Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua làm các bài tập thực hành tin học 12 và sửa các lỗi cơ bản khi thực hành soạn thảo văn bản tin học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.8 KB, 21 trang )

PHẦN
1. MỞ ĐẦU

MỤC LỤC
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2.Mục đích nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
1.4 Phương pháp nghiên cứu
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2 Thực trạng vấn đề áp dụng sáng kiến kinh

2. NỘI DUNG

nghiệm
2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quết vấn đề
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN
3.1 Kết luận
VÀ KIẾN NGHỊ 3.2 Kiến nghị
4. TÀI LIỆU
Tài liệu tham khảo
THAM KHẢO
5. DANH MỤC
CÁC CỤM TỪ

Danh mục các cụm từ viết tắt

Trang
1
2
2


2
2
5
6
17
17
17
19

19

VIẾT TẮT

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.1.1 Lý do khách quan
Theo thông tin tham khảo về tri thức tin học thì khối lượng tri thức tin học
cứ ba tháng tăng gấp hai lần. Vậy để đáp ứng được với tốc độ phát triển nhanh
chóng của tin học và đáp ứng được yêu cầu học tập bộ môn của học sinh trong
trường THPT thì việc cấp bách phải tìm ra một một hướng đi mới, một hướng đi
mà giáo viên chỉ là người định hình, hướng dẫn để học sinh chủ động, sáng tạo
chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Để nắm được những thành tựu cuối cùng của
khoa học kĩ thuật, lúc này dạy kiến thức sẽ không bằng dạy phương pháp học,
đưa ra những thủ thuật (đặc thù của môn tin học) để học sinh không những chỉ
học kiến thức mà học cả cách khám phá những bí ẩn về tin học, đảm bảo những
điều kiện để người học tiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệ thống và
không ngừng tự học.

Để thực hiện được điều đó vấn đề căn bản mà nhà trường phổ thơng cần
quan tâm, giải quyết là việc phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học
sinh trong quá trình dạy, nhằm nâng cao toàn diện chất lượng đào tạo học sinh.
1.1.2. Lý do chủ quan
Là một giáo viên Tin học THPT tôi luôn mong muốn đem đến cho học sinh
cách tiếp cận tri thức một cách nhanh chóng và hiệu quả, giảm tải việc đè nặng
kiến thức sách vở mà đi vào thực tiễn nhưng vẫn thực hiện đúng, đủ chuẩn
KTKN theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Trên thực tế việc học tập các bộ mơn trong trường THPT thì môn tin học là
môn mà học sinh thường không yêu thích, tâm lý các em chỉ thích lên phịng
thực hành để giải trí là chính, vậy làm thế nào để các em u thích và học tập tốt
bộ mơn của mình cũng là một câu hỏi đau đầu cho nhiều thầy cơ. Việc phát huy
tính tích cực hoạt động học tập của học sinh được đặt lên hàng đầu và phương
pháp mỗi thầy cô đưa ra trong mỗi bài học như thế nào ?
Đặc biệt do điều kiện cơ sở vật chất gia đình, hầu hết các em là con em các
dân tộc vùng núi, các gia đình chưa có điều kiện mua máy tính cho các em học
tập nên việc học tập thêm ở nhà là hầu như không thực hiện vì vậy thực hành tại
trường cần sử dụng triệt để các giờ học thực hành trên lớp, nâng cao hiệu quả
học tập môn học.

1


Tất cả đó là lí do để tơi chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm phát huy tính
tính tích cực của học sinh thông qua làm các bài tập thực hành tin học 12 và
sửa các lỗi cơ bản khi thực hành soạn thảo văn bản tin học 10"
1.2 Mục đích nghiên cứu
Với mục đích phát huy tính tính tích cực của học sinh thông qua làm các
bài tập thực hành tin học 12 và sửa các lỗi cơ bản khi thực hành soạn thảo văn
bản tin học 10 từ đó giúp học sinh nắm chắc hơn về kiến thức cơ bản, biết cách

làm bài tập và thực hành trong SGK để vận dụng tốt vào giải các bài tập từ đó
rèn luyện để có kĩ năng thực hành tốt. Nhưng trong khuôn khổ một bài sáng kiến
kinh nghiệm tiến hành trong một thời gian ngắn tôi xin được đưa ra cách giải
quyết để phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh thông qua 3 bài
tập và thực hành là: Bài tập và thực hành 1, bài tập và thực hành 2, bài tập và
thực hành 3 SGK Tin học 12; một số thủ thuật trong tin học 10 với soạn thảo văn
bản.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Các tiết bài tập và thực hành SGK Tin học 12, Chương III Soạn thảo văn
bản tin học 10, nghiên cứu tin học ứng dụng.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu qua quá trình giảng dạy
- Nghiên cứu tổng hợp
- Nghiên cứu tài liệu tham khảo
* Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 10A9, 12A9.
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Sau khi đề tài hoàn thành có thể sử dụng làm giáo án cho một số tiết bài tập
và thực hành Tin học 12 và thực hành soạn thảo văn bản tin học 10, đóng góp
bài giảng vào nguồn học liệu của trường, kết quả thực nghiệm có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trung học phổ thông.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh
Tính tích cực nhận thức thể hiện thái độ của chủ thể nhận thức đối với đối
tượng nhận thức. Nghĩa là tài liệu học tập được phản ánh vào não học sinh và
được chế biến đi, được hòa vào vốn kinh nghiệm đã có của chúng và được vận
dụng linh hoạt, sáng tạo vào các tình huống khác nhau nhằm cải tạo hiện thực và
cải tạo bản thân mình.
2



