Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Thực trạng ứng dụng phương pháp stemsteam vào dạy học ở trường mầm non tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.74 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Lệ Hằng

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP
STEM/STEAM VÀO DẠY HỌC Ở TRƢỜNG
MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Vũ Thị Lệ Hằng

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP
STEM/STEAM VÀO DẠY HỌC Ở TRƢỜNG
MẦM NON TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ THU HIỀN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam kết đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của cá nhân
tôi. Các nội dung trong luận văn là minh bạch, rõ ràng, cụ thể về thông tin
và nguồn gốc. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Vũ Thị Lệ Hằng


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tác giả xin
bày tỏ lịng kính trọng, lời tri ân, lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến q
thầy/cơ, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Trước hết tác giả xin trân trọng gửi lời tri ân đến TS. Phan Thị Thu
Hiền, người hướng dẫn khoa học, đã đã định hướng, tận tâm chỉ dẫn, giúp đỡ
và động viên tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng tồn thể cán bộ, giảng viên Phòng Sau
Đại học, Khoa GDMN đã tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo cùng các chuyên viên Phòng
GDMN - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Ban giám hiệu,
giáo viên các trường mầm non đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả trong quá
trình nghiên cứu.
Và sau cùng là lời cảm ơn thân yêu đến gia đình và bạn bè đã tạo

động lực, động viên, khích lệ tác giả trong q trình học tập.
Dù đã nỗ lực và có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp. Tuy nhiên, chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý tận tình của q thầy cơ, anh chị em
đồng nghiệp và các bạn.
Xin kính gửi lời chúc sức khỏe và hạnh phúc đến tất cả mọi người.
TPHCM, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Tác giả

Vũ Thị Lệ Hằng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

GVMN

Giáo viên mầm non

CBQL

Cán bộ quản lý

PPDH

Phương pháp dạy học

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục chữ viết tắt
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƢƠNG PHÁP GIÁO DỤC STEM/
STEAM Ở BẬC HỌC MẦM NON .................................................... 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu STEM/STEAM ................................................................... 8
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 8
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 12
1.2. Khái niệm STEM và STEAM ........................................................................... 16
1.3. Đặc điểm học của trẻ mầm non ........................................................................ 21
1.4. Ưu thế và tiềm năng của STEM/STEAM trong GDMN .................................. 22
1.5. Vận dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học trẻ lứa tuổi mầm non ... 26
1.5.1. Các nguyên tắc của phương pháp STEM/STEAM .................................... 26
1.5.2. Quy trình tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp STEM/
STEAM..................................................................................................... 27
1.5.3. Đánh giá hiệu suất của trẻ khi tham gia vào hoạt động STEM/ STEAM
trong quy trình 5E ..................................................................................... 29
1.5.4. Vai trị GV khi tổ chức dạy học theo phương pháp STEM/STEAM ........ 32
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 34
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP STEM/STEAM
VÀO DẠY HỌC Ở TRƢỜNG MẦM NON TẠI TP.HCM ............ 35

2.1. Nghiên cứu thực trạng ...................................................................................... 35
2.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 35
2.1.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................... 35
2.1.3. Phương pháp và đối tượng khảo sát ........................................................... 35


2.1.4. Tiến trình khảo sát ..................................................................................... 37
2.1.5. Xử lý số liệu ............................................................................................... 39
2.2. Thông tin về CBQL và GVMN tham gia khảo sát ........................................... 42
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/ STEAM vào
dạy học tại các trường mầm non TP.HCM ..................................................... 44
2.3.1. Thực trạng nhận thức về phương pháp STEM/STEAM ............................ 44
2.3.2. Thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/STEAM tại các trường trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................. 50
2.3.3. Kết quả ứng dụng phương pháp STEM/STEAM ...................................... 58
2.3.4. Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng STEM/STEAM tại các trường
mầm non trên địa bàn TPHCM ................................................................ 66
2.3.5. Ý kiến về các đề xuất ứng dụng STEM/STEAM vào dạy học cho trẻ tại
các trường mầm non trên địa bàn TPHCM .............................................. 77
2.4. Một số kết quả nghiên cứu khác ....................................................................... 80
2.4.1. Kết quả so sánh thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào
dạy học cho trẻ theo tên trường ................................................................ 80
2.4.2. Kết quả mối tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả ứng dụng
phương pháp STEM/STEAM vào dạy học cho trẻ .................................. 81
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 88
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Hồ sơ tổ chức hoạt động STEM/STEAM đã thu thập và xem xét........ 38

Bảng 2.2.

Bảng tổng hợp các số liệu đã thu thập .................................................. 39

Bảng 2.3.

Cách quy đổi điểm các mức độ cho thang đo ....................................... 40

Bảng 2.4.

Thông tin về CBQL và GVMN tham gia khảo sát ............................... 42

Bảng 2.5.

Thực trạng nhận thức STEM/STEAM ở bậc học mầm non ................. 44

Bảng 2.6.

Thực trạng nhận thức về ưu điểm của phương pháp STEM/
STEAM ở bậc học mầm non ................................................................. 46

Bảng 2.7.

GVMN, CBQL đã tiếp cận phương pháp STEM/STEAM ................... 48


Bảng 2.8.

