Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác QUẢN lý DI sản và PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH PHỐ HIẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.79 KB, 25 trang )

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI SẢN
VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH PHỐ HIẾN

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di sản

Cơ chế chính sách
Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, giáo dục cho dân
địa phương về bảo vệ các điểm di tích trong khu di tích
Triển khai cơng tác tun truyền như mở các lớp tập
huấn cho nhân dân để người dân hiểu được họ vừa là người
bảo vệ vừa là người được hưởng lợi từ việc bảo vệ, phát
huy giá trị di sản. Chỉ có như vậy, người dân mới có ý thức
và những hành động thiết thực nhất trong việc giữ gìn các
di sản văn hóa. Mặt khác, chú trọng đến đối tượng là các
người trẻ, theo khẩu hiệu: “Di sản nằm trong thế hệ trẻ” của
UNESCO và cung cấp thông tin về khu di tích cho mọi
người, bắt đầu từ trẻ em đến trường thơng qua những hoạt
động ngoại khóa, những chương trình lồng ghép trong các
mơn học, dần dần đưa những giá trị cốt lõi hồn dân tộc của
các di sản văn hóa đến thanh thiếu niên.
Phối hợp với các ban ngành liên quan, cơ quan báo
chí, phát thanh truyền hình từ xã, huyện ,thành phố thực
hiện các chương trình về bảo vệ, phát huy giá trị của khu di


tích Phố Hiến. Chính quyền chọn một ngày để tổ chức tơn
vinh Di tích quốc gia đặc biệt khu di tích Phố Hiến, phát
động các chiến dịch “Tơn trọng di tích văn hóa”. Treo khẩu
hiệu, băng rơn ủng hộ chiến dịch ở những nơi công cộng
trên địa bàn huyện, thành phố thu hút sự chú ý của người
dân, du khách. Để từ đó, vừa giới thiệu vừa tơn vinh di sản


văn hóa khu di tích Phố Hiến. Đồng thời, nâng cao ý thức
trách nhiệm của nhân dân, khách du lịch trong việc bảo vệ,
phát huy giá trị của khu di tích này.
Dùng các hình thức khác để đẩy mạnh cơng tác tuyên
truyền như: Báo, đài phát thanh, tờ rơi, tệp giới thiệu, xuất
bản các ấn phẩm sách báo giới thiệu về các di tích trong
Khu di tích,… Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, các tổ
chức đoàn thể ở địa phương cần thực hiện tốt văn bản
hướng dẫn của Nhà nước. Tăng cường tuyên truyền phổ
biến tới cộng đồng dân cư nhằm thu hút mọi tầng lớp người
dân tham gia tích cực vào việc bảo tồn phát huy giá trị di
tích thơng qua các quy định như: Luật di sản văn hóa năm
2001 được sử đổi, bổ sung năm 2009; Nghị định số
98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Thơng tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của


Bộ VHTTDL quy định chi tiết một số quy định về bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích; Cơng văn số 1071/UB-VX
ngày 17/6/2009 của UBND tỉnh Hưng Yên “về việc tăng
cường các biện pháp quản lý di tích và các hoạt động bảo
quản, tu bổ và phục hồi di tích” Tuyên truyền giáo dục về
các giá trị di sản văn hóa Phố Hiến cho cán bộ và nhân dân
địa phương.
Hồn thiện bộ máy quản lý di tích
Ban quản lý khu di tích Phố Hiến được thành lập dựa
trên sự cần thiết để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ tình hình
thực tế. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động dựa trên cơ sở

là những cán bộ chun mơn, có kinh nghiệm trong lĩnh
vực quản lý di sản văn hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
quản lý khai thác, phát huy được tác dụng, giá trị của Khu
di tích Phố Hiến. Hiện tại, nên tổ chức đào tạo cũng như
tuyển dụng những người làm công tác quản lý di tích,
thuyết minh giới thiệu di tích, giải thích về truyền thuyết,
lịch sử của di tích cho khách quan, đặc biệt là những người
chun mơn có trình độ ngoại ngữ tốt, giỏi chữ Hán.
Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động của BQL khu
di tích Phố Hiến, đồng thời củng cố các ban quản lý di tích
cơ sở xã, phường, thị trấn nơi có di tích tồn tại.
Đầu tư kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo,
tu bổ khu di tích Phố Hiến


