Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ren chu viet cho hoc sinh lop 1 de nang cao chatluong Vo sach Chu dep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.74 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>A.</b>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>I. Lí do chọn đề tài:</b>


Một trong những hạnh phúc lớn nhất của trẻ là được đến trường, được học đọc,
học viết. Biết đọc, biết viết thì cả một thế giới mới rộng lớn mênh mông sẽ mở ra trước
mắt các em.


Học chữ chính là cơng việc đầu tiên khi các em đến trường. Vì vậy dạy chữ
chính là dạy người.


Cố vấn Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người.
Dạy cho HS viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính
cẩn thận, tính kỷ luật, lịng tự trọng đối với mình cũng như đối với thày và bạn mình”.


Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm. Nhiều thế hệ thày cơ giáo đã trăn
trở, góp cơng, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học
chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm. Điều đó ảnh hưởng
không nhỏ tới các môn học khác.


Tiểu học là bậc học nền tảng, dạy Tiếng Việt và tập viết Tiếng Việt là chúng ta
đã trao cho các em chìa khóa để mở ra những cánh cửa bước vào tương lai, là công cụ
để các em vận dụng suốt đời.


Nhận thức được tầm quan trọng đó, tơi đã mạnh dạn chọn đề tài “Rèn chữ viết
cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp”.


<b>II. Mục đích và phương pháp nghiên cứu:</b>
<b>1.</b> <b>Mục đích nghiên cứu</b>


Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh tiểu học chưa được đẹp, chưa
đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc


độ viết còn chậm, học sinh sử dụng nhiều loại bút - nhiều màu mực để viết bài nên cịn
hạn chế trong việc giữ gìn “vở sạch - viết chữ đẹp”. Đây là một mảng quan trọng có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng học sinh và được các trường quan tâm. Nâng cao chất lượng
giờ dạy để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào “vở sạch - chữ đẹp”
mới có chất lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Qua dạy lớp, dự giờ tơi thấy có giáo viên còn chưa nắm vững tên gọi các nét cơ bản để
hướng dẫn học sinh.


<b>2.</b> <b>Phương pháp nghiên cứu</b>


Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
<b> 2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết </b>


Nghiên cứu SGK, các tài liệu liên quan để xác định cơ sở lí luận cho đề tài.
<b> 2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn</b>


<i><b> 2.2.1. Phương pháp điều tra, phỏng vấn</b></i>


Lập phiếu viết chữ cho HS lớp 1 để biết được khả năng viết của HS
trường Tiểu học Tân Thạnh 2 – Thanh Bình – Đồng Tháp.


<i><b> 2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm</b></i>


Dự giờ một số tiết dạy Tập viết của giáo viên để tìm hiểu cách vận dụng
các phương pháp dạy học của giáo viên trong giờ Tập viết.


<i><b> 2.2.3. Phương pháp thống kê - phân tích - tổng hợp</b></i>


<i><b> </b></i>Phương pháp này giúp xử lý số liệu trong q trình nghiên cứu. Nghiên


cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu, hệ thống hóa và rút ra kết luận từ các tài liệu
có liên quan về đề tài nghiên cứu và thực tế ở tiểu học.


<b>III. Giới hạn của đề tài</b>


Đề tài được xác định phạm vi nghiên cứu chủ yếu là:


- Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp.


- Các tiết dạy khả năng Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng
vở sạch chữ đẹp ở trường Tiểu học Tân Thạnh 2 – Thanh Bình – Đồng Tháp.


<b>IV. Kế hoạch thực hiện</b>


<b>THỜI GIAN</b> <b>NỘI DUNG</b>


- Từ tháng 09/2011 đến tháng
10/2011.


- Chọn và đăng kí đề tài
- Từ tháng 10/2011 đến tháng


11/2011.


- Lập đề cương nghiên cứu đề tài.


- Thu thập, đọc tài liệu, viết phần mở đầu.
- Cuối tháng 11 đến cuối tháng


12/2011



- Hoàn thành nội dung chương 1, chương 2
của đề tài.


- Tháng 01/2012. - Hoàn thành nội dung chương 3 của đề tài.
- Tháng 02/2012. - Chỉnh sửa và hoàn thiện nội dung đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I. Cơ sở lý luận:</b>


Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần nắm vững:
<i>1. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1:</i>


<i>+ Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dịng kẻ, độ</i>
cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ,
chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, dấu thanh và chữ số.


+ Kỹ năng: Viết đúng quy trình - nét, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo
thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch. Viết thẳng hàng các chữ trên dịng kẻ.
Ngồi ra học sinh cịn được rèn luyện các kỹ năng như: tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
để vở… bài kiểm tra cuối năm là bài tập chép một đoạn trong bài tập đọc (không mắc
quá 5 lỗi chính tả).


- Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên cần hiểu rõ ý đồ của vở tập
viết. Cấu trúc mỗi bài gồm phần tập viết chữ cái và từ ứng dụng.


