Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

LUAN VAN CANH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.48 KB, 110 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI NÓI ĐẦU</b>


Bước vào thế kỷ XXI- kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn nhưng cũng nhiều thách
thức, xu thế tồn cầu hố nền kinh tế đang là một vấn đề diễn ra sôi động và cấp bách.


Trước xu thế đó, ngành thủy sản được coi là một trong những ngành rất quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ của
ngành là góp phần thực hiện đường lối của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi trong
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, đảm bảo nhu cầu toàn xã hội đang không ngừng tăng
lên về mọi mặt, tăng cường sản xuất, xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động vấn đề mà toàn xã hội đang quan tâm. Công ty TNHH một thành viên xuất
khẩu thủy sản Khánh Hòa là một Doanh nghiệp Nhà nước đang đứng trước những cơ
hội và thách thức lớn lao trong điều kiện cạnh tranh gay gắt. Để có thể tồn tại, đứng
vững và phát triển địi hỏi Cơng ty phải xác định được cho mình những phương thức
hoạt động, những chính sách, những chiến lược cạnh tranh đúng đắn nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của chính Công ty.


Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới sẽ
tất yếu dẫn tới cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp những ý kiến để Cơng
ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa đẩy mạnh hoạt động sản xuất
kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm. Sau một thời gian thực tập tại Công ty
TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa, em quyết định lựa chọn đề tài
“Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng thủy sản của Công ty
TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa ” đề làm đề tài chuyên đề tốt
nghiệp của mình.


<b>CHƯƠNG I</b>


<b>NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ </b>
<b>NĂNG CẠNH TRANH</b>



<b>I.1. Lý luận cơ bản về cạnh tranh</b>
<b>I.1.1. Khái niệm về cạnh tranh</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội được tốt hơn. Cạnh tranh là một điều kiện đồng
thời là một yếu tố kích thích hoạt động kinh doanh phát triển. Bên cạnh những mặt
tích cực cạnh tranh còn để lại nhiều hạn chế và tiêu cực đó là sự phân hố sản xuất
hàng hố, làm phá sản những doanh nghiệp kinh doanh gặp nhiều khó khăn do thiếu
vốn, cơ sở hạ tầng hạn hẹp, trình độ cơng nghệ thấp và có thể làm cho doanh nghiệp
phá sản khi doanh nghiệp gặp những rủi ro khách quan mang lại như thiên tai, hỏa
hoạn…v.v hoặc bị rơi vào những hồn cảnh, điều kiện khơng thuận lợi.


Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là
cuộc ganh đua gay gắt giữa các chủ thể đang hoạt động trên thị trường với nhau, kinh
doanh cùng một loại sản phẩm hoặc những sản phẩm tương tự thay thế lẫn nhau nhằm
chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh số và lợi nhuận. Các doanh nghiệp thương mại cần
nhận thức đúng đắn về canh tranh để một mặt chấp nhận cạnh tranh theo khía cạnh
tích cực để từ đó phát huy yếu tố nội lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng,
mặt khác tránh tình trạng cạnh tranh bất hợp lý dẫn đến làm tổn hại đến lợi ích cộng
đồng cũng như làm suy yếu chính mình.


<b>I.1.2. Vai trị và tầm quan trọng của cạnh tranh</b>
<b>I.1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>I.1.2.2. Đối với doanh nghiệp</b>


Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi tham gia vào các hoạt động kinh
doanh trên thị trường thì đều muốn doanh nghiệp mình tồn tại và đứng vững. Để tồn
tại và đứng vững các doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu
dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô và vĩ mô. Họ cạnh tranh để giành những lợi
thế về phía mình, cạnh tranh để giành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng


sản phẩm của doanh nghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu
dùng. Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, kịp thời, nhanh chóng
và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phù hợp thì doanh
nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển. Do vậy cạnh tranh là rất quan trọng
và cần thiết.


Cạnh tranh địi hỏi doanh nghiệp phải phát triển cơng tác marketing bắt đầu từ
việc nghiên cứu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản
xuất cho ai? Nghiên cứu thị trường để doanh nghiệp xác định được nhu cầu thị trường
và chỉ sản xuất ra những gì mà thị trường cần chứ khơng sản xuất những gì mà doanh
nghiệp có. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng
cao hơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn. Muốn vậy các doanh nghiệp phải áp dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường
cơng tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cử các cán bộ đi học để
nâng cao trình độ chun mơn. Cạnh tranh thắng lợi sẽ tạo cho doanh nghiệp một vị
trí xứng đáng trên thị trường tăng thêm uy tín cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ có
điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho
nền kinh tế.


<b>I.1.2.3. Đối với ngành</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

mạnh của ngành đó là thu hút được một nguồn lao động dồi dào và có thể khai thác
tối đa nguồn lực đó.


Như vậy, trong bất cứ một hoạt động kinh doanh nào dù là có quy mô hoạt
động lớn hay quy mô hoạt động nhỏ, dù là hoạt động đó đứng ở tầm vĩ mơ hay vi mơ
thì khơng thể thiếu sự có mặt và vai trò của yếu tố cạnh tranh .


<b>I.1.2.4. Đối với sản phẩm.</b>



Nhờ có cạnh tranh, mà sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao về chất
lượng, phong phú về chủng loại, mẫu mã và kích cỡ. Giúp cho lợi ích của người tiêu
dùng và của doanh nghiệp thu được ngày càng nhiều hơn. Ngày nay các sản phẩm
được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cung cấp và xuất
khẩu ra nước ngoài. Qua những ý nghĩa trên ta thấy rằng cạnh tranh khơng thể thiếu
sót ở bất cứ một lĩnh vực nào của nền kinh tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ thực sự tạo ra
những nhà doanh nghiệp giỏi và đồng thời là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
đảm bảo công bằng xã hội. Bởi vậy cạnh tranh là một yếu tố rất cần có sự hỗ trợ và
quản lý của nhà nước để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực
như cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến độc quyền và gây lũng đoạn, xáo trộn thị
trường.


<b>I.1.3. Các hình thức cạnh tranh</b>


Cạnh tranh được phân loại theo các hình thức khác nhau:
 <b>Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh</b>
Cạnh tranh được chia thành ba loại:


<b> - Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra</b>
theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hố lợi ích của mình. Người
bán muốn bán với giá cao nhất để tối đa hố lợi nhuận cịn người mua muốn mua với
giá thấp nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo và mức giá cuối cùng vẫn là mức giá
thỏa thuận giữa hai bên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những
người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá
cả và chất lượng.


- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh
gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn sức cầu


rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trị quan
trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp
phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành những ưu thế và lợi thế cho mình.


 <b>Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh</b>
Theo tiêu thức này cạnh tranh được chia thành bốn loại:


<b> - Cạnh tranh hoàn hảo: Là cạnh tranh thuần túy, là một hình thức đơn</b>
giản của cấu trúc thị trường trong đó người mua và người bán đều khơng đủ lớn để
tác động đến giá cả thị trường. Nhóm người mua tham gia trên thị trường này chỉ có
cách thích ứng với mức giá đưa ra vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành,
giá cả do thị trường quyết định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

người bán sẽ không lôi kéo được khách hàng về phía mình. Trong thực tế có tình
trạng độc quyền xảy ra nếu khơng có sản phẩm nào thay thế, tạo ra sản phẩm độc
quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau gây trở ngại cho quá trình phát triển
sản xuất và làm tổn hại đến người tiêu dùng. Vì vậy phải có một đạo luật chống độc
quyền nhằm chống lại liên minh độc quyền của một số nhà kinh doanh.


<b> + Độc quyền tập đồn: Hình thức cạnh tranh này tồn tại trong một số</b>
ngành sản xuất mà ở đó chỉ có một số ít người sản xuất. Lúc này cạnh tranh sẽ xảy ra
giữa một số lực lượng nhỏ các doanh nghiệp. Do vậy mọi doanh nghiệp phải nhận
thức rằng giá cả các sản phẩm của mình khơng chỉ phụ thuộc vào số lượng mà cịn
phụ thuộc vào hoạt động của những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Một sự
thay đổi về giá của doanh nghiệp cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng đến nhu cầu cân
đối với các sản phẩm của doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp tham gia thị
trường này là những người có tiềm lực kinh tế mạnh, vốn đầu tư lớn. Do vậy việc
thâm nhập vào thị trường của các đối thủ cạnh tranh thường là rất khó.


 <b>Căn cứ vào phạm vi kinh tế</b>



<b> - Cạnh tranh nội bộ ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp</b>
trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm. Trong
cuộc cạnh tranh này có sự thơn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện
pháp để thu được lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm
chi phí cá biệt của hàng hố nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là trình độ
sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp khơng có khả năng sẽ bị thu hẹp,
thậm chí cịn có thể bị phá sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

nhuận cao hơn, đó chính là biện pháp để thực hiện cạnh tranh giữa các ngành. Kết quả
là những ngành trước kia có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút các nguồn lực, quy mơ
sản xuất tăng. Do đó cung vượt q cầu làm cho giá cả hàng hố có xu hướng giảm
xuống, làm giảm tỷ suất lợi nhuận. Ngược lại những ngành trước đây có tỷ suất lợi
nhuận thấp khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn chuyển sang lĩnh vực khác làm cho
quy mô sản xuất của ngành này giảm, dẫn đến cung nhỏ hơn cầu, làm cho giá cả hàng
hoá tăng và làm tăng tỷ suất lợi nhuận.


<b>I.1.4. Các công cụ cạnh tranh.</b>


Công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là tập hợp các yếu tố, các kế
hoạch của doanh nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản
phẩm, tăng khối lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Nâng cao
chất lượng sản phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Do vậy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu
tố rất quan trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải sử
dụng nó.


<b>I.1.4.1. Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm.</b>


Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm


thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp
với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả được coi là quan trọng
nhất trong cạnh tranh thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm. Khi có cùng một loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm nào tốt hơn, đáp ứng và
thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng thì họ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn.
Nhất là trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sản xuất, thu nhập của
người lao động ngày càng được nâng cao, họ có đủ điều kiện để thoả mãn nhu cầu của
mình, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích sản phẩm đem lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

doanh. Mặt khác chất lượng thể hiện tính quyết định khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp ở chỗ nâng cao chất lượng sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối
lượng hàng hoá bán ra, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản
phẩm sẽ làm tăng uy tín của doanh nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp. Do vậy cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm là một yếu tố rất quan
trọng và cần thiết mà bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ đều phải sử dụng nó.


<b>I.1.4.2. Cạnh tranh bằng giá cả.</b>


Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng
một số hàng hố dịch vụ nào đó. Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị
hao phí lao động sống và hao phí lao động vật hoá để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp, khách hàng được tôn vinh là “Thượng đế” họ có quyền lựa
chọn những gì họ cho là tốt nhất, khi có cùng hàng hố dịch vụ với chất lượng tương
đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấp hơn, để lợi ích họ thu được từ
sản phẩm là tối ưu nhất. Do vậy mà từ lâu giá cả đã trở thành một biến số chiến thuật
phục vụ mục đích kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp thành công trong việc cạnh tranh
chiếm lĩnh thị trường là do sự khéo léo, tinh tế chiến thuật giá cả. Giá cả đã thể hiện
như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm: định giá thấp hơn giá
thị trường, định giá ngang bằng giá thị trường hay chính sách giá cao hơn giá thị


trường.


Với một mức giá ngang bằng với giá thị trường: giúp doanh nghiệp đánh
giá được khách hàng, nếu doanh nghiệp tìm ra được biện pháp giảm giá mà chất
lượng sản phẩm vẫn được đảm bảo khi đó lượng tiêu thụ sẽ tăng lên, hiệu quả kinh
doanh cao và lợi ích sẽ thu được nhiều hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

đầu có một chỗ đứng nhất định để định vị vị trí của mình từ đó thâu tóm khách hàng
và mở rộng thị trường.


<b>Với chính sách định giá cao hơn giá thị trường: là ấn định giá bán sản phẩm</b>
cao hơn giá bán sản phẩm cùng loại ở thị trường hiện tại khi mà lần đầu tiên người
tiêu dùng chưa biết chất lượng của nó nên chưa có cơ hội để so sánh, xác định mức
giá của loại sản phẩm này là đắt hay rẻ chính là đánh vào tâm lý của người tiêu dùng
rằng những hàng hố giá cao thì có chất lượng cao hơn các hàng hố khác. Doanh
nghiệp thường áp dụng chính sách này khi nhu cầu thị trường lớn hơn cung hoặc khi
doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, hoặc khi bán những mặt hàng
quý hiếm cao cấp ít có sự nhạy cảm về giá.


Như vậy, để quyết định sử dụng chính sách giá nào cho phù hợp và thành cơng
khi sử dụng nó thì doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng xem mình đang ở
tình thế nào thuận lợi hay không thuận lợi, nhất là nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và
tâm lý của khách hàng cũng như cần phải xem xét các chiến lược các chính sách giá
mà đối thủ đang sử dụng.


<b>I.1.4.3. Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối.</b>


Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực bởi
nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hoá hoặc thiếu hàng. Để hoạt động tiêu thụ
của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt, thường xuyên và đầy đủ doanh nghiệp cần


phải lựa chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc trưng của thị trường, của khách
hàng. Từ đó có các chính sách phân phối sản phẩm hợp lý, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Chính sách phân phối sản phẩm hợp lý sẽ tăng nhanh vòng quay của
vốn, thúc đẩy tiêu thụ, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>



Sơ đồ 1 : Hệ thống kênh phân phối trong các doanh nghiệp


Theo sự tác động của thị trường, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người
bán, tuỳ theo tính chất của hàng hố và quy mơ của doanh nghiệp theo các kênh mà có
thể sử dụng thêm vai trị của người mơi giới. Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm,
doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng để
thu hút khách hàng. Nhưng nhìn chung việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc
điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuật của
sản phảm cần tiêu thụ. Đồng thời việc lựa chọn kênh phân phối cũng như lựa chọn trên
đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và
hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân
tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một thệ thống kênh phân
phối hợp lý, đạt hiệu quả cao.


Tùy theo từng mặt hàng kinh doanh, tùy theo vị trí địa lý, tùy theo nhu cầu của
người mua và người bán, tùy theo quy mô kinh doanh của doanh nghiệp mà sử dụng
các kênh phân phối khác nhau cho hợp lý và mang lại hiệu quả bởi nhiều khi kênh
phân phối có tác dụng như những người mơi giới nhưng đơi khi nó lại mang lại những
trở ngại rườm rà.


<b> I.1.4.4. Cạnh tranh bằng chính sách Maketing</b>


Để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì chính sách maketing


đóng một vai trò rất quan trọng bởi khi bắt đầu thực hiện hoạt động kinh doanh,


Người
sản
xuất


Người bán lẻ
Bán buôn


Người
tiêu
dùng


Người bán buôn


Người bán lẻ
Đại lý


Bán lẻ


Đại lý


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng đang có
xu hướng tiêu dùng những sản phẩm gì?, thu thập thơng tin thơng qua sự phân tích và
đánh giá doanh nghiệp sẽ đi đến quyết định sản xuất những gì? kinh doanh những gì
mà khách hàng cần, khách hàng có nhu cầu. Trong khi thực hiện hoạt động kinh
doanh thì doanh nghiệp thường sử dụng các chính sách xúc tiến bán hàng thơng qua
các hình thức quảng cáo, truyền bá sản phẩm đến người tiêu dùng. Kết thúc quá trình
bán hàng, để tạo được uy tín hơn nữa đối với khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện
các hoạt động dịch vụ trước khi bán, trong khi bán và sau khi bán.



Như vậy chính sách maketing đã xuyên suốt vào quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, nó vừa có tác dụng chính và vừa có tác dụng phụ để hỗ trợ
các chính sách khác. Do vậy chính sách maketing khơng thể thiếu được trong bất cứ
hoạt động của doanh nghiệp.


<b>I.1.5. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh.</b>


Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường, ở đâu có nền
kinh tế thị trường thì ở đó có nền kinh tế cạnh tranh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng vậy, khi tham gia vào kinh doanh trên thị trường muốn doanh nghiệp mình tồn
tại và đứng vững thì phải chấp nhận cạnh tranh. Trong giai đoạn hiện nay do tác động
của khoa học kỹ thuật và công nghệ, nền kinh tế nước ta đang ngày càng phát triển,
nhu cầu cuộc sống của con người được nâng lên ở mức cao hơn rất nhiều. Con người
không chỉ cần có nhu cầu “ăn chắc mặc bền” như trước kia mà còn cần “ăn ngon mặc
đẹp”. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, doanh nghiệp phải khơng ngừng điều tra
nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp nào bắt kịp và
đáp ứng đầy đủ nhu cầu đó thì sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Chính vì vậy cạnh
tranh là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển


Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một
yếu tố kích thích kinh doanh. Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản
xuất, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, hàng hoá sản xuất ra nhiều, số lượng
người cung ứng ngày càng đơng thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh
là loại bỏ những công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp và ngược lại
nó thúc đẩy những cơng ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao. Do vậy, muốn tồn tại
và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao khả năng
cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Các doanh nghiệp


cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như sản
xuất ra nhiều loại hàng hố có chất lượng cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản
phẩm, phù hợp với mức thu nhập của từng đối tượng khách hàng. Có như vậy hàng
hoá của doanh nghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo được lòng tin đối với khách
hàng. Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ưu thế
của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đó doanh
nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

nghiệp, chính họ là những nhân tố quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.


- Doanh nghiệp phải cạnh tranh để thực hiện các mục tiêu


Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạt động kinh
doanh đều có những mục tiêu nhất định. Tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của
doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau. Trong giai
đoạn đầu khi mới thực hiện hoạt động kinh doanh thì mục tiêu của doanh nghiệp là
muốn khai thác thị trường nhằm tăng lượng khách hàng truyền thống và tiềm năng,
giai đoạn này doanh nghiệp thu hút được càng nhiều khách hàng càng tốt. Còn ở giai
đoạn trưởng thành và phát triển thì mục tiêu của doanh nghiệp là tăng doanh thu, tăng
lợi nhuận và giảm chi phí, giảm bớt những chi phí được coi là khơng cần thiết, để lợi
nhuận thu được là tối đa, uy tín của doanh nghiệp và niềm tin của khách hàng đối với
doanh nghiệp là cao nhất. Đến giai đoạn gần như bão hòa thì mục tiêu chủ yếu của
doanh nghiệp là gây dựng lại hình ảnh đối với khách hàng bằng cách thực hiện trách
nhiệm đối với Nhà nước, đối với cộng đồng, củng cố lại thêm niềm tin của khách
hàng đối với doanh nghiệp. Để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp cần phải cạnh
tranh, chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới bằng mọi giá tìm ra phương cách, biện
pháp tối ưu để sáng tạo, tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, cung ứng
những dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh, thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng
tăng. Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển.



<b> I.2. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp</b>
<b> I.2. 1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh</b>


Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là những lợi thế của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh được thực hiện trong việc thoả mãn đến mức cao
nhất các yêu cầu của thị trường.


Các yếu tố được xem là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối
thủ có thể là chất lượng sản phẩm, giá cả, những tiềm lực về tài chính, trình độ của
đội ngũ lao động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

thiết kế sản phẩm cho đến khi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp muốn
cạnh tranh được với doanh nghiệp khác thì việc đảm bảo đến chất lượng sản phẩm là
vấn đề có ý nghĩa sống cịn.


+ Giá cả: Là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh, với doanh
nghiệp phải có những biện pháp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành của sản
phẩm. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.


+ Tiềm lực về tài chính: khi doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh,
nhiều vốn thì sẽ có đủ khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác khi họ
thực hiện được các chiến lược cạnh tranh, các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ như khuyến
mại giảm giá…


+ Trình độ đội ngũ lao động: Nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất
của bất kỳ một doanh nghiệp nào vì vậy đầu tư vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ
lao động là một hướng đầu tư hiệu quả nhất, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài,
chính vì vậy Cơng ty cần phải tổ chức đào tạo huấn luyện nhằm mục đích nâng cao
tay nghề kỹ năng của người lao động, tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, chuẩn bị


cho họ theo kịp với những thay đổi của cơ cấu tổ chức và của bản thân cơng việc.


Vì vậy có thể nói rằng tất cả các yếu tố như chất lượng sản phẩm, hình thức
mẫu mã sản phẩm, giá cả tiềm lực tài chính, trình độ lao động thiết bị kỹ thuật, việc tổ
chức mạng lưới tiêu thụ các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng… là những yếu tố
trực tiếp tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.


<b>I.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh</b>


Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ta có thể dựa vào
một số chỉ tiêu sau:


 <b>Thị phần </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Thị phần của doanh nghiệp =


Chỉ tiêu này càng lớn nói lên sự chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp càng
rộng. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức động hoạt động
của doanh nghiệp có hiệu quả hay khơng bởi nếu doanh nghiệp có một mảng thị
trường lớn thì chỉ số trên đạt mức cao nhất và ấn định cho doanh nghiệp một vị trí ưu
thế trên thị trường. Nếu doanh nghiệp có một phạm vi thị trường nhỏ hẹp thì chỉ số
trên ở mức thấp, phản ánh tình trạng doanh nghiệp đang bị chèn ép bởi các đối thủ
cạnh tranh. Bằng chỉ tiêu thị phần, doanh nghiệp có thể đánh giá sơ bộ khả năng chiếm
lĩnh thị trường so với toàn ngành.


Để đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ ta
dùng chỉ tiêu thị phần tương đối: đó là tỷ lệ so sánh về doanh thu của công ty so với
đối thủ cạnh tranh mạnh nhất để từ đó có thể biết được những mặt mạnh hay những
điểm còn hạn chế so với đối thủ. Ưu điểm của chỉ tiêu này là đơn giản, dễ hiểu nhưng
nhược điểm của nó là khó nắm bắt được chính xác số liệu cụ thể và sát thực của đơí


thủ.


 <b>Năng suất lao động</b>


Năng suất lao động là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi thơng qua năng suất lao động ta
có thể đánh giá được trình độ quản lý, trình độ lao động và trình độ cơng nghệ của
doanh nghiệp.


 <b>Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận</b>


<b> Lợi nhuận là một phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí dùng</b>
vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận
cao chắc chắn doanh nghiệp có doanh thu cao và chi phí thấp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi
nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với đối
thủ. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và được đánh giá
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Nếu xét về tỷ suất lợi nhuận:
Tỷ suất lợi nhuận =


Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của
doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Đã có quá nhiều đối thủ thâm nhập vào thị trường
của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp phải khơng ngừng mở rộng thị trường để nâng
cao khả năng cạnh tranh. Nhằm mục đích nâng cao lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này cao tức
là tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp cao. Doanh nghiệp cần phát huy lợi thế của mình một cách tối đa và


khơng ngừng đề phịng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn thâm nhập vào thị trường của doanh
nghiệp bất cứ lúc nào do sức hút lợi nhuận cao.


