Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Thực trạng dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại làng hy vọng đà nẵn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO TRẺ EM
CĨ HỒN CẢNH ĐẶC BIỆT TẠI LÀNG HY VỌNG ĐÀ
NẴNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN HOÀNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THỊ ÁI ĐÔNG

Đà Nẵng, 2020

1


MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT ............................................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. 6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... 7
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 8
II. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................... 9
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 10
IV. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 10
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: .................................................................. 10


4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................... 10
4.3. Phương pháp bổ trợ - thống kê toán học: ......................................................... 10
V. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................ 10
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 11
VII. Bố cục của đề tài nghiên cứu .................................................................................. 11
B. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................... 12
I. Chương 1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt ..................................................................................................................................... 12
1.1. Tổng quan nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt 12

2


1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài ............................................................................ 12
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ............................................................................ 12
1.2.

Các khái niệm liên quan ............................................................................. 14

1.2.1. Công tác xã hội ......................................................................................... 14
1.2.2. Công tác xã hội với trẻ có hồn cảnh đặc biệt....................................... 15
1.2.3. Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt ................................................................. 16
1.2.4. Dịch vụ cơng tác xã hội ............................................................................ 17
1.2.5. Các hoạt động cụ thể của nhân viên CTXH trong trợ giúp TECHCĐB
17
1.3.

Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................ 20


1.3.1. Lý thuyết hệ thống ................................................................................... 20
1.3.3. Lý thuyết nhu cầu con người ..................................................................... 21
II. Chương 2. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt 24
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu ........................... 24
2.2. Thực trạng các dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt .... 25
2.2.1. Ni dưỡng, chăm sóc ................................................................................ 25
2.2.2. Hỗ trợ tâm lý – xã hội ................................................................................ 27
2.2.3. Giáo dục phổ thơng .................................................................................... 30
2.2.4. Hỗ trợ hịa nhập .......................................................................................... 32
III. Chương 3. Biện pháp nâng cao khả năng chất lượng dịch vụ cơng tác xã hội với
trẻ em có hồn cảnh đặc biệt .......................................................................................... 37
3.1. Những nguyên tắc đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ
công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt .................................................... 37
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học .............................................................................. 37
3


3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu ............................................................................... 37
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn............................................................................... 38
3.1.4. Đảm bảo tính phù hợp ............................................................................... 38
3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả ............................................................................... 38
3.2. Nội dung các biện pháp nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ cơng tác xã hội
với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt .............................................................................. 38
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao kỹ năng công tác xã hội cho đội ngũ cán bộ,
nhân viên làm việc tại cơ sở xã hội...................................................................... 38
3.2.2. Biện pháp 2: Đa đạng nguồn lực tài chính cho trung tâm..................... 40
3.2.3. Biện pháp 3: Trang bị kỹ năng học tập cho học sinh tại trung tâm ..... 40
3.2.4. Biện pháp 4: Thiết lập mạng lưới bảo vệ trẻ em sau khi các em rời khỏi
trung tâm ............................................................................................................... 41
C. PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 43

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 44
E. PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 46

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TĂT
CTXH:

Cơng tác xã hội

HCĐB:

Hồn cảnh đặc biệt

NVXTXH:

Nhân viên Công tác xã hội

DVCTXH:

Dịch vụ công tác xã hội

5


DANH MỤC CÁC BẢNG
Giới tính khách thể nghiên cứu
2.1
Mức độ sử dụng các loại thực phẩm

2.2
Mức độ hài lòng về hỗ trợ học tập
2.3
Khác biệt giữa nam và nữ về mức độ hài lòng về hỗ trợ học tập
2.4
Các hoạt động tại trung tâm
2.5

2.6

Mức độ hài lòng về các hoạt động tại trung tâm

6


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ hình thức lưu trú của trẻ tại trung tâm
2.1
Các bữa ăn tại Trung tâm
2.2
Mức độ cảm thấy an toàn của trẻ tại trung tâm
2.3
Số bạn thân của trẻ tại trung tâm
2.4
Mức độ chia sẻ với mẹ . giáo viên tại trung tâm
2.5

