Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa lily tại thái nguyên vụ đông xuân năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (962.79 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG THỊ THU TRANG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG HOA LILY TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN
VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2014 - 2015”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính qui

Chun ngành

: Trồng trọt

Khoa

: Nơng học

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

NÔNG THỊ THU TRANG
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT
SỐ GIỐNG HOA LILY TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN
VỤ ĐÔNG - XUÂN NĂM 2014 - 2015”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính qui
: Trồng trọt
: Nông học
: 43 - TT - N02
: 2011 - 2015
: TS. Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên - năm 2015


i


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong quá trình thực tập tại
trường và chiếm một vị trí vơ cùng quan trọng. Q trình thực tập giúp cho
sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, làm quen với thực tế sản xuất, học
hỏi thêm kinh nghiệm để khi ra trường trở thành cán bộ vừa có trình độ lý
luận vừa có chun mơn vững vàng.
Được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Nông học, giảng viên T.S Nguyễn Thế Huấn, KS Hồng Trường Anh- Kỹ sư
Khu cơng nghệ cao khoa Nông học em đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa Lily
tại Thái Nguyên vụ Đông - Xuân năm 2014 - 2015”.
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới Ban giám hiệu
trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Nông học. Và xin chân thành
cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ của giảng viên T.S Nguyễn Thế Huấn, KS Hoàng
Trường Anh đã giúp đỡ em hồn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Trong q trình thực tập bản thân em đã có nhiều cố gắng nhưng do
kiến thức kinh nghiệm còn hạn chế nên bản khóa luận tốt nghiệp của em
khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy em kính mong nhận được
những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè để
khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày 27 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Thu Trang


ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất hoa lily ở một số nước qua các năm (ha)......... 19
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất hoa Lily tại Việt Nam qua một số năm ........... 24
Bảng 4.1: Tỉ lệ mọc mầm của các giống Lily ................................................. 31
Bảng 4.2: Chiều cao và động thái tăng trưởng chiều cao của 3 giống Lily
thí nghiệm ...................................................................................... 32
Bảng 4.3: Số lá và động thái ra lá của các giống hoa Lily thí nghiệm ........... 34
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu về hình thái của ba giống hoa Lily thí nghiệm ...... 36
Bảng 4.5: Một số đặc điểm hình thái của các giống Lily ............................... 37
Bảng 4.6: Năng suất và chất lượng của các giống hoa Lily thí nghiệm ......... 39
Bảng 4.7: Phân loại hoa Lily tại Thái Nguyên................................................ 40
Bảng 4.8. Độ bền hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên của các giống hoa Lily
thí nghiệm ...................................................................................... 41
Bảng 4.8: Tình hình bệnh hại các giống Lily tham gia thí nghiệm ................ 43
Bảng 4.9: Hạch tốn kinh tế các giống Lily tham gia thí nghiệm .................. 43


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống Lily
thí nghiệm .......................................................................................... 32
Hình 4.2: Đồ thị động thái ra lá của các giống Lily thí nghiệm ..................... 34


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CCAO


: Chiều cao cây

DAILA

: Chiều dài lá

DAINU

: Chiều dài nụ

DKHOA

: Đường kính hoa

DKTHAN : Đường kính thân
DKNU

: Đường kính nụ

SOLA

: Số lá

SNU

: Số nụ

SHOA


: Số hoa

NPK

: Đạm - Lân - Kali

GA3

: Gibberilin


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ...................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học ........................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
2.2. Giới thiệu chung về hoa Lily ..................................................................... 4
2.2.1. Nguồn gốc cây hoa lily ........................................................................... 4
2.2.2. Vị trí phân loại thực vật và các giống hoa lily ........................................ 6
2.2.3. Đặc điểm của cây hoa lily ....................................................................... 6
2.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lily ....................................................... 7
2.2.4.1. Nhiệt độ ................................................................................................ 8
2.2.4.2. Ánh sáng............................................................................................... 8
2.2.4.3. Nước ..................................................................................................... 8
2.2.4.4. Đất và khơng khí .................................................................................. 9


vi

2.2.5. Kỹ thuật trồng ......................................................................................... 9
2.2.5.1. Thời vụ trồng ........................................................................................ 9
2.2.5.2. Nhà nilon (PE)...................................................................................... 9
2.2.5.3. Đất ...................................................................................................... 10
2.2.5.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc................................................................ 10
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ .................................................................. 18
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa Lily trên Thế giới .......................... 18
2.3.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu hoa Lily ở Việt Nam ....................... 23
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 25
3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................... 25
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
3.1.2. Địa điểm, thời gian tiến hành thí nghiệm.............................................. 25
3.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 25
3.1.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 25
3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 25

