậu tương, theo số liệu thống kê của Bộ Nơng
Nghiệp Hoa Kỳ thì năm 2008 diện tích trồng đậu tương chuyển gen của nước
này chiếm 92% tổng diện tích đậu tương của cả nước.

Hiện nay, Mỹ là nước đứng đầu thế giới về sản xuất đậu tương, với diện tích
trung bình đạt khoảng 85 triệu ha, sản lượng đạt khoảng 243 triệu tấn vào năm
2013, chiếm khoảng 76% diện tích và 87% sản lượng đậu tương trên thế giới.
Đậu tương là một mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu và thu đổi ngoại tệ.


7

Nguyên nhân cơ bản để đậu tương ở Mỹ có năng suất cao và ổn định qua
các năm là do: Mỹ đã áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, thâm canh để
tăng năng suất. Đồng thời Mỹ còn đi sâu vào công tác chọn giống đặc biệt là
tạo ra các giống tốt nhờ chuyển gen, công nghệ nuôi cấy.
Tình hình sản xuất đậu tương của Mỹ được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở mỹ 5 năm gần đây nhất
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2010

78.835.048

28,886

227.723.453


2011

79.208.021

28,294

224.314.738

2012

80.409.882

25,300

203.439.402

2013

85.786.109

28,336

243.087.418

2014

91.857.681

29,525


271.214.240

Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2017[23]
Căn cứ vào số liệu thực có trong bảng 2.2 cho ta thấy tình hình sản xuất
đậu tương của Mỹ được tăng lên.
Về diện tích trong năm 2014 diện tích đạt 91.857.681 ha so với năm 2010
tăng khoảng 13 triệu ha.
Về năng suất năm 2010 đạt 28,886 tạ/ha cho đến năm 2012 thì giảm
xuống còn 25,300 tạ/ha, đến năm 2014 tăng lên 29,525 tạ/ha.
Về sản lượng năm 2010 đạt 227.723.453 tấn cho đến năm 2012 thì giảm
xuống cịn 203.439.402 tấn, đến năm 2014 tăng lên 271.214.240 tấn.
Năm 2014 là năm Mỹ đạt đỉnh cao về cả diện tích, năng suất và sản
lượng khẳng định vị trí số một trong sản xuất đậu tương.
Tiếp sau Mỹ là Brazil, nước có sản lượng, năng suất, diện tích đứng thứ 2
trên thế giới. Tình hình sản xuất đậu tương của Brazil trong 5 năm gần đây
được trình bày ở bảng 2.3.


8

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Brazil 5 năm gần đây
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2010


23.327.296

29,475

68.756.343

2011

23.968.663

31,241

74.815.447

2012

24.975.258

26,366

65.848.857

2013

27.906.675

29,285

81.724.477


2014

30.273.763

28,659

86.760.520

Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2017[23]
Brazil rất quan tâm tới việc sản xuất đậu tương nên năng suất, sản lượng,
diện tích khơng ngừng tăng lên, chỉ đứng sau Mỹ và là nước có diện tích, sản
lượng đậu tương đứng thứ 2 thế giới.
Qua bảng 2.3 cho thấy: năm 2010, 2011 diên tích sản xuất đậu tương chỉ
đạt hơn 23 triệu ha, nhưng trong năm 2011 năng suất hơn 31 tạ/ha cao hơn
năm 2010 tới 2 tạ/ha, và sản lượng cũng cao hơn 6 tấn. Cho tới năm 2014 thì
diện tích trồng đậu tương vẫn tăng theo từng năm, cịn sản lương thì lại giảm
cụ thể là tới năm 2014 chỉ đạt 28 tạ/ha giảm so với năm 2011 gần 3 tạ/ha. Sản
lượng vẫn tăng vì diện tích tăng theo mỗi năm. Sản lượng thấp nhất là 65 triệu
tấn vào năm 2012.
Brazil đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chọn, tạo giống mới chống chịu
sậu bệnh, giống chuyển nạp gen … Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật
vào sản xuất nâng cao năng suất đậu tương hàng năm.
Tại Brazil, đậu tương chủ yếu được dùng để làm bột và ép dầu. Chính phủ
khuyến khích đẩy mạnh nền cơng nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu.
Quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương sau Mỹ, Brazil là Acgentina.
Ở quốc gia này đậu tương được trồng luân canh với lúa mì. Từ năm 1961 đến
năm 1962 chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu
tương, nên cây đậu tương phát triển khá mạnh.



