Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

SKKN vận dụng linh hoạt các phương pháp trảinghiệm sáng tạo trong dạy học ngữ văn theo hướng phát triển năng lực người học lĩnh vực ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 3

----------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
VẬN DỤNG LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP
TRẢINGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN
THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
LĨNH VỰC : NGỮ VĂN

ĐẶNG THỊ DỊU
TỔ: VĂN – NGOẠI NGỮ
ĐT: 0984.964868

Năm học: 2020 – 2021


MỤC LỤC
Trang
Phần I . PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.Lí do chọn đề tài

1

2.Mục đích nghiên cứu


2

3.Nhiệm vu nghiên cứu

2

4.Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu

3

5.Phương pháp nghiên cứu

3

6. Điểm mới của đề tài

3

Phần II. NỘI DUNG

4

1.Cơ sở lí luận

4

2.Cơ sở thực tiễn

5


3.Các biện pháp nghiên cứu

6

4.Đề xuất hướng triển khai giờ học

9

5.Áp dụng thực nghiệm trong văn bản

10

6.Kết quả thực hiện

34

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

36

1.Kết luận

36

1.1.Quá trình thực hiện đề tài

36

1.2.Ý nghĩa của đề tài


36

1.3.Hướng phát triển của đề tài

37

2. Kiến nghị

38

3.Ứng dụng

38

Phần IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA

39


QUY ƯỚC VỀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
Viết đầy đủ

Viết tắt
SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

THPT

Trung học phổ thông

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

RKN

Rút kinh nghiệm

CLB

Câu lạc bộ

CNTT

Công nghệ thông tin



I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài.
Ngữ văn là một trong những mơn học có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt
trong nhà trường phổ thơng. Ngồi chức năng cơng cụ, mơn Ngữ văn cịn góp
phần rất lớn hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như góp phần bồi
dưỡng tư tưởng, tình cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học.
Việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng tập trung hướng
dẫn các hoạt động học, tăng cường tối đa khả năng vận dụng kiến thức đã học
của học sinh vào hoạt động thực hành là điều kiện tiên quyết của đổi mới dạy
học Ngữ văn theo định hướng năng lực.
Đổi mới phương pháp dạy và học trong ngành giáo dục nói chung và đối với
giáo viên giảng dạy bộ mơn ngữ văn nói riêng đang là nhiệm vụ cấp thiết.Hiện
nay việc đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng phương pháp một cách phù
hợp trong từng giờ dạy ở giáo viên trong nhà trường phổ thơng cịn nhiều bất
cập. Dạy văn trong nhà trường phổ thông đang là một thử thách với GV, dạy
như thế nào cho hay, hiệu quả cao, tạo sự hứng thú, say mê cho HS quả thực là
cả một vấn đề lớn. Việc HS không thích thú với mơn văn cũng có nhiều lí do,
tuy nhiên có một nguyên nhân khá quan trọng đó là: Thầy cô giáo chưa thực sự
tạo ra sự cuốn hút HS bằng bài giảng của mình. Thầy cơ chưa thực sự có những
bước ngoặt đột phá trong việc đổi mới phương pháp, vẫn nặng về phương pháp
truyền thống thế nên việc dạy và học chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy để chất
lượng dạy và học văn ngày một nâng cao,vừa đảm bảo tính khoa học vừa sinh
động gây hứng thú với người học thì trong mỗi giờ lên lớp, giáo viên không chỉ
nắm vững các phương pháp dạy học mà còn phải biết cách vận dụng linh hoạt
sáng tạo các phương pháp , xây dựng môi trường học tập tích cực , tương tác
giúp học sinh phát huy đến mức cao nhất sự suy nghĩ độc lập, tìm tịi khám phá
tác phẩm văn chương với sự hứng thú tích cực , say mê.
Lựa chọn sử dụng các phương pháp phù hợp, quan tâm sâu sắc, tác động trực
tiếp đến hoạt động học của học sinh để tạo ra sự chuyển biến trong quá trình học

tập. Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, khả năng hợp tác, khả năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động học tập Ngữ
văn, xây dựng mơi trường học tập tích cực, tương tác, thể hiện rõ đặc trưng bộ
môn Ngữ văn. Sử dụng phối hợp các phương pháp để giúp học sinh rèn luyện
các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, hình thành năng lực giao tiếp, trong đó bao gồm
cả giao tiếp đời sống và giao tiếp nghệ thuật. Thực hiện sáng kiến này, chúng tôi
mong muốn đề xuất những kinh nghiệm trong việc vận dụng linh hoạt các
phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển


năng lực nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của mơn ngữ văn và nhu cầu đổi mới
của chương trình giáo dục phổ thơng mới.
2. Mục đích nghiên cứu .
- Đáp ứng nhu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới và sự phát
triển của thời đại.
- Giúp giáo viên trau dồi nắm vững các phương pháp dạy học và mạnh dạn đổi
mới , ứng dụng linh hoạt để tổ chức thực hiện giờ dạy học văn hiệu quả .Đông
thời thực hiện nhất quán , thống nhất trong tổ chức dạy học tồn chương trình
,khơng dừng lại ở một hai tiết nhỏ lẻ.
- Chia sẻ kinh nghiệm để GV linh hoạt tạo điều kiện cho HS rèn luyện kỹ năng
học tập tích cực, chủ động, hình thành thói quen vận dụng kiến thức đã học vào
giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Giúp HS :
+ Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá
và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn.
+ Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân trước các vấn đề của
bộ môn ngữ văn, tiếng Việt, tập làm văn.
+ Đánh giá và tự đánh giá các quan điểm của bản thân, của nhóm.
+Tích cực sáng tạo trong vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình
huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn học tập bộ môn.

+ Biết chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn ngữ văn
phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân.
+ Biết sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu văn, tiếng Việt, tập làm văn bằng các
hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng học tập và các ứng dụng của
CNTT để học tập bộ mơn ngữ văn có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nắm vững các phương pháp và vận dụng linh hoạt trong tổ chức thực hiện giờ
dạy học văn.
- Ứng dụng hiệu quả và lan tỏa đến đồng nghiệp.
- Khẳng định hiệu quả tối ưu trong phát triển năng lực người học theo mục tiêu
giáo dục phổ thông mới.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu :
+ Phương pháp tổ chức thực hiện giờ học ngữ văn.
+ Chất lượng , hiệu quả giờ học Ngữ Văn