Ngoại trừ các chỉ tiêu có thể đo lường được, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp còn được biểu hiện qua một số các chỉ tiêu định tính như:


 <b>Uy tín của doanh nghiệp </b>


Uy tín của doanh nghiệp là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có uy tín sẽ có nhiều bạn
hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn. Bên cạnh đó
phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả về trình độ và tay nghề, có óc sáng tạo có trách
nhiệm và có ý thức trong cơng việc. Có như vậy họ mới có thể đưa ra những sản
phẩm có chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung trước kia ban lãnh đạo có thể họ khơng có trình độ chun mơn cao chỉ cần họ
có thâm niên cơng tác lâu năm trong nghề là họ yên tâm đứng ở vị trí lãnh đạo, và đội
ngũ nhân viên khơng cần giỏi về chun mơn, tay nghề, vẫn có thể tồn tại lâu dài
trong doanh nghiệp. Ngày nay với quy luật đào tạo của nền kinh tế thị trường nếu
như ban lãnh đạo khơng có đủ trình độ chun mơn cao, khơng có năng lực lãnh đạo
thì trước sau họ cũng sẽ bị đào thải, sẽ phải rời khỏi vị trí mà họ đang nắm giữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>I.23. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh </b>
<b>I.2.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp</b>


Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh và khả
năng cạnh tranh của Công ty. Bởi vậy mà nó được coi là các yếu tố cấu thành khả năng
cạnh tranh của Công ty.


 <b>Khả năng về tài chính.</b>



Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Bất cứ
hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xét tính tốn đến
tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực lớn về tài chính sẽ
rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trong mua sắm đổi mới công nghệ và
máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo và đãi ngộ nhân sự. Những thuận lợi đó sẽ
giúp doanh nghiệp nâng cao được trình độ chun mơn tay nghề cho cán bộ, nhân
viên, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho
doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ khơng có điều kiện để
mua sắm, trang trải nợ và như vậy sẽ khơng tạo được uy tín về khả năng thanh toán và
khả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đối với khách hàng. Làm cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và có nguy cơ bị thụt lùi
hoặc phá sản. Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quan trọng đầu tiên để doanh
nghiệp hình thành và phát triển.


 <b>Nguồn lực và vật chất kỹ thuật</b>


Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với thủ
cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong q trình hoạt
động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Bởi vì:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

bán của doanh nghiệp thương mại. Ngày nay do tác động của cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp đang trở thành cuộc cạnh tranh
về trí tuệ, về trình độ cơng nghệ. Công nghệ tiên tiến không những đảm bảo năng suất
lao động, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ mà cịn có thể xác lập tiêu chuẩn mới
cho từng ngành sản xuất kỹ thuật. Mặt khác khi mà việc bảo vệ môi trường như hiện
nay đang trở thành một vấn đề của tồn cầu thì doanh nghiệp nào có trình độ cơng
nghệ cao thiết bị máy móc nhất định sẽ giành được ưu thế trong cạnh tranh.


 <b>Nguồn nhân lực. </b>



Con người là yếu tố quyết điịnh mọi thành bại của hoạt động kinh doanh. Bởi
vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển nhân sự, xây dụng mơi
trường văn hố và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp phải
quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản như số lượng lao động, trình độ nghề nghiệp,
năng suất lao động, thu nhập bình quân, năng lực của cán bộ quản lý.


Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhất của
doanh nghiệp. Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để sáng tạo ra sản
phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu con người, chỉ có con
người mới tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp mà tất cả những yếu tố này
hình thành nên khả năng cạnh tranh. Vậy muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của
mình doanh nghiệp phải chú ý quan tâm đến tất cả mọi người trong doanh nghiệp, từ
những người lao động bậc thấp đến nhà quản trị cấp cao nhất, bởi mỗi người đều có
một vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những người
lãnh đạo chính là những người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là những người đứng
mũi chịu sào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp, là những người có quyền lực cao
nhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất. Họ chính là những người xác
định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp, còn thực hiện quyết định của họ là
những nhân viên dưới quyền.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

tạo có trách nhiệm và có ý thức trong cơng việc. Có như vậy họ mới có thể đưa ra
những sản phẩm có chất lượng tốt mang tính cạnh tranh cao.


Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có đội ngũ lãnh đạo giỏi, tài tình
và sáng suốt thì ở đó công nhân viên rất yên tâm để cống hiến hết mình, họ ln có
cảm giác là doanh nghiệp mình sẽ luôn đứng vững và phát triển, trách nhiệm và quyền
lợi của họ được bảo đảm được nâng đỡ và phát huy. Ở đâu có nhân viên nhiệt tình có
trách nhiệm có sự sáng tạo thì ở có sự phát triển vững chắc, bởi những quyết định mà
ban lãnh đạo đưa ra đã có người thực hiện. Như vậy để có năng lực cạnh tranh thì
những người trong doanh nghiệp đó phải có ý thức và trách nhiệm và nghĩa vụ về cơng


việc của mình. Muốn vậy khâu tuyển dụng đào tạo và đãi ngộ nhân sự là vấn đề quan
trọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.


<b>I.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp</b>


Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có liên quan và ảnh
hưởng đến q trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp. Các yếu tố bên
ngoài bao gồm:


 <b>Nhà cung cấp</b>


Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo kế hoạch đã định
trước. Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành ba loại chủ yếu: loại cung
cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhân công, loại cung cấp tiền và các dịch
vụ ngân hàng, bảo hiểm. Như vậy mỗi doanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với
nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp
phải đầy đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về
giá cả. Mỗi sự sai lệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

cung ứng cho mình. Như vậy doanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với
các nhà cung cấp để họ cung cấp đầy đủ về số lượng.


 <b>Khách hàng </b>


Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối
với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất đối với sự tồn
tại và phát triển của doanh nghiệp. Tính chất quyết định của khách hàng thể hiện ở các
mặt sau:



Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giá nào? Trên
thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùng chấp nhận. Khách
hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào? Phương thức bán hàng và
phương thức phục vụ khách hàng do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị
trường người mua có quyền lưạ chọn theo ý thích của mình và đồng thời quyết định
phương thức phục của người bán. Điều này cho thấy tính chất quyết định của khách
hàng làm cho thị trường chuyển từ thị trường người bán sang thị trường người mua,
khách hàng trở thành thượng đế. Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi
yếu tố khách hàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu
chất lượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng còn làm
cho các đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn đến làm tổn hao đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng thường gây áp lực với doanh nghiệp là những
nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lượng lớn. Nhóm khách hàng mua đúng
tiêu chuẩn phổ biến và khơng có gì khác biệt vì họ có thể tìm được nhà cung cấp khác
một cách dễ dàng hoặc nhóm khách có đầy đủ thơng tin về sản phẩm, giá cả thị
trường, giá thành của nhà cung cấp. Điều này đem lại cho khách một lợi thế mạnh hơn
trong cuộc mặc cả so với trường hợp họ chỉ có ít thông tin.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

cạnh tranh sẽ giảm sút. Điều đó chứng tỏ yếu tố khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.


 <b>Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn</b>


Doanh nghiệp ln phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh. Vấn đề
quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưng cũng không nên
coi đối thủ là kẻ địch. Cách xử lý khôn ngoan nhất không phải là hướng mũi nhọn vào
đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xác định, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải
hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành
cơng một phần trong cạnh tranh. Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong


tương lai và định hướng tới khách hàng. Trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn
ra trên nhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là khách
hàng. Vì thế, trong cạnh tranh người được lợi nhất là khách hàng, nhờ có cạnh tranh
mà khách hàng được tơn vinh là thượng đế. Để có và giữ được khách hàng, doanh
nghiệp cần phải tìm cách sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đẹp hơn
và rẻ hơn, khơng những thế cịn phải chiều lịng khách hàng lôi kéo khác hàng bằng
cách hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và tiếp thị.


Có thể nói rằng khi doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mới bắt đầu
bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối tác để gây dựng thị
trường, để hình thành nên một khu vực cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho khách hàng.
Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên bước vào khu vực thị trường này, thì họ sẽ
trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách để lơi kéo khách hàng về phía mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trội lên
các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thì doanh nghiệp
đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn so với các đối thủ.


 <b>Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế.</b>


Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức ép cạnh
tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng ngành. Sự ra đời của sản phẩm mới là một tất
yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trường theo hướng ngày càng đa
dạng, phong phú. Chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay
thế. Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưu thế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản
phẩm thay thế. Để khắc phục tình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải
luôn hướng tới những sản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã.


<b>CHƯƠNG II</b>



<b> THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH</b>
<b>MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HỊA</b>


<b>II.1. Giới thiệu khái qt về cơng ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy</b>
<b>sản Khánh Hòa. </b>


<b> II.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. </b>


Tiền thân của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất khẩu Thủy
sản Khánh Hòa (KHASPEXCO) là một Xí nghiệp Quốc doanh chuyên về khai thác,
đánh bắt hải sản của tỉnh Phú Khánh. Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, trước
tiền năng to lớn về thủy sản tỉnh nhà, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Khánh đã khơi phục
lại nghề cá và thành lập “Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Phú Khánh” vào ngày
14/05/1977. Đây là một đơn vị kinh tế chuyên đánh bắt, khai thác thủy hải sản, trực
thuộc Ty Hải sản Phú Khánh (sau này là Sở Thủy sản Khánh Hòa).


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

nâng cao năng lực khai thác thông qua đội tàu vệ tinh (tàu 400cv lúc này vừa làm
nhiệm vụ khai thác, vừa làm nhiệm vụ chế biến trên biển). Thời kỳ này Xí nghiệp
được giao thêm nhiệm vụ: “Thu mua các loại thủy hải sản và dịch vụ vật tư hàng hóa
chuyên dùng trong nghề cá”. Trong giai đoạn từ năm 1984 – 1987, đây là giai đoạn Xí
nghiệp hoạt động có hiệu quả nhất nhờ sản lượng tôm khai thác và chế biến trên biển,
xuất khẩu đạt giá trị cao.


Tháng 7/1989, tỉnh Phú Khánh được chia tách thành hai tỉnh: Phú n
và Khánh Hịa, Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Phú Khánh cũng được được tách làm
hai: một nửa tài sản và cán bộ công nhân viên về Phú Yên; một nửa còn lại ở Khánh
Hịa và được đổi tên là: Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ Thủy sản Khánh hòa theo
Quyết định số 108-QĐ/UB, ngày 01/07/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa.


Tài sản sau khi tách tỉnh của Xí nghiệp cịn lại là 2 tàu vỏ sắt có cơng suất


400cv, 3 tàu vỏ gỗ có cơng suất 140v và 3 tàu vỏ gỗ có cơng suất 45cv với tổng số lao
động là 150 người. Do sản lượng khai thác tôm giảm đáng kể, đội tàu gỗ bị hư hỏng
nặng, sản xuất kinh doanh khơng có hiệu quả, Xí nghiệp đã xin phép UBND tỉnh bán
thanh lý toàn bộ số tàu gỗ nói trên.


Theo nghị định 388/HĐBT, ngày 20/11/1991 và nghị định 156 /HĐBT, ngày
07/05/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ) về việc thành lập
các doanh nghiệp nhà nước và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh,
Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh Hòa được UBND tỉnh Khánh Hòa
quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Khánh Hòa theo Quyết định
số 153-QĐ/UB, ngày 03/01/1993 của Chủ tịch UBND Tỉnh.


Như vậy, Xí nghiệp Khai thác và Dịch vụ thủy sản Khánh Hòa là một doanh
nghiệp nhà nước hạch tốn độc lập, có con dấu riêng, có tài sản riêng; có tư cách pháp
nhân về tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về các hoạt động
đó bằng tồn bộ tài sản do doanh nghiệp quản lý.


Tại thời điểm thành lập lại, Xí nghiệp có vốn điều lệ là 1.741 triệu đồng.
Trong đó: Vốn cố định: 1.593 triệu đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Để hoạt động có hiệu quả hơn trong cơ chế thị trường ngoài việc sửa chữa,
nâng cấp hai tàu vỏ sắt 400cv, chuyển đổi ngành nghề từ khai thác tôm sang khai thác
cá, Xí nghiệp cịn mở rộng sang lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu bằng việc xây
dựng xưởng chế biến đơng lạnh có cơng suất 4 tấn cấp đông/ngày, xây dựng hai kho
lạnh với sức chứa 150 tấn sản phẩm. Xí nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh xuất
khẩu và đã được Bộ Thương mại chấp nhận cấp giấy phép số 305N – 1038/TM ngày
01/06/1993.


Từ một xí nghiệp khai thác thủy hải sản, hoạt động thua lỗ triền miên,
nhờ mở rộng ngành nghề kinh doanh, chuyển đổi ngành nghề, bắt đầu từ năm 1993 xí


nghiệp đã từng bước khơi phục và hoạt động có lãi tiến tới đầu tư mới, nâng cấp cơ sở
vật chất tài sản sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu.


Năm 1997, thực hiện chủ trương “đánh bắt xa bờ” của Chính phủ, Xí nghiệp đã
đóng mới và đưa vào sử dụng hai tàu vỏ gỗ với công suất 300cv/chiếc, đồng thời mua
lại xưởng nước mắm 50 Võ Thị Sáu nhằm đa dạng hóa sản phẩm, từng bước khẳng
định được vị trí cạnh tranh của Xí nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên, sau nhiều năm
sản xuất kinh doanh của Đội tàu đánh bắt xa bờ của Xí nghiệp làm ăn khơng hiệu quả,
thua lỗ bình qn một năm từ 300 đến 400 trăm triệu đồng, làm ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh chung của Xí nghiệp, Xí nghiệp đã làm tờ trình xin UBND
tỉnh Khánh Hòa bán thanh lý đội tàu khai thác xa bờ kể từ tháng 10/2004. Như vậy,
sau khi bán thanh lý đội tàu khai thác xa bờ, nhiệm vụ chính của xí nghiệp hiện nay
chủ yếu là chế biến thủy sản xuất khẩu và dịch vụ.


Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa IX) về chuyển đổi và sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhà nước sang Công ty cổ phần, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, năm 2005 Xí nghiệp tiến hành cổ phần hóa. Nhưng do tranh chấp nhà
đất giữa Xí nghiệp và Dịng thánh Giuse tại số 10 Võ Thị Sáu, Nha Trang từ lâu chưa
giải quyết dứt điểm, nên việc cổ phần hóa Xí nghiệp tạm thời chưa thực hiện được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Tên Việt Nam: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất khẩu
<b>Thủy sản Khánh Hòa.</b>


Tên giao dịch: KHANH HOA SEAPRODUCT EXPLOITATION AND
<b>SERVICEENTERPRIS.</b>


Tên viết tắt: KHASPEXCO.


Trụ sở chính: Số 10 – Võ Thị Sáu – Nha Trang – Khánh Hòa.
Điện thoại: 058-881162-881575-882767.



Fax: 84(058)-881575;
E-mail:


<b>II.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, vốn điều lệ của Công ty. </b>
<b> II.1.2.1. Chức năng: </b>


- Khai thác, thu mua thủy, hải sản các loại; Chế biến các sản phẩm thủy,
hải sản đông lạnh các loại và các sản phẩm thủy, hải sản khô các loại.


- Sản xuất nước đá phục vục chế biến; Xuất khẩu hàng thủy, hải sản, nông
sản các loại.


- Nhập khẩu nguyên liệu thủy, hải sản, nông sản cho chế biến và thiết bị,
vật tư phục vụ sản xuất.


- Nuôi trồng thủy sản các loại.
II.1.2.2. Nhiệm vụ:


Nhiệm vụ chung của công ty là:


- Là một doanh nghiệp Nhà nước, Cơng ty có trách nhiệm bảo tồn và
phát triển vốn Nhà nước, sử dụng vốn một cách có hiệu quả.


- Chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính của đơn vị như: quản lý vốn,
quản lý tài sản, các quỹ… phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin cần thiết khi
được yêu cầu.


- Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và các khoản nộp ngân sách Nhà
nước theo qui định của pháp luật.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

phẩm xuất khẩu; nâng cao năng lực chế biến thủy sản có giá trị kinh tế cao nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường.


- Đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao động theo luật định; tích cực
cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện tốt cơng tác an tồn- vệ sinh lao động; tạo điều
kiện để người lao động nâng cao trình độ, tay nghề, nâng cao trình độ quản lý. Không
ngừng nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến và đổi mới qui trình cơng nghệ, ứng dụng
các thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào sản xuất kinh doanh.


<b>II.1.3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của Công ty.</b>
II.1.3.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý.


- Cơ cấu tổ chức, quản lý là tổng hợp các bộ phận khác nhau, có quan hệ
với nhau được chun mơn hóa và có quyền hạn nhất định, bố trí theo từng cấp, nhằm
đảm bảo thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi hoạt của doanh nghiệp.


- Cơ cấu tổ chức, quản lý chịu ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác nhau như:
trình độ sản xuất, đặc điểm kinh tế, trình độ và năng lực quản lý, khả năng về tài
chính…


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b> SƠ ĐỒ TỔ CHỨ C BỘ MÁY</b>


<b>CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẨU THỦY SẢN </b>
<b>KHÁNH HÒA</b>




: Quan hệ trực tuyến.
: Quan hệ chức năng.



<b>II.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:</b>


- Trong sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty, giữa lãnh đạo và các phịng
ban có mối quan hệ trực tuyến; các phòng ban và các đơn vị sản xuất có mối quan hệ
chức năng. Theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc tỉnh, Chủ tịch Công ty
kiêm giám đốc Công ty do Chủ tịch UBND Tỉnh bổ nhiệm, là đại diện pháp nhân của


XƯỞNG
CHẾ BIẾN


ĐÔNG
LẠNH
VĂN


PHÒNG ĐẠI
DIỆN TẠI TP


HCM


XƯỞNG
CHẾ BIẾN


THỦY
ĐẶC SẢN
PHỊNG TỔ


CHỨC
HÀNH



CHÍNH


PHỊNG
KẾ TỐN-


TÀI VỤ


PHÒNG KẾ
HOẠCH-


KINH
DOANH
PHÒNG


KỸ
THUẬT


CHỦ TỊCH CÔNG TY KIÊM GIÁM ĐỐC


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước UBND Tỉnh và pháp luật về điều hành hoạt
động của doanh nghiệp.


- Chủ tịch Công ty kiêm giám đốc có quyền hành cao nhất trong Công ty.
- Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do Chủ tịch Công ty
bổ nhiệm; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Công ty về nhiệm vụ được giám đốc giao;
điều hành Công ty thay giám đốc khi giám đốc đi vắng.


Các phịng chun mơn, nghiệp vụ và đơn vị trực thuộc có chức năng, nhiệm
vụ tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong quản lý, điều hành công việc theo chuyên
môn, nghiệp vụ riêng.



- Phịng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các
vấn đề có liên quan đến quản lý nhân sự và tài sản của Công ty, tổ chức sắp xếp cán
bộ công nhân viên các bộ phận theo yêu cầu của sản xuất.


- Kiến nghị với giám đốc về các vấn đề có liên quan đến lao động trong xí
nghiệp như: tiền lương, kỷ luật, điều động cơng nhân, các chính sách xã hội theo qui
định.


- Phòng Kế tốn tài vụ: Chịu trách nhiệm về cơng tác quản lý tài chính
kế tốn của Cơng ty; tổ chức ghi chép, theo dõi số liệu kế toán, sổ sách chứng từ trong
quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ; cân đối thu chi hợp lý; báo cáo lên
ban giám đốc về tình hình sử dụng vốn, tài sản của Công ty, đề ra các kế hoạch hoạt
động về tài chính và biện pháp thực hiện một cách kịp thời và hợp lý.


- Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý về khoa học kỹ thuật, các tiêu
chuẩn qui trình, qui phạm của nhà nước và của xí nghiệp, cung cấp các trang thiết bị
đảm bảo an toàn chất lượng và an toàn thiết bị; nhân viên phịng có trách nhiệm về
việc bảo trì, tu sửa hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

khẩu, các hợp đồng về thu mua nguyên liệu đảm bảo cho dây chuyền sản xuất diễn ra
liên tục, kịp tiến độ sản xuất.


- Xưởng chế biến đông lạnh: chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng thủy
sản đông lạnh xuất khẩu và tiêu thụ nội địa.


- Xưởng chế biến hàng thủy đặc sản: Chuyên sản xuất và chế biến những
mặt hàng thủy sản khô để phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.


- Văn phịng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh với chức năng, nhiệm vụ


là đại diện của Công ty tại thành phố Hồ Chí Minh, nơi trực tiếp thực hiện công tác
xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, là cơ sở để quảng bá, thực hiện công tác
marketing.


II.1.3.3 Cơ cấu tổ chức sản xuất.


Tổ chức sản xuất có vai trị là sự phối hợp giữa sức lao động và tư liệu lao
động sao cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất đề ra. Cơ cấu tổ chức sản xuất
của doanh nghiệp phải phù hợp với quy mô, công nghệ sản xuất nhằm tạo ra của cải
vật chất cho xã hội với hiệu quả cao.


Căn cứ nhiệm vụ và chức năng của Chủ tịch Cơng ty, cơ cấu tổ chức sản
xuất chính của Chủ tịch Công ty gồm 2 đơn vị trực thuộc


- Xưởng chế biến thủy sản đơng lạnh: có nhiệm vụ chế biến, sản xuất hay
gia công những mặt hàng thủy sản đông lạnh cho nhu cầu xuất khẩu.


- Xưởng chế biến thủy đặc sản: có nhiệm vụ chế biến các mặt hàng thủy
hải sản khô xuất khẩu.


Các bộ phận trực thuộc của xưởng chế biến có nhiệm vụ phục vụ trực tiếp
cho sản xuất chính, bảo đảm cho sản xuất theo quy trình khép kín. Cụ thể:


+ Tổ Nghiệp vụ-Quản lý và sản xuất nước đá gồm 3 bộ phận: Quản
lý, điều hành; thống kê, kế toán của Xưởng và sản xuất nước đá phục vụ cho xưởng.


+ Tổ KCS có nhiệm vụ giám sát quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng
sản phẩm đảm bảo đúng qui định chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

+ Tổ thành phẩm có nhiệm vụ đóng gói bao bì sản phẩm sau khi cấp đơng,


giao nhận hàng hóa sau chế biến, bốc xếp, vận chuyển sản phẩm vào kho bảo quản.


+ Hai đội chế biến có nhiệm vụ thay ca nhau để duy trì sản xuất chế biến
hàng ngày từ công đoạn tiếp nhận nguyên liệu để chế biến đến cơng đoạn sản phẩm
hồn thành ở mức bán thành phẩm.


SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT


CÔNG TY TNHH MTV XUẤT KHẨU THỦY SẢN KHÁNH HÒA


<b> </b>


<b> * Xưởng chế biến thủy đặc sản có 3 tổ trực thuộc: </b>


+ Tổ nghiệp vụ, quản lý bao gồm 2 bộ phận quản lý, điều hành và thống kê, kế
tốn xưởng.


CƠNG TY TNHH MỘT
THÀNH VIÊN XUẤT KHẨU


THỦY SẢN KHÁNH HỊA


XƯỞNG CHẾ BIẾN
ĐƠNG LẠNH
TỔ QUẢN LÝ


NGHIỆP VỤ
TỔ KCS


ĐỘI CHẾ BIẾN I



XƯỞNG CHẾ BIẾN
THỦY ĐẶC SẢN


TỔ NGHIỆP VỤ
QUẢN LÝ


TỔ CHẾ BIẾN CÁ
NGỪ XÔNG KHĨI


TỔ CHẾ BIẾN HÀNG
THỦY SẢN KHƠ


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

+ Tổ sản xuất cá ngư xơng khói là bộ phận chuyên sản xuất mặt hang cá ngừ
xông khói theo quy trình chế biến của Nhật Bản.


+ Tổ chế biến hàng thủy sản khô chuyên sản xuất các sản phẩm cá khô, mực
khô, ruốc khô, các sản phẩm thủy đặc sản khơ khác.


