Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

SKKN một số giải pháp tăng cường động lực học tập môn ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.76 KB, 49 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
1. Q trình tồn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi tất cả các lĩnh
vực, trong đó đặc biệt là khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo… Do đó, tổ
chức Unesco đã đề xướng mục đích học tập đó là: “Học để biết, học để làm, học để
chung sống và học để khẳng định mình” và nước ta cũng đã đề ra mục tiêu chiến
lược phát triển giáo dục 2011-2020 theo quyết định số711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012
là nền giáo dục của nước ta cần có những đổi mới sâu rộng, toàn diện mọi thành tố
của quá trình dạy học hướng đến sự hình thành, phát triển năng lực và khả năng
học tập suốt đời cho học sinh.Trong đó năng lực tự học là một trong những năng
lực cốt lõi cần hình thành từ sớm cho mỗi cá nhân, nhất là trong độ tuổi học sinh,
góp phần giúp các em hình thành và rèn luyện khả năng tự nghiên cứu và tự học
suốt đời.Muốn có được điều đó các em cần hình thành và tạo lập cho mình động
lực học tập đúng đắn và bền vững.
2. Để đảm bảo mục tiêu đổi mới dạy học môn Ngữ văn THPT theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, đồng thời góp phần vào giải quyết thực trạng
các em có xu hướng chán học, thờ ơ với mơn Văn, giáo viên trên cả nước đã chủ
động, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu
quả. Tuy nhiên, điều cốt lõi và đầu tiên chính là mỗi học sinh cần có động lực học
tập nói chung và học mơn Ngữ văn nói riêng. Khi và chỉ khi có động lực học tập
tốt mới phát huy được tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, nối
liền bục giảng với thực tiễn đời sống, gắn môi trường nhà trường và môi trường xã
hội. Mặt khác thành công của người giáo viên trong mỗi bài dạy trước hết là khơi
nguồn, dẫn lối rồi mới tới những sáng kiến, ý tưởng sáng tạo về phương pháp,
cách thức tổ chức giờ dạy. Do vậy, chú trọng tăng cường động lực học tập cho học
sinh là việc làm rất cần thiết của người giáo viên trong xu thế đổi mới này.
Xuất phát từ những yêu cầu và thực trạng trên, tôi đã mạnh dạn thực hiện đề
tài: “Một số giải pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh
Trung học phổ thơng” cho sáng kiến của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Đối với giáo viên.


Đề tài sẽ giúp thầy, cô giáo phát huy được vai trò dẫn đường, truyền cảm
hứng cho học sinh. Qua từng giờ dạy, khơng chỉ hình thành kỹ năng và các năng
lực đọc hiểu Ngữ văn cho học sinh mà thầy cơ giáo có cơ hội đổi mới về phương
pháp dạy học, đi sâu vào tâm lý, tư tưởng học sinh để nắm bắt nội dung và nâng
cao chất lượng hiệu quả dạy học. Từ đó, nâng cao trình độ chun mơn, khả năng
nghiên cứu khoa học của bản thân.
1


2. 2. Đối với học sinh.
Đề tài sẽ đem đến cho các em những giờ học bổ ích, sẽ giúp các em tăng
thêm sự hứng thú đối với bài học tạo nên sức mạnh từ bên trong để khát khao
chiếm lĩnh tri thức, cảm thụ cái hay cái đẹp của Văn học và đạt được những mục
tiêu tốt đẹp và ý nghĩa của mình. Đồng thời phát huy được năng lực tự tìm tịi,
khám phá tri thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu...
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
3.2. Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường động lực học tập môn Ngữ
văn cho học sinh THPT.
3. 3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xem xét khả năng ứng dụng của đề
tài trong việc tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh THPT để
nâng cao hiệu quả dạy học Ngữ văn.
4. Đối tượng, phạm vi, địa bàn khảo sát:
4.1. Ðối tượng nghiên cứu của đề tài: “Một số giải pháp tăng cường động
lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh Trung học phổ thông
4.2. Phạm vi, địa bàn khảo sát: Đề tài tìm hiểu, khảo sát việc dạy học một số
phương pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh Trung học
phổ thông của giáo viên Ngữ văn và học tại các trường THPT trên địa bàn huyện
tôi công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong q trình thực hiện tơi sử dụng các
nhóm phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Phương pháp Test
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
6. Đóng góp mới của đề tài
6.1. Tính mới của đề tài
- Về lý luận: Sáng kiến đóng góp với các bạn đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ
văn về một số phương pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn cho học
sinh THPT.
- Về thực tiễn: Đi sâu vào vấn đề sử dụng một số phương pháp tăng cường
động lực học tập môn Ngữ văn cho học sinh THPT đã cải thiện và nâng cao hiệu
2


quả, chất lượng môn Ngữ văn rõ rệt: giúp học sinh có được khát khao, mong
muốn, chủ động, tích cực học tập cho chính mình cho gia đình và xã hội với mục
tiêu rõ ràng và ý nghĩa đồng thời rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh trong xu
thế hội nhập hiện nay.
6. 2. Những đóng góp của đề tài
Với đề tài này, tơi mong muốn sẽ đóng góp phần nâng cao hiệu quả dạy học
mơn Ngữ văn trong trường họcvà lan tỏa ý nghĩa, giá trị của Ngữ văn trong tâm
hồn, cuộc sống mỗi thế hệ học sinh và đời sống văn hóa xã hội.
7. Cấu trúc của đề tài
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung đề tài

Phần III. Kết luận và một số đề xuất, kiến nghị

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Cơ sở lí luận
1.1. Tổng quan về động lực và động lực học tập
Động lực học tập là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ rất sớm của
các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục. Động lực học tập là cái
thúc đẩy người học thực hiện các hoạt động học tập đồng thời, định hướng, duy trì
và quyết định cường độ của hành vi đó. Các học giả nổi tiếng nghiên cứu về động
lực và tạo động lực có thể kể đến như Frederick Winslow Taylor (1911) cùng Lý
thuyết về cây gậy và củ cà rốt; Abraham Harold Maslow (1943) với Tháp nhu cầu,
Douglas Mc Gregor(1960) cùn với Lý thuyết X và Y, Fridetick Herzberg (1959) là
biểu đồ hai yếu tố tạo động lực bên trong và bên ngoài của người lao động; Vroom
&Brown (1964) với thuyết kỳ vọng; Adams (1965) với thuyết công bằng...
Ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, vấn đề động lực học
tập của học sinh, sinh viên đã được chú ý nghiên cứu như: Đỗ Mộng Tuấn “Động
cơ hoạt động của học sinh trong học tập và ảnh hưởng của việc tổ chức hoạt động
đến động cơ”(1980). Nguyễn Kế Hào“Đặc điểm và cấu trúc của động cơ hoạt động
học tập trong sự phụ thuộc vào các kiểu khái quát tài liệu học tập” (1981). Phạm
Thị Đức “Những điều kiện tâm lí của việc hình thành động cơ nhận thức trong hoạt
động học tập ở học sinh thiếu niên” (1988).Một số nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành
cơng luận án Phó tiến sĩ Tâm lí học về động cơ học tập ở các Viện nghiên cứu và
Trường Đại học ở Việt Nam như: Nhâm Văn Chăn Con (NCS Campuchia) “Tìm
hiểu động cơ học tập của học sinh cấp 2” (1990).Khăm Phăn Khăm On (NCS Lào)
“Động cơ học tập và quan hệ của nó với nguyện vọng chọn nghề của học sinh Lào”
(1994). Trịnh Quốc Thái “Nghiên cứu động cơ học tập của học sinh lớp 1 dưới ảnh

hưởng của phương pháp nhà trường” (1996). Lê Xuân Tiến “Động cơ học tập của
học sinh lớp 5” (1997). Trần Thị Thìn “Động cơ học tập của sinh viên Sư phạm”
(2004). Dương Thị Kim Oanh “Động cơ chọ tập của sinh viên các ngành khoa học
kỹ thuật” (2009). Luận văn thạc sĩ Lê Thị Thảo “Nghiên cứu nhận dạng các yếu tố
tác động đến động lực học tập của sinh viên và đề xuất các giải pháp vận dụng tại
Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc” (2016) …
Ngoài ra một số tác giả đã đề cập tới vấn đề động cơ học tập trong các tài
liệu, các sách, các báo cáo và các bài báo khoa học, như các tác giả Hồ Ngọc Đại,
Lê Ngọc Lan, Đặng Xuân Hoài, Đào Thị Oanh, Nguyễn Hồi Loan vv…
Như vậy, vấn đề động lực nói chung, động lực học tập nói riêng có lịch sử
nghiên cứu khá lâu dài, song chủ yếu ở đối với sinh viên, học sinh cấp tiểu học.
Đối với đối tượng học sinh THPT hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp
về các giải pháp nâng cao động lực học tập mơn Ngữ văn, có chăng chỉ mới có một
số đề tài sáng kiến kinh nghiệm tạo hứng thú như: Trần Thị Việt Hằng “Tạo hứng
thú cho học sinh qua việc đổi mới cách thức ra đề tự luận môn Ngữ vănTHPT”
4


