ĐỀ BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA 2021
Đề số 06
ĐỀ THI THỬ KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT
NĂM HỌC 2020 - 2021
MƠN LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát
đề
Họ tên thí sinh................................................SBD...........................
Mãtháng
đề thi: 004
Câu 1(NB): Nội dung nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của cách mạng
Mười Nga năm 1917
A. Cách mạng đã làm thay đổi hồn tồn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu
con người ở Nga
B. Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân và nhân dân lao
động làm chủ đất nước
C. Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới, mở ra thời kỳ lịch sử thế giới hiện đại
D. Đánh dấu thời kỳ sụp đổ trên diện rộng của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới
Câu 2(VDC): Điểm giống nhau cơ bản nhất về tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu và
Phan Châu Trinh là
A. Đều có tư tưởng bạo động và cải cách
B. Đều hướng đến xây dựng ở Việt Nam một chính thể theo kiểu Nhật Bản
C. Đều mong muốn sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh Pháp
D. Đều xuất phát từ lòng yêu nước và vận động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
Câu 3(NB): Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trị trọng yếu trong việc duy trì hịa
bình và an ninh thế giới?
A. Đại hội đồng.
B. Hội đồng Bảo an. C. Tịa án Quốc tế.
D. Ban Thư kí.
Câu 4 (NB): Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về
phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. châu Á.
B. châu Âu.
C. châu Phi.
D. châu Mĩ.
Câu 5 (NB): Ngày 1/10/1949 diễn ra sự kiện quan trọng nào trong tiến trình lịch sử Trung
Quốc?
A. Cách mạng Tân Hợi thành công.
B. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.
C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới.
Câu 6 (NB): Năm 1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền từ tay kẻ thù nào?
A. Phát xít Nhật.
B. Đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
C. Đế quốc Anh.
D. Phát xít Nhật và phong kiến tay sai.
Câu 7 (TH): Đâu không phải là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng “hướng về châu Á” ở Nhật
Bản từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX?
A. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống.
B. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.
C. Để tranh thủ khoảng trống quyền lực mà Mĩ tạo ra ở khu vực.
D. Để thoát dần sự lệ thuộc của Mĩ.
Câu 8 (VD): Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đã có tác động như thế nào đến tình hình khu
vực Đơng Nam Á?
A. Thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đơng Nam Á phát triển mạnh.
B. Quan hệ giữa các nước ASEAN và các nước Đơng Dương trở nên hịa dịu.
C. Tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.
D. Làn sóng xã hội chủ nghĩa lan rộng ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Câu 9 (TH): Tổ chức nào dưới đây không phải là biểu hiện của tồn cầu hóa?
A. Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM).
B. Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA).
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
Câu 10 (VD): Nội dung nào được coi là thời cơ lịch sử do xu thế tồn cầu hóa đem lại cho
tất cả các quốc gia trên thế giới?
A. Quá trình liên kết khu vực, hợp tác giữa các nước đang được đấy mạnh.
B. Nguồn vốn đầu tư, kĩ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lí từ bên ngồi.
C. Hịa bình, ổn định tạo nên sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc
tế.
D. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính ở các khu vực
Câu 11 (TH). Yếu tố bên ngoài giúp các nước Tây Âu phục hồi và phát triển kinh tế trong
những năm 1945 - 1950 là
A. nguồn viện trợ của Mĩ.
B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. giá nguyên - nhiên liệu rẻ.
D. sự hợp tác hiệu quả giữa các quốc gia trong khu vực.
Câu 12 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào sức mạnh vượt trội về kinh tế - quân
sự, chính phủ Mĩ đã đề ra và thực hiện
A. chiến lược “Phản ứng linh hoạt”.
B. Chiến tranh Lạnh.
C. chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
D. chiến lược toàn cầu.
Câu 13 (TH): Sự kiện nào diễn ra ngày 11/09/2001 khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối
nội và đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI?
