Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

XÂY DỰNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU lễ hội HOA BAN điện BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.07 KB, 51 trang )

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU LỄ HỘI
HOA BAN ĐIỆN BIÊN

Tổng quan về xây dựng và phát triển thương hiệu
Khái niệm thương hiệu
Thương hiệu là thuật ngữ xuất hiện đã từ rất lâu đời với ý nghĩa để
phân biệt hàng hóa của nhà sản xuất này với nhà sản xuất khác. Từ “thương
hiệu” (Brand) có nguồn gốc từ chữ Brandr theo tiếng Nauy cổ có nghĩa là
“đóng dấu sắt nung”. Xuất phát từ thời xa xưa, khi những chủ trại muốn phân
biệt đàn cừu của mình với đàn cừu khác, họ đã dùng con dấu đóng bằng sắt
nung đỏ đóng lên từng con một, thơng qua đó khẳng định hàng hóa và quyền
sở hữu của mình.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kì: “Thương hiệu là một
cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể
các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay
một nhóm) sản phẩm hay dịch vụ của một (một nhóm) người bán và phân biệt
các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh tranh” .
Theo định nghĩa của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (W/PO): “Thương
hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vơ hình) đặc biệt để nhận biết một sản
phẩm hàng hố hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi
một cá nhân hay một tổ chức" . Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái
niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh
nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất
xứ. Thương hiệu là một tài sản vơ hình quan trọng và đối với các doanh
nghiệp lớn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể
trong tổng giá trị của doanh nghiệp.
Điều 785 Bộ luật Dân sự của Việt Nam định nghĩa: “Nhãn hiệu hàng
hóa là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ


sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình


ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu
sắc”
Một thuật ngữ cũng cần được làm rõ để phân biệt với “thương hiệu” là
“tên thương mại”. Ở Việt Nam, “tên thương mại” được bảo hộ theo Nghị định
54/2000/NĐ-CP, điều 14 quy định là: “Tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng
trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) là tập hợp
các chữ cái có thể kèm theo chữ số, phát âm được; b) có khả năng phân biệt
chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong
cùng lĩnh vực kinh doanh”. Qua đó có thể thấy đó là cái tên được pháp luật
bảo hộ đại diện cho một pháp nhân trong kinh doanh. Do đó, “thương hiệu”,
“nhãn hiệu hàng hóa”, “tên thương mại” là những thuật ngữ khơng hồn tồn
đồng nhất, mặc dù chúng có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó, thương hiệu
có thể được nhận biết nhờ vào nhãn hiệu hàng hóa hoặc/và tên thương mại.
Một thương hiệu được cấu tạo từ hai phần:
Phần chữ là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của
người nghe như tên công ty, tên sản phẩm, câu khẩu hiệu, đoạn nhạc hát đặc
trưng, và các yếu tố phát âm được khác.
Phần biểu tượng là những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm
nhận được thị giác như hình vẽ, màu sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì và các yếu
tố nhận biết khác. Thương hiệu là bất kì cái gì được gắn liền với sản phẩm
hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được nhận biết rõ ràng và khác biệt với các
sản phẩm cùng loại. Việc đầu tiên là trong quá trình tạo thương hiệu là lựa
chọn thiết kế cho sản phẩm hoặc dịch vụ một tên gọi, logo, biểu tượng, màu
sắc, kiểu dáng thiết kế, bao bì, và các yếu tố phân biệt khác trên cơ sở phân
tích thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng, của khách hàng
mục tiêu và các yếu tố khác như pháp luật, văn hóa, tín ngưỡng… Chúng ta,
có thể gọi các thành phần khác nhau đó của một thương hiệu là các yếu tố
thương hiệu.



Nghiên cứu về thương hiệu thì thấy thì tùy vào sản phẩm, dịch vụ hay
cơng ty mà sẽ có cách định nghĩa cụ thể thương hiệu riêng, cho dù vậy thì bản
chất cuối cùng của thương hiệu đó là phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh
tranh.
Vai trò của thương hiệu
Vai trò đối với doanh nghiệp
Thương hiệu là tài sản vơ hình và có giá trị của doanh nghiệp
Tại sao các doanh nghiệp có thể bán thương hiệu hoặc chuyển nhượng
được trên toàn thế giới, dù khác quốc gia, khác vùng lãnh thổ,… Đó là khi
thương hiệu đã có giá trị trong lịng khách hàng, giá trị đó bao gồm sự uy tín
và yêu thích của khách hàng dành cho nó, cũng như sự hiện diện trên thị
trường và kể cả nguồn nhân lực đang làm việc tại doanh nghiệp. Chính vì thế
thương hiệu là tài sản vơ hình và có giá trị của doanh nghiệp
Thương hiệu mang lại những lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp
Thương hiệu giúp doanh nghiệp đáp ứng mục đích nhận diện để đơn
giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc của sản phẩm. Về mặt
hoạt động nó giúp doanh nghiệp kiểm kê, tính tốn và thực hiện các ghi chép
khác. Một thương hiệu đã được thị trường chấp nhận thì nó mang khả năng
tiếp cận thị trường đơn giản hơn, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm, sản phẩm
giá cao hơn so với các sản phẩm khác cùng loại có trên thị trường. Khách
hàng sẽ tin tưởng vào sản phẩm có thương hiệu và thể hiện lòng trung thành
với sản phẩm đó. Nhìn về góc độ tích cực mức độ thương mại và lợi nhuận sẽ
được mở rộng.
Thu hút đầu tư và nhân tài
Thương hiệu mạnh giúp các công ty tăng mức độ uy tín, từ đó thu hút
nhiều bên liên quan như nhà đầu tư, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, chính
phủ,… Các nhà cung cấp sẽ muốn làm việc với các cơng ty được biết đến vì
tính chun nghiệp, các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào các cơng ty có uy tín cao.



Trong thực tế, ngồi việc thương hiệu mạnh giúp cơng ty, doanh nghiệp
dễ thu hút vốn đầu tư hay nhân tài thì có nhiều trường hợp thương hiệu của
doanh nghiệp giam sút khiến cho các đầu tư rút cổ phần, rút vốn khỏi doanh
nghiệp dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đó phá sản vì mất thương hiệu.
Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và tâm trí người tiêu
dùng
Từng tệp khách hàng sẽ được hình thành khi định vị thương hiệu. Gía
trị của thương hiệu được biểu hiểu qua logo, tên gọi và khẩu hiệu của thương
hiệu… Ghi nhận đó thể hiện ở chất lượng hàng hóa, dịch vụ và trải nghiệm
của khách hàng với sản phẩm đó. Người mua sản phẩm sẽ lựa chọn theo cảm
nhận của họ, qua q trình sử dụng các thuộc tính của hàng hóa như màu sắc,
chất lượng, kết cấu, hình dáng, hoặc dịch vụ sẽ dần được hình thành trong tâm
trí khách hàng.
Thương hiệu là lời cam kết giữa khách hàng và doanh nghiệp
Cảm nhận của khách hàng với sản phẩm hàng hóa phụ thuộc các yếu tố
như: các thuộc tính của hàng hóa, cảm nhận thơng qua dịch vụ, uy tín và hình
ảnh của doanh nghiệp với khác hàng. Người tiêu dùng tin dùng sản phẩm khi
đó hàng hóa của doanh nghiệp đó đã có thương hiệu.
Những lời cam kết ngầm của doanh nghiệp thể hiện qua logo, slogan,
quảng cáo,… về chất lượng sản phẩm, lợi ích của việc sử dụng sản phẩm đó.
Những lời cam kết này khơng có giá trị về pháp lý, nó chỉ dựa trên sự cam kết
niềm tin ngầm của khách hàng với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp vi phạm
cam kết ngầm này thì khách hàng sẽ quay lưng, tẩy chay sản phẩm và doanh
nghiệp. Ngoài ra, mỗi sản phẩm có tính cam kết về mặt pháp lý, buộc sản
phẩm phải đáp ứng đó là thành phần, kết cấu, độ bền và những cam kết khác
tùy vào tính đặc thù của sản phẩm.
Thương hiệu phân loại thị trường
Doanh nghiệp sẽ đánh giá, đưa ra một tổ hợp các thuộc tính lý tưởng về
các thế mạnh, lợi ích, đặc trưng nhất của hàng hóa hoặc dịch vụ sao cho phù