(2013); Phạm Thị Hằng “Cách tạo hứng thú cho học sinh trong giờ Văn bằng
phương pháp đóng vai và vẽ tranh ở nhà trường phổ thơng hiện nay” (2019)…
Vì vậy, lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao động lực học tập
môn Ngữ văn ở trường THPT” là một điều cần thiết để nâng cao chất lượng,
hiệu quả và giá trị của môn Ngữ văn cho học sinh.
1.1.1 Khái niệm động lực và động lực học tập
1.1.1.1. Khái niệm động lực
Có rất nhiều định nghĩa về động lực song chúng ta có thể khái qt lại: Động
lực (motivation):
• Là lực thúc đẩy từ bên trong cá nhân để đáp ứng các nhu cầu chưa thỏa mãn.
• Là yếu tố giúp con người đi đến hành động hay lựa chọn.
• Là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường sự nỗ lực để

đạt được mục đích hay kết quả cụ thể
• Là niềm hy vọng hay một sức mạnh khác giúp khởi đầu một hành động với
nỗ lực tạo ra một kết quả cụ thể nào đó.
Tóm lại: Động lực bao gồm tất cả những gì nhằm thơi thúc, khuyến khích
động viên con người thực hiện những hành vi theo mục tiêu.
1.1.1.2 Động lực học tập
• Là sự khát khao và tự nguyện của người học tập đểnỗ lực hướng tới mục
tiêu của bản thân.
• Là những nhân tố bên trong kích thích con người tíchcực học tập trong điều
kiện cho phép để đạt kết quả cao.
• Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê học tập nhằm đạt được
mục tiêu của gia đình, nhà trường cũng như bản thân người học tập.
1.1.2. So sánh khái niệm động lực và động cơ
Nhiều người cứ băn khoăn đây là hai khái niệm gần nghĩa nhau cùng nghĩa hay
khác nghĩa có thể thay thế cho nhau được hay không. Trong tiếng Anh: motive (động
cơ, duyên cớ, lí do), Motivation (cố gắng, động lực, gắng sức). Trên thực tế có thể hiểu
động cơ là lý do tại sao chúng ta muốn làm một việc nào đó, cịn động lực nằm ngồi
cả lý do mà bạn muốn làm, thôi thúc bạn làm, động cơ là cụ thể, cịn động lực là tổng
qt (khó hình dung, không thể cảm nhận ngay). Động cơ là cần đến sức mạnh, năng
lượng hay tác động ngoại vi trong khi động lực tồn tại từ bên trong, do sức mạnh hay
năng lượng nội tại tạo ra mà sức mạnh đó bao gồm cả sự tác động của các yếu tố ngoại
vi đã được chuyển hóa thành nội tại. Nếu động cơ là thích, muốn thì động lực là đam
mê, cần phải. Nói cách khác, động cơ và động lực có quan hệ mật thiết, ở một góc độ
nào đó động cơ là một phần của động lực, nhưng trước đây các nhà nghiên cứu thường
dùng khái niệm động cơ thay thế cho động lực.
Theo từ điển Tiếng Việt định nghĩa: Động cơ “Cái có tác dụng chi phối,
thúc đẩy người ta suy nghĩ và hành động”còn động lực là “Cái thúc đẩy làm cho
phát triển”

5



Do vậy, dù có thể có một vài sự phân biệt giữa động cơ và động lực trong
những trường hợp cụ thể nhưng trên thực tế chúng ta thường dùng hai khái niệm
thay thế cho nhau. Trong phạm vi đề tài này chúng tôi cũng thống nhất hiểu khái
niệm này thống nhất và thay thế cho nhau.
1.1.3. Vai trò, bản chất của động lực trong cuộc sống và trong học tập
mơn Ngữ văn
1.1.3.1. Vai trị
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của người học, trong đó
động lực học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp nhất và đầu tiên thúc đẩy tính tích
cực hoạt động của con người. C. Mác đã khẳng định: “Con người ta sẽ khơng làm
bất cứ điều gì, nếu nó khơng liên quan đến nhu cầu, động cơ của họ…” Vì vậy,
xây dựng động lực học tập đúng đắn là một điều cần thiết trong học tập.
Trong “Từ điển bách khoa tâm lý giáo dục”, do giáo sư Phạm Minh Hạc chủ biên,
tác giả Nguyễn Thơ Sinh đã nêu “Động lực thường được coi là có nguồn gốc từ
những khát khao, do cá nhân có một nhu cầu đặc biệt, hoặc do họ chịu ảnh hưởng
từ những hấp dẫn đến từ đối tượng, một lý tưởng hoài bão, hay một điều kiện, một
vị trí nấc thang xã hội, hay một trạng thái tinh thần nào đó. Động lực chính là
nguồn gốc cung cấp năng lượng thôi thúc để giúp cá nhân có thể phấn đấu vươn
lên.
Bên cạnh đó, trong cơng trình nghiên cứu về động cơ học tập của mình, tác
giả Nguyễn Kim Oanh đã khẳng định “Động cơ được xem là thành phần cơ bản
cấu thành nên xu hướng – đặc điểm chủ đạo của nhân cách. Hệ thống động cơ và
các dạng hoạt động được định hướng bởi động cơ được xem là tham số quan trọng
nhất của nhân cách”. Động cơ học tập của học sinh có một vị trí vai trị trong việc
hình thành năng lực nhân cách học sinh. Cả hai mặt này quan hệ hết sức chặt chẽ,
khăng khít. Chỉ có dạy người tốt mới dạy chữ được. Quá trình học sinh phải nhận
thức sâu sắc mục đích học tập của bản thân là học khơng chỉ có tri thức mà chính
học là để làm người theo đúng bốn trụ cột của UNESCO (Jacques Delors 1996) từ

đó có động lực học tập.
Đó là lý do căn bản chúng ta cần tạo cho học sinh có động lực học tập, động
lực đó phải đủ mạnh, đủ sức lơi cuốn người học hồn thành nhiệm vụ học tập của
mình. Từ đó học sinh phải có đủ nghị lực quyết tâm cao, tập trung sức lực để vượt
qua những khó khăn trong việc học tập của mình. Tất cả những việc này phải trở
thành nội năng để học sinh có khả năng tự học có kết quả.
1.1.3.2 Bản chất
Bàn về động cơ học tập của học sinh, theo nhà tâm lý học người Mỹ Geen
(1995) Động lực có 4 bộ phận chức năng chính:
- Tính chủ động cần thiết
- Có định hướng để đi đến một kết quả hành động
6


- Có một cường độ mạnh (hoặc yếu) nhiều hay ít
- Có tính kiên định, nhất quán trước sau như một”
Từ nghiên cứu thực tiễn, Valleran (1992) cho rằng học sinh và sinh viên có
bảy loại động lực học tập, bao gồm: (1) Thiếu động lực, (2) Động lực điều chỉnh
bên ngoài, (3) Động lực điều chỉnh nhập nội, (4) Động lực điều chỉnh xác nhận, (5)
Động lực hướng đến hiểu biết, (6) Động lực hướng đến trải nghiệm và (7) Động
lực hướng đến thành tựu.
Mới đây tác giả Dương Thị Kim Oanh, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát hai vấn đề quan trọng thể hiện được bản chất
của động cơ học tập phải bắt đầu từ “Thỏa mãn nhu cầu người học” và nó phải
“Định hướng thúc đẩy, duy trì hoạt động học tập”
Như vậy, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về động lực nhưng đều nói lên bản
chất của động lực là những gì kích thích con người hành động để đạt tới mục tiêu
nào đó. Người GV cần tạo cho học sinh có động lực sống, thơi thúc học sinh hành
động cho những mục tiêu sống cao cả, có đủ nghị lực vượt qua những cám dỗ, ham
muốn tầm thường hàng ngày, tích cực rèn luyện những thói quen tốt.

