Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Xay dung bo suu tap tu lieu video day hoc mon DiaLi o truong THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 77 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỤC LỤC</b>


<i><b>Trang </b></i>


<b>A. Phần mở đầu</b> 4


1. Lí do chọn đề tài 4


2. Mục đích nghiên cứu 5


3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Giới hạn của đề tài


5
5. Lịch sử nhiên cứu.


6


6. Phương pháp nghiên cứu 7


<b>B. Phần nội dung</b> 9


<b>Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thiết bị dạy học môn địa lí</b> 9
11. Khái niệm về phương tiện dạy học và phim video


9
1.1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học


9
1.1.2. Khái niệm về video



10
1.1.3. Vai trị của video trong dạy học địa lí


11
1.2. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THCS


15
1.3. Cấu trúc, nội dung chương trình địa lí THCS


17
1.4. Thực trạng sử dụng phim video trong dạy học địa lí ở trường


THCS hiện nay 19


1.4.1. Tình hình trang bị phim video cho dạy họcđịa lí


19
1.4.2. Tình hình sử dụng phim video cho dạy học địa lí


20
<b>Chương 2: Cách xây dựng bộ sưu tập tư liệu video mơn địa lí</b> <sub>22 </sub>
2.1. Những yêu cầu của một phim video sử dụng trong dạy học


22
2.2. Các loại phim video dạy học địa lí ở trường THCS và CĐSP


24
2.3. Giới thiệu một số cách download video từ YouTube.


31


2.4. Photo Story – Câu chuyện bằng hình ảnh


39
2.4.1. Photo Story – Câu chuyện bằng hình ảnh là gì ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2.4.2. Câu chuyện bằng hình ảnh có ý nghĩa như thế nào với


DHTC ? 39


2.4.3. Câu chuyện bằng hình ảnh được làm như thế nào ?


41
2.5. Giới thiệu phần mềm Xilisoft Video Converter


45
2.6. Cách quản lý video


51
2.7. Giới thiệu một số địa chỉ website hữu ích cho sưu tập tư liệu


dạy học Địa lí 53


2.8. Giới thiệu bộ sưu tập video dạy học địa lí.


54
<b>Chương 3: Phương pháp sử dụng video trong dạy học ở </b>


<b>trường THCS</b> 60


3.1. Các nguyên tắc sử dụng phim video trong dạyhọc địa lí



60
3.2. Quy trình sử dụng phim video trong dạy họcđịa lí


62
3.3. Các điều kiện cần thiết để sử dụng phim video


63
3.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khai thác tri thức địa


lí qua phim video giáo khoa. 66


<b>C. Phần kết luận </b> 73


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT </b>



<b>Viết tắt </b> <b>Viết đầy đủ </b>


PPDH Phương pháp dạy học
PTDH Phương tiện dạy học


THPT Trung học phổ thông
KT-XH Kinh tế -xã hội
CNTT Công nghệ thông tin


SGK Sách giáo khoa


GD - ĐT Giáo dục - Đào tạo


Nxb Nhà xuất bản



DHTC Dạy học tích cực
ĐHSP Đại học sư phạm
ĐHQG Đại học quốc gia


GV Giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU </b>



<b>1. Lí do chọn đề tài: </b>


Nền giáo dục nước ta đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn. Vì
vậy nền giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới một cách toàn diện từ mục
tiêu, nội dung đến phương pháp dạy học. Định hướng cơ bản của đổi mới
phương pháp dạy học đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết của Trung ương
Đảng về giáo dục và đào tạo. Đó là: <i>“Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ </i>
<i>động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say </i>
<i>mê học tập và ý chí vươn lên” </i>


Phương tiện dạy học là một yếu tố không thể thiếu được trong q
trình dạy học, nó tác động trực tiếp đến nội dung và phương pháp dạy học,
giúp đạt được mục tiêu dạy học. Trong số các phương tiện dạy học hiện đại
được đưa vào sử dụng trong dạy học, video chiếm một vị trí rất quan trọng
vì với nhiều tính năng ưu việt, video cho phép trình bày các đối tượng, hiện
tượng, quá trình theo những chuyển động phát triển nhờ tính năng hoạt động
với sự phối hợp cả hai kênh nghe và nhìn tạo nên một hiệu quả truyền thơng
to lớn.


Thực tế việc sử dụng video trong dạy học địa lí hiện nay còn nhiều
hạn chế như:



- Phương pháp sử dụng.


- Nguồn tư liệu video còn nghèo nàn


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

tự nhiên, xã hội xung quanh, phù hợp với yêu cầu đất nước, với xu thế thời
đại.


Xuất phát từ những thực tế trên, nhận thấy việc nghiên cứu cách xây
dựng bộ tư liệu video mơn địa lí THCS cho sinh viên Văn - Địa trường
CĐSP Thái Nguyên, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học địa lí là một yêu cầu cấp thiết nên tôi
chọn đề tài nghiên cứu này.


<b>2. Mục đích nghiên cứu: </b>


- Hình thành năng lực xây dựng học liệu cho sinh viên Văn - Địa
trường CĐSP Sư phạm Thái Nguyên


- Sinh viên có khả năng sư tầm tư liệu video từ nhiều nguồn khác
nhau.


- Cung cấp tư liệu dạy học và nghiên cứu cho giáo viên THCS và sinh
viên CĐSP


<b>3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu:</b>
<b>3.1. Đối tượng nghiên cứu: </b>


Các đoạn phim tư liệu phục vụ cho dạy và học mơn Địa Lí ở trường
THCS.



<b>3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:</b>


Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu các
vấn đề sau:


- Một số vấn đề lý luận về thiết bị dạy học mơn địa lí.
- Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THCS.


- Nghiên cứu chương trình đào tạo mơn Địa Lí ở trường THCS


- Một số cách sưu tầm và xây dựng bộ sưu tập tư liệu video mơn địa lí
- Cách lưu trữ tư liệu video


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Ngồi phần cơ sở lí luận chung, đề tài chủ yếu tập trung vào phương
pháp sưu tập tư liệu video. Do phụ thuộc vào thời gian, kinh phí nên đề tài
không đi sâu vào những vấn đề kỹ thuật điện ảnh cho việc xây dựng phim
video giáo khoa địa lí theo quan điểm nghiên cứu. Những tư liệu video của
đề tài đã sưu tập được có thể được coi như là nguồn tư liệu cho nghiên cứu
và học tập, nếu có sự hợp tác giữa các nhà chun mơn và các nhà kỹ thuật
thì các sản phẩm này sẽ là những bộ phim video giáo khoa tốt.


<b>5. Lịch sử nhiên cứu.</b>


Phim ảnhđược đưa vào sử dụng trong nhà trường từ những năm 1910
và đã trở thành một phương tiện dạy học mang lại nhiều hiệu quả to lớn.
Đến những năm 1970, khi kỹ thuật video ra đời đã cung cấp cho giáo dục
một phương tiện dạy học tiện lợi nhờ những tính năng ưu việt của nó.


Ở các nước phát triển, việc xây dựng, sử dụng phim video dạy họcở


tất cả các bộ môn trong nhà trường là một nội dung quan trọng của việc ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thơng. Một số nước phát triển cịn xây
dựng được một chương trình phim video nhằm mở rộng sự hiểu biết về thiên
nhiên, xã hội cho học sinh, sinh viên và quần chúng nhân dân.


Ở nước ta việc xây dựng và sử dụng phim video dạy học mới ở giai
đoạn bắt đầu nghiên cứu, ứng dụng. Trong việc nghiên cứu và xây dựng
băng hình dạy học trước hết phải kể đến Trung tâm học liệu của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Trung tâm nghe – nhìn giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo
thành phố Hồ Chí Minh.


Việc xây dựng và sử dụng phim video cho dạy học địa lí đã có nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

trị, tình trạng và đề xuất phương án đưa các phương tiện nghe nhìn hiện đại,
trong đó có video, vào sử dụng trong nhà trường trên địa bàn TP Hồ Chí
Minh, khơng nghiên cứu về phương pháp sử dụng các phương tiện này trong
dạy học, tuy nhiên từ đề tài này hàng loạt băng video giáo khoa của tất cả
các bộ môn được xây dựng và xuất bản.


- Đề tài cấp Bộ “Xây dựng một số băng hình phục vụ dạy học Giáo
dục môi trường ở khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm” của Nguyễn Phi
Hạnh: đề tài đã có những nghiên cứu về lí luận xây dựng và sử dụng phim để
đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục môi trườngở khoa Địa lí.


- Luận án tiến sĩ “ nghiên cứu xây dựng phim video giáo khoa và sử
dụng trong dạy học địa lí lớp 6 (THCS)” của Nguyễn Quốc Tuấn (2003) là
cơng trình nghiên cứu đầy đủ về video. Luận án đề cập đến hai nội dung cơ
bản là quy trình xây dựng băng video giáo khoa và phương pháp sử dụng
chúng trong dạy họcđịa lí.



Điểm qua các tài liệu, cơng trình nghiên cứu tiêu biểu trên đây chúng
ta có thể rút ra một số kết luận sau đây:


- Các bài viết, tài liệu chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực kỹ thuật của video
và quy trình xây dựng băng video.


- Phần phương pháp sử dụng video trong dạy học nói chung và dạy
học địa lí nói riêng chưa được nghiên cứu nhiều, nếu có cũng rất khái qt,
có tính chất định hướng. Những nghiên cứu này làm cơ sở bước đầu cho
việc nghiên cứu đề tài của chúng tôi - một lĩnh vực chưa được nghiên cứu
đầyđủ và hệ thống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Sưu tầm, tham khảo các tài liệu về nội dung, chương trình mơn Địa Lí
ở THCS; Tài liệu liên quan đến vấn đề sử dụng TBDH mơn Địa Lí ở THCS;
Các danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ở từng lớp ở THCS


<i>- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:</i>


Tổng kết qua kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp các trường bạn
và của trường CĐSP Thái Nguyên.


<i>- Phương pháp lịch sử: </i>


Sử dụng phương pháp lịch sử giúp chúng tôi xác định được tính lịch
sử của đề tài nghiên cứu.


<i>- Phương pháp phân tích tổng hợp: </i>


Phương pháp này được sử dụng nhằm nghiên cứu, chọn lọc các cơng


trình lí luận liên quan tới đề tài, bao gồm các bài viết, sách, tài liệu các cơng
trình khoa học đã được cơng bố ở trong và ngồi nước. Trên cơ sở đó, chúng
tơi có được cái nhìn tổng thể về đề tài, kế thừa kết quả nghiên cứu của các
tác giả ở mức độ nhất định, đề ra các giả thiết để nghiên cứu hoàn thiện cơ
sở lí luận cho đề tài.


Phương pháp này cũng được sử dụng để nghiên cứu các tư liệu từ các
phần mềm dạy học, các bộ phim video có kiến thức địa lí, các bộ phim giáo
khoa địa lí hiện đang được lưu hành. Các nguồn tài liệu này là cơ sở chủ yếu
để chúng tôi sưu tập nên bộ tư liệu video dạy học địa lí.


<i>- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>B. PHẦN NỘI DUNG</b>
<b>Chương 1</b>


<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ</b>
<b>1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học và phim video </b>


<b>1.1.1. Khái niệm về phương tiện dạy học</b>


<i>Khái niệm phương tiện dạy học </i>hay còn được gọi là thiết bị dạy học,
đồ dùng dạy học đã có các định nghĩa của nhiều tác giả khác nhau, có thể kể
tới một số định nghĩađã được nhiều người thừa nhận:


“Phương tiện dạy học bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến
phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền
đạt và sự lĩnh hội kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo”[25]. Với quan niệm này, các
phương tiện dạy họcđược phân thành ba nhóm:



+ Các thiết bị phịng thí nghiệm.


+ Các phương tiện nghe, nhìn: phim đèn chiếu, phim xinê, phim
video, truyền hình, máy tính điện tử.


+ Các đồ dùng trực quan bao gồm: vật thật, mơ hình, tranh ảnh, sơđồ,
đồ thị, bảnđồ địa lí,...


“Phương tiện dạy học là một tập hợp những đối tượng vật chất được
GV sử dụng với tư cách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận
thức của HS. Đối với HS, đó là các nguồn tri thức phong phú, sinh động, là
phương tiện giúp co các em lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kỹ năng, kỹ
xảo” [25]... . Nhiều tác giả khác cũng đưa ra những khái niệm tương tự.


Như vậy, có thể kết luận: Phương tiện dạy học là những phương tiện
vật chất cần thiết giúp GV và HS tổ chức và tiến hành hợp lí, có hiệu quả
quá trình dạy - học nhằmđạt mục đích dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Các PTDH địa lí đang được dùng trong nhà trường phổ thơng hiện
nay gồm tồn bộ cơ sở vật chất, phương tiện truyền thống, hiện đại tạo điều
kiện cho việc giảng dạy môn học như: phịng bộ mơn địa lí, vườn địa lí,
tồn bộ đồ dùng giảng dạy và học tập trực quan như: bản đồ, tranh ảnh, mô
hình, mẫu vật, dụng cụ quan trắc, đo đạc, các thiết bị nghe – nhìn và cuối
cùng là các tài liệu để cung cấp những tri thức cơ bản cho GV và HS như
sách giáo khoa, các sách tham khảođịa lí [7]...


<b>1.1.2. Khái niệm về video</b>


Khái niệm video được hiểu bao gồm đầu máy video và các băng
video. Trong đó, đầu máy video được coi là phần cứng, là cơ sở để thực hiện


các nguyên lý thiết kế theo các yêu cầu biểu diễn nội dung bài học, nó giúp
cho việc cơ giới hố, điện tử hố q trình dạy học, nhờ đó giáo viên có thể
dạy cho nhiều học sinh, truyền đạt nội dung nhiều và nhanh hơn mà tiêu hao
sức lực và thời gian ít hơn. Để biểu diễn nội dung bài học cần phải có các
phần mềm, được xây dựng dựa trên các nguyên lý sư phạm, tâm lý học, khoa
học kỹ thuật, để cung cấp cho học sinh một khối lượng kiến thức nhất định,
đồng thời góp phần cải tiến phương pháp dạy học. Đó là các băng video.
Băng video ghi lại đồng thời hình ảnh và âm thanh của các sự vật, hiện
tượng trong thiên nhiên, đời sống xã hội… và được đầu máy video phát lại
qua màn hình ti vi.