9

Tình hình sản xuất đậu tương của Acgentina được thể hiện ở bảng 2.4.
Bảng 2.4: Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Acgentina 5 năm gần đây
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2010

18.130.800

29,053

52.675.464

2011

18.764.850

26,053

48.888.536

2012


17.577.320

22,814

40.100.196

2013

19.418.824

25,391

49.306.200

2014

19.252.552

27,735

53.397.715

Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2017[23]
Qua bảng 2.4 cho thấy: từ năm 2010 cho tới năm 2014 thì diện tích trồng
đậu tương chỉ tăng 1 triệu ha. Năm 2012 diện tích đạt 17.577.320 ha thấp nhất
so với các năm. Năng suất nhìn chung giảm qua các năm, cao nhất vào năm
2010 hơn 29,053 tạ/ha, thấp nhất vào năm 2012 đạt 22,814 tạ/ha giảm hơn 7
tạ/ha. Sản lượng năm 2012 đạt 40.100.196 giảm hơn 12 triệu tấn so với năm
2010, cho tới năm 2014 sản lương đạt 53.397.715 tấn.

Các nước nhập khẩu đậu tương lớn gồm có: Cộng đồng kinh tế châu Âu,
Đức, Anh, Pháp, Bỉ, Hà Lan, … cho tới sau chiến tranh thế giới thứ hai thì
Mỹ và Trung Quốc vẫn là 2 nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất.
Tuy nhiên, do dân số của Trung Quốc gia tăng mạnh nên từ một nước
xuất khẩu đậu tương đã trở thành một nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất sử
dụng cho nhu cầu trong nước. Mỗi năm Trung Quốc cần 25-30 triệu tấn, trong
đó sản xuất trong nước chỉ đạt 15-27 triệu tấn (Lê Hưng Quốc, 2006)[16].
Nhưng diện tích trồng đậu tương của Trung Quốc vẫn đứng thứ 4 thế giới
chỉ sau Mỹ, Brazil, Acgentina và đứng thứ nhất châu Á.
Tình hình sản xuất đậu tương ở Trung Quốc được trình bày ở bảng 2.5.


10

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Trung Quốc 5 năm gần đây
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2010

8.516.115

17,711

15.083.204


2011

7.889.055

18,361

14.485.105

2012

7.171.140

18,144

13.011.059

2013

6.790.979

17,599

11.951.379

2014

6.730.668

18,128


12.201.173

Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2017[23]
Qua bảng 2.5 cho thấy: diện tích sản xuất đậu tương ở Trung Quốc giảm
mạnh từ 8.516.115 năm 2010 xuống còn 6.730.668 năm 2014. Năng suất
tương đối ổn định ở ngưỡng trên 17 tạ/ha. Sản lương giảm mạnh từ
15.083.204 năm 2010 xuống còn 12.201.173 năm 2014. Năng suất đậu tương
của Trung Quốc thấp hơn năng suất bình quân thế giới khoảng 7 tạ/ha.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới
Nhận thức được vai trị vơ cùng quan trọng, cũng như nhu cầu của con
người sử dụng các sản phẩm được chế biến từ đậu tương ngày một tăng mà
nhiều nước đã đầu tư lớn cho việc tăng năng suất và diện tích cây đậu tương.
Để thực hiện được điều đó họ đã chú trọng đến đẩy mạnh việc áp dụng khoa
học kỹ thuật trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống mới. Đã có hàng nghìn
cơng trình nghiên cứu trên thế giới được thực hiện qua các năm, với các
phương pháp nghiên cứu khác nhau nhằm tìm ra những giống đậu tương có
năng suất cao, phẩm chất tốt thích nghi với điều kiện sinh thái của các vùng
khác nhau.
Hiện nay, nguồn gen đậu tương trên thế giới được lưu giữ chủ yếu ở 15
nước: Đoài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigienia, Ấn Độ, Indonesia,
Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thủy Điển, Thái Lan, Mỹ, Liên Xô với tổng
số 45.038 mẫu giống (Trần Đình Long và cs, 2005)[13].


