Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm (tóm tắt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.5 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cảm xúc của cá nhân là một động lực cơ bản thôi thúc con người làm việc
bất kể họ làm gì. Cảm xúc cịn có thể đem lại cho cá nhân những ý tưởng, những
lựa chọn đầy sáng tạo. Đời sống cảm xúc là lĩnh vực trong đó người ta có thể
chứng tỏ năng lực của mình. Theo Caroll E. Izard [1992]- nhà tâm lý học nghiên
cứu hàng đầu về cảm xúc cho rằng cảm xúc tạo nên hệ thống động cơ chính của
con người. Các cảm xúc có ý nghĩa phi thường trong hoạt động của cá nhân và
hồn tồn khơng nên coi chung là cái đối lập với trí tuệ. Đúng hơn là bản thân các
cảm xúc là cấp bậc cao của trí tuệ [39].
Cảm xúc có tính hai mặt, một mặt, cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân
hoạt động có hiệu quả, mặt khác, nếu khơng được quản lý và định hướng đúng
đắn, cảm xúc sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá
nhân, dẫn đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai
lầm. Vì vậy, quản lý và định hướng cảm xúc để trở thành động lực tích cực là một
trong những yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả hoạt động. Thực tế cho thấy,
những người hiểu được các cảm xúc của mình, nắm được và làm chủ được chúng,
đoán được những cảm xúc của người khác và biết hòa hợp với họ một cách hữu
hiệu, là những người có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời để thành
công và hạnh phúc. Ngược lại, những người khơng kiểm sốt được đời sống cảm
xúc của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực
tập trung chú ý và tư duy của họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả hoạt động cũng như cuộc sống của họ.
Cảm xúc và quản lý cảm xúc của con người hình thành, phát triển và thay
đổi trong các giai đoạn lứa tuổi. Những thành công, niềm vui, hạnh phúc hoặc
những thất bại, khó khăn, đau khổ… của mỗi con người phụ thuộc rất nhiều vào
cảm xúc, trong đó quản lý cảm xúc của bản thân đóng vai trị rất quan trọng. Trong
những năm cuối thế kỷ 20, nghiên cứu cảm xúc đã ngày càng được quan tâm ở
nhiều nước trên thế giới, đặc biệt đối với các trường học. Giáo dục phẩm chất nhân
cách của học sinh, sinh viên là những nội dung cốt lõi đều có liên quan đáng kể
đến cảm xúc và quản lý cảm xúc bản thân. Ở nước ta chủ yếu nghiên cứu về trí tuệ


cảm xúc và đã thu được một số kết quả đáng nghi nhận. Các kết quả đó làm sáng
tỏ một số vấn đề lý luận và thích nghi các phương pháp, kỹ thuật đánh giá và điều
tra thực trạng trình độ phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh, sinh viên. Vấn đề
hình thành và phát triển những kỹ năng kiểm soát và kỹ năng năng biểu hiện cảm
xúc cho thanh thiếu niên nhằm phát triển nhân cách hài hòa, thuận lợi ít đươc quan
tâm nghiên cứu.
Tại Việt Nam, số liệu năm 2013 được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa
ra, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở

1


trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000
HS thì có một em bị buộc thơi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có
học sinh đánh nhau. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Bộ Cơng An mỗi tháng
có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước kia: tội phạm giết người trong độ
tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Bây giờ giảm còn 34% so với
41% của độ tuổi 18 đến dưới 30 (độ tuổi từ 14 đến dưới 18 chiếm đến 17%).Theo
số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội) công bố năm 2013, so với 10 năm trở về trước, số
vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng
bảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần).
Có nhiều ngun nhân như yếu tố xã hội, tác động của văn hóa truyền thơng,
hành vi lây lan nhưng trong đó một nguyên nhân chủ yếu là lớp trẻ thiếu kỹ năng
quản lý các cảm xúc của bản thân. Từ góc độ giáo dục có thể thấy, nhìn chung, các
học sinh, sinh viên cịn ít được quan tâm trong việc hình thành, ni dưỡng, phát
triển những kỹ năng kiểm sốt, kỹ năng biểu hiện một cách có văn hố cảm xúc
của mình. Điều này làm cho họ lúng túng, vụng về trong hợp tác với những người
xung quanh, trong việc bày tỏ thái độ của mình với những người cùng giao tiếp và
có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Sinh viên sư phạm là những giáo viên trong tương lai. Nhân cách của họ sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh khi họ
trở thành người giáo viên thực thụ. Một mặt người giáo viên phải làm chủ cảm xúc
để làm chủ các tình huống sư phạm diễn ra rất đa dạng, phong phú. Mặt khác, họ
phải định hướng và giáo dục cho học sinh kỹ năng quản lý cảm xúc giúp các em
làm chủ cảm xúc của mình nhằm phát triển nhân cách hài hịa, thuận lợi. Vì vậy,
tác động hình thành cho sinh viên sư phạm kỹ năng quản lý cảm xúc là hết sức cần
thiết và có ý nghĩa to lớn. Đây là lý do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư
phạm, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh
viên sư phạm, đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năng quản lý
cảm xúc bản thân cho sinh viên sư phạm.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 360 sinh viên, trong đó có: 120 sinh viên của Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, 121 sinh viên của Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
và 119 sinh viên của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

2


4. Giả thuyết nghiên cứu
4.1. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm ở mức trung
bình với 4 kỹ năng: Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm
xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản
thân trong đó kỹ năng nhận diện cảm xúc tốt hơn những kỹ năng còn lại

4.2.Giữa các kỹ năng có sự tương quan: sinh viên nhận diện cảm xúc tốt sẽ
kiểm soát, điều khiển và sử dụng tốt các cảm xúc bản thân và ngược lại. Sinh viên
tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cao tuy nhiên khi tham gia tình
huống kết quả là thấp. Đây là cơ sở để làm thực nghiệm tác động nhằm cải thiện
kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
4.3. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của
sinh viên sư phạm như: khí chất, giới tính, năng lực học tập, khách thể giao tiếp
trong đó năng lực học tập (kết quả học tập) và khách thể giao tiếp (giảng viên và
bạn bè) có ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh
viên sư phạm.
4.4. Có thể cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư
phạm bằng việc tổ chức lớp bồi dưỡng về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cho
sinh viên.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản
thân của sinh viên sư phạm, xác định những khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên
cứu như: cảm xúc, kỹ năng, kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư
phạm.
5.2. Xác định thực trạng biểu hiện và mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
của sinh viên sư phạm, các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
của sinh viên sư phạm.
5.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm cải thiện kỹ năng quản lý cảm
xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện mức
độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm trong nhà trường, chủ
yếu là trong quá trình học tập qua 4 kỹ năng thành phần: kỹ năng nhận diện cảm
xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kỹ năng điều khiển cảm xúc
bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân.

6.2. Về khách thể nghiên cứu
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là sinh viên của 03 trường đại
học sư phạm (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên). Đây là các
trường Sư phạm lớn ở miền Bắc của Việt Nam, đại diện các trường sư phạm đào tạo

3


giáo viên về khoa học cơ bản, nghệ thuật và kỹ thuật. Luận án chỉ nghiên cứu ở sinh
viên năm thứ nhất, thứ hai và thứ 3, không nghiên cứu năm thứ 4 vì quá trình
nghiên cứu kéo dài nên phạm vi nghiên cứu không cho phép nghiên cứu sinh viên
năm thứ 4 vì tính chất sắp ra trường.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp chuyên gia
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
7.2.4. Phương pháp quan sát
7.2.5. Phương pháp trắc nghiệm
7.2.6. Phương pháp thực nghiệm
7.2.7. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học
8. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hóa và xác định rõ một số vấn đề lý luận về cảm xúc,
kỹ năng, kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm, cụ thể hóa được 4 kỹ
năng thành phần trong kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
(Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân, kỹ
năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân).

