Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý dạy học các môn CHUYÊN NGÀNH tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG dược TRUNG ƯƠNG hải DƯƠNG THEO TIẾP cận NĂNG lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.01 KB, 45 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CÁC MÔN
CHUYÊN NGÀNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DƯỢC
TRUNG ƯƠNG - HẢI DƯƠNG THEO TIẾP CẬN
NĂNG LỰC

Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng Dược Trung
ương - Hải Dương
Lịch sử hình thành và phát triển nhà trường
“Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương
được thành lập dựa trên Quyết định số 3689/QĐ-BGDĐT
ngày 12/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên
cơ sở trường Trung học chuyên nghiệp dược - Bộ Y tế theo
quyết định thành lập số 964/QĐ - BYT ngày 3/11/1965 của
Bộ trưởng Bộ Y tế. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát
triển nhà trường đã đào tạo nhiều thế hệ học sinh sinh viên
dược cho cả nước cũng như một số nước bạn như
Campuchia, Lào”. [43]
Sứ mạng và mục tiêu phát triển nhà trường
Sứ mạng của nhà trường


“Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương là
cơ sở đào tạo cơng lập, có sứ mạng tiên phong trong việc
đào tạo đội ngũ Cán bộ Dược trình độ Cao đẳng và các bậc
thấp hơn có uy tín, chất lượng cho ngành Y tế Việt Nam,
tiến tới đào tạo cán bộ Dược trình độ đại học; là cơ sở
nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học - công
nghệ phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh của ngành
Dược và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội góp phần vào
việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; có năng lực hội nhập
khu vực và quốc tế”. [43]


Mục tiêu phát triển
- Mục tiêu chung
“Xây dựng và phát triển trường Cao đẳng Dược Trung
ương - Hải Dương trở thành cơ sở đào tạo nguồn nhân lực
Dược có trình độ Cao đẳng theo hướng đa ngành, đa lĩnh
vực, tiến tới thành lập trường Đại học Dược ngang tầm các
nước tiên tiến trong khu vực”. [43]
- Mục tiêu cụ thể
“Đào tạo cán bộ Dược ở các bậc Cao đẳng, Trung học;
tiến tới đào tạo cán bộ Dược ở trình độ Đại học.


Phát triển quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào
tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực y tế, góp phần chăm
sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học góp phần xây
dựng và phát triển ngành Dược theo hướng cơng nghiệp hố,
hiện đại hố và hội nhập quốc tế.
Xây dựng cơ cấu tổ chức đáp ứng quy mô đào tạo theo
Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường đã được ban
hành.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên
Xây dựng, phát triển cơ sở vật chất, các phịng thực
hành và labo thí nghiệm hiện đại.
Xây dựng nguồn lực tài chính phù hợp để đảm bảo tốt
các hoạt động của Trường”. [43]
Chuyên ngành và quy mô đào tạo
“Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương đào
tạo chuyên ngành quản lý và cung ứng thuốc với các trình độ
sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.



Quy mô đào tạo phù hợp với từng giai đoạn phát
triển:
Giai đoạn 2011- 2015:
- Dược sỹ Cao đẳng hệ Chính Quy: 600 - 1000 / năm
- Dược sỹ Cao đẳng liên thông từ Trung cấp: 7001000 / năm
- Dược sỹ Trung cấp: 500- 1000 / năm
- Dược sỹ đại học: 70 -150 / năm
- Các loại hình đào tạo khác: 500-700/năm
Giai đoạn 2016- 2020:
- Dược sỹ đại học: 100 -150 / năm
- Dược sỹ Cao đẳng hệ Chính Quy: 1000 - 1500 / năm
- Dược sỹ Cao đẳng liên thông (từ Trung cấp): 800 1500 / năm
- Dược sỹ Trung cấp: 500 - 800 / năm
- Các loại hình đào tạo khác: 400 - 500 / năm”. [43]
Hình thức đào tạo:


“- Chính quy
- Liên thơng
- Đào tạo nâng cao, đào tạo lại” [43]
Giới thiệu về tổ chức khảo sát
Mục đích khảo sát
Tìm hiểu ý kiến, quan điểm của một số cán bộ quản lý
và một số giảng viên Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương về hoạt động dạy học và hoạt động quản lý dạy
học các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực. Hiểu
được nội dung quản lý hoạt động dạy học các môn chuyên
ngành theo tiếp cận năng lực. Qua đó nhận biết được những
ưu điểm, hạn chế, những điều kiện thuận lợi dẫn đến các

thành công và những nguyên nhân hạn chế thông qua sự tự
đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên.
Nội dung khảo sát
Nhằm đánh giá quan điểm, ý kiến của một số cán bộ
quản lý và một số giảng viên đang công tác tại trường. Tác
giả đã tiến hành điều tra thông qua các phiếu hỏi dành cho
một số cán bộ quản lý và giảng viên trong nhà trường.


