Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

MODULE 2 Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động nghề nghiệp BDTX MN THEO THÔNG tư 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.89 KB, 10 trang )

Mô đun 2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp
1. Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề
nghiệp.
4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp.
*************OOOOOOOOOOO****************
I. Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
1. Cảm xúc là gì?
Cảm xúc là phản ứng, là sự rung động của con người trước tác động của yếu tố
ngoại cảnh. Nói một cách khác, một cái gì đó xảy ra trong mơi trường của bạn và
bộ não của bạn diễn giải nó. Nếu nó được coi là một mối đe dọa, não sẽ tiết ra các
hormone gây căng thẳng bao gồm adrenaline và cortisol. Những điều này sẽ dẫn
bạn đến cảm giác như sợ hãi, lo lắng và / hoặc tức giận. Nếu não diễn giải tình
huống là bổ ích, nó sẽ giải phóng các hc mơn khiến bạn cảm thấy tốt như
oxytocin, dopamine và serotonin. Bạn sẽ cảm thấy những cảm xúc như hạnh phúc,
vui vẻ, hứng thú và / hoặc kích thích.
Theo cuốn sách “Khám phá tâm lý học” của Don Hockenbury và Sandra E.
Hockenbury, cảm xúc là một trạng thái tâm lý phức tạp bao gồm ba thành phần
riêng biệt: trải nghiệm chủ quan, phản ứng sinh lý và phản ứng hành vi hoặc biểu
cảm.
Ngồi việc cố gắng xác định cảm xúc là gì, các nhà nghiên cứu cũng đã cố gắng
xác định và phân loại các loại cảm xúc khác nhau:
Năm 1972, nhà tâm lý học Paul Eckman cho rằng có sáu cảm xúc cơ bản phổ biến:
sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc và buồn bã.
Năm 1999, ông đã mở rộng thêm danh sách này, bao gồm bối rối, phấn khích,
khinh miệt, xấu hổ, tự hào, hài lịng và vui chơi.
Như bạn đã biết, cảm xúc có thể tích cực hoặc tiêu cực. Cụ thể như sau:
Những cảm xúc tích cực như niềm vui, tình u và kết quả bất ngờ từ phản ứng


của chúng ta đối với các sự kiện mong muốn. Tại nơi làm việc, những cảm xúc này
có được đạt được mục tiêu hoặc nhận được lời khen ngợi từ cấp trên. Các cá nhân
trải qua một cảm xúc tích cực có thể cảm thấy n bình, hài lịng và bình tĩnh. Kết
quả là, nó có thể khiến bạn cảm thấy thỏa mãn và hài lòng. Cảm xúc tích cực đã
được chứng minh là loại bỏ một người lạc quan, và trạng thái cảm xúc tích cực có
thể làm cho những thách thức khó khăn cảm thấy có thể đạt được hơn
1


Những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, sợ hãi và buồn bã có thể xuất phát từ những
sự kiện không mong muốn. Tại nơi làm việc, những sự kiện này có thể bao gồm
việc khơng nghe ý kiến của bạn, thiếu kiểm sốt đối với mơi trường hàng ngày của
bạn và tương tác khó chịu với đồng nghiệp, khách hàng và cấp trên. Cảm xúc tiêu
cực đóng một vai trị trong q trình xung đột, với những người có thể kiểm sốt
cảm xúc tiêu cực của họ thấy mình có ít xung đột hơn so với những người khơng.
Nghề giáo viên mầm non hiện nay là nghề có cường độ lao động cao, thời gian
giáo viên làm việc thường từ 7h đến 17h hằng ngày với các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ liên tục nối tiếp nhau: Đón trẻ, tổ chức cho trẻ thể dục sáng, tổ chức
cho trẻ chơi ngoài trời, trẻ học, trẻ chơi ở các góc, trẻ ăn, trẻ ngủ, vệ sinh, hoạt
động chiều, trả trẻ....
Trong giờ đón trẻ, tổ chức cho trẻ chơi và thể dục buổi sáng, tỷ lệ giáo viên thường
xuyên nảy sinh cảm xúc tích cực chiếm đến 78.0% và tỷ lệ giáo viên thường xuyên
nảy sinh cảm xúc tiêu cực chỉ chiếm 2,4%.
Trong giờ tổ chức hoạt động học cho trẻ tỷ lệ giáo viên thường xuyên nảy sinh cảm
xúc tích cực chiếm 55.6% và tỷ lệ giáo viên thường xuyên nảy sinh cảm xúc tiêu
cực chiếm 2,4%.
Trong giờ cho trẻ ăn tỷ lệ giáo viên thường xuyên nảy sinh cảm xúc tích cực chiếm 38%
và tỷ lệ giáo viên thường xuyên nảy sinh cảm xúc tiêu cực chiếm tới 5,1%.
Trong giờ trả trẻ tỷ lệ giáo viên thường xuyên nảy sinh cảm xúc tích cực chiếm tới 65,1%
và tỷ lệ giáo viên thường xuyên nảy sinh cảm xúc tiêu cực chiếm tới 4,1%.

