SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT ĐINH CHƯƠNG DƯƠNG
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
DẠY HỌC “BÀI 33 - AXIT SUNFURIC, MUỐI SUNFAT”
HOÁ HỌC 10 CƠ BẢN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM, NGHIÊN
CỨU BÀI HỌC CỦA HỌC SINH.
Người thực hiện: Phạm Tuấn Hậu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): Hoá
THANH HOÁ NĂM 2016
1
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm học vừa qua, ngành giáo dục đang triển khai chương
trình đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, cải cách chương trình
sách giáo khoa... Tất cả đều nhằm hướng tới giáo dục toàn diện, lấy học sinh
làm trung tâm.
Đặc biệt và cơ bản nhất là thay đổi phương pháp giảng dạy. Thay đổi
phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống sang phương pháp dạy – học
tích cực, phát huy tính chủ động nghiên cứu tìm tòi kiến thức của học sinh.
Làm thay đổi nhận thức về vai trò của thầy và trò trong quá trình dạy và học.
Giáo viên đang được bồi dưỡng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực. Một số kỹ thuật dạy học mang tính hợp tác: Khăn phủ bàn; Các mảnh
ghép; Sơ đồ KWL và Sơ đồ tư duy... Một số phương pháp dạy học: Dạy học
nêu vấn đề, Dạy học hợp tác, Học theo góc; Học theo hợp đồng; Học theo dự
án...
Luật Giáo dục, điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập
chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động
Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy. Cách dạy chỉ đạo cách
học, nhưng ngược lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy
của thầy. Chẳng hạn, có trường hợp học sinh đòi hỏi cách dạy tích cực hoạt
động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên hăng
hái áp dụng PPDHTC nhưng không thành công vì học sinh chưa thích ứng,
vẫn quen với lối học tập thụ động. Vì vậy, giáo viên phải kiên trì dùng cách
dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ
động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học
phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy
với hoạt động học thì mới thành công.
Bằng kinh nghiệm đã tích cực chủ động vận dụng các phương pháp dạy
học theo hướng đổi mới, tôi mạnh dạn viết ra sáng kiến kinh nghiệm này
nhằm mục đích là vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học tích cực trong giờ
dạy hoá học lớp 10 phù hợp với các đối tượng học.
Tên đề tài:
Dạy học “bài 33 – Axit sunfuric, muối sunfat” hoá học 10 cơ bản theo
định hướng phát triển năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu bài học
của học sinh.
Đề tài này được tôi áp dụng thành công trong những năm gần đây tại các
lớp khối 10. Mỗi tiết dạy đều đạt được mục tiêu rèn luyện kỹ năng thực hành
2
thí nghiệm, nghiên cứu kiến thức bài học theo tư duy logic, khoa học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong năm học vừa qua, nhà trường chúng tôi đã triển khai được phòng
thực hành thí nghiệm Hoá với cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng cơ bản hoạt
động của bộ môn. Đồng thời giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng
dạy, vận dụng các kĩ thuật dạy học tích cực. Học sinh được tiếp cận trực tiếp,
tham gia vào hoạt động thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học...tăng
cường hứng thú học tập của các em và nâng cao năng lực tự học và sáng tạo,
phát huy vai trò tích cực của các em trong mỗi giờ học.
Bài dạy về axit sunfuric là bài dạy có nhiều thí nghiệm hay, có khả năng
thực hiện thành công và tạo hiệu quả tốt trong việc tăng cường khả năng thực
hành thí nghiệm của học sinh. Đồng thời khi học sinh được học lí thuyết kết
hợp thực hành thì kiến thức mà các em học được sẽ được khắc sâu, ghi nhớ
lâu và có tính hệ thống logic khoa học.
Mặt khác, bài này tôi muốn thay đổi hướng tiếp cận bài dạy không theo
trật tự như trong sách giáo khoa đó là kiến thức đến đâu, thực hành đến đó.
Với cách tổ chức như vậy sẽ rất khó cho giáo viên trong quá trình vừa dạy lí
thuyết vừa tổ chức thực hành. Nên bài này tôi dạy theo hai phần với hai tiết
dạy (tiết 55 và 56 theo phân phối chương trình). Phần thứ nhất tôi cho học
sinh nghiên cứu trước bài học ở nhà, sau đó vào phòng thực hành tiến hành
các thí nghiệm có trong bài học. Phần thứ hai là giờ học trên lớp, hệ thống lại
kiến thức thông qua kết quả tiết thí nghiệm trước, kết hợp lí thuyết trong sách
giáo khoa và củng cố.
So sánh giữa hai hướng tiếp cận bài học để thấy hiệu quả của mỗi phương
pháp đối với học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là hướng tiếp cận bài dạy theo hướng tổ chức
cho học sinh nghiên cứu các thí nghiệm có trong bài học trước khi học lí
thuyết.
Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức hướng dẫn
cho học sinh lớp 10 tự làm các thí nghiệm hoá học kiểm chứng trong một giờ
học nghiên cứu bài học mới. Đó là tiết 55,56 bài 33 – AXIT SUNFURIC,
MUỐI SUNFAT thuộc chương trình cơ bản.
Hai lớp học gồm lớp kiểm chứng là 10A2 (42 học sinh) và lớp đối chứng
là 10A5 (40 học sinh).
4. Phương pháp nghiên cứu
Tổ chức hoạt động giờ dạy trên lớp. Chia bài học thành hai phần (2 tiết)
Phần 1: Tổ chức các hoạt động thí nghiệm
- Triển khai thực hiện các thí nghiệm theo nội dung kiến thức tương ứng
trong sách giáo khoa để kiểm chứng tính chất hoá học của axit sunfuric.
3
- Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác thí nghiệm an toàn, khoa học.
- Yêu cầu học sinh biết tổ chức tốt nhóm thực hành, có sự phân công
nhiệm vụ cụ thể của mỗi thành viên.
- Nhận biết hiện tượng trực quan, ghi hiện tượng
- Giải thích được hiện tượng bằng kiến thức hoá học, viết được phương
trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Phần 2: Tổ chức hoạt động củng cố lí thuyết
- Hệ thống lại các kiến thức đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm.
- Xây dựng các đơn vị kiến thức, kết luận về từng tính chất của axit
sunfuric loãng, đặc. Xác định được khả năng oxi hoá của axit sunfuric đặc.
- Viết được phương trình hoá học của các phản ứng giữa axit sunfuric với
kim loại mạnh, kim loại yếu, bazo, oxit bazo, muối, ...
- So sánh được khả năng phản ứng của axit H2SO4 với Cu, Fe... khi axit
loãng hay đặc nóng, đặc nguội.
- Xây dựng sơ đồ tư duy để học sinh có thể củng cố hệ thống kiến thức
toàn thể bài học. Nắm vững, nắm sâu có hệ thống logic, dễ nhớ.
- Củng cố kiến thức bằng hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.
Thông qua đó đánh giá định lượng khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh
lớp được dạy theo phương pháp mới và lớp được dạy theo phương pháp cũ.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Hoá học là môn học thực nghiệm. Nghiên cứu các hiện tượng biến
đổi chất, có sự trực quan sinh động.
Kỹ năng thực hành hoá học là yêu cầu quan trọng của môn học. Rèn luyện
kỹ năng thực hành thí nghiệm giúp học sinh tìm tòi kiến thức mới, kiểm
chứng kiến thức đã học và củng cố lí thuyết. Từ đó hình thành thế giới quan
về vật chất, sự biến đổi chất trong tự nhiên, các quá trình diễn ra trong phòng
thí nghiệm và nhà máy sản xuất...
Thông qua thực hành giúp học sinh rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, chính
xác và khoa học.
Tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, hoạt động có kế hoạch và phân
công nhiệm vụ, phối hợp tốt cùng nhau giữa các học sinh trong nhóm.
Phát triển tư duy khoa học, logic. Hình thành năng lực thực hành thí
nghiệm, nghiên cứu khoa học.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trước hết là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường
4
còn nhiều khó khăn. Phòng thực hành mang tính chất nhà tạm, chưa kiên cố,
không đủ không gian bố trí, sắp xếp các hoá chất, thiết bị và tổ chức hoạt
động cho nhiều học sinh.
Hoá chất để lâu ngày không được bảo quản tốt, đều đang trong trạng thái
hư hỏng, xuống cấp. Nhiều hoá chất quan trọng thiếu hoặc không còn, không
dùng được.
Nhân viên thiết bị thí nghiệm chưa đảm bảo đầy đủ yêu cầu. Chuẩn bị cho
một thí nghiệm không đạt vì không nắm chắc kiến thức liên quan thí nghiệm
đó.
Giáo viên chưa tích cực sử dụng các thí nghiệm để dạy cho học sinh. Nếu
có thì mới chỉ dừng lại ở mức giáo viên làm thí nghiệm biểu diễn để học sinh
quan sát. Khiến cho học sinh chỉ quan sát từ xa, không rõ hiện tượng xảy ra và
không hình thành được kỹ năng thực hành.
Chất lượng học sinh chưa tốt, chưa nắm vững kiến thức nên khi tiến hành
thí nghiệm cần được giáo viên hướng dẫn tỉ mỉ, liên tục. Học sinh chưa mạnh
dạn, chưa thành thạo trong các thao tác tiến hành.
Nhiều học sinh không hiểu hiện tượng xảy ra như thế nào, không ghi được
kết quả quan sát thí nghiệm...hoặc không biết cách giải thích hiện tượng thí
nghiệm đó.
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải
quyết vấn đề
3.1. Chuẩn bị nội dung
- Chuẩn bị giáo án
- Chuẩn bị phiếu học tập
- Chuẩn bị bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh sau bài học
3.2. Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ phục vụ bài dạy
- Kết hợp nhân viên phòng thí nghiệm chuẩn bị kỹ lưỡng các bộ dụng cụ
và hoá chất.
