Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

SKKN một số giải pháp nhằm phát triển phong trào giáo dục thể chất, nâng cao chất lượng huấn luyện mũi nhọn bộ môn đạt kết quả cao cho học sinh trường THPT nguyễn xuân ôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 50 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
Thể dục thể thao (TDTT) ra đời, tồn tại và phát triển cùng xã hội lồi người,
đó là hình thức vận động tích cực giúp con người hồn thiện bản thân cả thể chất
và tinh thần. Tập luyện TDTT giúp con người phát triển về thể chất, củng cố và
nâng cao sức khỏe, phát triển cân đối và hài hịa hình thái cơ thể, đồng thời phát
triển các phẩm chất đạo đức, trí sáng tạo, thẩm mỹ, tăng khả năng làm việc phục
vụ cho lao động sản xuất và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. TDTT còn là cầu nối giữa
các dân tộc và các quốc gia trên toàn thế giới. Qua đó, trao đổi và tiếp thu những
tinh hoa văn hóa, những thành tựu khoa học kỹ thuật, học hỏi lẫn nhau, tăng cường
tình đồn kết gắn bó hữu nghị giữa các dân tộc và các quố gia trên thế giới.
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “ Mỗi một người dân yếu ớt, tức là
cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe ”.Vì sự
phát triển phồn vinh của đất nước, Đảng, nhà nước ta ln có những chủ trương,
đường lối, chính sách nhằm phát triển phong trào TDTT và công tác Giáo dục thể
chất (GDTC) trong ngành giáo dục. Phát triển phong trào GDTC là nhằm mục đích
giáo dục và rèn luyện cho lớp lớp học sinh về : Đức- Trí- Thể- Mỹ..hồn thiện con
người một cách tồn diện..
Để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm học, đặc biệt là cơng tác phát triển
phong trào GDTC nhằm góp phần quan trọng trong việc tuyển chọn, phát hiện
nhân tài thể thao, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng học sinh nâng cao thành tích, phát
triển tố chất thể lực,... tham gia và đạt kết quả cao nhất về chuyên môn trong các
giải TDTT cũng như trong các kỳ Hội khỏe phù đổng (HKPĐ) các cấp. Với đặc
trưng của bộ môn Thể dục hầu hết các tiết học đều học thực hành ngoài trời, ngoài
việc tổ chức tốt các tiết dạy nội khóa trong chương trình, cơng tác huấn luyện (học
tập ngoại khóa), xây dựng và tổ chức các Câu lạc bộ TDTT ngoại khóa trong nhà
trường là điều cần thiết và hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, cơng tác phát triển GDTC là nhiệm vụ quan trọng trong toàn
ngành Giáo dục nói chung, ngành giáo dục Nghệ An nói riêng. Trong những năm
qua Sở Giáo dục và Đào tạo ( GD & ĐT ) thường xuyên tổ chức các giải TDTT
nhằm động viên, khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên (CB, GV, NV) cũng


như lớp lớp học sinh trong toàn ngành rèn luyện sức khỏe để thi đua dạy tốt, học
tốt... phát triển đầy đủ về Đức- Trí – Thể - Mỹ. Chính vì lẽ đó, khơng chỉ có ở
Trường THPT Nguyễn Xn Ơn mà các trường học trong tồn tỉnh phong trào
TDTT, công tác GDTC đã phát triển mạnh mẽ .
Trong các kỳ HKPĐ các cấp, ngồi cơng tác kiểm tra, đánh giá, khẳng định
chất lượng mũi nhọn bộ mơn thì đây cũng chính là một sân chơi nhằm phát triển
công tác GDTC trong nhà trường. Tạo tinh thần đồn kết, học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau, tích cực luyện rèn nâng cao về thể chất cho các em, đồng thời đây cũng
chính là chìa khóa nhằm tuyển chọn nhân tài thể thao cho đất nước...
1


Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn được thành lập 3 - 1946, với bề dày truyền
thống 75 năm xây dựng và phát triển, Trường là cái nơi có truyền thống về phong
trào dạy tốt – học tốt, văn hóa văn nghệ, TDTT. Công tác phát triển bộ môn GDTC
luôn được lãnh đạo nhà trường quan tâm, chỉ đạo và ủng hộ. Nhà trường đã đầu tư
xây dựng cơ bản về CSVC, sân chơi, bãi tập, nhà tập đa chức năng phục vụ cho
công tác giảng dạy bộ môn cũng như phát triển phong trào TDTT. Đội ngũ Giáo
viên bộ môn Thể dục của trường đa số nhiệt tình, năng động, có trình độ chun
mơn vững vàng, thường xun trau dồi chun môn, nghiệp vụ, sẵn sàng đáp ứng
mọi nhiệm vụ được giao nhằm xây dựng phát triển phong trào GDTC và huấn
luyện mũi nhọn bộ môn đạt kết quả cao cho học sinh của nhà trường.
Để có kết quả trong việc huấn luyện nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn
GDTC của nhà trường, sẵn sàng tham gia đạt thành tích cao nhất trong các kỳ
HKPĐ các cấp, đặc biệt là vòng chung kết HKPĐ Tỉnh Nghệ An từ lần thứ XVII /
2015-2016 đến lần thứ XIX /2020. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học
chính khóa đúng, đủ chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng các
phương pháp và đồ dùng dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, công tác tuyển chọn
và xây dựng triển khai kế hoạch huấn luyện phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh
đối tượng học sinh, kế hoạch hoạt động của nhà nhà trường là điều hết sức quan

