DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng
Trang
Bảng 1: Đặc điểm mẫu................................................................................................7
Bảng 2: Nhu cầu các bà mẹ đối với trường mầm non cho con em................................18
Bảng 3: Độ tuổi cho con em đi học ............................................................................20
Bảng 4: Hình thức chi trả học phí................................................................................22
Bảng 5: Hình thức thanh tốn học phí tại trường......................................................26
Bảng 6: Thời gian học................................................................................................28
Bảng 7: Mức độ đánh giá của các bà mẹ về mong đợi đối với dịch
vụ hỗ trợ tại trường mầm non.....................................................................................33
Bảng 8: Rút trích nhân tố nhóm động lực thúc đẩy......................................................36
Bảng 9: Mức độ giải thích các nhóm nhân tố...........................................................37
Bảng 10: Kiểm định độ tin cậy thang đo..................................................................40
Bảng 11: Rút trích nhân tố chính các yếu tố cản trở.....................................................41
Bảng 12 : Tổng hợp các nhóm nhân tố cản trở.........................................................45
Bảng 13: Kiểm định độ tin cậy thang đo..................................................................46
Bảng 14:Phân tích hồi quy các nhân tố cản trở............................................................47
Biểu đồ
Trang
Biểu đồ 1: Độ tuổi đối tượng nghiên cứu...................................................................7
Biểu đồ 2: Có con em ở độ tuổi đi học mầm non.......................................................8
Biểu đồ 3: Thu nhập của đối tượng điều tra...............................................................9
Biểu đồ 4: Tháp nhu cầu của Maslow.......................................................................14
Biểu đồ 5: Có con thuộc độ tuổi học mầm non, có nhu cầu học trường mầm non........19
Biểu đồ 6: Khơng có con em ở độ tuổi đi học mẫu giáo, có nhu cầu tương lai.........20
Biểu đồ 7: Độ tuổi bắt đầu cho con em đi học..........................................................21
Biểu đồ 8: Hình thức chi trả học phí.........................................................................23
Biểu đồ 9: Các mức học phí chi trả theo tuần...........................................................24
Biểu đồ 10: Các mức học phí chi trả theo tháng.......................................................25
Biểu đồ 11: Hình thức thanh tốn học phí................................................................26
Biểu đồ 12: Thời gian học trong ngày......................................................................29
Biểu đồ 13: Thời gian học trong tuần.......................................................................30
Biểu đồ 14: Thời gian nghỉ hè trong năm.................................................................31
MỤC LỤC
Lời cám ơn
Danh mục bảng biểu, hình vẽ
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1 Lý do chọn đề tài.........................................................................................................2
2 Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................2
2.1 Mục tiêu tổng quát:.................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................................2
3 Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................3
3.1 Thiết kế bảng hỏi....................................................................................................3
3.2 Chọn mẫu và điều tra.............................................................................................4
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu.......................................................................................4
3.2.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................6
3.2.2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu........................................................................6
3.2.2.2 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................9
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu.............................................................................10
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................12
1.1 Cơ sở lý luận...........................................................................................................12
1.1.1 Lý thuyết liên quan đến nhu cầu..........................................................................12
1.1.1.1 Khái niệm nhu cầu........................................................................................12
1.1.1.2 Thuyết nhu cầu Maslow.................................................................................13
1.1.2 Tiêu chuẩn của trường mầm non chất lượng cao.................................................15
1.2 Cơ sở thực tiễn........................................................................................................16
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................18
2.1 Đánh giá sơ bộ nhu cầu các bà mẹ về trường mầm non............................................18
2.2 Đánh giá của các bà mẹ về chương trình học tại trường mầm non............................20
2.2.1 Độ tuổi cho con em bắt đầu đi học......................................................................20
2.2.2 Hình thức chi trả học phí....................................................................................22
2.2.2.1 Hình thức chi trả theo ngày...........................................................................23
2.2.2.2 Hình thức chi trả theo tuần............................................................................24
2.2.2.3 Hình thức chi trả theo tháng..........................................................................25
2.2.2.4 Hình thức thanh tốn học phí tại trường........................................................26
2.2.3 Thời gian học......................................................................................................28
2.2.3.1 Thời gian học trong ngày...............................................................................29
2.2.3.2 Thời gian học trong tuần................................................................................30
2.2.3.3 Thời gian nghỉ hè trong năm...........................................................................31
2.3 Đánh giá của các bà mẹ về mong đợi đối với dịch vụ
hỗ trợ tại trường mầm non.............................................................................................32
CHƯƠNG III : CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CÁC BÀ MẸ....36
3.1 Phân tích nhóm động lực thúc đẩy chọn trường Mầm non........................................36
3.2 Nhóm các yếu tố cản trở chọn trường Mầm non.......................................................41
3.2.1 Phân tích các yếu tổ cản trở................................................................................41
3.2.2 Phân tích hồi quy các yếu tố cản trở....................................................................47
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................50
1. Kết luận....................................................................................................................50
2. Kiến nghị..................................................................................................................51
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề giáo dục mầm non hiện nay đang được Bộ Giáo dục - Đào tạo đặc biệt quan
tâm. Trên cả nước hiện nay, đặc biệt là các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng, Huế... mạng lưới trường lớp mầm non được củng cố, mở rộng và phân bố đến
hầu hết các địa bàn dân cư quận - huyện, đáp ứng phần lớn nhu cầu về chăm sóc, giáo
dục trẻ trong độ tuổi mầm non. Cơ sở vật chất trường lớp học mầm non được đầu tư cải
thiện, nhiều phịng học được xây mới. Cơng tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được
quan tâm đầu tư. Công tác xã hội hóa hoạt động mầm non được đẩy mạnh, nhiều cá
nhân và tổ chức trong và ngoài nước đã hỗ trợ xây dựng hoặc trực tiếp đầu tư phát triển
trường mầm non. Nhu cầu trường mầm non ngày càng tăng cao. Trong thực tế, ngành
mầm non hiện nay đã thu hút 61% trẻ độ tuổi mẫu giáo vào trường. Trẻ được chăm sóc
sức khoẻ trong trường mầm non chiếm tỷ lệ khá cao.