Nội dung điều tra, khảo sát tập trung vào các vấn đề
sau:
- Thực trạng dạy các môn chuyên ngành tại Trường
Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương theo tiếp cận năng
lực với một số vấn đề cụ thể như: Mục tiêu và nội dung dạy
học các môn chuyên ngành của giảng viên tại Trường Cao
đẳng Dược Trung ương - Hải Dương theo tiếp cận năng
lực; Thực trạng chuẩn bị lên lớp của giảng viên tại Trường
Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương theo tiếp cận
năng lực (soạn giáo án, chuẩn bị học liệu và phương tiện
dạy học); Thực trạng phương pháp và tổ chức dạy học các
môn chuyên ngành tại Trường Cao đẳng Dược Trung ương
- Hải Dương theo tiếp cận năng lực; Thực trạng kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập của sinh viên học các môn chuyên
ngành Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương
theo tiếp cận năng lực.
- Thực trạng quản lý dạy học các môn chuyên ngành
tại trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương theo
tiếp cận năng lực như: Thực trạng xây dựng, phê duyệt và
thực hiện kế hoạch dạy học theo tiếp cận năng lực; Thực
trạng tổ chức và chỉ đạo chuẩn bị dạy học các môn chuyên

ngành theo tiếp cận năng lực; Thực trạng tổ chức và chỉ


đạo thực hiện mục tiêu và nội dung chương trình dạy học
các môn chuyên ngành tiếp cận năng lực; Thực trạng tổ
chức và chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học lý thuyết các
môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực; Thực trạng tổ
chức và chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức dạy học lý thuyết
các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực; Thực trạng
tổ chức và chỉ đạo thực hành các môn chuyên ngành theo
tiếp cận năng lực; Thực trạng kiểm tra, giám sát và đánh
giá hoạt động dạy học các môn chuyên ngành theo tiếp cận
năng lực.
Đối tượng, phạm vi và công cụ khảo sát, thang đánh
giá
- Đối với nhóm khách thể bao gồm: Giảng viên, cán
bộ quản lý: 52
- Phạm vi khảo sát: tại Trường Cao đẳng Dược Trung
ương - Hải Dương
- Mỗi mục cụ thể trong các câu hỏi khác nhau sẽ có
những lựa chọn, các quy ước với mức điểm khác nhau:
Với câu hỏi đóng 5 mức độ trả lời:


Cho điểm theo nguyên tắc 5 4 3 2 1 và đánh giá với
chuẩn như sau:
Điểm trung bình ký hiệu là TB
Mức 1: 4,20 ≤ TB ≤
Mức 2: 3,40 ≤ TB ≤
Mức 3: 2,60 ≤ TB ≤

Mức 4: 1,80 ≤ TB ≤
Mức 5: TB < 1,80

5,00
4,19
3,39
2,59

2.2.4. Tiến trình khảo sát
- Hệ thống bảng hỏi gồm các câu hỏi đóng 5 mức độ
trả lời; các phiếu hỏi chia thành hai nhóm, nhóm thứ nhất là
phiếu hỏi dành cho một số cán bộ quản lý và giảng viên về
thực trạng dạy học theo tiếp cận năng lực; thực trạng về
quản lý dạy học các mơn chun ngành theo tiếp cận năng
lực; nhóm thứ hai là phiếu hỏi dành cho một số cán bộ quản
lý và giảng viên về tính khả thi của những biện pháp đã đề
xuất.
- Phương pháp: Điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn
trực tiếp, phân tích tài liệu kết hợp với phương pháp chuyên
gia.


- Dữ liệu thu được từ phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp sẽ
phân tích theo điểm số quy định, tính phần trăm và điểm
trung bình theo mỗi mục cụ thể.
Thực trạng dạy học các môn chuyên ngành tại Trường
Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương theo tiếp cận năng
lực
Để đánh giá thực trạng hoạt động dạy học các môn
chuyên ngành theo tiếp cận năng lực tại Trường Cao đẳng

Dược Trung ương - Hải Dương, tác giả tiến hành điều tra và
tham khảo ý kiến đối với 17 cán bộ quản lý, 35 giảng viên
giảng dạy các môn học chuyên ngành tại 04 bộ mơn (Hố
dược, Quản lý dược, Bào chế, Dược liệu) với các yêu cầu
tại các phiếu hỏi; kết quả cụ thể thu được như sau:
Thực trạng chuẩn bị lên lớp của giảng viên các môn
chuyên ngành theo tiếp cận năng lực
Thông qua kết quả khảo sát 100% giảng viên thực hiện
“Soạn giáo án, chuẩn bị giáo trình đầy đủ khi lên lớp”, tuy
nhiên những tỷ lệ những giảng viên có mức độ chuẩn bị tốt
và khá chỉ chiếm 67,3%, 32,7% được đánh giá ở mức độ
trung bình.