+ Các văn bản Văn học thuộc Chương trình Ngữ Văn THPT tại Trường
THPTNL3
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Hoạt động giảng dạy thực tiễn của bản thân.
+ Thực trạng chung của bộ môn Ngữ Văn.
+ Qua thời gian ứng dụng 3 năm : Từ 2018-2020
5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực tế
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp phân tích , tổng hợp.
- Phương pháp tổng kết , rút kinh nghiệm.
6. Điểm mới của đề tài.
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn theo định

hướng phát triển năng lực, việc vận dụng linh hoạt phương pháp trải ngiệm sáng
tạo trong giờ học Ngữ văn là rất cần thiết .Điểm mới của sáng kiến là đề xuất
các giải pháp cụ thể đã qua trải nghệm thực tiễn để đưa vào ứng dụng đại trà.
Sáng kiến khơng chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục
của GV và học của HS mà còn đáp ứng mục tiêu giáo dục của chương trình giáo
dục phổ thơng mới.Chấm dứt tình trạng thụ động, trì trệ thiếu hứng thú, say mê
trong mỗi giờ học văn. Góp phẩn thay đổi nhận thức của Gv, phát triển năng lực
phẩm chất của HS.Nâng cao vai trị bộ mơn Ngữ văn trong hình thành năng lực
và phẩm chất cho HS.
II. PHẦN NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận.
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: "Phương pháp giáo dục phổ thơng phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm
của từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui,hứng thú học tập cho học sinh”
Quán triệt Nghị quyết 29/NQ-TW của Đảng, với mục tiêu tổng quát là "Giáo
dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng,
khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;
sống tốt và làm việc hiệu quả", việc triển khai dạy học các bộ mơn nói chung và
Ngữ văn nói riêng theo định hướng phát triển năng lực hiện nay là một yêu cầu
bức thiết. Chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, trước hết, "cần nhận thức đúng


vị trí, vai trị của mơn Ngữ văn ở trường phổ thơng là: hình thành và phát triển
các năng lực cốt lõi và năng lực đặc thù của môn học; đặc biệt là năng lực giao
tiếp (kiến thức Tiếng Việt cùng với 4 kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết và khả
năng ứng dụng các kiến thức và kĩ năng ấy vào các tình huống giao tiếp khác
nhau trong cuộc sống) và năng lực cảm thụ, thưởng thức văn học; bồi dưỡng và

nâng cao vốn văn hoá cho người học thông qua những hiểu biết về ngôn ngữ và
văn học, góp phần tích cực vào việc giáo dục, hình thành và phát triển cho học
sinh những tư tưởng, tình cảm nhân văn, trong sáng, cao đẹp". Theo đó, "định
hướng dạy học theo năng lực địi hỏi các mơn học tích hợp một số nội dung tri
thức và kĩ năng nhằm giải quyết các tình huống trong học tập và trong cuộc
sống.
Thay đổi cách dạy học hàn lâm, máy móc, xa rời thực tiễn, dạy học theo
hướng phát triển năng lực sẽ tạo cho học sinh một hành trang quan trọng khi
bước vào cuộc sống, đó là khả năng làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống, biết
cách vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, những hứng thú cá nhân
vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn phức tạp nảy sinh.Điều này đòi
hỏi ở giáo viên, người đóng vai trị tổ chức, thiết kế thực hiện tiết học phải có
kĩ năng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học để phát huy tối đa năng
lực , phẩm chất của người học. Với từng tiết dạy học cụ thể địi hỏi GV phải có
sự sáng tạo, lịng u nghề ln ý thực vận dụng linh hoạt trong từng tiết
dạy để gây hứng thú học tập, tạo một khơng khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp
HS ngày càng u thích bộ mơn Ngữ văn, giúp việc dạy và việc học đạt kết quả
cao.
2.Cơ sở thực tiễn .
2.1 Với giáo viên .
- Thực tế trong hệ thống giáo dục nước ta hiện nay , trong phương pháp dạy học
ngữ văn đã có nhiều đổi mới xong vẫn cịn tồn tại tình trạng : dạy học đọc chép,
dạy học nhồi nhét, dạy học văn như nhà nghiên cứu văn học. Nhiều giáo viên
vẫn còn nặng về diến giải lí thuyết sng mang tính áp đặt , chưa tạo cơ hội để
học sinh đối thoại , tương tác , nhập cuộc. Nếu có sự đổi mới thì nhỏ lẻ , chưa
có tính hệ thống nhất qn.
- Giờ học diễn ra đơn điệu .
2.2. Với học sinh .
- Đa số các em khơng có hứng thú với mơn ngữ văn .
- Thụ động , không nhập cuộc với giờ học.

2.3.Điều tra thực trạng trước khi áp dụng :
a. Hình thức và nội dung khảo sát :


- Nội dung : tập trung vào khảo sát hứng thú của Hs đối với giờ học Ngữ Văn và
bộ mơn Ngữ văn
- Hình thức : sử dụng phiếu điều tra với những câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra
sự quan tâm , hứng thú của học sinh.
- Tiến hành cho học sinh làm bài viết , đánh giá khái quát khả năng cảm thụ và
tình yêu đối với văn học.
b. Kết quả khảo sát :
Lớp


số

Hứng thú Không mấy Không hứng Thường
Thích tìm
với giờ học hứng thú với thú với giờ xuyên đọc hiểu văn
văn
giờ học văn học văn
sách
học

10A

44

5 (11,3 % ) 7 (16% )


32 (72,7%)

2 (4,5%)

2(4,5% )

10C

42

12 (28,6 % ) 10 ( 23,8%)

20 (47,6%)

4 (9,5%)

4 (9.5% )

10D

42

8 ( 19 % )

22 (52,5%)

1 (2,4%)

1 ( 2,4% )


12 (28,5% )

Qua điều tra khảo sát, phỏng vấn học sinh ,hầu hết các em đều cho rằng:
Trong một tiết học các em chưa thật sự phát huy tính chủ động sáng tạo. Các em
tiếp thu kiến thức trên những kết luận có sẵn. Chứ chưa tự tìm hiểu để lĩnh hội
cảm nhận giá trị tác phẩm, không được bày tỏ quan điểm cá nhân với thầy, với
bạn.Vì thế các em khơng có hứng thú với mơn văn, học chỉ mang tính chất đối
phó, học chỉ để thi qua mơn.
Với vai trị tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của HS, hơn
ai hết việc phải tìm ra nhiều biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng
tạo của người học, tạo niềm hứng thú say mê học tập ở các em chính là nhiệm
vụ quan trọng đối với mỗi người GV đứng lớp. Vì vậy, GV cần nắm vững và
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực để để gây hứng thú học
tập, tạo một khơng khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp HS ngày càng u thích bộ
mơn Ngữ văn, giúp việc dạy và việc học đạt kết quả cao. Đó là điều kiện tiên
quyết thúc đẩy sự đổi mới trong phương pháp dạy học văn theo hướng phát triển
năng lực.
3.Các giải pháp thực hiện.
Phương pháp sư phạm truyền thống nói chung bao gồm ba nhóm: nhóm sử
dụng phương tiện lời nói để trình bày, giảng giải, thuyết trình, hỏi đáp, đàm
thoại; nhóm phương pháp trực quan và nhóm phương pháp thực hành.Theo
quan niệm dạy học truyền thống, nhóm phương pháp thuyết trình chiếm vị thế
tối ưu. Tuy nhiên quan niệm dạy học hiện đại theo hướng lấy người học làm
trung tâm khuyến khích chú trọng vào nhóm hoạt động thực hành. Với vai trò là
chủ thể của hoạt động, giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động để người học tự
mình đúc rút được kinh nghiệm, từ đó hình thành tri thức của mình. Hoạt động


giảng của thầy là một phương tiện dạy học, nhưng không phải là phương pháp
cơ bản của việc dạy học. Trên cơ sở của lí luận dạy học hiện đại, chúng tôi đề

