Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu tác động biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã văn lăng đồng hỷ thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.6 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LỊ THỊ NGA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ VĂN LĂNG,
ĐỒNG HỶ, THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu
Chuyên ngành

: Phát triển nơng thơn

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 - 2017

Thái Nguyên, năm 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

LỊ THỊ NGA
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI XÃ VĂN LĂNG,
ĐỒNG HỶ, THÁI NGUN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Lớp

: K45 - PTNT N02

Khoa

: Kinh Tế & PTNT

Khóa học

: 2013 – 2017


GVHD

: TS. Bùi Thị Thanh Tâm

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Nghiên cứu tác
động biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Văn
Lăng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên” tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất
tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình
thực hiện luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho tơi trong q trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Bùi Thị Thanh
Tâm đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt q
trình nghiên cứu, hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa
KT& PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến cán bộ UBND xã Văn Lăng đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian thực tập tại xã.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thành luận văn này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tơi khơng tránh khỏi
những thiếu sót, sơ suất, tơi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cơ

giáo cùng tồn thể các bạn để bài khóa luận của tơi được hồn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên
LÒ THỊ NGA

năm 2017


ii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Gia tăng nhiệt độ trung bình một số tỉnh thành ở Việt Nam (20141016) .............................................................................................. 20
Bảng 2.2: Mức thay đổi lượng mưa trong 50 năm ở các vùng khí hậu .......... 21
Bảng 2.3: Các tỉnh có diện tích ngập nước nhiều nhất Việt Nam (NBD 1m) .... 23
Bảng4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Lăng giai đoạn 2016 .......... 32
Bảng 4.2: Tình hình kinh tế của xã qua 3 năm 2014 - 2016 .......................... 36
Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Văn Lăng giai đoạn 2014-2016 ... 37
Bảng 4.4: Tình chăn nuôi của xã Văn Lăng giai đoạn 2014 -2016 ................ 38
Bảng 4.5: Tình hình lâm nghiệp của xã giai đoạn (2014-2016)..................... 39
Bảng 4.6: Đánh giá mức độ ảnh hưởng BĐKH đến trồng trọt của các hộ điều
tra năm 2016. .................................................................................. 40
Bảng 4.7: Đánh giá mức độ ảnh hưởng BĐKH đến chăn ni của các nhóm
hộ điều tra năm 2016. ..................................................................... 42
Bảng 4.8: Đánh giá mức độ ảnh hưởng BĐKH đến lâm nghiệp của các nhóm
hộ điều tra năm 2016. ..................................................................... 44
Bảng 4.9: Đánh giá mức độ ảnh hưởng BĐKH đến thủy sản của các hộ điều
tra năm 2016. .................................................................................. 46
Bảng 4.10 : Đánh giá mức độ ảnh hưởng BĐKH đến làm thuê của các hộ điều
tra năm 2016. .................................................................................. 48

Bảng 4.11: Tổng hợp thiệt hại do thiên tai của xã năm 2016 ........................ 49


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATNĐ

: Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

ĐBSCL

: Đồng bằng sơng Cửu Long

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HST

: Hệ sinh thái


HƯNK

: Hiệu ứng nhà kính

IPCC

: Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH

KH

: Khí hậu

KNK

: Khí nhà kính

KT – XH

: Kinh tế - xã hội

LHQ

: Liên Hiệp Quốc

NBD

: Nước biển dâng

NN


: Nông nghiệp

NN & PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn

SX

: Sản xuất

TP

: Thành phố

TP HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh


iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................... iv
PHẦN I: MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2

1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ..................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
PHẦN II: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 4
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu ............................................. 4
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp ................................................... 8
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN trên thế giới .. 15
2.2.2. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN ở việt nam .... 19
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................ 29
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 29
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 29
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .......................................................... 29
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 29
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 29


v

3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ................................................. 29
3.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................. 31
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 32
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu................................................................. 32
4.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 32
4.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ................................................................... 34
4.3. Tác động của BĐKH đến hoạt động nơng nghiệp của nhóm điều tra ..... 40
4.4. Đề xuất giải pháp ứng phó, thích nghi với biến đổi khí hậu .................. 50