Học sinh tồn tại với tư cách là một cá nhân với toàn bộ nhân cách của nó vì
vậy hoạt động nhận thức được tiến hành trên cơ sở huy động các chức năng
nhận thức, tình cảm, ý chỉ trong đó chức năng nhận thức đóng vai trị chủ yếu,
các chức năng tâm lí khác đóng vai trị hỗ trợ. Các yếu tố này kết hợp với nhau
một cách hữu cơ, tác động và thúc đẩy lẫn nhau tạo nên cái gọi là mơ hình tâm lí
của hoạt động nhận thức. Mơ hình này khơng cứng nhắc, trái lại ln biến đổi
tạo nên rất nhiều dạng khác nhau tùy theo các nhiệm vụ nhận thức cụ thể mà học
sinh phải thực hiện. Sự biến đổi này càng linh hoạt bao nhiêu thì học sinh càng
dễ thích ứng với các nhiệm vụ nhận thức khác nhau bấy nhiêu. Sự biến đổi đó
càng linh hoạt, càng năng động bao nhiêu thì càng thể hiện tính tích cực nhận
thức ở mức độ cao bấy nhiêu.
- Đặc điểm, bản chất của phát huy tích tích cực hoạt động học tập của học
sinh
Về cơ bản sự nhận thức (học tập) của học sinh diễn ra dưới sự chỉ đạo của
giáo viên, quá trình nhận thức mang tính chất gián tiếp và bao gồm việc tiếp xúc
với cái đã nhận thức.
Học sinh không bao giờ nắm vững thực sự những kiến thức, nếu giáo viên
đem đến cho các em dưới dạng "đã chuẩn bị sẵn". Trên thực tế để làm thay đổi
cách thực hiện này thì giáo viên phải là người xây dựng, tổ chức tốt tiết học có
hiệu quả, học sinh vừa chủ động tìm hiểu kiến thức vừa khắc sâu luôn kiến thức
tại lớp học vì mơn Tin học là mơn các em cho là môn học tự chọn nên việc dành
thời gian học tại nhà của các em cho mơn này rất ít, chính vì vậy việc địi hỏi
giáo viên phải tổ chức thế nào để học sinh nhận thức được ngay tại lớp.
- Tính tích cực hoạt động phụ thuộc rất nhiều ở bản thân mỗi học sinh.
Hoạt động mang lại hiệu quả cao phải có động cơ phù hợp, mà động cơ thì
đa dạng và phong phú. Mỗi học sinh ngoài những động cơ chung cịn có động cơ
riêng, động cơ chính đáng, động cơ khơng chính đáng, động cơ tích cực, động
cơ tiêu cực. Như vậy chỉ có những học sinh nào có ý thức vươn lên, có nhu cầu
nắm bắt kiến thức để hoàn thiện bản thân và góp phần thúc đẩy quá trình tiến bộ

xã hội và tiến bộ khoa học kĩ thuật mới phát huy được tính tích cực trong học
tập.
- Nguyên tắc của phát huy tính tích cực học tập của học sinh
Nguyên tắc thứ nhất nêu lên sự cần thiết phải lôi cuốn học sinh vào cơng
tác nhận thức, kích thích sự ham hiểu biết trí tuệ sao cho mỗi em huy động hết
mức trí lực của mình.
3


Nguyên tắc về vị trí ưu thế của các kiến thức lí thuyết đề ra sự cần thiết
phải nắm vững sâu sắc tài liệu lí thuyết, thâm nhập thật sự vào bản chất của các
hiện tượng, lĩnh hội những tư tưởng và khái niệm quan trọng nhất.
Nguyên tắc đòi hỏi nhịp độ khẩn trương của công tác học tập.
Hết sức quan trọng là ngun tắc địi hỏi chăm lo tích cực đến sự phát triển
của tất cả các học sinh kể cả loại giỏi lẫn loại yếu về học tập.
b. Một số phương pháp nhằm phát huy tính tích cực hoạt động học tập của
học sinh
* Dạy học nêu vấn đề
Trong phương pháp tổ chức việc học tập của học sinh, dạy học nêu vấn đề
có ý nghĩa to lớn. Các nhà giáo dục cổ điển cũng đánh giá cao việc trình bày
kiến thức theo kiểu nêu vấn đề đối với việc phát huy tính tích cực hoạt động
nhận thức của học sinh. Vì thế, giáo viên có thể thực hiện việc dạy học nêu vấn
đề ở các mức độ khác nhau với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó đáng chú ý
là hình thức làm các bài độc lập:
Thứ nhất, xây dựng tình huống có vấn đề và xác định nhiệm vụ nhận thức.
Thứ hai, kích thích hoạt động tư duy độc lập của học sinh, hướng tới tìm
kiếm phép giải cho bài tập nhận thức và nắm vững kiến thức mới.
Thứ ba, mở rộng, đào sâu và làm vững chắc kiến thức mới trong quá trình
luyện tập sáng tạo.
Thứ tư, học sinh nắm vững các biện pháp hoạt động trí tuệ nhằm tiếp thu

