Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số giải pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt động phát triển vận động ở trường mầm non sông âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 16 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết: Mục tiêu của chương trình chăm sóc giáo dục mầm
non là tạo điều kiện để giúp trẻ phát triển về các mặt như: Thể chất, ngôn ngữ,
nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội. Ở lứa tuổi mẫu giáo các cơ quan và hệ
cơ quan của cơ thể trẻ phát triển mạnh nhưng chưa ổn định, khả năng vận động
còn hạn chế, hệ thần kinh dần dần phát triển về q trình ức chế tích cực. Trẻ có
khả năng phân tích, đánh giá hình thành các kỹ năng, kỹ xảo, phân biệt được
hiện tượng xung quanh, trong giai đoạn này trẻ có điều kiện thuận lợi để tiếp thu
và củng cố các kỹ năng cần thiết giúp cơ thể trẻ phát triển một cách toàn diện.
Phát triển thể chất cho trẻ mầm non là tạo nền tảng ban đầu cũng là cơ sở để
phát triển và hoàn thiện thể chất bởi ở lứa tuổi này đang trong q trình diễn
biến phát triển thể hình, dần hồn thiện các chức năng, phát triển các tố chất thể
lực nhằm nâng cao sức khỏe cho trẻ.
Trong các hoạt động giáo dục thì giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là
trong những nhiệm vụ hàng đầu và quan trọng nhất, vì sức khỏe là vốn q giá
nhất và có ý nghĩa sống còn với mỗi con người, đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi. Ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và
hồn thiện dần. Vì thế cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệch lạc và mất cân
đối. Do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý.
Rèn luyện kỹ năng vận động cơ bản của trẻ mầm non nói chung và trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng
cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển
ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên
quan chặt chẽ với quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển thể chất, giáo dục
các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách…để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi
mặt cho trẻ.
Trong những năm gần đây, cùng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự
dồi dào về thực phẩm, sự chăm sóc ăn uống quá mức yêu cầu về năng lượng
cũng như việc xem tivi, mạng, chơi trò chơi điện tử nhiều, đã tạo nên tình trạng
thừa cân, béo phì ở trẻ em. Ngồi ra, việc ít hoạt động cịn hạn chế sự hình thành
và phát triển các vận động cơ bản và các tố chất cần thiết cho trẻ.


Ở trường mầm non, hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo đã
được giáo viên chú trọng, đặc biệt trong hoạt động học nhưng các hình thức hoạt
động chưa được quan tâm, đầu tư. Quá trình tổ chức hoạt động vận động của giáo
viên còn đơn điệu, nhàm chán, mang nặng tính hình thức, điều kiện cơ sở vật chất còn
hạn chế…
Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ được phát triển vận động, nhằm
nâng cao thể chất cho trẻ một cách tốt nhất. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và
chọn đề tài: “Một số giải pháp tạo hứng thú cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tích
cực tham gia vào hoạt động phát triển vận động ở trường mầm non Sơng Âm”
nhằm góp phần phát huy tính tích cực vận động của trẻ một cách có hiệu quả
hơn.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng tại lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi với số trẻ 25.


2

- Tìm ra các giải pháp để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển vận
động. Nhằm tăng cường thể lực cho trẻ, giúp cho trẻ thực hiện được các động
tác phát triển các nhóm cơ và hơ hấp, thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các
tố chất trong vận động, biết phối hợp được các cử động của bàn tay, sự khéo léo
của các ngón tay trong vận động.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Một số giải pháp thu hút trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tích cực tham gia vào hoạt
động phát triển vận động ở trường mầm non Sông Âm.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý thuyết:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin:
- Phương pháp thống kê, thực nghiệm, xử lý số liệu:
Lựa chọn các giải pháp phù hợp và áp dụng vào thực tế. Đánh giá kết quả

đạt được và so sánh kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp.
II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục
phát triển thể chất, nhằm góp phần giáo dục tồn diện cho trẻ mầm non. Dưới
góc độ sinh lý học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó
có sự tham gia của hệ cơ, hệ xương và điều khiển của hệ thần kinh. Vận động là
điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau.
Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho
trẻ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt mục tiêu
giáo dục đề ra.
* Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 4 - 5 tuổi: “Trẻ 4 - 6 tuổi trong
quá trình chạy chơi cảm thấy vơ cùng thích thú, cho nên suốt ngày chạy nhảy,
không lúc nào ngồi yên. Trẻ ở giai đoạn này có đặc điểm nổi bật là hoạt bát,
hiếu động, chính là do sự phát triển của cơ thể quyết định”. [1]
* Sự phát triển về chú ý của trẻ mẫu giáo nhỡ: Theo nhà Tâm lý học :
Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng:
“Cả hai dạng chú ý có chủ định và khơng có chủ định đều phát triển

mạnh ở trẻ 4 ­ 5 tuổi.
Sức bền vững của chú ý cao (chú ý tới 37 phút với những đồ  vật
thích thú). Những cơng việc mà cha mẹ, cơ giáo giao cho trẻ chính là điều
kiện tốt để  trẻ  phát triển chú ý có chủ  định.  Việc giáo dục chú ý có chủ
định phụ  thuộc vào việc tổ  chức nhiệm vụ  hoạt động cho trẻ. Ví dụ  giao
việc mà trẻ thích sẽ làm tăng năng lực chú ý có chủ định, cho trẻ tập tìm,
quan sát các chi tiết các đồ  vật, tranh vẽ... để  rèn luyện chú ý cho trẻ  về
tính mục đích, tính hệ thống..."[2]
Từ những cơ sở khoa học trên tôi thấy rằng: Tạo hứng thú để thu hút trẻ
tham gia vào phát triển vận động cho trẻ ở 4 - 5 tuổi là một trong những hoạt
động vô cùng quan trọng mà chúng ta cần phải thật sự quan tâm. Vì hoạt động

phát triển vận động cho trẻ ở trường mầm non có mục đích có kế hoạch, mục
tiêu rõ ràng, khoa học. Giúp trẻ phát triển về các kỹ năng vận động cơ thể phát