hợp với nhu cầu thị hiếu của từng nhóm khách hàng cụ thể. Do vậy, chức
năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân khúc thị trường, từng
loại sản phẩm cụ thể mang những thương hiệu cụ thể tương ứng với từng tệp
khách hàng nhất định. Hay nói cách khác, thương hiệu giúp phân đoạn thị
trường sản phẩm.
Vai trò đối với khách hàng
Thương hiệu giúp khách hàng phân biệt được hàng hóa cần mua trước
nhiều loại hàng hóa khác, cũng như xác định được xuất sứ của hàng hóa. Mỗi
hàng hóa do các nhà cung cấp khác nhau sẽ có nhãn hiệu, bao bì, tên gọi khác
nhau,… Vì thế, thông qua thương hiệu mà khách hàng phân biệt được các loại
hàng hóa khác nhau.
Thương hiệu có ý nghĩa đặc biệt với khách hàng, nhờ vào kinh nghiệm
đối với một sản phẩm và chương trình tiếp thị sản phẩm qua nhiểu năm,
khách hàng biết đến các thương hiệu, họ tìm đến thương hiệu đó. Vì thế, các
thương hiệu là cơng cụ nhanh chóng và đơn giản hóa đối với quyết định mua
sản phẩm của khách hàng. Nhìn về phía cạnh kinh tế, thương hiệu đơn giản
hóa giảm chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Khách hàng đặt niềm tin và sự trung thành vào thương hiệu sản phẩm
và hiểu ngầm bằng cách nào đó sản phẩm, sẽ mang lại cho họ những lợi ích
thơng qua tính năng sản phẩm, giá cả phù hợp, khuyến mại và các chương
trình khác. Thương hiệu còn giữ vai trò quan trọng trong việc báo hiệu những
đặc điểm và thuộc tính của sản phẩm với người tiêu dùng. Vì thế, thương hiệu
cịn giúp làm giảm rủi ro khi mua và tiêu dùng một sản phẩm, bởi khách hàng
đã tin tưởng vào các dịch vụ kèm theo sản phẩm.
Sử dụng một sản phẩm khách hàng cảm thấy được tơn vinh và sang
trọng đó là giá trị của thương hiệu cho khách hàng. Trong thực tế một thương
hiệu nổi tiếng giúp cho khách hàng có giá trị cá nhân trong cộng đồng, thương
hiệu khiến khách hàng cảm thấy nổi bật, tôn vinh, đẳng cấp khi tiêu dùng sản

phẩm đó.


Các chức năng của thương hiệu
Chức năng thương hiệu được thể hiện nhiều khái cạnh khác nhau không
chỉ nhận biết, phân biệt hàng hóa, thương hiệu cịn tạo nên cả con người, tổ
chức, địa danh.
Chức năng nhận biết và phân biệt
Đây là chức năng rất đặc trưng và quan trọng của thương hiệu (chức
năng gốc). Qua thương hiệu mà khách hàng nhận biết và phân biệt được hàng
hóa của doanh nghiệp này và doanh nghiệp khác. Các dấu hiệu của thương
hiệu là căn cứ để nhận biết và phân biệt. Thương hiệu còn giúp cho doanh
nghiệp phân đoạn thị trường.
Khi hàng hóa đa dạng thì chức năng phân biệt ngày càng trở nên quan
trọng, nó tạo sự khác biệt với các hàng hóa khác trên thị trường, tạo ra sự
nhận biết cho khách hàng. Các dấu hiệu nhận biết như biểu tượng, khẩu hiệu,
tên hiệu, biểu trưng, hoặc kiểu dáng riêng biệt của bao bì… đó là căn cứ để
nhận biết và phân biệt. Mỗi hàng hóa có những thơng điệp khác nhau là nhờ
thương hiệu làm lên, dựa vào những dấu hiệu nhất định nhất định nhằm đáp
ứng những kì vọng và thu hút sự chú ý của các tập khách hàng khác nhau.
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy
Thương hiệu cần tạo ra một ấn tượng, một cảm nhận nào đó của khách
hàng về sản phẩm dịch vụ. Chẳng hạn, cảm nhận về sự sang trọng, sự khác
biệt, sự yên tâm, thoải mái và tin tuởng vào hàng hóa dịch vụ.
Khi nhắc đến thương hiệu của một sản phẩm bất kì, khách hàng có cảm
nhận ấn tượng về một loại hàng hóa nào đó thì thương hiệu đó đã thành cơng
và có trong tâm trí người tiêu dùng. Sự cảm nhận, khơng tự nhiên mà có nó
được hình thành qua các dấu hiệu nhận biết biểu tượng, khẩu hiệu, màu sắc,
hình thù, giá trị, tên gọi,… và dựa trên sự trải nghiệm của người tiêu dùng.
Khi một thương hiệu tạo được sự cảm nhận tốt và sự tin tưởng của khách

hàng, thương hiệu đó mang lại cho công ty một tập hợp khách hàng trung
thành.