Thời gian ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học .......... 50

Bảng 2.9.

Thực trạng kết nối các lĩnh vực nhiều nhất trong STEM/ STEAM? .... 50

Bảng 2.10. STEM/STEAM và các loại hình hoạt động trong ngày ........................ 53
Bảng 2.11. Các biện pháp dạy học được sử dụng trong STEM/ STEAM............... 54
Bảng 2.12. Tần suất tổ chức STEM/STEAM tại các trường mầm non ...................... 57
Bảng 2.13. Mức độ thành công của ứng dụng phương pháp STEM/ STEAM ....... 58
Bảng 2.14. Danh mục các hoạt động STEM/STEAM được xem là thành công .... 59
Bảng 2.15. Hiệu quả tác động của các hoạt động STEM/STEAM lên trẻ .............. 61
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ thể hiện của trẻ ......................................................... 63
Bảng 2.17. Đánh giá kết quả ứng dụng phương pháp STEM/STEAM ................... 65
Bảng 2.18. Đánh giá của GV về sự giúp đỡ, hỗ trợ từ phía Ban giám hiệu ............ 66
Bảng 2.19. Đánh giá của GV về sự giúp đỡ, hỗ trợ từ tổ trưởng, khối trưởng ....... 68
Bảng 2.20. Đánh giá của GV về sự giúp đỡ, hỗ trợ từ đồng nghiệp ....................... 71
Bảng 2.21. Tự đánh giá của CBQL trong việc giúp đỡ, hỗ trợ GV trong việc
thực hiện ................................................................................................ 72
Bảng 2.22. Khó khăn của ứng dụng STEM/ STEAM vào dạy học cho trẻ mầm
non ......................................................................................................... 73
Bảng 2.23. Khó khăn của việc ứng dụng phương pháp TEM/STEAM trong dạy
học trẻ mầm non .................................................................................... 74
Bảng 2.24. Đề xuất ứng dụng STEM/STEAM vào dạy học cho trẻ tại các
trường mầm non trên địa bàn TP.HCM ................................................ 77


Bảng 2.25. So sánh thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy

học cho trẻ theo tên trường ................................................................... 80
Bảng 2.26. Kết quả mối tương quan giữa mức độ thực hiện và kết quả ứng
dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học cho trẻ ...................... 81


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục
quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển đất nước. Những năm gần đây một
số phương pháp giáo dục sớm xuất hiện tại Việt Nam mang đến cho trẻ cách
tiếp cận và hình thành tư duy mới, đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của
cộng đồng giáo dục. STEM/STEAM là một trong những phương pháp mở lối
mang tính vượt trội đem lại nhiều lời ích cho trẻ.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Cơng
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Tốn học), là phương pháp
giảng dạy liên môn hướng người học làm trung tâm, học dựa vào truy vấn và
thực hành giúp hình thành kỹ năng tự giải quyết vấn đề. STEAM phát triển từ
chương trình giáo dục STEM kết hợp với nghệ thuật (STEM + Arts).
STEM/STEAM là phương pháp tiếp cận dạy học tích hợp, tạo mơi trường học
tập tích cực thúc đẩy kinh nghiệm học tập ở trẻ. Bằng việc kết hợp nhiều môn
học cùng một lúc, phương pháp STEM/ STEAM cho phép trẻ tự khám phá, tò
mò đặt câu hỏi, nghiên cứu giải quyết vấn đề, rèn luyện các kỹ năng và sáng
tạo. Việc học STEM/STEAM nhằm sớm trang bị cho trẻ những kỹ năng thiết
yếu của thế kỷ 21, từ quá trình chơi để hình thành các kỹ năng giao tiếp
(Communication), làm việc nhóm (Collaboration), tư duy phản biện (Critical
Thinking) và sáng tạo (Creativity).
Phương pháp STEM/STEAM đang thịnh hành trong lĩnh vực giáo dục

trẻ mầm non ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật,
Úc, Singapore… Ở Việt Nam STEM được nhắc tới năm 2012, STEAM được
biết đến năm 2015 từ một số cơ sở giáo dục tư nhân. Trong vài năm gần đây
đã trở thành một chủ đề “nóng” trong đổi mới giáo dục của Việt Nam. Từ một
“hot trend” với trăm hoa đua nở, STEM/STEAM đã dần đòi hỏi phải đi vào


2

chiều sâu và tìm một hướng đi phù hợp với thực tiễn của từng chương trình,
từng cấp học. Tới nay, giáo dục STEM/STEAM đã được nhắc tới nhiều
nhưng chưa được triển khai diện rộng do nhiều vấn đề. Giáo dục
STEM/STEAM cho trẻ Mầm non mới dừng ở bước bước truyền thông và ứng
dụng rải rác, chưa thực sự trở thành một hoạt động giáo dục chính thức và
được ứng dụng trên diện rộng. Nguồn tài liệu chủ yếu là thông tin trên các
phương tiện truyền thơng, chưa có nguồn tài liệu có đủ căn cứ pháp lý dẫn
đến việc giáo viên hiểu chưa đầy đủ, chưa sâu cơ sở lý luận về
STEM/STEAM chính vì vậy việc ứng dụng chưa đạt hiệu quả cao…
Hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu về STEM, STEAM ở bậc
tiểu học (Giáo dục STEM cho học sinh tiểu học theo tiếp cận hợp tác, Đỗ Thị
Ánh, 2018; Xây dựng chủ đề giáo dục STEM ở trường tiểu học, Nguyễn Thị
Hồng Chuyên, 2018; Đối với mầm non có cơng trình “Vận dụng phương pháp
STEAM trong tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5 – 6 tuổi Trường mầm non
Văn Xá – Kim Bảng – Hà Nam 2018”…). Ở TP.HCM hiện tại vẫn chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về thực trạng ứng dụng phương pháp
STEM/STEAM vào dạy học. Chính vì vậy tơi lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/ STEAM vào dạy học ở trường
mầm non tại TP.HCM”.
2. Mục đích nghiên cứu