- Cần lấy đúng các hoá chất cần sử dụng, các dung dịch axit H 2SO4 loãng
và đặc cần xác định nồng độ C% hoặc CM đạt yêu cầu. Không quá loãng và
quá đặc.
- Cần thiết thử các hoá chất trước bằng thí nghiệm trực tiếp để kiểm tra
tính chính xác.
3.3. Tổ chức các hoạt động dạy và học
3.3.1. Thiết kế giáo án:
Tiết 55,56 : BÀI 33: AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT
I. Mục tiêu của bài học:
1. Kiến thức
5
Biết được:
- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học, ứng dụng và sản xuất
axit sunfuric.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.
Hiểu được:
- Axit sunfuric có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại mạnh, bazo, oxit bazo
và muối của axit yếu).
- Axit sunfuric đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá nhiều kim loại, phi
kim và hợp chất có tính khử...)
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của axit
sunfuric.
- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế.
- Phân biệt muối sunfat, axit sunfuric với các axit và muối khác.
- Giải được bài tập: tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H 2SO4 tham gia
hoặc tạo thành trong phản ứng. Bài tập bảo toàn khối lượng, điện tích,
electron...
3. Trọng tâm:
- Tính axit mạnh và tính oxi hóa của H2SO4 loãng là do H+ trong phân tử.
- Tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc nóng là do gốc SO42- chứa S có số oxi hóa
cao nhất (+6).
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Chuẩn bị của giáo viên
a. Giáo án, tài liệu tham khảo, phiếu học tập, bài tập thực nghiệm.
b) Dụng cụ, hoá chất (5 bộ)
- Ống nghiệm, kẹp gỗ, bông, giấy quỳ, giá đựng ống nghiệm, đèn cồn, đũa
thủy tinh, cốc thủy tinh...
- Hóa chất: H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, đồng lá, đinh sắt,dung dịch BaCl2, dung
dịch Na2SO4, nước cất, đường saccarozo, NaCl, HCl, AgNO3...
- Số lượng: 5 bộ dụng cụ hoá chất.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài mới.
- Tìm hiểu các thí nghiệm, cách tiến hành, hiện tượng có thể xảy ra và giải
thích.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tình hình lớp:
2. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
Phần 1: Tổ chức các hoạt động thí nghiệm nghiên cứu bài học
6
Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập hướng dẫn tiến hành một
số thí nghiệm sau. Ghi kết quả vào phiếu học tập và giải thích hiện tượng
quan sát được.
Viết pthh giải
STT
Thí nghiệm
Hiện tượng
thích
- Nhỏ từ từ 1 ml dd H2SO4 đặc vào
1
ÔN chứa 3 ml nước cất (ÔN 1)
- Nhỏ vài giọt dd H2SO4 loãng vào
2
giấy quỳ tím.
3
- Cho viên Zn vào ống nghiệm
chứa 2 ml dd H2SO4 loãng
4
- Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa
3 ml dd H2SO4 loãng , đun nóng
5
6
7
- Cho lá Cu vào ống nghiệm chứa
3 ml dd H2SO4 đặc , đun nóng.
Thêm cánh hoa hồng vào ống
nghiệm và có nút bông tẩm dd
NaOH đặc trên miệng ống.
- Rót 3 ml dd H2SO4 đặc vào cốc
đựng đường trắng (saccarozo)
- Nhỏ từ từ dd BaCl2 vào ÔN chứa
3 ml dd H2SO4 loãng.
Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
Hoạt động 1: Thí nghiệm pha loãng
axit H2SO4 đặc
- hướng dẫn học sinh các thao tác
+ sử dụng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm.
+ sử dụng ống hút lấy 3 ml nước cho
vào ống nghiệm
+ nhỏ từ từ dd axit H2SO4 đặc vào
ống nghiệm sao cho axit chảy từ từ
theo thành ống nghiệm xuống
+ chạm đầu ngón tay vào đáy ống
nghiệm nhận biết sự thay đổi nhiệt độ
Hoạt động 2: Thí nghiệm cho axit
tác dụng với quỳ tím
- hướng dẫn học sinh kẹp giấy quỳ
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Tiến hành các thao tác theo sự
hướng dẫn của giáo viên một cách cẩn
thận, an toàn.
- Chạm nhẹ đầu ngón tay vào đáy ống
nghiệm xem sự thay đổi nhiệt độ của
ống nghiệm trước và sau khi pha
loãng axit.
- Nêu hiện tượng và giải thích
+ ống nghiệm nóng lên
Kết luận: quá trình hoà tan axit toả
nhiệt
- Làm thí nghiệm theo nhóm.
