Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

SKKN thiết kế một số chủ đề dạy học STEM trong chương este lipit (SGK hóa học lớp 12 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 47 trang )

MỤC LỤC
Nội dung
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
1

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3

1. Cơ sở lí luận

3

2. Cơ sở thực tiễn

5

Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
1. Nội dung tiến hành trong dạy học STEM

5
7

2. Một số chủ đề dạy học STEM trong chương 1 hóa học lớp 12 THPT
2.1. Giáo án dạy học STEM: Điều chế xà phòng organic từ chất béo
2.2. Giáo án dạy học STEM: Thiết kế chế độ ăn lành mạnh dành cho học
sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu.


Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm.
2. Tổ chức thực nghiệm
3. Nội dung thực nghiệm
4. Địa điểm, thời gian và đối tượng thực nghiệm
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
5.1. Điều chế xà phòng organic từ chất béo
5.2. Thiết kế chế độ ăn lành mạnh dành cho học sinh trường THPT
chuyên Phan Bội Châu.

8
10
14
14
14
15
15
15
28

6. Đánh giá

36

7. Kết luận về thực nghiệm

37

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

39

PHỤ LỤC

40


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trước sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, giáo dục có vai trò ngày càng quan
trọng trong sự phát triển của xã hội. Theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 04/05/2017 đã đưa ra giải pháp về mặt giáo dục: “Thay đổi mạnh mẽ các
chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực
có khả năng tiếp nhận các xu thế cơng nghệ sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào
thúc đẩy đào tạo về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin
học trong chương trình giáo dục phổ thơng”, đồng thời đưa ra nhiệm vụ: “Thúc đẩy
triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và tốn học (STEM) trong
chương trình giáo dục phổ thơng; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay
từ năm học 2017-2018”.
Giáo dục STEM giúp hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của
học sinh (HS); đồng thời giúp HS chủ động, tích cực và sáng tạo vận dụng được kiến
thức thơng qua thực hành, ứng dụng. Tuy nhiên, đây là phương thức dạy học khơng
dễ áp dụng bởi nó địi hỏi sự đầu tư về thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất, trong khi
khung chương trình dạy học lại có giới hạn. Do vậy, vận dụng phương thức dạy học
này trong bộ mơn Hố học như thế nào, trong thời điểm nào là băn khoăn, trăn trở của
rất nhiều giáo viên hiện nay. Mặc dù đã có một số nghiên cứu, các bài viết, tài liệu về

giáo dục STEM ở Việt Nam tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu bàn về cơ sở lí luận
của giáo dục STEM và vận dụng nó vào dạy học bộ mơn, đặc biệt là các chủ đề dạy
học STEM trong mơn Hóa học cịn hạn chế.
Bên cạnh đó, theo thống kê một vài năm trở lại đây, trong kỳ thi THPT quốc
gia, số học sinh đăng ký bài thi khoa học xã hội (KHXH) luôn áp đảo số học sinh
đăng ký bài thi khoa học tự nhiên (KHTN). Vậy phải dạy học STEM cho lượng học
sinh đông đảo ấy như thế nào? Phải chăng các học sinh trội về khoa học xã hội đứng
ngoài cuộc trong xu thế phát triển giáo dục STEM? Tôi nhận thấy rằng, khi triển khai
dạy học STEM cho các đối tượng học sinh hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là khi HS đã
bước vào năm cuối cấp THPT, các giáo viên đều gặp phải những khó khăn nhất định.
Trong chương Este – Lipit (SGK Hoá học 12), các em học sinh được trang bị
kiến thức về cấu tạo, tính chất của este cùng một vài ứng dụng của este trong cuộc
sống. Nhưng bài tập chương này chủ yếu là các bài tập tính tốn liên quan đến phản
ứng đốt cháy este, phản ứng thuỷ phân este Trong vài năm trở lại đây, kì thi THPT
quốc gia đã tăng cường thêm một vài câu hỏi đánh giá năng lực thực hành thí nghiệm,
đưa mơn Hố học dần trở về với bản chất của nó, đó là mơn khoa học thực nghiệm,
gắn liền với cuộc sống và sản xuất. Trong các dự án, mơ hình giáo dục STEM, các
nhóm HS tự quyết định cách tiếp cận vấn đề và các hoạt động cần phải tiến hành để
giải quyết vấn đề; chính HS là người thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, rồi
1


tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức từ q trình làm việc của các em. Bằng cách
đó kiến thức chương Este - Lipit thật sự hấp dẫn đối với HS vì vấn đề mà các em đang
giải quyết là vấn đề có thật trong đời sống. Cuối cùng, chính HS trình bày kiến thức
mới mà các em đã tích lũy thơng qua dự án và được đánh giá dựa trên những gì đã
làm được và trình bày được.
Từ những lí do trên, tơi chọn đề tài “Thiết kế một số chủ đề dạy học STEM
trong chương Este - Lipit (SGK hóa học lớp 12 THPT)” với mong muốn nghiên cứu
sâu hơn về khả năng vận dụng phương pháp dạy học hiệu quả đối với các đối tượng

học sinh khác nhau, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng
STEM trong thời đại công nghệ 4.0.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của sáng kiến là đề xuất nội dung và xây dựng chủ đề dạy học theo
nội dung tích hợp STEM vào bài giảng Este - Lipit cho học sinh 12 hai khối KHTN
và KHXH, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học mơn hóa học THPT.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả từ đó hình
thành năng lực hợp tác trong học tập và năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Định hướng cho HS cách tìm tịi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn đề học
tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách có hiệu
quả.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về dạy học định hướng STEM
- Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa hóa học
- Nghiên cứu các phương pháp và cách thức gắn nội dung tổ chức các hoạt động
trải nghiệm với nội dung bài học theo định hướng STEM
- Kết luận và đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các bài học theo định hướng STEM trong dạy học
chương 1 sách giáo khoa hóa học lớp 12 THPT.
Khách thể nghiên cứu: Q trình dạy học hóa học ở trường THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Các chủ đề dạy học STEM trong chương 1 sách giáo khoa hóa học lớp 12 THPT.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 9 năm 2020.
2