Có thể nhận thấy tại một số di tích trong khu di tích có
nhiều nguồn lực để khai thác và phát huy các giá trị di tích
như:
Nguồn đầu tiên: Nhiều di tích được tu bổ, tơn tạo hồn
tồn bằng chi phí đóng góp của nhân dân địa phương với
kinh phí đầu tư cho mỗi di tích như: chùa Chng, chùa Nễ
Châu,…Nhiều di tích khác huy động từ nguồn xã hội hóa
như đền Mẫu.. Có người dân đã quyên góp số tiền lên tới
vài chục triệu đồng để tu bổ, tái tạo lại một đền, chùa…
Nguồn thứ hai: Hình thức cơng đức, ủng hộ của nhân
dân cũng phong phú, ngoài việc cơng đức bằng tiền mặt cịn
có các hình thức qun góp khác như vật liệu xây dựng,
cơng đức các đồ thờ tự, cơng sức bảo vệ, gìn giữ di tích.
Chính nhờ kinh phí của nhà nước và kinh phí của nhân dân
đóng góp mà những năm gần đây nhiều di tích nằm trong

khu di tích Phố Hiến được tu bổ, tôn tạo khang trang sạch
đẹp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tơn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân địa phương, phục vụ tốt hơn nữa đời sống tinh
thần của cộng đồng.
Nguồn thứ ba: Nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị
di tích. Tồn bộ các di tích trong khu di tích hiện nay đều
chưa thu phí khách tham quan, nguồn thu chủ yếu từ tiền
đặt lễ của nhân dân đến lễ thần Phật nên lượng phí này khá
ít.


Nguồn thứ tư: Nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế.
Những năm qua, tỉnh Hưng Yên đã bước đầu tranh thủ được
sự đầu tư, hỗ trợ cho việc bảo tồn DTLSVH của một số tổ
chức phi chính phủ như Quỹ phát triển văn hóa Việt NamĐan Mạch, quỹ phát triển văn hóa Việt Nam-Thụy Điển.
Mặc dù kinh phí hỗ trợ cho các di tích của tỉnh khơng nhiều
nhưng đây có thể là bước khởi đầu tích cực cho việc đa
dạng hóa huy động các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo hệ
thống DTLSVH trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Nhiều di tích trong khu di tích Phố Hiến đang xuống
cấp nghiêm trọng. Với giá trị lịch sử kiến trúc của Khu di
tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến cần có sự đầu tư tu bổ hợp
lý để bảo tồn và phát huy giá trị của nó bền vững.
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lí các vi
phạm về di sản văn hóa theo quy định của Luật di sản văn
hóa
Thành phố Hưng Yên cần triển khai có hiệu quả phân
cấp về quản lý di sản văn hóa tại khu di tích Phố Hiến.
Phịng Văn hóa và Thơng tin thành phố trực tiếp quản lý hồ
sơ của tất cả các di sản văn hóa; Phân cơng chun viên

quản, giám sát hoạt động bảo tồn, khai thác di sản văn hóa.
Ban hành chính sách quản lý, sử dụng các nguồn tài
chính của các di tích như tiền cơng đức, tài trợ, theo định


hướng ưu tiên sử dụng các nguồn thu của di tích cho việc tu
bổ, tơn tạo di tích.
Cơng tác quản lý di sản văn hóa nên có cơ chế quản lý
tuân thủ nghiêm túc các quy định của Luật di sản văn hóa,
quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi các di tích. Có cách
quản lý phù hợp đối với biên giới di tích bằng cách: di dời
các hộ dân sinh sống trong phạm vi địa chính của di tích,
giải tỏa họp chợ, kinh doanh bn bán trái phép để trả lại
cảnh quan mơi trường vốn có.
Để di tích được khai thác và phát huy tốt giá trị đòi hỏi
phải có sự đồng bộ ở các cấp quản lý và có hệ thống chính
sách hồn chỉnh ở tất cả các mặt như:
Đầu tiên: Các cấp chính quyền cần thực hiện hiệu quả
Luật di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của
chính phủ, tỉnh Hưng Yên cho hoạt động bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa khu di tích Phố Hiến.
Thứ hai: Cần sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã
hội trên địa bàn thành phố như: Mặt trận tổ quốc, Hội Nông
dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,… triển khai nhiệm vụ
bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng các cán bộ
đảng viên, thị trấn, xã, khu dân cư nơi có di sản văn hóa.
Thứ ba: BQL di tích Phố Hiến phải là cầu nối giữa các
khâu của cơng tác quản lý DTLSVH cần hợp tác, phối hợp
phịng văn hóa UBND thành phố Hưng Yên thực hiện tốt



