Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ hàn quốc trong vụ hè thu năm 2016 tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ KHUYÊN

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ
DÕNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG VỤ HÈ THU
2016 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa

: Chính quy
: Trồng trọt
: Nông học
: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU THỊ KHUYÊN
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ


DÕNG ĐẬU TƢƠNG NHẬP NỘI TỪ HÀN QUỐC TRONG VỤ HÈ THU
2016 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Lớp
Khoa
Khóa
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Trồng trọt
: K45 – TT – N02
: Nông học
: 2013 - 2017
: TS. LƢU THỊ XUYẾN

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là việc làm rất thiết thực đối với tất cả các sinh viên
ở các trường Đại học, Cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề nói chung và
trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun nói riêng, nhằm giúp sinh viên củng
cố và rèn luyện, tạo điều kiện cho sinh viên khi ra trường có đầy đủ kiến thức
thực tế cũng như kiến thức chuyên môn. Xuất phát từ cơ sở trên được sự nhất

trí của ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Nông Học trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng dòng đậu tương
nhập nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu 2016 tại trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên.”
Trong thời gian thực tập đến nay khóa luận tốt nghiệp của em đã hồn
thành. Có được kết quả đó em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy, cô giáo
trong khoa Nông Học trường Đại Học Nông Lâm đặc biệt hơn là sự hướng
dẫn chỉ bảo tận tình của cơ giáo TS.Lưu Thị Xuyến đã giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn khóa luận sẽ khơng tránh khỏi những thiếu
sót. Rất mong được sự tham gia góp ý của các thầy, cơ giáo và các bạn học
viên để khóa luận của em hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Triệu Thị Khuyên


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới năm năm gần đây ........ 6
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong năm năm gần đây.....11
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tương trong những năm gần đây tại
Thái Nguyên .................................................................................... 17
Bảng 4.1. Kết quả theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dịng
đậu tương trong thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2016 tại trường
ĐHNL-TN ........................................................................................ 27

Bảng 4.2. Một số đặc điểm hình thái của các dịng đậu tương trong thí nghiệm
vụ Hè Thu 2016 tại trường ĐHNL-TN............................................ 31
Bảng 4.3: Đặc điểm thực vật học của các dòng đậu tương tham gia thí nghiệm
năm 2016.......................................................................................... 34
Bảng 4.4. Tình hình sâu bệnh của đậu tương thí nghiệm vụ Hè Xuân năm
2016 tại trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ................................. 39
Bảng 4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dịng tham gia
thí nghiệm năm 2016 ....................................................................... 42


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa ....................................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ...................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới và trong nước .................... 5
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ............................................. 5
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới ........................................ 7

2.3. Tình hình nghiên cứu đậu tương trong nước ........................................... 10
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trong nước ............................................. 10
2.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trong nước ........................................ 13
2.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ...................................... 17
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 19
3.1. Vật liệu thí nghiệm ................................................................................... 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 19
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 20


iv

3.2.1. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................. 20
3.2.3. Nội dung ................................................................................................ 20
3.4. Quy trình kỹ thuật .................................................................................... 22
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 22
3.5.1. Đặc điểm thực vật học........................................................................... 23
3.5.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển ................................................... 23
3.5.3. Đánh giá khả năng chống chịu .............................................................. 23
3.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ........................................ 24
3.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 26
4.1. Kết quả và các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các dịng đậu tương
trong thí nghiệm vụ hè thu năm 2016 ............................................................. 26
4.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ................................................ 26
4.1.2. Thời gian từ gieo đến mọc .................................................................... 28
4.1.3. Thời gian từ gieo đến ra hoa ................................................................. 28
4.1.4. Thời gian từ gieo đến chín .................................................................... 29

4.2. Một số đặc điểm hình thái và thực vật học của một số dịng đậu tương
trong thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2016 tại trường ĐHNL-TN ....................... 30
4.2.2. Đặc điểm thực vật học của các dịng đậu tương tham gia thí nghiệm .. 33
4.2.3. Khả năng chống chịu của một số dịng đậu tương trong thí nghiệm vụ
Hè Thu năm 2016 tại trường ĐHNL ............................................................... 37
4.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng tham gia thí
nghiệm ............................................................................................................. 41
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 45
5.1. Kết luận .................................................................................................... 45
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 47
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đậu tương (Glycine max (L) Merr) là một trong số 5 loại cây trồng
chính quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam đậu tương là một
trong những cây công nghiệp ngắn ngày rất được quan tâm phát triển, do đậu
tương là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao và là cây trồng
có tác dụng nhiều mặt: Cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu công
nghiệp, thức ăn cho gia súc và là cây trồng làm tăng độ phì nhiêu cho đất
(Ngơ Thế Dân và cs, 1999) [2].
Thành phần của hạt đậu tương có chứa khoảng 40 - 50% protein, 18 25% lipit và 36 - 40% hydratcacbon (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Bên cạnh
đó cũng như các cây họ đậu khác, đậu tương là cây có khả năng cải tạo và bồi
dưỡng đất rất tốt có được khả năng này là do sự cộng sinh giữa rễ với vi
khuẩn nốt sần Rhyzobiumjaponium có khả năng cố định nitơ trong khơng khí