Như vậy, công việc áp lực, cường độ lao động cao dễ dẫn tới nảy sinh những cảm
xúc tiêu cực. Cảm xúc tiêu cực có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm hay hoạt động
nào trong ngày và những cảm xúc tích cực giảm dần trong ngày. Đây là nguy cơ dễ
dẫn tới các hành vi bạo hành trẻ, chất lượng thực hiện các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trẻ bị giảm sút và có thể dẫn tới tỷ lệ giáo viên bỏ nghề tăng lên.
Cảm xúc tích cực là các cảm xúc hướng cá nhân mỗi người đến những điều tốt
đẹp, mang chiều hướng phát triển đi lên, góp phần hình thành nên một cá nhân với
nhân cách tốt đẹp. Những cảm xúc tích cực khơng phải tự nhiên mà có, nó phải do
chính bản thân mỗi người tự ni dưỡng.
Cảm xúc tích cực giúp giáo viên làm tăng hiệu quả làm việc; giúp hoạt hoá các
chức năng sinh lý: hệ nội tiết, hệ miễn dịch, các chất truyền dẫn thần kinh… làm
cơ thể tiết các hormone. Các hormone đó giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức
đề kháng cơ thể, đôi khi tạo ra những điều kỳ diệu, giúp con người vượt qua những
căn bệnh hiểm nghèo.
Cảm xúc tích cực có ảnh hưởng rất lớn đến các quyết định của giáo viên mầm non,
giúp giáo viên có thể làm chủ được cảm xúc của mình, suy nghĩ và hành động tốt,
chính xác và đạt được thành công.

2


Để thực hiện tốt cơng việc của mình giáo viên mầm non cần: Yêu thương, ân cần
với trẻ, không cáu gắt, đánh mắng, trách phạt trẻ; đối xử công bằng với tất cả trẻ,
tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ; luôn cởi mở, vui vẻ với trẻ, tích cực tìm
hiểu, phát hiện khả năng và sự khác biệt của trẻ, giúp đỡ trẻ trong các tình huống
cụ thể; thấu hiểu trẻ, nắm bắt được nhu cầu cá nhân của trẻ, trạng thái, diễn biến
tâm lý tình cảm, nhận ra những thay đổi nhỏ của trẻ để giúp trẻ biết thể hiện tình
cảm, thái độ của mình với mọi người xung quanh. Đồng thời, giáo viên cần tạo
được niềm tin ở trẻ, gần gũi với trẻ, có lịng yêu nghề, tận tụy, tâm huyết, kiên
nhẫn và có khả năng quản lý cảm xúc tốt.

Do vậy để giáo viên có và duy trì được cảm xúc tích cực trong q trình chăm sóc,
giáo dục trẻ các cấp quản lý cần bồi dưỡng cho giáo viên của mình những nội dung
cơ bản như:
Nhận biết các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, trong giao tiếp ứng
xử với đồng nghiệp và phụ huynh;
Việc sử dụng các cảm xúc trong q trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Cách thức để
quản lý, điều khiển các cảm xúc trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ em; Một
số cách giải toả cảm xúc tiêu cực, phát triển những cảm xúc tích cực.
Và thông qua việc tổ chức các buổi học chuyên đề trao đổi về cảm xúc là các hình thức
phù hợp để bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non.
Bồi dưỡng cảm xúc tích cực cho giáo viên mầm non là hoạt động cần thiết của mỗi
nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Đây cũng là
giải pháp giúp chúng ta xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non thành "trường học
thân thiện, học sinh tích cực", "Trường mầm non hạnh phúc" ở đó mọi trẻ em, các
cơ giáo hạnh phúc, gắn bó với trường, lớp và hun đúc tình yêu nghề ở mỗi cán bộ
quản lý, giáo viên cấp học mầm non chung tay vì thế hệ trẻ mai sau.
II. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
1. Tầm quan trọng của quản lý cảm xúc đối với giáo viên
Nghề nhà giáo là một nghề cao quý, giáo viên là những người truyền đạt tri thức
cho học sinh sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Địi hỏi về một giáo viên chun
nghiệp khơng chỉ giỏi về kiến thức chun mơn sâu rộng mà cịn biết rèn luyện các
kỹ năng mềm quan trọng, một kỹ năng mà giáo viên không thể thiếu trong việc
đem lại hiệu quả giảng dạy là quản lý cảm xúc bản thân. Quản lý cảm xúc được
hiểu là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, quản
lý cảm xúc của bản thân là biết bản thân suy nghĩ gì, nên làm gì, khơng bị tác động
bởi những vấn đề hay yếu tố không tốt ảnh hưởng đến cảm xúc của mình, quản lý
cảm xúc đồng nghĩa với việc bản thân làm chủ trong cảm xúc của chính mình.
Đối với nghề nhà giáo, quản lý cảm xúc của giáo viên không chỉ xảy ra trong các
hoạt động tâm lý của cá nhân người giáo viên đó mà cảm xúc còn liên quan qua sự
tương tác với cá nhân khác. Môi trường trường học và lớp học là nơi mà giáo viên

