Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

SKKN hình thành và phát triển kĩ năng viết truyện dã sử qua việc dạy học văn bản truyện an dương vương và mị châu – trọng thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 65 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................1
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài ...............................................................1
1.2.1. Mục tiêu.......................................................................................................... 2
1.2.2. Ý nghĩa............................................................................................................2
1.2.3. Tính mới..........................................................................................................2
1.3. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài..................................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG.............................................................................................3
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài..................................................................3
2.1.1.Cơ sở lý luận.....................................................................................................3
2.1.2. Thực tiễn dạy học truyện dã sử ở trường THPT hiện nay……………….......4
2.2. Hình thành và phát triển kĩ năng viết truyện dã sử qua việc đọc hiểu văn bản “
Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”..............................................5
2.2.1.Phát triển kĩ năng viết truyện dã sử thông qua văn bản “Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”...........................................................................5
2.2.2. Kế hoạch dạy học hình thành và phát triển kỹ năng viết truyện dã sử qua văn
bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”……………..............15
2.2.3. Một số truyện dã sử của học sinh..................................................................26
2.3. Hiệu quả của đề tài...........................................................................................39
2.3.1. Phạm vi ứng dụng..........................................................................................39
2.3.2. Đối tượng áp dụng.........................................................................................39
2.3.3. Hiệu quả .......................................................................................................39
PHẦN III. KẾT LUẬN ........................................................................................42
3.1. Kết luận ...........................................................................................................42
3.2. Một số kiến nghị đề xuất..................................................................................43

1



2


PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Dạy học gắn liền với hoạt động vận dụng, trải nghiệm sáng tạo là một yêu cầu
của phương pháp dạy học mới. Thông qua hoạt động trải nghiệm học sinh vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết đáp ứng
yêu cầu mới của xã hội và thời đại.
Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản là một trong hai kĩ năng cơ bản của người
học văn. Tạo lập các văn bản giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy, sử dụng
ngôn từ, nâng cao trí tưởng tượng phong phú, chuyển tải đầy đủ linh hoạt các ý
tưởng, suy nghĩ và giãi bày tư tưởng của bản thân về cuộc sống, con người, xã
hội,... mà viết truyện là một trong những hoạt động thể nghiệm tốt nhất cho những
vấn đề trên. Trong chương trình khung của Bộ và sách giáo khoa Ngữ văn 10 hiện
hành, học sinh được hình thành và phát triển năng lực làm văn tự sự qua các tiết
dạy làm văn và đọc hiểu văn bản tự sự dân gian ( 07 tiết kĩ năng làm văn tự sự, 14
tiết đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian - Thực hiện năm học 2019 - 2020; 05 tiết
kĩ năng làm văn tự sự, 12 tiết đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian - Thực hiện năm
2020-2021) đây là con số đáng kể chứng tỏ tầm quan trọng của việc hình thành kĩ
năng viết văn tự sự cho các em mà Bộ giáo dục đã ban hành.
Văn bản truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy”
là tác phẩm tự sự dân gian có giá trị, đã có nhiều phương pháp dạy học tích cực
được giáo viên ngữ văn vận dụng. Tuy nhiên, để phát huy đặc trưng của thể loại
truyền thuyết giúp hình thành và phát triển kĩ năng viết truyện dã sử cho học sinh
thì khơng phải giáo viên nào cũng đã thử nghiệm. Thơng qua hoạt động sáng tạo
này giúp học sinh hình thành và phát triển kĩ năng viết văn tự sự. Đồng thời, đưa
văn học gần với cuộc sống ở địa phương, giúp giáo dục tinh thần tự hào về các
nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử; tự hào về anh hùng hào kiệt của quê hương
đất nước, của địa phương, của dòng họ mình. Tạo cơ hội cho các em bày tỏ những

suy nghĩ, cách nhìn nhận đánh giá độc lập của bản thân về cuộc sống con người, về
các giá trị tinh thần của dân tộc.
Từ lí do trên tôi chọn đề tài “ Hình thành và phát triển kĩ năng viết truyện
dã sử qua việc dạy học văn bản: Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy”. Cách làm này tạo hứng thú cho học sinh giúp các em có nhiều cơ hội trải
nghiệm, sáng tạo với văn học; bộc lộ, phát triển năng khiếu của bản thân. Cách dạy
này cũng phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, một công việc mà Đảng và Bộ
Giáo dục đang rất chú trọng quan tâm.
1.2. Mục tiêu, ý nghĩa, tính mới của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
Nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích
cực chủ động sáng tạo cho học sinh. Tạo hứng thú trong học tập, giúp các em được
trải nghiệm nâng cao kĩ năng viết, góp phần hình thành một số phẩm chất năng lực
3


đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đưa các giá trị lịch sử của dân tộc, quê hương gần hơn
trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ.
1.2.2. Ý nghĩa
Đề tài tạo cơ hội cho học sinh được tự tìm hiểu, khám phá về các giá trị văn
hóa tinh thần, các sự kiện, con người và di tích lịch sử của quê hương đất nước.
Giúp phát triển năng lực tư duy nghệ thuật. Phát hiện những nhân tố có sở trường
đam mê với hoạt động sáng tạo văn nghệ. Mặt khác hình thành và phát triển một số
kĩ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, trình bày, lắng nghe, hợp tác,..
1.2.3. Tính mới
Đề tài đề xuất cách dạy học mới gắn liền giữa việc cung kiến thức với hoạt
động thực hành, trải nghiệm, sáng tạo; phát hiện, phát triển năng khiếu của người
học. Đồng thời, dạy học gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tinh thần
của địa phương là phù hợp với chủ trương đổi mới của Ngành.
1.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thông kê
- Phương pháp thực nghiệm khoa học
1.4. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu áp dụng cho học sinh khối 10 tại địa phương trong năm học 20192020, 2020-2021.
Nghiên cứu văn bản “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
Tìm hiểu, nghiên cứu các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.

4


PHẦN II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1. Quan điểm giáo dục hiện đại
Các thành tựu nghiên cứu giáo dục học và tâm lí học hiện đại đã cho thấy
người học thay vì chỉ nghe giáo viên thuyết giảng, cần phải có cơ hội tham gia các
hoạt động giáo dục có tính tương tác để phát triển các năng lực quan yếu. Những
nghiên cứu lí thuyết và thực nghiệm trong lĩnh vực dạy học Ngữ văn, đặc biệt là lí
thuyết thụ đắc ngôn ngữ, cũng đã chứng minh năng lực ngôn ngữ, năng lực cảm
thụ văn học và nhiều năng lực có liên quan khác chỉ được hình thành và phát triển
thông qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe chứ khơng phải thơng qua việc nắm
các kiến thức lí thuyết về ngôn ngữ và văn học. Thực tiễn đổi mới giáo dục ở
nhiều quốc gia trong vài thập niên gần đây khẳng định cách xây dựng chương
trình (CT) theo định hướng phát triển năng lực. Chú trọng hình thành và phát triển
các kĩ năng là xu hướng tất yếu. Xu hướng ấy đáp ứng yêu cầu giáo dục và đào
tạo con người trong bối cảnh khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ chưa
từng có và nền kinh tế tri thức đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với mọi
quốc gia. Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục khẳng định đổi mới CT theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất của người học. Cách tiếp cận này đặt ra mục tiêu căn bản là giúp cho
HS có thể làm được gì sau khi học, chứ không tập trung vào việc xác định HS cần
học những gì để có được kiến thức tồn diện về các lĩnh vực chuyên môn.
2.1.1.2. Khái lược về truyện dã sử
Dã sử là ký ức lịch sử được lưu truyền trong dân gian. Từ điển Tiếng Việt
1992, định nghĩa dã sử là: “Lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền trong dân
gian, do tư nhân viết, phân biệt với chính sử”. Nội dung có liên quan đến các nhân
vật và sự kiện lịch sử. Ví dụ như những câu chuyện về vua Lê Lợi, về Nguyễn
Trãi...
Đặc điểm của dã sử là không bị ràng buộc bởi quy tắc, thể lệ, quan điểm của
các sử quan, mà trực tiếp ghi lại những điều nghe, thấy, biết, theo quan điểm của
riêng mình. Đề tài của dã sử phong phú, tự do, có thể là chuyện nhỏ, chuyện vui,
hay chuyện đã thất truyền, cách viết dài ngắn tùy ý, khen chê tùy tâm, kể chi tiết
hay sơ lược tùy thích, ít bị chi phối bởi tâm lí bị cấm kị, mà tư liệu thì thường
phong phú, hỗn tạp hơn chính sử nhiều. Dã sử ở Trung Quốc rất phong phú,
như Thuyết uyển, Liệt nữ truyện của Lưu Hướng, Ngô Việt Xuân thu của Triệu
Hoa. Từ đó về sau đời nào cũng có dã sử. Ở Việt Nam, cuốn Lê Triều dã
sử (khuyết danh), Lịch triều tạp kỉ của Lê Cao Lãng là những dã sử đáng chú ý.
Dã sử phong phú nhưng cũng phức tạp, ngoài các sử liệu đáng quý cũng pha
trộn những sự tích mê tín dị đoan, những việc nghe lại, chép lại không có căn cứ.
Tuy vậy về văn học là một tư liệu quý báu.
5