kiến thức mới trong quá trình giải bài tập có tính chất tìm kiếm cũng như trong
việc thực hiện hệ thống các bài luyện tập sáng tạo.
* Trình bày kiến thức bằng lời
Như đã nêu ở trên, phương pháp dạy học nêu vấn đề tuy mang lại hiệu quả
cao nhưng không phải bao giờ cũng áp dụng được. Như vậy cách dạy học truyền
thống: Giáo viên trình bày kiến thức bằng lời vẫn được dùng để phát huy tính
tích cực hoạt động học tập của học sinh trong dạy học. Vấn đề là phải làm sao
cho việc học tập của học sinh không biến thành sự tri giác đơn thuần (nghe) khi
giáo viên trình bày kiến thức, sao cho giáo viên sử dụng được một cách có ý
thức các thủ thuật phong phú nhằm phát huy tính tích cực tư duy của học sinh.
Vậy những thủ thuật đó là gì?
Giáo viên phải thường xun chăm lo sao cho bài giảng không đơn thuần
chỉ là thuật lại SGK mà có nội dung sinh động, hấp dẫn, hấp dẫn và sâu sắc, làm
phong phú và mở rộng thêm những kiến thức vốn có của học sinh.
4


Giáo viên có thể dùng biện pháp kích thích học sinh tiến hành so sánh, đối
chiếu các sự kiện, các thí dụ và nguyên lí mới với những điều đã học.
Có một vai trị to lớn trong sự phát triển tích cực trí tuệ của học sinh là kỹ
năng của giáo viên biết kích thích học sinh hiểu được sâu sắc logic và trình tự tài
liệu học tập.
Lời nói sinh động của giáo viên kết hợp với tính trực quan có hiệu quả to
lớn trong việc dạy học.
Trong dạy học cần phải tuân thủ nguyên tắc: "chỗ nào tự học sinh có thể nói
lên được thì giáo viên phải im lặng".
* Cải tiến công tác tự học.
Công tác tự học đóng một vai trị lớn lao trong việc nâng cao tính tích cực
hoạt động trí tuệ của học sinh, cơng tác thực hiện khơng có sự tham gia trực tiếp
của giáo viên. Công tác tự học, với mức độ phức tạp và khó khăn dần, sẽ rèn

luyện và phát triển các năng lực nhận thức của học sinh, góp phần hình thành
các kỹ năng, kỹ xảo thực hành, làm cho kiến thức đã tiếp thu được ngày càng trở
nên dễ hiểu và sâu sắc hơn. Trong khi làm việc tự lực, tư tưởng và ý trí học sinh
bị căng thẳng mạnh hơn so với khi nghe giáo viên trình bày kiến thức.
Khi tổ chức công tác tự lực trên lớp, điều quan trọng là phải chỉ dẫn chu
đáo cho học sinh, nghĩa là xác định rành mạch nhiệm vụ học tập và trình tự thực
hiện nhiệm vụ đó. Giáo viên có thể đầu tiên xác định đề tài và mục đích của bài
học sau đó phân chia cơng việc sắp làm thành giai đoạn quan trọng nhất và nêu
những câu hỏi mà học sinh sẽ phải trả lời.
2.2. Thực trạng hoạt động học tập Tin học của học sinh lớp 12
2.2.1. Nội dung chính của chương trình Tin học 12
Chương I. Trình bày các khái niệm về hệ CSDL: CSDL, hệ QTCSDL, các
mức thể hiện của CSDL, chức năng của hệ QTCSDL, vai trò của con người khi
làm việc với hệ CSDL.
Chương II. Hệ quản trị CSDL Microsoft Access: Giới thiệu Microsoft
Access, các chức năng của Access, cách khởi động, kết thúc Access, tạo CSDL,
tạo cấu trúc bảng, tạo biểu mẫu để nhập và hiển thị dữ liệu, tạo liên kết, tạo mẫu
hỏi để kết xuất thông tin từ nhiều bảng, tạo báo cáo chuẩn bị cho việc in dữ liệu
theo mẫu.
Chương III. Hệ CSDL quan hệ: Cơ sở dữ liệu quan hệ, các thao tác với
CSDL quan hệ.
Chương IV. Kiến trúc và bảo mật các hệ CSDL: Các loại kiến trúc của hệ
CSDL, vấn đề bảo mật thông tin trong các hệ CSDL.
5


2.2.2. Các bước để giải một bài tập thực hành Tin học 12
a. Tìm hiểu bài tập thực hành
Tìm hiểu bài tập thực hành là việc đọc yêu cầu của bài tập và thực hành từ
đó xác định được yêu cầu của bài tập thực hành. Từ yêu cầu của bài xác định