3


có những cảm xúc phức tạp phải trải qua và được trải nghiệm với từng đối tượng
học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và ban lãnh đạo. Tầm quan trọng trong việc
quản lý cảm xúc của giáo viên luôn được đề cao.
1.1. Quản lý cảm xúc tốt phát triển các kỹ năng cho giáo viên
Cảm xúc của giáo viên được thể hiện qua sự yêu, vui, buồn, giận. Những tâm trạng
với những tình huống cụ thể, yếu tố tác động đến tâm trạng của giáo viên chủ yếu
là quá trình học tập của sinh viên. Khi giáo viên biết quản lý cảm xúc của mình
trước những các bạn học sinh khó bảo, khó nghe, trước những tình huống gây khó
khăn cho giáo viên thì lúc đó giáo viên đã đặt cái tôi thấp xuống, sự nhẫn nhịn
cũng như làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ giúp thầy cô luôn có sự ứng
xử đúng đắn trong mơi trường dạy học. Quản lý cảm xúc tốt thầy cô sẽ biết cách
giải quyết mọi vấn đề xảy ra một cách bình tình, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với phụ
huynh và học sinh đạt hiệu quả cao. Mơi trường giáo dục địi hỏi về nề nếp, quy
định, kỷ cương cao và quản lý cảm xúc với những thái độ tích cực có văn hóa giúp
thầy cơ hồn thành tốt vai trị của người lái đò mang tri thức cho thế hệ trẻ.
1.2. Quản lý cảm xúc trong giảng dạy đem lại chất lượng buổi học tốt
Giáo viên được đánh giá về năng lực giỏi là giáo viên khơng chỉ có kiến thức
chun mơn am hiểu tốt mà cịn phải biết quản lý mọi suy nghĩ, lời nói của bản
thân. Một buổi học đạt hiệu quả hay không, học sinh tiếp thu bài tốt không đều thể
hiện qua cách giảng dạy của thầy cơ. Sự giảng dạy ở đây là có sự kết hợp về dạy
kiến thức và phong cách giảng dạy. Thầy cơ có kiến thức giỏi nhưng khơng biết
truyền đạt kiến thức như nào để học sinh hiểu, hay quát mắng, khó chịu khi học
sinh khơng hiểu bài gây ra sự xung đột và không hợp tác trong việc học tập. Quản
lý cảm xúc của chính giáo viên là rất quan trọng để buổi học đạt chất lượng tốt,
biết cách ứng xử cũng như tạo niềm yêu thích cho các bạn trẻ trong việc tiếp thu
kiến thức cho thấy buổi học đã thành công ngay từ giai đoạn đầu, việc tiếp theo là
sự giữ gìn cúng như phát huy kiến thức đó như nào là trách nhiệm của học sinh.

1.3. Quản lý cảm xúc cịn nhận được sự u thích của học sinh, phụ huynh
Khi quản lý được cảm xúc của chính mình là khi đó giáo viên làm chủ trong suy
nghĩ và hành động của mình, cảm xúc khơng chỉ biểu hiện qua thái độ mà còn thể
hiện qua lời nói, cử chỉ. Khi có hành động một cách chừng mực, khéo léo thì giáo
viên rất dễ dàng nhận được sự yêu thích của học sinh, phụ huynh. Phụ huynh thực
sự yêu mến những giáo viên luôn lễ phép, khéo léo trong cách giao tiếp cũng như
năng lực bản thân giỏi, có như thế mới truyền đạt tri thức cho con em họ một cách
hoàn hảo được. Người ta thường đánh giá một người khác qua thái độ cư xử đầu
tiên, qua lời ăn tiếng nói nên quản lý cảm xúc trong từng thời điểm, giai đoạn cụ
thể là rất quan trọng để trở thành giáo viên vừa có chuyên mơn vừa có đạo đức
nghề nghiệp tốt.

