Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thiết kế và sử dụng một số hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong chương 2 sinh học 11 ở trường THPT bá thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.35 KB, 20 trang )

1
Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Q trình dạy - học là một hoạt động phức tạp có sự tác động đa chiều, trong
đó chất lượng và hiệu quả của hoạt động dạy – học cơ bản phụ thuộc vào chủ thể
nhận thức - người học. Việc tiếp nhận và hình thành kiến thức kỹ năng lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan của người học như năng lực nhận thức, động cơ
học tập, sự quyết tâm... Tuy nhiên các yếu tố khách quan cũng đóng vai trò rất quan
trọng trong việc tác động để tạo tâm lý hứng thú và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ
học tập của học sinh; Quá trình hình thành các yếu tố khách quan lại chủ yếu phụ
thuộc vào tác động của người giáo viên đứng lớp.
Cả lớp tập trung nào!
Cả lớp trật tự! trật tự chưa!
Cô kiểm tra bài cũ trước khi vào bài mới nhé! Cơ nhìn xuống lớp thì cả lớp im
bặt, mặt thì cúi xuống, căng thẳng sợ cô gọi đến tên.
Trong những giờ trên lớp, Các đồng chí có gặp những trường hợp như trên
chưa cịn tơi thì đã gặp khơng ít lần, đó cũng là trăn trở của tôi, làm sao để thay đổi
tâm thế của người học trước khi tiếp thu bài mới, làm sao để học sinh có tâm thế
hào hứng, tích cực để lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt là đối với học sinh trường THPT
Bá Thước, đa số học sinh có học lực trung bình, yếu. Mục tiêu của các em là tốt
nghiệp THPT mà không phải là vào đại học để chuyên sâu kiến thức. Muốn các em
tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức lại càng khó.
Trước tình hình thực tế hiện nay, đa số giáo viên đều có tinh thần tự đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh; tuy nhiên
phần lớn các thầy cô giáo đều hướng đến việc đổi mới trong hoạt động hình thành
kiến thức là chủ yếu, chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động khởi động cũng như
vai trò của khởi động trong việc định hướng tiết dạy, tạo tâm lý tích cực cho học
sinh để các em chủ động và tích cực khai thác, khám phá kiến thức mới nhằm đạt
được mục tiêu giáo dục đề ra về kiến thức, kỹ năng và những năng lực cần hình
thành cho học sinh sau mỗi tiết học.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động


khởi động có ảnh hưởng lớn đến tồn bộ tiến trình tiết dạy, ảnh hưởng lớn đến việc
chủ động sẵn sàng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; Do đó
năm học 2019 – 2020, năm học 2020 – 2021, tôi đã nghiên cứu và đưa ra đề tài
“Thiết kế và sử dụng một số hoạt động khởi động nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong chương 2 - sinh học lớp 11 ở trường THPT Bá
Thước”; với mong muốn học sinh tích cực, hứng thú trong học tập mơn sinh học.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế và sử dụng các hoạt động khởi động theo từng bài trong chương 2 chương trình sinh học lớp 11. Các hoạt động khởi động phải tạo được tâm lí thoải


2
mái cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới, phù hợp với nội dung bài mới và vừa kiểm
tra được kiến thức cũ.
Các hoạt động khởi động phải đa dạng, tránh trùng lặp để học sinh không bị
nhàm chán.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp thiết kế và sử dụng một số
hoạt động khởi động trong chương 2 - chương trình sinh học lớp 11 để phát huy
tính chủ động, sáng tạo cho học sinh
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động khởi động trong chương 2 – chương trình sinh
học 11.
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2019 – 2020 với học sinh ở hai lớp 11A2,
11A3 và năm học 2020 -2021 với học sinh ở lớp 11A5, 11A6 của trường THPT Bá
Thước.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lí luận: nghiên cứu tài liệu tập huấn và các bài báo có liên
quan đến đề tài.
Nghiên cứu thực nghiệm: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn
kiến thức kĩ năng, các modun trong chương trình tập huấn…để thiết kế hoạt động
khởi động.