Luận án chỉ ra được thực trạng biểu hiện mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc
bản thân của sinh viên sư phạm ở mức trung bình với 4 kỹ năng thành phần và
những yếu tố ảnh hưởng tới các kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên
sư phạm (khí chất, giới tính, năng lực học tập, khách thể giao tiếp). Kết quả của
thực trạng giúp cho sinh viên sư phạm chú ý học tập và luôn luôn cải thiện kỹ
năng quản lý cảm xúc bản thân được tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các giảng
viên, sinh viên trong giảng dạy, học tập và làm việc ở các trường đại học sư phạm,
cao đẳng sư phạm, nhất là khi giảng dạy kỹ năng và kỹ năng quản lý cảm xúc cho
sinh viên.
9. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm: mở đầu, 3 chương, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC
BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
1.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh
viên sư phạm.
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

4


Cảm xúc và quản lý cảm xúc là lĩnh vực được quan tâm nghiên cứu trong
tâm lý học và đã thu được nhiều thành tựu. Có thể khái quát thành một số hướng
chính:
1.1.1.1. Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là hiện tượng tâm lý cá nhân
1.1.1.2 Nghiên cứu cảm xúc với tư cách là một động lực thúc đẩy cá nhân trong
hoạt động và trong cuộc sống
1.1.1.3.Các nghiên cứu cảm xúc theo lứa tuổi

Với hướng nghiên cứu này có các cơng trình sau:
* Nghiên cứu sự phát triển của cảm xúc ở giai đoạn trẻ sơ sinh
* Nghiên cứu sự phát triển cảm xúc của trẻ ở lứa tuổi ấu thơ
* Sự phát triển cảm xúc của trẻ ở giai đoạn tuổi nhi đồng
* Sự phát triển cảm xúc của trẻ ở tuổi vị thành niên
* Sự phát triển xúc cảm ở người lớn trưởng thành
Tóm lại:
Theo hướng nghiên cứu về cảm xúc với tư cách là hiện tượng tâm lý, các nhà
khoa học đã nghiên cứu các vấn đề về định nghĩa cảm xúc, biểu hiện, độ ổn định, sự
xuất hiện và nguồn gốc của cảm xúc, phân loại cảm xúc và sự ảnh hưởng của các yếu
tố tâm- sinh lí cá nhân đến cảm xúc và ảnh hưởng của cảm xúc đến các hoạt động của
cá nhân. cho rằng cảm xúc có nguồn gốc từ các năng lượng tính dục, bản năng. Tổng
hợp những cảm giác gắn liền với những thay đổi đó chính là trạng thái cảm xúc. Cảm
xúc gắn với phạm vi rộng lớn các thay đổi ngoại biên và cảm xúc gắn với trạng thái
phân bổ thần kinh và độ thông của các mạch máu.
Theo hướng nghiên cứu về cảm xúc với tư cách là động lực thì cảm xúc
được nhìn nhận là một động lực thúc đẩy cá nhân hành động. Vì vậy, vấn đề là
làm thể nào để duy trì, thỏa mãn hay củng cố những cảm xúc của cá nhân và cần
có những kích thích tác động để cải thiện cảm xúc tiêu cực, tăng cảm xúc tích cực
nhằm thúc đẩy hoạt động của con người.
Hướng nghiên cứu cảm xúc theo lứa tuổi cho thấy, các tác giả nghiên cứu
cảm xúc ở các lứa tuổi có sự phát triển cảm xúc khác nhau. Kết quả cho thấy càng
trưởng thành việc quản lý các cảm xúc sẽ thuận lợi hơn so với những lứa tuổi
khác.
1.1.1.4. Các nghiên cứu về quản lý cảm xúc.
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của giáo
viên, học sinh, sinh viên trên nhiều vùng miền. Xu hướng chung của các nhà tâm
lý học là làm sáng tỏ những vấn đề bản chất, cấu trúc của trí tuệ cảm xúc, cơ sở
phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng thời từng bước thử nghiệm và

mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợp nhằm xác định chỉ số trí tuệ cảm
xúc của con người Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Huy Tú,
Trần Trọng Thủy, … được coi là những tác giả tiên phong trong lĩnh vực này.

5


Bài viết của tác giả Nguyễn Huy Tú: “Chỉ số thông minh cảm xúc cao - một
tiêu đề thành công” [81], “Trí tuệ cảm xúc - bản chất và phương pháp chẩn
đốn”[82] và “Các mơ hình lý thuyết về trí thông minh cảm xúc” do Nguyễn
Công Khanh (dịch) [54] đã bước đầu tiếp cận đến trí tuệ cảm xúc. Gần đây, các tác
giả Nguyễn Công Khanh, Đinh Thị Kim Thoa và Nguyễn Thành Đoàn cũng đã
bàn đến phương pháp luận nghiên cứu trí thơng minh cảm xúc.
Tác giả Dương Thị Hồng Yến với đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên
tiểu học” đã rút ra kết luận: Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học là một yếu tố
quan trọng tạo nên thành công trong sự nghiệp. [ theo 90]
Đề tài cấp Nhà nước của tác giả Nguyễn Cơng Khanh [theo 54]: “Nghiên
cứu trí tuệ cảm xúc ở học sinh Trung học phổ thông” đã sử dụng trắc nghiệm
MSEIT của J. Mayer, P. Salovey và D. Caruso được Việt hóa đo lường trên 17000
học sinh. Kết quả cho thấy sự phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố và là sản phẩm của quá trình tương tác liên tục giữa bản
thân và mơi trường sống.
1.2. Một số vấn đề lí luận cơ bản về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của
sinh viên sư phạm
1.2.1. Cảm xúc
1.2.1.1 Khái niệm
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của X.L. Rubinstein, Vũ Dũng, Nguyễn
Quang Uẩn, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Xuân Thức, Nguyễn Huy Tú khi cho rằng:
Cảm xúc là những rung động trực tiếp của cá nhân khi có những kích thích tác
động tới cá nhân, phản ảnh ý nghĩa của chúng với nhu cầu và động cơ của con

người.
Cảm xúc là những rung động khi thể hiện những thái độ của mình trước
những kích thích tác động. Những cảm xúc có thể là âm tính như: Sợ hãi, tức giận,
tội lỗi. Những cảm xúc dương tính là: vui vẻ, hạnh phúc, sung sướng. Những
kích thích đó là mơi trường, q trình học tập, hệ thần kinh, văn hóa giáo dục, trải
nghiệm sống.
1.2.1.2. Phân loại
* Carroll.E.Izard [1992] đưa ra thuyết các cảm xúc phân hóa và cho rằng
cảm xúc có cấu trúc tầng bậc bao gồm những cảm xúc nền tảng và những cảm xúc
phức hợp. Mỗi cảm xúc trọn vẹn phải được tạo thành bởi 3 yếu tố cơ bản nhất là
thần kinh chuyên biệt bị chế ước bên trong, những phức hợp biểu cảm nét mặt đặc
trưng và sự thể hiện chủ quan khác biệt.
Trong luận án này chúng tôi dựa vào phân loại cảm xúc của C.E. Izard
[1992] và chia thành 6 loại cảm xúc điển hình sau [39]:
1. Vui sướng
2. Đau khổ
3. Sợ hãi
4. Tức giận
5. Ngạc nhiên

6


6. Khinh bỉ
1.2. 2. Kỹ năng
1.2.2.1. Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào hoạt động hay hành động
thực tiễn trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt động đó có kết
quả theo mục đích đã đề ra.
1.2.2.2. Q trình hình thành kỹ năng