<b>* Quy trình sản xuất</b>


Sản phẩm của Cơng ty là các loại hàng thủy sản nên có đặc tính tương đối
giống nhau, vì vậy quy trình chế biến cũng giống nhau cho nên khi thay đổi sản phẩm
ít có sự thay đổi vị trí sản xuất. Cũng chính vì lý do đó nên q trình sản xuất của dây
chuyền cơng nghệ ít bị gián đoạn và hoạt động tương đối liên tục.


Sản phẩm chế biến của công ty chủ yếu là cá, mực, ghẹ … Được sản xuất tại 2
xưởng: Xưởng chế biến đông lạnh (xưởng 1) và xưởng chế biến khô (xưởng 2).


<b>Xưởng chế biến đông lạnh (xưởng 1)</b>



Có diện tích 828 m2<sub>, bao gồm: phịng làm việc của ban giám đốc, phòng tiếp</sub>
nhận nguyên vật liệu, phịng chế biến, phịng, phịng cấp đơng, phịng vận hành máy
lạnh và các kho lạnh.


<b>Sơ đồ 1.2. Quy trình sản xuất hàng đông lạnh</b>


(nguồn: Phịng kỹ thuật)
<b>Xưởng chế biến khơ (xưởng 2)</b>


Có diện tích 720 m2<sub>, bao gồm: phịng xử lý ngun vật liệu, phịng phân cở, phịng</sub>
đóng gói bao bì.


<b> Sơ đồ 1.4. quy trình sản xuất hàng khơ </b>
<b>Tiếp nhận </b>


<b>NVL</b>


<b>Phân </b>
<b>loại</b>


<b>Rửa</b> <b>Xử lý</b> <b>Phân </b>


<b>loại</b>


<b>Rửa</b>


<b>Cân</b>
<b>Xếp </b>



<b>khuôn</b>
<b>Cấp </b>


<b>đông</b>
<b>Tách </b>


<b>khuôn</b>
<b>Bảo quản</b> <b>Bao gói</b>


<b>Tiếp nhận </b>


<b>NVL</b> <b>Phân loại</b> <b>Xử lý</b> <b>Phân cở</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

(nguồn: Phòng kỹ thuật)
<b>Nhận xét: Là một doanh nghiệp nhà nước, Cơng ty có cơ cấu tổ chức sản xuất</b>
hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với nền kinh tế thị trường và chức năng nhiệm vụ của doanh
nghiệp. Cơng ty trực tiếp quản lý tồn bộ các đơn vị sản xuất và phân cấp quản lý,
điều hành các đơn vị nhỏ cho các xưởng, tạo điều kiện để họ phát huy quyền tự chủ
cũng như năng lực và trình độ của cán bộ cấp dưới.


<b>II.2. Thưc trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua</b>
<b>II.2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp</b>


<b>II.2.1.1 Môi trường vĩ mô</b>


 <b>Môi trường kinh tế: Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự</b>
ổn định của nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối
đoái...tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả
những thách thức với doanh nghiệp. Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh


nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo
biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong
từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội, né tránh, giảm thiểu
nguy cơ và đe dọa. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa
ra kết luận đúng, các doanh nghiệp cần dựa vào 1 số căn cứ quan trọng: các số liệu
tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kỳ nghiên cứu, các dự báo của nhà
kinh tế lớn...


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

 <b>Môi trường Tự nhiên - Cơ sở hạ tầng: tác động rất lớn đến hoạt động</b>
kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên
quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách
sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với các tác động của yếu tố tự nhiên,các doanh
nghiệp phải tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan thơng qua các hoạt động phân
tích, dự báo của bản thân doanh nghiệp và đánh giá của các cơ quan chuyên môn. Các
biện pháp thường được doanh nghiệp sử dụng: dự phịng, san bằng, tiên đốn và các
biện pháp khác...Ngồi ra, nó cịn ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như vấn đề tiếng
ồn, ô nhiễm môi trường... và các doanh nghiệp phải cùng nhau giải quyết.


 <b>Kỹ thuật - Công nghệ: đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến</b>
doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới,
kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm
ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các
thành tựu của cơng nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát
triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh
nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới
công nghệ kịp thời.


 <b>Văn hóa - Xã hội: Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh</b>
doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã


hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các
lực lượng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi
một ngành kinh doanh.


- Các yếu tố xã hội bao gồm: Dân số, xu hướng vận động của dân số, phong
cách sống, tỷ lệ tăng dân số, đạo đức… Những thay đổi trong các yếu tố này tạo ra
những cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp. Đặc biệt là những công ty xuất khẩu nói
chung và cơng ty xuất khẩu thủy sản Khánh Hịa nói riêng càng phải quan tâm hơn về
yếu tố này như tìm hiểu phong tục tập quán, phong cách sống của khách hàng…


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

triển. Nó trở thành một loại tài sản vơ hình đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong kho
tài sản doanh nghiệp và là một trong những công cụ cạnh tranh khá sắc bén. Những
doanh nghiệp khơng có nền văn hóa mạnh khó có thể cạnh tranh cao trên thị trường.
Đồng thời, doanh nghiệp có thể tạo ra và tăng uy tín của mình trên thị trường thông
qua việc xây dựng và phát triển một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh. Vì vậy cơng ty
cần có những giải pháp nhằm tăng cường xây dựng văn hóa cơng ty một cách bền
vững từ cả bên trong lẫn bên ngồi.


 <b>Mơi trường quốc tế.</b>


- Môi trường quốc tế tác động mạnh mẽ đến khả năng xuất khẩu của các
doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập, việc mua bán giữa quốc gia này với quốc gia
khác cũng diễn ra mạnh mẽ. Ngày nay, thúc đẩy xuất khẩu càng đặt trong mối quan hệ
với việc thay thế nhập khẩu và phát triển sản xuất trong nước. Các biện pháp thúc đẩy
xuất khẩu phải được điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của
đất nước, phù hợp với q trình tồn cầu hố, khu vực hố.


- Cuộc khủng hoảng thế giới năm 2008 có tầm ảnh hưởng vô cùng rộng lớn
và dư âm của nó đang làm điêu đứng các quốc gia trên thế giới kể các cường quốc có
tiềm lực tài chính lớn mạnh . Nó tác động đến hầu hết các ngành trong nền kinh tế


trong đó thủy sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng rõ nét nhất.


- Trong những năm vừa qua do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng làm người
tiêu dùng trên thế giới tiết kiệm hơn, dẫn tới sức mua giảm sút trong vài năm gần
đây. Những thị trường chính ở cả phương tây lẫn Nhật Bản đều giảm nhập khẩu thủy
sản trong năm 2009. Nhập khẩu các mặt hàng giá trị cao như tôm, cá ngừ khơng đóng
hộp, cá hồi, cá tuyết...đều giảm sút trong 2 năm qua. Việc đồng tiền của một số nước
xuất khẩu tăng giá so với đô la Mỹ cũng là một nhân tố làm hàng nhập khẩu trở thành
đắt đỏ hơn tại Mỹ và châu Âu. Chỉ riêng nhập khẩu của Nhật Bản đuợc hỗ trợ một
phần nhờ đồng yên mạnh. Tổng thương mại thủy sản thế giới năm 2009 đã tăng trưởng
âm hay giảm so với năm 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

chiến lược hợp lý, phù hợp với sự biến động của thế giới nhằm mục đích tồn tại và
phát triển


<b>II.2.1.2. Môi trường vi mô</b>
 Nhà cung cấp:


Là một Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản nên nguồn nguyên liệu là một
yếu tố vô cùng quan trọng. Hiện nay, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho Công ty là
các nhà bán lẻ. Với các nhà bán lẻ chủ yếu là ngư dân gần cảng.


Thuân lợi cho Công ty là các nhà bán lẻ là những ngư dân gần cảng, gần với
Cơng ty và có quan hệ làm ăn từ lâu. Thường Công ty cung cấp các dịch vụ cho ngư
dân nên khi đánh bắt được họ đem bán cho Công ty và họ thường không nâng giá.
Tuy nhiên do tính chất đặc thù của ngành thủy sản phụ thuộc vào mùa vụ nên có
những tháng khan hiếm nguyên vật liệu, có những thời điểm doanh nghiệp phải trợ giá
cho ngư dân.


Bên cạnh đó, Cơng ty cịn có các đầu nậu, chủ vựa, các cảng cung cấp thường


xuyên cho Cơng ty như: Cam Ranh, Ninh Hịa,Ninh Thuận, Phú n…Hầu hết Cơng
ty đều có mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp này.


<b> Khách hàng: Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là</b>
yếu tố quyết đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Bởi vì khách hàng tạo
nên thị trường, quy mơ của khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Những biến động
tâm lý của khách hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thị hiếu, thói quen làm cho
số lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động
sản xuất kinh doanh hướng vào nhu cầu khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho
doanh nghiệp tạo thói quen và tổ chức các dịch vụ phục vụ cho khách hàng, đánh
đúng vào tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu
thụ sản phẩm. Một nhân tố đặc biệt quan trọng là múc thu nhập và khả năng thanh
tốn của khách hàng có tính quy định đến lượng hàng hóa tiêu thụ của doanh nghiệp.
Khi thu nhập tăng thì nhu cầu tăng và thu nhập giảm thì nhu cầu giảm, do vậy doanh
nghiệp cần có những chính sách giá, chính sách sản phẩm phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Những năm gần đây kinh tế thủy sản được coi như là ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước. Cùng với sự phát triển của ngành kinh tế thủy sản thì hàng loạt doanh
nghiệp hoạt động trong ngành ồ ạt xuất hiện. Do vậy, Công ty phải đối mặt với các đối
thủ cạnh tranh trong địa bàn trong nước trong việc thu mua nguyên liệu, sự cạnh tranh
về nhà cung ứng nguyên liệu,đồng thời còn cạnh tranh với các nước trên thế giới về
chất lượng, về thị trường tiêu thụ mẫu mã…của sản phẩm đây cũng là khó khăn lớn
cho Cơng ty.


Hiện nay nước ta có trên 200 nhà máy chế biến, riêng địa bàn tỉnh Khánh Hòa
đã có hơn 16 doanh nghiệp hoạt động chế biến. Bên cạnh đó các cơ sở chế biến và sản
xuất kinh doanh hàng thủy sản ở các tỉnh: Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Ninh Thuận,
Phú n…có mặt tại thị trường trong tỉnh để thu mua nguyên liệu. Các đầu nậu trên
địa bàn có quan hệ thân tín với các ngư dân, họ có thể bỏ tiền ứng trước cho ngư dân
hoặc cho người nuôi trồng nhằm dành nguyên liệu về phía mình và có thể nâng giá lên


bán cho các đơn vị ngoài tỉnh nếu họ trả giá cao hơn. Hiện nay có nhiều doanh nghiệp
hoạt động trên địa bàn tỉnh có lịch sử hoạt động lâu dài nên họ có quy mơ lớn và nhiều
mối quan hệ làm ăn hơn hẳn Cơng ty, vì họ đã đi vào ổn định có kinh nghiệm trong
quản lý sản xuất như: sử dụng vốn, lao động, nguyên liệu, chi phí quản lý, giá thành
sản phẩm, trình độ cơng nghệ. Cơng ty xác định đối thủ cạnh tranh của mình là những
doanh nghiệp có cùng nguồn đầu vào để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ như: xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Cần Thơ, F17, Seaprodex Sài
Gịn,…


Hiện nay riêng ở thành phố Nha Trang cũng có rất nhiều doanh nghiệp kinh
doanh và xuất khẩu thủy sản. Hầu hết các Cơng ty cổ phần, có máy móc và cơng nghệ
hiện đại. Trong khi Cơng ty có qui mơ nhỏ, phương tiện máy móc cịn hạn chế. Do
vậy, khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường xuất khẩu là rất thấp. Trong
tương lai, để cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành, để tồn tại và phát triển
Cơng ty cần biết nhìn nhận rõ những đối thủ cạnh tranh và có chiến lược thích hợp
cho mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

<b> Cạnh tranh trên thế giới</b>


Nhìn chung, cơng ty cũng chịu chung số phận của toàn ngành thủy sản xuất
khẩu Việt Nam. Đó là thị trường thế giới cịn quan niệm chất lượng hàng Việt Nam
kém chất lượng so với các nước khác. Vì vậy họ thường ép giá hơn sản phẩm của các
nước khác như: Thái Lan, Trung Quốc, Inđônêxia, Philipine, Malaysia… Hiện nay
công ty đang cố gắng xây dựng cho mình một cơ cấu giá thành hợp lý, đồng thời nâng
cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh, cơng ty đang tìm cách liên kết một số
doanh nghiệp chế biến nhằm hỗ trợ cho nhau giảm bớt áp lực.


 <b>Thị trường lao động: </b>


Trên thị trường lao động hiện tại, nguồn nhân lực cao cấp và công nhân tay


nghề cao vẫn đang là mối quan tâm của nhà tuyển dụng. Thị trường đang rất cần các
chuyên gia về quản trị kinh doanh, lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung
gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, những cơng
nhân có tay nghề cao, ham học hỏi. Tuy nhiên, nguồn cung ứng lao động có chất
lượng trên thị trường cịn hạn chế.


Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hồn thành công
việc của lao động Việt Nam quá yếu kém. Nhiều nhà quản lý nước ngoài đã nhận xét
rằng: "Lao động Việt Nam làm việc rất tốt khi tự mình giải quyết cơng việc, nhưng
nếu đặt họ trong một nhóm thì hiệu quả kém đi nhiều". Chính điều này đã khiến cho
nhiều doanh nghiệp không thể thành đạt được, cho dù họ đã tập hợp được đội ngũ
nhân cơng có đẳng cấp cao.


Theo đánh giá, các chương trình đào tạo của Việt Nam hiện nay thường nhấn
mạnh đào tạo kiến thức lý thuyết chứ chưa quan tâm đến các kỹ năng thực hành. Hầu
hết các sinh viên ra trường không thể bắt tay ngay vào công việc mà luôn phải qua
một thời gian đào tạo lại. Để tạo nên một bước tiến về đào tạo, cơ chế tuyển dụng và
sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp
Nhà nước cần có sự thay đổi theo hướng ưu tiên lao động có chất lượng, có tay nghề
cao, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

cầu sử dụng lao động. Sự trao đổi này được thoả thuận trên cơ sở mối quan hệ lao
động như tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc...thông qua một hợp đồng làm việc
bằng văn bản hay bằng miệng.


 <b>Sản phẩm thay thế</b>


Sản phẩm hàng hóa thay thế là sản phẩm hàng hóa của đối thủ cạnh tranh
trong cùng ngành hoạt động kinh doanh có cùng chức năng đáp ứng nhu cầu tiêu dung
của khách hàng. Để sản phẩm của Công ty luôn được khách hàng tin tưởng và sử dụng


Công ty phải luôn đáp ứng sản phẩm chất lượng cao và đúng tiêu chuẩn.


<b> II.2.2. Tình hình hoạt động của Cơng ty.</b>
<b>II.2.2.1. Hoạt động đầu vào.</b>


 <b>Hoạt động thu mua nguyên liệu</b>


- Nguyên liệu là yếu tố đầu vào có tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng
lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp. Nếu thiếu
nguyên liệu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, từ đó khơng đáp ứng tiến độ giao
hàng theo hợp đồng. Nếu nguồn nguyên liệu khơng đảm bảo thì sẽ khiến cả tiến trình
sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm không tốt điều này làm giảm khả năng cạnh
tranh của Cơng ty. Về phía Công ty là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh về mặt
hàng thủy sản cho nên yếu tố nguồn nguyên liệu khơng phải khi nào cũng có sẵn mà
nó biến động theo mùa vụ, vì thế cơng tác thu mua của Cơng ty cần được hoạch định
một cách chính xác phù hợp mùa vụ để tạo thuận lợi bước đầu trong khâu sản xuất
kinh doanh hàng hóa.


- Mặt khác, tình hình cạnh tranh nguyên liệu hiện nay cũng làm cho giá
nguyên liệu thường xun khơng ổn định. Vì vậy, việc tạo nguồn ngun liệu ổn định,
đảm bảo cho hoạt động sản xuất đang là một vấn đề nan giải khi mà tình trạng thiếu
nguyên liệu sản xuất tại nhiều doanh nghiệp còn phổ biến. Đứng trước những khó
khăn đó địi hỏi Cơng ty nên tiến hành hoạch định các chiến lược kinh doanh một cách
khả thi và hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40></div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Bảng tình hình thu mua nguyên vật liệu của công ty năm (2007-2009)</b>


Nguyên
liệu



Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


Sản lượng
( kg)


% Giá trị (đồng) % Sản lượng
( kg)


% Giá trị (đồng) % Sản lượng
( kg)


% Giá trị


(đồng)


%
Cá 6,409,710 88.09 88,548,626.782 71.86 5,824,931 87.38 79,739,945,120 66.45 5,574,964 81.51 74,935,736,082 56.33
Mực 542,300.31 7.45 30,389,599,911 24.66 501,245 7.52 30,012,749,133 25.01 846,854.65 12.38 40,974,427,052 30.8
Tôm 32,522.32 0.45 2,170,684,313 1.76 123,412.6 1.85 8,353,553,083 6.96 216,974.347 3.17 15,862,835,414 11.92
Loại


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

 <b>Tình hình mua sắm máy móc, thiết bị</b>


Nhìn chung máy móc thiết bị nhà xưởng tại Công ty đã cũ chủ yếu được nhập
máy móc cũ đã qua sử dụng. Vì vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hao phí
lao động, sản phẩm thủ cơng sơ chế khơng có khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp chế biến nước ngồi. Đây là một trong những khó khăn gặp phải của tất cả các
doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước nói chung và Cơng ty nói riêng. Tuy nhiên
trong một vài năm trở lại đây công ty cũng đã đầu tư mua sắm một số máy móc nhằm
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như: năm 2007 cơng ty đã mua từ phía Nhật


Bản 3 máy đơng lạnh hiệu Sanyo với công suất 5,5kw với sức chứa 55 tấn và 2 máy
cùng hãng cùng công suất với sức chứa 45 tấn...Điều này cho thấy Công ty đang dần
có những sự đổi mới về cơng nghệ một cách phù hợp với sự phát triển chung của nền
kinh tế nói chung và ngành thủy sản nói riêng.


<b>II.2.2.2. Hoạt động vận hành đầu ra</b>
 <b>Hoạt động sản xuất.</b>


Đối với ngành chế biến thủy sản, lao động phần lớn là thủ cơng, cơng việc
khơng mang tính phức tạp cao nên cơng nhân có thể đảm nhiệm nhiều cơng đoạn khác
nhau trong quy trình chế biến thủy sản. Tuy vậy, việc phân cơng bố trí cơng nhân tùy
thuộc từng doanh nghiệp sao cho phù hợp và hiệu quả. Công ty sản xuất các mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng đông lạnh, nhiều nhất là cá.


 <b>Hoạt động tiêu thụ.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

độ luân chuyển vốn, giúp gia tăng lợi nhuận, đưa sản phẩm của công ty đến tay người
tiêu dùng.


<b>Thị trường nội địa:</b>


Hoạt động tiêu thụ của Công ty trên thị trường này không phải bán hàng trực
tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Đa phần sản phẩm được tiêu thụ tại thị trường này
là do các doanh nghiệp cùng ngành mua sản phẩm của doanh nghiệp về chế biến lại,
sau đó đem bán ra thị trường, một phần nhỏ Công ty đem bán thông qua các đại lý, các
đầu mối tại chợ. Các doanh nghiệp thường có quan hệ mua hàng của doanh nghiệp như
Công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Trúc An….


Thị trường nội địa là một thị trường đầy tiềm năng với số lượng tiêu thụ ngày
càng tăng của người tiêu dùng. Vì vậy, Công ty cần chú trọng thúc đẩy phát triển thị


trường này một mặt nhằm tăng doanh thu cho doanh ngiệp mặt khác làm giảm nguy cơ
khi các đối tác quốc tế khơng có nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp hay nhu cầu
quá nhỏ không tạo được lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp..


<b>Thị trường xuất khẩu:</b>


- Thị trường xuất khẩu là yếu tố quyết định quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm, quyết định yếu tố đầu ra nhưng lại là cơ sở cho yếu tố đầu vào, là cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng. Vì thế có thể nói rằng thị trường xuất khẩu chiếm một vị trí
quan trọng trong kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản, đặc biệt là trong xu thế hội nhập
nền kinh tế thế giới như hiện nay.


- Hoạt động chính chủ yếu của Cơng ty là xuất khẩu, vì vậy thị trường mà
cơng ty chú trọng ở đây không phải là thị trường trong nước mà là các thị trường nhập
khẩu quốc tế. Các mặt hàng của Công ty xuất sang thị trường quốc tế chiếm trên 95%
sản lượng sản phẩm sản xuất, chính vì vậy mà tình hình sản xuất và tiêu thụ của Công
ty gắn chặt với nhu cầu cũng như tình hình biến động của thị trường các nước mà
Công ty xuất hàng sang. Hiện nay, sản phẩm của Cơng ty có mặt tại những thị trường
như: Taiwan, Korea, Japan, Canada,Australia ,America, China, …


<b>a. Cơ cấu các mặt hàng</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44></div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Mặt hàng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Sản


lượng


Giá trị ĐgiáBQ Sản


lượng



Giá trị ĐgiáBQ Sản


lượng


Giá trị ĐgiáBQ


Tấn USD USD/Tấn Tấn USD USD/Tấn Tấn USD USD/Tấn


Cá đông 1,154.54 5,294,079.44 4,585.44 1374 7,573,594.2 5,512.08 986.92 5,305,733.42 5,376.05
Cá khô MM… 1,903.55 2,024,249.32 1,063.4 136.77 171,472.6 1,253.73 100.8 103,992 103,167


Ốc đông, ghẹ 18.64 33,084.4 1,774.9 1.52 2,119.08 1,394.13 - -


-Tôm đông 88.55 630,629.04 7,121.73 0.17 834 4,905.9 - -


-Mực đông 134.14 601,246.95 4,482.23 166.95 730,609.62 2,219.8 50.37 254,849.38 5,060
Cá khơ, cá hun


khói


171.25 895,109 5,226.9 319.05 1,896,525.8 5,944.3 243.77 1,056,630.8 4,334.54


Cá khô 331.61 874,158.74 2,636.1 78.1 205,260 2,628.17 - -


-Mực khô 327.20 4,053,285.88 12,387.41 10.91 110,522 10,130.34 - -


-Mực đông, bạch
tuột



37.86 134,694.73 3,557.7 57.48 287,302.5 4,998.9 45.43 169,950.85 3,740.94
<b>Tổng</b> <b>4,167.38</b> <b>14,540,537.5</b> <b>3,489.16</b> <b>2,144.95</b> <b>10,978,239.8 5,upload.1</b>


<b>23doc.net.</b>
<b>16</b>


<b>1,427.29 6,891,156.45</b> <b>4,828.14</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

Mặt hàng Năm 2008/2007 Năm 2009/2008


Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị


+/- % +/- % +/- % +/- %


Cá đông 219.46 19 2,279,514.76 43.06 (387.08) (28.17) (2,267,860.78) (29.94)


Cá khô MM... (1,766.78) (92.82) (1,852,776.72) (91.53) (35.97) (26.3) (67,480.6) (39.35)


Ốc đông, ghẹ (17.12) (91.85) (30,965.32) (93.6) (1.52) (100) (2,119.08) (100)


Tôm đông (88.38) (99.8) (629,795.04) (99.87) (0.17) (100) (834) (100)


Mực đông 32.82 24.47 (230,627.33) (38.36) (116.59) (69.83) (115,760.24) (31.24)
Cá khơ, cá


hun khói


147.8 86.3 1,001,416.8 111.88 (75.28) (23.6) (839,895) (44.29)


Cá khô (253.51) (76.45) (668,898.74) (76.52) (78.1) (100) (205,260) (100)



Mực khô (316.3) (96.67) (3,942,763.88) (97.27) (10.91) (100) (110,522) (100)


Mực đông,
bạch tuột


19.62 51.82 152,407.77 113.15 (12.05) (20.96) (117,351.65) (40.85)


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Qua bảng cơ cấu mặt hàng tiêu thụ ta rút ra kết luận như sau:


- Mặt hàng cá đông: là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Công ty. Trong mấy năm qua sản lượng tiêu thụ của Công ty không ổn định, năm 2008
tăng 19% so với năm 2007, nhưng đến năm 2009 thì giảm 28.17%. Từ đó kéo theo
kim ngạch xuất khẩu không ổn định. Mặt hàng này được xuất khẩu chủ yếu cho các thị
trường: Taiwan, Singapore, Japan, Australia, Canada. Đây là mặt hàng có đơn giá cao
nên tạo nhiều kim ngạch cho Công ty.