xuất cách vận dụng linh hoạt các phương pháp trải nghiệm sáng tạo trong giảng
dạy Ngữ văn hướng vào phát triển năng lực của người học.
Chương trình ngữ văn THPT được xây dựng đa dạng các bài đọc hiểu văn
bản ở các thể loại : thơ, truyện, kịch, tùy bút…tất cả đều là những tác phẩm văn
học đặc sắc. Tạo được sự hứng thú , tham gia chủ động vào giờ học đòi hỏi giáo
viên căn cứ vào từng thể loại , bài học để vận dụng phương pháp trải nghiệm
phù hợp.
3.1. Phương pháp đọc sáng tạo tác phẩm thơ trữ tình .
Đây là phương pháp quan trọng đối với hoạt động tiếp nhận văn bản bao gồm
cả đọc, hiểu và cảm thụ.Với văn bản thơ trữ tình , yếu tố tiếp cận văn bản đầu
tiên là âm sắc , nhịp điệu , cảm xúc.Chương trình Ngữ văn THPT có nhiều thể
loại thơ : Thơ đường luật, thơ lục bát, song thất lục bát ; thơ tự do….GV cần
nắm vững đặc trưng thể loại để hướng dẫn HS cách đọc tốt nhất.Thơ là một
hình thái nghệ thuật đặc biệt “ Thơ là lời nói được nhạc hóa ” chữ viết biến
thành âm thanh bởi kết cấu vần luật , nhịp điệu…..Đọc sáng tạo không chỉ là
đọc đúng phát âm chuẩn ,ngắt nghỉ đúng nhịp , hay luyến láy cao thấp đúng
nhịp điệu ,cảm xúc mà còn là bao gồm cả sự tổ chức hướng dẫn HS đọc có vận
động kết hợp tư duy logic với tư duy hình tượng, giọng đọc và điệu bộ. Kĩ thuật
đọc sáng tạo nâng hiệu quả tác động của văn bản tới người đọc.Phương pháp
đọc sáng tạo sẽ khuyến khích HS tìm tịi cách đọc như : đọc diễn cảm , ngâm ,
hát thậm chí là rap các tác phẩm thơ trữ tình.
Phương pháp đọc sáng tạo là phương pháp đầu tiên và đặc biệt quan trong
trong tiếp cận văn bản thơ trữ tình.Là mơn học nghệ thuật với mục đích phát
triển năng lực thẩm mĩ, nhạy cảm và tinh tế với các sắc thái của Tiếng Việt thì
đây là phương pháp phù hợp và là con đường ngắn nhất để đạt được mục đích
.Phương pháp đọc sang tạo được sử dụng trong tất cả các tiết học thơ trữ tình.
3.2. Phương pháp trải nghiệm bằng cuộc thi nhỏ.
Tổ chức thi kể chuyện cười trong tiết dạy truyện cười : Tam đại con gà và Nó
phải bằng hai mày ( Chương trình ngữ văn 10 ) ( dành thời gian 20p). Thay
bằng cách đọc truyện thông thường mà GV vẫn làm, hãy thay bằng một cuộc thi

kể chuyện ngắn . Sau đó cho HS bình chọn giọng kể ấn tượng , xuất sắc nhất.
Từ đó đi vào khám phá giá trị của văn bản.
Thi hát ru và hát dân ca trong tiết dạy : Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
( Chương trình ngữ văn 10 ) ( dành thời gian 20p). GV giao nhiệm vụ trước tiết
học để HS chuẩn bị. Diễn xướng là môi trường sống thực sự của ca dao , dân ca.
GV tái hiện môi trường thực sự để HS trực tiếp trải nghiệm , thẩm thấu và khám
phá giá trị của ca dao.


3.3.Phương pháp sân khấu hóa tác phẩm tự sự và kịch :
- Sân khấu hóa nghĩa là HS sẽ lên ý tưởng biên soạn lại các tác phẩm tự sự
hoặc các vở kịch trong chương trình học để diễn trên sân khấu của khn khổ
lớp học.Sau đó trao đổi , thảo luận tìm ra giá trị và những bài học ý nghĩa của
tác phẩm.
- GV lựa chọn những văn bản đặc sắc , tiêu biểu của từng khối :
+ Chương trình lớp 10 : Tấm Cám, Truyền thuyết An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy.
+ Chương trình lớp 11 : Chí Phèo( Nam Cao) , Tình u và thù hận
(U.Sếch.Xpia)
+ Chương trình lớp 12 : Vợ Nhặt ( Kim Lân ) , Hồn Trương Ba, da hàng thịt (
Lưu Quang Vũ )
Để thực hiện thành công, Gv giao nhiệm vụ trước 2 tuần để HS có thời gian
chuẩn bị : lên ý tưởng , chuyển kịch bản , đạo diễn chương trình, vào vai, thiết
kế bối cảnh, trang phục..Đảm bảo cơng bằng giữa các tổ và có sự thi đua trong
hoạt động xây dựng sản phẩm nhóm, đồng thời huy động được sự tham gia toàn
lực lượng HS trong lớp , GV sẽ chia tác phẩm thành 4 phân đoạn tương ứng với
4 tổ trong một lớp học, các tổ sẽ bốc thăm phân đoạn của mình và chủ động lên
kế hoạch thực hiện.Gv đặt ra các tiêu chí khi nghiệm thu và trình diễn trên sân
khấu :
+ Kịch bản bám sát văn bản gốc

+ Ngôn ngữ nhân vật đúng giọng văn của tác giả , phù hợp bối cảnh tác phẩm ra
đời
+ Diễn viên hóa thân nhập vai
+ Trang phục , bối cảnh sáng tạo ( phù hợp khơng gian lớp học )
+ Cả nhóm hợp tác đồn kết, hiệu quả.
Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức bàn bạc thảo luận trong tổ để thống nhất
phương án , giao nhiệm vụ cụ thể từng cá nhân. Đồng thời theo dõi , đánh giá
từng thành viên trong tổ.
Thay bằng cách đọc văn bản trước khi tìm hiểu sẽ là màn trình diễn của các
tổ. Sau đó các tổ sẽ tiến hành nhận xét lẫn nhau trên những tiêu chí GV đã đưa,
đồng thời chia sẻ những trải nghiệm của bản thân khi hóa thân vào nhân vật và
q trình xây dựng kịch bản.Trên cơ sở sản phẩm trình diễn , Gv tổ chức cho
HS trao đổi , tranh luận về giá trị của văn bản. Hoạt động sân khấu hóa sẽ cho
Hs những trải nghiệm khó quên, đồng thời đòi hỏi các em phải nghiên cứu ,
sáng tạo và hợp tác để tạo nên sản phẩm. Đây là phương pháp hiệu quả vượt trội
, tạo sự phấn khích nhập cuộc của HS.Qua hoạt động này các em không chỉ có


khả năng tự khám phá giá trị của văn bản mà còn khám phá bản thân trong các
lĩnh vực mới,rèn kĩ năng hợp tác, xử lí, sáng tạo mà cịn tạo điều kiện để các em
tương tác , thể hiện và khẳng định bản thân.
3.4. Phương pháp tổ chức câu lạc bộ Văn Học:
Thắp lửa tình u văn học thơng qua các hoạt động trải nghiệm không chỉ ở
khuôn khổ lớp học mà cịn ở phạm vi tồn trường. Mỗi lớp học sẽ tổ chức CLB
văn học với thành viên cố định, những thành viên này đồng thời cũng là thành
viên chính thức của CLB văn học của trường.Thành viên CLB được chia thành
các ban : Ban truyền thông , Ban sự kiện ,Ban văn nghệ , Ban sáng tác và biên
kịch.CLB hoạt động theo quy chế, với quy định về chức năng,nhiệm vụ, quyền
lợi và trách nhiệm rõ ràng. Mỗi ban có Trưởng ban điều hành. Chủ nhiệm CLB
do HS đảm nhiệm, GV tổ ngữ văn là cố vấn điều hành CLB.