11

Mỹ là Quốc gia luôn dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng đậu
tương. Nhờ các phương pháp chọn lọc và nhập nội, gây đột biến và lai tạo mà
họ đã tạo ra được những giống đậu tương mới. Những dịng nhập nội có năng

suất cao đều được sử dụng làm giống gốc trong các chương trình lai tạo và
chọn lọc. Năm 1983, Mỹ đã có trên 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập
được từ các nước trên thế giới. Mục tiêu của công tác chọn giống của Mỹ là
chọn ra những giống đậu tương có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với
yếu tố quang chu kỳ, chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, có hàm lượng
protein và lipit cao, dễ bảo quản và chế biến (Johnson H.W. and Bernard R.L.,
1976)[29].
Trong những năm gần đây Trung quốc cũng đã mạnh dạn ứng dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn tạo giống và đã tạo ra được nhiều
giống đậu tương mới. Bằng phương pháp thực nghiệm tạo ra giống Tiefeng
18 do xử lý bằng tia Gamma, có khả năng chịu được phèn cao, khơng đổ, cho
năng suất cao, phẩm chất tốt. Giống Heinoum N06 (cũng được xử lý bằng tia
Gamma) có hệ rễ tốt, nhiều cành, lóng ngắn, khả năng thích ứng rộng (Trần
Đình Đơng, 1994) [5].
Đài Loan đã bắt đầu chương trình chọn tạo giống từ năm 1961 và đưa
vào sản xuất các giống Kaohsing3, Tainung3, Tainung4, ... Các giống được
xử lý Nơron và tia X cho các giống đột biến Tainung. Tainung1 và Tainung2
có năng suất cao hơn giống khởi đầu và vỏ khơng bị nứt (Vũ Tun Hồng và
cs 1995)[9]. Các giống này (đặc biệt là Tainung4) đã được dùng làm nguồn
gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác nhau
như trạm thí nghiệm Majo (Thái Lan), trường đại học Philippin (Vũ Tuyên
Hoàng và cs 1995)[9].


12

Hiện nay, vùng Đông Nam Á cũng là một vùng trọng điểm của công tác
phát triển giống đậu tương và được ưu tiên hàng đầu trong hệ thống nông
nghiệp.
Tại Indonesia, các nhà nghiên cứu chọn tạo nhằm mục đích cải tiến giống

có năng suất cao trồng được ở vùng đất thấp sau vụ thu hoạch lúa, với thời
gian sinh trưởng ngắn khoảng 70 – 80 ngày, chống chịu bệnh gỉ sắt và có hạt
thon dài (Sumarno và T.Adisan wanto, 1991)[30]. 14 giống có năng suất cao
đã được tạo ra và được khuyến cáo gieo trồng trong đó có giống Wilis được
trồng phổ biến nhất, giống này có thời gian sinh trưởng 85 ngày, năng suất
bình quân đạt 2,5 tấn/ha. Việc cải tiến giống đã góp phần đưa năng suất đạt
2,5 tấn/ha, giống có thời gian sinh trưởng ngắn, thích ứng với môi trường
không thuận lợi (đất không cày bừa; đất khó tiêu nước), chất lượng hạt được
tăng lên, tăng khả năng chống đổ, ... (Sumarno và T.Adisan wanto, 1991)[30].
Qua chọn lọc mà họ đã chọn ra được một số giống trồng được trên đất ướt sau
vụ thu hoạch lúa với việc làm đất và không làm đất trong mùa khô mà vẫn
cho năng suất 14,7 - 16,8 tạ/ha như các giống Kerinci, Lompobatang, Rinjani,
(Buitrago và cs 1971)[26].
Thái Lan với sự phối hợp giữa hai trung tâm MOAC và SGPRT nhằm cải
tiến giống có năng suất cao, chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính (gỉ
sắt, sương mai, vi khuẩn, ...) đồng thời có khả năng chịu được đất mặn, chịu
được hạn hán và ngày ngắn (Judy W.H. and Jackobs J.A., 1979)[28].
Trong những năm gần đây Ấn Độ tiến hành khảo nghiệm các giống đậu
tương địa phương và nhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathaga. Tổ chức
AICRPS (The All India coordinated Research Projeet on Soybean) và NRCS
(National Research Center for Soybean) đã tập trung nghiên cứu và đã phát
hiện ra 50 tính trạng phù hợp với khí hậu nhiệt đới, và phát hiện ra những
giống có tính chống chịu với bệnh khảm virus (Brown D.M., 1960)[25].