So sánh giữa dã sử với truyền thuyết, đối chiếu giữa hai thể loại ta thấy, cả hai
có nét chung đều là truyện dân gian và đều liên quan đến lịch sử. Trong dã sử, vì
yếu tố lịch sử được đặt lên hàng đầu (trong tên gọi có từ “sử”, trong định nghĩa có
cụm từ “ký ức lịch sử”), cho nên truyện dã sử gần với lịch sử hơn. Ngày nay, trong
quá trình du nhập của nhiều nền văn học khác nhau, nền văn học dân gian đã bị mờ

nhạt bởi những hiện tượng văn học đó. Tuy nhiên, nó lại khơng phải hồn tồn mất
đi tất cả, mà chỉ có những gì yếu tố bị lãng quên của một nền văn học, và con
người ngày nay đã bị nhầm lẫn bởi các thể loại đó, người ta nhầm lẫn giữa các thể
loại như truyền thuyết, thần thoại, giai thoại. Trên những nét căn bản có thể phân
biệt dã sử và truyền thuyết là: dã sử là lịch sử ghi chép những chuyện lưu truyền
trong dân gian, do cá nhân viết (thường có nhiều yếu tố hư cấu), nội dung khơng
q dài và thường viết theo tuyến tính. Nó riêng biệt hơn với truyền thuyết là nó do
cá nhân viết, (có thể có tên). Còn truyền thuyết là một thể loại lớn trong văn học
dân gian, đã hình thành vận động và phát triển lâu đời, truyền thuyết là những tự sự
dân gian có cái lõi lịch sử, màu sắc ít huyền ảo, nội dung kể về các nhân vật và sự
kiện lịch sử, và nó khơng phải là chính sử và lịch sử, nó chỉ là sự thêm pha của
nhân dân, do họ tưởng tượng ra để củng cố thêm niềm tin, sự ngưỡng mộ của nhân
dân đối với các vị nhân vật lịch sử được xem như thánh thần.
2.1.2. Thực tiễn dạy học truyện dã sử ở trường THPT hiện nay
Qua cuộc khảo sát thực tế hiểu biết về truyện dã sử của học sinh cho thấy các
em ít biết về thể loại này. Hơn nữa trên các trang mạng xã hội như Google những
kết quả về lĩnh vực này cũng không đa dạng như những thông tin khác.( Ví dụ khi
gõ Facebook có 22.220.000.000 kết quả; truyện dân gian có 74.500.000 kết quả;
truyện ngơn tình 56.700.000 kết quả; truyện dã sử 8.070.000 kết quả). Đời sống
công nghệ, nhiều loại hình giải trí, trò chơi ảo hấp dẫn hơn rất nhiều so với những
câu chuyện tích xưa kì ảo. Những kiến thức lịch sử về quê hương đất nước, những
anh hùng hào kiệt, những sự kiện của đời sống ơng cha xưa dần mai một. Học sinh
ít quan tâm đến các vấn đề lịch sử của cha ông ( kết quả mơn Lịch sử trong các kì
thi như Tốt nghiệp THPT Quốc gia những năm gần đây rất thấp), ngay cả gia phả
dòng họ của mình nhiều em cũng không biết và việc giáo dục truyền thống đó
trong các gia đình chưa được chú trọng.
Ngày nay các tổ chức văn hóa thế giới từ UNESCO đến các Bộ, sở, phòng văn
hóa đều quan tâm đến các di tích lịch sử để tôn vinh, phục hồi. Ngay trên địa bàn
Diễn Châu đã có rất nhiều đình đền, nhà thờ các anh hùng dân tộc, nhà thờ các
dòng họ được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh như Đền Cuông ở

Diễn An, nhà thờ họ Ngơ ở Diễn Kỷ, nhà thờ Nguyễn Xn Ơn ở Diễn Thái, Nhà
thờ Nguyễn Trung Minh ở Diễn Xuân, Đền Thiện ở Diễn Ngọc, Chùa Cổ Am ở
Diễn Minh, v.v... là những di tích lịch sử, những địa chỉ tâm linh gắn liền với
những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước và quê hương.
Nhưng để học sinh Diễn Châu thật sự thấu đáo, tự hào về những giá trị lịch sử đó
không phải là các hoạt động giáo dục nào cũng đã hướng đến.
6


Giáo viên Ngữ văn hiện nay quan tâm nhiều hơn đến các vần đề rèn kĩ năng
nghị luận, kĩ năng phản biện, kĩ năng sống... hướng cho học sinh đến một tương lai
được xem là hứa hẹn mà đôi lúc xem nhẹ những giá trị tinh thần vẫn âm thầm chảy
sâu trong mạch nguồn cuộc sống, đang nuôi dưỡng trong tâm hồn trẻ. Những giá
trị tinh thần ấy vẫn hiện hữu ngay bên cạnh, trong mỗi người, mỗi dòng họ, mỗi cái
tên... để rồi khi hỏi về những giá trị đó học sinh lại ù tịt như người ở đâu không
biết. Học sinh có thể lập luận, có thể truyết trình phản biện giỏi nhưng tự kể một
câu chuyện hài hước, dí dỏm hay một câu chuyện cuốn hút người đọc về truyền
thống văn hóa, lịch sử của quê hương mình thì lúng túng.
Với mục tiêu giáo dục người học sinh toàn diện, nhà giáo dục cần hướng đến
những cách dạy, cách học để tạo ra những sản phẩm là con người được trang bị
những kĩ năng thiết yếu, những phẩm chất tốt đẹp. Vừa đáp ứng yêu cầu thời đại
về tri thức, kỹ năng, vừa là những con người có trái tim biết rung động, yêu
thương, biết trân quý, tự hào, phát huy những giá trị tinh thần quý báu của gia đình,
dòng họ, quê hương, đất nước.
2.2. Hình thành và phát triển kĩ năng viết truyện dã sử qua việc đọc hiểu văn
bản “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
2.2.1.Phát triển kĩ năng viết truyện dã sử thông qua văn bản “Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
2.2.2.1. Kỹ năng khai thác tư liệu lịch sử
Tư liệu lịch sử là những sản phẩm hoạt động của con người, nó xuất hiện như

một hiện tượng xã hội phục vụ cho một mục đích, một nhu cầu nào đó của xã hội
đương thời và tờn tại như những di tích, dấu vết của hồn cảnh lịch sử cụ thể đã
qua. Tư liệu lịch sử vốn phong phú đa dạng, được ghi chép, lưu trữ trong các văn
bản lịch sử chính thống của các triều đại, hoặc lưu truyền trong dân gian.
Để giúp HS hình thành và phát triển kĩ năng khai thác tư liệu GV hướng dẫn
HS thông qua phương pháp dạy học dự án. GV chia nhóm theo các tổ để các em
thực hiện nội dung học tập ở nhà, báo cáo vào tiết 1 của bài học.
GV đưa bộ câu hỏi định hướng:
- Hãy giới thuyết về môi trường sinh thành, biến đổi và diễn xướng của
truyền thuyết “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”.
- Hãy tìm hiểu các tài liệu lịch sử (chính sử và dã sử) viết về thời kì Âu Lạc,
về vị vua An Dương Vương ( dẫn ng̀n cụ thể).
- Trình bày các bước thu thập tư liệu.
HS tự phân công cho các thành viên và tiến hành thực hiện nhiệm vụ.
Bằng nhiều cách thức khác nhau HS hoàn thành nhiệm vụ của dự án. HS cử
đại diện nhóm lên trình bày các nội dung kèm sản phẩm báo cáo.
Từ hoạt động trên HS nhận diện được vấn đề trong việc viết truyện dã sử.
Mỗi một câu chuyện đều gắn liền với đặc trưng của thể loại. Nhân vật lịch sử và
7