trọng. Với nhiệm vụ này, ngoài việc phát huy năng khiếu bẩm sinh vốn có của các
em học sinh chúng ta cần xây dựng một kế hoạch huấn luyện khoa học, đặc biệt
phải tuyển chọn đúng đối tượng học sinh. Điều đó khẳng định rằng : Phát triển
phong trào GDTC và việc tuyển chọn tổ chức huấn luyện mũi nhọn bộ môn là hai
yếu tố không thể tách rời nhau đối với người giáo viên làm công tác giảng dạy bộ
môn GDTC. Với những lí do nêu trên và trách nhiệm là Tổ trưởng chuyên môn từ
năm học 2014 - 2015 đến nay, từ thực tiễn trong công tác tôi mạnh dạn nghiên cứu
và thể nghiệm sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm phát triển phong trào Giáo
dục thể chất, nâng cao chất lượng huấn luyện mũi nhọn bộ môn đạt kết quả cao
cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn” . Tơi mong các đồng nghiệp xây
dựng, góp ý để sáng kiến hồn thiện hơn cùng nhau ứng dụng trong cơng tác xây
dựng phong trào và huấn luyện tại đơn vị mình .
II. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, từ thực tiễn dạy học và
tổ chức xây dựng phong trào GDTC – Huấn luyện, bồi dưỡng mũi nhọn bộ môn
đạt kết quả cao; nhân rộng các giải pháp mà bản thân tôi đã nghiên cứu thực hiện
thành công.
Với đề tài này, mục đích của việc nghiên cứu, thể nghiệm phải hết sức cụ thể,
xây dựng kế hoạch và triển khai khoa học phù hợp với đối tượng và điều kiện về
CSVC, kế hoạch hoạt động nhà trường cũng như sự ủng hộ, chỉ đạo của Ban giám
hiệu nhằm phát huy hết khả năng, năng khiếu của học sinh.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


Đối với đề tài: “ Một số giải pháp nhằm phát triển phong trào Giáo dục thể
chất, nâng cao chất lượng huấn luyện mũi nhọn bộ môn đạt kết quả cao cho
học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn” cần phải triển khai, thực thi các nhiệm
vụ sau:
-Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, tham mưu với Ban giám hiệu

nhà trường triển khai một số giải pháp công tác phát triển phong trào GDTC, tuyển
chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn bộ môn.
- Nhiệm vụ 2: Tổ chức triển khai công tác huấn luyện, kiểm định chất lượng,
tuyển chọn đội tuyển chính thức tham gia HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XVII /
2015- 2016, lần thứ XVIII / 2018, lần thứ XIX / 2020.
- Nhiệm vụ 3: Tham mưu cho Ban giám hiệu tăng cường, phát huy sự đầu tư
ủng hộ của các đơn vị, cơ quan, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, hội phụ huynh
đối với công tác GDTC của nhà trường.
IV. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu các văn bản, các tài liệu xây
dựng kế hoạch, tham mưu Ban giám hiệu trong công tác phát triển phong trào
giáo dục thể chất trong các nhà trường.
2. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: tổ chức thành lập và tham
khảo ý kiến Hội đồng huấn luyện, tuyển chọn đối tượng có năng khiếu, có tinh
thần Thể thao và ý chí trong tập luyện và thi đấu.
3.Phương pháp thống kê, đối chiếu, đàm thoại, đối chứng....
4. Phương pháp thực nghiệm khoa học: Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, kiểm
định chất lượng, tuyển chọn VĐV đúng đối tượng, đúng năng lực, năng khiếu của
học sinh.Tham gia thi đấu HKPĐ cấp Tỉnh lần thứ XVII, XVIII, XIX.
V. Đối tượng, địa điểm, thời gian tổ chức nghiên cứu:
1. Thời gian tổ chức nghiên cứu
- Tìm hiểu, xây dựng kế hoạch, nghiên cứu, tổ chức thực nghiệm từ tháng 8
năm 2015 đến tháng 6 năm 2020.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Các giải pháp phát triển phong trào GDTC và nâng cao chất lượng huấn
luyện mũi nhọn bộ môn đạt kết quả cao.
- Học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
3. Địa điểm tổ chức nghiên cứu:
- Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn – Huyện Diễn Châu – Tỉnh Nghệ An