các khâu trong cơng tác quản lý di tích. Đồng thời BQL di
tích Phố Hiến cần báo cáo, tăng cường sự hỗ trợ từ Sở
VHTTDL tỉnh trong việc giám sát hoạt động tu bổ, tơn tạo
các di tích tránh để tình trạng xảy ra việc tu bổ, tơn tạo
khơng đúng nguồn gốc và thiết kế đã được phê duyệt; chủ
động phát hiện và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết kịp
thời những vi phạm về di tích.
Thứ tư: Để cơng tác quản lý khu di tích Phố Hiến tốt
hơn cần có sự tham gia, phối hợp giữa các ban ngành, chức
năng của địa phương như Thanh tra Sở đẩy mạnh cơng trình
xây dựng xung quanh khu vực bảo vệ di tích. Phịng Tài
chính Ngân sách thành phố cần xây dựng và đề xuất các
phương án huy động các nguồn vốn đầu tư cho nâng cấp,
tơn tạo di tích. BQL di tích Phố Hiến cần chủ động phối hợp
và triển khai các dự án đầu tư, tôn tạo tu bổ di tích một cách
có hiệu quả và đảm bảo chất lượng đề ra.
Thứ năm: Các cơ quan quản lý di tích cần có một định
hướng cụ thể cho cơng tác quản lý di tích. Cần có quy định,
cơ chế, chính sách chủ động bảo tồn, phát huy giá trị của di
tích đồng thời cùng nhau trao đổi, học tập kinh nghiệm và
cách thức quản lý với những cơ quan quản lý di tích ở các
địa phương khác. Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về
di tích, tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa tiến bộ,


lành mạnh phát triển trong các di tích, chủ động phịng,
chống phá hoại di tích. Các ngành liên quan cần có biện
pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
Thứ sáu: xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động

được cao nhất sự tham gia của toàn xã hội, sử dụng đúng
mục đích, có hiệu quả sự đóng góp trí tuệ và vật chất của
toàn xã hội cho sự phát triển giá trị di tích, tạo điều kiện để
nhân dân được trực tiếp tham gia và thụ hưởng kết quả do
hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị khu di tích.
Thứ bảy: Đa dạng nguồn vốn cho hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị Khu di tích, đầu tư thích hợp và có trọng
tâm cho các hoạt động bảo vệ; đưa các chính sách thu hút
nguồn vốn .
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học
Năm 2014, Ban quản lý di tích tỉnh đã tham mưu với
Sở VHTTDL mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng cho
đội ngũ cán bộ làm công tác thuyết minh tại điểm, các đồng
chí phụ trách quản lý tại di tích trong đó có nhiều nội dung
nghiệp vụ đề cập đến BQL di tích tại Khu di tích Phố Hiến.
100% cán bộ làm công tác quản lý, nghiệp vụ chuyên môn,
thuyết minh viên tại khu di tích được cử tham gia học tập.
Một số cán bộ cịn chủ động, tích cực trong việc tự nâng
cao trình độ chun mơn, đã đăng ký học các lớp thuyết
minh viên theo chuẩn EU, với mục tiêu đi trước, đón đầu


cho một tương lai khu di tích trở thành một điểm đến khơng
chỉ khách du lịch trong nước mà cịn hướng đến khách du
lịch nước ngoài.
Hoạt động nghiên cứu khoa học được đẩy mạnh, là
nhiệm vụ, là tiêu chí đánh giá của các đồng chí cán bộ tại
các điểm di tích. Việc nghiên cứu khoa học khơng chỉ là
thực hiện đề tài được tỉnh giao hoặc các nhiệm vụ khoa học
do Sở VHTTDL, UBND thành phố phân công thực hiện.

Việc nghiên cứu khoa học tại chỗ, trong lĩnh vực được giao
thực hiện được BQL đề cao. Giúp cho mỗi cán bộ căn cứ
vào nhiệm vụ được giao vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa sáng
tạo tìm tịi để nâng cao chất lượng chun mơn, nghiệp vụ.
Nhưng điểm hạn chế đó là, tính ứng dụng thực tiễn của các
đề tài nghiên cứu chưa cao, cán bộ tham gia nghiên cứu
khoa học có trình độ chun mơn chưa đồng đều, tỷ lệ tham
gia cịn ít, số lượng đề rài nghiên cứu khoa học về di tích
cịn khiêm tốn, chính sách chưa đủ mạnh để thu hút mọi
nguồn lực tham gia phát triển nghiên cứu khoa học nhằm
vào phát huy giá trị di tích.
Tổ chức và triển khai thực hiện công tác quản lý di
sản
Nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo
tồn giá trị của Khu di tích