3

triển cân đối hài hòa còn là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể. Chúng ta có
thể khẳng định rằng, một cơ thể khỏe mạnh luôn là tiền đề cho mọi tài năng.
2. Thực trạng hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở
trường mầm non Sông Âm trước khi áp dụng sáng kiến.
Năm học 2020 - 2021, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi, với
tổng số là 25 trẻ. Qua việc tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục
nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng. Tơi nhận thấy có một số
thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của ban giám hiệu trường, thường xuyên cho đi tham
quan các trường mầm non trong huyện, trong tỉnh.
- Nhà trường luôn quan tâm mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, là yếu
tố quan trọng để giúp trẻ phát triển vận động một cách tốt nhất.
- Giáo viên trong trường được đào tạo chuẩn, có lịng u nghề mến trẻ.
- Trường lớp rộng rãi, sạch sẽ. Trong lớp, ngồi sân đều được xây dựng có
khu phát triển vận động cho trẻ hoạt động.
2.2. Khó khăn:
- Mơi trường phát triển vận động cho trẻ trong và ngoài lớp đã có nhưng
chưa phong phú, sắp đặt chưa thuận tiện.
- Giáo viên đã chú trọng đến các hoạt động phát triển vận động, nhưng
nội dung tổ chức cịn mang tính chất đơn điệu, cứng nhắc, gị bó, các hình thức
tổ chức cịn thiếu tính hấp dẫn, chưa chú trọng lồng ghép các môn học khác vào
hoạt động để thu hút trẻ.
- Một số phụ huynh bận công việc hoặc một lí do khách quan nào đó ít có

thời gian cho trẻ tham gia chơi các trò chơi vận động, nên trong q trình thực
hiện vận động trẻ cịn rụt rè, chưa mạnh dạn thực hiện bài tập. Một số phụ huynh
cịn ngại tham gia các hoạt động cùng cơ và trẻ.
- Một số khác phụ huynh còn suy nghĩ phát triển vận động không quan
trọng mà quan trong là học kiến thức.
2.3. Kết quả thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến:
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát. Qua kết quả khảo sát tôi thấy rằng
Số
Đạt
Chưa đạt
trẻ
Nội dung đánh giá
khảo
Số trẻ % Số trẻ %
sát
Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi
25
10
40
15
60
tham gia vận động.
Trẻ tích cực tự giác trong giờ học.
25
10
40
15
60
Trẻ thực hiện đươc các động tác phát triển
25

11
44
11
56
nhóm cơ và hơ hấp.
Trẻ thể hiện kỹ năng vận động cơ bản và các
25
10
40
15
60
tố chất trong vận động.
Trẻ thực hiện và phối hợp được các cử động
25
9
36
16
64
của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay- mắt.


4

Qua bảng khảo sát trên tôi thấy việc việc phát triển vận động của trẻ còn
khá thấp, chưa thu hút trẻ tham gia vào hoạt động, kỹ năng thực hiện các vận
động còn hạn chế, trẻ chưa tập trung chú ý trong giờ học, trẻ chưa linh hoạt,
chưa nhanh nhẹn.
Từ những hạn chế trên, tơi đã tìm ra các giải pháp để tạo hứng thú, thu hút
trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động.
3. Một số giải pháp thu hút trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tích cực tham gia vào

hoạt động phát triển vận động.
3.1. Chú trọng tạo môi trường phát triển vận động cho trẻ
Môi trường là yếu tố hết sức quan trọng trong việc kích thích trẻ tham gia
phát triển vận động. Môi trường vận động tốt luôn đặt ra cho trẻ những thử
thách, tìm tịi, khám phá trong các hình thức phát triển vận động hấp dẫn, lơi
cuốn trẻ tích cực hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác.
* Môi trường lớp học:
Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ý xây dựng môi trường vận động cho trẻ ở
trong lớp và hành lang cho trẻ. Tôi sắp xếp một khoảng không gian đủ rộng, có
thể tận dụng hành lang để những trẻ thừa cân béo phì, trẻ thấp cịi... tăng cường
vận động, có thể tổ chức những vận động rèn luyện khả năng giữ thăng bằng,
phát triển tố chất khéo léo, mạnh mẽ: Đi thăng bằng trên ghế thể dục, ném còn,
ném vòng vào cổ chai. Treo các quả bóng, vịng ở độ cao thấp khác nhau để trẻ
có thể nhảy lên đánh bóng, nhảy lên chạm vòng, một vài thùng giấy để trẻ bị
chui qua đường hầm, những hình khối để trẻ có thể tự sắp xếp leo trèo, bật nhảy.
Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tạo ra các sản phẩm, trẻ được
phát triển các vận động tinh như: Cắt dán, cầm nắm, vẽ, tơ màu, xếp hình…qua
đó trẻ thấy thích thú tham gia các hoạt động dưới sự động viên khuyến khích của
cơ giáo.
Lợi thế lớp học rộng tơi đã xây dựng một góc vận động dành riêng cho
các bé. Ở góc này tơi đã bố trí sắp xếp các dụng cụ, đồ dùng luyện tập khác nhau
phục vụ cho trẻ trong giờ thể dục sáng, thể dục sau khi ngủ dậy, giờ thể dục, trò
chơi vận động. Những đồ chơi ở góc vận động tơi thay đổi thường xuyên để gây
sự chú ý cũng như tích cực vận động của trẻ.