4.4.1. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực trồng trọt .... 50
4.4.2. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực chăn ni gia súc .51
4.4.3. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp . 52
4.4.4. Giải pháp ứng phó, thích nghi với BĐKH trong lĩnh vực nuôi trồng
thủy sản ........................................................................................................ 53
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 54
5.1. Kết luận ................................................................................................ 54
5.2. Kiến nghị .............................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 56


vi


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng và là mối quan tâm lớn của tồn cầu. Ở
Việt Nam với vị trí địa lí bờ biển dài 3260 km, tiếp giáp với biển Đông đang
là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Theo tình hình hiện
nay thì biến đổi khí hậu ở Việt Nam đang rất rõ rệt với sự gia tang nhiệt độ
lên 10C trong vòng thế kỷ qua, lượng mưa, tần suất đang có dấu hiệu thay đổi.
Mùa mưa có lượng mưa tăng cao, mùa khơ lượng mưa giảm đi dần đến các sự
kiện thời tiết bất thường có xu hướng tăng lên, Việt Nam phải hứng chịu ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán hơn trước.
Sự thay đổi quy luật biểu hiện thời tiết đang này càng gia tang và có
tính chất bất thường hơn. Sự xuất hiện của những hiện tượng khí hậu cực
đoan đang tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và các hoạt động sản

xuất mà biểu hiện rõ nhất trong ngành nông nghiệp. Với điều kiện khí hậu
như vậy, sản xuất nơng nghiệp đang gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cây
trồng hợp lí thích nghi với mơi trường để năng suất cây trồng không bị ảnh
hưởng theo hướng xấu.
Ở nước ta, nền nông nghiệp được coi là quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra các sản phẩm trực tiếp để nuôi
sống con người, đặc biệt là ngành sản xuất lương thực chiếm vị trí quan
trọng tong nền kinh tế xã hội của quốc gia, là chỗ dựa cho các ngành khác
phát triển và là nguồn dự trữ cho chính sách xã hội của nhà nước. Với ý
nghĩa đó, sản xuất nơng nghiệp cần được qua tâm trước thực trạng biến đối
khí hậu hiện nay.
Theo kịch bản BĐKH do Bộ TN&MT 2011, nếu nước biển dâng 1m,
khoảng 39% diện tích đồng bằng sơng Cửu Long, trên 10% diện tích đồng


2

bằng sơng Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích các tỉnh ven biển miền
Trung có nguy cơ bị ngập.
Xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cũng là địa phương
chịu ảnh hưởng của BĐKH, đặc biệt là lĩnh vực nơng nghiệp. Chính vì vậy,
để hiểu biết hơn về diễn biến của việc thay đổi khí hậu trên địa bàn huyện thì
việc nghiên cứu tác động của BĐKH đến tình hình sản xuất nơng nghiệp là
việc làm cần thiết.
Từ những lý do trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Tác động của biến
đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại xã Văn Lăng, Đồng
Hỷ, Thái Nguyên’’
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng về những tác động của biến đổi khí hậu đến

hoạt động sản xuất nơng nghiệp của người dân trong thời gian qua. Từ đó,
đưa ra những giải pháp nhằm ứng phó với sự tác động của BĐKH đến sản
xuất nông nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Văn Lăng, Đồng Hỷ,
Thái Nguyên.
- Một số đặc điểm về hoạt đông sản xuất nông nghiệp của người dân
trên địa bàn xã Văn Lăng
- Thực trạng về những vấn đề biến đổi khí hậu đang diễn ra hiện nay
- Những tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động sản xuất nông
nghiệp của người dân trên địa bàn xã Văn Lăng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Đánh giá những tác động của BĐKH (nhiệt độ, lượng mưa, bão & áp
thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt) đến tình hình sản xuất nông nghiệp.


3

- Đưa ra các giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH trong lĩnh
vực nông nghiệp.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Khóa luận có thể giúp sinh viên có thể vận dụng được các kiến thức
đã học vào trong thực tiễn.
- Giúp sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh
nghiệm thực tế phục vụ cho cơng tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Khóa luận là cơ sở cho địa phương có những giải pháp để ứng phó
những biến đổi của khí hậu. Đồng thời là cơ sở để đưa ra được kịch bản khí
hậu của địa phương trong những năm tới.



4

PHẦN II
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 . Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về biến đổi khí hậu
2.1.1.1 Khái niệm khí hậu, thời tiết , biến đổi khí hậu
- Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó.
Ví dụ như: Trong phạm vi một tỉnh, một nước, một châu lục, hoặc trên phạm
vi toàn cầu trên cơ sở một chuỗi dữ liệu dài (khoảng 30 năm trở lên).[1]
- Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một thời điểm nhất định, được xác
định bằng tổ hợp các yếu tố như: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ, gió, mưa.
Các hiện tượng nắng, gió, mưa, mây, nóng, lạnh… thường thay đổi nhanh
chóng qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Thời tiết có thể dự báo được
hàng ngày, hàng giờ, hay dài hơn đến một tuần.[1]
- Biến đổi khí hậu là “sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một thời gian dài, thường là từ vài
thập kỷ hoặc dài hơn”.[1]
Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc về BĐKH: “BĐKH là những
ảnh hưởng có hại của BĐKH, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc
sinh học gây là ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi
sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc hoạt động của các
hệ thống kinh tế - xã hội, hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
2.1.1.2. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
a. Do tự nhiên
- Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên gồm thay đổi cường
độ ánh sáng của mặt trời, xuất hiện các điểm đen mặt trời (sunsports), các
hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất.