Mục đích của đề tài là tìm hiểu nhận thức của GV về STEM/ STEAM,
thực tế ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học ở các trường
mầm non tại TP.HCM, từ đó đề xuất một số giải pháp ứng dụng hiệu quả hơn.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu

- Quá trình dạy học cho trẻ mầm non.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học ở trường


3
mầm non tại TP.HCM.
4. Giả thuyết khoa học

Dù STEM/STEAM đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế
giới nhưng việc ứng dụng một phương pháp giáo dục mới vào điều kiện văn
hóa, xã hội, giáo dục của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng khơng
tránh khỏi các khó khăn, thử thách bên cạnh những thay đổi tích cực. Việc
khảo sát và phân tích một cách khoa học thực trạng ứng dụng phương pháp
STEM/STEAM vào dạy học cho trẻ ở các trường Mầm non tại TP.HCM sẽ
giúp người nghiên cứu có cơ sở đề xuất các kiến nghị giúp ngành GDMN,
TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung ứng dụng STEM/STEAM hiệu quả
hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phương pháp STEM/STEAM
5.2. Khảo sát thực tế ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học,
từ đó đề xuất một số giải pháp ứng dụng
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng khảo sát: Để lập danh sách các trường mầm non đang ứng
dụng phương pháp STEM/STEAM người nghiên cứu đã sử dụng các cách tìm
kiếm như sau: dùng từ khóa “mầm non, STEM/STEAM, TP.HCM” trên
google, hỏi đồng nghiệp các quận huyện, tìm hiểu qua các trang facebook,
qua các lớp tập huấn liên quan STEM/STEAM và gọi điện nhờ tư vấn từ Sở
Giáo dục Đào tạo TP.HCM. Với những phương pháp tìm kiếm đó người
nghiên cứu có được danh sách 18 trường mầm non trên địa bàn TP.HCM
đang ứng dụng phương pháp STEM/ STEAM vào dạy học cho trẻ. Các
trường này nằm tại các Quận 2, 3, 5, 6, 7, 8, 10, 12, Tân Phú, Bình Thạnh, Gị
Vấp, Bình Tân. Dù vậy, qua liên hệ trực tiếp ban đầu người nghiên cứu thấy
rằng khơng nhiều trường trong số đó sẵn sàng đón tiếp việc khảo sát thực
trạng dạy STEM/STEAM nên mẫu khảo sát là tất cả những trường đồng ý cho


4

người nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ; 6/18 trường tại quận 3, 5, 7, 8, Bình
Chánh có thực hiện STEM/STEAM kể trên.
- Giới hạn nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu nhận thức của GVvề STEM/
STEAM, thực tế ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học, từ đó
đề xuất một số giải pháp ứng dụng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Cách thực hiện: Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa những tài
liệu có liên quan đến vấn đề STEM/STEAM, nhằm xây dựng cơ sở lý luận
cho đề tài và làm cơ sở để phân tích thực trạng.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn


- Phƣơng pháp nghiên cứu hồ sơ: Nghiên cứu hồ sơ thực hiện của GV
bao gồm, kế hoạch năm, giáo án, hồ sơ kết quả học tập của trẻ nhằm mục đích
tìm hiểu xem giáo án, kế hoạch GV thực hiện có đúng theo định hướng
STEM/ STEAM mà họ đưa ra hay khơng. Đồng thời xem tất cả các hình ảnh,
các sản phẩm hoạt động của cơ và trẻ trong q trình thực hiện trên cơ sở đó
phân tích và đánh giá.
- Phƣơng pháp quan sát: Mục đích của phương pháp quan sát các hoạt
động giáo dục nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng việc ứng dụng phương
pháp STEM/ STEAM vào dạy học của GV ở các trường mầm non trong các
hoạt động dạy học hàng ngày. Trong quá trình thu thập phiếu hỏi tôi liên hệ
với CBQL phụ trách chuyên môn xin được quan sát mỗi trường 2 hoạt động
được cho là tổ chức ứng dụng phương pháp STEAM vào dạy học cho trẻ hiệu
quả nhất, thành công nhất để tiến hành quan sát xem họ tổ chức thành công ở
chỗ nào và thất bại ra sao. Ghi nhận những những khó khăn, vướng mắc của
họ trong q trình thực hiện để đề xuất phương án khắc phục và cải tiến tốt
hơn.