Di sản văn hóa là tài sản chung của nhân dân, mọi
cơng dân đều có quyền sử dụng, khai thác và phát huy giá
trị di tích phục vụ cho mục đích lành mạnh. Vì vậy, cơng
cuộc bảo vệ, giám sát và phát huy giá trị di tích cần sự tham
gia của cộng đồng, đưa di tích đến với cộng đồng. Yếu tố
quan trọng để di tích tồn tại bền vững từ quá khứ, đến hiện
tại và trong tương lai là sự ủng hộ của cộng đồng. Nhận
thức được điều đó, các cơ quan quản lý, bảo vệ cần nâng
cao nhận thức, coi đó là biện pháp thiết thực quan trọng.
Nâng cao vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn giá
trị của khu di tích là giải pháp tích cực nhằm thực hiện có
hiệu quả chủ chương xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị khu di tích Phố Hiến.

Áp dụng Luật, và để Luật đi vào cuộc sống có hiệu lực
trong thực tế, giúp các tổ chức cá nhân hiểu được giá trị của
di tích cần tăng cường tổ chức, phổ biến tuyên truyền, vận
động thực hiện Luật di sản văn hóa. Để từ đó có cách ứng
xử với di tích tích cực hơn, tránh tình trạng khơng hiểu luật
mà vi phạm luật, ngăn chặn những hành vi xâm hại tới di
tích. Muốn thực hiện tốt công tác này đội ngũ cán bộ địa
phương các cấp, cán bộ chuyên môn các ban ngành của khu


di tích Phố Hiến phải được tập trung đào tạo về công tác
quản lý cũng như chuyên môn, nghiệp vụ.
Người dân khơng chỉ là chủ nhân có trách nhiệm giữ
gìn khu di tích mà họ cịn được hưởng thụ lợi ích từ những
hoạt động khai thác khu di tích. Vì vậy, mối quan hệ giữa
trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng cư dân cần được giải
quyết ổn thỏa, hợp lý. Khu di tích Phố Hiến gồm nhiều
hạng mục cơng trình tơn giáo, tín ngưỡng nên sự linh thiêng
là một thuộc tính vơ cùng quan trọng của di tích. Cần quan
tâm giữ gìn sự linh thiêng ấy trong cơng cuộc bảo vệ và
phát huy giá trị di tích.
Hiện nay, việc huy động các cá nhân, tổ chức doanh
nghiệp đóng góp kinh phí để tu bổ di tích, hiến tặng hiện vật
cho bảo tàng nhà nước, tổ chức truyền dạy di sản
VHPVT… là việc đang được nhà nước khuyến khích. Từ
đó, cần bổ sung các quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ,
giảm hoặc miễn thuế cho các hoạt động được thực hiện từ
các nguồn kinh phí ngồi ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật về thuế. Mặt khác, khi nhân dân bỏ từng đồng
tiền đóng góp thì việc quản lý cần có sự giám sát thực hiện

sao cho hiệu quả. Sự tham gia của nhân dân khiến cho chính
bản thân mỗi người đóng góp thấy vai trò, quyền hạn của


mình ở di tích nhiều hơn, gắn bó với di tích nhiều hơn, bảo
vệ di tích nhiều hơn.
Quản lí khu di tích gắn liền phát triển kinh tế địa
phương
Một mặt khoanh vùng phạm vi di tích, ngăn chặn các
hành vi bn bán trái phép xâm lấn khu di tích, mặt khác
xây dựng các ki ốt phù hợp để người dân có chỗ bán hàng,
trưng bày các sản phẩm truyền thống địa phương .Như vậy,
vừa để phát triển kinh tế tăng thu nhập của người dân, vừa
quảng bá sản phẩm thành phố.
Quản lý khu di tích và phát triển kinh tế bằng cách
khai thác tiềm năng du lịch ở đây, quảng bá, thiết kế các
tour du lịch phù hợp với giá trị của khu tích và tiềm năng
của thành phố như các tour tìm hiểu giá trị văn hóa, kiến
trúc, tâm linh, các tour lễ hội, các tour nghiên cứu, các tour
du ngoạn ngắm cảnh, nông trại. Xây dựng các homstay lưu
trú để thu hút giới trẻ. Chúng tôi sẽ gợi ý những tour du lịch
ở phần tiếp theo.
Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Phố Hiến
Ngày nay do tính chất cấp bách về mặt thực tiễn
khơng chỉ vấn đề bảo vệ di tích trong mơi trường đơ thị


hiện đại mà sự phát huy các giá trị di tích thơng qua du lịch
cũng được sự quan tâm của cơ quan Nhà nước, các tổ chức
quần chúng trong nước cũng như nước ngồi.