- Mặt hàng cá khô: gồm cá Cá khô, Cá khô MM... Cá khô, cá hun khói
cũng là một trong những mặt hàng chủ lực của Cơng ty. Nó được ưa chuộng trên các
thị trường Taiwan, Japan. Trong đó mặt hàng Cá khơ, cá hun khói có giá trị kim
ngạch cao, mặt dù sản lượng mặt hàng này thấp và thay đổi không ổn định năm 2008
tăng 86.3% so với năm 2007 đến năm 2009 thì giảm 23.6 so với năm 2008, mặt hàng
nay tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Japan.


- Mặt hàng ốc đông ghẹ, tôm đơng, mực khơ: nhìn chung những năm
qua mặt hàng này nhìn chung mặt hàng này sản lượng và giá trị không cao, sản lượng
các mặt hàng này giảm dần, ốc đông, ghẹ năm 2008 giảm 91.85% so với năm 2007;
tôm đông năm 2008 giảm 99.8% so với năm 2007; mực khô năm 2008 giảm 96.67%
so với năm 2007. Đến năm 2009 thì sản lượng tiêu thụ khơng có nữa, do thiếu nguồn
nguyên liệu đầu vào.



<b>b. Đánh giá tình hình tiêu thụ của Cơng ty ở nước ngồi</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Nước


Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


Sản
lượng


Giá trị Giá trị
BQ


Giá
trị


Sản
lượng


Giá trị Giá trị
BQ


Giá
trị


Sản
lượng


Giá trị Giá trị
BQ



Giá
trị


Tấn USD USD/Tấn % Tấn USD USD/Tấn % Tấn USD USD/Tấn %


Taiwan 858.35 2,593,550.37 3,021.55 17.9 434.77 886,285.76 2,038.52 8.1 115.49 167,103.2 1,446.91 2.42
Japan 445.22 1,764,886 3,964 12.2 508 2,634,052.63 5,185.14 24 445.18 1,873,889.64 4,209.28 27.19


Korea 1,945.62 5,259,179.63 2,458.82 36.2 68.91 205,497 2,982.1 1.86 - - -


-Australia 575.55 3,617,525.48 6,285.34 24.9 828.12 5,954,478.45 7,190.36 54.22 681.16 4,157,368.83 6,103.37 60.33
Singapore 19.7 108,614.92 5,513.45 0.7 17.06 117,411.8 6,882.3 1.07 15.01 104,650 6,972.02 1.52


America 102.9 398,441.74 3,295.6 2.7 31 135,210 4,361.61 1.23 - - -


-China 10.5 59,850 5,700 0.4 - - -


-Indonesia - - - - 22 158,400 7,200 1.42 - - -


-Canada 209.5 738,489.36 3,525 5 235.08 886,904.16 3,772.78 8.1 170.45 588,144.78 3,450.54 8.54
<b>Tổng</b> <b>4,167.34 14,540,537.5</b> <b>3,489.2</b> <b>100 2,144.95 10,978,239.8 5,upload</b>


<b>.123doc.</b>
<b>net.98</b>


<b>100</b> <b>1,427.29 6,891,156.45 4,828.14</b> <b>100</b>


<b>Bảng cơ cấu doanh thu tiêu thụ ở thị trường nước ngồi</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

Qua bảng ta thấy tình hình tiêu thụ và giá trị kim ngạch xuất khẩu trong những
năm qua giảm. Australia, Japan là 2 thị trường có sản lượng tiêu thụ và giá trị bình
quân trên sản phẩm cao. Đặc biệt thị trường Australia giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng
rất cao, năm 2007 chiếm 24.9% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2008 chiếm
54.22% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2009 chiếm 60.33% so với tổng
kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó một số thị trường có sản lượng tiêu thụ thấp đến
năm 2009 khơng cịn tiêu thụ nữa như thị trường: Korea, America, Indonesia, China.
Các thị trường còn lại sản lượng tiêu thụ giảm dần dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng
giảm theo.


Cơng ty cần tích cực hơn nữa trong vấn đề đi tìm đối tác để có thể nâng cao vị
thế của mình cũng như để người tiêu dùng trên thế giới có thể biết đến sản phẩm của
mình. Chính vì thế chất lượng sản phẩm cần đặt lên hàng đầu và cải tiến bao bì sản
phẩm . Cần tạo cho mình một thương hiệu riêng để nâng cao uy tín của mình.


Thị trường Taiwan doanh thu giảm dần qua các năm, chiếm 17.5% năm 2007,
năm 2009 giảm còn 2.42% so với tổng doanh thu. Thị trường Japan doanh thu tăng
qua các năm, năm 2007 chiếm 12.2%, năm 2009 tăng 27.19% so với tổng doanh thu.
Thị trường Australia chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thị trường qua các năm, năm
2008-2009 thị trường này chiếm trên 50% tổng doanh thu, năm 2008-2009 chiếm 60.33%. thị
trường singapore, canada thị phần cũng tăng theo các năm nhưng không đáng kể.
Nguyên nhân xuất khẩu giảm ở một số thị trường do thị trường khó tính, sản phẩm sản
xuất khơng đạt nhu cầu của các thị trường.


<b> II.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của</b>
<b>doanh nghiệp qua các năm.</b>


<b> II.2.3.1. Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>Bảng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua(2007-2009) </b>



<b> </b>ĐVT: Đồng


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b>


<b>Chênh lệch</b>


<b>Chênh lệch 2008/2007</b> <b>Chênh lệch 2009/2008</b>


2007 2008 2009 Giá trị( +/-) Tỷ lệ (%) Giá trị(+/-) Tỷ lệ (%)


<b>1. Doanh thu</b> <b>157,148,913,950 184,433,063,446 152,636,532,551</b> <b>27,284,149,496</b> <b>17.36</b> <b>(31,796,530,895)</b> <b>(17.24)</b>
<b>2. Các khoản giảm trừ</b> 132,412,500 0 1,742,659,200 (132,412,500) (100) 1,742,659,200 100
<b>3. DT thuần từ bán </b>


<b>hàng và cung cấp DV</b> 157,016,501,450 184,433,063,446 150,893,873,351 27,416,561,996 17.46 (33,539,190,095) (18.18)
<b>4. Giá vốn hàng bán</b> 145,271,493,430 170,464,782,353 137,149,140,768 25,193,288,923 17.34 (33,315,641,585) (19.54)
<b>5. LN bán hàng và cung</b>


<b>cấp DV</b> 11,745,008,020 13,968,281,093 13,744,732,583 2,223,273,073 18.93 (223,548,510) (1.60)
<b>6. DT từ HĐTC</b> 160,541,100 1,364,005,761 1,177,696,021 1,203,464,661 749.63 (186,309,740) (13.66)


<b>7. CP tài chính</b> 1,upload.123do


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

<b>10. Lợi tức thuần từ HĐSXKD</b> 1,347,998,850 978,887,744 1,555,501,168 (369,111,106) (27.38) 576,613,424 58.90
<b>11. Thu nhập khác</b> 34,831,670 1,314,160,634 737,412,221 1,279,328,964 3672.89 (576,748,413) (43.89)


<b>12. CP khác</b> 813,390 0 40,871,472 (813,390) (100) 40,871,472 100


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>Nhận xét: Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty</b>


trong 3 năm 2007-2009, ta thấy rằng Cơng ty là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu
quả mặc dù các chỉ số hoạt động của Công ty biến động không ổn định. Tổng lợi
nhuận sau thuế tăng theo hàng năm điều này chứng tỏ Công ty làm ăn có hiệu quả,
thể hiện qua các chỉ tiêu sau:


<b>- Tổng doanh thu: Doanh thu năm 2007 đạt 157,148,913,950 đồng, đến</b>
năm 2008 doanh thu đạt 184,433,063,446 đồng, tăng 27,284,149,496 đồng tương
đương 17.36% so với năm 2007. Bước sang năm 2009 doanh thu đạt 152,636,532,551
đồng, giảm 31,796,530,895 đồng tương đương 17.24% so với năm 2008. Sở dĩ có sự
tăng giảm khơng ổn định như vậy là do doanh thu xuất khẩu có những biến động trái
triều qua các năm 2007-2009.


<b>- Các khoản giảm trừ doanh thu: Các khoản giảm trừ doanh thu giảm</b>
132,412,500 đồng năm 2007 xuống còn 0 đồng năm 2008. Nguyên nhân là do khơng
cịn hàng bán bị trả lại. Điều này cho thấy Công ty đã nỗ lực trong sản xuất. Bước sang
năm 2009 tăng lên 1,742,659,200 đồng nguyên nhân do giảm giá hàng bán.


<b>- Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán năm 2008 tăng 25,193,288,923</b>
đồng, tương đương tăng17.34% so với năm 2007, do chi phí hoạt động thu mua và sản
xuất tăng kéo theo giá thành sản phẩm tăng. Bước sang năm 2009 giá vốn hàng bán
chỉ còn 137,149,140,768 đồng, giảm một lượng 33,315,641,585 đồng tương đương
19.54% so với cùng kì năm 2008. Do sản lượng thu mua của Công ty giảm nên chi phí
cho cơng tác thu mua giảm theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<b>- Các hoạt động tài chính: Các hoạt động tài chính của Cơng ty có những</b>
sự biến đổi không ổn định. Năm 2008 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng
1,203,464,661, tương đương 749.63% so với năm 2007. Đến năm 2009 doanh thu hoạt
động tài chính giảm một lượng 186,309,740 đồng, tương đương 13.66% so với năm
2008. Nguyên nhân do chi phí cho các hoạt động tài chinh tăng cao.



<b>- Tổng lợi nhuận trước thuế: Năm 2007 tổng lợi nhuận trước thuế là</b>
1,382,017,130 đồng. Năm 2008 tổng lợi nhuận trước thuế tăng 911,031,248 đồng
tương đương 65.92%. Đến năm 2009 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2,252,041,917
đồng giảm một lượng 41,006,461 đồng tương đương 1.79%. Nguyên nhân có sự sụt
giảm giai đoạn 2008-2009 là do một số khoản chi phí tăng lên kèm theo là các khoản
doanh thu giảm. Mặt khác Công ty cũng đầu tư thiết bị kỹ thuật làm tăng chất lượng
sản phẩm, giá bán cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<b>Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ĐVT: Đồng </b>


<b>Chỉ tiêu</b> <b>Năm</b> <b><sub>Chênh lệch 2008/2007</sub></b> <b><sub>Chênh lệch 2009/2008</sub></b>


2007 2008 2009 Giá trị( +/-) Tỷ lệ (%) Giá trị(+/-) Tỷ lệ (%)


<b>1. Doanh thu</b> <b><sub>157,148,913,950 184,433,063,446 152,636,532,551 27,284,149,496</sub></b> <b><sub>17.36</sub></b> <b><sub>(31,796,530,895)</sub></b> <b><sub>(17.24)</sub></b>
<b>2. Lợi nhuận sau thuế</b> <sub>977,997,590</sub> <sub>1,650,994,832</sub> <sub>1,851,786,835</sub> <sub>672,997,242</sub> <sub>68.81</sub> <sub>200,792,003</sub> <sub>12.16</sub>
<b>3. Tổng quỹ lương</b> 1,342,405,000 1,645,094,000 1,729,194,000 302,689,000 29 84,100,000 6.25
<b>4. Tổng vốn kinh doanh</b> 31,827,401,095 40,204,937,155 40,167,498,430 8,377,536,060 26.3 (37,438,725) (0.09)
<b>5. Nộp ngân sách NN</b> 404,019,540 613,192,830 400,255,082 209,173,290 51.77 (212,937,748) (34.72)


<b>6. Tổng số lao động</b> 455 487 502 32 7 15 3.08


<b>7. Thu nhập BQ của</b>
<b>người lao động</b>


2,291,000 2,762,000 2,847,000 471,000 20.56 190,000 6.88


<b>8. Vốn chủ sở hữu</b> 8,412,622,215 9,762,883,003 10,642,917,960 1,350,260,788 16 880,034,957 9.01


<b>9. Doanh lợi doanh thu</b> 0.62 0.75 1.21 0.13 20.97 0.46 61.33



<b>10. Doanh lợi VCSH</b> 11.63 16.78 17.4 5.15 44.28 0.62 3.69


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Nhận xét:</b>


- Tổng quỹ lương là số tiền Công ty bỏ ra để trả lương cho công nhân
viên làm việc trong Công ty. Phần dư cịn lại Cơng ty sẽ phát thưởng cho nhân viên
làm việc tốt. Tổng quỹ lương hàng năm đều tăng cao, năm 2008 tăng 302,689,000
đồng tương đương 29% so với năm 2007, năm 2009 tăng 84,100,000 đồng tương
đương 6.25% so với năm 2008.


- Thu nhập bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng đời sống của
công nhân trong Công ty. Thu nhập bình quân của người lao động tăng, năm 2008 thu
nhập bình quân của người lao động là 2,762,000 đồng tăng 471,000 đồng tương
đương 20.56% so với năm 2007, năm 2009 thu nhập bình quân của người lao động là
2,847,000 đồng tăng 190,000 đồng tương đương 6.88% so với năm 2008. Điều này
cho thấy đời sống công nhân trong Công ty ngày càng nâng cao.


- Nộp ngân sách nhà nước: Ngồi việc thực hiện trả lương cho cơng
nhân viên, Cơng ty còn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước. Năm 2007 Công ty
nộp ngân sách nhà nước là 404,019,540 đồng, năm 2008 là 613,192,830 đồng và 2009
là 400,255,082 đồng.


- Doanh lợi doanh thu: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng
doanh thu trong kỳ cao hay thấp. Năm 2007 doanh lợi doanh thu là 0.62%, năm 2008
doanh lợi doanh thu là 0.75%, năm 2009 doanh lợi doanh thu là 1.21% phản ánh trong
kỳ kinh doanh cứ 100 đồng doanh thu thuần thì Cơng ty thu được 1.21 đồng lợi nhuận
sau thuế. Nhìn chung doanh lợi doanh thu hằng năm tăng.


- Doanh lợi VCSH: Đây là chỉ tiêu phản ánh sức lời của chủ sỏ hữu. Năm


2007 doanh lợi VCSH là 3.07%, năm 2008 doanh lợi VCSH là 4.08%, năm 2009
doanh lợi VCSH là 4.61% chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra cho
hoạt động sản xuất kinh doanh thu được 4.61 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi
VCSH tăng theo hàng năm, năm 2008 tăng 44.28% so với năm 2007, năm 2009 tăng
3.69% so với năm 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>II.2.3.2. Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp</b>
Phân tích tỷ suất đầu tư TSCĐ


Tỷ suất đầu tư TSCĐ phản ánh tình hình đầu tư, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật xây dựng của Công ty.
<b>Bảng tỷ suất đầu tư TSCĐ của công ty năm 2007-2009</b>


<b> ĐVT: Đồng</b>


Nhận xét: Năm 2007 tỷ suất đầu tư TSCĐ 76.84%, năm 2008 là 70.6 giảm 6.24 chiếm tỷ lệ 8.12% so với năm 2007. Đến
năm 2009 tỷ suất đầu tư TSCĐ là 67.01 giảm 3.59 tương đương với 5.08 so với năm 2008. Chứng tỏ tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ
thuật xây dựng của Công ty không được chú trọng nhiều.


Chỉ tiêu


<b>Năm</b> <b>Chênh lệch 2008/2007</b> <b>Chênh lệch 2009/2008</b>


2007 2008 2009 Giá trị( +/-) Tỷ lệ (%) Giá trị(+/-) Tỷ lệ (%)


1.TSCĐ & ĐTDH 24,456,027,261 28,383,089,226 26,917,674,421 3,927,061,960 16.06 (1,465,414,800) (5.16)
2.Tổng tài sản 31,827,401,095 40,204,937,155 40,167,498,430 8,377,536,060 26.32 (37,438,720) (0.09)
3. Tỷ suất đầu


tưTSCĐ(1/2)



</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>Bảng phân tích khả năng thanh tốn của cơng ty</b>


<b>ĐVT: Đồng </b>


Chi tiêu <b>Năm</b> <b><sub>Chênh lệch 2008/2007</sub></b> <b><sub>Chênh lệch 2009/2008</sub></b>


2007 2008 2009 Giá trị( +/-) Tỷ lệ (%) Giá trị(+/-) Tỷ lệ (%)


1. Nợ phải trả 23,414,778,880 30,442,054,152 29,524,580,470 7,027,275,270 30 (917,473,680) (3)
2. TSLĐ & ĐTNH 24,456,027,261 28,383,089,226 26,917,674,421 392,7061,965 16.06 (1,465,414,805) (5.16)
3. Nợ ngắn hạn 22,150,811,318 20,442,054,152 22,555,728,870 (1,708,757,166) (7.71) 211,3674,718 10.34
4. Tiền 2,568,763,812 2,989,019,919 3,693,419,325 420,256,107 16.36 704,399,406 23.57
5. Tổng tài sản 31,827,401,095 40,204,937,155 40,167,498,430 8,377,536,060 26.32 (37,438,720) (0.09)
6. Chi phí lãi vay 809,773,466 1,566,308,123 938,195,461 756,534,657 93.4 (628,112,662) (40.1)
7. LN trước thế 1,382,017,130 2,293,048,378 2,252,041,917 911,031,248 65.92 (41,006,461) (1.79)
8. Khả năng thanh


toán hiện hành(5/1)


1.36 1.32 1.36 (0.04) (2.8) 0.04 3.01


9. Khả năng thanh
toán nợ NH(2/3)


1.1 1.39 1.19 0.28 25.76 (0.2) (14.05)


10.Khả năng thanh
toán nhanh(4/3)


0.12 0.15 0.16 0.03 26.09 0.01 11.99



11.Khả năng thanh
toán lãi vay(6+7)/6


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

- Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát tình
hình tài chính của Cơng ty. Năm 2007 khả năng thanh tốn hiện hành của cơng ty là
1.36, năm 2008 1.32 giảm 0.04 tương đương 2.8% so với năm 2007. Đến năm 2009
khả năng thanh tốn hiện hành của Cơng ty là 1.36 tăng 0.04 lần tương đương 3.01%,
khả năng thanh tốn hiện hành của Cơng ty khơng biến động nhiều. Các hệ số này đều
lớn hơn 1 nên Công ty khơng gặp khó khăn trong thanh tốn hiện hành.


- Khả năng thanh toán nợ NH: Năm 2007 khả năng thanh tốn nợ NH
của Cơng ty là 1.1; năm 2008 khả năng thanh toán nợ NH là 1.39 tăng 0.28 tương
đương 25.76% so với năm 2007, sang năm 2009 còn 1.19 giảm 0.2 tương đương
14.05% so với năm 2008. Trong ba năm các tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh
nghiệp có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.


- Khả năng thanh toán nhanh: Năm 2007 khả năng thanh toán nhanh
của cơng ty là 0.12, năm 2008 khả năng thanh tốn nhanh của Công ty là 0.15 tăng
0.03 tương đương 26.09%, năm 2009 là 0.16 tăng 0.01 tương đương 11.99%. Nhìn
chung khả năng thanh tốn nhanh của cơng ty trong mấy năm qua tăng nhưng không
đáng kể. Các hệ số này rất nhỏ chứng tỏ Cơng ty đang gặp khó khăn về khả năng
thanh toán nhanh.


- Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán
lãi vay và là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty. Năm 2007 khả
năng thanh toán lãi vay là 2.7, năm 2008 khả năng thanh toán lãi vay là 2.46 giảm
0.24 và đến năm 2009 tỷ số này là 3.4 tăng 0.93 tương đương 38%. Các tỷ số này đều
lớn hơn 1, chứng tỏ Cơng ty sử dụng vốn vay có hiệu quả.



<b> II.3. Phân tích khả năng cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố nội</b>
<b>lực.</b>


<b> II.3.1. Nguồn lực tài chính và vật chất.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

bước tiến của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính của Cơng ty thể hiện sức sống, tình
trạng sức khoẻ của Công ty. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào quy mô và đặc điểm kinh doanh
mà nhu cầu vốn của mỗi doanh nghiệp là khác nhau cũng như việc phân bổ vốn là
khác nhau. Do không chuyển đổi được sang Công ty cổ phần, tháng 6/2010, Xí nghiệp
được chuyển sang Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Xuất khẩu Thủy sản
Khánh Hòa theo Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 23/06/2010 của UBND tỉnh
Khánh Hòa do Nhà nước sở hữu 100% vốn Điều lệ.


