Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê đài loan tại xã tân khánh huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.11 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHAN THU HƢỜNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG DƢA LÊ ĐÀI LOAN TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Cơng nghệ sản xuất rau hoa quả

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên – năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



PHAN THU HƢỜNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG DƢA LÊ ĐÀI LOAN TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Cơng nghệ sản xuất rau hoa quả

Lớp

: K45- CNSXRHQ

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2013 - 2017

Giảng viên hƣớng dẫn:1. TH.S Hà Việt Long
2. TS. Hà Duy Trƣờng


Thái Nguyên – năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong tồn bộ chương trình học
tập và thực hành của sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung
học chuyên nghiệp.
Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ
sản xuất rau hoa quả, em đã được vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất,
trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình sản xuất dưa lê trên
đồng ruộng từ khâu chuẩn bị gieo hạt đến lúc thu hoạch.
Để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp, trước tiên em xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới ban giám hiệu nhà trường và Ban Chủ Nhiệm khoa Nông
học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
các anh chị ở công ty cổ phần chế biến nông sản Thái Nguyên. Đặc biệt là
thầy giáo TH.S Hà Việt Long, TS. Hà Duy Trƣờng, thầy đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Qua đây
em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới tất cả sự giúp đỡ quý báu của
thầy cô cùng anh chị và tất cả các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái nguyên, tháng 5 năm 2017
Sinh viên

Phan Thu Hƣờng



ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình sản xuất dưa trên thế giới qua các năm 2013-2014 .......... 5
Bảng 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu dưa của một số nước trên thế giới ........... 6
Bảng 2.3 Thành phần dinh dưỡng chứa trong 100g dưa lê [19] ....................... 7
Bảng 4.1 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống dưa............. 23
Bảng 4.2 Động thái ra lá của các giống dưa ................................................... 28
Bảng 4.3 Khả năng đậu quả của các giống dưa .............................................. 30
Bảng 4.4 Đặc điểm hình thái của quả dưa ...................................................... 32
Bảng 4.6 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống dưa ........... 36
Bảng 4.7 Sâu bệnh hại trên các giống dưa ...................................................... 39
Bảng 4.8 Hạch tốn hiệu quả kinh tế (tính cho 1 ha) ...................................... 40


iii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên các giống dưa ......................... 29
Hình 4.2 Đồ thị biểu diễn năng suất của các giống dưa ................................. 37


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT

CT


: Công thức

CV

: Coefficient variance (Hệ số biến động)

Đ/C

: Đối chứng

ĐH

: Đại học

FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức lương thực thế giới)

KHCN

: Khoa học công nghệ

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LSD

: Least significant diffirent (Sai khác có ý nghĩa)


NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

NXB

: Nhà xuất bản


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ, TỪ VIẾT TẮT................................................ iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu và yêu cầu .................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu.................................................................................................... 2
1.2.2 Yêu cầu..................................................................................................... 2
1.2.3 Ý nghĩa ..................................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1 Cơ sở khoa học ............................................................................................ 3
2.1.1 Nguồn gốc ................................................................................................ 3

2.1.2 Phân loại ................................................................................................... 3
2.2 Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 4
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê trên thế giới .................................. 4
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam ................................... 8
2.2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Bình liên quan đến đề
tài nghiên cứu .................................................................................................. 11
2.3. Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất .............. 15
2.3.1 Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa lê ở
Việt Nam ......................................................................................................... 15
2.3.2 Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa lê tại
huyện Phú Bình ............................................................................................... 16


vi

Phần 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 18
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 18
3.2Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 18
3.3 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 18
3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 18
3.3.2 Quy trình kỹ thuật .................................................................................. 19
3.3.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 20
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 23
4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa thí nghiệm vụ
Xuân Hè 2017.................................................................................................. 23
4.2 Động thái ra lá của các giống dưa ............................................................. 28
4.3 Tỷ lệ đậu quả của các giống dưa ............................................................... 29
4.4 Đặc điểm về hình thái quả......................................................................... 32
4.5 Đánh giá về chất lượng quả...................................................................... 33
4.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ............................................ 35