được những yêu cầu cụ thể cần thực hiện.
b. Lựa chọn cách thực hiện bài tập thực hành
Đặc trưng của các bài tập và thực hành tin học 12 là thực hiện trên phần
mềm cụ thể hệ QTCSDL Microsoft Access vì vậy mỗi một cơng việc có thể có
nhiều cách thực hiện. Học sinh có thể thực hiện các cách hoặc chọn 1 cách nào
đó dễ thực hiện nhât.
c. Thực hiện bài tập thực hành trên máy
Thực hiện bài tập thực hành trên máy là việc học sinh thực hiện cách làm
các yêu cầu của bài tập và thực hành trên phần mềm cụ thể Access.
d. Kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm là việc học sinh quan sát kết quả thực hành đối chiếu với kết
quả thực tế.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Trình bày kiến thức bằng lời
Bài 1. Trang 16 - SGK Tin học 12
Nêu một ứng dụng của một tổ chức mà em biết?
Sau bài một số khái niệm cơ bản học sinh đã biết bài tốn quản lí là gì?
CSDL là gì? Các cơng việc thường gặp khi xử lí thơng tin của một tổ chức vì
vậy với bài tập này có thể cho học sinh tự đưa ra ứng dụng cụ thể từ đó mỗi học
sinh trình bày ứng dụng của mình. Vậy mỗi ứng dụng cần trình bày những nội
dung gì?
HS đưa ra câu trả lời
- Nêu tên tổ chức.
- Trình bày cụ thể về CSDL trong ví dụ đưa ra.
GV: Gợi ý các nội dung cần trình bày trong bài và gọi 2 học sinh trình bày
về tổ chức mình đưa ra.
GV: Nhận xét và bổ sung (nếu cần)
Sau đó giáo viên kết luận: Vậy có nhiều ứng dụng CSDL nhưng mỗi ứng
dụng các em cần trình bày những nội dung sau
- Nêu tên tổ chức

- Trong CSDL đó có những thơng tin gì?
- CSDL phục vụ cho những đối tượng nào, vấn đề gì?
6


Bài 2. Trang 16 - SGK Tin học 12
Hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL?
GV: Em hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL?
HS: - Định nghĩa CSDL
- Định nghĩa hệ QTCSDL
GV: Qua các ví dụ được học em thấy dữ liệu trong CSDL được tổ chức
như thế nào?
HS: Dữ liệu được tổ chức dưới dạng bảng
GV: Nhắc lại điểm khác nhau cơ bản giữa CSDL và hệ QTCSDL.
CSDL là tập hợp các dữ liệu (một hay nhiều bảng dữ liệu)
Hệ QTCSDL là phần mềm tạo lập, lưu trữ, khai thác dữ liệu trên các bảng
Bài 3. Trang 16 - SGK Tin học 12
Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lí mượn/trả sách cần lưu trữ
những thơng tin gì?
Trước khi đi vào tiết bài tập thì việc hoạt động ngoại khóa là cho các em lên
thư viện tham quan cách thực hiện, quản lý thư viện, việc mượn, trả sách...
GV: Các đối tượng cần quản lí? (đây là các đối tượng có liên quan tới việc
mượn trả sách)
HS: Sách, người mượn, việc mượn trả
HS: Lên bảng liệt kê các loại thơng tin cần để quản lí mỗi đối tượng
GV: Gọi học sinh nhận xét, bổ xung
HS: nghe và viết.
Gợi ý:
- Để quản lí sách cần thơng tin gì? (đây chính là những thơng tin trên mỗi
quyển sách)

Mã sách, tên sách, loại sách, NXB, Năm XB, giá tiền, mã tác giả, nội
dung(tóm tắt)
Giáo viên giải thích thơng tin về mã sách và tác dụng của mã sách dùng để
phân biệt từng quyển sách để từ đó họ sinh làm quen dần với khái niệm khóa
chính.
- Để quản lí người mượn cần thơng tin gì?
Mã thẻ, họ tên, ngày sinh, giới tính, lớp, ngày cấp, địa chỉ.
- Để biết những ai đang mượn sách và những sách nào đang cho mượn cần
những thơng tin gì?
Mã thẻ, số phiếu, ngày mượn, mã sách mượn, số lượng sách mượn.
* Những việc phải làm để đáp ứng yêu cầu của người thủ thư
7


GV: Người thủ thư là ai?
HS: Là người quản lí sách, cho bạn đọc mượn sách.
HS: Kể tên các việc cần lầm của người thủ thư và nhận xét.
GV: Nhận xét và bổ sung
HS: Nghe và viết bài.
- Kiểm tra để biết người đó có phải là bạn đọc của thư viện không ?
- Tra cứu xem sách mà bạn đọc cần cịn hay khơng ?
- Phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc mượn.
Bài 4. Trang 16 - SGK Tin học 12
Nêu ví dụ minh hoạ cho một vài yêu cầu cơ bản đối với hệ CSDL?
HS: Đưa ra các ví dụ minh hoạ cho 6 yêu cầu
GV: Gọi 2 học sinh đại diện lên bảng
HS: Nhận xét
GV: Nhận xét và bổ sung.
Ví dụ nêu ra khơng nhất thiết phải đáp ứng tất cả các yêu cầu. Có thể đưa ra
nhiều ví dụ để giải thích các yêu cầu khác nhau của hệ CSDL.