Phần 2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận.
Giáo dục phổ thơng nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo
dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan
tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì
qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành cơng việc
chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học,
cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất;
đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ
sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng
kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng
cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Vì vậy phải đổi mới hình
thức kiểm tra bài cũ thành hoạt động khởi động tạo tình huống mới.
2.1.1. Khởi động là gì?
Khởi động: Theo từ điển tiếng Việt, khởi động được hiểu là “thực hiện những
động tác nhẹ trước khi bắt đầu”[7]. Như vậy hoạt động khởi động được hiểu là một
hoạt động nhằm thực hiện những thao tác cơ bản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu thực
hiện một cơng việc cụ thể nào đó.
2.1.2. Vị trí, vai trị của hoạt động khởi động trong dạy học.


3
Một tiết học được coi là một hoạt động tổng thể diễn ra trong thời gian 45
phút đối với bậc THPT. Trong đó bao gồm các hoạt động của Thầy và hoạt động
của Trị một cách nhịp nhàng để hình thành được kiến thức – kỹ năng và các năng
lực cần thiết. Hoạt động khởi động là hoạt động đầu tiên giúp học sinh kết nối và
có được điểm xuất phát tốt nhất trước khi tìm hiểu kiến thức mới.
Mục đích của hoạt động khởi động là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp
học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
2.1.3. Một số phương pháp thiết kế và tổ chức hoạt động khởi động.

* Hoạt động khởi động tổng kết:
- Những bức tranh, hoạt hình hay đồ vật
Sử dụng để liên kết với bài học trước đó và kích thích thảo luận, tóm tắt
- Chú thích bằng một sơ đồ
Sơ đồ gắn nhãn hay chú thích dựa trên cơng việc của bài học trước. Có thể thực
hiện dưới hình thức hoạt động nhóm hoặc cả lớp.
- Bản đồ khái niệm
Viết ra những thuật ngữ/ý tưởng từ bài học trước lên bảng. Yêu cầu học sinh xây
dựng và giải thích mối liên kết giữa các thuật ngữ.
- Những điểm lỗi
Đưa ra một bức tranh với những thứ không phù hợp với kiến thức đã học. Yêu cầu
học sinh nhận diện những điểm lỗi và sau đó giải thích lý do.
- ………..
* Hoạt động khởi động chủ đề mới:
- Mục tiêu bí ẩn
Cho cả lớp thấy một đối tượng bí ẩn. Yêu cầu học sinh đưa ra các dự đốn xem nó
là gì với 5 câu hỏi (cái gì, ai, ở đâu, khi nào, tại sao)
- Phân tích tranh ảnh
Cho cả lớp xem tranh/ảnh liên quan đến chủ đề mới. Học sinh tiến hành quan sát và
đặt câu hỏi thích hợp.
- Sắp xếp chuỗi/tiên đoán
Làm việc theo cặp, học sinh được cung cấp một số sự kiện/quy trình trên các tấm
thẻ. Học sinh thảo luận và xếp các thẻ vào chuỗi logic, sau đó thuyết trình bảo vệ ý
kiến của mình.
- …………..
* Hoạt động khởi động bằng các câu hỏi:
- Kết nối các tấm thẻ
Phát cho mỗi học sinh một tấm thẻ trên đó có các câu hỏi và câu trả lời khơng liên
quan gì đến nhau. Một học sinh bắt đầu quá trình kết nối bằng cách đọc câu hỏi của
chúng và người có câu trả lời phù hợp sẽ đọc tiếp câu hỏi của mình cho mọi người.

- Kiêng có/khơng


4
Hai học sinh được gọi lên trước lớp. Chúng được hỏi một loạt các câu hỏi nhanh
nhưng để được quyền hỏi thì trong lượt của mình chúng phải trả lời câu hỏi mà
khơng được nói “có” hoặc “khơng”
- Ghế nóng
Học sinh được ngồi vào chiếc ghế nóng sẽ nói chuyện với phần còn lại của cả lớp
hoặc trả lời các câu hỏi.
- Viết câu hỏi
Một câu trả lời hoặc một từ được đưa ra bởi giáo viên. Học sinh trong lớp phải viết
ra những câu hỏi cho câu trả lời đó.
- …….…
Và cịn nhiều phương pháp thiết kế, tổ chức hoạt động khởi động.
2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động khởi động trong giờ học Sinh học hiện nay.
2.2.1. Thực trạng về phía giáo viên.
Trước những định hướng đổi mới của Đảng, nhà nước và của ngành về dạy
học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh; cơ bản giáo viên trường THPT
Bá Thước nói chung và giáo viên mơn Sinh học nói riêng đã có tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích
cực của các em. Tuy nhiên sự quan tâm đổi mới chưa nhiều, chưa thực sự đi vào
chiều sâu; đơi khi cịn qua loa, hình thức. Việc thực hiện tiết dạy của giáo viên vẫn
cịn theo hình thức cũ: nặng về lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lơi cuốn học sinh
ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên còn xem nhẹ việc dẫn dắt vào bài mà chủ yếu
dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thức mới dẫn đến tiết học khô khan, học sinh
thụ động trong việc tiếp thu kiến thức.
Một tiết dạy thu hút được sự chú ý, kích thích được sự tị mị tìm hiểu của học
sinh phải xuất phát ngay từ đầu tiết dạy để tạo nên hứng thú học tập cho học sinh
trong suốt quá trình diễn ra tiết học. Tuy nhiên trên thực tế, cá nhân tôi (ở các năm