A. sự xuất hiện và hoạt động của chủ nghĩa khủng bố
B. chiến tranh và xung đột diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới
C. nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
D. tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng
Câu 14 (NB): Tổ chức chính trị của tư sản và đại địa chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1919 - 1925
là gì?
A. Đảng Thanh niên.
B. Hội Phục Việt.
C. Đảng Lập hiến.
D. Việt Nam nghĩa đoàn.
Câu 15 (VD): Ý nào thể hiện rõ nhất bước phát triển của phong trào công nhân Việt Nam
trong những năm 1925 - 1929 so với giai đoạn 1919 - 1924?
A. Phong trào đấu tranh của công nhân liên tục nổ ra ở khắp nơi.
B. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.
C. Chủ nghĩa Mác - Lênin từng bước được truyền bá vào phong trào công nhân.
D. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu đấu tranh chính trị ngày càng rõ rệt.
Câu 16 (NB): Hoạt động nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc xác định “muốn được giải phóng,
các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào lực lượng của bản thân mình” ?
A. Gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (18/6/1919).
B. Tham dự và đọc tham luận tại Đại hội V của Quốc tế cộng sản (7/1924)
C. Đọc Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa (7/1920).
D. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế 3 và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12/1920).
Câu 17 (TH): Điểm khác về nhiệm vụ cách mạng của Luận cương chính trị tháng 10/1930
so với Cương lĩnh chính trị tháng 2-1930 là gì?
A. Nhuần nhuyễn vấn đề dân tộc và giai cấp, sáng tạo.
B. Nêu cao được vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
C. Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
D. Nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Câu 18 (NB): Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo nào?
A. Đời sống công nhân.
B. Báo Thanh niên.
C. Báo Búa liềm.
D. Người cùng khổ.
Câu 19 (VD): Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc về nội dung cuộc Cách mạng tư sản dân
quyền trong trong Cương lĩnh tháng 2/1930 như thế nào?
A. Chỉ chống đế quốc giải phóng dân tộc.
B. Có làm nhiệm vụ cách mạng ruộng
đất
C. Chống phong kiến chia ruộng cho dân.
D. Chống đế quốc và chống phong
kiến.
Câu 20 (NB): Giai cấp công nhân Việt Nam chịu ba tầng áp bức bóc lột của
A. địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản mại bản. B. đế quốc, tư sản dân tộc và tư sản
mại bản.
C. đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản.
D. phong kiến, tư sản Việt Nam, tiểu
tư sản.
Câu 21(NB): Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương được xác định trong Bản chỉ thị
“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) của Ban Thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông Dương là?
A. Phát xít Nhật.
B. Thực dân Pháp.
C. Phát xít Nhật và thực dân Pháp.
D. Thục dân Pháp và tay sai.
Câu 22 (VD): Một trong những đặc điểm thể hiện tính cách triệt để của phong trào cách
mạng 1930-1931 là gì?
A. Phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn, lôi kéo đông đảo các tầng lớp nhân dân.
B. Phong trào đã tạo thành liên minh công – nông vững chắc, tạo tiền đề cho mọi thắng
lợi của cách mạng.
C. Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến tay sai.
D. Phong trào có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 23 (VD): Nhận xét nào sau đây là đúng về việc xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước
mắt của cách mạng Đông Dương tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1936)?
A. Hội nghị đã xác định được mâu thuẫn chủ yếu của dân tộc.
B. Đảng đã xác định được chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc.
C. Phù hợp với hồn cảnh cụ thể của Đông Dương và thế giới lúc bấy giờ.
D. Hội nghị đã xác định được mục tiêu trước mắt của cách mạng nước ta.
Câu 24(VDC): Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam khơng mang tính dân chủ điển
hình, vì sao?
A. Nhiệm vụ dân tộc được cao hơn nhiệm vụ dân chủ.
B. Chưa xóa bỏ cơ sở kinh tế - xã hội của chế độ phong kiến, chưa giải quyết vấn đề
ruộng đất giai cấp địa chủ vẫn tồn tại.
C. Nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ duy nhất.
D. Nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc giành độc lập dân tộc, nhiệm vụ chống phong
kiến tạm gác nhằm phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Câu 25 (NB): Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương
xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là
A. đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa
B. khởi nghĩa vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
C. đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh ngoại giao.
D. chiến tranh du kích kết hợp khởi nghĩa từng phần.
Câu 26 (TH): Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì
A. Xơ viết đã chia ruộng đất cho dân cày.
B. Xơ viết là hình thái sơ khai của chính quyền của dân, do dân và vì dân.
C. lần đầu tiên hình thức này xuất hiện ở Việt Nam.
D. đã xuất hiện nhiều cuộc biểu tình của nông dân với quy mô lớn.
Câu 27 (NB): Hội nghị Ban chấp Hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng cộng sản Đông
Dương đã chủ trương thành lập Mặt trận với tên gọi như thế nào?
A. Mặt trận Thống nhất dân chủ Đông Dương.
B. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh( Việt Minh).
C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
Câu 28 (VD): Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khẩu hiệu “cách
mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939-1945 là
A. để phân hóa, cô lập kẻ thù tiến tới đánh đổ chúng.
B. để giải quyết quyền lợi dân tộc trước quyền lợi giai cấp.
C. nhằm lôi kéo tầng lớp đại địa chủ tham gia cách mạng.
D. để tập hợp rộng rãi các lực lượng trong mặt trận dân tộc thống nhất.
Câu 29 (NB): Những chính sách bóc lột của Pháp – Nhật giai đoạn 1939-1945 ảnh hưởng
nặng nề đến tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam, ngoại trừ
A. tư sản, địa chủ.
B. tay sai đế quốc, tư sản và đại địa chủ.
C. tay sai đế quốc, tư sản mại bản và đại địa chủ.
D. tay sai đế quốc, tư sản mại bản và địa chủ phong kiến.
Câu 30 (NB): Chiến dịch nào của ta đã chọc thủng hành lang Đông - Tây, phá thế bao vây
của Pháp cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc?
A. Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.
C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
D. Chiến dịch Tây Bắc 1952.
Câu 31 (VD): Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở điểm nào?
A. Là cuộc kháng chiến do Đảng lãnh đạo.
B. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết tâm đứng lên chống Pháp xâm lược.
C. Thể hiện bản chất "vì dân" của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D. Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 32 (VDC):Ý nào dưới đây thể hiện điểm tương đồng về nội dung của hai Hiệp định
Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Hiệp định Pari (1973) về chấm dứt chiến tranh lập lại
hòa bình ở Việt Nam
A. Hiệp định có sự tham gia của năm cường quốc trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
B. Là văn bản mang tính pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền tự do cơ bản của nhân dân
Việt Nam.
C. Các nước đều cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
D. Thỏa thuận các bên ngừng bắn để thực hiện chuyển quân, tập kết, chuyên giao khu vực.
Câu 33 (NB): Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng đề ra
đường lối đổi mới đất nước tháng 12/1986 là
A. tình trạng lạc hậu của các nước Đơng Nam Á.
B. sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
C. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô.
D. cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
Câu 34 (TH): Điều kiện lịch sử nào quyết định bùng nổ phong trào Đồng khởi (19591960)?
A. Do chính sách cai trị của Mĩ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam tổn thất nặng nề.
B. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) về đường lối cách mạng miền Nam.
C. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.
D. Mĩ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”.
Câu 35 (NB): Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là
A. Mĩ thay chân Pháp, thành lập chính quyền tay sai ở miền Nam.
B. miền Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ.
C. miền Bắc được giải phóng, đi lên CNXH.
D. đất nước bị chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Câu 36 (TH): Biện pháp cơ bản được Mĩ thực hiện xuyên suốt trong các chiến lược chiến
tranh ở niềm Nam Việt Nam (1961-1973) là
A. tiến hành chiến tranh tổng lực.
B. sử dụng quân đội Đồng minh.
C. ra sức chiếm đất, giành dân.
D. sử dụng quân đội Mĩ làm nòng cốt.
Câu 37 (VD): Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960)
với đại hội lần thứ II (2-1951) là gì?
A. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới.
B. Thông qua báo cáo chính trị.
C. Xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.
D. Thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
Câu 38 (VDC): Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt
Nam thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì
đã
A. giáng địn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
B. tạo ra tác động cơ bản làm sụp đổ trật tự thế giới hai cực Ianta.
C. tạo nên cuộc khủng hoảng tâm lý sâu sắc đối với các cựu binh Mĩ.
D. dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng ở Mĩ.
Câu 39 (NB): Điểm khác biệt về quy mô giữa “Chiến tranh đặc biệt” với “Chiến tranh cục
bộ”
A. chỉ diễn ra ở miền Nam.
B. diễn ra cả ở miền Nam và miền Bắc.
C. diễn ra trên tồn Đơng Dương.
D. chỉ diễn ra ở khu vực Đông Nam Bộ.
Câu 40 (TH): Hãy sắp xếp các sự kiện lịch sử theo thứ tự thời gian, quá trình hồn thành
thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI diễn ra trong cả nước.
2. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ thống nhất đất
nước về mặt nhà nước.
3. Quốc hội khóa VI họp kỳ đầu tiên tại Hà Nội.
4. Hội nghị hiệp thương chính trị tổ chức tại Sài Gịn.
A. 1, 3, 2, 4.
B. 2, 3, 4, 1.
C. 2, 4, 1, 3.
D. 3, 4, 2, 1.
------------------ HẾT ---------------
ĐÁP ÁN
1D
2D
3B
4A
5C
6D
7B
8B
9C
10B
11A
12D
13A
14C
15D
16A
17D
18B
19D
20A
21A
22C
23C
24D
25A
26B
27D
28B
29C
30A
31B
32C
33C
34B
35D
36C
37C
38A
39A
40C
GIẢI THÍCH ĐÁP ÁN
Câu 1. Phuơng pháp: Sgk 11/ trang 52
Cách giải: Dùng phương pháp loại trừ: phương án A, B, C là ý nghĩa
của CM tháng 10 Nga.
Chọn đáp án D
Câu 2. Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: PBC, PCT đều là những sỹ phu yêu nước, thực hiện vận
động cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
Chọn đáp án D
Câu 3. Phương pháp: Sgk 12 trang 7
Cách giải: Hội đồng Bảo an. của Liên hợp quốc giữ vai trị trọng yếu trong
việc duy trì hịa bình và an ninh thế giới?
Chọn đáp án B
Câu 4. Phương pháp: Sgk 12 trang 17
Cách giải: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm
2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
châu Á.
Chọn đáp án A
Câu 5. Phương pháp: sgk 12 trang 21
Cách giải: Ngày 1/10/1949 Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
Chọn đáp án C
Câu 6. Phương pháp: Sgk 12 trang 27
Cách giải: Năm 1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền từ tay Phát xít
Nhật. Chọn đáp án A
Câu 7. Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: A,C, D là nguyên nhân để Nhật Bản thúc đẩy xu hướng “
hướng về châu Á”.
Chọn đáp án D
Câu 8. Phương pháp: phân tích,nhận định, đánh giá
Cách giải: Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ song phương
giữa các nước trong Asean như Thái Lan, Phi Lip Pin trở nên hòa dịu hơn với
các nước trong khu vực Đông Dương.
Chọn đáp án B
Câu 9. Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: Phương án A,B,D là các tổ chức biểu hiện xu thế tồn cầu
hóa. Cịn NaTơ ra đời năm 1949 trước khi xuất hiện xu thế tồn cầu hóa nên
NaTo khơng thể là biểu hiện của xu thế đó được.
Chọn đáp án C
Câu 10. Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: Tồn cầu hóa là cơ hội để tất cả các quốc gia có cơ hội hội
nhậpm thu hút vốn đầu tư,, KHKT và công nghệ từ các nước khác để phát triển
kinh tế quốc gia.