1.4. Phân loại động lực học tập
Động lực học tập là một khái niệm đa chiều, sự biểu hiện phong phú, nó được
đánh giá bởi nhiều tiêu chí hữu hình và vơ hình cũng như có nhiều hướng tiếp cận
khác nhau. Vì thế, việc xác định tồn diện các nhân tố có tác động đến động lực
học tập cũng như phân loại động lực học tập của học sinh là khơng dễ dàng. Có
nhiều cách phân loại động cơ học tập. Kế thừa các cách phân loại đã có về động cơ
học tập của học sinh, sinh viên có thể xem xét động cơ học tập của người học nói
chung theo 4 loại cơ bản sau:


Động cơ nhận thức- khoa học



Động cơ xã hội trong học tập



Động cơ cá nhân



Động cơ nghề nghiệp

Ngay từ những năm 1951 đến những năm 80 của thế kỷ XX, L.I. Bôzhôvich
và các cộng sự tiến hành nghiên cứu sự phát triển động cơ học tập của học sinh
phổ thông, đã cho thấy: Sự phát triển động cơ học tập ở học sinh phổ thông diễn ra
theo 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất (Học sinh lớp 1 và lớp 2), động cơ xã hội
trong học tập chiếm ưu thế; Giai đoạn thứ hai (Học sinh lớp 3 đến lớp 6 -7), tình
cảm đạo đức trong học tập chiếm ưu thế; Giai đoạn thứ ba (Học sinh lớn), động cơ

học tập hướng vào nghề nghiệp tương lai (Hứng thú học tập hướng vào việc chọn
nghề)
Tuy nhiên, qua nghiên cứu lịch sử tập trung thống nhất quan A.K. Markôva
và cộng sự: A.B. Orlôv, L.M. Phridman vào những năm 80 đã nêu lên một số nội
7


dung cơ bản về động lực học tập của học sinh. Theo bà, để nghiên cứu động lực
học tập của học sinh phải phân tích nội dung hoạt động học tập và phân tích sự
định hướng của học sinh vào nhiệm vụ và phương pháp thực hiện hoạt động học
tập. A.K. Markôva đã chia động lực học tập của học sinh thành 2 nhóm lớn và mỗi
nhóm lại chia thành nhiều động lực cụ thể:
Nhóm thứ nhất là nhóm động lực nhận thức (liên quan đến nội dung và quá
trình thực hiện hoạt động học tập) gồm có động lực nhận thức rộng; động lực học
tập nhận thức; động lực tự học. Động lực hoàn thiện tri thức (động lực mang tính
nhận thức) là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc
học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn
người học. Loại động lực này giúp người học luôn nỗ lực, khắc phục trở ngại từ
bên ngồi để đạt nguyện vọng bên trong. Nó giúp người học duy trì hứng thú và
ham muốn học hỏi, tìm tịi, vượt qua những trở ngại khó khăn để đạt được những
mục tiêu trong học tập.
Nhóm thứ hai là nhóm động lực xã hội bao gồm động lực xã hội rộng; động
lực xã hội hẹp; động lực hợp tác xã hội. Động cơ có tính xã hội rộng rãi; động cơ
nảy sinh trong chính q trình học tập, thể hiện ở hứng thú học tập, ở sự thỏa mãn
với kết quả, làm cho học sinh tăng cường độ học tập, tính định hướng của hoạt
động trí tuệ, sự khắc phục khó khăn trong học tập. Động lực quan hệ xã hội: học
sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác là đáp ứng mong đợi của cha
mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn
bè … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học.
1.1.5. Quá trình hình thành động lực học tập

Tháp nhu cầu Maslow được tạo ra là để tìm hiểu và phân tích nhu cầu và động
lực của mỗi con người. Vì vậy khi ứng dụng học thuyết này vào trong giáo dục,
mục đích là để thầy cô, cha mẹ hiểu được học sinh, con cái của mình. Từ đó họ có
thể đồng hành cùng người học trong việc giáo dục và quá trình trưởng thành.
Tương ứng với mỗi cấp độ sẽ là nhu cầu khác nhau, trong đó:

8


Động lực học tập là một trong những thành phần có tính chất then chốt nhất
trong việc học tập (Slavin, 2008). Động lực học tập tạo nên một nguồn sức mạnh,
một nguồn năng lực mạnh mẽ khiến chủ thể hành động và duy trì hành động để đạt
được kết quả. Kết quả học tập, những gì mà sinh viên học và ứng dụng được vào
thực tiễn có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sau này của họ. Theo nhiều nghiên cứu
chỉ ra rằng động lực học tập của sinh viên chịu tác động bởi các nhóm nhân tố
thuộc về nhà trường, nhân tố thuộc về gia đình và nhân tố thuộc về đặc tính cá
nhân của sinh viên đó. Do đó theo J.Piaget “nhà trường kiểu mới phải làm việc một
cách chủ động dựa trên nhu cầu hứng thú cá nhân”.
Do đó q trình giáo dục ở đây khơng phải chỉ biết “đòi hỏi” học sinh “phải
thế này, phải thế kia” mà cái chính là nhà sư phạm phải chủ động tìm phương pháp
tác động để giúp cho học sinh tự phấn đấu đạt được những điều tốt đẹp mà chúng
mong muốn; đồng thời đây cũng chính là mong muốn của các nhà giáo dục và cha
mẹ học sinh. Như vậy là phải chuyển hóa được những mong muốn của các lực
lượng giáo dục thành cái học sinh cũng mong muốn. Đó chính là nhu cầu và hứng
thú cá nhân của học sinh. Sự tác động giữa các nhân tố tạo ra nội năng được thể
hện qua sơ đồ sau:

Như vậy miền giao của vòng tròn 1,2,3 càng lớn lên bao nhiêu, giáo dục càng
dễ thành công và hiệu quả bấy nhiêu.
Theo Barbara McCombs nghiên cứu đã cho thấy để sinh viên được thúc đẩy

học tập một cách tối ưu phải cần:
9


1.

Xem việc học tập là hứng thú và là mục đích của bản thân họ.