3.2.1. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 25
3.2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm........................................................... 26
3.2.2.2. Q trình kỹ thuật thí nghiệm ............................................................ 26
3.3.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 26
3.3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi về sinh trưởng, phát triển ................................. 26
3.3.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất, chất lượng hoa.......................................... 27
3.3.3.3. Các chỉ tiêu về bệnh ........................................................................... 28
3.3.3.4. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng. ........................................................ 29
3.3.3.5. Phương pháp theo dõi và xử lí số liệu................................................ 29


vii

PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 30
4.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Lily tại thí nghiệm .... 30
4.1.1. Tỷ lệ nảy mầm của các giống hoa Lily ................................................. 30
4.1.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 3 giống hoa Lily
thí nghiệm. ....................................................................................................... 31
4.1.3. Động thái ra lá của 3 giống hoa Lily thí nghiệm .................................. 33
4.1.4. Một số đặc điểm hình thái của 3 giống hoa Lily................................... 35
4.2. Năng suất, chất lượng và độ bền hoa Lily tại Thái Nguyên .................... 38
4.2.1. Năng suất, chất lượng của hoa Lily thí nghiệm .................................... 38
4.2.2. Độ bền hoa của 3 giống Lily thí nghiệm............................................... 41
4.3. Tình hình sâu và bệnh xuất hiện trên thí nghiệm ..................................... 42
4.4. Sơ bộ hạch tốn kinh tế ............................................................................ 42
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 44
5.1. Kết luận .................................................................................................... 44
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu trong nước
II. Tài liệu nước ngoài
III. Các trang website truy cập


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hoa là sản phẩm của sự kết hợp hài hịa những gì tinh túy nhất của
thiên nhiên ban tặng cho con người. Hoa đem lại giá trị tinh thần và cảm xúc
thẩm mỹ cao quý. Đã từ lâu hoa đóng vai trị quan trọng trong cuộc sống con
người. Từ ngàn xưa cha ông ta đã yêu hoa, chơi hoa và coi nó như món ăn
tinh thần vô giá, là người bạn tâm giao. Hoa tượng trưng cho cái đẹp, mỗi loài
mang một ý nghĩa khác nhau, chứa đựng một tính cách riêng. Dưới thời
phong kiến nó được dùng như một tiêu chí đánh giá địa vị của con người
trong xã hội “Vua chơi lan, quan thưởng trà,bậc thế gia chơi cảnh” cho thấy
ngay từ xa xưa hoa, cây cảnh có vị trí lớn đến nhường nào trong đời sống.
Cùng với đời sống con người ngày càng cao thì nhu cầu về hoa cũng
tăng lên. Thị hiếu cũng vậy, song song các loại hoa truyền thống như cúc,
hồng, cẩm chướng,… thì các loại hoa cao cấp như lan, lily, tuylip,… đang rất
được ưa chuộng trên thế giới và ở Việt Nam. Trong các loại hoa cao cấp thì
hoa lily là một trong những loại hoa có giá trị rất cao và rất được ưa chuộng
hiện nay bởi vẻ đẹp lạ, chất lượng cao, hương thơm quyến rũ, mầu sắc quý
phái. (Hoa lily là một loài hoa có giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ cao, ngày
càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Hoa lily là một loại hoa đẹp, hiện nay
là một trong sáu lồi hoa phổ biến và có giá trị nhất (hồng, cúc, phăng, lay ơn,
đồng tiền, lily). Lily là loại hoa cắt cành cao cấp mới phát triển gần đây,
nhưng với vẻ đẹp quyến rũ của hoa và hương thơm thanh nhã nên được xem

là một trong những loại hoa ưa chuộng nhất trên thế giới.
Hoa Lily là lồi hoa có nguồn gốc ôn đới, thuộc chi Lilium, họ Liliaceae, bộ
phụ thực vật một lá mầm. Hoa Lily phân bố hầu hết ở các châu lục từ 10° đến 60°


2

vĩ độ bắc, đặc biệt là những vùng có khí hậu ôn đới lạnh hoặc những vùng núi cao
từ 1200m trở lên. Hiện nay có 300 giống khác nhau, chủ yếu phân bố ở vùng ôn đới
và hàn đới (Bắc bán cầu ), một số ít ở vùng cao nhiệt đới. Hoa Lily là cây chịu rét
khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-250C
ban đêm là 12 độ C. Như vậy, khí hậu nhiệt đới của nước ta khơng thuận lợi nhiều
cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa lily (trừ một số vùng có khí hậu ơn đới).
Đây cũng là những hạn chế chính trong việc chọn những lồi phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
Thái Nguyên là một thành phố có nền kinh tế,văn hóa,giáo dục phát
triển năng động. Trên địa bàn thành phố tập trung nhiều cơ quan xí
nghiệp,trường học và có hệ thống giao thơng thuận lợi,nằm trên quốc lộ 3 nối
Thái Nguyên với thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác ở khu vực phía
Bắc Việt Nam. Có khí hậu mát mẻ,có mùa đơng lạnh phù hợp cho sự sinh
trưởng, phát triển của hoa lily. Thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hoa Lily
phục vụ nhu cầu của người dân địa phương cũng như cung cấp hoa chất lượng
cao cho các vùng khác,tiêu thụ trong nội địa hoặc xuất khẩu. Tuy nhiên để có
năng suất hoa cao, chất lượng hoa tốt,đa dạng về màu sắc cần phải tiến hành
các thử nghiệm so sánh các giống hoa với nhau, chọn ra giống phù hợp nhất
với điều kiện đất đai, khí hậu của Thái Nguyên.
Xuất phát từ những vấn đề trên, em đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Lily trồng vụ Đông
- Xuân năm 2014-2015 tại Thái Nguyên”
1.2. Mục đích, yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển của một số giống hoa Lily,
trên cơ sở đó chọn ra giống lily cho năng suất cao, chất lượng hoa tốt, có khả
năng thích ứng với điều kiện canh tác tại Thái Nguyên.