Chức năng thông tin và chỉ dẫn
Chức năng này của thương hiệu thể hiện ở chỗ, thông qua những dấu
hiệu của thương hiệu mà khách hàng có thể nhận biết được những thơng tin
cơ bản về hàng hố dịch vụ như giá trị sử dụng, công dụng, chất lượng. Điều
này giúp cho người tiêu dùng hiểu biết và mua sản phẩm. Câu khẩu hiệu
(slogan) trong thương hiệu cũng chứa đựng thơng điệp về lợi ích cho khách
hàng, đồng thời định vị sản phẩm nhằm vào những tập khách hàng nhất định.
Nghe thơng điệp định vị sau đây chúng ta có thể biết các sản phẩm đó nhằm
vào thị trường mục tiêu nào.
Một thơng điệp có thể được hiểu và cảm nhận khác nhau, ở những khu
vực khác nhau với những khách hàng dùng khác nhau. Vì thế, nội dung của
thơng điệp mà thương hiệu truyền tải luôn đa dạng, thể hiện chức năng thông
tin, chỉ dẫn thương hiệu. Chức năng thơng tin, chỉ dẫn có đa dạng, phong phú
mà khơng có khả năng phân biệt và nhận biết thì được coi thương hiệu đó
khơng thành cơng, bởi nó tạo tính hoang mang cho người tiêu dùng.
Chức năng kinh tế và phân đoạn thị trường
Khi các doanh nghiệp đầu tư vào thương hiệu cho sản phẩm, họ đã tính
tốn về mức độ kinh tế cho thương hiệu sản phẩm đó. Do đó, các sản phẩm có
thượng hiệu sẽ bán với giá cao hơn so với các sản phẩm cùng loại mà khơng
có tên tuổi, thương hiệu. Lợi nhuận và tiềm năng của sản phẩm do thương
hiệu quyết định cho sự sống cịn của doanh nghiệp, đó là chức năng kinh tế
của thương hiệu.
Thương hiệu đóng một vai trị tích cực trong chiến lược phân đoạn thị
trường, đây là công việc đầu tiên của q trình xây dựng thương hiệu vì nó
cho biết thương hiệu muốn gửi gắm gì qua sản phẩm và dịch vụ. Các công ty
đưa ra một tổ hợp những thuộc tính lý tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc

trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng
nhóm khách hàng cụ thể, do đó cơng ty sẽ phải tạo ra những dấu hiệu và sự


khác biệt nhất định trên sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của những
khách hàng tiềm năng.
Thành phần của thương hiệu
Theo quan điểm của John Murphy thì thương hiệu có ý nghĩa rộng lớn
hơn sản phẩm. Thương hiệu bao gồm hai thuộc tính là thành phần chức năng
và thành phần cảm tính.
Thành phần chức năng là sản phẩm cốt lõi bao gồm các yếu tố có mục
đích cung cấp lợi ích chức năng cho khách hàng của thương hiệu. Nó chính là
sản phẩm gồm các thuộc tính như: công dụng sản phẩm, các đặc trưng bổ
sung, chất lượng sản phẩm.
Thành phần cảm tính bao gồm các yếu tố giá trị mang tính biểu tượng
nhằm tạo cho khách hàng những lợi ích về tâm lý. Các yếu tố này có thể là
nhãn hiệu hàng hố gồm nhãn hiệu dịch vụ, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu
chứng nhận hoặc tên thương mại, hoặc chỉ dẫn địa lý gồm tên gọi xuất cứ,
hàng hoá.
Theo chuyên gia thương hiệu người Mỹ Aaker định nghĩa “ Nhân cách
thương hiệu là một tập thuộc tính của con người gắn liền với một thương hiệu
”. Và do đó
Ơng đưa ra năm thành phần nhân cách thương hiệu thường gọi là “ The
big five ” đó là:
Chân thật ( sincerity ), ví dụ đặc tính được định hình của Omo là loại
bột giặt trắng sáng.
Hứng khởi (excitement ), ví dụ Benetto với màu săc sặc sỡ trong các
sản phẩm được hướng đến với cá tính hứng khởi.
Năng lực (competence ), ví dụ IBM kinh doanh trong lịch vực máy tính
cơng nghệ

Tinh tế ( sophistication ), ví dụ hãng xe Roll Royce là thương hiệu cao
cấp cho giới cực kì giàu có, vì thế yếu tố tinh tế đã tạo nên thương hiệu đẳng
cấp của dòng xe này


Phong trần/ mạnh mẽ (ruggedness ), ví dụ thương hiệu Nike kinh doanh
các sản phẩm thể thao vì thế sự mạnh mẽ được xây dựng trong thương hiệu
sản phẩm.
Các loại thương hiệu
Thương hiệu cá biệt (hay còn gọi là thương hiệu riêng)
Thương hiệu riêng (nhãn hàng riêng) là thương hiệu sản phẩm của nhà
phân phối. Ví dụ các nhãn hàng xe Exciter, Sirius, là thương hiệu cá biệt của
hãng Yamaha. Với xu hướng chun mơn hóa trong sản xuất và phân phối sản
phẩm nên có một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất mà không tham
gia vào việc tạo dựng thương hiệu hay phân phối sản phẩm. Các nhà sản xuất
này sẽ cho phép các nhà phân phối gắn nhãn mác của mình lên các sản phẩm.
Nhãn hàng riêng ngày càng phổ biến trong môi trường kinh doanh của
Việt Nam hiện nay. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ
trợ doanh nghiệp (BSA), hiện có khoảng 50 doanh nghiệp sản xuất trong nước
đang gia công hàng nhãn riêng cho các hệ thống siêu thị.
Thương hiệu cá nhân
Thương hiệu cá nhân có thể tồn tại bằng hai hình thức. Một là thương
hiệu cá nhân là tên một người cụ thể hay là một hình tượng nhân vật hư cấu.
Tạo dựng được thương hiệu cá nhân là một việc quan trọng và cần thiết cho
mỗi người. Cho dù với mục tiêu khác nhau như giúp bạn tìm kiếm một cơng
việc tốt hơn hay có thêm những khách hàng mới, thương hiệu sẽ là một nhân
tố quan trọng trong sự thành công của bạn.
Trên thực tế thấy những thương hiệu cá nhân mang nhiều giá trị trong
mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ví dụ trong thể thao thì có lẽ mọi người đều
khâm phục tài năng của Leo Messi, David Beckhamp hay Michael Jordan…

Trong lĩnh vực ca nhạc thì có thể kể đến các thương hiệu nghệ sĩ hàng đầu
như John Lenon, Michael Jackson… Hay trong lĩnh vực kinh doanh với các
tên tuổi CEO hàng đầu như Bill Gates của Microsoft hay Steve Jobs của
Apple…


Xây dựng thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp có nhiều
điểm tương đồng. Điểm khác biệt lớn nhất chính là doanh nghiệp quảng bá
sản phẩm hay dịch vụ, trong khi thương hiệu cá nhân tập trung vào quảng bá
hình ảnh của chính bạn. Xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ dễ dàng hơn
thương hiệu doanh nghiệp. Khi bạn có sẳn tài năng, kỹ năng, kiến thức
chun mơn một lĩnh vực nào đó, thì việc tạo dựng thương hiệu gần như đơn
thuần là việc quảng bá để khách hàng tiềm năng hay những người quan tâm
biết đến những điều này.
Thương hiệu tập thể
Một loại khác của thương hiệu là thương hiệu tập thể, là một nhóm sản
phẩm đa dạng về chức năng. Ví dụ như thương hiệu Samsung, ta biết
Samsung làm rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ điện thoại đến máy giặt, máy
lạnh, tủ lạnh,.... Mỗi sản phẩm của thương hiệu này đều có logo chung, khác
với thương hiệu gia đình.
Thương hiệu quốc gia
Loại thương hiệu này gần như gắn liền chung với quốc gia đó, gắn liền
lợi thế cạnh tranh quốc gia đó. Ví dụ hàng tiêu dùng made in Germany khiến
người ta nghĩ tới độ bền, chất lượng cao khơng quan trọng là nó được sản xuất
từ nơi nào trên thế giới. Thương hiệu quốc gia mạnh phản ánh mức độ quan
trọng trong nền kinh tế chung của thế giới.
Đặc điểm chung của thương hiệu quốc gia là thường có tính trừu tượng
và khái qt, khơng đứng độc lập, luôn gắn liền với các thương hiệu cá biệt,
thương hiệu gia đình hay thương hiệu nhóm.
Thương hiệu gia đình