4.7 Tình hình sâu bệnh hại trên các giống dưa ............................................... 38
4.7.1 Giai đoạn vườn ươm .............................................................................. 38
4.7.2 Giai đoạn ngoài ruộng sản xuất.............................................................. 38
4.8 Hiệu quả kinh tế ........................................................................................ 40
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 42
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ...................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Việt Nam, là
nền tảng của nền kinh tế trong thời kỳ xây dựng đất nước. Trong đó rau quả là
loại cây trồng có nhiều chất dinh dưỡng (vitamin, muối khống, đường, tinh
bột, protein, lipit…) và là thực phẩm cần thiết không thể thiếu trong khẩu
phần ăn hàng ngày của con người. Đặc biệt, khi nguồn lương thực và các loại
thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu rau xanh cần phải gia tăng như
một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ con
người. Hàng năm, ngành sản xuất rau quả cung cấp cho chúng ta một lượng
sản phẩm đa dạng ra thị trường và là một bộ phận quan trọng trong sản xuất
nơng nghiệp.
Trong tất cả các loại rau quả thì dưa lê rất được ưa chuộng ở Việt Nam
và trên toàn thế giới. Trải qua hàng ngàn năm, kết quả của q trình chọn lọc
tư nhiên và cơng tác tạo giống đã tạo ra nhiều giống dưa lê nổi tiếng và gắn
liền với địa danh, đất nước. Quả dưa lê là nguồn cung cấp vitamin C, B1, B2,

B3, B5, B6, đường, tinh bột, các chất khoáng và là nguồn cung cấp dồi dào
các chất xơ, folate, acid pantothenic… và không có cholesterol.
Thái nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, tập trung nhiều
trường đại học, cao đẳng và các trường trung học chuyên nghiệp với số lượng
sinh viên rất lớn. Mặt khác đây là tỉnh có điều kiện khí hậu thời tiết thích hợp
cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên các loại dưa
được tiêu thụ trên thị trường chưa được đảm bảo, việc nghiên cứu và sản xuất
dưa các loại chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị hiếu của người dân về cả mặt số
lượng và chất lượng.
Thực hiện đề tài giúp sinh viên tiếp cận và áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế trình tự và hiệu quả. Qua đó giúp sinh viên nâng cao trình độ


2

chuyên môn, ứng dụng phương pháp nghiên cứu khoa học kỹ thuật trong sản
xuất. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết các vấn đề khó
khăn trong sản xuất dưa hiện nay, các biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao
năng suất chất lượng dưa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo an
toàn thực phẩm. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên chúng tôi nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống dưa lê Đài
Loan” tại xã Tân Khánh, Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.
1.2 Mục tiêu và yêu cầu
1.2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống dưa lê, xác
định được giống dưa cho năng suất, chất lượng cao, thích hợp với điều kiện
vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của các giống dưa
lê thí nghiệm qua các giai đoạn.

- Đánh giá chỉ tiêu năng suất, chất lượng của các giống dưa lê thí
nghiệm.
- Xác định được khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống dưa lê
thí nghiệm.
- Hạch tốn hiệu quả kinh tế của các giống dưa tham gia thí nghiệm.
1.2.3 Ý nghĩa
* Ý nghĩa khoa học:
- Giúp sinh viên có nền tảng tư duy tốt, phương pháp nghiên cứu khoa
học một cách đúng đắn.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức thực tiễn, đề tài đã xác định
được các giống dưa lê có khả năng sinh trưởng tốt phù hợp với khí hậu, đất
đai của tỉnh Thái Nguyên.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Nguồn gốc
Dưa lê (Cucumis melon L) thuộc họ bầu bí là rau ăn quả có thời gian
sinh trưởng ngắn với năng suất khá cao. Dưa lê có nguồn gốc từ Châu Phi,
sau đó được trồng ở Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và ngày nay dưa lê được
trồng ở nhiều nơi trên thế giới. [6]
Nhiều tài liệu được tìm thấy trong tác phẩm cổ đại Trung Quốc từ
khoảng năm 2000 trước Công nguyên (Walters 1989), tài liệu ở Hy Lạp
và La Mã, và được nhập khẩu từ Ba Tư hoặc Caucasus nhờ du khách làm
cho dưa lê xuất hiện ở châu Âu chỉ khoảng thế kỷ thứ 13 (Asya Stepansky
và cs, 1999). [13]