Ở vở tập viết lớp 1 thì cứ sau bài học vần có một bài tập viết thêm để học sinh
rèn luyện cách viết các chữ vừa học.


- Các ký hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc, như: đường kẻ
ngang, quy định độ cao chữ cái, dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ, ký hiệu


luyện viết ở nhà.


<i>2. Chương trình và vở tập viết hiện hành:</i>


Vở tập viết của Bộ giáo dục phát hành giúp học sinh không ngừng nâng cao về
chất lượng chữ viết mà còn phối hợp với các mơn học khác nhằm phát huy vai trị của
phân mơn tập viết. Chương trình tập viết lớp một gồm có:


Học kỳ I: Sau mỗi bài học vần học sinh được luyện viết những chữ các em vừa
học và mỗi tuần có thêm 1 tiết tập viết.


Học kỳ II: Mỗi tuần có 1 tiết tập viết, mỗi tiết 35 phút và học sinh được làm
quen với chữ viết hoa.


<b>II. Cơ sở thực tiễn:</b>


Tâm lý tình cảm có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình nhận thức. Nếu trẻ được viết
trong tư thế thoải mái, tâm trạng phấn khởi thì dễ có kết quả tốt. Ngược lại, nếu trẻ
buồn phiền thì chữ viết cũng bị ảnh hưởng.


<i>1. Lý thuyết hoạt động:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Làm quen với đối tượng: Khi giáo viên hướng dẫn thì trẻ sẽ tri giác bằng mắt,
tai và tay sẽ làm theo.


- Nói điều mình tri giác được, vừa nói vừa đưa tay theo các đường nét của chữ
cái để nhấn mạnh cách viết đồng thời nhận ra tên gọi, hình dáng chữ đó.


- Nói thầm kiến thức mới thu nhập được để tái hiện hình ảnh đó trong óc trước
khi viết.



- Làm thử: Hình ảnh đã có trong óc cần được thể hiện trên bảng, trên giấy bằng
các dụng cụ như bút bảng, phấn, bút mực.


- Kiểm tra lại kết quả so với mẫu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
<i>2. Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết:</i>


- Tay trực tiếp điều khiển quá trình viết của trẻ. Các cơ và xương bàn tay của trẻ
đang độ phát triển, nhiều chỗ còn sụn nên cử động các ngón tay vụng về, nhanh chóng
mệt mỏi.


- Khi cầm bút các em có tâm lý sợ rơi. Điều này gây nên một phản ứng tự nhiên
là các em cầm bút chặt, các cơ tay cứng nên khó di chuyển.


- Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết học sinh phải biết
kỹ thuật cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có
điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Cầm bút phải tự nhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận
động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.


- Nếu các em cầm bút sai kỹ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết vận động cổ
tay, cánh tay thì các em sẽ mau mệt mỏi, sức chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng
và nhanh được.


<i>3. Đặc điểm đơi mắt trẻ khi viết:</i>


- Trẻ tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn. Vì vậy, nếu chữ viết được trình
bày với kích thước q nhỏ hoặc ánh sáng kém thì các em phải cúi sát xuống để nhìn
cho rõ chữ, từ đó dẫn đến cận thị.


- Trong thời gian đầu, có thể các em nhận ra đúng hình chữ nhưng bàn tay chưa


ghi lại đầy đủ hình dáng của mẫu chữ. Chỉ sau khi luyện tập, số lần nhắc đi nhắc lại
nhiều hay ít tuỳ theo từng học sinh, thì các em mới chép đúng mẫu.


<b>III. Thực trạng và những mâu thuẫn</b>
<b>1. Cấu tạo chữ viết:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng
kẻ trong vở gồm có 4 dịng kẻ ngang (1 dịng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt
hơn). Ta ký hiệu đường kẻ trên là số 1 các đường khác là 2, 3, 4 kể từ dưới lên trên.


Ví dụ:


-> Đường kẻ ngang




Đường kẻ dọc


Cách xác định tọa độ trên khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ
ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là một trong những điều kiện để dạy chữ
viết thành một quy trình. Quy trình được thực hiện lần lượt bởi các thao tác mà hành
trình ngịi bút đi qua tọa độ các chữ.


Xác định tọa độ cấu tạo các chữ viết hoa đều phải căn cứ vào các ơ vng của
khung chữ mẫu để phân tích cách viết.


Ngồi việc thống nhất các khái niệm về đường kẻ, ô vng như trên, để việc tổ
chức dạy tập viết có hiệu quả hơn, cần chú ý thêm một số thuật ngữ có liên quan:


<i> </i>



<i> Điểm đặt bút : Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút</i>
có thể nằm trên đường kẻ ngang, hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
Ví dụ: điểm đặt bút (1)<sub> nằm trên đường điểm đặt bút </sub>(1)<sub> không nằm</sub>
kẻ ngang trên đường kẻ ngang




Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng
có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>



Tọa độ điểm đặt hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3
đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên hoặc dưới đường kẻ ngang.


 Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét


đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
Ví dụ: - a nối với m -> am


- x nối với inh -> xinh


=> Các nét bút viết liền mạch khi viết không nhấc bút


 Kỹ thuật lia bút:


Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với
nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết (đầu ngịi bút, phấn) khơng
chạm vào mặt phẳng viết (giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên khơng gọi là lia bút.



Ví dụ: b nối với a -> ba


=> Từ b -> a không viết liền được ta viết chữ b sau đó lia bút sang điểm bắt đầu
của chữ a.


 Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét


chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn) chạy
nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
Ví dụ: Khi viết chữ ph phải viết nét thẳng của chữ ( ) sau đó khơng nhấc bút để
viết mà rê ngược bút lên đường kẻ ngang thứ 2 để viết nét móc 2 đầu ( )


Đoạn (1), (2) là đoạn rê bút


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Kí hiệu ngôn ngữ do các chất liệu âm thanh hoặc nét đồ họa thể hiện. Chữ viết
được xây dựng trên cơ sở của hệ thống kí tự đã được chuẩn hóa. Những đặc điểm cấu
tạo chữ viết là những yếu tố cần và đủ để phân biệt các chữ cái khi thể hiện ngôn ngữ
viết. Những yếu tố cấu tạo chữ viết này chính là hệ thống các nét chữ.


Yêu cầu về hệ thống nét: Việc xác định hệ thống các nét chữ được phân tích trên
cơ sở số lượng nét càng ít càng tốt để dễ dạy, dễ học. Đồng thời hệ thống nét đó lại
phản ánh tồn bộ hệ thống chữ cái và chữ số Tiếng Việt. Do đó, cần quan niệm hệ
thống nét cơ bản cấu tạo chữ cái Tiếng Việt gồm hai loại:


* Nét thẳng: thẳng đứng , nét ngang , nét xiên , \


* Nét cong: cong hở (cong phải, cong trái), cong khép kín O.


Tuy nhiên, hệ thống chữ La tinh ghi âm vị Tiếng Việt ngoài các nét cơ bản trong


cấu tạo chữ viết cịn có các nét dư. Những nét dư thừa này có chức năng tạo sự liên kết
giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ cái với nhau.


Việc cải tiến chữ cái (kiểu chữ CCGD) bằng cách lược bỏ những nét dư thừa đã
làm mờ sự khu biệt cần thiết giữa các chữ cái và gây trở ngại trong giao tiếp, mặt khác
cách làm này cho chữ viết tay không liền mạch, không đẹp và tốc độ viết chậm.


* Nét phối hợp: Trên cơ sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phát
kéo dài nét đó cho đến khi khơng thể và khơng cần thiết kéo dài được nữa (đến đây đã
đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấm dứt.
Loại nét này gọi là nét phối hợp. Nhờ cách quan niệm như vậy, các nét cấu tạo chữ cái
không bị cắt vụn. Chẳng hạn, với chữ cái “a” thơng thường có thể phân thành 3 nét: nét
cong trái, nét thẳng đứng và nét cong phải (C, |, ) nhưng khi viết, thông thường người
viết kéo dài nét thẳng đứng cho đến khi kết thúc nét, lúc đó ta được nét móc phải (là sự
kết hợp giữa nét thẳng đứng và nét cong). Vì vậy, ta chọn lối phân tích chữ “a” thành 2
nét: nét cong kín (O) và nét móc phải ( ).


Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu.
Sau đây là danh sách các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét và
viết chữ cái tiếng Việt:


1. Nét móc: Nét móc xi, nét móc ngược
2. Nét móc hai đầu:


3. Nét thắt giữa:


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

5. Nét thắt trên:


Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào cùng bài dạy xuất phát từ
quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ


đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.


Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê, x.


Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc (hoặc nét
thẳng): a, ă, â, d, đ, g.


Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u, ư, p, m, n.


Nhóm 4: Nhóm các chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết (hoặc nét cong phối hợp
với nét móc): l, h, k, b, y, g.


Nhóm 5: Nhóm chữ cái cónét móc phối hợp với nét thắt: r,v,s


Về cơ bản, cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở.
<b>2. Phương pháp dạy tập viết:</b>


<i>2.1. Phương pháp trực quan:</i>


Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết
hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. Điều này giúp các em chủ động phân tích hình
dáng, kích thước và cấu tạo theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái
đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánh tương đồng.


Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết. Đây là điều kiện
đầu tiên để các em viết đúng. Có các hình thức chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to
trên bảng hoặc trên máy chiếu hắt, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu… Tiêu
chuẩn cơ bản của chữ mẫu là phải đúng mẫu quy định, rõ ràng và đẹp.


Chữ mẫu có tác dụng:



- Chữ mẫu phóng to trên bảng hoặc trên máy chiếu sẽ giúp học sinh dễ quan sát,
từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét chữ cơ bản, cấu tạo chữ
cái cần viết trong bài học.


- Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét
chữ của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong 1 chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền
mạch, viết nhanh.


- Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được quan sát như một loại chữ
mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố
việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trị quan trọng để đảm bảo viết đúng.