Tuy nhiên nói riêng tại Huế, mạng lưới trường lớp ở Huế chưa đủ để huy động
trẻ ra lớp đồng đều giữa các khu vực phường, xã. Số lượng trường lớp công lập cả
thành phố chỉ đáp ứng việc thu nhận 70% tổng số trẻ năm tuổi, 30% còn lại học ở các
trường tư thục, các huyện ngoại thành cịn nhiều điểm lẻ khơng đủ điều kiện tổ chức
học 2 buổi/ngày. Hiện vẫn còn nhiều khu vực ngoại thành chưa có trường mầm non
cơng lập. Các khu chế xuất và khu cơng nghiệp chưa có trường mầm non phục vụ cho
trẻ em là con của công nhân.
Bên cạnh đó, các trường, lớp mầm non tư thục giáo viên còn thiếu nên phải sử
dụng nhân viên bảo mẫu thay thế giáo viên ở một số lớp. Đội ngũ cán bộ quản lý các
trường, lớp mầm non tư thục, dân lập hầu hết chưa được đào tạo đạt chuẩn về quản lý
giáo dục. Do đời sống khó khăn và áp lực công việc, nhiều giáo viên nghỉ việc, nên đội
ngũ giáo viên mầm non khu vực này không ổn định và thường xuyên thiếu.
1
Thật sự vấn đề tìm được trường mẫu giáo có chất lượng cho con mình theo học
đang là mối quan tâm lớn đối với các bà mẹ. Nhu cầu về trường non ngày càng cao, nhất là
các trường mầm non có chất lượng. Tuy nhiên, nhu cầu này có được đáp ứng một cách
thoả đáng khi mà số lượng trẻ vào độ tuổi đi học mẫu giáo ngày càng nhiều, trong khi số
lượng trường mầm non vẫn rất hạn chế. Và các trường mầm non có chất lượng thật sự là
hiếm hoi.
Các bà mẹ thường xuyên bận rộn với công việc, khơng có thời gian chăm sóc cho
con cả ngày, hay nhu cầu cho con tiếp xúc với môi trường mới bạn bè, thầy cô, chuẩn bị
trang bị đầy đủ các kỹ năng phải chăng chính là lý do thúc đẩy việc các bà mẹ đưa con đi
học mầm non. Và thực sự những lý do khác nữa hay những yếu tố tác động đến việc các bà
mẹ không muốn con đến trường mầm non dù họ nhận thức được rằng trường mầm non
thực sự là cần thiết, chúng ta nên tìm hiểu kỹ hơn về những vấn đề liên quan.
Với tất cả các lý do nêu trên, nhóm chúng tôi đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu
nhu cầu các bà mẹ về trường mẫu giáo tại Thành phố Huế” nhằm mục đích tìm hiểu
được các yếu tố tác động tích cực hay các yếu tố cản trở nhu cầu của các bà mẹ về trường
mẫu giáo chất lượng cho con mình theo học và phác thảo mơ hình một trường mẫu giáo
chất lượng có thể đáp ứng nhu cầu đó.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1 Mục tiêu tổng quát:
Góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về Ngành giáo dục mầm non và các lý thuyết
liên quan đến nhu cầu nhằm tìm hiểu nhu cầu của các bà mẹ đối với trường mầm non và đề
xuất mơ hình kiểu mẫu về một trường mầm non thích hợp với nhu cầu các bà mẹ tại Thành
phố Huế.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu thực trạng ngành giáo dục mầm non tại Huế
- Khảo sát nhu cầu của các bà mẹ về trường mầm non tại Huế
2
+ Xác định xem các bà mẹ có nhu cầu về trường mầm non hay khơng? Nếu có thì
nhu cầu đó ở mức độ nào?