2.6

Hoạt động dạy nghề tại trung tâm


7


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cả nước vẫn cịn 1,53 triệu trẻ em có hồn cảnh đặc biệt (HCĐB), chiếm
6% so với tổng số trẻ em và chiếm 1,79% so với dân số. Nếu tính cả nhóm trẻ em nghèo
(2,75 triệu), trẻ em bị bạo lực, bị bn bán và bị tai nạn thương tích thì tổng cộng có
khoảng 4,28 triệu chiếm 5% dân số và khoảng 18,2% so với tổng số trẻ em. Bên cạnh đó
cịn có khoảng 6,7% trẻ em trong độ tuổi từ 5-14 tham gia các hoạt động kinh tế; trên 287
nghìn trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; hàng triệu trẻ em sống trong các gia đình có
vấn đề xã hội như bố mẹ ly hôn, ly thân, phạm tội phải vào tù, có người mắc tệ nạn xã
hội, tình trạng trẻ em bị sao nhãng diễn ra khá phổ biến ở nhiều gia đình kể cả gia đình
nghèo và gia đình khá giả... Đa phần nhóm trẻ này vẫn gặp nhiều rào cản trong việc tiếp
cận với các dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em và theo quan niệm của cộng đồng
quốc tế thì đây là nhóm trẻ em có nguy cơ cao bị tổn thương.[2]
Hệ thống mạng lưới cộng tác viên, nhân viên công tác xã hội để phát hiện sớm,
phòng ngừa, thống kê báo cáo, phối hợp giải quyết can thiệp chăm sóc bảo vệ trẻ em ở
cấp cơ sở còn nhiều lỗ hổng và rất mỏng yếu. Hiện tại ngành đang phải gây dựng lại
mạng lưới cộng tác viên trong cộng đồng, nhưng mới có khoảng gần 50.000 người cho
hơn 11.000 xã trên cả nước.[1]
Thành phố Đà Nẵng hiện có gần 208.000 trẻ em dưới 16 tuổi, trong đó số trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt là 2.485 em, chiếm tỷ lệ 1,19% trong tổng số trẻ em. Trên địa bàn
thành phố hiện có 10 cơ sở trợ giúp trẻ em. Trên địa bàn thành phố hiện có 10 cơ sở trợ
giúp trẻ em. Năm 2012, các cơ sở này đã tiếp nhận nuôi dạy hơn 532 trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, trẻ em bị nhiễm chất độc hoá học....
Trẻ em sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội được học hoà nhập tại cộng đồng, được bảo vệ,
chăm sóc theo quy định của Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đặc biệt, Làng SOS Đà
Nẵng ngồi chương trình ni trẻ tập trung cịn thực hiện chương trình hỗ trợ cho 128 trẻ

em có HCĐB khó khăn tại cộng đồng. Bên cạnh đó, các mơ hình chăm sóc thay thế tập
8


trung và thay thế tại cộng đồng cũng được triển khai đồng bộ nhằm hạn chế tình trạng các
em rơi vào hồn cảnh đặc biệt.[5]
Làng Hy Vọng là nơi ni dạy hơn 140 trẻ có hồn cảnh đặc biệt tại thành phố Đà
Nẵng.
Mặc dù đã có sự quan tâm của Nhà nước và xã hội, tuy nhiên tình hình trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt tại Đà Nẵng vẫn cịn nhiều điều đáng lo ngại. Giai đoạn 2016-2018 có
464 vụ bạo lực gia đình và 38 vụ về bạo lực, xâm hại trẻ em. [20]Năm 2019, Trung tâm
đã tiếp nhận và hỗ trợ 5 trường hợp trẻ bị xâm hại tình dục, hiện tổng số ca bị xâm hại
được hỗ trợ giúp đỡ là 30 ca (2015-2019). Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, đây chỉ là con số
“bề nổi” trong rất nhiều trường hợp trẻ em bị xâm hại đang diễn ra trên địa bàn thành
phố.[19]
Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu về trẻ bị xâm hại tình dục, trẻ bị bạo hành,..
vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hồn đặc
biệt nói chung.
Từ các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Thực trạng dịch vụ công tác xã hội
cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại Làng Hy Vọng Đà Nẵng”
II. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công
tác xã hội cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, đề tài đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt thành phố Đà Nẵng.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt Làng Hy Vọng.

9



3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: thực trạng dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Làng Hy Vọng Đà Nẵng
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong thời gian từ tháng 11/2019 đến
tháng 07/2020.
- Phạm vi khách thể khảo sát: nghiên cứu được tiến hành với 100 khách thể khảo
sát là trẻ em, cán bộ, giáo viên tại các trung tâm dành cho trẻ có hồn cảnh đặc biệt.
IV. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài liệu liên quan đến dịch vụ
cơng tác xã hội với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nhằm làm rõ lý luận
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
- Phương pháp phỏng vấn:
4.3. Phương pháp bổ trợ - thống kê toán học:
Đề tài xử lý số liệu thống kê trên phần mềm SPSS phiên bản 20
V. Giả thuyết nghiên cứu
Tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng với các mức độ khác nhau đến chất lượng dịch vụ
công tác xã hội cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại Đà Nẵng.
Thực trạng hỗ trợ dịch vụ công tác xã hội với mỗi dạng trẻ có hồn cảnh đặc biệt
khác nhau là khác nhau
Việc đề xuất được các biện pháp khả thi và cần thiết sẽ góp phần nâng cao pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hồn cảnh đặc biệt tại Đà
Nẵng.