làm giàu đạm cho đất. Sau mỗi vụ trồng đậu tương đã cố định và bổ sung vào
đất từ 60 - 80kg N/ha, tương đương với 200 - 300 kg đạm sunphat.
Từ hạt đậu tương người ta chế biến ra được 600 sản phẩm khác nhau,
trong đó hơn 300 loại thức ăn chế biến bằng phương pháp cổ truyền, thủ công
và hiện đại dưới dạng tươi khô và lên men như: Làm giá, bột đậu tương, sữa
đậu nành, xì dầu… Đến các sản phẩm cao cấp khác như café đậu tương,
socola đậu tương, bánh kẹo, pate… Thơng qua các món ăn chế biến từ đậu
tương phần nào đã tạo được sự cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn
của người dân.
Ngoài ra, đậu tương cịn làm ngun liệu q của nhiều ngành cơng
nghiệp như: chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, dược phẩm…


2

Nhưng đậu tương chủ yếu được dùng để ép dầu nó chiếm khoảng 50% tổng
lượng dầu thực vật. Khơ dầu đậu tương không chỉ dùng làm thức ăn gia súc
mà cịn dùng làm phân bón. Đậu tương đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần
ăn của con người cũng như gia súc.
Trong nơng nghiệp đậu tương giữ vai trị quan trọng, góp phần cải tạo
và bồi dưỡng đất nhờ vi khuẩn nốt sần Rhizobium Japonicum sống cộng sinh
với rễ cây có khả năng cố định đạm từ khí trời. Vì vậy, có thể nói: “Mỗi nốt
sần của đậu tương như một nhà máy sản xuất phân đạm tí hon”. Ngồi ra,
thân lá cây đậu tương còn dùng làm thức ăn chăn nuôi, làm phân xanh rất tốt.
Đậu tương là cây ngắn ngày có thể trồng nhiều vụ trong năm và trồng
trên nhiều loại đất khác nhau, là cây trồng tốt trong việc luân canh, xen canh
gối vụ với nhiều loại cây trồng khác… Làm tăng hệ số sử dụng đất và tăng
hiệu quả kinh tế.
Với những công dụng trên không ai trong chúng ta có thể phủ nhận
được tác dụng của đậu tương mang đến cho loài người. Nhưng đến nay mỗi

năm cả nước trồng khoảng 2000ha đậu tương chủ yếu trong vụ đông, với sản
lượng 300 tấn. Tuy vậy, sản lượng này mới đáp ứng 25% nhu cầu sử dụng
đậu tương ở trong nước, mỗi năm cả nước ta phải nhập khẩu 1 triệu tấn đậu
tương và nhu cầu sử dụng đậu tương tăng 10% trên 1 năm. Để cây đậu tương
phát triển tốt nhằm tăng nguồn Protein cho con người, gia súc, nâng cao năng
suất, chất lượng và diện tích trồng cây đậu tương thì ngồi việc ứng dụng các
biện pháp kỹ thuật mới trong canh tác thì cần phải chú trọng công tác nghiên
cứu chọn tạo giống mới. Xuất phát từ nhu cầu thực tế sản xuất và công tác
chọn tạo giống chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng
sinh trưởng, phát triển của một số dòng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc
trong vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái Nguyên”


3

1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu
bệnh và năng suất của tập đồn dịng đậu tương nhập nội. Trên cơ sở đó chọn
ra những dịng phù hợp với điều kiện vụ Hè Thu của tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các dịng đậu tương
thí nghiệm.
- Tìm hiểu một số đặc điểm thực vật học, đặc điểm hình thái học của
các dịng.
- Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh và tính chống đổ.
- Xác định các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dòng đậu
tương thám gia thí nghiệm.
1.3. Ý nghĩa
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức đã học
vào thực tế.
- Làm quen với nghiên cứu khoa học sau khi ra trường như: Phương
pháp bố trí thí nghiệm, cách thu thập số liệu và viết bản báo cáo khoa học.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở bước đầu cho việc chọn giống
đậu tương nhập nội phù hợp cho vụ đông tại Thái Nguyên.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Tìm ra dịng đậu tương nhập nội có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt
cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt phục vụ cho công tác chọn tạo
giống đậu tương cho vùng Thái Nguyên.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong ngành trồng trọt, giống tốt đã nâng cao được hiệu quả kinh tế,
giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Giống là yếu tố vơ cùng quan trọng vì vậy cơng tác giống cần được tiến hành
thường xuyên, liên tục để chọn tạo ra các giống mới cho năng suất cao, phẩm
chất tốt, đáp ứng yêu cầu sản xuất.
Những năm gần đây do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hàng loạt giống
cây trồng mới ra đời bằng nhiều biện pháp chọn tạo giống khác nhau: có
giống tạo ra bằng gây đột biến, lai xa, chọn lọc trực tiếp, chọn lọc tập đoàn,
chọn lọc cá thể và các phương pháp chọn lọc khác. Những giống này cơ bản
đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên các giống mới
trong quá trình trồng trọt lâu dài sẽ dẫn đến hiện tượng thái hóa. Vì vậy cần
phải nghiên cứu các phương pháp kỹ thuật sản xuất để tránh cho các giống
không bị lẫn tạp, sâu bệnh, tăng hệ số nhân giống tăng phẩm chất kinh tế và

