Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lý luận về cạnh tranh và sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.75 KB, 17 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế đang là đòi hỏi khách quan, ảnh hưởng mạnh
mẽ tới sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia trên toàn thế giới ngày
nay. Trong xu thế đó, vấn đề nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của
hàng hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng dối với sự thành công của tiến trình
hội nhập kinh tế. Riêng trong lĩnh vực thương mại quốc tề, năng lực cạnh
tranh của mỗi quốc gia về cơ bản phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần có một nền kinh
tế tăng trưởng và phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ
công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội cần phải xây dựng trên những thành tựu mới nhất, tiên tiến
nhất của khoa học công nghệ. Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa đang
phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật và công
nghệ hiện đại phát triển rất nhanh chóng; những thuận lợi về khách quan và
chủ quan, có nhiều thời cơ và cũng có nhiều nguy cơ, vừa tạo ra vận hội mới,
vừa cản trở thách thức nền kinh tế của chúng ta, đan xen lẫn nhau tác động lẫn
nhau. Vì vậy, đất nước chúng ta phải chủ động sáng tạo nắm lấy thời cơ, phát
huy những thuận lợi đặc biệt là tăng sức cạnh tranh của chúng ta trên thị
trường trong nước và quốc tế .
Sống trong thời kỳ đổi mới của một đất nước đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với xu thế hội nhập, mở cửa nền kinh tế, em
thấy mình cần phải quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế của đất nước
mình . Vì vậy em chọn đề tài: “Lý luận về cạnh tranh và sự vận dụng vào thực
tiễn Việt Nam” để nghiên cứu và trang bị thêm kiến thức cho mình. Với vốn
Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kiến thức còn hạn chế bài viết của em không tránh khỏi những thiếu xót. Rất
mong được sự hướng dẫn, giúp đỡ của Thầy giáo để bài viết của em được
hoàn thiện hơn .


Em xin chân thành cảm ơn !

Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN NỘI DUNG
I. CẠNH TRANH VÀ QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ
HÀNG HÓA.
1. Cạnh tranh hàng hóa:
Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với
nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ nhằm giành giật những
điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình.
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa không phụ thộc vào ý
muốn của con người. Những người sản xuất phải tiêu thụ hàng hóa có điều kiện sản xuất
khác nhau như trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn, không gian môi trường sản
xuất, điều kiện nguyên vật liệu…Do đó chi phí lao động cá biệt khác nhau, kết quả là có
người lãi nhiều, người lãi ít, người thua lỗ, người bị phá sản. Để giành lấy các điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, họ buộc phải cạnh tranh. Hơn nữa, những điều
kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lại thường xuyên biến động, do đó cạnh tranh không
ngừng tiếp diễn.
Cạnh tranh có vai trò tích cực trong nền sản xuất hàng hóa, buộc người sản xuất
không những phải thường xuyên động não tích cực, nhạy bén, năng động thường xuyên cải
tiến kỹ thuật, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới… mà còn cải tiến chất lượng, hình thức
mẫu mã, làm cho sản xuất gắn với người tiêu dùng, phục vụ nhu cầu xã hội tốt hơn. Thực tế:
ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ bảo thủ, kém phát
triển.
Quy luật cạnh tranh có tác động đào thải cái lạc hậu, tiến bộ để thúc đẩy sản xuất
hàng hóa phát triển.
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng đồng thời để lại những hậu quả tiêu cực.
Đó là sự phân hóa người sản xuất hàng hóa, làm phá sản những người sản xuất gặp khó khăn