Với nhiều tính năng ưu việt, video được sử dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực khác nhau, vì vậy các thể loại băng video rất phong phú và đa dạng,
bao gồm video sử dụng trong đời sống xã hội, băng video sử dụng trong
nghiên cứu khoa học và băng video sử dụng trong giáo dục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

môn học, bài học. Cấu trúc của băng video gắn liền với nội dung, phương
pháp dạy học và đảm bảo những yêu cầu sư phạm cần thiết.


Băng video giáo khoa bao gồm nhiều loại nhằm phục vụ cho các cấp
học, các đối tượng học sinh khác nhau như: băng video dành cho trẻ em mẫu
giáo, băng video dùng cho trường phổ thông và băng video cho đại học, cao
đẳng. Ở mỗi loại, tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ học tập mà có các băng
video dạy học lý thuyết, băng video dạy thực hành. Ngoài ra, băng video
giáo khoa còn được xây dựng dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau, biểu
hiện sự phong phú và đa dạng trong phương thức truyền thông.


Ngày nay với sự hỗ trợ của máy vi tính với các phần mềm hữu dụng
đã cung cấp cho giáo viên nhiều videoclip có thể sử dụng trong dạy học, ví
dụ như phần mềm Encarta World Atlas có thể cung cấp rất nhiều các


videoclip về đị lí tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội dưới các hình thức phim
tư liệu, phim hoạt hình ngắn. Ngoài ra, kỹ thuật vi tính cịn giúp cho việc
xây dựng các thể loại băng video giáo khoa trở nên dễ dàng, nhanh chóng và
đa dạng hơn rất nhiều. Kỹ thuật vi tính cịn giúp chuyển nội dung phim từ
băng từ qua đĩa CD dùng trên đầu VCD hoặc trên vi tính, giúp cho giáo viên
lựa chọn nội dung trình chiếu một cách nhanh chóng và chính xác hơn rất
nhiều so với dùng băng video chạy trên đầu máy video.


<b>1.1.3. Vai trò của video trong dạy học địa lí. </b>


Với nhiều tính năng ưu việt, video có vai trị to lớn trong dạyhọc nói
chung và dạy học địa lí nói riêng, biểu hiệnở các mặt sau dây:


<i>- Video giúp cho học sinh thông hiểu, nắm vững kiến thức địa lí. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

trình tự liên kết hữu cơ, nhờ đó học sinh có thể hiểu được cơ cấu tạo thành
nền tảng các đối tượng, hiện tượng địa lí, tự mình hiểu được những nguyên
tắc và khái niệm cơ bản, từđó nắm vững được kiến thức địa lí.


<i>- Video giúp cho HS ghi nhớ kiến thức lâu bền hơn. </i>


Video tác động trực tiếp đồng thời vào thị giác và thính giác trong quá
trình lĩnh hội kiến thức sẽ giúp cho HS ghi nhớ kiến thức lâu bền hơn. Từ
thực nghiệm khoa học, người ta đã tổng kết các mức độ tiếp nhận kiến thức
của HS trong quá trình học tập qua con đường cảm giác với sự hỗ trợ của
phương tiện dạy học như sau:


<i>Bảng1: Mức độ tiếp thu kiến thức qua các con đường cảm giác khác </i>
<i>nhau </i>



PHƯƠNG THỨC TIẾP THU MỨC ĐỘ TIẾP THU
Vị giác 1%


Xúc giác 1,5%
Khứu giác 3,5%
Thính giác 11%
Thị giác 83%


<i>Bảng2: Mức độ ghi nhớ kiến thức bằng các con đường cảm giác khác </i>
<i>nhau </i>


PHƯƠNG THỨC GHI NHỚ MỨCĐỘ GHI NHỚ


Thính giác 20%


Thị giác 30%


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Kết quả nghiên cứu này nói lên tác dụng to lớn của các phương tiện
nghe nhìn, trong đó có video, đối với sự tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của
học sinh.


<i>- Video góp phần làm gia tăng, khắc sâu những kinh nghiệm trực tiếp </i>
<i>giúp cho việc học tập của học sinh thêm phong phú và sâu rộng hơn. </i>


Muốn nhận thức được bản chất quy luật của một đối tượng nào đó,
trước hết cần phải có những kinh nghiệm trực tiếp. Kinh nghiệm trực tiếp có
được nhờ quá trình quan sát, nghiên cứu, làm thí nghiệm… Trong dạy học
địa lí, do đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, những kinh nghiệm trực tiếp
càng trở nên cần thiết. Thế nhưng, những kinh nghiệm học sinh trực tiếp lĩnh
hội được ở trường về môn địa lí cịn rất nhiều hạn chế, đã ảnh hưởng nhiều


đến chất lượng học tập mơn địa lí. Trong trường hợp này, video có thể bổ
sung cho sự thiếu hụt của kinh nghiệm trực tiếp đó bằng kinh nghiệm gián
tiếp. Nhờ video, học sinh có thể quan sát gián tiếp được những đối tượng,
hiện tượng địa lí khơng thể quan sát được do kích thước q nhỏ hoặc quá
lớn, học sinh có thể tiếp cận được với những đối tượng, hiện tượng phân bố
ở những vùng lãnh thổ xa xôi, không thể đi đếnđược. Nhờ kỹ thuật quay của
video, học sinh còn có thể quan sát được cả những hiện tượng, qúa trình diễn
ra quá nhanh hoặc qúa chậm, không kịp quan sát trong thực tế. Đồng thời,
nhờ khả năng lưu giữ, video còn giúp cho học sinh thấyđược hình ảnh, nghe
được âm thanh vượt khơng gian và thời gian.


<i>- Video góp phần hình thành và nâng cao khả năng quan sát, tự </i>
<i>nghiên cứu của học sinh. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội, tạo điều kiệnđể học sinh quan sát, độc lập
suy nghĩ, tiến hành phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đốn… trên cơ sở đó
tự phát hiện kiến thức, nhờ đó có thể nắm kiến thức một cách vững chắc
hơn.


<i>- Video góp phần nâng cao hiệu suất dạy học, phát huy tác dụng trong </i>
<i>mọi hình thức dạy học. </i>


Với thời lượng nhấtđịnh, video trình bày nội dung kiến thức một cách
tối ưu thông qua những hình ảnh, với các cảnh thật người thật, các biểu
bảng, sơ đồ, bản đồ, chữ viết, những tiếng động thật kết hợp với âm nhạc và
những lời thuyết minh sốngđộng sẽ giúp nhịp độ giới thiệu tài liệu được gia
tăng, dành thêm nhiều thời gian cho giáo viên tổ chức các hoạt động nhận
thức của học sinh.


Video không những ghi lại các đối tượng nghiên cứu một cách trung


thực, sống động bằng hình ảnh và âm thanh phối hợp với đặc trưng từng
môn học mà còn kèm theo những lời thuyết minh, giải thích, bình luận,
hướng sự tập trung chú ý của học sinh vào những vấn đề trọng tâm của nội
dung bài học, do đó, video có thể phát huy tác dụng trong nhiều hình thức và
phương pháp dạy học khác nhau như hình thức dạy học cả lớp, hình thức
học tập nhóm, hình thức học tập cá nhân…


<i>- Video góp phần bồi dưỡng tình cảm cho học sinh. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>1.2. Đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THCS. </b>


Học sinh THCS có độ tuổi từ 11 đến 15. Đây là lứa tuổi thiếu niên với
đặc điểm tâm lí nổi bật là ý thức tự khẳng định mình, muốn tự lực độc lập
trong mọi hoạt động. HS ở lứa tuổi này phát triển mạnh mẽ đến mức thiếu
cân đối cả về cơ thể, thể chất, tâm lí, trí tuệ.


Hoạt động nhận thức cơ bản của tuổi thiếu niên là hoạt động học tập
trong nhà trường. So với học sinh tiểu học, hoạt động học tập của học sinh
THCS đã có những biến đổi phù hợp với ý thức tập làm người lớn.


- Về động cơ học tập: Hứng thú nhận thức của các em thiên về hành
động thực tiễn nhiều hơn là nhận thức lý thuyết, thiên về nhận thức sự việc
một cách trực tiếp hơn là lý luận về sự việc đó. Động cơ học tập rất đa dạng
và chưa bền vững. Để các em có động cơ, thái độ học tập đúng đắn thì tài
liệu học tập phải có nội dung khoa học súc tích, phải gắn với thực tiến cuộc
sống.


- Về chú ý: Chú ý có chủ định được hình thành dần dần, mặt khác chú
ý dễ bị phân tán và không bền vững. Để thu hút sự chú ý của các em cần tổ
chức hoạt động học tập hợp lý, nội dung học tập đòi hỏi phải giúp học sinh


hoạt động nhận thức tích cực, thơi thúc tìm tòi mới thu hút được sự chú ý
của các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Về tư duy: Tư duy trừu tượng của học sinh THCS đã chiếm ưu thế,
nhưng những thành phần hình tượng - cụ thể của tư duy bộ phận không giảm
xuống mà vẫn được phát triển. Trong dạy học khi phân tích các dấu hiệu bản
chất, trừu tượng của đối tượng mà khơng hình thành được biểu tượng trực
quan về đối tượng cho HS sẽ làm các em hiểu bản chất của đối tượng một
cách hình thức. Do sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là truyền hình, học sinh THCS ngày nay nhận thức phát triển
hơn những năm sáu mươi, bảy mươi. Việc dạy học nếu chỉ sử dụng các
phương tiện dạy học truyền thống sẽ làm cho nội dung dạy học kém hấp dẫn,
ít gây hứng thú học tập và hạn chế khả năng phát triển tư duy của các em.


- Về quan hệ giao tiếp: Học sinh THCS có nhu cầu lớn trong giao tiếp
với bạn bè, khao khát được hoạt động chung với nhau. GV cần biết tạo điều
kiện cho HS phát triển quan hệ giao tiếp, hợp tác trong tập thể theo hướng
phục vụ cho mục tiêu dạy học. Việc sử dụng các phương tiện nghe – nhìn
hiệnđại tạođiều kiện cho việc học tập cá nhân, học tập theo nhóm một cách
tích cực và phát triển quan hệ giao tiếp tích cực trong học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>1.3. Cấu trúc, nội dung chương trình địa lí THCS</b>


Hệ thống kiến thức địa lí theo chương trình THCS liên quan đến ba
nội dung cơ bản của khoa họcđịa lí là:


- Những kiến thức về địa lí đại cương.
- Những kiến thức về địa lí các châu.
- Những kiến thức về địa lí Việt Nam



Như vậy, cấu trúc của chương trình được sắp xếp theo thứ tự HS học
các kiến thức liên quan đến địa lí đại cương trước sau đó là địa lí các châu
lục và cuối cùng là học địa lí Việt Nam. Việc sắp xếp chương trình như vậy
đi theo con đường từ những kiến thức khái quát đến những kiến thức cụ thể.
Trong dạy học, đây là con đường ngắn nhất, tiết kiệmđược thời gian. Nhưng
việc sắp xếp chương trình này địi hỏiở HS sự nỗ lực học tập rất lớnđể nắm
được kiến thức khái quát<i>(các khái niệm, các quy luật)</i>, trong khi các kiến
thức cụ thể mà HS có được cịn rất hạn chế. Đây là một khó khăn đối với
việc dạy họcđịa lí ở trường phổ thơng THCS.


* Cấu trúc của chương trình địa lí mới ở THCS có những đổi mới:
- Nội dung kiến thức có sự nối tiếp giữa các lớp học của cấp học.
- Tổng số tiết dạy của cấp học khơng có thay đổi nhiều so với chương
trình cũ (chương trình mới hơn chương trình cũ 11 tiết), nhưng có sự điều
chỉnh số tiết giữa các lớp học.


- Chương trình khơng có sự tách rời giữa địa lí tự nhiên và địa lí kinh
tế - xã hội. Nội dung kiến thức cũng phản ánh được những quan điểm hiện
đại, những thành tựu của khoa học địa lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

biết của HS được lựa chọn đưa vào SGK. Các vấn đề này thay thế những
vấnđề khó, nặng về lý thuyết, mang tính hàn lâm của chương trình cũ.


Các yêu cầu về hình thành kỹ năng địa lí cho HS cũng được nâng cao
hơn chương trình cũ: các kỹ năng bản đồ, kỹ năng quan sát, nhận xét, tập
giải thích một số hiện tượngđịa lí thường xảy ra ở địa phương, kỹ năng thu
thập, xử lý và trình bày lại thơng tin… Phần lớn các kỹ năng địa lí cần hình
thành cho HS một phần thơng qua bài thực hành, cịn phần lớnđược tích hợp
vào các bài học.



Về thái độ, học xong chương trình, học sinh phải hình thành được tình
yêu quê hương đất nước qua việc tôn trọng các thành quả kinh tế, văn hố
của người lao động, có thái độ khoa học đối với các quy luật của các sự vật,
hiện tượngđịa lí, tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ
và cải tạo mơi trường…


Từ những đặcđiểm nội dung chương trình địa lí THCS ta thấy:


- Những hiện tượng về địa lí tự nhiên phân bố trên một không gian
rộng lớn, học sinh không thể đi đến được, cũng khơng thể hình dung được
nếu khơng có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học khác nhau để giúp học
sinh nắm bắtđược đối tượng, hiện tượngđó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Những hoạt động kinh tế - xã hội thế giới diễn ra trong thời đại khoa
học kỹ thuật phát triển như vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế của
tất cả các nước, khiến bản đồ kinh tế thế giới thay đổi từng ngày, từng giờ.
Do đó việc cập nhật thơng tin kinh tế thế giới là một yêu cầu cần thiết trong
q trình dạy học phầnđịa lí kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiệnđược nhờ
các phương tiện kỹ thuật hiệnđại như video, máy vi tính…


<b>1.4. Thực trạng sử dụng phim video trong dạy học địa lí ở trường THCS </b>
<b>hiện nay.</b>


<b>1.4.1. Tình hình trang bị phim video cho dạy học địa lí. </b>


Mặc dù từ nhiều năm nay ngành giáo dục đã thấy được tầm qua trọng
của phim video trong việc nâng cao chất lượng dạy học, tuy nhiên tình hình
trang bị phim video cho các trường cịn q ít, chưa đáp ứng được u cầu
học tập mơn địa lí.