cải tiến đặc tính của giống.
Kết quả của cơng tác chọn tạo giống là tạo ra được giống mới. Giống
chính là một tư liệu sản xuất của nền nông nghiệp. Khi sử dụng giống tốt năng
suất cây trồng được tăng lên, phẩm chất cây trồng được cải thiện. Sử dụng
giống có chất lượng cao, thích nghi với từng địa phương là một trong những
biện pháp rẻ tiền nhất để tăng năng suất cây trồng và tăng sản phẩm thu
hoạch. Thay hạt giống có phẩm chất cao cho hạt giống bình thường cũng tăng
được 15-20% năng suất. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy:
giống là yếu tố quyết định 26% năng suất cây trồng.


5

Dựa trên các đặc điểm hình thái, đặc điểm thực vật học, các yêu cầu
sinh thái học của cây đậu tương (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...) Thông qua chọn
lọc cải tạo, các nhà chọn tạo giống đã chọn tạo ra nhiều giống mới. Nhưng để
kiểm nghiệm giống đó có tốt hay khơng thì việc đánh giá so sánh khả năng
sinh trưởng, có ý nghĩa rất lớn đặc biệt đối với các dịng nhập nội. Qua theo
dõi các dịng có thể kết luận về sức sống, đặc tính ưu việt của từng dịng. Trên
cơ sở đó loại thải được những giống xấu có tính thích ứng và tính chống chịu
kém, tạo tiền đề cho việc chọn tạo giống mới có triển vọng đưa vào sản xuất,
góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và tăng sản lượng đậu tương cho
cả nước đáp ứng nhu cầu cho xã hội.
2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng trên thế giới và trong nƣớc
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và lâu đời nhất của nhân
loại, có lịch sử trồng trọt khoảng 5.000 năm. Cây đậu tương có nguồn gốc từ
Đơng bắc Trung Quốc, sau đó được trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên và các nước
trên thế giới.

Mặc dù cây đậu tương có nguồn gốc từ Đơng Bắc Trung Quốc nhưng
khả năng thích ứng rộng nên nó được phân bố khá rộng từ 400 Vĩ Bắc đến 400
Vĩ Nam.
Hiện nay có khoảng 78 nước trồng đậu tương. Tuy châu Á là nơi
nguyên sản của cây đậu tương nhưng nó lại được trồng tập trung ở châu Mỹ
với 70,03%. Châu Á chỉ có 23,5%, cịn lại ở các châu lục khác. Cây đậu
tương đã được trồng ở khắp các châu lục và là cây lấy hạt, lấy dầu quan trọng
bậc nhất của thế giới, là cây trồng đứng hàng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và
ngơ. Vì vậy cây đậu tương được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản


6

xuất. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây được thể
hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới năm năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010


102,61

25,84

265,25

2011

103,60

25,32

262,35

2012

104,99

23,03

241,84

2013

111,26

24,84

276,40


2014

117,70

26,20

308,03

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [16]
Qua bảng 2.1 cho thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trên
thế giới có xu hướng tăng lên theo các năm và dao động từ 102,61 triệu ha
đến 117,70 triệu ha. Trong đó diện tích trồng đậu tương đạt thấp nhất là năm
2010 với 102,61 triệu ha, đạt cao nhất là năm 2014 diện tích trồng đậu tương
của thế giới là 117,70 triệu ha, tăng 15,09 triệu ha so với năm 2010. Qua bảng
số liê ̣u cho thấ y diê ̣n tić h trồ ng đâ ̣u tương ngày càng tăng lên.
Về năng suất: Năng suất đậu tương trên thế giới những năm gần đây
biến động từ 25,84 tạ/ha - 26,20 tạ/ha. Năm 2014 năng suất đậu tương đạt cao
nhất là 26,20 tạ/ha và thấp nhất là năm 2012 đạt 23,03 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương trên thế giới trong những năm vừa
qua có những biến động, có xu hướng tăng. Nhìn chung từ năm 2010 tới năm
2014 sản lượng đậu tương trên thế giới tăng từ 265,25 triệu tấn đến 308,03
triệu tấn. Sản lượng trồng đậu tương tăng nhanh như vậy nguyên nhân là do
diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây cũng tăng lên và do người
trồng đậu tương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến để phục