học trước) và hầu hết giáo viên khi thiết kế hoạt động khởi động thường chỉ làm
theo hình thức giới thiệu qua một chút để vào bài, như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều
thời gian dành cho hoạt động khai thác kiến thức mới, không phải lo lắng về vấn đề
thiếu thời gian, cháy giáo án… do đó tiết học tương đối khơ khan, thiên về lý
thuyết và giảng giải mà thiếu đi sự hợp tác tích cực của học sinh; ngay từ lúc bước
vào bài, học sinh đã có tâm lý thụ động chờ giáo viên dẫn dắt nội dung và truyền
thụ một chiều, từ đó khó tạo tâm lý để các em sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ một
cách tích cực ở các hoạt động tiếp theo của bài học.
2.2.2. Thực trạng về phía học sinh.
Trong những năm gần đây, hầu hết học sinh trường THPT Bá Thước đều chọn
học các môn tổ hợp KHXH để thi tốt nghiệp; chính vì vậy lượng học sinh quan tâm
học tổ hợp các mơn KHTN (trong đó có mơn Sinh học) khơng nhiều.
Trong q trình nghiên cứu và giảng dạy bộ môn Sinh học ở khối 11 trường
THPT Bá Thước, chúng tôi thấy: Đa số học sinh nhận xét rằng môn Sinh học là


5
mơn khó, kiến thức nặng, phần đa học sinh mất kiến thức căn bản từ những lớp
dưới. Khi vào tiết học thì quá trình dẫn dắt và định hướng bài học của giáo viên cịn
khơ khan, chưa tạo được sự hứng thú để thu hút các em vào bài học; việc truyền thụ
kiến thức của giáo viên còn nặng về lý thuyết, nội dung thiếu sinh động, hấp dẫn
nên càng làm cho các em ít có sự quan tâm đối với bộ mơn này hơn.
2.2.3. Một số khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu.
Sĩ số học sinh trong một lớp cịn đơng (từ 40 học sinh trở lên) nên khi tổ chức
hoạt động khởi động chưa phát huy hết được sự sáng tạo của học sinh, tổ chức hoạt
động nhóm cịn khó khăn (nhiều nhóm khơng được trình bày kết quả của mình).
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu như: Nhiều phòng học chưa được
trang bị máy chiếu do vậy việc sử dụng video làm phương tiện dạy học còn bị hạn
chế, nhiều hoạt động trực quan giáo viên phải dùng bảng phụ thiếu tính sinh động
và mất nhiều thời gian.

2.3. Một số giải pháp và tổ chức thực hiện.
2.3.1. Một số kỹ thuật xây dựng và tổ chức hoạt động khởi động.
- Hoạt động khởi động phải xác định rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật
tổ chức, phương tiện cần dùng; chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ
ràng.
- Thay vì dùng lời nói hoặc hình ảnh để giáo viên vào bài thì hoạt động khởi động
cần tổ chức thành hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia, thu hút sự chú ý và phát
huy tính chủ động, tích cực của học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt
học sinh vào phần hình thành kiến thức mới.
- Việc đặt câu hỏi hay tình huống khởi động cần chú ý tạo được hứng thú cho học
sinh: để học sinh được thực hiện nhiệm vụ, được tham gia trả lời câu hỏi hoặc tham
gia vào các tình huống khởi động.
- Câu hỏi/tình huống đưa ra ở phần này cũng cần có nhiều mức độ trong đó nhất
thiết phải có câu dễ, học sinh nào cũng có thể trả lời được. khi các em trả lời được
sẽ phần nào sẽ cảm thấy vui vẻ, thích thú để tạo tâm lý tốt khi vào bài học.
- Một số lưu ý:
+ Hoạt động khởi động phải phù hợp với nội dung bài học.
+ Khơng lạm dụng các trị chơi.
+ Khơng được nặng nề về kiến thức phải phù hợp với trình độ học sinh từng
lớp.
+ Hoạt động khởi động phải đa dạng về cách thức tổ chức, tránh gây nhàm
chán cho học sinh.
2.3.2. Thiết kế và sử dụng một số hoạt động khởi động ở chương 2 - chương
trình sinh học 11 nhằm tạo tâm thế thoải mái và phát huy tính chủ động, tích
cực, sáng tạo cho học sinh.