13

Tại Nhật Bản, Viện tài nguyên sinh học quốc gia Nhật bản hiện đang lưu
giữ khoảng 6000 mẫu giống đậu tương khác nhau, trong đó có 2000 mẫu
giống đậu tương được nhập nội về phục vụ cho công tác chọn tạo giống

(Kamiya và các cs, 1998)[27].
2.3. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tƣơng ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam là Quốc gia có nền sản xuất nơng nghiệp lâu đời, cho nên cây
đậu tương được trồng từ rất sớm. Trong thư tích ở thế kỷ thứ 6 cho biết cây
đậu tương đã được trồng ở Bắc Bộ. Sách “vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn.
Ở thế kỷ thứ 18 cho rằng cây đậu tương được trồng cách đây cả ngàn năm nay
nhưng với diện tích cịn ít. Hiện nay, ở Việt Nam cây đậu tương có vị trí và
vai trị rất quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp, đặc biệt là những vùng
nơng thơn nghèo, có nền kinh tế chưa phát triển. Ngoài việc cung cấp nguyên
liệu chế biến thực phẩm cho con người, xuất khẩu cây đậu tương cịn cung
cấp thức ăn cho chăn ni rất tốt. Cây đậu tương là một trong loại cây đang
phát triển mạnh mẽ, có vị trí cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân ở
Việt Nam hiện nay.
Cây đậu tương có khả năng thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái khác
nhau, đối với đất bạc màu và khô hạn thì cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế
cao nhất. Đồng thời nó cũng góp phần rất to lớn trong công tác chuyển dịch
cơ cấu cây trồng trong sản xuất nơng nghiệp, tạo thêm cơng ăn việc làm, góp
phần cải tạo đất đai, cải tạo môi trường.
Hiện nay ở Việt Nam, theo trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ
(Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nơng Nghiệp Việt Nam) thì cây đậu tương được
trồng ở hầu hết các tỉnh trong cả nước với diện tích hàng năm là 150 - 200
nghìn ha, năng suất trung bình 13 - 14 tạ/ha. Có 3 vùng trồng đậu tương lớn
nhất là Trung Du và Miền Núi Bắc Bộ, Đồng Bằng Sông Hồng, Đông Nam


14

Bộ, chiếm 72,2% tổng diện tích trồng cả nước. Các tỉnh trồng nhiều đậu
tương như: Cao Bằng, Sơn La, Đồng Nai, Đồng Tháp, ... Nhu cầu về sản

phẩm đậu tương của các ngành thương mại, chăn nuôi, công nghiệp thực
phẩm ngày càng phát triển nên cây đậu tương đã được các viện, trường Đại
học đầu tư nghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều giống cho năng suất cao, chất
lượng tốt, thích ứng được nhiều vụ trong năm (Vũ Danh Ca, 2004)[1].
Tốc độ phát triển sản xuất đậu tương ở Việt Nam cũng được đánh giá là
khá và là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh so với nhiều
quốc gia trên thế giới. Kết quả này có được là do có sự quan tâm đúng mức
của Đảng và Nhà nước ta trong việc phát triển cây đậu tương. Văn Kiện Đại
Hội 5 Đảng Cộng Sản Việt Nam, [21], tập 2, trang 37 đã ghi:
“Đậu tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho
người, cho gia súc, cho đất đai và trở thành một loại hàng xuất khẩu chủ
lực ngày càng quan trọng”
Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong 5 năn gần đây được trình
bày ở bảng 2.6
Bảng 2.6: Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Việt Nam 5 năm gần đây
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

2010

197.800

15,096

298.600


2011

181.390

14,694

266.538

2012

119.612

14,520

173.672

2013

117.194

14,360

186.296

2014

109.351

14,316


156.549

Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2017[23]
Qua bảng 2.6 cho thấy:
Diện tích đậu tương của nước ta giảm nhanh từ 197.800 ha năm 2010
xuống 109.351 ha năm 2014, trong vịng 5 năm diện tích đậu tương giảm đi