+ Xác định nhu cầu cụ thể về mức học phí, thời gian học
+ Đánh giá mức độ mong đợi của các bà mẹ đối với dịch vụ hỗ trợ tại trường mầm
non
+ Xác định các yếu tố thúc đẩy và yếu tố cản trở nhu cầu của các bà mẹ
+ Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố thúc đẩy và yếu tố cản trợ đến nhu cầu
của các bà mẹ.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1 Thiết kế bảng hỏi:
Bảng hỏi được thiết kế nhằm nghiên cứu nhu cầu của các bà mẹ về trường mầm non
tại thành phố Huế. Để đảm bảo thu được đầy đủ chi tiết các thông tin về nhu cầu cụ thể của
các bà mẹ cũng như các yếu tố tác động đến nhu cầu đó, bảng hỏi được thiết kế dành cho
đối tượng là các bà mẹ đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố Huế.
Bảng hỏi gồm hai mảng thơng tin chính
Phần 1: Các thông tin chung
Phần 2: Ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra
Mảng thông tin chung cung cấp các thông tin chủ yếu như độ tuổi, thu nhập hiện tại,
thông tin sơ bộ về nhu cầu trường mẫu giáo đối với những người đang có con ở độ tuổi đi
học mẫu giáo hay khơng có con ở độ tuổi đi học mẫu giáo nhưng vẫn có nhu cầu đó trong
tương lai. Ngồi ra cịn một số thơng tin chung về học phí, hình thức thanh tốn học phí,
thời gian học trong ngày, trong tuần, thời gian nghỉ hè trong năm để bước đầu có một cái
nhìn tổng quan về nhu cầu hiện tại của các bà mẹ.
Mảng thông tin về ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra chính là các bà mẹ như:
Mức độ mong đợi về dịch vụ hỗ trợ cho con em tại trường mầm non, động cơ thúc đẩy việc
cho con em đến trường mầm non hay các yếu tố cản trở việc chọn trường mầm non cho con
em mình, đánh giá chung về tầm quan trọng của động lực thúc đẩy và mức độ ảnh hưởng
3
của các yếu tố cản trở. Đây chính là thơng tin nhằm cung cấp cho nội dung quan trọng nhất
của đề tài.
Nhu cầu của các bà mẹ được nghiên cứu ở các khía cạnh: Nội dung chương trình
học mong đợi, thời gian học, các dịch vụ hỗ trợ, việc ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi cho con
em, mục đích cho con em đến trường.
Bảng hỏi được tiến hành kiểm tra trước khi phát chính thức cho đối tượng điều tra.
Bảng hỏi được kiểm tra thử bằng cách phát cho các bà mẹ, cụ thể là những người hàng xóm
của các thành viên trong nhóm nghiên cứu nhằm thu thập thêm ý kiến phản hồi. Các ý kiến
phản hồi được ghi nhận và bổ sung vào bảng hỏi (về nội dung hình thức bảng hỏi, dễ hiểu
khó hiểu ở điểm nào, cần bổ sung hay loại bỏ phần nào..)
3.2 Chọn mẫu và điều tra
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu
khoa học của nghiên cứu. Để thu được tối đa thông tin cần thiết cho việc xây dựng thiết kế
một trường mầm non phù hợp xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và gắn với nhu cầu của các bà
mẹ muốn cho con em đến học tại trường, toàn bộ các bà mẹ sinh sống và làm việc trên địa
bàn thành phố Huế được nhóm nghiên cứu hướng đến. Cụ thể là các bà mẹ sinh sống ở trên
27 phường trong thành phố.
1. Phường An Cựu
2. Phường An Đông
3. Phường An Hòa
4. Phường An Tây
5. Phường Hương Sơ
6. Phường Kim Long
7. Phường Phú Bình
8. Phường Phú Cát
9. Phường Phú Hậu
4
10. Phường Phú Hiệp
11. Phường Phú Hòa
12. Phường Phú Hội
13. Phường Phú Nhuận
14. Phường Phú Thuận
15. Phường Phước Vĩnh
16. Phường Phường Đúc
17. Phường Tây Lộc
18. Phường Thuận Hòa
19. Phường Thuận Lộc
20. Phường Thuận Thành
21. Phường Trường An
22. Phường Vĩnh Ninh
23. Phường Vỹ Dạ
24. Phường Xuân Phú
25. Phường Hương Long
26. Phường Thủy Biều
27. Phường Thủy Xuân
(Nguồn:
/>
%BF#Th.C3.A0nh_ph.E1.BB.91_Hu.E1.BA.BF )
Tuy nhiên số lượng các phường và dân cư rất lớn, do điều kiện hạn chế về nguồn
lực và thời gian, nhóm đã chọn ra một khu vực tiêu biểu để phát bảng hỏi điều tra. Nghiên
cứu chọn mẫu theo các bước như sau:
Bước 1: Lập danh sách tất cả các phường trên địa bàn thành phố Huế (27 phường kể
trên)
Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 3 phường bằng phương pháp rút thăm ngẫu nhiên
Bước 3: Lập danh sách các trường mầm non có ở 3 phường
5
Bước 4: Cũng bằng phương pháp rút thăm, trong mỗi phường chọn ngẫu nhiên một
trường mầm non để làm khu vực phát bảng hỏi điều tra.
