Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

SKKN ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 41 trang )

Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

PHẦN MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................3
5. Phương pháp tiến hành...............................................................................4
6. Thời gian nghiên cứu...................................................................................4
7. Cấu trúc của đề tài.......................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.................................................................6
I. Cơ sở của đề tài..................................................................................................6
1. Cơ sở lý luận.................................................................................................6
2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................6
II. Đánh giá thực trạng...........................................................................................7
1. Ứng dụng kiến thức CNTT trong trường phổ thông................................7
1.1. Đối với học sinh......................................................................................7
1.2. Đối với giáo viên..................................................................................10
2. Hoạt động học tập trải nghiệm, tạo video minh họa bài học.................10
2.1. Đối với học sinh....................................................................................10
2.2. Đối với giáo viên..................................................................................12
III. Nội dung của đề tài........................................................................................13
Phần 1. Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử địa
phương, bản sắc vùng miền.................................................................................13
1. Tóm tắt các bước tiến hành.......................................................................13
1.1. Xây dựng, chọn chủ đề.........................................................................13
1.2. Viết kịch bản thực hiện.........................................................................13
1.3. Hướng dẫn lấy tư liệu...........................................................................13
1.4. Hướng dẫn tạo video.............................................................................14
1.5. Hồn thiện, truyền thơng và ứng dụng.................................................14


2. Các bước tiến hành cụ thể cho một clip hoạt động trải nghiệm............15
2.1. Kế hoạch thực hiện...................................................................................15
2.1.1. Chọn nôi dung thực hiện clip.............................................................15
2.1.2. Xây dựng kịch bản.............................................................................15
2.2. Hướng dẫn thực hiện.................................................................................16
2.2.1. Hướng dẫn quay phim, lấy hình ảnh..................................................16
2.2.2. Hướng dẫn cách lấy tư liệu................................................................16
2.2.2.1. Lấy tư liệu từ Intermet....................................................................16
2.2.2.2. Lấy tư liệu từ tìm hiểu lịch sử tại địa phương và một số nguồn khác
.....................................................................................................................17
2.3. Hướng dẫn tạo video................................................................................18
2.4. Công tác hồn thiện, truyền thơng và ứng dụng......................................20
2.4.1. Hồn thiện..........................................................................................20


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

2.4.2. Truyền thông......................................................................................20
2.4.3. Ứng dụng...........................................................................................21
Phần 2. Ứng dụng CNTT vào hoạt động học tập liên mơn.................................22
1. Tóm tắt các bước tiến hành.......................................................................22
2. Các bước tiến hành cụ thể.........................................................................23
2.1. Kế hoạch thực hiện...................................................................................23
2.1.1. Chia nhóm chọn chủ đề nội dung thực hiện clip...............................23
2.1.2. Xây dựng kịch bản cho nội dung thực hiện.......................................24
2.2. Hướng dẫn tạo video.................................................................................25
2.3. Hồn thiện, truyền thơng và ứng dụng học tập liên mơn..........................29
2.3.1. Hồn thiện..........................................................................................29
2.3.2. Truyền thơng......................................................................................29
2.3.3. Ứng dụng học tập...............................................................................29

IV. Hiệu quả của đề tài.........................................................................................31
1. Thuận lợi và khó khăn của trong q trình thực hiện đề tài.................31
1.1 Áp dụng cho học sinh................................................................................31
1.1.1. Thuận lợi............................................................................................31
1.1.2. Khó khăn............................................................................................31
1.2. Mơn Tin học, mảng ứng dụng CNTT với các môn học............................32
1.2.1. Thuận lợi............................................................................................32
1.2.2. Khó khăn............................................................................................32
2. Đề tài góp phần hình thành năng lực cho học sinh.................................32
2.1. Năng lực phát triển kĩ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức...............32
2.2. Năng lực kích thích hứng thú nhận thức, phát triển trí tuệ cho học sinh
.....................................................................................................................33
2.3. Góp phần phát triển một số kĩ năng sống, phát triển nhân cách của học
sinh...............................................................................................................33
2.4. Các năng lực khác.................................................................................33
3. Phạm vi áp dụng và hiệu quả sư phạm....................................................33
PHẦN III. KẾT LUẬN........................................................................................35
I. Đóng góp của đề tài.........................................................................................35
1. Tính mới của đề tài....................................................................................35
2. Tính khoa học.............................................................................................35
3. Tính ứng dụng............................................................................................35
II. Một số đề xuất.................................................................................................37
1. Đối với giáo viên thực hiện đề tài.............................................................37
2. Đối với học sinh khi học và vận dụng.......................................................37
3. Đối với các cấp quản lí giáo dục..............................................................38
Tài liệu tham khảo...............................................................................................39


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Môn Tin học giữ vai trò chủ đạo trong việc chuẩn bị cho học sinh khả
năng tìm kiếm, tiếp nhận và mở rộng tri thức cũng như sáng tạo trong thời đại
thông tin, hỗ trợ đắc lực trong quá trình học tập và tự học của học sinh. Đồng
thời, Tin học cũng tạo cơ sở vững chắc trong việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật
số, triển khai phương thức giáo dục mới và hiện đại. Khơng những vậy nó cịn là
cơng cụ trợ giúp rất hữu hiệu cho giáo viên tất cả các mơn học trong hoạt động
giảng dạy.
Phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong dạy học ở trường THPT
những năm gần đây đã được áp dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên trong các giáo án
và những giờ lên lớp của giáo viên chủ yếu liên hệ kiến thức với các phân mơn
trong nhóm mơn và cịn mang nặng tính lí thuyết. Hơn nữa, việc vận dụng kiến
thức liên môn để tạo nên những sản phẩm phục vụ hữu ích cho hoạt động dạy
học ở các trường miền núi, các trường có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn chưa
được để cao và áp dụng. Ít giáo viên có ý tưởng giúp các em ứng dụng những
kiến thức môn học vào cuộc sống thực tiễn, tạo nên các bài học có thể chia sẻ, sử
dụng rộng rãi nhờ việc kết hợp kiến thức bộ môn và kiến thức Tin học của học
sinh. Vài năm gần đây bộ môn Ngữ Văn và Tin học ở trường THPT Tương
Dương 2 đã triển khai cho học sinh chuyển thể một vài tác phẩm thành phim với
các em chính là diên viên, biên kịch, quay phim. Việc học tập như vậy tạo hiệu
ứng rất tốt hiệu quả rất rõ rệt trong nhà trường. Tạo đà cho việc ứng dụng CNTT
vào các môn học khác.
Đối với học sinh áp dụng kiến thức có được từ bộ môn Tin học gần như
chỉ để hỗ trợ các em tìm kiếm thơng tin, giải trí, tham gia các mạng xã hội nhiều
em lãng phí thời gian trên mạng với những thứ vô bổ dẫn đến việc bỏ bê học tập
sa đà vào các không gian ảo, tệ hơn nữa vi phạm pháp luật, luật an ninh mạng….
Ứng dụng kiến thức có được về CNTT để trải nghiệm tìm hiểu lịch sử, quảng bá
hình ảnh địa phương, hỗ trợ việc học các môn học khác, định hướng cách sử
dụng kĩ năng CNTT vào các hoạt động thiết thực có thể hình thành nghề nghiệp

cho tương lại các em gần như là chưa có.
Học từ trải nghiệm thực tế, trải nghiệm sáng tạo là xu hướng, phương pháp
học mới đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của những người làm giáo dục. Mơ
hình học tập từ trải nghiệm ngày càng được nhân rộng và thu hút sự tham gia
của nhiều người do tính hiệu quả mà nó đem lại. Học tập trải nghiệm là một quá
trình xã hội bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học. Hai hoạt động này được
liên hệ bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cụ thể của người học, trên cơ sở đó,
giáo viên hệ thống hóa những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, đáp ứng mục tiêu dạy
học. Để thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần gắn thực tiễn nhà
1


