Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

SKKN sử dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa các hình thức dạy và học trong môn lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.68 MB, 82 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ ĐA DẠNG HĨA
CÁC HÌNH THỨC DẠY VÀ HỌC TRONG MÔN LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG THPT

MÔN: LỊCH SỬ

Người thực hiện: Hồ Thị Hiền
Tổ
: Sử - Địa - GDCD - Thể dục - Quốc phòng
SĐT cá nhân : 0986.311.001

Năm học: 2020 - 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC ………………………………………………………………. …....2
DANH MỤC VIẾT TẮT ...................................................................................... 4
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................... 1
1.2. Tính mới của đề tài......................................................................................... 2
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu........................................... 2
1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.............................................................. 2
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
1.3.3. Cấu trúc đề tài ............................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................... 4
Chương 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy và học thời đại công nghệ


mới. ........................................................................................................................ 4
1.1. Cơ sở lý luận: ................................................................................................. 4
1.2. Cơ sở thực tiễn. .............................................................................................. 5
1.3.Lợi ích của cơng nghệ thơng tin trong dạy học…………………………. . .. 8
Chương 2: ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC DẠY VÀ HỌC BẰNG CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN TRONG MÔN LỊCH SỬ ............................................................. 10
2.1. Cơng nghệ thơng tin và vai trị trong dạy học Lịch sử ở trường THPT....... 10
2.2. Dùng CNTT để khai thác tư liệu từ kênh hình phục vụ trong dạy và học lịch
sử. ........................................................................................................................ 11
2.2.1. Kênh hình trong dạy học lịch sử: .............................................................. 11
2.2.2. Khai thác tư liệu từ lược đồ, hình ảnh 3D, video trận đánh. ..................... 12
2.2.3. Sử dụng CNTT để khai thác tranh biếm họa, ảnh nhân vật lịch sử trong quá
trình dạy học. ....................................................................................................... 15
2.2.4. Sử dụng CNTT để khai thác thông tin từ phim tư liệu lịch sử. ................ 20
2.3. CNTT với đổi mới phương pháp dạy học trong môn Lịch sử. .................... 24
2.3.1. Sử dụng CNTT để phát huy vai trò của các trò chơi trong dạy học lịch sử. . 24
2.3.2. Sử dụng trị chơi “Đóng vai” để giải quyết các tình huống lịch sử. ........ 28
2.3.3. Trị chơi “đóng vai” phóng viên chiến trường. ......................................... 31
2.3.4. Dùng sơ đồ tư duy để cụ thể hóa nội dung bài học qua tranh vẽ. ............. 32
2.3.5. Tổ chức “triển lãm” tranh để thực hiện nội dung bài học. ........................ 34
2.3.6. Kết hợp dạy học với tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. ........... 37


2.4. Sử dụng công nghệ thông tin để kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức lịch
sử. ........................................................................................................................ 40
2.4.1. Bài tập yêu cầu học sinh xử lý thông tin từ một đoạn tư liệu lịch sử. ...... 40
2.4.2. Bài tập nhận thức sửa lỗi sai trên lược đồ: ............................................... 40
Chương 3: THỰC NGHIỆM ............................................................................... 44
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm............................................................. 44
3.1.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................... 44

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm .............................................................................. 44
3.2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm .................................................................. 44
3.2.1. Chọn đối tượng thực nghiệm..................................................................... 44
3.2.2. Chọn nội dung thực nghiệm ...................................................................... 44
3.2.3 Tiến hành thực nghiệm............................................................................... 44
3.2.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................. 45
Phần 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ...................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51
PHỤ LỤC. ........................................................................................................... 52


DANH MỤC VIẾT TẮT
- CNTT – Công nghệ thông tin
- THPT – Trung học phổ thông
- PTLLS – Phim tư liệu
- GV – Giáo viên
- HS – Học sinh
- TNSP – Thực nghiệm sư phạm


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài.
“Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, sứ mệnh người thầy nặng nề hơn
rất nhiều. Đặc biệt bị cạnh tranh bởi các cơng cụ khác. Do đó, khi người thầy
khơng xác định được rõ sứ mệnh của mình thì dễ dàng bị lẫn đi, bị nhạt nhòa, bởi
rõ ràng các cơng cụ cịn làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức tốt hơn cả người thầy....
vì thế thầy cơ mà khơng thay đổi thì thầy cơ sẽ bị từ chối.” Tiến Sĩ Trần Khánh
Ngọc - giảng viên đại học sư phạm Hà Nội đã từng nhấn mạnh như thế về quá
trình dạy học ở thời đại 4.0. Trong thời đại này kiến thức có ở khắp mọi nơi nhưng
cái quan trọng của người thầy mà máy móc khơng thể thay thế được đó là cảm

xúc, là sự thấu hiểu về học sinh, người có thể tác động đến người học, thậm chí
có thể đóng vai trị làm thay đổi cuộc đời người học chứ không phải là truyền cho
người học một “vốn” kiến thức nhất định thì đó chỉ có thể là những người giáo
viên luôn tâm huyết với nghề. Mặc cho sự đổi thay của thời đại, sự tiến bộ của
khoa học cơng nghệ có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì người thầy cịn là người
u thương tưới tắm cho những hạt giống tương lai với tình yêu thương chân
thành, không điều kiện giúp các em lấy lại sự tự tin, yêu đời và tiến bước trên con
đường tương lai, nên thay vì vẫn thực hiện cách dạy và học cũ thì giáo viên nên
mạnh dạn thay đổi nhiều phương pháp dạy học mới, góp phần nâng cao những
phẩm chất và năng lực cho người học, và việc ““Sử dụng cơng nghệ thơng tin để
đa dạng hóa các hình thức dạy và học trong mơn Lịch sử ở trường THPT” cũng
là một trong những biện pháp để giáo viên nâng cao hiệu quả trong quá trình dạy
và học.
Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi
trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội
dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi,
trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu
của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời
của mọi người”. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã cho thấy quan điểm
của Đảng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang từng bước đáp ứng yêu cầu của
thời đại công nghệ 4.0. Tuy vậy, việc chuyển đổi nền giáo dục sao cho phù hợp
với thời đại công nghiệp 4.0 là một điều khơng dễ dàng.
Trước tình hình đó, mới đây Chính phủ đã phê duyệt đề án "Tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học,
nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn
2016 - 2020, định hướng đến năm 2025" theo Quyết định số 117/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ, nhằm đón đầu cuộc cách mạng 4.0 trong giáo dục. Thực
hiện đề án, ngành giáo dục và đào tạo đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng CNTT,
khơng ngừng tìm kiếm các giải pháp thiết thực và hiệu quả, nhằm góp phần đổi

mới phương pháp dạy và học hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu chung của xã hội.
1