5

- Với sự xuất hiện của các sunsports làm cho cường độ tia bức xạ mặt
trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất
làm thay đổi bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).
- Sự thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng
lượng chiếu xuống mặt đất làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất. Cụ thể là từ
khi tạo thành mặt trời đến nay gần 4,5 tỷ năm cường độ ánh sáng của mặt trời
đã tăng lên hơn 30%. Như vậy có thể thấy khoảng thời gian khá dài thì sự
thay đổi cường độ ánh sáng mặt trời là không ảnh hưởng lớn đến BĐKH.
- Núi lửa phun trào: khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí
quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi, tro
vào bầu khí quyển. Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng lớn đến khí hậu
trong nhiều năm. Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí khi được phun ra bởi núi
lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không
gian vài vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.
- Đại dương ngày nay: các đại dương là một thành phần chính của hệ
thồn khí hậu. Dịng hải lưu di chuyển một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.
Thay đổi trong lưu lượng đạo dương có thể ảnh hưởng đến khí hậu trơng qua
sự chuyển động của CO2 vào trong khí quyển.
- Thay đổi quỹ đạo quay của trái đất: trái đất quay quanh mặt trời với
một quỹ đạo. Trục quay có góc nghiêng 23,50. Thay đổi độ nghiêng của quỹ
đạo quay trái đất có thể dẫn đến những thay đổi nhỏ. Tốc độ cực kỳ nhỏ có
thể tính đến thời gian hàng tỷ năm, vì vậy ảnh hưởng khơng lớn đến BĐKH.
- Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra BĐKH do các yếu tố tự
nhiên đóng góp một phần nhỏ vào sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ q khứ
đến hiện tại. Theo các kết quả nghiên cứu và công bố từ Uỷ Ban Liên Chính
Phủ về BĐKH thì ngun nhân gây ra BĐKH chủ yếu là do các hoạt động
con người.



6

b. Do các hoạt động con người
- Đã có các nghiên cứu chuyên sâu chứng minh rằng nhiệt độ trái đất
tăng lên nhanh chóng hơn nửa thế kỷ qua chủ yếu do các hoạt động của con
người, chẳng hạn như việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ,…)
phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải,… và thay đổi mục
đích sử dụng đất (thay đổi albedo bề mặt đất) bao gồm thay đổi trong nông
nghiệp và nạn phá rừng. Ngồi ra cịn các hoạt động khác như đốt sinh khối,
sản phẩm sau thu hoạch.
- Các khám phá liên quan đến nguyên nhân gây ra BĐKH do hoạt động
của con người của Ủy Ban Liên Chính Phủ về BĐKH công bố qua các năm sau:
+ Trong báo cáo của IPCC 1995: Cho rằng hoạt động con người chỉ
đóng góp vào 50% nguyên nhân gây ra BĐKH. [3]
+ Trong báo cáo của IPCC 2001: Sau khi nhà nghiên cứu thực hiện các
nghiên cứu khoa học thì kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp
vào 67% nguyên nhân gây ra BĐKH. [9]
+ Trong báo cáo của IPCC 2007: Một loạt các nghiên cứu được thực
hiện, kết quả chỉ ra rằng hoạt động con người đóng góp 90% nguyên nhân gây
ra BĐKH. [9]
+ Và theo bản báo cáo của IPCC gần đây nhất kết luận rằng hoạt động
con người đóng góp 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Kết quả này được công
bố vào năm 2013. [9]
2.1.1.3. Biểu hiện của biến đổi khí hậu
BĐKH tồn cầu với biểu hiện chính là sự tăng cao nhiệt độ bề mặt Trái
đất, NBD, và những hiện tượng KH cực đoan đang gây hại cho nhiều khu vực
trên thế giới. Năm 2010, người dân Ireland và Anh phải đón một “Giáng sinh
trắng”, Canada lại bất ngờ ấm lên, cịn Nga thì có một mùa hè nóng bỏng,

Pakistan có thêm nhiều kinh nghiệm với trận lũ lịch sử.