Hình ảnh góc vận động trong lớp học.


5


Hơn thế, mơi trường cho trẻ hoạt động trong phịng nhóm lớp thống
sạch đảm bảo an tồn và mang tính thẩm mỹ cao.
Chú ý sắp xếp thiết bị, đồ chơi phải đảm bảo an toàn, tận dụng điều kiện
phù hợp, tạo cơ hội cho trẻ vận động ở mọi lúc, mọi nơi, tăng cường vận động
trong trường mầm non.
Đối với hoạt động giáo dục phát triển vận động thì việc chuẩn bị đồ dùng,
dụng cụ học tập cho trẻ là vấn đề tơi ln cẩn thận và chú ý. Vì sử dụng đồ dùng
trực quan là một biện pháp vô cùng cần thiết trong hoạt động giáo dục phát triển
vận động đối với trẻ. Góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao kết quả của trẻ.
Bởi vậy, hầu như trong tất cả các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ
ở lớp, tôi đều sử dụng đồ dùng trực quan.
Ví dụ: Để giúp trẻ phát triển vận động tốt thông qua giờ thể dục sáng, tôi đã cho trẻ
thực hiện các động tác thể dục kết hợp dải lụa, dây hoa, vòng, nơ. Với các trò chơi vận động “
Gà trong vườn rau” “ Mèo và chim sẻ’’ tơi sẽ chuẩn bị cho trẻ những chiếc mũ có hình ảnh
của các con vật rất đẹp... Hoặc ở giờ thể dục với đề tài " Chui qua cổng" tôi đã chuẩn bị cho
trẻ những chiếc cổng tự tạo bằng lốp xe thiết kế, kẻ vẽ thành hình rất ngộ nghĩnh.

Hình ảnh giờ thể dục sáng tập với vịng và gậy.
Như vậy chúng ta thấy rằng việc lựa chọn đồ dùng dụng cụ tập luyện cho
trẻ rất quan trọng, nó là một sợi dây gắn kết, một hình thức thu hút trẻ hào hứng
tham gia vào các hoạt động phát triển vận động. Với việc tạo môi trường vận
động thuận tiện trong lớp học đã giúp trẻ tăng được lượng vận động một cách rõ
rệt, các vận động của trẻ có hiệu quả tốt hơn.
* Mơi trường ngồi lớp học:
Mơi trường ngồi lớp học phong phú để lơi cuốn trẻ thích tham gia vào
các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ cũng không kém quan trọng.
Hiểu rõ được điều ấy, bản thân đã cùng với các cô giáo trong trường và phụ
huynh ở lớp, đi sưu tầm nhiều những đồ dùng mà mọi người không dùng nữa
như: Lốp ô tô, lốp xe máy, dây thừng, ống nhựa, lon bia, tre, luồng ... Về và
thiết kế thành những đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc phát triển vận động rất

ngộ nghĩnh cho trẻ. Rất nhiều loại đồ dùng ngộ nghĩnh ra đời như: Xích đu làm
bằng lốp xe máy; Thang leo dây từ dây thừng và khung sắt, cầu khỉ làm bằng gỗ
và luồng,... để thay đổi tạo quang cảnh sự phạm mới mẻ, hấp dẫn.


6

Hình ảnh: Khu phát triển vận động của nhà trường.
Từ khu phát triển vận động mà nhà trường đã xây dựng, tơi cùng với giáo
viên các nhóm, lớp tham mưu với ban giám hiệu sắp xếp các đồ chơi phát triển
vận động phù hợp để cho trẻ được vận động.
Qua hội thi " Làm đồ chơi phát triển vận động từ nguyên vật liệu thiên nhiên" nhà
trường phát động, lớp tôi được giải nhất với bộ bộ đồ chơi: "Thang leo đứng" được làm từ các
thanh tre và lốp xe máy.

Hình ảnh: một số bộ đồ chơi phát triển vận động của lớp.
Các đồ chơi vận động được bố trí sắp xếp hợp lý ở các nơi. Tạo khoảng
trống của sân trường cho trẻ thực hiện bài thể dục sáng, hoạt động ngồi trời,
các trị chơi học tập, trị chơi vận động, trị chơi dân gian được bố trí hợp lý. Tạo
cho trẻ có địa điểm để tham gia các hoạt động phát triển vận động.
Ví dụ: Tổ chức hoạt động phát triển vận động, củng cố rèn luyện kỹ năng
cho nội dung chính của hoạt động, tơi tổ chức cho trẻ leo trèo lên các thiết bị
chơi ngoài trời hoặc leo lên bước xuống qua các bậc thang của trường… hay
chơi các trò chơi vận động, trò chơi dân gian ở ngồi sân trường.
Như vậy, mơi trường giáo dục phát triển vận động đa dạng, phong phú
hấp dẫn đã thu hút trẻ tham gia vào vận động. Từ đó góp phần hình thành và
nâng cao mối quan hệ thân thiện giữa cô và trẻ, giữa trẻ và giáo viên. Nâng cao
được chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ.
3.2. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống,
đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.