6
Bài 23: Hướng động
*Hình thức khởi động cũ:

Sau khi ổn định lớp học, kiểm tra bài cũ xong, giáo viên định hướng bài học
mới: Một trong những đặc trưng cơ bản của sự sống là cảm ứng. Vậy cảm ứng là
gì? Biểu hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài này.
*Giải pháp đổi mới :
Tổ chức khởi động thành một hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu
cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp và phương tiện để tổ chức
hoạt động và tạo tình huống có vấn đề cho kiến thức mới.
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu cho học sinh một số hiện tượng kì thú trong tự nhiên.
- Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học
sinh.
- Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Trực quan tìm tịi
- Làm việc độc lập
- Thảo luận theo cặp đôi.
c. Phương tiện:
- Tranh ảnh về cảm ứng của sinh vật.
d. Tiến trình hoạt động:
Bước 1. Giao nhiệm vụ: Giáo viên đưa ra một số hình ảnh và yêu cầu học sinh trả
lời tại sao?

Tại sao mèo xù lơng?

Tại sao cây mọc vươn ra ngồi?


7

Tại sao quả chuối lại cong?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát tranh, thảo luận với các bạn ngồi
cạnh, vận dụng kiến thức đã biết để giải thích (dự đốn: Hs giải thích được hiện
tượng 1,2 nhưng chưa sâu, hiện tượng 3 khơng giải thích được).
Bước 3. Báo cáo kết quả: GV mời một số học sinh trình bày cách giải thích của
mình.
Bước 4. Giáo viên: Đánh giá, chốt kiến thức, vào bài mới.
Bài 24: Ứng động
*Hình thức khởi động cũ:
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Hướng động là gì? Nêu các kiểu hướng động. (Kiểm tra bài
cũ như vậy là bắt học sinh học vẹt, không khắc sâu được kiến thức và không nhớ
lâu, chưa kể áp lực nặng nề tâm lý cho học sinh).
Giáo viên định hướng bài học mới: Khi kích thích từ nhiều phía, thực vật phản
ứng như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài này.
*Giải pháp đổi mới:
Tổ chức khởi động thành bằng một trò chơi để vừa kiểm tra bài cũ và tạo tình
huống có vấn đề cho kiến thức mới.
a. Mục tiêu:
- Ôn tập lại các kiểu hướng động.
- Phân biệt được hướng động với các hiện tượng khác; Giới thiệu các kiểu ứng
động.
- Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học
sinh.
- Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Trực quan tìm tịi
- Thảo luận nhóm.
c. Phương tiện:
- Tranh ảnh về hướng động và ứng động.
d. Tiến trình hoạt động



8
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm (từ 2- 4 em một nhóm, mỗi bàn một nhóm)
để tham gia trị chơi xếp hình cho đúng.
- Luật chơi:
+ Giáo viên chiếu hình ảnh được đánh số thứ tự lên máy chiếu, các nhóm HS quan
sát, thảo luận, xếp vào cột tương ứng.
Hướng động
Không phải hướng động
+ Thời gian hồn thành là 3 phút.
+ Hình ảnh:

Hình 1

Hình 2

Hình 4

Hình 3

Hình 5


9

Hình 6
Hình 7
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm, vận dụng

kiến thức đã biết để hồn thành trị chơi (dự đốn: Đa số các nhóm đều chia các
hình ảnh thành hai nhóm, có thể chưa đúng hoàn toàn ).
Bước 3. Báo cáo kết quả: GV chia bảng thành 4 phần và mời đại diện 4 nhóm lên
trình bày kết quả.
Bước 4. Đánh giá, chốt kiến thức, cho điểm từng nhóm: - Giáo viên
Bài 26, 27: Cảm ứng ở động vật
*Hình thức khởi động cũ:
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Cảm ứng ở thực vật là gì? Biểu hiện như thế nào? (hoặc
khơng kiểm tra vì bài trước là bài thực hành).
Giáo viên định hướng bài học mới: Động vật có cảm ứng khơng? Chúng ta sẽ
tìm hiểu ở bài này.
Cách vào bài này không phân biệt được kiến thức cảm ứng đã học ở thực vật
và cảm ứng ở động vật (các em chưa biết hoặc biết chưa rõ)
* Giải pháp đổi mới:
Tổ chức khởi động bằng một trò chơi để vừa kiểm tra bài cũ và tạo tình huống
có vấn đề cho kiến thức mới:
a. Mục tiêu:
- Ôn tập lại các kiểu cảm ứng ở thực vật.
- Phân biệt được cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật.
- Giới thiệu hình thức cảm ứng ở động vật.
- Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học
sinh.
- Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Trực quan tìm tịi
- Thảo luận nhóm.
c. Phương tiện:



10
- Tranh ảnh về cảm ứng ở thực vật và cảm ứng ở động vật.
- 4 bộ thẻ chứa từ khóa tương ứng.
d. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành cặp để tham gia trị chơi gắn các tấm thẻ phù hợp với
hình ảnh.
- Luật chơi:
+ Giáo viên đưa ra hai hình ảnh là chim xù lông khi trời lạnh và cây mọc cong lên
các tẩm thẻ chứa cụm từ tương ứng trên máy chiếu:

Chim xù lông
Cây cảnh mọc cong lên
Tấm thẻ chứa từ khóa : 1. Cảm ứng của động vật; 2.Cảm ứng ở thực vật; 3. Chậm;
4. Nhanh; 5. Kém chính xác; 6. Chính xác; 7. Phản xạ; 8. Hướng động
+ Thời gian quan sát, thảo luận là 2 phút.
+ Gv gọi 4 cặp thi gắn thẻ lên bảng, nhóm nào gắn nhanh, chính xác thì cao điểm
nhất.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát tranh, thảo luận nhóm, vận dụng
kiến thức đã biết để hồn thành trị chơi (dự đốn: Đa số các nhóm đều gắn được từ
khóa vào hình ảnh tương ứng, có thể chưa đúng hồn tồn ).
Bước 3. Báo cáo kết quả: GV chia bảng thành 4 phần và mời 4 cặp tham gia thi đấu
nhanh.
Bước 4. Giáo viên: Đánh giá, chốt kiến thức, cho điểm từng nhóm.
Bài 28, 29: Điện thế nghỉ, điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần
kinh trên sợi thần kinh
*Hình thức khởi động cũ:
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Phản xạ là gì? Các bộ phận tham gia vào 1 cung phản xạ?



11
Giáo viên định hướng bài học mới: Làm thế nào để kích thích truyền về bộ
phận điều khiển? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài này.
Cách vào bài này khơng gây được sự tập trung và quá trừu tượng nên học sinh
không hứng thú.
* Giải pháp đổi mới:
Tổ chức khởi động thành một hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu
cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp và phương tiện để tổ chức
hoạt động và tạo tình huống có vấn đề cho kiến thức mới:
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu khả năng đặc biệt ở một số động vật.
- Giúp học sinh tìm ra khả năng đặc biệt của bản thân.
- Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học
sinh.
- Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Trực quan tìm tịi
- Làm việc độc lập.
c. Phương tiện:
- Video khả năng phóng điện bắt mồi của một số lồi động vật.
d. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Mỗi cá nhân các em có khả năng gì đặc biệt.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ độc
Bước 3. Báo cáo kết quả: GV mời 3,4 học sinh trình bày và thực hiện khả năng của
mình (Các khả năng hs trình bày: Hát, nhảy, làm thơ, chơi game……).
- Giáo viên: Cho học sinh xem video khả năng phóng điện của động vật.

Video 1 (Phụ lục 1)

Vì sao chúng có khả năng đó? Con người chúng ta có điện hay khơng?
Bước 4. Giáo viên: Đánh giá, chốt kiến thức.