Giáo viên “Sử dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa các hình thức dạy
và học trong mơn Lịch sử ở trường THPT” đóng một vai trị hết sức quan trọng,
thông qua các bài học lịch sử bằng các biện pháp dạy học tích cực, giáo viên có
thể tạo điều kiện để các em được học tập, thực hành những bài tập lịch sử dưới
những hình thức và phương pháp khác nhau dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo
viên, thậm chí dựa vào sự tiến bộ của cơng nghệ thơng tin giáo viên có thể cho
học sinh được tiếp cận các bài học lịch sử bằng cách đóng vai để diễn lại một tác
phẩm, một nhân vật hoặc một sự kiện lịch sử, hoặc có thể dùng Smarphone để
quay một đoạn video, clip ngắn thể hiện nội dung bài học hoặc liên quan đến bài
học…, qua các lần được thực hành bài học lịch sử khơng chỉ góp phần giúp các
em nhớ lâu hơn các bài học mà cịn làm cho các em u thích hơn về mơn học
này, các em có cái nhìn khách quan và đúng nhất về các sự kiện lịch sử bằng sự
trải nghiệm của chính mình, thậm chí qua năng lực thực hành mơn lịch sử cũng
góp phần hình thành những năng lực của cá nhâ như năng lực thu thập và xử lý
thơng tin, năng lực thuyết trình, năng lực diễn xuất, năng lực thực hành cơng
nghệ… và đó là mục tiêu hướng tới mà qua đề tài này tác giả muốn thực hiện.
1.2. Tính mới của đề tài.
Sử dụng CNTT để phục vụ cho dạy và học đã được áp dụng từ lâu trong
quá trình dạy học, giáo viên cũng đã tích cực ứng dụng dưới những hình thức dạy
học khác nhau, nhưng có thể áp dụng các sản phẩm của công nghệ vào dạy học
như video, phim tư liệu, hay giao cho học sinh thực hành bài học bằng các sản
phẩm cơng nghệ thơng tin thì chưa phổ biến lắm hiện nay đặc biệt là trong mơn
Lịch sử, vì vậy tôi chọn đề tài “Sử dụng công nghệ thông tin để đa dạng hóa các
hình thức dạy và học trong môn Lịch sử ở trường THPT” để nghiên cứu. Trong
khi đó mơn lịch sử là mơn học nhận thức về quá khứ thông qua các sự kiện và
nhân vật lịch sử nhưng trong thời đại bùng nổ thông tin và đa phương tiện như

hiện nay thì các sự kiện lịch sử có thể được cơng nghệ hiện đại mơ phỏng qua các
video, clip hay các phần mềm công nghệ mới hỗ trợ dạy học một cách sinh động
đầy sắc màu thu hút sự chú ý của người học. Với đề tài này tơi hy vọng sẽ thay
đổi lối mịn suy nghĩ “Học lịch sử chỉ có học thuộc” nhàm chán, buồn ngủ và và
chỉ lên lớp là nghe giáo viên nói từ đầu giờ đến cuối giờ mà thay vào đó học sinh
học lịch sử là được nghe, được xem và thậm chí là được trải nghiệm chính mơn
học đó bằng hoạt động cảu mình.
Vì vậy tơi chọn đề tài “Sử dụng cơng nghệ thơng tin để đa dạng hóa các
hình thức dạy và học trong mơn Lịch sử ở trường THPT” này để thực hiện tại
trường tôi đang công tác, nhằm thay đổi quan điểm, cách học và tiếp cận môn lịch
sử, nhằm đáp ứng cho xã hội những cơng dân tích cực, năng động thích nghi với
hồn cảnh và điều kiện xã hội mới, phù hợp với thời đại yêu cầu.
1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành thực nghiệm và khảo sát trên các đối tượng là học
2


sinh các khối 10,11,12 tại trường THPT nơi tôi đang công tác
Đề tài tiến hành các biện pháp dạy học mới nhằm phát huy các năng lực tư
duy cho học sinh trong chương trình Lịch sử lớp 10, 11, 12 ban cơ bản.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:Nghiên cứu đề tài phát huy vai trị thầy
giáo trong thời đại công nghệ 4.0 trước tiên dựa vào những chủ trương chính sách
của Đảng và nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục nhất là trong thời
đại công nghệ 4.0, kết hợp với những nguồn tư liệu về các phương pháp dạy học
tích cực, phương pháp phát triển các năng lực tư duy, năng lực thực hành…
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm, điều tra, khảo sát qua các phiếu điều tra, bài
kiểm tra, bài tập nhận thức, bài tập thực hành bằng các sản phẩm công nghệ.
1.3.3. Cấu trúc đề tài

Đề tài được cấu trúc gồm 4 phần với các nội dung cụ thể như sau:
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần II: NỘI DUNG
Phần III: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Phần IV: PHỤ LỤC
Phần 2. NỘI DUNG

3


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Nâng cao hiệu quả sử dụng CNTT trong dạy và học thời đại
công nghệ mới.
1.1. Cơ sở lý luận:
Việc sử dụng CNTT trong dạy học ngày nay gần như là phổ biến, đặc biệt
trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, bởi lẽ trong thời đại số 4.0 thì kiến
thức có ở khắp mọi nơi và người học cũng cần phải được học về những kỹ năng
cơ bản của CNTT mới bắt kịp với sự tiến bộ của thời đại công nghệ số. Khái niệm
“công nghiệp 4.0” được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover
giới thiệu các dự án về chương trình cơng nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng
cao nền cơng nghiệp cơ khí truyền thống của Đức. Điều khác biệt giữa công nghệ
4.0 với 3 cuộc cách mạng trước đó là cơng nghệ 4.0 khơng gắn với sự ra đời của
một công nghệ nào cụ thể mà là kết quả hội tụ của nhiều công nghệ khác nhau,
trong đó trọng tâm là cơng nghệ Nano, cơng nghệ sinh học và công nghệ thông
tin - truyền thông. Công nghệ 4.0 bắt nguồn từ cuộc cách mạng lần thứ 3, nó kết
hợp các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh
học.
Cũng như mọi cuộc cách mạng công nghệ trước đây, cuộc cách mạng cơng
nghệ 4.0 có thể đưa đến tình trạng bất bình đẳng lớn hơn trong xã hội, đặc biệt là
nguy cơ phá vỡ thị trường lao động truyền thống, tiến tới thiết lập một thị trường