K.K.Platonov và G.G.Golubev đưa ra các giai đoạn phát triển KN với 5 giai
đoạn bao gồm:
Giai đoạn 1: KN còn rất sơ đẳng khi chủ thể mới ý thức được mục đích và
tìm kiếm cách thức hành động dưới dạng “thử và sai”
Giai đoạn 2: KN đã có, nhưng chưa đầy đủ.
Giai đoạn 3: KN chung, song cịn mang tính riêng lẻ.
Giai đoạn 4: KN ở trình độ cao, cá nhân sử dụng thành thạo các thao tác kỹ
thuật, cách thức thực hiện để đạt được mục đích.
Giai đoạn 5: KN tay nghề cao, khi cá nhân vừa thành thạo vừa sáng tạo
trong sử dụng các KN ở những điều kiện khác nhau [dẫn theo 52].
Chúng tôi nhất trí với quan điểm của các tác giả V.A.Cruchetxki, Phạm Minh Hạc,
N.Đ.Levitov, A.V.Petrovxki, Trần Quốc Thành nêu trên, như vậy quy trình hình
thành KN đi từ hình thành nhận thức về mục đích, cách thức, điều kiện hành động
tới việc quan sát và làm thử, cuối cùng là luyện tập để tiến hành hành động theo
đúng yêu cầu nhằm đạt được mục đích đề ra.
1.2.3. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
1.2.3.1. Khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
Kỹ năng quản lý cảm xúc là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết vào
việc nhận diện, kiểm soát, điều chỉnh và sử dụng những rung động của cá nhân
khi có những kích thích tác động nhằm giúp con người đạt được những gì mong
muốn.
1.2.3.2. Những kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân cơ bản.
* Kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân.
* Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân
* Kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân.
* Kỹ năng sử dụng cảm xúc của bản thân
1.2.4. Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm
1.2.4.1. Khái niệm “Sinh viên sư phạm”
* Sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng, là những người thuộc tri
thức trẻ, là nguồn lực quan trọng quyết định sự phát triển kinh tế, phát triển của xã

hội. Họ là những người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mong muốn đem
những hiểu biết của mình đóng góp cho xã hội.
1.2.4.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
* Khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm: Là sự vận
dụng những tri thức, những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để nhận diện, kiểm

7


soát, điều khiển, sử dụng những rung động của bản thân khi có những kích thích
nhằm đạt được những mục đích do mình đề ra trong học tập và trong cuộc sống.
* Những kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Căn cứ vào các quan điểm này và cũng như phần cơ sở lí luận đã xác lập ở
trên, các thành phần của KNQLCX của sinh viên sư phạm gồm:
- Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
- Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
- Kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của
sinh viên sư phạm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tình hình nghiên cứu về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư
phạm được tìm hiểu trên các phương diện với tư cách là một hiện tượng tâm lý,
với tư cách là một động lực thúc đẩy cá nhân trong hoạt động và trong cuộc sống,
nghiên cứu trên phương diện lứa tuổi.
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm là sự vận dụng
những tri thức, những kinh nghiệm và hiểu biết của mình để nhận diện, kiểm soát,
điều khiển, sử dụng những rung động của bản thân khi có những kích thích nhằm
đạt được những mục đích trong học tập và trong cuộc sống.
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm bao gồm 04 thành

phần: Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân,
kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân, kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân.
Kỹ năng năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có sự ảnh
hưởng của 04 yếu tố: khí chất, giới tính, năng lực học tập và khách thể giao tiếp.
Ở Việt Nam nghiên cứu vấn đề cảm xúc nói chung, kỹ năng quản lý cảm xúc
nói riêng đang trên bước đường hình thành và phát triển, cịn là một lĩnh vực mới
mẻ cả về lý luận và thực tiễn. Những nghiên cứu về KNQLCX, đặc biệt là
KNQLCX bản thân của SVSP còn chưa nhiều và các nghiên cứu mới chỉ xoay
quanh thực trạng nhu cầu, hạn chế của hoạt động này ở tầm khái qt. Chính vì
vậy cần thiết phải có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này để góp
phần nâng cao, phát triển hồn thiện và phong phú hơn về KNQLCX của sinh viên
sư phạm.
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN
CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
2.1. Tổ chức nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu lý luận

8


Giai đoạn nghiên cứu lý luận được thực hiện suốt quá trình giải quyết những
vấn đề của luận án, nhưng tập trung tiến hành nghiên cứu từ tháng 1/2010 đến tháng
12/2010.
2.1.2 Nghiên cứu thực tiễn
Khảo sát thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
Giai đoạn này được tiến hành vào khoảng thời gian từ 1/2011 đến 2/2013.
Quá trình nghiên cứu thực tiễn bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn khảo sát: gồm có khảo sát thử và khảo sát chính thức

- Giai đoạn thực nghiệm tác động
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi thực hiện phối hợp các
phương pháp nghiên cứu sau:
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
2.2.2.1. Phương pháp chuyên gia.
2.2.2.2. Phương pháp điều tra viết
2.2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm
2.2.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu.
2.2.2.5. Phương pháp quan sát.
2.2.2.6. Phương pháp thực nghiệm
2.2.2.7. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê tốn học.
2.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá:

Biểu đồ 2.1: Phân bố điểm số về kỹ năng
nhận diện cảm xúc bản thân

9

Biểu đồ 2.2: Phân bố điểm số về kỹ
năng kiểm soát cảm xúc bản thân


Biểu đồ 2.3: Phân bố điểm số về kỹ năng
điều khiển cảm xúc bản thân

Biểu đồ 2.4: Phân bố điểm số về kỹ
năng sử dụng cảm xúc bản thân


Biểu đồ 2.5: Phân bố điểm số về kỹ năng
quản lý cảm xúc bản thân
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Nghiên cứu KNQLXC của sinh viên là một đề tài mới và rất khó khăn, vì vậy để
giải quyết các nhiệm vụ đặt ra một cách khách quan, đầy đủ và logic đạt được mục
đích nghiên cứu của đề tài cần phải sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp chuyên gia, phương pháp
phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp trắc nghiệm,
phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu phân tích chân dung tâm lý, phương
pháp thực nghiệm. Các phương pháp này đã bổ sung, hoàn thiện kết quả nghiên cứu
cho nhau ở nhiều góc độ, từ khảo sát thực trạng tới kiểm nghiệm thực tiễn. Do đó để
thực hiện các phương pháp có hiệu quả địi hỏi trong q trình nghiên cứu phải thực
hiện từng phương pháp theo một quy trình tổ chức chặt chẽ. Bên cạnh đó các số liệu

10


được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính nhằm đảm bảo kết quả nghiên
cứu và kết luận đủ tin cậy, có giá trị về mặt khoa học.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ NĂNG
QUẢN LÝ CẢM XÚC BẢN THÂN CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM
3.1. Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm
3.1.1. Đánh giá chung về kỹ năng quản lý cảm xúc sinh viên sư phạm
3.1.1.1 Đánh giá của sinh viên sư phạm về ý nghĩa của kỹ năng quản lý cảm xúc
bản thân.
Chúng tơi có tiến hành điều tra trên sinh viên để thu thập ý kiến của các sinh
viên trong 03 trường đánh giá về ý nghĩa của kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân
đối với 03 lĩnh vực sau khi tính tổng của các item đã lựa chọn dựa trên đặc điểm

tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên:
+ Lĩnh vực hoạt động học tập và hoạt động khác
+ Lĩnh vực giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh
+ Lĩnh vực đời sống tinh thần của mỗi cá nhân
Kết quả thu được ở biểu đồ 3.1:

Biểu đồ 3.1. Ý nghĩa của kỹ năng quản lý cảm xúc bản
của sinh viên sư phạm đối với các hoạt động.
Với kết quả trên cho thấy những cảm xúc tích cực có ý nghĩa đối với kỹ
năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. Đối với “hoạt động học
tập và các hoạt động khác”, những cảm xúc tích cực là động lực để sinh viên có
thể học tập và làm các công việc khác được tốt (ĐTB=4,21), kích thích nhu cầu
học tập (ĐTB=3,80), hào hứng khi học những mơn học học mình u thích
(ĐTB=2,98). Khi những cảm xúc tiêu cực xuất hiện mọi hoạt động đều giảm sút
(ĐTB= 3,56).