<i>2.2. Phương pháp đàm thoại gợi mở:</i>


Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu của tiết học. Giáo viên
dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi
về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau
và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.


Ví dụ: Khi dạy chữ A, giáo viên có thể đặt câu hỏi: chữ A gồm có bao nhiêu nét?
là những nét nào? chữ A cao mấy ô? độ rộng của chữ là bao nhiêu?…


Với những câu hỏi khó, giáo viên cần định hướng cách trả lời cho các em. Vai
trò của giáo viên ở đây là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái
chuẩn bị cho giai đoạn luyện tập viết ở phần sau.


<i>2.3. Phương pháp luyện tập:</i>



Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ. Việc hướng
dẫn học sinh luyện tập phải tiến hành từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là
việc viết đúng hình dáng, cấu tạo kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dịng và
đúng tốc độ quy định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở
lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn của bộ môn Tiếng
Việt và các môn học khác.


Khi học sinh luyện tập chữ viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết.
Cần lưu ý các hình thức luyện tập cơ bản sau:


<i>Tập viết chữ (Chữ cái, chữ số, từ ngữ, câu) trên bảng lớp.</i>


Hình thức tập viết trên bảng có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bức
đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của HS. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau
bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó, giáo viên phát hiện
những chỗ sai của học sinh để uốn nắn (sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết).


<i>Tập viết chữ vào bảng con của học sinh:</i>


Học sinh luyện tập viết bằng phần (hoặc bút bảng) vào bảng con trước khi viết
vào vở. HS có thể viết chữ cái, vần, chữ khó vào bảng. Khi sử dụng bảng, giáo viên
phải hướng dẫn HS cả cách lau bảng, cách giơ bảng, cách sử dụng và bảo quản phấn…


<i>Luyện viết trong vở: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét…) giúp các em viết đủ, viết đúng số
dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết.


Sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các mơn học là cần thiết.


Có như thế, việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ và thường xuyên. Việc
làm này yêu cầu người giáo viên ngồi những hiểu biết về chun mơn cịn cần có sự
kiên trì, cẩn thận và lịng u nghề - mến trẻ.


<i>2.4. Rèn nếp viết chữ rõ ràng sạch đẹp.</i>


Chất lượng về chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ quan
(năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên…) mà cịn có
sự tác động của những yếu tố khách quan (điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy
và học Tập viết). Do vậy, muốn rèn cho học sinh nếp viết rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên
cần quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở các em thường xuyên về các mặt chủ yếu dưới đây:


<i>1.</i> <i>Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập.</i>


Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua
2 hình thức: viết trên bảng (bảng cá nhân – bảng con, bảng lớp) bằng phấn và viết trong
vở tập viết (tài liệu học tập chính thức do Bộ GD&ĐT qui định đối với lớp 1) bằng bút
chì, bút mực. Do vậy, để thực hành luyện viết đạt kết quả tốt, học sinh cần có ý thức
chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau:


<i>a.</i> <i>Bảng con, phấn trắng (hoặc bút dạ), khăn lau.</i>


Bảng con màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dịng kẻ ơ rõ ràng, đều đặn (thể
hiện được 4 dòng) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất
liệu tốt làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Bút dạ viết trên bảng phc trắng có dịng kẻ,
cầm vừa tay, đầu viết nhỏ, ra mực đều mới viết được dễ dàng. Khăn lau sạch sẽ, có độ
ẩm vừa phải, giúp cho việc xố bảng vừa đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hưởng đến
chữ viết.


Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên bảng con, giáo viên nhanh


chóng nắm được những thơng tin phản hồi trong quá trình dạy học để kịp thời xử lí, tác
động nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra.


Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói trên trong giờ Tập viết đạt hiệu quả tốt,
giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số điểm sau:


- Chuẩn bị bảng con, phấn, khăn lau đúng qui định:


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Khăn lau sạch.


- Sử dụng bảng con hợp lí và đảm bảo vệ sinh:
+ Ngồi viết đúng tư thế.


+ Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách.


+ Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng
ngay ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét.


+ Đọc lại chữ đã viết trước khi xoá bảng.
<i>b.</i> <i>Vở tập viết, bút chì, bút mực:</i>


Vở tập viết lớp 1 cần được giữ gìn sạch sẽ, khơng để quăn góc hoặc giây bẩn.
Bút chì dùng ở 3 tuần đầu lớp 1 cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì khơng nhọn quá
hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ. Riêng về bút mực, trước đây địi hỏi học sinh hồn
tồn sử dụng loại bút có quản, ngịi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm. Từ khi
loại bút bi được sử dụng phổ biến thay thế cho bút chấm mực, việc học tập viết của học
sinh có phần tiện lợi (viết nhanh, đỡ giây mực…) song chất lượng chữ viết có phần
giảm sút.


