Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

SKKN phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các bài học GDQP – AN trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

ĐỀ TÀI
“Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các bài học GDQP –
AN trường THPT”

Môn: GDQP - AN
Năm học 2020 – 2021

1


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔ LƯƠNG 3

ĐỀ TÀI
“Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong các bài học GDQP –
AN trường THPT”

Mơn: GDQP - AN
Tác giả: Hồng Văn Tình

Năm học 2020 – 2021

2


MỤC LỤC
TT
PHẦN I


NỘI DUNG

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ.

1

Lý do chọn đề tài

1-2

2

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2-3

3

Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu

3-4

4

Tính mới của đề tài

4


PHẦN II

NỘI DUNG.

1

Cơ sở lý luận

5-6

2

Cơ sở thực tiễn

6- 9

3

Giải pháp thực hiện

10 – 28

4

Tính mới, tính khoa học – thực tiễn

29

5


Kết quả đạt được

29 – 31

PHẨN III

KẾT LUẬN

1

Thời gian nghiên cứu

32

2

Ý nghĩa của đề tài

32 – 33

3

Kiến nghị, đề xuất

33 – 34

4

Tài liệu tham khảo


35

5

Phụ lục

35-43

3


I . ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài
Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “thực hiện đồng bộ các
giải pháp, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương
trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng
hiện đại, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lí
tưởng, giáo dục truyền thống, lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng
tạo, kĩ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”.
Mục tiêu của nền giáo dục nước ta hiện nay là hướng đến đối tượng người
học, để cung cấp cho người học kĩ năng, phương pháp, kinh nghiệm học tập hiệu
quả nhất. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là trong giáo dục quốc phòng ở
các trường THPT, Vấn đề rèn luyện kĩ năng, nhận thức cho học sinh về phương
pháp họ tập mang tính chủ động, có tính tích cực dần được chú trọng.
Giáo dục quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân là một nội dung quan trọng
của việc xây dựng nền quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân. Giáo dục quốc
phòng, an ninh cho học sinh THPT thuộc nội dung quan trọng của nền giáo dục
quốc dân, có chiến lược quan trọng trong đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm gần đây, cơng tác giáo dục quốc phịng an ninh cho học sinh,
sinh viên, đặc biệt là lực lượng đông đảo học sinh trung học phổ thông dần dần đã

đi vào nề nếp và ổn định. Tuy nhiên đây là một mơn học vẫn chưa được chú trọng
và vẫn cịn hạn chế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng GDQP- AN còn
thấp như đội ngũ giáo viên GDQP- AN còn thiếu, lực lượng chưa được đào tạo dài
hạn, chính quy vẫn cịn ít, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học quốc phòng an ninh vẫn
chưa được đồng bộ, sử dụng kém hiệu quả, hình thức tổ chức, phương pháp dạy
học chưa phù hợp.
Nâng cao chất lượng GDQP-AN cho học sinh trường THPT cần phải chỉ đạo
tổ chức thực hiện chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương tới các cơ sở
bằng các cách phù hợp với từng lứa tuổi. Đồng bộ hóa các yếu tố cho giáo dục
quốc phòng an ninh là nhiệm vụ, yêu cầu cấp thiết hiện nay, không những để thực
hiện đầy đủ chương trình đào tạo mà cịn để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo
dục quốc phòng an ninh. Yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới hiệu quả, chất
lượng giáo dục quốc phòng an ninh là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực. Dạy học tích cực bao gồm bao gồm phương pháp giải quyết vấn đề,
phương pháp trực quan, phương pháp giảng dạy bằng tình huống, phương pháp
làm mẫu, tái tạo, phương pháp tìm tịi, phương pháp nghiên cứu. Phương pháp dạy
học là tổng hợp các cách thức hoạt động của người dạy và người học, nói cách
khác đó là sự thống nhất cách dạy, cách học của giáo viên và học sinh. Đổi mới
phương pháp dạy học GDQP-AN theo hướng tích cực là đổi mới phương pháp
giảng dạy phù hợp với quá trình nhận thức của người học. Đổi mới phương pháp
dạy học khơng có nghĩa là phủ nhận toàn bộ phương pháp dạy học cũ, thay vì tồn
4


bộ phương pháp dạy học mới mà là kế thừa, phát triển, vận dụng linh hoạt những
ưu điểm, kết quả tích cực vốn có của dạy học truyền thống. Muốn dạy học theo
hướng tích cực phát huy năng lực của học sinh thì giáo viên cần phải nắm chắc nội
dung, cũng như mọi điều kiện đảm bảo cho dạy và học, có nhiều vấn đề, nhiều tình
huống được đặt ra. Phương pháp dạy học bằng tình huống phải đảm bảo rằng, giáo
viên phải có trình độ chun mơn sâu, có tay nghề vững vàng, có kinh nghiệm

trong giáo dục đào tạo. Mục đích của phương pháp dạy học bằng tình huống giúp
cho học sinh tránh được tình trạng học tập thụ động, hạn chế được tình trạng ghi
chép vội vàng và đắm chìm vào những dịng ghi chép lý thuyết mà khơng vận dụng
vào thực tiễn. Tính tích cực của phương pháp dạy học bằng tình huống là cả người
dạy và người học ln phát huy khả năng vốn có của bản thân để giải quyết vấn đề
được đặt ra trong bài học. Phương pháp dạy học bằng tình huống cịn giúp cho
người học ln có sự suy nghĩ, tư duy độc lập, sáng tạo, có cả chiều rộng và chiều
sâu khi muốn hiểu biết và giải quyết vấn đề nào đó. Trong các phương pháp dạy
học tích cực thì phương pháp dạy học bằng tình huống là phương pháp có nhiều ưu
điểm, lợi thế hơn các phương pháp dạy học khác. Dạy học bằng phương pháp tình
huống địi hỏi người dạy và người học phải có thái độ hoạt động nghiêm túc, có
khả năng nhận biết được mâu thuẫn và giải quyết từng vấn đề mà tình huống đặt
ra.
Phương pháp dạy học bằng tình huống có tác dụng và ý nghĩa rất lớn, không
những phát huy được khả năng nhận thức, tư duy sáng tạo, mà cịn khuyến khích
năng lực tự học, tự nghiên cứu, tìm tịi học tập của người học.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp
dạy học tình huống và căn cứ vào các nội dung của chương trình GDQP-AN ở
trường THPT lớp 10, 11, 12. Qua thời gian công tác, giảng dạy cũng như trong
cuộc sống hằng ngày, tôi nhận thấy rằng, các nội dung của chương trình GDQP –
AN ở trường THPT có q nhiều nội dung mà áp dụng tình huống vào thì các em
có thể vận dụng lý thuyết vừa học để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, có
thể vận dụng vào thực tế đời sống và các yêu cầu của thực tiễn một cách nhanh
chóng và hiệu quả. Chính vì vậy, qua một thời gian áp dụng có hiệu quả phương
pháp dạy học tình huống qua các bài học của chương trình GDQP-AN ở trường
THPT. Tơi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm: “Phát tình huống sát thực tế
chiến đấu, thực tế đời sống trong các bài học Giáo dục quốc phòng – An ninh
trường THPT” với mong muốn gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Kích thích sự tìm
tịi, chủ động, ham học hỏi và xử lý tốt các tình huống thường gặp của học sinh,
giờ dạy được sôi động hơn và đóng góp một gần nhỏ nhoi của mình vào nền quốc