Theo kết quả điều tra 20 trường THCS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
thì hầu như số phim video dùng cho mơn địa lí rất nghèo nàn, nhiều trường
khơng có lấy một phim video.


<i>Bảng 3: Thống kê số lượng phim video ở một số trường THCS trên </i>
<i>địa bàn tỉnh Thái Nguyên </i>


<b>TT </b> <b>Trường THCS</b> <b>Số phim video hiện có</b>


1 Quang Trung – TP Thái
Nguyên


1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục
2. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
3. Hiện tượng trào mắc ma và núi lửa


4. Ơ nhiễm mơi trường nước
5. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí


2 La Hiên – Võ Nhai 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục
2. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
3 Lâu Thượng – Võ Nhai 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

4 An Khánh - Đại Từ 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục
2. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
5 Minh Tiến - Đại Từ 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục


2. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
6 Điềm Thụy - Phú Bình 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục



2. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
7 Thượng Đình – Phú Bình 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục


2. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
8 Đồng Tiến - Phổ Yên 1. Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục


2. Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
3. Ơ nhiễm mơi trường nước


Nguồn phim trên có được chủ yếu qua các đợt tập huấn, rất ít giáo
viên tự mua hoặc tự sưu tập trên Internet. Khi phỏng vấn giáo viên địa lí, họ
cho biết: “chúng tôi biết trên TV2, trên Internet có rất nhiều phim tư liệu hay
nhưng khơng biết cách lấy như thế nào”


<b>1.4.2. Tình hình sử dụng phim video cho dạy học địa lí. </b>


Cũng qua điều tra cho thấy, vì nhiều lý do khách quan (cơ sở vật chất)
và chủ quan (ý thức của giáo viên) mức độ sử dụng video trong dạy học địa
lí các trường THCS tỉnh Thái rất thấp. Việc sử dụng phim video vẫn cịn
mang tính tự phát, chưa có một sự chỉ đạo thống nhất. Các phương tiện dạy
học này mới chỉ được xem là phương tiện động viên, khuyến khích sử dụng
chứ chưa phải là phương tiện bắt buộc.


Khi dự một số giờ địa lí có sử dụng vieo thì phần lớn giáo viên tiến
hành theo trình tự như sau:


- Trước hết, giáo viên giới thiệu các đề mục của bài học, sau đó giáo
viên định hướng những nội dung cần chú ý trong phim video.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

về nội dung đoạn phim để học sinh trả lời. Những vấn đề giáo viên hỏi và


học sinh trả lời chính là nội dung bài học. Giáo viên ghi nội dung này lên
bảng.


Với phương pháp dạy học như vậy có thể rút ra được những nhận xét
sau đây:


- Tiết học sinh động, thu hút sự chú ý của học sinh và tiết kiệm được
thời gian trên lớp hơn.


- Tuy nhiên, video chỉ mới được sử dụng như một phương tiện trực
quan, có tính chất minh hoạ thay cho lời thuyết giảng của giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Chương 2:</b>


<b>CÁCH XÂY DỰNG BỘ SƯU TẬP TƯ LIỆU VIDEO MƠN ĐỊA LÍ </b>
<b>2.1. Những u cầu của một phim video sử dụng trong dạy học. </b>


<b>2.1.1. Tính khoa học.</b>


Tính khoa học của phim video giáo khoa thể hiện:


- Trước hết ở nội dung kiến thức đưa lên phim phải chọn lọc, phản
ánh chính xác những đặc điểm đặc trưng của đối tượng địa lí mà phim thể
hiện. Sao cho, việc sử dụng hình ảnh ít nhất mà vẫn phản ánh được kiến thức
cơ bản của bài học và tính thẩm mĩ của phim.


- Nội dung kiến thức phải được sắp xếp có hệ thống, bố cục chặt chẽ
thể hiện được cấu trúc của bài học và bản chất của các sự vật hiện tượng địa
lí.



- Tính khoa học của phim cịn thể hiện được phương pháp nghiên cứu
khoa học, quan điểm địa lí hiện đại và những thành tựu mới nhất của khoa
học địa lí. Đối với nội dung kiến thức liên quan đến các quan điểm, giả
thuyết khoa học đòi hỏi phải được thừa nhận rộng rãi. Ví dụ, khi xem bộ
phim về “Cấu tạo bên trong của Trái Đất”, HS sẽ hiểu được thuyết “kiến tạo
mảng” giải thích nguyên nhân hình thành các vận động kiến tạo và các
phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp địa chấn, phương pháp
nghiên cứu trực tiếp ngoài thực địa…


<b>2.1.2. Tính sư phạm.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

đề khó, phức tạp cần được phân tích, giải thích cặn kẽ để HS có thể hiểu
được.


- Hình ảnh, âm thanh trong phim phải rõ ràng, ngắn gọn mà vẫn đảm
bảo cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để học sinh trong phịng có thể nhìn
và nghe được, với kích thước màn hình phổ biến hiện nay. Với phim video
dạy học địa lí, các hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phản
ánh được kiến thức cơ bản của bài phải dành thời gian thích đáng để thể
hiện.


- Số lượng phim sử dụng cho chương trình phải phù hợp với các hình
thức tổ chức dạy học. Dung lượng của mỗi bộ phim cũng phải phù hợp với
các kiểu tiết học, hình thức tổ chức dạy học mà phim thể hiện.


- Cấu trúc nội dung phim video giáo khoa địa lí phải thể hiện được
phương pháp dạy học. Trong phim phải thể hiện được cách nêu vấn đề, đặt
câu hỏi, giải quyết vấn đề… theo định hướng sử dụng các phương pháp tích
cực. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới PPDH hiện nay.
<b>2.1.3. Tính thẩm mĩ.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Lời thuyết minh phải cô đọng, trong sáng, diễn cảm, nhạc đệm phải
phù hợp với hình ảnh, lời nói diễn ra trong phim. Đây là điều kiện giúp HS
tập trung theo dõi nội dung phim một cách đầy đủ.


Trong phim ngồi hình ảnh, các con số, chữ viết trên phim phải đẹp,
màu sắc thích hợp, xuất hiện phù hợp với hình ảnh, lời thuyết minh. Tiếng
động, âm nhạc trong phim phải thích hợp với nội dụng phim tạo cảm giác tự
nhiên, tránh đơn điệu, nặng nề, giả tạo. Âm lượng cũng phải vừa phải, không
ảnh hưởng tới lời thoại, lời thuyết minh trong phim.


Tính thẩm mĩ của phim còn thể hiện ở sự chuyển tiếp “mượt mà” hợp
lơgíc giữa các hình ảnh động, tĩnh, tượng hình, tượng trưng… của phim giáo
khoa địa lí giúp cho HS tiếp thu mạch kiến thức liên tục có hệ thống, phù
hợp với chương trình. Đây là một u cầu khó đối với các nhà làm phim, bởi
vì trong một bộ phim, để thể hiện được nội dung kiến thức bài học đòi hỏi
phải sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau.


Tính thẩm mĩ của phim video dạy học còn thể hiện ở việc sử dụng
hợp lí các kĩ xảo điện ảnh trong việc phản ánh bản chất của sự vật, hiện
tượng địa lí. Ví dụ, trong việc thể hiện một số q trình địa lí đòi hỏi phải
quay nhanh hoặc quay chậm, lồng cảnh, ghép cảnh, sử dụng hình ảnh mơ
phỏng… mới phản ánh trực quan, bản chất các đối tượng để HS có thể quan
sát được.


<b>2.2. Các loại phim video dạy học địa lí ở trường THCS và CĐSP</b>
<b>2.2.1. Phân loại phim video dạy học.</b>


- Phân loại theo đối tượng sử dụng: phim sử dụng trong đời sống xã
hội, phim sử dụng trong nghiên cứu khoa học và phim dạy học.



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Theo những tiêu chí đánh giá khác nhau, mỗi loại phim này còn
được chia nhỏ thành nhiều thể loại phim. Sự phân loại phim video dạy học
còn dựa vào nội dung dạy học và hình thức tổ chức dạy học.


<i>* Dựa vào nội dung dạy học của phim, có thể khái quát hệ thống phim </i>
<i>video dạy học trong nhà trường qua sơ đồ sau. </i>


Phim video dạy học theo sơ đồ trên gồm: phim sử dụng cho dạy học
trường đại học, cao đẳng; phim dạy học ở trường phổ thông, phim cho trẻ
em lứa tuổi mẫu giáo, nhà trẻ. Mỗi loại phim dạy học này bao gồm nhiều thể
loại khác nhau tuỳ theo mục đích và nhiệm vụ học tập. Phim dạy học ở
trường phổ thông bao gồm phim dạy học ở trường Tiểu học, THCS và Trung
học phổ thông. Phim dạy học ở trường THCS bao gồm phim dạy học ở từng
môn với những phim theo từng hình thức tổ chức dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Hình thức phim tư liệu được thể hiện bằng hình thức đưa tin. Tồn bộ
nội dung của phim được truyền tải bằng lời thuyết minh đi kèm hình ảnh.
Đây là hình thức được sử dụng phổ biến hiện nay của các bản tin, các bộ
phim video có nội dung khoa học trên truyền hình và ở nhiều bộ phim giáo
khoa được xây dựng trong thời gian qua. Sử dụng hình thức này cho phép
trong một thời gian ngắn cung cấp được một lượng thơng tin lớn mà kinh phí
thực hiện khơng nhiều. Nhược điểm của nó trong dạy học là làm cho HS tiếp
thu kiến thức thụ động, hạn chế khả năng phát huy tính tích cực chủ động
trong học tập của HS. Hình thức này có thể thích hợp với hình thức học tập
ngoại khoá trong nhà trường. Việc sử dụng địi hỏi GV phải có PPDH thích
hợp, sự hướng dẫn cần thiết.


- Hình thức tương tác giúp người học có thể tham gia trực tiếp hay
gián tiếp khi xem phim và tự đánh giá được kết quả học tập của mình qua hệ


thống câu hỏi trên phim. Hình thức này sẽ phát huy được tính tích cực chủ
động của HS trong học tập, giúp học sinh có thể tự học. Đây là hình thức
phim học tập có nhiều ưu điểm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

dạy thực hành, khảo sát thực tế về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở địa phương,
giáo dục mơi trường, giáo dục dân số…


- Hình thức diễn giải được thể hiện trong phim video do một diễn giả
trình bày lại nội dung bài học với một số thiết bị dạy học như máy chiếu qua
đầu, bản đồ, bảng biểu…Hình thức này đã được sử dụng trong chương trình
khoa học giáo dục của VTV 2 – Đài truyền hình Việt Nam, nhằm ơn tập cho
HS chuẩn bị thi vào đại học. Nhưng hạn chế của phương pháp trình bày này
là sự trình bày một chiều không chú ý tới người học có tiếp thu được hay
khơng. Các bộ phim này nếu xây dựng tốt có thể cho HS và GV tham khảo
trước, hoặc sau bài dạy.


- Hình thức phỏng vấn làm cho người xem như cảm thấy được tham
gia vào chương trình, nhưng sự thành cơng của phim phụ thuộc rất nhiều vào
kỹ năng của người phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, nguồn tư liệu phim
dùng để minh hoạ.


Qua phân tích trên cho thấy, việc sử dụng hình thức phim tương tác có
hiệu quả dạy học tốt nhất. Tuy nhiên, tuỳ theo mục đích sử dụng, cần kết
hợp các hình thức khác như hình thức tư liệu, hình thức phỏng vấn, hình
thức kịch và nửa kịch để làm phim video phục vụ dạy học. Hơn nữa, hiệu
quả của việc xây dựng phim video dạy học còn tuỳ thuộc rất nhiều vào
phương pháp của người sử dụng chúng.


<b>2.2.2. Đặc điểm riêng của phim video dạy học địa lí. </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

trung thực theo kịch bản của mình, phục vụ cho dạy học địa lí. Vì thế, hình
ảnh được thể hiện trên phim video dạy học địa lí tương tự như thể hiện trên
phim tài liệu. Nếu như các bộ phim tài liệu khác quan tâm đến các sự kiện,
các nhân vật lịch sử… trong đời sống kinh tế - xã hội, thì phim video phục
vụ dạy học địa lí phần lớn lại chú ý đến tính quy luật của các đối tượng địa lí
tự nhiên và địa lí kinh tế - xã hội. Dù xây dựng theo hình thức nào thì phim
video dạy học địa lí đều phải dựa trên nguồn tài liệu phản ánh một cách
trung thực các sự vật, hiện tượng địa lí.


Tuy nhiên, để thể hiện được bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lí,
phim video giáo khoa địa lí cần có sự hỗ trợ của các phương tiện khác <i>(bản </i>
<i>đồ, biểu đồ…)</i> và sử dụng kĩ xảo điện ảnh (quay nhanh, quay chậm, kĩ thuật
<i>vi tính…)</i>. Những hình ảnh này tuy khơng phải là những hình ảnh trực tiếp từ
hiện thực khách quan nhưng chúng phản ánh hiện thực với tính khái quát
cao, sử dụng thích hợp sẽ bổ sung được những mặt hạn chế của những hình
ảnh trực tiếp giúp HS tìm ra kiến thức.