Chọn đáp án B
Câu 11. Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: Các phương án B,C,D là yếu tố nội lực của nhân dân các
nướcTây Âu để phát triển kinh tế.
Chọn đáp án A
Câu 12. Phương pháp: Sgk 12 trang 44
Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa vào sức mạnh vượt trội về
kinh tế quân sự, chính phủ Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược toàn cầu.
Chọn đáp án D
Câu 13. Phương pháp: Sgk 12 trang 46
Cách giải: 11/9/2001, chủ nghĩa khủng bố xuất hiện tại Mĩ là một
trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội,
đối ngoại của Mĩ khi bước vào đầu TK XX.
Chọn đáp án A
Câu 14. Phương pháp: Sgk 12 trang 80
Cách giải: Tổ chức chính trị của tư sản và đại địa chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1919 1925 là Đảng Lập hiến do Bùi Quang Chiêu và Nguyễn Phan Long sáng lập năm
1923.
Chọn đáp án C
Câu 15. Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: So với trước 1919-1924, PTCN giai đoạn 1925-1929 đã có
mục tiêu đấu tranh chính trị rõ nét, được đánh dầu từ sự kiện bãi công của công
nhân Ba Son 1925.
Chọn đáp án D
Câu 16. Phương pháp: Sgk 12 trang 81
Cách giải: Sau khi gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam
(18/6/1919) và không được chấp nhân, Nguyễn Ái Quốc xác định “muốn được giải phóng,
các dân tộc chỉ có thể trơng cậy vào lực lượng của bản thân mình”
Chọn đáp án A
Câu 17. Phương pháp: phân tích, đánh giá
Cách giải: Cương lĩnh xác định nhiệm vụ chống ĐQ và PK- đặt vấn
đề dân tộc lên hàng đầu; Luận cương chống Phong kiến xong mới chống đế
quốc, đề cao vấn đề cách mạng ruộng đất.
Chọn đáp án D
Câu 18. Phương pháp: Sgk 12 trang 82
Cách giải: Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra tờ báo Thanh niên
Chọn đáp án B
Câu 19. Phương pháp: phân tích, đánh giá, kết hợp SGK 12/ trang 88
Cách giải: Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo trong xác định nội dung cách
mạng dân quyền bao gồm cả chống đế quốc và chống phong kiến
Câu 20. Phương pháp: phân tích, đánh giá, kết hợp SGK 12/ trang 78
Cách giải: Giai cấp công nhân Việt Nam bị 3 tầng ấp bức bóc lột là: đế
quốc, phong kiến và tư sản mại bản.
Chọn đáp án C
Câu 21. Phương pháp: Sgk 12 trang 112
Cách giải: Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương được xác định trong Bản chỉ
thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945) của Ban Thường
vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là Phát xít Nhật.
Chọn đáp án A
Câu 22. Phương pháp: Phân tích và đánh giá
Cách giải: phong trào cách mạng 1930-1931, đã đấu tranh chống lại 2 kẻ
thù là đế quốc và phong kiến (xác định đúng nhiệm vụ của cách mạng Việt
Nam lúc này)
Chọn đáp án C
Câu 23 Phương Pháp:Phân tích và đánh giá
Cách giải: Hội nghị TW 7/1936 dựa trên bối cảnh thế giới và trong nước
có nhiều thay đổi nên tạm gác lại nhiệm vụ đấu tranh đòi độc lập dân tộc để
đưa ra nhiệm vụ cụ thể trước mắt phù hợp với tình hình là: chống chế dộ phản
động thuộc địa, chống chiến tranhm đòi tự do cơm áo, hịa bình.
Chọn đáp án C
Câu 24. Phương pháp: phân tích và giải thích
Cách giải: CMT8 năm 1945 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên vị trí
hàng đầu, các nhiệm vụ khác tạm thời gác lại. CM tháng 8 mang tính chất giải
phóng dân tộc, khơng mang tính chất dân chủ.