<i>2.5. Thực hiện đúng qui định khi viết chữ:</i>



* Tư thế ngồi viết: Tư thế lưng thẳng, khơng tì ngực vào bàn, đầu hơi cúi, mắt
cách vở 25 – 30cm; nên cầm bút tay phải, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết khơng
bị xê dịch; hai chân để song song, thoải mái (tham khảo hình vẽ minh hoạ ở trang 2, vở
Tập viết 1–tập 1)


* Cách cầm bút: Học sinh cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón
giữa) với độ chắc vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá): khi viết, dùng ba
ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cán bút nghiêng về bên phải, cổ
tay, khuỷu tay và cánh tay cử động theo, mềm mại, thoải mái.


* Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay
ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng sao cho mép
vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết độ nghiêng
của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vng 90 độ. Như vậy, dù viết theo
kiểu chữ đứng hay kiểu chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt (chỉ khác nhau
về cách để vở).


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

ra mép vở khơng có dịng kẻ li; khi viết sai chữ, khơng được tẩy xoá mà cần để cách
một khoảng ngắn rồi viết lại.


<b>3. Đổi mới phương pháp dạy học</b>


Muốn cải tiến quy trình dạy tập viết, điều khơng thể thiếu được là phải đổi mới
phương pháp dạy học, tiết tập viết càng cần phải tạo điều kiện để học sinh chủ động
tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ), tự giác luyện tập và rút kinh
nghiệm qua thực hành luyện viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có thể thực hiện
những u cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau:


(A) Kiểm tra (hoặc nhận xét bài cũ)



- Kiểm tra học sinh viết bảng con (1 - 2 em viết bảng lớp) chữ cái và từ ứng
dụng ngắn gọn ở bài trước. Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng (dùng phấn màu
sửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu), sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết trên
bảng con và giơ bảng cho giáo viên kiểm tra, uốn nắn thêm (chú ý động viên kịp thời
những học sinh viết đẹp).


(B) Bài mới:


<i>1- Giới thiệu bài: - Nêu nội dung và yêu cầu tiết dạy.</i>
- Bài số:……..


Chữ mẫu - Từ ứng dụng
<i>2- Hướng dẫn học sinh viết chữ:</i>


- Giáo viên đưa chữ mẫu cho học sinh quan sát.


- Giáo viên gợi ý cho học sinh nhận biết, so sánh: Chữ gì? Gồm mấy nét? Nét
nào đã học, giống chữ nào đã học, phần nào khác?… (Có thể cho học sinh chỉ vào chữ
mẫu trên bảng)


- Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ:
+ Sử dụng chữ mẫu để học sinh quan sát.


+ Viết mẫu trên khung chữ thật thong thả cho học sinh theo dõi (ghi nhớ thứ tự
các nét).


+ Viết mẫu trên dòng kẻ ở bảng lớp (hoặc trên bảng con) để học sinh nắm vững
quy trình viết chữ c. Giáo viên viết mẫu sau đó dùng que chỉ lại để mơ tả quy trình.



- Học sinh tập viết trên bảng con, giơ bảng để giáo viên kiểm tra uốn nắn, nhận
xét kết quả (chú ý về hình dáng, quy trình).


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Giáo viên giới thiệu nội dung viết ứng dụng và viết nội dung từ ứng dụng; sau
đó gợi ý học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết.


- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng (chú
ý đến các điểm quan trọng: độ cao các chữ cái, quy trình viết liền mạch - nối chữ,
khoảng cách giữa các chữ cái, đặt dấu ghi thanh…).


- Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ (do giáo viên xác định trọng tâm ở
bài dạy), học sinh theo dõi.


- Học sinh tập viết theo trọng tâm nối chữ do giáo viên chọn (chữ ghi tiếng - từ
có thao tác nối). Giáo viên theo dõi, kiểm tra, uốn nắn và nhận xét.


<i>4- Học sinh thực hành luyện viết trong giờ tập viết:</i>


- Giáo viên nêu yêu cầu và nội dung luyện viết trong vở (viết chữ gì? viết mấy
dịng? cần lưu ý về điểm đặt bút ra sao? viết từ ứng dụng mấy dòng? cần lưu ý về cách
nối chữ và đặt dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ra sao?…)


- Học sinh luyện viết trong vở. Giáo viên theo dõi uốn nắn về cả cách viết và tư
thế ngồi viết (chú ý giúp đỡ học sinh yếu kém).


<i>5- Chấm bài tập viết của học sinh:</i>


- Giáo viên chấm bài cho HS đã viết xong ở lớp (số còn lại thu về nhà chấm).
- Nhận xét kết quả chấm bài, khen ngợi những bài đạt kết quả tốt. Nếu bài học
dài, giáo viên có thể chọn dạy một nội dung tiêu biểu và học sinh luyện tập theo nội


dung tương ứng.