phịng tồn dân, an ninh nhân dân cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
của đất nước.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu phương pháp dạy học bằng việc phát tình huống sát thực tế
chiến đấu, sát thực tế cuộc sống trong các bài học môn GDQP – AN để xây dựng,
5


tiến hành cách dạy mới, cách học mới học sinh trường THPT. Qua đó giúp cho
giáo viên nâng cao trình độ chun mơn của mình và tạo ra sản phẩm tốt nhất trong
qua trình dạy học cũng như giúp học sinh có thể vận dụng các kiến thức đã học vào
thực tế cuộc sống một cách chủ động hơn. Qua các tình huống sát thực tế chiến đấu
các em cũng sẽ phần nào hiểu được sự hy sinh, gian khổ của cha ông trong các
cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và có tâm thế sẵn sàng tham gia vào các tổ chức
quân đội, công an khi tổ quốc cần.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học bằng tình huống.
Đánh giá thực trạng về cơng tác giáo dục quốc phịng an ninh và phương
pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy mơn quốc phịng an ninh ở trường
THPT.
Xây dựng các tình huống sát thực tế cuộc sống, sát thực tế chiến đấu để vận
dụng vào một số nội dung thực hành môn GDQP – AN ở trường THPT.
Thực hiện lý luận phải gắn liền với thực tiễn, phải giúp học sinh thực hiện
được các tình huống xảy ra trong thực tế đời sống và hiểu được phần nào đó các
tình huống trong thực tế chiến đấu. Giúp các em sẵn sàng, chủ động trước mọi tình
huống có thể xảy ra.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Tôi chọn 2 lớp 12, 2 lớp 11 và 2 lớp 10, học sinh
trường THPT tôi đang công tác. Được chia thành hai nhóm: Nhóm 1 làm đối
chứng và nhóm 2 làm thực nghiệm.

Nhóm 1: Học tập bình thường theo sự hướng dẫn của sách giáo khoa GDQP
– AN 12 và các phương pháp dạy học truyền thống gồm các lớp: 12A10, có 42 học
sinh, 11T4 có 43 học sinh,lớp 10D3 có 42 học sinh.
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm, áp dụng một số trò
chơi quân sự vào bài học để tạo hứng thú học tập cho học sinh gồm các lớp: 12A3
có 43 học sinh, 11T5 có 43 học sinh và lớp 10D2 có 42 học sinh.
Phạm vi nghiên cứu: Chương trình GDQP – AN của học sinh trung học phổ
thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, so sánh, hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài
nghiên cứu
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
6


Quan sát, dự giờ trong các buổi học để rút kinh nghiệm, cũng như cách ứng
phó của học sinh trong thực tế đời sống.
5.4. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Tìm hiểu những khó khăn, hạn chế khi học sinh học tập các nội dung của
môn học GDQP – AN.
5.5. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, bằng mạng xã hội đối với đề tài.
Đưa các nội dung tình huống và cách xử lý tình huống của học sinh lên
mạng xã hội để thăm dò ý kiến dư luận.
Sử dụng phiếu thăm dò mức độ tiếp thu và nhận thức về việc đưa tình huống
vào trong giảng dạy.
5.6. Phương pháp thống kê.
Sử dụng một số phép toán thống kê để xử lý kết quả nghiên cứu.
6. Tính mới của đề tài.

Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học
sinh, trong hoạt động dạy và học này thì học sinh sẽ đóng vai trị chính, là trọng
tâm và phát huy được hết năng lực của mình.
Thơng qua việc phát các tình huống sát với thực tế đời sống, thực tế chiến
đấu thì học sinh sẽ tiếp thu một cách chủ động và là người trực tiếp xử lý tình
huống với kiến thức vừa học được. Từ đây, lý luận sẽ gắn liền với thực tiễn mà
không phải là thầy đọc, trị chép, lắng nghe và hình dung.
Đem lại phương pháp dạy học mới, góp phần gắn liền lý thuyết với thực
tiễn, học đi đôi với hành, trang bị cho các em các kiến thức cần thiết để xử lý các
tình huống trong cuộc sống cũng như có những hiểu biết cơ bản để tham gia vào sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Có thể dùng phương pháp phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến
đấu trong hoạt động khởi động, hỏi bài cũ, trong các chủ đề bài học, hệ thống lại
nội dung cũng như dặn dò tiết học sau cũng như trong hội thao để kiểm tra phản
ứng của học sinh khi vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết yêu cầu tình
huống đưa ra

7


II. NỘI DUNG.
1. Cơ sở lý luận.
Đổi mới phương pháp dạy học là tất yếu, là quy luật phát triển và tồn tại của
sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Đổi mới phải có sự kế thừa, chọn lọc, khơng phủ
định hết các giá trị truyền thống tốt đẹp của phương pháp dạy học cũ, cách dạy học
cũ.
Trong các phương pháp dạy học cũ thì chúng ta đều biết, thuyết trình là một
phương pháp cơ bản được sử dụng từ hàng nghìn năm nay. Phương pháp thuyết
trình có ý nghĩa lớn lao trong hoạt động nhận thức của học sinh trên nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Dạy học theo phương pháp thuyết trình là phương pháp tốn rất