Lấy trẻ làm trung tâm là phương châm giáo dục hiện đại. Để bài dạy trở
nên phù hợp với trẻ tôi luôn quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới
tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ. Tôi luôn nhận thức được là


7

giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp với độ tuổi, cân đối giữa
các cơ quan trong cơ thể, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể, để
trẻ khơng nản chí và hứng thú vào hoạt động.
Việc tổ chức các bài tập phát triển vận động, cần phải có hệ thống, cụ thể
và tồn diện. Trong khi đưa vào giảng dạy, tơi lựa chọn dạy từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, nâng dần độ khó
của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động. Phải thường xuyên luyện
tập, theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ
thống tập luyện về sau. cần quan tâm đến những trẻ yếu để tăng cường hình thức
tập cá nhân, tập theo nhóm cho trẻ.
Ví dụ: Tiết học phát triển vận động " Bò chui qua cổng - Bật chụm, tách",
tôi cho trẻ thực hiện lần lượt từng trẻ để quan sát sửa sai cho trẻ. Sau đó cho trẻ
tách thành 2 nhóm để thi đua xem nhóm nào thực hiện tốt nhất.

Trẻ thực hiện cá nhân.
Thi đua theo nhóm.
Giờ phát triển vận động: " Bò chui qua cổng - Bật chụm, tách".
Hoặc với những bài tập có thể tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này,
trong thời gian cho trẻ thực hiện tơi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm
thực hiện bài vận động ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng
lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện, nếu vận động mới có một bài tập vận
động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm khơng chuyển đổi, các nhóm thực hiện xong
vận động đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp. Nếu bài vận động mới có 2

vận động cơ bản thì tơi cho trẻ thực hiện theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp
thành 2 nhóm: Nhóm 1 thực hiện xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 thực
hiện xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 thực hiện vận động 2 đồng thời
nhóm 2 thực hiện vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang hoạt động tiếp
theo. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển
khả năng tự lực, tự tổ chức theo nhóm và hỗ trợ bạn trong nhóm.
Khi tổ chức các bài tập phát triển vận động, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá
nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp
và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài
dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn
luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho trẻ tập không hứng thú. Ngược lại,
nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến trẻ tập sợ hãi và không
đạt kết quả. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh


8

là khơng đồng đều, giáo viên ngồi việc quan tâm đến sức khỏe chung của tồn
lớp cịn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp.
Ví dụ: Với đề tài "Bật qua vật cản", tôi sử dụng 2 loại vật cản. Một loại
là cao 15cm, một loại là cao 20cm. Quá trình trẻ thực hiện lần 1, lần 2 tôi cho tất
cả các cháu đều bật qua vật cản 15cm, lần 3 tôi sẽ cho những trẻ đủ tự tin, mạnh
dạn bật qua vật cản cao 20cm, còn những trẻ chưa đủ tự tin vẫn bật qua vật cản
15cm, lần 4 tôi sẽ cho những cháu chưa được bật qua vật cản 20cm được thử
sức.
Như vậy, với việc coi trọng đặc điểm cá nhân trẻ để xây dựng bài tập vừa
sức, đảm bảo tính khoa học và hệ thống từ dễ đến khó đã giúp cho trẻ tự tin và
hứng thú tham gia vào hoạt động. Kết quả vận động của từng cá nhân trẻ đạt kết
quả cao.
3.3. Lựa chọn các trò chơi vận động, trò chơi dân gian phù hợp.

Như chúng ta đã biết trò chơi vận động, trò chơi dân gian là hai trò chơi
nổi bật của trẻ mầm non. Cả hai loại trị chơi này đều mang một mục đích đó là
giúp trẻ rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo, phát triển các tố chất vận động cho
trẻ. Do vậy để giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động phát triển vận động.
Khi lựa chọn các trò chơi tôi luôn dựa vào điều kiện của địa phương, trường,
lớp, sự hứng thú và khả năng của trẻ, dựa vào mục đích cần phát triển kỹ năng,
kỹ xảo vận động ở trẻ để lựa chọn trò chơi phù hợp.
Đối với trò chơi vận động và trò chơi dân gian phải lưu ý thời gian trong
ngày.Vào buổi sáng tôi chọn những trị chơi vận động tích cực cịn buổi chiều
thì cho trẻ chơi những trò chơi vận động nhẹ nhàng hơn để đảm bảo cho trẻ nghỉ
ngơi. Ngồi ra tơi chú ý đến thời tiết. Trời lạnh, trẻ mặc nhiều quần áo do đó tơi
khơng chọn những trị chơi có nhiều vận động khó mà chọn các trị chơi sao cho
tất cả trẻ đều được tham gia.
Ngồi ra, Mỗi trị chơi mang một ưu thế khác nhau. Chính vì vậy, giáo
viên cần chú ý lựa chọn các trò chơi phù hợp với không gian, phù hợp với của
để, phù hợp với nội dung để lựa chọn các trò chơi cho trẻ phù hợp.
Ví dụ: Với khơng gian ngồi trời: tận dụng khơng gian rộng và thống, tơi
tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ
như: “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, "Nhảy dây”,” Thả đỉa ba ba” .. hoặc các trị chơi
vận động như "chuyền bóng"…

Chơi kéo co.
Chơi cắp cua.
Hình ảnh trẻ chơi các trị chơi dân gian.