11


Đối với “hoạt động giao tiếp và ứng xử”, khi có những cảm xúc tích cực
thì sinh viên cảm thấy yêu cuộc sống (ĐTB=4,02), ứng xử với mọi người hòa
nhã và vui vẻ (ĐTB=3,83), làm việc hứng phấn và thoải mái hiệu quả hơn
(ĐTB= 3,61), thoải mái khi tham gia các hoạt động tập thể (ĐTB=3,41).
Nhưng khi có cảm xúc tiêu cực sinh viên sống khép mình (ĐTB= 3,31), ít thể
hiện giao tiếp ra bên ngoài (ĐTB=3,32), thất vọng về cuộc sống (ĐTB=2,91),
không giao tiếp với mọi người (ĐTB=2,72).
Đối với “hoạt động đời sống tinh thần của cá nhân” những cảm xúc tích
cực có ý nghĩa với đời sống tinh thần của cá nhân. Cụ thể: Khi có cảm xúc tích
cực sinh viên suy nghĩ tích cực hơn (ĐTB=4,07), sống thư giãn và thoải mái
(ĐTB=4,08), khỏe mạnh hơn (ĐTB=3,93), sống lạc quan và yêu đời

(ĐTB=3,62). Bên cạnh đó những cảm xúc tiêu cực làm cho sinh viên luôn cảm
thấy cuộc sống luôn căng thẳng (ĐTB=3,78), làm việc kém hiệu quả (ĐTB=
3,69), sức khỏe yếu (ĐTB= 3,52), có những sinh viên rơi vào tình trạng trầm
cảm, chán nản khơng thiết tha mọi thứ xung quanh (ĐTB=2,98), có những sinh
viên phải sử dụng thuốc chữa bệnh hàng ngày (ĐTB=2.37) ví dụ như bệnh dạ
dày, viêm xoang...
Kết quả kiểm định tương quan giữa kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của
sinh viên sư phạm với ý nghĩa của việc quản lý cảm xúc đối với kết quả học tập,
giao tiếp ứng xử và hoạt động tinh thần của cá nhân thì thấy có tương quan thuận,
chặt chẽ, tương hỗ với nhau. Cụ thể r = 0,157 ** và p=0,00<0,01. Kết quả này
khẳng định cảm xúc tích cực có ảnh hưởng tốt đối với đời sống tinh thần, giao tiếp
và học tập của sinh viên, những cảm xúc tiêu cực làm cho sinh viên bế tắc và suy
nghĩ tiêu cực. Vậy làm thế nào để có cảm xúc tích cực nhiều hơn trong cuộc sống,
cần địi hỏi phải có kỹ năng quản lý cảm xúc thật tốt. Đây là cơ sở và lý do nghiên
cứu tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm trong phạm
vi trường học đặc biệt là vấn đề học tập của sinh viên.
3.1.1.2. Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Khi tìm hiểu kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm chúng tôi
nghiên cứu trên hai mảng: Nghiên cứu trên tình huống và nghiên cứu qua tự đánh
giá của sinh viên. Kết quả cho thấy ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Kết quả tổng hợp kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư
phạm qua tình huống và qua tự đánh giá
Kỹ năng
Tình huống
Tự đánh giá
r
ĐTB
Mức độ ĐTB
Mức độ


12


KNNDCX
3,88
TB
3,90
TB
0,095
KNKSCX
3,34
TB
3,09
TB
0,091
KNĐKCX
2,98
TB
3,27
TB
0,780
KNSDCX
3,51
TB
3,12
TB
0,119
KNQLCX
3,43
TB

3,34
TB
0,114
Xét theo điểm trung bình qua bảng số liệu cho thấy:
Mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm chủ yếu
tập trung ở mức trung bình hoặc trên trung bình (ĐTB≤3.00). Ở kỹ năng nhận diện
cảm xúc: Kết quả xử lí tình huống cho điểm (TB=3,88), thấp hơn qua phiếu tự
đánh giá (ĐTB=3,90). Ở kỹ năng kiểm sốt cảm xúc: Qua tình huống (ĐTB=3,34)
điểm trung bình cao hơn phiếu tự đánh giá (ĐTB=3,09); Kỹ năng điều khiển cảm
xúc: Qua tình huống (ĐTB=2,98) thấp hơn so với phiếu tự đánh giá (ĐTB=3,27);
Kỹ năng sử dụng cảm xúc: Đánh giá qua tình huống (ĐTB=3,51) có điểm cao hơn
kết quả của phiếu tự đánh giá (ĐTB= 3,12). Như vậy, khi so sánh kết quả ở phiếu
đánh giá qua tình huống với kết quả ở phiếu tự đánh giá có sự khác nhau. Phần lớn
sinh viên tự đánh giá bản thân có kỹ năng quản lý cảm xúc cao, trong khi đó khi
tham gia vào tình huống kết quả lại thấp hơn với tự đánh giá. Kết quả trên cho thấy tự
đánh giá là khác với thực tế (r=0,114). Tuy nhiên, cả hai nguồn tư liệu đều cho thấy kỹ
năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm đạt mức trên trung bình.
3.1.2. Thực trạng kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Để tìm hiểu kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân qua hình ảnh chúng tơi
tiến hành nghiên cứu trên hai phương diện: Nghiên cứu trên kết quả nhận diện cảm
xúc qua 06 hình ảnh với 06 dạng cảm xúc cơ bản: Vui vẻ, đau khổ, sợ hãi, ngạc
nhiên, tức giận, khinh bỉ và phương diện thứ hai là nghiên cứu khả năng nhận dạng
cảm xúc qua tình huống và tự đánh nhận dạng cảm xúc qua tình huống. Kết quả
chung được thể hiện ở biểu đồ 3.2 như sau:

Biểu đồ 3.2. Kết quả mức độ kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân
của sinh viên sư phạm
Với kết quả trên cho thấy kỹ năng nhận diện cảm xúc của sinh viên ở
mức cao. Trong kỹ năng này, sinh viên nhận diện tốt 06 dạng cảm xúc cơ bản. Dù ở
nhận dạng bằng hình ảnh hay qua tình huống hoặc qua tự đánh giá với kết quả ở mức


13


cao. Tuy nhiên so sánh giữa tự nhận diện cảm xúc với thơng qua giải quyết tình
huống và nhận diện qua hình ảnh, sinh viên tự nhận cảm xúc bản thân ở mức cao
hơn. Kết quả này tương đồng với kết quả ở bảng 3.1 với ĐTB= 3,90 của sinh viên tự
nhận diện cảm xúc cịn qua tình huống và nhận diện qua hình ảnh có ĐTB=3,88. Tuy
nhiên chúng ta có thể nhận thấy, sinh viên tự đánh giá ln có kết quả cao hơn khi
trải nghiệm qua các tình huống hoặc nhận diện qua hình ảnh. Điều này nói lên một
điều tự nhận diện cảm xúc ở mức cao, trên thực tế khi thực hành, khi trải nghiệm lại
khó khăn hơn nhiều.
Dưới đây là những kết quả chi tiết về kỹ năng nhận diện cảm xúc bằng các
biểu hiện trên khn mặt qua hình ảnh, nhận diện cảm xúc qua tình huống và sinh
viên tự nhận diện cảm xúc của bản thân.
3.1.2.1 Kỹ năng nhận diện các dạng cảm xúc qua hình ảnh
Có 06 khn mặt thể hiện 06 dạng cảm xúc khác nhau: vui vẻ, đau khổ, sợ
hãi, tức giận, ngạc nhiên, khinh bỉ (câu 1-Phụ lục 1).Yêu cầu sinh viên nhận diện
chính xác các dạng cảm xúc. Kết quả thể hiện ở biểu đồ 3.3.