Là thương hiệu nói về một nhóm sản phẩm “cùng chức năng" thuộc
một cơng ty sáng chế ra. Ví dụ như hãng thuốc lá BAT (British American
Tobaco) có nhiều thương hiệu cá biệt như thuốc lá 555, Craven A (thường gọi
con mèo), Kent,... và trong những dòng thuốc lá đó lại nhiều thương hiệu
khác như 555 Silver, 555 Gold,... Một ví dụ khác, sữa TH true milk có nhiều


loại: sữa chua, sữa tươi, nước tinh khiết,.... Loại thương hiệu này, thường
những thương hiệu cá biệt đều có mẫu mã hoặc logo khác nhau.
Những thương hiệu gia đình ở Việt Nam đa số gắn liền với tên của
doanh nghiệp, cũng hay được gọi là thương hiệu doanh nghiệp.
Một loại khác của thương hiệu gia đình là những sản phẩm đặc tính địa
lý vùng miền xác định rõ, như nhãn lồng Hưng Yên, nước mắm Phú Quốc,
bún bò Huế,... Những thương hiệu gia đình mang địa lý chung như thế này
thường khơng nói rõ một nhà sản xuất nào, mà nó như là một địa danh chung
để nói về sản phẩm đó.
Các bước xây dựng thương hiệu
Tầm nhìn và sứ mệnh của thương hiệu
Tầm nhìn của thương hiệu
Tầm nhìn thương hiệu gợi ra một định hướng cho tương lai, một khát
vọng của một thương hiệu về những điều mà nó muốn đạt tới. Tầm nhìn là
một hình ảnh, một bức tranh sinh động về điều có thể xảy ra của một thương
hiệu trong tương lai. Khi đề cập đến một ý định, một mục đích mang tính
chiến lược, chúng ta thường hay hình tượng hóa nó bằng một hình ảnh của
tương lai. Tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo, một điều
lý tưởng. Nó mang tính lựa chọn một trong những giá trị tuyệt vời nhất của
một thương hiệu. Tầm nhìn cịn có tính chất của một sự độc đáo, nó ám chỉ
đển việc tạo ra một điều gì đó đặc biệt.
Tầm nhìn thương hiệu là những gì mà bạn muốn khách hàng cảm nhận
về thương hiệu của bạn. Có người nói tầm nhìn thương hiệu chính là sự hài

hồ giữa những điều mà người tiêu dùng mong muốn và khả năng mà thương
hiệu có thể đáp ứng một cách tốt nhất, là bức tranh phác hoạ thương hiệu đấy
sau 3-5 năm. Tầm nhìn thương hiệu là tập hợp sự am tường của tất cả những
yếu tố mang lại sự thành công cho thương hiệu ấy.
Tầm nhìn của thương hiệu là sự thể hiện quyết tâm của những người
lãnh đạo cao cấp của doanh nghiệp đối với mục tiêu tài chính mà doanh


nghiệp ấy đặt ra. Tầm nhìn của thương hiệu là kim chỉ nam của mọi hoạt động
của doanh nghiệp.
Tầm nhìn thương hiệu là thông điệp mà bạn muốn gởi đến mọi thành
viên trong doanh nghiệp, cổ đông, khách hàng, đối tác, chính quyền, cơng
chúng và những người khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp.
Sứ mệnh của thương hiệu
Sứ mạng của một thương hiệu là khái niệm dùng để chỉ mục đích của
thương hiệu đó, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó.
Việc xác định một bản tuyên bố sứ mạng đúng đắn đóng vai trị rất
quan trọng cho sự thành cơng của một thương hiệu. Trước hết, nó tạo cơ sở
quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của cơng
ty, mặt khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước
công chúng xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dấn đến các đối tượng liên quan
(khách hàng, cổ đơng, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ…) Một
doanh nghiệp hiểu rõ sứ mạng của mình sẽ có nhiều cơ hội để thành công hơn
doanh nghiệp không thể hiện rõ lý do về sự hiện hữu của mình. Một bản tuyên
bố sứ mạng tốt phải được xây dựng trên cơ sở định hướng khách hàng, cho
thấy ý nghĩ, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của công ty đối với
khách hàng.
Thiết kế hệ thống nhận dạng thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu là toàn bộ những yếu tố hữu hình của thương
hiệu (Logo, slogan, bao bì, tên thương hiệu,…). Những yếu tố đó phối hợp

với nhau giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu kia trong tâm trí
khách hàng. Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu với hệ thống hình ảnh
nhận diện đồng bộ, nhất quán, tạo ấn tượng chuyên nghiệp trong tâm trí khách
hàng.
Tên thương hiệu
Tên thương hiệu khơng chỉ thể hiện phong cách, cá tính riêng của một
doanh nghiệp mà cịn nói lên rất nhiều điều về sản phẩm, dịch vụ mà họ đang


cung cấp. Tên thương hiệu tốt, dễ nhớ sẽ để lại những ấn tượng tốt trong tâm
trí khách hàng và ngược lại.
Tên thương hiệu có thể hiểu là một cụm từ hay từ ngắn mà người chủ
doanh nghiệp, đại diện sáng lập doanh nghiệp đặt cho một dòng sản phẩm,
dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Tên thương hiệu khác với tên doanh nghiệp ở
chỗ nó mang phạm vi hẹp hơn (chỉ dùng để nói đến một dịng sản phẩm nổi
bật hay một sản phẩm đặc trưng nhất ). Có thể xem tên thương hiệu đóng vai
trị quan trọng ngang ngửa tên doanh nghiệp. Nếu tên doanh nghiệp gắn liền
với một doanh nghiệp từ khi mới thành lập cho đến tận sau này thì tên thương
hiệu sẽ gắn liền với một sản phẩm, dịch vụ. Nếu các chiến dịch quảng bá sản
phẩm, dịch vụ đó khơng thành cơng hay có tên khơng thu hút, cái tên đó cũng
sẽ đi vào quên lãng và dẫn đến việc ngừng sản xuất, phát hành sản phẩm đó
trên thị trường.
Những lưu ý khi đặt tên thương hiệu:
Gợi nhớ sản phẩm
Ngắn gọn, đơn giản, dễ dùng, độc đáo
Lặp âm đầu, dễ đọc, dễ đánh vần
Gây shock
Quyền sở hữu
Biểu tượng, biểu trưng
Biểu tượng ,biểu trưng là một hình ảnh, ký tự hay bất cứ cái gì đó đại

diện cho một ý tưởng, thực thể vật chất hoặc một q trình. Mục đích của một
biểu tượng là để truyền thơng điệp ý nghĩa một cách nhanh chóng dễ dàng và
ngắn gọn, đơn giản.
Lưu ý khi thiết kế biểu tượng, biểu trưng cho thương hiệu:
Khác biệt
Đơn giản, dễ nhớ
Dễ thích nghi
Có ý nghĩa