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

trường với xã hội, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh
đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng mà bộ giáo dục đề ra
cũng như đáp ứng kì vọng của những người dân vào nền giáo dục của đất nước.
Việc các em học sinh tự tìm hiểu, trải nghiệm học tập lịch sử địa phương
có vai trị quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là giáo dục
truyền thống địa phương, giúp học sinh nhận thức được tính gắn kết của các sự
kiện địa phương hịa trong tiến trình lịch sử hào hùng của dân tộc, đó là những
đóng góp của địa phương đối với lịch sử nước nhà. Qua đó, giúp cho học sinh có
ý thức và trách nhiệm hơn đối với quê hương, đất nước.
Mỗi vùng miền có một bản sắc riêng, việc tìm hiểu và quảng bá hình ảnh,
nằm trong lĩnh vực tìm hiểu lịch sử địa phương bằng các ứng dụng CNTT, tạo
cho học sinh hứng thú, bởi các em được đem những kiến thức thực tế ứng dụng
công nghệ tạo nên các sản phẩm có ý nghĩa trong học tập và đời sống. Mục đích
của hoạt động trải nghiệm lịch sử địa phương bản sắc vùng miền là các em được
tìm hiểu các di tích lịch sử, nghề truyền thống, di tích danh nhân, trang phục dân
tộc, món ăn đặc trưng vùng miền, điểm du lịch cộng đồng của địa phương... từ

đó các em áp dụng những điều được trải nghiệm vào chính cuộc sống của mình.
Đây được coi là chìa khóa thực hiện học đi đôi với hành, giải quyết các vấn đề
thực tiễn của cuộc sống. Thông qua hoạt động trải nghiệm, các em suy nghĩ về
những gì trải nghiệm, phát triển kỹ năng phân tích, khái qt hố các kinh
nghiệm có được, tạo cơ hội cho học sinh có kỹ năng giải quyết vấn đề và ra
quyết định dựa trên những tri thức và ý tưởng mới thu được từ trải nghiệm. Có
thể nói hoạt động trải nghiệm lịch sử địa phương là chiếc cầu nối giúp học sinh
thẩm thấu một cách cặn kẽ, hiệu quả văn hóa, lịch sử của địa phương mình.
Trong nội dung chương trình phổ thơng mới việc học tập theo hướng trải
nghiệm thực tế được nhấn mạnh và đề cao, việc học tập lịch sử địa phương,
ngôn ngữ, bản sắc dân tộc được chú trọng, đặc biệt hơn là việc áp dụng CNTT
vào mọi hoạt động dạy và học. Đầu năm học 2020 – 2021 sở GD&ĐT Nghệ An
cũng đã có một buổi tập huấn trực tuyến được đầu tư rất kĩ lưỡng và bài bản để
hỗ trợ tất cả giáo viên trong tỉnh, thực hiện các bài dạy bằng cách áp dụng kiến
thức CNTT và tạo các video bài học đăng tải lên các kênh mạng xã hội.
Xu thế trong đổi mới phương pháp dạy học trong thời đại 4.0 hiện nay các
môn học không thể đứng ngoài cuộc các mạng áp dụng CNTT vào các tiết dạy.
Nên việc triển khai cho các em học sinh tiếp cận sử dụng các phần mềm ứng
dụng kết hợp kiến thức bộ môn khác tạo nên các sản phẩm học tập, tạo năng lực
áp dụng CNTT tốt cho học sinh sẽ là tiền đề để các giáo viên triển khai áp dụng
riêng cho mơn học của mình.
Từ những tìm hiểu đó nhóm chúng tơi đã thực hiện đề tài “Ứng dụng
CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền
2


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

núi”. Đề tài được tiến hành bằng cách hướng dẫn học sinh ứng dụng nền tảng
công nghệ thông tin vào hoạt động trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử địa phương, bản

sắc vùng miền, để tạo ra các video về lịch sử địa phương, quảng bá hình ảnh,
bản sắc nơi mình sinh sống, học tập. Và vận dụng kiến thức liên môn Tin học và
các môn học khác tạo ra video minh họa bài học, giới thiệu các cách học hay, các
mẹo giải bài tập….
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cách thức tổ chức và các nội dung của loại hình hoạt động trải
nghiệm tại các di tích văn hóa, tập tục, bản sắc riêng và danh thắng ở địa
phương, đó là thực địa và tham quan. Từ đó khơi dậy hứng thú học tập của học
sinh và giáo dục tinh thần, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc dân tộc của
quê hương mình.
Rèn luyện cho học sinh tập dượt nghiên cứu, quan sát trực tiếp “sinh
động” cuộc sống xung quanh các em. Cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái
độ, hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh.
Giáo dục truyền thống tự hào dân tộc, tình yêu và trách nhiệm đối với quê
hương, Tổ quốc; Giáo dục những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam trong
giai đoạn mới. Giáo dục ý thức bảo vệ, quảng bá những di sản của địa phương
nói riêng và của đất nước nói chung cho cộng đồng trong nước và quốc tế.
Hướng cho các em một cách học tập bộ môn mới theo hướng hiện đại
tránh sự nhàm chán, tạo hứng thú tích cực yêu thích mơn học hơn.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng
lực. Áp dụng kiến thức CNTT vào thực tế phục vụ việc dạy và học ở trường
THPT.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trường THPT Tương Dương 2, huyện
Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Đối tượng áp dụng: Giáo dục bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc dân tộc
qua hoạt động trải nghiệm thực tế cho học sinh tại một số di tích văn hóa, danh
lam thắng cảnh trên trên địa bàn các xã thuộc địa phận trường đóng và có học
sinh đang theo học tại trường trên địa bàn huyện Tương Dương, Con Cuông.
Ứng dụng kiến thức CNTT tạo ra những sản phẩm học tập bằng video

minh họa cho các bài học trong nội dung sách giáo khoa.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ một số vấn đề sau:
- Các di tích, danh thắng, bản sắc vùng miền ở địa phương có liên quan
đến chương trình lịch sử, địa lí THPT
3


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

- Nghiên cứu một số định hướng giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du
lịch, bản sắc dân tộc thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế tại các địa bàn các
xã thuộc địa phận trường đóng và có học sinh đang theo học tại trường trên địa
bàn huyện Tương Dương.
- Ứng dụng thực tế của bộ môn Tin học hỗ trợ cho học sinh, giáo viên
trong việc xây dựng các bài học, bài dạy bằng hình ảnh sinh động trực quan. Tạo
hứng thú cho học sinh và u thích mơn học hơn.
5. Phương pháp tiến hành
Đề tài kết hợp một số phương pháp
Dạy học tích cực, hiện đại
Phương pháp trải nghiệm, sáng tạo.
Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp tích hợp liên mơn.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp.
6. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực nghiệm nghiên cứu trong 2 năm học 2019 đến 2021
7. Cấu trúc của đề tài
Phần I. Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài

2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp tiến hành
6. Thời gian nghiên cứu.
7. Cấu trúc của đề tài.
Phần II. Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở lý luận của đề tài
II. Đánh giá thực trạng
III. Nội dung của đề tài
Phần 1. Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử
địa phương, bản sắc vùng miền
4


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Phần 2. Ứng dụng CNTT vào hoạt động học tập liên môn.
Phần III. Kết luận
I. Đóng góp của đề tài
II. Một số đề xuất

5


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. Cơ sở của đề tài
1. Cơ sở lý luận

Công văn số: 5555/BGDĐT-GDTrH V/v hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn
về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các
hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên
qua mạng. Ngày 08/10/2014 của bộ Giáo dục và Đào tạo.
Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện chương trình
giáo dục phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
học sinh từ năm học 2017 – 2018. Ngày 03/10/2017 của bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ
thơng mới, ban hành kèm chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.
Cơng văn số 2384/BGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác
quản lý về xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục tại các cơ sở giáo dục trung
học.
Công văn số 1769/SGD&ĐT-GDTrH ngày 04/9/2020 của Sở Giáo dục và
Đào tạo Nghệ An về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học
2020 – 2021.
Kế hoạch chuyên môn của trường THPT Tương Dương 2 năm học 2019
-2020 và 2020 – 2021.
Và một số thông tư hướng dẫn nhiệm vụ chuyên môn khác.
2. Cơ sở thực tiễn
Thực tế cho thấy ứng dụng lớn nhất của đại đa số các em khi học bộ môn
Tin học chỉ đơn giản là soạn thảo văn bản, lập tài khoản truy cập web, tìm kiếm
thông tin trên mạng, sử dụng mạng xã hội để trị chuyện kết bạn khoe ảnh… mà
khơng hề biết sử dụng các phần mềm ứng dụng vào học tập. Không biết sử dụng
mạng xã hội làm một công cụ đắc lực trao đổi kiến thức, quảng bá những việc
làm hay, hình ảnh đẹp, những ứng dụng thiết thực mình tạo ra được trong quá
trình học tập, những kiến thức lịch sử, địa lý của địa phương, do bản thân tìm
hiểu được, các nét đẹp truyền thống của con người, mảnh đất quê hương…

Trong khi đó phần mềm ứng dụng là kho tài nguyên rất lớn của Tin học mà
người dùng cả thế giới có thể khai thác phục vụ nhu cầu cơng việc, giải trí và
học tập. Đối với học sinh miền núi việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp các
em mang những kiến thức của các môn học ứng dụng vào cuộc sống thực tiễn để
6


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

cho ra đời những sản phẩm phục vụ đắc lực cho việc học tập, hoạt động phong
trào, làm việc và sinh hoạt gần như chưa từng có.
Đồng thời, tâm lí của học sinh ở lứa tuổi từ 15 đến 18 của các em học sinh
THPT là thời kì chuyển giao từ trẻ con lên người lớn. Vì vậy, các em thích được
hoạt động nhiều hơn là ngồi lắng nghe, thích chứng tỏ bản thân bằng những việc
làm và những sản phẩm cụ thể, thích nổi tiếng, thích được thể hiện mình trước
cộng đồng. Trong khi đó, những hoạt động học tập thơng qua những hoạt động
trải nghiệm, tìm hiểu lịch sử địa phương nơi mình sinh sống, học tập vẫn cịn là
một khái niệm mới mẻ đối với ngành giáo dục hiện nay nói chung và ở các khu
vực miền núi nói riêng. Giới trẻ khả năng nắm bắt công nghệ thông tin rất nhanh
nhạy việc định hướng cho các em ứng dụng kiến thức có được đó vào học tập,
tạo ra các sản phẩm chất lượng được quảng bá rộng rãi trên website nhà trường,
các trang mạng xã hội… sẽ tạo nên hiệu ứng rất tốt tạo phong trào học tập vui
chơi lành mạnh cho học sinh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm học tập, tăng
cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh được sống trong khơng khí vừa
chơi, vừa làm và vừa học tập. Ứng dụng mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm
do các em làm được như những video minh họa môn học, các bài văn hay, video
ca nhạc thể hiện năng khiếu của bản thân giúp các em giải tỏa căng thẳng sau
những buổi học, các hình ảnh đẹp về quê hương, bản sắc riêng của dân tộc
mình… sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc phát triển tâm sinh lý cho lứa tuổi học trò.

Trải qua hơn 12 năm dạy học, tại huyện miền núi Tương Dương, chúng tôi
nhận thấy học sinh ở đây thường rất tự ti, thụ động trong các hoạt động cũng như
trong học tập. Điều đó là trở ngại lớn khiến các em khó khăn trong việc tiếp thu
kiết thức và mất dần hứng thú trong học tập.
Xã hội đang ở thời đại của nền văn minh thông tin, cuộc cách mạng 4.0
đang điễn ra rầm rộ trong mọi mặt đời sống, đối tượng học sinh là tương lai của
đất nước càng phải có trách nhiệm cao với xu thế phát triển thời đại. Việc giáo
dục học sinh sử dụng kĩ năng thực hành từ bộ môn Tin học vào cuộc sống, để
các em thấy được những điều thiết thực từ học tập, không chỉ giáo điều nằm trên
các trang giấy là nhiệm vụ không chỉ của giáo viên Tin học mà của tất cả các
môn học khác.
II. Đánh giá thực trạng
1. Ứng dụng kiến thức CNTT trong trường phổ thông
1.1. Đối với học sinh
Với bộ mơn Tin học hình thành kiến thức cơng nghệ thông tin, học sinh
chỉ thụ động tiếp thu kiến thức theo nội dung giáo viên giảng dạy. Những tiết
thực hành ít ỏi trên lớp không giúp học sinh thấy được những ứng dụng thực tế
7


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

của môn học. Không nắm được xu thế của thời đại công nghệ thông tin là như
thế nào. Càng không biết cách khai thác nguồn tài nguyên rất lớn của Tin học đó
là các phần mềm ứng dụng. Cũng khơng biết cách vận dụng khả năng tiếp cận
nhanh kĩ năng công nghệ thơng tin của mình để phục vụ nhu cầu cuộc sống.
Tại các trường học, đặc biệt là các trường THPT miền núi thì việc áp cơng
nghệ thơng tin và mạng truyền thông vào hoạt động dạy học và tuyên truyền cịn
nhiều hạn chế. Trong khi đó, sức mạnh của cơng nghệ thông tin và mạng truyền
thông đã đi sâu vào đời sống của phần lớn học sinh miền núi. Không gian mạng

