Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

nha giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.09 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đôi điều về nhà giáo thời kháng chiến </b>


<b>chống Mỹ</b>



Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Đặng Huỳnh Mai, trong thời kỳ kháng chiến,
cả nước có khoảng 3.000 cán bộ giáo viên chi viện vào Nam với 29 đợt điều động (từ
năm 1961 đến 1975). Trên 9.000 nhà giáo kháng chiến tại chỗ từ làng xã đến cán bộ tiểu
ban giáo dục huyện, tỉnh đã tạo nên một đội ngũ nhà giáo hoạt động giáo dục sơi nổi
trong vùng giải phóng, góp phần hình thành một hệ thống giáo dục phục vụ kháng chiến
<i><b>Trải dài theo những năm tháng cách mạng, đặc biệt là trong những năm kháng chiến </b></i>
<i><b>chống Pháp và chống Mỹ, xuất phát từ quan điểm sáng suốt và chính xác về con </b></i>
<i><b>người nên Bác và Đảng ta rất quan tâm tới công tác giáo dục. Nhân tố con người là </b></i>
<i><b>nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc đấu tranh, cũng là nhân tố mà chúng ta có </b></i>
<i><b>thể chủ động trong việc xây dựng và phát triển để tích luỹ tiềm lực cho cách mạng so </b></i>
<i><b>với những nhân tố khác, chẳng hạn như vũ khí, kỹ thuật.</b></i>


Ở miền Nam kể từ khi ngừng chiến theo Hiệp định Geneva, giáo dục kháng chiến thời
chống Pháp vẫn được tiếp tục duy trì ở nhiều nơi (mức độ và hình thức có biến hố,
chuyển đổi) và tiếp nối nó là giáo dục giải phóng thời kháng chiến chống Mỹ.


Ở miền Nam với đội ngũ nhà giáo kháng chiến đầy trách nhiệm và tâm huyết. Có các nhà
giáo đã tham gia kháng chiến chống Pháp, các nhà giáo đi B, trong đó có nhiều người quê
ở miền Nam và các nhà giáo quê ở miền Bắc vào Nam phục vụ.


Những nhà giáo đi B đã được Ban Tổ chức Trung ương lựa chọn rất kỹ. Qua các lớp học
tập ở Bộ Giáo dục rồi Ban Thống nhất Trung ương. Tuyệt đại đa số các nhà giáo đi B có
tinh thần rất cao. Người mong sớm được về quê hương phục vụ bà con, người mong thể
hiện được tình cảm “Tất cả vì miền Nam thân yêu”, trong số những người xung phong
vào Nam dạy học, có đồng chí xung phong nhiều lần mới được đi.


Tính từ tháng 5-1961 đến tháng 12-1974, đã có 31 đồn giáo viên được cử vào Nam công
tác, với số lượng là 2.752 người, trong đó có 14 đồn vào Nam bộ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Theo thống kê chưa đầy đủ, đã có gần 700 nhà giáo kháng chiến hy sinh, trong đó có trên
100 nhà giáo đi B. Tiếc thương quá, đau xót quá vì nhiều tài năng trẻ đã sớm ra đi. Bốn
mươi năm sau khi vào Nam, Nguyễn Khoa Điềm viết:


<i>“Không ai biết cuộc chiến đấu dữ dội đến nhường ấy</i>
<i>Khơng ai biết máu chảy đến nhường ấy”</i>


Thời đó cịn có những nhà giáo được động viên vào qn đội rồi gia nhập quân giải
phóng trực tiếp cầm súng chiến đấu với nhiệm vụ của một chiến binh. Theo thống kê
chưa đầy đủ, có 1.247 chiến sĩ nguyên là thầy giáo đã hy sinh (Báo GD-TĐ đã công bố
danh sách năm 1997).


Chiến tranh ác liệt mà vẫn làm được giáo dục, vì sao vậy? Trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, giáo dục vẫn được duy trì và vào những thời gian, ở những khơng gian thích hợp nó
cịn được phát triển, vì lẽ giáo dục gắn chặt với nhân dân, nhà giáo liên hệ chặt chẽ với
quần chúng.


<i>“Hai vai kiếm bút, giáo viên cùng bộ đội xông pha</i>
<i>Một dạ sắt son, trường học với dân thơn gắn bó”</i>


Thương u con trẻ (nhất là trong hồn cảnh chiến tranh) và gắn bó với nhân dân là bí
quyết thành cơng của hoạt động giáo dục trong kháng chiến. Vấn đề tưởng là xưa nhưng
tôi nghĩ vẫn là mới đối với giáo dục hiện nay.


Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, tơi ghi những dịng này để nhớ tới những gương sáng và
sự hy sinh của các nhà giáo một thời oanh liệt sáng trong, mong sao:


<i>Đạo làm thầy mãi mãi nêu cao</i>
<i>Gương trí thức đời đời sáng tỏ</i>



</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×