lao động mới mà ở đó là sự cạnh tranh của tri thức sáng tạo, của nền giáo dục chất
lượng cao là rất lớn... Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước đang phát triển trong
khu vực và trên thế giới đều phải đối mặt với những thách thức lớn về sự thiếu
hụt lao động có trình độ cao và kỹ năng chun nghiệp. Vì thế cuộc cách mạng
cơng nghiệp 4.0 đặt ra thách thức ngành giáo dục phải thay đổi cách dạy học cho
phù hợp, người thầy khơng cịn là người cung cấp, truyền đạt thông tin tri thức
cho người học mà cịn có nhiệm vụ giúp học sinh phát triển phẩm chất, năng lực
thực hành có thể áp dụng trong cuộc sống.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1.2016) của Đảng Cộng
sản Việt Nam cũng đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển
giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học, học lý thuyết đi đôi với thực hành, lý luận
gắn với thực tiễn. Phát triển giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, với tiến bộ khoa học công nghệ, yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực và thị trường lao động”.
Từ u cầu chung của tồn hệ thống chính trị đó mà hiện nay Bộ giáo dục
và đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở tất
cả các cấp học, bậc học, ngành học, xem công nghệ thông tin như là một công cụ
4


hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học. Nhưng làm
thế nào để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy đạt hiệu quả cao
nhất? Đó là một vấn đề mà không phải người giáo viên nào cũng giải quyết một
cách hồn hảo được.
Trong khi đó theo quy định của Sở Giáo dục và đào tạo các địa phương thì
tất cả giáo viên đều phải biết sử dụng máy vi tính và ít nhất phải có chứng chỉ A
tin học. Tuy vậy có chứng chỉ A tin học, sử dụng thành thạo máy vi tính nhưng
khi áp dụng soạn giáo án điện tử và áp dụng nó vào dạy học lại là một điều khơng

thường xun vì nó khơng đơn giản. Khi mà phần lớn các giáo viên ngại sử dụng
giáo án điện tử trong giảng dạy vì cho rằng sẽ tốn thời gian để chuẩn bị bài giảng
và khi dạy giáo án điện tử sẽ không thực hiện được các phương pháp dạy học mới
vào bài giảng của mình do phụ thuộc quá nhiều vào máy chiếu và hình ảnh trên
máy chiếu. Hơn nữa khi sử dụng giáo án điện tử giáo viên phải vất vả gấp nhiều
lần so với cách dạy truyền thống đó là phấn trắng bảng đen, vì giáo viên phải mất
thời gian tìm hình ảnh minh họa, âm thanh, tư liệu dẫn chứng phù hợp với nội
dung bài giảng, chưa kể là thiết kế các mơ hình, bảng biểu để dạy học để có một
giờ học sinh động và hiệu quả, khi sử dụng giáo án điện tử ngoài những kiến thức
cơ bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm PowerPoint giáo viên cần phải
có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ và sự nhạy bén để tìm kiếm tư liệu phục vụ cho bài
dạy và nhất là phải có niềm đam mê, vì khi có lịng đam mê thì chúng ta mới thực
hiện được những việc được coi là vất vả như nêu ở trên.
Vì vậy “Sử dụng cơng nghệ thơng tin để đa dạng hóa các hình thức dạy và
học trong mơn Lịch sử ở trường THPT” là sự cần thiết và phù hợp trong chương
trình giáo dục hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu chung của xã hội và bắt kịp với sự
tiến bộ của khoa học – công nghệ để xây dựng và phát triển cho người học những
năng lực, phẩm chất cần thiết, người học có thể thực hành được các kỹ năng đó
trong cuộc sống.
1.2. Cơ sở thực tiễn.
Sự thay đổi của phương pháp dạy học và cách thức thực hiện đã đặt ra yêu
cầu cho giáo viên phải thay đổi, chỉ có nâng cao vai trị của giáo viên thì học sinh
mới có thể thay đổi để đáp ứng yêu cầu chung của xã hội, học sinh khơng chỉ là
người có khả năng lĩnh hội kiến thức mà có khả năng thực hành, khả năng sáng
tạo, thích ứng với thách thức và những yêu cầu mới mà các phương pháp giáo dục
truyền thống không thể đáp ứng được. Hiện nay ở các trường trung học phổ thông
đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực cho
học sinh, nhiều phương pháp dạy học tích cực đã được giáo viên áp dụng vào dạy
học, kể cả trong môn lịch sử, tuy nhiên việc áp dụng sử dụng công nghệ thông tin
trong dạy học cịn nhiều hạn chế, nhất là mơn Lịch sử khi học sinh vẫn xem môn

Lịch sử là một môn học thuộc, chỉ cần ghi nhớ sự kiện và không cần phải thực
hành bài tập hay nội dung khác ngoài sách giáo khoa. Vì lối mịn suy nghĩ đó mà
làm cho mơn sử có nhiều hạn chế trong học hành và thi cử. Nên việc tối đa hóa
5


sử dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy học là cần thiết, phù hợp với yêu cầu
chung của đổi mới phương pháp dạy học ngày nay.
Trong quá trình dạy học ở trường THPT nơi tôi đang công tác, tôi đã tiến
hành điều tra khảo sát học sinh về thực trạng dạy và học theo hướng phát triển
năng lực và phẩm chất cho người học thông qua việc sử dụng CNTT như sau.
+ Mục đích điều tra
Tìm hiểu về q trình sử dụng CNTT trong dạy học của giáo viên nhằm đa
dạng các hình thức dạy học cho học sinh, qua các hình thức đó giáo viên hướng
người học đạt đến những năng lực và phẩm chất cần thiết.
+ Đối tượng điều tra:
Học sinh lớp 11A4, 10A1, 12A1 tại trường tôi đang công tác.
+ Nội dung điều tra: Điều tra các hình thức dạy học được tiến hành trên lớp theo
mức độ khác nhau.
Mức độ thực hiện
TT

Tiêu chí

1

Giáo viên tổ chức dạy học
theo phương pháp mới

2


Giáo viên sử dụng công
nghệ thông tin trong dạy
học

3

Dạy học kết hợp sử dụng
công nghệ thơng tin với
phương pháp dạy học tích
cực.