<b>2.2.3. Các thể loại phim video dạy học địa lí ở trường THCS và CĐSP.</b>
Theo cách phân loại trên, phim video dạy học địa lí gồm: phim cho
dạy học nội khoá(phim video sử dụng 1 tiết học cho 1 bài học, phim tổng kết
<i>một chương hay tồn bộ chương trình)</i> và phim dạy học ngoại khoá.


<i>- Phim cho dạy học nội khố </i>


Các tiết học địa lí có thể phân thành 5 kiểu: tiết học mở đầu; tiết học
nắm kiến thức và kĩ năng mới; tiết học vận dụng kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo
địa lí; tiết học khái quát và hệ thống tri thức địa lí; tiết học kiểm tra, đánh giá
kiến thức và kĩ năng của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

chiếm ưu thế. Vì thế phim video sử dụng cho loại tiết học này cũng chiếm


phần lớn chương trình phim video của mỗi lớp học, cấp học.


<i>+ Phim sử dụng cho mỗi tiết dạy nắm kiến thức và kĩ năng mới gồm: </i>
* Phim sử dụng cho một tiết học với thời lượng không quá 15 phút.
* Phim sử dụng để trình bày một vài đề mục của bài học với thời
lượng không quá 10 phút.


* Phim được sử dụng nhằm phản ánh một, vài đơn vị kiến thức cơ bản
của bài <i>(video clip)</i> với thời lượng không quá 5 phút cho mỗi video clip.


<i>+ Phim sử dụng để vận dụng kiến thức và kĩ năng, kĩ xảo địa lí. </i>
Với hình thức học tập này, phim video có thể được sử dụng:


* Thể hiện những bài mẫu về thực hành, khảo sát địa lí địa phương để
HS tham khảo, bắt chước trước khi HS tiến hành công việc ngoài thực địa


* Thể hiện những yêu cầu thực hành mà trong nhà trường ít có điều
kiện. Qua các bộ phim này, HS có được các kĩ năng đó về mặt lí thuyết để
vận dụng khi có điều kiện thực hiện. Ví dụ, có thể xây dựng những video
clip về cách xác định phương hướng trên biển, độ cao địa hình…qua một số
tình huống cụ thể, HS lựa chọn phương pháp đúng.


<i>+ Phim sử dụng cho tiết học khái quát và hệ thống hoá tri thức. </i>


* Nội dung của phim thường bao quát qua nhiều bài học nhưng thời
lượng không thể kéo dài, do vậy cần khái quát theo từng vấn đề sử dụng
thích hợp cho thể loại này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

khố địa lí sẽ khó phù hợp. Loại phim này nếu được xây dựng chỉ thích hợp
cho hình thức học tập theo nhóm, tự học



<i>+ Phim cho các tiết học kiểm tra đánh giá kiến thức, kĩ năng địa lí </i>
<i>của học sinh. </i>


Các bộ phim sử dụng để trình bày kiến thức và kĩ năng mới đều có thể
sử dụng để kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức của HS theo từng bài học.
Tuy nhiên, các tiết kiểm tra còn tuỳ thuộc vào trình độ nhận thức của HS,
khả năng ở từng địa phương khác nhau, do vậy việc xây dựng phim để đánh
giá trình độ nhận thức của HS là chưa cần thiết.


<i>- Phim sử dụng cho hình thức ngoại khố. </i>


<i>+ Nội dung ngoại khoá trong dạy học địa lí có một ý nghĩa quan </i>
<i>trọng: </i>


* Bổ sung, mở rộng kiến thức cơ bản mà HS thu được qua hoạt động
nội khố, qua đó giúp HS nắm vững kiến thức.


* Tạo điều kiện để cập nhật kiến thức.


* Giúp HS gần gũi với hoạt động nghiên cứu khoa học.


* Qua hoạt động ngoại khoá, HS thêm hứng thú, tích cực hơn trong
học tập.


<i>+ Trong dạy học địa lí ở THCS địi hỏi phải quan tâm hơn nữa đến </i>
<i>thể loại phim này vì: </i>


* Nội dung kiến thức của chương trình địa lí ở THCS do cần phải cô
đọng nên không thể phản ánh được hồn chỉnh vấn đề địa lí.



* Khơng phải nội dung tiết học địa lí nào cung có thể xây dựng thành
phim được. Do vậy, các bộ phim video phục vụ dạy học ngoại khố có thể
bổ sung nhiều vấn đề cho hình thức học tập theo tiết học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

* Việc tổ chức một buổi ngoại khoá địa lí bằng phim video đơn giản
hơn nhiều so với hình thức ngoại khố khác mà vẫn có hiệu quả cao nếu tổ
chức tốt.


<i>+ Việc xây dựng các bộ phim cho hoạt động ngoại khố có nhiều </i>
<i>thuận lợi hơn việc xây dựng các bộ phim cho các tiết học vì: </i>


* Các vấn đề địa lí dễ được trình bày hồn chỉnh, không phụ thuộc
quá chặt chẽ vào kiến thức cơ bản của bài học và dễ thể hiện qua video.


* Dung lượng kiến thức không bị giới hạn trong một tiết học. Tuy
nhiên, do khả năng chuyển tải thông tin tương đối lớn của phim video nên
việc xây dựng các bộ phim không nên quá dài, chỉ tối đa khoảng 45 phút.
Phim như vậy sẽ phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS hơn.


* Có thể xây dựng phim theo các hình thức khác nhau tuỳ khả năng.
* Cần tính đến việc sử dụng những hình ảnh đặc sắc của các bộ phim
này cho các tiết học nội khố khi xây dựng phim.


Có thể nhận thấy rằng: trong các loại phim video dạy học địa lí thì
phim cho các tiết dạy trình bày kiến thức, kỹ năng mới và phim cho hoạt
động ngoại khoá là cần thiết và quan trọng nhất. Trong đó, phim cho các tiết
dạy trình bày kiến thức, kĩ năng mới phải chiếm phần lớn.


<b>2.3. Giới thiệu một số cách download video từ YouTube </b>



Số lượng video trên YouTube rất lớn, nhưng lại không cho phép
người dùng download chúng về máy tính. Với 9 thủ thuật dưới đây, sẽ có
được bất cứ đoạn video nào.


<b>1. YouTube.com </b>


<i><b>a) </b><b>Để t</b><b>ìm video</b><b>, ta làm như sau:</b></i>


- Mở trình duyệt web internet explore và nhập địa chỉ YouTube.com.
Màn hình của trang YouTube hiện ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

- Ví dụ: cần tìm phim nói về Hồ Gươm, ta gõ vào từ khoá: <i>“Hồ </i>
<i>Gươm” </i>


- Nhấn Enter hoặc clik chuột vào nút Search để tìm. Trang web hiển
thị các đoạn phim có tiêu đề chứa từ khoá mà ta gõ.


- Để xem một đoạn phim chúng ta clik chuột chọn đoạn phim đó.(clik
<i>chuột vào đoạn phim: Hồ Gươm) </i>


- Nếu đó không phải là đoạn phim ta cần. Chọn nút <Back> để trở lại
trang trước, rồi tiếp tục chọn xem phim khác cho đến khi tìm được phim ưng
ý.


- Ta có thể tìm bằng từ khố tiếng anh sẽ cho nhiều kết quả hơn.
- Ví dụ ta tìm phim về sư tử bằng từ khố: Lion


<i><b>b) T</b><b>ải video tr</b><b>ên youtube v</b><b>ề máy của m</b><b>ình: </b></i>



- Để tải video mà mình tìm được trên youtube về máy của mình, ta
làm như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- Gõ địa chỉ: downloadyoutubevideos.com. Bước tiếp theo, ta trở lại
trang chứa đoạn phim đang xem.


- Dùng chuột chọn địa chỉ trang web trên thanh Address. Click phải
chuột, chon copy trong menu hiện ra.


- Trở về cửa sổ của trang download. Tại hộp thoại YOUTUBE URL.
Clik phải chuột chọn Paste.


- Sau đó nhấn nút Download bên phải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

đuôi là.flv. Sau đó nhấn Save để ghi file vào thư mục My Documen\My
video.


- Đợi 1 thời gian cho đến khi dowload xong. Cần lưu ý là các đoạn
phim thường có kích thước lớn nên thời gian dowload thường lâu hơn so với
dowload một bức ảnh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

- Đầu tiên, ta mở Violet và tạo một thư mục mới:(chạy Violet, tạo mục
<i>mới, thu nhỏ cửa sổ lại). </i>


- Mở thư mục chứa file phim. Kéo thả file Hoguom.flv vào Violet,
sau đó xem phim(Nhấn đồng ý ở Violet, phóng to (nhấn ống nhòm), nhấn
<i>Play để xem phim)</i>


<b>2. Kiss YouTube </b>



Đây là cách thức đơn giản nhất nhất để download video từ YouTube.
Khi muốn download 1 đoạn video, bạn chỉ cần thêm chữ “ kiss” vào trước
đường dẫn trong thanh địa chỉ trình duyệt và nhấn enter. Sau đó bạn kích
vào đường link được cung cấp ở trang web tiếp theo để lưu file về máy
tính.Ví dụ, nếu muốn download đoạn video từ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Lưu ý: Để sử dụng cách thức này, máy tính cần phải cài đặt Java, download
tại


<b>3. Easy Video Downloader</b>


Với người dùng Firefox, cài đặt plugin Easy Video Downloader là
cách nhanh nhất để download video từ YouTube. Với plugin này, bạn có thể
download video với nhiều định dạng trực tiếp từ cửa sổ YouTube.


Download plugin này tại


cập bằng Firefox
<i>và nhấn vào Add to Firefox)</i>. Sau khi cài đặt và khởi động lại Firefox, plugin
sẽ yêu cầu chọn vị trí mặc định để lưu file video download được.


<b>4. Videodownloadx.com</b> ()


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<b>5. KeepVid</b> ()


Đây là website không chỉ cho phép download từ Youtube mà còn cho
các trang web chia sẽ video khác như Google Video, MySpace Video,
DailyMotion….


<b>6. Vixy</b> (



Tiện ích này đem đến cho bạn khơng chỉ chức năng tải video mà cịn
chuyển đổi video sang các định dạng khác như DivX avi, mov, mp4, 3gp,
hay mp3<i>(trích xuất âm thanh từ video). </i>


<b>7. Zamzar</b> ()


Đây là website vừa cho phép download, vừa chuyển đổi định dạng
file, và gửi chúng vào email của bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Đây là tiện ích miễn phí, cho phép bạn download video với chất lượng
tốt nhất từ youtube và chuyển đổi chúng sang các định dạng khác. Điểm nổi
bật của chương trình là có thể download video theo chuẩn HD <i>(nếu có) </i>


Chương trình bao gồm phiên bản cài đặt và phiên bản Portable,
download tại.



o/free-software-download/youtube-downloader-hd-free-tool-to-download-hd-videos-from-youtube/


hoặc tại



/>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Đây là tiện ích miễn phí, nhưng khơng chỉ cho phép download video
từ Youtube mà còn từ nhiều trang web chia sẽ khác như Video Google, Meta
Cafe… và cũng hỗ trợ nhiều định dạng để chuyển đổi hơn. Tuy nhiên, phiên
bản miễn phí của chương trình chỉ cho phép download video từ Youtube.
Download bản miễn phí của chương trình tại:




o/free-software-download/easy-to-download-video-from-youtube-with-save2pc/


hoặc tại





<b>2.4. Photo Story – Câu chuyện bằng hình ảnh. </b>


<b>2.4.1. Photo Story – Câu chuyện bằng hình ảnh là gì? </b>


Digital photo story là một câu chuyện được xây dựng trên hình ảnh.
Các hình ảnh trong máy vi tính của người sử dụng được chèn và sắp xếp
thành một trình chiếu và bằng cách thêm các văn bản, tiếng nói, chuyển
động hoặc âm nhạc, các hình ảnh đó có thể kể một câu chuyện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Những câu chuyện bằng hình ảnh này rất lơi cuốn và dễ sử dụng. Nó có
thể khuyến khích người học kể một câu chuyện bằng cách thể hiện ý tưởng
của họ và kết quả của một quá trình làm việc


- Người học có thể tương tác với tài liệu và tạo ra một cách nhìn mới. Họ
sẽ sáng tạo và say mê học tập.


- Quá trình từng bước tạo câu chuyện này cho phép người học suy
nghiệm về quá trình làm việc của họ.


Câu chuyện hình ảnh kỹ thuật số đem lại nhiều khả năng sử dụng trong
giảng dạy và học tập. Giáo viên của nhiều môn học khác nhau có thể sử
dụng phần mềm này để giới thiệu các khái niệm, ý tưởng như là một phần


khởi động thú vị, hoặc để trình bày cho người học những thơng tin cơ sở của
nội dung bài dạy. Sức mạnh của phần mềm này là nó rất dễ sử dụng. Chỉ cần
có một máy ảnh kỹ thuật số <i>(hoặc điện thoại có tính năng chụp ảnh)</i>, người
sử dụng đã có thể trở thành đạo diễn của một câu chuyện bằng hình ảnh.
Người học có thể sử dụng chương trình này để trình bày báo cáo. Người sử
dụng cũng có thể sử dụng nó để giải thích cho một q trình thí nghiệm vật
lý, báo cáo về một chuyến tham quan học tập hay kể một câu chuyện về một
nhân vật trong truyện hay trong lịch sử, vv.


Một số ý tưởng gợi mở như là những chủ đề mà giáo viên có thể tham
khảo cho câu chuyện:


- Ca sĩ, nhà văn, họa sĩ nổi tiếng
- Nhân vật lịch sử/ di tích lịch sử
- Quá trình khoa học


- Báo cáo chuyến dã ngoại


- Nhân vật thể thao được yêu thích
- Một ngày của cuộc sống


- Văn học: Miêu tả một câu chuyện, tóm tắt một câu chuyện <i>(nhân vật, </i>
<i>bối cảnh, cao trào, hành động) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

- Lịch sử: Câu chuyện về một nhân vật, một tác phẩm hay một sự kiện
lịch sử


- Địa lý: Trình bày hành trình một chuyến đi …


<b>2.4.3. Câu chuyện bằng hình ảnhđược làm như thế nào? </b>



Photo Story là phần mềm miễn phí cho phép tạo slide từ các hình ảnh,
với nhạc nền, phụ đề, lời tường thuật… do chính người dùng thiết lập riêng
biệt trên mỗi hình ảnh, để có thể tạo nên một câu chuyện với những hình ảnh
minh họa và lời thuyết trình sinh động.