15

khoảng 88.000 ha. Năng suất cũng giảm từ 15,096 tạ/ha năm 2010 xuống
14,316 tạ/ha năm 2014. Do diện tích sản xuất và năng xuất đậu tương đều
giảm nên sản lượng cũng giảm xuống nhanh từ 298.600 tấn năm 2010 xuống
156.549 tấn năm 2014, giảm khoảng 142.000 tấn. Sản lượng đậu tương giảm
đi gần một nửa so với năm 2010. Vì thế chúng ta cần phải chọn tạo giống mới
để tăng được năng suất đậu tương.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam
Cây đậu tương được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc và được trồng
rất lâu đời.
Sau năm 1945, nước ta đã tiến hành xây dựng nhiều trạm nghiên cứu về
đậu đỗ nói chung và đậu tương nói riêng ở nhiều vùng trên cả nước: Định
Tường (Thanh Hóa), Mai Nhan (Vĩnh Phú), Thất Khê (Lạng Sơn), Pú Nhung
(Lai Châu), ....
Trong công tác chọn tạo giống đậu tương được tập trung vào một số
hướng chính sau đây: (Ngô Thế dân và cs, 1999)[2].
- Chọn tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau: ở miền
Nam, chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: mùa khơ và mùa mưa. ở các tỉnh
phía Bắc, chọn bộ giống thích hợp cho vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đơng.
- Xác định các bộ giống thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau.

- Chọn giống năng suất cao và đưa ra định hướng cho những năm sau.
- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào chân đất 2 lúa 1 đậu
tương Hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70 – 75 ngày.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đơng với các tỉnh phía Bắc,
đặc biệt là Đồng Bằng Sơng Hồng, thời gian sinh trưởng 80 – 90 ngày.
- Chọn giống đậu tương thích hợp cho vùng đất bãi và trung du các tỉnh
phía Bắc, năng suất đạt 20 – 25 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 90 – 100 ngày,
chống chịu với bệnh gỉ sắt.


16

- Chọn tạo giống đậu tương hè thích hợp cho các tỉnh Miền Núi Phía
Bắc, thời gian sinh trưởng 85 – 90 ngày, năng suất đạt 15 – 20 tạ/ha, chịu hạn,
ít nhiễm virut.
- Chọn tạo giống đậu tương cho vùng Tây Nguyên có tiềm năng năng suất
từ 25 - 27 tạ/ha trong vụ Xuân Hè gieo từ tháng 3, đậu tương hè cho vùng
Đông Nam Bộ gieo từ tháng 4, đậu tương Xuân Hè cho vùng đồng bằng sông
Cửu Long.
- Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu cao 25 – 27%.
- Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng cao phục vụ cho chế biến thực
phẩm làm rau.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp rộng có thể trồng được ở cả 3 vụ có
khả năng cố định đạm cao.
- Chọn giống đậu tương trồng xen, gối vụ góp phần tăng thu nhập trên
đơn vị diện tích, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa tăng hiệu quả hàng hóa
cho sản xuất nơng nghiệp.
Trong nhưng năm gần đây, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn đã
công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều giống đậu tương quốc gia,
hàng chục giống được cấp phép khu vực hóa và hàng chục giống khác có triển

vọng trong khảo nghiệm quốc gia. Các giống này có thời gian sinh trưởng
dưới 100 ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, hàm lượng protein có thể
đạt tới 47%, hạt to trịn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Viện di truyền nơng nghiệp
hàng năm áp dụng phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương
pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương
mới theo tiêu chuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng cả vụ
nóng lẫn vụ lạnh một cách ổn định, chất lượng tốt (Dương Văn Dũng và cs
2007)[3].