7

vụ sản xuất. Năm 2014 sản lượng cao nhất đạt 308,03 triệu tấn và thấp nhất là
năm 2012 sản lượng đạt 241,84 triệu tấn. Riêng năm 2011 và 2012 sản lượng
đậu tương giảm mặc dù diện tích trồng đậu tương vẫn tăng là do thời tiết khí
hậu khơng thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán. Đến năm 2013 và
2014 sản lượng đậu tương tăng dần lên.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất
đậu tương tập trung chủ yếu ở những nước như Mỹ, Brazil, Trung Quốc và
Achentina (Phạm Văn Thiều, 2006) [11]. Sản lượng đậu tương của 4 nước
này chiếm khoảng 90 - 95% sản lượng đậu tương của toàn thế giới. Đặc biệt
Mỹ là quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Hiện nay Mỹ là quốc gia
đứng đầu về sản xuất đậu tương chiếm 45% diện tích, 55% sản lượng đậu
tương thế giới. Đồng thời Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn nhất,
lượng đậu tương xuất khẩu chiếm 1/3 sản lượng đậu tương của Mỹ. Phần lớn
sản lượng đậu tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù
lượng đậu tương tiêu thụ ở người dân Mỹ đang tăng lên. Đậu tương đối với
Mỹ được coi là mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu và thu ngoại tệ. Dầu đậu
tương chiếm tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trên thế giới
Đậu tương là một loại cây trồng lâu đời đã được trồng ở Trung Quốc từ
3000 năm trước công nguyên. Đây là một loại cây chưa dầu đem lại lợi ích to
lớn cho con người. Do nhận thức được vai trò quan trọng của đậu tương cũng
như nhu cầu tiêu thụ đậu tương của con người không ngừng tăng lên. Nhiều
nước đã đầu tư lớn cho việc tăng năng suất và diện tích đậu tương. Để tăng
sản lượng đậu tương chúng ta không chỉ trông chờ vào việc mở rộng diện tích
vì diện tích gieo trồng có hạn, vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng năng suất
đậu tương bằng cách sử dụng các giống có tiềm năng năng suất cao và áp
dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất.



8

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á (AVRCD) là một
trong những trung tâm nghiên cứu có kết quả cao đã thiết lập hệ thống đậu
tương Quốc tế (Soybean Evalution Trial-Aset) giai đoạn một đã phát triển trên
20.000 dịng chọn lọc, với q trình làm việc của 164 nhà khoa học của 56
nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Kết quả 21 giống mới đã được gửi đến 10 quốc
gia trên thế giới.
Chương trình chọn tạo giống đậu tương ở Châu Á chú trọng theo hai
hướng chính: Đó là đậu tương ăn hạt và đậu tương làm rau (quả xanh đóng
hộp). Năm 1992, AVRCD đã khảo nghiệm 328 mẫu đậu tương ăn hạt ở 23
nước và 447 mẫu đậu tương làm rau ở 20 nước. Giống đậu tương AGS 292
được ưa chuộng ở Thái Lan và được đánh giá cao ở SIAT (viện nghiên cứu
nông nghiệp nhiệt đới) trong cả 2 vụ hè và thu (AVRCD, 1993).
Bên cạnh đó các nước sản xuất đậu tương lớn cũng có chương trình
nghiên cứu và chọn tạo giống nhằm tạo ra các giống có năng suất cao đáp ứng
nhu cầu giống mới của nước mình như: Mỹ, Ấn Độ,Trung Quốc,Thái Lan...
Đứng đầu thế giới về công tác giống đậu tương là Mỹ, tại nước này có
một nguồn tài nguyên gen di truyền lớn, năm 1804-1883 tại bang Delecci
Buanhia đã có trên 10.000 mẫu giống thu nhập từ khắp mọi nơi trên thế giới.
Vào năm 1909 cơ quan nông nghiệp Mỹ nhập 175 giống và đến năm 1925 các
giống nhập nội đã tăng lên 1133 giống (theo Probsb và Judd, 1973). Các
giống nhập nội này đều được sử dụng làm nguyên liệu để lai tạo giống mới,
do đó tập đồn giống đậu tương ở Mỹ rất phong phú. Hiện nay, Mỹ đã đưa ra
phổ biến hơn 100 giống có năng suất cao phục vụ sản xuất đại trà. Tại Mỹ
diện tích năm 2014 là 91,85 triệu ha với sản lượng 271,21 triệu tấn chiếm
45% diện tích, 55% sản lượng đậu tương thế giới so với những năm 19801983. Braxil là nước đứng thứ hai sau Mỹ về diện tích và sản lượng đậu
tương. Theo đánh giá của hội nghị đậu tương quốc tế (tháng 8/1975) Braxil