6. Giả thuyết khoa học
Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên xây dựng được các bài học STEM, xây

dựng được các dự án học tập và sử dụng chúng một cách đúng đắn sẽ gây hứng thú
học tập, giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động trong nhận thức, tinh thần làm
việc khoa học, kĩ năng hợp tác, góp phần đào tạo con người phát phát triển tồn diện
và nâng cao chất lượng q trình dạy học mơn hóa ở trường THPT.
7. Những đóng góp của đề tài
- Về mặt lý luận: Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về thiết kế và tổ chức các
hoạt động dạy học STEM trong dạy học hóa học ở trường THPT.
- Về mặt thực tiễn: Cung cấp những giá trị cụ thể về mức độ thành công của việc
đưa giáo án dạy học theo định hướng STEM vào thực tiễn giảng dạy hóa học THPT.
8. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài.
- Dạy học theo định hướng STEM trong bộ mơn Hóa học.
- Các năng lực học sinh đạt được thông qua dạy học STEM.
Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát, thăm lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh.
- Khảo sát tình hình sử dụng dạy học theo định hướng STEM hiện nay.
- Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1 Giáo dục STEM
1.1.1. Tìm hiểu chung
Giáo dục STEM là phương thức giáo dục tích hợp theo cách tiếp cận liên mơn
và thơng qua thực hành, ứng dụng. Qua đó, học sinh vừa học được kiến thức khoa
học, vừa học được cách vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn.
Giáo dục STEM đề cao đến việc hình thành và phát triển năng lực giải quyết
vấn đề cho người học. Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, học sinh được đặt trước
một tình huống có vấn đề thực tiễn cần giải quyết liên quan đến các kiến thức khoa
học. Để giải quyết vấn đề đó, học sinh phải tìm tịi, nghiên cứu những kiến thức thuộc


3


các mơn học có liên quan đến vấn đề (qua sách giáo khoa, học liệu, thiết bị thí
nghiệm, thiết bị công nghệ) và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt ra.
1.1.2. Một số đặc điểm dạy học tích hợp STEM
- Là một quan điểm dạy học, bản chất là dạy học tích hợp trong đó gồm Science
(Khoa học), Technology (Cơng nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Tốn học).
- Hướng tới giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Là hoạt động định hướng thực hành và định hướng sản phẩm
- Là hoạt động nhằm hình thành xúc cảm tích cực cho người học
- Là hoạt động dạy học nhằm phát triển kết hợp trí óc và chân tay.
1.1.3. Điều kiện triển khai giáo dục STEM:
- Đảm bảo có sự quan tâm đầy đủ và toàn diện đến lĩnh vực giáo dục.
- Hiểu biết toàn diện và thống nhất về giáo dục STEM. Kết nối hoạt động
STEM với hoạt động dạy học.
- Kết nối: các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, các trung tâm
nghiên cứu, các cơ sở sản xuất để khai thác nguồn lực về con người, cơ sở vật chất hỗ
trợ hoạt động giáo dục STEM.
1.2. Bài học STEM
1.2.1. Tiêu chí xây dựng bài học STEM:
TC 1. Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề thực tiễn.
TC 2. Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật.
TC 3. Phương pháp dạy học bài học STEM đưa HS vào hoạt động tìm tịi và
khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm.
TC 4. Hình thức tổ chức bài học STEM lơi cuốn HS vào hoạt động nhóm kiến tạo.
TC 5. Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu vào nội dung khoa học và toán
mà HS đã và đang học.
TC 6. Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại

như là một phần cần thiết trong học tập.
1.2.2. Quy trình xây dựng bài học STEM:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học.
Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết.
Bước 3: Xây dựng tiêu chí, giải pháp giải quyết vấn đề.
Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
4


Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm
học tập mà học sinh phải hồn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở
trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng). Đồng thời cần thiết kế bài học
điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của học sinh bên ngoài lớp học.
1.2.3. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học STEM
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực tiễn, phát hiện vấn đề
Hoạt động 2: Hoạt động nghiên cứu kiến thức nền
Hoạt động 3: Hoạt động giải quyết vấn đề
2. Cơ sở thực tiễn
Về sách giáo khoa
Thứ nhất, trong sách giáo khoa hiện hành cịn nặng nhiều về lý thuyết, tính
tốn, đa số là bài tập tính liên quan đến đốt cháy este hoặc thuỷ phân este. Nội dung
hóa học gắn với các vấn đề thực tiễn cịn ít, đặc biệt khả năng vận dụng kiến thức đó
vào thực tiễn hầu như khơng có – trong khi đó hóa học là bộ mơn khoa học thực
nghiệm.
Thứ hai, tính giáo dục của mơn hóa thơng qua lượng bài tập thực tế trong sách
giáo khoa cũng chưa thực sự nổi bật.
Thứ ba, những thông tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liên
quan đến bộ mơn khơng được cập nhật kịp thời vào chương trình. Điều đó làm cho ý
nghĩa của việc học trở nên kém hứng thú và khó thuyết phục học sinh.
Về tài liệu tham khảo

Hiện nay do yêu cầu đổi mới thi cử nên những tài liệu về các bài tập hóa học
ứng dụng thực tế, thực hành thí nghiệm khá nhiều, tuy nhiên những tài liệu đó cịn rời
rạc chưa được hệ thống và phân loại chi tiết. Hầu hết các tài liệu chỉ đưa ra các bài tập
(thường được trích dẫn trong các đề thi thử) mà chưa có sự phân tích, thiết kế vào các
bài giảng cụ thể, gây khó khăn cho giáo viên khi tham khảo và vận dụng.
Chương 2. THIẾT KẾ MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
1. Nội dung tiến hành trong dạy học STEM
1.1. Kế hoạch bài dạy
Lên kế hoạch bài dạy do GV thực hiện, ý tưởng có thể xuất phát từ thực tiễn
giảng dạy, từ các vấn đề thời sự hoặc có thể nảy sinh trong quá trình đề xuất, phát
biểu của HS.