- Nêu hiện tượng
+ quỳ tím hoá đỏ
7
tím vào kẹp gỗ. Nhỏ axit loãng vào
giấy quỳ
Hoạt động 3: Thí nghiệm axit loãng
tác dụng với kim loại mạnh
- Chú ý học sinh chỉ lấy 1 viên Zn và
khoảng 3 ml dd H2SO4 loãng
Kết luận: H2SO4 là axit mạnh, làm đổi
màu quỳ tím
- trưởng nhóm làm thí nghiệm
- Hiện tượng
+ Có nhiều bọt khí thoát ra nhanh,
mạnh
+ Khí thoát ra là khí H2
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Kết luận: dd axit H2SO4 loãng tác
dụng với kim loại mạnh tạo muối và
giải phóng khí H2
Hoạt động 4: Thí nghiệm axit
- trưởng nhóm làm thí nghiệm
H2SO4 loãng tác dụng với kim loại
- Hiện tượng
yếu
+ Không có hiện tượng gì
- hướng dẫn học sinh lấy 1 lá Cu và
+ Cu không phản ứng với dd H2SO4
khoảng 3 ml dd H2SO4 loãng, tiến
loãng
hành đun nóng.
Kết luận: axit H2SO4 loãng không
- Chú ý học sinh cách châm lửa đèn
phản ứng với kim loại yếu đứng sau
cồn. Hơ nóng đều ống nghiệm và thời H trong dãy hoạt động
gian kết thúc.
Hoạt động 5: Thí nghiệm axit
- Chuẩn bị hoá chất và dụng cụ đầy đủ
H2SO4 đặc oxi hoá kim loại (Cu)
- Làm thí nghiệm đúng thao tác, cẩn
- hướng dẫn học sinh lấy 1 lá Cu và
thận
khoảng 3 ml dd H2SO4 đặc, đun nóng - Hiểu vai trò của bông tẩm NaOH
trên ngọn lửa đèn cồn.
đặc là không cho khí SO2 thoát ra môi
- kẹp cánh hoa hồng ở phía trên
trường.
miệng ống nghiệm
- Hiện tượng
- nút ống nghiệm bằng bông có tẩm
+ Có khí thoát ra làm cách hoa hồng
dd NaOH đặc.
nhạt màu dần
+ Dung dịch chuyển dần thành màu
xanh (màu của muối Cu2+)
Cu + 2H2SO4(đ) → CuSO4+SO2↑ +
2H2O
Hoạt động 6: Thí nghiệm tính háo
nước của axit H2SO4 đặc
- hướng dẫn học sinh lấy một lượng
đường thích hợp cho vào ống nghiệm
+ do khí SO2 có tính tẩy màu làm
cánh hoa hồng bị mất màu
- làm thí nghiệm cẩn thận theo hướng
dẫn
- quan sát kỹ hiện tượng. Giải thích
+ Đường trắng dần biến thành chất
8
- rót khoảng 2-3 ml dd axit đặc vào
ống nghiệm
màu đen (than)
+ Khối chất than đen dần phồng xộp
lên, có khí thoát ra.
Giải thích:
+ Axit đã chiếm nước của đường,
khiến đường hoá than
C12H22O11 → 12C + 11H2O
+ C tác dụng với H2SO4 đặc tạo khí
làm cho khối than đen phồng tăng thể
tích (có nhiều khoảng trống bên
trong)
C + 2H2SO4 (đ) → CO2↑ + 2SO2↑
+2H2O
Hoạt động 7: Thí nghiệm nhận biết
ion sunfat
- hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
=> Axit H2SO4 cũng oxi hoá nhiều
phi kim (C, S, P...)
- làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượng
và rút ra kết luận giải thích.
+ Có kết tủa màu trắng tạo thành
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
* Củng cố:
- Trình bày kết quả quan sát và giải thích các thí nghiệm?
- So sánh khả năng phản ứng của Cu với dung dịch H2SO4 loãng và đặc? từ đó
rút ra kết luận gì?
- Phân biệt các dung dịch HCl, H2SO4, NaCl và HCl bằng phương pháp hoá
học?
Phần 2: Tổ chức hoạt động kết luận và củng cố kiến thức lý thuyết
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Hoạt động 1: Tính chất vật lí
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách
sơ cứu người bị bỏng axit H2SO4
- để vết bỏng dưới vòi nước mát,
sạch. Xả nước vào vết bỏng một lúc
cho sạch hoá chất.
- Sau đó đưa ngay bệnh nhân vào
trung tâm y tế gần nhất.
NỘI DUNG KẾT LUẬN
A. AXIT SUNFURIC (H2SO4)
I. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng sánh như dầu
- Không màu, không bay hơi
- Nặng gần gấp hai lần nước (H2SO4
98% có D = 1,84 g/cm3).
- Háo nước, tan vô hạn trong nước và
khi tan trong nước tỏa nhiều nhiệt.
- Khi pha loãng axit H2SO4 đặc,
người ta phải rót từ từ axit vào nước
và không được làm ngược lại.