ít thời gian, chỉ cần một thời gian nhất định có thể truyền đạt một khối lượng kiến
thức khổng lồ. Sử dụng phương pháp thuyết trình có thể giúp cho người học hiểu
được khái niệm tri thức, làm cơ sở cho quá trình nhận thức. Nhưng hạn chế của
phương pháp này là người học luôn ở thế bị động, luôn bị điều khiển theo phương
thức hoạt động của người dạy. Chúng ta cần phải nhận thức rõ, sử dụng phương
pháp gì, cách dạy học nào thì cái đích cuối cùng vẫn là sản phẩm, là hiệu quả đối
với người học. Chúng ta không bắt buộc người học phải nắm vững tất cả khối kiến
thức ngay tại lớp học mà làm cho người học nhận ra vấn đề cốt lõi, biết được cách
tiếp cận dần với tri thức.
Trong bài phương pháp dạy học, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, cố vấn ban
chấp hành trung ương Đảng đã từng viết “Thời gian gần đây, tơi có đến dự lớp ở
một số trường, cốt yếu là để nghe giảng của thầy. Phải nói rằng tơi ngạc nhiên cao
độ lúc chỉ nghe thầy nói, trị chép trong gần một tiếng đồng hồ, không nghe thầy
giảng, cũng khơng nghe đối thoại giữa thầy và trị. Tơi được biết ở một số trường
khác, phương pháp dạy học cũng tương tự. Tìm hiểu thêm ở một số trường khác
tơi rất vui vì học ở đây có sự tiến bộ hơn, hiện đại hơn. Thầy gợi ý để trò suy nghĩ,
thầy nếu tình huống có vấn đề để thảo luận, tranh luận, tìm cách xử lý tốt nhất ….
Tục ngữ có câu “khơng thầy đố mày làm nên” nhưng cũng có câu “học một biết
mười”. Điều này cho chúng ta thấy được vị trí của người dạy quan trọng như thế
nào, nhưng đồng thời cũng cho thấy tầm quan trọng của người học, có thể nói là
cực kỳ quan trọng”.
Dựa trên câu nói tâm huyết của thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng như cả một
quá trình phát triển và đổi mới giáo dục của nước ta. Hiện nay chúng ta đã có rất
nhiều cách dạy học mới theo hướng phát huy năng lực học sinh như trực quan, làm
mẫu, tái tạo, đàm thoại, nghiên cứu… đặc biệt là phương pháp dạy học bằng tình
huống đang được sử dụng rộng rãi trong nền giáo dục quốc dân hiện nay. Phương
pháp dạy học bằng tình huống khơng những đem lại chất lượng, hiệu quả giảng
dạy cho người thầy mà còn đem lại chất lượng rất tốt cho người học. Phương pháp
dạy học tình huống cịn phát huy được óc tư duy, khả năng tư duy, sáng tạo của
người học và đặc biệt có tác dụng khuyến khích học sinh phát triển cách tự học, tự

8


nghiên cứu, có khả năng độc lập giải quyết các vấn đề mà thực tiễn đặt ra. Giảng
dạy bằng phương pháp nêu tình huống địi hỏi người dạy phải giỏi cả về lý thuyết
lẫn thực hành, phải công phu sưu tầm những tình huống có thật và cụ thể có liên
quan đến mơn giảng, phải tâm huyết, dành tồn bộ tâm trí và thời gian cho cơng
tác giáo dục và giảng dạy người học cũng từ đó hiểu rõ hơn tầm quan trọng của
việc học, tự học, suy nghĩ, hành động, hiểu được giá trị tiềm ẩn của mình về trí tuệ,
tư duy sáng tạo, nhận thức được giá trị của việc học là để giải quyết các vấn đề mà
cuộc sống đặt ra.
Đổi mới phương pháp là tất yếu, là quyết định đến sự thành bại của cả nền
giáo dục. Nhất là trong môn học GDQP – AN – một mơn học có tính đặc thù riêng
mà ở đó có rất nhiều nội dung có thể vận dụng vào để giải quyết các vấn đề mà
thực tế đặt ra. Ngay trong nội dung GDQP –AN cũng đã chứa đựng rất nhiều tình
huống cần phải giải quyết như trong dạy học các nội dung về nền quốc phịng tồn
dân- an ninh nhân dân, kỹ thuật cấp cứu chuyển thương, cấp cứu ban đầu các tai
nạn thông thường, ma túy, băng vết thương, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, ném
lựu đạn, chiến thuật từng người vận động trên chiến trường. Chính vì vậy, đem
phương pháp giảng dạy tình huống vào các nội dung thực hành môn GDQP – AN
thực sự rất quan trọng. Bản thân tôi luôn trăn trở, cố gắng tích lũy chun mơn
cũng như nghiên cứu sâu các nội dung bài học, nghiên cứu các tình huống thực tiễn
và cách xử lý tình huống, hướng dẫn hành động để áp dụng vào trong bài học. Từ
đó có thể phát triển được năng lực chuyên môn và giúp cho học sinh nhận thức
được vấn đề cốt lõi của nội dung bài học và dùng các kiến thức đã học để xử lý tốt
các tình huống xảy ra trong thực tiễn, sẵn sàng tham gia vào nền quốc phịng tồn
dân, an ninh nhân dân và là lực lượng dự bị động viên hùng hậu khi tổ quốc cần.
Chính vì những lý do đó và qua một q trình nghiên cứu áp dụng, tơi mạnh dạn
viết sáng kiến: “Phát tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu trong
các bài học GDQP-AN trường THPT”. Nhằm góp phần đóng góp vào sự đổi mới

phương pháp dạy học của môn GDQP-AN, nâng cao nhận thức của các thế hệ học
sinh về tầm quan trọng của giáo dục quốc phòng an ninh đối với bản thân mỗi học
sinh, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Nhận thức của bản thân.
Trong đời sống cũng như trong q trình giảng dạy mơn GDQP-AN ở
trường THPT, bản thân tôi thấy rằng trong môn học GDQP – AN có rất nhiều nội
dung liên quan đến đời sống hằng ngày, có rất nhiều tình huống mà các em học
sinh đã học trong môn GDQP – AN ở chương trình THPT. Thế nhưng, dù lĩnh hội
được các khái niệm, các bước giải quyết vấn đề, nhưng đến khi vấn đề đó xảy ra
thì các em lại bị động, khơng thể nói là các em khơng được học cách giải quyết vấn
đề mà phải nói rằng, lý luận quá xa rời thực tiễn dẫn đến nhiều vụ việc đáng tiếc.
Tôi lấy ví dụ đã xảy ra như em Nguyễn Văn A, trong quá trình học bị ngất, cán bộ
y tế chưa đến kịp. Mặc dù đã được học về cấp cứu ban đầu tai nạn thông thường
9