3

1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi tình hình sinh trưởng và phát triển của các giống hoa Lily:
Tabledance, Robina, Gold City được trồng vụ Đông Xuân tại thành phố
Thái Nguyên và theo dõi các chỉ tiêu nảy mầm, tăng trưởng số lá, chiều cao
của ba giống.
Quan sát các đặc điểm hình thái của thân, lá, nụ, hoa của ba giống hoa Lily.
Theo dõi các chỉ tiêu năng suất chất lượng của ba loại hoa Lily:
Tabledance, Robina, Gold City.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong công tác học tập và nghiên cứu khoa học
Thu thập được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế, củng cố lý
thuyết đã học, biết cách thực hiện một đề tài.
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu hoa nói
chung và hoa Lily nói riêng, trong cơng tác nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng,phát triển và xây dựng một hệ thống kỹ thuật canh tác trồng hoa Lily
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng hoa thương mại phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của tỉnh, trong nước và xuất khẩu.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
Tìm ra được cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển, mở rộng diện
tích hoa Lily tại Thái Nguyên.
Nhũng kết quả thu được từ đề tài sẽ từng bước đáp ứng được yêu cầu
về sản xuất hoa thương mại đạt tới tiêu chuẩn hoa chất lượng cao của thị

trường trong nước và xuất khẩu tăng thu nhập cho người sản xuất hoa của
Thái Nguyên


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Hoa là một bộ phận của cây trồng, là sản phẩm tượng trưng cho cái đẹp
mà thiên nhiên ban tặng cho con người chúng ta. Ngày nay, khi chất lượng
cuộc sống ngày một nâng cao nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người
cũng dần được chú trọng.
Cây hoa Lily mới được phát triển mạnh ở nước ta những năm gần đây,
giống Lily đưa vào sản xuất chủ yếu nhập nội từ Hà Lan, Trung Quốc và Đài
Loan, chúng chưa được nghiên cứu và khảo nghiệm tại các vùng sinh thái một
cách hệ thống trước khi trồng nên dẫn đến một số giống có chất lượng hoa
kém, mẫu mã xấu, hoa nở khơng đúng dịp… gây khó khăn cho người sản xuất,
hiệu quả kinh tế thấp, có khi dẫn đến thất bại. Nghiên cứu đặc điểm sinh
trưởng phát triển của hoa Lily giúp chúng ta nắm bắt được đặc điểm sinh
trưởng của hoa Lily, khả năng phù hợp của chúng với điều kiện ngoại cảnh từ
đó ta làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh để nâng
cao năng suất và chất lượng, màu sắc của hoa Lily.
2.2. Giới thiệu chung về hoa Lily
2.2.1. Nguồn gốc cây hoa lily
Cây hoa lily có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên,
Califonia (Mỹ) và một số đảo nhiệt đới khác, chúng đã được nghiên cứu và
thuần hóa gần 100 năm nay. Trên thế giới có khoảng gần 100 lồi hoa lily
khác nhau phân bố chủ yếu ở 100 đến 600 vĩ Bắc. Ở châu Á có 50 - 60 lồi
(Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên…), Bắc Mỹ có 20 lồi (Mỹ, Canada,

Argentina), châu Âu có 12 lồi (Hà Lan, Ý, Pháp) [14], [16], [19], [21].


5

Trung Quốc là nước trồng hoa lily sớm nhất. Năm 1765, Trung Quốc
đã xây dựng một số vùng trồng lily chủ yếu để ăn và làm thuốc ở Tô Châu,
Tứ Xuyên, Vân Nam…[18], [19]. Sang thế kỷ 18 các giống lily của Trung
Quốc được di thực sang châu Âu, châu Mỹ. Do vẻ đẹp và mùi thơm hấp dẫn
nên cây lily đã nhanh chóng phát triển và được coi là cây hoa quan trọng của
châu Âu, châu Mỹ.
John M. Dole [24] cho rằng lily phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới và hàn
đới bắc bán cầu, một số ít ở vùng núi cao nhiệt đới từ 1200m như Trung Quốc,
Ấn Độ, Indonesia. Trung Quốc là nước có nhiều chủng loại lily nhất và cũng
là trung tâm nguồn gốc lily trên thế giới. Đến giữa thế kỷ XIII ít nhất có ba
loại lily được ghi chép lại. Loại thứ nhất là lily hoa trắng dùng làm thuốc
được gọi là loài hoang dược (L. brownii), loại thứ hai là Quyển Đan
(L.lancifolium), loại thứ ba là Sơn Đan (L. pumilum).
Cuối thế kỷ XVI, các nhà thực vật học người Anh đã phát hiện và đặt
tên cho các giống cây lily. Đầu thế kỷ XVII, cây lily được di thực từ châu Âu
đến Mỹ. Vào cuối thế kỷ XIX, bệnh virus gây hại trên cây lily lây lan mạnh,
tưởng chừng cây lily sẽ bị huỷ diệt. Đến đầu thế kỷ XX, người ta phát hiện ra
giống lily thơm ở Trung Quốc (L. regane), giống này được nhập vào châu Âu
và chúng đã được dùng vào việc lai tạo giống mới để tạo ra các giống có tính
thích ứng rộng, cây lily lại được phát triển mạnh mẽ [14].
Sau đại chiến thế giới thứ 2, các nước châu Âu có phong trào tạo giống
lily, rất nhiều giống lily hoang dại của Trung Quốc đã được sử dụng làm
giống bố mẹ và người ta đã tạo ra nhiều giống mới có giá trị đến ngày nay.
Ngày nay, cây hoa lily đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới
bao gồm châu Âu, châu Á, châu Úc… và rất nhiều nơi khác.