5


Các bước thực hiện kế hoạch bài dạy gồm:
Bước 1: Lên ý tưởng dự án
Bước 2: Xác định mục tiêu
Bước 3: Thiết lập bộ câu hỏi định hướng
Bước 4: Lịch trình đánh giá
Bước 5: Dự kiến các hoạt động
1.2. Kế hoạch thực hiện
Giáo viên định hướng các hoạt động và HS là người sẽ thực hiện các ý tưởng đó.
GV là người giám sát, theo dõi, hỗ trợ khi cần thiết. Các bước tiến hành kế hoạch thực
hiện gồm:
Bước 1: Nhóm trưởng nhận nhiệm vụ, sau đó nhóm trưởng họp các thành viên
trong nhóm lại, triển khai kế hoạch và phân công cụ thể cho thành viên. Các thành
viên tương tác với nhóm trưởng cịn giáo viên hướng dẫn và nhóm trưởng ln tương
tác lẫn nhau. GV và nhóm trưởng tiến hành họp để báo cáo tiến độ thực hiện và khó

khăn gặp phải.
Bước 2: Triển khai, thực hiện nhiệm vụ:
Bao gồm thứ tự các bước tiến hành:
1

Cơng việc

2
Thời gian
hồn thành

3

Thành viên
thực hiện

4
Đánh giá
Kết quả

Để triển khai các bước trên HS cần:
- Tìm kiếm thơng tin, tài liệu
- Chuẩn bị nguyên, vật liệu
- Tiến hành nhiệm vụ được giao
- Chụp ảnh, quay video, làm clip về sản phẩm
- Rút kinh nghiệm
1.3. Công cụ đánh giá
- Để đánh giá sản phẩm của HS, GV hướng dẫn xây dựng bộ công cụ đánh giá.
- Điểm sản phẩm: là trung bình cộng từ phiếu đánh giá của HS và điểm sản phẩm từ
GV.

1.4. Báo cáo sản phẩm
6


Chủ đề được hoàn thành theo qui định sẽ tổ chức báo cáo sản phẩm. GV hướng
dẫn điều hành, nhóm trưởng hoặc đại diện từng nhóm báo cáo sản phẩm mình làm.
Các nhóm khác theo dõi, đặt câu hỏi, GV có thể đặt câu hỏi để kiểm tra kiến thức của
HS trong q trình làm. Các nhóm có thể đề xuất những khó khăn, những giải pháp
tối ưu.
Giáo viên rút ra kết luận, nhận xét ưu, nhược điểm từng nhóm, dựa vào công cụ
đánh giá để cho điểm từng HS.
1.5. Kiểm tra kiến thức vận dụng
Giáo viên tiến hành bài kiểm tra đánh giá quá trình tiếp nhận kiến thức và kĩ
năng của từng học sinh. Thông qua kết quả GV có thể định hướng, điều chỉnh cho
những dự án tiếp theo, rút kinh nghiệm và có kết luận đúng đắn về tính ưu việt của
phương pháp dạy học theo định hướng STEM.
2. Một số chủ đề dạy học STEM trong chương 1 hóa học lớp 12 THPT
Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều, cịn
được gọi là phản ứng xà phịng hố.
RCOOR' + NaOH  RCOONa + R'OH
Nếu este là chất béo thì muối natri của axit béo tạo ra được dùng làm xà phòng,
glixerol thường được tách ra để dùng trong nhiều lĩnh vực khác.
Phản ứng thuỷ phân este trong môi trường
axit là phản ứng thuận nghịch:
+
H


RCOOR' + HOH  RCOOH + R'OH


Nếu este là chất béo, thì phản ứng thuận xảy ra trong cơ thể người, dưới tác
dụng của enzim tạo ra glixerol và axit béo. Glixerol được hấp thụ trực tiếp, còn axit
béo được mật chuyển thành dạng tan dễ dàng, hấp thụ vào thành ruột. Ở thành ruột,
phản ứng nghịch xảy ra tạo thành chất béo mới. Chất béo mới đi vào máu và vào mô
mỡ. Khi bị oxi hoá chậm trong cơ thể, chất béo cung cấp nhiều năng lượng hơn chất
đạm, chất đường 2-3 lần.
Với chương 1 Este - Lipit, sách giáo khoa hóa học 12, ứng với hai đối tượng
học sinh khác nhau, tôi đã tiến hành các hoạt động trải nghiệm theo dạy học STEM
như sau:
Dự án 1: Điều chế xà phòng organic từ chất béo (dành cho đối tượng học sinh
mạnh về các môn KHTN).
Dự án 2: Thiết kế chế độ ăn lành mạnh dành cho học sinh THPT chuyên Phan
Bội Châu. (dành cho đối tượng học sinh mạnh về các môn KHXH).

7


2.1. Giáo án dạy học STEM: Điều chế xà phòng organic từ chất béo
Lớp áp dụng dự án: Lớp chuyên Hoá 12A4 K46
2.1.1. Ý tưởng dự án:
Sản phẩm phản ứng thuỷ phân chất béo là xà phòng và glixerol. Bánh xà phịng
cơng nghiệp đang được bày bán rộng rãi trên thị trường hiện nay có giá thành thấp,
tuy nhiên lại gây khơ da khi sử dụng. Đó là do glixerol đã được tách riêng để sản xuất
mỹ phẩm. Xà phòng hữu cơ được sản xuất từ dầu dừa, dầu oliu ... tự nhiên, khơng
tách glixerol, tuy có giá thành cao nhưng khả năng dưỡng ẩm tốt.
2.1.2. Mục tiêu dự án
a. Mục tiêu kiến thức
- Xác định sản phẩm của phản ứng thuỷ phân este nói chung, chất béo nói riêng.
- Xác định tính chất vật lý, tính chất hố học của xà phịng để tìm ra cách tách chiết
sản phẩm tốt nhất.