Hình dáng
Màu sắc
Khẩu hiệu
Slogan là một câu nói ngắn gọn chứa đựng thơng điệp, có thể mang
những âm điệu mạnh mẽ hoặc mềm mại tùy theo sản phẩm hoặc dịch vụ mà
thương hiệu cung cấp. Nói ngắn gọn thì Slogan là “khẩu hiệu tiếp thị” của các
doanh nghiệp, thường được sáng tạo bằng các cách như điệp âm, chơi chữ
hoặc nghĩa mở rộng.
Khẩu hiệu không nhất thiết cố định như tên thương hiệu, tùy vào chiến
lược của công ty, hay sản phẩm cho từng giai đoạn khác nhau. Thay đổi khẩu
hiệu khác nhau phụ thuộc vào mở rộng sản phẩm, cải tiến sản phẩm.
Lưu ý khi thiết khẩu hiệu:
Khẩu hiệu liên quan đến sản phẩm
Ngắn gọn, xúc tích
Đảm bảo tính trung thực
Định vị thương hiệu
Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín sẽ thu hút được đơng đảo khách hàng
tại thị trường trong nước và quốc tế. Chính vì vậy, thương hiệu hơn bao giờ
hết, ngày một trở nên quan trọng. Việc định vị thương hiệu cũng ngày càng
trở nên quan trọng.

Trong hoàn cảnh phức tạp của sự cạnh tranh trên thị trường ngày nay,
hàng hóa ngày một đa dạng làm người tiêu dùng trở nên hoang mang trước
tình trạng quá tải thông tin, mặt hàng. Việc nhận diện, phân biệt sự khác nhau
giữa các nhãn hiệu của cùng một sản phẩm ít nhiều gây khó dễ với nhiểu
khách hàng. Đứng trước tình hình đó, các doanh nghiệp cần tạo nên một ấn
tượng riêng, một cá tính riêng cho thương hiệu của mình. Từ đó, những chiến
lược định vị thương hiệu ra đời.


Theo như định nghĩa của P.Kotler thì “Định vị thương hiệu là tập hợp
các hoạt động nhằm mục đích tạo ra cho sản phẩm và thương hiệu sản phẩm
một vị trí xác định (so với đối thủ cạnh tranh) trong tâm trí của khách hàng”.
Cũng định nghĩa đó, theo Marc Filser “Định vị thương hiệu là nỗ lực
đem lại cho sản phẩm một hình ảnh riêng, dễ đi vào nhận thức của khách
hàng. Hay cụ thể hơn, là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng
tới mỗi khi đối diện với thương hiệu của mình”. Nói tóm lại, giống như con
người cần một vị thế trong xã hội để được tơn trọng và khẳng định bản thân
thì thương hiệu cũng cần được định vị để khẳng định sản phẩm của thương
hiệu cũng như khẳng định sức ảnh hưởng của công ty với thương hiệu.
Định vị thương hiệu đặt ra mục tiêu là tạo cho thương hiệu hình ảnh
riêng so với các thương hiệu khác. Dù ở hình thức nào, thương hiệu cũng phải
có nét riêng tách biệt, giúp khách hàng phân biệt với những sản phẩm cùng
loại. Việc định vị hiệu nên được hình thành ngay trong quá trình thiết kế nhãn
hiệu và xây thương dựng thương hiệu.
Để đảm bảo tính thành cơng của định vị thương hiệu cần đảm bảo các
bước sau:
Bước 1: Nhận dạng khách hàng mục tiêu
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bước 3: Tìm kiếm sự khác biệt hóa sản phẩm
Bước 4: Lập hồ sơ định vị và tiêu thức định vị

Bước 5: Quảng bá thương hiệu dựa trên tiêu chí định vị
Xây dựng truyền thông marketing
Xác định đối tượng mục tiêu
Để xây dựng một chiến lược truyền thơng trong Marketing hồn chỉnh,
cần phải xác định được đối tượng khách hàng tiếp nhận thông điệp truyền
thơng là ai để có thể phân định rõ ràng giữa hai phân khúc khách hàng hiện
hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi đối với từng phân khúc đối tượng, sẽ phải
sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.


Tiếp đến, cần xem xét đến những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa
những nhóm khách hàng hiện tại. Sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng
này có thể được phân định bởi các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, sở thích
hoặc lối sống. Đặc biệt hơn, việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ
thể thì thơng điệp truyền thơng của bạn sẽ càng cụ thể và mang tính thuyết
phục cao.
Xác định được mục tiêu truyền thơng marketing là gì?
Đã xác định được đối tượng mục tiêu cho chiến lược truyền thơng
marketing, thì cần xác định được mục tiêu truyền thông muốn đạt được qua
chương trình truyền thơng đó.
Mục tiêu truyền thơng hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị
cho một thương hiệu; gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm,
… Việc xác định được mục tiêu truyền thơng một cách cụ thể sẽ có cơ sở để
xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.
Xây dựng thông điệp truyền thông trong Marketing
Thông điệp truyền thơng Marketing hiểu một cách đơn giản thì có thể
nói những gì mình nghĩ đến người tiêu dùng. Tuy nhiên việc xem nó có đáng
tin và chấp nhận nó hay khơng lại là quyền nằm ở phía người tiêu dùng.
Hiện nay, khách hàng dường như bị quá tải do họ là đích nhắm của q
nhiều thơng điệp truyền thơng, hầu như mọi lúc mọi nơi. Giữa một rừng thông

điệp truyền thơng như vậy, một định vị tốt sẽ có cơ hội tìm được con đường đi
vào trong nhận thức, suy nghĩ của khách hàng và lưu lại đó lâu dài.
Xây dựng chiến lược và phương thức tiếp cận
Chỉ bằng sự thấu hiểu về thị trường và đối tượng mục tiêu, doanh
nghiệp mới có thể xây dựng một chiến lược tiếp cận đối tượng khách hàng
mục tiêu của mình một cách hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác
định thơng điệp mình muốn truyền tải đến khách hàng là gì, thơng điệp truyền
thơng đó phải phản ánh được những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc
chiếm lấy một vị trí trong tâm trí đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh


nghiệp. Thơng điệp đó có thể được truyền đến khách hàng bằng một phương
tiện truyền thơng hoặc là việc tích hợp các phương tiện truyền thơng khác
nhau (truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí,Internet, thư tín, bảng ngồi trời
hoặc trạm xe buýt,…) tuỳ vào đặc điểm khách hàng và thị trường, tuỳ vào khả
năng của doanh nghiệp.
Các công cụ truyền thơng thường gặp
Nhân viên bán hàng
Quảng cáo truyền hình
Quảng cáo ngồi trời
Quảng cáo báo tồn quốc
Quảng cáo tạp chí chun nghành
Quảng cáo di động
Tờ rơi chèn báo
Quan hệ báo chí (PR)
Tài trợ và sự kiện
Hội nghị khách hàng
Hội thảo kỹ thuật, chuyên đề
Thư tín trực tiếp
Khuyến mại