Lưu ý: máy tính cần phải cài đặt Windows Media Player 10 trở lên để
sử dụng phần mềm.


Sau khi cài đặt, bạn truy cập theo đường dẫn C:\Program Files\Photo
Story 3 for Windows, kích hoạt file PhotoStory3.exe để sử dụng. Tại giao
diện đầu tiên của chương trình, chọn Begin a new story rồi nhấn Next để tạo
mới 1 slideshow.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Bây giờ là lúc bạn có thể bắt đầu tiến hành chỉnh sửa và thêm hiệu
ứng lên các hình ảnh. Để tiến hành, bạn chọn 1 hình ảnh có trong danh sách,
rồi nhấn vào nút Edit.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Nhấn Save để lưu lại hiệu ứng cho hình ảnh. Bạn có thể lần lượt tiến
hành chỉnh sửa và thêm hiệu ứng cho từng hình ảnh. Sau khi đã hồn thành
các bước chỉnh sửa và thêm hiệu ứng, quay trở lại giao diện chính và nhấn
Next để sang bước tiếp theo. Tại bước này, bạn có thể thêm vào tiêu đề hoặc
đặt chú thích cho từng hình ảnh. Ngồi ra, bạn cũng sẽ thấy bên dưới có mục
Effect để thêm hiệu ứng cho hình ảnh nếu cần (mục này tương tự với tính
năng Add Effect ở trên).


Tiến hành lần lượt trên các hình ảnh nếu cần. Sau đó, nhấn Next để
tiếp tục. Bây giờ, chương trình sẽ cho phép bạn thu âm bằng cách sử dụng
microphone và nhấn nút Record Narration. Điểm nổi bật của chương trình
đó là cho phép bạn ghi âm trên lần lượt từng hình ảnh, điều này sẽ có tác


dụng trong trường hợp bạn đang diễn giải về hình ảnh hoặc kể một câu
chuyện với hình ảnh minh họa. Sau khi hoàn thành thu âm minh họa cho 1
hình ảnh, bạn nhấn Stop để tạm ngừng và chuyển qua hình ảnh kế tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Nếu đó là đoạn slide phục vụ cho công việc hoặc học tập, bạn nên
chọn những đoạn nhạc do chương trình cung cấp. Khi bạn nhấn vào nút
Creat Music, hộp thoại mới sẽ hiện ra cung cấp một vài tùy chọn.


Tại đây, bạn có thể lựa chọn nhạc theo thể loại, theo phong cách, theo
giai điệu hoặc thậm chí theo tâm trạng… điều này sẽ rất hữu ích để minh
họa cho câu chuyện bằng hình ảnh của bạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Như vậy, bạn đã hoàn thành các bước để tạo 1 slide, dùng để chia sẻ
các hình ảnh với mọi người, hoặc là một câu chuyện sinh động với những
hình ảnh minh họa.


<b>2.5. Giới thiệu phần mềm Xilisoft Video Converter </b>


Xilisoft Video Converter là phần mềm chuyển đổi video mạnh mẽ,
linh hoạt có khả năng chuyển đổi video với mọi định dạng thông dụng như
AVI sang MPEG, WMV sang AVI, WMV sang MPEG, H.264 video, v...v.


Xilisoft Video Converter hỗ trợ các thiết bị đa phương tiện thông
dụng như PSP, iPod, MP4 player, mobile phone, Zune, iPhone, BlackBerry
v...v. Mọi thao tác chuyển đổi, như AVI sang MPEG, WMV sang MPEG,
WMV sang AVI, đều rất dễ dàng và nhanh chóng với chất lượng cao nhất.


Xilisoft Video Converter có thể cho phép cắt thành các đoạn phim
ngắn.



Có thể lấy phần mềm này ở các địa chỉ sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

2.5.1. Cách cắt phim với phần mềm Xilisoft Video Converter


Bước 1: Mở phầm mềm Xilisoft Video Converter ta có giao diện như trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Bước 3: Chọn phim cần cắt => chọn Open


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Bước 5: Cho chạy đoạn video => chọ đoạ cần cắt


Bước 6: Chọn Ouput để hoàn tất việc


2.5.2. Cách chuyển đổi định dạng video với phần mềm Xilisoft Video
Converter


Bước 1: cho chạy phim


Bướ 2: Chọn đoạn
bắtđầu và kết túc
cắt


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Bước 1:chọn file cần chuyển = <b>Files-->Add files.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Bước 3:Các thiết lập khác như bit rate, kích thước khung hình, chất lượng
âm thanh ...thì click vào <b>profiles Settings</b> theo ý muốn


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>2.6. Cách quản lý video </b>


Khi đã sưu tập được một lượng video, ta cần phải quản lý chúng sao
cho khoa học và dễ sử dụng. Hiện nay có nhiều phần mềmđể quan lý video,


tuy nhiên trong đề tài này tôi xin dược giới thiệu với các bạn sinh viên cách
quản lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel, đây là phần mềm rất thông
dụng.


Bước 1: Tạo một Folder “gốc”( có th<i>ể đặt tên là video địa lí</i>)trong đó chứa


các thư mục:


- Phim vieo(trong<i> thư mục này lại chứa</i> <i>các Folder video đã được phân loại </i>


<i>theo từng chủ đề khác nhau) </i>


- Các phần mềm hỗ trợ xem phim và dowload phim.


- Hướng dẫn xử dụng<i>(đây là một văn bản Word ghi các hướng dẫn xử dụng)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Bước 2: Liên kết tên phim trong Excel với phim tương ứng bằng cách chọn


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>2.7. Giới thiệu một số địa chỉ website hữu ích cho sưu tập tư liệu dạy học </b>
<b>Địa lí </b>


<b>TT </b> <b>Tên cơ quan</b> <b>Địa chỉ Website</b> <b>Nội dung</b>


<b> Cơng cụ tìm kiếm</b>


1 Google
2 Yahoo
3 Tinh vân


<b>Các tổ chức quốc tế lớn</b>



4 United Nations VN Các tổ chức LHQ tại VN
5 Tổ chức môi trường LHQ (UNEP) www.unep.org Các báo cáo về hiện
trạng môi trường thế giới
6 Tổ chức lương thực và nông nghiệp


thế giới


Các nghiên cứu, cơ sở
dữ liệu về nông nghiệp
7 UN Population Davision World Population


Prospects 2002 Revíion.
Population Database
8 Population Reerence Bureau World Population


Datasheet 2003


9 UNDP Chương trình phát triển
của LHQ tại VN


10 American Association for the
Advancemen of Science


Át lát dân số và tài
nguyên môi trường, rất
tuyệt vời


11 British Petroleum (PB) Thông tin về năng lượng
thế giới



12 Trang WEB của UCLA (Los
Angeles) về SPSS




<b> Các địa chỉ tra cứu</b>


13 Trung tâm thông tin, Bộ Tài nguyên
và môi trường (CIREN)


Các dữ liệu thông tin,
đặc biệt là bản đồ


14 Trung tâm khí tượng thuỷ văn . Tóm tắt tình hình khí
Hypelink, hoặc Ctrkl+K


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

tượng thuỷ thuỷ văn, hải
văn hàng tháng, có bản
đồ nhiệt độ và lượng
mưa hàng tháng


15 Dasaster management Unit, UNDP
Prject VIE/ 97/002


Những vấn đề về thiên
tai ở Việt Nam


16



17


18


19 www.basao.com.vn


20 Chọn Homework zone
v chọn Geography
21 Tìm hiểu Malaysia
22 www.thegreatwall.com.cn/en Tìm hiểu Vạn lý trường


thành (Trung Quốc)


23 www.aboutbritain.com Tìm hiểu nước Anh


24 www.thecanyon.com Tham quan hẻm nỳi


Grand Canyon (Mỹ)
25 www.nationalgeographic.com Địa lý quốc tế


26 www.yell.com Yellowpages của nước


Anh


27 www.las-vegas.us.com Viếng thăm Las-Vegas


28 www.mapquest.com Tìm kiếm bản đồ


29 Tìm hiểu trái đất, mặt
trăng



30 Khoa học không gian


31 www.pbase.com/world




Bộ sưu tập những bức
ảnh của tất cả các quốc
gia trên


32 www.bbc.co.uk/science/space Website về thiên văn học
của kênh BBC


33 WWW.hcm.edu.vn. Các bài soạn giảng trên
máy tính của giáo viên


34 TVTL.bachkim Các môn học ở PT


35


m/


Phim về chủ đề địa lí
<b>2.8. Giới thiệu bộ sưu tập video dạy học</b> <b>địa lí. </b>


<b>1- DANH MỤC PHIM CÁC LOẠI HÌNH VĂN HỐ VIỆT NAM</b>


<b>TT </b> <b>MÃ PHIM </b> <b>TÊN PHIM </b>



<b>I </b> <b>DÂN CA </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

4 3-12CLHVHVN Hát Sli dân tộc Nùng
5 3-16CLHVHVN Hát then


6 3-19CLHVHVN Hát cải lương
7 3-20CLHVHVN Hát tuồng


<b>II </b> <b>DÂN VŨ </b>


1 3-13CLHVHVN Múa dân gian lễ hội đền Hùng
2 3-17CLHVHVN Múa khèn-dân tộc Mèo (1)
3 3-11CLHVHVN Múa khèn-dân tộc Mèo (2)
4 3-21CLHVHVN Múa rối nước


<b>III </b> <b>NHẠC CỤ </b>


1 3-1CLHVHVN Đàn bầu


2 3-2CLHVHVN Đánh cồng – dân tộc Mường
3 3-5CLHVHVN Sáo Mông


4 3-6CLHVHVN Đàn đá
5 3-10CLHVHVN Đàn Kní
6 3-14CLHVHVN Đàn T rưng


<b>IV </b> <b>LỄ HỘI </b>


1 3-4CLHVHVN Lễ hội cầu ngư
2 3-9CLHVHVN Lễ hội Tây Sơn


3 3-18CLHVHVN Dân tộc Chăm


<b>2- DANH MỤC PHIM TRÁI ĐẤT - BẦU TRỜI</b>


<b>TT </b> <b>MÃ PHIM </b> <b>TÊN PHIM </b>


<b>I </b> <b>PHẦN I </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

16 9-33TD-BT Trái đất và bầu trời 1
17 9-34TD-BT Trái đất và mặt trời 2
18 9-35TD-BT Trái đất và mặt trời 3
19 9-37TD-BT Trái đất-mặt trăng-mặt trời
20 9-42TD-BT Bầu trời và Trái Đất


<b>II </b> <b>PHẦN II </b>


1 9-15TD-BT Mơ hình các hành tinh
2 9-1TD-BT Bầu trời và mặt đất
3 9-24TD-BT Thám hiểm mặt trăng
4 9-2TD-BT Bề mặt sao hoả
5 11-1TVTD Khám phá mặt trời
6 11-1TVTD Thám hiểm mặt trời
7 11-1TVTD Thiên văn học (2)
8 11-1TVTD Thiên vănhọc (1)
9 11-1TVTD Tìm hiểu vũ trụ bao la


<b>III </b> <b>PHẦN III </b>


1 9-9TD-BT Động đất núi lửa
2 9-14TD-BT Kiến tạo mảng



3 9-17TD-BT Nguyên nhân động đất
4 9-20TD-BT Tác động của nội lực
5 9-21TD-BT Phong hoá


6 9-22TD-BT Quá trình dịch chuyển châu lục và tạo núi
7 9-23TD-BT Tác động của ngoại lực


8 9-3TD-BT Các loại đá
9 9-4TD-BT Các mảng nền


10 9-5TD-BT Cấu tạo bên trong Trái đất
11 9-38TD-BT Vành đai núi lửa


12 9-41TD-BT Địa hình
13 9-39TD-BT Núi lửa


14 9-40TD-BT Núi lửa ở Camsatca
15 9-43TD-BT Tác động của ngoại lực


<b>3- VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG</b>


<b>TT </b> <b>MÃ PHIM </b> <b>TÊN PHIM </b>


<b>I </b> <b>PHẦN I </b>


2 7-2DSMT Ảnh hưởng của thời tiết tới môi trường


3 7-3DSMT Băng tan



4 7-4DSMT Bảo vệ môi trường


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

6 7-6DSMT Hậu quả tan băng
7 7-7DSMT Hiệu ứng nhà kính


10 7-10DSMT Ngày hội tái chế chất thải 2008
11 7-11DSMT Ơ nhiễm khơng khí


12 7-12DSMT Ơ nhiễm mơi trường
13 7-13DSMT Ơ nhiễm mơi trường biển
14 7-14DSMT Ơ nhiễm mơi trường nước
15 7-15DSMT Phá rừng nhiệt đới


16 7-16DSMT Rừng nhiệt đới
17 7-17DSMT Thảm hoạ sương mù
18 7-18DSMT Thiên tai


<b>II </b> <b>PHẦN II </b>


1 7-8DSMT Khí thải cơng nghiệp ở tỉnh Thái Ngun


2 7-9DSMT Môi trường Việt Nam những vấn đề cần quan tâm


3 7-19DSMT Vấn đề môi trường
4 7-23DSMT Môi trường xanh sạch đẹp


5 7-24DSMT Công ty VEDAN làm ô nhiêm sông Thị Vải
6 7-27DSMT Lễ thờ thần thiên nhiên ở HEPA


7 7-28DSMT Thủ phạm “móc túi” khơng khí ở Hà Nội



<b>4- DANH MỤC PHIM VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI </b>


<b>TT </b> <b>MÃ PHIM </b> <b>TÊN PHIM </b>


<b>I </b> <b>PHẦN I </b>


1 17-4VNDNCN Cơ sở đời sống tinh thần của người Việt
2 17-5VNDNCN Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
3 17-1VNDNCN Chợ quê.