6

2.2.2. Vị trí phân loại thực vật và các giống hoa lily
Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa lily có tên khoa học là Lilium
Sp, thuộc nhóm một lá mầm (Monocotyendones) phân lớp hành (lilidae) bộ
hành (liliales) họ hành (liliaceae) chi (lilium) [2], [21], [12], [14].
Chi Lilium có rất nhiều loài khác nhau với những dạng hoa và màu hoa
rất đa dạng, phong phú và cũng rất hấp dẫn. Dựa vào hình dạng để phân loại
có rất nhiều lồi như: một số lồi có dạng hình phễu như: L.longifloum,
L.candidum, có lồi dạng hình chén như: L.wallichianum với những cánh hoa
nhỏ hẹp, có lồi lại có dạng hình chng như L.cannadense, hình nõ điếu:
L.auratum. Để phân loại theo màu sắc hoa lily thì vơ cùng phong phú, từ các
lồi có màu trắng: L.longifloum, màu đỏ: L.candidum, màu vàng cho tới các
lồi có màu hồng, đỏ tím…Hoa lily có hương thơm ngát như L.auratum đến
các lồi có mùi rất khó chịu như L.matargon. Ngồi ra cịn rất nhiều các
giống được lai tạo thành cơng giữa các lồi trong tự nhiên như Aarrelian,
Backhause, Fista, Olipie…[16]
Tuy lily là loại hoa mới phát triển gần đây, nhưng ngoài vẻ đẹp quyến
rũ, chúng lại có hương thơm thanh nhã vì vậy lily là một trong những loại hoa
rất được ưa chuộng trên thế giới.
2.2.3. Đặc điểm của cây hoa lily
Theo nghiên cứu của Đặng Văn Đơng [4] thì lily là cây thân thảo lâu
năm, phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ, phần trên mặt đất gồm lá, thân.
- Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài
chục vảy hợp lại. Màu sắc, kích thước của thân vảy tùy thuộc vào loài, giống
khác nhau. Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Thân vảy có
kích thước càng lớn thì số nụ hoa càng nhiều. Thân vảy chứa 70 % nước, 23 %
chất bột, một lượng nhỏ protein, chất khoáng và chất béo.



7

- Rễ: rễ lily gồm hai phần, rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rễ trên,
do phần thân mọc dưới mặt đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước
và dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc còn gọi là rễ dưới, sinh
trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của lily, tuổi thọ của
rễ này có thể kéo dài hai năm.
- Lá: lá có hình mũi mác hay hình vạch, hình tim và mọc xung quanh
thân. Kích thước lá tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử
lý củ giống.
- Hoa lily mọc đơn lẻ hay thành cụm gồm nhiều hoa, bao hoa có sáu
mảnh dạng cánh. Nhị 6, bầu hình trụ, đầu nhụy hình đầu chia ba thùy. Màu
sắc hoa rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ vàng, vàng cam, đỏ tím, tạp
sắc… phấn hoa có màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím.
- Quả: quả nang có ba góc và ba nang, quả có nhiều hạt, độ lớn, khối
lượng hạt tùy theo giống. Hạt lily bảo quản tốt trong điều kiện khơ, lạnh và có
thể bảo quản được ba năm.
- Củ con: chủ yếu củ con nằm ở gần thân rễ, chu vi của mỗi củ từ 0,3 3,0cm, số lượng củ con tùy thuộc giống và điều kiện trồng trọt.
2.2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây hoa lily
2.3.4.1. Nhiệt độ
Lily là cây chịu rét tốt, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm. Nhiệt độ
thích hợp ban ngày là 20-25oC ban đêm là 12oC. Nhóm lily khơng thơm chịu
nóng tốt, nhiệt độ ban ngày là 25-28oC, ban đêm là 18-20oC. Nhiệt độ là yếu tố
ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lily. Quan trọng nhất là sự nảy mầm
của hạt, sự phát dục và sinh trưởng của lá.
Dưới 12oC cây lily sinh trưởng kém, bị rụng nụ, rụng hoa, hoa không
phát triển được, không nở được.