4


III. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề
nghiệp.
Quản lý cảm xúc trong mọi tình huống, mọi vấn đề cụ thể là cần thiết, nhưng
không phải dễ dàng. Nhất là đối với giáo viên, những người truyền đạt tri thức cho
thế hệ trẻ càng cần phải làm chủ được cảm xúc của chính mình. Giáo viên cần phải
có phương pháp rèn luyện tu dưỡng bản thân để quản lý cảm xúc của chính mình
tốt nhất.
3.1. Giáo viên quản lý cảm xúc từ việc điều chỉnh các hành động cụ thể
Giáo viên khi đứng trước tình huống hay một vấn đề khó, khơng kiểm sốt được
cảm xúc thì hãy bình tĩnh thả lịng người, hít thở sâu sẽ khiến tâm trạng dịu nhẹ đi
và có hướng giải quyết tốt nhất. Hãy nhớ rằng các hành động, động tác của giáo
viên có tác dụng rất lớn trong việc quản lý cảm xúc của chính giáo viên, đừng tạo
tâm thế tạo áp lực cho bản thân, tâm lý sợ hãi khiến giáo viên không thể xử lý vấn
đề tốt được.
3.2. Quản lý cảm xúc bằng trí tuệ bản thân

Người ta thường nói “con người cần có trí tuệ cảm xúc” có nghĩa là biết cách điều
chỉnh cảm xúc của bản thân bằng trí tuệ. Trí tuệ cảm xúc ở đây là suy nghĩ chín
chắc, kỹ càng trước một tình huống để quản lý cảm xúc hiệu quả. Giáo viên hãy
tập cho mình thói quen nhìn người khác bằng thái độ tích cực và nhân ái sẽ giúp
giáo viên tránh được những cảm xúc tiêu cực trong tâm hồn, hãy lắng nghe học
sinh nhiều hơn, hiểu hơn về học trị của mình để khởi gợi mối quan hệ thầy cô và
học sinh trở nên thân thiết và sự căng thẳng sẽ hạn chế dần. Hãy bình tĩnh suy nghĩ
bản thân giáo viên đã có ứng xử tốt chưa, thực sự lỗi sai về phía ai, bản thân giáo
viên cịn thiếu gì cần bổ sung gì, giáo viên học cách chấp nhận, tiếp thu những ý
kiến đúng từ phía phụ huynh, ban lãnh đạo trường để trau dồi kiến thức bản thân
tốt hơn và rèn luyện được việc quản lý cảm xúc khi có sự nhìn nhận vấn đề tốt hơn.
3.3. Quản lý cảm xúc qua việc thể hiện ngơn từ nói
Khi giáo viên than vãn với đồng nghiệp hay lãnh đạo về hoàn cảnh sống hay về
vấn đề học sinh đang chính tạo cho bản thân giáo viên những cảm xúc tiêu cực.
Giáo viên hãy biết sử dụng ngôn từ để điều khiển cảm xúc của bản thân mình và
cảm xúc của những người đối diện, hãy thẳng thắn đưa ra ý kiến với thái độ cử chỉ
lễ phép với phụ huynh, ban lãnh đạo sẽ giúp giáo viên giải quyết vấn đề hiệu quả
hơn. Ngôn ngữ không khó nói nhưng phải biết cách nói như nào thì đem lại hiệu
quả cao, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, sử dụng ngơn từ ngay từ những
tình huống giao tiếp không chỉ trong môi trường giảng dạy mà ngay trong cuộc
sống hàng ngày. Quản lý cảm xúc sẽ hiệu quả đối với giáo viên khi giáo viên nên
suy nghĩ trước khi nói, biết được đối tượng mình tiếp xúc là giáo viên khác, là học
sinh hay phụ huynh để có giọng điệu phù hợp nhất. Áp dụng vào mỗi đối tượng sẽ

5


có cách giao tiếp khác nhau nên cần rèn luyện lời ăn tiếng nói như một thói quen
tốt trong cuộc sống đối với giáo viên.
3.4. Quản lý cảm xúc bằng việc hiểu tâm lý, yêu thương học sinh