5

- Phƣơng pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu hiểu biết của GVMN và
CBQL về phương pháp STEM/STEAM, cách GV ứng dụng phương pháp vào
tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ. Phương pháp này được thực hiện bằng
cách phát phiếu hỏi cho 12 GV ( 3 GV cho mỗi độ tuổi nhà trẻ, mầm, chồi, lá)
và 2 CBQL chuyên môn mỗi trường. Tổng số GVMN tham gia khảo sát qua
phiếu hỏi là 72 và CBQL là 12 thuộc 6 trường mầm non đồng ý tham gia khảo
sát với những nội dung như sau:
+ Hiểu biết của GV về phương pháp STEM/STEAM.
+ Thực trạng ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học cho

trẻ tại các trường mầm non hiện nay như thế nào?
+ Những việc GV làm được và chưa làm được.
+ Thuận lợi và khó khăn như thế nào khi ứng dụng phương pháp STEM/
STEAM vào dạy học cho trẻ.
+ Ý kiến đề xuất để khắc phục khó khăn, hạn chế.
- Phƣơng pháp phỏng vấn: Mục đích phỏng vấn thu thập thêm thông
tin về vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi đặt một số câu hỏi cho các nhà quản lý
sâu sát về chuyên môn, GV ở các trường mầm non tại TP.HCM về việc ứng
dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học cho trẻ. Dựa vào câu trả lời
của họ để trao đổi, hỏi thêm nhằm thu thập các tin tức liên quan đến thực
trạng ứng dụng phương pháp STEM/STEAM của GVMN ở một số trường tại
TP.HCM. Trên cơ sở thu thập và xử lý các phiếu hỏi. Mỗi trường tôi xin
phỏng vấn một CBQL phụ trách chuyên môn và một GV dạy STEAM tốt nhất
được CBQL đề xuất. Tổng cộng là tôi thực hiện 6 cuộc phỏng vấn cho CBQL
và 6 cuộc phỏng vấn cho GV để tìm hiểu sâu về các vấn đề.
+ Thực trạng nhận thức của GVMN về tiếp cận phương pháp
STEM/STEAM, ảnh hưởng thực tế lên việc dạy học của họ.


6

+ Những thuận lợi và khó khăn của GVMN khi tiếp cận phương pháp
STEM/ STEAM và khi vận dụng vào thực tế dạy học của họ.
+ Ý kiến đề xuất để góp phần giúp GVMN hiểu rõ hơn về
STEM/STEAM, ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy học đạt hiệu
quả hơn.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu

+ Phương pháp phân tích số liệu định tính: Bằng cách phân loại và mã
hóa dữ liệu định tính, chọn các nhóm các dữ liệu ghi chép có chung một cách

trả lời tương đồng nhau thành một nhóm chung, các nhóm phân loại có các dữ
liệu được mã hóa. Dựa trên các mối quan hệ các nhóm để đặt mã. Từ đó
chúng tơi phân tích và đưa ra những kết luận ý nghĩa.
+ Phương pháp phân tích số liệu định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS
(Statistical Package for the Social Sciences) for Windows phiên bản 20.0 để
xử lý số liệu định lượng thu thập được từ điều tra và quan sát. Từ đó góp phần
đánh giá thực trạng nhận thức của GV, hiệu quả ứng dụng phương pháp
STEM/STEAM và thực tế GDMN ở TP.HCM.
8. Đóng góp của luận văn

Các kết quả nghiên cứu của đề tài “Thực trạng ứng dụng phương pháp
STEM /STEAM vào dạy học ở trường mầm non tại TP.HCM” góp phần tổng
hợp, khái quát hóa xây dựng cơ sở lý luận về STEM/STEAM, khảo sát, phân
tích thực trạng cách tổ chức ứng dụng phương pháp STEM/STEAM vào dạy
học cho trẻ trong trường mầm non, giúp GVMN có nguồn tài liệu tham khảo.
Là cơ sở cho các nghiên cứu sau hiểu đúng thực trạng về ứng dụng
STEM/ STEAM vào dạy học cho trẻ tại các trường mầm non hiện nay. Từ đó
xây dựng biện pháp ứng dụng STEM/STEAM vào dạy học cho trẻ hiệu quả
hơn.


7

Cuối cùng, chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đóng
góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường mầm non
trên địa bàn TP.HCM nói riêng và hệ thống các trường mầm non trên cả nước
nói chung.