Tổ Ngữ văn kết hợp cùng sự hỗ trợ của BGH nhà trường tổ chức hoạt động
thường kì theo kế hoạch đầu năm học đã lên . Các chương trình sẽ tổ chức theo
chủ để cụ thể. Xây dựng các chủ đề với mục đích đưa các văn bản văn học đến
với học sinh bằng cách tiếp cận hiện đại, mới mẻ , sáng tạo. Gây hứng thú , bất
ngờ và trải nghiệm độc đáo.
3.5. Phương pháp đóng vai.
Phương pháp đóng vai là phương pháp tổ chức những tình huống giả định xảy
ra, đặt học sinh trong tình huống đó để xử lí .Đây là phương pháp địi hỏi học
sinh nhập cuộc để quan sát, nắm bắt và phân tích tình hình và đưa ra cách giải
quyết.Trong mỗi bài học, Gv lựa chọn những tình huống có vấn đề để đưa ra
cho HS trải nghiệm.
Như khi học bài : Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu , GV cho giả
định tình huống : Nếu em là thằng Phác trong câu chuyện , em sẽ xử lí thế nào
khi chứng kiến cảnh cha bạo hành mẹ ?
Tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân : Nếu là người dân xóm ngụ cư , em sẽ nghĩ
gì khi thấy Tràng đưa người phụ nữ lạ về giữa lúc đói kém mà cái chết bao trùm
xóm ngụ cư ? Nếu em là Tràng , em có sẵn sàng đưa Thị về làm vợ khơng ?.......
Trải nghiệm đóng vai “giả định” là cơ hội các em được trình bày, bộc lộ
những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử của bản thân. Nhằm giúp các em có một
suy nghĩ sâu sắc, một cách ứng xử về một vấn đề bằng cách đứng từ chỗ đứng,
góc nhìn của người trong cuộc. Đồng thời qua đó , GV nắm bắt được cách suy
nghĩ và hành động của HS để có cách định hướng kịp thời.
3.6. Phương pháp trình bày, chia sẻ.
Đây là phương pháp HS tự trình bày , chia sẻ những thơng tin , kiến thức
mình đã thu thập và xử lí theo u cầu của GV. Đối với những dạng bài đọc
thêm , bài về văn học sử , bài về tác giả hay bài Lí luận văn học. GV sẽ hướng


dẫn HS cách thu thập kiến thức từ SGK, tài liệu tham khảo rồi xử lí thơng tin
một cách cơ đọng , súc tích. Lên ý tưởng trình bày những kiến thức thu thập

được bằng những hình thức mang dấu ấn cá nhân. Có thể vẽ sơ đồ tư duy,
thuyết giảng , ứng dụng CNTT để trình chiếu…..Phương pháp này rèn luyện
cho học sinh cách khai thác kiến thức có ở sách giáo khoa và tài liệu học tập
khác, rèn luyện cách tìm kiếm thơng tin và suy luận để tìm ra kiến thức mới,…
Đồng thời định hướng cho các em cách tư duy để từng bước hình thành và phát
triển khả năng sáng tạo và tự tin trình bày trước đám đơng.
Sau khi HS trình bày GV cho Hs tiến hành nhận xét , đánh giá và tranh luận
để thống nhất kiến thức chung.
Đổi mới phương pháp dạy học văn không phải là phủ nhận các phương pháp
truyền thống mà là vận dụng linh hoạt, phù hợp với mục đích yêu cầu của từng
dạng bài học. Sự vận dụng các PPDH phải đi từ cái HS đã có đến cái HS cần có,
từ thực tiễn cuộc sống của HS tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục
vụ cuộc sống.Đồng thời Gv phải linh hoạt ,hường xuyên điều chỉnh các hoạt
động học tập của HS, động viên và luôn tạo điều kiện cho các em tham gia tích
cực, chủ động, sáng tạo trong q trình tiếp nhận, giải mã và sản sinh văn bản.
4.Áp dụng thực nghiệm trên văn bản.
4.1. Định hướng thiết kế bài : Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
( Chương trình ngữ văn 10 – học kì I )
4.1.1. Những lưu ý trước khi dạy .
Ở tuần thứ 8 khi dạy xong tác phẩm Tấm Cám , giáo viên cần giao cho
học sinh về nhà chuẩn bị những công việc sau :
Mỗi lớp sẽ được chia làm 4 nhóm ( căn cứ vào sĩ số ) :
- Nhóm 1 : Sưu tầm những bài ca dao có mở đầu bằng cụm từ “ Thân em…”
- Nhóm 2 : Sưu tầm những bài ca dao có mở đầu bằng cụm từ : “Trèo lên….”
- Nhóm 3 : Sưu tầm những bài ca dao nói về tình u đơi lứa và tình nghĩa vợ
chồng. ( Mở đầu bằng : Nhớ ai ; Ước g ì ..)
- Nhóm 4 : sưu tầm những bài dân ca nghệ an.
Yêu cầu chung : Mỗi nhóm phải có từ 5 bài trở lên và phải hát được ít nhất một
bài trong số những bài đã sưu tầm.
*Quán triệt : có đầy đủ và cử đại diện trình bày trong giờ học ca dao ở tiết 26-27

tuần 9.
*Khâu chuẩn bị rất quan trọng nên giáo viên cần quán triệt để học sinh nghiêm
túc thực hiện để từ bắt buộc biến thành hứng thú.


GV ngoài thiết kế bài giảng , cần chuẩn bị chu đáo phương tiện dạy học
như : nam châm treo bảng , phiếu học tập , đĩa hát dân ca ..v.v..
4.1.2. Hướng khai thác .
Bài ca dao than thân yêu thương , tình nghĩa được học trong 2t .
Tiết 1 : GV tổ chức cho học sinh tiếp cận ca dao theo đặc điểm diễn xướng , ,
bằng cách cho học sinh thực hành trực tiếp những tác phẩm ca dao đã chuẩn bị
về nhà , sau đó khai thác để nhận diện ca dao từ đặc trưng thể loại. Tiết này có
hai hoạt động cơ bản :
-Hoạt động 1 : Tiếp cận ca dao theo đặc điểm diễn xướng.
HS :trình bày kết quả về nhà chuẩn bị và hát ít nhất một trong những bài ca dao
nhóm mình sưu tầm .
-Hoạt động 2 : Khai thác ca dao theo đặc điểm thể loại.
HS :thảo luận về đặc điểm : nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao mà
nhóm sưu tầm trên cơ sở đó khám phá giá trị của các bài ca dao trong SGK
Tiết 2 : Tiến hành các hoạt động luyện tập , vận dụng và mở rộng.
3.Áp dụng thực nghiệm trên văn bản :
A. Yêu cầu cần đạt :
1. Kiến thức : - Hiểu và cảm nhận được nỗi niềm và tầm hồn người bình dân
xưa qua nghệ thuật đậm sắc màu dân gian của ca dao.
- Biết cách tiếp cận và khai thác ca dao qua đặc trưng diễn xướng
và thể loại.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm
hồn người lao động .
2. Kĩ năng : - Đọc diễn cảm ca dao
- Hát ru bằng ca dao

3. Thái độ : - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và trân trọng , yêu quí
những sáng tác của họ.
- Có ý thức giữ gìn và phát huy vốn văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc
bằng tình yêu ca dao –dân ca.
4. Định hướng phát triển năng lực :
- Năng lực đọc – hiểu theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực hợp tác và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp.