Biểu đồ 3.3. Mức độ nhận diện chính xác dạng cảm xúc thơng qua hình ảnh
Xét theo điểm trung bình khi sinh viên được khảo sát nhận diện hình ảnh để
xác định dạng cảm xúc là tương đối tốt (bằng chứng là xét theo 360 em được khảo
sát thì chủ yếu các em trả lời được 4/6 hình ảnh với ĐTB=3,93).
Xét theo tỷ lệ %: Số sinh viên trả lời đúng 5 hoặc 6 hình rất nhiều, với
20,0% trả lời đúng 6 hình, 19,2% trả lời đúng 5 hình. Số sinh viên khơng trả lời
đúng hình nào là 3.6%, có 15,9% sinh viên nhận được 3,4 hình và 17,5% nhận
được 3 hình ảnh biểu lộ cảm xúc. Như vậy, với kết quả trên cho thấy mức độ nhận
diện được các dạng cảm xúc cơ bản của sinh viên tương đối cao. Chủ yếu là mức 5
hoặc 6 hình ảnh. Có thể thấy việc sinh viên nhận diện được các hình ảnh thể hiện

cảm xúc cơ bản là tương đối tốt. Tương ứng với lứa tuổi và đặc điểm tâm lý của
sinh viên, việc nhận diện các hình ảnh cảm xúc cơ bản là điều khơng khó khăn đối
với lứa tuổi.

14


Tuy nhiên việc nhận diện hình ảnh các dạng cảm xúc cịn có nhiều sinh viên
nhận diện chưa đúng, có những sinh viên nhận diện sai và khơng chính xác cịn
gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
Bảng 3.2. Kỹ năng nhận diện các dạng cảm xúc trên hình ảnh
Các loại cảm
Đúng
Sai
N
%
N
%
xúc
Vui vẻ
210
58,3
150
41,7
Đau khổ
206
57,2
154
42,8
Sợ hãi

269
74,7
91
25,3
Tức giận
240
66,7
120
33,3
Ngạc nhiên
310
86,1
50
13,9
Khinh bỉ
174
48,3
186
51,7
Có rất nhiều sinh viên đã trả lời đúng những dạng cảm xúc, nhưng trong
bảng 3.2 số liệu cho thấy có 3 dạng cảm xúc là: khinh bỉ, vui vẻ và đau khổ là
những cảm xúc sinh viên khó nhận diện ra nhất và cũng khó nói được từ biểu lộ
cảm xúc trên khn mặt.
3.1.2.2. Kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân qua giải quyết tình huống
Xét theo tỉ lệ % các cảm xúc: Thơng qua các tình huống cho thấy tỉ lệ sinh
viên nhận diện đúng, chính xác các dạng của cảm xúc rất cao. Có 285 sinh viên
(chiếm 99,4%) nhận diện đúng cảm xúc vui vẻ, có 354 sinh viên (chiếm 98,3%)
nhận diện được cảm xúc khinh bỉ và ngạc nhiên, có 352 sinh viên (chiếm 97,8%)
nhận diện được cảm xúc tức giận và 347 sinh viên (chiếm 96,4%) nhận diện được
cảm xúc sợ hãi. Tuy nhiên, vẫn cịn có đến 61 sinh viên chiếm 16,9% khơng nhận

diện chính xác được cảm xúc đau khổ.
Như vậy, kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
qua tình huống đạt ở mức cao. So với nhận diện qua hình ảnh mức độ cao hơn
nhiều. Như vậy có thể kết luận nhận diện cảm xúc bằng tình huống tốt hơn nhận
diện bằng hình ảnh. Bởi ở tình huống có thể hiện chi tiết các biểu hiện cảm xúc
qua ngôn từ, trong khi đó qua hình ảnh phải phỏng đốn các biểu hiện mới thể
chính xác các dạng cảm xúc. Đây là cơ sở để có biện pháp tác động cho kỹ năng
nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm.
So sánh giữa hai dạng nhận dạng cảm xúc của hình ảnh ra khn mặt và
nhận dạng cảm xúc qua ngơn từ cho thấy sự so sánh này có ý nghĩa
(P=0,00<0,01) Sinh viên nhận diện qua ngôn từ tốt hơn qua hình ảnh. Có nghĩa là
hiểu định nghĩa bằng ngôn từ khi mô tả cảm xúc dễ hơn khi nhận dạng những biểu
hiện của cảm xúc trên khuôn mặt. Tất cả sinh viên đều hiểu các tác nhân gây ra
những dạng cảm xúc nhưng hiểu khái niệm của từng biểu lộ cảm xúc bằng hình
ảnh lại chậm hơn
3.1.2.3 Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá

15


Bên cạnh việc nhận diện cảm xúc bằng hình ảnh, qua tình huống chúng tơi
tiến hành tìm hiểu trên phiếu đo tự đánh giá của sinh viên. Kết quả được thể hiện ở
bảng 3.5.
Bảng 3.3. Kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự
đánh giá
Tự
nhận ĐTB Thứ bậc % mức độ tự nhận diện cảm xúc của SVSP
Kém
Yếu
Trung

Khá
Tốt
diện
cảm
(%)
(%)
bình (%)
(%)
(%)
xúc
Vui vẻ
4,07 1
3,1
7,2
15,6
28,1
46,1
Ngạc nhiên 3,81 5
2,5
10,6
21,7
34,2
31,1
Đau khổ
4.02 2
4,4
5,8
16,9
29,2
43,6

Sợ hãi
3,94 3
4,2
6,1
20,3
30,2
39,2
Khinh bỉ
3,73 6
1,7
17,2
19,4
30,0
31,7
Tức giận
3,87 4
2,8
7,8
20,6
37,5
31,4
Xét theo điểm trung bình khi sinh viên tự đánh giá kỹ năng tự nhận diện cảm
xúc bản thân của sinh viên sư phạm cho thấy đều ở mức Khá- Trung bình (ĐTB=
3,5 trở lên). Trong 6 dạng cảm xúc cơ bản thì sinh viên tự đánh giá kỹ năng nhận
diện cảm xúc vui vẻ (ĐTB=4,07) và cảm xúc đau khổ (ĐTB=4,02) là cao hơn cả,
tiếp đến là cảm xúc sợ hãi (ĐTB= 3,94) và tức giận (ĐTB=3,87), trong khi đó cảm
xúc “khinh bỉ” là dạng cảm xúc sinh viên khó nhận ra nhất. Đây cũng là dạng cảm
xúc khó nhận diện thơng qua hình ảnh và ngơn từ. Có thể thấy việc nhận diện
những cảm xúc cơ bản cũng không đơn giản là có thể nhận diện được hết vì các
biểu hiện cảm xúc có thể che đậy bằng những hành động và hành vi khác.

Xét theo tỉ lệ % kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân được sinh viên tự đánh giá ở
mức độ cao. Trong 6 dạng cảm xúc cơ bản, theo sinh viên tự nhận và xếp khả năng
nhận diện những cảm xúc cơ bản của bản thân ở mức Khá- Tốt.
3.1.3. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
3.1.3.1. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tình
huống.