12
Bài 30: Truyền tin qua Xináp.
*Hình thức khởi động cũ:
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Trình bày cách truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh?
Giáo viên định hướng bài học mới: Xung thần kinh truyền từ tế bào này sang
tế bào khác bằng cách nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài này.
Cách vào bài này khơng gây được sự tập trung và quá trừu tượng nên học sinh
không hứng thú.
*Giải pháp đổi mới:
Tổ chức khởi động bằng một trò chơi thực tế để gây hứng thú và học sinh dễ
hình dung đến kiến thức bài học:
a. Mục tiêu:
- Liên hệ được việc truyền thơng tin qua trị chơi với cách truyền tin qua các tế bào.
- Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học
sinh.
- Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Làm việc nhóm.
c. Phương tiện:
- Một số từ khóa.
d. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên lập đội chơi từ 3 đến 5 học sinh (tinh thần xung phong).
- Luật chơi:
+ Phân công nhiệm vụ: Học sinh xếp thành hàng ngang trên bục giảng, bạn đứng

đầu là bạn tiếp nhận thông tin, bạn cuối hàng là bạn thực hiện, các bạn ở giữa hàng
làm nhiệm vụ truyền tin (học sinh có thể thảo luận để đổi vị trí).
+ Giáo viên đưa ra các từ khóa cho bạn nhận tin (chỉ mình bạn nhận tin biết), bạn
có nhiệm vụ dùng hành động để truyền tin cho các bạn tiếp theo (khơng sử dụng lời
nói); tin được truyền đến bạn thực hiện, bạn thực hiện nêu từ khóa mà bạn cho là
đúng (trong q trình đó, các bạn học sinh phía dưới lớp có thể đốn và sau đó đưa
từ khóa nếu đội chơi trên này sai).
+ Các từ khóa: Ngứa lưng; cười nghiêng ngả; bị điện giật…
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: làm việc nhóm để thực hiện trò chơi.
Bước 3. Kết quả: Học sinh có thể truyền đúng, hoặc sai một số từ khóa.
Bước 4. Giáo viên: Đánh giá, chốt kiến thức.


13
Bài 31: Tập tính của động vật.
*Hình thức khởi động cũ:
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Trình bày cách truyền xung thần kinh qua xinap?
Giáo viên định hướng bài học mới: Ở động vật, có hành động được lặp đi lặp
lại gọi là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài này.
Cách vào bài này không gây được sự tập trung và quá trừu tượng nên học sinh
không hứng thú.
* Giải pháp đổi mới:
Tổ chức khởi động thành một hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu
cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp và phương tiện để tổ chức
hoạt động:
a. Mục tiêu:
- Giới thiệu một số tập tính bẩm sinh và học được ở động vật.
- Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học
sinh.

- Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Trực quan tìm tịi
- Thảo luận theo cặp.
c. Phương tiện:
- Tranh ảnh về tập tính.
d. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về tập tính ở động vật. Đây là gì?
- Tranh ảnh:

Hình 1

Hình 2


14

Hình 3
Hình 4
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát, thảo luận với bạn ngồi cạnh và
đưa ra nhận xét.
Bước 3. Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi một số học sinh đưa ra ý kiến (Học sinh có
thể nói đúng hiện tượng nhưng chưa nêu được bản chất).
Bước 4. Giáo viên: Đánh giá, chốt kiến thức.
Bài 32: Tập tính của động vật (tiếp theo).
*Hình thức khởi động cũ:
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Phân biệt tập bẩm sinh và tập tính học được?
Giáo viên định hướng bài học mới: Ở lồi động vật nào có tập tính học được?

Chúng học thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài này.
Cách vào bài này không gây được sự tập trung và không hứng thú với học
sinh.
* Giải pháp đổi mới:
Tổ chức khởi động thành một hoạt động dạy học, có xác định rõ các mục tiêu
cần đạt được về kiến thức, kỹ năng, các phương pháp và phương tiện để tổ chức
hoạt động bằng kĩ thuật tiên đốn: Điều gì sẽ sảy ra?
a. Mục tiêu:
- Liên hệ kiến thức thực tế và kiến thức bài học.
- Tìm ra những nội dung chưa biết để từ đó bổ sung kiến thức bài học mới cho học
sinh
- Tạo hứng thú cho học sinh với bài học mới.
b. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
- Trực quan tìm tịi
- Thảo luận theo cặp.
c. Phương tiện:
- Video về hình thức học tập quen nhờn giữa mèo và chó và in vết giữa mèo và vịt
con.