2.1.2 Phân loại
Dưa lê là cây trồng làm vườn quan trọng trên thế giới. Trong chi
Cucumis, nó thuộc về phân chi melo, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Hình thái
thể hiện trong các đặc điểm của quả như kích thước, màu sắc, hình dạng, kết
cấu, hương vị và thành phần. Vì vậy C.Melo được coi là lồi đa dạng nhất của
chi Cucumis (Kirkbride 1993; Whitaker & Davis 1962; Jeffrey 1980; Bates &
Robinson, 1995). Bao gồm các loài hoang dã, các lồi thuần hóa, được sử
dụng để tráng miệng, ăn sống hoặc nấu chín. [8]
Sự khác nhau về hình thái cây, lá, dạng quả đã làm cho các nhà thực vật
học đề xuất phân loại Cucumis melo. Dựa vào hình thái cơ quan sinh sản cái
Kirkbride (1993) phân loại dưa lê thành hai phân loài, ssp. melo và ssp.
agrestis, cơ quan sinh sản cái: ssp. Melo có bầu quả có lơng hoặc lanate, trong
khi ssp. agrestis có bầu quả có lơng rất miṇ (Lơng appressed, thường rất


4

ngắn) đây cũng là đề xuất của Grebenscikov (1953), Jeffrey (1980) và Zohary
(1983). [13]
Năm 1753 Linne tiến hành đặt ra tên chi là Cucumis, và mơ tả lồi dưa
trồng. Nhưng sau đó đã được thống nhất vào một lồi duy nhất, Cucumis
melo. Naudin (1859), tiến hành phân loại dưa lê dựa trên một bộ sưu tập gồm
2000 mẫu vật. Naudin chia dưa lê thành 10 loại. Pangalo (1929) nghiên cứu
3000 mẫu vật tại Viện Vavilov, và có nhiều đề xuất tinh vi hơn, phân loại đa
cấp dựa trên ý tưởng của dãy tương đồng: mỗi giống dưa lê được chia thành
hai lồi phụ tương đồng, lồi được thuần hóa và hoang dã (agrestis), mỗi loài
được chia thành nhiều loại. [13]
Hammer & al. (1986) thừa hưởng một hệ thống phân loại mức độ tương
tự từ Grebenscikov (1953) và cố gắng đơn giản hóa nó: dưa lê được nhóm
theo phân lồi hoang dã và thuần hóa. Munger & Robinson (1991) đề xuất

thêm một phiên bản đơn giản hóa phân loại Naudin, chia C.melo vào một loạt
các loài hoang dã, C.melo var. agrestis, và 6 lồi được thuần hố:
cantalupensis, inodorus, conomon, dudaim, flexuosus và Momordica. [13]
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê trên thế giới
Theo số liệu thống kê từ FAO, nhìn chung diện tích, năng suất và sản
lượng dưa trên thế giới có xu hướng tăng qua các năm. Nhìn chung diện
tích,năng suất và tổng sản lượng dưa trên thế giới biến động không nhiều qua
các năm 2013-2014. Qua đây cho thấy dưa có vai trò quan trọng trong sản
xuất và tiêu dùng thế giới. Trong các châu lục, Châu Á có diện tích trồng dưa
lớn nhất thế giới chiếm phần lớn cả năng suất và sản lượng trên toàn thế giới.


5

Bảng 2.1 Tình hình sản xuất dƣa trên thế giới qua các năm 2013-2014
Khu
vực
Châu
Á
Châu
Âu
Châu
Mỹ

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất


Sản lƣợng

(nghìn tấn/ha)
2013

(nghìn tấn)

2013

2014

2014

2013

2014

817,48

835,905

261,069 261,966 21,341,259 21,897,901

102,480

97,544

207,083 197,440

2,122,186


1,925,906

158,591

158,510

231,139 227,965

3,665,643

3,613,468

3,827

3,716

248,192 256,676

94,994

95,379

80,144

83,133

238,140 251,846

1,908,559


2,093,682

Châu
Đại
Dƣơng
Châu
phi
Thế
giới

1,162,522 1,178,808 250,604 251,325 29,133,241 29,626,335
Nguồn: Faostat 2017 [14]
Dưa là mặt hàng rất quan trọng trong sản xuất và tiêu thụ trên thế giới.

Nhìn chung diện tích,năng suất và tổng sản lượng dưa ở các khu vực trên thế
giới biến động không nhiều qua các năm 2013-2014. Qua đây cho thấy dưa có
vai trị quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng thế giới.