sự kiện lịch sử tồn tại trong một môi trường sinh hoạt văn hóa, gắn liền với tên
đất, tên làng, tên núi, tên sông. Bằng chứng thuyết phục nhất cho câu chuyện là sự
tờn tại của các di tích, đền đài, miếu mạo. Muốn khai thác được tư liệu, học sinh
cần khai thác bằng việc trực tiếp quan sát, tham quan đến các địa điểm nơi các
nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đã từng diễn ra hoặc những khu di tích, bảo tờn
các giá trị đó. Hoặc tìm hiểu thông tin thấu đáo qua các tài liệu lịch sử trên các
cổng thơng tin uy tín, chất lượng, qua việc gặp gỡ trao đổi với những nhân chứng
lịch sử, các bơ lão, những người quản lí, coi giữ các di tích lịch sử.
Các tư liệu lịch sử cần được ghi chép cẩn thận và sắp xếp theo một trình tự

hợp lí. Cần đảm bảo ng̀n của tư liệu, lưu ý năm xuất bản, hiệu đính của tài liệu.
2.2.1.2. Kỹ năng xây dựng cốt truyện
Cốt truyện là yếu tố đầu tiên của văn tự sự. Tùy thuộc vào quy mô dài ngắn
khác nhau của tác phẩm mà cốt truyện có thể phức tạp hoặc đơn giản, nhiều tình
tiết hoặc ít tình tiết. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì cốt truyện của truyện dã sử
cũng phải đảm bảo gồm một chuỗi sự việc nối tiếp nhau trong một thời gian và
không gian cụ thể, có nguyên nhân, có diễn biến, có điểm mở đầu và điểm kết
thúc. Đặc biệt là cốt truyện phải có ý nghĩa nhất định. Thực tế cho thấy, chính sức
hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần rất lớn trong việc tạo nên thành công của tác
phẩm. Và ngược lại, nếu cốt truyện quá sơ sài, nhạt nhẽo thì sẽ khơng thể tạo nên
một tác phẩm hay, có sức chinh phục người đọc, người nghe.
Để hình thành và phát triển kỹ năng xây dựng cốt truyện qua văn bản tơi đã
tổ chức cho HS tìm hiểu cốt truyện của văn bản qua phương pháp phát vấn, thảo
luận cặp đôi, kết hợp kĩ thuật sơ đồ tư duy.
GV nêu câu hỏi phát vấn:
- Hãy tóm tắt văn bản Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
- Xác định các thành phần chính của cốt truyện.
HS thực hiện nhiệm vụ:
- Tóm tắt văn bản bằng việc kể lại những sự việc chính hoặc sơ đờ tư duy nội
dung cốt truyện.
- Trao đổi cặp đôi với bạn bên cạnh để xác định các thành phần chính của cốt
truyện: Phần trình bày, phần thắt nút tạo tình huống, phần phát triển tình huống
truyện, đỉnh điểm của tình huống, kết thúc (mở nút).
Từ hoạt động trên HS nhận thức được vai trò, ý nghĩa và cách tổ chức cốt
truyện trong tác phẩm dã sử, biết cách xác định và tiến hành phân chia các thành
phần chính của cốt truyện trong câu chuyện của mình.
Thành phần của cốt truyện gờm:
+ Phần trình bày
Trình bày là phần giới thiệu khái quát về bối cảnh và các nhân vật. Qua phần
trình bày, người đọc có thể sơ bộ hiểu được các nhân vật đặc biệt là các nhân vật

8


chính về mặt quan hệ gia đình, lứa tuổi, nghệ nghiệp, tài năng, lai lịch và hoàn
cảnh mà các nhân vật đó đang sinh sống và hoạt động. Trong phần này, thường
mâu thuẫn chưa vận động và phát triển. Chưa có những sự kiện đặc biệt làm thay
đổi tình thế, đặt nhân vật trước những thử thách hoàn cảnh. Phần trình bày có khi
cũng là phần nhập đề nhưng khơng phải mọi nhập đề đều đảm nhiệm chức năng
của phần trình bày.
+ Phần thắt nút tạo tình huống
Thắt nút là khởi điểm sự vận động của mâu thuẫn và xung đột. Nó thường
được đánh dấu bằng một sự kiện nào đó đặc biệt. Sự kiện này đặt các nhân vật
trước một sự lựa chọn, đòi hỏi sự tham gia của các nhân vật vào xung đột. Trong
toàn bộ cốt truyện, phần thắt nút chiếm một trường độ không dài nhưng có ý nghĩa
quan trọng. Phần thắt nút có nhiệm vụ bộc lộ trực tiếp những mâu thuẫn được tích
tụ một cách âm ỉ từ trước, các nhân vật sẽ đứng trước những thử thách, đòi hỏi phải
bày tỏ những thái độ, chọn lựa cách xử sự, hành động, phản ứng, từ đó bộc lộ rõ
tính cách. Sự kiện này có tác dụng làm thay đổi tình thế ban đầu, lơi cuốn các nhân
vật cùng tham gia vào xung đột và qua đó, các nhân vật sẽ bước đầu bộc lộ những
nét bản chất.
+ Phần phát triển tình huống truyện
Phát triển là phần quan trọng của cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, nhiều
sự kiện và biến cố khác nhau. Tính cách của nhân vật chủ yếu được xác định qua
phần phát triển. Phần này có một trường độ bao quát hơn cả trong cốt truyện so với
các thành phần khác. Tính cách có thể thay đổi và hồn chỉnh thơng qua những
môi trường khác nhau trong phần phát triển.
Phần phát triển cũng là phần vận động của biến cố và mâu thuẫn để đẩy đến
chỗ căng thẳng nhất. Trong toàn bộ cốt truyện, phần dài nhất và quan trọng nhất là
phần phát triển. Khác với phần thắt nút chỉ dùng một sự kiện, phần này bao gồm
một chuỗi sự kiện hoặc biến cố nối tiếp nhau nhằm làm cho xung đột phát triển cả

về chiều sâu và chiều rộng. Đồng thời, qua đó khẳng định bản chất của các tính
cách trong những tình huống khác nhau. Đây là phần quan trọng và dài nhất của
cốt truyện bao gồm nhiều cảnh ngộ, sự kiện và biến cố khác nhau. Tính cách nhân
vật chủ yếu được xác định trong phần này. Nó có thể được thay đổi thông qua các
bước ngoặt, môi trường khác nhau.
+ Đỉnh điểm của tình huống
Nối tiếp phần phát triển, giai đoạn căng thẳng nhất của cốt truyện được gọi là
đỉnh điểm. Ở đó, nhà văn cho thấy cách giải quyết của mình đối với xung đột đã
được miêu tả hoặc cho thấy những khả năng trong việc giải quyết xung đột đó.
Phần này, còn được gọi là cao trào, là phần bộc lộ cao nhất của xung đột. Lúc này,
xung đột đã phát triển đến độ gay gắt, quyết liệt, đòi hỏi phải được giải quyết theo
một chiều hướng nhất định. Điểm đỉnh là mâu thuẫn phát triển đến độ cao nhất
trong cả quá trình vận động. Nó có ý nghĩa quyết định với số phận của nhân vật.
9


Điểm đỉnh thường là một khoảnh khắc, một thời điểm ngắn nhưng có tác
dụng quyết định đối với nhân vật trung tâm.
+ Phần kết thúc (mở nút)
Kết thúc là sự giải quyết cụ thể của mâu thuẫn. Kết thúc chấm dứt một quá
trình vận động và giải quyết những mặt đối lập của xung đột. Có những kết thúc
đóng kín lại một quá trình, lại có những kết thúc hé mở ra một chặng đường mới.
Phần này cho thấy kết quả của xung đột đã được miêu tả. Thường các tác phẩm chỉ
có một cách kết thúc nhưng cá biệt cũng có tác phẩm kết thúc bằng nhiều cách
khác nhau.
Phần kết thúc thường tiếp nối sau ngay điểm đỉnh của cốt truyện vì đỉnh điểm
khơng thể kéo dài mà xu hướng nhân vật khi phát triển qua điểm đỉnh thường dẫn
ngay đến kết thúc. Ở đó, nhà văn cho thấy cách giải quyết của mình đối với xung
đột đã được miêu tả, hoặc cho thấy những khả năng trong việc giải quyết xung đột
đó. Đây là phần giải quyết xung đột của cốt truyện một cách cụ thể. Ở đây, tác giả