Hồn thiện đội ngũ cơng tác phát triển du lịch tâm
linh khu di tích Phố Hiến
Đối với tình hình thực tế hiện nay, thành lập một ban
cơng tác du lịch có chun mơn được đào tạo du lịch tại khu
di tích Phố Hiến là cần thiết. Do đặc điểm của khu di tích
Phố Hiến là di tích quốc gia đặc biệt về lịch sử kiến trúc, vì
vậy mà cần có những cán bộ chun mơn về các mặt: 1. Am
hiểu trước hết là lịch sử Phố Hiến 2. Giá trị đặc điểm kiến
trúc tại khu di tích qua các thời kì 3. Giá trị văn hóa, lễ hội
truyền thống, tín ngưỡng dân gian Phố Hiến. Những năm
gần đây, thị trường du lịch tâm linh phát triển và nở rộ. Với
những giá trị hiện tại của khu di tích nếu có được một ban
ngành đào tạo có chun môn sâu phát triển du lịch tâm
linh, nhất định sẽ đem lại hiệu quả cao.
Bên cạnh vấn đề chuyên môn, nguồn nhân lực trong
ngành cần được đa dạng chuyên biệt từng nhóm. Vì vậy mà
cần tuyển dụng hoặc đào tạo các cán bộ chuyên quản lý;
chuyên nghiên cứu thị trường khách hàng; chuyên nghiên


cứu đưa các phương án tối ưu để đưa Phố Hiến từ tiềm năng
sang triển khai thực tế đem lại kết quả tốt nhất; các hướng
dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm trong khu di tích.
Đặc biệt là trình độ ngoại ngữ của các cán bộ cần được chú
trọng và cấp thiết. Có như vậy mới thu hút lượng du khách
khơng chỉ trong nước mà cịn nước ngồi. Tạo nên một thái
độ, một đội ngũ chuyên nghiệp và mạnh.
Hằng năm cần tổ chức 1 đến 2 lớp tập huấn về chuyên
ngành du lịch tâm linh nhằm nâng cao chất lượng của cán
bộ và cả cộng đồng dân cư, đặc biệt là các hướng dẫn viên,

thuyết minh viên tại điểm.
Đội ngũ công tác phát triển du lịch tâm linh cần có sự
kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức, đoàn thể liên
quan để đảm bảo các phương án hoạt động được triển khai
đúng, nhanh, chất lượng. Cùng nhau vận hành đem đến
những hiệu quả thiết thực nhất cho khu di tích Phố Hiến và
tỉnh Hưng n nói riêng, ngành du lịch tâm linh nói chung.
Tuyên truyền, quảng bá du lịch tâm linh khu di tích
Phố Hiến
Khu di tích Phố Hiến muốn thu hút du khách, phát huy
tốt giá trị của mình cần có sự tun truyền, quảng bá du lịch


phù hợp, cần có sự giao lưu, hội nhập về con người và văn
hóa. Vì vậy mà chính quyền, phịng Văn hóa thơng tin thành
phố, BQL khu di tích Phố Hiến phải chủ động tăng cường
hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là
khu vực miền bắc, khu vực đồng bằng sông Hồng để phát
triển tiềm năng du lịch văn hóa tâm linh.
Đưa ra các chỉ tiêu, phương án quảng bá thích hợp trên
các phương tiện đa dạng như sách, báo, tập ấn phẩm, đài
phát thanh, tổ chức các sự kiện giao lưu tìm hiểu về Phố
Hiến, các cuộc thi viết, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa hay lễ
hội Phố Hiến. Mở rộng quy mơ các lễ hội lớn để thu hút
nhiều du khách đến trong và ngồi nước. Quảng bá hình
ảnh Phố Hiến với nhiều giá trị đa dạng, cổ xưa, hấp dẫn.
Dưới sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mở một
trang wed chuyên biệt về Khu di tích Phố Hiến với các giá
trị văn hóa, quảng bá các lễ hội, làng nghề truyền thống, tín
ngưỡng dân gian. Liên kết với các website của Tổng cục Du

lịch, thành phố trung tâm du lịch của cả nước và 8 tỉnh
(Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh)
trong Chương trình hợp tác phát triển du lịch, các doanh