đã trở thành món ăn tinh thần khơng thể thiếu cho giới trẻ hàng ngày, hàng giờ.
Tuy nhiên, do khơng có sự định hướng kịp thời và đúng đắn từ gia đình, nhà
trường, do những tác động tiêu cực của nhiều tổ chức, cá nhân có hành vi trục
lợi hoặc chống phá mà nhiều học sinh miền núi đã qn ăn, mất ngủ vì những trị
chơi game vơ bổ, dành q nhiều thời gian cho phim ngơn tình, phim hành động,
clip giải trí thiếu tính giáo dục, phim đồi trụy hay những thông tin phản động
chống phá Đảng và nhà nước. Từ những hoạt động thiếu kiểm soát ấy, nhiều học
sinh miền núi đã bỏ học giữa chừng để lập gia đình khi cịn q trẻ, để đi làm
th hay xuất khẩu lao động chui khi chưa đủ tuổi trưởng thành. Thậm chí, nhiều
em có hành vi bạo lực, trầm cảm, nghiện ngập do sự lôi kéo từ những nhóm bạn
xấu trên các trang mạng xã hội khơng có người kiểm soát.
Giới trẻ ngày nay tiếp cận CNTT rất nhanh nhạy, nhưng các em biết sử
dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh, tạo video chủ yếu với mục đích “câu like”
trên mạng xã hội. Việc tận dụng lợi thế đó để định hướng các em tạo ra các sản
phẩm học tập, được chia sẻ rộng rãi, không chỉ được bạn bè và giáo viên trong
trường mà cả các trường khác biết đến và sử dụng, sẽ là động lực khơng nhỏ cho
các em học sinh u thích mơn học, muốn được học tập, tới trường hơn. Ngồi
ra cịn xây dựng cho các em khả năng làm việc với các phần mềm ứng dụng, góp
phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai theo các chuyên ngành của CNTT
cho học sinh.
Với phạm vi mơn học được xem là mơn phụ thì học sinh miền núi như ở
trường THPT Tương Dương 2 cũng chỉ cần có được các kĩ năng cơ bản thực
hành làm việc với máy tính như sử dụng các phần mềm có sẵn chứ chưa thực sự
biết tự tìm kiếm rồi cài đặt một phầm mềm ứng dụng theo nhu cầu của mình, để
ghép ảnh, làm nhạc, chỉnh sửa ảnh…chứ chưa nói là dùng các phần mềm để làm
ra các sản phẩm học tập. Khả năng cao nhất của các em chỉ là sử dụng email,
mạng xã hội và tìm kiếm thơng tin trên Internet để giải trí chứ chưa biết tải, cài
đặt sử dụng các phần mềm ứng dụng. Như vậy sẽ rất phí phạm khả năng nắm bắt
nhanh các kĩ năng ứng dụng kĩ thuật Tin học của thế hệ trẻ bây giờ.
Để xác định được thái độ, năng lực của học sinh với môn học và khả năng

vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn giáo viên phát phiếu thăm dò cho 100
8


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

học sinh tại 15 lớp (mỗi lớp 6 đến 7 em) đầu năm học 2019 – 2020 thì thu được
kết quả như sau:
Câu hỏi

Đáp án

% Lựa chọn

Khả năng tìm kiếm thơng tin phục vụ Tốt
việc học tập, giải trí trên internet của
Khá
em?
Bình thường

30 %

Em có thể tiến hành tự cài đặt và sử Có
dụng phần mềm đơn giản khơng?
Khơng

8%

Em có biết tạo một video ghép ảnh Có
đơn giản bằng điện thoại cá nhân

Không
không?

40 %
30 %

92 %
8%
92 %

Em tham gia mạng xã hội chủ yếu là Trị chuyện với bạn bè
làm gì?
Khoe ảnh
(có thể lựa chọn nhiều đáp án)
Chia sẻ các bài học hay

98 %

Em nghĩ như thế nào khi mình tạo Rất thú vị
được các sản phẩm cơng nghệ phục vụ
Bình thường
việc dạy và học tập trên lớp?
Không nghĩ đến

10 %

85 %
20 %

50 %

40 %

Theo khảo sát cho thấy học sinh đã biết tìm kiếm thơng tin phục vụ việc
học tập và giải trí trên internet. Khả năng khai thác sử dụng phần mềm ứng dụng
còn hạn chế chỉ khoảng 8 em có thể cài đặt chương trình ứng dụng trong số 100
em được khảo sát. Các em gần chỉ biết sử dụng mạng xã hội để diết thời gian.
Một số nhỏ các em đã biết ứng dụng phần mềm ghép ảnh tạo các video ngắn. và
phần lớn các em chưa có suy nghĩ sẽ tạo ra được các công cụ hỗ trợ học tập nhờ
kĩ năng CNTT của mình.
Việc tương tác kiến thức giữa các môn học và bộ môn Tin học vừa tạo nên
những xúc cảm mạnh mẽ trước những tác động đích thực của bộ mơn, vừa có
được những sản phẩm cơng nghệ hiện đại, mới lạ, đầy tính sáng tạo của công
nghệ thông tin và truyền thông. Sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống sẽ
giúp cho những tiết học mang tính trải nghiệm, khám phá, cảm nhận, sáng tạo,
sơi động và thú vị. Vì vậy việc tạo ra các video minh họa bài học nhờ các phần
mềm ứng dụng với sự kết hợp giữa bộ môn Tin học và các môn học khác và
được chia sẻ rộng rãi là những yêu tố tiên quyết giúp học sinh thực sự thấy được
niềm vui trong học tập, có cơ hội phát hiện và phát huy những khả năng vốn có
9


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

của bản thân mình, đó là hạt giống q báu ươm mầm đam mê học tập cho các
em.
1.2. Đối với giáo viên
Trong thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học của nhiều
giáo viên miền núi đã quá lỗi thời và lạc hậu so với sự phát triển không ngừng
của công nghệ số. Nhiều giáo viên chưa coi trọng công tác truyền thông trong
dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin chỉ quẩn quanh với hoạt động soạn

giáo án điện tử hay trình chiếu Powerpoint. Thậm chí, nhiều giáo viên và phụ
huynh cịn có cái nhìn khơng mấy thiện cảm về mạng xã hội, cấm đoán hoặc
quản chế quá chặt chẽ khiến hiều học sinh hiểu sai về bản chất tốt đẹp của công
nghệ thông tin và sức mạnh truyền thông trong thời đại 4.0.
Nhiều giáo viên đã bắt đầu tìm hiểu và đổi mới phương pháp dạy học bộ
môn, nhưng tận dụng khả năng tiếp cận CNTT nhanh của học sinh để có phương
pháp dạy học hiệu quả gần như chưa áp dụng.
Chúng ta không thể phủ nhận hiệu quả của những tiết học được minh họa
bởi những hình ảnh trực quan, video sinh động được trình chiếu trên tivi hay
máy chiếu. Bởi con người ln có xúc cảm, ấn tượng ghi nhớ tốt hơn đối với
hình ảnh thay vì các câu chữ liên tục dài dịng. Thực tế cho thấy nếu một tiết học
được đầu tư chiếu cho học sinh xem những đoạn video tư liệu, trích dẫn…, học
sinh cũng như giáo viên sẽ chăm chú theo dõi đoạn giới thiệu minh họa trực
quan một phần bài học bằng hình ảnh, câu từ ngắn gọn hơn là việc một người
diễn thuyết đơn điệu. Nhưng giáo viên chưa từng đặt ra vấn đề, cho học sinh của
mình tự xây dựng nên các clip minh họa ấy để ứng dụng vào tiết dạy.
Định hướng giáo dục của chương trình phổ thơng mới chắc chắn địi hỏi
người giáo viên phải chủ động tiếp cận các hướng dạy học hiện đại. Trong hồn
cảnh đó u cầu phải tìm cách nâng cao kĩ năng công nghệ thông tin cho bản
thân, cũng như suy nghĩ cách vận dụng hiệu quả CNTT phục vụ việc dạy học
mơn học của mình là rất cần thiết.
2. Hoạt động học tập trải nghiệm, tạo video minh họa bài học
2.1. Đối với học sinh
Những năm học trước khi chúng tôi thực hiện đề tài “sử dụng phần mềm
ứng dụng tạo clip phim ngắn dạy học các tác phẩm văn học tự sự cho học sinh
THPT ở miền núi” các em học sinh khối 12 đã được làm quen với cách dựng
phim cách sử dụng các phần mềm ứng dụng. Năm học này các em học sinh lớp
10, 11 cũng đã xem qua các clip đó trước khi được định hướng tạo các sản phẩm
học tập tương tự. Đại đa số các em rất hứng thú với hoạt động này, vừa được học
vừa được vui chơi thể hiện năng khiếu bản thân lại vừa được “khoe” với bạn bè.