<b>IV. Các biện pháp giải quyết vấn đề</b>


Muốn học sinh viết đúng, viết đẹp tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
<i><b>1. Giai đoạn chuẩn bị :</b></i>


- Sau khi đã khảo sát và nắm bắt được tình hình lớp trong những buổi đầu năm ,
tôi tiến hành làm những công việc đầu tiên để chuẩn bị thật tốt cho quá trình dạy viết:


+ Giới thiệu tư thế ngồi viết đúng rồi cho các em rèn tập, từng đơi bạn ngắm
nhìn tư thế ngồi của nhau, góp ý và sửa dáng ngồi cho nhau.


+ Song song với việc rèn tư thế ngồi là việc hướng dẫn HS cầm bút . Lúc này ,
giáo viên làm mẫu cho cả lớp xem, yêu cầu học sinh dùng 3 ngón cái, trỏ, giữa đưa lên
không trung để làm động tác cầm bút và để giáo viên dễ theo dõi, sửa cho các em.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Và việc cuối cùng của giai đoạn chuẩn bị là hướng dẫn các em xác định đường
kẻ, dịng li. Việc nhận biết chính xác thứ tự 5 đường kẻ ngang, 4 dòng li và các đường
kẻ dọc sẽ giúp cho học sinh và giáo viên rất nhiều trong việc dạy và học viết chữ đúng,
đẹp sau này.


<i><b>2. Giai đoạn rèn chữ </b></i>:


 Rèn nét :


Việc rèn chữ viết của học sinh trong nhà trường vô cùng quan trọng, để giúp học
sinh viết đúng cỡ chữ , viết đẹp thì khơng thể coi thường phần viết nét cơ bản, có 13 nét
cơ bản mà tơi u cầu học sinh phải nhớ và tập viết chính xác : nét ngang , nét thẳng ,
nét xiên trái , nét xiên phải , nét móc xi , nét móc ngược , nét khuyết trên , nét khuyết


dưới , nét thắt, Từ những nét cơ bản này, học sinh viết sang các chữ rất dễ dàng vì đã
định hướng được chữ cần viết gồm có những nét nào ráp lại. Tơi kết hợp dạy cho học
sinh phân biệt độ cao , độ rộng của từng nhóm nét cơ bản.


<i>Ví dụ : nhóm nét cong thường có độ cao 1 đơn vị , nhóm nét khuyết có độ cao</i>
(dài) 2 đơn vị rưỡi.


- Mỗi một nét khi dạy tôi đều đưa ra hệ thống dấu chấm từ lúc đặt bút viết đến
vị trí đưa bút di qua rồi đển vị trí dừng bút lại.


- Sau giai đoạn rèn nét, tôi tách các em viết yếu và chưa chuẩn ngồi riêng để dễ
kèm cặp nhất là đối với các em đã học viết trước quá nhiều theo sự hướng
dẫn lệch lạc có hiện tượng “cứng tay” cần phải quan tâm, uốn nắn nhiều hơn.


 Rèn chữ:


- Đầu năm học là lúc học sinh lớp Một viết bút chì , tơi đã hướng dẫn học sinh
chuốt bút chì sao cho đầu bút chì khơng q nhọn vì khi di chuyển bút trên
giấy khó , dễ gãy ngòi và xước giấy , nét chữ bị mỏng cũng không để đầu bút
quá to làm nét chữ bị lớn không đẹp, vở sẽ bị dơ. Tôi cũng hướng dẫn cách
dùng tẩy để bôi chữ sai sao cho nhẹ nhàng và không làm dơ tập, rách giấy.
- Để HS lớp tơi có định hướng đúng về chữ viết đẹp - vở sạch thì trước khi dạy


viết, tơi đã giới thiệu cho các em xem vài quyển vở mẫu của các anh chị học
sinh năm trước từ đó khơi gợi ở các em động lực, niềm say mê rèn chữ viết.
- Quá trình dạy viết chữ trên lớp được tôi tiến hành như sau :


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Viết mẫu trên bảng thật chậm, đúng theo quy tắc với nét chữ chuẩn và chân
phương, học sinh sẽ tận mắt nhìn thấy tay cơ dang viết từng nét chữ. Ở đây, theo kinh
nghiệm của bản thân tơi thì việc hướng dẫn học sinh nhận ra cách nối nét sao cho đẹp là


yếu quan trọng góp phần rèn nên chữ viết đẹp của học sinh. Bởi thế cho nên, tôi luôn
giúp học trị của tơi nhận ra điểm chưa đẹp khi nối nét mà trong các kiểu nối sau đây
khi dạy cần phải lưu ý:


o Trường hợp: nét móc cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc
nét hất) đầu tiên của chữ cái sau.


<i>Ví dụ : a – n , i – m , a – i , t – ư , ….</i>


Lưu ý học sinh khi nối cần điều tiết về độ dãn giữa 2 chữ cái sao cho vừa phải, hợp lí để
chữ viết đều nét và có tính thẩm mĩ.


o Trường hợp: nét cong cuối cùng của chữ cái trước nối với nét móc (hoặc
nét hất) đầu tiên của chữ cái sau.