6

Bảng 2.2 Tình hình xuất nhập khẩu dƣa của một số nƣớc trên thế giới
Xuất khẩu
Quốc gia
Thế giới

Nhập khẩu

Khối lƣợng (tấn)

2,143,174

Quốc gia

Khối lƣợng (tấn)

Thế giới

1,994,052

Bỉ

10650

Na Uy

9619

Úc

7784

Trung Quốc

9164

Malayxia

6799


Nga

8893

Jordan

5959

Malayxia

4065

Ai Cập

4910

Hoa Kỳ

634,39
Nguồn: Faostat, 2017[14]

Bên cạnh đó các nước đứng đầu về số lượng nhập khẩu là Trung Quốc,
Mỹ, Pháp. Qua bảng trên ta có thể thấy như cầu tiêu dùng về dưa lê trên thế
giới là khá lớn. Điển hình là Hoa Kỳ, Trung Quốc; đây là những nước phát
triển nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm sạch là rất lớn. Bên cạnh đó Pháp
(45575 tấn), Mỹ (196733 tấn), Trung Quốc (59191 tấn) có số lượng dưa xuất
khẩu cao có thể thấy được điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai của những nước
này rất thích hợp cho các giống dưa lê phát triển.
Quả dưa lê được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, ép nước quả. Giá trị dinh
dưỡng của dưa lê phụ thuộc nhiều vào giống. Ngồi ra dưa cịn là mặt hàng

xuất khẩu đem lại lợi nhuận kinh tế cao, là nguồn nhiên liệu quan trọng để
cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến.Không chỉ là một loại trái cây
giúp giải nhiệt ngày hè, về mặt y học dưa lê còn là trái cây giàu folate, một
loại vitamin có vai trị quan trọng cho sức khỏe của tim, đồng thời ngăn chặn
những khuyết tật ở thai nhi. [29]


7

Bảng 2.3 Thành phần dinh dƣỡng chứa trong 100g dƣa lê [19]
Chất dinh dƣỡng

Khoáng(mg)

Vitamin(mg)

Protein(g)

0,54

Ca

6

B1

0.038

Cacbohydrat(g)


9,09

Fe

0,17

B2

0,012

Chất béo(g)

0,14

Mg

10

B3

0,418

0,8

Mn

0,027

B5


0,155

36

P

11

B6

0,088

Đƣờng

8,12

K

228

C

18

Lipit(g)

0,1

Na


18

Zn

0,09



Chất

thực

phẩm(g)
Năng lƣợng(kcal)

Nguồn: />- Giàu protein: Hạt dưa lê có chứa khoảng 3,6% protein, tương đương
với lượng protein có trong đậu nành. Vì vậy, bạn nên ăn cả hạt dưa lê vì
chúng rất có lợi cho sức khỏe.
- Tốt cho tim mạch: Các axit béo omega-3 trong hạt dưa lê đóng vai trị
quan trọng trong việc chống lại các vấn đề về tim mạch.
- Nguồn vitamin dồi dào: So với nhiều loại trái cây mùa hè khác, dưa lê
rất giàu vitamin như A, C và E, giúp ngăn chặn thối hóa điểm vàng ở mắt,
giúp tăng cường thị lực.
- Chắc xương: Một trong những lợi ích sức khỏe của dưa lê là giúp cải
thiện mật độ xương. Vì vậy, phụ nữ và trẻ em nên tăng cường ăn nhiều trái
cây này.
- Ngăn ngừa tiểu đường: Không chỉ giàu protein, hạt dưa lê còn giúp
giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
- Hỗ trợ đường ruột: Dưa lê có tác dụng loại bỏ các loại giun, sán trong
ruột. Đó là lý do tại sao bạn nên cho trẻ ăn dưa lê trong mùa hè vì nó giúp trẻ



8

phịng ngừa các căn bệnh về tiêu hóa.
- Chống cảm cúm: Dưa lê có tác dụng kích thích hệ hơ hấp, ngoài ra,
vitamin C trong dưa lê cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus
gây sốt và cảm cúm.
- Giảm cân: Hàm lượng chất xơ cao trong dưa lê giúp bạn no nhanh,
lâu hơn, hạn chế chứng thèm ăn.[27]
Nhân giống dưa bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã được áp dụng ở
nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng quy trình nhân
giống đã được các nhà khoa học quan tâm như nhân giống từ đoạn cắt lá
mầm [10], mẫu lá [15], nuôi cấy hạt phấn, thân mầm [16], chồi đỉnh [12].
Bên cạnh các nghiên cứu hồn thiện quy trình nhân giống, một số nhà khoa
học đã ứng dụng kỹ thuật chuyển gen cây trồng để cải thiện tính trạng cho
các giống [11, 17]. Gần hai thập kỷ qua, phương pháp chuyển gen gián tiếp
thông qua vi khuẩn Agrobacterium và phương pháp chuyển gen trực tiếp đã
được áp dụng [18].
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa lê ở Việt Nam
Ở nước ta dưa lê mới xuất hiện khoảng hơn 1 thập kỷ năm trở lại đây,
dưa lê là cây mới nhập nội và trong một số năm gần đây nó gần như thích
nghi rất tốt với khí hậu nước ta, cho kết quả tốt, người trồng cần chú ý chọn
giống và giữ giống.[1] Ở Việt Nam cây dưa lê có lịch sử phát triển tương đối
muộn so với ngành sản xuất rau quả nói chung. Ở Việt Nam, Dưa là một cây
trồng phổ biến, là loại cây cho trái ngon bổ dưỡng mà giá thành lại rất là rẻ.
Trong những năm qua, Dưa là mặt hàng được người tiêu dùng ưa
chuộng, các sản phẩm như: dưa Hấu, dưa Chuột, dưa Mật, dưa Lê,... có nguồn
gốc từ trong nước và nhập khẩu đã được bán rộng rãi trên thị trường. Dưa đã
được trồng ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, có những vùng trồng nhỏ lẻ ở