trình bày những kết quả của tồn bộ xung đột của cốt truyện. Một cốt truyện tốt,
bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyết một cách tự nhiên, phù hợp với qui luật
của cuộc sống.
Cốt truyện dã sử thường tạo nên bởi một loại chất liệu cơ bản. Đó là các sự
kiện với những tình tiết cụ thể. Hệ thống sự kiện các tình tiết này khơng phải do
nhà văn tạo ra mà thường đã có sẵn trong cuộc sống vốn dĩ đầy biến động, phong
phú và phức tạp. Đó là các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trong mối qua hệ với
gia đình, dòng tộc, đất nước. Từ mối quan hệ ấy nảy sinh các vấn đề: vấn đề đấu
tranh giữa cái tốt với cái xấu, cái mới với cái cũ, sự cao thượng và thấp hèn; vấn đề
tình u thương, lí tưởng, niềm tin, ước mơ, hi vọng…
Đối với các em học sinh khi làm một bài văn tự sự nói chung và viết truyện dã
sử nói riêng, việc tìm cốt truyện thường gặp những khó khăn. Hoặc là do đề tài lịch
sử và những câu chuyện lịch sử đã thuộc về quá khứ ít người quan tâm. Hơn nữa
kể chuyện mà thật quá cũng thiếu hấp dẫn. Vì vậy khi xây dựng cốt truyện cần lưu
ý trong việc tạo tình huống cho cốt truyện. Dù là kể về chuyện người thật, việc thật
nhưng để tạo sức hấp dẫn, tình huống được tạo nên cũng phải thật sự bất ngờ. Việc
đưa ra tình huống và xử lí tình huống cũng đòi hỏi phải linh hoạt, khéo léo, không
nên hấp tấp, vội vàng giải quyết ngay tình huống vừa đưa ra mà nên chọn thời
điểm giải quyết tình huống một cách hợp lí đối với người đọc và người nghe.
Trong chuỗi các tình tiết đưa vào cốt truyện, người kể chuyện phải biết nhấn
mạnh vào tình tiết quan trọng và lướt qua những tình tiết phụ tạo nền để làm nổi
bật tình tiết chính.
Khơng nên chọn cốt truyện đơn giản khi kể, dù là kể chuyện người thật, việc
thật hay kể chuyện sáng tạo thì cốt truyện cũng phải bắt rễ từ hiện thực cuộc sống.
2.2.1.3. Kĩ năng xây dựng nhân vật
Truyện dã sử chính là kể chuyện – kể chuyện đời, chuyện người liên quan
đến lịch sử của dân tộc, quê hương, dòng họ. Do đó, nhân vật là một yếu tố nghệ
10



thuật không thể thiếu được của mỗi tác phẩm. Có thể khẳng định rằng nhân vật lịch
sử đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác
phẩm. Đó là những con người bằng xương, bằng thịt, có tên tuổi, có diện mạo, tính
cách, có hành động, lời nói cụ thể.
Thế giới nhân vật trong truyện dã sử cũng rất đa dạng, phong phú. Nếu xét về
vai trò thì có nhân vật chính, nhân vật phụ. Nhân vật chính là những người thường
xuất hiện nhiều, đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm,
chi phối toàn bộ diễn biến của cốt truyện. Còn nhân vật phụ là những nhân vật xuất
hiện ít hơn, đóng vai trò bổ trợ để làm nổi bật hình tượng nhân vật chính cũng như
chủ đề của tác phẩm.
Để hướng đến việc hình thành và phát triển kĩ năng xây dựng nhân vật trong
truyện dã sử, tơi đã tiến hành thơng qua việc tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm
Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy như sau:
GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- Tìm hiểu nhân vật An Dương Vương/ Mị Châu/ Trọng Thủy: lai lịch, hành
động, việc làm, lời nói và thái độ của nhân dân đối với nhân vật.
HS thảo luận trong nhóm, trình bày sản phẩm trên bảng phụ, cử đại diện
trình bày.
Qua việc tìm hiểu nhân vật vua An Dương Vương – nhân vật lịch sử, học sinh
học được cách xây dựng nhân vật lịch sử với các phương diện nghệ thuật là lời
nói, hành động, việc làm. Văn học dân gian nói chung và truyền thuyết nói riêng là
tác phẩm tự sự dân gian. Nó mang đầy đủ đặc điểm của thi pháp văn học dân gian.
Nhân vật trong tự sự dân gian là nhân vật chức năng, con người hành chức chứ
không phải con người tâm lí. Nên khi xây dựng nhân vật, chủ yếu nhân dân lao
động xây dựng nhân vật thông qua hành động để hiện lên phẩm chất. Nhân vật
lịch sử trong truyện dã sử với đặc trưng riêng của nó, là sản phẩm của cá nhân
chịu sự chi phối bởi đặc trưng thi pháp sáng tác của từng thời. Vì vậy khi xây
dựng nhân vật lịch sử trong truyện dã sử không nhất thiết chỉ là con người hành
chức mà cũng có thể là con người tâm lí, nhân vật trong dã sử gần với người, với
đời hơn.

Khi phân tích 2 nhân vật Mị Châu và Trọng Thủy, HS nhận diện để nâng cao
kĩ năng xây dựng nhân vật trong truyện dã sử. Nhân vật lịch sử không chỉ đặt trong
biến cố lịch sử mà còn được đặt trong các mối quan hệ đời thường. Từ góc nhìn
đời thường vừa để thấy nhân vật lịch sử gần gũi, không xa rời đời sống thực tại,
vừa để thấy được tầm vóc phi thường lớn lao của nhân vật lịch sử. Người anh hùng
là người phi thường ngay cả giữa đời thường. Việc đặt nhân vật lịch sử trong các
mối quan hệ đó góp phần thể hiện được phẩm chất, tính cách bản lĩnh của họ.
Nghĩa là mỗi hành động, việc làm, mỗi lời nói của nhân vật lịch sử đều có trực tiếp
ảnh hưởng đến vận mệnh dân tộc, số phận nhân dân. Họ đại diện cho những chuẩn
mực đạo đức của xã hội. Họ là con người của thời đại, của dân tộc, của lịch sử.
Từ đó rút ra cách xây dựng nhân vật trong truyện dã sử qua các phương diện.
11


+ Xây dựng nhân vật bằng cách khắc họa ngoại hình:
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngồi của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác
phong, diện mạo…Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Ngoại
hình nhân vật cần góp phần biểu hiện nội tâm. Đây cũng chính là sự thống nhất
giữa cái bên ngồi và cái bên trong của nhân vật. Vì vậy, khi tính cách, đời sống
bên trong của nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài của nhân vật cũng thay đổi
theo. Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, người viết cần thể hiện những nét riêng
biệt, cụ thể của nhân vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc
điểm chung của những người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại…Những nhân
vật thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn
lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật.
+ Xây dựng nhân vật qua biểu hiện nội tâm:
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên
trong của nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm
lí… của nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong
cuộc đời.Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên sức sống

của nhân vật. Nói như L.Tônxtôi: “Mục đích chính của nghệ thuật…là nói lên sự
thật về tâm hờn con người, nói lên những điều bí ấn không thể diễn tả bằng ngôn
ngữ thông thường được”. Để làm được điều đó, người cầm bút phải hiểu sâu sắc
cuộc sống và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt
nhất đời sống bên trong của nhân vật.
+ Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ:
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác
phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng,
tâm lí, thị hiếu…Đằng sau mỗi câu câu nói của mỗi con người đều có lịch sử riêng
của nó. Quả là trong cuộc sống không thể có những người nói hồn tồn giống
nhau, vì vậy, cần phát hiện những nét riêng của ngôn ngữ nhân vật để thể hiện
trong tác phẩm.
+ Xây dựng nhân vật qua hành động:
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Đây là
phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân vật vì việc làm của mỗi
người là căn cứ quan trọng có ý nghĩa quyết định nói lên tư cách, lí tưởng, phẩm
chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới tinh thần của người đó. Hơn nữa,
trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật khơng phải ngay từ đầu đã được hình
thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ q trình phát triển của tính
cách và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện. Thông qua các mối quan hệ,
sự đối xử giữa các nhân vật trong những tình huống khác nhau, người đọc có thể
xác định được những đặc điểm, bản chất của nhân vật.
2.2.1.4. Kĩ năng lựa chọn chi tiết nghệ thuật
Cốt truyện phải được tạo nên bởi một chuỗi những sự việc, những chi tiết
nghệ thuật. Có những chi tiết lớn, đóng vai trò chính để dẫn dắt cốt truyện, lại có
12


những chi tiết nhỏ, chỉ đóng vai trò bổ trợ làm rõ những chi tiết lớn. Tuy nhiên, dù
lớn hay nhỏ thì xuất hiện của các chi tiết nghệ thuật đều có ý nghĩa trong việc bộc