<i>Ví dụ : e – m , ơ – n , o – i , c – ư , ….</i>


Lưu ý chuyển hướng ngòi bút ở cuối nét cong để nối sang nét móc (hất) để hình dạng 2
chữ cái vẫn rõ ràng, điều chỉnh khoảng cách giữa 2 chữ cái sao cho không quá gần hay
quá xa.


o Trường hợp: nét móc (hoặc nét khuyết) của chữ cái trước nối với nét
cong của chữ cái sau.


<i>Ví dụ : a – c , h – o , g – a , y – ê , …</i>


 Lưu ý: ở y – ê diều chỉnh phần cuối nét móc của chữ cái trước hơi ngã ra để


khoảng cách giữa y – ê không bị sát.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

 Lưu ý: rê bút từ chữ o chúc xuống để gặp điểm bắt đầu của chữ cái e sao cho


vòng ở đấu chữ cái o không to quá; rê bút từ chữ o sang ngang rồi lia bút viết tiếp chữ
cái a.


- Tập viết thuần thục trên bảng con, có thể nói bảng con là phương tiện ưu việt
giúp tôi chỉnh sửa kịp thời nhanh chóng lỗi sai của học sinh để đến khi viết vào vở sẽ
đúng và hạn chế tẩy sửa


- Học sinh viết vào vở, khi viết tôi sẽ cho các em viết từng chữ từng dòng , đi
kiểm tra, chỉnh sửa cho các em. Khi viết vở tôi ln nhắc nhở học sinh giữ gìn vở viết
cẩn thận, khơng để vở quăn góc, tơi ln u cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau thường
xuyên kiểm tra vở của bạn để nhắc nhau chỉnh sửa.


Như đã trình bày ở trên, đối với những học sinh viết yếu tôi đã xếp ngồi riêng để
dễ rèn thì với số học sinh cịn lại cũng được chia thành nhóm viết chữ thuần thục, chuẩn
sẽ rèn viết thanh đậm cịn nhóm cần phải chỉnh sửa thêm tôi sẽ rèn tiếp và với đặc tính
hay bắt chước của học sinh lớp Một, tơi cố ý xếp một số em viết còn chưa chuẩn lắm
ngồi gần những em viết chữ đẹp để các em học tập bạn mình, tự nâng cao chữ viết.


- Đến giai đoạn viết bút mực tiến đến viết chữ nhỏ cũng cần phải lưu ý nhiều
điều: thống nhất với cả lớp chỉ sử dụng màu mực xanh, giới thiệu một số loại bút tốt,
viết nét đẹp để phụ huynh biết mua cho các em. Trong quá trình viết bút mực, giáo viên
luôn lưu ý học sinh cần cẩn thận để hạn chế tối đa sai sót. Khi lỡ sai, các em dùng bút
chì và thước kẻ gạch ngang lên chữ viết sai rồi viết lại chữ đúng bên cạnh. Học sinh
tuyệt đối tránh việc tẩy xóa hoặc viết chồng nét lên.


- Ở giai đọan viết chữ cỡ nhỏ 1 ô li , một số em gặp khó khăn, tơi ln nhắc nhở
các em viết thoáng chữ, mỗi con chữ điều chỉnh độ rộng một ô li vở để chữ đều nét,
không bị ríu chữ.



<b>V. Hiệu quả áp dụng</b>


Tơi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở khối lớp 1 của mình. Khi dạy, tôi đã áp
dụng những biện pháp nêu trên để rèn chữ viết cho học sinh đạt kết quả tốt.


<b>KIỂM TRA LẤY KẾT QUẢ</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>Xếp loại</b>
<b>Giai đoạn</b>


<b>Tổng</b>
<b>số Học</b>


<b>sinh</b>


<b>A</b> <b>B</b> <b>C</b>


Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ


Đầu năm 31 4 12.9% 12 38.7% 15 48.4%


Giữa học kỳ I 31 11 35.5% 16 51.6% 4 12.9%


Cuối học kỳ I 31 20 64.5% 11 35.5% 0 0%


Giữa học kỳ II 31 27 87.1% 4 12.9% 0 0%


Cuối năm



(dự kiến) 31 28 90.3% 3 9.7% 0 0%


<b>C. KẾT LUẬN</b>


<b>I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

viết đúng mẫu, tốc độ viết đúng quy định. Bản thân giáo viên khi dạy cũng thấy hứng
thú, say sưa nâng cao chất lượng giờ dạy tốt hơn.


<b>II. Khả năng áp dụng</b>


Tìm hiểu thực tế rèn Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng vở
sạch chữ đẹp cho HS hiện nay, tôi nhận thấy đa số GV vẫn chưa thực sự coi trọng việc
rèn kĩ năng này cho HS. GV vận dụng chưa phong phú và chưa linh hoạt các biện pháp
Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp. Điều này
cũng ít nhiều làm hạn chế chất lượng Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 đối với các bài
Tập viết. Từ thực trạng trên tôi đã đưa ra những nguyên nhân và biện pháp khắc phục
nhằm nâng cao dần khả năng Rèn chữ viết cho học sinh lớp 1 để nâng cao chất lượng
vở sạch chữ đẹp cho HS.