9

trên ruộng dân, có những vùng trồng có tính chất hàng hóa cao như: Tân Yên
– Bắc Giang, Đại Từ - Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nội,...
Tuy nhiên việc sản xuất dưa hiện nay vẫn cịn gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt là ở nước ta dưa được trồng theo quy mơ hộ gia đình là chủ yếu,
mang tính tự cung tự cấp. Với q trình đơ thị hóa ngày càng cao làm cho
diện tích đất trồng cây bị thu hẹp. Do hạn chế về đất canh tác, nguồn nước
tưới, lạm dụng việc sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật nên đã làm ảnh
hưởng đến chất lượng dưa, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thái Nguyên là tỉnh đã trồng nhiều loại dưa như: dưa hấu, dưa lê, dưa
chuột… trên các địa bàn huyện Túc Duyên - TP Thái Nguyên, Đại Từ... Thực
tế cho thấy, trồng dưa hấu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn 6-7 lần so với
trồng lúa. Trong sản xuất dưa, người dân Thái Nguyên chủ yếu sử dụng trồng
thâm canh ngoài đồng ruộng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và giải
pháp phòng trừ sâu bệnh chủ yếu áp dụng là biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật, gây mất an tồn thực phẩm. Vì lợi ích nên người sản xuất sử dụng
phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật, dùng nguồn nước tưới đã bị ô nhiễm, đất bị
nhiễm kim loại nặng… Nên đã để lại trong dưa nhiều vi khuẩn và các tồn dư
hóa học độc hại.
Các loại rau và dưa là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày
và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe,
chống chịu với bệnh tật. theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng
học thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500 Calo năng
lượng hằng ngày để sống và hoạt động [7]. Ngoài nguồn năng lượng cung cấp
từ lương thực, rau góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con
người. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn mà
còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin, đa lượng, vi lượng không

thể thiếu cho sự sống mỗi cơ thể.


10

Với sự ra đời của nhiều giống dưa lê siêu ngọt tiến bộ được đưa vào áp
dụng trong sản xuất hiện nay đã thúc đẩy thị trường tiêu thụ cũng như được
nhiều nông dân các vùng quan tâm để thâm canh giống cây trồng này.
Tuy nhiên, sản xuất hàng hóa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
của con người đặc biệt là các loại dưa sạch. Rau quả sạch đảm bảo các yếu tố:
không tồn dư dư lượng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, hàm lượng NO3 dưới
mức cho phép, khơng có vi khuẩn kí sinh trùng gây bệnh cho con người
khơng có tàn dư của một số kim loại nặng như Hg, Pb…[24]
Tại Vĩnh Phúc: Việc trồng dưa lê áp dụng quy trình quản lý cây trồng
tổng hợp (ICM) bằng quản lý dịch hại hợp lý, xử lý môi trường đất trước khi
trồng, cây sạch bệnh, mơi trường thơng thống và giữ vệ sinh đồng ruộng,
bón phân theo đúng quy trình. Dưa lê siêu ngọt được trồng phổ biến vào
khoảng tháng 3 và thu hoạch rộ vào tháng 5, tháng 6 Dương Lịch, thu nhập
cao gấp bốn lần so với trồng lúa trên cùng một đơn vị diện tích. So với giống
dưa lê truyền thống, dưa siêu ngọt có nhiều ưu điểm vượt trội như dễ chăm
sóc, thời gian sinh trưởng ngắn, cho quả đều và đẹp.[21]
Thị trấn Thịnh Long (Hải Hậu) tỉnh Nam Định có gần 380ha đất
chuyên màu. Để khai thác tiềm năng đất đai, những năm gần đây, nông dân
thị trấn đã mạnh dạn đưa cây dưa lê siêu ngọt F1 vào trồng. Qua mấy vụ triển
khai cho hiệu quả kinh tế cao, dưa lê siêu ngọt đang được nông dân trong thị
trấn mở rộng diện tích trồng. Dưa lê Thịnh Long đã có thương hiệu tại các
chợ nên thương lái đến tận ruộng mua với giá 10-12 nghìn đồng/kg. bình quân
mỗi sào dưa cho thu hoạch khoảng 1,2-1,5 tấn quả, trừ chi phí cịn lại khoảng
9-12 triệu đồng/sào. Nhiều hộ nơng dân trồng dưa lê ở Thịnh Long có mức
thu nhập khá cao như ông Phạm Văn Tới, Nguyễn Văn Hậu 180-200 triệu