Triễn lãm, hội chợ
POS
Nhân vật nổi tiếng (celebrity, người phát ngôn và người đại diện)
Điện tử (điện thoại, sms, TV show)
Bao bì sản phẩm
Nhân viên công ty
Marketing xã hội, từ thiện
Quảng cáo internet
Trang web, e-catalogue
Mạng xã hội


Diễn đàn
Blog
Thư điện tử (email)
Cơng cụ tìm kiếm
Đo lường hiệu quả và hiệu chỉnh
Mỗi hoạt động truyền thông đều phải đạt được những kết quả và mang
lại hiệu quả nhất định trong hoạt động kinh doanh nên do đó cần phải được đo
lường. Để đo lường được hiệu quả của hoạt động truyền thơng, doanh nghiệp
có thể so sánh hiệu quả mà hoạt động truyền thông đạt được với mục tiêu
truyền thơng đề ra ban đầu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cịn có thể so sánh chi
phí phải bỏ ra giữa những phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được
một đơn vị đo lường cụ thể. Với những số liệu từ hoạt động truyền thơng,
doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược truyền thơng của mình một
cách phù hợp với mục tiêu truyền thông theo từng giai đoạn cụ thể.
Tiểu kết chương I
Xây dựng thương hiệu du lịch ngày càng được chú trọng không chỉ ở
một quốc gia hay vùng miền, thậm chí cần đẩy mạnh xây dựng hình du lịch
các điểm đến riêng biệt, đặc trưng. Cùng với sự phát triển tốc độ chóng mặt

của ngành du lịch, đó là sự yêu cầu của khách du lịch nhiều hơn về một sản
phẩm.
Toàn bộ nội dung chương 1 tác giả đã tìm hiểu về cơ sở lý luận vấn đề
nghiên cứu và tập trung vào các khái niệm, xây dựng thương hiệu, và giới
thiệu tổng quan về cách xây dựng thương hiệu hình ảnh , định vị thương hiệu.
Từ đó, qua các chương sau đi sâu vào phân tích thực trạng và xây dựng lễ hội
hoa Ban Điện Biên.
Thực trạng xây dựng thương hiệu lễ hội hoa Ban Điện Biên
Hoa Ban trong đời sống các dân tộc Điện Biên
Hoa Ban trong đời sống sinh hoạt của người Thái ở Điện Biên


Trong quan niệm của người Thái, hoa Ban tượng trưng cho mơ ước
hạnh phúc, khát vọng yêu thương, hoa Ban là ước mơ trường thọ của thiên
nhiên, hoa Ban còn là hoa của chàng rể hoa, của lòng biết ơn, đạo hiếu thảo,
hoa của vẻ đẹp nhân nghĩa, bất khuất, kiên cường, giàu lịng thủy chung… Vì
thế trong đời sống tinh thần của người Thái, hoa Ban có vai trị thật đặc biệt,
nó có mặt trong rất nhiều phong tục, tập quán, lễ hội của người Thái: “Hội hái
hoa ban”, “Hội xòe xuân”, “Lễ uống rượu măng”, “Cúng bản, cúng mường”,
“Cúng giổ tổ liên đầu năm”… Trong những lễ hội này, người Thái thường
dùng hoa ban làm lễ vật dâng cúng để bày tỏ khát vọng sống, khát vọng lứa
đôi, tấm lịng kính u, biết ơn chân thành với tổ tiên, với các thế lực siêu
nhiên.
Từ lâu, hoa Ban đã là một hiện tượng tự nhiên và thân thuộc trong thiên
nhiên Tây bắc. Mùa ban nở rộ các cụ già người Thái thường có tập qn nhìn
Ban nở để dự đoán thời tiết mùa màng trong năm. Họ quan niệm rằng, năm
nào vào đúng tuần cữ hoa Ban nở rộ đều một lượt ngan ngát cả rừng, cả suối
là năm ấy mưa không dai quá, nắng không dữ quá, người ta không lo nhiều về
lũ lụt, hạn hán chỉ cần tăng sức cần cù là mùa Ban nở rộ sẽ gọi về một mùa
lúa chín bội thu.

Trong văn hóa hái lượm rau rừng của người Thái, hoa Ban và lá non
góp phần làm phong phú bữa ăn, cùng thảm thực vật Điện Biên vơ cùng
phong phú và giàu có (lá, rễ, cù, quả, vỏ, măng, hoa, dong, rêu, chồi non, lộc,
búp, ngọn, nấm, mộc, nhĩ…), hoa Ban và Ban non, chỉ là một trong nhiều loại
thức ăn thực vật này. Với số lượng nhiều, chủng loại phong phú như vậy hoa
Ban cùng với các loại thức ăn thực vật trên đã tạo ra và giữ lại lâu dài cho
người Thái và bà con các dân tộc Tây Bắc nét văn hóa hái lượm rau rừng.
Trong các bữa ăn hàng ngày, người Thái thường sử dụng các loại rau đã hái
lượm được ở rừng, ngồi ruộng là chính, việc trồng rau ở vườn nhà của người
Thái kém phát triển, họ chỉ trồng hành, rau thơm trong vườn và với diện tích
nhỏ hẹp hoặc trồng trên các máng đất đặt trên sàn nhà.


Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau nguồn thực vật trong tự
nhiên cũng như những tài nguyên thiên nhiên khác của núi rừng tây Bắc đã
ngày một cạn kiệt dần đi. Hoa Ban và các loại rau trong rừng khơng cịn đủ để
đáp ứng nhu cầu thức ăn thực vật của con người nữa, muốn có một món ăn
chế biến từ hoa ban hoặc các loại rau trong rừng phải tốn kém nhiều cơng
việc, thời gian. Vì vậy người Thái đã dần bớt đi tập quán vào rừng hái rau cho
các bữa ăn hàng ngày, họ chuyển sang làm vườn trồng rau để ăn, để bán ra thị
trường. Việc hái lượm rau trong tự nhiên của người Thái tuy vẫn cịn nhưng
rất ít. Văn hóa hái lượm rau rừng của người Thái đã bị thu hẹp lại, nhường
chỗ cho văn hóa trồng rau ăn ở vườn nhà ngày một mở rộng, phát triển.
Cây Ban trong đời sống tâm linh của tộc người Thái
Từ lâu hoa Ban được xem là loài hoa biểu trưng và gắn liền với đời
sống vật chất cũng như văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Thái. Mỗi dịp
xuân về, khi hoa Ban nở trắng núi rừng Tây Bắc, trai – gái trong những bản
mường lại rủ nhau họp mặt ca hát nhảy múa mừng mùa hoa ban và bày tỏ tình
u đơi lứa với ước mơ, hi vọng sẽ có được một tình u thủy chung son sắc.
Và tình u cũng chính là yếu tố đầu tiên quyết định việc giải mã các vấn đề

liên quan đến lịch sử, phong tục, sinh hoạt tín ngưỡng, hay các điệu múa, bài
hát, lễ hội gắn với hoa ban trong truyền thuyết của một dân tộc có truyền
thống cư ngụ lâu đời ở khu vực Tây bắc.
Tương truyền rằng, hoa ban gắn với một truyền thuyết từ rất xa xưa của
đồng bào dân tộc Thái ở vùng đất Điện Biên đó là tình u thắm thiết của một
đôi trai gái là Nàng Ban và chàng Khum. Trong tiếng dân tộc Thái, ban có
nghĩa là ngọt, tuy nhiên lồi hoa này cũng có xen lẫn cả vị chát, nhưng vị chát
đó lại gắn liền với một tích về hoa Ban mà khơng phải ai cũng biết. Tình yêu
của nàng Ban và chàng Khum được kết tinh vào loài hoa Ban xinh đẹp và cứ
mỗi độ xuân về những bản làng, thung lũng của núi rừng Tây Bắc lại ngập
trong sắc trắng của hoa Ban. Trong tiềm thức của người đồng bào dân tộc
Thái hoa Ban không chỉ tượng trưng cho tình yêu của nàng Ban và chàng