2. Tin rằng họ có đủ kỹ năng và năng lực để đạt được các mục đích ngày một
cách hồn hảo.
3. Xem bản thân họ là nhân tố có trách nhiệm trong việc xác định và đạt được
các mục tiêu đó.
4. Nắm được các ý tưởng ở cấp độ cao hơn cũng như các kỹ năng tự điều chỉnh
nhằm đạt đuợc mục tiêu.
5. Tận dụng quá trình mã hóa, xử lý và gợi nhớ thơng tin một cách hiệu quả.
6. Kiểm soát cảm xúc và và tâm trạng có thể làm thuận tiện hoặc cản trở việc học
tập và động lực học tập.
7. Trình bày kết quả học tập chứng minh mình đạt đuợc mục đích đề ra
NHÀ TRƯỜNG
PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG
PHÁP GIÁO DỤC
HỌC SINH
HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH
NỖ LỰC HÀNH ĐỘNG CÁ
NHÂN
BIẾT TỰ HỌC

SỚM XÁC ĐỊNH

- CÓ Ý THỨC

HỌC
- CÓ QUYẾT
TÂM HỌC
- CÓ PHƯƠNG
PHÁP HỌC

LÝ TƯỞNG
NGHỀ NGHIỆP

ĐỘNG LỰC HỌC VÀ SỐNG
CĨ Ý CHÍ LẬP THÂN, LẬP
NGHIỆP
CĨ TRÁCH NHIỆM VỚI:
BẢN THÂN - GIA ĐÌNH - XÃ
HỘI
Mơ hình quá trình tạo động lực học tập và sống cho học sinh
Như vậy, để tạo động lực học tập mơn Ngữ văn nói riêng và học tập nói
chung, chúng ta phải coi trọng nhu cầu của học sinh theo tháp nhu cầu và phối hợp
10


các yếu tố của gia đình, nhà trường để tạo nên sự thống nhất, phù hợp và hiệu quả.
Đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu đó sẽ tạo được động lực vững bền và mạnh mẽ
cho không chỉ học sinh mà cả giáo viên, nhà trường và gia đình.
1.2 Khái qt về Văn học và vai trị của mơn Ngữ văn trong cuộc sống và
trong quá trình học tập bậc THPT
1.2.1 Khái niệm
Văn học là bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối tượng nhận thức trung
tâm, lấy hình tượng làm phương thức biểu đạt nội dung, lấy ngơn từ làm chất liệu
xây dựng hình tượng. Văn học tuân theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn nhu

cầu về tình cảm vơ cùng phong phú của con người.
Đôi khi văn học không trực tiếp miêu tả con người nhưng con người vẫn là
trung tâm mà văn học hướng tới. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con người
mà cịn nói lên những mơ ước, khát vọng, những tâm tư tình cảm của con người,
trong chiều sâu tâm hồn với tất cả sự đa dạng và phong phú của nó. Chính vì thế
M. Gor ki đã định nghĩa ngắn gọn: Văn học là nhân học.
1.2.2. Đặc trưng của văn học
Văn học là cách vẽ về toàn bộ cuộc sống, con người, thiên nhiên được nhà
văn sáng tạo qua liên tưởng, tưởng tượng để thể hiện tư tưởng, tình cảm và khái
qt hiện thực một cách có thẩm mĩ khi ta cảm nhận được hình tượng thì mới cảm
nhận được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của văn chương. Văn học phải cảm nhận
bằng tất cả tâm hồn, phải dùng trí tưởng tượng, sự liên tưởng, suy luận cảm xúc
với tất cả mọi giác quan và tâm hồn mới có thể hình dung được những sự vật, hiện
tượng trong đời sống,
1.2.3. Chức năng, giá trị văn học
Văn học là sản phẩm kết tinh từ cuộc sống, đáp ứng những nhu cầu khác
nhau của con người rồi trở lại tác động sâu sắc tới con người và cuộc sống. Ba giá
trị cơ bản của văn học gồm: Giá trị nhận thức, giá trị giáo dục và giá trị thẩm mĩ.
1.2.3.1. Giá trị nhận thức
Tác phẩm văn học là kết quả của q trình nhà văn khám phá, lí giải hiện
thực đời sống, chuyển hóa vào nội dung tác phẩm, đáp ứng nhu cầu nhận thức của
người đọc. Với tính chất phi vật thể và tính hình tượng, văn học có khả năng phá
vỡ giới hạn tồn tại trong thời gian, không gian thực tế của mỗi cá nhân, đem lại khả
năng sống cuộc sống của nhiều người, nhiều thời, nhiều nơi. Chính vì vậy, văn học
có thể đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, muốn hiểu biết cuộc sống và chính
bản thân, từ đó tác động hiệu quả vào cuộc sống. Đồng thời, nhận thức nhiều mặt
của cuộc sống với những thời gian, không gian khác nhau (quá khứ, hiện tại, tương
lai của vùng đất, các dân tộc, phong tục, tập quán...), giúp người đọc hiểu đời, hiểu
được bản chất của con người (mục đích tồn tại, tư tưởng, khát vọng, sức mạnh...),
từ đó hiểu chính bản thân.

1.2.3.2. Giá trị giáo dục
11


Ngồi nhu cầu hiểu biết, con người cịn có nhu cầu hướng thiện, khao khát
cuộc sống tốt lành, chan hòa tình u thương. Nhà văn ln bộc lộ tư tưởng tình
cảm, nhận xét, đánh giá của mình trong tác phẩm. Điều đó tác động và có khả năng
giáo dục người đọc.Văn học đem đến cho con người những bài học quý giá về lẽ
sống. Văn học hình thành giúp con người biết yêu, ghét đúng đắn, làm cho tâm hồn
con người trở nên lành mạnh, trong sáng, cao thượng hơn.
Đặc trưng giáo dục của văn học là con đường cảm xúc tới nhận thức, tự giáo
dục (khác với pháp luật, đạo đức...) Văn học cảm hóa con người bằng hình tượng,
bằng cái thật, cái đúng, cái đẹp nên nó giáo dục một cách tự giác, thấm sâu, lâu
bền. Văn học góp phần hồn thiện bản thân con người, hướng con người tới những
hành động cụ thể, thiết thực.
1.2.3.3. Giá trị thẩm mĩ
Thế giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp nhưng khơng phải ai cũng có thể nhận
biết và cảm thụ. Nhà văn đã đưa cái đẹp vào tác phẩm, giúp người đọc vừa cảm
nhận được cái đẹp cuộc đời vừa cảm nhận, rung động được cái đẹp của tác phẩm.
Đó chính là văn học đem đến cho con người những vẻ đẹp mn hình, mn vẻ
của cuộc đời (thiên nhiên, đất nước, cuộc đời, lịch sử...).Văn học đi sâu miêu tả vẻ
đẹp con người (ngoại hình, nội tâm, tư tưởng, tình cảm, những hành động, lời
nói...).Văn học có thể phát hiện ra vẻ đẹp của những vật rất nhỏ bé, bình thường và
cả vẻ đẹp đồ sộ, kì vĩ. Hình thức đẹp của tác phẩm (kết cấu, ngơn ngữ...) cũng
chính là một nội dung quan trọng của giá trị thẩm mĩ.
1.2.4 Vai trị mơn Ngữ văn trong trường THPT
Mơn Ngữ Văn là một môn học rất quan trọng, chiếm thời lượng lớn trong
chương trình học của học sinh. Mơn Ngữ văn góp phần giáo dục tư tưởng và bồi
dưỡng hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Bởi “Văn học là nhân học”, là góp phần
lớn vào hình thành nhân cách đạo đức của mỗi con người một yếu tố quan trọng

trong chất lượng và giá trị con người cũng như cuộc sống.
Gần gũi hơn với đời sống thường ngày của chúng ta, học văn là học cách để
diễn đạt trôi chảy ý nghĩa của bản thân, tạo nên những câu nói đẹp, những bài luận
sắc sảo. Có thể nói thơng qua Văn học chúng ta có thể tích lũy được vô vàn những
tri thức quý giá cho bản thân. Học Văn giúp cho chúng ta trau dồi vốn từ và cách
sử dụng ngôn từ khéo léo hơn. Qua học mơn Văn ta học cách chia sẻ dễ dàng hơn,
có tấm lòng đồng cảm chia sẻ với tấm lòng yêu thương con người. Tìm hiểu, đi sâu
vào các tác phẩm văn học, ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư
tưởng tình cảm tốt và nâng cao tính thẩm mỹ của bản thân. Việc học văn rất quan
trọng, nhưng khơng phải ai cũng có thể hiểu được giá trị của nó đối với chính bản
thân mỗi con người, bởi giá trị của nó nằm sâu bên trong và tiềm ẩn, ni dưỡng tư
tưởng chúng ta hàng ngày.
Ngồi những ảnh hưởng về đời sống tinh thần, rèn luyện nhân cách, hỗ trợ về
diễn đạt và tư duy cho những mơn học khác…mơn Ngữ Văn cịn có vị trí quan
trọng trong chương trình THCS và THPT. Đặc biệt đối với những lớp cuối cấp,
12