9

Hoặc với các trò chơi cần rèn luyện các kỹ năng khéo léo của ngón tay,
bàn tay … tơi có thể lựa chọn các trò chơi như: “Chuyền thẻ”, " Cắp cua",

Qua việc bản thân dành nhiều thời gian để nghiên cứu, lựa chọn rất kỹ các
trò chơi vận động, trò chơi dân gian ngay từ đầu năm học. Nên khi thực hiện với
trẻ ở lớp mình ở tơi thấy rất phù hợp, trẻ có những giờ tập luyện với những trị
chơi vận động vừa sức nhưng cũng khơng kém phần hấp dẫn. Do đó khơng
những trẻ phát triển được các vận động tinh, thơ, mà bên cạnh đó các tố chất
nhanh mạnh, bền, khéo cũng được phát triển theo.
3.4. Sử dụng phút thể dục (Hay thể dục chống mệt mỏi) như là nhu cầu
tự nhiên của trẻ.
Phút thể dục được tiến hành trong thời gian giữa 2 hoạt động hoặc ngay
trong giờ hoạt động nhằm tăng khả năng làm việc của hệ thần kinh, tăng tuần
hoàn máu ... hoặc sau khi trẻ ngủ trưa dậy giúp thay đổi trạng thái cơ thể, trẻ trở
nên tỉnh táo hơn. Thực hiện phút thể dục có tác dụng thay đổi hoạt động của trẻ
nhằm chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ tập trung, chú ý vào hoạt động tiếp theo.
Khi thực hiện vận động phút thể dục, tôi thường chọn các vận động đơn
giản, quen thuộc, không yêu cầu phải gắng sức khi thực hiện chúng. Nội dung
của phút vận động phụ thuộc vào mục đích sử dụng nhằm giảm mệt mỏi cơ
quan, bộ phận não; Tăng sự tập trung chú ý hay chỉ là thay đổi trạng thái vận
động.
Khi trẻ giảm chú ý vào hoạt động tôi thường sử dụng bài hát, bài thơ, câu
chuyện ngắn ... và khuyến khích trẻ mơ phỏng động tác theo cơ.
Ví dụ: Truyện "Hai anh chàng". Có một anh béo lùn (Hạ thấp người xuống), bê một
quả bí ngơ to đi chợ (Tay khốt rộng, chân khuỳnh to), dáng anh đi lặc lè, lặc lè (Bắt chước
dáng đi). Có một anh cao khều (nhón chân giơ tay lên), vác một bó mía dài (x 2 tay thật dài
sang 2 bên), anh hùng dũng đi vào chợ (bắt chước dáng đi). Anh béo lùn (Hạ thấp người
xuống), gặp anh cao khều (nhón chân vươn người lên), 2 anh cùng đi vào chợ...

Hình ảnh: Phút thể dục theo câu chuyện “ Hai anh chàng”.
Nếu bị ngồi lâu ở tư thế cúi khiến trẻ mỏi lưng và cổ, tôi cho trẻ ngồi
xuống sàn, đan 2 tay vào nhau đỡ phía sau đầu và tập ngửa người hết cỡ ra phía
sau, làm như thế 2-3 lần. Cho trẻ tập xoay cổ: Cúi, ngả, nghiêng phải, trái, xoay

tròn.


10

Khi trẻ vừa ngủ dậy, tơi củng có thể cho trẻ nằm tại sạp, duỗi thẳng chân
và vươn tay qua đầu, vươn thật căng (giữ nguyên trong khi cô đếm 1, 2, 3 rồi từ
từ đưa người về như cũ).
Với việc sử dụng phút thể dục khi trẻ có cơ thể trong giai đoạn mệt mỏi
đã làm cho trẻ thoải mái, hết mệt mỏi và rất có hiệu quả, nó trở nên là nhu cầu
của trẻ. Trẻ vận động một cách tích cực và hứng thú.
3.5. Lựa chọn, lồng ghép tích hợp các hoạt động khác vào phát triển
vận động để tạo hứng thú cho trẻ.
* Sử dụng âm nhạc trong hoạt động phát triển vận động.
Để hoạt động phát triển vận động trở nên mềm mại, hấp dẫn và lơi cuốn
trẻ thì âm nhạc ln là lựa chọn hàng đầu của tôi lồng vào để dạy trẻ. Khi phát
triển vận động kết hợp cùng âm nhạc cũng là lúc hoạt động khô khan của thể
dục trở nên vui nhộn, mềm mại, hấp dẫn, thu hút được sự tích cực vận động của
trẻ.
Dạy phát triển vận động kết hợp âm nhạc thì khơng cịn mới với chúng ta
nữa, nhưng để có những bài hát hay, đoạn nhạc hấp dẫn, mới lạ phù hợp với
từng đề tài, chủ đề thì tơi thường xem tivi, lên mạng Iternet xem các chương
trình ca nhạc của thiếu nhi để lựa chọn bài hát, đoạn nhạc đưa vào bài dạy.
Trong khi thực hiện phần khởi động, bài tập phát triển chung hay phần hồi tĩnh
tôi thường sử dụng bài hát phù hợp với nội dung của bài dạy để đưa vào cho trẻ
thực hiện.
Ví dụ: Khi dạy trẻ học phát triển vận động chủ đề "gia đình", tơi chọn
các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát: “Cả nhà thương
nhau”, “Có ông có bà có ba có má”... để đưa vào kết hợp cho trẻ khởi động
hoặc thực hiện bài tập phát triển chung.