- Trình bày cách đánh giá độ kiềm của dung dịch xà phịng dựa vào giá trị pH.
- Tìm ra chất hoá học phù hợp để giảm độ pH của xà phịng nhưng khơng gây hại da
tay.
b. Mục tiêu kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành thí nghiệm (phản ứng thuỷ phân chất béo),
nhận xét.
- Sử dụng máy đo pH xác định giá trị pH của dung dịch xà phòng.
- Rèn luyện kỹ năng hợp tác nhóm, sử dụng cơng nghệ thơng tin.
- Phát triển tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề.
c. Mục tiêu thái độ
- Củng cố niềm tin vào khoa học thực nghiệm.
- Hứng thú với việc ứng dụng kiến thức để khám phá thế giới, giải quyết vấn đề thực
tiễn.
- Chủ động, nghiêm túc, trách nhiệm với nhiệm vụ đã nhận.
- Tôn trọng kết quả thực nghiệm khi làm thí nghiệm.
- Nghiêm túc hồn thành nhiệm vụ được giao. Có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra.
d. Mục tiêu về năng lực định hướng hình thành
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hợp tác; năng lực sáng tạo; năng lực
tự học.
- Hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
2.1.3. Dự kiến các hoạt động
 Gợi ý các câu hỏi định hướng:
8


- Đánh giá chung về xu hướng và tiềm năng của mỹ phẩm organic.
- Chất béo là gì? Tại sao một số chất béo là chất lỏng, số khác lại là chất rắn ở nhiệt
độ thường?
- Làm thế nào để điều chế được xà phòng từ chất béo?
- Sử dụng nguyên liệu là dầu dừa, dầu olive… hay dầu mỡ phế thải thì có lợi cho sức

khoẻ con người, cho môi trường sống của chúng ta như thế nào?
- Xà phịng hữu cơ khác với xà phịng cơng nghiệp như thế nào?
 Tổ chức nhóm: GV cùng HS chia nhóm theo đề tài dự án và các nhóm thảo
luận để bầu chọn Trưởng nhóm, thư kí, đặt tên nhóm. Tên nhóm có thể có sự gắn kết
với sản phẩm dự án.
Sau khi chọn chủ đề dự án, thành lập các nhóm cần tổ chức cho nhóm HS:
– Thảo luận để hiểu rõ mục tiêu, xác định nội dung dự án (có thể sử dụng kĩ thuật
khăn trải bàn).
+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về ngun tắc điều chế xà phịng từ dầu, mỡ.
+ Nhiệm vụ 2: Cách định lượng NaOH cần dùng cho một lượng dầu, mỡ nhất định để
xà phịng tạo ra có chất lượng tốt nhất.
+ Nhiệm vụ 3: Cách sử dụng máy đo pH để kiểm nghiệm chất lượng xà phịng.
+ Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về chất tạo màu, tạo mùi hương cho xà phòng
+ Nhiệm vụ 5: So sánh xà phòng hữu cơ điều chế được với xà phịng cơng nghiệp trên
thị trường hiện nay.
+ Nhiệm vụ 6: Các giải pháp phát triển và quảng bá cho sản phẩm xà phòng hữu cơ.
– GV theo dõi, góp ý và tư vấn cho các nhóm HS xây dựng được kế hoạch thực hiện
dự án đã chọn, chú ý đến tính khả thi và tính hiệu quả của các nội dung và phương án
đề xuất.
2.1.4. Lịch trình đánh giá
Sản phẩm được hoàn thành trong thời gian 6 tuần kể từ khi nhận chủ đề. Mỗi
nhóm tiến hành làm thí nghiệm tại phịng thực hành và báo cáo kết quả tại phịng học
12A4. Nếu gặp vấn đề gì có thể liên lạc với giáo viên hướng dẫn. (Phụ lục 2. Tiêu
chí đánh giá dự án)
2.1.5. Kế hoạch thực hiện dự án
 Tìm kiếm thơng tin, tài liệu phục vụ dự án
- SGK Hoá học lớp 12

9



- Bài thực hành Phản ứng xà phịng hố, Điều chế xà phòng từ dầu thực vật – Trường
ĐH Dược Hà Nội.
- Luận văn ”Nghiên cứu sản xuất xà phòng tự nhiên quy mơ phịng thí nghiệm” –
Đồn Xn Hồng
- Từ khố :”xà phịng handmade”, ”xà phịng hữu cơ”, ”mỹ phẩm organic”, ”mỹ phẩm
từ thiên nhiên” cho Google và Youtube.
 Chuẩn bị nguyên vật liệu và dụng cụ thực hiện dự án
Gợi ý các nguồn nguyên liệu có thể mua ở địa phương (TP Vinh – Nghệ An)
- Kiềm NaOH (26 Nguyễn Viết Xuân) - Dầu dừa nguyên chất Vietcoco (Vinmart)
- Glycerine (Số 26 Nguyễn Viết Xuân) - Màu thực phẩm (Số 36 Kim Đồng)
- Tinh dầu sả chanh TokyoLife, tinh dầu nhài, tinh dầu hoa mộc lan Air Diffuser
 Tiến hành sản xuất xà phòng
- Chuẩn bị: Pha dung dịch NaOH 20%; Pha dung dịch NaCl bão hòa
- Trộn hỗn hợp dầu dừa và dầu oliu, NaOH, etanol vào bình chứa theo thứ tự thì tỉ lệ
là 5:5:8, khuấy đều.
- Đun nóng hỗn hợp bằng phương pháp cách thủy dưới nhiệt độ 80-90 độ C , trong
khi đun có thêm vài giọt nước để tăng hiệu suất phản ứng xà phịng hóa.
- Sau khoảng 30 phút đưa hỗn hợp ra để nguội rồi cho dung dịch NaCl bão hòa vào
khuấy nhẹ.
- Hút chân không hỗn hợp và ép chúng vào khn để tạo hình.
 Thử pH và khả năng tạo bọt của xà phòng.
2.2. Giáo án dạy học STEM: Thiết kế chế độ ăn lành mạnh dành cho học sinh
trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Lớp áp dụng dự án: Lớp chuyên Sử 12C2 K47
2.2.1. Ý tưởng dự án:
Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. Chất béo ở thể rắn, thường có
nguồn gốc động vật được gọi là mỡ, chất béo ở thể lỏng, thường có nguồn gốc thực
vật được gọi là dầu. Trong cơ thể chúng ta ln có một lượng mỡ nhất định và lượng
mỡ này cần thiết để dự trữ năng lượng, giữ nhiệt, là mơ đệm hấp thụ những chấn