 <b>Vốn: Tại thời điểm chuyển đổi, vốn điều lệ của Cơng ty 9.131.000.000 </b>
(Chín tỷ một trăm ba mươi mốt triệu đồng)


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>



Bảng tình hình sử dụng vốn của cơng ty năm (2007-2009)
Chỉ tiêu


Năm 2007 <sub>Năm 2008</sub> <sub>Năm 2009</sub>


Giá trị % Giá trị % Giá trị %


<b>TÀI SẢN</b> <b>31,827,401,095</b> <b>100</b> <b>40,204,937,155</b> <b>100</b> <b>40,167,498,430</b> <b>100</b>


<b>A. TSLĐ và ĐTNH</b> <b>24,456,027,261</b> <b>76.8</b> <b>28,383,089,226</b> <b>70.6</b> <b>26,917,674,421</b> <b>67</b>


I. Tiền 25,68,763,812 8.1 2,989,019,919 7.4 3,693,419,325 9.2



II. Đầu tư TCNH


III. Phải thu NH 3,998,460,001 12.6 3,811,588,659 9.5 7,350,444,058 18.3


IV. Hàng tồn kho 17,593,290,879 55.2 20,487,285,254 51 11,625,851,290 28.9


V. TSNH khác 295,512,569 0.9 1,095,195,394 2.7 4,247,959,748 10.6


<b>B. TSCĐ và ĐTDH</b> <b>7,371,373,834</b> <b>23.2</b> <b>11,821,847,929</b> <b>29.4</b> <b>13,249,824,009</b> <b>33</b>


I. Phải thu DH


II. TSCĐ 6,300,011,611 19.8 11,658,002,929 29 13,131,954,543 32.7


III. BĐS đầu tư
IV. Đầu tư TCDH


V. Chi phí XDCB dở dang 1,071,362,223 3.4 117,869,466 0.3


VI. TSDH khác 163,845,000 0.4


<b>NGUỒN VỐN</b> <b>31,827,401,095</b> <b>100</b> <b>40,204,937,155</b> <b>100</b> <b>40,167,498,430</b> <b>100</b>


<b>A. NỢ PHẢI TRẢ</b> <b>23,414,778,880</b> <b>73.6</b> <b>30,442,054,152</b> <b>75.7</b> <b>29,524,580,470</b> <b>73.5</b>


I. Nợ ngắn hạn 22,150,811,318 69.6 20,896,511,463 52.0 22,555,728,870 56.2


II. Nợ dài hạn 1,263,967,562 4.0 9,545,542,689 23.7 6,968,851,600 17.3



<b>B. VỐN CSH</b> <b>8,412,622,215</b> <b>26.4</b> <b>9,762,883,003</b> <b>24.3</b> <b>10,642,917,960</b> <b>26.5</b>


I. Nguồn vốn quỹ 7,914,233,170 24.9 8,772,911,722 21.8 9,553,354,559 23.8


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

 <b> Xét về kết cấu tài sản: </b>


- Qua bảng ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm một tỷ trọng
lớn trong Cơng ty và tỷ trọng này có xu hướng giảm dần qua giai đoạn (2007-2009) cụ
thể là 76,8% năm 2007; 70,6% năm 2008; 67,0% năm 2009. Trong tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn thì lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm dần
qua 3 năm (2007-2009). Riêng 2 năm 2007, 2008 tỷ trọng lượng hàng tồn kho trong
Công ty chiếm quá 50% trong tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn và giảm còn
28,9% vào năm 2009, điều này chứng tỏ Công ty đã giải quyết được vấn đề hàng tồn
kho. Tiếp đến là chỉ tiêu phải thu khách hàng của Cơng ty biến đổi khơng ổn định và
có xu hướng tăng lại trong giai đoạn 2008-2009, cụ thể là 12,6% năm 2007; 9,6% năm
2008; 18,3% năm 2009. Như vậy trong năm 2009 công ty đã thực hiện tốt công tác sử
dụng lượng hàng tồn kho ứ đọng trong kì nhằm giải phóng các cơng tác liên quan đến
hàng tồn kho nhằm giảm chi phí, giảm thấp giá thành hay giảm thiểu nhu cầu về huy
động vốn của Công ty làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường,
nhưng mặt khác Công ty lại để cho khách hàng chiếm dụng một lượng vốn khá cao
chiếm 18,3% trong tổng tài sản điều này làm cho vốn kinh doanh của Công ty bị ứ
đọng và sẽ không tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.


- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài
sản và có xu hướng tăng dần qua 3 năm (2007-2009). Cụ thể 23,2% năm 2007; 29,4%
năm 2008, và 33% năm 2009. Điều này chứng tỏ cơng ty đã có sự đầu tư mới máy
móc thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm làm tăng khả năng cạnh
tranh các mặt hàng, sản phẩm của Công ty trên thị trường


<b> Xét về kết cấu nguồn vốn:</b>



- Trong cơ cấu tổng vốn của Cơng ty thì nguồn vốn vay nợ chiếm một tỷ
trọng lớn và cũng biến động thất thường tăng trong giai đoạn 2007-2008 và giảm trong
giai đoạn 2008-2009. Cụ thể 73.6 % năm 2007; 75,7% năm 2008; 73,5% năm 2009.
Trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

dần được cải thiện và năng cao, đây là một trong những yếu tố tạo nên vị thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.


- Tóm lại: Vốn của Công ty chủ yếu được đầu tư vào tài sản lưu động và
được hình thành từ nguồn vốn vay nợ. Do đó sự biến động của tài sản lưu động sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời công ty cần phải xây
dựng những chương trình hợp lý nhằm sử dụng vốn vay một cách hiệu quả , tránh tình
trạng mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh của Công ty cũng như uy tín của Cơng ty.


 <b>Máy móc, trang thiết bị</b>


<b> Tình trạng thiết bị kỹ thuật và cơng nghệ chế biến của Cơng ty.</b>


Tình trạng thiết bị, kỹ thuật và công nghệ chế biến của Công ty ảnh hưởng rất lớn đến
công tác xuất khẩu của Cơng ty. Do vậy, việc tìm hiểu tình trạng thiết bị, kỹ thuật và
công nghệ chế biến của Công ty nhằm phân tích sâu hơn ảnh hưởng của nó đến công
tác xuất khẩu hiện nay và đề ra các giải pháp phù hợp cho thời gian tới.


a. Năng lực cấp đông.
*Tủ cấp đông tiếp xúc:
- Tủ cấp đông số 1 và số 2.


+ Năng suất: 500kg/mẻ/tủ x 2 tủ. Thời gian cấp đông: 6-7 giờ.


+ Máy nén hiệu MYCOM-N42A. Japan. Công suất 22KW x 2máy.
+ Môi chất làm lạnh: NH3. Ngưng tụ bằng nước.


+ Được sử dụng lại từ hệ thống tàu cá 400cv, do xí nghiệp lắp đặt và đưa vào
sử dụng năm 1994. Hệ thống này vận hành độc lập và kết hợp.


- Tủ cấp đông số 3.


+ Năng suất: 500kg/mẻ. Thời gian cấp đông: 5-6 giờ.


+ Máy nén hiệu MYCOM-N6W2A. Japan. Công suất: 45KW.
+ Môi chất làm lạnh: Freon 22 (F22). Ngưng tụ bằng nước.


+ Hệ thống do Cơng ty điện lạnh Sài gịn lắp đặt đưa vào sử dụng năm 2000.
- Tủ cấp đông số 4.


+ Năng suất 500 kg/mẻ. Thời gian cấp đông: 6-7 giờ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

+ Môi chất làm lạnh: F22. Ngưng tụ bằng nước.


+ Hệ thống do Công ty Điện lạnh Sài Gịn lắp đặt năm 2001, Cơng ty TNHH
Thanh Mỹ (Sài Gòn) cải tạo năm 2003.


* Hầm cấp đơng gió:
- Hầm đơng gió số 1.


+ Năng suất thiết kế: 1,2 tấn/mẻ. Thời gian cấp đông: 8-9 giờ.
+ Máy nén hiệu Mitsumishi, Japan. Công suất 19KW x 2 máy.
+ Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng nước.



+ Hệ thống do Công ty TNHH Điện lạnh Thanh Mỹ (Sài Gòn) lắp đặt đưa vào
vận hành năm 1994.


- Hầm đông gió số 2.


+ Năng suất thiết kế: 1,5 tấn/mẻ. Thời gian cấp đông: 9-10 giờ.


+ Máy nén hiệu MYCOM F4W2A, Japan. Công suất: 25KW x 2 máy.
+ Môi chất làm lạnh: R22.


+ Hệ thống do Công ty Điện lạnh Thanh Mỹ lắp đặt và sử dụng năm 2003.
- Hầm đơng gió số 3.


+ Năng suất 2000kg/mẻ. Thời gian cấp đông: 10-11 giờ.


+ Máy nén hiệu MYCOM F4W2A, Japan. Công suất: 25KW x 2máy.
+ Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng nước.


+ Hệ thống do Công ty TNHH Thanh Mỹ lắp đặt tháng 8/2006.
* Hệ thống tiền đơng gió.


Hiện tại xí nghiệp có 3 tiền đơng gió, mỗi kho chạy 1 máy 10,8 KW, hiệu Hitachi,
Japan.


Một kho bảo quản hàng lẻ, chạy máy Sanyo 5,5 KW. Sắp tới thay máy 10,8
KW- Hitachi, chạy tiền đông.


Một kho bảo quản nguyên liệu, chạy máy 5,5 KW.
+ Môi chất làm lạnh: R22. Ngưng tụ bằng gió.



+ Hệ thống do Công ty TNHH Điện lạnh Thanh Mỹ lắp đặt đưa vào sử dụng
các năm từ năm 2000 đến 2003.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

b. Năng lực bảo quản lạnh
TT


kho


Sức chứa
(tấn)


Công suất/máy
(KW)


Số lượng


máy Hiệu máy


Năm sử


dụng Ghi chú


1 25 5.5 1 Sanyo, Japan 1994


Kho 100 tấn ngăn
3 phần


2 50 10.8 1 Hitachi, Japan 1994


3 25 5.5 1 Sanyo, Japan 1994



4 80 10.8 2 Hitachi, Japan 1999


5 90 10.8 2 Hitachi, Japan 2001


6 180 5.5 6 Sanyo, Japan 2003


7 60 5.5 3 Sanyo, Japan 2002 Kho 120 tấn ngăn


2 phần


8 60 5.5 3 Sanyo, Japan 2002


9 55 5.5 3 Sanyo, Japan 2007 Vỏ kho Panel PU


10 45 5.5 2 Sanyo, Japan 2007 Vỏ kho Panel PU


Xí nghiệp có 10 kho bảo quản lạnh dưới đây:


(Nguồn của Phịng Kỹ thuật Xí nghiệp)
Nhận xét: Một Cơng ty, trình độ khoa học kỹ thuật có cao hay khơng là ở chỗ máy
móc thiết bị có hiện đại hay khơng? Sự hiện đại này thể hiện ở sự đổi mới và cải tiến
công nghệ; là một nhân tố nhân tố quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản
phẩm để phù hợp với yêu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời là nhân tố
thúc đẩy việc giảm chi phí sản xuất và tăng lưu thơng hàng hóa và tăng năng suất lao
động của doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

tranh Công ty trên thị trường và gây khó khăn cho Cơng ty xâm nhập vào thị trường
nước ngồi.



<b>II.3.2. Lao động</b>


Trong q trình sản xuất và thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu, đội ngũ cán bộ quản
lý và cơng nhân lao động có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy cơng tác xuất khẩu
của doanh nghiệp. Trình độ cán bộ quản lý và công nhân càng cao thì hiệu quả của
việc điều hành sản xuất xuất khẩu càng cao và ngược lại.


<b> Cơ cấu lao động. </b>


Chỉ tiêu <sub>Số lượng</sub>2007 <sub>%</sub> <sub>Số lượng</sub>Năm 2008 <sub>%</sub> <sub>Số lượng</sub>Năm 2009 <sub>%</sub>


<b>Tổng số LĐ</b> <b>455</b> <b>100</b> <b>487</b> <b>100</b> <b>502</b> <b>100</b>


LĐ gián tiếp 34 7.5 45 9.2 48 9.6


LĐ trực tiếp 421 92.5 442 90.8 454 90.4


Cơ cấu lao động
1. Theo giới tính


- Nam 201 44.2 198 40.7 221 44.0


- Nữ 254 55.8 289 59.3 281 56.0


2. Theo trình độ


- ĐH, CĐẳng 43 9.5 56 4,5 60 12.0


- Trung cấp 34 7.5 44 9.0 48 9.6



- CNKT 38 8.3 32 6.6 38 7.6


- LĐ phổ thông 340 74.7 355 72.9 356 70.9


<b> </b>Trình độ kỹ thuật của công nhân: (số liệu năm 2010)


<b>Cấp bậc</b> <b>Bậc1</b> <b>Bậc 2</b> <b>Bậc 3</b> <b>Bậc 4</b> <b>Bậc 5</b> <b>Bậc 6</b> <b>Tổng số </b>


Số lượng 160 116 57 38 20 3 <b>394</b>


% 40.61 29.44 14.47 9.62 5.1 0.76 <b>100</b>


<b> </b>


Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý.



<b>Các chỉ tiêu</b> <b>Năm 2009</b> <b>Năm 2010</b> <b>So sánh</b>


<b>2010/2009 (%)</b>


<b>Số lượng</b> <b>%</b> <b>Số lượng</b> <b>%</b>


<b>Tổng số CBQL</b> 37 100 39 100 105.4


1. Đại học và CĐ 28 75.7 31 79.5 124.0


2. Trung cấp 6 16.2 6 15.4 75.0


3. CN kỹ thuật 3 8.1 2 5.1 50.0



</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

5. Tuổi trên 40 5 13.5 3 7.7 75.0


6. Tuổi trên 30 7 18,9 7 18.0 87.5


7. Tuổi dưới 30 23 62.2 27 69.2 117.4


<b>Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy chất lượng lao động, tay nghề công nhân của</b>
Công ty chưa thật sự cao. Ở Công ty lao động nữ chiếm một tỷ số lớn hơn 50% trong
tổng số lao động. Trình độ lao động, tay nghề chiếm 1 tỷ trọng nhỏ, trình độ đại học,
cao đẳng chiếm 21.6%, cơng nhân có tay nghề bậc 6 chỉ chiếm 0,76% trong năm 2009;
lao động phổ thơng có tỷ lệ cao, chiếm 70.9%. Vì vậy địi hỏi Cơng ty phải tăng cường
đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, nắm vững các qui trình cơng nghệ và có
kiến thức về hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Đối với đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý, nhìn chung tuổi đời cịn rất trẻ, có
trình độ tương đối cao; Đại học và cao đẳng chiếm 75,7 năm 2009 và 79,5% năm
2010. Tuổi đời dưới 30 chiếm 62,2% năm 2009 và 69,2% năm 2010. Điều này khẳng
định khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường của doanh nghiệp là tốt.


<b>II.3.3. Chiến lược kinh doanh</b>


Chiến lược kinh doanh là một trong những yếu quyết định năng lực cạnh tranh
sản phẩm của Công ty. Cùng với các nguồn lực khác ( vốn, con người công nghệ ).


Chiến lược kinh doanh vạch ra đường hướng phát triển của Công ty trong ngắn
hạn và trong dài hạn phù hợp với điều kiện và kinh doanh của Công ty. Ở Công ty
TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa chiến lược kinh doanh thể hiện
rõ trong chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược đào tạo và đãi ngộ lao
động, chiến lược định hướng khách hàng. Các chiến lược này nhằm vào mục đích
chính là để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.



</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

lượng và cải tiến sản phẩm bằng cách đầu tư vào trang thiết bị máy móc, nhà xưởng và
nhập những nguyên vật liệu với chất lượng tốt hơn để sản xuất ra được những sản
phẩm chất lượng cao.


- Về chiến lược đào tạo: Phát huy nhân tố con người Công ty luôn đặt nhân
tố con người vào vào vị trí quan trọng nhất. Con người ln có mặt trong mọi hoạt
động của công ty dù là trực tiếp hay gián tiếp. Nhưng giá trị của con người đem lại rất
to lớn và kết tinh trong mỗi sản phẩm. Cơng ty ln có kế hoạch đào tạo phát triển và
đãi ngộ lao động nhằm kích thích, phát huy tính sáng tạo và tự chủ, nhiệt tình của nhân
viên trong mọi cơng việc, mọi tình huống.


- Về chiến lược định hướng khách hàng: Cơng ty ln quan tâm và có
quan hệ tốt với khách hàng, với các đối tác trong và ngoài nước và cố gắng giữ gìn,
củng cố các mối quan hệ tạo uy tín cho khác hàng. Duy trì thị trường tiềm năng và
thâm nhập thị trường mới để tìm kiếm khách hàng.


<b>II.3.4. Uy tín của Cơng ty</b>


<b> - Sau hơn 30 năm hình thành và phát triển Cơng ty đã xây dựng được</b>
thương hiệu hàng hóa đủ để cạnh tranh trên thị trường. Và đã tạo được uy tín đối với
các bạn hàng quốc tế như: Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc,…


- Là một doanh nghiệp có truyền thống vướt khó vươn lên; có một tập
thể Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền; có sự đồn kết thống nhất của tập
thể cán bộ, công nhân – lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy và sự điều hành năng
động của Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ chủ chốt.


- Từ năm 1997 đến nay, sản xuất kinh doanh của Cơng ty ln ln có hiệu
quả; doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; thu nhập và việc làm của


người lao động ổn định và ngày càng cao đã tạo tâm lý phấn khởi và yên tâm làm việc
đối với doanh nghiệp. Hằng năm đều thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và các
khoản nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật.


- Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ quản lý có kinh nghiêm lâu năm và nhạy bén
với thị trường, từng bước đã tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tham
gia mở rộng thị trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Ngày nay với xu thế khu vực hố, tồn cầu hố nền kinh tế thế giới, thị trường
hàng thủy sản đã trở nên hết sức sơi động với sự tham gia của nhiều loại hình sản xuất,
nhiều doanh nghiệp khác nhau trên thế giới. Để có được một vị thế như bây giờ Cơng
ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa đã trải qua một giai đoạn đầy
khó khăn thử thách, với sự cố gắng khơng ngừng nghiên cứu tìm hiểu, sử dụng linh
hoạt các công cụ cạnh tranh một cách phù hợp. Dưới đây là tình hình thực hiện các
cơng cụ cạnh tranh của Công ty.


<b>II.4.1. Chất lượng sản phẩm.</b>


Chất lượng là yêu cầu cao nhất của sản phẩm thủy sản. Ngày nay khi đời sống
con người ngày càng phong phú thì họ có chú ý hơn đến chất lượng sản phẩm. Trong
những năm gần đây việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn và nhất là kiểm tra
hàm lượng chất bảo quản trong sản phẩm thủy sản diễn ra rất gay gắt gây khơng ít khó
khăn cho việc xuất khẩu thủy sản. Vì vậy để hàng hóa có thể tiêu thụ được thì Cơng ty
đã áp dụng tiêu chuẩn HACCP, đây là dấu hiệu đánh giá sự vững mạnh của Công ty,
tạo điều kiện cho Công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm ra thị trường nước ngoài và
khả năng mở rộng thị trường ngày càng cao.


Đứng trên một góc độ nào đó giá cả là nhân tố thể hiện chất lượng của sản
phẩm, tức hàng hố nào có giá cao hơn thì sẽ được đánh giá là có chất lượng tốt hơn.
Nhưng nếu đứng ở một góc độ khác, giá cả hàng hố được xác định dựa trên cơ sở


khai thác lợi thế về năng suất lao động, năng suất máy móc đem lại. Hoặc việc đánh
giá và nhận định sản phẩm này chất lượng tốt, sản phẩm kia chất lượng khơng tốt nó
cịn phụ thuộc vào tính chủ quan, cảm giác của mỗi người. Điều quan trọng là việc
đánh giá chất lượng phải dựa trên cơ sở lợi ích thu được từ sản phẩm đó khi bỏ ra một
lượng tiền nhất định. Do vậy không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng giá cả
thấp hơn thì chất lượng sẽ kém hơn.


Để nâng cao chất lượng sản phẩm hằng năm Công ty thực hiện việc áp dụng
thành tựu khoa học, tăng cường công tác quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao
động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

Chiến lược giá cả đóng vai trị then chốt trong hoạt động kinh doanh mặc dù chỉ
có hiệu quả trong thời gian ngắn nhưng nó là cơng cụ cạnh tranh đắc lực, ảnh hưởng
đến khối lượng sản phẩm bán ra của Công ty và quyết định mua của khách hàng.


Để có thể đưa ra một mức giá phù hợp Công ty phải xét tới nhiều yếu tố khác
nhau như giá vốn hàng bán, chi phí, tỷ lệ lợi nhuận đối với sản phẩm đó, mức ưa
chuộng của người tiêu dùng, khả năng bán và mức giá trên thị trường của các đối thủ
cạnh tranh của Cơng ty.


Ngồi ra để giảm giá bán công ty đã thực hiện được việc giảm giá thành sản
phẩm như có trang thiết bị máy móc hiện đại, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, thay thế
vật liệu để giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Trên cơ sở của kết quả nghiên
cứu về nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, Cơng ty đã áp dụng một chính
sách giá linh hoạt phù hợp cho từng loại thị trường và cho từng loại sản phẩm khác
nhau.


Kết quả là trong 3 năm vừa qua do áp dụng chính sách giá linh hoạt và phù hợp
cơng ty đã tạo được uy tín trên thị trường, đặc biệt là thị trường truyền thống tăng
được khối lượng bán ra rất lớn.



Trong gian đoạn nền kinh tế đầy biến động và phong phú về nhu cầu như hiện
nay, giá rõ ràng là một nhân tố phải cân nhắc kỹ. Do vậy thay bằng việc hạ giá sẽ gây
cho khách hàng tâm lý không ổn định Công ty đã sản xuất ra một số mặt hàng giá thấp
hơn, vừa tạo được tính đa dạng của mặt hàng, vừa đáp ứng được tình hình thực tế, vừa
khơng phá giá, vừa khơng làm ảnh hưởng đến uy tín nhãn hiệu của sản phẩm.


<b>II.4.3. Hệ thống phân phối</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Phân phối trực tiếp cho người tiêu dùng không chỉ là vấn đề bức xúc của riêng
Công ty mà cịn là vấn đề chung của các Cơng ty xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tạo
được nhãn hiệu riêng trong mắt người tiêu dùng là một vấn đề rất khó, đòi hỏi nhiều
điều kiện mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam còn chưa làm được


Kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu
`


<b>sa</b>


<b> Sơ đồ 3 : Kênh phân phối tại thị trường xuất khẩu</b>


Với hệ thống kênh phân phối trên ta thấy sản phẩm của Công ty để đến tay
người tiêu dùng thì phải qua cả một quá trình. Do đó, giá cả của nó có sự chênh lệch
rất lớn so với giá công ty sản xuất ra.


Tuy nhiên kênh phân phối này cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào việc Công ty xuất
hàng sang nước nào cho phù hợp với thực tế của nước nhập khẩu. Ví dụ đối với Nhật
ta xuất theo trình tự phân phối trên nhưng đối với Australia ta thường chỉ xuất qua
người bán bn, sau đó đến tay người bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng.



Các nước tiêu thụ hàng của Việt Nam đa phần là nước có nền cơng nghiệp tái
chế là phát triển vì thế họ tiến hành mua hàng của Công ty rồi về tái chế bán cho người
tiêu dùng


<b>II.4.4. Chính sách xúc tiến</b>


Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng vậy, khi kinh doanh ln muốn sản phẩm
của mình làm sao thu hút được khách hàng và bán nhanh nhất. Cịn về phần người tiêu
dùng thì ln muốn làm sao mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.


Người
tiêu
dùng
Bán lẻ


Nhà hàng
Sản xuất


Cơng ty
thương mại
Bán buôn,


bán sỉ
Nhà nhập


khẩu
Sản


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

Công ty vẫn thường xuyên tổ chức cho cán bộ phòng kinh doanh đi ra nước
ngồi để tìm hiểu và thăm dị thị trường. Tuy nhiên chi phí cho hoạt động nghiên cứu


thị trường lớn nên Cơng ty khó đảm đương hết, phần lớn việc nghiên cứu tìm hiểu thị
trường của Cơng ty được thông qua các khách hàng trung gian nước ngồi. Các khách
hàng này sẽ cung cấp cho Cơng ty những thông tin cần thiết về việc sản xuất sản phẩm
phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong từng nước.


Đối với những mặt hàng mới Công ty thường gởi hàng mẫu đến các khách hàng
để trưng cầu ý kiến, kích thích nhu cầu về mặt hàng này.


<b>II.4.5. Quy chế trả lương</b>


Quy chế trả lương cũng là một công cụ cạnh tranh bởi lẻ tiền lương là nguồn
thu nhập chính nhằm duy trì và nâng cao mức sống của người lao động và gia đình
cơng nhân viên. Ở một mức độ nhất định, tiền lương có thể được xem là bằng chứng
thể hiện giá trị, địa vị, uy tín của người lao động đối với cá nhân và xã hội. Vì thế tiền
lương chính là động lực kích thích người lao động làm việc hăng say thơng qua đó
thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả, góp phần nâng
cao năng suất lao động và duy trì nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất kinh doanh
của Cơng ty.