4

Học sinh được thực hành
bằng sản phẩm cơng nghệ
trong q trình hoạt động
học

5

Học sinh được kiểm tra
đánh giá bằng các sản
phẩm công nghệ

Thường
xuyên

Không
thường

xuyên

Kết quả điều tra khảo sát học sinh các lớp 10A1, 11A2 và 12A1.
6

Không thực
hiện


Mức độ thực hiện
Thường
xuyên

Không
thường
xuyên

Không thực
hiện

Giáo viên tổ chức dạy học
theo phương pháp mới

90%

10%

0%

2


Giáo viên sử dụng công
nghệ thông tin trong dạy
học

15%

65%

20%

3

Dạy học kết hợp sử dụng
công nghệ thông tin với
phương pháp dạy học tích
cực.

10%

70%

20%

4

Học sinh được thực hành
bằng sản phẩm cơng nghệ
trong q trình hoạt động
học


0%

85%

15%

5

Học sinh được kiểm tra
đánh giá bằng các sản
phẩm cơng nghệ

5%

80%

15%

TT

Tiêu chí

1

Qua bảng điều tra về các lớp trong quá trình dạy và học ở tất cả các môn
học, nhất là môn Lịch sử cho thấy rằng, trong dạy học ngày nay hầu hết giáo viên
đã áp dụng phương pháp dạy tích cực trong quá trình dạy học lên tới 90% tuy
nhiên việc sử dụng công nghệ mới kết hợp với phương pháp dạy học tích cực rất
hạn chế chỉ chiếm 5 đến 10% là thường xun, cịn đâu nữa là khơng thường

xun vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn cả. Ngoài ra theo như bảng khảo sát thì việc học
sinh được thực hành bài học bằng sản phẩm công nghệ trên lớp và bài tập về nhà
thì cịn hạn chế rất nhiều, việc giáo viên cho phép học sinh được thực hiện bài học
bằng sản phẩm công nghệ ngay tại lớp học gần như là khơng có (0%), cịn cho
phép học sinh về nhà thực hiện cũng rất ít chỉ có khoảng (5%). Điều này chứng
minh rằng hiện nay trong thực trạng dạy học dù đã có chủ trương thay đổi căn bản
tồn diện trong giáo dục nhưng thực tế việc thích nghi với thời đại cơng nghệ
thơng tin để dạy học thì cịn nhiều hạn chế nhất định, nhất là đa dạng các hình
thức dạy học kết hợp sử dụng CNTT. Điều này làm hạn chế đi sự phát triển năng
lực của học sinh khi không được tham gia vào các dự án học tập vì thế mà học
sinh khơng được tạo điều kiện để phát triển những phẩ chất và năng lực à CNTT
mang lại. Từ thực trạng khảo sát dạy học ở trên thiết nghíuwr dụng CNTT để đa

7


dạng các hình thức dạy học cho học sinh là rất cần thiết, khơng chỉ mang lại lợi
ích cho người học mà cả người dạy.
1.3. Lợi ích của việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày nay.
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học nói chung và đối với bộ
mơn lịch sử nói riêng mang lại rất nhiều lợi ích trong đó khơng chỉ cho người học
mà cả cho người dạy.
* Lợi ích đối với giáo viên:

- Giúp giáo viên tương tác tốt với công nghệ thông tin và truyền thông khi
giảng bài trên lớp.
- Khuyến khích sáng tạo và linh hoạt, giáo viên có thể vẽ và giải thích rõ
ràng những thơng tin đưa ra.
- Giáo viên có thể lưu và in ra những gì đã trình bày, bao gồm cả những lưu
ký đã được đưa thêm trong quá trình giảng bài, hạn chế phải nhắc lại, ơn lại nhiều

lần
- Giáo viên có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy...giúp giảm thiểu
đáng kể khối lượng công việc.
- Nâng cao năng lực thực hành các phương pháp dạy học mới kết hợp sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Thậm chí nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên dạy các mơn khác
ngồi ngoại ngữ.
- Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụng
cơng nghệ thơng tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chun mơn và năng lực
thực hành sư phạm.
* Lợi ích đối với học sinh:
- Nâng cao hứng thú và động lực học tập khi tham gia vào các hoạt động

học
- Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển
kỹ năng xã hội và con người
- Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những
gì đã hiển thị trước đó
- Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài
giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt
- Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp
- Trải nghiệm thực tế bằng các mơ hình cơng nghệ thơng tin khi thực hành
nội dung bài học.
- Nâng cao khả năng thực hành và áp dụng công nghệ trong cuộc sống.
8


- Tiện ích về mặt khơng gian và thời gian
- Dễ dàng khai thác và cập nhật thông tin từ nhiều kênh thơng tin khác nhau.
Với những lợi ích đưa lại từ việc ứng dụng CNTT trong dạy học, không chỉ

nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học mà đó là một cơng việc lâu dài,
khó khăn địi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, năng lực của đội
ngũ giáo viên để thực hiện. Nhưng thiết nghĩ rằng, với khả năng sư phạm vốn có
cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến thức tin học, các GV hồn tồn có thể thiết
kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt hơn phương pháp sư phạm, góp phần đổi
mới phương pháp giảng dạy và vai trị của giáo viên cũng vì thế được nâng lên
trong quá trình dạy học.

9


Chương 2:
ĐA DẠNG CÁC HÌNH THỨC DẠY VÀ HỌC BẰNG CƠNG NGHỆ
THƠNG TIN TRONG MƠN LỊCH SỬ
2.1. Cơng nghệ thơng tin và vai trò trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.
Công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển của Internet đã mở ra một
kho kiến thức vô cùng đa dạng và phong phú cho người học và người dạy, giúp
cho việc tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và
dạy. Công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở giúp con người tiếp cận thông tin
đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời
gian. Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy.
Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một
cách hiệu quả. Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học,
người dạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian
nào. Tài nguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục
hiện đại. Bởi công nghệ thông tin đã mở ra hướng tiếp cận kiến thức mới cho cả
giáo viên và học sinh khi kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên.
CNTT còn khắc phục những hạn chế của giáo dục truyền thống, với phương
pháp học tập truyền thống, một lớp học, một giáo viên thực hiện giảng dạy cho
30-50 học sinh sau nhiều năm được áp dụng phổ biến, hiện đang dần bộc lộ những