đồng/vụ, Vũ Văn Tài 250 triệu đồng/vụ.[20]


11

Cây dưa lê siêu ngọt đang trở thành “cây làm giàu” cho nhiều nông dân
ở Thịnh Long nên được nghiên cứu rộng ra các địa phương khác trong tỉnh.
Hải Dương: Vụ xuân hè năm 2012, huyện Gia Lộc trồng gần 300 ha
dưa lê. Nhiều diện tích dưa lê ở Gia Lộc đã cho thu hoạch lứa quả đầu với giá
bán tại ruộng từ 15-20.000/kg, cao hơn so với vụ Xuân Hè năm trước 4.000 –
5.000/kg. Đặc biệt, các giống dưa như: Nơng hữu, F1 Kinh Đơ Mật Bảo có
năng suất cao, quả ngọt, cùi dày, ít bị sâu bệnh, được trồng nhiều tại các xã
Gia Xuyên, Hồng Hưng, Lê Lợi, Phạm Trấn và đang được bán với giá
20.000/kg. Với giá bán trên, người trồng dưa lê ở Gia Lộc thu lãi từ 7 – 9
triệu đồng/sào.[23]
2.2.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Phú Bình liên quan đến
đề tài nghiên cứu
2.2.3.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Phú Bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên
nằm ở phía nam của tỉnh. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36
km2. [4]
- Địa hình: Phú Bình thuộc nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng và
nhóm cảnh quan hình thái địa hình gị đồi, độ cao địa hình vào khoảng 2030m và phân bố dọc sơng Cầu. Trước đây, phần lớn diện tích nhóm cảnh quan
hình thái địa hình núi thấp có lớp phủ rừng nhưng hiện nay lớp phủ rừng đang
bị suy giảm, diện tích rừng tự nhiên hầu như khơng cịn. Địa hình của huyện
có chiều hướng dốc xuống dần từ Đơng Bắc xuống Đơng Nam, diện tích đất
có độ dốc nhỏ hơn 8% chiếm đa số, nên địa hình của huyện tương đối bằng
phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa nước.
- Khí hậu: Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du
Bắc Bộ. Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ

rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4


12

năm sau. Mùa hè có gió Đơng Nam mang về khí hậu ẩm ướt. Mùa đơng có
gió mùa Đơng Bắc, thời tiết lạnh và khô.
Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn [9], nhiệt độ trung bình
hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1 oC – 24,4oC. Nhiệt độ chênh lệch
giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9oC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 –
13,7oC). Tổng tích ơn hơn 8.000oC. Tổng giờ nắng trong năm giao động từ
1.206 – 1.570 giờ. Lượng bức xạ 155Kcal/cm2.
- Lượng mưa: trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất
vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 8182%. Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12. Có thể
nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát
triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật ni thích hợp với địa
bàn trung du.
- Đất đai: Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình
[5] cung cấp, Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất
nơng nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nơng nghiệp
13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi
trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%), đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm
18,5%) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%). Như vậy trong cơ cấu đất
đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm
nghiệp chỉ chiếm 25%. Điều đó chứng tỏ nơng nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu
trong kinh tế của huyện. Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2007, trong
tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha trồng cây
hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm (chiếm 25%).
Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa,
và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản

xuất nông nghiệp của huyện. [4]