Việc “Cập nhật kiến thức mới, mở rộng kiến thức
trong bài giảng” cịn rất nhiều hạn chế; có 40,4% giảng viên
cập nhật và mở rộng kiến thức ở mức độ trung bình và yếu;
khi trao đổi trực tiếp với những người được khảo sát đánh
giá, những giảng viên ở trong nhóm này chủ yếu là các
giảng viên trẻ và một số giảng viên lớn tuổi; nhiều giảng
viên lớn tuổi thì ngại nghiên cứu mở rộng, nghiên cứu kiến
thức mới; trong khi đó các giảng viên trẻ thì kinh nghiệm
giảng dạy cịn ít nên họ chỉ tập trung vào các nội dung cốt
lõi có trong chương trình, chưa mở rộng và cập nhật các
kiến thức mới.
Việc “Chuẩn bị đồ dùng, trang thiết bị dạy học phục
vụ giờ lên lớp” có nhiều hạn chế; có 76,9% giảng viên
chuẩn bị trung bình và yếu, nhóm người này tập trung chủ
yếu những giảng viên lớn tuổi ngại chuyển đổi các phương
pháp dạy học mới, các hình thức tổ chức dạy học mới;

những giảng viên này thường sử dụng các phương pháp
giảng dạy truyền thống đã được tích luỹ nhiều năm, hơn
nữa kỹ năng sử dụng, áp dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy của các giảng viên này còn nhiều hạn chế nên
cũng ngại thay đổi các phương pháp mới.


Tóm lại, thơng qua kết quả bảng 2.1 cho thấy việc
chuẩn bị trước khi lên lớp của giảng viên dạy học các
mơn chun ngành theo tiếp cận năng lực cịn nhiều hạn
chế; việc chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp là một khâu
rất quan trọng trong giảng dạy, đặc biệt trong giảng dạy
theo tiếp cận năng lực; người giảng viên cần nhận thức
được điều này để thực hiện tốt các khâu trong giảng dạy;
có chuẩn bị tốt giáo án, giáo trình chính thức, giáo trình
tham khảo khi đó các giảng viên sẽ có các định hướng
phù hợp trong giảng dạy giúp các em sinh viên hình
thành được năng lực cho mình. Muốn vậy các giảng viên
ln ln phải cập nhật kiến thức mới, mở rộng kiến thức
và chuẩn bị các thiết bị phục vụ giảng dạy phù hợp, đăng
ký sử dụng thiết bị với nhà trường để có điều kiện vật
chất phù hợp nhằm thực hiện tốt các phương pháp dạy
học, các hình thức tổ chức dạy học tích cực; vì thơng
thường các phương pháp dạy học và các hình thức tổ
chức dạy học tích cực bao giờ cũng gắn liền với sự hỗ
trợ của các phương tiện dạy học.
Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực



Kết quả khảo sát thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực
T
T

T
B

Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

Số lượng/Phần trăm

5

4

3

2

1

11
21,
2
5

21
40,

4
5

1

0

1,9

0,0

9,6

7,7

22
42,
3
15
28,
8
0

21
40,
4
23
44,
2
1


8
15,
4
0

4

9,6

19
36,
5
30
57,
7
9
17,
3
13
25,
1
2

0,0

0,0

1


0

1,9

0,0

0,0

1,9

3,8

5

7
13,
5

29
55,
8

37
71,
2
6
11,
5

12

23,
1
5

45
86,
6
1

6
11,
5
2

1

0

0

1,9

0,0

0,0

4

0


1,9

3,8

7,7

0,0

0

0

45
86,
6
5

0,0

0,0

9,6

0

0

0

0,0


0,0

0,0

6
11,
5
10
19,
2

41
78,
9
42
80,
8

Phương pháp dạy học
1

2

3

4

5


6

Thuyết trình

Vấn đáp

Nêu và giải quyết vấn đề

Trực quan

Hoạt động nhóm

Luyện tập và thực hành

9,6

3,81

2,98

0

9,6

4,25

4,00

1,85


3,02

Hình thức tổ chức dạy học
1

2

3

4

Dạy cả lớp

Dạy theo nhóm

Dạy cá nhân

Dạy trong mơi trường thực tế

4,85

3,00

1,31

1,19


T
T

5

6

T
B

Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

Số lượng/Phần trăm

5
4
Dạy theo chuyên đề

Dạy theo dự án

0

4
6
11,
5
1

0,0

1,9


7,7

3
40
77,
0
39
75,
1

2
1

1
1

1,9

1,9

6
11,
5

6
11,
5

3,21


2,67

Qua bảng cho thấy, việc sử dụng các phương pháp dạy học và các
hình thức tổ chức dạy học các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực cịn
nhiều hạn chế; phương pháp dạy học thuyết trình có số lượng giảng viên
luôn luôn sử dụng, thường xuyên sử dụng lên tới 61,5%; 38,5% số lượng
giảng viên ít sử dụng; phương pháp thuyết trình khơng phù hợp trong đào tạo
theo tiếp cận năng lực, hạn chế phát huy được khả năng, năng lực của người
học do đó cần hạn chế và tránh sử dụng phương pháp này. Phương pháp
được nhiều giảng viên sử dụng ở mức độ cao như luôn luôn hay thường
xuyên là phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề có điểm trung bình
là 4,25 ở mức 1 trong thang điểm 5 mức; số lượng giảng viên luôn luôn và
thường xuyên sử dụng lên tới 82,7%. Phương pháp có số lượng giảng viên
thường xuyên hay luôn luôn sử dụng đứng thứ 2 là phương pháp giảng dạy
trực quan, có điểm trung bình là 4,00 (mức 2). Đối với phương pháp hoạt
động nhóm, phương pháp luyện tập và thực hành số lượng giảng viên
thường xuyên sử dụng rất ít, mặc dù đây là phương pháp rất phù hợp trong
giảng dạy tích hợp nên thường xuyên được áp dụng, tuy nhiên khi được hỏi
các giảng viên đều nhắc đến những nguyên nhân khách quan tác động đến
việc áp dụng các phương pháp dạy học này như số lượng sinh viên trên một
lớp học, điều kiện cơ sở vật chất của phòng học… chưa đáp ứng được.
Phương pháp dạy học vấn đáp ít được các giảng viên sử dụng, số lượng


thường sử dụng phương pháp này 19,2%, điểm đánh giá trung bình là 1,85
chỉ đạt ở mức 4 trong thang điểm gồm 5 mức.
Kết quả khảo sát về hình thức tổ chức dạy học thể hiện qua bảng
cho thấy, số lượng giảng viên sử dụng hình thức dạy học cả lớp ở mức độ
rất cao có điểm trung bình đánh giá là 4,85 (mức 1) chiếm tỷ lệ 98,1%;
hình thức dạy học cá nhân có 9,6% giảng viên thường xuyên sử dụng; các

hình thức dạy học theo nhóm, dạy học theo chuyên đề, dạy học theo dự
án, dạy học trong mơi trường thực tế đều có số lượng giảng viên thường
xuyên sử dụng ít, phần lớn các giảng viên đều khơng sử dụng hoặc rất ít
sử dụng. Khi được hỏi hầu hết giảng viên đều cho rằng, các hình thức tổ
chức dạy học: dạy theo nhóm, dạy cá nhân, dạy theo chuyên đề, dạy theo
dự án và dạy trong môi trường thực tế là phù hợp trong đào tạo theo tiếp
cận năng lực. Tuy nhiên rất khó triển khai thực hiện trên lớp bởi các vấn
đề khách quan và chủ quan, đối với những vấn đề khách quan các giảng
viên cho rằng, số lượng sinh viên trên lớp đông, không gian lớp học còn
hạn chế, nội dung kiến thức nhiều, kiểm tra, thi vẫn mạng nặng về nội
dung do đó áp dụng các hình thức này chưa phù hợp. Nhiều giảng viên
chia sẻ cụ thể hơn đã nêu ra những ví dụ minh hoạ như: nếu chia ra thảo
luận nhóm sau đó cho học sinh trình bày thì sẽ mất nhiều thời gian và
giảng viên không thể truyền đạt hết các nội dung trong một buổi học, cũng
như trong từng tiết học; số lượng sinh viên lớn không thể áp dụng hình
thức dạy học theo cá nhân vì khơng có đủ không gian và thời gian để quan
tâm đến các cá nhân đó một cách hiệu quả; các giảng viên chỉ áp dụng
hình thức dạy học theo nhóm, dạy học theo cá nhân trong những trường
hợp giảng dạy đối với một số sinh viên cá biệt là các sinh viên giỏi hoặc
những sinh viên yếu kém; hình thức dạy học trong môi trường thực tế
cũng không thể triển khai với số lượng sinh viên đơng vì giảng viên khơng
thể bao quát hết, hơn nữa điều kiện về không gian giảng dạy cũng gần như
khơng có, một số giảng viên áp dụng cũng chỉ thực hiện trong một vài tình
huống đặc biệt có số lượng sinh viên ít và học về một số chuyên đề cụ


thể... Về nguyên nhân chủ quan cũng nhiều giảng viên thẳng thắn thừa
nhận, trong một số tình huống cụ thể giảng viên cũng muốn áp dụng các
phương pháp giảng dạy tích cực, tuy nhiên bản thân cũng chưa hiểu rõ
cách triển khai các phương pháp đó sao cho có hiệu quả cao nên cũng

không mạnh dạn áp dụng. Các giảng viên cũng gửi kèm những đề nghị là
muốn áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực nhà trường cần tạo
điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, số lượng sinh viên trên các lớp phải
phù hợp, xây dựng nội dung kiến thức trên mỗi tiết học phải phù hợp, thay
đổi hình thức thi hết mơn đồng thời nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực
giảng dạy theo tiếp cận năng lực về tập huấn các phương pháp cũng như
hình thức tổ chức dạy học để các giảng viên có điều kiện hiểu rõ về các
phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học tích cực để áp dụng vào thực
tế giảng dạy của mình.
Tóm lại, các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học
các mơn chun ngành theo tiếp cận năng lực có số lượng giảng viên
thường xuyên sử dụng rất hạn chế, phần lớn các giảng viên đều khơng
sử dụng hoặc ít sử dụng với hai lý do chủ yếu: thứ nhất là cơ sở vật chất
chưa đáp ứng được, số lượng sinh viên còn nhiều, nội dung giảng dạy
cịn nhiều, hình thức tổ chức thi hết môn chưa phù hợp với các phương
pháp dạy học đó; thứ hai là trình độ hiểu biết của các giảng viên đối với
các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực
còn nhiều hạn chế.
Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các
môn chuyên ngành của sinh viên theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập các môn chuyên ngành của sinh viên theo tiếp cận năng lực