vấn đề ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục như:
- Lớp học q đơng, số học sinh càng lớn thì chất lượng học tập càng giảm.
- Giáo viên không thể giải quyết tất cả vấn đề mà mỗi học sinh cần, những
vấn đề nhỏ của từng học sinh bị bỏ qua để đảm bảo tiến độ chung và thời lượng
của lớp học.
- Mỗi cá nhân học sinh cảm thấy hứng thú, phù hợp và thoải mái với một
phương pháp truyền tải khác nhau, có học sinh thích học qua video, có học sinh
thích được giáo viên kèm cặp riêng, có học sinh lại muốn tìm hiểu nội dung qua
các trị chơi. Một giáo viên mỗi lớp không thể sử dụng tất cả mọi phương pháp
trong một thời lượng học (45 phút).
- Mỗi học sinh có sức học và mức độ tiếp thu kiến thức khác nhau.
- Học sinh khó tiếp cận các nguồn học liệu đa dạng, nếu khơng có sự hỗ trợ
của công nghệ như Internet, việc tiếp cận truyền thống mất rất nhiều thời gian, đơi
khi là khó khăn.
Ưu điểm của cơng nghệ trong dạy học là có thể tạo dựng các sự kiện lịch
sử theo mơ hình, hoặc vẽ lại lược đồ các trận chiến theo mô tả một cách sinh động
và chân thực nhất có thể, qua đó giúp giáo viên dễ dàng mơ tả cho học sinh các
sự kiện đó một cách chân thực nhất có thể.
10


Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và
giáo viên là người truyền tải nó, thì hiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được
cung cấp trực tuyến qua kết nối Internet, qua nhiều kênh thông tin khác nhau mà
ở đâu người học cũng dễ dàng tiếp thu được.
Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến
thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp
tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến
thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự
thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp

cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm
phát triển năng lực của học sinh.
Công nghệ thông tin tạo không gian và thời gian học linh động. Công
nghệ thông tin tạo điều kiện cho người học có thể học tập và tiếp thu kiến thức
một cách linh động và thuận tiện. Mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có
thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau, góp phần
tạo ra xã hội học tập mà ở đó, người học có thể học tập suốt đời.
Bên cạnh đó, với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, công nghệ
thông tin sẽ tạo cơ hội cho người học có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa
thích, phù hợp với năng khiếu của mỗi người, từ đó mà phát triển theo thế mạnh
của từng người do cấu tạo khác nhau của các tiểu vùng vỏ não. Chính điều đó sẽ
thúc đẩy sự phát triển của các tài năng.
2.2. Dùng CNTT để khai thác tư liệu từ kênh hình phục vụ trong dạy và học
lịch sử.
2.2.1. Kênh hình trong dạy học lịch sử:
Kênh hình trong dạy học môn Lịch sử là loại phương tiện chứa đựng,
chuyển tải lượng thông tin, kiến thức mà giáo viên khai thác để phục vụ trong quá
trình dạy học và là nguồn tri thức phong phú đa dạng, góp phần tạo biểu tượng,
phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho học sinh trong quá trình học
tập.
Kênh hình là hệ thống bao gồm: tranh ảnh, hình vẽ , biểu bảng, sơ đồ, video
clip, đoạn phim...mang nội dung của kiến thức cần truyền tải đến HS thơng qua
thị giác, thính giác.
Có nhiều loại kênh hình để phục vụ trong quá trình dạy và học như:
- Lược đồ các trận đánh lịch sử.
- Video các trận đánh
- Tranh ảnh phản ánh công trình văn hóa, kiến trúc lịch sử
- Tranh ảnh là các chân dung nhân vật lịch sử.
- Tranh ảnh là các biến cố lịch sử.
- Các đoạn phim tài liệu về lịch sử.

11


- Tranh biếm họa, châm biếm.
Kênh hình có vai trị quan trọng, giúp biểu diễn trực quan nội dung kênh
chữ. Giáo viên khai thác tư liệu trong kênh hình để dạy học sẽ tạo sự hứng thú với
học sinh trong quá trình học tập, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức dễ dàng và bền
vững, giáo viên cũng dễ đạt được mục tiêu của bài học nhờ nguồn tư liệu kênh
hình mang lại.
2.2.2. Khai thác tư liệu từ lược đồ, hình ảnh 3D, video trận đánh.
Lược đồ, hình ảnh 3D, video trận đánh chứa đựng nhiều tư liệu ngoài sách
giáo khoa.
Hình ảnh sinh động, bắt mắt, thu hút sự chú ý của học sinh.
Truyền tải một cách hiệu quả, sáng tỏ thơng điệp trong q trình dạy học
Khi dạy các bài lịch sử thời cổ và trung đại thế giới cũng như lịch sử Việt
Nam, trước đây giáo viên chỉ có thể khai thác qua các lược đồ, tài liệu cũ và sự
mơ tả đó chưa sinh động, kênh hình chủ yếu ảnh chụp đen trắng nên không gây
hứng thú học tập cho học sinh.
Nhưng giờ đây nhờ công nghệ thơng tin và vai trị của giáo viên được phát
huy trong dạy học nên những nguồn tư liệu được cập nhật và khai thác để sử dụng
sẽ làm phong phú hơn tư liệu học tập, các sản phẩm như lược đồ, sơ đồ có màu
và sắc nét đẹp hơn, một số kênh hình mới được tạo ra để minh họa rõ nét, thậm
chí người ta có thể tạo ra những video với hình ảnh 3D sắc nét mà chân thực, góp
phần miêu tả rõ hơn về các nhân vật, sự kiện lịch sử.
Ví dụ minh họa 1: khi dạy bài 19 – Những cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV ( Lịch sử 10 – ban cơ bản).
- Ví dụ minh họa: Khi dạy về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các
thế kỷ X –XV (Kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê, Thời Lý, kháng chiến
chống quân Mông – Nguyên, khởi nghĩa Lam Sơn). Nếu là trước đây giáo viên
chỉ có thể khai thác được các lược đồ về các trận đánh đó một cách mờ nhạt qua

lược đồ khơng màu và chỉ có hình 37- Lược đồ các địa danh diễn ra những trận
đánh lớn từ thế kỷ X – XV thì khơng gây hứng thú học tập cho học sinh mà làm
cho học sinh nhàm chán hơn.
Ví dụ lược đồ các cuộc kháng chiến trong các thế kỷ X – XV khơng có màu.