nghiệp lữ hành,…Kết hợp với các công ty du lịch, quảng bá
các tour du lịch tâm linh Phố Hiến.
Xây dựng quầy cung cấp thông tin và hỗ trợ khách du
lịch tại các tuyến, điểm du lịch.
Làm phóng sự, phim tư liệu, phim chuyên đề, chụp
ảnh, quảng cáo về du lịch Hưng Yên để quảng bá rộng rãi
các sản phẩm du lịch Hưng Yên tới thị trường du lịch trong
nước và quốc tế.
Tổ chức hội nghị, hội thảo để xúc tiến du lịch tâm linh
Phố Hiến. Hằng năm, phối hợp với Tổng cục du lịch để đón
các hãng lữ hành ,các ban ngành, phóng viên báo chí trong
và ngồi nước đến khảo sát các tuyến, điểm du lịch tâm
linh.Từ đó nghiên cứu, đẩy mạnh hơn nữa ngành du lịch
tâm linh tại Phố Hiến.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật
Quan tâm đầu tư ngân sách cho việc đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng vật chất cho du lịch. Nghiên cứu thành lập
Hiệp hội du lịch Hưng Yên về mặt kinh tế để vận động các
doanh nghiệp tổ chức đầu tư cho ngành du lịch.


Cần đẩy nhanh tiến độ của dự án đô thị cổ Phố Hiến
đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong đó có nội

dung quy hoạch bảo tồn tơn tạo khu di tích QGĐB Phố
Hiến gắn với phát triển du lịch. Tiếp tục nghiên cứu và từng
bước bảo tồn từng cụm, điểm di tích trên cơ sở hiện trạng
khn viên, khoanh vùng bảo vệ của di tích, kết hợp với
việc mở rộng một số điểm di tích trong một quy hoạch tổng
thể chung để có thể khai thác du lịch tâm linh Phố
Hiến.Tranh thủ, tập trung mọi nguồn lực để triển khai quy
hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy đô thị cổ Phố
Hiến gắn với phát triển du lịch. Đối với các cơng trình nằm
trong khu di tích là những cơng trình đang xuống cấp, đang
có nguy cơ mai một theo thời gian hay biến mất cần có kế
hoạch lưu trữ, bảo vệ lập tức.
Chính sách phát triển đô thị hiện đại chúng ta phải
vạch ra phương hướng ưu tiên cho việc bảo vệ các di tích
lịch sử văn hóa của thành phố Hưng Yên. Quy hoạch di sản
văn hóa gắn với du lịch nên có sự tình tốn, đề ra kế hoạch
theo mốc thời gian cụ thể, với tầm nhìn chiến lược. Tuy
nhiên, hoạt động du lịch nếu chỉ khai thác các di tích một
cách đơn lẻ thì hiệu quả mang lại khơng cao. Vì vậy cần có
sự gắn kết với các cơng trình dịch vụ thể thao, giải trí, cơng


trình phục vụ sự kiện du lịch, ẩm thực, các loại hình giải trí
đa dạng. Đi kèm với nó cần có một hệ thống dịch vụ tài
chính, thương mại, thơng tin viễn thơng…Vì vậy hồn thiện
cơ sở hạ tầng và xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật để
đáp ứng được nhu cầu của du khách là yêu cầu cấp thiết.
Đối với thành phố Hưng Yên tất yếu phải chấp nhận
sự xen kẽ giữa cơng trình xây dựng mới và di tích kiến trúc.
Nhưng các cơng trình kiến trúc hiện đại phải hịa nhập,

khơng lấn át, phá vỡ mơi trường lịch sử, tâm linh vốn có
của di tích. Trong những trường hợp tranh chấp hoạc bất
đồng ý kiến về việc phân bổ mặt bằng xây dựng chúng ta
nên dành thái độ ưu tiên cho các di tích bởi vì đó là tất cả
những gì q hiếm đã được sàng lọc thử thách qua một thời
gian rất dài.
Xây dựng tour du lịch tâm linh Phố Hiến
Bảo tồn kết hợp với du lịch bền vững chính là một
cách phát huy giá trị di sản, đưa di tích vào khai thác với
các tuyến tham quan du lịch. Để phát huy phát triển du lịch
tâm linh Phố Hiến, cần tập trung tham quan, khảo sát các
tuyến, tour như sau:
Tuyến du lịch nội tỉnh


Tuyến 1: Khám phá thương cảng Phố Hiến xưa- Cây
Nhãn tổ- vườn nhãn- Hồ An Vũ
Tuyến 2: Khám phá đất và người xứ Nhãn với các
điểm di tích: Tìm hiểu danh nhân Hưng n (Cụm di tích
Hải Thượng Lãn Ơng- di tích lịch sử quốc gia Khu lưu niệm
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh- nhà thờ Hoàng Thị Loan,
thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh-Làng cổ Đại Đồng- Khu di
tích Phố Hiến)
Tuyến 3: Khám phá vùng đất Văn Giang, Khoái Châu
(Nhà cổ Bắc bộ-Làng nghề răng bừa-Làng nghề trồng hoa
Phụng Cơng- Cây cảnh Văn Giang-Khu đơ thọ EcoparkKhu di tích Phố Hiến)
Tuyến 4: Hướng du khách đến với những di tích tiêu
biểu: Văn Miếu Xích Đằng-Chùa Chng-Đền Mẫu-Đình,
chùa Hiến- Cây nhãn tổ
Tuyến 5: Đền Đa Hịa-Khu di tích Phố Hiến (Kết hợp