10



VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát hoá lý luận nghiên cứu vấn đề dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt
- Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có
hồn cảnh đặc biệt
- Đề xuất các biện nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cơng tác xã hội cho trẻ em
có hồn cảnh đặc biệt
VII. Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội cho trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt
Chương 2. Thực trạng dịch vụ cơng tác xã hội với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Chương 3. Biện pháp nâng cao dịch vụ cơng tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt

11


B. PHẦN NỘI DUNG
I. Chương 1. Cơ sở lý luận về dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt
1.1. Tổng quan nghiên cứu về dịch vụ cơng tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc
biệt
1.1.1. Nghiên cứu nước ngồi
Trong nghiên cứu của mình, J.Statham đã đề xuất một cách tiếp cận toàn diện
nhằm giải quyết toàn diện các nhu cầu của trẻ thay vì chỉ tác động vào một trong những
nhu cầu nhất định về xã hội, y tế, giáo dục,..; chỉ ra tầm quan trọng của việc liên kết giữa
các dịch vụ cho trẻ và người lớn vì hồn cảnh của cha mẹ các em có tác động trực tiếp

đến trẻ. Cũng trong bài viết này, tác giả chỉ ra giá trị của việc cung cấp cho trẻ các dịch
vụ hỗ trợ chuyên sâu, cá biệt cho từng đối tượng trẻ bên cạnh các dịch vụ phổ quát.[16]
H. Graham và C. Power chỉ ra rằng bất lợi trong thời thơ ấu ảnh hưởng xấu đến cả
hoàn cảnh kinh tế xã hội và sức khỏe ở tuổi trưởng thành thông qua một tập hợp các quy
trình đan xen. Điểm mấu chốt trong quá trình này là sự phát triển nhân cách của trẻ (sự
phát triển về thể chất, nhận thức và cảm xúc) và các hành vi sức khỏe, cùng với các yếu
tố giáo dục và xã hội liên quan. Trong việc giải thích mối liên hệ giữa bất lợi thời thơ ấu
và sức khỏe của người trưởng thành và các yếu tố cấu thành của nó, bài viết cung cấp
một cơ sở để hiểu được chính sách có thể tạo ra sự khác biệt ở đâu và như thế nào. Tác
giả lập luận rằng q trình xem xét và phát triển chính sách cần bao gồm cả các chương
trình mới và các chính sách chính mà trẻ được tham dự vào.[17]
Sewpaul, Vishanthie đã chỉ ra trong bài viết của mình những tiến bộ trong chính
sách đã giúp tạo ra các can thiệp cho trẻ em có hồn cảnh khó khăn ở Nam Phi. Bài viết
xem xét các mơ hình giải quyết trẻ em bị lạm dụng và bỏ bê và trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV / AIDS. Trọng tâm là các nỗ lực đổi mới của địa phương để đối phó với các vấn đề
này, thay vì phản ánh lý thuyết.[18]
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
12


Đề tài “Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội và đề xuất kế hoạch
phát triển mơ hình và hệ thống cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội từ trung ương đến địa
phương” là 1 đề tài đánh giá của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã
hội năm 2012. Tuy nhiên đề tài mới chỉ ra đước sự đánh giá nhu cầu chưa đi sâu giải
quyết HCĐB của trẻ em thiệt thịi chung.[3]
Trong báo cáo của mình, Phạm Ngọc Luyến đã hệ thống hóa những vấn đè lý luận
liên quan đến trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, những văn bản chính sách liên quan
đến trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, đồng thời đề tài cũng đánh giá được thực
trạng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn
tỉnh qua đó đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ, chăm sóc và

giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.[7]
Nguyễn Hải Hữu đã viết trong bộ sách “Khung kỹ thuật phát triển nghề công tác
xã hội (Chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hồn cảnh đặc biệt” về những kiến thức chuyên sâu
và khung chiến lược chuyên nghiệp hóa nghề CTXH ở Việt Nam. Tài liệu cũng đề cập
đến những tiêu chuẩn chăm sóc và tiêu chuẩn nhân viên CTXH trong trung tâm bảo trợ
và chăm sóc trẻ em.[8]
Tác giả Vũ Nhi Cơng đã chỉ ra vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong tiến
trình giúp trẻ em đặc biệt khó khăn hội nhập cuộc sống, khó khăn của nhân viên cơng tác
xã hội trong việc thực hiện vai trị của mình, cũng như chỉ ra vai trị của nhân viên cơng
tác xã hội với cơng tác xã hội gia đình.[4]
Nguyễn Văn Sinh đã chỉ ra những thực trạng về tổ chức và hoạt động chăm sóc
ni dưỡng trẻ em đã và đang sinh hoạt ở Làng trẻ em từ thực tiễn Làng trẻ em SOS.[10]
Nghiên cứu: “Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ Công tác xã hội và đề xuất kế
hoạch phát triển mơ hình và hệ thống cung cấp dịch vụ Công tác xã hội từ trung ương
đến địa phương” của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH (2012). Mặc dù báo cáo không
đặt trọng tâm duy nhất vào trẻ có hồn cảnh đặc biệt, nhưng kết quả khảo sát đã cho thấy
nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH của các đối tượng yếu thế là vô cùng cao trong đó đối
tượng trẻ em. Qua nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt về nhân viên CTXH tại các cở