12


Dù có lược đổ để minh họa cho bài học nhưng cũng không hiệu quả bằng
việc sử dụng các vi deo minh họa các trận đánh lớn vì các lược đồ đó khơng có
màu sắc, khơng bắt mắt, nên hiệu quả khơng cao, mặc dù các video hoặc hình ảnh
3D chỉ được phỏng lại theo mơ hình.
VD. GV sử dụng vi deo trong trong khi dạy bài 19 - Những cuộc kháng
chiến chống giặc ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV ( Lịch sử 10 – ban cơ bản). Giáo
viên sẽ khai thác tư liệu lịch sử qua các đoạn video mô phỏng các trận đánh lớn ở
các thế kỷ X – XV để học sinh hiểu rõ hơn về nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch
sử của và nghệ thuật quân sự cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, như video cuộc
kháng chiến chống Tống thời Lý của Lý Thường Kiệt, video các cuộc kháng chiến
13


chống quân Mông – Nguyên, hay video trận Chi Lăng – Xương Giang của Lê Lợi
(phụ lục 6)

Giáo viên kết nối với theo đường link để vào khai thác các video cho dạy học.
/>
- Ý nghĩa của hoạt động dạy học.
Với những video mô tả về các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong
các thế kỷ từ X – XV, học sinh dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ các sự kiện và ý nghĩa của
các sự kiện, nhân vật lịch sử một cách rõ nét, đặc biệt là những nhân vật lịch sử

có vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo hay Lê Lợi.

14


Học sinh rút ra được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của các cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược ở các thế kỷ X - XV
Học sinh hiểu được nghệ thuật quân sự mà ông cha ta đã sử dụng trong các
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm trong các thế kỷ X – XV, từ đó rút ra bài
học lịch sử cho truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
Ví dụ minh họa 2: Khi dạy bài 21 – Những biến đổi của nhà nước phong
kiến trong các thế kỷ XVI – XVIII (Lịch sử 10 – ban cơ bản) hoặc khi dạy đến
bài 23 – Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc
cuối thế kỷ XVIII.
- Khi GV sử dụng phương pháp dạy học truyền thống: Giáo viên chỉ cỏ thể mô tả
việc chia cắt đất nước trong những thế kỷ XVI – XVIII bằng miệng qua lời kể của
giáo viên kết hợp chỉ lược đồ trống Việt Nam trong các thế kỷ XVI - XVIII.
Nhưng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin mà giáo viên đã khai thác được bằng
video mô tả về Đại Việt ở thế kỷ XVI - XVIII khi giữa hai chính quyền Đàng
Trong và Đàng ngoài chiến tranh dẫn đến sự chia cắt đất nước, giáo viên cho học
sinh khai thác tư liệu qua video rồi tiến hành tổ chức cho học sinh hoạt động “đóng
vai”. Học sinh hóa thân vào nhân vật Quang Trung – Nguyễn Huệ giương cao
khẩu hiệu “lấy của nhà giàu, chia cho nhà nghèo” để đánh bại vương triều chúa
Nguyễn ở Đàng Trong và vượt sông Gianh (Quảng Bình) để ra lật đổ chúa Trịnh
ở Đàng Ngồi và bước đầu thống nhất đất nước. (Link về Quang trung đại phá quân Thanh />
2.2.3. Sử dụng CNTT để khai thác tranh biếm họa, ảnh nhân vật lịch sử
trong quá trình dạy học.
Tranh biếm họa là một loại kênh hình có tính trực quan cao, đặc biệt sử
dụng tranh biếm họa trong dạy học lịch sử thu được nhiều kết quả hơn, bởi tranh

biếm họa lịch sử phản ánh nội dung cụ thể về nhân vật, sự kiện, hiện tượng lịch
sử một cách tương đối rõ. Tranh biếm họa cịn gắn liền với các sự kiện tính thời
sự, chính trị, xã hội nóng hổi, quan trọng để phản ánh giai đoạn lịch sử đó.
Tranh biếm họa thường có tính cường điệu, hài hước, lạ lẫm thu hút học
sinh, kích thích tư duy sáng tạo của học sinh. Học sinh không chỉ khai thác nội
dung lịch sử trong tranh mà cịn khai thác cả tính “cường điệu” trong tranh biếm
họa, qua đó mới phát huy được năng lực tư duy của học sinh trong quá trình học
tập.
Việc sử dụng tranh biếm họa để dạy và học đã trở nên phổ biến trong
phương pháp dạy học mới những năm gần đây, tuy nhiên việc trực tiếp hướng dẫn
học sinh khai thác tranh biếm họa ngay tại giờ học là biện pháp mới, hướng học
sinh đến những tư duy độc lập, để cho ra kết quả cụ thể.Với việc học sinh được
sử dụng điện thoại trong giờ học, giáo viên cho phép học sinh sử dụng Smartphone
để khai thác thông tin phục vụ cho bài học tốt hơn.
15


Ví dụ minh họa: Khi dạy bài 17 “Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)”
(Lịch sử 11 – Cơ bản), GV vào bài sau phần khởi động “Ở bài học trước các em
đã được học về chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) … mà nguyên nhân
của nó chính là mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa giữa các nước đế quốc, tuy nhiên
mâu thuẫn đó chưa được giải quyết trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất thì
mâu thuẫn mới lại nảy sinh sau hội nghị Vec xai – Oasinhtơn giữa những nước
bại trận với những nước thắng trận, giữa những đế quốc thõa mãn (Anh, Pháp,
Mĩ) và những đế quốc bất mãn (Nhật, Italia...) và những mâu thuẫn khác xuất
hiện... thì cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ (1929 – 1933) làm những
mâu thuẫn giữa các nước đế quốc thêm gay gắt... làm quan hệ quốc tế đứng bên
bờ vực của cuộc chiến tranh thế giới. Và đó là những nguyên nhân dẫn đến chiến
tranh thế giới thứ hai”.
Sau đó giáo viên sử dụng tranh biếm họa “Người khổng lồ Hit Le” để thực

hành các hoạt động dạy học.
Mục I – Con đường dẫn đến chiến tranh, sau khi khái quát lại quan hệ quốc
tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất quan hệ quốc tế đã córất nhiều vấn đề tồn tại
nhưng vì sao với sự xuất hiện của Hít Le thì đẩy quan hệ quốc tế đó đến trước một
cuộc chiến tranh, giáo viên chiếu hình ảnh “Người khổng lồ Hít Le” lên máy chiếu
và yêu cầu học sinh khai thác. Giáo viên đặt câu hỏi: “Nếu khơng có nhân vật lịch
sử này chiến tranh thế giới thứ hai có bùng nổ không?”
- Phương thức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chiếu hình ảnh tranh biếm họa “Người khổng lồ” khơng
có thơng tin gì lên máy chiếu.