môn Ngữ Văn là môn thi bắt buộc, là môn thi chọn học sinh giỏi các cấp, môn thi
đại học của nhiều tổ hợp như khối C, D, M, S, V,…
Như vậy, mơn Ngữ văn có vai trị hết sức quan trọng đối với mỗi học sinh và
mỗi con người, từ đó ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, tương lai đất nước. Bên
cạnh đó, từ đặc trưng riêng của Văn học – nghệ thuật ngôn từ đã tạo nên những
giá trị lớn là nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ nhưng đó cũng chính là những khó
khăn nhất định khi ta học Văn học vì khơng chỉ cần lí trí mà bằng cả tâm hồn mình,
bằng cả vốn sống, nhân cách của mỗi người. Chính vì vậy, nhiệm vụ của người
giáo viên trước cho học sinh hiểu được những giá trị lớn lao đó, những vẻ đẹp của
văn chương.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của việc tăng cường động lực

học tập môn Ngữ văn tại các trường THPT trên địa bàn tôi cơng tác.
2.1.1 Thực trạng học tập của học sinh
Để tìm hiểu thực trạng dạy học chú ý đến tạo động lực học tập của học sinh tại
địa phương ở các trường THPT trên địa bàn công tác, tôi tiến hành khảo sát 350
HS lớp 11 tại 05 trường THPT từ tháng 2/2020 bằng nhiều phương pháp nghiên
cứu như: nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê tốn học để xử lí số
liệu.
Học sinh
STT

Trường THPT

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

1

Trường số 1

85

24,3%

2

Trường số 2


85

24,3%

3

Trường số 3

75

21,4%

4

Trường số 4

70

20%

5

Trường số 5

35

10%

Tổng


350

100%

Bảng 1.1. Số lượng học sinh tham gia khảo sát đề tài
Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh của các trường trên địa
bàn để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về
việc áp dụng các giải pháp tăng cường động lực học môn Ngữ văn cho học sinh
THPT.(Phiếu điều tra ở phụ lục 1A)

13


- Kết quả khảo sát thực trạng dạy học tăng cường động lực học tập môn Ngữ
văn cho HS THPT tại địa phương:
Bảng 1.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy học tăng cường động lực học tập môn
Ngữ văn cho HS THPT
Mức độ và Tỉ lệ lựa chọn (%)
TT

1

2

3

Câu hỏi
Rất quan
trọng


Quan trọng

Khơng quan
trọng

89%

11%

0%

Thỉnh thoảng

Khơng bao
giờ

61.7%

10,3%



Khơng

Khơng có kế
hoạch

51 %

17.5%


31.5%

Em đánh giá như thế nào
về vai trò của động lực
trong việc học tập hiện
nay?

Ngoài giờ học trên lớp
Em đã giành bao nhiêu Thường xuyên
thời gian tìm hiểu về
động lực học tập và vận
28%
dụng nó trong hoạt động
học Ngữ văn?
Em có thực hiện kế
hoạch tăng cường động
lực học tập đã đề ra khi
học tập không?
- Kết quả trên cho thấy:

- Về thái độ của học sinh khi được hỏi về vai trò của động lực học tập có
89% rất quan trọng, 11% quan trọng nhưng chỉ có 51 % thực hiện được, cịn 17.5%
khơng thực hiện có đến 31.5 % khơng có kế hoạch, điều đó cho thấy sự cần thiết
phải thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, để tạo động lực, hứng thú
say mê học tập cho người học.
2.2. Thực trạng giáo dục của giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng dạy học chú ý đến động lực học tập của học sinh tại
địa phương ở các trường THPT trên địa bàn công tác, tôi tiến hành khảo sát 44 GV
tại 05 trường THPT từ tháng 2/2020 bằng nhiều phương pháp nghiên cứu như:

nghiên cứu lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, thống kê toán học để xử lí số liệu.
Bảng 2.1. Số lượng giáo viên tham gia khảo sát đề tài
STT

Trường THPT

Giáo viên
14


Số
lượng

Tỉ lệ (%)

1

Trường số 1

12

28,6 %

2

Trường số 2

9

25%


3

Trường số 3

11

25%

4

Trường số 4

8

14,3 %

5

Trường số 5

4

7,1 %

Tổng

44

100%


- Kết quả khảo sát thực trạng dạy học tăng cường động lực tại địa phương:
((Phiếu điều tra ở phụ lục 1B)
Bảng 2.2. Kết quả thực trạng dạy học tăng cường động lực học tập môn Ngữ
văn cho HS THPT
Mức độ - Tỉ lệ lựa chọn (%)

T
T

Câu hỏi

1

Theo thầy (cô) việc tăng
cường động lực học tập
cho học sinh có cần thiết
khơng?

2

5

Thầy (cơ) có chú trọng
việc tăng cường động lực
học tập cho HS hay
không ?
Thái độ học tập của HS
thay đổi khi được hướng
dẫn tăng cường động lực

học tập học như thế nào ?

Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần
thiết

91%

9%

0%

Thường
xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao
giờ

6.9%

36.3%

56,8%

Rất hứng thú


Hứng thú

Không hứng
thú

58%

26%

16%

Từ kết quả khảo sát đó, chúng tơi nhận thấy: Có đến 91% GV được khảo sát
đều chọn phướng án “rất cần thiết” và 9% chọn phương án “cần thiết” để tăng
cường động lực học tập môn Ngữ văn cho HS. Tuy nhiên, khi thực hiện thì mới
43.2 % giáo viên thực hiện.
Phần lớn giáo viên chưa chú trọng việc tăng cường động lực học tập môn Ngữ
văn cho học sinh, mới dừng lại ở việc tích hợp một cách sơ sài vấn đề giáo dục ý
15


thức cho học sinh bằng cách lồng ghép vào nội dung bài dạy chính khóa trên lớp
có liên quan. Cũng chính vì thế mà phần lớn các giáo viên chưa hài lòng với hiệu
quả giáo dục ở mảng nội dung này cho học sinh.
Việc phát triển dạy học các giải pháp tăng cường động lực cho HS tại địa
phương hiện nay rất được quan tâm để thực hiện. Tất cả 91% GV được khảo sát
đều chọn phướng án “rất cần thiết” và 9% chọn phương án “cần thiết” để dạy học
tăng cường động lực học tập cho HS.
Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy có nhiều ngun nhân học sinh khơng có
động lực học tập mơn Ngữ văn như: Học sinh khơng có mục tiêu học tập,

học sinh khơng có ước mơ, học sinh khơng có tinh thần trách nhiệm, học sinh
khơng có mơi trường học tập tốt và phù hợp, học sinh khơng có người đồng hành,
tính tự lập, tự học chưa cao…
2.3. Thực trạng về tài liệu tham khảo
Để có được kết luận thuyết phục về thực trạng tài liệu tham khảo, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát các tài liệu tham khảo tại thư viện của trường nhận thấy
khơng có tài liệu nào chính thống để tăng cường động lực cho học sinh mà chỉ có
một số sách như: Hạt giống tâm hồn, sách giáo khoa, sách tham khảo…
Vì vậy việc nghiên cứu và áp dụng đề tài các giải pháp tăng cường động lực
học tập môn Ngữ văn cho học sinh ở trường THPT hi vọng sẽ trở thành nguồn tài
liệu tham khảo hữu ích, thiết thực cho giáo viên trong quá trình dạy học, giáo dục.
2.4. Thực trạng về thi cử và kiểm tra, đánh giá
Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học
là vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển
năng lực học sinh. Tuy nhiên việc đánh giá của giáo viên vẫn còn nặng theo chuẩn
kiến thức kĩ năng thơng qua các bài kiểm tra định kì và đánh giá từ một kênh: giáo
viên đánh giá học sinh. Giáo viên chưa chú trọng đến việc đánh giá quá trình học
tập và đánh giá sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau: học sinh
tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau, giáo viên đánh giá học sinh. Thực hiện các
giải pháp tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn ở trường THPT tạo cơ hội
cho giáo viên đánh giá học sinh từ nhiều kênh và coi trọng vận dụng vào thực tiễn
đảm bảo việc đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực.
Kết quả khảo sát đó là một trong những minh chứng thuyết phục để chúng
tôi thực hiện nghiên cứu đề tài.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tơi đã tìm ra những giải pháp
hiệu quả để tăng cường động lực học tập môn Ngữ văn ở trường THPT cho học
sinh, khắc phục thực trạng học sinh học tập bị động, thiếu nhiệt huyết, chưa phát
huy được năng lực của bản thân góp phần đổi mới dạy học và giáo dục phù hợp
với thời đại.