du lịch sơng Hồng, Khu di tích “Tứ bất tử”)
Ngoài ra, kết hợp các lễ hội lớn trong năm của thành
phố Hưng Yến với tham quan toàn bộ Khu di tích Phố Hiến.
Tuyến du lịch liên tỉnh:


Tuyến 1: Khu di tích quốc gia Phố Hiến-Hà Nội theo
đường sơng Hồng.
Tuyến 2: Phố Hiến –Thái Bình-Nam Định theo đường
sông
Tuyến 3: Phố Hiến –Phố Nối-Hà Nội (QL39, QL5,
QL5B)
Tuyến 4: Phố Hiến-Phố Nối-Hải Dương-Hải PhòngHạ Long (QL 39, QL5)
Tuyến 5: Phố Hiến-Hà Nam-Hoa Lư-Tam Cốc Bích
Động-Nam Định-Thái Bình-Phố Hiến (QL1, QL10, QL39)
Tuyến 6: Phố Nối- Phố Hiến-Hải Dương-Hải PhịngThái Bình-Phố Hiến (QL39, QL5, QL10, QL39)
Ngoài các tuyến đưa ra ở trên, chúng tơi xin đưa ra
một số chương trình như sau:
Chương trình 1: Du lịch Sơng Hồng- Khu di tích Phố
Hiến (2 ngày 1 đêm): Hà Nội- Đa Hòa-Dạ Trạch-Phố
Hiến. Bên cạnh việc tham quan các làng nghề và di tích văn
hóa, để phục vụ thu hút du khách, có thể phục vụ các món
ăn truyền thống trên tàu, phục vụ các loại hình nghệ thuật
dân gian trên tàu.


Ngày 1: Du lịch sông Hồng (xuất phát từ Hà Nội-tham
quan Đa Hòa–Dạ Trạch, Nghỉ đêm tại Khách sạn Phố
Hiến). Với mục đích cho du khách tận mắt nhìn thấy hình
ảnh trên bến dưới thuyền của Phố Hiến một thời. Tour du

lịch này sẽ khai thác khi bến tàu Yên Lệnh hoàn thành, Phố
Hiến sẽ tái hiện lại cảnh sinh hoạt của cư dân, thương lái ở
bến Phố Hiến xưa. Đây là một tour du lịch với mong muốn
có thể giáo dục thế hệ trẻ về niềm tự hào quê hương một
thời phồn thịnh.
Ngày 2: Tham quan khu di tích Phố Hiến- Hà Nội: Với
mục đích tìm hiểu giá trị văn hóa, kiến trúc, tâm linh qua
các di tích kiến trúc và tôn giáo tiêu biểu. Du khách được
sống trong khơng gian cổ kính, linh thiêng.
Thời gian: Các tháng trong năm.
Đối tượng du khách: ngoài khách nội địa; khách hang
tiềm năng như Trung Quốc, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật
Bản,… là những nước trước đây từng có giao thương với
Phố Hiến.
Chương trình 2: Du lịch sinh thái Vườn Nhãn- Khu di
tích Phố Hiến.


Chương trình này kết hợp thăm quan làng nghề, vườn
nhãn Hưng n và thăm quan tìm hiểu khu di tích Phố
Hiến. Du khách được thăm quan những vườn nhãn hàng
trăm cây, xem người dân địa phương quay mật ong, hái
nhãn, chế biến long nhãn, chè sen long nhãn,.. Du khách có
thể tham gia cùng người dân địa phương, mua đặc sản. Bên
cạnh đó, du khách tìm hiểu tham quan khu di tích Phố Hiến
với giá trị tâm linh, kiến trúc, văn hóa, tín ngưỡng tiêu biểu.
Giúp du khách hiểu hơn về con người Hưng Yên.
Thời gian: Mùa nhãn từ tháng 4 đến hết tháng 8 dương
lịch.
Chương trình 3: Lễ hội trong năm - Khu di tích Phố

Hiến. Chương trình này kết hợp các lễ hội tôn giáo truyền
thống cùng tham quan, tìm hiểu khu di tích Phố Hiến.