Nên việc ứng dụng khả năng truyền thông của mạng xã hội trong việc hỗ trợ học
10


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

tập, hỗ trợ hoạt động ngoại khóa, phát triển phong trào đồn rất được học sinh
ủng hộ.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Trải có nghĩa là “đã từng qua, từng biết,
từng chịu đựng”, cịn nghiệm có nghĩa là “kinh qua thực tế nhận thấy điều đó
đúng”. Như vậy, trải nghiệm có nghĩa là quá trình chủ thể được trực tiếp tham
gia hoạt động và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân.
Vì vậy để người học có thể thấy được những lợi ích thực tế của môn học
trong thời đại công nghệ thơng tin thì ngồi những giờ lên lớp, những bài tập tin
học đơn giản trong sách vở, chỉ có thể bằng cách cho các em tự trải nghiệm tự
làm những thứ đơn giản vừa học tập vừa vui chơi như làm phim làm clip nhạc,
các video về mẹo vặt cuộc sống, minh họa các bài học trong nội dung sách giáo
khoa, tham gia mạng xã hội để quảng bá sản phẩm, từ đó các em biết được cách
chiếm lĩnh tri thức bộ môn như thế nào, biết cách mở rộng khả năng thực hành.
Loại hình học tập theo hướng trải nghiệm thực tế chưa được nhiều trường
vùng khó khăn, vùng miền núi chú trọng. Kể cả phần lịch sử địa phương là thứ
gần gũi nhất với các em. Nhưng gần như các em chỉ học qua lời của giáo viên
giảng dạy. Các em chưa tự mình tìm hiểu những bản sắc truyền đời trong cộng
đồng mình sinh sống, chưa nói đến việc tạo nên video chia sẻ quảng bá rộng rãi.
Trong q trình tiếp cận với bản sắc văn hóa địa phương theo sự hướng
dẫn của giáo viên, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩn chứa trong văn hóa địa
phương các em tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm. Những điều tưởng như quen
thuộc sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và học sinh sẽ có hứng thú với
chúng, từ đó các em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn
đấu tiếp nhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ

lịch sử địa phương, bản sắc dân tộc, di sản văn hóa tốt hơn.
Để xác định được khả năng làm việc nhóm, năng lực học tập trải nghiệm
của học sinh và khả năng vận dụng kiến thức môn học vào thực tiễn giáo viên
phát phiếu thăm dò cho 100 học sinh tại 15 lớp (mỗi lớp 6 đến 7 em) đầu năm
học 2020 – 2021 thì thu được kết quả như sau.
Câu hỏi

Đáp án

% Lựa chọn

Theo em bảo tồn và phát huy các giá Tuyên truyền, quảng bá
trị văn hóa của lịch sử địa phương
Sử dụng sản phẩm địa
bản sắc vùng miền bằng cách nào?
phương
(có thể lựa chọn nhiều đáp án)
Biết để duy trì các giá trị

50 %

Theo em có cần tìm hiểu để bảo vệ Có
lịch sử, danh lam thắng cảnh, bản sắc
Không
quê hương hay không?

33 %

70 %
40 %


67 %
11


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Theo em trách nhiệm bảo tồn di sản Các cấp chính quyền
văn hóa địa phương thuộc về ai?
Người dân địa phương
(có thể lựa chọn nhiều đáp án)
Thế hệ trẻ
Em đánh giá như thế nào về hiệu quả Rất hiệu quả
giáo dục đạo đức thơng qua hoạt
Hiệu quả
động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử địa
phương bản sắc vùng miền
Ít hiệu quả
Em đánh giá như thế nào khi được Rất thú vị
học các tiết học có sử dụng các video
Bình thường
do các em tạo nên.
Cần suy nghĩ thêm

80 %
55 %
38 %
28 %
55 %
17 %

40 %
50 %
10%

Theo khảo sát cho thấy bước đầu các em đã hiểu thế nào là gìn giữ, bảo vệ
bản sắc dân tộc nơi địa phương mình sinh sống, thấy được ý nghĩa của hoạt động
trải nghiệm tìm hiểu lịch sử địa phương và ứng dụng vào hoạt động học tập.
Nhưng chưa thật sự hào hứng với hoạt động này do các em chưa được tự mình
trải nghiệm.
2.2. Đối với giáo viên
Thực tế ở các trường phổ thông vùng cao việc tổ chức cho học sinh các
hoạt động trải nghiệm còn là khái niệm mới mẻ với nhiều giáo viên. Chưa nói
đến ứng dụng sản phẩm của các em làm được để giảng dạy. Các video được sử
dụng trong các tiết thao giảng cũng là lấy nguồn từ Internet.
Hoạt động trải nghiệm đã được nhiều giáo viên thực hiện nhưng chủ yếu
học sinh tìm hiểu qua sách vở, mạng internet mà chưa được trải nghiệm thực sự.
Nhiều trường chưa quan tâm đúng mức hoạt động trên vì nhiều lí do khác nhau
như mất nhiều thời gian từ công tác chuẩn bị, lập kế hoạch, tốn kém kinh phí,
khó quản lí học sinh v.v. Bên cạnh đó một số trường có quan điểm ngoại khóa
tham quan trải nghiệm là phải đi thật xa, tìm những cái mới lạ. Hơn nữa, tâm lí
của học sinh, các em thường có suy nghĩ những cái quen thuộc xung quanh mình
các em đã quá hiểu biết không cần phải khám phá ý nghĩa sâu xa của nó.
Để sáng tạo một cách học mới theo hướng hiện đại nhiều giáo viên cịn e
dè. Vì có q nhiều ràng buộc trong quy định hoạt động giáo dục. Sợ sai, sợ
không đúng định hướng giáo dục bộ môn dẫn đến thái độ lúc nào bắt buộc đổi
mới hẵng làm của một bộ phận không nhỏ các giáo viên.
Những thành công bước đầu của việc cho học sinh học tập trải nghiệm tự
mình hóa vào tác phẩm như các năm học trước của nhóm giáo viên Ngữ Văn Tin
học và thử tạo video minh họa bài học năm học 2019 - 2020 đã thực hiện tạo đà
12



Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

không nhỏ cho những dự án học tập theo hướng trải nghiệm của các bộ môn
trong năm học 2020 - 2021.
III. Nội dung của đề tài
Phần 1. Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm tìm hiểu lịch sử
địa phương, bản sắc vùng miền.
1. Tóm tắt các bước tiến hành
1.1. Xây dựng, chọn chủ đề
Giáo viên cho học sinh lựa chọn địa bàn tìm hiểu lịch sử địa phương và tự
chọn nhóm thực hiện. Thông thường là các em cùng địa bàn sinh sống với nhau,
với đề tài là các địa danh nơi mình sinh sống, có thể là bản làng, xã hay huyện.
Hoặc địa bàn trường đóng nơi các em trọ học… Sau khi suy nghĩ tìm hiểu các
em đã chọn thực hiện các đề tài về:
- Huyện Con Cuông
- Xã Tam Đình huyện Tương Dương
- Xã Tam Quang huyện Tương Dương
- Xã Yên Thắng huyện Tương Dương
- Rừng Săng Lẻ Tương Dương
- Bản Văng Môn xã Nga My Huyện Tương Dương
1.2. Viết kịch bản thực hiện
Sau khi các nhóm lựa chọn đề tài, giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng
kịch bản thực hiện cụ thể cho nhóm mình với dàn ý sau:
- Vị trí địa lý
- Diện tích
- Dân số
- Lịch sử hình thành và phát triển
- Nét đặc trưng văn hóa (trang phục, phong tục, tập quán…)

- Con người
- Cuộc sống
- Ẩm thực (các món ăn truyền thống)
- Các danh lam thắng cảnh.
1.3. Hướng dẫn lấy tư liệu
Việc lấy tư liệu chủ yếu từ các nguồn:
13


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Từ Internet: Hình ảnh, bản đồ, dân số, diện tích, lịch sử địa phương
Từ tìm hiểu người dân bản địa nơi các bạn thực hiện đề tài.
Địa chí của 2 Huyện Tương Dương và Con Cng
Ngồi ra cịn dựa trên tư liệu lịch sử địa phương được học trên lớp, tham
khảo từ ý kiến giáo viên bộ môn.
1.4. Hướng dẫn tạo video
Giáo viên Tin hướng dẫn học sinh cách tải, sử dụng các phần mềm làm
phim qua điện thoại thông minh hoặc máy tính, lồng tiếng, thuyết minh chèn
nhạc…. để dựng thành những đoạn clip ngắn.
Hiện nay, trên mạng Internet có rất nhiều phần mềm dựng video miễn phí
như: Videoscribe, Proshow Producer, Adobe Premiere Pro, VivaVideo, Kine
Mastar, CapCut … đó phần lớn đều là các phần mềm miễn phí hàng đầu, dễ sử
dụng. Do đại đa số các em học sinh không có máy tính cá nhân nên giáo viên
hướng đẫn các em tải ứng dụng là các phiên bản sử dụng được trên điện thoại di
động. Thuận lợi cho các em vừa sử dụng điện thoại quay phim, chụp, ghép ảnh,
ghép nhạc vừa xử lý thành clip ngắn ngay trên điện thoại thơng minh của mình.
Học sinh được hướng dẫn cách tải về, cài đặt, các sử dụng phần mềm, sau
đó các em tự xây dựng video cho nhóm.
Với khối lớp 12 và một số em khối 11 thì các em đã được làm quen ở năm

học trước nên việc ứng dụng các phần mềm là không giới hạn.
Đối với các em học sinh có máy tính cá nhân giáo viên hướng dẫn các em
sử dụng phần mềm tay vẽ Videoscribe và Proshow Producer để dựng video
chuyên nghiệp hơn.
Phần lớn nhóm còn lại sử dụng điện thoại giáo viên hướng dẫn các em sử
dụng phần mềm CapCut, VivaVideo, Kine Mastar, hoặc do các em tự tìm phần
mềm phù hợp sau khi giáo viên giới thiệu cách tải và cài đặt các phần mềm miễn
phí.
1.5. Hồn thiện, truyền thơng và ứng dụng
Sau khi video đã hồn thành, các nhóm nạp cho giáo viên kiểm duyệt xin
ý kiến giáo viên bộ môn Lịch sử, Địa lý (nếu có liên quan nội dung) bổ sung
cách trình bày video, tư liệu. Sau khi qua kiểm duyệt đoạn video được gửi xin ý
kiến của ban giám hiệu. Video được thông qua sẽ đăng tải lên kênh youtube,
website của nhà trường và được chia sẻ rộng rãi qua Facebook, Zalo. Sử dụng
làm công cụ học tập cho các bộ mơn liên quan đến nội dung trình bày của video.
Việc chia sẻ video là để các em được “khoe” thành quả học tập của mình
và để bạn bè trong và ngoài trường cùng ứng dụng cho việc học tập hiệu quả
hơn. Đồng thời, khi chia sẻ rộng rãi các em sẽ nhận được sự góp ý, nhận xét của
14


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

bạn bè và thầy cơ từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những nội dung
thực hiện sau. Hơn nữa, đây là cơ hội để các em thử sức ứng dụng kĩ năng khai
thác mạng xã hội vào việc học để thấy được cái hữu ích của nó trong việc tạo
hứng thú và sôi động hơn cho các môn học. Điều này thỏa mãn nhu cầu “câu
like”, “câu share”…của học sinh khiến các em hào hứng hơn trong học tập và có
sự kết hợp hài hịa giữa học mà chơi, chơi mà học.
Sau khi các video được chia sẻ rộng rãi giáo viên bộ môn sẽ sử dụng các

đoạn video để minh họa cho bài giảng liên quan.
2. Các bước tiến hành cụ thể cho một clip hoạt động trải nghiệm
2.1. Kế hoạch thực hiện
2.1.1. Chọn nôi dung thực hiện clip
Các bước tiến hành cụ thể với nội dung thực hiện tại địa bàn xã Tam Đình
huyện Tương Dương, là địa bàn có nhiều học sinh theo học trong nhà trường. Do
nhóm các em học sinh lớp 11 người Tam Đình thực hiện.
2.1.2. Xây dựng kịch bản
- Vị trí địa lý Xã Tam Đình: Thành lập năm 1965, phía đơng giáp xã Tam
Quang, phía tây giáp xã Tam Thái, phía nam giáp xã Tam Hợp, phía bắc giáp xã
Yên Thắng.
- Diện tích: tổng diện tích 13016,49 ha
- Dân số: 4461 người
- Lịch sử hình thành và phát triển:
- Xã Tam Đình gồm 7 bản:
+ Quang Phúc
+ Quang Yên
+ Quang Thịnh
+ Đình Phong
+ Đình Thắng
+ Đình Hương
+ Đình Tiến
+ Ngày 27/03/2019 xã Tam Đình đạt chuẩn nơng thơn mới.
- Nét đặc trưng văn hóa của người Thái: giới thiệu trang phục của các cô
gái Thái.
Giới thiệu một số nét đẹp văn hóa người Thái: Làm vía, rước dâu lúc nửa
đêm, uống rượu cần trong các lễ hội, nhảy sạp, múa lăm vơng, ném cịn…
15



Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

- Con người: Người dân xã Tam Đình chủ yếu là người Thái, căn nhà đặc
trưng họ sống là nhà sàn. Người già trong bản là người lưu trữ nhiều tư liệu nhất
về lịch sử bản sắc địa phương, và cũng là người được tôn trọng nhất thôn bản.
- Cuộc sống: Người dân có nghề truyền thống như dệt vải, thêu váy, đan
lát…
- Ẩm thực các món ăn truyền thống của người Thái như cơm lam, món
mọc, xơi, thịt gác bếp, rượu nếp cẩm, rượu cần, cá giàng, cá mát….
- Góc bếp: Là nét đặc trưng trong văn hóa của Người Thái ngồi việc để
nấu nướng, bếp cịn là nơi tập trung những sinh hoạt của cả gia đình.
- Các danh lam thắng cảnh: Rừng Săng lẻ, đập tràn Khe Cớ, hang động.
2.2. Hướng dẫn thực hiện
2.2.1. Hướng dẫn quay phim, lấy hình ảnh
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách quay các đoạn video ngắn khơng quay
đoạn dài liên tục khó cắt ghép, cách chụp ảnh, chọn khung nhìn đẹp phù hợp để
ghép vào video.
Quay video về rừng Săng Lẻ thuộc địa bàn xã Tam Đình là địa danh nổi
tiếng nhất huyện Tương Dương, đập tràn Khe Cớ là điểm du lịch mới nổi của xã
đã được huyện chú trọng quan tâm dầu tư, đường đi thuận lợi cần lấy được hình
ảnh và quay video trực tiếp sinh động. Hang động mới được khám phá cịn khó
khăn trong việc đi lại nên chỉ lấy tư liệu từ internet, các bài báo.
Cần lấy các hình ảnh về trang phục, món ăn, gian bếp, dệt vải, hình ảnh về
lễ hội, căn nhà truyền thống của người thái.
2.2.2. Hướng dẫn cách lấy tư liệu
2.2.2.1. Lấy tư liệu từ Intermet
Khai thác từ internet để có nguồn thơng tin chính xác về các bản đồ địa
chính của xã Tam Đình, diện tích dân số, một số hình ảnh đẹp về các địa danh
rừng Săng Lẻ, đập tràn Khe Cớ, hang động ….
Tham khảo các bài báo, bài văn, đoạn video giới thiệu về các mặt của xã

Tam Đình trên mạng là một cơ sở để xây dựng video riêng cho nhóm.
Các tờ báo lớn, các trang du lịch, kênh mạng xã hội đăng tải rất nhiêu về
các điểm du lịch của huyện Tương Dương, đặc biệt là rừng Săng lẻ thuộc địa
phận xã Tam Đình.
Ngồi các kênh thơng tin để làm tư liệu tạo video, internet cịn là nguồn
cung cấp tài nguyên các phầm mềm ứng dụng, hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và
sử dụng. Giúp các em có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình một phầm mềm phù
16


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

hợp. Là phần quan trọng để biến ý tưởng, nội dung tư liệu có được thành sản
phẩm thực tế.
2.2.2.2. Lấy tư liệu từ tìm hiểu lịch sử tại địa phương và một số nguồn
khác
Để có nguồn thơng tin phong phú, đầy đủ giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu từ những người già trong địa bàn bởi đó là những kho tư liệu sống
chính xác về mọi phong tục tập quán của người dân bản địa mà giới trẻ ngày nay
phần nhiều đã không biết hoặc quên lãng. Đây là kênh thông tin không thể thiếu
khi xây dựng video về lịch sử địa phương. Việc tìm hiểu bản sắc dân tộc từ
nhưng người già chính là một hoạt động trải nghiệm lí thú và bổ ích cho thế hệ
trẻ như các em học sinh THPT. Từ đó hình thành cho các em ý thức bảo vệ giữ
gìn văn hóa cội nguồn của mình.
Sau khi tìm hiểu thơng tin từ những người già trong thơn bản, cần tìm hiểu
từ các cán bộ văn hóa xã họ cũng là người nắm được nhiều thơng tin của lịch sử
địa phương. Như các ngày lễ trong năm của bản làng: Lễ mừng tiếng sấm, lễ cầu
mưa, lễ ăn cơm mới, ….
Một nguồn tư liệu nữa chính là từ các giáo viên bộ môn giảng dạy lịch sử
địa phương. Giáo viên bộ môn vừa cấp tư liệu vừa là nguồn xác minh các thông

tin được khai thác từ các nguồn khác nhau.
Những hoạt động mắt thấy, tai nghe, tự mình trải nghiệm của chính các
em được trải qua cùng cộng đồng dân cư, gia đình cũng là nguồn tư liệu xây
dựng nên video quảng bá hình ảnh đẹp của địa phương.
Nguồn tư liệu tiếp theo cần tham khảo đó là quyển Địa chí huyện Tương
Dương của nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao được nhà xuất bản Văn Hóa Dân Tộc
xuất bản năm 2012 nội dung về xã Tam Đình được trình bày từ trang 488 đến
trang 495. Với nguồn thơng tin tìm hiểu được nổi bật là:
- Vị trí địa lý (phía đơng giáp xã Tam Quang, phía tây giáp xã Tam Thái,
phía nam giáp xã Tam Hợp, phía bắc giáp xã Yên Thắng).
- Về diện tích đất đai: Xã Tam Đình có tổng diện tích 13016.49ha trong đó
diện tích đất nơng nghiệp là 107.55ha, diện tích đất lâm nghiệp có rừng
5635.20ha diện tích đất chưa sử dụng 7204,23ha, đất chuyên dùng 54.01ha đất ở
14.5ha.
- Các bản làng thuộc xã Tam Đình: Quang Phúc, Quang Yên, Quang
Thịnh, Đình Phong, Đình Tiến, Đình Thắng, Đình Hương. Bốn bản Quang Phúc,
Quang Yên, Quang Thịnh, Đình Phong bên hữu ngạn sơng Lam đều nằm dọc
theo Khe Cớ. Các bản Đình Tiến, Đình Thắng, Đình Hương ở bên tả ngạn sơng
Lam
- Một số phong tục tập quán đặc trưng của người Thái ở Tam Đình.
17


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Nguồn tư liệu tiếp theo mà nhóm thực hiện cần tìm hiểu là nội dung lịch
sử địa phương được giảng dạy trên lớp, tham khảo thêm từ giáo viên bộ môn
Lịch sử.
2.3. Hướng dẫn tạo video
Theo hướng dẫn của giáo viên, nhóm tiến hành tải phần mềm từ kho ứng

dụng hỗ trợ của điện thoại hoặc tải từ Internet. Sau khi tìm hiểu qua những phần
mềm giáo viên giới thiệu nhóm đã lựa chọn phần mềm CapCut.
Ứng dụng CapCut (tên mới của Viamaker) là ứng dụng chỉnh sửa
video chuyên nghiệp và miễn phí trên điện thoại được nhiều người dùng Tiktok
yêu thích. CapCut sở hữu nhiều tính năng độc đáo giúp cắt ghép video nhanh
chóng hay chèn thêm các hiệu ứng hình ảnh, âm thanh thú vị.
Giáo viên giúp nhóm hồn thành cài đặt và hướng dẫn sử dụng: Mở ứng
dụng CapCut trên điện thoại Nhấn Accept để đồng ý với các điều khoản sử dụng.
Chọn New Project để bắt đầu chỉnh sửa video.