Bước 2.Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác hình ảnh tranh biếm họa:
Trước tiên giáo viên hướng dẫn khai thác thơng tin hình ảnh Hít Le, và khai thác
những thơng tin về nhân vật lịch sử này qua mạng Internet.

16


+ Hình ảnh Hít Le nằm vắt ngang lục địa châu Âu, với tư thế ung dung tự
tại
+ Khai thác về trang phục của HítLe như quần áo, đai nịt, đế giày…
+ Hình ảnh những chính khách châu Âu đang vây quanh HítLe.
- Sau khi học sinh quan sát và trả lời giáo viên chiếu tiếp hình ảnh có phụ
đề về tranh biếm họa “Người khổng lồ - Hít le”.
Bước 3: Học sinh kết hợp với tư liệu trong Mục I (sgk) và lý giải được con
đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai, yêu cầu học sinh trả lời một số câu
hỏi?
+ Em hãy quan sát thật kĩ bức tranh biếm họa về Hit-le và cho biết nội dung
bức tranh muốn nói lên điều gì?
+ Em biết gì về trùm phát xít Hít-le ở Đức?

+ Qua những gì em khai thác được, Em đánh giá như thế nào về nhân vật
này?
+ Em có suy nghĩ, nhận xét gì về quan hệ quốc tế lúc bấy giờ được phản
ánh qua bức tranh biếm họa?
Giáo viên tổng kết: Sau khi học sinh thu thập thông tin qua tranh biếm họa
và tìm kiếm thêm nguồn tư liệu qua Internet để tìm hiểu về bức tranh “Người
khổng lồ” giáo viên nhận xét và tổng hợp. Đây là nhân vật Hitle. Hít-le được ví
như “người khổng lồ” sau khi đã có những hành động quân sự ở châu Âu, với vẻ
mặt rạng ngời trước những hành động quân sự mình đạt được ở châu Âu lúc bấy
giờ, dưới đế giày ghi dòng chữ “Sieg Heili” nghĩa là “Chào quyết thắng hoặc Chào
lãnh tụ của tôi” cùng với chữ Vạn, một biểu tượng của Đức quốc xã về tham vọng
bá chủ thế giới.
Hình ảnh các chính khách châu Âu được ví là đang “ve vản” trùm phát xít
Hít Le trước sức mạnh của Đức quốc xã, nhưng đó là thái độ thỏa hiệp, dung
dưỡng cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
Sau cùng là giáo viên cung cấp thêm một số thông tin về nhân vật Hít Le
và đặt một số câu hỏi để học sinh có thể tranh luận cho bài học.
Adolf Hitle sinh ngày 20-4-1889, tự sát ngày 30-4-1945. Là chủ tịch đảng
Đức Quốc xã từ năm 1921, làm thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ
tướng đế quốc" kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm
1934.
Ông kiến lập chế độ độc tài Đức quốc xã của Đệ tam Đế quốc, cấm tất cả các
đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị để thâu tóm quyền lực.
Ơng đã khởi phát thế chiến thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình
tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một
số nhóm chủng tộc, tơn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc “Đại đồ sát dân Do
17


Thái”. Điều đặc biệt là cả Hít-le và vua hài Sác-lô đều sinh cùng thời điểm là

tháng 4 năm 1889 ( vua hài Sác-lô sinh ngày 15/4/1889) nhưng một người thì
mang lại tiếng cười cho cả thế giới, cịn người kia thì làm cho cả thế giới phải
khóc ( vì Hít-le đã châm ngịi cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ - một
cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, làm hơn 60 triệu người
chết. )
Nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và
cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Hit-le
là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực
hủy hoại hiếm thấy.

Kết hợp với hình ảnh và tư liệu học sinh khai thác được qua mạng Internet
có thể trả lời được câu hỏi “Nếu khơng có Hít Le thì chiến tranh thế giới thứ hai
có bùng nổ khơng?”
Học sinh trả lời được: Nếu không xuất hiện nhân vật HitLe chiến tranh thế
giới thứ hai vẫn bùng nổ, bởi khơng có Hít Le cũng sẽ có một nhân vật hiếu chiến
cực đoan khác xuất hiện nhằm lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc tới một
cuộc chiến để giải quyết nó, vì thế khi Hít Le xuất hiện đã có những thế lực hậu
thuẫn để lên cầm quyền, để rồi thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của các nước lớn đã
góp phần cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.
Khi dạy học Bài 21: “Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt
Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX” (Tiết 1 – Lịch sử 11)
Trong phần khởi động bài học giáo viên dùng hình ảnh những nhân vật lịch
sử trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên thế (Vua Hàm Nghi,
Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng, và Hồng Hoa Thám) để khởi động bài học.
18


Bước 1. GV cho HS quan sát các bức ảnh trên màn hình trình chiếu:
Giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng smartphone để khai thác và xử lý đúng thông
tin về các nhân vật lịch sử trong phong trào cần Vương và khởi nghĩa nông dân

Yên Thế
Biết được vai trò của họ trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm, nên họ
được chọn để đặt tên cho đường phố, trường học… ở Việt Nam.

Hình 1:.................... Hình 2:..................... Hình 3:................ Hình 4:.................
Bước 2. GV yêu cầu HS liệt kê tên các nhân vật lịch sử được chiếu lên màn
hình và liệt kê các thông tin đã được khai thác:
Bước 3: Giáo viên u cầu các nhóm trình bày thơng tin mà mình khai thác
được,
Tên nhân vật lịch sử nào trên đây được chọn để đặt tên cho các đường phố
hoặc trường học ở Việt Nam? Ý nghĩa của việc làm này?
Giáo viên tổng hợp báo cáo kết quả của các nhóm về các thơng tin nhóm
mình vừa khai thác và đánh giá nhận xét.
+ Vua Hàm Nghi, Tôn Thất thuyết, Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám.
+ Tên nhân vật lịch sử được chọn để đặt tên cho các đường phố hoặc trường
học: Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Tơn Thất Thuyết
- Ý nghĩa của hình ảnh mà giáo viên cung cấp:
Giữa các nhóm khai thác được những nguồn tư liệu khác nhau, nên sẽ bổ
trợ thông tin lẫn nhau khi các nhóm trình bày.
Thơng tin học sinh khai thác được cũng nhiều hơn và học sinh sẽ dễ ghi
nhớ hơn.
Qua hình ảnh và vai trị về các nhân vật lịch sử học sinh có thể hiểu được
những đóng góp to lớn của họ với sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ
đó, bồi đắp thêm lịng u nước, lịng tự hào, tự tơn dân tộc và lịng biết ơn với
những người đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, để từ đó học
19


sinh có thái độ biết ơn, trân trọng với những gì mà cha ơng ta đã làm và có ý thức
học tập, rèn luyện, xây dựng quê hương đất nước sau này.