Thứ nhất, trình bày các giải pháp nhằm nâng cao công
tác quản lý khu di tích Phố Hiến. Các giải pháp nêu ra gồm:
Giải pháp về cơ chế chính sách (Đẩy mạnh cơng tác tuyên
truyền, giáo dục cho dân địa phương về bảo vệ các điểm di
tích trong khu di tích; Hồn thiện bộ máy quản lý di tích;
Đầu tư hợp kinh phí cho công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo,


tu bổ khu di tích phố Hiến); Giải pháp về công tác quản lý
của nhà nước (Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử
lí các vi phạm về di sản văn hóa theo quy định của Luật di
sản văn hóa; Đẩy mạnh cơng tác nghiên cứu khoa học) ;
Giải pháp về tổ chức và triển khai thực hiện công tác quản
lý di sản (Đẩy mạnh cơng tác quản lí bảo vệ chống xâm lấn
khu di tích phố Hiến; Tăng cường công tác tu bổ và tôn tạo
các điểm trong khu di tích; Nâng cao vai trị của cộng đồng
trong hoạt động bảo tồn giá trị của khu di tích; Quản lí khu
di tích gắn liền phát triển kinh tế địa phương).
Thứ hai, trình bày các giải pháp nhằm nâng cao phát
triển du lịch tâm linh tại Khu di tích Phố Hiến. Với các giải
pháp như: Hoàn thiện đội ngũ cơng tác phát triển du lịch
tâm linh khu di tích phố Hiến; Tuyên truyền, quảng bá du
lịch tâm linh khu di tích phố Hiến; Hồn thiện cơ sở hạ tầng
và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật; Xây dựng tour du lịch
tâm linh phố Hiến.
Thành phố Hưng Yên – mảnh đất gắn liền với vị ngọt
của những trái nhãn lồng và những di tích lịch sử văn hóa

nổi tiếng. Một trong những di tích kiến trúc tiêu biểu chính
là khu di tích Phố Hiến. Đã nhiều thế kỉ trơi qua, với những
thăng trầm của lịch sử , biến đổi của tạo hóa, Phố Hiến đã


thay đổi nhiều, sông biển đã lùi xa, dấu vết của các phường
phố xưa đã mai một theo thời gian. Nhưng những giá trị về
văn hóa, kiến trúc, lịch sử của Phố Hiến vẫn còn nguyên giá
trị, là tư liệu quý giá để các thế hệ sau khai thác và tìm hiểu.
Cơng tác quản lý, bảo vệ và khai thác di sản Phố Hiến
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời đại này.
Trước hết đó là sự biết ơn của thế hệ sau đối với các bậc
tiền nhân thế hệ trước, sau là trách nhiệm bảo tồn di sản văn
hóa dân tộc mình. Theo tác giả nghiên cứu công tác quản lý,
bảo vệ và khai thác giá trị khu di tích Phố Hiến là mang tính
cấp thiết thể hiện giá trị vai trị của di tích đối với Hưng
Yên nói riêng và các di sản trong cả nước nói chung. Từ
nhận biết sâu sắc về vai trị vị trí của Phố Hiến giúp chúng
ta có cái nhìn tổng quan và đưa ra những đóng góp tích cực
hiệu quả để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Dựa vào những tài liệu nghiên cứu trước đó, những
cơng trình đã cơng bố về Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố
Hiến mà tác giả tổng hợp, hệ thống được. Từ đó xây dựng
các cơ sở để phục vụ cho mục đích nghiên cứu luận văn
này. Từ đó làm rõ vị trí, giá trị, vai trị của khu di tích Phố
Hiến đối với cư dân địa phương và thành phố Hưng Yên,
cũng như đặt trong bối cảnh cùng các di tích khác.


Đưa ra các chủ thể quản lý, vai trò nhiệm vụ chức

năng của các cấp, ban ngành liên quan. Thực trạng quản lý
di sản và phát triển du lịch tâm linh qua các yếu tố như:,
công tác tuyên truyền, trùng tu tôn tạo, quy hoạch bảo vệ,
dịch vụ, cơ sở vật chất công tác thanh tra, phối hợp của
cộng đồng địa phương, các tour tuyến du lịch đang được
triển khai…từ đó đánh giá vị thế của khu di tích Hưng Yên
trong bối cảnh hiện tại.
Cần có sự chung tay góp sức của nhà nước, chính
quyền các cấp, các ban ngành. Một mặt nâng cao vai trị,
trách nhiệm, trình độ chun môn của đội ngũ cán bộ, lãnh
đạo. Một mặt phát huy giá trị di tích trong đời sống hiện tại
và mai sau.


×