3


PHẦN II :NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
Căn cứ vào phong trào giáo dục thể chất của nhà trường cũng như các đơn vị
trong toàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua, căn cứ vào kết quả các kỳ HKPĐ
các cấp, căn cứ vào năng khiếu, ý nguyện của các em học sinh, căn cứ vào năng
lực, trình độ chuyên môn, tinh thần và kinh nghiệm của đội ngũ HLV, CSVC nhà
trường…Được sự tín nhiệm của Ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ làm Tổ
trưởng chuyên môn cho tôi, tôi đã ngiên cứu, thu thập thông tin, tham mưu tích
cực với Ban giám hiệu tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể, hiệu quả trong công
tác phát triển giáo dục thể chất, công tác tổ chức tuyển chọn và huấn luyện cho học
sinh tham gia HKPĐ các cấp.
Tổ chức tuyển chọn học sinh đúng đối tượng và sở trường mạnh nhất nội
dung thi đấu, thành lập hội đồng HLV có bản lĩnh, có năng lực chun mơn theo
nội dung phân cơng huấn luyện, có kinh nghiệm trong cơng tác huấn luyện. Chọn
địa điểm, thời gian tập luyện phù hợp với từng bộ môn và thời gian học tập của học
sinh, đảm bảo cơng tác an tồn, tiết kiệm và hiệu quả.
Lập kế hoạch huấn luyện, giáo án huấn luyện cụ thể khoa học, tổ chức vừa
huấn luyện vừa kiểm tra năng lực của từng học sinh, rà soát, đối chiếu, kiểm định
chất lượng (thành tích) của các em theo từng kỳ, từng giai đoạn, thành lập đội
tuyển chính thức tham gia thi đấu đạt hiệu quả cao nhất góp phần vào thành tích
chung của đồn VĐV nhà trường.
Để nâng cao chất lượng mũi nhọn góp phần dành thắng lợi cao trong các kỳ
HKPĐ, phát hiện nhân tài Thể thao cho đất nước thì cơng tác xây dựng kế hoạch,
tố chức triển khai các nhiệm vụ cũng như bồi dưỡng, huấn luyện đội ngũ HSG bộ
môn GDTC là một điều hết sức quan trọng. Thành tích thể thao khơng thể tính
ngày một, ngày hai..Đây phải là một q trình cụ thể, khoa học, phải có chu kỳ
ngắn hạn, dài hạn, phải tuyển chọn đúng đối tượng, tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện

có hiệu quả và đạt thành tích cao. Đây chính là vai trị quyết định vào thành cơng
của đồn VĐV Trường THPT Nguyễn Xn Ơn tại các kỳ HKPĐ tỉnh Nghệ An từ
năm 2015 đến năm 2020.
II. Cơ sở thực tiễn
Những năm trước đây công tác phát triển bộ môn GDTC của nhà trường chưa
được chú trọng, Ban giám hiệu nhà trường chủ yếu chú trọng vào chất lượng văn
hóa, nhiều chủ điểm, nhiều chương trình, kế hoạch, giải pháp, các chuyên đề đều
chú trọng đến các môn văn hóa cơ bản. Cơng tác kiểm tra, bình xét danh hiệu thi
4


đua của nhà trường chưa đi sâu vào kết quả HKPĐ. Việc tham mưu, xây dựng kế
hoạch chun mơn cịn nhiều hạn chế, chưa sát thực. Cơ sở vật chất, sân bãi dụng
cụ phục vụ cho công tác giảng dạy bộ mơn GDTC chưa đáp ứng được nội dung,
chương trình, phương pháp dạy học bộ mơn theo chương trình mới. Cơng tác xã
hội hóa giáo dục: chưa tranh thủ được sự ủng hộ của các tổ chức xã hội, các doanh
nghiệp, các nhà hảo tâm ủng hộ phong trào TDTT của ngành, của đơn vị. Đại đa
số học sinh chưa ham học, học tập mang tính chất sở thích, ngẫu hứng. Đội ngũ
giáo viên Thể dục trên địa bàn huyện cũng như của trường phần lớn chưa thật sự
yêu nghề, nhiều giáo viên còn chú trọng đầu tư làm ăn ngồi để phát triển kinh tế
gia đình. Cơng tác bố trí giảng dạy, chuẩn bị hồ sơ cịn mang tính chất đối phó,
chưa tập trung vào chun mơn, chưa hào hứng trong công tác tuyển chọn cũng
như huấn luyện bồi dưỡng HSG bộ mơn có tính chất thời vụ.
Trước đây Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ
đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An về công tác GDTC và tổ chức HKPĐ các cấp nhưng
chưa đạt được kết quả cao. Tại các kì HKPĐ tỉnh Nghệ An lần thứ XV/2012 về
trước học sinh nhà trường chỉ đạt 1-2 giải thưởng.
III. Một số giải pháp nhằm phát triển phong trào Giáo dục thể chất, hoạt
động TDTT tại Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn.
Đúc rút từ kinh nghiệm thực tế và nhiệm vụ được giao làm tổ trưởng chuyên