17

Ở nước ta chỉ trong vịng 10 năm qua, cơng tác nghiên cứu về cây đậu
tương nói chung cũng như cơng tác chọn tạo giống đậu tương nói riêng đã đạt
được nhiều thành tựu. Hàng chục giống đậu tương được chọn bằng phương
pháp khác nhau, có năng suất cao đã được đưa vào sản xuất: giống đậu tương
M103 được tạo bằng phương pháp xử lý đột biến Ethylenimin nồng độ 0,01%
từ giống V70 (Trần Đình Long và cs, 1995)[12] giống đậu tương Hè DT80
được tạo ra bằng con đường lai hữu tính giữa vàng Mộc Châu (giống địa
phương Sơn La) và V70, một số giống nhập nội từ Trung Quốc, (Ngơ Đức
Dương và cs, 1995)[4].
Theo Trần Thị Đính (1995)[7] thì giống AK05 được chọn ra từ dạng hình
phân ly của G - 2216 nhập từ AVRGC, là giống chịu rét khá, sinh trưởng
khỏe, chống bệnh khá, có tiềm năng năng suất cao, mẫu mã đẹp đáp ứng được
nhu cầu thị hiếu, thích hợp cho vụ Xn và Vụ Đơng.
Giống DT84 được chọn bằng phương pháp xử lý đột biến trên dòng lai
8 - 33 (DT80 x DDH4), tác nhân tia Gama Co 18 kr, áp dụng phương pháp ca
bậc một hạt (single seed descen method SSDM A. Brim 1966) đến M8 thu
được dòng 84/9 ổn định. DT84 là giống ngắn ngày có khả năng thích ứng
rộng, có tiềm năng năng suất cao, cho năng suất thực tế trung bình cao hơn

các giống đậu tương khác cùng thời gian sinh trưởng từ 10 - 30%, chống chịu
thời tiết bất thuận, chống chịu sâu bệnh khá, chất lượng hạt tốt, dễ để giống
(Mai Quang Vinh và cs, 1995)[20].
Giống VX93 do Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Việt Nam tạo ra
cho năng suất từ 16 - 20 tạ/ha, khả năng chịu rét và hạn tốt nên rất thích hợp
với các tỉnh miền núi phía Bắc (Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh,
2006)[14].
Ngồi việc nghiên cứu tạo ra nhiều giống đậu tương có năng suất cao,
thích ứng rộng thì việc sử dụng các phương pháp chọ tạo giống đậu tương
như lai xa, xử lý đột biến, nhập nội, ... đang là hướng nghiên cứu được nhiều
nhóm tác giả quan tâm.


18

* Chọn giống bằng phương pháp lai hữu tính
Lai là một phương pháp cơ bản để tạo ra các vật liệu giống. Nhờ giống lai
mà người ta có thể phối những đặc tính và tính trạng có lợi của các dạng bố
mẹ vào con lai. Đậu tương là cây tự thụ phấn nên để lai tạo ra tổ hợp thường
thành cơng với tỷ lệ rất thấp. Tuy vây, đã có nhiều giống đậu tương được tạo
ra bằng phương pháp cho lai năng suất cao như VN1. Theo kết quả nghiên
cứu của Đào Quang Vinh và cộng sự (1994)[19] cho thấy: Giống VN1 cho
năng suất 14 tạ/ha tại Tuyên Quang và /ha tại Cao Bằng.
Trong giai đoạn 1985 - 2005 các nhà chọn tạo giống đậu tương Việt Nam
đã lai tạo được 15 giống đậu tương được công nhận là giống quốc gia (Trần
Đình Long và cs, 2005)[13].
* Chọn tạo giống bằng phương pháp công nghệ sinh học.
Ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác chọn tạo giống là một hướng
nghiên cứu mới đối với nước ta. Theo Nguyễn Thúy Điệp và các cs (2005)[6]
khi nghiên cứu về khả năng tái sinh của các dòng đậu tương phục vụ cho kỹ

thuật chuyển gen cho biết: Môi trường MS - B5 có bổ sung 10mg/12,4D cho
tỷ lệ callus cao nhất từ mẫu lá mầm, giống cho tỷ lệ cao là DT96 (73%),
DT90 (61,7%), DT84 (61,5%). Tỷ lệ chồi cao nhất ở môi trường MS - B5 + 1
mg/l Zcatin + 0,2 mg/l GA3 + 30 mg/l Gutamin saccaroza + 0,3% phytagel.
2.3.2.1. Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội
Đây là con đường cải tiến giống nhanh nhất và rẻ tiền nhất. Thực tiễn cho
thấy rằng, nhiều khi cây được nhập vào lại sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ
hơn, có năng suất và chất lượng tốt hơn ở nơi cội nguồn (Trần Duy Quý,
1999)[17].
Theo Trần Đình Long và các cs (2005)[13] trong giai đoạn 2001 - 2005
các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu tương
từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổ
sung vào tập đoàn giống.


×