9

tuy là một nước mới đứng vào hàng ngũ sản xuất đậu tương song là nước có
rất nhiều triển vọng. Năm 1998 diện tích là 13,30 nghìn ha, sản lượng đạt
301,31 nghìn tấn, năng suất bình quân đạt 21,92 tạ/ha sản lượng đạt 50,19
triệu tấn. Có được kết quả trên là do Braxil đã vận dụng khoa học kỹ thuật của
thế giới và nghiên cứu kết hợp trong và ngoài nước, phát triển mạnh ngơ, lúa
mì ln canh với đậu tương (Xin hua,1998).
Tại Nhật Bản từ năm 1960 đã lai tạo thành cơng giống đậu tương
Norin-59 có chất lượng tốt, chống chịu được sâu bệnh, chống đổ tốt và cho
năng suất cao.
Ở Ấn Độ có nhiều chương trình nghiên cứu về đậu tương nhằm tạo ra
nhiều dòng và giống mới. Năm 1963 Ấn Độ đã tiến hành khảo nghiệm các
giống đậu tương địa phương và nhập nội tại trường đại học tổng hợp Pathga.
Năm 1967 thành lập chương trình đậu tương toàn Ấn Độ với nhiệm vụ tạo và
thử nghiệm giống mới. Từ đó đã tạo ra một số giống có triển vọng như:
KH262,J231,DS73-16...
Mục đích của cơng tác chọn giống ở Indonexia là phát triển những
giống có triển vọng, tức tạo ra những giống có thể sản xuất tốt trên chân đất
thấp sau khi trồng lúa, không phải làm đất, thời gian sinh trưởng ngắn (70-80
ngày) chống bệnh gỉ sắt, hạt có sức sống tốt như: Willis... Vì tổng diện tích
đất ướt ở Indonexia rất lớn chiếm 8 triệu ha, trong đó đậu tương chiếm 7,3
triệu ha.
Ở Thái Lan tổ chức DOA tiến hành nghiên cứu về đậu tương đã tìm ra
những giống có thời gian sinh trưởng ngắn (75-95 ngày), phản ứng trung tính
với ánh sáng, cho năng suất ổn định, phẩm chất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh.
Trong những năm gần đây công tác giống đậu tương cần phải tập chung
vào một số vấn đề sau:
Nhập nội giống sau đó bồi dưỡng để giống thích nghi với từng vùng



10

sinh thái. Thu nhập nguồn vật liệu, lai tạo chọn lọc ra những dòng giống tốt
phục vụ cho sản xuất.
Khảo nghiệm các giống đậu tương ở các vùng sinh thái khác nhau để
tìm ra khả năng thích ứng của giống với từng vùng sinh thái.
Dùng các tác nhân vật lý, hóa học gây đột biến, tạo ra các giống có
nhiều đặc điểm tốt.
Cơ giới hóa sản xuất trong tất cả các khâu trồng trọt chăm sóc và thu
hoạch để giảm giá thành sản phẩm.
Thủy lợi hóa nhằm mở rộng diện tích được tưới tiêu để tăng năng suất cao.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tìm ra những giống đậu tương mới
có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng thích ứng rộng. Đây là yếu tố
quan trọng có tác dụng thúc đẩy ngành sản xuất đậu tương trên thê giới ngày
càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, ngồi việc chọn tạo
giống thì việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất là
không thể thiếu được để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
2.3. Tình hình nghiên cứu đậu tƣơng trong nƣớc
2.3.1. Tình hình sản xuất đậu tương trong nước
Việt Nam là một nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời.
Hiện nay cây đậu tương ở Việt Nam chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền
nông nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của cây đậu tương trong việc
phát triển kinh tế, nước ta đã và đang chú trọng vào sản xuất đậu tương, văn
kiện Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập II trang 37) có ghi: “Đậu
tương cần được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, gia súc,
đất đai và trở thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan
trọng”. Cây đậu tương đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong
nông nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, sử dụng hợp lý đất đai, lao động,

tiền vốn. Tuy nhiên sản xuất đậu tương ở nước ta chưa được đầu tư cao, năng


11

suất còn thấp hơn nhiều so với thế giới. Sản xuất đậu tương trong nước nhằm
2 mục đích:
- Giải quyết vấn đề protein cho người và gia súc.
- Cải tạo đất.
Theo số liệu thống kê của chính phủ, đậu tương được trồng ở 28 tỉnh,
trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng 65% đậu tương nước
ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không màu mỡ và 35% được trồng ở
những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đậu tương được trồng
ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời điểm khác nhau trong vụ
Xuân, vụ Hè và vụ Đông.
Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam những năm
gần đây được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam trong năm
năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)


2010

197,80

15,09

298,60

2011

181,39

14,69

266,53

2012

120,75

14,51

175,29

2013

117,80

14,50


168,40

2014

109,35

14,32

156,55

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [16]
Qua bảng 2.2 cho thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây giảm
dần, dao động từ 109,35 - 197,80 nghìn ha. Trong đó năm 2014 có diện tích
thấp nhất đạt 109.35 nghìn ha, và cao nhất là năm 2010 (197,80 nghìn ha). Sở