do trình độ công nghệ thấp, ít vốn, gặp rủi do, tai nạn hoặc rơi vào những hoàn cảnh điều
kiện không thuận lợi.
2. Quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
2.1. Khái niệm và vai trò của cạnh tranh:
Cạnh tranh là một khái niệm rộng không những tồn tại trong lĩnh vực kinh tế mà
còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội. Trong kinh tế thị trường, các chủ thể hành vi kinh tế vì lợi
ích riêng của bản thân mình mà tiến hành cạnh tranh với nhau. Cạnh tranh được hiểu là sự
đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình. Cạnh tranh là
yếu tố cơ bản của cơ chế thị trường. Nó là hiện tượng tự nhiên, tất yếu của kinh tế thị
trường, ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh.
Cạnh tranh được phân thành cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các
ngành, cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh và cạnh
Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tranh không lành mạnh. Cạnh tranh có thể diễn ra giữa những người sản xuất với nhau, giữa
người sản xuất với người tiêu dùng và giữa người tiêu dùng với nhau.
Trong cạnh tranh người ta có thể dùng nhiều biện pháp, thủ đoạn khác nhau:
- Nếu là cạnh tranh lành mạnh: tìm cách thắng đối thủ bằng cách nâng cao chất
lượng, cải tiến mẫu mã, quảng cáo thông tin để kích thích người tiêu dùng.
- Nếu là cạnh tranh không lành mạnh: dùng các thủ đoạn phi kinh tế như đầu cơ tích
trữ, bán phá giá, tác động qua bộ máy chính quyền để tiêu diệt đối thủ.
- Cạnh tranh là một quy luật của kinh tế hàng hóa mang tính phổ biến khách quan
không phụ thuộc vào ý muốn con người. Quy luật cạnh tranh quy định việc sản suất kinh
doanh phải đạt hiệu quả cao, giành được lợi ích lớn nhất bằng các biện pháp kinh tế hợp
pháp.
2.2. Yêu cầu của cạnh tranh
- Trong sản xuất, cạnh tranh đòi hỏi các nhà sản xuất phải dùng mọi biện pháp, phát
huy mọi khả năng để làm cho hàng hóa dịch vụ chiếm được thiện cảm và sự chấp nhận của
người tiêu dùng, qua đó chiếm ưu thế trên thị trường và thu được nhiêu lợi ích nhất.
- Trong trao đổi, quy luật cạnh tranh đòi hỏi người bán cũng như người mua hàng

hóa phải nghiên cứu thị trường để có quyết định đúng đắn và thu được lợi ích lớn nhất.
2.3. Tác dụng của cạnh tranh:
+ Tích cực:
- Góp phần loại bỏ những nhà sản xuất kém hiệu quả, công nghiệp lạc hậu, giá
thành cao, thúc đẩy sự phát triển không ngừng của xã hội.
- Góp phần tạo nên sự sống động trong nền kinh tế buộc các nhà sản xuất phải luôn
nhạy bén sáng tạo, thường xuyên cải tiến kỹ thuật công nghệ mới, đổi mới tổ chức quản lý…
làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa.
Thúc đẩy việc đáp ứng yêu cầu xã hội ngày càng tốt hơn về chất lượng, giá cả,
chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng hàng hóa, dịch vụ.
+ Tiêu cực:
- Có thể gây ra những lãng phí cho xã hội, làm thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng.
- Có thể gây ra sự bất ổn về kinh tế cũng như xã hội, các đối thủ cạnh tranh có thể
áp dụng các thủ đoạn phá giá, cạnh tranh phi pháp… làm xói mòn đạo đức xã hội.
II. CẠNH TRANH TRONG NỘI BỘ NGÀNH VÀ CẠNH TRANH GIỮA
CÁC NGÀNH:
1. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá thị trường
Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Cạnh
tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa những ngưòi sản xuất, kinh doanh hàng hoá
nhằm giành giật những điều kiện có lợi về sản xuát và tiêu thụ hàng hoá, để thu lợi nhuận
cao nhất. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là động lực.
Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, tồn tại hai loại cạnh tranh là: cạnh tranh trong nội
bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một
ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi tronh
sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi hơn để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Biện pháp cạnh tranh: các nhà tư bản thường xuyên cải biến kỹ thuật, nâng cao
năng suất lao động làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội
Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48
Website: Email : Tel : 0918.775.368

của hàng hoá đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là sự hình thành nên giá xã hội (giá thị trường)
của từng loại hàng hoá. điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổ do kỹ thuật
sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên, giá trị xã hội ( giá trị thị trường) của hàng
hoá giảm xuống. Chúng ta biết rằng, trong các đơn vị sản xuất khác nhau, do điều kiện sản
xuất (điều kiện kỹ thuật, tổ chức sản xuất, trình độ tay nghề công nhân…) khác nhau, cho
nên hàng hoá có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường các hàng hoá phải bán theo
giá trị xã hội - giá thị trường.
Theo C.Mác, “một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những
hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, lại phải coi giá trị
thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung
bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu
vực này”.
2. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân:
Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuát khác nhau,
nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.
Biện pháp cạnh tranh: Tự do di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác nghĩa
là tự phát phân phối tư bản vào các ngành sản xuất khác nhau.
Kết quả các cuộc cạnh tranh này là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, và giá trị
hàng hoá chuyển thành giá cả sản xuất.
Chúng ta đều biết, ở các ngành sản xuất có những điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ
thuật và tổ chức quản lý khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Ví dụ:
Ngành
sản xuất
Chi phí sản
xuất
m’ (%)
Khối lượng (m)
p’ (%)