Do đó, sự kết hợp hài hồ giữa các lợi ích trong doanh nghiệp thơng qua phân
phối thu nhập là yếu tố vô cùng quan trọng. Phải làm sao để cho người lao động vì lợi
ích của bản thân và gia đình mình mà quan tâm đến lao động với năng suất, chất lượng
và hiệu quả cao. Làm cho người lao động thấy muốn có thu nhập thì doanh nghiệp
phải đạt kết quả cao trong kinh doanh, mặt khác doanh nghiệp muốn phát triển phải
có sự đóng góp của người lao động. Từ lâu, việc trả công lao động luôn là một vấn đề
thách thức nhất cho các nhà quản trị ở mọi doanh nghiệp (sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ...).


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Đối với công nhân mới sau một thời gian thử việc, Công ty sẽ xem xét khả
năng làm việc tới đâu, phù hợp với từng công việc mà trả lương. Lương của Công ty sẽ


được trả theo bậc và theo thời gian chung nhất. Hàng tháng Công ty cịn thực hiện việc
tăng lương cho cơng nhân bằng cách, công nhân nào làm tốt công việc sẽ được cộng
0.5-1điểm, ngược lại cũng sẽ trừ 0.5-1điểm đối với công nhân khơng thực hiện tốt
cơng việc của mình. Thực hiện thưởng phạt phân minh để khuyến khích làm việc của
nhân viên. Trên cơ sở đó cứ 3 tháng Cơng ty sẽ thực hiện thưởng một lần, tiền thưởng
tương ứng với số điểm đã tích lũy được. Ngồi quỹ tiền lương dùng để phân phối cho
công nhân, Công ty giữ lại 20-25% trong quỹ tiền lương để chia thưởng.


<b>II.5. Phân tích khả năng cạnh tranh của công ty qua các chỉ tiêu</b>
<b>II.5.1. Thị phần</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>Bảng doanh thu của Công ty và một số doanh nghiệp tiêu biểu trong thời gian qua( 2007-2009)</b>


ĐVT: Tỷ đồng




Tên công ty Doanh thu Thị phần(%)


Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1. Công ty CP XNK Thủy sản Bến


TRe


364 473 431 0.54 0.62 0.56


2. Cơng ty CP Vĩnh Hồn(VHC) 2,089 2,442 1,426 3.13 3.23 1.85


3. Công ty CP NAVICO(ANV) 1,423 3,319 3,193 2.13 4.38 4.13



4. Công ty CP Minh Phú(MPC) 2,039 2,876 2,357 3.05 3.8 3.05


5. Công ty TNHH một thành viên
xuất khẩu Thủy sản Khánh Hòa


157.149 184.433 152.637 0.2347 0.2436 0.1975


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Nhận xét: Qua bảng ta thấy doanh thu của Công ty TNHH một thành viên xuất
khẩu thủy sản Khánh Hòa chiếm tỷ lệ thấp so với các doanh nghiệp tiêu biểu của
ngành. Thị trường chủ yếu của Công ty là: Taiwan, Japan, Australia, Singapore,
Canada,…


Thị trường Taiwan doanh thu giảm dần qua các năm, chiếm 17.5% năm 2007,
năm 2009 giảm còn 2.42% so với tổng doanh thu. Thị trường Japan doanh thu tăng
qua các năm, năm 2007 chiếm 12.2%, năm 2009 tăng 27.19% so với tổng doanh thu.
Thị trường Australia chiếm tỷ lệ cao nhất trong các thị trường qua các năm, năm
2008-2009 thị trường này chiếm trên 50% tổng doanh thu, năm 2008-2009 chiếm 60.33%. Thị
trường singapore, Canada thị phần cũng tăng theo các năm nhưng không đáng kể.


 <b>Đánh giá một số doanh nghiệp tiêu biểu</b>


<b> 1. Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre (ABT)</b>


Được thành lập ngày 1/12/2003, là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu
nghêu, cá tra hàng đầu của Việt Nam. Sản phẩm chính là nghêu, cá tra và tơm đơng
lạnh. Ngày 24/12/2006, chính thức niêm yết trên HCM.


Năm 2008, Công ty đã xuất khẩu đến 26 nước và lãnh thổ, trong đó EU tiếp tục
là thị trường chiếm thị phần cao nhất, chiếm 70,53% giá trị xuất khẩu. Thị trường Mỹ
chiếm 9,02%; và Nhật chiếm 7% (so với năm 2007 là 4%). Xuất khẩu đạt sản lượng


8.486 tấn, với 2 nhóm sản phẩm chủ lực là nghêu (chiếm 24% về giá trị) và cá tra
chiếm 72%.


ABT là nhà xuất khẩu nghêu hàng đầu của Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh rất
lớn do đây là sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành khơng tập
trung phát triển. Ngồi ra, Công ty hiện đứng thứ 15 trong các doanh nghiệp xuất khẩu
cá tra – cá basa và đứng thứ 36 trong danh sách 100 các doanh nghiệp xuất khẩu hàng
đầu của Việt Nam.


<b> 2. Cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn (VHC)</b>


Công ty được thành lập vào ngày 29/12/1997 tại tỉnh Đồng Tháp, dưới hình
thức Cơng ty tư nhân. Cơng ty được chuyển sang hình thức Cơng ty cổ phần vào ngày
17/04/2007, và chính thức niêm yết trên sàn HOSE từ ngày 24/12/2007.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Trong 9 tháng đầu năm 2009, công ty đã xuất khẩu 29.934 tấn cá tra, cá basa
đạt giá trị tương đương 85,2 triệu USD, là doanh nghiệp xuất khẩu lớn thứ 2 về giá trị
và thứ 3 về khối lượng; hiện đóng góp khoảng 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cá da
trơn của Việt Nam.


Công ty đứng thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản hàng đầu
của Việt Nam.


Thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất của Vĩnh Hoàn hiện nay là Mỹ
(35%) và EU (45%). Đối với thị trường Mỹ, Công ty đang được áp dụng mức thuế
chống phá giá là 0%. Hiện tổng sản lượng xuất khẩu cá da trơn của Công ty chiếm
khoảng 31% tổng kim ngạch xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam vào thị trường này.
Đối với thị trường Châu Âu, Công ty đang dần mở rộng thị phần xuất khẩu, đặc biệt
đối với thị trường Anh, công ty hiện chiếm 33% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. Công ty cũng là một trong số ít doanh nghiệp được xuất khẩu vào thị trường Nga


(chiếm 3% cơ cấu doanh thu). Mặc dù sản lượng xuất khẩu còn thấp, đây được coi là
thị trường tiềm năng, giúp VHC đa dạng hóa thị trường cũng như tăng doanh thu, lợi
nhuận.


<b> 3. Công ty cổ phần NAVICO (ANV)</b>


ANV được thành lập từ năm 1993, với vốn điều lệ ban đầu là 27 tỷ đồng. Tháng
10/2006, Cơng ty chuyển sang hình thức cơng ty cổ phần. Cơng ty chính thức niêm yết
trên sàn HOSE từ ngày 07/12/2007. Hiện tại vốn điều lệ của Công ty là 660 tỷ đồng.
Sản phẩm chính của ANV là cá tra, cá basa. Theo số liệu năm 2008, ANV đứng đầu
trong 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, cũng là doanh nghiệp
có khối lượng cũng như giá trị xuất khẩu thủy sản đứng đầu.


Thị trường xuất khẩu chính của ANV là Châu Âu, chiếm khoảng 40% cơ cấu
doanh thu. Tiếp đó là Uzbekistan và Ucraina (khoảng 35%). Nga từng là một trong
những thị trường nhập khẩu thủy sản chủ lực của ANV, tuy nhiên từ tháng 8/2008,
Chính phủ Nga đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam, điều này đã
gây khơng ít khó khăn cho Công ty.


<b> 4. Công ty cổ phần Minh Phú (MPC)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ đồng. Cổ phiếu Cơng ty chính thức niêm yết trên sàn
HNX từ ngày 27/12/2006. Hiện Công ty đã được chuyển sang niêm yết tại sàn HOSE
với vốn điều lệ là 700 tỷ.


MPC đứng thứ ba trong top 10 doanh nghiệp Việt Nam có sản lượng xuất
khẩu cao nhất. Trong năm 2008, tổng giá trị xuất khẩu của MPC đạt hơn 160 triệu
USD.


Sản phẩm xuất khẩu chính của MPC là tôm. MPC luôn là doanh nghiệp dần


đầu về kim ngạch xuất khẩu tôm trong thời gian qua.


Thị trường xuất khẩu chính của MPC là Mỹ, Nhật Bản. Doanh số từ thị trường
Mỹ luôn chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đây là những thị trường đầy
tiềm năng để MPC mở rộng và phát triển. Đặc biệt trong năm 2010, phía Nhật Bản có
thể xem xét mức thuế 0% cho các sản phẩm tôm nhập từ Việt Nam. Điều này sẽ tạo
điều kiện cho MPC mở rộng thị trường tại Nhật, tăng doanh thu và lợi nhuận trong
thời gian tới.


Qua phân tích đánh giá thị phần của Cơng ty và một số doanh nghiệp tiêu biểu
của ngành ta thấy thị phần của Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản
khơng cao. Cơng ty cần duy trì những thị trường mục tiêu đồng thời mở rộng thêm một
số thị trường khác nhằm nâng cao thị phần của mình.


<b>II.5.2. Năng suất lao động</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Bảng năng suất lao động của công ty qua các năm(2007-2009)


Loại sản phẩm Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


Sản lượng
kế hoạch


(Kg)


Qcn Lcn Sản lượng
kế hoạch


(Kg)



Qcn Lcn Sản lượng
kế hoạch


(Kg)


Qcn Lcn


1. Cá thu fillet 140,000 26.19 18 140,000 27.73 17 150,000 29.7 17
2. Cá đông


lạnh NC


1,000,000 30.61 110 1,050,000 32.14 110 1,200,000 37.07 109
3. Cá fillet các


loại


300,000 21.96 46 330,000 24.15 46 340,000 24.89 46
4. Mực đông


lạnh


90,000 16.84 18 100,000 18.70 18 100,000 19.8 17
5. Tôm đông


lạnh


40,000 19.24 7 50,000 24.05 7 50,000 24.05 7


6. Cá cơm khô 20,000 22.47 3 20,000 22.45 3 20,000 22.45 3


7. Mực khô 20,000 13.47 5 20,000 13.47 5 20,000 13.47 5
8. Ruốc khô 20,000 13.47 5 20,000 13.47 5 20,000 13.47 5
9. Sản phẩm


XK khác


270,000 27.55 33 280,000 29.46 32 300,000 31.57 32
10. Sản phẩm


nội địa


270,000 36.36 25 270,000 36.36 25 300,000 40.40 25


11. Gia


công,bảoquản


1,400,000 37.41 126 1,450,000 38.75 126 1,500,000 40.08 126
Tổng 3,570,000 265.54 396 3,730,000 280.73 394 4,000,000 296.95 392
Qcn: Mức sản lượng từng sản phẩm trong một ca(Kg/8 giờ/người)


Lcn: Số lao động cần thiết trong 1 năm để hoàn thành kế hoạch


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

công nhân kỹ thuật còn thấp nên năng suất lao động chưa cao. Cần nâng cao tay nghề
cho công nhân viên, và mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại.


<b> II.5.3. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận</b>


Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí
chi dùng vào các hoạt động kinh doanh của Cơng ty. Bởi vậy nó được coi là chỉ tiêu


quan trọng nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty. Tuy nhiên lợi nhuận
không những là thu nhập mặc nhiên của vốn đầu tư, mà còn là phần thưởng cho những
ai giám chấp nhận rủi ro và mạo hiểm, cho những ai giám đổi mới và giám chịu trách
nhiệm về sự đổi mới của mình. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận góp
phần phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả, đồng thời nó là chỉ tiêu tổng hợp đánh
giá năng lực cạnh tranh của Công ty. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh cao,
năng lực cạnh tranh càng mạnh và ngược lại. Để đánh giá và xem xét năng lực cạnh
tranh giữa Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa và các đối
thủ cạnh tranh ta cần phải dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
<b>Bảng tình hình lợi nhuận của cơng ty và các công ty khác trong những năm qua</b>


ĐVT: Tỷ đồng


Tên công ty Lợi nhuận sau thuế


Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


1.Công ty CP XNK Thủy sản BếnTre(ATB) 54 22 39


2. Cơng ty CP Vĩnh Hồn(VHC) 146 80 96


3. Công ty CP NAVICO(ANV) (75) 97 370


4. Công ty CP Minh Phú(MPC) 146 (41) 189


5. Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu
Thủy sản Khánh Hòa


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>Bảng tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong thời gian qua(2007-2009)</b>



ĐVT: Tỷ đồng


Tên công ty Doanh thu Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận


Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009


<b>1 ATB</b> 364 473 431 54 22 39 14.84 4.65 9.05


<b>2. VHC</b> 2,089 2,442 1,426 146 80 96 6.99 3.28 6.73


<b>3. ANV</b> 1,423 3,319 3,193 (75) 97 370 (5.27) 2.92 11.59


<b>4. MPC</b> 2,039 2,876 2,357 146 (41) 189 7.16 (1.45) 8.02


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp trong thời gian qua
ta thấy các doanh nghiệp tiêu biêu trong ngành tuy tỷ suất lợi nhuận không ổn định
nhưng rất cao. Công ty TNHH một thành viên xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa tuy tỷ
suất lợi nhuận tăng theo hằng năm nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. Cho thấy chi phí cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty so với doanh thu cịn cao, trong năm 2009
cơng ty cung đã cắt giảm chi phí nhưng cịn thất. Vì vậy Cơng ty cần tăng tốc độ tăng
lợi nhuận so tốc độ tăng của doanh thu bằng cách cắt giảm chi phí và tăng doanh thu.


<b>II.6. Những kết luận rút ra từ việc đánh giá thực trạng</b>
<b>II.6.1. Những thành tựu đạt được</b>


- Sau những năm gắn bó với nghề chế biến thủy sản, Cơng ty bước đầu đã
xây dựng được thương hiệu hàng hóa đủ để cạnh tranh trên thị trường.


- Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả đã tạo
công việc thường xuyên cho nhân viên, đời sống của họ ngày càng được nâng cao.


Góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo uy tín cho cơng ty.


- Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ quản lý có kinh nghiệm lâu năm và nhạy bén
với thị trường, từng bước đã tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tham
gia mở rộng thị trường.


- Được sự quan tâm của lãnh đạo Công ty và các cơ quan ban ngành hữu
quan. Ban lãnh đạo Công ty đã quyết thực hiện chủ trương giữ vững thị trường đã có,
mở rộng thêm nhiều thị trường mới. Sau một thời gian thực hiện, kết quả cho thấy
Công ty ln hồn thành kế hoạch đề ra, bảo đảm đạt mức doanh thu và lợi nhuận dự
kiến.


- Cơng ty đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ đối với nền kinh tế
địa phương. Thị trường xuất khẩu thủy sản được mở rộng thúc đẩy nhiều ngành có liên
quan như khai thác, nuôi trồng thủy sản, đẫn đến làm chuyển dịch cơ cấu ven biển.
Doanh thu hàng năm tăng lên góp phần mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của
Công ty. Năm 2009 tổng doanh thu đạt gần 153 tỷ đồng, trong đó doanh thu xuất khẩu
tăng đạt 95%, doanh thu nội địa đạt 5%.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

khó tính như Singapore, Nhật, Mỹ… đấy là do Công ty đã duy trì được chính sách
thâm nhập thị trường mới và giữ vững thị trường truyền thống.


- Công ty đã biết kết hợp giữa nhu cầu thị trường và các thế mạnh của
mình để đạt được những thành cơng nhất định trong hoạt động kinh doanh của mình,
góp phần nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của mình.


- Công ty đã tổ chức tốt các hoạt động giao dịch và thực hiện nghiêm chỉnh
các hợp đồng với khách hàng nước ngoài.


Bên cạnh những thành tựu được trong hoạt động kinh doanh Công ty còn thực


hiện tốt chế độ, nghĩa vụ đối với nhà nước. Công ty luôn thực hiện nghiêm túc các chế
độ chính sách về thuế, nộp ngân sách nhà nước .


<b>II.6.2. Những mặt còn hạn chế</b>


 <b>Nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu thiếu ổn định: Thủy</b>
sản là nguyên liệu nhanh hư thối hơn nữa lại mang tính thời vụ nên rất dễ dẫn đến tình
trạng thiếu nguyên liệu tại các doanh nghiệp trong đó có cơng ty. Bên cạnh đó ngành
khai thác và chế biến thủy sản cũng có những ảnh hưởng bất lợi đến việc phát triển
nguồn nguyên liệu. Việc khai thác và nuôi trồng thủy sản thiếu qui hoạch cụ thể, thiếu
tổ chức và chưa được đầu tư thỏa đáng. Một phần cũng do chưa có biện pháp thích
hợp trong vấn đề thu mua nguyên vật liệu hay chưa đầu tư máy móc trang thiết bị để
có thể dự trữ lượng ngun liệu cần thiết.


 <b>Tình trạng thiếu vốn</b>


- Qui mô hoạt động của Cơng ty địi hỏi nguồn vốn ngày càng nhiều nhất là
nguồn vốn để đầu tư, đổi mới công nghệ, nhu cầu này hiện nay chưa được đáp ứng.
Mặt khác thiếu vốn đã dẫn đến không cho phép Công ty dự trữ được một lượng hàng
thích hợp để tung ra thị trường vào những thời điểm cần thiết, bỏ lỡ nhiều cơ hội ký
kết hợp đồng, nguyên nhân do chưa tạo mối quan hệ hợp tác đối với các nhà đầu tư lớn
doanh nghiệp khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

 <b>Công nghệ chế biến sản phẩm còn lạc hậu: Trong mấy năm qua Cơng</b>
ty có đầu tư mới, nhưng số máy móc hiện tại còn kém so với nhiều đối thủ cạnh tranh,
nên sản phẩm của Cơng ty vẫn cịn kém so với đối thủ cạnh tranh, làm giảm tính cạnh
tranh của Cơng ty. Điều này cũng là do tình trạng thiếu vốn nên Cơng ty chưa có sự
đầu tư thỏa đáng, hoặc có đầu tư nhưng chưa sử dụng hết cơng suất máy móc thiết bị.


 <b>Chất lượng sản phẩm cịn thấp: Chất lượng sản phẩm của Công ty</b>


chưa đáp ứng được theo tiêu chuẩn quốc tế, cơ cấu sản phẩm đơn điệu, ít sản phẩm cao
cấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm chưa đến tay người tiêu dùng. Do trình
độ tay nghề chưa cao, doanh nghiệp cịn thiếu tính chủ động trong sản xuất kinh
doanh, chưa đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Mặc dù Cơng ty
đã xây dựng cho mình chiến lược về mặt hàng nhưng các sản phẩm xuất khẩu của
Công ty chưa đảm bảo được sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã.


 <b>Vấn đề nghiên cứu thị trường cịn kém: Ở Cơng ty chưa có phịng</b>
Marketing nên việc nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh đảm nhiệm nên phạm
vi hoạt động Marketing của Công ty chưa được mở rộng, hầu như chỉ quan tâm đến
việc tiêu thụ sản phẩm, quan tâm đến việc đầu tư để hoàn thành mục tiêu trước mắt và
kế hoạch đề ra trong thời gian ngắn.


Các sản phẩm của Công ty chưa được người tiêu dùng trong nước biết đến.
Công ty cần đưa sản phẩm của mình tham gia hội chợ để người tiêu dùng biết đến sản
phẩm của mình.


 <b>Xí nghiệp chưa quan tâm đến vấn đề nội địa: Việc tiêu thụ nơi địa chỉ</b>
mang tính giải quyết chứ khơng tăng cường công tác tiêu thụ. Nguyên nhân là do công
ty là Công ty xuất khẩu thủy sản nên chỉ quan tâm đến vấn đề xuất khẩu mà việc
nghiên cứu thị trường nội địa hỗ trợ công nghệ sản xuất các mặt hàng nội địa bị lãng
quên, làm cho các mặt hàng nội địa còn đơn điệu, hầu như chỉ là những mặt hàng
không đạt chất lượng, những mặt hàng không thể sử dụng trong sản xuất như ruột cá,
đầu tôm…Mà thực tế thì nhu cầu ở thị trường nội địa khơng phải là ít mà ngày càng
gia tăng, trong khi đó vấn đề xuất khẩu ở thời kỳ kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

cao, giỏi cịn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn hạn chế trong tiếp
cận với phong cách quản lý mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>CHƯƠNG III</b>



<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH</b>
<b>CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XUẤT KHẨU THỦY SẢN</b>


<b>KHÁNH HÒA</b>


<b> III.1. Xu hướng phát triển ngành Thủy sản nói chung và cơng ty nói riêng</b>
<b> III.1.1. Tình hình phát triển kinh tế trong nước</b>


 <b>Tình hình kinh tế đất nước</b>


Trong 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001
-2010, chúng ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức,
nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực
và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi
tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001 - 2010 đã được thực hiện, đạt bước phát
triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt
tốc độ bình quân 7,26%/năm.


- Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.168
USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện. Các lĩnh vực văn hóa,
xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục
được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phịng, an ninh được giữ vững. Công
tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo mơi
trường hịa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.


- Diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Thế lực của nước ta vững


mạnh hơn nhiều; vị thế Việt Nam trên cường quốc được nâng lên tạo ra những tiền đề
quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc
sống của nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

quân, cộng đồng doanh nghiệp và của cả hệ thống chính trị, sự quản lý điều hành có
hiệu quả của Nhà nước dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.


- Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng.
Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức
cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng
điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng
các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp nói chung cịn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu
đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào
các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các
lĩnh vực văn hóa, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo
dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi
trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt,
khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế
kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm
nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ.


 <b>Vài nét về ngành thủy sản trong nước</b>


- Sản lượng thuỷ sản năm 2009 ước tính đạt 4847,6 nghìn tấn, tăng 5,3%
so với năm 2008, trong đó cá đạt 3654,1 nghìn tấn, tăng 5,3%; tơm 537,7 nghìn tấn,
tăng 7,2%.


- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng năm 2009 ước tính đạt 2.569,9 nghìn tấn,


tăng 4,2% so với năm trước, chủ yếu do các địa phương tiếp tục chuyển đổi và mở
rộng diện tích ni trồng theo hướng kết hợp đa canh, đa con. Bên cạnh đó, mơ hình
ni thuỷ sản lồng, bè tiếp tục phát triển, đặc biệt là nuôi lồng, bè trên biển ở các tỉnh:
Kiên Giang, Quảng Nam, Ninh Thuận, Phú n, Hải Phịng. Tính chung số lồng bè
nuôi thuỷ sản năm 2009 của cả nước đạt 98,4 nghìn chiếc, tăng 12,6 nghìn chiếc (tăng
14,7%) so với năm 2008.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

12,4% so với năm trước, trong đó ni cá tra cơng nghiệp 6,6 nghìn ha, giảm 10,3%
(Diện tích ni thả cá tra cơng nghiệp ở Đồng Tháp chỉ còn 1791 ha, giảm 28%; Cần
Thơ 999 ha, giảm 16,7%; Tiền Giang 123 ha, giảm 12,1%; An Giang 1108 ha, giảm
9%). Sản lượng cá tra thu hoạch năm 2009 ước tính đạt 1006,3 nghìn tấn, giảm 6,9%
so với năm 2008.