4 17-3VNDNCN Chùa Tây Thiên
5 17-7VNDNCN Dự án sông Hồng


6 17-12VNDNCN Hà Nội những góc nhìn thời gian
7 17-13VNDNCN Hà Nội


8 17-10VNDNCN Giới thiệu về vịnh Hạ Long.
9 17-16VNDNCN Một ngày trên vịnh Hạ Long
10 17-11VNDNCN Hạ Long


11 17-18VNDNCN Nét đẹp Tam Đảo
12 17-25VNDNCN Yên Bái


<b>II </b> <b>PHẦN II </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

3 17-9VNDNCN Đường hầm Hải Vân
4 17-17VNDNCN Mùa nước nổi


5 17-20VNDNCN Nhà sàn linh hồn của gia tôc raglai


6 17-21VNDNCN Những lồi bay ở Cơn Đảo


7 17-22VNDNCN Sông Sê rê Pốc
8 17-23VNDNCN Về Sông Bé


<b>II </b> <b>PHẦN III </b>


1 20-1MTVN Đầm phá ở Thừa Thiên Huế
2 20-2MTVN Động Phong Nha


3 20-3MTVN Hò Huế


4 20-4MTVN Huế (1)
5 20-5MTVN Huế (2)


6 20-6MTVN Sơng núi miền Trung


<b>5- KHÍ QUYỂN – THUỶ QUYỂN – SINH QUYỂN</b>


<b>TT </b> <b>MÃ PHIM </b> <b>TÊN PHIM </b>


<b>I </b> <b>KHÍ QUYỂN </b>


1 16-1KQ-TQ Áp suất và khơng khí
3 16-3KQ-TQ Bão nhiệt đới


4 16-4KQ-TQ Hiện tượng tự nhiên


5 16-6KQ-TQ Khí tượng - khí hậu - thời tiết



6 16-8KQ-TQ Ơ dơn


7 16-90KQ-TQ Sấm chớp Nhật Bản


<b>II </b> <b>THUỶ QUYỂN </b>


1 16-2KQ-TQ Băng tuyết Bắc Cực
2 16-11KQ-TQ Sóng và thuỷ triều


3 16-12KQ-TQ Tìm hiểu về vịng tuần hồn của nước
4 16-10KQ-TQ Sóng Thần


5 16-5KQ-TQ Hiệu ứng nhà kính


<b>III </b> <b>SINH QUYỂN </b>


1 12-1SQ Chim cơng


2 12-2SQ Lồi khỉ


3 12-3SQ Nguồn gốc sự sống


4 12-4SQ Quần xã sinh vật - rạng san hô
5 12-5SQ Rừng ở Ba Lan


6 12-6SQ Rừng Việt Nam - đại ngàn Trường Sơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

8 12-9SQ Sự sống xuất hiện thế nào
9 12-10SQ Sinh vật biển Việt Nam



10 12-12SQ Thế giới đó đây – Nhà thám hiểm Châu Phi
11 12-13SQ Thích ứng của động vật


12 12-14SQ Vai trò của rừng
13 12-16SQ Xa van đồng cỏ


<b>6- DANH MỤC PHIM NHỮNG MIỀN ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI</b>


<b>TT </b> <b>MÃ PHIM </b> <b>TÊN PHIM </b>


1 18-2NMDTTG Bangkok Thái Lan
2 18-3NMDTTG Người Việt ở Tân Đảo
3 18-4NMDTTG Lễ hội Cac na van Braxin
4 18-8NMDTTG Thám hiểm Bắc cực
5 18-12NMDTTG 7 kỳ quan thế giới
6 18-11NMDTTG Kim tự tháp Ai Cập


7 18-1NMDTTG Ấn Độ


8 18-6NMDTTG Những ấn tương du lịch
9 18-7NMDTTG Những điều bí ẩn của châu Á
10 18-9NMDTTG Thông điệp từ quá khứ
11 18-10NMDTTG Dãy núi An Pơ


12 18-5NMDTTG Người - Inuc


<b>7- DANH MỤC PHIM GIỜ DẠY MINH HOẠ</b>


<b>TT </b> <b>MÃ PHIM </b> <b>TÊN PHIM </b>



<b>I </b> <b>PHẦN I: THCS </b>


1 6-1GDMH Bài 8: Sự phát triển và phân bố ngành nơng nghiệp
(Địa lí - lớp 9)


2 6-6GDMH B ài 35: Đặc điểm sơng ngịi Việt Nam (Địa lí - lớp
8)


3 6-7GDMH Bài: Vùng đồng bằng sơng Hồng – phần 1 (Địa lí -
lớp 9)


4 6-11GDMH Bài 25: Thế giới rộng lớn (Địa lí - lớp 7)
5 6-12GDMH Bài: Khí hậu châu Á


<b>II </b> <b>PHẦN II: CĐSP </b>


1 6-5GDMH Địa lí tự nhiên tỉnh Thái Nguyên


2 6-9GDMH Bài: Một số vấn đề ô nhiễm môi trường (CĐSP)


3 6-4GDMH Cách vẽ biểu đồ


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<b>Chương 3 </b>


<b>PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG VIDEO TRONG DẠYHỌC ĐỊALÍ </b>
<b>Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>


<b>3.1. Các nguyên tắc sử dụng phim video trong dạy học địa lí</b>
<b>3.1.1. Sử dụng theo quan điểm dạy học hiện đại</b>



Theo quan điểm dạy học hiện đại thì quá trình dạy học không chỉ đơn
thuần giúp cho HS có được một số kiến thức, kĩ năng nhất định mà điều
quan trọng hơn là phải tổ chức quá trình dạy học sao cho HS phát huy đến
mức tối đa tính tích cực chủđộng, qua đó phát triểnđược năng lực sáng tạo,
nhân cách của người lao động mới, đáp ứng được những yêu cầu đa dạng và
ngày càng tăng của xã hội.


Vì vậy, vai trò của video trong dạy học không chỉ được sử dụng như
một phương tiện trực quan, minh hoạ bài giảng mà cần phải sử dụng ở mức
độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động
của HS trong học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho
học sinh.


<b>3.1.2. Sử dụng phim video phù hợp với phương pháp và hình thức dạy </b>
<b>học.</b>


Phim video được xây dựng nhằm phục vụ cho việc dạy học của mỗi
bộ môn nhất định. Phương pháp sử dụng video trong dạy học có liên quan
chặt chẽ với các phương pháp dạy học. Mỗi bộ mơn có phương pháp sử
dụng video khác nhau, nhằm giải quyết một nội dung dạy học cụ thể. Vì vậy,
phải căn cứ vào phương pháp dạy học bộ môn, vào nội dung và tính năng
của băng video, vào mục đích dạy học của từng bài cụ thể mà lực chọn
phương pháp sử dụng video phù hợp, nhằm phát huy hết tính năng, tác dụng
của chúng trong quá trình dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

phim khác nhau. Vì vậy, tuỳ theo điều kiện khách quan và chủ quan cho
phép mà lựa chọn thể loại phim phù hợp với hình thức dạy học nhấtđịnh.
<b>3.1.3. Sử dụng phim video trong tất cả các khâu cơ bản của quá trình </b>
<b>dạy học.</b>



Sử dụng phim video để tổ chức các hoạtđộng nhận thức và điều khiển
các hoạt động nhận thức của HS luôn phải được tiến hành trong tất cả các
khâu cơ bản của quá trình dạy học trên lớp. Về lý luận dạy học bộ mơn,
người ta chia q trình dạy học trên lớp thành các khâu:


- Kiểm tra kiến thức học sinh.


- Định hướng, gây động cơ, hứng thú học tập.
- Truyền thụ kiến thức mới.


- Củng cố kiến thức.


Như vậy việc sử dụng phim video không chỉ dành cho một khâu duy
nhất nào, mà tuỳ nội dung và điều kiện cho phép có thể sử dụng ở tất cả các
khâu dạy họcđó.


<b>3.1.4. Sử dụng phim video phối hợp với các phương tiện dạy học khác. </b>
Phim video không phải là vạn năng. Chúng ta biết rằng mục đích yêu
cầu của các khâu trong quá trình dạy học có khác nhau. Vì vậy khơng nên
lạm dụng phim video trong quá trình dạy học, cần có sự cân nhắc lựa chọn
các phương tiện dạy học phù hợp với mục tiêu sư phạm và nội dung kiến
thức cần truyền đạt, sử dụng phối hợp với nhau một cách linh hoạt để mang
lại hiệu quả cao nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>3.2. Quy trình sử dụng phim video trong dạy học địa lí</b>


Quy trình sử dụng phim video trong dạy học địa lí theo hướng phát
huy tính tích cực của HS được tiến hành theo quy trình dạyhọc tích cực được
vtrình bày tóm tắt trong bảng sau đây:



<i>Bảng 4: Tóm tắt quy trình dạy học tích cực </i>


<b>Thầy – tác nhân </b> <b>Trò - chủ thể</b> <b>Sản phẩm</b>


<b>Bước</b> <b>Hướng dẫn</b> <b>Tự nghiên cứu</b> <b>Sản phẩm học</b>


<b>1 </b>


- Gới thiệu vấn đề(m<i>ục tiêu, ý </i>


<i>nghĩa, định hướng).</i>


- Hướng dẫn cách thu nhận
thông tin từ video.


- Hướng dẫn cách giải quyết
vấn đề.


- Tạo điều kiện cho HS tự
nghiên cứu.


- Nhận biết vấn đề(m<i>ục tiêu, ý </i>


<i>nghĩa, định hướng).</i>


- Thu nhận thông tin từ phim video.
- Xử lý thông tin


- Xây dựng các giải pháp
- Đưa ra kết luận



- Ghi lại kết quả nghiên cứu


Sản phẩm học
ban đầu của HS
có thể chủ quan,
có thể sai sót.


<b>Bước</b> <b>Tổ chức</b> <b>Tự thể hiện</b>


<b>2 </b>


- Tổ chức trao đổi trò – trị,
trị - thầy.


- Giúp đỡ HS trình bày và bảo
vệ sản phẩm học.


- Hướng cuộc tranh luận theo
đúng mục tiêu.


- Kết luận cuộc tranh luận.


- Tự đặt mình vào tình huống
- Tự thể hiện bằng văn bản(s<i>ản </i>


<i>phẩm học)</i>


- Tự trình bày, bảo vệ sản phẩm
học.



- Tham gia tranh luận


- Ghi lại ý kiến tranh luận, kết luận
- Bổ sung sản phẩm học ban đầu


Sản phẩm mang
tính hợp tác,
khách quan hơn
sản phẩm học ban
đầu.


<b>Bước</b> <b>Cố vấn</b> <b>Tự kiểm tra, tự điều chỉnh</b>


<b>3 </b>


- Giúp đỡ HS tự kiểm tra, tự
đánh giá, tự kết luận.


- Cung cấp thông tin liên hệ
ngược về sản phẩm học.
- Giúp đỡ HS tự rút kinh
nghiệm về cách học.


- So sanh, đối chiếu, tự kiểm tra lại
sản phẩm học ban đầu


- Tự đánh giá, tự điều chỉnh


- Hoàn chỉnh sản phẩm học ban đầu


- Rút kinh nghiệm về cách học,
cách ứng xử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>3.3. Các điều kiện cần thiết để sử dụng phim video</b>
<b>3.3.1. Trang bị các thiết bị kĩ thuật</b>


Các trang thiết bị kĩ thuật để sử dụng phim video trong dạy học tuỳ
theo điều kiện từng trường có thể trang bị theo các phương án sau:


<i>Phương án 1: </i>


- Ti vi, đầu video cassette recorder (VCR) hoặc VCD.


- Băng hình hoặc đĩa CD (ghi hình) có nguồn phim cho đầu VCR hay
VCD.


Đây là hệ thống thông dụng nhất, được sử dụng rộng rãi ở nhiều gia
đình và một số trường phổ thông. Hạn chế của hệ thống này là người sử
dụng chỉ có thể khai thác kênh hình sẵn có từ nguồn phim bằng phương pháp
thích hợp, ít có điều kiện để sửa đổi cho phù hợp đối tượng học sinh.


<i>Phương án 2: </i>


- Màn hình, tivi, máy tính điện tử, nguồn phim. Với hệ thống này nếu
sử dụng màn hình máy tính điện tử có kích thước lớn thì giá thành cao. Để
tiết kiệm có thể sử dụng màn hình tivi sẵn có của nhà trường được nối trực
tiếp vào máy tính có card tivi out hoặc sử dụng tivi có bộ chuyển đổi kỹ
thuật số nối trực tiếp vào CPU của máy tính. Hiện nay, ở một số trường phổ
thông, những phương tiện như máy tính điện tử, tivi đều có, nhưng mỗi
phương tiện này lại chỉ sử dụng vào một vài mục đích nhất định, chưa phát


huy hết vai trị của chúng trong dạy học.


- Hệ thống này có ưu điểm là:


+ Người sử dụng có thể sử dụng phần mềm xây dựng phim để chèn
thêm hình ảnh, chữ viết, âm thanh bổ sung cho phim phù hợp với bài dạy
theo đối tượng học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

+ Thông qua sự hướng dẫn của GV, HS có thể tương tác với nội dung
của phim để tìm ra kiến thức.


- Hạn chế của hệ thống này là đa số người sử dụng <i>(GV và HS) chưa </i>
có kĩ năng sử dụng máy tính.


<i>Phương án 3: </i>Máy tính điện tử và máy chiếu đa năng. Trang bị hệ
thống này có những ưu điểm như hệ thống theo phương án trên nhưng tính
cơ động cao (có thể di chuyển dễ dàng), màn hình có kích thước lớn tăng
tính trực quan( sử dụng để chiếu phim video <i>cần chú ý độ nét của </i>
<i>phim)</i>...Tuy nhiên, việc trang bị địi hỏi kinh phí lớn.