rồi nhưng các em học sinh gần nhất vẫn bị động trong việc sơ cứu. Hay như một số
em đi tắm ở ao hồ, sơng suối, có một em Nguyễn Văn B trong quá trình tắm thì bị
đuối nước mà các em còn lại chỉ biết chạy đi gọi người, la hét, hoảng loạn… dẫn
đến trường hợp em B tử vong. Các bài báo, các thông tin sai lệch trên mạng xã hội
của lực lượng phản động, ly khai làm cho học sinh nhận thức lệch lạc. Các trường
hợp như điện giật, say nắng, say nóng, bong gân, sai khớp, gãy xương, chấn
thương phần mềm, các tư thế vận động, cách cấp cứu chuyển thương…. Mặc dù
các em học sinh đều đã được trang bị kiến thức, nhưng như tôi đã nêu ở phần cơ sở
lý luận nếu lý luận xa rời thực tiễn, nếu không đặt các em vào trong những tình
huống đó, chuẩn bị trước, tập dượt trước khi tình huống đó xảy xa trong mỗi nội
dung của bài học thì các em sẽ ln bị động và xảy ra những hậu quả đáng tiếc
( hằng năm đều có học sinh, sinh viên bị đuối nước, bị say nắng, say nóng, ngất…).
Từ đó tơi ln trăn trở, ln tìm cách đổi mới phương pháp giảng dạy và tìm cách

đưa những tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến đấu vào trong các nội
dung của môn học GDQP-AN để giúp các em có thể vận dụng lý luận sang thực
tiễn, chuẩn bị tốt và sẵn sàng phản ứng tích cực lại với mọi tình huống xảy ra.
2.2. Đối với giáo viên
2.2.1. Ưu điểm.
Được nhà trường, hội đồng giáo dục quốc phòng các cấp quan tâm, cung cấp
vật chất đầy đủ cho q trình thực hiện cơng tác GDQP – AN.
Được tập huấn về các phương pháp dạy học mới, được kiểm tra, đánh giá,
bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực chuyên môn.
Rất nhiều giáo viên nhận thức rõ được tầm quan trọng của môn GDQP – AN
và đang từng ngày nghiên cứu, tìm tịi đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với
yêu cầu trong tình hình mới.
2.2.2. Nhược điểm
So với các mơn học khác thì mơn GDQP – AN là mơn học mới hơn, lực
lượng giáo viên GDQP – AN chưa đủ dẫn tới việc phải bổ sung giáo viên bán
chuyên trách ( ghép môn ). Việc phải thực hiện hai nhiệm vụ cùng một lúc khiến
cho nhiều giáo viên nghiêng về chuyên môn chính của mình hơn là chun mơn
GDQP – AN.
Nhiều giáo viên chưa tích cực trong việc đổi mới các phương pháp dạy học,
nhất là các nội dung thực hành, dẫn đến đôi lúc lý luận chưa gắn liền với thực tiễn.
Một số cán bộ, giáo viên cịn có những quan niệm chưa đúng về Cơng tác
GDQP – AN trong tình hình hiện nay, họ cho rằng GDQP – AN chỉ phù hợp với
điều kiện thời chiến, không cần thiết trong thời bình nên khơng chủ động, thiếu
tích cực trong chuẩn bị các điều kiện thực hành mơn học. Thậm chí một số giáo
viên mơn khác cịn cịn mơ hồ đối với môn học GDQP – AN và làm cho học sinh
có nhận thức lệch lạc theo và chỉ coi mơn này là phụ và xem nhẹ.
10


Một số giáo viên chưa chú trọng về công tác quốc phòng an ninh, chưa nhận

thức rõ được việc GDQP – AN góp phần tích cực vào q trình nâng cao nhận thức
về chính trị, tư tưởng, sự giác ngộ cách mạng và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cho
học sinh. Kết hợp với môn học GDQP – AN không nằm trong các nội dung thi
THPT quốc gia nên xem nhẹ và không chú trọng vào chuyên môn.
Nhiều giáo viên chưa hiểu thế nào là tình huống trong dạy học, phương pháp
dạy học bằng tình huống, vẫn sử dụng phương pháp độc thoại, thầy đọc, trò chép
dẫn đến việc hạn chế nhận thức của học sinh.
2.3. Đối với học sinh.
Các em học sinh xem môn học này là môn phụ nên dẫn tới kết quả học tập
chưa cao như: không học bài cũ, không chuẩn bị bài trước khi đến lớp, không tập
trung chú ý, chán học, …v.v
Nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, số đông
học sinh và cả định hướng của phụ huynh là tập trung vào các mơn học chính để
thi vào các trường đại học nên không chú tâm môn học này.
Do nhận thức hạn hẹp về môn GDQP – AN, mà các em thậm chí lơ là, chểnh
mảng cả trong những nội dung thực hành có liên quan đến thực tiễn và hay xảy ra
trong đời sống ( Đuối nước, say nắng, sai khớp, gãy xương, các vấn đề liên quan
đến nền QPTD – ANND, nghĩa vụ quân sự, địa hình, địa vật …).
Khảo sát mức độ hứng thú của học sinh khi học giáo dục quốc phòng – an ninh
Khơng thích
Thích
Lớp

Sĩ số
Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng


Tỉ lệ (%)