Với các bước như trên, nhóm đã thực hiện theo trình tự và kết quả chọn ra được 3
trường làm khu vực để điều tra:
- Trường mầm non Hoa mai, phường Vĩnh Ninh
- Trường mầm non Phú Hiệp, phường Phú Hiệp
- Trường mầm non 1, phường Thuận Thành
Với 3 khu vực trường mầm non đã chọn, nhóm thực hành phát bảng hỏi điều tra như
sau :
Các thành viên trong nhóm đứng chờ trước cổng các trường mầm non vào trước giờ
ra về, là giờ mà các bà mẹ đến đón con em mình. Sau khi phát bảng hỏi cho người phụ nữ
đầu tiên, cứ 3 người phụ nữ tiếp theo lại phát một bảng hỏi. Tổng số mẫu mà nhóm dự định
là 105 nên mỗi trường sẽ phát 35 bảng hỏi. Việc phát bảng hỏi điều tra được thực hiện gói
gọn trong một buổi tại mỗi trường khác nhau để tránh sự trùng lặp. Và việc phát bảng hỏi
cho mỗi đối tượng được thực hiện rất cẩn thận để có thể thu về đúng số lượng đã phát ra.
3.2.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.2.2.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng điều tra là các bà mẹ hiện nay cư trú trên địa bàn thành phố Huế, đã
đang hoặc sẽ có con ở độ tuổi đi học mẫu giáo. Sau khi tổng hợp lại từ phần thông tin
chung của bảng hỏi, nhóm chúng tơi đã phân tích được đặc điểm của các đối tượng điều tra
như sau:
6
Bảng 1: Đặc điểm mẫu
Đặc điểm mẫu
Ý kiến đánh giá
< 30 tuổi
Độ tuổi
30-40 tuổi
40-50 tuổi
>50 tuổi
Tổng
< 2 triệu
Thu nhập mỗi tháng
2-4 triệu
4-5 triệu
> 5 triệu
Tổng
Có
Có con em nằm trong độ
Khơng
tuổi học mầm non
Tổng
Số lượng
36
47
17
5
105
20
42
38
5
105
72
33
105
Tỷ lệ (%)
34.3
44.8
16.2
4.8
100.0
19.0
40.0
36.2
4.8
100.0
68.6
31.4
100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra 04/2011)
Biểu đồ 1: Độ tuổi đối tượng nghiên cứu
Theo biểu đồ trên, tổng số mẫu là 105 (100%), trong đó số lượng đối tượng dưới 30
tuổi có 36/105 chiếm 34,3% và độ tuổi chiếm số lượng nhiều nhất là 30-40 tuổi có 47/105
chiếm 44,8% và độ tuổi từ 40-50 tuổi hay trên 50 tuổi chỉ chiếm một phần nhỏ 16,2% và
4,8%. Điều này là hợp lý bởi nếu con em học mầm non thì mẹ cũng khơng q lớn tuổi, và
7
đa số đối tượng điều tra thuộc đoạn dưới 40 tuổi. Số ít cịn lại có thể khơng có con đang ở
tuổi học mẫu giáo, có thể là cơ,dì… của các bé đến đưa đón con em đi học về.
Theo thống kê dưới đây sẽ cho ta thấy rõ:
Biểu đồ 2: Có con em ở độ tuổi đi học mầm non
Số lượng đối tượng điều tra có con đang ở độ tuổi học mầm non có 72/105 chiếm
68,6% là một tỷ lệ cao, vượt hẳn số lượng đối tượng điều tra khơng có con ở độ tuổi đó, có
33/105 ý kiến đồng ý chiếm 31,4%. Đây cũng là một con số không nhỏ. Tuy nhiên ta cũng
chưa thể khẳng định chắc chắn được rằng với những người khơng có con học mầm non sẽ
khơng có nhu cầu về trường mẫu giáo. Bởi có thể khơng chỉ là cho con đi học, họ vẫn có
thể có nhu cầu cho cháu đi học trường mầm non mà họ cảm thấy là phù hợp.
Do đó, nhóm chúng tơi đã tiến hành điều tra trên các đối tượng thuộc các lứa tuổi
như đã nêu. chứ không chỉ điều tra những người trẻ tuổi, để đảm bảo độ tin cậy của thông
tin thu thập được.
Thống kê theo thu nhập của các đối tượng điều tra
8
Biểu đồ 3: Thu nhập của đối tượng điều tra
Những người có thu nhập từ 2 - 4triệu chiếm phần lớn, có 42/105 người chiếm 40%
và những người có thu nhập 4 - 5triệu cũng khơng ít, có 38/105 người chiếm 36,2%. Đây là
những con số cho thấy mức sống của những bà mẹ ở thành phố Huế như thế nào, là mức
thu nhập khá. Chứng tỏ yếu tố thu nhập cũng có ảnh hưởng phần nào đến nhu cầu cho con
em đi học mầm non của các bà mẹ. Số người có thu nhập thấp chỉ chiếm phần rất nhỏ
20/105 người chiếm 19% hay số người có thu nhập quá cao trên 5 triệu mỗi tháng có 5/105
người chiếm 4,8%. Ta có thể lý giải rằng: với thu nhập thấp, khơng có điều kiện cho con đi
học mầm non nên đối tượng thuộc tầng lớp thu nhập này mà nhóm điều tra được tại trường
mầm non là ít. Hay những ngưịi có thu nhập cao, có nhiều điều kiện để thuê bảo mẫu cho
con học tại gia, và có thể theo dõi, chăm sóc con chu đáo và an tâm hơn.