13


sở chăm sóc, ni dưỡng TECHCĐB, thực tế này một lần nữa khẳng định vai trò quan
trọng của nhân viên CTXH.
Đề tài “Cơng tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi nhằm giảm mặc cảm tự ti để nâng
cao khả năng hịa nhập mơi trường học đường” của Đỗ Thị Huyền Trang năm 2015 đã
chỉ ra những vấn đề về tâm lý của nhóm trẻ này khi phải đối mặt với môi trường học
đường. Các em luôn mang trong mình mặc cảm tự ti, sợ giao tiếp. Từ kết quả nghiên cứu
tác giả đã đề ra những giải pháp can thiệp là vận dụng những kiến thức trong CTXH cụ
thể là Cơng tác xã hội nhóm, Cơng tác xã hội cá nhân. Thông qua các giải pháp can thiệp

CTXH, trẻ em mồ cơi sẽ có những thay đổi tích cực theo thời gian, kết hợp với các biện
pháp hỗ trợ từ phía nhà trường và cơ sở xã hội, việc giảm mặc cảm tự ti để nâng cao khả
năng hịa nhập mơi trường học đường cho nhóm trẻ em mồ côi sẽ đạt được hiệu quả đáng
mong đợi, giúp các em chủ động hơn trong cuộc sống. Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý
luận đặc điểm của trẻ có hồn cảnh đặc biệt nói chung và trẻ mồ cơi nói riêng. Những
giải pháp được đưa ra trong đề tài là gợi ý hữu ích giúp đề tài của nhóm tác giả có sự định
hình rõ nét về vai trị của nhân viên CTXH chun nghiệp.
Ngồi ra, để hiểu hơn về vai trò của nhân viên CTXH từ thực tiễn, đề tài “Quản lý
công tác xã hội đối với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt từ thực tiễn làng trẻ em SOS Hà
Nội” của tác giả Lê Thị Quỳnh Trang được nghiên cứu từ thực tiễn làng trẻ em SOS Hà
Nội. Trong đề tài, tác giả đã vạch ra những vấn đề lý luận về quản lý công tác xã hội và
những giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của nhân viên CTXH đối với TECHCĐB.
1.2. Các khái niệm liên quan
1.2.1. Công tác xã hội
Tháng 7 năm 2011 Hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế thống
nhất định nghĩ về CTXH như sau: “Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải
quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội.
CTXH sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội can
thiệp sự tương tác của con người và môi trường sống”[9]

14


Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân,
gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã
hội, đồng thời thúc đẩy mơi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp
cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm
bảo an sinh xã hội.[9]
Từ những khái niệm trên về CTXH, có thể khẳng định CTXH là một nghề, một ngành
khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng, có hệ thống lý luận và phương pháp

nghiên cứu riêng.
1.2.2. Cơng tác xã hội với trẻ có hồn cảnh đặc biệt
Theo luật trẻ em 2016, trong đó có bảo vệ trẻ em 3 cấp độ, cấp độ 1 là phòng ngừa
giảm thiểu rủi ro cho trẻ em, cấp độ 2 là can thiệp giảm thiểu rủi ro, cấp độ 3 là hỗ trợ,
phục hồi, hòa nhập. Bảo vệ trẻ em 3 cấp độ theo quy định của Luật trẻ em năm 2016 đã
thể hiện rõ tư tưởng phải coi trọng việc phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh
đặc biệt, kịp thời giải quyết, giảm nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; trợ giúp trẻ em có
HCĐB phục hồi sức khỏe, tinh thần và hịa nhập cộng đồng.
Từ khái niệm về công tác xã hội và tư tưởng bảo vệ trẻ em 3 cấp độ nói trên, có
thể hiểu khái niệm về CTXH với trẻ em có HCĐB là hoạt động nhằm trợ giúp cho trẻ em
có HCĐB và gia đình, các cá nhân, cộng đồng có liên quan nâng cao năng lực đáp ứng
nhu cầu của trẻ em có HCĐB và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp trẻ em có HCĐB, gia đình
của trẻ và cộng đồng nơi trẻ sinh sống giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến trẻ
em có HCĐB, phịng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào HCĐB, kịp thời giải quyết, giảm
nhẹ hoàn cảnh đặc biệt của trẻ em; trợ giúp trẻ em có HCĐB phục hồi sức khỏe, tinh thần
và giáo dục đạo đức; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi để trẻ em rơi vào
HCĐB góp phần đảm bảo việc thực hiện quyền trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho trẻ em có HCĐB.[12]

15


1.2.3. Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
Khái niệm trẻ em:
Có nhiều định nghĩa khác nhau về trẻ em tùy theo góc độ tiếp cận mà các quốc
gia, tổ chức đưa ra những định nghĩa khác nhau về trẻ em nhưng căn cứ để đưa ra định
nghĩa về trẻ em có những điểm chung là căn cứ vào độ tuổi, hầu hết các quốc gia trên thể
giới đều lấy độ tuổi trẻ em là dưới 18, chỉ có khoảng 5 quốc gia lấy độ tuổi thấp hơn là 16
hoặc 17, các biết có quốc gia lấy độ tuổi là 20.

Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CRC): “Trẻ em có nghĩa là
mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi
thành niên sớm hơn” (Điều 1).[6]
Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 và Luật trẻ em năm
2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”.[13]
Khái niệm trẻ có hồn cảnh đặc biệt:
Trẻ em có HCĐB là trẻ em có hồn cảnh khơng bình thường về thể chất hoặc tinh
thần, không đủ điều kiện thực hiện quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được
chăm sóc, ni dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước,
gia đình và xã hội để được an tồn, hịa nhập gia đình, cộng đồng (Điều 3, Luật
BVCSGDTE năm 2004).[13]
Từ định nghĩa này, Điều 40 đã quy định: “Trẻ em có hồn cảnh đặc biệt bao gồm
trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em là
nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng
nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang
thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em vi phạm pháp luật”. Theo
đó:
1.

Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và

nơi cư trú không ổn định; trẻ em cùng với gia đình đi lang thang.
16


2.

Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi,

bị mất nguồn ni dưỡng và khơng cịn người thân thích ruột thịt (Ơng, bà nội ngoại; bố

mẹ ni hợp pháp, anh chị) để nương tựa. Trẻ em mồ cơi cịn được hiểu bao gồm cả trẻ
em dưới 16 tuổi chỉ mồ cơi cha hoặc mẹ nhưng người cịn lại (mẹ hoặc cha) mất tích theo
quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng (như tàn
tật nặng, đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại), khơng có nguồn ni dưỡng
và khơng có người thân thích để nương tựa.
3.

Trẻ em khuyết tật là trẻ em bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể

hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt
động, khiến cho sinh hoạt, học tập và lao động gặp nhiều khó khăn.
4.

Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học: Là trẻ em bị dị dạng, dị tật do

hậu quả chất độc hóa học.
5.

Trẻ em nhiễm HIV/AIDS: Là trẻ em đã được cơ quan y tế có thẩm quyền

kết luận bị nhiễm HIV/AIDS.[13]
1.2.4. Dịch vụ công tác xã hội
Theo khoản 2, điều 3 Luật giá 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vơ hình, q trình
sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống
ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.[14]
Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu
cầu nhất định của số đơng, có tổ chức và được trả công.[15]
Dịch vụ CTXH là việc cung cấp các hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp cho các
trường hợp ca nhân, gia đình và cộng địng nhằm phịng ngừa, khắc phục và hướng đến
hòa nhập cộng đồng trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu thiết yếu, vấn đề tồn tại hướng

đến đảm bảo an sinh xã hội.[11]
1.2.5. Các hoạt động cụ thể của nhân viên CTXH trong trợ giúp TECHCĐB
Để trợ giúp TECHCĐB, nhân viên CTXH cần thực hiện một hay nhiều hoạt động
trong số các hoạt động dưới dây:
17


Đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp (Quản lý ca)
Nhân viên CTXH cần phải biết đánh giá các nhu cầu đích thực của trẻ, sau đó xác
định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của trẻ để từ đó kết nối một cách có hiệu quả
những nhu cầu và nguồn lực đó. Đây được xem như nhóm hoạt động rất quan trọng trong
can thiệp giúp trẻ hay gia đình trẻ giải quyết vấn đề và nó bao gồm những hoạt động đi
theo một quy trình giải quyêt vấn đề như:
+ Tiếp nhận ca, đánh giá sơ bộ ban đầu.
+ Thu thập thông tin, đánh giá chi tiết.
+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp/trợ giúp.
+ Đánh giá và kết thúc can thiệp, trợ giúp.
Tham vấn/tư vấn cho trẻ em và gia đình
Tham vấn là một q trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến
thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích
cực với thân chủ, nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc,
suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
Tham vấn cũng dược xem như một hoạt động tối quan trọng của nhân viên CTXH.
C.Zastrow (1985; tr. 45) nhận xét: “Có lẽ một trong những kỹ năng cơ bản nhất mà
người cán bộ xã hội cần có là khả năng tham vấn đối tượng có hiệu quả. Nếu ai khơng
làm được điều này thì họ không nên làm việc trong nghề công tác xã hội”.
Tư vấn là q trình cung cấp thơng tin để thân chủ tham khảo lắng nghe ý kiến của
nhân viên CTXH, cung cấp thông tin thông qua hoạt động tư vấn cho trẻ và gia đình như:
thơng tin về chăm sóc sức khoẻ, thơng tin về bảo vệ mơi trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ
hay biết bảo vệ mình khi bị bạo lực, xâm hại tình dục. Hoạt động này cũng thường đi

cùng với hoạt động tham vấn, trợ giúp trẻ và gia đình.
CTXH trong trợ giúp TECHCĐB, các hoạt động can thiệp trợ giúp (tham vấn, tư
vấn) luôn là hoạt động chủ đạo vì nó hướng tới mục đích nâng cao năng lực tự giải quyết
vấn đề cho trẻ. Hoạt động tư vấn chỉ là chất xúc tác, vì bản chất của hoạt động tư vấn là
cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên. Tuy nhiên với nhóm TECHCĐB thì hoạt động
tư vấn có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết do các em còn non nớt trong cuộc
18