12A10

42

16

38,1

26

61,9

12A3

43

12

28

31

62

11T5

43


15

35

28

65

10D2

42

13

31

29

69

11T4

43

18

42

25


58

10D3

42

14

34

28

66

11


Hình ảnh khảo sát hứng thú của học sinh với môn học GDQP - AN
12


3. Giải pháp thực hiện.
3.1. Xây dựng tình huống, xử lý tình huống sát thực tế đời sống, thực tế chiến
đấu.
3.1.1. Xây dựng tình huống.
Tùy vào nội dung lý thuyết cũng như thực hành của từng bài học môn
GDQP – AN ở trường THPT mà giáo viên áp dụng tình huống vào cho phù hợp.
Có thể sử dụng tình huống vào hoạt động khởi động, hỏi bài cũ, trong từng nội
dung của bài học và kiểm tra, hệ thống lại kiến thức cuối giờ.
Mỗi giáo viên cần phải tìm tịi, nghiên cứu và dựa vào yêu cầu kiến thức của

bài học, kinh nghiệm của mình trong thực tế đời sống để đem ra các tình huống
cho phù hợp với nội dung của từng bài học cũng như cách xử lý tình huống tốt nhất
cho học sinh. Bản thân mỗi học sinh cũng cần phải tìm hiểu trước nội dung của
bài, nghiên cứu chủ đề của bài học để đưa ra các tình huống trong phần thảo luận,
thắc mắc để làm rõ nội dung tình huống có vấn đề đó.
Trong mỗi bài học, giáo viên và một số em học sinh có thể hiệp đồng với
nhau trong việc tạo tình huống để làm bài học sinh động hơn. ( Ví dụ: Khi chuẩn bị
kết thúc tiết cuối cùng của bài 5 lớp 10, giáo viên hiệp đồng với 1 em học sinh, em
đó sẽ giả vờ bị ngất để xem phản ứng của các bạn còn lại, lớp sẽ bị động do chưa
được học cách cấp cứu ban đầu, qua đó sẽ về nhà để chuẩn bị kĩ nội dung cũng như
nhận thức được tầm quan trọng của bài 6, cấp cứu ban đầu các tai nạn thông
thường, băng vết thương ).
Các cách phát tình huống:
+ Giáo viên trực tiếp phát tình huống để học sinh giải quyết.
+ Học sinh chuẩn bị tình huống để phát tình huống cho các bạn cịn lại giải
quyết, hoặc nhóm khác giải quyết.
3.1.2. Xử lý tình huống.
Muốn xử lý tình huống cần phải qua 3 bước:
Bước 1. dựa vào kiến thức đã được học để nghiên cứu tình huống, phân tích
để thấy được bản chất của vấn đề, sự việc đang xảy ra.
Bước 2. Bàn cách xử trí, đề ra những chủ trương, biện pháp, phương pháp cụ
thể để xử lý và giải quyết tình huống.
Bước 3. Hành động, xử lý tình huống. Học sinh thực hiện đóng vai với
cương vị là các nhân vật tại thời điểm đó của tình huống để giải quyết u cầu mà
tình huống đặt ra. Sau đó giáo viên và các em học sinh còn lại sẽ nhận xét và kết
luận cách giải quyết tình huống và bổ sung nếu cách giải quyết của học sinh cịn
thiếu sót.

13



3.2. Một số nội dung áp dụng phương pháp dạy học bằng tình huống.
Chương trình giáo dục quốc phịng an ninh ở trường THPT có rất nhiều nội
dung sát với thực tế đời sống, thực tế chiến đấu. Nhưng trong khuôn khổ của đề tài
cho phép, tôi xin đưa ra một số ví dụ mà đề tài áp dụng.
3.2.1. Bài 5, lớp 10 “Thường thức, phòng tránh một số loại bom đạn, thiên tai
thơng thường”.
a. Tình huống 1:
Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung một số biện pháp
phịng tránh bom đạn thơng thường( mục 2, I)
Mục đích: Giúp các em học sinh hiểu rõ tác hại của bom đạn, biết cách
phòng tránh bom đạn và trách nhiệm của mình đối với tổ quốc nếu chiến tranh xảy
ra.
Giáo viên nêu tình huống:
Thời gian lúc này là 16 giờ ngày N, Theo thông tin của ban chỉ huy quân sự
huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, một tốp máy bay ném bom của đế quốc X đang
có ý đồ đổ bộ và ném bom trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Dự kiến
vào khoảng 20 giờ cùng ngày thì chúng sẽ tới và tiến hành ném bom. Hết tình
huống, trên cương vị là một người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, em sẽ phản
ứng lại với tình huống này như thế nào ?
Học sinh xử lý tình huống:
Trên cương vị là một người dân ở trên địa bàn, em sẽ chuẩn bị kĩ về tư
tưởng, tâm lý, tinh thần, thông báo cho mọi người về sự việc sắp xảy xa, lắng nghe
chỉ đạo của chính quyền các cấp, làm hầm hố phòng tránh hoặc lợi dụng địa hình
địa vật để phịng tránh, xây dựng các vật cản, các đồ vật như lá cây, cành cây… để
ngụy trang. Nhanh chóng sơ tán đến những nơi mà chính quyền cơ sở thông báo,
hỗ trợ các lực lượng vũ trang trong quá trình đánh trả và chuẩn bị cho việc khắc
phục hậu quả sau trận chiến.
Giáo viên và các em học sinh còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung cách xử
lý của học sinh nếu còn thiếu sót.


Hình ảnh học sinh tích cực tham gia xử lý tình huống
14


b. Tình huống 2:
Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung một số biện pháp
phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. ( Mục 3.II )
Mục đích: Giúp các em học sinh hiểu rõ tác hại của thiên tai, chuẩn bị tốt các
biện pháp phòng tránh thiên tai để đề phịng thiên tai có thể xảy ra cũng như trách
nhiệm của mình đối với xã hội khi thiên tai xảy ra
Giáo viên nêu tình huống:
Theo thơng tin từ đài dự báo khí tượng thủy văn và thơng báo từ chính
quyền xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Vào khoảng thời gian từ 15
giờ 30 phút ngày N đến 18 giờ 30 phút ngày N thì cơn bão số 12 với sức gió giật
cấp 11 sẽ đổ bộ và xã Nam Kim là nơi mà tâm bão đi qua. Hết tình huống, trên
cương vị là một người dân ở xã Nam Kim, em sẽ phản ứng lại tình huống này như
thế nào?
Học sinh xử lý tình huống:
Trên cương vị là một người dân ở xã Nam Kim, em sẽ tuân thủ các chỉ đạo
của ban phòng chống lụt bão đề ra. Sau đó, thơng báo cho những người xung
quanh để họ rõ hơn về tác hại, sự nguy hiểm của cơn bão, cùng với các cơ quan, tổ
dân phố thực hiện các biện pháp như gia cố lại nhà cửa, làm bao cát để lên mái tôn,
sửa lại mái ngói, chặt các cành cây, các cây cối có khả năng bị đổ, gia cố lại đường
dây điện, cột điện, chuẩn bị lương thực, thực phẩm ( Phòng trường hợp mưa lũ,
làng xã bị cô lập nhiều ngày, giúp đỡ những người xung quanh để cùng chống
bão…. Chuẩn bị kĩ lực lượng cứu hộ cứu nạn, sẵn sàng khắc phụ hậu quả cũng như
giúp đỡ mọi người xung quanh khắc phục hậu quả của bão gây ra để trở lại với
cuộc sống thường ngày.
Giáo viên và các em học sinh còn lại nhận xét cách xử lý, bổ sung nếu cách

xử lý cịn thiếu sót.