Ngồi việc trang bị các kĩ thuật trên, để sử dụng hiệu quả nhất thiết bị
đòi hỏi mỗi trường phải có phịng nghe – nhìn được cung cấp nguồn điện
đầy đủ và các yêu cầu kĩ thuật (sử dụng tiện lợi, an toàn), sư phạm cần thiết.
<b>3.3.2. Những kĩ năng sử dụng thiết bị cần chuẩn bị cho người sử dụng.</b>


<i>* Bảo quản phim video: </i>


- Với phim được bảo quản trên băng từ: băng để dựng đứng trong hộp
cacton hoặc tủ, nơi khô ráo tránh ẩm mốc, không để trong hộp sắt hoặc gần
các vật có nhiễm từ.



- Với phim bảo quản trên đĩa CD cần giữ sạch, tránh trầy sước.


- Sử dụng ổ cứng máy tính để lưu giữ phim thì dung lượng ổ cứng
phải lớn mới chứa được nhiều phim.


<i>* Những kĩ năng sử dụng thiết bị: </i>


- Với giáo viên: GV phải thành thạo các kĩ thuật sử dụng phim với
một số loại đầu video phổ biến (video cassette recorder, VCD) và các kĩ
thuật cần thiết sử dụng phim qua một số phần mềm của máy tính điện tử
<i>(Window Media Player, Jet – Audio...),</i> tuỳ theo thiết bị nhà trường sẵn có.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

<b>3.3.3. Những kĩ năng khai thác kiến thức từ phim video cần hình thành </b>
<b>cho học sinh. </b>


Để khai thác được các tri thức địa lí qua phim video thì GV phải giúp
HS hình thành các kĩ năng cơ bản cho việc sử dụng phim video trong dạy
học sau:


<i>* Kĩ năng nhìn: </i>


Ngày nay, phương tiện nhìn chuyền tải phần lớn thông tin trong cuộc
sống. Trong giáo dục, cần dạy cho học sinh biết nhìn. Sự biết nhìn cung coi
như một kĩ năng để học tập và tồn tại. Để phát triển kĩ năng nhìn qua phim
video dạy học địa lí cho HS, GV cần:


- Hướng dẫn HS kĩ năng quan sát để khai thác kiến thức.


+ Kĩ năng quan sát phân biệt các hình ảnh từ thực tiễn: các hình ảnh


tồn cảnh, trung cảnh và cận cảnh... để mơ tả vị trí xác định các đặc điểm
của những sự vật, hiện tượng địa lí<i> (các yếu tố địa lí riêng biệt hoặc tổng </i>
<i>hợp các yếu tố địa lí). </i>


+ Kĩ năng quan sát các hình ảnh tượng trưng, mơ phỏng để mô tả các
đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lí mà sử dụng các phương pháp khác
không thể phản ánh được. Các hình ảnh này đã được khái qt hố cao, địi
hỏi sự chú ý của người xem.


+ Kĩ năng đọc các hình vẽ, bản đồ, biểu đồ trên phim. Các kênh hình
này xuất hiện trên phim trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy việc đọc
các kênh hình này chỉ nêu lên một số đặc điểm mà những hình ảnh của phim
video khơng thể hiện được. So với bản đồ, biểu đồ, hình vẽ... giáo khoa thì
các hình ảnh này xuất hiện trên phim có nhược điểm là kích thước nhỏ hạn
chế tính trực quan, nhưng dễ thu hút sự chú ý của HS bằng một số kĩ xảo
điện ảnh như sử dụng màu sắc, ánh sáng, kí hiệu đặc sắc khác...


+ Kĩ năng trả lời các câu hỏi hoặc giải quyết vấn đề đặt ra trên phim.
Các câu hỏi này thường yêu cầu HS trả lời nhanh, GV có thể dừng phim ở
những cảnh quay đặc biệt hoặc chiếu lại cho HS xem nếu điều kiện cho
phép.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

<i>* Kĩ năng lắng nghe. </i>


Phim video được coi là một phương tiện hình ảnh, những âm thanh đi
kèm hình ảnh là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bộ phim.
Phát triển kĩ năng nghe qua phim video gồm 2 kĩ năng chính: kĩ năng nghe
lời thuyết minh và tiếng động(âm nhạc làm cho bộ phim thêm hấp dẫn kích
<i>thích sự lắng nghe của HS)</i>. Cách thức phát triển kĩ năng nghe qua phim
video có thể tiến hành như sau:



- Lắng nghe định hướng: Hướng dẫn sự chú ý của HS vào cách đặt
vấn đề về chủ đề của bộ phim được nêu ở phần đầu hay mỗi phần của bộ
phim. Dựa vào cách đặt vấn đề, HS có thể chú ý hiểu những gì sẽ trình bày
tiếp theo.


- Lắng nghe các ý chính, các chi tiết và suy luận.


Hướng dẫn HS biết tập trung sự lắng nghe vào các ý chính<i>(cả phần </i>
<i>đặt vấn đề và nhất là các đoạn tổng kết của mỗi phần)</i>. Kết hợp với nhìn,
HS cũng cần nghe, ghi nhớ những chi tiết đặc trưng nhất về tiếng động của
đối tượng địa lí, biết suy luận về những điều đã nghe để phát hiện ra kiến
thức.


- Lắng nghe chính xác các câu hỏi, đáp án trả lời trên phim<i>(có thể kèm </i>
<i>theo chữ viết). </i>


<i>* Kĩ năng ghi chép. </i>


Khi xem phim, HS thường quá chú ý vào nhìn, nghe mà quên ghi
chép. GV cần làm tốt bước định hướng, thao tác dừng phim, nêu câu hỏi, kết
luận... khi tiến hành bài dạy có sử dụng phim. Những vấn đề đã được HS
thảo luận, trả lời, GV kết luận, ghi bảng những ý chính, HS ghi lại để tiện
cho việc học tập cá nhân với sách giáo khoa. Có thể sử dụng phiếu học tập,
dàn ý bài học để hướng cho HS ghi chép đầy đủ hơn những vấn đề chính lúc
xem phim.


<b>3.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh THCS khai thác tri thức địa lí </b>
<b>qua phim video giáo khoa.</b>



<b>3.4.1. Sử dụng phim video cho tiết học trình bày kiến thức và kĩ năng </b>
<b>mới. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Phim được xem là PTDH chủ yếu trong tiết học, sử dụng phim nhằm
phát huy tính tích cực của HS có thể tiến hành qua 3 bước:


<i>- Bước định hướng (tương ứng với hoạt động đặt nhiệm vụ học tập) </i>
Xem video dạy học khác việc xem phim giải trí. Đối với việc xem
phim giải trí người xem chưa biết rõ nội dung phim thì phim càng có điều
kiện cuốn hút người xem. Với việc xem phim phục vụ dạy học ở trường
THCS, nội dung phim gắn liền với yêu cầu học tập, HS càng nắm chắc kiến
thức thì việc xem phim càng có hiệu quả. Hơn nữa, những kiến thức đưa lên
phim là những kiến thức phổ thông mà không phải ai xem phim cũng hiểu
ngay được. Bước định hướng cho HS trước khi xem phim là hết sức cần
thiết.


Trước khi cho HS xem phim, GV cần làm cho HS nắm chắc mục đích
yêu cầu của bài học nói chung. Sau đó , GV cho HS biết các đề mục chính
trong bài, các đề mục này có thể ghi lên bảng để HS tiện theo dõi.


GV cung cấp cho HS dàn ý bài học với hệ thống câu hỏi tự luận và
trắc nghiệm theo nội dung phim để HS có thể nắm được các vấn đề chính
cần chú ý khi xem phim. Các câu hỏi trắc nghiệm cho HS ở trường THCS
nên dùng ở dạng nhiều lựa chọn, đúng sai, dạng điền thêm. Cần sử dụng kết
hợp hệ thống câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan cho phù
hợp với từng bài học.


Ví dụ: khi cho HS xem phim: <i>“Cấu tạo bên trong của Trái Đất”</i> có
thể cho HS biết dàn ý bài học bằng hệ thống câu hỏi theo phiếu học tập sau:



PHIẾU HỌC TẬP
Mục 1: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT.


<i>Câu 1: Người ta đã nghiên cứu cấu tạo bên trong của Trái Đất bằng phương </i>
<i>pháp nào? </i>


<i>Câu 2: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm những lớp nào? Hãy nhận xét </i>
<i>độ dày của mỗi lớp. </i>


<i>Câu 3: Lớp trung gian có đặc điểm gì nổi bật? </i>
Mục 2: CẤU TẠO CỦA LỚP VỎ TRÁI ĐẤT


<i>Câu 4: Lớp vỏ Trái Đất có những đặc điểm gì? </i>


<i>Câu 5: Vì sao lớp vỏ Trái Đất lại được xem là lớp quan trọng nhất? </i>


<i>Câu 6: Vì sao các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất lại có thể di chuyển? Hãy </i>
<i>điền dấu X vào câu trả lời đúng nhất: </i>


1) Vì nhiệt độ trong lịng Trái Đất rất cao?


2) Vì lớp trung gian, phần ngồi lớp lõi vật chất ở dạng lỏng đến quánh
dẻo và có sự vận động đối lưu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

5) Gồm câu 1,2.


<i>Câu 7: Sự di chuyển của các địa mảng sinh ra những hiện tượng gì? Hãy </i>
<i>điền dấu X và các câu trả lời đúng nhất: </i>


1) Sinh ra các dãy núi



2) Sinh ra các hiện tượng núi lửa và động đất.
3) Sinh ra đồng thời cả các hiện tượng trên


<i>- Bước sử dụng</i> <i>( tương ứng với hoạt động xem phim, HS trả lời câu </i>
<i>hỏi, GV kết luận giúp HS hoàn thiện từng đơn vị kiến thức của bài học) </i>


Cho HS xem phim với các hình thức:


+ Cho HS xem từng đoạn của phim phù hợp với từng đề mục và các
câu hỏi đã cho. Hình thức này được sử dụng với nhiều bộ phim. Sau mỗi
đoạn phim ứng với một số câu hỏi, GV dừng phim để HS thảo luận, trả lời
câu hỏi theo nội dung của phim, GV kết luận, ghi bảng hoặc cho HS xem
đáp án qua máy chiếu. Gặp vấn đề tương đối khó hoặc cần khắc sâu kiến
thức cơ bản của bài học, GV phải dừng phim ở những đoạn phim này để HS
trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi hoặc có sự giải thích của GV, HS có thể
xem lại một vài lần ở những cảnh, những đoạn phim này.


Việc trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi có thể tiến hành theo nhóm với
những câu hỏi tương đối khó hơn để các em được thi đua nhau trong học tập.
Buổi học trở nên sinh động, “học mà vui, vui mà học”. HS vừa là người thu
nhận thông tin từ phim, vừa được tham gia tích cực vào việc xử lí những
thơng tin đó để tìm ra kiến thức bài học.


+ Cho HS xem phim theo từng đơn vị kiến thức nhỏ của mỗi đề mục
tương ứng với một câu hỏi định hướng. Hình thức này sẽ phù hợp với những
phim trình bày những kiến thức tương đối phức tạp, khó hiểu hoặc đối tượng
HS có học lực trung bình, yếu. Học sinh sẽ nắm kiến thức từng phần của bài
học dễ dàng hơn nhưng khó khái quát kiến thức bài học. Trong trường hợp
này, giáo viên cần chú ý những câu hỏi khái quát sau mỗi phần hoặc cuối bài


học.


+ Cho HS xem cả bộ phim, đoạn phim rồi trả lời câu hỏi sau. Hình
thức này chỉ có thể vận dụng với phim ngắn, phim có thời lượng vừa phải
hoặc những video clip, được chiếu không quá 5 phút để trình bày kiến thức
của cả bài học hay từng phần. Nội dung kiến thức đưa lên phim dễ hiểu.


<i>- Bước kết thúc ( tương ứng với hoạt động củng cố, đánh giá kết quả </i>
<i>học tập của học sinh) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Với việc sử dụng phim để trình bày kiến thức, kĩ năng mới, bước kết
thúc xem phim, GV cần dựa vào dàn ý bài học và hệ thống câu hỏi đã kiểm
tra để khái quát một số vấn đề cơ bản của bài học. Các bộ phim video theo
tiết học phần cuối của phim thường có tóm tắt bài học. Nếu HS chưa rõ, GV
có thể cho HS xem lại đoạn phim này để khái quát lại kiến thức bài học.


GV cũng có thể sử dụng hình thức tích cực hơn bằng việc nêu câu hỏi
vận dụng. Việc sử dụng phim video dạy học sẽ giúp HS trả lời tốt hơn các
câu hỏi vận dụng. Các câu hỏi vận dụng nhằm khái quát một số vấn đề cơ
bản của bài học hoặc là những câu hỏi nhằm giải quyết một số vấn đề đặt ra
trong thực tiễn.


<i>* Sử dụng phim video kết hợp với các phương tiện khác. </i>
<i>- Sử dụng kết hợp với các PTDH truyền thống. </i>


Với các bộ phim chỉ phản ánh một phần kiến thức bài học thì sự hỗ
trợ của các phương tiện dạy học truyền thống là cần thiết. Ngoài ra, với
phim video, do tốc độ di chuyển nhanh của hình ảnh nên nhiều HS có thể chỉ
nhận thức được một vài đặc điểm kiến thức cơ bản của bài học. Cần chú ý
tới những hạn chế của một số đoạn phim này để sử dụng kết hợp với các


kênh hình truyền thống có tính khái quát cao, trực quan và thuận tiện cho
việc rèn một số kĩ năng cơ bản( bản đồ, lược đồ, hình vẽ, xác định mối liên
<i>hệ nhân quả...)</i>. GV có thể dừng phim, nêu câu hỏi kết hợp sử dụng các
phương tiện này.