môn từ năm học 2014 - 2015, tôi chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học bộ
môn GDTC, đánh giá kết quả dạy học bộ môn, xây dựng phong trào GDTC trong
nhà trường, nâng cao chất lượng mũi nhọn bộ môn. Để phát triển công tác GDTC,
hoạt động TDTT trong nhà trường, đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn
bộ mơn đạt thành tích cao trong thi đấu tại HKPĐ các Cấp và vòng chung kết
HKPĐ Tỉnh Nghệ An từ lần thứ XVII năm 2015-2016 đến lần thứ XIX năm hoc
2019 - 2020 bản thân tôi đề xuất và đưa ra thực nghiệm 09 giải pháp sau:
1.Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động công tác GDTC và phong trào TDTT.
* Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
- Dưới sự lãnh đạo của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chỉ đạo hoạt động
Giáo dục Thể chất và phong trào TDTT trong nhà trường được thành lập gồm :
- Đ/c Hiệu trưởng : Trưởng ban
- Đ/c P. Hiệu trưởng ( Phụ trách hoạt động 3): Phó ban thường trực
- Đ/c Tổ trưởng CM Thể dục – QP: Phó ban phụ trách chuyên mơn
- Đ/c Bí thư Đồn trường: Phó ban phụ trách thi đua
- Ban viên gồm: Các Đ/c Giáo viên thể dục, tài vụ, y tế
- Ban chỉ đạo có nhiệm vụ triển khai và thực hiện các Nghị quyết, Công văn,
hướng dẫn của cấp trên, của trường về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm GDTC và
hoạt động TDTT theo từng năm học. Cụ thể hóa chương trình, kế hoạch và hành
5


động phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, chủ động, sáng tạo, linh hoạt và có
nhiều hình thức phong phú trong quá trình tổ chức, thực hiện.Phối hợp, lồng ghép,
đan xen các hoạt động TDTT trong nhà trường một cách thích hợp, khoa học, có
tính khả thi cao, xây dựng và vận động nguồn kinh phí hoạt động TDTT.
- Ban chỉ đạo đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí, thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, rút kinh nghiệm, bổ sung những yêu cầu mới trong quá
trình chỉ đạo và thực hiện, sơ kết, tổng kết động viên khen thưởng kịp thời.
- Thực hiện theo công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ về Công tác GDTC

và hoạt động TDTT theo từng năm học, Điều lệ HKPĐ theo chu kỳ ban hành.
2. Xây dựng kế hoạch, thực hiện công văn chỉ đạo hoạt động phong trào
GDTC và chuẩn bị tốt cho HKPĐ các cấp Tỉnh Nghệ An từ 2015 đến 2020
* Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
HKPĐ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác GDTC trong năm
học được tổ chức theo chu kỳ thường niên, nhằm đánh giá kết quả dạy và học của
bộ môn trong mỗi nhà trường. Năm học 2015 – 2016 Nghệ An vinh dự là đơn vị
đồng chủ nhà tổ chức HKPĐ toàn quốc lần thứ IX – 2016 ( 8/2016), do vậy HKPĐ
Tỉnh Nghệ An lần thứ XVII được tổ chức vòng chung kết vào tháng 12/2015 vượt
trước kế hoạch thường niên gần 4 tháng. Hội khỏe phù đổng Tỉnh Nghệ An lần thứ
XVIII năm 2018 diễn ra theo đúng chu kỳ và kế hoạch, trong khi đó HKPĐ Tỉnh
Nghệ An lần thứ XIX – 2020 phải thay đổi kế hoạch, thời gian và đối tượng học
sinh tham gia do dịch COVID – 19 dẫn đến tháng 6/2020 mới kết thúc. Căn cứ vào
các tình hình đặc điểm nêu trên, tơi đã tham mưu và chủ động xây dựng kế hoạch
như sau:
Bước 1: Xây dựng, dự thảo kế hoạch
- Thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT Nghệ An về công tác GDTC
từng năm học, kế hoạch tổ chức và điều lệ KHPĐ Tỉnh Nghệ An theo chu kỳ, tham
khảo ý kiến chỉ đạo của Đ/c Thúc Văn Tài – Chuyên viên GDTC của Sở GD &
ĐT và tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp, tìm hiểu nguyện vọng, sở thích của
các em học sinh, tôi đã mạnh dạn dự thảo kế hoạch trình trình Ban giám hiệu nhà
trường với các yêu cầu cơ bản sau:
+ Mục đích, ý nghĩa trong việc phát triển bộ môn GDTC, phong trào TDTT ở
đơn vị
+ Công tác tổ chức, các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn.
+ Đầu tư xây dựng CSVC, sân bãi, dụng cụ phục cho giảng dạy bộ môn, phát
triển phong trào TDTT, nâng cao thể lực, rèn luyện sức khỏe, thi đua dạy tốt, học
tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động Thể chất, tổ chức tốt HKPĐ cấp trường. tham
gia tốt HKPĐ cấp Huyện, cấp Tỉnh.