2.3.2. Dạy học nêu vấn đề
Bài tập và thực hành 1
Bài 1. Trang 21 - SGK
GV: Đặt vấn đề
Nội qui thư viện có ý nghĩa như thế nào trong quản lí gì?
Thẻ thư viện dùng để quản lí thơng tin của đối tượng nào?
HS: trả lời
GV: Chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1 và 2 tìm hiểu nội quy thư viện và thẻ thư viện
Nhóm 3 và nhóm 4 tìm hiểu phiếu mượn và trả sách
HS: thực hiện phần cơng việc của nhóm mình
GV: Gọi đại diện của mỗi nhóm lên trình bày
HS: nhận xét
GV: tổng hợp các kết quả của học sinh và đưa ra kết luận
Nội quy thư viện
- Thời hạn mượn sách
- Số lượng sách được mượn mỗi lần
- Quy ước về sự cố vi phạm nội qui
Thẻ thư viện gồm có 1 số thông tin sau
Mã thẻ, họ tên của học sinh, ngày tháng năm sinh, khối, lớp...
8


Phiếu mượn sách chứa 1 số thông tin sau:
Mã thẻ, tên học sinh, số phiếu, số thứ tự, tên sách, mã sách, ngày mượn...
Phiếu trả sách chứa một số thông tin sau
Số phiếu, ngày trả, tên sách, mã sách, số biên bản ghi sự cố..
Bài 2. Trang 21 - SGK
GV: đưa ra vấn đề các hoạt động của thư viện là gì?
HS: Là những cơng việc mà việc quản lí thư viện phải thực hiện hàng

ngày GV: Chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: trình bày các hoạt động chi tiết về quản lí sách
Nhóm 2: Trình bày các hoạt động chi tiết về mượn trả sách
HS: Các nhóm trao đổi, bổ sung lẫn nhau
GV: Đưa ra nhận xét và tổng kết các hoạt động
HS: nghe và viết bài
- Quản lí sách gồm các hoạt động như:
+ Nhập xuất sách vào kho
+ Thanh lí sách
+ Đền bù sách
- Mượn/trả sách gồm các hoạt động như:
+ Cho mượn: Kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, tìm sách trong kho, ghi sổ
mượn/trả.
+ Nhận sách trả: Kiểm tra thẻ đọc, phiếu mượn, đối chiếu sách trả với
phiếu mượn, ghi sổ mượn/trả, ghi sự cố sách trả, nhập sách về kho.
+ Tổ chức thông tin về sách và tác giả: Giới thiệu sách theo chủ đề, tác
giả, sách mới.
Bài 3: Trang 21 - SGK
GV: Các đối tượng cần quản lí là những đối tượng nào?
HS: Tổng kết các đối tượng từ những hoạt động bài 2
GV: u cầu mỗi nhóm trình bày thơng tin cần quản lí về 2 đối tượng
GV: Yêu cầu học sinh đại diện mỗi nhóm trình bày ý kiến của mình và các
nhóm cùng thảo luận.
GV: Thống nhất những đối tượng cần thiết.
HS: Thảo luận để thống nhất các thông tin chi tiết
GV: Tại sao cần mã sách, số thẻ, mã tác giả?
HS: Vì các thơng tin đó giúp phân biệt đựoc các học sinh, các quyển sách,
các tác giả với nhau.
Sau khi thảo luận GV thống nhất các thông tin chi tiết
9



Liệt kê các đối tượng và các thông tin cần quản lí khi xây dựng CSDL
quản lí
sách, mượn/trả sách
- Đối tượng 1: Người mượn
Số thẻ, họ và tên, ngày sinh, giới tính, lớp, địa chỉ, ngày cấp thẻ, ghi chú
- Đối tượng 2: Sách
Mã sách, tên sách, loại sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, giá tiền, mã tác
giả, tóm tắt nội dung sách...
- Đối tượng 3
Mã tác giả, họ và tên tác giả, ngày sinh, ngày mất, tóm tắt tiểu sử...
2.3.3. Cải tiến công tác tự học
Bài tập và thực hành 2
1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và tìm hiểu chú ý SGK – T41
HS: Đọc chú ý
2. Thực hành làm bài tập
Bài 1. Trang 40 - SGK
Khởi động Access, tạo CSDL với tên QuanLi_HS. Trong CSDL này tạo
bảng HOC_SINH có cấu trúc được mơ tả SGK- T40
GV: Em hãy trình bày các thao tác cần thực hiện?
HS: Các thao tác cần thực hiện
- Khởi động Access
Start/Program/Microsoft access (hoặc kích đúp vào biểu tượng Access trên
màn hình nền)
HS: Trực tiếp thực hành trên máy.
GV: quan sát và hướng dẫn (nếu cần)
- Tạo CSDLQuanLi_HS
File/New/Blank Database/Nhập QuanLi_HS trong file name.
HS: Trực tiếp thực hành trên máy.