15


Hình ảnh học sinh tham gia đóng vai, xử lý tình huống
3.2.2. Bài 6. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thơng thường và băng bó vết thương.
a. Tình huống 1:
Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung “Ngất” mục 3, I
Mục đích: Giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học, hiểu rõ cách cấp cứu
ban đầu và sẵn sàng đối phó lại tình huống có người xung quanh bị ngất, từ đó rèn
luyện thể chất thường xuyên, chế độ làm việc, nghỉ ngơi đều đặn để cơ thể thích
ứng dần với mọi điều kiện của mơi trường.
Giáo viên nêu tình huống:
Vào 09 giờ 45 phút ngày N, lớp 10X trường THPT Tân Kỳ đang học thể dục
tại sân thể dục của trường, lúc này thời tiết rất oi bức. Sau khi thực hiện xong nội
dung chạy bền thì lớp chia thành các tốp nhỏ và lợi dụng các bóng râm của cây
trong sân thể dục để nghỉ ngơi. Bỗng dưng, em Nguyễn Văn A bị ngất, “ ngừng
thở, tim ngừng đập”, người gần nhất cạnh em Nguyễn Văn A là em Vũ Đức B. Hết
tình huống. Trên cương vị là bạn Vũ Đức B, trong tình huống này, em sẽ xử lý như
thế nào?.
Học sinh xử lí tình huống:
Trên cương vị là Em Vũ Đức B, là người gần nhất bạn A. Em sẽ trực tiếp
cấp cứu ban đầu cho bạn Nguyễn Văn A theo các bước, giải tán đám đơng, kiểm tra
tình trạng của nạn nhân, gọi một số bạn xung quanh đến hỗ trợ, nới lỏng quần áo
của nạn nhân cho máu dễ lưu thông, cho đầu hơi ngửa ra sau, lau chùi đờm, dãi của
nạn nhân ( Nếu có) sau đó thực hiện thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, phối hợp
cùng một bạn khác, thổi ngạt 1 lần, ép tim 5 lần, làm khẩn trương, liên tục, kiên trì,
khi nào bạn A tự thở được và tim đập lại mới dừng. Khi bạn A tỉnh thì chuyển đến
cơ sở y tế gần nhất để theo dõi.

Học sinh dựa vào tình huống giả định, đóng vai và thực hiện động tác theo
yêu cầu tình huống. Giáo viên và các học sinh còn lại quan sát, nhận xét và bổ
sung nếu cách xử lý cịn thiếu sót.

16


Hình ảnh học sinh đóng vai, thực hiện cấp cứu người bị ngất
b. Tình huống 2:
Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung cấp cứu ban đầu các
tai nạn thơng thường, giáo viên phát tình huống bất kì một nội dung nào đó để
kiểm tra lại kiến thức cũng như khả năng sẵn sàng đối phó với tình huống xảy ra
của học sinh.
Mục đích: Kiểm tra lại mức độ nhận thức kiến thức của học sinh cũng như
khả năng phản ứng lại với mọi tình huống liên quan đến các tai nạn thông thường
đã học.
Giáo viên nêu tình huống:
Chiều ngày N năm 20XX, sau khi tan học thì một số em học sinh nữ của lớp
10E9 có rủ nhau đi bơi tại đập Bàu Đá xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ
An. Mực nước ở con đập này rất sâu và có diện tích rộng. Tuy rằng tất cả đều ý
thức được chỉ tắm cho mát và bơi gần bờ từ 3m trở lại, nhưng do khởi động chưa
kỹ nên em Dương Thị K và em Nguyễn Kim C bị chuột rút đang ở cách khu vực
nước nông 1.5m, lúc này em K vẫn đang ngụp lặn kêu cứu cịn em C đã có dấu
hiệu đuối nước. Các em học sinh còn lại bơi kém, thậm chí khơng biết bơi, thời
gian vàng để cứu 2 em học sinh trên là khơng q 5 phút. Hết tình huống, trên
cương vị là người bạn cùng đi chơi với em K và em C thì em sẽ xử lý tình huống
này như thế nào.
Học sinh xử lý tình huống:
Đối với tình huống này, nếu em là một người bạn cùng đi tắm với C và K,
nhận định rõ tình hình của hai bạn, em sẽ chia các bạn cịn lại thành 2 tốp, một tốp

nhanh chóng kết quần áo lại thành sợi giây, tiếp cận gần và ném cho bạn K, kéo
bạn K vào bờ rồi ủ ấm, động viên bạn K. Tốp còn lại do bạn C đã đuối hết sức nên
đã cơ động, tiếp cận, túm tóc hoặc xốc nách kéo bạn C vào bờ, sau đó nghiêng bạn
C sang một bên để ép nước ra ngoài. Trường hợp bạn C vẫn cịn tự thở được thì cởi
bớt quần áo ướt của bạn C để ủ ấm và động viên bạn, nếu bạn C có dấu hiệu ngất
thì lau chùi đờm dãi cho bạn C và thực hiện hô hấp nhân tạo cho bạn C bằng cách
một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt cho đến khi bạn C
tỉnh lại. Sau khi bạn C tỉnh lại thì đưa bạn C đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra lại
sức khỏe.
Học sinh dựa vào tình huống giả định để đóng vai để sơ cứu cho bạn. Giáo
viên và các học sinh còn lại quan sát, nhận xét, bổ sung nếu cách xử lý của học
sinh cịn thiếu sót.

17


Hình ảnh học sinh đóng vai, cứu nạn, cấp cứu ban đầu người bị đuối nước
18


c. Tình huống 3.
Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung băng số 8
Mục đích: Giúp học sinh có phản ứng tốt trong trường hợp đối mặt với
người bị thương và có vết thương phức tạp. Hiểu rõ tầm quan trọng của y tế học
đường, chuẩn bị tốt các vật tư y tế cần thiết trong tủ thuốc y tế của lớp để đề phịng
các tình huống chấn thương khơng mong muốn.
Giáo viên nêu tình huống:
Trong giờ ra chơi, các em học sinh trong lớp 10A7 do vui đùa quá mức, em
học sinh Nguyễn Văn A bị ngã, có va chạm vào vật nhọn và bị chảy máu ở mu bàn
chân. Trong lớp lúc này, tủ thuốc của lớp đang có đủ bơng, băng cuộn, oxy già….