động, và có vai trò trong một số các chức năng khác. Chất béo là dung mơi hịa tan
các vitamin tan trong chất béo, tham gia cấu trúc cơ thể. Khi không được cung cấp
đầy đủ chất béo, HS có nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Học sinh THPT đang trong quá
trình tăng trưởng về thể chất, nếu thiếu năng lượng, quá trình này sẽ bị chậm lại. Bên
10


cạnh đó, thiếu chất béo sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu loại vitamin A, D, E, là
những vi chất quan trọng đối với quá trình tăng trưởng, đặc biệt của hệ xương. Ngồi
ra, các acid béo khơng no như linoleic, acid alpha – liolenic, tiền tố DHA và DHA có
vai trị quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, chức năng nhìn
của mắt [8]. Khi lượng chất béo dư thừa là yếu tố nguy cơ gây thừa cân và béo phì
(TCBP) [8]. Ở Việt Nam, theo cuộc điều tra của Viện dinh dưỡng năm 2017-2018, tỉ
lệ học sinh THPT béo phì là 13,5% (khu vực thành thị) và 6,2% (vùng nông thôn).
Ở tuổi học sinh, đặc biệt là cấp THPT, do cơ thể bạn vẫn đang phát triển, vẫn
cần năng lượng và các chất dinh dưỡng để xây đắp cơ thể, nên ăn uống như thế nào là
hợp lý? Chúng ta cần tính toán lượng calories, đặc biệt là hàm lượng chất béo trong
các loại thực phẩm phổ biến, từ đó xây dựng chế độ ăn lành mạnh dành cho đối tượng
học sinh THPT.
2.2.2. Mục tiêu dự án
a. Mục tiêu kiến thức
- Cấu trúc và phân loại chất béo
- Phản ứng thuỷ phân và tổng hợp chất béo.
- Chất béo có hàm lượng calo cao, giữ vai trị quan trọng trong q trình trao đổi chất của
cơ thể, tuy nhiên, nó cũng liên quan đến một số bệnh như béo phì, tim mạch...
- Tìm hiểu về chế độ ăn kiêng Keto (giảm cân bằng cách tăng lượng chất béo trong
khẩu phần ăn kiêng).
- Xác định được hàm lượng chất béo trong một số loại thức ăn phổ biến của học sinh
THPT.
- Ước tính được lượng calo tiêu thụ trong một số hoạt động phổ biến của học sinh

THPT.
- Đề xuất một chế độ ăn cân bằng cho học sinh THPT.
b. Mục tiêu kỹ năng
- Kỹ năng quan sát, phỏng vấn, thu thập thông tin, số liệu.
- Kỹ năng hợp tác nhóm, sử dụng cơng nghệ thơng tin.
- Kỹ năng tính tốn và xử lý số liệu
- Kỹ năng giao tiếp
c. Mục tiêu thái độ, năng lực
- Hứng thú với việc ứng dụng kiến thức để khám phá thế giới, giải quyết vấn đề thực
tiễn.
- Hình thành năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công
nghệ thông tin và truyền thông.
d. Mục tiêu về sản phẩm học sinh cần đạt được
11


- Đề xuất một chế độ ăn cân bằng cho học sinh THPT, có tính tốn cụ thể lượng calo
và hàm lượng chất béo.
- Videoclip :
+ đoạn phim về chế độ ăn uống, tập luyện khác nhau của một số
học sinh khảo sát,
+ đoạn phim phỏng vấn khảo sát hiểu biết của một số học sinh,
giáo viên trong trường về chủ đề chất béo, chế độ ăn kiêng.
- Poster: khổ A0, in màu, thiết kế hoàn chỉnh, giới thiệu tổng quan về chất béo.
- Thiết kế game học tập tổng kết chương.
2.2.3. Dự kiến các hoạt động, kế hoạch thực hiện dự án
Thời gian thực hiện dự án: 3 tuần
* Tuần 1
- Chia nhóm và lên danh sách nhóm
- Chuẩn bị bài giảng và thiết kế chương trình

- Thiết kế biểu mẫu: tiêu chí chấm điểm, mẫu biên bản nhóm.
* Tuần 2
- Tiến hành dạy lý thuyết chương Este - chất béo
- Duyệt nội dung phỏng vấn, khảo sát và kịch bản đoạn phim.
- Lên ý tưởng game luyện tập chương.
- Gợi ý các nguồn tài liệu tham khảo và cách tính tốn năng lượng trong khẩu phần
ăn.
 Thừa cân béo phì (TCBP) là tình trạng tích luỹ mỡ thái q và khơng bình
thường một cách cục bộ hay tồn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ [1]. Chỉ số
khối cơ thể viết tắt là BMI (Body Mass Index) = trọng lượng (kg)/bình phương chiều
cao (m2) được sử dụng để xác định tình trạng TCBP. Là người Việt Nam, nếu chỉ số
này từ 23-24,9 là thừa cân, nếu đạt trên 25 là béo phì. Nhiều bạn HS nữ có chỉ số BMI
chuẩn nhưng vẫn ăn kiêng, cố ăn ít hoặc nhịn ăn để có vóc người mảnh mai, có thể
dẫn đến suy nhược cơ thể, chán ăn, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Một trong chế độ ăn
giảm cân đang được ưa chuộng nhất hiện nay là chế độ Keto (ăn ít carbohydrate và ăn
nhiều chất béo).
 Hai ngun nhân chính gây ra tình trạng thừa cân, béo phì là thói quen ăn
uống và thói quen vận động.
- Một khẩu phần đảm bảo đủ năng lượng và có đủ các chất dinh dưỡng chưa đủ
mà còn phải là khẩu phần cân đối và hợp lý (cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu cơ
thể; có đủ các chất dinh dưỡng cần thiết; các chất dinh dưỡng ở một tỉ lệ cân đối thích
hợp). Hiện nay, trong xu thế của cuộc sống hiện đại, HS THPT cũng thường sử dụng
thức ăn nhanh, đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ hay các loại đồ uống có đường, như trà sữa,