lộ chủ đề của tác phẩm cũng như làm nổi bật đặc điểm của các nhân vật (về cả
ngoại hình lẫn tính cách). Những tác phẩm nghệ thuật thành công là tác phẩm có
những chi tiết nghệ thuật đặc sắc “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”.
Giúp học sinh nhận diện được các chi tiết tiêu biểu, từ đó có cách lựa chọn chi
tiết nghệ thuật tiêu biểu trong quá trình viết truyện dã sử tôi đã tiến hành lồng ghép
hướng dẫn từ việc phân tích nhân vật chính.
GV gợi mở
- An Dương Vương/ Mị Châu/ Trọng Thủy hiện lên qua các chi tiết nào?
(hành động, lời nói, việc làm, cử chỉ, thái độ...). Chi tiết nào bộc lộ tính cách, phẩm
chất nhân vật và góp phần làm rõ chủ đề tác phẩm?
- Hãy thử thay đổi một số chi tiết trong tác phẩm và rút ra ý nghĩa của các chi
tiết đã được lựa chọn?
HS thực hiện nhiệm vụ
- Liệt kê được các chi tiết liên quan đến các nhân vật
- Kể lại câu chuyện bằng việc thay đổi một số chi tiết
Từ việc chỉ ra, phân tích và cảm nhận những chi tiết về nhân vật HS thấy
được tầm quan trọng của các chi tiết trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tác
phẩm cũng như làm rõ tính cách, phẩm chất của nhân vật. Từ đó có cách lựa chọn
chi tiết tiêu biểu cho bài viết của mình.
HS biết cách lựa chọn chi tiết trong việc viết tác phẩm dã sử
+ Chi tiết nghệ thuật không chỉ là yếu tố cấu thành tác phẩm mà còn là nơi
gửi gắm những suy nghĩ về nhân vật lịch sử, về các giá trị của đời sống tinh thần
của ông cha, các thế hệ đi trước của người viết. Lựa chọn chi tiết để xây dựng nên
tác phẩm nghệ thuật không chỉ thể hiện bản chất sáng tạo, mà còn bộc lộ tài năng,
tầm vóc tư tưởng của người cầm bút.
+ Cần phải thấy được mối quan hệ giữa chi tiết và tổng thể tác phẩm. Sự hòa
hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là
thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật.
+ Trong tác phẩm truyện, chi tiết có thể nhỏ về quy mô, tầm vóc nhưng nó
chứa đựng tư tưởng lớn, tình cảm lớn. Chỉ bằng những chi tiết cô đúc, tiêu biểu,

kết hợp với lối hành văn nhiều ẩn ý sẽ để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng
người đọc bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu sức sống.
+ Cần xây dựng nhiều chi tiết trở thành những điểm sáng thẩm mĩ của tác
phẩm, có vị trí khơng thể thiếu trong sự phát triển của cốt truyện, gắn liền với
những bước ngoặt trong cuộc đời, số phận nhân vật. Thiếu chi tiết là thiếu sự đặc
tả, thiếu tính cụ thể, truyện sẽ trở nên nhạt nhẽo, hời hợt, thiếu sức hấp dẫn.
2.2.1.5. Kĩ năng lựa chọn ngôi kể, lời kể và thứ tự kể
13


* Ngơi kể
Ngơi kể chính là vị trí giao tiếp, vị trí trò chuyện mà người kể sử dụng khi kể
chuyện.
Các ngôi kể thường gặp trong tác phẩm tự sự: Ngôi kể thứ nhất - người kể
xưng “tôi”. Người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ...
Ngôi thứ hai là ngôi kể hiếm gặp trong tác phẩm tự sự. Người kể chuyện sẽ
mượn góc nhìn của độc giả để kể chuyện. Với ngôi kể này, độc giả sẽ như đang
trực tiếp tham gia vào câu chuyện, tự quan sát và kể lại câu chuyện. Dấu hiệu nhận
biết là ngôi thứ hai sử dụng đại từ “bạn” trong lời kể chuyện.
Ngôi kể thứ 3 - người kể gọi tên các nhân vật, tự giấu mình đi. Người kể có
thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
Trong văn tự sự, người ta có thể hồn tồn tự do lựa chọn ngơi kể. Mỗi ngôi
kể có ưu điểm riêng. Khi lựa chọn ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện có thể bày tỏ
cảm xúc mang màu sắc chủ quan, thẫm đẫm chất trữ tình trong câu chuyện. Chọn
ngơi kể thứ 2, 3 đảm bảo được tính tính khách quan của câu chuyện.
Truyện dân gian thường lựa chọn theo ngôi thứ ba là người kể tự giấu mình,
khơng xuất hiện trực tiếp, gọi các nhân vật bằng chính tên gọi hoặc bằng các đại từ
nhân xưng ở ngôi thứ ba : ông (ấy), bà (ấy), anh (ấy), chị (ấy), cô (ấy)…Mọi diễn
biến hành động thái độ của các nhân vật đều được miêu tả một cách linh hoạt, tự
do, không bị gò bó. Cách kể này có ưu thế là đạt được tính khách quan của câu

chuyện, khiến cho người đọc, người nghe có cảm giác toàn bộ diễn biến của câu
chuyện đang diễn ra như nó đã từng có trong cuộc sống, nhà văn chính là người
thư kí ghi chép một cách trung thành và đầy sáng tạo.
Việc hình thành kĩ năng này GV tiến hành bằng PP đóng vai, yêu cầu HS thực
hiện nhiệm vụ.
- Hãy xác định ngôi kể của câu chuyện
- Hãy kể lại câu chuyện bằng các ngôi kể khác nhau: là người kể chuyện ở
ngôi thứ 3, hóa thân vào nhân vật trong truyện để kể ở ngôi thứ nhất.
- Sau khi kể câu chuyện bằng các ngôi kể khác nhau, em nhận thấy vai trò, ý
nghĩa của việc lựa chọn ngôi kể như thế nào trong văn bản tự sự?
HS thực hiện các nhiệm vụ
- Xác định được ngôi kể trong văn bản: ngôi thứ 3
- HS kể được câu chuyện từ ngôi kể thứ 3 và hóa thân vào các nhân vật: Rùa
Vàng, An Dương Vương, Mị Châu hoặc Trọng Thủy kể lại được câu chuyện ở ngôi
thứ nhất.
- HS chỉ ra được những vai trò của việc lựa chọn ngôi kể - ngôi kể thể hiện
được điểm nhìn của người viết về con người, cuộc sống, xã hội...

14


Từ hoạt động trên HS biết cách lựa chọn ngôi kể trong văn bản dã sử của
mình một cách phù hợp.
* Lời kể và lời thoại
Lời kể và lời thoại trong văn dã sử cũng đòi hỏi phải thực sự dụng công.
Về lời kể: thông thường nhắc tới lời kể là người ta nghĩ ngay tới lời dẫn dắt
cốt truyện, giới thiệu thời gian không gian. Lời kể còn là lời giới thiệu nhân vật –
giới thiệu về lai lịch, tên tuổi, đặc điểm hình dáng, tính cách. Tuy nhiên trong các
tác phẩm, lời kể rất linh hoạt, bao gồm trần thuật, miêu tả. Có nghĩa là ngay trong
cùng một đoạn văn đã phải bao gờm tất các hình thức ấy.

Còn lời thoại cũng phải rất sáng tạo. Người viết dã sử phải chọn lời thoại thật
phù hợp với văn cảnh, với nhân vật (liên quan tới tuổi tác, nghề nghiệp, tính
cách…). Đặc biệt lời thoại phải có kèm đệm chêm xen những từ ngữ đưa đẩy để
làm rõ thái độ của nhân vật. Người viết cần dùng kiểu ngôn ngữ đối thoại sát với
thời đại mà nhân vật lịch sử sinh sống, thậm chí có thể sử dụng ngơn ngữ địa
phương để tăng thêm tính chân thực cho nhân vật. Câu văn trong đối thoại cũng
không nhất thiết phải đầy đủ kết cấu C – V, có thể dùng kiểu câu tỉnh lược.
Lời kể và lời thoại trong Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy
bị chi phối bởi đặc trưng của thể loại truyền thuyết. Yếu tố cá thể hóa khơng điển
hình trong một tác phẩm dân gian.Vì vậy hình thành kĩ năng lựa chọn lời kể và lời
thoại được học sinh nhận diện sau khi đã kết thúc việc tìm hiểu văn bản bằng hình
thức phát vấn tái hiện.
GV nêu câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuật kể chuyện, cách xây dựng lời
thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm.
HS nhận diện được đặc trưng lời kể trong truyền thuyết, tác giả dân gian sử
dụng lời kể mộc mạc, ít miêu tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật, chú
ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện,
những lời thoại nhân vật được lựa chọn điển hình cho phẩm chất, tính cách, thái
độ...một cách cô đọng.
Từ đó GV hướng HS đến kĩ năng lựa chọn lời kể của văn bản dã sử: kết hợp
linh hoạt các yếu tố trần thuật, miêu tả trong quá trình kể chuyện. Lời kể cần mang
dấu ấn cá nhân, tính cách của người kể chuyện. Hình thành một phong cách kể
chuyện riêng như lạnh lùng, ấm áp, hài hước, dí dỏm hay diễu nhại, cổ kính...là
đích hướng đến của hoạt động sáng tạo nghệ thuật.
* Thứ tự kể trong văn dã sử
Việc sắp xếp thứ tự kể trong một tác phẩm dã sử là cả một nghệ thuật. Thứ tự
kể trong câu chuyện ảnh hưởng đến diễn biến cốt truyện, sự thay đổi sẽ xáo trộn
cốt truyện và ảnh hưởng trực tiếp đến ý đồ nghệ thuật của người sáng tác. Mỗi thứ
15