Hết tình huống, trên cương vị là người gần bạn A nhất, em sẽ xử lý như thế nào ?
Học sinh xử lý tình huống:
Trên cương vị là người gần bạn A nhất thì em sẽ nhanh chóng lấy oxy già để
làm sạch vết thương, lấy gạc, băng cuộn và băng bó vết thương theo kiểu băng số 8
cho bạn A. Sau đó chuyển bạn A đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Học sinh dựa vào tình huống giả định để đóng vai, thực hiện động tác theo
yêu cầu của tình huống. Giáo viên quan sát cách xử lý của học sinh, nhận xét, bổ
sung ý kiến nếu cách xử lý cịn thiếu sót.
Hình ảnh học sinh đóng vai, xử lý vấn đề theo yêu cầu của tình huống

19


3.2.3. Bài 7. SGK lớp 10. Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong
phòng chống ma túy.
a.Tình huống 1:
Thời điểm phát tình huống: Sau khi kết thúc chủ đề, trách nhiệm của học
sinh trong phòng, chống ma túy.
Mục đích: Giúp học sinh thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với những
người xung quanh, với xã hội đối, với tệ nạn ma túy đang hoành hành.
Giáo viên nếu tình huống:
Em Nguyễn Văn K, học sinh lớp 10E trường THPT X là một em học sinh
nghiện game và có chơi lơ đề, gần đây một số em học sinh phát hiện ra em K có
biểu hiện nghiện ma túy. Em Lê Anh M, là học sinh ngoan ngoãn và là người tiếp
xúc nhiều nhất với em K, một hôm M phát hiện thấy K hút ma túy trong nhà vệ
sinh của trường. Hết tình huống, trên cương vị là M thì em sẽ xử lý tình huống này
như thế nào.
Học sinh xử lý tình huống:
Đối với tình nội dung tình huống này, em sẽ tâm sự với K để xem K mới hút
lần đầu hay là nhiều lần rôi. Nếu K mới hút lần đầu thi trên cương vị là bạn thân

em sẽ khuyên răn bạn K về tác hại của ma túy để bạn không lún sâu vào cái chết
trắng nữa. Trường hợp K đã hút nhiều lần và nghiện thì em sẽ báo cáo lại sự việc
với gia đình bạn K và nhà trường để có biện pháp đưa em K đi cai nghiện, sau đó
vận động bạn bè động viên, giúp đỡ K để K có thể sớm cai nghiện, tránh xa khỏi
ma túy, trở về với cuộc sống thường ngày và hòa nhập với cộng đồng.
Học sinh dựa vào tình huống giả định để đóng vai, thể hiện phản ứng của
mình theo u cầu của tình huống. Giáo viên và các học sinh còn lại quan sát, nhận
xét cách xử lý của học sinh và bổ sung nếu cịn thiếu sót.

Hình ảnh học sinh đóng vai,xử lý vấn đề theo yêu cầu của tình huống
20


b. Tình huống 2:
Thời điểm phát tình huống: Sau khi kết thúc nội dung của bài, hệ thống lại
nội dung.
Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ được tác hại của ma túy, trách nhiệm của
mình đối với xã hội trong phịng, chống ma túy và phản ứng tích cực trước mọi
tình huống xảy ra.
Giáo viên nêu tình huống:
Vào dịp tổng kết cuối năm học, lớp 10X có tổ chức liên hoan mặn tại nhà
của em Hoàng Đại P. Sau khi liên hoan, các em học sinh nam có rủ nhau đi hát
Karaok nhưng khơng có giáo viên chủ nhiệm. Sau những cốc bia, chén rượu thì em
Hồng Anh Đ trong nhóm có đưa ra một gói cỏ Mĩ, và rủ rê cả nhóm hút để nhảy
bốc hơn. Hết tình huống, nếu là P ở trong trường hợp này em sẽ phản ứng lại như
thế nào?
Học sinh xử lý tình huống:
Trên cương vị là P, em sẽ khuyên răn các bạn khơng nên dùng cần sa, nói rõ
tác hại của chất ma túy này cho các bạn hiểu, buộc bạn Hoàng Anh Đ phải vứt gói
cỏ Mĩ vào nhà vệ sinh, nếu bạn Đ các bạn vẫn cố tình dùng thì em sẽ rời khỏi

phịng hát và bí mật báo cho cơ giáo chủ nhiệm để có hướng xử lý.
Học sinh dựa vào tình huống giả định để đóng vai, thể hiện phản ứng của
mình theo yêu cầu của tình huống đưa ra. Giáo viên và các học sinh còn lại quan
sát, nhận xét, bổ sung nếu cách xử lý còn thiếu sót.

21


Hình ảnh học sinh đóng vai, xử lý vấn đề theo yêu cầu của tình huống
3.2.4. Bài 2. Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh.
a. Tình huống 1.
Thời điểm phát tình huống: Phát tình huống vào hoạt động khởi động để bắt
đầu nội dung bài học.
Mục đích: Làm cho học sinh tị mị, hứng thú về nội dung sắp tiếp thu, nhận
thức rõ tầm quan trọng của luật nghĩa vụ quân sự, phản ứng tích cực lại với các ý
kiến, quan điểm lệch lạc và nâng cao trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc.
Giáo viên nêu tình huống:
Sau nhiều năm đi du học ở nước X về, anh Hoàng Đình Đ có tổ chức một
bữa cơm thân mật và mời bà con xóm giềng đến để chung vui. Sau khi ăn cơm
xong, mọi người ngồi uống nước và trò chuyện thì anh Đ có phát biểu như sau “Ở
Việt Nam chúng ta không lo phát triển kinh tế như nước X, ở đất nước họ thì
khơng ép buộc người dân đi lính nghĩa vụ, họ được tự do quyết định con đường
của mình, cịn ở Việt Nam thì thanh niên đủ 18 tuổi cứ đến hẹn lại phải khám tuyển
nghĩa vụ quân sự, nếu trúng tuyển không muốn đi cũng phải đi”. Hết tình huống.
Trên cương vị là người trị chuyện với anh Hồng Đình Đ, em sẽ phản ứng như thế
nào với ý kiến trên?
Giáo viên gọi một em học sinh bất kì dựa vào tình huống giả định để đóng
vai, phản ứng lại ý kiến trên theo yêu cầu của tình huống.
Do chưa được học qua nội dung về “ Luật Nghĩa Vụ Quân Sự ” nên học sinh

sẽ khơng xử lý, phản ứng tích cực lại với nội dung này được. Giáo viên nhận xét vể
nội dung tình huống và dẫn dắt học sinh đi vào bài học.