15
d. Tiến trình hoạt động
Bước 1. Giao nhiệm vụ:
- Giáo viên đặt câu hỏi: Mèo sống với chó sẽ như thế nào? Vịt và mèo có sống
chung được khơng?
- Học sinh thảo luận với bạn ngồi cạnh và đưa ra dự đoán.
- Giáo viên cho học sinh xem video về mèo và chó, video vịt con theo mèo. Tại sao
như vậy?
- Video:


Video 2 (phụ lục 2)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh xem video và đưa ra giải thích.
Bước 3. Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi một số học sinh đưa ra dự đốn (Học sinh
có thể dự đốn đúng nhưng chưa giải thích đúng).
Bước 4. Giáo viên: Đánh giá, chốt kiến thức.
2.4. Hiệu quả sử dụng hoạt động khởi động trong giảng dạy sinh học.
Qua việc sử dụng hoạt động khởi động để giảng dạy chương 2: Cảm ứng, tôi
đã thu được một số kết quả khả quan như sau:
2.4.1. Kết quả nghiên cứu:
Học sinh của tôi trở nên thích học mơn sinh hơn, thích thú với những giờ dạy
của tôi hơn, học sinh tập trung vào bài học ngay từ đầu, có tâm thế và hưng phấn để
tìm hiểu kiến thức mới một cách chủ động mà không phải bị ép buộc hay chán nản,
mệt mỏi; Vì vậy những hoạt động tìm hiểu kiến thức mới đã dễ dàng đạt được hiệu
quả như mong muốn.


16
Khơng những thế, học sinh cịn chủ động tìm hiểu kiến thức mở rộng và rất
nhiều học sinh đã hoàn thành tốt các hoạt động được giao về nhà.
Như tôi đã khẳng định: “Nếu bạn đánh mất học sinh trong 2 phút đầu tiên,
những phút còn lại bạn chỉ làm một việc là kéo chúng lại” Do vậy, hoạt động khởi
động là bước đầu tiên giúp tạo tâm thế và hứng thú để học sinh chủ động, tích cực
tìm hiểu kiến mới.
Khi học sinh thích học mơn của mình đã giúp tơi u nghề và ln có được
cảm hứng truyền đạt kiến thức đến học sinh trong từng tiết dạy.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm số liệu cụ thể:
Thực tế giảng dạy cho thấy kết quả bài kiểm tra ở các lớp trước và sau khi sử
dụng hoạt động khởi động có sự khác nhau rõ rệt thơng qua phiếu khảo sát và các
bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan.

Kết quả khảo sát sự u thích của học sinh với mơn sinh trước và sau khi sử
dụng hoạt động khởi động trong dạy học:
Năm học 2019-2020: Khảo sát ở hai lớp 11A2, 11A3; số lượng học sinh: 85
Kết quả khảo sát
Câu hỏi khảo sát

Trước khi áp dụng
Trung
Cao
Thấp
bình

Sau khi áp dụng
Trung
Cao
Thấp
bình

Câu 1: Em có thích học mơn sinh học
20
32
33
53
23
9
Câu 2: Em có thích cách khởi động tiết 12
45
28
70
15

0
học hiện nay.
Câu 3: Hoạt động khởi động (kiểm tra 18
37
30
67
15
3
bài cũ, vào bài) có thu hút và tạo hứng
thú để em tiếp thu bài mới.
Năm học 2020-2021 Khảo sát ở hai lớp 11A5, 11A6; số lượng học sinh: 79
Kết quả khảo sát
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng
Câu hỏi khảo sát
Trung
Trung
Cao
Thấp Cao
Thấp
bình
bình
Câu 1: Em có thích học mơn sinh học 19
35
25
55
20
4
Câu 2: Em có thích cách khởi động 15
40

24
60
19
0
tiết học hiện nay.
Câu 3: Hoạt động khởi động (kiểm tra 18
37
30
57
21
1


17
bài cũ, vào bài) có thu hút và tạo
hứng thú để em tiếp thu bài mới.
Kết quả các bài kiểm tra của học sinh với môn sinh trước và sau khi sử dụng
hoạt động khởi động trong dạy học:
Năm học 2019-2020: Kết quả bài kiểm tra ở hai lớp 11A2, 11A3; số lượng học
sinh: 85
Kết
quả

Trước khi áp dụng
G
K
Tb
Y
SL TL SL TL SL TL SL TL
2

2,3 18 21,1 59 69,5 6
7,1

Sau khi áp dụng
G
K
Tb
Y
SL TL SL TL SL TL SL TL
5
5,9 29 34,1 50 58,8 1
1,2

Năm học 2020-2021: Kết quả bài kiểm tra ở hai lớp 11A5, 11A6; số lượng
học sinh: 79
Kết
quả