12

dĩ trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương giảm nhanh là do sức
ép của dân số và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng tăng.
Về năng suất: Năng suất đậu tương nước ta biến động dao động từ
14,32 - 15,09 tạ/ha. Năm 2010 năng suất đậu tương đạt ở mức cao nhất với
15,09 tạ/ha, năm 2014 đạt thấp nhất với 13,32 tạ/ha. Từ năm 2010 đến năm
2014 năng suất đậu tương lại có xu hướng giảm.
Về sản lượng: Cùng với diện tích trồng đậu tương, năng suất đậu tương

ln có sự biến động, khơng ổn định nên kéo theo sản lượng đậu tương của
nước ta cũng ln có sự biến động. Năm 2010 sản lượng đậu tương ở mức
cao nhất đạt 298,60 nghìn tấn. Đặc biệt sản lượng đậu tương giảm mạnh từ
298,60 nghìn tấn (năm 2010) xuống cịn 156,55 nghìn tấn (năm 2014) giảm
142,05 nghìn tấn.
Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng của nước ta đều đạt cao
nhất vào năm 2010, nhưng những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần.
Với xu hướng đơ thị hóa ngày càng mạnh khiến diện tích đất nơng nghiệp bị
thu hẹp dần, diện tích trồng đậu tương cũng nằm trong xu hướng đó. Do vậy,
muốn tăng sản lượng trên đơn vị diện tích chúng ta khơng cịn con đường nào
khác là phải chọn tạo giống mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt và áp dụng
các biện pháp kỹ thuật như phân bón, mật độ, thời vụ… Phục vụ nhu cầu của
thị trường hướng đến xuất khẩu.
Việc sản xuất đậu tương của nước ta những năm gần đây đã có những
biến động rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng. Nguyên nhân là do:
- Thiếu sự quan tâm đúng mức của nhà nước.
- Chưa có được bộ giống phù hợp cho từng vùng sinh thái và biện pháp
kĩ thuật cho giống.
- Diện tích đất trồng đậu tương tập trung ở miền núi, cơ sở vật chất
còn nghèo.


13

- Chưa thay đổi được tập quán canh tác truyền thống của người dân. Do
quan niệm của nông dân chưa thực sự coi đậu tương là cây trồng chính nên ở
nhiều nơi nhiều vùng không chú ý đến việc lựa chọn đất trồng và không đầu
tư đúng mức. Do vậy, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của giống.
- Giá bán sản phẩm không ổn định cũng là nguyên nhân cản trở sản
xuất đậu tương. Hệ thống cung ứng giống cịn bất cập. Vấn đề thủy lợi hóa

trong sản xuất đậu đỗ chưa được đáp ứng. Do vậy, tình trạng thiếu nước vào
thời điểm gieo trồng nhưng lại thừa nước vào thời kỳ thu hoạch đã làm giảm
năng suất và chất lượng sản phẩm.
Vì vậy để nâng cao năng suất, sản lượng đậu tương thì cần phải có sự
quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa
học và chuyển giao, gắn kết quả nghiên cứu với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
2.3.2. Tình hình nghiên cứu đậu tương trong nước
Cây đậu tương được trồng ở Việt Nam từ lâu đời. Sau cách mạng tháng
8/1945 nước ta đã xây dựng các Trung tâm nghiên cứu thí nghiệm về đậu đỗ
nói chung và đậu tương nói riêng ở Đinh Tường (Thanh Hoa), Mai Nham
(Vĩnh Phúc), Thất Khê (Cao Bằng)… Tại Trung tâm đậu đỗ Định Tường
trong những năm 1975 - 1965 đã thí nghiệm 52 giống địa phương và 1 số
giống nhập nội (chủ yếu của Trung Quốc) chọn ra hai giống tốt phổ biến ra
sản xuất đại trà:
- Giống V70 gốc là giống Hoa Tuyển ở Trung Quốc thích hợp cho vụ
đơng ở Miền Bắc Việt Nam
- Giống V74 gốc là giống “Cáp quả địa” của Trung Quốc thích hợp cho
vụ đơng ở Miền Bắc Việt Nam
Ở Miền Nam đã tiến hành thu thập tập đoàn giống đậu tương nhập nội
từ năm 1961 - 1972. Trung tâm Eakwat (Đắc Lắc), Hưng Lộc, Long Khánh