đời, chưa có hiểu biết đầy đủ về các quy chuẩn luật pháp và đạo đức, chưa có kinh
nghiệm sống và ứng xử, trẻ em luôn cần sự giúp đỡ và hướng dẫn. Trong các hoạt động
can thiệp, trợ giúp này, nhân viên CTXH cần có kiến thức tồn diện, nhạy cảm và sẵn
sàng giúp trẻ xử lý mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống của các em. Tuy nhiên, một
điều hết sức quan trọng là nhân viên CTXH đừng bao giờ đưa ra lời khuyên cho trẻ nếu
lời khun đó khơng được cân nhắc kỹ lưỡng. Mọi sự can thiệp (tham vấn, tư vấn) sai có
thể sẽ là những điều không thể sửa chữa được.
Các hoạt động tham vấn/tư vấn cũng diễn ra theo một quy trình:
1/ Thiết lập mối quan hệ với trẻ;
2/ Tập hợp thông tin, xác định vấn đề và nhận ra thế mạnh của trẻ;
3/ Xác định kết quả;
4/ Tìm kiếm các giải pháp thay thế và đối mặt với những điều phi lý của trẻ;
5/ Khái quát và chuyển nội dung;
6/ Kết thúc.
Biện hộ, bảo vệ chính sách
Nhân viên CTXH phải bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để trẻ và gia đình trẻ được
hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ, đặc biệt trong những trường hợp họ
bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng. Nhân viên CTXH cần giúp cho
trẻ nói ra được tiếng nói, quan điểm hoặc đại diện cho trẻ đưa ra tiếng nói và cố gắng
đảm bảo rằng quyền của trẻ luôn được tôn trọng và nhu cầu của trẻ luôn được thoả mãn
cũng như mang lại những dịch vụ tốt nhất cho các em. Ngồi ra, để trẻ nói lên được tiếng

nói, quan điểm của mình sẽ góp phần thúc đẩy các cơ quan tổ chức cung ứng các dịch vụ
đáp ứng quyền và lợi ích hợp pháp cho các em.
Nhân viên CTXH khi trợ giúp TECHCĐB do các em là nhóm đối tượng yếu thế,
do độ tuổi và trong nhiều trường hợp các em khơng có người bảo hộ nên các em gặp rất
nhiều vấn đề trong việc đảm bảo các Quyền. Vì vậy, nhân viên CTXH phải đứng như một
người đại diện để giúp các em có được các quyền và đáp ứng nhu cầu thông qua các hoạt
động thúc đẩy các cơ quan cung cấp dịch vụ. Nhân viên CTXH cần phải gắn vai trị tích

19


cực của mình cùng các cơ quan tổ chức trong việc thực thi các quyền, đáp ứng nhu cầu
của trẻ em.
Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong xã hội
Là hoạt động mà nhân viên CTXH trợ giúp trẻ, gia đình trẻ hay cộng đồng của trẻ
tìm kiếm nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật, thơng tin, sự ủng hộ về
chính sách, chính trị, quan điểm,...), dịch vụ xã hội cho giải quyết vấn đề.
Nhân viên CTXH đóng vai trị trung gian kết nối trẻ và gia đình trẻ với các chính
sách, dịch vụ và nguồn lực cần thiết để họ tiếp cận, có thêm sức mạnh giải quyết vấn đề.
Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ xã hội có trong cộng đồng với
TECHCĐB và gia đình trẻ là nhân tố xúc tác để tiến trình hoạt động trợ giúp TECHCĐB
đạt được mục tiêu đề ra. Yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong tiến trình trợ giúp các đối
tượng yếu thế. Hiệu quả hoạt động sẽ khơng có tính bền vững, lâu dài nếu như nhân viên
CTXH khơng biết cách tìm kiếm và kết nối nguồn lực trong cộng đồng với họ. Ví dụ,
trong q trình trợ giúp cộng đồng nghèo, nếu nhân viên CTXH chỉ có tham vấn, tư vấn
để giúp họ định hướng, đưa ra những quyết sách để thay đổi hoàn cảnh, vươn lên làm
giàu, nhưng lại khơng có nguồn lực để giúp họ tăng năng lực thì cộng đồng nghèo cũng
khơng thể thay đổi chính hồn cảnh của họ.
Nhân viên CTXH trong quá trình trợ giúp TECHCĐB phải tìm kiếm, xác định
được các nguồn lực cho giải quyết vấn đề: cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính, thơng tin,

chính sách,.... Mỗi trẻ lại có những nhu cầu về nguồn lực là khác nhau, nên nhân viên
CTXH cần xác định được vấn đề khó khăn của từng trẻ để xác định chính xác.
1.3. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.3.1. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được đưa ra năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig von
Bertalanffy. Đây là một lý thuyết sinh học cho rằng mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ
thống, được tạo nên từ các tiểu hệ thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn
hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội, đồn thời cũng được tạo nên từ các phân