tự kể là một phát hiện, dụng công khác nhau của người cầm bút về câu chuyện
mình sẽ kể.
Người ta có thể kể theo thứ tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện
xảy ra sau kể sau. Với cách kể này sẽ giúp người nghe dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thuộc.
Cũng có thể kể chuyện theo trình tự các tuyến nhân vật. Kể diễn biến cuộc đời của
nhân vật này rồi lại chuyển sang kể diễn biến cuộc đời của nhân vật khác theo quan
hệ các tuyến chính diện, phản diện, tốt, xấu... Cách kể này đem đến những điều thú
vị, hấp dẫn, buộc người nghe, người đọc nhập tâm để tìm ra các mối quan hệ và
các tầng giá trị của câu chuyện.
Để HS hình thành và phát triển kỹ năng lựa chọn thứ tự kể qua bài học tôi đã
hướng dẫn bằng việc nêu vấn đề.
GV nêu vấn đề:
- Hãy xác định thứ tự kể của câu chuyện?
- Em có thể thay đổi thứ tự kể của câu chuyện được khơng? Vì sao?
HS suy nghĩ độc lập hoặc trao đổi trong nhóm bàn để nhận ra thứ tự kể của
tác phẩm theo trật tự tuyến tính ( thời gian) theo diễn biến sự việc từ trước đến sau.
Đây là trật tự thường thấy trong truyện cổ dân gian.
Do hình thức truyền miệng, giúp người đọc người nghe dễ nhớ, dễ thuộc, nên
các truyện cổ thường chọn thứ tự kể như vậy. Ngoài ra trong truyện hiện đại có
nhiều thứ tự kể chuyện khác nhau nó thể hiện tài năng của người viết, thể hiện chủ
đề nội dung của văn bản một cách sinh động.
Qua hoạt động này HS hình thành được kĩ năng lựa chọn trình tự kể trong một
tác phẩm tự sự nói chung và truyện dã sử nói riêng.
Lựa chọn thứ tự kể theo thời gian: sự việc được sắp xếp từ trước đến sau.
Lựa chọn thứ tự kể theo tuyến nhân vật: xây dựng hai tuyến nhân vật chính
diện và phản diện đối lập với nhau về lí tưởng, chính kiến, đạo đức, hành động.
Lựa chọn thứ tự kể theo diễn biến tâm lí nhân vật:  lấy q trình vận động bên
trong của nhân vật, những phản ánh tâm lí của nhân vật trong mối quan hệ với các
nhân vật khác.


16


2.2.2. Kế hoạch dạy học hình thành và phát triển kỹ năng viết truyện dã sử qua
văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”
Tiết 15,16 (10A3,4) Tiết 17,18,19 (10D1,D2)

Ngày soạn 25 - 09 – 2020

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU-TRỌNG THUỶ
( Truyền thuyết)
I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1, Kiến thức
- HS nêu được một số đặc điểm cơ bản của truyền thuyết.
- Nêu được nội dung và nghệ thuật của Truyện An Dương Vương và Mị Châu
– Trọng Thủy.
- Lí giải thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các nhân vật lịch sử.
- Lí giải nguyên nhân mất nước và rút ra bài học giữ nước.
- Trình bày được mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và hư cấu.
- Rút ra bài học giữ nước trong hiện tại.
- Chia sẻ trách nhiệm của bản thân với đất nước trong hoàn cảnh thực tại.
2, Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo thể loại truyền thuyết.
- Hình thành, phát triển kĩ năng làm văn tự sự.
- Viết truyện dã sử.
3, Thái độ
- HS có thái độ yêu mến các nhân vật lịch sử, trân trọng tư tưởng ước mơ
của người xưa về các nhân vật lịch sử, thích thú trước trí tưởng tượng bay bổng
của người xưa trong truyền thuyết. Tìm hiểu bảo tờn các giá trị tinh thần của cha

ông.
4, Phát triển năng lực
+ Năng lực đọc - hiểu văn bản truyền thuyết, truyện dân gian.
+ Năng lực độc lập, chủ động, hợp tác trong tìm hiểu các đơn vị kiến thức của
bài học.
+ Năng lực hoạt động nhóm.
+ Năng lực đánh giá: đánh giá kết quả của mình, của bạn, của giáo viên.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt phù hợp, hiệu quả trong tạo lập văn
bản nói và viết...
17


+ Năng lực đóng vai nhân vật, năng lực kể chuyện, năng lực sáng tác truyện
về lịch sử.
II - Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV, thiết kế bài học, các tài liệu tham khảo
- Phiếu học tập, bảng phụ, tivi
III - Cách thức tiến hành:
- Kết hợp các hình thức dạy học dự án, phương pháp trao đổi thảo luận nhóm,
trả lời các câu hỏi...
- Các kĩ thuật: trình bày một phút, chia nhóm...
IV - Tiến trình dạy học
Tiết 1
*Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
1. Hoạt động Khởi động (5 phút)
Mục tiêu
hoạt động
Dẫn dắt, tạo
tâm thế cho HS
tìm


hiểu

bài

học.



Hoạt động của GV

Dự kiến kết quả

của
HS

- GV: trình chiếu
video về lễ hội Cổ
Loa và Lễ hội Đền
Cuông.

HS
lắng
nghe

- Gv nêu câu hỏi: trả
Em biết gì về lời
những lễ hội này?

- HS nhắc được địa danh, tên lễ hội và ý nghĩa của nó: Gợi

nhắc đến vua An Dương Vương.
- 2 địa danh: Đông Anh, Hà Nội và Diễn Châu, Nghệ An.
- Lễ hội Cổ Loa diễn ra 5,6 tháng Giêng; Lễ hội Đền
Cuông 14,15 tháng Hai.
- Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao của đức vua
An Dương Vương, người sáng lập ra nhà nước Âu Lạc nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

- GV dẫn dắt vào
bài.
2.Hoạt động Hình thành kiến thức (90 phút)
2.1.Tiểu dẫn
Mục tiêu
của hoạt
động
HS hiểu
được những
nét cơ bản
về truyền
thuyết.

Hoạt động của
GV
- GV tổ chức
cho các nhóm
HS tham gia
trình bày dự án
học tập về các

Hoạt
động

của HS
- HS đọc
đại diện
các
nhóm
trình bày

Dự kiến kết quả
I. Tiểu dẫn
1. Truyền thuyết: là một thể loại văn
học dân gian, ra đời sau truyện thần
thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì
ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan
18


Mục tiêu
của hoạt
động
- Hình
thành kĩ
năng nhận
diện các
văn bản tự
sự dân gian
theo đặc
trưng thể
loại.
- Hình
thành các

năng lực:
đọc khái
quát và lựa
chọn từ
khóa.

Hoạt động của
GV
vấn đề đã thực
hiện, kết hợp
đàm thoại để HS
chiếm lĩnh kiến
thức cơ bản
phần Tiểu dẫn.
- Hãy nêu đặc
trưng của thể
loại truyền
thuyết.
- Hãy giới
thuyết về môi
trường sinh
thành, biến đổi
và diễn xướng
của truyền
thuyết “ Truyện
An Dương
Vương và Mị
Châu – Trọng
Thủy”.
- Hãy tìm hiểu

các tài liệu lịch
sử (chính sử và
dã sử) viết về
thời kì Âu Lạc,
về vị vua An
Dương Vương
( dẫn ng̀n cụ
thể).

Hoạt
động
của HS
- Các
nhóm
khác
lắng
nghe
nhận xét,
bổ sung.