Tới phần hồi tĩnh, tôi cho trẻ đi nhẹ nhàng theo nhạc bài: “Mẹ yêu ơi” Trẻ
làm động tác theo nội dung của bài hát đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.

Hình ảnh trẻ khởi động kết hợp với âm nhạc và dụng cụ.
Với từng chủ đề, tôi ln lựa chọn các bài hát có nội dung phù hợp với
chủ đề để đưa vào dạy cho trẻ. Tôi thường chọn lựa các bài hát vui nhộn gây
hứng thú với trẻ, phần hồi tĩnh thì tơi chọn các bài hát, đoạn nhạc nhẹ nhàng, sâu


11

lắng hơn. Tôi luôn hiểu một điều như nhiều nhà giáo dục mầm non đã hiểu là âm
nhạc và vận động liên kết với nhau từ lúc trẻ chào đời và kéo dài suốt thời kỳ
thơ ấu.
Như vậy, kết hợp giữa động tác của bài thể dục và tiết tấu của bài nhạc
giúp cho bài thể dục nhịp điệu hoàn hảo hơn. Cuốn hút trẻ vào giờ tập luyện tạo
sự hứng thú, giúp trẻ luyện tập hăng say, làm trẻ cảm thấy u thích bộ mơn thể
dục hơn.
* Sử dụng thơ, truyện, đồng dao, ca dao trong hoạt động phát triển vận
động:
Như chúng ta đã biết, đặc thù của môn thể dục là hình thành và rèn luyện
những kỹ năng vận động nên thường khơ khan, trẻ ít tập trung chú ý khi thực
hiện vận động. Vậy, làm thế nào để thiết kế các hoạt động này linh hoạt, sáng
tạo nhằm lôi cuốn trẻ tham gia vào tiết học thể dục một cách tự giác, tích cực,
hứng thú? Vì vậy, văn học được xem là một trong những phương tiện giáo dục
trẻ phát triển toàn diện, giúp trẻ tham gia hoạt động tích cực, tự giác, đạt hiệu
quả cao trong các tiết học thể dục.
Để có hiệu quả cao, giáo viên cần sưu tầm, lựa chọn các tác phẩm văn học
phù hợp với các hoạt động trong tiết học thể dục của trẻ mầm non.
Dựa vào khả năng của trẻ, chủ đề và nội dung bài tập vận động trong tiết

học thể dục để lựa chọn cách sử dụng các tác phẩm văn học cho phù hợp.
Lựa chọn những bài thơ, mẫu chuyện, câu đố... phù hợp với các chủ đề và
nội dung bài tập vận động để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách lôi cuốn, hấp dẫn,
tạo cho trẻ niềm hứng thú, hăng say luyện tập.
Khi kết thúc tiết học, nên có những tình huống truyện, thơ hấp dẫn tạo cho
trẻ sự thoải mái, có tâm thế háo hức, ngóng đợi các buổi luyện tập tiếp theo.
Ví dụ: Giờ phát triển vận động: “Bật liên tục vào 5 ơ - đi theo đường zích
zắc’’, - Chủ đề gia đình.
Tơi sử dụng truyện: "Tích Chu" dẫn dắt cho trẻ biết là giúp bạn Tích Chu đi lấy nước
cho bà để bà Tích Chu trở lại thành người, đường đi lấy nước xa và phải trải qua nhiều sông,
núi gồ ghề, vượt qua nhiều chặng đường nguy hiểm.

Hình ảnh: Giờ phát triển vận động:“Bật liên tục vào 5 ô - đi theo đường
zích zắc’’
+ Phần khởi động: Cho trẻ đi lên tàu đến thăm nhà Tích Chu.( trẻ khởi
động kết hợp bài hát nào mình lên tàu lửa).


12

+ Trọng động: Muốn vượt qua chặng đường khó khăn để lấy nước cho bà
thì phải có sức khỏe vì vậy chúng ta cùng tập luyện. (Trẻ thực hiện bài tập phát
triển chung kết hợp bài hát cả nhà thương nhau). Sau đó chuyển sang phần vận
động cơ bản, trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động.
+ Phần hối tĩnh: Bạn Tích Chu có gửi tặng mỗi bạn một niềm mơ ước bay
tới đất nước của những giấc mơ đẹp (trẻ hồi tĩnh kết hợp bài hát cháu yêu bà)..
Trong một tiết học thể dục của trẻ mầm non có nhiều hoạt động nhỏ. Khi
chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác, giáo viên cần lựa chọn những
cách khác nhau như: Lời dẫn, đồ chơi, đố toán... nhằm tạo ra hứng thú với hoạt
động sau để duy trì hứng thú của trẻ suốt cả tiết học. Dùng tác phẩm văn học