Trước khi áp dụng
G
K
Tb
Y
SL TL SL TL SL TL SL TL
1 1,3 16 20,2 55 69,6 7 8,9

Sau khi áp dụng
G
K
Tb

Y
SL TL SL TL SL TL SL TL
6 7,6 23 29,1 50 63,3 0 0,0

Với kết quả thu được như trên, tôi khẳng định hoạt động khởi động được đổi
mới đã mang lại hiểu quả cao trong giảng dạy và học tập môn sinh học tại trường
THPT Bá Thước.
Phần 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Từ thực tế giảng dạy nhiều năm, tôi thấy đổi mới phương pháp dạy – học là tất
yếu của thời đại 4.0. Đổi mới như thế nào khơng quan trọng, quan trọng là q
trình dạy - học mang lại hiệu quả, hình thành được cho học sinh những năng lực và
phẩm chất mà xã hội cần.
Qua việc thay đổi hình thức khởi động của tiết học, tôi đã thu được những kết
quả đáng mừng như: tỉ lệ học sinh đam mê nghiên cứu và học tập tăng; học sinh
chủ động trong tiếp thu, lĩnh hội kiến thức khơng cịn học thụ động, chờ chép như
trước; tỉ lệ học sinh khá, giỏi của bộ môn cũng tăng lên nhiều so với trước, kích
thích được hứng thú học tập của học sinh, tạo cho học sinh động cơ học tập tích
cực. Chính vì vậy mà các nội dung kiến thức học sinh cần đạt được trở nên dễ dàng
và được khắc sâu hơn, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các bài toán sinh
học tốt hơn, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả học tập
của học sinh ở trường THPT Bá Thước.
3.2. Kiến nghị.
*Đối với các cấp quản lý:
- Tổ chức nhiều chuyên đề có chất lượng, có giờ dạy minh họa hoặc bằng băng
đĩa hình, thí nghiệm tự tạo.


18
- Tổ chức các buổi ngoại khóa để các em học sinh trao đổi về cách học tập của

mình, phổ biến cách học của mình cho các bạn khác tham khảo.
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm hóa chất, đồ dùng dạy học cho giáo
viên và học sinh. Yêu cầu đồ dùng, thiết bị, hóa chất có chất lượng.
* Đối với giáo viên:
- Khơng ngừng tự học, tự bồi dưỡng để biết cách khai thác tài nguyên dạy học
trên mạng internet, có kỹ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện
đại.
- Với kết quả này của đề tài, bản thân tôi rất mong được các bạn đồng nghiệp
quan tâm, chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên dạy môn sinh có thể áp dụng đề
tài này vào q trình thiết kế bài giảng nhằm để tạo hứng thú, lòng say mê với mơn
học, từ đó giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách chủ động.
- Với bản thân, tiếp tục bồi dưỡng, thiết kế và sử dụng hoạt động khởi ở các
bài, các chương khác của lớp 11 và cả chương trình sinh học phổ thơng.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Bá Thước, ngày 20 tháng 4 năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của tôi, không sao chép nội
dung của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Thúy


19
Phần 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa sinh học lớp 11 cơ bản và nâng cao. NXB GD

[2]. Phân phối chương trình mơn sinh học phổ thơng (Tài liệu chỉ đạo chuyên môn,

thực hiện từ năm học 2011-2012).
[3]. Sách giáo viên sinh học lớp 11 cơ bản và nâng cao. NXB GD.
[4]. Tài liệu internet, youtube.
[5]. Sinh lí học động vật. Lê Đình Tuấn (chủ biên). NXB GD.
[6]. Thế giới thực vật kì diệu. Quang Lân (chủ biên). NXB Hồng Đức.
[7]. Từ điển tiếng việt.


20

PHẦN 5: DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Nguyễn Thị Thúy
Chức vụ :
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Bá Thước
Cấp đánh giá xếp Kết
quả Năm
học
loại
đánh
giá đánh
giá
(Ngành
GD cấp xếp loại
xếp
loại
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

(A, B, hoặc C)

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Tìm một số phương pháp giải Ngành Giáo dục
và Đào tạo tỉnh C
nhanh bài tập hoán vị gen.
Thanh Hóa

2014



×