Dự kiến kết quả
đến lịch sử, là những truyện truyền
miệng kể lại truyện tích các nhân vật
lịch sử hoặc giải thích ng̀n gốc các
phong cảnh địa phương theo quan niệm
của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ
biến của nó là khoa trương, phóng đại,
đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo,
thần kỳ như cổ tích và thần thoại.
2. Khơng gian văn hóa:

+ Cụm di tích Cổ Loa: là di tích lịch sử
tại vùng đất xã Cổ Loa, huyện Đông
Anh, Hà Nội.
+ Đền Cuông: Di tích lịch sử tại xã Diễn
An, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
->Các cụm di tích là minh chứng lịch sử
cho sự sáng tạo và lưu truyền chuỗi
truyền thuyết về thời kì Âu Lạc.
3.Truyện An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng thủy
a. Vị trí: trích “Rùa vàng” trong “Lĩnh
nam chích quái”- Những câu truyện ma
quái ở phương Nam.
b. Có 3 bản kể:
+ Rùa vàng,
+Thục kỉ An Dương Vương (Thiên nam
ngữ lục),
+ Ngọc trai - giếng nước (Cổ Loa).

- Trình bày các
bước thu thập tư
liệu.
- GV cho HS
nhận xét
- GV nhận xét
chung, chốt lại
19


Mục tiêu

của hoạt
động

Hoạt động của
GV

Hoạt
động
của HS

Dự kiến kết quả

kiến thức.
2.2. Đọc hiểu khái quát văn bản
Mục tiêu
của hoạt
động

Hoạt

Hoạt động của
GV

- HS hiểu
được nội
dung cốt
truyện,
phân chia
bố cục và
xác định

chủ đề tác
phẩm.

GV sử dụng
phương pháp
đàm thoại. GV
nêu câu hỏi yêu
cầu HS kể, tóm
tắt lại câu
chuyện.

-Hình thành
kĩ năng tóm
tắt, xây
dựng bố
cục, xác
định ngơi
kể, thứ tự
kể của tác
phẩm tự sự.

- Hãy xác định
ngôi kể ,thứ tự
kể của câu
chuyện?

- Hình
thành năng
lực tổng
hợp, khái

quát vấn đề.

- Xác định các
thành phần
chính của cốt
truyện.

- Hãy kể, hoặc
tóm tắt văn bản.

động

Dự kiến kết quả

của HS
HS tóm
tắt văn
bản.
Nêu bố
cục, chủ
đề của
tác
phẩm.

- Em có thể thay
đổi thứ tự kể của
câu chuyện được
khơng? Vì sao?

II. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc hiểu khái quát
- Kể
-Tóm tắt
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu -> ..."bèn xin hòa": An
Dương Vương xây thành, chế nỏ và bảo
vệ đất nước.
+ Phần 2: còn lại: Nguyên nhân mất
nước Âu Lạc và mối tình Mị Châu Trọng Thủy
- Chủ đề: Kể về quá trình xây thành, chế
nỏ, bảo vệ đất nước của An Dương
Vương và bi kịch nước mất nhà tan.
Đờng thời thể hiện thái độ, tình cảm của
tác giả dân gian đối với từng nhân vật.

- Hãy xác định
bố cục và chủ đề
của văn bản?

2.3. Đọc hiểu chi tiết văn bản

20


Mục tiêu
của hoạt
động
- HS hiểu
được qua
trình xây

thành chế
nỏ, đánh
đuổi quân
xâm lược
và việc để
mất nước
của vua An
Dương
Vương.

Hoạt động
của GV
GV tổ chức
cho hs tìm
hiểu nhân
vật trung
tâm Vua An
Dương
Vương.

Hoạt
động
của HS

Dự kiến kết quả

- Hs lắng
nghe,
thảo luận
theo

nhóm,
trình bày
kết quả
trên bảng
phụ.

2. Đọc hiểu chi tiết
1. Nhân vật An Dương Vương
a. An Dương Vương trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước:
- Nhân vật lịch sử An Dương Vương:
+ Tên thật Thục Phán, là vị vua lập nên và
cai trị duy nhất của nhà nước Âu Lạc.
GV sử dụng
+ Thời gian trị vì 50 năm (257 TCNPP thảo luận
208TCN).
nhóm:
- Đại
+ Quyết định dời đô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh
diện
- Nhóm 1:
về đồng bằng (thành Cổ Loa) để phát triển
nhóm
Tìm hiểu
- Hiểu được nhân vật An trình bày và mở rộng lưu thông.
-> Ban đầu, có thể nhân định ADV là vị vua
cách lí giải Dương
kết quả
sáng suốt, bản lĩnh vững vàng, tầm nhìn xa
của nhân

Vương trong thảo
rộng
dân về
luận.
sự nghiệp
nguyên
- Quá trình Xây thành:
dựng nước
- Các
nhân mất
+ Thành lắp tới đâu lở tới đó.
và giữ nước nhóm
nước.
+ Lập đàn trai giới, giữ mình trong sạch, cầu
( lai lịch,
khác,
- Hiểu được hành động,
nhận xét, bách thần.
thái độ,
việc làm, lời bổ sung. + Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang,
quan điểm, nói,...)
tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành công
cách đánh
Loa Thành.
GV gợi mở:
giá của
+ Thành rộng ngàn trượng, xoắn như hình
An Dương
nhân dân về Vương hiện
trơn ốc (GV giới thiệu: gồm 3 vòng thành,

nhân vật
lên qua các
tường đất cao dày và hào sâu, dễ thủ khó
lịch sử.
chi tiết nào?
cơng)
- Hình
Chỉ ra những
-> thành Cổ Loa là căn cứ phòng thủ vững
thành kĩ
chi tiết bộc
chắc, là sự sáng tạo độc đáo của người Việt
năng phân
lộ tính cách,
cổ
tích nhân
phẩm chất
=> An Dương Vương có lòng kiên trì quyết
vật, lựa
nhân vật và
tâm, có ý thức đề cao cảnh giác
chọn, phân góp phần
- Việc Chế nỏ:
tích các sự làm rõ chủ
+ Nỗi băn khoăn:
việc, chi tiết đề tác phẩm.
“Nhờ ơn của thần, thành đã được xây xong.
tiêu biểu
Vì sao An
trong tác

Nay nếu có giặc ngoài biết lấy gì mà
Dương
phẩm tự sự. Vương chiến
chống?”
21


Mục tiêu
của hoạt
động

Hoạt động
của GV

- Hình
thành năng
lực phân
tích đánh
giá nhân vật
lịch sử, sự
kiện lịch sử.
Năng lực
hợp tác,
giao tiếp
Tiếng
Việt...

thắng quân
Triệu Đà?
Nhóm 2:

Tìm hiểu và
phân tích ý
nghĩa của
các chi tiết
kì ảo? Tại
sao nhà vua
được thần
linh giúp
đỡ?
Nhóm 3:
Tại sao An
Dương
Vương thất
bại khi Triệu
Đà xâm lược
lần thứ 2.
Phân tích
nguyên nhân
mất nước?
Nhóm 4:
Nhận xét về
thái độ của
nhân dân đối
với vua An
Dương
Vương? Ý
nghĩa hành
động An
Dương
Vương tự

tay chém
đầu con gái?
GV cho 1
HS lên điều
khiển tổ

Hoạt
động
của HS

Dự kiến kết quả
+ Được Rùa Vàng tặng móng vuốt làm lẫy
nỏ thần.
 An Dương Vương được giúp đỡ vì có ý
thức trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước,
hình ảnh nỏ thần cũng khẳng định niềm tự
hào của cha ông về trình độ sản xuất vũ khí.
- Sự xuất hiện của chi tiết kì ảo: cụ già bí ẩn,
rùa vàng, nỏ thần đã khẳng định việc làm
của An Dương Vương là chính nghĩa, hợp
lòng trời, được lòng dân.
- Chiến thắng Triệu Đà:
+ Nhờ thành ốc kiên cố
+ Nhờ nỏ thần lợi hại
+ Nhờ có ý thức đề cao cảnh giác
-> Nêu cao bài học cảnh giác, tinh thần trách
nhiệm và sự sáng suốt của An Dương
Vương.



An Dương Vương mang phẩm chất
của vị vua anh hùng, tầm nhìn xa trơng
rộng, có ý thức đề cao cảnh giác, bản lĩnh
vững vàng, biết trọng người tài, có lòng yêu
nước sâu sắc, có công lao với dân tộc, được
thần và dân đồng lòng.

Nhân dân ca ngợi nhà vua, tự hào về
những thành quả và chiến công của dân tộc.
b. Bi kịch nước mất- nhà tan:
- Nguyên nhân thất bại:
+ Nhận lời cầu hòa, gả con gái cho con trai
kẻ thù, cho Trọng Thủy ở rể ngay trong Loa
Thành.
-> không nhận thấy bản chất ngoan cố và
âm mưu thâm độc của kẻ thù.
+ Khi giặc đến chân thành: vẫn mãi lo chơi
cờ, cười nhạo kẻ thù.
-> chủ quan, ỷ lại vào vũ khí hiện đại mà
khơng lo phòng bị, xem thường địch
=> An Dương Vương tự chuốc lấy thất bại
22


Mục tiêu
của hoạt
động

Hoạt động
của GV

chức hoạt
động
- Gv nhận xét
bổ sung và
kết luận
+ HS trình
bày
+ GV bổ
sung và kết
luận

- HS hiểu
được những
sai lầm của
Mị Châu.
Bài học mà
nhân dân
gửi gắm
qua nhân
vật này.