cũng là một cách khá hay, vừa có tác dụng giúp trẻ tích cực hơn với hoạt động
sau, vừa giúp trẻ nhớ lại những bài thơ, câu chuyện, bài đồng dao, ca dao đã
học. Sử dụng các câu đó cịn giúp trẻ nhanh nhạy hơn khi đốn giải các bài tập
mà cơ giáo đố trẻ.
Ngồi các câu chuyện, tơi cịn áp dụng các bài thơ, ca dao, đồng dao để
gây hứng thú dạy trẻ kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trị chơi vận động: "Chuyền bóng" tơi cho trẻ đọc
các câu thơ:
“Khơng có cánh mà bóng biết bay.
Khơng có chân mà bóng biết chạy.
Nhanh nhanh bạn ơi xem ai tài ai khéo.
Cùng nhau đua nào, cùng nhau thi nào”.
Từ việc lựa chọn lồng ghép các tác phẩm văn học vào giờ phát triển vận
động, tôi thấy rằng trẻ rất hứng thú. Thông qua các câu chuyện đó trẻ như được
sống cùng nhân vật, được trải nghiệm trong các câu chuyện này để giúp đỡ các
nhân vật đang gặp khó khăn là điều trẻ vơ cùng thích thú. Trẻ, tự tin, hứng thú,
tham gia hết mình để làm được những việc tốt ấy.
Như vậy, hoạt động thể dục lồng ghép sử dụng âm nhạc, tác phẩm văn học
đã làm cho giờ học của trẻ phong phú hơn, khơng cịn khơ khan, tạo được động
lực và thu hút trẻ tham gia vào hoạt động giáo dục phát triển vận động mọt cách
tích cực, hứng thú, giúp rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ, đồng thời góp
phần phát triển toàn diện nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp một ở trường
tiểu học sau này.
3.6. Tuyên truyền và phối kết hợp với cha mẹ và cộng đồng.
Để làm tốt cơng tác phát huy tính tích cực tham gia vào các hoạt động
phát triển vận động của trẻ, tơi cịn tun truyền đến phụ huynh, cộng đồng các
nội dung về sự phát triển toàn diện của trẻ, sức khỏe thể chất và tinh thần, vai trò
và nội dung của phát triển thể chất, nhu cầu dinh dưỡng, thói quen vệ sinh, mốc
phát triển thể chất, các bài tập cần dạy trẻ hàng ngày. Trong đó tập trung vào nội
dung phát triển vận động cho trẻ như các trị chơi vận động, một số mơn thể thao

phù hợp, các trị chơi dân gian. Tại các khu vực có hình ảnh minh họa, chỉ dẫn
cách chơi trị chơi vận động để phụ huynh có thể hướng dẫn và chơi cùng con.
Trường mầm non là nơi cha mẹ trẻ tin tưởng và gửi gắm tất cả vào cơ
giáo, trẻ có chăm ngoan khỏe mạnh cha mẹ mới tin tưởng và yên tâm với công
việc. Hàng ngày trẻ tới trường cô chăm sóc cho từ bữa ăn giấc ngủ tới các hoạt


13

động vui chơi. Với 2/3 thời gian ở cùng với cô, việc trẻ phát triển thể chất là vấn
đề không thể thiếu trong hoạt động học tập ở trường của trẻ và cha mẹ cũng vậy
cần nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này.
Hiểu được sự lo lắng của phụ huynh học sinh trong việc chăm sóc giáo
dục và phát triển toàn diện cơ thể cho trẻ, nhận thức rõ trách nhiệm của người
giáo viên mầm non, tôi suy nghĩ và tìm cách vận dụng với thực tế tại lớp của
mình. Trong các buổi họp phụ huynh tơi tuyên truyền với các bậc phụ huynh về
tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển đối với trẻ và sự cần thiết trang thiết
bị vật chất phục vụ giảng dạy trẻ ở trường mầm non. Tuyên truyền vận động phụ
huynh học sinh luôn ủng hộ.
- Tuyên truyền dưới nhiều hình thức: Bảng tuyên truyền (thay đổi nội dung
hình ảnh phù hợp với chủ đề). Giáo viên tuyên truyền với phụ huynh vào giờ đón,
trả trẻ, động viên phụ huynh dành thời gian cho trẻ chơi và chơi cùng trẻ các trị
chơi vận động: Đạp xe, đi bộ, đá bóng, chạy nhảy…Từ đó trẻ có kỹ năng vận động
được tốt hơn và trẻ nhanh nhẹn khéo léo hơn trong mọi cơng việc. Vận động phụ
huynh đóng góp đồ dùng, đồ chơi, các ngun vật liệu sẵn có để cơ giáo làm đồ
chơi phục vụ việc dạy học cho các cháu.
Ví dụ: Cho trẻ đi cơng viên đạp xe, đá bóng, đá cầu. Khi cho trẻ tham gia
chơi phụ huynh chú ý phát huy năng khiếu sở trường của mình khi tham gia chơi
các trò chơi.
- Giáo viên mời phụ huynh tham gia giao lưu trò chơi vận động cùng trẻ

qua các ngày hội lễ: Tuần lễ sức khỏe, hoạt động ngoại khóa, hội thao trường
mầm non.Từ đó phụ huynh thêm hiểu biết hơn về tầm quan trọng của việc phát
triển vận động cho trẻ.
- Khuyến khích với phụ huynh hãy là “hình mẫu” nêu tấm gương về rèn luyện
phát triển thể chất, đồng hành cùng đứa trẻ và khích lệ chúng trong hoạt động phát
triển vận động.
Với việc tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh đã nâng cao hứng thú tham
gia vận động một cách tích cực cho trẻ. Có sự tham gia của các bậc phụ huynh tạo cho
trẻ tâm lý hưng phấn, yêu thích tham gia vận động. Được tham gia với cô và trẻ các
phụ huynh cũng hiểu hơn về cô và cháu ở trường mầm non, ý nghĩa tích cực của phát
triển vận động cho trẻ, chia sẽ hơn với cô về những vất vả của nghề nghiệp, ủng hộ với
các phong trào do trường lớp đưa ra.
4. Kết quả đạt được.
* Đối với giáo viên:
- Có kinh nghiệm và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ
trong đó có hoạt động giáo dục phát triển vận động.
- Môi trường phát triển vận động trong và ngoài lớp đã trở nên phong phú,
hợp lý và thuận tiện cho trẻ vận động.
* Đối với trẻ:
Tôi thấy rằng, so với kết quả trước khi áp dụng sáng kiến, sau khi thực
hiện các giải pháp trên, chất lượng về phát triển vận động của trẻ tăng lên rõ rệt.
Trẻ khơng cịn rụt rè khi tham gia các bài tập hay trò chơi vận động nữa.
Trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh tự tin khi đứng trước đám đông. Giảm tỉ lệ trẻ suy
dinh dưỡng và khơng cịn trẻ béo phì. Tạo cho trẻ có một tâm thế thoải mái thích