8


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƢƠNG PHÁP GIÁO
DỤC STEM/ STEAM Ở BẬC HỌC MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu STEM/STEAM
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
Giáo dục STEM là kết quả của một số sự kiện lịch sử. Bắt nguồn từ việc
Nga phóng vệ tinh Sputnik năm 1957, vệ tinh này có kích thước bằng một quả
bóng biển và quay quanh trái đất trong khoảng một giờ rưỡi. Đây là cột mốc
bắt đầu cuộc đua không gian giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, tia sáng khởi nguồn
đưa Hoa Kỳ vào con đường tiến tới công nghệ và đổi mới. Dưới sự lãnh đạo
của các Tổng thống Dwight D. Eisenhower và John F. Kennedy, người Mỹ đã
được thử thách bước lên và trở thành những nhà lãnh đạo trong khoa học,
cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (White, 2014). Thuật ngữ STEM ban đầu
được quỹ khoa học quốc gia viết tắt là SMET nhưng sau đó đổi thành STEM
vào năm 2001. Khái niệm STEM được bắt đầu xuất hiện.
Mối quan tâm quốc tế về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học
(STEM) đã tăng đáng kể trong những năm gần đây với các ngành nghề liên
quan đến STEM. Sự thịnh vượng trong tương lai của nhiều quốc gia phụ
thuộc vào sự gắn kết trọn đời với giáo dục STEM. Trong 5 - 10 năm tới, 75%
nghề nghiệp phát triển nhanh nhất sẽ đòi hỏi các kỹ năng và kinh nghiệm liên
quan đến STEM. Thách thức đối với các nhà giáo dục là làm thế nào để đưa
nội dung liên quan đến STEM vào việc dạy và học một cách có ý nghĩa để thu
hút học sinh ở mọi cấp học (Marginson, Tytler, Freeman, & Roberts, 2013).
Tập trung hơn vào giáo dục STEM, một chương trình giảng dạy STEM
có ý nghĩa được giới thiệu cho các học sinh nhỏ tuổi nhất, bắt đầu ở cấp mầm
non. Nghiên cứu xác nhận rằng việc cho học sinh tiếp xúc với trải nghiệm
STEM khi cịn nhỏ sẽ khuyến khích các kỹ năng tư duy phê phán, tăng hiểu
biết về khoa học. Những kinh nghiệm này có thể giúp thiết lập niềm đam mê



9

lâu dài đối với các môn học STEM, cũng như thành công học tập chung trên
tất cả các ngành.
Tại Mỹ: Hoa Kỳ nhận thấy sự cần thiết phải đầu tư vào giáo dục STEM
để những người trẻ tuổi có thể cạnh tranh trong thị trường việc làm. Vào
tháng 9 năm 2017, Tổng thống Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ tổng thể
mở rộng quyền truy cập vào giáo dục STEM chất lượng cao cho giới trẻ. Nó
sẽ đặt ra giáo dục STEM, đặc biệt là khoa học máy tính, đi đầu trong các ưu
tiên của Bộ giáo dục. Nó cũng nhằm mục đích dành ít nhất 200 triệu đơ la một
năm cho các quỹ tài trợ cho khu vực này.
Tại Úc: Trong năm 2015, bộ trưởng giáo dục Úc đã đồng ý với Chiến
lược giáo dục trường học STEM quốc gia 2016-2026, tập trung vào phát triển
kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật số; và thúc đẩy giải quyết vấn đề,
phân tích phê phán và kỹ năng tư duy sáng tạo. Chiến lược này nhằm mục
đích mang lại sự cải tiến cho giáo dục STEM và có hai mục tiêu chính: Đảm
bảo tất cả học sinh học xong với kiến thức nền tảng vững chắc về STEM và
các kỹ năng liên quan. Đảm bảo rằng học sinh được truyền cảm hứng để tham
gia các môn học STEM khó hơn Chính phủ Úc cũng tài trợ cho một số sáng
kiến học tập và học tập sớm. Điều này bao gồm khoản đầu tư 6 triệu đô la Úc
vào chương trình Giáo dục STEM giáo dục sớm (ELSA, một nền tảng học tập
STEM kỹ thuật số dựa trên chơi cho trẻ em mẫu giáo). Họ sẽ đầu tư 4 triệu đơ
la Úc vào chương trình Scient Nhà khoa học nhỏ. Chương trình phát triển
chuyên nghiệp STEM cho các nhà giáo dục và GVMN. Chương trình Chuyên
gia STEM trong trường học tạo điều kiện cho sự hợp tác giữa các trường và
ngành để đưa STEM trong thế giới thực vào lớp học.
Tại Anh: Một báo cáo năm 2016, mang tên bối cảnh giáo dục STEM của
Vương quốc Anh do Học viện kỹ thuấy Hoàng gia thực hiện nhấn mạnh rằng
Vương quốc Anh cần giáo dục STEM phối hợp tốt hơn khi cịn trẻ để có tác
động lâu dài. Điều này bao gồm thay đổi định kiến tiêu cực liên quan đến