7

Ở Việt Nam, biểu hiện rõ nhất là các hiện tượng thời tiết cực đoan đã
gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản như bão, lũ lụt ở miền Trung, lốc
xoáy và mưa đá ở miền Bắc, đặc biệt ĐBSCL là khu vực dễ bị tổn thương
nhất, đang phải đối mặt với vấn đề NBD, xâm nhập mặn, triều cường ngày
càng gia tăng.
- Sự nóng lên của nhiệt độ bề mặt Trái Đất hay còn gọi là hiện tượng
nóng lên tồn cầu. Nhiệt độ trung bình ở nhiều nơi đều có xu thế gia tăng.
- Lượng mưa thay đổi bất thường, mùa khơ ngày càng ít hơn mùa mưa.
Ngày bắt đầu mùa mưa, mưa đến trễ hơn nhưng cuối mùa mưa lại có nhiều
trận mưa lớn hơn và số trận mưa cũng thay đổi khác thường.
- Mực NBD cao do sự tan băng ở hai đầu cực Trái đất và do sự giãn nở
vì nhiệt của khối nước từ đại dương và biển, dẫn tới ngập úng ở những vùng
đất thấp.
- Các hiện tượng thời tiết dị thường ngày càng rõ hơn và xuất hiện
nhiều hơn.
Các trận lũ dữ dội hơn, nhiều nơi băng giá dày hơn vào mùa đông,
nhiều trận cháy rừng khốc liệt hơn, nhiều vùng khô hạn mở rộng và kéo dài
hơn. Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (lốc xoáy, sấm sét…) gia
tăng về cường độ, vị trí.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dịch chuyển của các đới KH đang tồn tại đến các vùng khác nhau
trên thế giới dẫn đến nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các HST
và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của các quá trình hồn lưu khí quyển,

chu trình tuần hồn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác.


8

- Sự thay đổi năng suất sinh học của các HST, chất lượng và thành
phần của thủy quyển, sinh quyển và địa quyển.
- Sự thay đổi chế độ mưa, dòng chảy và hạn hán, sự biến đổi, gia tăng
tầng suất và cường độ của bão và ATNĐ, cùng với những hệ quả về KT - XH
và môi trường
2.1.2. Một số vấn đề cơ bản về nông nghiệp
2.1.2.1. Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nơng sản; theo nghĩa
rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của
nhiều nước, đặc biệt là trong các thế kỷ trước đây khi công nghiệp chưa phát
triển.
Trong nơng nghiệp cũng có hai loại chính, việc xác định sản xuất nơng
nghiệp thuộc dạng nào cũng rất quan trọng:


Nơng nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản

xuất nơng nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho
chính gia đình của mỗi người nơng dân. Khơng có sự cơ giới hóa trong nơng
nghiệp sinh nhai.



Nơng nghiệp chun sâu: là lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp được

chun mơn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử
dụng máy móc trong trồng trọt, chăn ni, hoặc trong q trình chế biến sản
phẩm nơng nghiệp. Nơng nghiệp chun sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn,
bao gồm cả việc sử dụng hóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo


9

giống, nghiên cứu các giống mới và mức độ cơ giới hóa cao. Sản phẩm đầu ra
chủ yếu dùng vào mục đích thương mại, làm hàng hóa bán ra trên thị
trường hay xuất khẩu. Các hoạt động trên trong sản xuất nơng nghiệp chun
sâu là sự cố gắng tìm mọi cách để có nguồn thu nhập tài chính cao nhất từ ngũ
cốc, các sản phẩm được chế biến từ ngũ cốc hay vật nuôi...
2.1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
Đất đai là đối tượng, là tư liệu sản xuất chủ yếu
Trong công nghiệp, giao thông, đất đai là nơi xây dựng nhà xưởng, hệ
thống giao thông. Trong NN, đất đai trực tiếp tham gia vào quá trình SX như
là tư liệu SX chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế. Bởi vì, mục đích cuối
cùng của SX NN là thông qua việc tác động vào đất đai để tạo ra năng suất
cây trồng, vật nuôi.
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật, cơ thể sống
Đối tượng của SX công nghiệp phần lớn là các vật vô tri, vô giác. Đối
tượng của SX NN là cây trồng, vật nuôi, nghĩa là các cơ thể sống. Cây trồng,
vật nuôi sinh trưởng và phát triển theo các quy luật sinh học và đồng thời
cũng chịu tác động rất nhiều của thời tiết, KH, mơi trường. Chính vì vậy, NN
vùng nhiệt đới khác với vùng ôn đới hay vùng cận nhiệt đới.