Hoạt động 2: Tính chất hoá học của II. Tính chất hóa học:
9
axit H2SO4 loãng
GV: Dựa vào kiến thức đã học y/c HS
viết CTCT của axit. H2SO4.
GV: Giải thích cho HS biết cấu tạo
của axit.
GV: Dẫn nhập về thành phần trong
phân tử axit.
H2SO4
H+ + SO42Gồm 2 phần:
H+ : thể hiện tính chất của 1 axit.
SO42- :
GV: Y/c HS xác định số oxi hóa của
lưu huỳnh trong H2SO4 từ đó dự
đoán t/c hóa học của axit.
GV: Giải thích: Trong axit H2SO4, S
có số oxh +6
có xu hướng thể hiện tính oxi hóa.
Hoạt động 3: Tính chất hoá học
của dd axit đặc
GV: Dẫn nhập về nguyên nhân oxi
hóa mạnh của axit H2SO4đ .
GV: So sánh với thí nghiệm của Cu,
Fe với axit loãng và axit đặc?
=> từ đó hướng cho HS tới sự khác
biệt về tính chất hóa học của axit đặc
và axit loãng.
GV: So sánh phương trình tổng quát
của axit H2SO4 đặc và axit H2SO4
loãng.
CTCT:
H O +6 O
S
H O +6 O
S
H O
H O
O
O
hay
1. Tính chất của dung dịch axit
sunfuric loãng:
- Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ:
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn:
- Tác dụng với kim loại mạnh
+1
H2SO4
0
loãng
+1
H2SO4
H2SO4
+ Fe
0
loãng
+ Zn
loãng
+2
0
+2
0
FeSO4 + H2
ZnSO4 + H2
+ Cu
2. Tính chất của axit sunfuric đặc:
a. Tính oxi hóa mạnh:
+ Tác dụng với kim loại (trừ Au, Pt)
Ví dụ so sánh
Cu + H2SO4 (l) → không phản ứng
Fe + H2SO4 (l) → FeSO4 + H2
+6
0
CuSO4 + 2H2O + SO2
d, n
+6
0
6H2SO4 + 2Fe
d, n
+4
+2
2H2SO4 + Cu
+3
+4
Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
=> Phương trình tổng quát:
=> Phương trình tổng quát:
2M + nH2SO4 (l) → M2(SO4)n + nH2↑
n: Hóa trị thấp của kim loại nhiều
hóa trị
+4
0
+6
M + H2SO4
d
SO2
+n
M2(SO4) +
n
0
S
-2
+ H 2O
H 2S
n: Hóa trị cao nhất của kim loại M.
Chú ý: Fe, Al, Cr,.. bị thụ động hóa
10
Gv: thông qua thí nghiệm đường hoá
than. Học sinh hiểu
- đường hoá than
- viết chữ bí mật trên giấy trắng
- cách sơ cứu người bị bỏng axit đặc
=> Lưu ý khi sử dụng axit sunfuric
đặc phải hết sức cẩn thận .
Hoạt động 4: Ứng dụng và điều chế
- Gv yêu cầu hs đọc SGK cho biết
ứng dụng của H2SO4
- Trình chiếu quy trình sản xuất axit
sunfuric
=> yêu cầu học sinh viết phương trình
dựa vào các bài đã học
Hoạt động 5: Muối sunfat, nhận
biết ion sunfat
- Nhận xét về phân tử H2SO4?
- Cho một số ví dụ về muối axit và
muối trung hoà?
- Gv thông tin thêm về tính tan
trong axit H2SO4 đặc nguội.
+ Oxi hoá nhiều phi kim (C, S, P)
+ Oxi hoá nhiều hợp chất
b. Tính háo nước
C12H22O11 → 12C + 11H2O
C + 2H2SO4 (đ) → CO2 + 2SO2 + 2H2O
=> Đường hoá than hoặc giấy hoá
than (viết chữ bí mật)
=> gây bỏng da nặng
3. Ứng dụng: (SGK)
4. Điều chế:
a) Sản xuất SO2: từ S hoặc quặng pirit
sắt FeS2…
S + O2 → SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
b) Sản xuất SO3:
2SO2 + O2 2SO3
c) Hấp thụ SO3 bằng H2SO4:
H2SO4 + nSO3 → H2SO4. nSO3
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4
B. Muối sunfat. Nhận biết ion
sunfat
1. Muối sunfat: Có 2 loại:
- Muối trung hoà (muối sunfat) chứa
ion SO42− :Phần lớn đều tan trừ BaSO4,
SrSO4, PbSO4…không tan; CaSO4,
Ag2SO4, ... ít tan
- Muối axit (muối hiđrosunfat) chứa
ion HSO42. Nhận biết ion sunfat:
Dùng dung dịch chứa ion Ba2+ (muối
bari, Ba(OH)2):
- Sử dụng kết quả thí nghiệm giữa dd
BaCl2 và dd H2SO4
- Kết luận về cách nhận biết ion
SO42− + Ba2+ BaSO4↓trắng
sunfat
BaCl2 + H2SO4 →BaSO4 ↓+ 2HCl
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓+ 2NaOH
4. Củng cố
- Lập sơ đồ tư duy về axit sunfuric và thuyết trình?