Mức độ thực hiện

T

NỘI DUNG


T
1

2

Kiểm tra viết

6

1
5

0,0

9,6

5

9,6

2
2
3,

15
28,

8
2
3,


8
25
48,

4
15
28,

8
3
5,

0

1
0

8
4

chéo

0,0

0,0

7,7

8

4
7,

Đánh giá kết quả các bài tập

10
19,

32
61,

5

3

5

tưởng sáng tạo để giải quyết

thái độ học tập và quá trình
học tập

5

5
0

3
5


9
22
42,

vấn đề
Đánh giá tinh thần học tập,
4

4
25
48,

40
76,

Đánh giá khi sinh viên có ý
3

5
20
38,

8
3
5,

Kiểm tra vấn đáp

Tổ chức cho sinh viên đánh giá


lớn

TB

Số lượng/Phần trăm

9,6
5
9,6

9,6

7
1
1,
9

1
0
0,0
4

4,2
1
2,8

7,7

8


8
15,

3,1

4
4

3
3,4

7,7

6

44
84,

1,2

6
4
7,7

3
3,8
3

Thông qua kết quả khảo sát bảng cho thấy, các giảng viên đã vận
dụng nhiều các phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau đối với kết quả

học tập của sinh viên, tuy nhiên hầu hết các giảng viên thường xuyên sử
dụng hình thức kiểm tra viết để đánh giá kết quả học tập của sinh viên
(86,5%); các phương pháp đánh giá thường được sử dụng tiếp theo là đánh
giá tinh thần, thái độ học tập, quá trình học tập của sinh viên, đánh giá kết
quả bài tập lớn của sinh viên; hình thức đánh giá khi sinh viên có ý tưởng
sáng tạo để giải quyết vấn đề cũng được nhiều giảng viên sử dụng; hình
thức các giảng viên ít sử dụng hoặc khơng sử dụng đó là kiểm tra vấn đáp
hoặc tổ chức cho sinh viên đánh giá chéo, khơng có giảng viên nào tổ chức


cho sinh viên đánh giá chéo ở mức độ thường xun, chỉ có 7,7% giảng
viên đơi khi sử dụng phương pháp tổ chức cho sinh viên đánh giá chéo còn
92,3% giảng viên là không sử dụng phương pháp này. Khi được hỏi về các
hình thức giảng viên thường lựa chọn để đánh giá sinh viên và những hình
thức giảng viên ít lựa chọn các giảng viên có lý giải như sau: số lượng sinh
viên lớn, nội dung giảng dạy còn nhiều, thời lượng cho kiểm tra đánh giá
cịn ít do đó chỉ áp dụng hình thức đánh giá kiểm tra viết là phù hợp nhất;
trong quá trình giảng dạy cũng có điều kiện để kiểm tra ý thức, thái độ học
tập của sinh viên nên cũng có thể đánh giá thơng qua hình thức này; số
lượng kiến thức giảng dạy nhiều nên nhiều giảng viên áp dụng phương
pháp giao bài tập lớn và đánh giá kết quả bài tập lớn. Khi giao bài tập lớn
giúp sinh viên phát huy khả năng tự nghiên cứu, tự thực hiện bài tập và
phát huy tính tự giác. Phương pháp đánh giá ý tưởng sáng tạo của sinh viên
cũng được nhiều giảng viên sử dụng nhằm khuyến khích, kích thích khả
năng học tập sáng tạo của sinh viên; hình thức kiểm tra vấn đáp và tổ chức
cho sinh viên đánh giá chéo khó áp dụng vì số lượng sinh viên đơng, hơn
nữa các sinh viên cũng chưa bao quát được vấn đề cần đánh giá mà thường
chỉ đánh giá ở mức độ đúng, sai, trình bày tốt hay chưa tốt mà khơng thể
nhận xét hay đưa ra phản hồi chính xác về nguyên nhân, hạn chế của các
bạn khác nên cũng không thể sử dụng kết quả đó làm kết quả đánh giá

chính thức; cũng có một số giảng viên tổ chức cho sinh viên đánh giá chéo,
nhưng kết quả chỉ để tham khảo và để kiểm tra ý thức, kiến thức, cách đánh
giá của các sinh viên với nhau.
Tóm lại, các giảng viên đã sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra,
đánh giá để đánh giá sinh viên, tuy nhiên phương pháp các giảng viên
thường xuyên sử dụng là kiểm tra viết; phương pháp này là phương
pháp không được sử nhiều trong đánh giá sinh viên khi đào tạo theo tiếp
cận năng lực, do đó các giảng viên phải sử dụng các phương pháp đánh
giá tích cực để đánh giá được sự hình thành năng lực sinh viên.


Thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy học
các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực
Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung chương
trình dạy học các mơn chun ngành theo tiếp cận năng lực

T
T

Mức độ thực hiện
NỘI DUNG

1

Giảng viên thực hiện theo
đúng mục tiêu, nội dung
chương trình được quy định

2


Giảng viên lập kế hoạch dạy
học theo đúng mục tiêu, nội
dung chương trình

3

4

5

Linh hoạt điều chỉnh nội
dung cho phù hợp với đối
tượng đào tạo
Thiết kế nội dung dạy học có
tính phân hố đối tượng sinh
viên
Thiết kế nội dung dạy học
tích hợp, liên môn

TB

Số lượng/Phần trăm

5

4

3

2


1

50

2

0

0

0

96,
2

3,8

0,0

0,0

0,
0

2

27

23


0

0

7
13,
5
1

52,
0
29
55,
7
3

1,9

5,8

1

2

1,9

3,8

44,

2
11
21,
2
21
40,
4
22
42,
3

3,8

0,0
5
9,6
27
51,
9
27
52,
0

0,
0
0
0,
0
0
0,

0
0
0,
0

4,9
6
3,6
0
3,7
3
2,5
8
2,5
6

Qua kết quả khảo sát thực hiện mục tiêu và nội dung chương trình
thì các giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành cho rằng: mục
tiêu, nội dung chương trình giảng dạy của nhà trường hiện nay được biên
soạn và chỉnh sửa thường xuyên nên rất phù hợp, do đó các giảng viên
ln ln, thường xun thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung chương
trình theo quy định; theo chuẩn đánh giá các mức độ thực hiện từ mức 1
đến mức 5 thì việc giảng viên thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung


chương trình theo quy định được đánh giá ở mức 1 với điểm trung bình
là 4,96; các giảng viên đánh giá nội dung chương trình giảng dạy được
điều chỉnh rất phù hợp, có kiến thức cập nhật, hiện đại, đảm bảo tính
chính xác, tính khoa học, tính thực tiễn... phù hợp với sinh viên.
Kết quả khảo sát cho thấy việc “Giảng viên lập kế hoạch dạy học

theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình” được đánh giá ở mức 2 với
điểm trung bình là 3,60; trong đó có 29 người trên tổng số 52 người
thường xuyên và luôn luôn thực hiện chiếm tới 55,8%; thơng qua đó
cũng cho thấy phần lớn các nhiều giảng viên ln có ý thức và chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của cá nhân.
Một số giảng viên cũng chủ động linh hoạt trong việc điều chỉnh
các nội dung giảng dạy cho phù hợp với đối tượng đào tạo như việc giảm
tải các nội dung mà sinh viên đã nắm chắc, điều này giúp cho sinh viên
đỡ nhàm chán và giảm tải cho sinh viên; tỷ lệ giảng viên thực hiện
thường xuyên, rất thường xun việc này cịn ít (69,2%), 30,8% số lượng
giảng viên ít hoặc rất ít thực hiện linh hoạt điều chỉnh nội dung như
không thực hiện giảm tải các nội dung sinh viên đã nắm rõ, điều này
cũng khiến một số em sinh viên có cảm giác nhàm chán trong một số tiết
học. Thông qua phỏng vấn trực tiếp đối với việc linh hoạt điều chỉnh nội
dung còn cho thấy một thực tế là nhiều giảng viên thường xuyên thực
hiện giảng dạy tăng cường vào những nội dung trọng tâm liên quan đến
bài thi; trong khi số lượng giảng viên giảng dạy tăng cường vào các nội
dung sinh viên chưa hiểu rõ còn chưa nhiều điều này cũng cho thấy
nhiều giảng viên còn giảng dạy tập trung vào những nội dung thi hết
mơn. Thơng qua kết quả phỏng vấn cịn cho thấy việc việc linh hoạt
giảm tại các nội dung lý thuyết, tăng nội dung thực hành, luyện tập được
phần lớn các giảng viên thực hiện thường xuyên; điều này rất phù hợp


với đào tạo theo tiếp cận năng lực và đạt hiệu quả cao trong hình thành
năng lực cho sinh viên.
Kết quả phiếu khảo sát cho thấy việc thiết kế các nội dung dạy học
tích hợp liên mơn và thiết kế các nội dung dạy học phân hoá sinh viên các
giảng viên đều thực hiện, tuy nhiên số lượng các giảng viên thực hiện ở
mức độ thường xuyên trở lên rất ít (5,77% và 7,79%) phần lớn các giảng