- Năng lực tự tìm hiểu và trình bày.
B. Chuẩn bị bài học :
1. Giáo viên :
1.1. Dự kiến sử dụng các phương pháp và kĩ thuật tổ chức giờ học :
GV kết hợp giữa : phương pháp đàm thoại , phát vấn , trao đổi thảo luận nhóm
với làm việc cá nhân ; đồng thời sử dụng phương pháp đọc sáng tạo, tổ chức
cuộc thi nhỏ trong phạm vi lớp . Tích hợp với Tiếng việt , làm văn và văn hoá
truyền thống dân tộc .
1.2. Phương tiện thực hiện : SGV , SGK ngữ văn 10,Thiết kế bài giảng ,Máy
chiếu.
2. Học sinh : chuẩn bị theo hướng dẫn của GV và soạn bài theo hệ thống câu hỏi
C. Tiến trình tổ chức :
* GV : Ổn định tổ chức lớp :
* GV : giới thiệu ngắn gọn vai trò , giá trị của ca dao trong đời sống tinh thần
cũng như văn hoá con người Việt Nam .
* GV : Nhắc lại những yêu cầu từ tiết trước.
Hoạt động 1. Khởi động
1.Mục tiêu :
- Tạo tâm thế hứng khởi cho HS

- Gây ấn tượng ban đầu về thể loại ca dao
2.Nhiệm vụ học tập của HS : Trình bày kết quả tìm hiểu về ca dao đã chuẩn bị
theo hướng dẫn của GV
3. Cách thức tiến hành hoạt động : vận dụng phương pháp đọc sáng tạo và tổ
chức cuộc thi nhỏ.
Các nhóm xung phong trình bày kết quả chuẩn bị : đọc những bài ca dao đã
chuẩn bị , sau đó hát một trong số đó.
-Cả lớp nhận xét ,đánh giá trên cơ sở :
+ Số lượng sưu tầm
+ Cách trình bày : đọc , hát .
- GV : tổng hợp và đưa ra đánh giá cuối cùng
- GV : hướng dẫn cách đọc ca dao – hát ca dao ,
+Đọc ca dao : phải truyền cảm , tha thiết , thể hiện được cảm xúc của nhân vật
trữ tình .( GV đọc mẫu )


+ Hát ca dao : do hát trơn khơng có âm nhạc địi hỏi người trình bày phải biết
cách đưa hơi , luyến láy để tạo thành nét âm nhạc . ( Gv mở đài cho học sinh
nghe 3 bài hát đã chuẩn bị sẵn : một bài dân ca Quan họ , một bài dân ca nghệ
an , một bài lý Nam Bộ . Nếu GV có khả năng có thể hát mẫu một bài ).
- GV : cho học sinh bầu chọn nhóm trình bày xuất sắc nhất để biểu dương ,
khen thưởng.
- GV : cung cấp thêm một số tư liệu về ca dao có mở đầu bằng các mơ típ quen
thuộc như : Thân em ; Trèo lên ; Nhớ ai , Ước gì …
GV chốt lại : mơi trường sống của ca dao đó là môi trường diễn xướng và chức
năng thực hành – sinh hoạt . Ca dao được sáng tác để hát hò trong lao động ,
trong sinh hoạt văn hoá cộng đồng , trong vui chơi tự do , đó là lí do tại sao nó
dễ dàng đi vào trái tim hàng triệu con người bất chấp thời gian.
GV : trình chiếu về một số hoạt động văn hoá nhằm bảo tồn và phát huy ca dao
– dân ca Việt Nam. .

Gv : đặt một câu hỏi nhanh cho học sinh làm việc cá nhân : “ Qua tìm hiểu , sưu
tầm và thể hiện những bài ca dao, em có cảm nhận như thế nào về ca dao nói
chung và dân ca nghệ an nói riêng ? ”
HS : suy nghĩ , xung phong trình bày.
Gv : tơn trọng và khuyến khích những cảm nhận riêng của học sinh , động viên ,
định hướng để các em dám nói thật những gì mình nghĩ từ đó giúp các em có
những nhận định và cái nhìn đúng đắn .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới
1.Mục tiêu :
- Hiểu và cảm nhận được nỗi niềm và tầm hồn người bình dân xưa qua nghệ
thuật đậm sắc màu dân gian của ca dao.
- Biết cách tiếp cận và khai thác ca dao qua đặc trưng diễn xướng và thể loại.
- Những đặc sắc của nghệ thuật dân gian trong việc thể hiện tâm hồn người lao
động .
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh
- Đọc tiểu dẫn và văn bản để tìm hiểu giá trị của văn bản
- Làm việc nhóm , làm việc cá nhân đáp ứng yêu cầu tìm hiểu bài của Gv đặt ra
3.Cách thức tiến hành hoạt động : Kết hợp linh hoạt các phương pháp/ kĩ thuật
dạy học : Phát vấn , đàm thoại , thảo luận nhóm……
Hoạt động của GV và HS

Yêu cầu cần đạt


Thảo luận nhóm về những giá trị đặc I.Tìm hiểu chung :
sắc của ca dao.
1. Khái niệm : Ca dao là những lời thơ
GV đưa ra câu hỏi thảo luận nhóm : Qua trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm
các bài ca dao mà nhóm em đã sưu tầm , nhạc khi diễn xướng , được sáng tác
trình bày ,em hiểu như thế nào là ca dao nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con

? Chúng có đặc điểm nổi bật gì về nội người.
dung và nghệ thuật ?
2. Đặc điểm :
( 5p thảo luận và 5p tranh luận giữa a.Nội dung : Ca dao diễn tả đời sống
các nhóm để đi đến thống nhất )
tâm hồn , tư tưởng, tình cảm của nhân
Thời gian cịn lại :
dân trong các quan hệ lứa đơi , gia đình,
GV nhận xét tinh thần làm việc của các quê hương , đất nước ...
nhóm và chốt lại kiến thức cơ bản trên Nội dung ca dao rất phong phú : có thể
cơ sở các nhóm đã trình bày :
là tiếng hát than thân , những lời ca yêu
thương tình nghĩa , hay là tiếng cười hài
hước đáng yêu….
GV tiếp tục cho các nhóm thảo luận :
b. Nghệ thuật :
-Nhóm 1 : Tìm hiểu bài ca dao số 1 và 2
-Kết cấu ca dao : ngắn gọn , cô đọng ,
.
mang tính chất đối đáp trị chuyện.
-Nhóm 2 : Tìm hiểu bài ca dao số 3
+ thường viết bằng thể lục bát hoặc biến
-Nhóm 3 : Tìm hiểu bài ca dao số 4 và 5 thể lục bát.
-Nhóm 4 : Tìm hiểu bài ca dao số 6
+ Ca dao tồn tại một số kết cấu theo
Các nhóm lần lượt tìm hiểu trên 2
phương diện : nội dung và nghệ thuật
(tập trung các ý đã khảo sát : kết cấu ,
ngôn ngữ , biện pháp nghệ thuật xây
dựng hình ảnh , từ đó làm rõ hiệu quả

nghệ thuật của nó ).

cơng thức truyền thống như : thân em ,
trèo lên ; Nhớ ai ; Ước gì ….
-Ngơn ngữ : giàu hình ảnh gần gũi với
lời nói hàng ngày.