16


II. ĐỀ XUẤT MỘT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐỘNG LỰC HỌC TẬP
MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH THPT.
Qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy gần 20 năm, trong đó có nhiều năm chủ
nhiệm và dạy môn Ngữ văn ở các lớp chọn khối C và cả các lớp cơ bản tôi đã luôn
trăn trở làm sao để tạo được động lực học tập môn Ngữ văn cho các em để các em
học tập bằng lòng đam mê, nội lực của chính mình. Tơi đã đúc rút lại các giải pháp
cơ bản như sau:
1. Tạo động lực thông qua việc giáo dục nhân cách, vun đắp ước mơ, mục
đích học tập và định hướng nghề nghiệp
1.1. Đối với tất cả HS
Môn Ngữ văn có những đặc trưng, ưu việt riêng và có vai trị quan trọng
trong việc “học làm người” nên bản thân người giáo viên phải hiểu rõ và làm cho
học sinh cũng hiểu rõ điều đó để tất cả các HS dù thích hoặc học tốt mơn khác,
khối khác đều xác định rõ mục tiêu đích đến là một con người hạnh phúc, có giá trị
đối với cuộc đời. Muốn có được điều đó cần xây dựng được nền tảng “tam bảo”
(ba gốc) gồm: Đức (Đạo đức) – Trí (Trí tuệ) – Lực (Nghị lực) những điều này
khơng thể có đâu khác nếu khơng đến với Văn học. Do đó đã là con người và là HS
thì khơng thể và không nên không học môn Ngữ văn bởi “Văn học là nhân học”
(M. Gor ki). Điều này giáo viên dạy Văn cần làm rõ ngay từ đầu khi các em bước
vào trương THPT và trong tiết học Văn đầu tiên. Đồng thời trong từng tiết dạy cần
làm rõ được những giá trị của Văn học đặc biệt là cần rút ra được những bài học
cho chính bản thân HS.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Chí Phèo của Nam Cao cần làm cho học sinh hiểu rõ
“ba gốc” trong bài:
- Đức: Từ sức mạnh của tình yêu thương của dân làng Vũ Đại đã cưu mang nuôi
nấng “đứa con hoang” trở thành một anh canh điền lực lưỡng lương thiện, giàu
lịng tự trọng. Từ tình người, tình u của thị Nở thức tỉnh và đưa Chí Phèo thốt

khỏi kiếp sống của quỷ dữ để trở lại con người với niềm khát khao lương thiện
“trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao”. Cũng
từ niềm tin tưởng tuyệt đối vào bản chất lương thiện của người nơng dân dù có bị
đầy đọa cả nhân hình lẫn nhân tính đến tha hóa vẫn âm ỉ cháy trong tâm hồn Chí
Phèo. Từ đó, chúng ta mới hiểu rõ cần có tình u thương, cần sống và bảo vệ bản
tính lương thiện của chính mình đừng để như Chí Phèo tuyệt vọng đau đớn khi
nhận ra “Tao thèm lương thiện…” cũng đồng thời nhận ra hiện thực phũ phàng
“Khơng! Khơng ai có thể xóa được những vết sẹo trên mặt tao. Khơng, chỉ có
cách này…”
- Trí: Qua tác phẩm Chí phèo giúp ta hiểu được hiện thực xã hội nông thôn
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong xã hội thực dân nửa phong
kiến tàn bạo, độc ác đó, con người bị đày đọa đến tận cùng, ta cũng hiểu thêm về
từng loại người trong xã hội, hiểu về mối quan hệ chặt chẽ giữa con người với
17


hoàn cảnh, cá thể với cộng đồng, hiểu được quy luật đấu tranh để sinh tồn và để
sống cho ra con người…
- Lực: Qua đó giúp ta hiểu được con người cần rèn luyện nghị lực mạnh mẽ,
kiên trì để vượt qua hoàn cảnh và những thử thách, cám dỗ trong cuộc đời Nghị
lực đó tạo nên bởi nhu cầu sinh tồn của con người và nhân cách tốt đẹp của chính
mình thơng qua q trình trưởng thành và q trình tha hóa của Chí Phèo.
Từ đó, giáo dục nhân cách đạo đức cho HS có ý thức trách nhiệm với chính
mình, với gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, trong Ngữ văn cịn có phân mơn Tiếng Việt và Làm văn giúp
cho người học biết cách sử dụng đúng chuẩn, hay và hiệu quả ngôn ngữ dân tộc.
Phát huy được những tiềm năng của tiếng Việt góp phần quan trọng trong việc phát
triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, khả năng bày tỏ thể hiện những suy nghĩ, tư
tưởng mong muốn của bản thân. Làm văn giúp cho HS biết cách sử dụng các
phương thức biểu đạt, các cách tạo lập được văn bản phù hợp trong cuộc sống,

tăng khả năng quan sát, miêu tả, bày tỏ cảm xúc, khả năng lập luận, phân tích,
chứng minh, phản biện…Do vậy, GV cần chú trọng không chỉ văn bản mà cả hai
phân môn này và đặc biệt chú trọng phần thực hành, luyện tập sau mỗi bài học và
vận dụng vào cuộc sống.
Khơng chỉ chú trọng việc hình thành nhân cách cho tất cả các học sinh, mà
mơn Ngữ văn cịn là một trong ba môn bắt buộc thi tốt nghiệp nên tất cả đều phải
có ý thức học tập để đạt được kết quả tốt nhất.
1.2. Đối với HS có năng khiếu và khả năng Văn học
GV cần hiểu được cảm hứng và nhu cầu của HS thông qua việc tìm hiểu lí
lịch cá nhân, lí lịch học tập và chia sẻ qua phiếu điều tra hoặc trực tiếp. Sau đó GV
cần vun đắp, khơi gợi, ước mơ lí tưởng về niềm hạnh phúc được sống với đam mê,
phát huy được năng lực sở trường của bản thân đem lại thành cơng trong sự nghiệp
và cuộc sống.
Khuyến khích động viên các em tham gia dự tuyển, bồi dưỡng và dự thi học
sinh giỏi trường, giỏi tỉnh và có thể cả quốc gia nếu thật sự xuất sắc. Bởi đây là cơ
hội để các em chuyên sâu khám phá vẻ đẹp và giá trị của văn chương cũng như
thỏa sức sáng tạo. Bên cạnh đó, nếu đạt được kết quả tốt thì đem lại những giá trị
thiết thực đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người học như: nhu cầu vật chất (tiền
thưởng), nhu cầu xã hội, giao lưu học hỏi, nhu cầu được tôn trọng, tôn vinh
ngưỡng mộ và nhu cầu thể hiện mình khẳng định mình.
Bên cạnh đó, với những HS đạt được học sinh giỏi có giải có thể được tuyển
thẳng hoặc được cộng điểm thi đại học, một số ngành còn được cộng điểm xét
tuyển biên chế, tuyển dụng (ngành sư phạm) sau khi ra trường.
GV cần ln ln động viên khuyến khích những học sinh có năng lực học
mơn Văn định hướng phấn đấu học tập để học ngành nghề chứ khơng chỉ mục đích
18


tốt nghiệp. Đồng thời, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ về các khối
thi, ngành thi, các trường tuyển sinh các khối thi có mơn Văn và điểm chuẩn của

năm liền kề.
Trước tiên, cho HS tự tìm hiểu thông qua nhiều kênh như các anh chị đi trước,
qua những tài liệu điều cần biết về tuyển sinh, qua internet… sau đó dùng kỹ thuật
mảnh ghép theo từng nhóm thống kê lại, hồn thiện kẻ hoặc in bảng lớn treo ở lớp
chọn khối C
Bảng 2.1 Bảng thống kê các khối thi và các ngành thi có mơn Văn
TT
1