viên ít thực hiện.
Tóm lại, qua kết quả khảo sát cho thấy việc thực hiện mục tiêu,
nội dung chương trình theo tiếp cận năng lực còn nhiều hạn chế; phần
lớn các giảng viên chưa chủ động giảng dạy giảm tải các nội dung sinh
viên đã nắm rõ, dẫn tới nhiều sinh viên không tập trung và thiếu hứng
thú trong tiết học; nhiều giảng viên còn mang nặng suy nghĩ học để thi
nên khi giảng dạy thường xuyên tập trung tăng cường các nội dung thi;
trong khi đó một số giảng viên lại khơng tập trung tăng cường vào các
nội dung quan trọng mà sinh viên chưa hiểu; điều này thể hiện rất nhiều
giảng viên chưa chú trọng đến làm sao để hình thành năng lực đối với
sinh viên mà vẫn tập trung vào kết quả điểm thi của sinh viên. Thực hiện
thiết kế các nội dung dạy học tích hợp các mơn học, thiết kế các nội
dung dạy học phân hoá sinh viên cũng chưa được các giảng viên chú
trọng, như vậy chưa chú trọng được vào việc làm sao để hình thành
năng lực cho sinh viên.
Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn chuyên ngành
theo tiếp cận năng lực
Để đánh giá thực trạng hoạt động quản lý dạy học các môn chuyên
ngành theo tiếp cận năng lực tại Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương, tác giả tiến hành điều tra và tham khảo ý kiến đối với 17 cán
bộ quản lý, 35 giảng viên giảng dạy các môn học chuyên ngành tại 04 bộ


mơn (Hố dược, Quản lý dược, Bào chế, Dược liệu) với các yêu cầu tại
các phiếu hỏi; kết quả của phiếu hỏi tại các bảng hỏi sẽ được phân tích
đánh giá nhằm đề suất các biện pháp quản lý tốt hơn, khắc phục các
nhược điểm, tăng cường phát huy các ưu điểm nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý dạy học các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực tại Trường
Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương.
Thực trạng xây dựng và phê duyệt kế hoạch dạy học
Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng và phê duyệt kế

hoạch dạy học trong đó có kế hoạch dạy học của các môn chuyên ngành
tại Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương, tác giả tiến hành
khảo sát một số cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy các môn chuyên
ngành với kết quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và phê duyệt kế hoạch dạy học

T
T

Mức độ thực hiện
NỘI DUNG
Phòng Đào tạo dự thảo về kế

1

hoạch dạy học của bộ môn,
giảng viên chuyên ngành
Xin ý kiến các bộ mơn

2

chun ngành để hồn thiện
kế hoạch

3

Trình kế hoạch, phê duyệt và
ban hành

TB


Số lượng/Phần trăm

5

4

3

2

1

0

30

15

7

0

57.

28.

13.

0.


7

8

5

0

17

28

7

0

0

32.

53.

13.

7

8
76.


5
13.

13,

9
55,

5
21,

5

7

2

0.0

9.6

0.0
0.0
9,6

0.
0
0.
0
0,

0

3,4
4
4,1
9

3,9
6


Như vậy, thông qua đánh giá của một số cán bộ quản lý và giảng
viên nhà trường về việc xây dựng và phê duyệt kế hoạch dạy học có kết
quả tương đối tốt; không khâu nào trong phần này bị đánh giá yếu kém,
tuy nhiên cũng chưa được tốt; như vậy cũng cần rà soát, kiểm tra, khắc
phục hạn chế và phát huy những điểm mạnh để thực hiện công tác này
một cách tốt nhất.
Thực trạng tổ chức và chỉ đạo chuẩn bị dạy học của giảng viên
các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực
Việc chuẩn bị dạy học của giảng viên trước khi giảng dạy là một
công việc rất quan trọng trong các khâu của quá trình dạy học; để thực
hiện một tiết giảng thành công người giảng viên cần phải có sự chuẩn
bị đầy đủ và chi tiết; thơng qua q trình chuẩn bị người giảng viên
xác định các năng lực cần hình thành cho sinh viên trong mỗi tiết học,
từ đó tìm kiếm các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy
học phù hợp, chuẩn bị các phương tiện dạy học phù hợp nhấ giúp sinh
viên hình thành và phát triển các năng lực cần đạt được. Tiến hành
khảo sát thực trạng tổ chức và chỉ đạo chuẩn bị giờ lên lớp của giảng
viên dạy học của các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực tại
Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương thu được kết quả

như sau:
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức và chỉ đạo chuẩn bị dạy học của
giảng viên các môn chuyên ngành theo tiếp cận năng lực

T
T
1

Mức độ thực hiện
NỘI DUNG
Tổ chức, triển khai cụ thể hoá

TB

Số lượng/Phần trăm

5
22

4
13

3
17

2
0

1
0


4,1


Mức độ thực hiện

T

NỘI DUNG

T

2

kế hoạch giảng dạy của từng

5
42,

4
25,

3
32,

giảng viên
Tổ chức bồi dưỡng phương

3
2


0
17
32,

7
33
63,

7
13,

7
29
55,

5
11
21,

5
25
48,

7
22
42,

2
5


1
1

3
19

pháp soạn bài theo tiếp cận
năng lực

3

4

Tổ chức xây dựng giáo án
Phê duyệt giáo án của giảng
viên
Tổ chức và chỉ đạo giảng