6


+ Tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động TDTT.
Bước 2: Tham mưu, trình Ban giám hiệu kế hoạch, cơng tác phát triển GDTC của
nhà trường theo năm học, chuẩn bị kế hoạch cho HKPĐ các cấp từ năm học 2015 –
2016 đến năm 2020.
Bước 3: Triển khai kế hoạch, kiểm tra, tư vấn, thúc đẩy phong trào GDTC:
- Kiểm tra công tác tổ chức, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ tại nhà trường
- Kiểm tra năng lực giáo viên trực tiếp giảng dạy và huấn luyện.
- Kiểm tra kết quả học tập và huấn luyện chuẩn bị thi đấu của học sinh.
- Phát huy tốt nhất những thuận lợi, khắc phục những khó khăn nhằm nâng
cao chất lượng bộ môn GDTC, phát triển phong trào TDTT tại đơn vị mình…
3. Xây dựng đội ngũ giáo viên Thể dục Thể thao
* Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
- Thuận lợi:
+ Đội ngũ giáo viên Thể dục – Thể dục Quốc phịng của Trường THPT
Nguyễn Xn Ơn là có: 08 GV ( 06 nam, 02 nữ ), trong đó Đảng viên : 04, Giáo
viên đạt GV dạy giỏi cấp Tỉnh: 03, giáo viên có SKKN: 03, có trình độ Đại học
chính quy, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, có chun mơn sâu và hiểu biết
trong lĩnh vực TDTT vững vàng.
+ Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến công tác GDTC và phong trào
TDTT, thường xuyên dự giờ thăm lớp, theo dõi kiểm tra việc bồi dưỡng, huấn
luyện các đội tuyển học sinh năng khiếu TDTT của bộ môn.
+ Giáo viên giảng dạy của Tổ bộ môn ln có tinh thần tự học, tự rèn luyện
và ln được bổ sung, mở rộng kiến thức qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn, dự giờ
thăm lớp để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.
-Biện pháp:
+ Đội ngũ Giáo viên Thể dục của trường đóng vai trị quyết định trong việc
phát triển phong trào GDTC và hoạt động TDTT trong nhà trường. Từ việc xây

dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động và các phong trào, tập hợp khối học sinh để
tổ chức các Câu lạc bộ sinh hoạt, tổ chức huấn luyện và thi đấu, đánh giá và đúc
rút kinh nghiệm kết quả giảng dạy - huấn luyện – công tác hoạt động phong trào.
+ Thực hiện nghiêm túc và đúng các quy định của ngành và nhà trường đề ra.
+ Thực hiện giảng dạy và huấn luyện theo đúng sự phân công của Tổ chuyên
môn.
+ Thực hiện xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch huấn
luyện, tổ chức thi đấu.

7


+ Hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện, các công tác khác đạt kết
quả theo kế hoạch đề ra và Tổ chun mơn giao kế hoạch.
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học
sinh, tăng cường công tác tự bồi dưỡng, thăm lớp dự giờ - thao giảng, tham gia thi
giáo viên dạy giỏi cấp trường – cấp Tỉnh. Đổi mới sinh hoạt tổ , nhóm chun mơn
theo nghiên cứu bài học , xây dựng chủ đề dạy học theo định hướn phát triển năng
lực học sinh, viết sáng kiến kinh nghiệm,...
+ Thực hiện nề nếp, tác phong làm việc của người Giáo viên TDTT.

Hình 1: Đội ngũ Giáo viên Tổ Thể Dục
4.Công tác giảng dạy – Tuyển chọn học sinh năng khiếu TDTT
*Nội dung, mục tiêu của giải pháp
- Công tác giảng dạy chính khóa:
+ Cơng tác giảng dạy chính khóa xác định nhiệm vụ và mục tiêu của bộ môn
Thể dục ở Trường phổ thông là truyền thụ kiến thức và kỹ năng cơ bản của bộ
môn, rèn luyện thể lực, góp phần củng cố và nâng cao sức khỏe cho học sinh.
+ Tổ chức, thực hiện chương trình môn học GDTC đảm bảo thời lượng, phù
hợp về nội dung, hình thức theo quy định của Bộ GD & ĐT đối với cấp THPT.

+ Tổ bộ môn đã xây dựng kế hoạch giáo dục theo từng năm học (khung
chương trình của bộ GD & ĐT, chương trình tự chọn phù hợp với năng khiếu học
sinh, CSVC của nhà trường và địa phương, kế hoạch tổ chức các câu lạc bộ ngoại
khóa của bộ mơn).
8


+ Việc đổi mới phương pháp dạy học: Lấy học sinh là trung tâm, dạy học theo
định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh, nâng cao chất lượng dạy – học
bộ mơn theo việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa mới.
+ Tham mưu, đề xuất Ban giám hiệu nhà trường tăng cường CSVC dạy học.
Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng dụng cụ tập luyện TDTT.
+ GV thực hiện đúng, đầy đủ tiến trình kế hoạch và giáo án giảng dạy, có
biện pháp tổ chức, quản lí nề nếp học sinh đảm bảo an tồn trong học tập và các
hoạt động có tính khoa học theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn
GDTC.
+ Triển khai có hiệu quả cơng tác phịng, chống tai nạn đuối nước đối với học
sinh, hướng dẫn kỹ năng nhận biết, kỹ năng chủ động phòng, tránh tai nạn đuối
nước.
+ Giáo án dạy học thể hiện được sự đổi mới phương pháp dạy học.
GIÁO ÁN Giảng dạy minh họa:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY – KHỐI 11
BÀI HỌC: THỂ DỤC – CHẠY BỀN
THỜI LƯỢNG: 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ:
+ Sử dụng được một số yếu tố tự nhiên (không khí, nước, ánh sáng...) và dinh
dưỡng để rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.