Sản xuất nơng nghiệp có tính thời vụ
Thời vụ về sản phẩm: do sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng, vật
nuôi thường phải đảm bảo yêu cầu về thời gian và điều kiện sinh thái cụ thể
nên sản phẩm NN mang tính thời vụ rõ rệt: vào mùa thu hoạch sản phẩm
nhanh chóng trở nên dư thừa, nhưng ngược lại, khơng vào mùa thu hoạch thì
sản phẩm khan hiếm.
Thời vụ về lao động: trong NN, thời gian lao động không trùng với thời
gian SX. Do cây trồng, vật ni là các sinh vật sống, chúng có khả năng sinh
trưởng và phát triển nên thời gian SX thường dài hơn thời gian lao động. Lao


10

động của con người chỉ tác động vào những giai đoạn nhất định, vì thế mà
trong NN nhu cầu về lao động mang tính thời vụ, có thời gian cần nhiều
nhưng cũng có thời gian cần ít.
Nơng nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
SX NN phụ thuộc chủ yếu vào đất đai và KH. Đặc điểm này bắt nguồn
từ chổ đối tượng lao động của NN là cây trồng và vật ni. Chúng có thể tồn
tại và phát triển khi có đủ 5 yếu tố cơ bản của tự nhiên: nhiệt độ, nước, khơng
khí, ánh sáng, và chất dinh dưỡng. Các yếu tố này kết hợp và cùng tác động
với nhau trong một thể thống nhất, chỉ cần thay đổi một yếu tố là có hàng loạt
các kết hợp với nhau và dĩ nhiên đều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến NN.
Mỗi yếu tố và sự kết hợp của các yếu tố thay đổi từ nơi này sang nơi khác.
Những thay đổi ấy phụ thuộc vào tính quy luật theo lãnh thổ và theo thời gian.
Đất, khí hậu, nước với tư cách như tài nguyên NN quyết định khả năng nuôi
trồng các loại cây, con cụ thểtrong từng lãnh thổ và khả năng áp dụng các quy
trình kỹ thuật để SX ra nông phẩm.
2.1.2.3. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp
Vị trí địa lý

Vị trí địa lý của lãnh thổ với đất liền, với các quốc gia trong khu vực và
nằm trong một đới tự nhiên nhất định sẽ có ảnh hưởng tới phương hướng SX,
tới việc trao đổi và phân công lao động.
Đất đai
“Đất nào cây nấy, tất đất tất vàng”, Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ
vai trò của đất đối với việc phát triển và phân bố NN. Đất trồng là tư liệu SX
chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Quỹ đất, cơ cấu sử
dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và
phương hướng SX, cơ cấu và sự phân bố cây trồng, vật nuôi, mức độ thâm
canh và năng suất cây trồng…


11

Khí hậu
KH với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và
những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán… có ảnh hưởng rất lớn
tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen
canh tăng vụ và hiệu quả SX NN. Tính mùa của KH quy định tính mùa trong
SX và trong tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại cây trồng, vật ni chỉ thích hợp với
những điều kiện KH nhất định, nếu vượt quá giới hạn chúng sẽ chậm phát
triển, thậm chí bị chết.
Nguồn nước
Muốn duy trì hoạt động NN cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho
cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc. Nước đối với SX NN là rất
cần thiết như ông cha ta đã từng khẳng định “Nhất nước nhì phân”. Nước có
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả
SX NN. Những nơi có nguồn cung cấp nước dồi dào, thường xuyên đều là
những vùng NN trù phú, ngược lại NN không thể phát triển ở những nơi khan
hiếm nước.

Sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên xưa kia là cơ sở để thuần dưỡng tạo nên các
giống cây trồng, vật nuôi. Sự đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền
đề để hình thành các giống vật nuôi, cây trồng, tạo khả năng chuyển đổi cơ
cấu NN phù hợp với điều kiện tự nhiên và sinh thái.
2.1.2.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nơng nghiệp
Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp
- Nhiệt độ gia tăng là điều kiện thuận lợi cho việc canh tác ở các vùng
ôn đới nhưng lại làm cho SX lương thực ở các vùng nhiệt đới bị suy giảm.
Đây là khu vực canh tác NN lớn nhất và tập trung nuôi sống những quốc gia
nghèo. Mực nước gia tăng khiến nhiều vùng đất thấp, các vùng canh tác ở hạ