- So sánh khả năng phản ứng của sắt (Fe) với dung dịch axit H2SO4 loãng
và đặc (nóng và nguội)? Viết phương trình hoá học của phản ứng?
11
5. Dặn dò
- Ôn lại chương VI
- Chuẩn bị bài tập SGK cho tiết luyện tập
------------***------------3.3.2. Xây dựng bài tập tự luận nhằm củng cố kiến thức cho học sinh
Câu 1) Axit sunfuric có công thức cấu tạo như thế nào, số oxi hoá của nguyên
tử S?
Câu 2) Vì sao axit sunfuric đặc có thể gây bỏng khi rơi vào da? Và ban đầu
cần phải sử lý như thế nào khi bi bỏng axit sunfuric cũng như bỏng nhiều hoá
chất khác?
Câu 3) Cần làm gì khi muốn pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc?
Câu 4) Nêu các tính chất hoá học chung của axit loãng. Từ đó viết phương
trình hoá học của các phản ứng khi cho dung dịch axit H2SO4 loãng lần lượt
tác dụng với các chất sau (nếu xảy ra): Mg, Fe, Cu, dd NaOH, CuO, dd
Na2CO3, dd NaCl.
Câu 5) Nhận xét khả năng phản ứng của Cu, Fe với dung dịch H 2SO4 loãng
và H2SO4 đặc.
Câu 6). Hãy xác định tên axit và giải thích đầy đủ cho câu đố sau
Axit gì cùng sắt
Tạo muối sắt hai, ba
Tuỳ điều kiện dung dịch
Còn làm sắt trơ ra
Câu 7) Nhận biết các lọ dung dịch riêng biệt sau bằng phương pháp hoá học:
Na2SO4, H2SO4, HCl, NaCl.
3.3.3. Xây dựng bài tập trắc nghiệm đánh giá học sinh
Câu 1: Cách tiến hành pha loãng dung dịch axit sunfuric đặc đúng là
A. rót dung dịch axit vào nước
B. rót nước vào dung dịch axit
C. rót từ từ dung dịch axit vào cốc nước và dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều
D. rót từ từ nước vào cốc đựng dung dịch axit và dùng đũa thuỷ tinh khuấy
đều
Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải do axit sunfuric đặc gây ra
A. gây bỏng da
B. làm nhiệt độ nước tăng lên khi hoà tan
C. đường hoá than
D. hoà tan kim loại sắt khi nguội
Câu 3: Axit H2SO4 loãng không phản ứng với kim loại nào sau đây?
A. Fe
B. Zn
C. Al
D. Ag
Câu 4: Axit H2SO4 loãng không phản ứng với dung dịch chất nào sau đây?
A. NaOH
B. NaHCO3
C. BaCl2
D. K2SO4
Câu 5: Dung dịch H2SO4 đặc, nguội hoà tan được
12
A. Cu
B. BaSO4
C. Al
D. Fe
Câu 6: Hiện tượng xảy ra khi cho lá đồng kim loại vào dung dịch H 2SO4 đặc
và đun nóng là
A. Không có hiện tượng gì
B. Lá đồng tan dần, dung dịch không đổi màu, có khí thoát ra
C. Lá đồng tan dầu, dung dịch chuyển thành màu xanh, có khí thoát ra
D. Lá đồng tan dần, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng, có khí thoát ra
Câu 7: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Kim loại Cu không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng
B. Kim loại sắt có thể phản ứng với dung dịch axit sunfuric tạo được muối sắt
(II) hoặc muối sắt (III) tuỳ điều kiện của dung dịch loãng, hay đặc nóng.
C. Có thể phân biệt muối Na2SO4 và axit H2SO4 bằng thuốc thử là dung dịch
BaCl2.
D. Dung dịch axit HCl có lẫn tạp chất là axit H 2SO4. Để loại bỏ tạp chất trên
ta có thể dùng dung dịch BaCl2.
Câu 8: Thuốc thử dùng để phân biệt 4 dung dịch NaCl, Na 2SO4, HCl và
H2SO4 lần lượt là
A. Quỳ tím, dd BaCl2
B. Quỳ tím, dd AgNO3
C. dd BaCl2, dd AgNO3
D. Cả A và B đúng
Câu 9: Sản phẩm của phản ứng giữa CuO và dung dịch H2SO4 loãng là
A. CuSO4
B. CuSO4, H2O
C. CuSO4, SO2
D. CuSO4, SO2, H2O
Câu 10: Muối tạo thành của phản ứng giữa Fe và dung dịch H2SO4 đặc,
nóng, dư là
A. FeSO4
B. Fe2(SO4)3
C. FeSO4 và Fe2(SO4)3
D. ban đầu là Fe2(SO4)3, sau đó là FeSO4
Câu 11: Tại sao trong phản ứng giữa Cu với H2SO4 đặc, lại sử dụng bông có
tẩm dung dịch NaOH đặc để nút miệng ống nghiệm?