-Các biện pháp nghệ thuật phổ biến
trong xây dựng hình ảnh : so sánh , ẩn
( 7p cho các nhóm thảo luận sau đó cử dụ , biểu tượng …
đại diện trình bày )
II. Đọc – hiểu văn bản :
1.Bài ca dao số 1 -2 :
1.Bài ca dao số 1 -2 :
*Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận
-Nội dung : Lời than thân của người phụ
* GV ghi vắn tắt lên bảng phụ sau đó nữ trong xã hội cũ.
nhận xét , chốt ý trên cơ sở ý kiến của
-Kết cấu :
học sinh trình bày .
+ Ngắn gọn : dễ nhớ .
+Mở đầu bằng công thức truyền thống :


“Thân em”
Khắc sâu nỗi niềm thân phận.Đặc biệt
là thân phận người phụ nữ trong xã hội
xưa.
-Nghệ thuật xây dựng hình ảnh :Hai bài
đều sử dụng lối so sánh ẩn dụ trực tiếp :

“ tấm lụa đào ” “củ ấu gai”
->Người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp và
giá trị quí báu của mình nhưng đáng tiếc
: vẻ đẹp ấy , phẩm giá ấy không được
trân trọng , không được biết đến . Cảm
nhận chính ở đây là sự xót xa, đau đớn
về thân phận phụ thuộc mỏng manh , vô
định , nhỏ bé của người con gái.
- Điểm khác biệt ở hai lời than thân :
+ Bài 1 : hình ảnh so sánh trang nhã
: Láy động từ “phất phơ”, giàu
sức gợi hình và biểu cảm
:Câu hỏi đầy băn khoăn, lo lắng
“biết vào tay ai” ?
->Ý thức về thân phận phụ thuộc, nổi
nênh, khơng có quyền quyết định cuộc
sống và tương lai của cơ gái.
+ Bài 2 : hình ảnh so sánh gần gũi
ruột trắng >< vỏ đen -> sự
miêu tả tương phản nhằm nhấn mạnh vẻ
đẹp tâm hồn ẩn chứa bên trong.
:

: lời mời gọi tha thiết “ai ơi nếm
thử mà xem” thể hiện rõ cảm thức thân
phận cũng như ý thức sâu sắc về bản
thân, mong muốn được khám phá và
trân trọng.
=>Cùng sử dụng biện pháp so sánh ẩn
dụ để làm rõ nỗi đau thân phận của

người phụ nữ nhưng 2 bài sử dụng 2
hình ảnh khác nhau tạo nên những sắc
thái khác nhau tránh được sự đơn điệu ,


nhàm chán.

2. Bài ca dao số 3 :

=>Thân em là khái niệm trừu tượng
được thể hiện thơng qua những hình ảnh
giản dị, gần gũi với cuộc sống con người
: tấm lụa đào, củ ấu gai …Những vật thể
khác nhau ấy được xích lại gần nhau nhờ
những nét tương đồng bởi sự lựa chọn
của biện pháp so sánh. Điều này giúp
khắc hoạ sâu hơn đặc điểm đối tượng
được đem ra so sánh mà vẫn giàu giá trị
biểu cảm, xúc động lòng người.

HS : Nhóm 2 trình bày kết quả thảo
luận , GV ghi vắn tắt lên bảng phụ ,sau 2. Bài ca dao số 3 :
đó nhận xét ,chốt ý trên cơ sở ý kiến các - Mở đầu : bằng một hành động “ Trèo
em trình bày .
lên ” -> tạo được sự chú ý bởi hành động
lạ đời
=> Đây là lối nói đưa đẩy phổ biến trong
ca dao.( Như các em đã sưu tầm )
-Nghệ thuật :
+ Chơi chữ đặc sắc : khế ( chua ) -> trèo

lên cây khế để cảm nhận sự chua xót của
cuộc đời , khế chua – lịng người chua
xót .

+ Câu hỏi tu từ : hỏi khế để bộc lộ nỗi
niềm -> Lời than thêm trĩu buồn ,tha
thiết .
=> Lời than xót xa về duyên phận lỡ
làng.
+ So sánh bằng những ẩn dụ là hình ảnh
thiên nhiên vĩnh cửu : trời ,trăng , sao..> khẳng định mạnh mẽ tình nghĩa bền
vững , thuỷ chung như sự vĩnh hằng của
thiên nhiên , vũ trụ.
* Bài ca dao là nét đẹp trong tâm hồn
người lao động bình dân xưa , dù duyên
phận dở dang nhưng tình nghĩa vẫn vẹn
trịn ,chung thuỷ.
3. Bài ca dao số 4 -5 :

3. Bài ca dao số 4 -5 :


Hs : nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận * Bài số 4 :
.
- Đây là bài ca tương tư của cô gái trong
Gv : ghi vắn tắt ý chính lên bảng phụ . hồn cảnh xa cách người yêu.
Nhận xét , bổ sung , hoàn thiện , ghi - Nghệ thuật diễn tả độc đáo :
bảng.
* Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phép tu
từ :

+ nhân hoá, ẩn dụ : hình ảnh khăn kết
hợp các động từ : xuống , lên, rơi , vắt
-> Nỗi nhớ triền miên, day dứt , trải dài
trong khơng gian.
: hình ảnh ngọn đèn > nỗi nhớ lan toả theo thời gian không
phút nào nguôi trong tâm hồn cô gái.
=> Nỗi nhớ ken đầy cả khơng gian và
thời gian.
+hốn dụ: hình ảnh đơi mắt ->Cơ gái hỏi
chính lịng mình khi tình cảm dâng trào
khơng thể kìm nén .
*Lặp :
+ Câu “ khăn thương nhớ ai ” lặp lại 3
lần.
+ Kết cấu ngữ pháp với chủ ngữ thay đổi
: khăn, đèn , mắt ; lặp lại 3 lần.
+Cụm từ : “thương nhớ ai ” lặp lại 5 lần
->Khắc hoạ niềm thương nỗi nhớ da diết
,day dứt, cồn cào đang dâng trào mãnh
liệt trong lòng cô gái.
*Khăn, đèn , mắt, trở thành 3 biểu tượng
độc đáo thể hiện tình u, nỗi nhớ của
cơ gái.
-Bài ca dao gồm 6 cặp câu :
+ 5 cặp câu đầu : chỉ có 4 chữ, được bố
trí theo kiểu câu hỏi khơng có lời đáp
+ Cặp câu cuối là thơ lục bát
->Sự dâng trào cảm xúc, từ cảm xúc nhớ



thương sang lo âu ,khắc khoải.
*Bài ca dao là nỗi nhớ mãnh liệt nhưng
không khỏi lo âu khắc khoải của cô gái
khi xa cách người yêu.
* Bài ca dao số 5 :
- Hình thức : chỉ có 2 câu thơ lục bát
- Bài ca dao ẩn chủ thể : ai ước , ai bắc
cầu . Nhờ vào tín hiệu : chàng sang chơi
-> Lời của cơ gái.
- Hình ảnh độc đáo :
+ Sông rộng một gang : thế lực ngăn trở
tình yêu .
+ Cầu dải yếm : gắn liền với người con
gái , vừa bộc lộ nét duyên dáng , tình tứ ,
ý nhị , vừa bộc lộ quyết tâm vượt qua
con sơng cách trở để đến với tình u.