Khum khi xưa, mà nó cịn gắn liền với hầu hết phong tục, những sinh hoạt tín
ngưỡng, hay các điệu múa, bài hát, lễ hội... của họ.
Yếu tố tâm linh của hoa Ban trong đời sống của người Thái còn thể
hiện trong cách chế biến món ăn từ hoa Ban: vị ngọt xen lẫn vị chát, có tính
âm - dương hài hịa, và là kết tinh của tình u đơi lứa do đó người dân tộc
Thái quan niệm những món ăn chế biến từ hoa Ban là mạch nguồn nuôi
dưỡng sẽ giúp cho nịi giống của người Thái sinh sơi, phát triển và cũng mong
cho tình yêu sau này của con cháu họ được bền chặt, không bị ngăn cản, gặp
trắc trở và đôi lứa yêu nhau sẽ được ở bên nhau. Khơng chỉ hoa và ngọn Ban
có tác dụng bồi bổ sức khỏe mà thân, vỏ của loài cây này khi phơi khơ, sắc
uống có thể chữa trị được các bệnh liên quan đến đường ruột. Hơn thế, sau
khi ra hoa, cây kết quả, hạt của loại quả này cịn có tác dụng giải nhiệt như
một loại trà uống hàng ngày. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào nói đến
rễ của cây hoa Ban có tác dụng như thế nào, lý giải về điều này, nghệ nhân ưu
tú Mào Ết chia sẻ thêm rằng: “Khi người đồng bào dân tộc Thái phát nương
làm rẫy họ tuyệt đối tránh động vào loài cây này, khi sử dụng trong ẩm thực

cũng khơng động đến bộ rễ bởi cây Ban có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, dù
là trên đất dốc, đất cằn hay đồi trọc Ban vẫn có thể vươn mình sinh sơi vì thế
nếu có cháy rừng xảy ra, chỉ cần là bộ rễ cịn thì đến mùa xn núi rừng lại có
thể trắng muốt một màu hoa Ban” là vì lý do như vậy.
Có thể nói hoa Ban như loài cây vật tổ được người dân tộc Thái tơn
sùng, họ coi lồi cây này gần gũi và thân thiết. Vì vậy, khơng chỉ đi sâu trong
tiềm thức, đời sống, trong văn hóa ẩm thực, phong tục, tín ngưỡng thậm chí là
trang trí trên trang phục... mà hoa Ban còn là nguồn gốc của những lễ hội vui
suốt đêm ngày như: xên mường, cúng bản, múa hát đối đáp, đánh đàn, kéo
nhị... Bởi sau khi thưởng ngoạn hoa Ban, dùng các món ăn chế biến từ lồi
hoa này để tăng sinh khí và có thể cảm nhận được tình u thủy chung, son
sắt thì sinh hoạt tinh thần chính là điều không thể thiếu ở mọi cuộc gặp gỡ.
Hoa Ban trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở Điện Biên


Ẩm thực dân tộc đã và đang là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước. Theo họ văn hóa ăn uống bao gồm nhiều mặt, nó không
chỉ là cách dùng nguyên liệu nào, chế biến ra sao mà còn thể hiện ở nhiều mặt
khác nữa, chẳng hạn như cách ứng xử khi ăn và quan niệm về miếng ăn như
thế nào...
Trong văn hóa ẩm thực của người đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên,
các món ăn được chế biến từ hoa Ban đóng một vai trị đáng kể. Nó là một
trong những loại thức ăn thực vật tương đối đặc biệt trong thị hiếu ẩm thực
của người dân tộc nơi đây, bởi hoa Ban chỉ nở duy nhất một lần trong năm
vào mùa xuân, các mùa khác khó có thể tìm được món ăn này .
Hoa Ban ở Điện Biên có nhiều loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, nhưng
nhiều nhất vẫn là ban trắng. Người Thái thường sử dụng hoa và lá để làm các
món ăn như: hoa Ban hầm móng giị, hoa Ban xào thịt lợn rừng, hoa Ban đồ,
hoa Ban nộm vừng, canh hoa, đồ xôi hoa Ban, lá Ban non làm đồ chấm “chéo
cá” (chéo pa)... các món ăn này đều rất ngon, rất thú vị và dễ ăn, ở từng món

có vị riêng rất khác nhau, chẳng hạn: Món hoa Ban hầm chân giị thì có vị hơi
chát, hơn ngọt, rất bùi của hoa Ban dung hòa với vị béo ngậy của thịt chân giò
khiến bát canh hầm này ăn không bị ngấy, nước canh ngọt đậm đà lại dễ ăn,
trông lại rất đẹp mắt, hấp dẫn đến độ “me nai cai nả lưng tuộng” (được ăn thứ
ấy, mẹ vợ qua trước mắt cũng quên cả chào – Phương ngôn Thái)
Các món nộm hoa Ban thì vơ cùng độc đáo. Vào giữa mùa xuân mà
được ăn món nộm hoa ban vừa ngọt, vừa chua lại vừa bùi và thơm dịu mát thì
thật thú vị, nhất là đối với những người uống được rượu thì đây là món khối
khẩu đối với họ. Chẳng thế mà các cô gái Thái thường dùng món nộm này để
bày tỏ tình cảm với người mình yêu và các chàng trai dù có đi xa đến đâu
cũng vẫn nhớ về họ, nhớ về món ăn độc đáo và thắm đượm tình nghĩa.
Bên cạnh món nộm hoa Ban thì món hoa ban đồ là món ăn thơng dụng
thường thấy trong gia đình người Thái. Món này rất hợp với nước chấm được
chế biến từ quả nhót chín (mùa Ban nở rộ cũng chính là mùa nhót chín).