13

Tài ngun đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố
khơng tập trung. Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng
xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng
số thấp từ 0,5% đến 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5. Với tài nguyên đất đai như
vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao. Tuy nhiên, đối với việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các
khu cơng nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng
bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn.
- Nguồn nước: chủ yếu của sông Cầu và các suối, hồ đập. Sông Cầu là
một sông lớn thuộc hệ thống sơng Thái Bình. Lưu lượng nước mùa mưa là
3.500m3/s, mùa khơ là 7,5m3/s. Địa phận Phú Bình có 29 km sơng Cầu chảy
qua, chênh cao 0,4 m/km, lưu lượng trung bình về mùa mưa 580-610 m3/s, về
mùa khô 6,3-6,5 m3/s. Sông cầu là nguồn cung cấp nước tưới chủ yếu cho Phú
Bình phục vụ sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra Phú Bình cịn có hệ thống suối
và hồ đập tự nhiên cũng như nhân tạo cung cấp nước cho sản xuất nông
nghiệp và sinh hoạt.
2.2.3.2 Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân số: tồn huyện Phú Bình khoảng 146.086 người, với mật độ dân số
trung bình là 586 người/km2. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong
huyện, các xã có mật độ dân số cao trên 1000 người/km2 là Nhã Lộng, Thanh
Ninh và Hà Châu. Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm
Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành. Theo Niên giám thống kê tỉnh
Thái Nguyên gần đây nhất, xã Tân Khánh có diện tích 21,94 km², dân số là
7260 người, mật độ dân số đạt 330 người/km².
Trong số 146.086 nhân khẩu của huyện có 83.269 người trong độ tuổi

lao động, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Đây
vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động


14

và việc làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch. Vấn đề tạo việc
làm trên địa bàn bàn huyện còn nhiều hạn chế, lực lượng lao động trẻ, được
đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc
tỉnh khác. [4]
2.2.3.3 Cơ sở vật chất, hạ tầng
Từ khi nguồn điện bàn giao về cho ngành Điện quản lý trực tiếp, lĩnh
vực nông nghiệp trên địa bàn đã được cải thiện rõ rệt. Năm 2011, cả xã hiện
có tới 102 trang trại chăn nuôi khác nhau, 5 cơ sở ấp nở con giống gia cầm, 14
cơ sở sử dụng máy xẻ, chế biến đồ gỗ, 2 xí nghiệp may, trên 20 máy xay xát
và nhiều máy sao, vò chè trong dân. Xã Tân Khánh có nghề truyền thống
mây, tre đan. [4]
Trong giai đoạn 2011-2015, tổng nguồn lực thực hiện Chương trình xây
dựng NTM của tồn huyện là gần 1.249 tỷ đồng, trong đó, vốn huy động từ
nhân dân là trên 145,4 tỷ đồng, còn lại là các nguồn vốn từ ngân sách Trung
ương 57,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương trên 325 tỷ đồng, vốn tín dụng 647
tỷ đồng… Nhờ đó, nhiều mơ hình sản xuất mới được triển khai và nhân rộng
góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho bà con nhân dân. Toàn
huyện đã xây dựng đuợc 249 vùng sản xuất tập trung tại 21 xã, thị trấn với
tổng diện tích 7.110 ha. Trong đó, 49 vùng sản xuất lúa lai và lúa chất luợng
cao, 20 vùng chăn nuôi tập trung, 61 vùng sản xuất cây lâm nghiệp, 20 điểm
làng nghề, 2 vùng sản xuất rau an toàn và vùng sản xuất lúa nếp thầu dầu…
Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số yếu kém về cơ sở hạ tầng, đặc biệt
là hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên xã là một trở ngại và thách thức
chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế của huyện. Có thể nói phát triển, nâng

cấp đường giao thơng là khâu mấu chốt để tạo ra sự bứt phá kinh tế của huyện
trong những năm tới.


