Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

BT Dung Dich Hoa 9 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.32 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Câu 1: Cho từ từ dung dịch A chứa x mol HCL vào dung dịch B chứa y mol Na2CO3. Sau
khi cho hết A vào B ta được dung dịch C. Hỏi trong C có những chất gì, bao nhiêu mol (tính
theo x,y)? Nếu x=2y thì pH của dung dịch C là bao nhiêu sau khi đun nhẹ để loại bỏ hết khí.
Câu 2: Trộn 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch Ba(OH)2 a
mo/l thu được m(g) kết tủa và 500ml dung dịch có pH=13. Tìm a và m.


Câu 3: Cho 200ml dung dịch A gồm HCl 1M và HNO3 với 300ml dung dịch B gồm NaOH
0,8M và KOH xM được dung dịch C. Để trung hoà hết dung dịch C cần 300ml dung dịch
HCl 1M. Tìm x. Tìm khối lượng chất rắn khi cơ cạn dung dịch C.


Câu 4: Thêm từ từ 100ml dung dịch NaOH vào 25ml dung dịch AlCl3 thì vừa đủ thu được
kết tủa lớn nhất 1,872g.


a) Tính nồng độ mol hai dung dịch đầu.


b) Khi thêm V ml dung dịch NaOH trên vào 25ml dung dịch AlCl3 thì thu được kết tủa bằng
9/10 lượng kết tủa lớn nhấr. Tìm V ml dung dịch NaOH.


Câu 5: Hoà tan 43g hỗn hợp bari clorua và canxi clorua vào 1 lít dung dịch hỗn hợp natri
cacbonat và amoni cacbonat có nồng độ lần lượt là 0,1M và 0,25M; sau khi phản ứng xong
thì thu được 39,7g kết tủa A và dung dịch B. Tính phần trăm khối lượng các chất trong kết
tủa.


Câu 6: Cho 2,02g hỗn hợp Mg, Zn vào cốc đựng 200ml dung dịch HCl. Sau phản ứng đun
cho nước bay hơi hết được 4,86g chất rắn.


- Cho 2,02g hỗn hợp Mg, Zn vào cốc đựng 400m6 dung dịch HCl (nồng độ mol như trên) sau
phản ứng đun cho nước bay hơi hết được 5,57g chất rắn.


Tính thể tích khí bay ra ở thí nghiệm đầu (đkc); nồng độ mol dung dịch HCl và số gam mỗi
kim loại trong hỗn hợp.



Câu 7: Có 400ml dung dịch H2SO4 0,65M. Hồ tan thêm vào đó 1,792 lít khí HCl (đkc)
được dung dịch A. Cho vào dung dịch A 3,96g hỗn hợp Mg và kim loại X hoá trị III (nguyên
tử lượng của X lớn hơn của Mg) được dung dịch B và khí H2. Để tác dụng hết axit còn dư
trong dung dịch B phải dùng 8,66g hỗn hợp Na2CO3, MgCO3. Sau phản ứng, khối lượng
dung dịch B tăng lên 4,7g.


a) Cho biết tên kim loại X.


b) Tìm % khối lượng Na2CO3 , MgCO3 trong 8,66g hỗn hợp.


Câu 8: Trung hoà dung dịch HCl 14,6% vừa đủ bằng dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ
phần trăm dung dịch muối thu được.


- Khi hoà tan một oxit kim loại M hoá trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%
được dung dịch muối 11,7647%. Tìm kim loại đó.


Câu 9: Dung dịch A chứa HCl và H2SO4 có tỉ lệ số mol 3:1. 100ml dung dịch A trung hoà đủ
bởi 25ml dung dịch NaOH 1M.


a) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A.


b) Lấy 100ml dung dịch A này cho tác dụng với dung dịch B gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2
0,1M thì thể tích dung dịch b cần dùng là bao nhiêu. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
bao nhiêu gam muối.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×