Đây là những hình ảnh của ước
mơ nhưng bộc lộ chân thành tình cảm
của cơ gái .Một tình cảm đẹp , táo bạo
nhưng ý nhị , tinh tế , đáng yêu.
4. Bài ca dao số 6 :

- Đây là bài ca dao làm theo thể tự do :
Hs : nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận phá cách
.
-> Diễn tả tình cảm mênh mơng của
Gv : ghi vắn tắt ý chính lên bảng phụ . lịng người .
4. Bài ca dao số 6 :


Nhận xét , bổ sung , hoàn thiện , ghi - Cách biểu hiện tình nghĩa đặc sắc :
bảng.
+ Hình ảnh : gừng – muối ( cay , mặn )
hai vị đậm đà không phai nhạt theo thời
* GV : Nhận xét tinh thần làm việc, kết gian -> biểu tượng cho tình yêu nam nữ
quả thảo luận và cho điểm các nhóm . ,tình cảm vợ chồng thuỷ chung , son sắt ,
Đặc biệt biểu dương nhóm làm việc đậm đà , nồng ấm.
nghêm túc , tinh thần hợp tác cao.

+Con số : ba năm , chín tháng , ba vạn
sáu ngìn ngày ( tức 100 năm = đời người
) -> chỉ khoảng thời gian rất dài .Đây là
cách nói phóng đại quen thuộc trong ca
dao nhằm khẳng định tình nghĩa vợ


chồng luôn bền vững với thời gian.
*Bài ca dao là tiếng hát nghĩa tình tha
thiết , khẳng định phẩm chất thuỷ chung
son sắt trong cuộc sống vợ chồng.
II. Tổng kết :

II. Tổng kết :

HS tự rút ra những giá trị về nội dung và

1.Nội dung : Qua nỗi niềm chua xót ,
đắng cay và tình cảm u thương chung
thuỷ, tác giả dân gian đã ngợi ca , khẳng

nghệ thuật qua chùm ca dao đã học
định vẻ đẹp đáng trân trọng trong đời
Gv gọi học sinh trình bày, sau đó khắc sống tâm hồn của người bình dân Việt
sâu.( Chú ý ghi nhớ SGK )
nam xưa.
2.Nghệ thuật :
- Thể thơ : lục bát , lục bát biến thể , thơ
bốn chữ.
- Lặp lại công thức mở đầu : Thân em ;
Trèo lên ; Nhớ ai ; Ước gì …
- Các mơ típ biểu tượng : cái cầu , gừng
cay - muối mặn ; thuyền - bến
- Các hình ảnh so sánh , ẩn dụ : tấm lụa ;
củ ấu gai ……
Hoạt động 3 : Luyện tập
1.Mục tiêu : củng cố kiến thức mới qua bài tập
2.Nhiệm vụ của học sinh : Làm bài tập GV ra
3.Cách thức tiên hành : GV sử dụng phương pháp : phát vấn
BT : Tiếp mạch cảm nghĩ chung về thân phận phụ thuộc , mỏng manh trôi nổi
của người phụ nữ trong ca dao , tác giả nào đã cho ra đời những tác phẩm tạo
nên sự tiếp nối giữa văn học dân gian và văn học viết ?
Đáp án : Đó là nữ sĩ Hồ Xuân Hương : tiêu biểu là tác phẩm “Bánh trơi nước”
Hoạt động 4. Vận dụng
1.Mục tiêu : Tạo tình huống để HS vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình
huống thực tiễn , liên hệ đến các vấn đề xã hội và bản thân
2.Nhiệm vụ của học sinh : Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề Gv
đặt ra
3.Cách thức tiên hành :
- Phương pháp /kĩ thuật dạy học : Phát vấn , gợi mở



- Hình thức tổ chức : HS thảo luận nhóm
Câu hỏi

Gợi ý

Qua chùm ca dao vừa học, anh (chị ) So với văn học viết, ca dao có những
thấy ca dao có những đặc điểm nghệ đặc điểm nghệ thuật riêng biệt :
thuật riêng biệt nào so với nghệ thuật - Về thể thơ : ca dao thường dùng các
thơ của văn học viết ?
thể thơ lục bát , thể vãn bối , thể lục bát
biến thể .
- Về lối diễn đạt : ca dao thường dùng
lối diễn đạt bằng một số công thức mang
đậm sắc thái dân gian.Chẳng hạn mở
đầu cùng một mô thức như : Thân em ..,
Trèo lên.., Ước gì , Nhớ ai..
- Về biểu tượng : Nhiều sự vật , hiện
tượng quen thuộc đã trở thành biểu
tượng trong ca dao : cái cầu , cái khăn ,
ngọn đèn , gừng cay – muối mặn ..
- Về hình ảnh : Nhiều hình ảnh đem ra
so sánh , ẩn dụ thường được từ cuộc
sống đời thường hoặc thiên nhiên vũ trụ
: tấm lụa đào , củ ấu gai ……
Hoạt động 5. Mở rộng
1.Mục tiêu :Nâng cao khả năng tự học của HS
2.Nhiệm vụ của học sinh : Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu , nghiên cứu
mở rộng.
3.Cách thức tiên hành :

- Phương pháp /kĩ thuật dạy học : Đặt câu hỏi , gợi ý
- Hình thức tổ chức : HS về nhà tìm hiểu và trình bày ở tiết sau
Câu hỏi

Gợi ý

Trong bài thơ sau,tác giả đã mượn ý tứ
của những câu ca dao nào, ở những câu
thơ nào? Cách sử dụng khéo léo và sáng
tạo ra sao ?Anh (chị) thích nhất cách sử
dụng câu ca dao nào ? Vì sao?

a.Trong bài thơ tác giả đã sử dụng rất
nhiều ý tứ của ca dao :

Bóng chiều
Ai vừa trao nụ tầm xuân

- Câu 1,12,13 :
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân …..
- Câu 5 :


Cho lịng ai lại âm thầm xót xa
N ỗi ni ềm trong một cánh hoa

Yêu nhau cởi áo cho nhau
Về nhà dối mẹ qua cầu gió bay


Chiều chiều nghiêng cả cánh cò chân -Câu 7 : Quả cau nho nhỏ
mây
Cái vỏ vân vân…
Lời yêu thương để gió bay
Hẹn thề xưa để tháng ngày phong rêu
Quả cau xanh chút vôi điều
Trầu xanh một lá người yêu một thời
Sâu làm chi bấy giêng thơi
Để trầu cau héo trong cơi nhà người
Duyên mình khơng thắm thì thơi
Xin ai đừng xuống dạo chơi vườn cà
Đừng lên cây bưởi hái hoa
Đừng đi qua ngõ…người ta đặt điều
Đừng làm gợn sóng ao bèo
Và đừng xơ ngã bóng chiều vào em...
( Thảo Vi , báo Văn Nghệ )

-Câu 9,10:
Đàn bà nông nổi giêng khơi
Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu
-Câu 14 :
Mình nói với ta mình hãy cịn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bị
- Câu 15 :
Bèo than thân khi trôi khi nổi …
b. Cách vận dụng ca dao thật tự nhiên ,
nhuần nhị , khéo léo khiến bài thơ đậm đà
sắc thái dân gian mà vẫn hiện đại .
c. HS tự trình bày câu ca dao mà mình
thích nhất và lí giải.