Quy trình sử dụng phim về cơ bản vẫn gồm 3 bước gắn liền với từng
đơn vị kiến thức của bài. Nhưng sự thực hiện các bước có thể khơng liên tục,
vì cần thời gian cho HS khai thác kiến thức từ các phương tiện dạy học
truyền thống.


<i>- Sử dụng kết hợp với các phương tiện nghe – nhìn hiện đại khác. </i>
+ Các loại máy chiếu như: projector overhead, slide... được sử dụng
thể hiện những hình ảnh tĩnh, các câu hỏi, đáp án, tóm tắt kiến thức bài học
sẽ trực quan hơn màn hình ti vi, vì kích thước màn ảnh lớn hơn. Học sinh có
thể tham gia các hoạt động học tập(làm bài tập, trình bày báo cáo nhỏ, vẽ
<i>biểu đồ, sơ đồ...)</i> trực tiếp trên các phương tiện này. GV sẽ bớt được các
thao tác giản đơn như trình bày bằng lời, ghi bảng, dành nhiều thời gian cho
việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS và học sinh cũng có thời gian hơn
cho các hoạt động học tập tích cực, sáng tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

hiệu quả nếu được thiết kế bởi các nhà chuyên mơn cao và các trường đã có
sự chuẩn bị đầy đủ, đồng bộ về hệ thống phương tiện và nguồn nhân lực.
<b>3.4.2. Sử dụng phim video trong hình thức dạy học ngoại khoá</b>


Các buổi ngoại khoá địa lí bằng sử dụng phim video có thể tổ chức
thành các buổi xem phim bổ sung, mở rộng kiến thức, tìm hiểu những vấn
đề thực tế, những vấn đề mới được phát hiện hay tổ chức các buổi thi đố vui
địa lí.


<i>* Xem phim để bổ sung, mở rộng kiến thức, tìm hiểu những vấn đề </i>


<i>thực tế, những vấn đề mới được phát hiện. </i>


GV có thể tiến hành theo các bước đã trình bày trên, nhưng vị trí
hướng dẫn, chỉ đạo của GV ít hơn, thời gian giành cho cho HS xem phim
nhiều hơn. Ví dụ sử dụng phim <i>“ ô nhiễm môi trường nước” </i>cho buổi hoạt
động ngoại khố.


- Mục đích của buổi hoạt động ngoại khoá:


Nâng cao hiểu biết về môi trường cho HS. Đây là một nội dung quan
trọng được đưa vào chương trình địa lí ở THCS theo phương pháp tích hợp.


Giúp HS mở rộng kiến thức đã học, hiểu được nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nước và hậu quả của nó, đưa ra giải pháp.


- Các bước tiến hành:


Bước 1: Xây dựng dàn ý về chủ đề trên để định hướng cho HS xem
phim.


Bước 2: HS làm việc với phim theo dàn ý đã cho.


Bước 3: Sau khi HS xem xong, GV tổ chức cho HS thảo luận theo
nhóm về các vấn đề và câu hỏi mà GV đã nêu ra. GV tổng kết, đánh giá kết
quả đạt được về các vấn đề đặt ra.


<i>* Sử dụng phim video tổ chức các buổi thi đố vui địa lí. </i>


- Bước định hướng: bước này bao gồm cả cơng việc tổ chức lớp thành
các nhóm<i>(có thể chia theo tổ học tập), sau đó GV cơng bố thể thức cuộc </i>


chơi, chủ đề, tóm tắt nội dung của phim.


- Bước sử dụng phim: GV cho HS xem phim theo từng đoạn phim gắn
liền với câu hỏi mà GV đưa ra hoặc được thể hiện trên phim. HS ở các nhóm
cử đại diện trả lời, GV làm trọng tài để HS các nhóm trả lời. Sau đó GV cho
HS xem đáp án và cho điểm theo thể thức cuộc chơi.


- Bước kết thúc: GV tính tổng điểm, đánh giá kết quả thi giữa các
nhóm về vấn đề cần ngoại khoá và khắc sâu những vấn đề kiến thức quan
trọng nhất liên quan đến bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Như vậy để tổ chức hoạt động ngoại khố có hiệu qủa với phim video
GV cần:


- Xây dựng một chương trình hoạt động ngoại khoá phù hợp với
chương trình và nguồn tài liệu hiện có.


- Tích cực thu thập nguồn tài liệu mới để cập nhật kiến thức. Nguồn
tài liệu này có thể thu được từ các chương trình truyền hình hàng ngày nhờ
video.


- Soạn thảo nội dung chương trình theo những vấn đề cần ngoại khố.
- GV cần xác định đúng mục đích buổi ngoại khố cần đạt được nhằm
mở rộng kiến thức, kĩ năng gì, giúp HS có thái độ tích cực như thế nào, với
những vấn đề cần được quan tâm.


- Các hoạt động ngoại khố với phim video có thể được tổ chức theo
khối lớp, theo lớp hoặc theo nhóm. Học sinh tự lực làm việc với phim video
theo một dàn bài có sẵn do thầy xây dựng nên. Sau đó dựa vào dàn bài khi
xem phim xong, HS trao đổi, thảo luận mở rộng kiến thức cần quan tâm. Vai


trò của GV chỉ dừng lại ở việc định hướng sự chú ý của HS và giải thích
những vấn đề mà qua thảo luận mà HS chưa hiểu rõ. Để hoạt động ngoại
khoá đạt hiệu quả tốt, GV phải chuẩn bị thật chu đáo dàn bài, lựa chọn nội
dung thích hợp cho buổi học.


- Nếu nội dung ngoại khố có kiến thức tương đối rộng và sâu, GV
cần tính đến trình độ nhận thức của từng đối tượng HS để có phương pháp
sử dụng thích hợp.


<b>3.4.3. Sử dụng phim video cho hình thức tự học</b> <b>ở nhà của học sinh.</b>


Với việc sử dụng các phương tiện tivi - đầu video tương đối rộng rãi
hiện nay thì việc sử dụng phim phục vụ cho dạy học cá nhân, dạy học theo
nhóm ở ngoài lớp rất thuận lợi. Ở những trường học và gia đình có điều kiện
có thể tiến hành hình thức dạy học này.


Phim video sử dụng cho hình thức tự học của HS lớp 6 có thể tiến
hành trước hoặc sau bài giảng.


* Sử dụng phim trước khi tiến hành bài học có thể áp dụng với các bộ
phim dành cho tiết học trình bày kiến thức và kĩ năng mới. Nếu HS đã xem
trước khi đến trường thì trong giờ học có thể GV chỉ cần cho HS xem những
cảnh, đoạn phim tóm tắt những kiến thức cơ bản của bài và dành nhiều thời
gian hơn giúp HS trả lời được những câu hỏi so sánh, liên hệ, khắc sâu kiến
thức vào cuối bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

* Sử dụng phim sau khi tiến hành bài học có thể áp dụng với các bộ
phim nhằm mục đích mở rộng kiến thức hoặc minh hoạ cho kiến thức bài
học. Sử dụng như vậy giúp HS vừa hiểu rõ kiến thức của bài, vừa nâng cao
hơn nhận thức về nội dung bài học.



Với nội dung phim video và bài học có nhiều kiến thức khó mà trong
giờ học chưa rõ thì việc cho HS xem lại những bộ phim này là cần thiết.


Việc xem phim sau khi tiến hành bài học tuỳ thuộc vào mục đích sử
dụng phim mà tiến hành các bước sử dụng khác nhau:


- Với các bộ phim nhằm mục đích mở rộng hoặc minh hoạ kiến thức
cho bài học, GV cần tổng kết, củng cố lại bài học vào giờ học tiếp theo qua
việc kiểm tra bài cũ.


- Với mục dích cho HS xem lại các bộ phim đã xem trên lớp thì việc
củng cố lại bài học chỉ áp dụng với đối tượng HS chưa hiểu rõ kiến thức cơ
bản của bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>C. PHẦN KẾT LUẬN</b>


Sau khi xác định cơ sở lý luận và phân tích những thế mạnh của phim
tư liệu với dạy học mơn địa lí, nêu ra một số quy trình sưu tập tư liệu video,
đưa ra các địa chỉ Web hữu ích. Đặc biệt chúng tơi đã sưu tập được 147 đoạn
phim dùng cho dạy học địa lí, chúng tơi đã hồn thành mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu đặt ra của đề tài.


<b>1. Đóng góp mới của đề tài: </b>


- Có được bộ sản phẩm cụ thể gồm 147 đoạn phim tư liệu, cung cấp tư liệu


dạy học và nghiên cứu cho giáo viên THCS và sinh viên CĐSP


- Đưa ra được một số hướng dẫn cụ thể cho việc sưu tầm tư liệu


phim.


- Hình thành năng lực xây dựng học liệu cho sinh viên văn- địa CĐSP,
sinh viên có khả năng sư tầm tư liệu video từ nhiều nguồn khác nhau.


- Đổi mới phương pháp dạy và học.
<b>2. Tính khả thi của bộ sản phẩm</b>


Các phim tư liệu được đưa vào đĩa CD và đạt các yêu cầu sau:


- Kết hợp tốt nội dung và thời lượng hoạt động trình diễn trên máy với
hoạt động sư phạm của giáo viên và học sinh trong giờ học.


- Tính tương thích rộng, có thể sử dụng tương đối dễ dàng khi chuyển
sang các máy tính khác.


- Tính phổ biến: sản phẩm khơng địi hỏi người sử dụng có trình độ
kiến thức chun mơn chun sâu về tin học


- Sản phẩm có dạng mã nguồn mở, khơng đóng gói cố định để việc sử
dụng sản phẩm được linh hoạt, rộng rãi.


<b>3. Phương hướng nghiên cứu tiếp của đề tài </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74></div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b>D. TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Báo cáo tại Hội nghị cán bộ giảng viên năm học 2004-2005 của trường
CĐSP Thái Nguyên, tháng 10 năm 2004


2. Báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII và


phương hướng phát triển giáo dục từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010.
3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995): Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học
sinh trong quá trình dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo viên.


4. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2001),“ Khai thác phần mềm Pc - Fact trong dạy
học địa lý”. Hội thảo khoa học Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong giáo dục phổ thông.


5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2007), những vấn đề chung về đổi mới giáo
dục Trung học phổ thơng, mơn Địa lí


6. Luật Giáo dục. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội – 1998.


7. Nguyễn Dược. Lý luận dạy học. NXB Đaih học quốc gia Hà Nội


8. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc ( 1996, 1998, 2001, 2004 ), Lý luận
dạy học địa lí. Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội.


10. Nguyễn Dược (1998), Phần mềm Pc- Fact với giảng dạy địa lý, Nxb
Giáo Dục.


11. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí
theo hướng tích cực, Nxb ĐHSP.


12. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (1999), kĩ thuật dạy học Địa lí ở
trường phổ thơng, sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997 – 2000 cho
giáo viên Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.


13. Đặng Văn Đức. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. NXB
Đại học sư phạm



14. Đường lối chính sách – Phần I (chương trình dùng cho CBQL trường
ĐH, CĐ) – Hà Nội 2005.


15. ICT4ESD hành trang cho giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong
bối cảnh giáo dục bền vững. NXBGD – 2008


12. Trần Bá Hoành. Đổi mối phương pháp dạy học, chường trình và sách
giáo khoa. NXB Đại học sư phạm


đào tạo giáo viên THCS, tháng 8/2003.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Giáo trình giáo dục học đại học. Đại học Quốc gia
Hà Nội, Khoa Sư phạm – 2004.


18. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Phương tiện, thiết bị kỹ thuật trong dạy học
địa lý. Nxb ĐHQG Hà Nội.


19. Nguyễn Trọng Phúc (2003 – 2004), Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường
phổ thông, Nxb ĐHSP Hà Nội.


20. Nguyễn Trọng Phúc ( 2001 ), trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá
trong giảng dạy Địa lí, Nxb ĐHQG Hà Nội.


21. Nguyễn trọng Phúc (2003), “Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ
thơng có sử dụng Power point và các phần mềm địa lí”, hội thảo khoa học
công nghệ thông tin và truyền thông trong Giáo dục ( ITC Ineducation, Việt
Nam) với sự tham gia của UNERCO, Bộ Giáo dục - Đào tạo.


22. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Thiết kế bài giảng khi sử dụng đĩa CD có


nội dung của một bài trong chương trình địa lí kinh tế – xã hội, hội
thảo khoa học:“ Đổi mới phương pháp dạy học với sự tham gia của thiết bị
kĩ thuật dạy học”, Đại học Huế, Đại học Sư phạm.


23. Nguyễn Trọng Phúc (2004), “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong
đổi mới dạy học bộ mơn Địa lí, hội thảo khoa học: Địa lí học - những vấn
đề kinh tế - xã hội và mơi trường trong q trình cơng nghiệp hoá-hiện đại
hoá”, trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh.


24. Vũ Văn Tảo. Dạy cách học. Tài liệu dự án đào tạo giáo viên THCS,
tháng 8/2003.


25. Nguyễn Quốc Tuấn, Nghiên cứu xây dựng phim video giáo khoa và sử
dụng trong dạy học địa lí lớp 6 (THCS)


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

27. Đan Thanh, Trần Bích thuận, Địa lí kinh tế – xã hội thế giới, Nxb ĐHQG
Hà Nội.


28. Nguyễn Viết Thịnh, Nguyễn Tường Huy (2001), Trình bày trực quan các
kết quả nghiên cứu và bài giảng Địa lí bằng Power Point, ĐHSP Hà Nội.
29. Nguyễn Viết Thịnh, Phạm Kim Chung, Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn
Tường Huy (2005), Windows MS Office Internet Dùng trong giảng dạy
và nghiên cứu Địa lí, Nxb, ĐHSP.


30. Nguyễn Viết Thịnh. Windows MS Office Internet Dùng trong giảng dạy
và nghiên cứu Địa lí. NXB Đại học sư phạm


</div>

<!--links-->

×