Người Thái thường hái quả nhót về giã lấy nước trộn với một chút muối, ớt,
mì chính, tỏi để làm thành thứ nước chấm, để chấm hoa Ban đồ thì độ ngon
của món này sẽ tăng lên rất nhiều lần.
Lá Ban non là một loại lá rất chát nên muốn ăn món lá Ban non đồ cho
thật ngon thì phải chấm món này với “chéo pa”, một thứ nước chấm rất đặc
biệt của người Thái. Thứ nước chấm này được làm từ muối, ớt, mì chính, ray
mùi, tỏi, cá suối nướng, trộn đều với một chút nước sôi thành một hỗn hợp đặt
biệt. Vì vậy lá Ban non đồ chát là thế nhưng người ta vẫn ăn một cách ngon
lành. Cũng như các loại rau khác, trong hoa Ban và lá Ban non chứa rất nhiều
vitamin, chất xơ và một số chất khác cần cho cơ thể con người.
Các món ăn được chế biến từ hoa và lá Ban không chỉ là những món ăn
ngon mà nó cịn có tác dụng điều trị một số bệnh, như bệnh đường ruột, giải
nhiệt cơ thể. Đặc biệt món lá Ban đồ là một loại rau thuốc rất cần thiết cho
các bà đẻ, những người mới sinh ăn loại rau này rất lành dạ, lợi sữa, tránh bị

đi ngoài, nhanh sạch máu đẻ. Hạt Ban già có thể đồ lên ăn, hoặc rang giòn ăn
thơm ngậy như một thứ hạt đậu (hạt Ban già rụng xuống gốc là một loại thức
ăn ưa thích của hoẵng). Phần rễ của cây ban đỏ là một trong những vị thuốc
mà người Thái dùng để chữa một số bệnh về gan, bệnh dạ dày. Lá ban đun
đặc, bỏ thêm chút muối có thể để rửa, khủ trùng vết thương, giúp vết thương
mau lành miệng. Vỏ cây Ban có thể dùng để làm thuốc nhuộm vải màu hồng
tươi.
Như vậy, các món ăn được chế biến từ hoa Ban của người Thái ở Điện
Biên là vô cùng phong phú và độc đáo. Có thể nói, hoa Ban và những món ăn
được chế biến từ đó đã đem lại cho nghệ thuật ẩm thực của dân tộc Thái nơi
đây những sắc màu riêng thật hấp dẫn và thú vị. Tìm hiểu văn hóa ẩm thực
với các món ăn chế biến từ hoa, lá Ban sẽ thấy rõ hơn cái độc đáo, cái tinh
xảo, cái tao nhã trong “nghệ thuật ẩm thực” của họ, đồng thời ta cũng thấy rõ
vai trò của cây Ban trong sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng cũng như những


kinh nghiệm dân gian trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thông qua ăn
uống.
Hoa Ban trong đời sống văn hóa – nghệ thuật
Văn học dân gian hay hiện đại của người Thái ở Tây Bắc khơng thua
kém gì người Việt về nội dung, hình thức thể loại. Về nội dung ý nghĩa thì
cũng trọn vẹn đầy đủ, nó đã phản ánh một cách sinh động hiện thực cuộc sống
trong xã hội phong kiến Thái cũng như xã hội hiện đại nó là tiếng nói tâm
hồn, tiếng nói của tình cảm của những con người nhân hậu yêu lao động, yêu
tự do.
Cây Ban rất gần gũi với đời sống của dân tộc Thái nên hình tượng hoa
Ban là một trong số những hình tượng quen thuộc trong đời sống văn hóa –
nghệ thuật Thái, đặc biệt ở thể loại dân ca giao dun thì chẳng có mấy bài
khơng có hoa Ban. Có những bài, hình tượng hoa Ban chỉ được nói tới một
vài câu, nhưng cũng có khi nó là hình tượng chủ đạo bộc lộ chủ đề của tác

phẩm. Các tác giả thường lấy hoa Ban là thước đo, là chuẩn mực để đánh giá
đạo đức, tư tưởng, tình cảm của con người và dù ở đâu, trong các tác phẩm
nào nó cũng thể hiện lên với vẻ đẹp sự kiêu sa, rất hiện thực và lãng mạn như
chính nó trong thiên nhiên, trong cuộc sống của con người.
Hình tượng hoa Ban trong đời sống văn học - nghệ thuật Thái, trước
tiên ta thấy nó tượng trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân Tây Bắc. Vào xuân, đất
trời Tây Bắc như bừng sáng lên bởi muôn hoa đưa hương khoe sắc nhưng tiêu
biểu nhất vẫn là hương hoa trắng hồng của hoa Ban trải trên khắp núi rừng
trùng điệp: “Ánh nắng xuân hút lấy màu hoa rồi chiếu vào mọi vật, đem chất
nồng ấy xoa lên đôi má của các em bé, các cơ gái, chan hịa trên mái khăn,
chân váy, tay áo… làm cho đến cả bầu trời xanh thẳm kia cũng phơn phớt
màu hoa” [3].
Mùa xuân cịn là mùa của tình u, mùa của hoa Ban, mùa văn nghệ,
mùa vui chơi, mùa của ngày hội. Ngày xuân, bản làng người Thái ở Tây Bắc
tưng bừng ca múa vào hội xuân. Hoa Ban nở trắng như khơi dậy nhiệt tình


ngày hội, làm trào dâng cảm xúc trong lòng mỗi người, khiến họ thêm yêu
cuộc sống, yêu quê hương hơn bao giờ hết:
…Muôn dơ! Kẻ sủa pộp ban máy
Tháy sửa pộp ban khay
Va bốn hứ: Ban máy ban chí phơng
Chí xia chua bosk ban
Chí xia pan hạn lửa
Chí xia nả máy mom kinh trum khao phóng...
(...Ta hãy vui khi mùa ban nở
Ta mừng hãy mừng khi ban nở rộ
Chốc lát ban nở trên núi sẽ rụng
Ban rộ trên rừng sẽ tàn...)
( Dân ca Thái Tây Bắc )

Hoa Ban trong văn xi hiện đại, nổi bật có bút kí “Góc khuất rừng
ban” [4] của Nguyễn Quang Hà. Đây là bút kí của một con người đã nặng
lòng với hoa Ban, với quê hương núi rừng Tây Bắc và con người Điện Biên.
Tác giả đã viết về hoa Ban và con người Điên Biên với những cảm xúc sâu
sắc trong đó nhiều đoạn miêu tả về hoa Ban thật độc đáo, giàu hình ảnh và giá
trị biểu cảm. “Hoa trắng như cả một bày bướm đông đúc đậu tràn trên tất cả
các nhành cây rung rinh trong gió”; “Thủ phủ của hoa Ban đúng phải là trên
đỉnh đèo Pha Đin. Từ đỉnh cao đèo dài nhất nước này, những 32 km kia mà,
tụt xuống dốc phía Tuần Giáo 3km thì đúng là hoa Ban trắng rừng”.
Trần Lê Vân trong bút ký “Rừng Điện Biên” [5] đã viết về núi rừng
Điện Biên giàu có, tươi đẹp với nhiều nơng sản q hiếm. Đặc biệt rừng Điện
Biên có nhiều cây hoa ban. “Cây hoa ban gần như đã trở thành biểu trưng của
vẻ đẹp núi rùng Tây Bắc. Ở Điện Biên núi tập trung bao quang cánh đồng.
Vào mùa xuân hoa Ban nở rộ ken dày trên vách núi tưởng ai đặt vòng hoa ban
lên đầu cô gái Mường Thanh...”.


×