2.2.4. Sử dụng CNTT để khai thác thông tin từ phim tư liệu lịch sử.
- Vai trò của phim tư liệu với dạy học lịch sử.
Phim tư liệu cũng là một đồ dùng trực quan có thể sử dụng trong quá trình
dạy học, nghiên cứu cho thấy rằng càng nhiều giác quan tham gia vào quá trình
học tập thì thông tin thu được càng nhiều, đa giác quan của HS được kích thích.
Vì thế phim tư liệu có vai trò nhất định phục vụ cho việc dạy và học nhất là mơn
lịch sử.
Phim tư liệu góp phần kích thích đa giác quan của học sinh khi được sử
dụng để dạy học, là phương tiện tác động đến thị giác, thính giác giúp cho q
trình thu nhận thơng tin của “bộ máy học” dễ dàng hơn, giờ học trở nên sinh động
hơn, tạo hứng thú học tập cho HS.
Phim tư liệu có khả năng làm cho các sự kiện lịch sử được cụ thể hóa một
cách dễ dàng hơn, độ tin cậy đối với người học cũng cao hơn.
Phim tư liệu có thể dùng minh họa nội dung bài học, hoặc có thể cung cấp
thêm kiến thức bài học, cũng có thể dùng để ơn tập, củng cố nội dung bài học,
nhưng thường giáo viên sử dụng đoạn phim tư liệu để minh họa nội dung bài học
vì nó là minh chứng sinh động để học sinh hiểu rõ hơn các sự kiện lịch sử mình
vừa được nghe.
- Các yêu cầu để sử dụng phim tư liệu trong dạy học. Để khai thác hiệu quả phim
tư liệu trong quá trình dạy học thì giáo viên cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản
như sau:
Nội dung của phim tư liệu phải bám sát nội dung bài học, thông tin do đoạn
phim cung cấp phải đảm bảo độ chính xác, chân thực và thực sự lôi cuốn.
Thời lượng mỗi đoạn phim tuỳ theo dung lượng của bài học, phải hợp lí
khơng được quá dài cũng không thể quá ngắn, phù hợp nhất là từ hai đến năm
phút.
Số lần sử dụng phim cho một tiết học khơng nên q ba lần vì GV còn phải
kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học khác. Hơn nữa nếu số lần xem phim
quá nhiều dễ làm cho HS không tập trung và quan trọng hơn là khơng có thời gian
để hướng dẫn học sinh khai thác nguồn tư liệu từ trong phim.

Cần phải có các phương tiện kĩ thuật cần thiết để hỗ trợ cho việc thực hiện
giờ dạy khi sử dụng phim tư liệu lịch sử như: máy vi tính, máy chiếu, màn hình
chiếu.

20


Giáo viên phải sắp xếp hợp ký chỗ ngồi của học sinh để mọi gọc sinh có
thể quan sát được nội dung của phim tư liệu, vì đó cũng là một phần của nội dung
bài học.
Với những yêu cầu đảm bảo trên thì giáo viên có thể sử dụng phim tư liệu
để khai thác thông tin phục vụ cho quá trình dạy và học, góp phần nâng cao khả
năng nhận thức về lịch sử, khả năng thu nhận và xử lý thơng tin.
Ví dụ minh họa: Khi dạy bài 22 – Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu
chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất
(1965 – 1973). (Lịch sử 12 – cơ bản), dạy về nội dung vai trò của hậu phương
miền Bắc chi viện cho miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1965 –
1968, Giáo viên minh họa đoạn phim tư liệu về tuyến đường mịn Hồ Chí Minh
(Đường 559) qua phim tư liệu được khai thác trên mạng để làm rõ hơn về vai trò
hậu phương của miền Bắc đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
Mục tiêu khai thác PTLLS. Giúp học sinh hiểu rõ hơn về vai trị của tuyến
đường mịn Hồ Chí Minh trong thời gian kháng chiến chống Mĩ.
Học sinh thấy được sức mạnh của bộ đội Việt Nam trong thời kỳ chiến
tranh, thấy được sự hy sinh to lớn, sự mưu trí của một dân tộc nhỏ và yếu nhưng
không bao giờ khuất phục trước giặc ngoại xâm.
Biện pháp thực hiện:
Khi giáo viên dạy về vai trò hậu phương của miền Bắc trong những năm
1965 – 1968 qua phần tư liệu lịch sử được cung cấp trong sách giáo khoa, nhưng
khá ít ỏi “Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam mang tên Hồ Chí Minh
trên bộ (dọc theo dãy núi trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai

thơng năm 1959, dài hàng nghìn cây số đã nối liền hậu phương với tiền
tuyến.”(Sgk lịch sử 12 – trang 179), giáo viên có thể sử dụng đoạn phim tư liệu
về tuyến đường mịn Hồ Chí Minh để miêu tả thêm về con đường huyền thoại của
Việt Nam và qua đó cũng làm rõ được vai trị hậu phương của miền Bắc trong
kháng chiến chống Mĩ.
- Bước 1: Giáo viên chiếu cho học sinh xem đoạn phim tư liệu và hướng dẫn học
sinh khai thác từ phim tư liệu (hình ảnh được cắt từ phim tư liệu) (Phụ lục 3)

(Người Mỹ coi những sự đau khổ của họ bắt nguồn chủ yếu từ con đường mòn
bất khả xâm phạm này)
- Bước 2: Giáo viên nêu ra một số vấn đề liên quan đến đoạn phim tư liệu
học sinh vừa được xem và yêu cầu học sinh khai thác thông tin từ PTLLS với các
yêu cầu sau.
21


×