8

Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết phân hóa hoa và sự ra hoa.
Các giống thuộc dịng tạp giao và lily thơm đều cần một số ngày nhiệt độ thấp
nhất định để thực hiện xuân hóa mới ra hoa được.
Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của củ, nhiệt độ
thấp, thời gian chiếu sáng ngày dài củ sẽ to hơn. Vì vậy, vào mùa đông mỗi
ngày cần tăng thêm 4h chiếu sáng, nâng chế độ chiếu sáng từ 16-24h/ngày.
Như vậy sẽ có tác dụng làm cho cây thấp đi rõ rệt, đồng thời làm tăng tốc độ ra
hoa, giảm số hoa bị bại dục [20].
2.2.4.2. Ánh sáng
Lily là cây ưa cường độ ánh sáng trung bình, nhất là thời kì cây cao 20 30 cm. Cường độ ánh sáng thích hợp là 12000-15000 lux.
Lily là cây ngày dài, chiếu sáng ngày dài hay ngày ngắn khơng những ảnh
hưởng đến phân hóa hoa mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của hoa.
Năm 1973 Boontpes đã phát hiện nếu mỗi ngày tăng thêm 8h chiếu sáng
trong q trình hoạt hóa thì có thể ra hoa sớm 5 tuần. Còn xử lý ngày dài sẽ
tăng tốc độ sinh trưởng và số hoa [20].
2.2.4.3. Nước
Cây lily ưa độ ẩm trung bình, nếu q khơ hay quá nhiều nước đều ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước,
thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ [20].
2.2.4.4. Đất và khơng khí
Lily thích khơng khí ẩm ướt, ẩm độ thích hợp nhất là 80-85%. Nếu ẩm
độ lớn sẽ dẫn đến thối củ.
Đa số các giống lily đều trồng được ở mọi loại đất nhưng tốt nhất là đất
nhiều mùn, đất thịt nhẹ. Đồng thời phải thoát nước tốt, nồng độ muối không
quá 15 mg/cm2, đất không chua... Các giống tạp giao Á Châu và lily thơm cần
pH=6-7, nhóm lily Phương Đông là pH=5,5-6,5.



9

Dinh dưỡng đối với lily ở từng thời kì khác nhau thì cũng khác nhau.
Nhưng cần chú ý tới các hợp chất chứa Clo, Flo bởi lily rất mẫn cảm với hợp
chất này [20].
2.2.5. Kỹ thuật trồng
2.2.5.1. Thời vụ trồng
Có thể trồng vào các thời vụ sau:
- Thu hoạch vào dịp 20/11, trồng từ: 25-30/8 dương lịch (chậm nhất
đầu tháng 9).
- Thu hoạch vào dịp tết Nguyên Đán (tết âm lịch) nên trồng từ 20/925/9 âm lịch (khoảng 30/10- 10/11 dương lịch, tuỳ năm).
- Thời vụ trồng thu vào dịp 8/3 nên trồng từ 28/12-05/1 dương lịch.
Tuy nhiên, cần căn cứ vào thời gian sinh trưởng của giống, thời tiết, khí
hậu của từng năm tiết khí hậu đặc biệt là nhiệt độ để điều chỉnh thời vụ cho
phù hợp.
2.2.5.2. Nhà nilon (PE)
Để chủ động về thời vụ, quản lý chế độ dinh dưỡng và phòng trừ dịch
hại, việc trồng hoa lily nhất thiết phải được tiến hành trong nhà có mái che:
Nhà lợp PE thích hợp nhất cho điều kiện Việt Nam nên thiết kế theo kiểu nhà
có độ mở từ 30-60%, tùy theo mùa vụ và điều kiện thời tiết, khí hậu từng nơi
và tùy theo mùa vụ. Kiểu nhà có độ mở 30% và điều chỉnh độ mở đến 10%
cho những ngày rét đậm là thích hợp. Trong nhà cần có hệ thống chiếu sáng
bổ sung cho những ngày trời âm u ít sáng. Hệ thống đèn compac cơng suất
mỗi bóng 80w, cứ 10m2 mắc một bóng. Hệ thống tưới nhỏ giọt có thể dễ điều
khiển độ ẩm cho đất hoặc giá thể. Nhà trồng hoa lily cần xây dựng trên nền
đất cao, thốt nước, thống gió, dễ dàng bảo vệ trong điều kiện mùa lạnh [15].


10


2.2.5.3. Đất
Đất trồng hoa lily cần tơi xốp, thoát nước, nhiều mùn. Trong trường
hợp đất xấu, ít mùn có thể bổ sung phân hữu cơ được chế biến từ rác thải, để
tăng cường chế độ thủy nhiệt cho đất hoặc giá thể. Điều kiện quan trọng nhất
là đất phải cao và thoát nước.
Luống rộng 1,2m; cao 20-30cm. Rạch hàng ngang trên luống, khoảng
cách hàng 20cm, sâu 10-12cm [15].
2.2.5.4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Chọn củ giống: Củ giống hoa lily được cung cấp cho nhà vườn sản xuất
hoa thương mại đã được xử lý lạnh trong suốt thời gian ngủ nghỉ, và đã được
kích thích nảy mầm. Cần có chỉ dẫn của nhà cung cấp giống để biết được thời
gian sinh trưởng của giống dài hay ngắn để quyết định thời vụ trồng thích hợp.
Củ giống phải đồng đều về kích thước, vảy củ phải sáng màu và tươi,
khơng có hiện tượng khơ héo, nhất là khơng được có vết bệnh, không bị tổn
thương. Mầm mập, mạnh, màu đặc trưng của giống. Độ dài mầm từ 1-3cm,
không nên dài q 3cm. Chu vi củ giống có thể có kích thước sau: 12/14cm;
14/16; 16/18; 18/20; 20/22. Nên chọn củ giống có kích thước 16/18 hoặc
18/20, những củ giống này có số lượng hoa /cành khá, nụ hoa to, dễ tiêu thụ.
Củ giống được cung cấp từ nhà sản xuất, đã được xử lý diệt nấm,
khuẩn, tuy nhiên trước khi trồng phải được xử lý lại bằng cách phun ướt đẫm
VibenC sau khi đặt vào hàng trên rạch luống, trước khi lấp đất.
- Mật độ và khoảng cách: 18cm×20cm, khi kích thước củ giống
16/18; 20cm×20cm khi kích thước củ giống 18/20; các giống lily khơng thơm,
trồng với khoảng cách 15cm×18cm. Mật độ tương ứng với các khoảng cách
trên là 25; 28; 38 cây/1m2.
- Kỹ thuật trồng: Đặt củ giống theo rạch luống với khoảng cách phù
hợp, dưới đáy củ phải có một lớp đất bột dày khoảng 2-3cm. Đặt củ giống