14

(Đồng Nai) nhập nội nhiều giống từ Hoa Kỳ, Đài Loan, Thái Lan, Braxinl từ
đó đã chọn ra được những giống tốt đưa vào sản xuất như:
- Giống Bạch Mi có nguồn gốc từ Đài Loan là giống ngắn ngày (94
ngày) được ưa chuộng và phổ biến ở Miền Nam Việt Nam từ năm 1960.
- Giống Satumaria có nguồn gốc từ Braxinl có thời gian sinh trưởng
(100 ngày), thích hợp cho cao nguyên Trung bộ, tuy năng suất cao 30 - 40

tạ/ha nhưng hạt đen, không được quốc tế ưa chuộng.
- Các dòng của viện nghiên cứu Sài Gòn tuyển lựa: V67 - 8, PS67 - 25,
PS67 - 31, PS67 - 27 có thời gian sinh trưởng trung bình 100 - 108 ngày, hạt
vàng ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ chiếu sáng.
Từ năm 1980 trở lại đây các cơ sở nghiên cứu như: Viện cây lương
thực thực phẩm, Viện khoa học kỹ thuật Nông Nghiệp Việt Nam, Viện nghiên
cứu ngô và các trường đại học nông nghiệp… Cùng nhiều cơ sở khoa học
khác đã đi sâu nghiên cứu theo hai hướng cơ bản trong sản xuất đậu đỗ nói
chung và đậu tương nói riêng đó là:
- Chọn tạo giống có năng suất cao, phẩm chất tốt và có khả năng chống
chịu khá, thích hợp cho từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác nhau.
- Đưa cây đậu tương vào hệ thống trồng trọt nhằm cải tiến hệ thống
canh tác độc canh ở các vùng và cấu tạo hững vùng đất bị thái hóa.
Xuất phát từ hai hướng cơ bản trên, nhiệm vụ hàng đầu của ngành đậu
đỗ Việt Nam là phải nhanh chóng chọn tạo ra bộ giống mới phong phú, phù
hợp với từng vùng sinh thái, từng mùa vụ khác nhau có năng suất cao phẩm
chất tốt, có đặc tính thích nghi cao, chống chịu khá để bổ sung và thay thế dần
tập đoàn giống địa phương đã bị lẫn tạp, thái hóa nghiêm trọng, năng suất,
phẩm chất giảm. Tức là công tác giống phải đi trước một bước, công tác
giống đậu tương ở nước ta đã và đang thu được một số thành tựu đáng kể.


15

Trong những năm gần đây Viện cây lương thực và thực phẩm đã chọn
giống ĐT92 từ cặp lai DDH với TH84 (1982), có thời gian sinh trưởng vụ
xuân 105 ngày, vụ đông 95 ngày, cây cao 40 - 70cm, hoa màu tím hạt vàng,
năng suất trung bình 14 - 16 tạ/ha chống chịu bệnh gỉ sắt, thích hợp cho vùng
đồng bằng trung du bắc bộ.
Giống TL57 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 100 - 110 ngày, vụ đông

95 - 100 ngày năng suất trung bình 15 - 20 tạ/ha, có khả năng chống đổ,
nhiễm nhẹ bệnh gỉ sắt (GS.VS. Vũ Tun Hồng, 1996)
Giống ĐN - 42 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 90 - 95 ngày, năng
suất 14 - 16 tạ/ha
Giống AK06 có thời gian sinh trưởng vụ xuân 93 - 95 ngày, năng suất
25 - 30 tạ/ha
Tại Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam cũng đã chọn tạo ra
nhiều giống tốt như VX93, AK03, AK05, DDT, VX92, ĐT93...
Giống VX93 của tác giả Trần Đình Long có thời gian sinh trưởng 90 100 ngày, ít phân cành, năng suất trung bình 13 - 16 tạ/ha.
Giống đậu tương HL2 do viện khoa học Nông Nghiệp Miền Nam tạo ra
có thời gian sinh trưởng 86 - 90 ngày, năng suất 12 - 16 tạ/ha.
Nhu cầu về sản phẩm đậu tương của các ngành thương mại, chăn nuôi,
công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển nên cây đậu tương ngày càng
khẳng định được vị trí, vai trị quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta.
Xuất phát từ vấn đề trên trong những năm gần đây, cây đậu tương đã được
các Viện, Trường đại học đầu tư nghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều giống cho
năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng được nhiều vụ trong năm [1]. Trong
cơng tã chọn tạo giống đậu tương được tập trung vào một số hướng chính sau
đây: (theo Ngơ Thế Dân và các CS, 1995) [2].


16

- Chọn tạo tạo giống thích hợp cho từng thời vụ gieo trồng khác nhau:
ở miền Nam chọn bộ giống thích hợp cho 2 vụ: Mùa khơ và mùa mưa. Ở các
tỉnh phía Bắc chọn giống thích hợp cho vụ Xuân, vụ Hè và vụ Đông.
- Xác định các bộ giống thích hợp cho các cùng sinh thái khá nhau.
- Chọn giống có năng suất cao, địng thời đưa ra định hướng cho những
năm sau.
- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm để đưa vào chân đất 2 lúa - 1 đậu