Nhấn Ok và nhấn Cho Phép, ở các thông báo để cấp quyền truy cập và
gửi thông báo cho Capcut.

Chọn video muốn chỉnh sửa, rồi nhấn vào nút App ở phía dưới của màn
hình.

18


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Ứng dụng CapCut có rất nhiều tính năng chỉnh sửa video, tạo hiệu ứng đa
dạng gồm:
-

Công cụ Edit để cắt, dán, tăng tốc,... cho video:
Nhấn vào công cụ Edit bên dưới màn hình. Tại đây có thể cắt, dán, tăng
tốc,... cho video.
Giữ và kéo 2 đầu của thanh timeline để chỉnh sửa thời lượng video


Công cụ Audio: Nhấn vào mục Audio bên dưới màn hình, tại đây chúng ta
nhấn vào đoạn nhạc để nghe thử

Nếu đã chọn được âm thanh vừa ý thì bấm vào biểu tượng + bên cạnh để
thêm vào video. Tương tự như video, Giữ và kéo 2 đầu của thanh timeline để
chọn đoạn âm thanh mình muốn
19


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

- Công cụ Effect để thêm các hiệu ứng ảnh cho video.
Sau khi đã hồn tất cơng đoạn chỉnh sửa video, nhấn vào biểu tượng của
mục Xuất video ở góc bên phải, phía trên của màn hình, sau đó chọn chất lượng
cho video rồi nhấn nút Export.

Chờ đợi phần mềm xử lý xong chọn Done để hồn tất video.
2.4. Cơng tác hồn thiện, truyền thơng và ứng dụng
2.4.1. Hồn thiện
Sau khi nhóm hoàn thành các cảnh quay, sử dụng phần mềm đã được hướng
dẫn, dựng video gửi cho giáo viên phụ trách đề tài.
Giáo viên xem nội dung video hướng dẫn chỉnh sửa cho hợp lý. Kiểm tra đã
đầy đủ nội dung kịch bản đề ra hay chưa, nếu thiếu tiếp tục tìm hiểu để bổ sung.
Nhóm chỉnh sửa lại theo hướng dẫn.
Sau khi video đã hồn tất thì video được gửi cho ban giám hiệu kiểm duyệt,
qua bước kiểm duyệt video sẽ được đăng tải và ứng dụng trong hoạt động dạy
học.
2.4.2. Truyền thơng
Video sau bước hồn thiện sẽ được đăng tải lên youtube cá nhân của giáo
viên phụ trách có địa chỉ làm nguồn

lưu trữ dữ liệu phục vụ cho việc dạy và học.

20


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Các video của các nhóm học sinh thực hiện được đăng tải trên kênh
youtube làm nguồn tư liệu cho hoạt động dạy học của nhà trường
Học sinh chia sẻ video của nhóm mình lên các trang mạng xã hội khác như
Zalo, facebook… để nhận được lời góp ý nhận xét của cộng đồng mạng. Đồng
thời để các em được “khoe” sản phẩm của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu của tâm
lý lứa tuổi thích được chứng tỏ, thể hiện mình và nổi tiếng trước cộng đồng.
Giáo viên phụ trách ngoài đăng tải lên kênh youtube còn đăng tải thành bài
viết lên cổng thông tin của nhà trường theo địa chỉ:
/>Bài viết của nhóm được đăng tải trên website nhà trường:
/>
2.4.3. Ứng dụng
Học sinh chia sẻ video trên các trang cá nhân, chia sẻ bài viết được đăng tải
trên cổng thông tin của nhà trường. Ngồi quảng bá video cịn quảng bá được
website của nhà trường.
21


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Giáo viên phụ trách đề tài đánh giá hoạt động của các em cho điểm hệ số 1
hoặc hệ số 2 tùy mức độ hoàn thành, chất lượng video. Đồng thời xin phép ý
kiến lãnh đạo nhờ những giáo viên bộ môn cho điểm các em dựng video phục vụ
cho môn học mình giảng dạy. Vừa là để tạo động lực cho các em tiếp tục xây

dựng các công cụ học tập khác, vừa để các bạn học sinh chưa tham gia hứng thú
tham gia hoạt động này.
Video được sử dụng để dạy học các bộ môn Lịch sử địa phương, Địa lý, Tin
học. Năm học 2020 - 2021 trường THPT Tương Dương 2 đã sử dụng nguồn xã
hội hóa trang bị tivi cho các lớp học khối 10 và 11. Nên việc sử dụng các video
minh họa trong tiết học rất thuận lợi.

Tiết học có sử dụng video lịch sử địa phương, bản sắc vùng miền của các
em học sinh thực hiện để minh họa cho bài học.
Bộ môn Tin học thì sử dụng giới thiệu, minh họa cho các bài học:
Bài 7. Phần mềm máy tính.
Bài 8. Những ứng dụng của Tin học.
Bài 9. Tin học và xã hội.
Một hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm nhưng đã mang được nhiều lợi ích
rất thiết thực cho các em học sinh như: Ý thức bảo vệ di sản văn hóa, danh lam
thắng cảnh, bản sắc dân tộc, niềm tự hào về nơi mình sinh ra lớn lên, ứng dụng
được kiến thức mơn Tin học vào thực tế, làm ra các sản phẩm sẽ là tư liệu học
tập giảng dạy lâu dài, góp phần quảng bá cho thương hiệu trường THPT Tương
Dương 2.
Phần 2. Ứng dụng CNTT vào hoạt động học tập liên mơn
1. Tóm tắt các bước tiến hành

22


Ứng dụng CNTT vào hoạt động trải nghiệm và học tập liên môn cho học sinh THPT miền núi

Để tạo được một video ứng dụng vào học tập, minh họa các bài học cần trải
qua các bước sau:
- Chọn chủ đề, nội dung thực hiện

- Xây dựng kịch bản cho nội dung thực hiện
- Sử dụng phần mềm tạo, dựng video
- Hồn thiện, truyền thơng và ứng dụng học tập liên môn.
2. Các bước tiến hành cụ thể
2.1. Kế hoạch thực hiện
2.1.1. Chia nhóm chọn chủ đề nội dung thực hiện clip
Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động học tập liên môn tạo ra các video minh
họa bài học các môn học, cách học ôn thi tốt nghiệp, đại học, mẹo vặt cuộc
sống... đã được triển khai thử từ năm học 2019 - 2020.

Đến năm học 2020 – 2021 giáo viên cho học sinh tạo nhóm hoặc làm cá
nhân sau đó đăng ký chủ đề, nội dung với giáo viên phụ trách đề tài.
Hầu hết các môn học trong chương trình đều được đăng ký để xây dựng
video và đều có sản phẩm.
Năm học 2019 - 2020 đã có các video về môn Tin học, Lịch sử, Ngữ Văn,
Sinh học, Vật Lý giới thiệu về một số nhân vật, nhà bác học nổi tiếng, mẹo vặt
cuộc sống và đặc biệt là video bằng tiếng Anh giới thiệu về trường THPT Tương
Dương 2.
Năm học 2020 - 2021 ngoài các cá nhân tiếp tục xây dựng các video học
tập các môn học. Giáo viên thực hiện đề tài đã triển khai cho lớp 12A1 chia
nhóm theo khối A, C, D tạo video chia sẻ các mẹo học tập ôn thi các môn học.

23


×