GV: quan sát và hướng dẫn (nếu cần)
- Tạo cấu trúc bảng theo mẫu
Table/Kích đúp Create table in design view gõ tên các trường và chọn kiểu
dữ liệu mơ tả, chọn các thuộc tính theo mẫu SGK- T40
HS: Trực tiếp thực hành trên máy.
GV: quan sát và hướng dẫn.
Bài 2. Trang 41 - SGK
Chỉ định khố chính:
10


GV: Em hãy giải thích tại sao trường MaSo đáp ứng được là trường khố
chính?
HS: MaSo phân biệt được từng học sinh trong bảng.
GV: Trình bày các bước tạo khố chính cho trường MaSo
Chỉ định trường MaSo là khố chính
Tại cửa sổ tạo cấu trúc bảng
- Chọn trường MaSo (Nháy vào ơ ởbên trái tên trường) làm khố chính
- Chọn Edit/Primary key
HS: Trình bày các bước làm và trực tiếp thực hiện trên máy.
GV: quan sát và hướng dẫn
Bài 3. Trang 41 - SGK
GV: Em hãy trình bày các bước để thay đổi thứ tự trường?
HS: Trả lời
GV: Gọi 1 hs nhận xét và đưa ra cách làm cho bài này- Chuyển trường
DoanVien xuống dưới trường NgSinh và trên trường DiaChi
+ Chọn trường DoanVien (Nháy vào ô bên trái trường DoanVien) nhấn
chuột và giữ
+ Di chuyển chuột, đường nằm ngang đến vị trí dưới trường NgSinh
+ Thả chuột

HS: Thực hiện trên máy việc chuyển trường DoanVien
GV: quan sát và hướng dẫn
GV: Em hãy nêu cách thêm 1 trường Li?
HS: Trình bày các bước và thực hiện trên máy - Thêm các trường: Li, Hoa,
Tin
+ Kích chuột vào trường Van
+ Chọn Insert/Rows
+ Gõ tên trường là Toan, chọn kiểu dữ liệu, mơ tả và xác định tính chất của
trường như u cầu. (Làm tương tự với 2 trường còn lại)
GV: Quan sát học sinh thực hành
GV: Yêu cầu học sinh làm tương tự với 2 trường còn lại: Di chuyển các
trường điểm để có thứ tự là: Toan, Li, Hoa, Van, Tin. Di chuyển 2 trường Li,
Hoa lên trên trường Van và dưới trường Toan.
HS: Thực hành di chuyển các trường theo yêu cầu (HS đã biết cách làm)
GV: Quan sát và hướng dẫn nếu cần
- Lưu lại bảng và thoát khỏi Access
+ File/Save/ Gõ HOC_SINH vào Table name/Save
11


+ Kích vào nút Close góc trên bên phải
GV: Tóm tắt lại các thao tác học sinh cần đạt được sau bài thực hành
- Tạo cơ sở dữ liệu
- Tạo cấu trúc 1 bảng trong CSDL
- Sửa đổi cấu trúc bảng
Bài 4. Giáo viên cho thêm 1 bài tập để học sinh có thể làm việc với nhiều bảng
trong 1 CSDL
Tạo CSDL KINH_DOANH gồm 3 bảng, kiểu dữ liệu và khóa chính học
sinh tự chọn cho thích hợp.
KH: Gồm các trường MaKH, TenKH, Diachi

SP: MaSP, TenSP, Gia
HĐ: SHĐ, MaKH, MaSP, Soluong, Ngaymua
GV: Gợi ý
- Tạo 1 CSDL mới
- Lần lượt tạo từng bảng
2.3.4. Kết hợp một số phương pháp dạy học cơ bản để phát huy tính tích
cực hoạt động học tập của học sinh
Bài tập và thực hành 3
Bài 1. Trang 48 - SGK
HS: Đọc chú ý T49
GV: Yêu cầu học sinh nhập dữ liệu cho bảng đúng như mẫu cho trong
SGK vì các dữ liệu đã được chọn một cách có chủ ý để các bài tiếp theo được
thuận lợi, dữ liệu thống nhất thì kết quả của các bài sau dễ kiểm nghiệm chung
cho toàn lớp.
Học sinh nhập dữ liệu xảy ra vấn đề về cách hiển tại dữ liệu khi đó giáo
viên yêu cầu học sinh sửa đổi tính chất của trường để được kết quả hiển thị dữ
liệu như SGK nếu học sinh không làm được giáo viên đưa ra chú ý sau và yêu
cầu học sinh ghi nhớ và thực hiện.
Chú ý: Khi nhập dữ liệu cho các trường ĐTB nếu nhập điểm nào =10.0
mà chỉ hiển thị 1.0 thì chọn thuộc tính format/fixed và bỏ chọn input Mask hoặc
hướng dẫn các em trong input Mask nhập 99.9
HS: Nhập dữ liệu
GV: Quan sát và chỉnh sửa cho học sinh nếu cần
- Di chuyển trong bảng (SGK -49)
- Thêm các bản ghi vào bảng
- Chỉnh sửa các lỗi trong các trường hợp nếu có
12