10

nghề nghiệp STEM và cung cấp sự phát triển chuyên môn tốt hơn cho GV để
giúp họ áp dụng việc học tập trong bối cảnh thực tế. Chính phủ Anh cơng
nhận tầm quan trọng của việc khuyến khuyến khích sinh viên từ khi cịn nhỏ
để có sự đánh giá cao và hiểu biết ngày càng tăng về khoa học. Có một loạt
các sáng kiến công cộng, tư nhân và khu vực thứ ba nhằm hỗ trợ sự tham gia
STEM cho trẻ nhỏ. Chúng bao gồm Chiến dịch STEM Learning và WISE.
Các tổ chưc này có thể tiếp cận Quỹ tài trợ giáo dục (EEF) để tài trợ, một tổ
chức từ thiện độc lập tài trợ cho các phương pháp giáo dục sáng tạo có tiềm
năng nâng cao trình độ và cải thiện kết quả.
Tại New Zealand: Chính phủ New Zealand gần đây đã khuyến khích các
trường học, thúc đẩy giáo dục STEM với hy vọng rằng điều này sẽ giảm bớt
sự thiếu hụt kỹ năng STEM. Bộ giáo dục hỗ trợ các chương trình đào tạo GV
như chương trình dạy học GV kỹ thuật só đầu tiên và Manaiakalani giúp sắp
xếp sinh viên tốt nghiệp STEM hiệu quả cao và GV tự tin kỹ thuật số trong
giáo dục. Một kế hoạch chiến lược quốc gia, A Nation of Curious Minds, là
một sáng kiến của chính phủ với mục tiêu mười năm nhằm thúc đẩy tầm quan
trọng của khoa học và cơng nghệ ở New Zealand. Kể từ năm 2015 nó đã tài
trợ cho hơn 175 dự án vượt quá 6 triệu đô la New Zealand.
Tại Ấn Độ: Ấn Độ là một quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới. Năm
2015, Thủ tướng Narendra Damodardas Modi đã phát động chiến dịch “Skill
India, nhằm đào tạo hơn 400 triệu thanh niên về các kỹ năng khác nhau vào
năm 2022. Một kỹ năng như vậy là giáo dục STEM. Một thách thức mà đất
nước phải đối mặt là làm như vậy là thiết kế cơ sở hạ tầng và chương trình
giảng dạy để hỗ trợ mục tiêu này. Kể từ chiến dịch bắt đầu, đã có sự tập trung
vào phát triển các kỹ năng đổi mới và sản xuất từ nhỏ. Tổ chức Ấn độ STEM
Foundation hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ để thúc đẩy giáo

dục STEM trên cả nước. Các tổ chức khác đóng vai trị nòng cốt trong việc
phát triển giáo dục STEM ở Ấn Độ bao gồm STEM Champ và EduTech.


11

Hàng năm, 10 công việc được trả lương cao nhất ở Hoa Kỳ thuộc các
lĩnh vực STEM - Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật và Tốn học. Cần phải đào
tạo thêm công nhân trong các lĩnh vực này. Việc đào tạo nên bắt đầu từ những
năm đầu đời của trẻ và được nuôi dưỡng cho đến tuổi trưởng thành.
Giáo dục STEM mặc dù được xem là một bước đi quyết liệt của đổi mới
giáo dục tại Mỹ, nhưng nó khơng chỉ dừng lại ở lĩnh vực khoa học tự nhiên.
Các nhà giáo dục đề xuất rằng để cho ra một sản phẩm cơng nghệ, khơng chỉ
có tích hợp các kiến thức STEM mà phải cần có tư duy thiết kế, yếu tố nghệ
thuật hay thẩm mỹ cần được tính đến trong quá trình sáng tạo sản phẩm và
giải quyết vấn đề. Người ta tin rằng STEM đang thiếu một thành phần quan
trọng đó là nghệ thuật. Tích hợp thêm nghệ thuật vào STEM thì sẽ trở thành
STEAM.
STEAM đưa STEM lên một tầm cao mới, sử dụng Nghệ thuật để kích
thích các bộ phận sáng tạo trong não của trẻ để mang lại sự cân bằng cho quá
trình nghiên cứu khoa học, tất cả trong một bầu khơng khí vui vẻ. Nghệ thuật
thúc đẩy một số kỹ năng quan trọng trong thành công học tập và cuộc sống:
Năm 2006 khái niệm STEAM được chính thức hóa bởi Georgette
Yakman đến từ học viện kỹ thuật Virginia, nhưng không được nhiều người
ủng hộ. Năm 2008 tại một hội nghị khoa học về giáo dục công nghệ tại thành
phố Salt Lake, Utah, Mỹ. Cô Georgette Yakman đã có một bài báo cáo đề
xuất mơ hình giáo dục mới với sự kết hợp yếu tố nghệ thuật (Art) vào trong
giáo dục STEM và gọi đó là giáo dục STEAM (STEM+ Art). Báo cáo của cô
sau đó thu hút giới học thuật quan tâm và tranh luận. Mặc dù vẫn có nhiều
tranh cãi về các định nghĩa, làm rõ khái niệm nghệ thuật và cũng như cách

tích hợp nghệ thuật như thế nào vào trong giáo dục STEM, nhưng rõ ràng
cách tiếp cận mới mẻ này đã đem luồng gió vào phong trào giáo dục STEM
đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian đó ở Mỹ. Cơ Yakman sau đó thành lập
tổ chức giáo dục STEAM có trụ sở tại bang Virginia và trở thành CEO để