12

lưu sơng ngịi bị thu hẹp diện tích và bị nhiễm mặn khiến năng suất và sản
lượng bị ảnh hưởng. NBD cao làm cho nhiều vùng đất ven biển, khu vực
đồng bằng bị nhiễm mặn.
-Từ đó, diện tích canh tác ngày càng giảm dần. Kết quả nghiên cứu của
LHQ cho thấy, tình trạng sa mạc hóa đang gia tăng với tốc độ đáng báo động,
gấp đôi so với những năm 1970.
-Theo tính tốn đến năm 2025, sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở Châu
Phi, 1/3 ở Châu Á, 1/5 ở Nam Mỹ khơng cịn sử dụng được nữa.
Theo đánh giá của LHQ, Việt Nam sẽ là quốc gia đứng thứ 2 (sau Ấn Độ) bị
mất nhiều diện tích đất NN do BĐKH. Ước tính mỗi năm, nước ta mất
khoảng 20 ha đất NN do nạn cát bay, cát chảy và hàng trăm nghìn hécta ðất bị
thối hóa. Ở Quảng Trị hàng năm có khoảng 20 - 30 ha đất ruộng vườn và cây
ăn quả bị cát phủ dầy thêm 2m. Theo dự báo, khi mực NBD lên 1m thì Việt
Nam sẽ mất đi 5% diện tích đất đai, giảm 7% sản lượng NN và 10% GDP.
Tại ĐBSCL, vào những năm bình thường, có khoảng 230.000 ha đất nhiễm

mặn, cịn vào những năm hạn hán thì có khoảng 744.000 ha (chiếm 18,9%
diện tích ĐBSCL). Theo dự báo, khi mực NBD lên 1m thì 90% diện tích đất
NN ĐBSCL sẽ bị ngập chìm trong nước biển.[3]
Thiếu hụt nguồn nước
- BĐKH làm cho nhiệt độ tăng cao và thay đổi lượng mưa khiến cho
nhu cầu tưới nước lớn và dẫn đến thiếu hụt nguồn nước sử dụng. Nếu nhiệt độ
tăng lên 10c

thì nhu cầu tưới nước cho cây trồng sẽ tăng lên 10% làm cho

năng lực tưới của các cơng trình thủy lợi như hiện nay không đáp ứng đủ.
Theo nghiên cứu của Snnye Masile và Peter Urich (2009), năm 2050 chi phí
cung cấp nước cho ngành chăn ni ở châu Phi có thể tăng lên 23% do ảnh
hưởng của BĐKH. Ở Việt Nam, BĐKH kéo theo hiện tượng El Nino làm


13

giảm từ 20 - 25% lượng mưa ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên gây ra hạn
hán kéo dài.
Gia tăng dịch bệnh
- BĐKH làm thay đổi quy luật thủy văn của các con sông, gây nên hạn
hán. Sự biến đổi về đất đai, nguồn nước, nhiệt độ sẽ kéo theo sự thay đổi về
cơ cấu cây trồng và mùa vụ. BĐKH cũng làm thay đổi điều kiện sinh sống
của các loài sinh vật, làm mất đi hoặc thay đổi các mắc xích trong chuỗi và
lưới thức ăn dẫn đến tình trạng biến mất của một số lồi sinh vật ngược lại
xuất hiện nguy cơ gia tăng các loại thiên dịch. Nhiệt độ tăng trong mùa đông
tạo điều kiện cho nguồn sâu bệnh có khả năng phát triển nhanh và gây hại
mạnh hơn. BĐKH làm phát sinh một số chủng, nịi sâu mới, gây hại cho SX
và bảo quản nơng sản, thực phẩm.

- Trong thời gian qua, các dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng, cúm
AH5N1 ở gia súc, gia cầm đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển
của ngành chăn nuôi. Mức độ trở nên nghiêm trọng hơn khi các dịch bệnh này
lây lan sang người đe dọa tính mạng của con người trên tồn cầu.
- Nhiệt độ Trái đất nóng hơn làm gia tăng mật độ cơn trùng. Nhiều lồi
ruồi muỗi gian và mơi trường sống của chúng được mở rộng. Hệ quả là những
vùng có vĩ độ cao hơn sẽ xuất hiện những đàn ruồi muỗi và cơn trùng vốn
sống ở vùng có vĩ độ thấp. Nhiều người sống ở vùng lạnh trước kia nay phải
đối đầu thêm một loạt chứng bệnh từ ruồi muỗi đem đến. Trong khi ở vùng
nhiệt đới, sự dễ dàng thích nghi và biến thái của các vi khuẩn, vi rút sẽ là tiền
đề cho những dịch bệnh mới mà trước đây hiếm khi xuất hiện.
Giảm năng suất và sản lượng
- BĐKH tác động đến sinh trưởng, năng suất, thời vụ gieo trồng, tăng
nguy cơ lây lan sâu bệnh. BĐKH ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng của gia
súc, gia cầm, làm tăng khả năng sinh bệnh, truyền dịch. Với sự nóng lên trên