Giáo viên luôn tiếp xúc trực tiếp với các bạn học sinh, là người hiểu tính cách các
bạn nhất, ln ở bên cạnh các bạn mỗi khi các bạn đến trường học tập. Khi hiểu
tâm lý học sinh, giáo viên sẽ hiểu được suy nghĩ của các bạn để có ứng xử đúng
đắn nhất, tính cách mỗi bạn là khác nhau. Để các bạn có tâm lý thoải mái nhất thì
phương pháp giảng dạy cũng phải phù hợp. Học sinh khi có ý thức trong học tập,
có sự hứng thú trong tiếp thu kiến thức mới thì mối quan hệ giữa thầy cơ và học trị
trở nên gần gũi hơn, thầy cơ u thương học sinh như chính con em mình, các bạn
học sinh coi trường học như ngồi nhà thứ hai với thầy cô là những người thân yêu
luôn bên cạnh các bạn. Tâm lý thoải mái khiến cảm xúc luôn vui vẻ và việc quản lý
cảm xúc cũng được nâng cao hơn.
IV. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp.
Việc duy trì cảm xúc của chính mình khơng hề đơn giản, có rất nhiều yếu tố ảnh
hưởng dẫn đến cảm xúc không tốt, đặc biệt đối giáo viên, môi trường dạy học yêu
cầu những địi hỏi về kỹ năng bản thân cao, mơi trường có sự va chạm với nhiều
vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý giảng dạy của giáo viên.
Quan sát cảm xúc
Để quản lý tốt cảm xúc của chúng ta, trước tiên chúng ta cần quan sát những trải
nghiệm, cảm xúc của chính mình.
Chúng ta phải học cách quan sát và hiểu những cảm xúc mà chúng ta đang trải qua,
khơng có áp lực phải làm bất cứ điều gì với chúng hoặc về chúng. Chúng ta phải
phân tích những gì chúng ta cảm thấy mà khơng cần phải xác định nó, từ chối nó
hoặc thay đổi nó. Điều này giúp chúng ta cân bằng. Không cần phải từ chối ngay
lập tức các tình huống hoặc cảm xúc chỉ vì chúng khó chịu. Khơng phải tất cả mọi
thứ cảm thấy khó chịu là xấu. Nếu chúng ta có thể duy trì mục tiêu, chúng ta có thể
biến những gì cảm thấy khơng thoải mái thành một thứ gì đó thoải mái hơn.
Học cách tự làm dịu cảm xúc
Khi bạn đang ở trong một tâm trạng tồi tệ, bạn có khả năng tham gia vào các hoạt
động khiến bạn luôn trong tâm trạng đó. Việc cơ lập bản thân hoặc phàn nàn với
mọi người xung quanh chỉ là một vài trong số những “hành vi tâm trạng xấu” và

khiến bạn bế tắc.
Bạn phải có hành động tích cực nếu bạn muốn cảm thấy tốt hơn. Hãy nghĩ về
những điều bạn làm khi bạn cảm thấy hạnh phúc. Làm những điều đó khi bạn đang
ở trong một tâm trạng xấu và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
Dưới đây là một vài ví dụ về điều chỉnh tâm trạng nhờ một số hoạt động sau:

6


+ Tâm sự những điều đang gặp phải cho người thân, người bạn mà bạn tin tưởng
họ sẽ đưa ra những lời khun cũng như góp ý tích cực giúp bạn giải tỏa được
buồn phiền.
+ Đi dạo.
+ Thiền trong vài phút.
+ Nghe nhạc…
Chuyển hướng suy nghĩ của bạn
Cảm xúc của bạn ảnh hưởng đến cách bạn nhận thức các sự kiện. Nếu bạn cảm
thấy lo lắng và ngay lúc đó bạn được cấp trên triệu tập thì ngay lập tức bạn suy
nghĩ rằng mình phạm lỗi nào đó hoặc nghiêm trọng là bạn có thể cho rằng bạn sẽ
bị sa thải. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và khi được cấp trên
triệu tập thì suy nghĩ đầu tiên của bạn có thể là bạn sẽ được thăng chức hoặc chúc
mừng vì đã hồn thành tốt cơng việc.
Hãy xem xét bộ lọc cảm xúc của bạn và điều chỉnh lại suy nghĩ để có một cái nhìn
thực tế hơn. Nếu bạn thấy mình sống trong những điều tiêu cực, bạn có thể cần
phải thay đổi kênh trong não. Khi đó việc vận động thể chất, đi dạo hay dọn dẹp
nhà cửa sẽ giúp bạn ngừng suy nghĩ những điều tiêu cực.

7



Mô đun 2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp
1. Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề
nghiệp.
4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp.
*************OOOOOOOOOOO****************

8


Mô đun 2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp
1. Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề
nghiệp.
4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp.
*************OOOOOOOOOOO****************

9


Mô đun 2: Quản lý cảm xúc bản thân của người GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp
1. Cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề nghiệp.

3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động nghề
nghiệp.
4. Rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của GVMN trong hoạt động
nghề nghiệp.
*************OOOOOOOOOOO****************

10



×