11

thẳng hàng và ngay ngắn, lấp đất sâu trên đỉnh củ (chỗ gốc mầm) 8-10cm.
Chú ý không để gập và dập nát rễ đáy củ. Trồng xong tưới đẫm nước bằng ô
doa, sao cho độ ẩm đất đạt khoảng 80%.
- Che phủ mặt luống sau trồng: Sau khi trồng xong, cắm cọc dàn xung
quanh mặt luống, để căng lưới che nắng cách mặt luống 80-100cm. Khi cây mọc
cao 10-15cm có thể che cao lên sát mặt trần mái nilon. Khi trời âm u nhiều ngày
và độ ẩm khơng khí cao cần vén lưới che nắng để cây có đầy đủ ánh sáng.
- Tƣới: Có thể ẩm cho hoa lily bằng phương pháp tưới nhỏ giọt, tưới
thẫm, hoặc tưới bằng ô - doa cầm tay. Tùy theo độ ẩm đất và khơng khí để
quyết định chế độ nước tưới. Khi cây đã mọc cao 20-30cm, rễ phát triển tốt ở
các đốt trên thân, khơng nên tưới nhiều, có thể 1 ngày tưới 1 lần, có thể 2
ngày tưới 1 lần, ln đảm bảo độ ẩm đất ở mức 60-70 % trên lớp đất mặt hơi
khô 1 chút. Tưới buổi sáng, không tưới vào chiều tối. Tưới muộn và tưới quá
ẩm sẽ làm cho vi khuẩn Bortrityt phát triển mạnh. Khi phát hiện bệnh botrytit,
phải ngừng tưới trong vài ba ngày, để cho đất khô ráo. Tưới nhẹ sát gốc,
không tưới trên lá.
- Bón phân:
+ Lượng phân bón cho 1000m2:
* Phân bón lót phân chuồng hoai mục đã qua xử lý nấm mốc và cơn trùng.
- Bón thúc: phân NPK 5-10-3 hoặc 15-15-15 Lâm Thao: 100kg/1000m2.
-Thuốc kích thích sinh trưởng GA3 và Atonik
- Thời kỳ bón và cách bón:
- Sau trồng 20 - 30 ngày bón 40kg NPK /1000m2 (40g/1m2).
- Sau trồng 40 - 60 ngày bón 60 kg NPK/1000m2 (60g/1m2)
Phân NPK trộn thêm đất bột, rắc nhẹ giữa hàng, rắc đều và tưới ẩm.
- Làm giàn chống đổ: Cây lily cao, chùm có nhiều hoa nên dễ bị đổ.
Dàn chống đổ làm bằng dây nilon kích thước ơ theo khoảng cách cây trồng



12

trên luống (lưới nilon đan sẵn, đặt trên mặt luống để định khoảng cách mật độ
trồng). Khi cây mọc cao tới đâu, nhấc lưới lên theo cọc cắm sẵn hai bên mép
luống. Cũng có thể đan lưới lưới nilon khi cây cao 40-50cm.
- Xới phá váng: Sau tưới vài 3 lần, dùng dầm xới nhẹ trên mặt luống để
phá váng, có tác dụng phịng trừ dịch bệnh và cơn trùng gây hại từ đất; tăng
cường hoạt động của bộ rễ, xúc tiến hình thành củ nhỏ để nhân giống [15].
- Chế độ chiếu sáng và chế độ nhiệt trong nhà trồng hoa lily:
+ Hoa lily là cây ưa sáng, thích hợp với ánh sáng ngày dài. Lượng
chiếu sáng nhiều, nhưng cường độ ánh sáng yêu cầu vừa phải: bằng từ 5070% ánh sáng tự nhiên. Vụ thu, và đầu vụ đông cần che bớt ánh sáng bằng
lưới che nắng 2 lớp. Thời kỳ cây con, hạ thấp lưới che xuống khoảng 0,8-1m
cách mặt luống; khi cây lớn khoảng 15-20 cm chiều cao, nhấc lưới che lên
sát mặt trần. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp, mây mù, có thể vén hồn
tồn lưới che. Khi cây con đã có nụ là lúc nhiệt độ có thể xuống dưới 10150C, và mây mù nhiều, ánh sáng yếu, bỏ lưới che; chiếu sáng bổ sung bằng
đèn compac 80w 10m2 /1 bóng, treo cách ngọn cây 2 m, chiếu sáng bổ sung
5-6 h /ngày.
+ Che tường bao bằng nilon trắng, nhưng khơng che kín quá (để 5% độ
thoáng của tường che và mái).
+ Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà trong thời kỳ này sao cho luôn ở mức
22-250C ban ngày, 15-200C vào ban đêm. Biện pháp tốt nhất là gia nhiệt bằng
hơi nước nóng.
- Những năm có hiện tượng El nino, những biện pháp gia nhiệt trên đây
là khơng cần thiết. Khi đó lại phải áp dụng biện pháp hạ nhiệt trong nhà trồng
hoa. Chủ động trồng muộn lại từ 5-10 ngày và cần có biện pháp kỹ thuật hãm
nở trong điều kiện nhiệt độ thấp [15].
- Sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ



13

+ Bệnh gây ra do nấm
* Penicilium
Trong suốt thời gian bảo quản, khu vực bị nhiễm bệnh, đầu tiên bị bao
phủ bằng màu trắng và sau đó là lơng tơ màu trắng, bằng nấm có màu hơi
xanh, và có thể nhìn thấy được. Sau khi bị nhiễm bước đầu, và trong suốt thời
gian bảo quản còn lại, sự thối rửa sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng ngay cả khi
nhiệt độ bảo quản thấp (-20C). Sự xâm nhập của nấm sẽ làm tiêm nhiễm và
ảnh hưởng đến củ do đó chúng sẽ tạo ra những cây chậm phát triển. Mặc dù
củ bị nhiễm bệnh khơng phải lúc nào cũng có vẻ khoẻ mạnh nhưng cây trồng
sẽ không bị ảnh hưởng khi mà lõi củ vẫn duy trì tốt. Sau khi được trồng thì sự
nhiễm bệnh này sẽ khơng thể chuyển sang thân cây và khó có thể xâm nhập
được vào cây từ đất.
Nguyên nhân
Sự xâm nhập là do nấm Penicilium gây ra và lây nhiễm trong suốt quá
trình bảo quản khi nấm mốc tập trung theo đường từ các vết thương trên mô.
Biện pháp xử lý
- Ngăn ngừa việc khô củ trong suốt quá trình bảo quản và bảo quản ở
nhiệt độ thấp.
- Không nên trông củ đã bị nhiễm vào sâu bên trong củ.
- Trồng những mẻ củ đã bị nhiễm nấm càng sớm càng tốt, nên trồng
vào vụ từ tháng 12 đến tháng 3.
- Trước và sau khi trồng, duy trì độ ẩm phù hợp [23].
* Củ và những vẩy củ bị thối rữa
Cây có củ và vẩy củ thối rửa thì sẽ chậm phát triển. Tán lá của những
loại cây này thì có màu xanh tái. Ở dưới mặt đất thì những đốm màu nâu sẽ
xuất hiện phía trên và bên cạnh những vẩy củ. Những đốm này sẽ bắt
đầu thối rửa (thối vẩy). Nếu phần lõi của củ và vẩy củ bị nhiễm ở phía bên



14

dưới thì củ sẽ bị thối rửa. Bệnh Fusarium trên thân cây là bênh bị nhiễm ở
phía trên mặt đất và có thể nhận ra được bởi những lá chưa trưởng thành ở
bên dưới ngả màu vàng, rồi chuyển sang màu nâu rồi rụng. Ở phần thân cây ở
bên dưới, những đốm màu cam hoặc màu nâu sẽ xuất hiện và sau đó lan rộng
ra và lây lan đến những phần bên trong của thân cây. Sự thối rửa xuất hiện và
cuối cùng cây sẽ chết trước khi trưởng thành.
Nguyên nhân
Bệnh thối củ và thối vẩy củ cũng như bệnh Fusarium trên thân cây là
do nấm Fusarium Oxysporum và nấm Cylindrocarpon Destructan gây ra.
Những loại nấm này xâm nhập và phần cây bên dưới mặt đất nơi mà có
những vết thương gây ra do củ bị tách và do việc mọc rễ của cây hoặc do
những động vật sống kí sinh. Loại nấm này có thể làm lây lan đến củ và cây
thì cũng sẽ bị lây nhiễm từ đất. Một số loại cây thì đặc biệt khơng dễ bị tiêm
nhiễm bởi loại nấm này
Biện pháp khắc phục
- Xử lý đất bị nhiễm bệnh hoặc đất nghi ngờ bị nhiễm bệnh bằng biện
pháp khử trùng đất chung.
- Những mẻ củ chỉ mới bị nhiễm ít hoặc là nhiễm chưa trầm trọng lắm
thì cần phải được trồng càng sớm càng tốt ở đất có nhiệt độ thấp. Nên trồng
những loại cây này trong vụ từ tháng 12 đến tháng 3.
- Giữ nhiệt độ đất và nhiệt độ nhà kính trong suốt vụ mùa hè càng thấp
càng tốt [26].
* Phytophthora
Bệnh vàng lá: là một bệnh, phổ biến ở hoa lily trên tất cả các vùng
trồng hoa ở nước ta. Bệnh xuất hiện từ các lá gốc, lan nhanh tới các lá non
trên ngọn và có thể phát triển tới lá trên đỉnh ngọn. Dưới gốc, trên thân cây có
những vết lõm thân màu nâu; đào dưới đất, phần thân hành, trên các vảy củ có