tương Hè ở Bắc Giang với thời gian sinh trưởng 70-75 ngày.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ Đơng với các tỉnh phía
Bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng, thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho các vùng đất bãi và trung du
các tỉnh phía Bắc, năng suất đạt từ 20-25 tạ/ha, thời gian sinh trưởng 90-100
ngày, chống chịu với bệnh gỉ sắt.
- Chọn tạo giống đậu tương hè thích hợp cho các tỉnh miền núi phía
Bắc, thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, năng suất từ 15-20 tạ/ha, chịu hạn ít
nhiễm virut.
- Chọn giống đậu tương cho vùng Tây Nguyên có tiềm năng năng suất từ
25-27 tạ/ha trong vụ Xuân hè gieo từ tháng 3, đậu tương hè cho vùng Đông Nam
Bộ gieo từ tháng 4, đậu tương Xuân hè cho cùng đồng bằng sông Cửu long.
- Chọn giống đậu tương có hàm lượng dầu cao từ 25-27%.
- Chọn giống đậu tương hạt to, chất lượng cao phục vụ cho chế biến
thực phẩm và làm rau.
- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp rộng có thể trồng được ở cả 3 vụ
có khả năng cố định đạm cao.
- Chọn giống đậu tương trồng xen, gối vụ góp phần tăng thu nhập trên
đơn vị diện tích, vừa tăng độ phì nhiêu cho đất vừa tăng hiệu quả hàng hóa
cho sản xuất nông nghiệp.


17

Như vậy nước ta có bộ giống đậu tương hết sức phong phú và đa dạng,
song để cho các giống đậu tương phát huy được hết các đặc tính của nó trong
sản xuất thì chúng ta cần phải tiến hành nghiên cứu khảo nghiệm các dòng,
giống đậu tương ở các mùa vụ và các vùng sinh thái khác nhau. Điều này đặt
ra cho các Trung tâm nghiên cứu đậu đỗ, các trường Đại học nông nghiệp
phải tiến hành khảo nghiệm các dịng giống đậu tương để làm sao tìm ra được

giống đậu tương thích hợp cho từng vùng sinh thái và từng mùa vụ cụ thể.
2.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển cây đậu tương của cả nước, trong những năm
gần đây cơ chế thị trường thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế
người nông dân Thái Nguyên. Người nông dân được tự do lựa chọn cây trồng
và tự làm giàu trên mảnh đất của mình. Do vậy, cây đậu tương thực sự giữ vị
trí đáng kể trong cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua diện tích, năng suất
và sản lượng của Thái Nguyên có những chuyển biến đáng kể góp phần ổn
định đời sống kinh tế của đồng bào miền núi. Tình hình sản xuất đậu tương
của tỉnh Thái Nguyên những năm gần đây được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trong những năm gần đây tại
Thái Ngun
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2010

1,6

14,4


2,3

2011

1,6

14,4

2,3

2012

1,2

15,7

1,8

2013

1,4

14,3

1,6

2014

1,6


15,6

2,0

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2016) [14]


18

Qua bảng 2.3 cho thấy:
Diện tích và sản lượng đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong những
năm gần đây liên tục giảm. Năm 2010, tỉnh trồng được 1,6 ha đậu tương, sau
1 năm diện tích đã giảm xuống cịn 1.18 ha (năm 2012). Điều đó đã dẫn đến
sản lượng giảm từ 2,3 triệu tấn (năm 2010) xuống 1,6 triệu tấn (năm 2013)
đến năm 2014 có xu hướng tăng.
Năng suất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây
có xu thế tăng, dao động từ 14,4 - 15,7 tạ/ha. Năm 2012 năng suất đậu tương
đạt lớn nhất 15,7 tạ/ha và đạt thấp nhất vào năm 2013 (14,3 tạ/ha) do đã có
một số ít nơng dân đã đưa được giống mới vào sản xuất và áp dụng những
tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Có nhiều ngun nhân giảm diện tích trồng đậu tương, trong đó ngun
nhân chính là do chưa có bộ giống phù hợp, đa số nhân dân vẫn còn sử dụng
các giống cũ nên năng suất thấp dẫn đến hiệu quả thấp, đơ thị hóa... Trước
thực trạng ấy, trong những năm sắp tới thì việc chọn giống mới, quy trình kĩ
thuật canh tác mới để phát triển sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ngày càng
trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.



19

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu thí nghiệm
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Vật liệu thí nghiệm bao gồm 28 dịng đậu tương nhập nội từ Hàn Quốc.
STT

Tên dòng

STT

Tên dòng

1

PI407653

15

PI 157437

2

PI 407746

16


PI 171429

3

PI 407810

17

PI 205088

4

PI 416868A

18

PI 209332

5

PI 417198

19

PI 219782

6

PI 417559


20

PI 229352

7

PI 430619

21

PI 229356

8

PI 445845

22

PI 229361

9

PI 458061A

23

PI 229362

10


PI 597482

24

PI 243515

11

PI 603452

25

PI 243522

12

PI 603674

26

PI 243548

13

PI 603915C

27

PI 319528


14

PI 612750

28

PI 340042

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2016.
- Đề tài nghiên cứu sinh trưởng phát triển của 28 dòng đậu tương nhập
nội từ Hàn Quốc trong vụ Hè Thu năm 2016 tại Thái Nguyên.


×