Chọn đáp án D
Câu 25. Phương pháp: SGK 12/ trang 109
Cách giải: Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là: đi từ khởi nghĩa từng
phần tiến lên tổng khởi nghĩa
Chọn đáp án A
Câu 26. Phương pháp: phân tích và đánh giá
Cách giải: Xơ Viết Nghệ Tĩnh đã lập ra được chính quyền Xơ Viết
Nghệ Tĩnh với bản chất chính quyền của dân, do dân, vì dân
Chọn đáp án B
Câu 27. Phương pháp: Sgk 12 trang 104
Cách giải: Hội nghị Ban chấp Hành Trung ương tháng 11/1939, Đảng cộng sản
Đông Dương đã chủ trương thành lập Mặt trận với tên gọi:Mặt trận Thống nhất dân
tộc phản đế Đông Dương.
Chọn đáp án D
Câu 28. Phương pháp: phân tích và kết luận
Cách giải: Yếu tố quyết định để Đảng Cộng sản Đông Dương tạm gác khẩu hiệu
“cách mạng ruộng đất” trong giai đoạn 1939-1945 là để giải quyết quyền lợi dân tộc
trước quyền lợi giai cấp.
Chọn đáp án B
Câu 29. Phương pháp: nhận xét và đánh giá
Cách giải: Tư sản mại bản, địa chủ và tay sai đế quốc là lực tay sai của
Pháp- Nhật nên các chính sách bóc lột của Pháp- Nhật khơng ảnh hưởng đến
các tầng lớp này.
Chọn đáp án C
Câu 30. Phương pháp: sgk 12/138
Cách giải: Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 đã chọc thủng hành lang Đông Tây, phá thế bao vây của Pháp cả trong và ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc.
-> Lựa chọn A
Câu 31. Phương pháp: nhận xét và đánh giá
Cách giải: Tính chất nhân dân của cuộc kháng chiến chống Pháp biểu hiện ở toàn
thể nhân dân Việt Nam quyết tâm đứng lên chống Pháp xâm lược.
Chọn đáp án B
Câu 32. Phương pháp: nhận xét và đánh giá
Cách giải: trong nội dung của Gionevo và Pari đều thể hiện việc các
nước cam kết tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
Chọn C
Câu 33. Phương pháp: sgk 12/208
Cách giải:Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng đề
ra đường lối đổi mới đất nước tháng 12/1986 là cuộc khủng hoảng tồn diện, trầm
trọng ở Liên Xơ.
Chọn C
Câu 34. nhận xét và đánh giá
Cách giải: Nghị quyết HN 15, tháng 1/1959 là yếu tố quyết định nhất
dẫn đến bùng nổ PT đồng khởi.
Chọn đáp án B
Câu 35. Phương pháp: sgk 12 trang 157,158
Cách giải: Đặc điểm tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là đất nước bị
chia cắt thành 2 miền, với 2 chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Chọn đáp án D
Câu 36. Phương pháp: phân tích và kết luận
Cách giải: ra sức chiếm đất giành dân là thủ đoạn mà Mỹ thực hiện trong
tất cả các chiến lược từ 1961-1973.
Chọn đáp án C
Câu 37. Phương pháp: phân tích và nhận xét
Cách giải: Chỉ có ở ĐH III 1961 mới có nội dung xây dựng cơ sở vật
chất cho CNXH.
Chọn đáp án C
Câu 38. Phương pháp: đánh giá và phân tích
Cách giải: Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam
thắng lợi là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc vì đã
giáng địn mạnh mẽ vào âm mưu nô dịch của chủ nghĩa thực dân.
Chọn đáp án A
Câu 39. Phương pháp: suy luận và phân tích
Cách giải: CT đặc biệt chỉ diễn ra trên quy mô miền Nạm, CTCB trên
phạm vi cả nước.
Chọn A
Câu 40. Phương pháp: phân tích và suy luận kết hợp SGK
Cách giải: Chọn C