A. để axit không bị trào ra ngoài
B. đề khí SO2 tạo thành không thoát ra ngoài môi trương
C. để NaOH trung hoà axit H2SO4 khi phản ứng kết thúc
D. nguyên nhân khác
Câu 12: Trường hợp nào khi hai chất cùng phản ứng với axit H 2SO4 loãng
nhưng không tạo thành cùng một loại muối?
A. CuO và Cu(OH)2
B. Fe và Fe2O3
C. Al và Al2O3
13
D. MgO và MgCO3
Câu 13: Kim loại sắt không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. HCl
B. H2SO4 loãng
C. H2SO4 đặc, nguội
D. H2SO4 đặc nóng.
Câu 14: Khi nhỏ dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2 thì có hiện tượng là
A. xuất hiện kết tủa trắng không tan
B. xuât hiện kết tủa trắng sau đó kết tủa tan
C. xuất hiện kết tủa trắng, dung dịch có màu xanh
D. xuất hiện kết tủa trắng, tan trong axit và dung dịch có màu xanh
Câu 15: phương trình hoá học nào sau đây không đúng?
A. Cu + H2SO4(loãng) → CuSO4 + H2
B. Fe + H2SO4(loãng) → FeSO4 + H2
C. 2Fe + 6H2SO4(đặc, nóng) → Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
D. 2Al + 3H2SO4(loãng) → Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 16: Cho 5,6 gam Fe tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được V
lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24
B. 1,12
C. 4,48
D. 5,60
Câu 17: Cho 10 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư
thu được 2,24 lít khí (đktc) và còn lại m gam kim loại không tan. Giá trị của
m là
A. 5,60
B. 4,40
C. 6,40
D. 3,60
Câu 18: Cho 9,6 gam Cu tác dụng hết với dung dịch H 2SO4 đặc, nóng thu
được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12
B. 2,24
C. 4,48
D. 3,36
Câu 19: Cho 100 ml dung dịch H2SO4 0,5 M vào 200 ml dung dịch BaCl 2 1,0
M. Thu được m gam kết tủa trắng. Giá trị của m là
A. 11,65
B. 23,3
C. 46,6
D. 34,95
Câu 20: Cho 11,0 gam hỗn hợp Al, Fe tác dụng hết với dung dịch H 2SO4
loãng, dư thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của mỗi kim loại trong
hỗn hợp trên là
A. 2,7 và 8,3
B. 5,4 và 5,6
C. 8,1 và 2,9
D. 2,6 và 8,4
ĐÁP ÁN
1
C
11
B
2
D
12
B
3
D
13
C
4
D
14
A
5
A
15
A
6
C
16
A
7
C
17
B
8
D
18
D
9
B
19
A
10
B
20
B
3.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
14
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
3.4.1. Đối với hoạt động giáo dục
- Học sinh tích cực, hào hứng trong giờ học. Hăng hái tham gia xây dựng
và phát biểu bài học.
- Học sinh thực hành tốt các thí nghiệm, thực hiện đúng các thao tác, thí
nghiệm diễn ra thành công và an toàn.
- Rèn luyện các kỹ năng tham gia làm việc theo nhóm, phân công công
việc hợp lí, khoa học.
- Học sinh nắm vững kiến thức, ghi nhớ sâu, hiểu rõ bản chất các kiến
thức về tính chất của axit sunfuric.
- Gắn kiến thức bài học liên hệ với thực tiễn. Phòng tránh tai nạn về bỏng
do axit và hoá chất, biết cách đề phòng và sử lí khi gặp sự cố.
- Kết quả học tập của học sinh tăng lên rõ rệt thể hiện qua điểm bài viết và
điểm bài khảo sát trắc nghiệm. Kết quả đối chứng giữa hai lớp được tổ chức
dạy 10A2 so với lớp không tổ chức dạy 10A5 được tổng hợp theo bảng phân
tích sau. Qua đó ta thấy lớp 10A2 có nhiều em đạt kết quả cao và nhiều em
hiểu bài hơn.
Bảng điểm so sánh giữa hai lớp thực nghiệm (10A2) và đối chứng
(10A5)
Điểm 9,10
Điểm 7,8
Điểm 5,6
Điểm < 5
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
10A2
42
10
23,8
15
35,7
12
28,6
5
11,9
10A5
40
2
5,0
7
17,5
17
42,5
14
35,0
3.4.2. Đối với bản thân
- Chuẩn bị tốt cho một bài dạy kết hợp giữa thực hành và lý thuyết.
- Rút ra một số kinh nghiệm quý cho các giờ dạy sau này.
- Nâng cao kĩ năng, phương pháp giảng dạy, phối kết hợp giữa dạy học lấy
học sinh làm trung tâm với các kỹ thuật dạy học tích cực.