- Xoá hoặc thêm bản ghi mới

Kết quả học sinh nhập được bảng dữ liệu như sau:
Bài 2. Trang 48 - SGK
a. Hiển thị các học sinh nam trong lớp
GV: Em hãy trình bày cách làm để hiển thị các học sinh nam trong lớp
HS: C1: Chọn 1 ơ có trường giới tính là “nam”/ Nháy nút biểu tượng lọc
theo ô dữ liệu đang chọn
C2: Nháy nút biểu tượng lọc theo mẫu/Chọn điều kiện lọc vào trường GT
là “nam”
GV: Nhận xét và nhắc lại cách làm
HS: Trực tiếp thực hiện trên máy và quan sát kết quả
Kết quả của việc lọc sẽ được danh sách các học sinh nam như sau:
b. Lọc ra danh sách các bạn chưa là đoàn viên
HS: Thực hiện phần b tương tự như phần a.
Danh sách các bạn chưa là đoàn viên là:
c. Tìm các học sinh có điểm 3 mơn Tốn, Lí, Hố đều trên 8
GV: Với phần này lọc theo cách nào? tại sao?
HS: Thực hiện việc lọc theo mẫu với điều kiện mỗi trường toan, li, hoa lớn
hơn 8 vì có nhiều điều kiện lọc.
GV: yêu cầu học sinh quan sát và đối chiếu kết quả sau đó học sinh đưa ra
nhận xét
GV: chú ý cho học sinh là phải kích chuột vào ô đoàn viên để bỏ chọn điều
kiện cho trường đoàn viên nếu không máy sẽ hiểu là lọc ra những học sinh với
điều kiện không phải là đoàn viên sẽ cho kết quả sai (chỉ đưa ra 1 bản ghi là học
sinh không phải là đoàn viên)
HS: Thực hiện và quan sát kết quả lọc
Bài 3. Trang 49 - SGK
GV: Gọi 1 học sinh nhắc lại cách sắp xếp dữ liệu trên bảng
HS:
1. Chọn trường cần sắp xếp
2. Kích chuột vào biểu tượng của lệnh sắp xếp tăng dần hoặc giảm dần

3. Lưu lại kết quả sắp xếp
GV: Cách thực hiện sắp xếp phần a, b và c?
HS:
Phần a: Chọn trường Ten, kích chuột vào biều tượng sắp xếp tăng dần
Phần b: Chọn trường sắp xếp là trường Toán và chọn lếnh sắp xếp giảm dần
13


Phần c: Chọn trường Van và lệnh sắp xếp theo thứ tự giảm dần
HS: Thực hành trực tiếp trên máy và đối chiếu kết quả
GV: Quan sát, đối chiếu và sửa chữa cho học sinh nếu cần
HS: Quan sát kết quả đúng do giáo viên đưa ra.
Kết quả quan sát được sau khi sắp xếp như sau:
a. Sắp xếp tên học sinh trong bảng HỌC_SINH theo thứ tự bảng chữ cái
b. Sắp xếp điểm toán theo thứ tự giảm dần để bíêt những bạn nào có điểm
tốn cao nhất
c. Sắp xếp điểm Văn theo thứ tự giảm dần
2.3.5 Một số lỗi thường gặp khi soạn thảo văn bản tin học 10 (áp dụng cho
phiên bản phần mềm soạn thảo Microsoft Office Word 2007 trở lên).
Thực trạng trong các tiết thực hành tin học 10, hầu hết các em chỉ mới
biết soạn thảo cơ bản còn khi gặp bất kỳ sự cố gì về soạn thảo thì khơng biết làm
thế nào? Ví dụ như khi soạn thảo gặp đường gạch chân xanh đỏ rất khó chịu,
hay gõ một chữ thì bị cách từng ký tự, khi các em gặp sự cố thường gọi thầy cô
giáo giúp đỡ như “cô ơi em khơng thấy thanh cơng cụ đâu?” “Em soạn thảo
tồn thấy chữ ả ở cuối con trỏ văn bản ?”... đây không chỉ học sinh mới hay gặp
phải mà các thầy cơ cũng vậy, trong q trình soạn giáo án, làm báo cáo các thầy
cô cũng gặp phải các lỗi tương tự mà làm thế nào sửa một cách nhanh nhất, cịn
lên mạng tra thì rất lâu vì vậy tơi tập hợp một số thủ thuật để khi cần đến chúng
ta có thể xem, học hỏi.
Bỏ Dấu Gạch Chân Dạng Sóng Dưới Dòng Chữ.

Nhiều khi nhập văn bản, bạn sẽ "nhức mắt" với dấu gạch chân màu đỏ nằm ngay
dưới từng chữ. Bạn có thể bỏ dấu này bằng cách vào Word Options >
Proffing rồi bỏ tích ở dịng Check spelling as you type rồi nhấn OK.