<b>III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển</b>


Giảng dạy cho học sinh viết đúng viết đẹp không chỉ ở phân môn tập viết mà tơi
cịn ln nhắc nhở học sinh rèn viết ở tất cả các môn học khác.


Áp dụng biện pháp thi đua, tuyên dương khen thưởng là biện pháp tối ưu nhằm
khích lệ, động viên học sinh rèn chữ giữ vở tốt: các tổ trong lớp thi đua rèn chữ để đem
điểm cộng về cho tổ mình, các cá nhân xuất sắc sẽ được tuyên dương trước lớp để khơi
gợi ý thức phấn đấu, thích viết hơn, chăm rèn hơn.


Bằng phương pháp “nêu gương”, bản thân giáo viên cũng phải luôn cố gắng tự


rèn luyện mình, thể hiện qua từng bài dạy, cách trình bày bảng rõ ràng, khoa học, đẹp
nhằm gây ấn tượng tốt cho học sinh. Chữ viết của giáo viên luôn đúng mẫu, đẹp để các
em bắt chước theo. Trong q trình giảng dạy, giáo viên ln lưu ý kĩ và chỉnh sửa cho
các em kịp thời đến lúc chấm trả, giáo viên cũng thể hiện sự cẩn thận bằng cách gạch
dưới con chữ sai hoặc nét sai rồi viết mẫu lại, ghi lời nhận xét rõ ràng dễ hiểu, chấm
điểm công bằng giúp học sinh khắc phục nhanh chóng để viết tiến bộ hơn.


<b>IV. Đề xuất, kiến nghị</b>


Tuy vậy trong q trình dạy học sinh tơi nhận thấy còn một vài bất cập sau đây:
-Nên điều chỉnh lại nội dung vở tập viết sao cho phù hợp với chương trình mà bộ
giáo dục quy định. (Học kì 2)


-Nâng cao chất lượng vở tập viết (giấy quá mỏng, học sinh viết bị nhòe nên các
em phải viết bút bi…)


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Cần có quy định cụ thể về thời gian cho học sinh chuyển sang viết cỡ chữ nhỏ
để đảm bảo chất lượng chữ viết khi chuyển sang viết chính tả. Chỉ nên cho học sinh viết
cỡ chữ nhỡ hết học kì I, học kì II nên cho các em chuyển viết chữ nhỏ và tô chữ hoa từ
tuần 19. (Hiện nay học sinh viết cỡ chữ nhỡ đến hết tuần 24, tuần 25 chuyển ngay sang
viết chữ nhỏ, nên nhiều học sinh còn lúng túng, chữ viết xấu do các em ít có thời gian
viết chữ nhỏ trước khi chuyển sang phần viết chính tả).


- Hiện nay có vở ơ li có mẫu chữ sẵn rất phù hợp với yêu cầu rèn chữ viết cho
học sinh nhưng cần cải tiến thêm: nên có 3-4 dịng chữ để học sinh tơ sau đó các em
viết tiếp xuống dưới. (đối với chữ nhỏ việc làm này sẽ rất hiệu quả vì các em sẽ xác
định được rõ độ rộng, hẹp, độ cao của từng chữ).


Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi để nâng cao chất lượng “Vở sạch, chữ đẹp”
của lớp. Để thực hiện tốt và đạt hiệu quả trong phong trào “rèn chữ - giữ vở” tơi rất


mong sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp..


Với đề tài này, tơi hi vọng sẽ đóng góp phần nào vào việc nâng cao chất lượng
Rèn chữ viết cho học sinh để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp lớp 1 nói riêng và
các lớp tiểu học nói chung.


Tân Thạnh, ngày 03 tháng 02 năm 2012


<b>Duyệt của Hiệu trưởng</b> Người viết


<b> </b> <b> Trần Thị Kim Chi</b>


<b>MỤC LỤC</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>I. CƠ SỞ LÝ LUẬN...</b>

3


1. Yêu cầu cơ bản của dạy tập viết ở lớp 1... 3


2. Chương trình và vở tập viết hiện hành... 3


<b>II. CƠ SỞ THỰC TIỄN...</b> 3


1. Lý thuyết hoạt động... 3


2. Đặc điểm đôi tay trẻ khi viết... 4


3. Đặc điểm đôi mắt trẻ khi viết... 4


<b>III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẪN...</b>

4



1. Cấu tạo chữ viết... 4


a. Xác định tọa độ và chiều hướng chữ... 5


b. Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt... 6


2. Phương pháp dạy tập viết... 8


3. Đổi mới phương pháp dạy học... 12


<b>IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>

... 13


1. Giai đoạn chuẩn bị... 13


2. Giai đoạn rèn chữ... 14


<b>V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG...</b> 16


 Kiểm tra lấy kết quả... 17


KẾT LUẬN
<b>I. Ý nghĩa của đề tài đối với công tác...</b> 18


<b>II. Khả năng áp dụng...</b> 18


<b>III. Bài học kinh nghiệm, hướng phát triển...</b> 18


</div>

<!--links-->

×