20


tử nhỏ. Từ lĩnh vực sinh học, các nguyên tắc của lý thuyết này được chuyển sang việc
giải quyết những vấn đề của chuyên ngành khác.
Hanson cho rằng, giá trị của thuyết hệ thống là đi vào giải quyết những vấn đề
tổng thể nhiều hơn là những bộ phận của các hành vi xã hội củ con người. Macoske thì
cho rằng, thuyết hệ thống bắt nguồn dưới học thuyết Darwin xã hội của Herbert Spencer
Theo từ điển tiếng Việt “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc
cùng chức năng có quan hệ hoặc liên quan chặt chẽ làm thành một hệ thống thống nhất”.
Như vậy, hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ. Những thay
đổi của phần tử này trong hệ thống sẽ gây ra tác động tới các phần tử khác.
Tất cả cơ quan đều là các hệ thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần
tử của các hệ thống lớn hơn. Mọi hệ thống đều có thể chia được thành các hệ thống nhỏ
hơn. Như vậy mỗi hệ thống luôn bao gồm những hệ thống con, cho đến đơn vị nhỏ nhất
là phần tử. Mỗi hệ thống con lại có những nguyên tắc riêng, cũng như biên giới và đặc
tính thống nhất. Thành viên trong những hệ thống có thể tháy đổi theo thời gian.
Phần tử là đơn vị không thể chia nhỏ được nữa trong một phương thức phân chia
đã cho nằm trong thành phần của hệ thống, việc có những mối liên hệ giữa các phàn tử sẽ
dẫn đến sự xuất hiện trong hệ thống chỉnh thể những tính chất mới mà khơng có ở phần
tử trong trạng thái riêng biệt.[9]

Khi nghiên cứu về dịch vụ công tác xã hội cho trẻ có HCĐB, cần xem xét các yếu
tố từ hệ thống xã hội ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ của trẻ.
1.3.3. Lý thuyết nhu cầu con người
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất, nhu
cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng,
phong phú và phát triển. Nhu cầu con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách
quan tùy theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hóa, nhận thức và vị trí xã hội của họ.
Để tồn tại con người cần được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự
sống, như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế,…; để phát triển, con người cũng cần được
đáp ứng nhu cầu cao hơn như: nhu cầu được an toàn, được học hành, được yêu thương,
21


được tôn trọng, được khẳng định. Sự vận động và phát triển của lồi người nhằm mục
đích đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Việc đáp ứng nhu cầu con người
chính là động cơ thúc đẩy con người tham gia vào hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội.
Theo thuyết nhu cầu của Maslow đưa ra năm 1943, con người là một thực hiện
sinh – tâm lý xã hội. Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống và nhu cầu xã
hội. Theo đó, ơng chia nhu cầu con người thành năm bậc từ thấp đến cao:

Hình 1.1. Tháp nhu cầu Abraham Maslow

- Nhu cầu sinh học bao gồm các nhu cầu về khơng khí, nước, thức ăn, quần áo, nhà
ở, nghỉ ngơi …
- Nhu cầu an tồn: Ai cũng có mong muốn được sống trong một thế giới hịa bình,
khơng có chiến tranh, khơng có báo lực, kể cả những trường hợp bị mất kế ính nhai được
nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp dỡ.
- Nhu cầu thuộc vào một nhóm nào đó – giao lưu tình cảm: Là con người ai cũng có
các nhu cầu giao tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ
ra ngoài lề xã hội, họ mong muốn có hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một

nhóm nào đó
- Nhu cầu được tơn trọng: Tự tơn trọng là giá trị của chính cá nhân mỗi người;
được người khác tôn trọng là sự mong muốn được người khác hừa nhận giá trị của mình.
22


- Nhu cầu thể hiện bản thân: Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn tự khẳng định
mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân.
Thuyết nhu cầu Maslow làm căn cứ cho việc nhận định những nhu cầu của con
người nói chung. Tuy nhiên, đối với mỗi đối tượng cụ thể và nhất là đối với từng cá nhân
cụ thể lại có những nhu cầu khác nhau, cũng như người ngày cần có nhu cầu này nhiều
hơn, nhu cầu kia ít hơn; vì họ là những cá thể độc lập với những đặc điểm riêng, nằm
trong những bối cảnh không giống nhau.[9]
Như vậy, trẻ có HCĐB cũng cần được đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Trẻ cần
được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại. Đồng thời cũng cần được đáp ứng các nhu
cầu cấp cao để phát triển.
Tiểu kết chương 1:
Trên cơ sở tổng thuật các cơng trình nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu trong và
ngoài nước phần lớn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về thực trạng cũng như những
khó khăn mà trẻ có hồn cảnh đặc biệt gặp phải trong tiếp cận dịch vị CTXH. Chưa có
được cơng trình nghiên cứu về vấn đề chất lượng dịch vụ CTXH cho trẻ có HCĐB tại
một trung tâm cụ thể trên địa bàn Đà Nãng.
Các lý thuyết như: thuyết nhu cầu, lý thuyết hệ thống và thuyết cấu trúc chức năng
là những cơ sở lý thuyết để soi chiếu vấn đề tiếp cận dịch vụ CTXH của trẻ có HCĐB.