14

tham gia hoạt động.
Kết quả khảo sát trẻ trước và sau khi thực hiện các giải pháp:

Số
Kết quả đầu năm
Kết quả cuối năm
trẻ
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
tham Số % Số % Số %
Số %
Nội dung khảo sát
gia
trẻ
trẻ
trẻ
trẻ
khảo
sát
Sự tập trung chú ý,
hứng thú của trẻ khi
25
10 40 15 60 25 100
tham gia vận động.
Trẻ tích cực tự giác
25
10 40 15 60 25 100
trong giờ học.
Trẻ thực hiện đươc các
động tác phát triển
25

11 44 11 56 25 100
nhóm cơ và hơ hấp
Trẻ thể hiện kỹ năng
vận động cơ bản và các
25
10 40 15 60 25 100
tố chất trong vận động
Trẻ thực hiện và phối
hợp được các cử động
25
9
36 16 64 25 100
của bàn tay, ngón tay,
phối hợp tay- mắt
* Đối với phụ huynh:
Sự chuyển biến tích cực từ phía trẻ đã làm cho phụ huynh cảm thấy vui
mừng, phấn khởi, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường. Các bậc phụ
huynh đã có thói quen phối hợp với giáo viên, tích cực tham gia các hoạt động
giáo dục trẻ ở nhà trường.
- Phụ huynh quan tâm đến việc rèn luyện và phát triển vận động cho trẻ
nhiều hơn, đầu tư mua sắm, sưu tầm các nguyên vật liệu làm đồ dùng, đồ chơi
phục vụ việc dạy và học cho các cháu.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ phát triển
tính tích cực vận động:
- Giáo viên cần xây dựng bài tập đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm
bảo tính vừa sức, coi trọng đặc điểm cá nhân trẻ. Ln tìm tịi học hỏi những cái
mới đặc biệt tìm các trị chơi, các bài tập vận động mới phù hợp và tạo hứng thú
cho trẻ. Khi tổ chức các giờ giáo dục thể chất cần có những hình thức phong phú

và đa dạng, lơi cuốn trẻ tham gia vận động.
- Xây dựng môi trường vận động tốt trong và ngồi lớp.
- Sưu tầm các trị chơi dân gian phù hợp với trẻ, tổ chức cho trẻ chơi. Trao
đổi kiến thức tự học qua sách báo, internet, qua giáo viên đồng nghiệp. Tận dụng
mọi lúc mọi nơi để nhằm phát triển tích tích cực vận động cho trẻ.
- Đưa ra nhiều hình thức và phương pháp để hướng dẫn trẻ phát triển tính


15

tích cực vận động cho trẻ. Coi trọng phút thể dục.
- Truyên truyền vận động phụ huynh tham gia vào phát triển tính tích cực
vận động cho trẻ.
Với những biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia vận động một
cách tích cực tơi đã sử dụng những biện pháp gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trẻ.
Quá trình áp dụng trong một năm qua khả năng tham gia vận động cũng như sự
hứng thú của trẻ đã tăng lên rõ rệt. Trẻ học mà như chơi, chơi mà lại là học. Với
những biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi tích cực tham gia phát triển vận
động có thể áp dụng cho trường chúng tơi nói riêng và cấp học mầm non nói
chung.
2. Kiến nghị.
- Nhà trường và các cấp quản lý cần tổ chức cho giáo viên đi tham quan
học tập ở các trường trọng trong huyện, thành phố cũng như tỉnh bạn. Đầu tư
nhiều hơn nữa về kinh phí mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất tạo mơi trường
trong và ngồi lớp phong phú, đa dạng nhằm nâng cao chất lượng phát triển tính
tích cực vận động cho trẻ.
Trên đây là: “Một số giải pháp thu hút trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tích cực
tham gia vào hoạt động phát triển vận động ở trường mầm non Sông Âm” mà
bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình tự nghiên cứu và thực hiện. Rất
mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp để bản thân

tơi có được nhiều kinh nghiệm q báu hơn nữa trong việc góp phần nâng cao
chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nguyệt Ấn, ngày tháng năm 2021
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của người
khác.

Người viết

Lê Thị Duyên


16

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tác giả: Ngưu Lê – Lý Chính Mai - Phạm Th Anh, Phương pháp ni
dạy con, Nhà xuất bản: Phụ Nữ- 2000
[2] Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết, Chương 8: bài 7: Đặc điểm phát triển tâm lý
tuổi mẫu giáo lớn, Tâm lý học trẻ em. Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội



×