14


Hiện Tượng Cách Chữ Khi Gõ Tiếng Việt Có Dấu.
Đây là hiện tượng để lại khoảng trống giữa một chữ dù chưa hề nhấn phím cách.
Để khắc phục vấn đề này này, bạn vào Word Options > Advanced rồi bỏ dấu
tích Use smart cut and paste rồi nhấn OK.

Chữ Hoa Đầu Câu Là Nguyên Âm Có Dấu Tiếng Việt Bị Thụt Xuống.
Trước khi gõ từ có chữ hoa nguyên âm ở đầu câu, bạn vào Word Options >
Proffing > AutoCorrect Options… Ở tab Autocorrect bạn bỏ tích ở
dịng Correct Two Intial Capital và OK.

15


Khi Đánh Chữ I Thường Chuyển Thành Chữ I
Để sửa lỗi này ta làm bằng vào Word Options > Proffing > AutoCorrect
Options… Ở tab Autocorrect hãy quan sát bảng Replay - With. Nếu nhìn thấy
chữ 'i' được thay thế bằng 'l' thì chọn Delete để xóa.

Đổi Đơn Vị Đo Lường.
Bạn muốn đổi đơn vị đo từ inch sang theo cách sử dụng truyền thống của Việt
Nam là cm. Hãy truy cập vào menu Word Options > Advanced > Display, tiếp
đến chọn Centimeters trong mục Measurement units. Lưu tài liệu và khởi động
lại MS Word để thiết lập có hiệu lực ở lần soạn thảo tiếp theo.


16


2.4. Hiệu quả của SKKN
SKKN của tôi đã áp dụng tại trường THPT Bá Thước, đối tượng là học sinh khối
10, 12; cụ thể tại lớp 10A9; 12A9.
Để kiểm chứng các giải pháp của SKKN tôi tổ chức làm 2 bài kiểm tra với các
nội dung tương ứng cho các bài tập và thực hành kết quả như sau:
Khảo sát đầu năm học
Bảng thống kê điểm của học sinh khi chưa áp dụng SKKN
Lớp

8-10đ
TS

6.5-8đ

5-6.5đ

<5đ

TB trở lên

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

10A9

31

3

9.68

18

58.06

9

29.03


1

3.23

30

96.77

12A9

36

3

8.33

21

58.33

11

30.56

1

2.78

35


97.22

Khảo sát sau khi áp dụng giảng dạy.
Bảng thống kê điểm của học sinh sau khi áp dụng SKKN
Lớp

8-10đ
TS

6.5-8đ

5-6.5đ

<5đ

TB trở lên

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

10A9

31

5

16.13

20

64.52

6

19.35

0

0

31

100


12A9

36

6

16.67

23

63.89

7

19.44

0

0

36

100

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.1.1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của SKKN
Phát huy tính tích cực hoạt động học tập của học sinh là gì?
Một số phương pháp dạy học cơ bản nhằm phát huy tính tích cực hoạt

động học tập của học sinh như: Dạy học nêu vấn đề, cải tiến công tác tự học, kết
hợp các phương pháp dạy học.
Áp dụng một số kinh nghiệm phát huy tính tính tích cực của học sinh thơng
qua làm các bài tập thực hành tin học 12 và sửa các lỗi cơ bản khi thực hành
soạn thảo văn bản tin học 10.
3.1.2. Hiệu quả thiết thực của SKKN nếu được triển khai áp dụng
Sau khi nội dung này được áp dụng trong các giờ bài tập và thực hành ở
trên lớp đã thu được một số thành quả khả quan. Số học sinh hiểu và hứng thú
với bài tập và thực hành nhiều hơn so với số lượng cũ. Phần lớn học sinh 12 đã
biết xây dựng 1 CSDL cho một bài tốn quản lí.
Đa số học sinh lớp 10 đã biết sửa các lỗi cơ bản khi soạn thảo văn bản.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với sở GD&ĐT Thanh Hóa
17


Cần quan tâm nhiều hơn đến bộ môn Tin học ở trường THPT.
3.2.2. Đối với Nhà trường
Nên có sự đầu tư khuyến khích giáo viên đổi mới PPDH dưới nhiều hình
thức khác nhau.
3.2.3. Đối với giáo viên
Phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học Tin học. Hạn chế tối đa phương
pháp dạy học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm.
Phải ln tìm tịi, sáng tạo để từng bước cải tiến phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng tiết học, bài học với những đối tượng học sinh khác nhau.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 2 tháng 5 năm 2021
ĐƠN VỊ


Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

NGƯỜI VIẾT SKKN

Phạm Anh Tuấn

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Tin học 10, 12
[2]. Sách giáo viên Tin học 10, 12
[3]. Những vấn đề chung về đổi mới Giáo dục THPT môn Tin học
[4]. Chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 10,12
[5]. Phương pháp dạy học
[6]. Vi tính thật là đơn giản: 857 thắc mắc khi sử dụng máy tính.

19


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm


PPDH

Phương pháp dạy học

CSDL

Cơ sở dữ liệu

THPT

Trung học phổ thơng

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

ĐTB

Điểm trung bình

HQTCSDL


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

20



×