+ Có hiểu biết sơ giản về môn học thể dục – chạy bền.
+ Vận dụng được một số bài tập vào trong tập luyện.
+ Thực hiện cơ bản đúng các động tác 1-16 TD nam, 4-5 bài TDNĐ nữ.
+ Biết điều chỉnh, sửa sai động tác động tác 1-16 nam, 4-5 bài TDNĐ nữ thông
qua quan sát, tập luyện của bản thân và tổ, nhóm.
NĂNG LỰC CHUNG
Học sinh thực hiện việc sưu tầm tranh ảnh phục
vụ bài học theo yêu cầu của giáo viên. Nhận ra và
Năng lực tự chủ và tự học
điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản
thân khi được GV góp ý.
Biết sử dụng thuật ngữ, kết hợp với hình ảnh để
Năng lực giao tiếp và hợp trình bày thơng tin về động tác ; biết hợp tác trong
tác
nhóm để thực hiện bài tập và trị chơi bổ trợ cho
bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề Thơng qua các hoạt động luyện tập, trị chơi, thi
đấu, vận dụng linh hoạt các phương pháp, phân
tích được động tác trong luyện tập, trong cuộc
9


sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề
để giải quyết phù hợp nhất.
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
- Có ý thức tự giác, tích cực và nghiêm túc rèn
luyện, tu dưỡng bản thân.
- Thể hiện tinh thần tập thể, đoàn kết, giúp đỡ bạn
Bồi dưỡng tinh thần trách
trong tập luyện

nhiệm: tự giác, đồn kết, ý
- Có ý chí vượt qua khó khăn, nỗ lực phấn đấu
chí vượt khó...
vươn lên để đạt kết quả tốt trong luyện tập
- Thể hiện sự u thích mơn học trong học tập và
rèn luyện.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
- Giáo viên chuẩn bị giáo án, trang phục thể thao, tranh ảnh, mơ hình...., một
số dụng cụ phục vụ phù hợp với hoạt động tập luyện của giờ học…
- Học sinh chuẩn bị trang phục thể thao, sưu tầm tranh ảnh minh họa động tác
bài thể dục nhịp điệu nữ và bài liên hoàn nam SGK 11 và chuẩn bị dụng cụ theo
hướng dẫn của giáo viên.
2 Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trị chơi
thả lỏng
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể); tập theo tổ/nhóm;
tập theo cặp đơi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY
Hoạt
động
Mục tiêu
học/ Thời
gian
HOẠT - Tạo tâm thế
ĐỘNG 1: cho HS chuẩn
KHỞI bị tiếp cận với
ĐỘNG nội dung bài
(7 - 10 học mới.

PHÚT) - Phát huy năng
lực HS qua việc
giao quyền chủ

HỌC
Nội dung
dạy học
trọng tâm

PP/KTDH chủ
đạo

+ Khởi động GV nhận lớp
phổ biến nội
chung:
dung, yêu cầu
của giờ học.

Phương án
đánh giá
Đánh giá qua
hoạt động của
cá nhân

+ Khởi động - Hỏi thăm sức
khỏe của HS và
chuyên môn
trang phục tập
10



động cho HS.

- Tại chỗ
- Bước nhỏ,

nâng cao
đùi
- Chạy đá
lăng
trước, sau
- Chạy đá
má trong,
má ngoài

Hiểu được các
kiến thức chung
của tác phẩm
- Nhận biết
được những
đơn vị kiến
thức trọng tâm
cần nắm vững
HOẠT
- Biết thảo luận
ĐỘNG
nhóm để tìm
2:
hiểu thơng tin
PHẦN cơ bản

CƠ BẢN - Rút ra được
(25
bài học
PHÚT)

LUYỆN
TẬP(5
PHÚT)

1. Thể dục
-Học sinh nữ
tập động tác
1 đến động
tác 3 (bài
TDNĐ )
- Học sinh
nam tập từ
động tác 1
đến động tác
10.
- Giáo viên
tổ chức cho
HS luyện tập
các nội dung
2. Chạy bền
Trên địa
hình tự nhiên
- Cự ly: 800
m(nữ),
1.000m

(nam)
- Tốc độ :
Trung bình
Củng cố những - Thực hiện
hiểu biết về bài bài thể dục
TD, chạy bền
nam – nữ
- Xử lí các tình - Trị chơi
huống linh hoạt vận động:
và phối hợp
(GV Chim
được với tập
bay cò bay

luyện.
- GV giao
nhiệm vụ cho
cán sự lớp
hướng dẫn lớp
khởi động và
quan sát, chỉ
dẫn cho HS
thực hiện đúng
động tác.
- Giáo viên di
chuyển và quan
sát, chỉ dẫn cho
HS thực hiện.
- Cho HS xem
bài thể dục để

giúp tất cả HS
đều quan sát
được động tác
cần học.
- Giáo viên nêu
tên động tác để
học sinh biết,
chú ý quán sát
- GV: giao nhiệm
vụ, quan sát nhắc
nhở, sửa sai.
- GV: Phân tích
KT, Làm mẫu
* Giáo viên tổ
chức cho HS
luyện tập: cá
nhân, nhóm.