12

giúp hỗ trợ các GV trong việc tích hợp yếu tố nghệ thuật vào trong giáo dục
STEM (Congress, 2013–2015, Retrieved 2013). Điều này giúp việc học các
yếu tố STEM trở nên phù hợp và lôi cuốn trẻ nhỏ bằng cách nêu bật cách các
nghệ sĩ sử dụng kiến thức STEM để nâng cao nghệ thuật hoặc giải quyết vấn
đề. Đồng thời nâng tầm quan trọng của kiến thức STEM trong sự nghiệp nghệ
thuật (ví dụ: nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc và vũ công), thêm nghệ thuật và
thiết kế vào để thúc đẩy phát huy mạnh hơn nữa PPDH STEM. STEAM được
cho là chất xúc tác quan trọng để đổi mới công nghệ, khám phá và tiến bộ
mới. Tư duy sáng tạo trong nghệ thuật là rất quan trọng trong các lĩnh vực
STEM. Đó là lý do tại sao nghệ thuật đã được thêm vào STEM để trở thành
STEAM. Các nhà khoa học, nhà phát triển công nghệ, kỹ sư và nhà toán học
cần đổi mới và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Thực hành và khám phá
tích cực là cốt lõi của nghệ thuật và giáo dục STEAM. Phong trào STEAM
được cho là của Chủ tịch John Maeda trường thiết kế Rhode Island John
Maeda. Ông là một nhà thiết kế và cựu giáo sư tại MIT Media Lab. Trường
dạy nghề thiết kế Rhode Island được xem là trường đi đầu tại Mỹ xây dựng
chương trình giáo dục theo cách tiếp cận STEAM.
Nghệ thuật là một phần tự nhiên của GDMN, khuyến khích trẻ bày tỏ ý
tưởng của mình trong một loạt các cách sáng tạo. STEAM tích hợp và sử
dụng nghệ thuật trong chương trình giảng dạy STEM để giúp trẻ em thể hiện
các khái niệm STEM, tận dụng những lợi ích của STEM, thơng qua nghệ
thuật, đưa STEM lên một tầm cao mới bằng việc cho phép trẻ em ở lứa tuổi

mầm non cũng có thể tiếp cận và phát triển toàn diện (NCES 2009; Piro 2010;
Tarnoff 2010).
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam
Ở Việt Nam giáo dục STEM đã được nhắc đến từ năm học 2006-2007,
khi Bộ Giáo dục và Đào tạo thử nghiệm việc thành lập các nhóm nghiên cứu
khoa học tại một số trường trung học phổ thông, để chuẩn bị tham gia cuộc thi


13

khoa học – kỹ thuật Intel ISEF cấp tỉnh/thành phố. Đến nay, cuộc thi này đã
được tổ chức ở các cấp cơ sở, tỉnh/thành phố, và quốc gia để chọn ra những
nhóm xuất sắc nhất đi thi quốc tế (Thái Thanh, 2019).
Đầu những năm 2010, bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp nhập chương
trình giáo dục STEM từ nước ngồi về và đưa vào dạy ngoại khóa tại một số
trường phổ thông ở những thành phố lớn. Ngày hội STEM quy mô quốc gia
được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015 chính là sự kiện mở đầu cho việc xã
hội hóa hoạt động giáo dục STEM một cách rộng rãi. Kể từ đó, với sự tham
gia của nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế, trường đại học,
viện nghiên cứu cũng như các cá nhân, giáo dục STEM đã được triển khai ở
hàng trăm trường phổ thông, phần nhiều trong số đó là ở các tỉnh nơng thôn
và miền núi, trong điều kiện chưa được Nhà nước chính thức cấp ngân sách.
Chẳng hạn, trong hai năm 2016-2017, Hội đồng Anh ở Việt Nam triển khai
dự án giáo dục STEM ở 15 trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
thuộc Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, và Quảng Ninh. Đến đầu năm 2019,
Hội đồng Anh lại thiết lập “Mạng lưới Đại sứ STEM” để đi tập huấn cho học
sinh, ưu tiên học sinh nữ, ở 7 tỉnh/thành phố các kỹ năng sử dụng kiến thức
tổng hợp, kết hợp với yếu tố hợp tác, sáng tạo để xác định và giải quyết vấn.
Trong khi đó, trong năm 2018-2019, Đại sứ quán Mỹ hỗ trợ thí điểm giáo dục
STEM ở các trường tiểu học, Trung học cơ sở và một số trung tâm giáo dục

cộng đồng trên địa bàn Thành phố Hà Giang. Mới đây nhất, Dự án Đại học
VinUni đã cam kết tài trợ phát triển giáo dục STEM cho 500 trường Trung
học phổ thông trên cả nước với hai nội dung chính: tập huấn GV và cung cấp
trang thiết bị, trong 5 năm.
Song song với những nỗ lực của các tổ chức kể trên, Bộ Giáo dục và
Đào tạo cũng đã có chủ trương ủng hộ và khuyến khích giáo dục STEM năm
2014, đưa giáo dục STEM vào nhiệm vụ không bắt buộc của các trường


14

Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Năm 2015, lần đầu tiên có cơng văn
chỉ đạo việc thành lập câu lạc bộ STEM ở tất cả các trường phổ thơng.
Chỉ thị 16CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 05
năm 2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 4 trong đó có đề ra giải pháp “Thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội
dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả
năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào
thúc đẩy đào tạo về khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM)...”. Và
nhiệm vụ đặt ra với Bộ giáo dục và đào tạo là “Thúc đẩy triển khai giáo dục
về khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học (STEM) trong chương trình
giáo dục phổ thơng”.
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới - Chương trình tổng thể ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thể hiện rõ quan điểm quan điểm “Bảo
đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thơng với
chương trình GDMN, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình
giáo dục đại học” (BGDĐT, 2018). Cùng với việc ban hành chương trình giáo
dục phổ thơng mới thì giáo dục STEM được đưa vào chương trình giảng dạy
cho các cấp học đã thể hiện sự đề cao giáo dục STEM ở chỗ yêu cầu dạy học

tích hợp, tạo điều kiện tổ chức các chủ đề STEM, góp phần phát triển năng
lực vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn cho học sinh.
Trong bối cảnh chung của nền giáo dục nước nhà, STEAM được triển
khai tại bậc mầm non từ năm 2015. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít
trường mầm non quốc tế thực hiện STEAM. Năm học 2019-2020, Vụ
GDMN, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản triển khai STEAM tại
các trường mầm non trong cả nước nhưng phải theo một lộ trình nhất định
(Nguyễn Kim Anh, 2019).