3.2.2.2 Phạm vi nghiên cứu:
-
Về khơng gian: Nhóm tiến hành khảo sát trên toàn địa bàn thành phố Huế và chọn
ra địa điểm cụ thể là 3 trường mầm non như đã nêu ở phương pháp chọn mẫu
+ Trường mầm non Hoa mai: phường Vĩnh Ninh
+ Trường mầm non Phú Hiệp: phường Phú Hiệp
+ Trường mầm non 1: phường Thuận Thành
9
-
Về thời gian: Tiến trình nghiên cứu thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2011
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Với đề tài nghiên cứu này, nhóm áp dụng kết hợp phương pháp thống kê mơ tả,
phân tích nhân tố và phân tích hồi quy. Đối với câu hỏi khảo sát cơ cấu mẫu như độ tuổi,
thu nhập, Có con em thuộc độ tuổi học mầm non, có nhu cầu về trường mầm non khơng..
thì tiến hành thống kê mô tả thông qua bảng tần số, và các biểu đồ để thấy được số lượng và
sự khác biệt trong các đặc điểm của mẫu. Phwong pháp thống kê mô tả cũng được áp dụng
cho các thông tin khảo sát về độ tuổi bắt đầu cho con em đi học mầm non, các hình thức chi
trả học phí, thời gian học và các đánh giá về mong đợi của đối tượng đối với dịch vụ hỗ trợ
tại trường mầm non. Các kết quả của thống kê mô tả để xem thử những câu trả lời của các
bà mẹ từ đó có thể đánh giá xu hướng chung của các bà mẹ đối với các khía cạnh nghiên
cứu.
Với mục đích là điều tra nhu cầu của các bà mẹ, nhóm nghiên cứu đã khảo sát các
mặt như Mức học phí, hình thức thanh tốn, thời gian học, ... Từ kết quả phân tích thống kê
mơ tả, các câu hỏi này sẽ đưa ra được mơ hình trưịng mầm non phù hợp nhất cho con em
các bà mẹ.
Nhằm phát hiện ra được các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của các bà mẹ, nhóm
nghiên cứu tiến hành phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm
SPSS. Phương pháp phân tích này là phù hợp với đề tài nghiên cứu về nhu cầu các bà
mẹ đối với trường mầm non tại thành phố Huế. Các biến quan sát có được từ cuộc
phịng vấn các chun gia, tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan và nghiên
cứu sơ bộ. Bước đầu xây dựng bảng hỏi, các cuộc phỏng vấn chuyên gia và tìm kiếm
các dữ liệu thứ cấp đặc biệt là các đề tài nghiên cứu có liên quan đã cung cấp các cơ sở
lý thuyết cần thiết. Tuy nhiên các dữ liệu từ các tài liệu tham khảo có nhiều điểm khơng
phù hợp khi áp dụng vào thực tế nghiên cứu mà nhóm đang tiến hành. Vì vậy thơng qua
nghiên cứu sơ bộ để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát cho phù hợp. Bằng cách
tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA dựa trên dữ liệu sơ cấp thu thập được, các
10
nhân tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu về trường mầm non được rút trích từ các biến
quan sát. Phân tích nhân tố này áp dụng cho việc khảo sát các động lực thúc đẩy và các
yếu tố cản trở nhu cầu các bà mẹ trong việc quyết định cho con đi học mầm non.
Sau khi rút trích ra được các nhân tố ảnh hưởng, nhằm xem thử thang đo đã đủ
độ tin cậy hay chưa, nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo
bằng kiểm định Cronbach’s Alpha đối với từng biến quan sát trong từng nhân tố. Các
nhân tố sau khi kiểm định bằng phần mềm SPSS có hệ số Alpha bé hơn 0.5 thì bị loại
bỏ. Ngồi ra nếu trong các nhân tố, việc loại bỏ cũng được tiến hành nếu như loại bỏ
các biến này làm tăng độ tin cậy thang đo của các nhân tố. Các nhân tố mà được đánh
già là đủ các điều kiện trong phân tích nhân tố và kiểm định độ tin cậy của thang đo thì
có thể sử dụng để phân tích hồi quy.
Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy là cần thiết đối với đề tài nghiên cứu
này bởi vì kết quả của phân tích nhân tố chỉ cho ta biết được các yếu tố ảnh hưởng
nhưng lại không thể biết được mức độ ảnh hưởng của từng các yếu tố đến nhu cầu của
các bà mẹ về trường mầm non. Để phân tích hồi quy cần phải đưa ra được mơ hình phù
hợp, và do đó phải tiến hành kiểm định sự phù hợp của mơ hình. Mơ hình phù hợp sẽ
được áp dụng để phân tích hồi quy. Các biến độc lập đó là các yếu tố đã được rút trích
từ phân tích nhân tố để xem thử các nhân tố đó ảnh hưởng đến nhu cầu của các bà mẹ
như thế nào. Điều này sẽ đưa cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phù hợp, và nhận thấy
cần thiết phải ưu tiên giải pháp nào.