KHỐI

NGÀNH

C00(Ngữ văn, Lịch sử, Qn đội
Địa lí)
Luật
Báo chí và truyền thơng
Du lịch
Quản lý nhà nước
Sư phạm lịch sử
Sư phạm Ngữ văn
Giáo dục Tiểu học
Chính trị học
Giáo dục chính trị
Quản lý giáo dục
Sư phạm Địa lý
Quản lý văn hóa
Cơng tác Xã hội
Quản trị Du lịch và Lữ hành
Ngôn Ngữ Nhật

Maketing
Việt Nam học

2

C03(Ngữ văn, Toán
học, Lịch sử)

Nghiệp vụ An ninh
Nghiệp vụ Cảnh sát
Luật
Quản lý nhà nước
Quản trị kinh doanh
Chính trị học
19


Kế tốn
Sư phạm Lịch sử
Giáo dục Tiểu học
Giáo dục chính trị
Quản trị nhân lực
Giáo dục công dân
Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước
Ngành Chính trị học, chuyên ngành Chính sách
cơng
3

C04 (Ngữ văn, Tốn
học, Địa lí)


Giáo dục Chính trị
Quản trị văn phịng
Quản trị du lịch và lữ hành
Kế tốn
Quản trị kinh doanh
Công tác xã hội

4

C07 (Ngữ văn, Vật lý,
Lịch sử)

Kinh tế Tài nguyên thiên nhiên
Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Marketing
Quản trị kinh doanh
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Quản trị khách sạn

5

C09 (Ngữ văn, Vật lý,
Địa lí)

Bất đông sản ,
Luật kinh tế
Công nghệ thông tin
Công nghệ kĩ thuật
Dược học

Thiết kế nội thất
Thiết kế đồ họa
Quan hệ quôć tế
Quản lý tài nguyên và môi trường,...

6

C12 (Ngữ văn, Sinh
học, Lịch sử)

Kế toán
20


Sư phạm Lịch Sử
7

C13 (Ngữ văn, Sinh
học, Địa lý)

Giáo dục Chính trị
Sư phạm Sinh học
Sinh học

8
9

C19 (Ngữ Văn, Lịch
Sử, Giáo dục)


Luật

C20 (Ngữ văn, Địa lí,
Giáo dục cơng dân)

Luật

Văn học
Tâm lý học
Quản lý dịch vụ du lịch và lữu hành

10

C11(Ngữ văn, Hố học, Địa lí)

Sư phạm

11

C12(Ngữ văn, Lịch sử, Sinh

Quan hệ công chúng, luật học

học)

12

C13(Ngữ văn,Sinh học, Địa lí)

Giáo dục tiểu học, quản trị kinh doanh


13

H (Ngữ văn - Vẽ)

Thiết kế công nghiệp
Thiết kế thời trang
Thiết kế đồ họa
Thiết kế nội thất
Sư phạm mỹ thuật
Điêu khắc
Kiến trúc
Đồ họa
Hội họa
Công nghệ điện ảnh – truyền hình
Gốm
Quản lý văn hóa

14

M (Ngữ văn – Toán
học – Năng khiếu)

Giáo dục mầm non, ngành giáo dục tiểu học và
ngành Giáo dục đặc biệt.

15

N ( Ngữ văn – Năng
khiếu âm nhạc)


Thanh nhạc
Sư phạm âm nhạc
Quản lý văn hóa – biển diễn âm nhạc
Quản lý văn hóa – Biên đạo múa đại chúng

21


Piano
16

17

R (Ngữ văn – Năng
khiếu báo chí nghệ
thuật)

Biểu diễn nhạc

S (Ngữ văn – Năng
khiếu sân khấu)

Huấn luyện múa

Tổ chức hoạt động văn hóa Nghệ thuật
Truyền thơng văn hóa
Diễn viên kịch – điện ảnh – truyền hình
Biên đạo múa
Quay phim điện ảnh

Lý luận, phê bình điện ảnh – truyền hình
Đạo diễn điện ảnh
Đạo diễn truyền hình
Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh
Nhiếp ảnh
Biên kịch điện ảnh – truyền hình
Diễn viên sân khấu kịch hát
Quay phim truyền hình

Từ bảng thống kê ta thấy với mơn Ngữ văn có đến 17 khối thi với 100 lượt
ngành, tương ứng với hàng chục trường đại học mở ra rất nhiều cơ hội học tập, lựa
chọn ngành học và việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, hồn cảnh của từng
HS.
Sau đó, GV cần hướng dẫn HS tìm hiểu phân tích khả năng học tập, khả
năng kinh tế, nhu cầu nghề nghiệp của bản thân, gia đình, xu hướng phát triển nhu
cầu của xã hội từ đó đối chiếu với bảng thống kê ngành nghề và các trường để lựa
chọn khoảng 01 khối, 02 - 03 ngành và trường. Từ đó, tìm hiểu thêm các yêu cầu
cụ thể của trường mình dự định dự tuyển như mức độ điểm chuẩn, hình thức sơ
tuyển (Các ngành khối quân sự và công an), thi năng lực (Báo chí tuyên truyền,
Luật…), thi năng khiếu (nghệ thuật)… để có kế hoạch, chiến thuật học tập, rèn
luyện rõ ràng, cụ thể, hiệu quả.
Bên cạnh đó, GV có thể tạo động lực học tập cho HS bằng cách khuyến
khích các em phấn đấu thi Đại học đạt điểm cao sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh
vinh danh bằng vòng nguyệt quế, được nhận thưởng giá trị lớn và tạo tiền đề tốt
khi vào đại học và cho tương lai. Nêu gương các anh chị đi trước của trường như:
Hoàng Văn Hào K45B3, Nguyễn Thị Giang K45B3, Lê Thị Thảo K46B3, Nguyễn
Thị Trang K47B3, Hoàng Thị Huyền K48B3 thi đại học khối C đạt điểm cao được
Ủy ban nhân dân tỉnh vinh danh, tặng vòng nguyệt quế; năm học 2019 – 2020 Lê
22



Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Mai Lê K52B3 đạt trên 28 điểm Khối C, đặc biệt Mai
Lê được tặng danh hiệu “Thanh niên 3 tốt của Trung ương Đoàn”…
2. Tạo động lực bằng cách hướng dẫn học sinh có những phương pháp
học tập môn Ngữ văn hiệu quả.
Ngay từ khi bước vào lớp 10 GV dạy Ngữ văn phải hướng dẫn cho HS tìm
hiểu và rút ra các phương pháp học tập tốt nhất và phù hợp với đặc điểm tính cách
và loại hình thơng minh của từng em(theo 07 loại hình thơng minh).
Cách thức: GV cho cho HS tự tìm hiểu thơng qua nhiều kênh như các anh
chị đi trước, qua những tài liệu điều cần biết về tuyển sinh, qua internet… sau đó
dùng kỹ thuật mảnh ghép theo từng nhóm thống kê lại, thảo luận, góp ý kiến, hoàn
thiện kẻ hoặc in bảng lớn treo ở lớp, từ bảng chung đó mỗi HS lại lập bảng riêng
phù hợp với chính mình.
Bảng 3.1 Bảng thống kê các cách thức, phương pháp để học tốt môn Ngữ văn
TT
Cách thức, phương pháp để học tốt mơn Văn
1
Đơn giản hóa cách suy nghĩ về môn Văn
2
Luyện đọc nhiều, tập trung và dành thời gian đọc lại.
3
Soạn bài không phụ thuộc vào sách tham khảo.
4
Tập trung nghe giảng, tránh làm việc riêng và ghi chép bài đầy đủ
5
Không quên nắm chắc kiến thức trong SGK và tóm tắt nội dung chính
trong giờ học
6
Biết nhìn nhận vấn đề theo một cái nhìn đa chiều
7