14

phạm vi tồn lãnh thổ, thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng và
của cây trồng á nhiệt đới thì thu hẹp lại. Ranh giới của cây trồng nhiệt đới
dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các vĩ độ cao ở phía Bắc, phạm vi
thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp thêm. BĐKH có khả năng làm
tăng tần số, cường độ, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời
tiết nguy hiểm. Tố, lốc, bão và các thiên tai liên quan đến nhiệt độ và mưa
như thời tiết khơ nóng, lũ lụt, ngập úng hay hạn hán, rét hại, xâm nhập mặn,
sâu bệnh, làm giảm năng suất và sản lượng.
- Nghiên cứu ở Viện lúa gạo quốc tế (IRRI, Philippines) trong giai đoạn
1979 – 2003, năng suất lúa đã giảm 10% khi nhiệt độ tối thiểu gia tăng thêm 1
oC. Theo nghiên cứu tại đại học Reading (Anh), khi nhiệt độ tăng chỉ vài độ

trên mức bình thường trong vài ba ngày ở thời kỳ ra hoa, thụ phấn của lúa
nước, lúa mì, đậu phộng, đậu nành sẽ làm giảm năng suất rất trầm trọng. Các
nhà khoa học ước tính nếu nhiệt độ tăng thêm 10c thì năng suất lương thực sẽ
giảm 17%. Hậu quả là đẩy giá lương thực tăng cao và nạn đói sẽ gia tăng ở
các quốc gia, ngày nay có 1 tỷ người đang thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, sự cạnh
tranh nguồn cung thức ăn giữa con người và vật nuôi sẽ ngày càng trở nên
gay gắt hơn.
- Báo cáo đánh giá của IPCC về tác động của BĐKH lên cây lương
thực cho thấy ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng xấu tới năng
suất do ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ nở hoa, thụ phấn (10C đối với lúa mì
và ngơ, 20C đối với lúa nước), nếu tăng lên 3 oC sẽ gây ra tình trạng cực kỳ
căng thẳng cho các loại cây trồng ở hầu hết các vùng. Nhiệt độ tăng lên 10C,
ngô giảm năng suất từ 5 - 20% và giảm đến 60% nếu nhiệt độ tăng thêm4oC
[12]. Tương tự, năng suất lúa giảm đến 10% đối với mỗi độ tăng lên. Năng
suất các loại cây này có khả năng giảm đáng kể khi nhiệt độ mùa đông tăng
cao. Nhiệt độ cũng làm cho BĐKH và NN có mối quan hệ hữu cơ và tác động


15

qua lại lẫn nhau. Đối với nhà nông, thời tiết đóng vai trị quyết định cho thành
cơng hay thất bại, được mùa hay mất mùa. Ngược lại, NN cũng ảnh hưởng
đến KH, vì thải ra các khí làm tăng hiệu ứng nhà kính. Sự phát quang, phá
rừng để trồng trọt, hoang hoá hay sa mạc hoá đất đai cũng làm thay đổi mặt
vỏ Trái Đất, làm mất quân bình cán cân bức xạ nhiệt. BĐKH ảnh hưởng đến
toàn bộ ngành NN & PTNT.
- Hai vựa lúa lớn nhất là ĐBSH và ĐBSCL là những vùng đất thấp
trong tương lai sẽ chịu ảnh hưởng lớn của BĐKH khi mực NBD cao và chu
trình thủy văn thay đổi. Khơ hạn và sự thiếu hụt nguồn nước sẽ làm năng suất
NN giảm sút. Nhiều loại dịch bệnh cây trồng của vùng KH nóng Tây Nam Bộ

sẽ có khả năng xâm lấn vào đồng ruộng; các giống cây trồng ưa nước sẽ
không cho năng suất và bị các lồi ưa khơ hạn thay thế, dẫn đến khủng hoảng
các HST NN bản địa. Xu thế này tất yếu dẫn đến việc nông dân lạm dụng
phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, làm cho đất bị suy thối và
chất lượng nơng sản không cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Biểu hiện và tác động của biến đổi khí hậu đến SXNN trên thế giới
- Khí hậu là trạng thái khí quyển ở nơi nào đó, được đặc trưng bởi các
trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thốt
hơi nước, mây, gió...Như vậy, khí hậu phản ánh giá trị trung bình nhiều năm
của thời tiết và nó thường có tính chất ổn định, ít thay đổi.
- Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự biến đổi khí hậu đã
từng nhiều lần xảy ra với những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm
mà chúng ta gọi là thời kỳ băng hà hay thời kỳ gian băng. Thời kỳ băng hà
cuối cùng đã xãy ra cách đây 10.000 năm và hiện nay là giai đoạn ấm lên của
thời kỳ gian băng. Xét về nguyên nhân gây nên sự thay đổi khí hậu này,
chúng ta có thể thấy đó là do sự tiến động và thay đổi độ nghiêng trục quay