Biểu đồ 3.4. Đánh giá chung về mức độ kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân
của sinh viên sư phạm

16


So sánh kết quả giữa đánh giá qua tình huống và tự đánh giá cho thấy, sinh
viên tham gia tình huống giải quyết tốt hơn quá trình tự đánh giá, nhìn nhận bản
thân khi kiểm sốt cảm xúc. Kết quả khi tham gia giải quyết tình huống được thể
hiện và khẳng định bản thân rõ hơn là việc tự mình đánh giá mình trong q trình
kiểm sốt cảm xúc.
Tuy nhiên, để tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng kiểm sốt bản thân chúng tơi có
tiến hành đưa tình huống để sinh viên tự giải quyết với 3 mức độ kiểm sốt giống
như trên: Vơ thức, kìm nén và kiểm sốt. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6.
Bảng 3.4 Kỹ năng kiểm sốt cảm xúc thơng qua giải quyết tình huống
Các tình huống thể ĐTB
Phản ứng vơ Biết kìm nén
Biết kiểm soát
hiện cảm xúc
thức
N
%
N

%
N
%
Tức giận
2,61
24
6,7
92
25,6
244
67,8
Ngạc nhiên
2,18
79
21,9
136
37,8
145
40,3
Sợ hãi
2,28
111
30,8
35
9,7
214
59,4
Đau khổ
2,56
32

8,9
92
25,6
236
65,6
Khinh bỉ
2,13
99
27,5
113
31,4
148
41,1
Vui vẻ
2,60
31
8,6
79
21,9
250
69,4
Khi trả lời 06 tình huống tương đương với 03 mức kiểm soát khác nhau:
Mức thấp là những cách giải quyết bột phát, ngay lập tức, theo vô thức và theo bản
năng; mức trung bình là mức các sinh viên biết kìm nén cảm xúc ( nén cảm xúc
này diễn ra trong đầu); mức 3 là kiểm soát được những cảm xúc của mình, có
nghĩa là khi có cảm xúc diễn ra, thay vào việc thể hiện bột phát ngay bên ngồi thì
đã biết kìm nén, lắng nghe, quan sát nhận diện được cảm xúc đó. Nhìn vào bảng
3.6 cho thấy:
Nếu xét ở điểm trung bình: Có 3 dạng cảm xúc cơ bản là tức giận
(ĐTB=3,61), vui vẻ (ĐTB=2,60) và đau khổ (ĐTB=2,56) có điểm trung bình cao

hơn. Trong khi đó các dạng cảm xúc ngạc nhiên (ĐTB=2,18), sợ hãi (ĐTB=2,18),
khinh bỉ (ĐTB=2,13) có điểm trung bình thấp hơn.
3.1.3.2. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh giá
Ở mục này chúng tơi có tiến hành điều tra bằng bảng hỏi sinh viên tự đánh giá
khả năng kiểm soát cảm xúc theo các mức độ khác nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng
sau:
Bảng 3.5. Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm qua tự đánh
giá.
Phân phối các mức độ
Khơng
Rất
Hiếm Thỉnh Thườn
thường
Các yếu tố của kiểm sốt ĐTB bao
khi thoảng g xuyên
giờ
xuyên
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)

17


Phản ứng theo vơ thức
Kìm nén
Kiểm sốt


2,62
3,17
3,12

19,4
8,9
5,3

25,8
16,7
21,9

24,4
38,1
38,9

13,6
21,1
32,1

6,7
15,3
10,8

Xét theo điểm trung bình: sinh viên tự đánh giá kỹ năng kiểm sốt cảm xúc
bản thân mức “kìm nén” ở mức cao nhất (ĐTB=3,17), tiếp đến là mức “kiểm soát”
đứng thứ 2 (ĐTB=3,12), trong khi đó mức “phản ứng theo vơ thức” thấp nhất
(ĐTB=2,62). Kết quả trên cho thấy sinh viên khi tự đánh giá cho rằng kỹ năng
kiểm soát cảm xúc bản thân là cao, có nghĩa là sinh viên biết cách kiểm sốt cảm
xúc của mình và ít khi thể hiện bằng những hành động bột phát, vô thức.

Xét theo tỉ lệ %: Với dạng “phản ứng theo vô thức” sinh viên có sự lựa chọn
ở mức “khơng bao giờ” là 19,4%, mức “Hiếm khi” là 25,8%, mức “thỉnh thoảng”
là 24,4, trong khi đó mức “thường xuyên” là 13,6% và “rất thường xun” là 6,7%.
Với dạng “kìm nén” cảm xúc có tới 38,1% ở mức “thỉnh thoảng”, 21,1% mức
“thường xuyên”, 15,3% mức “rất thường xuyên”, trong khi đó có 16,7% là mức
“hiếm khi” và “không bao giờ” là 8,9%. Đối với dạng “Kiểm sốt” có tới 38,9% là
mức “thỉnh thoảng”, 32,1% mức “thường xuyên” , có tới 21,9% là mức “hiếm khi”,
10,8% là mức “Không bao giờ”.
Với kết quả trên cho thấy sinh viên lựa chọn chủ yếu ở mức “Hiếm khi”,
“Thỉnh thoảng”, “Thường xuyên”, tập trung nhiều ở mức “thỉnh thoảng”. Điều này
cũng chứng minh sinh viên sư phạm tự đánh giá kỹ năng kiểm soát cảm xúc ở mức
cao.
3.1.4 Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Nhóm kỹ năng thứ 3 nằm trong kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh
viên sư phạm là kỹ năng điều khiển cảm xúc. Trong kỹ năng này, chúng tôi cũng
tiến hành nghiên cứu trên hai phần: Tham gia trả lời theo tình huống và tự đánh
giá. Kết quả tổng hợp của hai phần được thể hiện ở biểu đồ 3.5

Biểu đồ 3.5. Kỹ năng điều khiển cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Kỹ năng điều khiển cảm xúc của sinh sư phạm chủ yếu tập trung ở mức khá
và trung bình. Sinh viên tự đánh giá kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn là sinh viên
trả lời tình huống. Cụ thể:

18


Ở phần tham gia tình huống, tỉ lệ sinh viên đạt mức “trung bình” chiếm tỉ lệ
cao nhất chiếm 54,7%, mức độ “khá” chiếm 43,3%, trong khi đó mức độ “tốt” chỉ có
0,6%, mức độ “yếu” là 1,4% và khơng có sinh viên nào ở mức “kém”.
Ở phần sinh viên tự đánh giá, sinh viên đạt mức “khá” chiếm tỉ lệ cao nhất

50,8%, mức “trung bình” đứng vị trí thứ 2 chiếm 33,6%, trong khi đó 12,2% là
mức “tốt” và chỉ có 3,1% là mức “yếu” và 0,3% là mức “kém”.
Với kết quả trên một lần nữa cho thấy sinh viên tự đánh giá kỹ năng điều
khiển cảm xúc bản thân cao hơn kết quả khi tham gia thực hành qua tình huống.
Một điều cho thấy khi đánh giá mức độ kỹ năng điều khiển cảm xúc của bản thân
sinh viên tự đánh giá khác với thực tế trải nghiệm, thực hành qua các tình huống.
3.1.5 Kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Đây là thành tố thứ 4 trong kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên
sư phạm. Trong phần này, kết quả nghiên cứu cũng được tìm hiểu trên hai mặt:
qua khảo sát và qua tự đánh giá. Kết quả tổng hợp được thể hiện ở biểu đồ 3.6.