Học nhóm cùng nhau gợi ý cho nhau những phương pháp học tập
8
Có thể đóng vai các nhân vật, đọc Ráp, hát, ngâm… tác phẩm văn học để
dễ dàng ghi nhớ nội dung dễ dàng hơn.
9
Học Văn từ những điều đơn giản nhất
10 Học Văn từ thực tế cuộc sống
11 “Mưa dầm thấm lâu”, học lâu sẽ nhớ
12 Đọc, đọc và đọc thật nhiều sách (có chọn lọc)
13 Theo dõi thời sự
14 Tham gia câu lạc bộ Văn học
15 Nâng cao khả năng cảm thụ văn học bằng nhiều cách khác nhau
16 Tham gia vài nhóm Văn học có uy tín, chất lượng trên mạng xã hội
17 Nghe sách nói, xem video bài giảng, xem phim liên quan đến văn bản
văn học trong chương trình học hoặc các tác phẩm nổi tiếng.
18 Viết nhiều, nói nhiều, sáng tạo dưới nhiều hình thức liên quan Văn học
19 Tự tìm tịi những bài văn hay những lối viết tốt để học tập và tự rèn
luyện
20 Vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống
Đồng thời, GV cần có những yêu cầu, giao những nhiệm vụ cụ thể cụ thể để
học môn Văn và từng phân môn như:
23


- Học tốt phần Văn bản:
+ Riêng phần văn bản trong mơn Ngữ văn, để có thể học tốt thì trước khi lên lớp
cần chú ý soạn bài cẩn thận, đọc kỹ bài, chú ý lấy bút để gạch chân những chi tiết,
từ ngữ quan trọng.
+ Sau khi đọc kỹ bài bạn cần tóm tắt bài vừa đọc, xác định bố cục bài, nắm thật
chắc cốt truyện cùng với nhân vật và các địa danh có trong bài học, trả lời hết

những câu hỏi có trong sách giáo khoa.
+ Trong giờ học trên lớp học cần chú ý nghe giảng, cảm nhận hết về bài cũng như
nắm bắt được những cái hay trong tác phẩm, cần đặt nhiều câu hỏi dành cho thầy
cô và suy nghĩ kỹ những câu hỏi được thầy cô hỏi, thường xuyên tham gia phát
biểu ý kiến để rèn luyện sự tự tin cũng như trau dồi khả năng nói của mình. HS cần
phải nắm chắc những giá trị nghệ thuật và nội dung của bài trong giờ học.
+ Cần chú ý ghi bài đầy đủ, ghi chép những điều tâm đắc vào trong một cuốn sổ
tay riêng sau đó so sánh và đối chiếu kiến thức của mình cùng thầy cơ, viết thêm
lời bình.
+ Sau khi học bài xong, học thuộc hết bài học cùng những dẫn chứng có thể có
trong truyện, nếu có thể nên viết thêm một đoạn văn để cảm nhận về bài, tìm đọc
thêm nhiều tài liệu liên quan bài, nên học những phần đánh giá và nhận định của
các nhà nghiên cứu đối với bài học.
- Học tốt phần Tiếng Việt:
+ Đối với phần Tiếng Việt trong Ngữ văn trước khi lên lớp cần tìm hiểu và đọc thật
kỹ những đề mục có trong bài, trả lời trước những câu hỏi được hỏi trong sách giáo
khoa, phần ghi nhớ cùng ghi chú ở ngoài lề cũng cần đọc hiểu thật kỹ và liệt kê
những thắc mắc cần hỏi thầy cô.
+ Trên lớp bạn phải tập trung cao độ vào việc nghe giảng, tìm hiểu cẩn thận những
ví dụ được nêu trong bài và hình thành dần khái niệm của bài, tham gia nhiều hoạt
động nhóm để phát biểu các ý kiến hình thành được khái niệm của bài học.
+ Sau khi học xong đọc lại bài cũ cẩn thận, xem xét những ví dụ có trong bài, làm
bài tập và học thuộc bài, có thể liên hệ tới các tác phẩm đã học để tìm ví dụ chuẩn
xác nhất.
- Cách làm bài Tập làm văn:
+ Nắm vững lí thuyết về các kiểu bài làm văn, các thao tác, phương thức biểu
đạt…
+ Để có một bài tập làm văn tốt, cần tiến hành các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề, xem đề bài cần yêu cầu về những nội dung nào và kiểu
bài, nắm chắc phương pháp làm kiểu bài đó.

Bước 2: Tìm ý.
24


Bước 3: Lập dàn ý.
Bước 4: Viết bài văn.
Bước 5: Kiểm tra.
Để viết bài tốt HS cần chú ý các điểm sau: HS cần nắm chắc và xác định
đúng phương pháp để viết bài văn theo đúng yêu cầu, suy nghĩ tìm tịi, huy động
những kiến thức liên quan để viết bài. Không nên lệ thuộc bài văn mẫu. Bởi vì quá
trình tiếp nhận văn học là tiếp nhận những tri thức, cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
Cho nên khi HS diễn đạt thì ngồi yếu tố câu cú, ngữ pháp, lời văn phải trong sáng
còn yêu cầu là thể hiện tình cảm của người viết. Bên cạnh đó, sự sáng tạo của cá
nhân là rất quan trọng. Khuyến khích HS mạnh dạn nêu những suy nghĩ, ý kiến,
những cảm nhận của cá nhân mình, dù có thể những ý kiến đó chưa hay, chưa
đúng. Khi viết một bài văn là đang sáng tạo, là cơ hội đáp ứng nhu cầu bộc lộ bản
thân mình cần trân trọng những sáng tạo của riêng mình. Lâu dần HS sẽ viết văn
tốt, tự tin, và đến với môn văn một cách nhẹ nhàng, thoải mái, thú vị hơn.
Lưu ý thêm: Với những bài áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược GV sẽ
cung cấp tài liệu, video, nhiệm vụ và hướng dẫn cho HS tìm hiểu, nghiên cứu…
đến lớp chỉ để trao đổi, tranh luận …Với phân môn Tiếng Việt và Làm văn cần coi
trọng thực hành luyện tập ở lớp và ở nhà, phần lí thuyết cơ bản đã khá đầy đủ rõ
ràng trong SGK nên cho HS tự tìm hiểu trước đến lớp trình bày, thảo luận, thực
hành…
3. Tạo động lực thông qua các hoạt động đưa Văn học vào thực tiễn
cuộc sống
3.1. Kế hoạch dạy học chú ý tăng các tiết dạy thực nghiệm
Theo định hướng đổi mới giáo dục đã giảm bớt một số tiết dạy trong SGK
chuyển sang tự học, khuyến khích HS tự đọc tạo một khoảng trống cho GV lên kế
hoạch dạy học phù hợp điều kiện thực tế và mang tính tự chủ. Vì vậy các nhóm

chun mơn cần định hướng và thực hiện tốt mục tiêu này bằng cách tăng các tiết
dạy trải nghiệm như: Trải nghiệm thơ Nôm Đường luật (tiết 6), Trải nghiệm về loại
hát nói và văn tế (tiết 19), Trải nghệm diễn kịch (tiết 70,71), …
3.2. Gắn bài học trong SGK với thực tiễn cuộc sống.
Giá trị đích thực của môn học chỉ thực sự được khẳng định khi được vận
dụng vào thực tiễn. Đối với môn Ngữ văn lại càng cần thiết vì Văn học bắt nguồn
từ cuộc sống và quay trở lại phục vụ cuộc sống. Cuộc sống vừa là điểm xuất phát
vừa là đích đến của Văn học mà trong đó con người là trung tâm. Đối với mỗi tiết
học, cả trong giờ học lẫn sau tiết học GV cần chú ý liên hệ vận dụng thực tế bằng
cách lấy ví dụ thực tế, cho học sinh liên hệ thực tế và vận dụng vào cuộc sống và ra
các bài tập vận dụng liên hệ từ bài học trong SGK.
Ví dụ: Khi học Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) GV cho Hs xem
video phóng sự về xuất khẩu lao đọng và du học ở Nhật Bản. Cho Hs nhận diện
25


×