GV tổ chức
cho HS tìm
hiểu về nhân
vật Mị Châu.
GV phát
vấn: Hãy kể
tên các chi
tiết, sự việc
liên quan

đến Mị

Hoạt
động
của HS

Dự kiến kết quả
do tự phạm nhiều điều sai.
- Kết cục: thất bại, bỏ chạy, giết con, sự
nghiệp tiêu vong
-> Vua có trách nhiệm với đất nước nhưng
mát cảnh giác nên rơi vào bi kịch.
* Ý nghĩa các chi tiết hư cấu:
- Nhờ tiếng thét của Rùa Vàng, ADV tỉnh
ngộ, tự tay chém đầu con gái:
+ Hành động quyết liệt, dứt khoát đứng về
phía cơng lí và quyền lợi của dân tộc
+Sự thức tỉnh muộn màng của nhà vua
+ Sự thảm khốc của chiến tranh
-> chi tiết mang tính bi kịch
- An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc rồi
theo gót Rùa vàng xuống biển
+ Thể hiện sự ngưỡng mộ đối với vị anh
hùng dân tộc.
+ Niềm thương tiếc khi huyền thoại hoá, bất
tử hoá người anh hùng.
=> Những chi tiết hư cấu thể hiện quan
điểm và thái độ kính trọng, mến phục của
nhân dân; đồng thời giúp xoa dịu nỗi đau
mất nước. Tuy mất cảnh giác để mất nước

nhưng trong tâm thức người dân, An Dương
Vương mãi là nhà vua yêu nước, có công
với nước.
2. Nhân vật Mị Châu:
- Sai lầm:
+ Vô tình tiết lộ bí mật về nỏ thần, tạo điều
kiện cho Trọng Thủy đánh tráo nỏ thần->
ngây thơ, cả tin, mất cảnh giác làm lộ bí mật
quốc gia
+ Nghe lời chồng: rắc lông ngỗng đánh dấu,
giúp kẻ thù truy đuổi theo hai cha con -> bị
tình cảm làm cho lu mờ lí trí, đặt tình cảm
vợ chờng lên trên lợi ích quốc gia.
=> Mị Châu đã thuận theo tình cảm vợ
23


Mục tiêu
của hoạt
động
- Hiểu được
thái độ,
quan điểm,
cách đánh
giá của
nhân dân
đối với
nhân vật.

Hoạt động

của GV
Châu?
GV chia lớp
thành 2
nhóm, học
sinh cùng
tranh biện về
câu hỏi số 2,
3 (sgk)

- Hình
GV nhận
thành kĩ
xét, bổ sung.
năng phân
tích nhân
vật, lựa
chọn, phân
tích các sự
việc, chi tiết
tiêu biểu
trong tác
phẩm tự sự.
Hình thành
năng lực
phân tích
đánh giá
nhân vật.
Năng lực
hợp tác,

giao tiếp
Tiếng
Việt...

Hoạt
động
của HS

Dự kiến kết quả
chồng mà quên đi nghĩa vụ đối với đất nước
- Kết cục: Bị Rùa Vàng kết tội là giặc và bị
vua cha chém đầu -> Mị Châu phải trả giá
cho sự cả tin đến mù quáng của mình
Tơi nghe ngày xưa trụn Mị Châu / Trái
tim lầm chỗ…biển sau
-> Nhân dân muốn phê phán Mị Châu– bằng
bản án tử hình– vì những lỗi lầm gây tổn hại
cho đất nước -> Xuất phát từ truyền thống
yêu nước, thiết tha đối với độc lập, tự do của
dân ta.
- Mị Châu được minh oan:
+ Lời nguyền trước khi chết:
“nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha…
nhục thù”-> minh chứng cho tấm lòng trung
hiếu, giãi bày cho nỗi oan bị lừa dối.
+ Hóa thân kiểu phân thân: máu biến thành
ngọc trai -> lời nguyền linh ứng
=> Sự bao dung, cảm thông của nhân dân
đối với sự trong trắng, thơ ngây của Mị
Châu khi phạm tội một cách vơ tình.


HS liệt
kê các sự * Bài học lịch sử: phải đặt đúng đắn mối
việc, chi quan hệ giữa cái chung với cái riêng, giữa
tiết tiêu
tình nhà với nợ nước.
biểu

3. Nhân vật Trọng Thủy
a. Giai đoạn đầu:
- Nghe lời vua cha lợi dụng Mị Châu lấy
GV tổ chức
- HS hiểu
cắp nỏ thần
cho HS tìm
được bản
- Tấn công nước Âu Lạc và đuổi theo cha
hiểu về nhân Các
chất nhân
con An Dương Vương.
vật Trọng
vật Trọng
nhóm lần
-> Trọng Thủy phản bội tình cảm của Mị
Thủy.
Thủy.
lượt đưa
Châu, là tên gián điệp nguy hiểm, kẻ thù của
- Hiểu được GV phát
ra quan

dân tộc, trực tiếp gây ra bi kịch mất nước và
vấn: Hãy kể điểm
thái độ,
cái chết của hai cha con An Dương Vương.
quan điểm, tên các chi
b. Khi Mị Châu chết:
tiết, sự việc
cách đánh
24


Mục tiêu
của hoạt
động
giá của
nhân dân
đối với
nhân vật.

Hoạt động
của GV
liên quan
đến Trọng
Thủy?
GV nêu câu
hỏi: trước và
sau khi Mị
Châu chết,
Trọng Thủy
là người như

thế nào?

- Hình
thành kĩ
năng phân
tích nhân
vật, lựa
chọn, phân
tích các sự GV nhận
việc, chi tiết xét, bổ sung.
tiêu biểu
trong tác
phẩm tự sự.
- Hình
thành năng
lực phân
tích đánh
giá nhân
vật. Năng
lực hợp tác,
giao tiếp
Tiếng Việt..

- HS nhận
diện các giá
trị nghệ
thuật đặc
sắc của tác

GV nêu tình

huống: Có ý
kiến cho
rằng hình
ảnh “Ngọc
Trai - Giếng
nước ngợi ca
tình yêu
chung thủy
cuả Mị Châu
đối với
Trọng
Thủy”.
Trước ý kiến
đó anh/ chị
lý giải như
thế nào?
GV phát
vấn:
Hãy nhận
xét những
đặc sắc về

Hoạt
động
của HS

Dự kiến kết quả
- Khóc lóc, ôm xác vợ về táng ở Loa Thành
- Lao đầu xuống giếng tự tử
-> Tình cảm thực sự với vợ xuất hiện đã quá

muộn màng. Cái chết của Trọng Thủy thể
hiện:
+ Sự bế tắc giữa hai tham vọng: có được
nước Âu Lạc và có tình yêu của Mị Châu
+ Sự trả giá tất yếu của giả dối và phản bội
=> đứng giữa Hiếu và Tình, Trọng Thủy
cũng là nạn nhân của chiến tranh xâm lược.
* Hình ảnh ngọc trai – giếng nước:
- Là hình ảnh có giá trị nghệ thuật, thẩm
mĩ cao.
- Hình ảnh ngọc trai: phù hợp với lời ước
nguyện của Mị Châu -> chứng minh cho
tấm lòng trong sáng của nàng.
- Chi tiết nước giếng có hồn Trọng Thuỷ
-> là chứng nhận cho sự hối hận và ước
muốn hoá giải tội lỗi của Trọng Thuỷ
=> Sự phán xét thấu lí đạt tình, vừa nghiêm
khắc vừa nhân ái của nhân dân (rộng lòng
tha thứ cho những người vơ tình phạm tội
như Mị Châu hay những kẻ biết ăn năn hối
hận như Trọng Thuỷ)

4. Nghệ thuật đặc sắc của câu chuyện:
- Cốt truyện:
+ Cốt lõi lịch sử: xây thành, chế tạo vũ khí
hiện đại, chiến thắng giặc, mất nước, bi kịch
bi thảm…
+ Yếu tố hư cấu: sứ Thanh Giang, móng
Rùa Vàng lầm lẫy nỏ thần, sư hóa thân của
các nhân vật…

 sự đan xen tạo yếu tố li kì, hấp dẫn cho
câu chuyện kể.
25


×