3.4.3. Đối với đồng nghiệp
- Bài dạy tạo hiệu ứng tích cực, tác động tới các đồng nghiệp rất tốt. Nâng
cao tính chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị một bài dạy theo hướng tiếp
cận phát triển năng lực học sinh.
- Giúp đỡ nhau hoàn thành tốt bài dạy. Củng cố kỹ năng làm việc theo
nhóm, phối kết hợp thực hiện bài dạy khó.
3.4.4. Đối với nhà trường
- Mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nhưng thầy và trò vẫn cố gắng
khắc phục khó khăn để vượt qua hoàn thành tốt nhất bài dạy.
- Có thể tiến hành các bài dạy khác, các môn khác nhằm khai thác có hiệu
quả cơ sở vật chất nhà trường hiện có.
- Đây cũng là kết quả đạt được nhờ có sự quan tâm, đầu tư của nhà trường
khi bố trí, xây dựng khu phòng học chức năng trong khi vẫn còn nhiều khó
khăn. Đồng thời thể hiện việc các giáo viên trong nhà trường đã thường xuyên
tích cực tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy
15
theo hướng đổi mới.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Bài dạy đạt hiệu quả tích cực trong phong trào dạy và học theo phương
pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm
- Giúp học sinh hình thành các kiến thức, kỹ năng thực hành thí nghiệm
theo định hướng phát triển năng lực tự học, tự tìm tòi khám phá của học sinh.
- Học sinh hiểu bài sâu bền hơn, vận dụng và giải quyết tốt các kiến thức
liên quan của bài học.
- Góp phần nâng cao tinh thần vượt khó trong giáo viên và phối kết hợp
giữa các giáo viên trong thực hiện một bài dạy. Củng cố kỹ năng làm việc
theo nhóm.
2. Kiến nghị
- Đối với tổ bộ môn: thường xuyên trao đổi các bài dạy khó; góp ý, xây
dựng giáo án giảng dạy và hỗ trợ khâu chuẩn bị thực hành thí nghiệm.
- Đối với nhà trường: đầu tư mở rộng phòng thực hành thí nghiệm HoáSinh. Mua sắm thêm các hoá chất, dụng cụ để thay thế các hoá chất, dụng cụ
đã hỏng.
- Đối với Sở GD&ĐT: quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho trường về cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học. Đặc biệt là dành cho các bộ môn thực nghiệm như
Hoá-Lý-Sinh...
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hậu Lộc, ngày 16 tháng 05 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Người viết
Phạm Tuấn Hậu
PHỤ LỤC
16
NHỮNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRONG GIỜ HỌC
Hình 01: Chuẩn bị tiến hành các thí nghiệm
Hình 02: Thảo luận về kiến thức cần nghiên cứu
17
Hình 03:Thảo luận nhóm, phân công nhóm trưởng, thư kí và kiến thức liên
quan thí nghiệm
18
Hình 04: Giáo viên hướng dẫn học sinh các thao tác an toàn khi làm thí
nghiệm.
Hình 05: Học sinh làm thí nghiệm Zn + dd H2SO4 loãng
19
Hình 06: Hiện tượng thí nghiệm Zn + H2SO4 loãng
Hình 07: Thí nghiệm Cu + H2SO4 đặc
20
Hình 08: Các nhóm tích cực hoạt động
Hình 09: Học sinh lên bảng ghi kết quả quan sát thí nghiệm và giải thích.
21
Hình 10: Học sinh trình bày bảng trong giờ học lý thuyết
Hình 11: Giờ học lí thuyết. Học sinh tích cực xây dựng bài
22
Hình 12: Học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài
Hình 13: Học sinh xây dựng sơ đồ tư duy về axit sunfuric và thuyết trình
23
Hình 14:Một học sinh thuyết trình theo sơ đồ tư duy
Hình 15: Giáo viên củng cố bài.
24
MỤC LỤC
Mục
Tên mục
Trang
I
Mở đầu
1
1
Lí do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
3
3
Đối tượng nghiên cứu
3
4
Phương pháp nghiên cứu
3
II
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4
2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
3
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để
giải quyết vấn đề
5
3.1
Chuẩn bị nội dung
5
3.2
Chuẩn bị hoá chất, dụng cụ
5
3.3
Tổ chức các hoạt động dạy và học
5
3.3.
1
Thiết kế giáo án
5
3.3.
2
Xây dựng bài tập tự luận nhằm củng cố kiến thức cho học sinh
12
3.3.
3
Xây dựng bài tập trắc nghiệm đánh giá học sinh
12
3.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Đối với hoạt động giáo dục
15
3.4.
2
Đối với bản thân
15
3.4.
3
Đối với đồng nghiệp
15
3.4.
4
Đối với nhà trường
15
III
Kết luận, kiến nghị
16
1
Kết luận
16
2
Kiến nghị
3.4.
1
Phụ lục: Những hình ảnh hoạt động trong giờ học của giáo
15
17
25