12


nước ngọt có gas, chế độ ăn có hàm lượng canxi thấp và lượng rau xanh thiếu so với
nhu cầu khuyến nghị.
- Bên cạnh thực phẩm là tác nhân môi trường chính, thì sự suy giảm mức độ

hoạt động thể lực là yếu tố tác nhân thứ hai gây TCBP. Hoạt động thể lực bao gồm cả
các hoạt động gắng sức ở mức độ vừa là những hoạt động tiêu hao 3,5 – 7 kcal/phút
và hoạt động gắng sức nặng là những hoạt động tiêu hao trên 7 kcal/phút. Mức hoạt
động thể lực của học sinh THPT được xác định dựa trên khuyến nghị của WHO rằng
trẻ từ 5 – 17 tuổi nên tham gia các hoạt động thể lực 60 phút/ngày, trong đó các hoạt
động gắng sức từ mức độ vừa đến nặng nên thực hiện ít nhất 2 – 3 lần/tuần. Tuy nhiên
HS ngày nay lại ít chơi thể thao, thời gian ngồi nhiều hơn thời gian hoạt động thể lực,
xem màn hình TV, điện thoại quá nhiều.
Mục tiêu dự án là khảo sát, điều tra hiểu biết về chất béo, hàm lượng chất béo
trong các đồ ăn phổ biến của học sinh, vai trò và ảnh hưởng của chất béo đến sức
khoẻ. Từ đó đề xuất chế độ tập luyện, tính tốn và xây dựng một khẩu phần ăn hợp lý
cho học sinh THPT.
* Tuần 3:
- Các nhóm trải nghiệm thực tế và hồn thiện sản phẩm (clip, poster, bài thuyết trình,
game...).
- Tổng kết, cơng bố sản phẩm.
- Đánh giá, rút kinh nghiệm.
2.2.4. Đánh giá
GV chấm theo sản phẩm video hoặc poster; HS tự đánh giá lẫn nhau qua kết
quả chơi game.
2.2.5. Kế hoạch thực hiện dự án
Bảng phân vai và nhiệm vụ cho các nhóm chuyên gia
Vai trị

Nhiệm vụ cần hồn thành

Tên nhóm
trưởng

Nhóm chun - Tổng hợp các kiến thức cơ bản của chương Este Huy Minh

gia kiến thức
- Lipit
- Thiết kế bộ câu hỏi ôn tập chương
Nhóm chun - Tìm hiểu về nhận thức chung của học sinh Thu Hoài
gia
nghiên trong trường về chất béo, về chế độ ăn kiêng
cứu thực trạng Keto.
- Tìm hiểu về các món ăn trong thực đơn ăn
sáng, trưa, tối của canteen KTX.
13


- Tìm hiểu về các hoạt động tiêu tốn năng lượng
của học sinh trong trường
Nhóm chun - Từ các thơng tin thực tế thu thập được, các Hà Linh
gia giải pháp
chuyên gia giải pháp đưa ra thực đơn cân bằng
giữa nhu cầu năng lượng của học sinh và thực tế
đáp ứng của canteen
Nhóm chuyên - Thiết kế bài báo cáo PowerPoint
gia công nghệ - Thiết kế poster ôn tập chương
thông tin
- Thiết kế game ôn tập kiến thức chương

Lê Na

- Dựng film
Nhóm chuyên - Giới thiệu các sản phẩm của dự án
gia
thuyết - Tổ chức trị chơi ơn tập chương

trình

Huy Minh

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích thực nghiệm.
Kiểm tra tính hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
2. Tổ chức thực nghiệm
2.1. Công tác chuẩn bị
- Điều tra thực trạng học tập của lớp thực nghiệm
- Soạn bài giảng dạy theo nội dung của sáng kiến.
2.2.Tổ chức thực hiện
* Ở lớp dạy thực nghiệm:
- Dạy theo nội dung sáng kiến trong các giờ học lý thuyết, luyện tập, tự chọn, thực
hành và cả kiến thức HS thực hiện ngoài giờ học.
- Quan sát hoạt động học tập của HS xem các em có phát huy được tính tích cực, tự
giác và có phát triển được các năng lực cần thiết hay không.
- Quan sát và đánh giá thái độ của HS trong các giờ học.
- Tiến hành bài kiểm tra hoặc ghi nhận kết quả chơi game của học sinh sau khi thực
nghiệm.
* Ở lớp đối chứng:

14


- Giáo viên thực hiện quan sát hoạt động học tập của HS ở lớp đối chứng được GV
giảng dạy các bài trong chương Este-Lipit nhưng không theo hướng đi của sáng kiến.
- Tiến hành cùng một đề kiểm tra có nội dung như lớp thực nghiệm.
3. Nội dung thực nghiệm
Thực nghiệm theo nội dung của sáng kiến kinh nghiệm.

4. Địa điểm, thời gian và đối tượng thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu.
Chúng tơi đã tìm hiểu và nhận thấy trình độ chung về mơn Hóa học tương ứng của lớp
thực nghiệm:
- Khoá 46: Lớp 12A4 và các lớp đối chứng 12A1, 12A6 là tương đương nhau.
- Khoá 47: Lớp 12C2 và lớp đối chứng 12C5 là tương đương nhau.
Thực nghiệm được tiến hành từ ngày 5/8/2019 đến 26/9/2019 (dự án 1), từ 7/9/2020
đến 26/9/2020 (dự án 2).
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm
5.1. Điều chế xà phòng organic từ chất béo
a. Chọn đề tài và xác định mục tiêu của dự án
GV

HS

GV gợi ý: Có nhiều hướng để lựa chọn 4 nhóm học sinh đặt tên nhóm và mục
sản xuất xà phòng hữu cơ.
tiêu sản phẩm như sau:
Hướng 1: Tận dụng dầu mỡ phế thải để
sản xuất xà phòng. Ưu điểm: tiết kiệm,
bảo vệ môi trường nhưng vấn đề tinh chế
dầu mỡ phế thải sẽ là một rào cản khó.
Hướng này cần có học sinh giỏi Hố để
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá
trình thực nghiệm.

(1) Gems Soap – Xà phòng trong suốt
như đá quý
(2) High Soap – Xà phòng nước hoa
(3) Eco Soap – Xà phòng kháng khuẩn

(4) 4E (For Environment) Soap – Xà
phòng hữu cơ tốt cho mơi trường.