Biểu đồ 3.6: Kỹ năng sử dụng cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
Nhìn vào biểu đồ cho thấy, sự phân bố tập điểm tập trung cao từ mức Tốtkhá- trung bình. Ở phiếu khảo sát thì tập trung cao nhất vào mức “khá” với 72,5%,
mức “tốt” là 12,5%, mức “trung bình” là 14,7% trong khi đó chỉ có 0,3% là mức
“yếu” và khơng có sinh viên nào ở mức “kém”. Kết quả ở phiếu tự đánh giá, sinh
viên cho rằng, kỹ năng sử dụng cảm xúc của họ được tập trung cao nhất ở mức
“trung bình” chiếm 45,6%, thứ hai là mức “khá” chiếm 42,5%, mức “tốt” có
chiếm 8,6%, mức “yếu” chiếm 3,3% và cũng khơng có sinh viên nào tự đánh giá
mình ở mức “kém”. Kết quả trên cho thấy khi sinh viên tự đánh giá bản thân
không đồng nhất hoàn toàn với kết quả của khảo sát. Mức độ tự đánh giá thấp hơn
kết quả thực tế mà sinh viên tham gia thực hành.
3.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm

19


Nghiên cứu các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc
bản thân của sinh viên sư phạm chúng tơi tìm hiểu những yếu tố sau:
3.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố khí chất
Các số liệu ở bảng 3.14 cho thấy: có sự khác nhau về kỹ năng quản lý cảm

xúc bản thân của sinh viên giữa các sinh viên có khí chất hướng nội và hướng
ngoại. Cụ thể: Những người hướng nội (ĐTB=3,35) thường có kỹ năng quản lý
cảm xúc tốt hơn so với những người hướng ngoại (ĐTB=3,34). Ở trong từng kỹ
năng những người hướng nội có điểm số trung bình cao hơn những người hướng
ngoại. Kết quả này giống nhau ở các kỹ năng nhận diện cảm xúc, kỹ năng kiểm
soát cảm xúc, kỹ năng điều khiển cảm xúc. Nghĩa là 3 trong 4 kỹ năng của kỹ
năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm những người hướng nội có
điểm trung bình cao hơn, chỉ có kỹ năng sử dụng cảm xúc có điểm trung bình thấp
hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt khơng lớn. Điều đó chứng tỏ khí chất có ảnh hưởng
tới quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm. Mặt khác, bằng phương pháp
tự đánh giá của sinh viên hướng nội và hướng ngoại cũng cho kết quả điểm đánh
giá về kỹ năng quản lý cảm xúc cao (ĐTB=3,46). Trong đó, điểm đánh giá của
sinh viên hướng nội cao hơn hướng ngoại. Kết quả này một lần nữa khẳng định,
khí chất có ảnh hưởng tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân sinh viên sư phạm.
Tuy nhiên sự ảnh hưởng này không thực sự rõ ràng.
3.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố giới tính
Các số liệu ở bảng 3.15 cho thấy: có sự khác nhau về kỹ năng quản lý
cảm xúc bản thân của sinh viên giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Cụ thể:
Sinh viên nữ (ĐTB=3,43) thường có kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn so với
sinh viên nam (ĐTB=3,41). Ở trong từng kỹ năng sinh viên nữ có điểm số
trung bình cao hơn sinh viên nam. Kết quả này giống nhau ở các kỹ năng nhận
diện cảm xúc, kỹ năng sử dụng cảm xúc. Tức là 2 trong 4 kỹ năng của kỹ năng
quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm, sinh viên nữ có điểm trung
bình cao hơn chỉ có kỹ năng điều khiển cảm xúc có điểm trung bình hướng
nội thấp hơn và kỹ năng kiểm sốt có điểm trung bình giữa nam và nữ bằng
nhau (ĐTB=3,34). Tuy nhiên, sự khác biệt không lớn để thấy sự rõ ràng. Sự
khác biệt này rõ ràng nhất ở kỹ năng sử dụng cảm xúc với Sig=0,03<0,05.
Điều đó chứng tỏ giới tính có ảnh hưởng tới quản lý cảm xúc bản thân của
sinh viên sự phạm.
3.2.4. Tự đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng

Nếu xét theo điểm trung bình thì yếu tố “năng lực học tập của sinh viên”
(ĐTB=3,82) là yếu tố có sự ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của sinh viên.
Lý giải điều này sinh viên H.K.H cho rằng: “Nhiệm vụ chính của sinh viên là học
tập và nghiên cứu. Do đó, kết quả học tập là một phần đánh giá năng lực của sinh
viên. Khi kết quả cao như mong đợi, sinh viên cảm thấy vui vẻ, hài lòng, thoải mái

20


nhưng ngược lại, sinh viên cảm thấy chán nản và mệt mỏi khơng có động lực học
tiếp”.
Yếu tố “Khách thể giao tiếp” (ĐTB=3,61). Yếu tố này bao gồm giao tiếp
ứng xử với bạn cùng lớp, ứng xử với thầy cô giáo. Nếu xét theo tỉ lệ %: Yếu tố
“Giao tiếp ứng xử của sinh viên” có tỉ lệ ở mức “rất thường xuyên” (30,8%)
ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư phạm. Các em cho
rằng, yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến kỹ năng quản lý cảm xúc nhất là
trong việc ứng xử với bạn bè, với người yêu hoặc với thầy cô giáo.
Khi so sánh tương quan giữa các yếu tố chúng tôi nhận thấy các yếu tố trên
đều có tương quan thuận và chặt chẽ tới kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của
sinh viên sư phạm. Yếu tố tương quan thuận và chặt chẽ nhiều nhất là “nhu cầu”
với r=0.289**, tiếp đến là yếu tố “năng lực học tâp” r=0,143 **. Cuối cùng ở mức
tương quan thấp hơn như yếu tố “giao tiếp ứng xử” r=0,106*.
Dự báo, trong tất cả các yếu tố trên thì yếu tố nhu cầu được dự báo là có ảnh
hưởng đến KNQLCX bởi P=0.00 và Beta= 0,275. Có thể nói, nếu đáp ứng nhu cầu
của sinh viên, tức là được đào tạo KNQLCX thì khả năng quản lý cảm xúc của
sinh viên sẽ cao.
3.3. Kết quả tác động thực nghiệm
3.3.1. Cơ sở làm thực nghiệm
* Nhu cầu đào tạo.
Trong tổng số 360 sinh viên có tới 305 sinh viên (84,7%) có nhu cầu muốn

được tham gia vào lớp tập huấn kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân. Kết quả này
cho thấy rất đông sinh viên có nhu cầu nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc bản
thân. Đây cũng là điều kiện để tiến hành làm thực nghiệm trên sinh viên.
* Kết quả khảo sát cho thấy (phụ lục 14). Trong tổng số 360 sinh viên có 8 sinh
viên có mức trả lời là mức 1 và có 55 sinh viên có mức trả lời ở mức 2 (mức thấp
nhất).
Dựa vào số liệu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm với 04 buổi giảng
dạy trên 20 sinh viên ở 4 nội dung sau:
1- Cảm xúc và ý nghĩa của cảm xúc
2- Kỹ năng nhận diện cảm xúc
3- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
4- Các bài tập thư giãn cho kỹ năng điều khiển và sử dụng cảm xúc
3.3.2. Kết quả trước thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm kỹ năng nhận diện cảm xúc
Những sinh viên trước khi tham gia thực nghiệm có kết quả nhận diện các
dạng cảm xúc ở mức yếu và kém. Đây là những sinh viên gặp khó khăn trong quá
trình nhận diện cảm xúc qua hình ảnh và tình huống cũng như tự nhận diện cảm
xúc của bản thân. Tuy nhiên khi tham gia 4 buổi học, trong đó kỹ năng nhận diện