16

trái đất, sự thay đổi quỹ đạo quay của trái đất quanh mặt trời, vị trí các lục địa
và đại dương và đặc biệt là sự thay đổi trong thành phần khí quyển.
- Trong khi những nguyên nhân đầu tiên là những nguyên nhân hành
tinh, thì nguyên nhân cuối cùng lại có sự tác động rất lớn của con người mà
chúng ta gọi đó là sự làm nóng bầu khí quyển hay hiệu ứng nhà kính.Có thể
hiểu sơ lược là: nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất được quyết định bởi sự
cân bằng giữa hấp thụ năng lượng mặt trời và lượng nhiệt trả vào vũ trụ. Khi
lượng nhiệt bị giữ lại nhiều trong bầu khí quyển thì sẽ làm nhiệt độ trái đất
tăng lên. Chính lượng khí CO2 chứa nhiều trong khí quyển sẽ tác dụng như

một lớp kính giữ nhiệt lượng tỏa ngược vào vũ trụ của trái đất. Cùng với khí
CO2 cịn có một số khí khác cũng được gọi chung là khí nhà kính như NOx,
CH4, CFC. Với những gia tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp và
việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch (dầu mỏ, than đá..), nghiên cứu của các
nhà khoa học cho thấy nhiệt độ toàn cầu sẽ gia tăng từ 1,40C đến 5,80C từ
1990 đến 2100 và vì vậy sẽ kéo theo những nguy cơ ngày càng sâu sắc đối
với chất lượng sống của con người.[1]
- Sự biến đổi khí hậu (BĐKH) tồn cầu đang diễn ra ngày càng nghiêm
trọng. Biểu hiện rõ nhất là sự nóng lên của trái đất, là băng tan, nước biển
dâng cao; là các hiện tượng thời tiết bất thường, bão lũ, sóng thần, động đất,
hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực phẩm và xuất
hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
- Có thể thấy tác hại theo hướng nóng lên tồn cầu thể hiện ở 10 điều
tồi tệ sau đây: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt
nóng, bão tố và lũ lụt, khơ hạn, tai biến, suy thoái kinh tế, xung đột và chiến
tranh, mất đi sự đa dạng sinh học và phá huỷ hệ sinh thái. Những minh chứng
cho các vấn đề này được biểu hiện qua hàng loạt tác động cực đoan của khí
hậu trong thời gian gần đây như đã có khoảng 250 triệu người bị ảnh hưởng


17

bởi những trận lũ lụt ở Nam Á, châu Phi và Mexico. Các nước Nam Âu đang
đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận cháy rừng, sa
mạc hóa, cịn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn,
do mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt.
Những trận bão lớn vừa xẩy ra tại Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ...có
nguyên nhân từ hiện tượng trái đất ấm lên trong nhiều thập kỷ qua. Những dữ
liệu thu được qua vệ tinh từng năm cho thấy số lượng các trận bão không thay
đổi, nhưng số trận bão, lốc cường độ mạnh, sức tàn phá lớn đã tăng lên, đặc

biệt ở Bắc Mỹ, tây nam Thái Bình Dương, Ân Độ Dương, bắc Đại Tây
Dương. Một nghiên cứu với xác suất lên tới 90%. Cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ
người rơi vào cảnh thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của
Trái đất.[10]
-Sự nóng lên của Trái đất, băng tan đã dẫn đến mực nước biển dâng
cao. Nếu khoảng thời gian 1962 - 2003, lượng nước biển trung bình tồn cầu
tăng 1,8mm/năm, thì từ 1993 - 2003 mức tăng là 3,1mm/năm. Tổng cộng,
trong 100 năm qua, mực nước biển đã tăng 0,31m. Theo quan sát từ vệ tinh,
diện tích các lớp băng ở Bắc cực, Nam cực, băng ở Greenland và một số núi
băng ở Trung Quốc đang dần bị thu hẹp. Chính sự tan chảy của các lớp băng
cùng với sự nóng lên của khí hậu các đại dương tồn cầu (tới độ sâu 3.000m)
đã góp phần làm cho mực nước biển dâng cao. Dự báo đến cuối thế kỷ XXI,
nhiệt độ trung bình sẽ tăng lên khoảng từ 2,0 - 4,5oC và mực nước biển toàn
cầu sẽ tăng từ 0,18m - 0,59m. Việt Nam là 1 trong 4 nước chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của sự BĐKH và dâng cao của nước biển.[3]
Theo thống kê, số đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam giảm rõ
rệt trong vòng 2 thập kỷ qua. Từ 29 đợt mỗi năm (từ 1971 - 1980) xuống còn
15 - 16 đợt mỗi năm từ 1994 - 2007. Số cơn bão trên biển Đơng ảnh hưởng
đến nước ta cũng ngày càng ít đi nhưng ngược lại số cơn bão mạnh có chiều


×