23


II. Chương 2. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Trung tâm ni dạy trẻ em khó khăn Thành Phố Ðà Nẵng nằm ở địa chỉ 209 Dũng
Sĩ Thanh Khê – Thành Phố Ðà Nẵng.
Trung tâm nuôi dạy trẻ em khó khăn thành phố Ðà Nẵng (gọi tắt là Làng Hy
Vọng) là đơn vị trực thuộc hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh TP Ðà Nẵng,
đuợc thành lập từ năm 1993. Hiện nay Làng Hy Vọng đang nuôi dạy 125 em từ 6 dến 18
tuổi. Trong đó 44 em là học sinh khiếm thính, các em cịn lại là các đối tuợng mồ cơi cả
cha lẫn me, mồ cơi cha, mồ cơi mẹ, gia đình đặc biệt khó khăn. Các em đuợc sống ở Làng
Hy Vọng sẽ có cơ hội tốt để học tập và phát triển như các trẻ em khác ngồi cộng đồng.
Có 10 gia đình hiện đang sống tại làng, mỗi gia đình từ 8 dến 10 em, các em lớn tuổi và
biết quản lý là gia đình truởng, chịu trách nhiệm về gia đình mình trong các hoạt động
của làng.
Mục tiêu chung của Làng Hy Vọng là tăng quỹ để đảm bảo nhu cầu chăm sóc,
giáo dục và dinh dưỡng đầy đặn cho tất cả trẻ em ở Làng, đảm bảo tất cả trẻ em ở Làng
đều được đến trường, cung cấp các khóa huấn luyện kỹ năng cơ bản cần thiết cho trẻ em
Làng bao gồm máy tính và tiếng Anh, tạo điều kiện trọn vẹn để các em phát huy các thế
mạnh trong âm nhạc, khiêu vũ, thể thao, may và các hoạt động ngoại khóa khác. Duy trì
và phát triển mạng lưới các nhà tài trợ, nhà tài trợ và tình nguyện viên của Làng Hy vọng.
Ðối tượng chính của cơ sở phục vụ: học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học
phổ thông, trẻ em mồ côi, trẻ em thuộc hộ gia đình đặc biệt khó khăn, trẻ khiếm thính
trong dộ tuổi từ 6 dến 18 tuổi hiện tại đang sinh sống và học tập tại Làng Hy Vọng.
Nhân sự của trung tâm nuôi dạy trẻ em đặc biệt khó khăn Thành phố Đà Nẵng có
24 lãnh đạo, trong đó: Giám đốc, 2 phó Giám đốc: phó giám đốc hành chính – quản trị,
phó giám đốc nghiệp vụ,1 kế toán, 1 kế toán viên, thủ quỹ, nhân viên hành chính, nhân
viên bảo hành, 3 cấp dưỡng, 2 bảo vệ, 2 tạp vụ, 1 giáo viên dạy may, 3 quản sinh xã hội,
4 bảo mẫu.

24


Các hoạt động chăm sóc đối tượng ở Làng kể từ ngày thành lập đến nay Làng đã

nuôi dạy hơn 600 em. Có nhiều em có cuộc sống ổn định và có cơng việc làm tốt ở ngồi
xã hội sau khi hòa nhập cộng đồng. Tùy theo từng đối tượng để Làng có hoạt động chăm
sóc khác nhau như lớp may dành cho các em học sinh nữ từ 12 tuổi trở lên, lớp thêu dành
cho các em nữ khiếm thính từ 12 tuổi trở lên, lớp nấu ăn dành cho các em nữ vào các
ngày chủ nhật. Những em có năng khiếu vẽ thì được tham gia vào lớp vẽ, các em khiếm
thính từ 12 tuổi được học lớp làm thiệp. Để giúp các em tiếp thu công nghệ thơng tin,
khám phá những điều hay trong máy tính Làng đã tổ chức lớp học vi tính dành cho các
em học sinh lớp 6 lớp 7 và các em khiếm thính.
2.2. Thực trạng các dịch vụ cơng tác xã hội với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
Bảng 2.1. Giới tính khách thể nghiên cứu
Giới tính

Số

Tỷ lệ

lượng
Nữ

49

49

Nam

51

51

Theo số liệu khảo sát, có thể thấy rằng có sự cân bằng về tỷ lệ nam – nữ trong tổng

số khách thể nghiên cứu. Tỷ lệ nữ là 49%, chỉ thấp hơn so với nam (51%) là 2 điểm phần
trăm.
2.2.1. Nuôi dưỡng, chăm sóc
Hình 2.1. Biểu đồ hình thức lưu trú của TECHCĐB
0%

0%
Nội trú
Bán trú
Ngoại trú

100%

25


×