21


cảm xúc có trải nghiệm của hình ảnh, tình huống, quan sát và miêu tả các dạng
cảm xúc. Kết quả cho thấy sinh viên có kỹ năng nhận diện tốt hơn. Số liệu trên
bảng 3.19 cho thấy, ở kỹ năng nhận diện cảm xúc bản thân sinh viên đạt ở mức
khá (35%) và tốt (65%). Khơng có sinh viên nào trong 20 sinh viên có kết quả ở
mức trung bình, yếu, kém.
• Kết quả kỹ năng kiểm sốt cảm xúc
Với kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có nét tương
đồng với kỹ năng nhận diện cảm xúc của bản thân. Nhìn chung mức độ kỹ năng

kiểm soát cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có sự biến đổi rõ nét trước thực
nghiệm và sau thực nghiệm. Trước khi thực nghiệm, 20 sinh viên sư phạm chủ yếu
có kỹ năng kiểm sốt ở mức yếu và kém. Sau khi tham gia giải các bài tập tình
huống, phương pháp tìm cách giải tỏa cảm xúc thì có 50% sinh viên đạt mức tốt,
40% sinh viên đạt mức khá chỉ cịn một số rất ít (10%) sinh viên đạt ở mức độ
trung bình.
* Kết quả các bài tập thư giãn
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
- Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh
viên sư phạm cho thấy: phần lớn sinh viên sư phạm có kỹ năng quản lý cảm xúc
bản thân ở mức trung bình. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên tự đánh giá kỹ
năng quản lý cảm xúc bản thân cao hơn khi sinh viên tham gia trả lời tình huống
- Các yếu tố thuộc về giới tính, khí chất có ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý
cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm nhưng sự tương quan không lớn để thấy
sự rõ ràng. Ngoài ra các yếu tố khác ảnh hưởng rất lớn đến kỹ năng quản lý cảm
xúc bản thân như: năng lực học tập, khách thể giao tiếp.
- Kết quả trước thực nghiệm và sau thực nghiệm cho thấy có sự thay đổi rõ
rệt khi tham gia thực nghiệm cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh
viên sư phạm.
- Kết quả phân tích một số chân dung tâm lý của sinh viên sư phạm đã làm
rõ hơn các biểu hiện về kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm
và có thêm thơng tin thực tiễn khẳng định kết quả nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kỹ năng quản lý cảm xúc bản
thân của sinh viên sư phạm chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
1.1. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích lý luận, cho thấy, kỹ năng quản lý cảm
xúc bản thân của sinh viên sư phạm: Là sự vận dụng những tri thức, những kinh

22



nghiệm và hiểu biết của mình để nhận diện, kiểm soát, điều khiển, sử dụng những
rung động của bản thân khi có những kích thích nhằm đạt được những mục đích
do mình đề ra trong học tập và trong cuộc sống. Theo nghĩa đó, kỹ năng quản lý
cảm xúc của sinh viên bao gồm các kỹ năng nhận diện, kiểm soát, điều khiển và
sử dụng những cảm xúc nền tảng vào trong tình huống cụ thể có hiệu quả.
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Kỹ năng quản lý cảm xúc bản
thân của sinh viên sư phạm đạt mức trung bình và trên trung bình. Biểu hiện ở 4
kỹ năng: nhận diện, kiểm soát, điều khiển và ứng dụng đều nằm ở mức độ trung
bình và trên trung bình. Trong đó, kỹ năng nhận dạng cảm xúc nền tảng có phần
tốt hơn các kỹ năng cịn lại. Điều này không chỉ được thể hiện qua điểm số của
thang đáng giá mà còn thể hiện qua đa số sinh viên được khảo sát có mức độ kỹ năng
quản lý cảm xúc bản thân ở mức trung bình và khá. Các kết quả khảo sát thực trạng
kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu.
1.3. Có nhiều yếu tố tác động tới kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên sư
phạm như yếu tố khí chất, giới tính, năng lực học tập và khách thể giao tiếp trong
trường. Cụ thể, sinh viên có khí chất hướng ngoại có kỹ năng nhận dạng cảm xúc
tốt hơn sinh viên hướng nội, sinh viên hướng nội kiểm soát cảm xúc tốt hơn; sinh
viên nữ quản lý cảm xúc tốt hơn sinh viên nam. Tuy nhiên, sự tác động của các
yếu tố này chưa thực sự đặc trưng. Ngoài ra các yếu tố khác như năng lưc học
tập, khách thể giao tiếp cá nhân ảnh hưởng lớn đến kỹ năng quản lý cảm xúc bản
thân của sinh viên.
1.4.Sinh viên sư phạm có nhu cầu cao được bồi dưỡng kỹ năng quản lý cảm
xúc bản thân. Kết quả biện pháp tác động sư phạm bằng cách tổ chức lớp tập huấn
04 buổi về các kỹ năng nhận dạng cảm xúc nền tảng, kỹ năng kiểm soát, kỹ năng
điều khiển và kỹ năng sử dụng cảm xúc cho sinh, cho thấy các KN của sinh viên
được tập huấn có sự thay đổi rõ rệt.
1.5. Hai chân dung tâm lý đại diện khắc họa bức tranh chung về sinh viên sư
phạm từ khi tham gia khảo sát cho tới khi thực nghiệm. Đây là kết quả khẳng định

kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm có sự thay đổi.
Với kết quả nghiên cứu trên cho phép chúng tôi khẳng định kết quả nghiên
cứu phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận án và các nhiệm vụ của đề tài đã
được giải quyết.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với sinh viên.
Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân là yếu tố quan trọng trong hoạt động sư
phạm. Vì vậy, sinh viên sư phạm phải có được kỹ năng này ở mức cao. Trong khi
đó các kỹ năng này ở sinh viên hiện nay mới ở mức trung bình, đặc biệt là các kỹ
năng kiểm sốt, điều khiển và sử dụng cảm xúc bản thân. Vì vậy, sinh viên cần rèn
luyện để nâng cao kỹ năng này. Với kỹ năng nhận diện cảm xúc: Sinh viên cần

23


thực hành qua các dạng: đọc, quan sát, biểu lộ qua hình ảnh, ngơn từ, định nghĩa,
tình huống trong thực tế nhiều hơn để nắm bắt được các dạng cảm xúc của chính
bản thân mình. Sinh viên nên thường xun đặt những câu hỏi liên quan đến cảm
xúc hiện tại của mình để biết được những cảm xúc hiện tại đang diễn ra; Với kỹ
năng kiểm soát cảm xúc: Sinh viên nên tham gia thực hành giải quyết các tình
huống cụ thể của cuộc sống. Biết tiết chế các cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh của
bản thân; Với kỹ năng điều khiển cảm xúc: Sinh viên cho mình trải nghiệm những
trường hợp cụ thể. Điều khiển những cảm xúc tiêu cực để không ảnh hưởng đến
cuộc sống và luôn làm mạnh hơn những cảm xúc tích cực; Đối với kỹ năng sử
dụng cảm xúc: Sinh viên nên vận dụng cảm xúc vào hồn cảnh cụ thể dựa trên
những tình huống cụ thể. Nên sử dụng những cảm xúc tích cực làm cho cuộc sống
thư giãn hơn. Ngoài ra sinh viên nên học những cách sử dụng cảm xúc để khi có
tình huống xảy ra sinh viên biết cách thể hiện phù hợp.
2.2 Đối với nhà trường sư phạm.
Các kết quả thực nghiệm của đề tài cho thấy, biện pháp tốt để nâng cao kỹ

năng quản lý cảm xúc bản thân cho sinh viên là các lớp tập huấn bồi dưỡng các kỹ
năng này. Mặt khác, đa số sinh viên có nhu cầu được tham gia các lớp bồi dưỡng
có nội dung trên, vì vậy, nhà trường sư phạm nên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ
năng mềm cho sinh viên trong đó có kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân dưới các
hình thức khác nhau để sinh viên có điều kiện nâng cao kỹ năng này trong học tập
nghề nghiệp của mình. Thời lượng cho lớp bồi dưỡng này không nhiều, sinh viên
nên sắp xếp thời gian và các điều kiện khác tham gia các lớp bồi dưỡng như trên.
Mặt khác, trong chương trình đào tạo của nhà trường cũng cần quan tâm
hơn đến các nội dung có liên quan đến các kỹ năng mềm gắn với đặc trưng hoạt
động sư phạm như kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân để sau khi tốt nghiệp, sinh
viên sư phạm sẽ đạt được ở mức cao kỹ năng này, góp phần mang lại hiệu quả
trong dạy học, giáo dục và ứng xử trong nhà trường phổ thông sau này.

24



×