5

3,8

viên chuẩn bị học liệu và
phương tiện dạy học trước

TB

Số lượng/Phần trăm


1,9

khi lên lớp

2
0,0
0
0,0
5
9,6
0

1
0,
0
0
0,
0
0
0,
0
0
0,

9,6

0,0

24


8

0
0

36,

46,

15,

0,

5

2

4

0

0
3,4
0
3,7
3
4,3
8

3,2

5

Tuy nhiên trong việc “Tổ chức bồi dưỡng phương pháp soạn bài
theo tiếp cận năng lực” lại được thực hiện chưa tốt; nhiều cán bộ quản lý,
giảng viên được hỏi cho rằng công việc này được thực hiện hàng năm,
nhưng công tác quản lý triển khai thực hiện việc này chưa đạt được hiệu
quả cao; sau những đợt tổ chức bồi dưỡng nhiều giảng viên vẫn không
hiểu rõ các nội dung triển khai; điều đó được thể hiện thơng qua kết quả
đánh giá chỉ có 36,54% ý kiến đánh giá ở mức độ tốt và khá còn lại
63,46% ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình.
Trong khâu “Tổ chức xây dựng giáo án” được nhiều cán bộ quản
lý và giảng viên đánh giá ở mức độ tương đối tốt, điều đó được thể hiện
cụ thể trên kết quả khảo sát với điểm trung bình 3,73; trong đó có 69,2%


số ý kiến đánh giá ở mức độ khá tốt, còn lại 30,8% đánh giá ở mức độ
thấp hơn.
Trong khâu “Phê duyệt giáo án của giảng viên” thì phần lớn các ý
kiến đánh giá công tác quản lý khâu này là rất tốt; nội dung này được thể
hiện thông qua điểm trung bình đánh giá là 4,38 điểm nằm trong mức 1;
tất cả các giáo án đều được phê duyệt trước khí lên lớp; tuy nhiên có
9,62% ý kiến đánh giá ở mức độ quản lý là trung bình; khi được hỏi các
giảng viên trong số này cho rằng một số giáo án thơng qua có lệ chứ
chưa kiểm sốt kỹ nội dung, cách thức thực hiện do đó chưa thật sự đạt
yêu cầu.
Đối với khâu kiểm tra các giảng viên thực hiện lập kế hoạch,
chuẩn bị học liệu và phương tiện dạy học trước khi lên lớp được đánh
giá với điểm trung bình là 3,25 nằm trong mức 3 trong 5 mức đánh giá;
chỉ có 38,46% ý kiến đánh giá nhà quản lý thực hiện công việc này ở
mức độ tốt và khá; trong khi đó có 61,54% ý kiến nhận xét ở mức độ

trung bình và yếu; đặc biệt có 15,38% ý kiến nhận xét ở mức độ yếu.
Để giảng dạy thành công tiết giảng theo tiếp cận năng lực
người giảng viên cần phải giúp sinh viên hình thành các năng lực
trong tiết giảng đó; muốn vậy các giảng viên phải thực hiện khâu
chuẩn bị tốt trước khi thực hiện giảng dạy; nhà quản lý đã rất quan
tâm và hiểu được tầm quan trọng của vấn đề này nên cũng tiến hành
các cơng việc giúp giảng viên hồn thiện cơng việc đó. Tuy nhiên
thơng qua kết quả khảo sát thì có những khâu nhà quan lý thực hiện
chưa hiểu quả, đặc biệt là khâu “Bồi dưỡng phương pháp soạn bài và
chuẩn bị lên lớp cho các giảng viên giảng dạy các môn chuyên ngành
theo tiếp cận năng lực; Kiểm tra các giảng viên thực hiện lập kế
hoạch, chuẩn bị học liệu và phương tiện dạy học trước khi lên lớp”;


hai khâu này rất quan trọng giúp giảng viên có thêm các kỹ năng và
hiểu biết cách thức chuẩn bị cho những tiết giảng theo tiếp cận năng
lực; kiểm tra đánh giá giúp các giảng viên thực hiện nghiêm túc mọi
khâu trong q trình chuẩn bị, đặc biệt đưa có thể đưa ra các ý kiến
đóng góp kịp thời những nhược điểm của giảng viên và động viên các
giảng viên có những ưu điểm trong cơng tác chuẩn bị…
Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung
chương trình các mơn chun ngành theo tiếp cận năng lực
Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình
đối với các nhà quản lý là một công việc quan trọng cần tiến hành
trong quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực; người quản lý phải ban
hành các văn bản quy định về nội dung, mục tiêu chương trình các
mơn học; đồng thời phải tổ chức thực hiện, phổ biến đến toàn thể các
giảng viên; yêu cầu các bộ môn chuyên môn tổ chức các buổi sinh
hoạt về xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình để nâng cấp, cải
tiến, thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời nhà quản lý

phải có biện pháp tiến hành kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện mục
tiêu, nội dung chương trình của các giảng viên thông qua các biện
pháp khác nhau. Tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực
hiện mục tiêu, nội dung chương trình mơn học chun ngành tại
Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương tác giả thu được kết
quả cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội
dung chương trình các mơn chun ngành theo tiếp cận năng lực


×