15

2.3. Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất
2.3.1 Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa lê
ở Việt Nam
Ở nước ta trong những năm gần đây công tác nghiên cứu và chọn tạo
giống dưa đang được quan tâm và có những bước thành cơng đáng kể. Đặc
biệt là nghiên cứu và chọn tạo ra giống dưa vụ Xuân Hè, đây là hướng đi
đúng đắn cung cấp nhiều sản phẩm tốt cung cấp cho nhân dân trong thời kỳ
khan hiếm.
Chuyển giao kỹ thuật trồng dưa lê trong nhà màng, nhà lưới là xây
dựng mơ hình trồng dưa lê có thể trồng quanh năm, trồng ở vùng đất khô hạn,
nhiễm mặn... cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Với bước tiến của khoa học kỹ thuật hiện nay, nhà màng, nhà lưới được
sử dụng ngày càng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp để bảo vệ cây trồng
tránh được những bất lợi về thời tiết, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV và
giảm công lao động. Trên cơ sở kết quả đánh giá mơ hình, ơng Hồ Huy
Cường, Viện trưởng Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam
Trung bộ đã đề nghị nhân rộng mô hình ứng dụng cơng nghệ cao để sản xuất
dưa trong nhà màng tại Bình Định và một số địa phương trong vùng duyên
hải Nam Trung bộ có điều kiện tương tự. [26]
Theo ThS. Hoàng Đắc Hiệt, trung tâm đã chuyển giao cho nơng dân
Đồng Nai, Bình Dương kỹ thuật trồng dưa lê trên giá thể trong nhà màng.
Quy trình kỹ thuật này giúp nông dân không phụ thuộc thời vụ, có thể trồng
quanh năm, phù hợp với cả vùng bất lợi như khô hạn hay ngập mặn… tăng
năng suất so với kỹ thuật cũ 1,5 lần. Đặc biệt, áp dụng kỹ thuật mới sẽ giảm

công lao động, thuốc bảo vệ thực vật. Hiệu quả kinh tế đạt từ 20 - 30 triệu
đồng/1.000 m2/vụ, rất thích hợp với nơng nghiệp đơ thị. [25]


16

Theo Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Liên, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa
học và công nghệ Vĩnh Phúc, cho biết: Để đảm bảo năng suất, người nông
dân sử dụng nhiều loại hóa chất bảo vệ thực vật và đã xảy ra một số ca ngộ
độc cấp cứu, liên quan đến những loại hóa chất tồn dư trong dưa lê. Trung
tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với
Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn dịch vụ khoa học nông nghiệp, Đại học
Nông nghiệp 1 Hà Nội đã đưa hệ thống nhà lưới vào trồng dưa lê sạch và siêu
ngọt, đem lại kết quả rất tích cực thực hiện từ năm 2012 đến nay. [28]
Mơ hình trồng dưa trong nhà lưới cải tiến mang lại hiệu quả cho bà con
nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mơ hình này, bà con khơng cần một
hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và
hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí,
tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Mỗi ha có thể thu hoạch xấp xỉ 60 tấn dưa.
2.3.2 Tình hình và kết quả ứng dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất dưa lê
tại huyện Phú Bình
Mơ hình canh tác dưa lê tại huyện Phú Bình chưa được quan tâm và
chú trọng nhiều. Các hợp tác xã, trang trại, hộ nông dân chủ yếu vẫn là trồng
lúa nhiều nhất, số lượng hộ gia đình trồng dưa lê chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với
các cây trồng khác. Nhiều người vẫn cịn hồi nghi, chưa tìm hiểu về kỹ thuật
canh tác với khả năng cho năng suất lợi nhuận của dưa lê. Trong nhóm cây
họ bầu bí thường thì người dân hay chú trọng nhiều về những cây trồng quen
thuộc như: dưa chuột, bí xanh...
Thực hiện đề tài nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của
giống dưa lê Đài Loan và một số giống dưa lê siêu ngọt khác nơi đây góp

phần đánh giá khả năng thích nghi, sức chống chịu, năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế. Vì trong những năm về trước thì chất lượng các giống dưa
sử dụng trong sản xuất còn đơn điệu, nghèo nàn, chưa đáp ứng đủ giống cho


17

người dân thì việc so sánh, khảo nghiệm để tìm ra các giống mới một cách
kịp thời có độ đồng đều, ổn định, khả năng thích nghi, chống chịu, khả năng
cho năng suất và chất lượng cao là việc làm rất quan trọng.
Kết hợp với trang trại và đội ngũ công nhân nơi đây là kỹ sư nông
nghiệp đến từ các trường đại học như: Đại học Nông Lâm Thái nguyên, Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam, Đại Học Vinh... đều có kinh nghiệm học tập
và làm việc ISRAEL, là những người trẻ tuổi, nhiệt huyết, yêu nghề, có trách
nhiệm, có kỹ năng mềm cần thiết trong việc xây dụng và triển khai quy mô
trồng rau – hoa – quả.
2.4 Kết luận rút ra từ tổng quan
Dưa lê là loại quả rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên việc
nghiên cứu dưa lê ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, các tài liệu về nghiên cứu
và trồng thử nghiệm các giống dưa lê nhập nội chưa nhiều. Vì vậy thực hiện
đề tài này góp phần bổ sung tự liệu cho sản xuất và bước đầu đánh giá sơ bộ
các giống tham gia thí nghiệm.


×