Hướng 2: Xà phịng thảo dược. Bên cạnh
thành phần giặt rửa là muối natri của axit
béo, học sinh có thể kết hợp với các thảo
dược thiên nhiên giúp thư giãn, giảm
stress như sả, chanh…
Hướng 3: Xà phòng diệt khuẩn. Thay vì
hố chất độc hại, một số loại cây như
15


trầu khơng cũng có thành phần giúp diệt
khuẩn một cách an tồn.
Hướng 4: Xà phịng dưỡng da. Khơng chỉ
có tác dụng làm sạch, xà phịng có thể
kết hợp với một số loại tinh dầu dưỡng
da chiết xuất từ cánh hoa hồng hay cây lơ
hội.
Ngồi ra, học sinh cũng có thể tự tìm
hiểu và sáng tạo ra loại xà phịng độc đáo
của riêng nhóm mình.
b. Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện dự án
GV

HS
– Lập kế hoạch thực hiện dự án:
+ Dự kiến thời gian, cơ sở vật chất cần
cho các hoạt động, cách trình bày sản

phẩm.

– GV theo dõi, góp ý và tư vấn cho các
nhóm HS xây dựng được kế hoạch thực
hiện dự án đã chọn, chú ý đến tính khả
thi và tính hiệu quả của các nội dung và
phương án đề xuất.

+ Kinh phí thực hiện và nguồn cung cấp.
+ Phân công công việc cho các thành
viên, xác định thời gian hoàn thành và
các sản phẩm cần thu được.
+ Phương pháp tiến hành các hoạt động
và sự kiện.
Nguyên liệu của tổ 1.

16


Có 3 phương pháp điều chế xà phịng: điều chế xà phòng ở nhiệt độ thường,
điều chế xà phòng ở nhiệt độ cao, điều chế xà phịng có thu hồi glixerol. Nếu thu hồi
glixerol (chất tạo ẩm), xà phòng tạo ra dễ làm khơ da.
Bảng so sánh Xà phịng hữu cơ – Xà phịng cơng nghiệp (tổ 4)

Tất cả các loại dầu, mỡ động thực vật đều có thể dùng làm nguyên liệu sản xuất
xà phòng như mỡ bò, cừu, heo, dầu dừa, dầu cọ, dầu lạc… Các dầu mỡ giàu thành
phần axit béo no (mỡ heo, bò, dầu dừa…) cho xà phòng cứng hơn các dầu mỡ giàu
axit béo không no. Dầu dừa là loại dầu thực vật rẻ tiền, dễ làm hơn cả, trong dầu dừa
có tới 94% là axit béo bão hoà. Dầu dừa được ép từ cùi dừa (chiếm 65% trong cùi dừa
khơ), có tỉ trọng 0,86-0,9 ở 15oC. Nhiệt độ nóng chảy của dầu dừa là 23-26oC, chỉ số

iot là 8-9. Xà phòng điều chế từ dầu dừa có tính giặt rửa và tính tạo bọt tốt nhất vì có
hàm lượng axit lauric (45-52%) và myristic (16-21%) cao (những axit béo có khả
năng giặt rửa và tạo bọt cao nhất).

Bảng liệt kê các ưu điểm vượt trội của xà phòng dầu dừa (tổ 1)
17


c. Thực hiện dự án

18


GV

HS

GV thường xun theo dõi tiến
độ cơng việc của nhóm và điều
chỉnh nếu cần.
Trong quá trình theo dõi thực
hiện dự án, GV cần kiểm tra và
đánh giá tính khả thi của các
phương án đề xuất trước khi HS
thực hiện nhiệm vụ, giải thích HS hoạt động cá nhân, nhóm theo kế hoạch
nguyên nhân và hướng dẫn học và báo cáo định kì với GV kết quả từng giai
sinh cách khắc phục một số đoạn.
nhược điểm của sản phẩm:
- Bước đầu, các em triển khai điều chế thử
- Tổ 1 đã đo độ pH của dung dịch nghiệm một lượng nhỏ theo quy trình bài

xà phịng được giá trị xấp xỉ 10. thực hành Điều chế xà phòng từ dầu thực vật
Các em vắt thêm nước cốt chanh của trường ĐH Dược Hà Nội: Cho 5ml dầu
tươi để giảm pH, tuy nhiên xà dừa, 8ml etanol, 5ml dung dịch NaOH 20%
phòng làm ra ngay ngày hơm sau vào bình cầu hoặc cốc thuỷ tinh, khuấy đều
có mùi lạ. Do vậy các em phải và đun cách thuỷ. Tách sản phẩm bằng cách
tính tốn lại, giảm bớt lượng đổ hỗn hợp sản phẩm đang nóng vào cốc
kiểm đã dùng cho đến khi xà thuỷ tinh chứa sẵn 30ml dung dịch NaCl bão
phòng làm ra khơng làm đổi màu hồ. Trong q trình xà phịng hố nên cho
giấy chỉ thị pH.
dung dịch muối ăn bão hoà vào hỗn hợp phản
- Tổ 2 cho dư dầu so với lượng ứng để quá trình phân li của xà phòng chuyển
hướng dẫn, với mong muốn xà dịch về phía trái, làm xà phịng ít tan trong
phịng làm ra khơng những có nước, phân lớp và nổi lên trên.
khả năng làm sạch mà cịn có RCOONa  RCOO- + Na+
chức năng dưỡng da. Tuy nhiên,
Khuấy đều, để nguội từ từ đến nhiệt độ
sản phẩm ban đầu của tổ 2 ít bọt,
phịng, xà phịng tách ra dưới dạng kết tủa.
hơi dính tay. Tổ 2 phải điều chỉnh
Lọc hút trên phễu lọc và rửa lại bằng nước.
lại tỉ lệ NaOH tương ứng với
lượng dầu sử dụng
- Tổ 3 sau khi tìm hiểu thành
phần chất béo trong các loại dầu
thực vật đã sử dụng thêm dầu
olive cùng dầu dừa.
- Tổ 4: các em thu gom dầu mỡ
phế thải, đã chiên đi chiên lại
nhiều lần trong các nhà hàng,
quán ăn để điều chế xà phịng,

nhưng xà phịng làm ra khơng
đạt u cầu cảm quan, mặc dù đã
lọc dầu nhiều lần.
- Các tổ đều gặp vấn đề chung:

- Trong quá trình làm sản phẩm, HS điều
chỉnh nguyên liệu, tỉ lệ phản ứng và tìm ra
phụ gia thích hợp để tạo ra sản phẩm mong
muốn, chẳng hạn, tổ 1 thêm đường vào để
tạo ra xà phòng trong suốt.