Cơ khí 80c + 20v 100 20 20
Dệt 70c + 30v 100 30 30
Da 60c +40v 100 40 40
Như vậy, cùng một lượng tư bản đầu tư, nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ
suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể bằng lòng, đứng yên ở những ngành có tỷ
suất lợi nhuận thấp. Trong ví dụ trên, các nhà tư bản ở ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của
mình sang ngành đã làm cho sản phẩm ở ngành da nhiều lên (cung lớn hơn cầu), do đó giá
cả hàng hoá ở ngành da sẽ hạ xuống thấp hơn giá trị của nó. Ngược lại sản phẩm ở ngành cơ
khí sẽ giảm đi nên giá cả sẽ cao hơn giá trị, và do đó lợi nhuận ở ngành cơ khí sẽ tăng lên.
Như vậy, do hiện tượng di chuyển tư bản tự do từ ngành này sang ngành khác, làm cho
ngành có cung (hàng hoá) nhỏ hơn ngành có cầu (hàng hoá) thì giá cả giảm xuuống, còn
ngành có cầu ( hàng hoá) lớn hơn ngành có cung (hàng hoá) thì giá cả tăng lên. Sự tự do di
chuyển tư bản tư ngàh này sang ngành khác làm thay đổi cả tỷ suất lợi nhuận cá biệt vốn có
Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của các ngành. sự tự do di chuyển tư bản này chỉ tạm dừng lại khi tỷ suất lợi nhuận ở tất cả
các ngành đều xấp xỉ bằng nhau.
C.Mác viết: …Những tỷ suất lợi nhuận hình thành trong những ngành sản xuất
khác nhau, lúc đầu rất khác nhau. Do ảnh hưởng của cạnh tranh, những tỷ suất lợi nhuận
khác nhau do đó san bằng thành tỷ suất lợi nhuận chung, đó là con số trung bình của tất cả
những tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất
đều tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân và do đó nếu có số tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào
ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận băng nhau.
Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn
nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân không
làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản.
Tỷ suất lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư. Tỷ suất lợi
nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản của họ đầu tư vào đâu thì có lợi hơn. Do đó việc thu lợi
nhuận và thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận là động lực thúc đẩy các nhà tư bản, là mục tiêu cạnh

tranh của các nhà tư bản.
Sự thèm khát lợi nhuận của các nhà tư bản không có giới hạn. Mức tỷ suất lợi
nhuận cao bao nhiêu cũng không thỏa mãn được lòng tham vô đáy của chúng. Vì vậy trên
thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất
biến, như sử dụng máy móc, thiết bị nhà xưởng, nhà kho, phương tiện vận tải với hiệu quả
cao nhất; kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, thay thế nguyên liệu đắt tiền bằng
những nguyên liệu rẻ tiền, giảm những chi tiêu bảo hiẻm lao động, bảo vệ môi trường, giảm
tiêu hao vật tư năng lượng và tận dụng phế thải để sản hàng hóa. Trong cùng một lượng tư
bản như nhau đầu tư vào các ngành sản xuất khác nhau, tỷ suất lợi nhuận thu được khác
nhau. Vì vậy, các nhà tư bản ra sức cạnh trạnh kịch liệt với nhau và dẫn tới việc hình thành
tỷ suất lợi nhuận bình quân.
III. CẠNH TRANH ĐỘC QUYỀN:
Trong chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, cơ chế điều tiết nền sản
xuất xã hội có những thay đổi lớn. Sự kết hợp hữu cơ giữa các quan hệ thị
trường với sự tác động tập trung của nhà nước tạo ra một hệ thống thống nhất
điều tiết độc quyền nhà nước. Cơ chế độc quyền tự do cạnh tranh và cơ chế
độc quyền tư nhân đều có nhũng mặt tích cực và tiêu cực. Khi trình độ xã hội
hóa của lực lượng sản xuất đã vượt khỏi giới hạn điều tiết của cơ chế thị
trường và độc quyền tư nhân thì tất yếu đòi hỏi phải được sự bổ sung bằng sự
điều tiết của nhà nước. Mặt khác, sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích
cực và hạn chế, đôi khi những sai lầm trong sự điều tiết kinh tế của nhà nước
mang lại hậu quả tai hại hơn cả tác động tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc
quyền tư nhân. Vì thế, cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền
nhà nước là sự dung hợp cả ba cơ chế; thị trường,độc quyền tư nhân và điều
tiết của nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của
từng cơ chế. Hay nói cách khác, đó là cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà
Lưu Thị Lan Anh Lớp: Bảo Hiểm xã hội 48

×