4.2.Phương pháp sân khấu hóa : Áp dụng thực nghiệm trong tiết trải nghiệm
tác phẩm Tấm Cám ( Chương trình ngữ văn 10 ) . Kịch bản do nhóm biên kịch
lớp 10D ( năm học 2019/2020) thực hiện.
Kịch bản Tấm Cám
Tại nhà Tấm :
Dì ghẻ : Tấm ! Con Tấm đâu rồi ! Con ranh này lại chết rẫm ở đâu rồi ?
Tấm ( lật đật chạy ra ) : Dạ ! Dì gọi con ạ !
Dì ghẻ ( nguýt ) : Mày ở đâu để tao gọi rát hết cả họng thế hả ?
Tấm : Dạ thưa dì ! Con mới đi chăn trâu về , tranh thủ gánh nước đổ đầy chum ,
khoai con đã thái , bèo con cũng vớt rồi. Bây giờ con đang xay lúa giã gạo , ồn
quá nên con ko nghe dì gọi ạ..
Dì ghẻ : Tốt ! Mày chịu khó mà làm . Tao là tao tốt bụng nổi tiếng cái làng này .
Chứ ai lại nuôi ko cái hạng con chồng như mày. Bố mẹ mày chết rồi , tao có
lịng tốt mới nuôi mày . Chứ người khác họ đuổi mày ra đường rồi đấy con ạ.
Tấm : Dạ ! Con đội ơn dì


( Cám vừa đi vừa ngáp , càu nhàu ): Mẹ ! Cái gì mà ầm ĩ lên thế ! Người ta đang
ngủ ngon..hứ... ( Lườm Tấm ) Chị tấm , chị lại gây chuyện phải ko ?
Dì ghẻ ( Chạy lại vỗ về Cám ) : Ôi ! Gái yêu của mẹ ! Mẹ xin lỗi đã làm con
thức giấc. Con đói bụng chưa để mẹ lấy đồ ăn ngon cho con. Con Tấm đâu ? (
Quay sang Tấm – ngt ) Mày cịn đứng ì ra đấy , lấy đồ ăn cho em ! Mày mà
ăn vụng thì chết với bà...
Tấm chạy vào bê đồ ăn ra
Dì ghẻ : Này hai đứa ! Hôm nay đẹp giời đưa rỏ ra đồng băt ít cái tơm con cá .
Đứa nào bắt được nhiều , tao thưởng cho cái yếm đỏ..
Tấm ( mừng rỡ ) : Thật hả dì , nếu bắt được nhiều sẽ thưởng yếm đỏ đúng ko dì
Cám : Mẹ ! Sao mẹ bảo con làm việc ấy !mẹ nhìn váy áo con thế này xuống
đồng sao được. Với lại con có bao giờ làm đâu mà biết. Mọi việc trong cái nhà

này đều do chị Tấm làm cả mà. Con có đụng tay việc gì đâu..Mẹ...mà con đầy
yếm đẹp , chả thèm...
Dì ghẻ ( lơi cám lại 1 chỗ ) Mày ngu lắm con ạ. Mày cứ đi , ra đó đã có con
Tấm nó lo, con chỉ việc vui chơi là được..
Cám : Thế thì được..chứ ko là con ko đi đâu đấy !
Dì ghẻ ( đưa giỏ cho 2 chị em )
Cảnh ngoài đồng
Cám : la...la...Hoa đẹp quá ! Ơ con gì thế kia....
Tấm : Hơm nay thời tiết đẹp nên nhiều cá. Ơi ! ( nhìn vào giỏ ) Cá đã đầy rồi
này. Nhất định mình sẽ được thưởng yếm đỏ . Đồ của mình chẳng có cái nào
lành.. Em Cám có bao nhiêu đồ đẹp. Mình mơ có cái yếm đã lâu. May quá..Yếm
ơi ! đợi chị nhé..
Cám : Chị Tấm ơi ! Chị Tấm , đầu chị lấm chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng ..
Tấm : Thật hả em ? Cảm ơn em nhé ..Em xem chị bắt đầy giỏ rồi này , em cứ
mãi rong chơi , thế đã bắt được gì ko ? Thơi em trơng giỏ cho chị , chị ra chỗ
sâu kia tắm rửa cho sạch ( Tấm vào trong )
Cám : Đúng là đồ ngu ! Nói thế mà cũng tin . Này là của chị ( Đổ cá sang giỏ
mình ) Của mình hết . Đợi đó , chị cịn lâu mà có yếm đỏ nhá..
( Cám bỏ chạy )
Tấm đi ra
Tấm : Cám ơi ! Em đâu rồi ! ( Thấy giỏ cá lăn lóc – cầm lên nhìn vào ) Ơi giỏ
cá của mình , Cá của mình đâu rồi ...hu..hu ...Cám ơi em đâu rồi...hu
Bụt xuất hiện : Làm sao con khóc ?


Tấm : Người là ai ?
Bụt : Ta là bụt trên tịa sen , nghe tiếng con khóc chẳng thể cầm lòng nên xuống
giúp con .
Tấm : Bụt ơi ! Hơm nay dì sai con đi bắt tơm bắt cá cùng em Cám , người em
cùng cha khác mẹ với con. Dì nói ai bắt được nhiều sẽ được thưởng yếm đào.

Con vất vả cả buổi được một giỏ đầy. Tin lời em Cám nói đầu con lấm, con đi
tắm rửa nhưng quay lại chị chẳng thấy Cám và cá đâu chỉ cịn giỏ ko.....hu...hu
Bụt : Thơi con nín đi . Trong giỏ vẫn còn 1 con cá Bống , con đưa về thả xuống
giếng mà nuôi. Mỗi bữa đáng ăn 3 bát con ăn 2 , bớt 1 đem cho Bống , mỗi khi
cho ăn con gọi : Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Tấm : Dạ . Con cảm ơn Bụt ạ
Nhà dì ghẻ :
Cám : Mẹ ! Dạo này con thấy chị Tấm rất lạ , ngày nào sau bữa cơm cũng bê
cơm ra ngoài giếng. Con đi theo rình thì phát hiện ra Chị Tấm nuôi cá bống
trong giếng mẹ ạ. Con đã học thuộc câu gọi cá của chị ấy...mẹ..chúng ta bắt cá
Bống ăn đi...
Dì ghẻ : Con yêu ! nếu con muốn ăn cá , mẹ sẽ bắt cho con ăn... Tấm đâu , con
Tấm đâu rồi ?
Tấm ( chạy ra ) : Dạ thưa dì con đây !
Dì ghẻ : Con ơi ! làng ta đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy . Mai con chăn trâu phải
chăn đồng xa chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu
Tấm : Dạ thưa dì .
Cảnh ngồi giếng
Tấm : Mình đi chăn trâu xa cả ngày nay , chắc là em Bống của mình đói lắm.
( Bê bát cơm ) mình nhớ em Bống ghê : Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta đừng ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người
Ơ Bống ơi , em đâu rồi...Mọi bữa chị gọi là em lên ngay mà..Bống ơi ! ơ...cái gì
kia..máu...máu...hu...hu.....Bống ơi ai giết em rồi.....hu....hu
Bụt hiện lên : Làm sao con khóc ?
Tấm : Bụt ơi ! hơm nay dì sai con đi chăn đồng xa vì làng cấm đồng , nhưng
bây giờ con gọi mãi chẳng thấy Bống đâu….hu…hu
Bụt : Con Bống của con người ta ăn mất rồi. Thôi con đừng khóc nữa , con về
tìm xương đem bỏ vào 4 cái lọ đem chôn ở 4 chân giường sẽ có lúc cần tới.
Tấm : dạ thưa bụt



×