19


Trên cơ sở các tài liệu được GV cung cấp, với định hướng sản phẩm riêng của từng
nhóm, các tổ đã tiến hành điều chế xà phòng theo các quy trình khác nhau:

20


Tổ 1 điều chế xà phịng quy trình nóng
(Hot Process); có thêm bước chuyển
hóa xà phịng thành trong suốt (Germ
Soap):

Tổ 3:

1. Chuẩn bị dụng cụ, hoá chất: NaOH
(khan); Nước; Dầu, chất béo thực vật
(quy trình sử dụng dầu dừa, dầu olive);

1. Đo lường: tính theo chỉ số xà phịng Cốc (1L); Màu thực phẩm; Tinh dầu;
hóa và dư 10% dầu: Dầu dừa 300g; Khuôn
NaOH 48g; Nước cất 115g
2. Cân dầu, pha kiềm - Cân lượng dầu
2. Đun hỗn hợp tầm 2 tiếng để phản ứng làm xà phòng - Sử dụng trang web
xà phịng hóa xảy ra.
soupcalc.net để tính lượng NaOH cần
3. Cho cồn, đường và glycerine vào để sử dụng (Cần tính chính xác để tránh dư
tạo dung mơi trong suốt (Glycerine 58g; kiềm) - Cho nước vào cốc, cho từ từ
lượng NaOH vào, khuấy đều
Cồn 90: 115g; Đường kính trắng 71g
*Chú ý khuấy điều độ vì sẽ tạo bọt. Sau 3. Tiến hành phản ứng - Đun dầu nóng
lên, đồng thời để nguội NaOH đến khi
khi xong thì hớt hết bọt.
cả hai dung dịch đạt 50°C - Đổ NaOH
4. Ủ từ 2-4 tuần, ở nơi tối để phản ứng vào dầu, dùng dụng cụ khuấy đến khi
xà phòng hóa xảy ra hồn tồn và lượng hỗn hợp đồng nhất - Cho phẩm màu và
nước dư thừa bay hơi hết khỏi xà hương liệu vào, đổ hỗn hợp vào khn
phịng.
và đợi đến lúc hỗn hợp cứng lại - Lấy
khn ra và cắt xà phòng thành từng
miếng

21


Tổ 2 điều chế xà phịng theo quy trình
cơ bản (giáo trình thực hành Phản ứng
xà phịng hố, Điều chế xà phòng từ dầu
thực vật – Trường ĐH Dược Hà Nội):


Tổ 4: Tương tự tổ 2.
- Cho dầu dừa, dung dịch NaOH 20%
vào bình theo tỉ lệ thể tích 1:1 cùng một
lượng nhỏ ethanol rồi khuấy đều.

1. Chuẩn bị: Pha dung dịch NaOH 20%; - Đặt bình vào bát cách thủy, đun sơi
Pha dung dịch NaCl bão hịa
cách thủy trong thời gian 30p (với 50
2. Trộn hỗn hợp dầu dừa và dầu oliu, ml dầu dừa), tiếp tục khuấy hỗn hợp
NaOH, etanol vào bình chứa theo thứ tự trong quá trình phản ứng.
thì tỉ lệ là 5:5:8, khuấy đều.
- Đổ hỗn hợp đang nóng vào cốc thủy
3. Đun nóng hỗn hợp bằng phương pháp
cách thủy dưới nhiệt độ 80-90 độ C ,
trong khi đun có thêm vài giọt nước để
tăng hiệu suất phản ứng xà phịng hóa.

tinh chứa sẵn dung dịch NaCl bão hòa.
Khuấy đều và để nguội. Thu được muối
natri của acid béo ở dạng kết tủa.

- Kiểm tra pH và trung hòa bằng acid
4. Sau khoảng 30 phút đưa hỗn hợp ra yếu nếu có kiềm dư (ví dụ như acid
để nguội rồi cho dung dịch NaCl bão citric).
hòa vào khuấy nhẹ.
- Thêm tinh dầu và phẩm màu.
5. Hút chân không hỗn hợp và ép chúng - Lọc bằng phễu lọc  Thu được sản
vào khuôn để tạo hình.
phẩm


d. Thu thập kết quả và cơng bố sản phẩm
Việc cơng bố sản phẩm có thể kết hợp cả online (trên mạng xã hội) và offline (tổ chức
dưới dạng triển lãm, trưng bày sản phẩm hoặc báo cáo khoa học, poster, tranh ảnh
hoặc các tiểu phẩm). GV góp ý về cách trình bày sản phẩm, tổ chức cho HS cơng bố
sản phẩm dự án.
- Các em lập page riêng cho dịng sản phẩm của mình, hoặc quay video, đăng bài
quảng cáo. Mỗi lượt like, share đều được tính điểm cho giải Truyền thông. 100 lượt
like = 2 điểm, 100 lượt yêu thích = 5 điểm, 100 lượt share = 10 điểm.
- Các nhóm HS trình bày offline sản phẩm dự án của mình. Sản phẩm dự án của 4
nhóm đều trình chiếu trên bản PowerPoint, có tích hợp video, âm thanh, hình ảnh
động cho phần giới thiệu nhóm và nội dung. GV và các nhóm khác dùng thử sản
phẩm, theo dõi bài trình chiếu, đặt câu hỏi để làm rõ các vấn đề quan tâm về ý tưởng,

22


phương pháp tiến hành, cách giải quyết các khó khăn gặp phải, những bài học rút ra,
dự định phát triển…

Nhóm 1

23


24


×