<b> - Diện tích ni tơm sú năm 2009 ước tính đạt 549,1 nghìn ha, giảm</b>
10,7% so với năm trước, chủ yếu do sức mua của những thị trường tiêu thụ tôm sú
nhiều là Mỹ và Nhật Bản giảm mạnh; đồng thời một số diện tích ni tơm sú đã
chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ chân trắng cho năng suất và thu nhập cao hơn. Diện tích
ni tơm thẻ chân trắng năm nay ước tính đạt 13,5 nghìn ha, tăng 75,5% so với năm
2008; sản lượng đạt 63 nghìn tấn, gấp trên 2 lần cùng kỳ năm trước.


- Sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2009 ước tính đạt 2277,7 nghìn tấn,
tăng 6,6% so với năm trước (tốc độ tăng cao nhất trong 8 năm trở lại đây), trong đó
khai thác biển đạt 2086,7 nghìn tấn, tăng 7,2%. Khai thác biển tăng cao là do các loại
cá cơm, các trác, cá hố, các nục, cá ngừ xuất hiện trên ngư trường với mật độ cao và
thời gian kéo dài. Đồng thời chính sách hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu có
cơng suất lớn đã tăng năng lực khai thác hải sản xa bờ. Ngoài ra, dịch vụ nghề cá được
cải tiến hợp lý và hiệu quả hơn đã tạo điều kiện cho các tàu thuyền tăng thêm số ngày
đánh bắt trên biển.


- Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2010 ước tính đạt 2429,8 nghìn


tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng cá đạt 1883,8 nghìn tấn,
tăng 4,8%; tơm 204,9 nghìn tấn, tăng 5,8%.


- Diện tích ni trồng thủy sản 6 tháng đầu năm đạt 972,5 nghìn ha, tăng
3,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích ni cá 312 nghìn ha, tăng 8%; diện
tích ni tơm 623,5 nghìn ha, tăng 3%. Do diện tích thả ni tăng nên sản lượng thuỷ
sản nuôi trồng 6 tháng đầu năm tăng khá, ước tính đạt 1206,7 nghìn tấn, tăng 5,2% so
với cùng kỳ năm trước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

nhiều loại cá xuất hiện trên ngư trường. Bên cạnh đó, giá cá ngừ đại dương ở mức cao
đã khuyến khích ngư dân các địa phương tích cực bám biển.


<b>III.Tình hình phát triển kinh tế thế giới</b>
 <b>Tình hình kinh tế thế giới</b>


- Sau khủng hoảng tài chính - kinh tế tồn cầu, thế giới sẽ bước vào một
giai đoạn phát triển mới. Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát
triển toàn cầu thay đổi với sự xuất hiện những liên kết mới. Vị thế của châu Á trong
nền kinh tế thế giới đang tăng lên; sự phát triển mạnh mẽ của một số nước khu vực
trong điều kiện hội nhập Đông Á và việc thực hiện các hiệp định mậu dịch tự do ngày
càng sâu rộng, mở ra thị trường rộng lớn nhưng cũng tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt.
Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh các thể chế tài chính tồn cầu sẽ
diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học, công nghệ và sử dụng tiết
kiệm năng lượng, tài nguyên. Mặt khác, khủng hoảng còn để lại hậu quả nặng nề, chủ
nghĩa bảo hộ trỗi dậy trở thành rào cản lớn cho thương mại quốc tế. Kinh tế thế giới
tuy đã bắt đầu phục hồi nhưng còn nhiều khó khăn, bất ổn; sự điều chỉnh chính sách
của các nước, nhất là những nước lớn sẽ tác động đến nước ta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

chậm lại rõ rệt. Tác dụng của chính sách kích thích kinh tế mà các nước thực hiện đã
bước vào giai đoạn suy giảm, thêm vào đó là sự mất cân đối trong tiến trình hồi phục,


việc chỉ quan tâm đến lợi ích của chính bản thân quốc gia trong chính sách điều tiết vĩ
mơ vịng này đã trở nên nghiêm trọng, độ khó trong việc phối hợp giải quyết tăng lên,
những điều này gây bất lợi cho sự hồi phục tổng thể của kinh tế thế giới. Theo dự báo
của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), trong 6 tháng cuối năm 2010 tốc độ tăng trưởng của các
nền kinh tế phát triển là 1,8%, còn các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển
là 6,3%, mức tăng trưởng trong cả năm 2010 của kinh tế toàn cầu là 4,8% và tăng
trưởng của năm 2011 là 4,2%.


 <b>Vài nét về ngành thủy sản thế giới</b>


- Trung Quốc hiện đang dẫn đầu thế giới về nuôi trồng thủy sản, chiếm
gần 70% về sản lượng và 50% về giá trị, bỏ xa Ấn Độ xếp thứ hai với 5% về khối
lượng và 50% về giá trị. Inđônêxia và Việt Nam giữ vị trí thứ ba và thứ tư.Trong số 10
nước dẫn đầu thế giới về ni trồng thủy sản thì có tới 8 nước châu Á.


- Năm 2003, tổng sản lượng thủy sản thế giới đạt 146,3 triệu tấn. Mặc dù
ngành nuôi trồng thủy sản đạt mức tăng trưởng 6,6%, nhưng tổng sản lượng thủy sản
chỉ tăng 0,35% do sản lượng khai thác tự nhiên giảm.


- Năm 2003, Trung Quốc là nhà cung cấp các sản phẩm thủy sản nuôi và
đánh bắt tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm 38% tổng khối lượng, tiếp theo sau là các
nước có sản lượng khai thác lớn nhất thế giới là Nhật Bản, Pêru, Mỹ và Chilê.


- Sức tăng trưởng của thị trường tôm Mỹ đã bị cản trở bởi luật chống bán
phá giá và thuế nhập khẩu áp với 6 nước cung cấp chính. Tuy nhiên, nguồn cung cấp
từ các nước như Inđônêxia, Malaixia, Bănglađét và Mêhicô lại tăng lên đã bù đắp
được sự sụt giảm từ các nước cung cấp chính như Ấn Độ, Trung Quốc và Braxin. Vì
vậy, nhập khẩu tơm vẫn tăng về khối lượng và giảm về giá trị.


- Thị trường Mỹ vẫn tiếp tục giữ mức tăng về tiêu thụ và nhập khẩu thủy


sản. Wal-Mart, nhà nhập khẩu bán lẻ lớn nhất nước Mỹ có kế hoạch tăng nhập khẩu
thủy sản từ Ấn Độ lên 30% trong thời gian tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

- Mặc dù bị Mỹ áp thuế trừng phạt và thuế chống bán phá giá, xuất khẩu
thủy sản của châu Á vẫn tiếp tục tăng trưởng, ước tính đạt 20,48 tỷ USD trong năm
2003, chiếm 31% tổng thương mại thủy sản toàn cầu. Năm 2004, xuất khẩu thủy sản
của châu Á tiếp tục tăng, đặc biệt với mức tăng từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
- Tình trạng suy thoái kéo dài 10 năm ở Nhật Bản tiếp tục ảnh hưởng đến
nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản. Tuy nhiên, Nga hiện đang nổi lên như một thị trường
có tiềm năng lớn. Sức tăng trưởng GDP và thu nhập thực tế trên đầu người của nước
này đã tạo ra một nhu cầu mới và mạnh đối với thủy sản ở thị trường này và đang
nhanh chóng biến nước này từ một nước xuất khẩu thủy sản là chủ yếu thành một nước
có nhập khẩu và xuất khẩu thủy sản cân bằng nhau. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
Nga đã không tăng trưởng trong những năm gần đây, từ 1,52 tỷ USD năm 2000 giảm
còn 1,42 tỷ năm 2002. Trong khi đó, mức tiêu thụ và nhập khẩu thủy sản lại tăng
nhanh, đạt 547 triệu USD năm 2003, tăng 183% so với 193 triệu USD năm 2000.


<b>III.1.3. Phương hướng phát triển của ngành</b>
Xây dựng chương trình phát triển bền vững


- Trong chương trình hành động quốc gia về phát triển bền vững ngành
thủy sản giai đoạn 2010-2012, ngành đã đặt ra hàng loạt giải pháp, mục tiêu cụ thể,
trong đó đặc biệt chú trọng đến an tồn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và thương mại
thủy sản.


- Mục tiêu mà ngành thủy sản đặt ra đến năm 2012 là đảm bảo 90% cá tra
và tơm ni có thể truy nguồn gốc xuất xứ; 70% thủy sản khai thác có nhật ký theo
dõi, 90% cơ sở chế biến thủy sản áp dụng chương trình quản lý chất lượng. Bởi vậy,
để đảm bảo mục tiêu này, bên cạnh việc phổ biến kịp thời các thông tin hội nhập WTO
và quốc tế về an toàn dịch bệnh, thực phẩm và thương mại thủy sản ngành sẽ lên


chương trình phát triển cụ thể, ưu tiên đầu tư các sản phẩm chủ lực như: tôm, cá tra, cá
ngừ, nhuyễn thể…


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

- Trong thời gian tới, công tác phát triển thương mại thủy sản được đặc
biệt chú trọng thực hiện theo hướng kịp thời đánh giá tình hình thị trường thế giới. Hy
vọng với những việc làm thiết thực sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của
ngành này trong thời gian tới, góp phần tăng lợi thế cạnh tranh và giảm nghèo cho ngư
dân.


- Mặc dù ngành Thủy sản những năm qua có bước phát triển nhanh, nhưng
vẫn chưa khai thác hết tiềm năng và lợi thế. Khai thác thủy sản nhìn chung vẫn trong
tình trạng quy mơ nhỏ, gần bờ; tàu thuyền và phương tiện kỹ thuật đánh bắt xa bờ quy
mơ cịn nhỏ, lạc hậu; dịch vụ hậu cần nghề cá thiếu đồng bộ, chậm phát triển, chưa đáp
ứng yêu cầu và nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ. Việc nuôi trồng chưa bảo đảm đủ
giống tốt và kỹ thuật nuôi cho những đối tượng nuôi chủ lực; tỷ lệ diện tích ni trồng
theo phương thức cơng nghiệp cịn thấp. Mối liên kết sản xuất giữa ni trồng, khai
thác với thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo, hiệu quả sản xuất, kinh
doanh chưa cao. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào
phát triển thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc ứng dụng công nghệ
sinh học trong ni, trồng cịn hạn chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

bị tàu cá đánh bắt xa bờ, hình thành mạng lưới các trạm bảo dưỡng, sửa chữa tàu tại
các tỉnh ven biển, tiến tới xây dựng các đội tàu cá được trang bị hiện đại, đủ sức bám
biển dài ngày. Hiện đại hóa hệ thống cảng cá, trước hết tại các địa phương có diện tích
ni lớn, có sản lượng khai thác nhiều. Đổi mới công nghệ sản xuất chế biến thủy sản,
bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng đòi hỏi khắt khe của thị trường. Phát triển
hệ thống thông tin thị trường, giá cả, cũng như quảng bá tiếp thị sản phẩm xây dựng
thương hiệu cho thủy sản Việt Nam.


<b>III.1.4. Phương hướng phát triển của công ty</b>



<b>Nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của công ty từ nay đến năm 2015</b>


Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Khánh Hòa lần thứ XVI nhiệm kỳ 2010-2015
nêu rõ: “Nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ, phát triển nuôi trồng chế biến thủy sản.
Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng khai thác đạt 80 – 100 nghìn tấn, sản lượng ni
trồng thủy sản đạt 32 – 35 nghìn tấn kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt trên 300 triệu
USD xứng đáng là vùng trọng điểm về thủy sản của khu vực Nam Trung bộ”.


Đại hội Đảng bộ Công ty lần thứ XIII nhiệm kỳ 2010-2015 đã khẳng định:
“Mục tiêu của Đảng bộ là phải phấn đấu hoàn thành kế hoạch Nhà nước giao các năm;
tiếp tục phát triển mạnh về sản xuất chế biến xuất khẩu; mở rộng hình thức dịch vụ;
tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và hội nhập quốc tế, nâng cao khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp; không ngừng cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời
sống cho người lao động; xây dựng Đảng bộ Cơng ty mạnh về chính trị, vững về kinh
tế, tạo đà đưa doanh nghiệp phát triển bền vững ”.


Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ cụ thể của Công ty là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- Khẩn trương đầu tư xây dựng cơ sở chế biến mới với cơng nghệ tiên tiến
theo xu thế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại khu cơng nghiệp Bắc Hịn Ơng theo tiêu
chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU, Mỹ.


- Đào tạo và sắp xếp lại lao động theo hướng tinh gọn, thực hiện qui trình
quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000- 2001; hồn thiện tổ chức bộ máy theo hướng tăng
cường cán bộ khoa học, kỹ thuật, quản lý có trình độ chun mơn cao đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh trong điều kiện hội nhập hiện nay.


- Về thị trường, duy trì và giữ vững thị trường truyền thống như thị trường
Nhật Bản, Singapor, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Autralia, Canada, HongKong,


… Đồng thời mở rộng một số thị trường thuộc EU và Mỹ. Mục tiêu đến năm 2015, các
sản phẩm của Công ty sẽ có mặt ở các thị trường EU và Mỹ. Ngồi ra, Công ty cũng
cần quan tâm đến một số thị trường khác như: Lào, Campuchia và đặc biệt là thị
trường nội địa.


- Về sản phẩm, ngoài các sản phẩm truyền thống như: cá filet các loại, cá
đông lạnh các loại, cá cơm khô, cá ngừ xơng khói, mực filet các loại, mực ngun con,
tơm nguyên con, tôm vặt đầu, tôm thịt, Công ty phải mở rộng sản xuất các mặt hàng có
giá trị gia tăng với chất lượng cao; đồng thời, cần nghiên cứu nhu cầu thị trường trong
nước, tổ chức sản xuất các mặt hàng thủy sản đông lạnh hoặc thủy sản khô, tạo mạng
lưới tiêu thụ rộng lớn ở các tỉnh, thành, nhất là các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền núi.
Đây là cơ sở để đến năm 2010-2015, Công ty tiếp tục thực hiện cơng tác cổ phần hóa
doanh nghiệp.


Từ những nhiệm vụ trên, mục tiêu phấn đấu của Công ty đến năm 2015 là
doanh thu đạt từ 200-250 tỷ đồng, ngoại tệ xuất khẩu đạt từ 11-12 triệu USD, lợi
nhuận đạt từ 2-3 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động trên 3 triệu đồng/
tháng. Năm 2015, Công ty hồn thành việc chuyển đổi doanh nghiệp sang Cơng ty cổ
phần.


<b>III.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty</b>
<b>III.2.1. Giải pháp huy động vốn </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Vốn là một yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động và sản xuất kinh doanh
của một doanh nghiệp, vì bất kỳ nhu cầu nào cũng cần đến nguồn vốn. Để có thể đáp
ứng được nhu cầu gia tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, để có điều kiện mua
sắm thêm trang thiết bị máy móc và xây dựng thêm cơ sở hạ tầng. Cơng ty rất cần có
một nguồn vốn đủ lớn để có thể chi trả cho hoạt động mua sắm này. Ngồi phần vốn
tự có Cơng ty vẫn phải vay thêm vốn từ các ngân hàng nhưng với lãi suất rất cao. Hạn
chế này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt kinh doanh và khả năng cạnh tranh


của Cơng ty. Vì vậy Cơng ty cần có giải pháp huy động vốn hợp lý.


 <b>Nội dung của giải pháp</b>


<b>- Công ty những năm qua làm ăn có hiệu quả, mặt dù lãi suất ngân hàng</b>
cao, nhưng Cơng ty đã sử dụng nguồn vốn vay tốt, vì vậy Cơng ty nên sử dụng và duy
trì nguồn vốn vay.


- Hiện nay lãi suất vốn vay rất cao, Cơng ty có thể huy động nguồn vốn từ
lượng vốn nhàn rỗi của người lao động. Áp dụng phương thức vay này một mặt nó
giảm được số tiền trả lãi vay cho Cơng ty, một mặt nó bảo đảm tính an tồn cho người
lao động, kích thích người lao động làm việc và có trách nhiệm hơn bởi vì một phần
tài sản của họ đang nằm trong Cơng ty, do Công ty quản lý và sử dụng.


- Công ty cần thực hiện sớm việc cổ phần hóa để huy động nguồn vốn.
<b>III.2.2. Xây dựng cơ cấu sản phẩm hợp lý</b>


 <b>Sự cần thiết của giải pháp</b>


Hầu hết các Công ty xuất khẩu thủy sản đang tính giảm các sản phẩm thơ và
tăng cường các sản xuất các sản phẩm tinh chế để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng và mang về hiệu quả sản xuất cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.


Trong khi đó các mặt hàng của Cơng ty chưa đa dạng hóa sản phẩm và chủ yếu
là mặt hàng thơ. Cơng ty chưa thật sự có những mặt hàng tinh chế được bán trực tiếp
cho người tiêu dùng cuối cùng. Đứng trước xu hướng đó Cơng ty cần nhanh chóng tiến
hành chuyển dịch cơ cấu sản phẩm để chiếm lĩnh thị trường trước khi đối thủ cạnh
tranh thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

Trước tình hình đó Cơng ty nên thay đổi cơ cấu thủy sản xuất khẩu sao cho phù


hợp với nhu cầu, thị hiếu của từng loại thị trường. Cần mở rộng xuất khẩu các mặt
hàng mới bao gồm các mặt hàng cao cấp và các sản phẩm sơ chế từ nguồn nguyên liệu
dồi dào trong nước. Tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền để tạo ra sản phẩm
ngon, đẹp, vệ sinh an toàn và khác biệt với đối thủ cạnh tranh.


Việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm không phải một sớm một chiều mà đòi hỏi
phải đáp ứng nhiều điều kiện. Trong khi chuyển dịch cơ cấu sản phẩm Công ty phải
đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn diễn ra đều đặn và liên tục. Để thực hiện
tốt việc chuyển dịch cơ cấu này Công ty cần thực hiện tốt các cơng việc sau:


- Duy trì sản suất các sản phẩm truyền thống như: cá file, mực đơng, cá
khơ, tơm đơng…và các sản phẩm có giá trị gia tăng như: cá hun khói, mực khơ. Nhằm
giữ thị phần trên thị trường tiêu thụ và giải quyết việc làm cho lao động.


- Nghiên cứu thị trường, cần có biện pháp để nắm bắt thơng tin kịp thời về
khách hàng hiện tại của Công ty và khách hàng tiềm năng, đồng thời tìm hiểu các đối
thủ cạnh tranh của Công ty để xây dựng chiến lược sản phẩm hợp lý, đáp ứng yêu cầu
của thị trường và phát triển thị phần xuất khẩu thủy sản.


<b>III.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm</b>
 <b>Sự cần thiết của giải pháp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

 <b>Nội dung của giải pháp </b>


Để đảm bảo chất lượng của hàng hố thì ngay từ khi chọn nhà cung ứng phải
lựa chọn những bạn hàng có uy tín bởi những ngun vật liệu đầu vào nếu có kiểm tra
thì rất khó có thể nhận thấy được chất lượng của nó mà chỉ khi đưa vào sử dụng mới
nhận thấy được chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào đó có đạt tiêu chuẩn hay
khơng.



Trong chế biến thủy sản, chất lượng sản phẩm phụ thuộc lớn vào chất lượng
nguyên vật liệu và trong chế biến phụ thuộc vào khâu bảo quản.


Công ty cần phải chú trọng ngay từ khi thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch trong
quá trình sản xuất bởi vì chất lượng sản phẩm được đảm bảo suốt từ khi chuẩn bị sản
xuất và sản xuất theo những tiêu chuẩn đã đề ra khi thiết kế.


Cơng ty cần hồn thiện cơng tác thu mua nguyên vật liệu để cung cấp nguồn
nguyên liệu sạch và đảm bảo chất lượng, bằng cách:


- Tổ chức đội ngủ cán bộ thu mua, Công ty cần tuyển chọn và thành lập bộ
phận thu mua để giúp Công ty chủ động trong việc cấp phát nguyên vật liệu cho phân
xưởng sản xuất. Công tác thu mua phải đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và đảm
bảo giá cả phù hợp.


- Cần kiểm soát được xuất xứ của nguyên liệu: Vùng nước, vùng đất nơi
nguyên liệu được nuôi trồng hay khai thác, công nghệ nuôi trồng, kỹ thuật khai thác
nguyên liệu. Điều kiện của các bến cá, việc bốc dỡ, vận chuyển, lưu trữ và bảo quản
nguyên liệu tại các bến cá.


- Kiểm soát các hệ thống, các đại lý hay người cung ứng cho Công ty, điều
kiện vệ sinh của các cơ sở, các phương tiện chuyên chở bảo quản, sơ chế và quản lý
nguyên liệu, hệ thống cung ứng nước và cũng như chất lượng nước và nước đá sử
dụng. Q trình chế biến tại Cơng ty cần càng phải kiểm soát nhiều đối tượng và yếu
tố khác nhau như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, mặt bằng và yếu tố quan trọng nhất là
yếu tố con người. Việc kiểm soát các đối tượng trong chế biến cần chia làm 2 bộ phận:


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

các điểm tới hạn theo cách tiếp cận HACCP. Ở Công ty đã đạt được tiêu chuẩn này và
Công ty đã thành lập được một đội ngủ KCS để kiểm tra chất lượng nguyên liệu và
thành phẩm, đây là thuận lợi cho doanh nghiệp.



 Kiểm soát chất lượng trong bộ phận chuyên trách về kiểm soát chất
lượng (bộ phân KCS) được thực hiện bằng quy chế và định chế kỹ thuật, các biện pháp
nghiệp vụ thích hợp, các bộ phận chuyên trách này cần phải xây dựng được mối quan
hệ hợp tác phối hợp chặt chẽ với tồn thể lực lượng cơng nhân viên sản xuất, triển khai
và ứng dụng các qui định về đảm bảo chất lượng trong tất cả các khâu của q trình
sản xuất.


Bên cạnh đó Cơng ty có thể nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc đầu tư vào
các máy móc thiết bị, cải tiến cơng nghệ sản xuất tăng khả năng tự động hố q trình
sản xuất kết hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9002. Bởi vì máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm xuất
khẩu của Cơng ty. Máy móc thiết bị lạc hậu khơng đồng bộ sẽ gây hỏng hóc ngưng trệ
sản xuất, tiêu tốn lao động ảnh hưởng đến chất khối lượng sản phẩm xuất khẩu. Như
vậy đầu tư hiện đại hố máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng mở rộng quy mô,
tăng năng lực sản xuất là biện pháp cần thiết và cấp bách của Công ty hiện nay.


<b>III.2.4. Xây dựng chính sách giá hợp lý</b>


 <b>Sự cần thiết của giải pháp</b>


Trong các công cụ cạnh tranh thì giá bán cũng là một cơng cụ cạnh tranh rất
quan trọng, đơi khi nó quyết định sự thành bại của Công ty trong từng giai đoạn, trên
từng thị trường, nhưng giá bán của Công ty thường là do giá chào bán của khách hàng
và sau đó cơng ty tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Công ty còn xác định giá bán
bằng cách: lấy giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hóa cộng thêm các khoản chi phí
quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng và một khoản lợi nhuận nhất định.


Việc xác định giá bán như trên đơi khi gây khó khăn cho Cơng ty nhất là khi giá
nguyên liệu trên thị trường biến động mạnh, vì vậy yêu cầu đặt ra là phải xây dựng


một chính sách giá hợp lý để tăng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu, lợi nhuận cho
doanh nghiệp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

Để xây dựng chính sách giá hợp lý cần phải được thể hiện bằng các sách lược,
chính sách cụ thể đối với từng khách hàng, từng thị trường và trong từng thời kỳ nhất
định để thích ứng với những biến động nhanh nhạy trên thị trường. Một chính sách giá
hợp lý bao giờ cũng được xác định dựa trên ba căn cứ: chi phí của Cơng ty, sự cảm
nhận của khách hàng và đối thủ cạnh tranh.