Gọi 2 HS thực
hiện
- GV phổ biến
cách thức cách
chơi tổ chức cho
lớp cùng chơi

- GV sử dụng
rubic đánh giá
sản phẩm học
tập của học
sinh.

- HS đánh giá
lẫn nhau.
- Đánh giá qua
quan sát thái độ
của HS khi thảo
luận do GV
đánh giá.

Đánh giá qua
quan sát thái độ
của học sinh.
Đánh giá kết
quả của từng
học sinh.
11


thể trong tập
luyện.
+ Thể hiện sự
tăng tiến thể
lực trong tập
tập luyện.
- Thả lỏng tích
HOẠT cực về trạng
ĐỘNG 3: thái ban đầu.
KẾT
- Tự tập BTD
THÚC, liên hoàn
MỞ

(nam) và BTD
RỘNG nhịp điệu (nữ
(5PHÚT) - Nhận xét buổi
tập

- Thả lỏng
Giao bài tập
về nhà

HS thả lỏng cơ
thể.
HS thực hiện ở
nhà

Xuống lớp

-Đánh giá qua
thái độ, ý thức,
trách nhiệm của
học sinh trước
những vấn đề
đặt ra.

GV nhận xét, kết
thúc tiết học

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
Định lượng
Nội dung


TG

I.Phần
II.
Mở đầu
8-10’
1. Nhận lớp:
1-2’
- Hoạt động của
cán sự lớp:
Hoạt động của
giáo viên
2. Khởi động:
7-8’
+ Khởi động
chung:
2-3’
- Tập bài tập
phát triển chung
6 động tác
- Tay cao, ngực,
lườn, vặn mình,
lưng bụng, đá
lăng.
- Xoay các
khớp cổ tay, cổ

SL

Phương pháp tổ chức và yêu cầu

Hoạt động của
GV động
GV nhận lớp
phổ biến nội
dung, yêu cầu
của giờ học.
- Hỏi thăm sức
khỏe của HS
và trang phục
tập luyện.

2x8n
- GV giao

nhiệm vụ cho
cán sự lớp
hướng dẫn lớp
khởi động và
quan sát, chỉ
dẫn cho HS
thực hiện đúng
động tác.
- Giáo viên di

Hoạt động của học sinh
Đội hình nhận lớp
- ĐH nhận lớp:





 (GV)
- Cán sự tập trung lớp, điểm
số, báo cáo sĩ số, tình hình
lớp học cho GV.
- Cán sự điều khiển lớp khởi
động chung và khởi động
chuyên môn (nếu là bài mới
GV sẽ điều khiển lớp khởi
động)
Đội hình khởi động chung:


12


chân, vai, hông,
gối,...
- Ép dây chằng
dọc, ngang
2-3’
+ Khởi động
chuyên môn
- Tại chỗ
- Bước nhỏ,
nâng cao đùi
- Chạy đá lăng
trước, sau
- Chạy đá má
trong, má ngoài

28II. Phần cơ bản 30’
1. TDNĐ: Ôn
- Động tác đánh 12-13
hông.
p
- Động tác phối
hợp.
- Động tác di
chuyển tiến lùi.
- Học động tác
4, 5.
+ Động tác 4Bật nhảy

+ Động tác 5

2. Bài TDLH
của Nam
- Ôn: Động tác
1 – 10

810p

2 lần

chuyển và quan
sát, chỉ dẫn
cho HS thực
hiện.

- Giáo viên


hướng dẫn học
sinh khởi động
chuyên môn

* Giáo viên đưa
ra yêu cầu cung
cấp tài liệu cho
học sinh:
- Cho HS xem
bài thể dục để
giúp tất cả HS
đều quan sát
được động tác
cần học.
- Giáo viên
nêu tên động
tác để học sinh
biết, chú ý
quán sát
- GV: giao nhiệm
vụ, quan sát nhắc
nhở, sửa sai.
- GV: Phân tích



GV

(cs Đội hình khởi động

chun mơn
- HS quan sát, lắng nghe GV
chỉ dẫn để vận dụng vào tập
luyện và chơi trị
* Đội hình HS quan sát GV
làm mẫu động tác
+ HS đứng thành những
hàng ngang hoặc vòng tròn
quay mặt vào nhau nghiên
cứu tài liệu và thống nhất tập
luyện
ĐHTL Nữ :
    
    
 (GV) 
- HS : Quan sát - TL
- HS tự giác tích cực tập
luyện, quan sát, nhận xét và tự
nhận xét.