11
Phần II:
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
.1.1
Lý thuyết liên quan đến nhu cầu
1.1.1.1 Khái niệm nhu cầu
Từ lâu nhu cầu đã là đối tượng nghiên cứu của hầu hết các ngành khoa học
nghiên cứu sinh học và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế - xã hội vấn đề về nhu cầu được
tìm thấy trong nghiên cứu của các nhà khoa học tên tuổi như Jeremy Bentham, Benfild,
William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S. Herman. Đó là hiện
tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu cầu ở bất kì
sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc
điểm để phân biệt chủ thể đó với mơi trường xung quanh.
Cho tới nay chưa có một định nghĩa chung nhất cho khái niệm nhu cầu. Các sách
giáo khoa chun ngành hay các cơng trình nghiên cứu khoa học thường có những định
nghĩa mang tính riêng biệt. Trong phạm vi nhận thức hiện tại có thể định nghĩa nhu cầu
là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó
phân biệt nó với mơi trường sống. Nhu cầu tối thiểu nhất, hay còn gọi là nhu yếu tuyệt
đối, đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn tại, phát triển và tiến hóa.
Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là
hình thức biểu hiện bên ngồi của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất
của nhu cầu mà có thể tạm gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem
là hình thức biểu hiện của một nhu yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu
và nhu yếu mang tính tương đối với nhau. Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể
sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao gồm vô số các chuỗi mắc xích của
12
hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả năng phát triển và đa dạng
hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản nhất được cấu thành
bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu
nhất định. Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm
thỏa mãn nhu cầu đó. Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu
có thể được thỏa mãn bởi một số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
Tính đa dạng của đối tượng tạo nên sự vô hạn của nhu cầu. Alfred Marshall viết
rằng: “Khơng có số để đếm nhu cầu và ước muốn”. Về vấn đề cơ bản của khoa học
kinh tế - vấn đề nhu cầu con người - hầu hết các sách đều nhận định rằng nhu cầu
khơng có giới hạn.
1.1.1.2 Thuyết nhu cầu Maslow:
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn
có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu
cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người khơng được đáp ứng đủ những nhu cầu này,
họ sẽ không tồn tại được nên họ sẽ đấu tranh để có được và tồn tại trong cuộc sống
hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên được gọi là nhu cầu bậc cao. Những
nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần như sự địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui vẻ,
địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc
cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến
các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng..
Chi tiết nội dung tháp nhu cầu
13
(Nguồn: Wikipedia)
Biểu đồ 4. Tháp nhu cầu của Maslow
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được
liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp
ứng đầy đủ.
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
14
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an tồn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn
thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia
đình n ấm, bạn bè thân hữu tin cậy
Tầng thứ tư: Nhu cầu được q trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác
được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng
Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn
sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và
được cơng nhận là thành đạt.
Nhu cầu tổ chức được xác định bởi nhiệm vụ, mục tiêu và triết lý của một cơng
ty. Nó chứa đựng tồn bộ tổ chức và có thể bao gồm cả những vấn đề như giảm doanh
số, khuyến khích hành động theo nội quy và tăng năng suất lao động. Nếu nhu cầu của
nhân viên trái ngược với nhu cầu của tổ chức thì mối quan hệ đó sẽ khơng thỏa đáng
với cả hai bên.
Nhu cầu theo vị trí xác định trên cơ sở thái độ cần thiết cho cơng việc và được
xác định thơng qua việc phân tích công việc, khi các công việc hay trách nhiệm riêng
biệt được tách ra thành các bước khác nhau. (Christine Jaszay, Paul Dunk – Thiết kế
đào tạo cho ngành công nghiệp Du lịch – theo Thomson Delmar, 2003)
.1.2
Tiêu chuẩn của trường mầm non chất lượng cao:
Ngày 16/7/2008, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 36/2008/QĐ-BGDĐT ban hành Quy
chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, thay thế cho Quyết định đã ban
hành năm 2001 và 2005.
15
Theo đó, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia phải đáp ứng đủ 5 tiêu chuẩn: Tổ
chức và quản lý; đội ngũ giáo viên và nhân viên; chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;
quy mơ trường lớp, cơ sở vật chất và thiết bị; thực hiện xã hội hóa giáo dục. Theo quy
định, trường mầm non đạt chuẩn quốc gia được chia làm 2 mức độ: cấp độ 1 và cấp độ
2, tùy theo các tiêu chuẩn đạt được của trường.