15

Tại Diễn đàn ứng dụng phương pháp STEAM trong giáo dục, Đại sứ
Đan Mạch tại Việt Nam Kim Hojlund Christensen cho biết, mục đích chính
của STEAM khơng phải đào tạo ra các nhà khoa học mà là truyền cảm hứng
học tập, giúp học sinh thấy được sự kết nối giữa các nội dung kiến thức, đặc
biệt kiến thức về khoa học, toán học, thấy tầm quan trọng của kiến thức tác
động đến xung quanh (Trung tâm Truyền thông Giáo dục, 2019). Việc áp
dụng STEAM là một khoản đầu tư tốt cho các trường vì thơng qua STEAM,
học sinh khơng những thu nhận kiến thức mà còn được dạy các kỹ năng mà
những người thuê lao động sẽ yêu cầu.
Chia sẻ tại buổi hội thảo tập huấn quốc tế áp dụng STEAM trong GDMN
– Đại học Quốc tế Hồng Bàng, cô Beth Fredericks, chuyên gia trong ngành
với 25 năm kinh nghiệm phát triển GDMN tại Singapore, giải thích STEAM
bao gồm 5 lĩnh vực: Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học.
Ưu điểm vượt trội của STEAM là trao quyền cho trẻ tự khám phá thế giới.
Thơng qua đó, trẻ sẽ tự rút ra kinh nghiệm, tích lũy kiến thức và tự tìm ra
được những điều ý nghĩa nhất để áp dụng vào thực tế cuộc sống. STEAM
giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm, đồng
thời giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo và tư duy phản biện (Beth

Fredericks, 2019).
Trong kỉ yếu hội thảo khoa học quốc gia tại Huế về GDMN trong bối
cảnh cách mạng cơng nghệ 4.0 cũng có bài báo cáo về phương pháp STEAM
khẳng định “Kết hợp khoa học và nghệ thuật để phát triển toàn diện trẻ mầm
non” của tác giả Nguyễn Minh Anh và Trương Thị Kim Oanh. Bài báo cáo
cũng khẳng định “STEM đã trở thành chiến lược không của người Mỹ, mà
của cả thế giới, trong việc phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế. Việc kết nối
nghệ thuật và STEM làm cho sự phát triển này có thêm tính sáng tạo và đột
phá…là một trong những cách tiếp cận hợp lý nhất vừa phát triển năng lực
tiếp thu khoa học của trẻ, vừa phát huy sự linh hoạt, tính sáng tạo cùng những


16

phẩm chất mang lại thành công sau này cho trẻ như các năng lực giao tiếp, tư
duy phê phán, hợp tác và sáng tạo, cách tiếp cận này đảm bảo sự phát triển
toàn diện trẻ”.
Tại hội thảo giới thiệu phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non Đà Nẵng, Bà Đặng Thị Cẩm Tú, Trưởng phòng GDMN phát biểu “Khuyến
khích các trường mầm non trên địa bàn thành phố cần mạnh dạn áp dụng và
lồng ghép các giá trị STEAM vào phương pháp giảng dạy trên lớp học để tạo
cơ hội giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh, kỹ năng hợp tác nhóm,
khả năng giao tiếp ngôn ngữ, khả năng phát triển tư duy, sự sáng tạo, khám
phá môi trường xã hội rất cần thiết cho trẻ mẫu giáo ngay từ khi còn bé và
làm phong phú hơn nội dung giáo dục trong các nhà trường”.
Nhiều hội thảo quốc tế về phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm
non liên tiếp diễn ra ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng,
TPHCM, Cần Thơ... cũng đã thu hút sự chú ý và tham gia của đông đảo đội
ngũ GVMN và cán bộ quản lý. Điều đó cũng nhấn mạnh rằng, phương pháp
STEAM rất có ý nghĩa với ngành GDMN hiện nay.
Trong kế hoạch số 3062/KH-GDĐT-MN ngày 22 tháng 9 năm 2020 của

Giáo dục Mầm non TP.HCM đã chỉ đạo triển khai tập huấn STEM/STEAM,
vận dụng trong Chương trình Giáo dục Mầm non. Điều đó chứng đó
STEM/STEAM đang có sức hút và sự quan tâm lớn của ngành Giáo dục Mầm
non trong cả nước.
1.2. Khái niệm STEM và STEAM
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công
nghệ), Engineering (Kĩ thuật) và Mathematics (Tốn học). Giáo dục STEM
được định nghĩa là sự tích hợp các nội dung và kỹ năng của các lĩnh vực khoa
học, cơng nghệ, kỹ thuật và tốn học dựa trên các ứng dụng trong thế giới
thực (Helm & Katz, 2016). STEM trong GDMN ni dưỡng sự tị mị của trẻ


×