15

vết bệnh giống như ở gốc thân; rễ bị thối, không phát triển được. Bệnh do
nấm Phitopthora ký sinh. Trong trường hợp đất bị hạn, hoặc độ ẩm quá cao,
thiếu dinh dưỡng đều làm cho bệnh phát triển mạnh [15].
Bệnh Phytophthora làm cho thân cây có màu từ xanh đậm đến màu nâu.
Cây bị thối rửa ở phần chân (Phytophthora) thì chậm phát triển và đột nhiên
héo rũ. Lõi của thân cây thì bị nhiễm nên bị thối rữa có màu sắc từ xanh đậm
đến nâu, và sẽ lây truyền lên phía bên trên cây. Lá cây chuyển sang màu vàng
và lõi cây bắt đầu mất màu.
Những điểm thối rữa nhẹ do bị nhiễm thường xuyên xuất hiện trên thân
cây phía trên mặt đất làm cho thân cây bị ngã đổ hoặc khụy xuống [26].
Nguyên nhân
Bệnh này trước hết gây ra bởi loại nấm Phythophthora nicotianae
nhưng cũng có thể gây ra do loại nấm Phytophthora parasitaca. Nấm
Phythophthora thì khơng được biết đến trong công nghệ trồng củ của Hà Lan,
tuy nhiên khí hậu cận nhiệt đới có thể ảnh hưởng một số lượng lớn giống cây
và hậu quả có thể tìm thấy trong đất canh tác. Bệnh này phổ biến trong đất
sau vụ mùa cà chua và có thể tồn tại trong đất ẩm trong một số năm. Đất quá
ẩm và ở nhiệt độ cao (trên 200C) sẽ tạo điều kiện cho loại bệnh này phát triển
[26].
Biện pháp khắc phục
Xử lý củ giống; xử lý giá thể bằng Casuran, hoặc Viben C trước khi
trồng; tưới đủ ẩm, chế độ chiếu sáng phù hợp; phun phân bón lá Pomior
thường ký; trong trường hợp bệnh xuất hiện, phun thuốc chống nấm (Casuran,
Viben C…) trên thân cây, đất, giá thể trên mặt luống; bới nhẹ đất xung quanh
gốc phun thuốc vào củ và thân cây phần dưới đất, để” phơi” gốc 1 vài ngày
mới lấp lại. Phun phân bón lá Pomior để tăng sức đề kháng cho cây [15].

- Cung cấp cho đất bị nhiễm bệnh một biện pháp xử lý đất chung.


16

- Biện pháp xử lý đất bổ sung hoặc là áp dụng biện pháp khử trùng cho loại
nấm Pythium trong suốt mùa vụ là rất cần thiết để hạn chế thối rữa thân cây.
- Đảm bảo đất có thể thốt nước tốt.
- Ngăn không để cho cây bị ướt trong suốt thời gian dài tưới nước cho cây.
- Duy trì nhiệt độ đất thấp nhất có thể trong suốt những tháng mùa hè [30].
* Bệnh dụt thân: Bệnh do virus gây hại. Bệnh hay xuất hiện ngay sau
khi cây mới mọc 20-30 ngày, nhưng không lây lan mạnh. Các đốt thân ngắn
lại, lá nhỏ, xếp sít nhau, lá bị vàng cây ngừng phát triển hồn tồn, khơng thể
ra hoa và chết dần.
Phòng trừ: Xử lý đất, giá thể và củ giống trước khi trồng bằng các
thuốc trừ nấm và vi khuẩn; loại trừ các củ giống có vết bệnh trên vảy củ; nhổ
bỏ sớm những cây bị bệnh. Xử lý đất ngay chỗ cây bị bệnh đã nhổ đi.
* Thu hoạch, bảo quản và đóng gói.
Do đặc điểm sinh sản bằng củ giống nên vườn hoa lily không nở đồng
đều một lúc. Vì vậy cần thu hoạch ngay những cành hoa có đủ độ chín. Trên
cây có từ 1-2 nụ chuyển màu rõ phải thu ngay. Nếu trong vườn có vài cây có
một bơng đã nở hồn tồn thì đã có 1/3 số cây đủ độ chín thu hoạch.
Cắt cành: Cắt cành cách gốc từ 15-20cm, để chừa lại khoảng 4-5 lá
xanh để nuôi củ. Trong trường hợp không thu hoạch củ giống, có thể cát sát
gốc hơn. Loại bớt lá già, lá vàng ở gốc, cho ngay vào xô có chứa 8-10cm
dung dịch phân bón lá Pomior nồng độ 0,1-0,2%. Hoa cắt xong mang ngay về
xưởng đóng gói, hoặc kho bảo quản. Ở xưởng đóng gói cành hoa lily được
trau tỉa lại đúng với tiêu chuẩn hoa cắt của hợp đồng. Cắt gốc cành cho bằng
nhau; xếp lại từng bó 10 cành; xếp vào hộp các tơng theo u cầu của nơi
khách hàng, sau đó lại cho hoa vào kho lạnh để bảo quản trong 24 h trước khi

chuyển đến nơi tiêu thụ. Nếu chưa kịp trau tỉa và đóng gói ngay, để nguyên


×