Công ty có thể giảm chi phí bằng cách:


- Giảm chi phí nguyên vật liệu: Đối với hàng thủy sản, chi phí nguyên vật
liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, giảm chi phí ngun
vật liệu có vị trí quan trọng trong cơng tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giảm chi
phí nguyên vật liệu khơng có nghĩa là cắt giảm ngun vật liệu dưới mức định mức kỹ
thuật cho phép. Bởi làm như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Cơng
ty chỉ có thể giảm chi phí ngun vật liệu bằng cách định mức tiêu hao chặt chẽ hơn,
tổ chức thu mua nguyên vật liệu hiệu quả hơn, thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa máy
móc thiết bị để giảm bớt tối thiểu phí nguyên liệu.


- Giảm chi phí cố định: Chi phí cố định là loại chi phí khơng thay đổi khi
sản lượng tăng hoặc giảm. Nhưng chi phí cố định bình qn trên một đơn vị sản phẩm
sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất
tăng sẽ giảm chi phí cố định bình qn tính trên một đơn vị sản phẩm sẽ giảm. Muốn
tăng sản lượng trên quy mơ hiện có thì Cơng ty phải tăng năng suất lao động, tận dụng
triệt để năng lực máy móc thiết bị, bảo quản tốt tài sản cố định để tránh hỏng hóc,
giảm chi phí sửa chữa.


Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, không lúc nào giá bán thấp hơn giá đối
thủ cạnh tranh là cũng có thể thu hút được khách hàng vì nhiều khi giá bán thấp hơn sẽ


gây nghi ngờ của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Để có một chính sách giá hợp
lý Cơng ty cần:


 Phải kiểm sốt được các yếu tố về chi phí, phân tích những diễn biến về
chi phí cố định và chi phí biến đổi trong việc sản xuất ra sản phẩm. Chẳng hạn như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

không chủ động trong giá mua, giá Công ty mua không sát với giá thị trường, vì vây tổ
chức tốt việc tìm kiếm và thu mua nguyên liệu là đặc biệt quan trọng đối với Công ty.
Công ty nên căn cứ vào kinh nghiệm thu mua hàng năm, căn cứ vào tính mùa vụ,
nghiên cứu và tìm hiểu thị trường ngun liệu trong và ngồi tỉnh để có những đề xuất
về giá cả hợp lý, phương thức mua và thanh toán ở từng thời điểm hợp lý tạo điều kiện
cho bộ phận kinh doanh nắm chắt nguồn nguyên liệu chủ động sản xuất, đảm bảo mua
được nguyên liệu với giá rẻ.


- Có chính sách khuyến khích, nâng cao năng suất lao động, tận dụng tối đa
cơng suất máy móc thiết bị để Cơng ty có thể giảm chi phí nhân cơng và chi phí cố
định trên một đơn vị sản phẩm, từ đó giá thành đơn vị sản phẩm giảm xuống.


- Công ty nên tạo mối quan hệ tốt đẹp với các đơn vị kinh doanh kho vận
để thuận tiện trong việc giao hàng và được hưởng các ưu đãi về hoa hồng vận chuyển,
Cơng ty nên tìm hiểu rõ các hình thức vận chuyển ngoại thương và phí các hãng tàu để
có thể lựa chọn hãng tàu phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.


- Cơng ty nên nắm rõ các hình thức bảo hiểm ngoại thương để lựa chọn
hình thức bảo hiểm với chi phí thấp nhưng khơng vi phạm hợp đồng xuất khẩu. Ngồi
ra cơng ty cần nắm rõ các thơng tin về chi phí làm thủ tục hải quan.


 Xây dựng mạng lước thông tin để thu thập được thông tin nhanh, chính
xác về cảm nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm của Cơng ty hay tìm hiểu về
các đối thủ cạnh tranh của Cơng ty. Việc tìm kiếm thơng tin có thể qua sách báo, ấn


phẩm thương mại đặc biệt qua Internet, Cơng ty có thể tìm hiểu thơng tin chính xác
qua các website của bộ thương mại, bộ ngoại giao Việt Nam hay của các nước, việc
nói chuyện với khách hàng cũng một cách thu thập thông tin hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

Ngồi ra Cơng ty cần tiếp cận gần người tiêu dùng càng tốt vì khi đó hàng có
thể bán được với giá cao hơn và có được thông tin, nhu cầu khách hàng kịp thời hơn.
Hiện nay có những chi phí rất lớn mà chúng ta ít để ý tới đó là lãng phí thời gian và
lãng phí sức người. Cơng ty cần quan tâm sử dụng có hiệu quả để giảm chi phí bình
qn sản phẩm từ đó giảm giá thành sản phẩm.


<b> III.2.5. Mở rộng thị trường trong nước</b>
 <b>Sự cần thiết của giải pháp</b>


Với dân số trên 80 triệu người, Việt Nam luôn là thị trường hấp dẫn đối với mọi
mặt hàng, người dân nước ta lại có truyền thống ưa chuộng và đánh giá cao về mặt
hàng thủy sản. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh và phát triển tiêu thụ đối với mặt hàng thủy
sản trong nước vẫn còn rất hạn chế, do doanh nghiệp chỉ chú trọng sản xuất các mặt
hàng xuất khẩu.


Nói chung cho đến nay, tình hình tiêu thụ thủy sản nói riêng và thực phẩm nói
chung cịn phát triển một cách tự phát, hình thức phân phối manh mún, lạc hậu. Các
sản phẩm nội địa tách biệt với sản phẩm xuất khẩu, chủ yếu người dân tiêu thụ cá nước
ngọt, cá biển, tôm dạng tươi sống, ướp đá nguyên con. Hình thức mua bán sơ sài, chưa
đảm bảo vệ sinh. Một số lồi được ni trong mơi trường khơng an tồn, các sản phẩm
như nước mắm cịn được pha chế tùy tiện khi bán. Thói quen mua bán đơn giản, bên
cạnh đó cơ chế thị trường thả nổi, khơng có quy định pháp lý ràng buộc đảm bảo việc
cung cấp thủy sản đúng tiêu chuẩn. Các điểm mua bán là chợ lớn, chợ cóc, lề đường,
bãi biển, cá được chế biến sơ chế tại chỗ khơng có điều kiện vệ sinh an tồn thực phẩm
và khơng thể kiểm soát được.



 <b>Nội dung của giải pháp</b>


- Cần nắm rõ sở thích trên các thị trường. Cần thành lập phịng Marketing,
phịng này sẽ có chức năng nghiên cứu thị trường nội địa để có chính sách giá và chính
sách sản phẩm hợp lý.


- Bán hàng trên thị trường nội địa đa phần là bán trực tiếp cho người tiêu
dùng nên Công ty phải chú ý đến bao bì nhãn mác sao cho bắt mắt và tiện lợi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>



<b>Sơ đồ5: Kênh phân phối tại thị trường nội địa </b>


Đại lý bán hàng là người của công ty. Đây là hình thức hoa hồng, ngồi ra
hàng tháng đại lý sẽ nhận được tiền thưởng dựa trên doanh số bán được, điều này kích
thích người đại lý làm việc. Khi đại lý trong tỉnh hoạt động có hiệu quả thì Cơng ty
nên tiếp tục mở rộng thêm đại lý ở nhiều nơi để mở rộng mạng lưới tiêu thụ.


Bên cạnh đó cơng ty có thể ký gởi hàng hóa của mình ở các doanh nghiệp
thương mại. Các doanh nghiệp thương mại này sẽ nhận phí ký gởi doanh số bán. Điều
này thuận lợi cho Công ty vì các doanh nghiệp thương mại đã có kinh nghiệm bán
hàng và họ có sẵn cơ sở vật chất nên Công ty không cần đầu tư nhiều.


Khách hàng là người du lịch thì họ rất tin vào sự giới thiệu của các Cơng ty du
lịch, vì vậy Cơng ty có thể phối hợp với các cơng ty du lịch để bán hàng và sẽ chi cho
họ một khoản hoa hồng môi giới dựa trên doanh số bán, nguồn khách du lịch này sẽ
mang lại cho Công ty một khoản lợi nhuận.


Cơng ty nên có chính sách xúc tiến hợp lý. Qua nghiên cứu 35% - 75% người
tiêu dùng quyết định lựa chọn chủng loại và thương hiệu tại quầy hàng. Khi đó họ bị


ảnh hưởng bởi cách trình bày bắt mắt của sản phẩm, các chương trình khuyến mãi tại
chỗ, lời giới thiệu của người bán hàng…nếu chúng ta không quảng cáo, ngân sách
kiêm tốn của chúng ta sẽ dùng để tác động các tới yếu tố đó.


Cơng ty TNHH 1 thành viên xuất
khẩu thủy sản Khánh hòa


Kênh phân phối gián tiếp
Nhà hàng, khách sạn,


siêu thị
Kênh phân phối trực tiếp


Đại lý, trung gian thương
mại, công ty du lịch


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Không chỉ qua con đường quảng cáo, chúng ta có thể thơng qua các hội chợ
đấu giá từ thiện hoặc các chương trình từ thiện để gây thiện cảm của khách hàng với
Công ty.


<b>III.2.6. Thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu</b>
 <b>Sự cần thiết của giải pháp</b>


Có thể nói, trong những năm qua thủy sản Việt Nam đã tăng trưởng rất nhanh
chóng và chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Số lượng các quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới tiêu thụ sản phẩm Việt Nam liên tục được mở rộng, từ các
thị trường Châu Á, với các khách hàng dễ tính như HongKong đến các thị trường khó
tính như EU, Mỹ. Như vậy, để tăng cường khả năng cạnh tranh thì bên cạnh việc giữ
vững, vừa ổn định kênh phân phối trực tiếp đồng thời hình thành, tham gia kênh phân
phối gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận đơn đặt hàng, giao hàng đúng


tiến độ.


 <b>Nội dung của giải pháp</b>


- Gia tăng đại lý ở các nước nhập khẩu và các đại lý trên các tỉnh thành phố
ở xa để khắc phục nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp. Các đại lý này được đặt
tại những nơi có số lượng khách hàng lớn và trực tiếp làm đại diện cho Cơng ty. Làm
như vậy có thể rút ngắn khoảng cách giữa công ty và các khách hàng ở xa, tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng về mọi mặt.


Công ty nên mở rộng đại lý trong kênh phân phối. Hoạt động này có thể làm
tăng khả năng tiêu thụ của, nâng cao được khả năng cạnh tranh của Cơng ty.


- Tiếp tục chính sách đa dạng hóa và xây dựng thị trường chủ lực. Tăng
cường công tác thông tin thị trường thế giới và các chính sách thương mại của các
nước. Phát huy vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ nhóm sản phẩm trong việc cung cấp
thông tin thị trường, dự báo nhu cầu và diễn biến thị trường. Phối hợp chặt chẽ giữa
doanh nghiệp, nhà sản xuất và nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

- Có cơ quan đầu mối để thực hiện chức năng nhà nước và xúc tiến thương
mại. Thành lập các văn phòng đại diện thương mại thủy sản tại một số nước là thị
trường lớn như: Mỹ, Nhật, EU, Trung Quốc.


- Xúc tiến xây dựng các thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng đối với các
sản phẩm chủ lực. Phát triển thương mại thủy sản có trách nhiệm.


- Thành lập quỹ phát triển thị trường thủy sản trên cơ sở hỗ trợ ban đầu
của nhà nước và nguồn thu chủ yếu từ đóng góp của các doanh nghiệp, dựa vào sản
lượng xuất khẩu từng nhóm loại sản phẩm để chủ động thực hiện xúc tiến thương mại
và xử lý khi có tranh chấp xảy ra.



- Xây dựng các đầu mối thủy sản, chợ cá và trung tâm đấu giá thủy sản tại
các cảng cá.


- Xây dựng các mối quan hệ dọc trong buôn bán thủy sản từ người sản
xuất đến nậu vựa, nhà bán buôn, doanh nghiệp chế biến và người tiêu dùng. Trong đó
chú trọng việc tuân thủ nghiêm túc các tiêu chuẩn chất lượng, giá cả.


- Làm kế hoạch phát triển thị trường


Xây dựng chiến lược tham gia vào thị trường. Tìm hiểu các yêu cầu về giấy
chứng nhận tiêu chuẩn và giấy phép của nước mà mình định sẽ xuất khẩu sang đó. Đặc
biệt hai thị trường Mỹ, EU rất chặt chẽ trong vấn đề này


Tập hợp các tài liệu cần thiết về bảo hộ, nhãn hiệu hàng hóa… của nước xuất
khẩu. Tìm hiểu các mức thuế: thuế nội địa, thuế nhập khẩu, hạn ngạch, hay các rào cản
phi thuế quan.


Như vậy, để tăng cường khả năng cạnh tranh thì bên cạnh việc giữ vững, vừa ổn
định kênh phân phối trực tiếp đồng thời hình thành, tham gia kênh phân phối gián tiếp,
tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận đơn đặt hàng, giao hàng đúng tiến độ.


<b>III.2.7. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ cơng nhân viên</b>
 <b>Sự cần thiết của giải pháp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

hiện và kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy con người là yếu
tố chủ chốt, là tài sản quan trọng của doanh nghiệp.


 <b>Nội dung của giải pháp</b>



- Cơng ty cần có những chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ” người lao
động có trình độ chun mơn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngồi
việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, Cơng ty cần phối hợp với các trường kỹ thuật
tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hồn thiện tay nghề và
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc.


- Bên cạnh đó để nâng cao trình độ nghiệp vụ cơng ty nên tổ chức các
cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm, hội thảo trao đổi kỹ thuật, phát động phong trào
thi đua sản xuất... Đó là biện pháp hữu hiệu giúp cơng nhân viên trong Cơng ty nâng
cao trình độ hiểu biết về mọi lĩnh vực.


- Công ty cần phải xây dựng nội quy, kỷ luật rõ ràng bắt buộc mọi người
phải tuân thủ đảm bảo tính kỷ luật trong khi làm việc. Mặt khác cũng phải xây dựng
một chế độ, chính sách khuyến khích về kinh tế có nghĩa là Cơng ty nên chú trọng
khen thưởng kịp thời, phần thưởng tài chính sẽ có tác dụng thúc đẩy hiệu lực nhất mà
các nhà quản trị hay sử dụng để quản lý nhân viên được tốt hơn.


- Hiện nay trong Cơng ty cịn tồn tại một số cán bộ lãnh đạo lâu năm và
như thế việc quản lý sẽ có thể khơng theo kịp sự phát triển của thời đại. Việc nâng cao
trình độ đội ngũ lãnh đạo, các nhà quản trị là một yếu tố quyết định đến việc nâng cao
khả năng cạnh tranh. Đội ngũ quản lý này tham gia vào tất cả các hoạt động kinh
doanh nên có ảnh hưởng lớn đến hiêụ quả hoạt động của Công ty. Là một nhà quản trị
phải biết khéo léo kết hợp giữa lợi ích của các thành viên và lợi ích chung của Cơng ty.
Một cơng ty có đội ngũ quản lý, cán bộ giỏi chắc chắn hoạt động kinh doanh của họ có
hiệu quả hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

mục tiêu của Cơng ty. Tránh tình trạng có những nhà quản trị cho mình là cấp trên
đứng ngoài hoạt động của tổ chức để ra lệnh, doạ nạt cấp dưới. Điều đó sẽ làm cho
mối quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên mang tính chất đối phó, mất đồn kết, độ
nhiệt tình giảm xuống làm cho hiệu quả hoạt động không cao. Như vậy, điều đó sẽ ảnh


hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty.


- Hơn nữa công ty cần có kế hoạch tuyển dụng nhà quản trị có năng lực,
tuyển cơng nhân viên có tay nghề giỏi để thay thế những người có khả năng lao động
kém nhằm toạ ra đội ngũ lao động đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng trong suốt
q trình kinh doanh. Có như vậy mới đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường
cũng như đối với các đối thủ cạnh tranh của mình. Biện pháp này được các Cơng ty
chú ý rất nhiều và ngày càng quan tâm hơn nữa.


<b>III.2.8. Giải pháp về công nghệ</b>
 <b>Sự cần thiết của giải pháp</b>


Máy móc thiết bị đóng vai trị quan trọng trong vấn đề đảm bảo chất lượng sản
phẩm. Thiết bị công nghệ còn quyết định đến khả năng kỹ thuật của sản phẩm, trên cơ
sở lựa chọn thiết bị công nghệ mà người ta có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, đa
dạng hóa sản phẩm từ đó hạ giá thành để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của thị
trường. Ở Cơng ty tình hình máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, năng suất thấp, từ đó sản
phẩm được sản xuất là sản phẩm thơ, chưa có sản phẩm có chất lượng cao, ăn liền.
Trong khi nhu cầu các mặt hàng ngày càng tăng ở các nước nhập khẩu. Đây là một
điểm yếu của công ty làm giảm khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu. Do vậy, muốn
nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của cơng ty thì đầu tư
đổi mới cơng nghệ là một giải pháp hết sức cần thiết.


 <b>Nội dung giải pháp</b>


- Hoàn thiện cơ sở sản xuất, cải tiến xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo sự
phù hợp không gian và diện tích cho máy móc thiết bị mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

- Tìm hiểu kỹ máy móc thiết bị về đời sản xuất, nơi sản xuất, công dụng
cũng như hiệu quả mang lại, cách sử dụng để đối chiếu lại với nhu cầu của công ty.



- Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để sản xuất ra các mặt hàng có
giá trị gia tăng nhằm đa dạng hóa sản phẩm và chất lượng sản phẩm ngày càng được
nâng cao.


<b> III.3. Một số kiến nghị</b>
<b> III.3.1. Đối với nhà nước</b>


- Nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp


<b> Tất cả các doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều</b>
đều phải tuân thủ những quy định của nhà nước và pháp luật. Để kích thích mọi ngành
nghề phát triển nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo sân chơi bình
đẳng cho các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có thể phát huy hết tiềm năng của
mình. Việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh cho mọi tác nhân kinh tế thơng qua chính
sách thúc đẩy cạnh tranh và hạn chế độc quyền là vấn đề bức bách có tính chất thời sự
đối với nước ta hiện nay.


- Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh
tế trong nước và nhà đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, Trong đó
có các trung tâm chế biến thủy sản ở các tỉnh trọng điểm, đầu tư hệ thống chợ thủy sản
tại các vùng và địa phương trọng điểm, hiện đại hóa hệ thống thơng tin nghề cá.


- Các giải pháp hỗ trợ về thuế


+ Hệ thống thuế Việt Nam trong những năm qua mặc dù đã được sửa
đổi bổ sung, song còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý, có ảnh hưởng khơng tốt đến hoạt
động kinh doanh của Cơng ty nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Do đó vấn
đề cấp bách hiện nay là phải cải cách hệ thống chính sách thuế hiện hành để phù hợp
với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn mới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

- Ngân sách nhà nước hằng năm hỗ trợ kinh phí để thực hiện các việc có
liên quan đến kiểm sốt an tồn vệ sinh thủy sản vì mục tiêu sức khỏe người tiêu dùng,
các hoạt đông xúc tiến thương mại chung cho sản phẩm thủy sản Việt Nam (xây dựng
thương hiệu, đăng ký bảo hộ quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thủy sản
chủ lực, đào tạo về Marketing); hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức xúc
tiến đầu mối tại các thị trường trọng điểm; thực hiện các chiến dịch truyền thông và
quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam và các hoạt động khác về xúc tiến thương mại
phục vụ cho lợi ích chung của ngành.


- Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn đầu tư vào sản xuất
nguyên liệu, chế biến thủy sản.


- Đảm bảo mơi trường chính trị xã hội ổn định nhằm tạo ra môi trường
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Có thể nói sự ổn
định chính trị và kinh tế là nhân tố tạo sức hấp dẫn rất lớn đối với các doanh nghiệp
nước ngoài. Trong những năm gần đây cùng với sự ổn định chính trị và cố gắng ổn
định vĩ mơ nền kinh tế như khắc phục tình trạng nhập siêu, kiềm chế lạm phát xuống
đến mức thấp nhất. Chúng ta đã thu hút được rất lớn đầu tư nước ngoài vào trong nước
và đã tạo được cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào hoạt động kinh
doanh quốc tế. Trong những năm tới, để khuyến khích các hoạt động kinh tế đối ngoại
và khuyến khích xuất khẩu thì bên cạnh việc ổn định chính trị và kinh tế. Chúng ta cần
giữ vững quan hệ hoà bình với các nước trong khu vực và trên thế giới, đẩy mạnh quan
hệ hợp tác hữu nghị với các nước, tạo bầu khơng khí thuận lợi cho hoạt động kinh
doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu của các nước nói riêng.


- Cần có giải pháp giám sát việc nhập khẩu, lưu thông, sử dụng chất kháng
sinh cấm trên thị trường; kiểm tra nguyên liệu tại các cơ sở bảo quản và đại lý thu mua
nguyên liệu thủy sản; biện pháp kiểm soát kháng sinh cấm từ các nhà máy sản xuất
thức ăn cho ngành thủy sản, từ những hóa chất xử lý mơi trường ni tơm…Đồng thời


cần tuyên truyền ý thức người nuôi, ngư dân trong việc sử dụng hóa chất kháng sinh bị
cấm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

pháp hết sức căn bản nhưng lại mang tính tổng hợp cao bởi nó cần sự phối hợp của
chính phủ, của mọi ngành chức năng và các định chế xã hội, văn hoá. Về mặt cơ sở
pháp lý, quyền sở hữu tài sản phải được quy định rõ ràng, các quy chế của chính phủ
phải được xác định một cách thận trọng, mức độ can thiệp hành chính tùy tiện được tối
thiểu hố, hệ thống thuế phải đơn giản, khơng tham nhũng, các tiến trình pháp lý phải
cơng bằng hiệu quả.


Việt Nam đang trong quá trình cải cách về mặt thể chế . Do vậy cần rất nhiều
thời gian để hồn thiện một mơi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp trước hết là
trong nước.


<b> III.3.2. Đối với công ty</b>


- Cơng ty cần hồn tất các cổ phần hóa và có những biện pháp để huy
động vốn nhàn rỗi của các thành viên trong công ty và trong dân.


- Công ty phải đẩy mạnh hướng nâng cao chất lượng tạo ra nhiều giá trị
gia tăng, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, tiếp tục giảm tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu
sơ chế, tăng cường xuất khẩu thành phẩm bán thẳng vào các siêu thị. Mở rộng và đa
dạng hóa sản phẩm chế biến, nâng cao các mặt hàng truyền thống đồng thời tạo ra
nhiều sản phẩm mới.


- Tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, ứng dụng các
thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.


- Công ty cần xây dựng cho mình một thương hiệu. Cần đẩy mạnh tiêu thụ
nội địa để khách hàng biết đến mình. Cơng ty cần xây dựng một đại lý hoàn chỉnh,


rộng rãi trên từng thị trường để phân phối sản phẩm vào từng ngõ ngách của thị
trường. Đồng thời mở rộng các của hàng ở những thị trường cần thiết, có đội ngũ nhân
viên bán hàng am hiểu về nghiệp vụ bởi lẽ khách hàng khơng chỉ mua sản phẩm mà
cịn mua cả phong cách phục vụ nữa.


- Sản xuất sản phẩm an toàn về chất lượng và vệ sinh thực phẩm theo
hướng đồng bộ tiên tiến hiện đại trong tất cả các khâu từ khâu khai thác, thu mua, vận
chuyển, chế biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108></div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

<b>KẾT LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×