22


Hình ảnh học sinh đóng vai, xử lý vấn đề của tình huống
b. Tình huống 2.
Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong nội dung mục 3. II
Mục đích: Làm cho học sinh thấy rõ trách nhiệm của mình với xã hội, với
những người xung quanh trong việc thực hiện luật nghĩa vụ quân sự. Thấy rõ trách
nhiệm của mình đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Giáo viên nêu tình huống:
Hết lớp 9, do gia đình có hồn cảnh khó khăn,cộng với việc khơng hứng thú
với việc học nên K bỏ học, rời xa sách vở, bạn bè để đi làm. Tháng 12 năm 20XX,
chính quyền địa phương phát lệnh khám nghĩa vụ quân sự cho thanh niên đủ 18
tuổi và gửi giấy báo về nhà của P. Mặc dù đã biết lịch khám, bạn bè cũng rủ về
xem như cơ hội gặp mặt, giao lưu. Thế nhưng P lại trả lời “Đi nghĩa vụ hai năm, ở
ngoài tao làm kinh tế trong hai năm đó được bao nhiêu tiền, ai khám thì đi mà
khám, cịn riêng tao khơng đi, để xem làm được gì tao”. Hết tình huống, trên cương
vị là một người bạn của K, em sẽ phản ứng lại tình huống này như thế nào?
Xử lý tình huống:
Trước hết, em sẽ nói chuyện cởi mở, tâm sự với bạn K. Sau đó, em sẽ giải
thích cho bạn K về quyền và nghĩa vụ của công dân đối với tổ quốc và trách nhiệm
của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc và nếu không tham gia thực
hiện nghĩa vụ quân sự thì sẽ bị pháp luật Việt Nam hiện hành truy tố như thế nào?
Học sinh dựa vào tình huống giả định để đóng vai, phản ứng lại ý kiến trên
theo yêu cầu của tình huống. Giáo viên và các học sinh còn lại nhận xét về cách xử
lý tình huống của học sinh và bổ sung nếu cịn thiếu sót.


23


Hình ảnh học sinh đóng vai, xử lý vấn đề của tình huống
3.2.5. bài 4. Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC.
a. Tình huống 1:
Thời điểm phát tình huống: Sau khi học xong mục III, “Quy tắc bảo quản
súng, đạn”.
Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ tác hại của việc không chấp hành quy định
về bảo quản súng, đạn cũng như phản ứng tích cực lại với các hành vi vi phạm quy
tắc bảo quản súng, đạn.
Giáo viên nêu tình huống:
Vào 2 giờ chiều ngày N, lớp 11A2 học môn GDQP – AN với nội dung kĩ
thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC. Trước đó, do được học về cấu
tạo của đạn, cách tháo lắp đạn, sơ lược chuyển động của súng, cùng với việc khơng
biết từ đâu mà em Đinh Thế A có 5 viên đạn nên em A có đưa đạn đi và có ý định
nhen lửa, bỏ đạn vào lửa làm nóng cho đạn nổ. Hết tình huống, trên cương vị là
bạn học cùng lớp và biết được ý định của A,em sẽ phản ứng lại với tình huống này
như thế nào?
Học sinh xử lý tình huống:
Trên cương vị là bạn học của A, em sẽ nói rõ hơn cho A biết được về quy tắc
sử dụng súng, đạn và tác hại nguy hiểm như thế nào và vận động bạn A nạp số đạn
mà bạn có cho cơ quan chức năng, nếu như bạn A khơng nghe theo thì em sẽ bí
mật báo cáo lại với thầy giáo để có hướng xử lý để tránh những hậu quả đáng tiếc
có thể xảy ra.
Học sinh dựa vào tình huống giả định để đóng vai, thể hiện hành động của
mình theo u cầu của tình huống. Giáo viên và các học sinh cịn lại nhận xét cách
xử lý tình huống của học sinh và bổ sung góp ý nếu cịn thiếu sót.

24



Hình ảnh học sinh đóng vai, xử lý vấn đề của tình huống
b. Tình huống 2:
Thời điểm phát tình huống: Phát tình huống trước khi thực hiện nội dung
tháo lắp súng.
Mục đích: Giúp học sinh hiểu rõ tác dụng, tính năng chiến đấu của súng tiểu
liên AK, Súng trường CKC cũng như tác hại của việc sử dụng súng không đúng
quy định
Giáo viên nêu tình huống:
Trong lúc tiến hành tháo lắp súng, do giáo viên đang sửa 1 khẩu súng bị kẹt
do lỗi tháo lắp của học sinh nên hạn chế tầm quan sát. Em học sinh Mai Văn Q lợi
dụng điều này và bật lưỡi lê, chĩa vào các bạn trong lớp để đùa nghịch. Hết tình
huống, trên cương vị là một học sinh bị bạn Q đùa nghịch, em sẽ phản ứng lại với
tình huống này như thế nào.
Xử lý tình huống:
Trên cương vị là học sinh bị bạn Q đùa nghịch, em sẽ khuyên bảo bạn phải
tuân thủ, chấp hành quy tắc sử dụng, bảo quản súng mà giáo viên đưa ra trước buổi
học, không được bật lê, chĩa súng vào nhau vì có thể gây nguy hiểm đến bản thân
và những người xung quanh. Trường hợp bạn vẫn ngoan cố, khơng nghe theo, em
sẽ bí mật báo cáo cho giáo viên để giáo viên xử lý để tránh trường hợp đáng tiếc có
thể xảy ra.
Học sinh dựa vào tình huống giả định để đóng vai, thể hiện phản ứng của
mình theo yêu cầu của tình huống. Giáo viên và các học sinh còn lại quan sát, nhận
xét cách xử lý tình huống của học sinh và bổ sung nếu thiếu sót.

25



×