Trường đạt chuẩn cấp độ 1 phải bảo đảm 100% số giáo viên và nhân viên đạt
trình độ chuẩn về đào tạo, trong đó có ít nhất 20% số giáo viên trên chuẩn về trình độ
đào tạo. Có ít nhất 50% số giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến và có 1
chiến sĩ thi đua từ cấp cơ sở trở lên, khơng có giáo viên bị xếp loại kém. Hằng năm
100% trẻ được bảo đảm an tồn về thể chất và tinh thần, khơng xảy ra dịch bệnh và ngộ
độc thực phẩm trong nhà trường. Ít nhất 80% trẻ khuyết tật học hịa nhập (nếu có) được
đánh giá có tiến bộ; 80% số trẻ suy dinh dưỡng được phục hồi; trung bình 10 trẻ có 1
bồn cầu vệ sinh...
Trường đạt chuẩn cấp độ 2 quy định các tiêu chuẩn cao hơn mức độ 1. Cụ thể,
phải có ít nhất 30% số giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo, ít nhất 70% số giáo
viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, khơng có giáo viên bị xếp loại kém.
Mỗi giáo viên đều có ít nhất một báo cáo cải tiến đổi mới phương pháp chăm sóc và
giáo dục trẻ trong từng năm học. Có ít nhất 95% trẻ tăng trưởng đạt kênh A...
Hiện nay, hầu hết các trường mới chỉ được công nhận đạt chuẩn mức độ 1.
.2
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Giáo dục mầm non gắn liền và chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phát triển chung
của xã hội khơng chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà cịn vì cha
mẹ các em là nguồn lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Khi đời sống
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu trẻ em được chăm sóc ở các trường mầm non là
rất cao. Mặc dù cơng tác chăm sóc trẻ em ở các trường mầm non được quan tâm rất
nhiều nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các trường khơng có cán bộ y tế nên
việc quản lý và theo dõi sức khoẻ, xử trí bệnh thường gặp ở trẻ cịn gặp nhiều khó
16
khăn, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Việc nâng cao chất lượng khẩu phần
cho trẻ còn nhiều hạn chế. Tiền ăn đóng góp của gia đình cho trẻ cịn thấp, nhất là ở
vùng nơng thơn, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ trẻ mắc một số bệnh nhiễm trùng, viêm
nhiễm đường hơ hấp, bệnh tiêu hố, bệnh về mắt, bệnh răng miệng còn cao. Đặc biệt
trong thời gian gần đây báo chí đưa lên những thơng tin về cách chăm sóc trẻ em ở
một số trường mầm non khơng được tốt làm cho một số bà mẹ cịn e ngại khi gửi con
vào trường.
Việc cho các cháu lứa tuổi mầm non tới trường là nhu cầu bức thiết của nhiều
bậc cha mẹ đang tuổi lao động. Họ phải đưa con tới lớp mầm non với mục đích gửi trẻ,
trơng trẻ để đi làm. Những gia đình có thu nhập cao, thường thuê người giúp việc chăm
sóc các cháu, họ khơng cho đến trường lớp mầm non vì sự chăm sóc nơi đó khơng bằng
ở nhà. Vì vậy để phổ cập giáo dục mầm non bền vững, có chất lượng đúng được xem là
vấn đề cấp bách đối với cơ quan chính quyền và gia đình.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở mầm non không phép, không đảm bảo chất lượng,
khơng đạt chuẩn. Ngun nhân chính cũng là do cơ quan quản lý xử lý “nhẹ tay” làm
cho các cơ sở không đạt chuẩn ngày càng tăng nên các bà mẹ khơng biết cho con mình
học ở đâu để có mơi trường học tốt để gia đình có thể n tâm làm việc.
Ngồi vấn đề về chất lượng thì ngành giáo dục mầm non cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc tuyển dụng giáo viên,người vừa có tâm tuyết vừa yêu nghề.
Tất cả những vấn đề trên điều là mối quan tâm của các bậc phụ huynh khi đưa con em
mình tới trường.
17
Chương II:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Đánh giá sơ bộ nhu cầu các bà mẹ về trường mầm non
Bảng 2: Nhu cầu các bà mẹ đối với trường mầm non cho con em
Ý kiến đánh giá
Có nhu cầu cho con em trong
độ tuổi mầm non đi học
Khơng có con em trong độ tuổi
mầm non nhưng có nhu cầu
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Có
Khơng
Tổng
Có
Khơng
69
3
72
27
6
95,8
4,2
100.0
81.8
18.2
Tổng
33
100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra 04/2011)
Theo kết quả điều tra với câu hỏi “Chị có con em nằm trong độ tuổi học mầm non
khơng” thì có 72/105 đối tượng điều tra có con đang ở độ tuổi học mầm non chiếm 68,6%
là một tỷ lệ cao, vượt hẳn số lượng đối tượng điều tra khơng có con ở độ tuổi đó, có 33/105
ý kiến đồng ý chiếm 31,4%. Và trong 72 đối tượng có con đang ở độ tuổi học mầm non thì
có tới 69/72 ý kiến (chiếm 95,8%) có nhu cầu cho con đi học trường mầm non. Chỉ có một
bộ phận nhỏ khơng có nhu cầu chiếm 4,2% chứng tỏ nhu cầu của các bà mẹ đối với trường
mầm non cho con em mình là rất lớn. Và trong thực tế hiện nay thì việc cho con em đi học
mầm non trước khi bước vào tiểu học chính thức là điều hết sức cần thiết bởi trường mầm
non đem lại rất nhiều lợi ích cho trẻ, các chương trình học, chế độ ăn ngủ nghỉ khoa học,
chế độ vui chơi hợp lý hay điều kiện để rèn luyện các kỹ năng cho con em. Bộ phận nhỏ
khơng có nhu cầu đối với trường mầm non đó có thể là những đối tượng có thu nhập thấp,
khơng có điều kiện cho con em đi học mầm non hay có thể tự chăm con ở nhà, thuê bảo
mẫu hoặc có người thân như ơng bà chăm sóc. Rất nhiều lý do có thể xảy ra và điều đó có
thể được làm rõ trong phần sau.
18
Biểu đồ 5: Có con thuộc độ tuổi học mầm non, có nhu cầu học trường mầm non
Trong 33 đối tượng khơng có con em ở độ tuổi học mầm non, đa số ý kiến cho rằng
sẽ có nhu cầu cho con em đi học mầm non trong tương lai, có 27/33 ý kiến chiếm 81,8%
đồng ý như vậy. Các đối tượng này có thể đã nhận thức rõ được sự cần thiết của giáo dục
mầm non cho trẻ, nhận thức được các lợi ích và trường mầm non mang lại cho trẻ. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn có những ý kiến cho rằng sẽ khơng có nhu cầu này trong tương lai
nếu họ có con thuộc độ tuổi đi học mầm non. Bộ phận này chỉ có 6/33 ý kiến chiếm 18,2%
nhưng cũng đủ để cho ta hiểu rằng vẫn còn nhiều người chưa nhận rõ được tầm quan trọng
của giáo dục mầm non đối với con em của mình. Và có thể do nhiều yếu tố khách quan và
chủ quan tác động đến làm cản trở nhu cầu của họ. Ví dụ như tác động tiêu cực từ báo chí,
truyền thơng về vấn đề bạo hành trẻ đã khiến rất nhiều phụ huynh lo sợ, mất niềm tin đối
với ngành giáo dục mầm non và không dám cho con đến trường.
19
Biểu đố 6: Khơng có con em ở độ tuổi đi học mẫu giáo, có nhu cầu tương lai
2.2 Đánh giá của các bà mẹ về chương trình học tại trường mầm non
2.2.1 Độ tuổi cho con em bắt đầu đi học
Bảng 3: Độ tuổi cho con em đi học
Độ tuổi thích hợp cho
con em bắt đầu đi học
mầm non
Ý kiến
< 3 tuổi
3-4 tuổi
4-5 tuổi
5-6 tuổi
Tổng
Số lượng
65
37
3
0
105
Tỷ lệ (%)
61.9
35.2
2.9
0
100.0
(Nguồn: Số liệu điều tra 04/2011)
Thông qua nghiên cứu sơ bộ bằng cách phỏng vấn các bà mẹ có con đang ở độ
tuổi học mầm non thì nhóm chúng tơi đã đưa ra một số phương án về độ tuổi bắt đầu
học mầm non phù hợp nhất dành cho trẻ
20
Biểu đồ 7: Độ tuổi bắt đầu cho con em đi học
Độ tuổi chủ yếu mà các bà mẹ đánh giá là nên cho con bắt đầu đi học mầm non
là dưới 3 tuổi, có 65/105 ý kiến đồng ý chiếm 61,9%. Và cũng khơng ít ý kiến cho rằng
3-4 tuổi bắt đầu đi học mầm non là hợp lý hơn, có 37/105 đồng ý chiếm 35,2%. Độ tuổi
4-5 tuổi chỉ có rất ít ý kiến khơng đáng kể chỉ 3/105 chiếm 2,9%. Điều này rất đúng với
thực tế mà nhóm chúng tơi đã tìm hiểu được thơng qua phỏng vấn sơ bộ. Phần lớn các
bà mẹ cho con đi học từ giai đoạn hơn 2 tuổi đến 3 tuổi, là giai đoạn mà trẻ dễ tiếp thu
nhất. Ở giai đoạn này, trẻ thường bắt chước và hành động theo những gì mắt thấy tai
nghe một cách hồn nhiên. Nếu được giáo dục một cách có khoa học ngay từ giai đoạn
này sẽ rất tốt cho việc hình thành các kỹ năng cho trẻ. Và tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc
với mơi trường bạn bè, trường lớp để có thể mạnh dạn hơn. Thì thật sự đây là độ tuổi
thích hợp nhất cho trẻ đến trường. Nhiều gia đình cho rằng khi trẻ lớn hơn chút nữa, có
thể nhận thức tốt hơn rồi mới cho trẻ đi mầm non. Nhưng đôi khi một số trẻ bướng
bỉnh, đã quen ở nhà với bố mẹ nên nhất định không chịu đến trường có bạn bè, cơ giáo
là những người lạ lẫm. Điều này sẽ tạo nên sự khó khăn trong việc thuyết phục trẻ đi
học. Do đó, rất nhiều gia đình cho con trẻ đi học dưới 3 tuổi, đây là độ tuổi thích hợp
nhất.
21