ĐHTL Nam :
13


2. Bài tập chạy
bền
- Chạy tăng tốc
độ 3- 4 lần các
đoạn 60- 100m.
Tốc độ được

tăng dần đến
cuối cự li nhờ
tăng dần tần số
và độ dài bước
chạy. Khơng
q gắng sức để
có cảm giác
muốn ngừng
chạy.

1-2p

* Giáo viên tổ
chức cho HS
luyện tập
- GV: giao nhiệm
vụ, quan sát nhắc
nhở, sửa sai.



GV cs
- HS : Quan sát - TL
- HS tự giác tích cực tập
luyện, quan sát, nhận xét và tự
nhận xét

- HS






chạy bền
-> 60-100m
->60-100m
->60-100m
->60-100m

Hợp nhóm tập
luyện.

* Củng cố kiến
thức.
- Gọi 2 HS lên
thực hiện bài thể
dục nam – nữ
+ Nam Động tác
tác 1 – 16
+ Nữ Động tác
4–5
III. Phần kết
thúc
a) Thả lỏng

KT, Làm mẫu
- Nêu những
lỗi sai thường
mắc và cách
khắc phục cho

HS khi thực
hiện động tác.
- GV quan sát,
chỉ dẫn cho HS
thực hiện nhằm
đáp ứng yêu
cầu cần đạt.
- GV: Phân tích
KT, Làm mẫu

GV quan sát điều
chỉnh.

- GV quan sát

5p

-ĐH củng cố


 (GV)
HS tự giác tích cực tập luyện,
quan sát, nhận xét và tự nhận
xét
- Thả lỏng theo đội hình khởi
động, cán sự lớp điều khiển,
GV quan sát nhắc nhở.
Đội hình tập trung:
14



- Học sinh thả
lỏng tích cực về
trạng thái ban
đầu.
b) Giao bài tập
về nhà
- Tự tập BTD
liên hoàn ( nam)
và BTD nhịp
điệu ( nữ )
c) Xuống lớp
- Nhận xét
buổi tập.

-

Giáo viên
nhận xét, giao
bài tập, đánh giá
tiết học





 (GV)
HS chú ý lắng nghe

- CƠNG TÁC TUYỂN CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU TDTT

Cơng tác tuyển chọn học sinh có năng khiếu TDTT có vai trị rất quan trọng
trong việc quyết định thành cơng hay thất bại của công tác bồi dưỡng chất lượng
mũi nhọn đạt kết quả cao của bộ môn GDTC, tổ chuyên môn chúng tôi xác định:
+ Xây dựng kế hoạch tuyển chọn từ đầu năm và dài hạn, qua HKPĐ cấp
trường của Tổ bộ môn, qua việc kiểm tra và tuyển chọn các môn thể thao thế mạnh
mà H/s yêu thích.
+ Phân GV phụ trách và huấn luyện theo đúng chun mơn sở trường và
chun mơn sâu, phân cơng nhóm trưởng các nội dung tuyển chọn và huấn luyện.
+ Tuyển chọn thơng qua việc phát động học sinh đăng kí năng khiếu nội dung
tuyển chọn.
+ Tuyển chọn từ kết quả theo dõi, phát hiện tài năng trong tiết dạy chính
khóa, qua tổng kiểm tra chung của từng khối lớp, qua kết quả kiểm tra tiêu chuẩn
rèn uyện thân thể.
+ Tuyển chọn thơng qua các hoạt động của Đồn trường và địa phương tổ
chức các hoạt động – giải TDTT hàng năm.
+ Tuyển chọn qua công tác tổ chức HKPĐ cấp trường là bước quan trọng của
giai đoạn 1.
Từ đó phân cơng nhóm trưởng và nhóm huấn luyện tiếp tục theo dõi và bồi
dưỡng có lộ trình kế hoạch để sau này có kết quả tuyển chọn đúng đối tượng học
sinh.
5.Xây dựng phong trào rèn luyện, học tập và hoạt động TDTT trong học sinh.
*Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
15


- Nhà trường tuyên truyền, giải thích, vận động cho học sinh thấy được ý
nghĩa, tầm quan trọng của bộ môn Giáo dục Thể chất và phong trào HKPĐ, việc
rèn luyện và tập luyện TDTT hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe. Sức khỏe của
mỗi người không tự nhiên mà có được, phần lớn do q trình rèn luyện, tập luyện.
Từ đó, các em ln có ý thức tự giác học tập, rèn luyện sức khỏe.

- Hàng năm vào đầu năm học Ban chỉ đạo hoạt động GDTC và Y tế học
đường chỉ đạo cho giáo viên bộ môn Thể dục phối hợp với GVCN lớp, phụ huynh
học sinh, mỗi học sinh phải lập một phiếu điều tra để giáo viên bộ mơn nắm được
tình hình cơ bản của học sinh từng khối, lớp, tồn trường về tình hình học tập, tình
trạng sức khỏe, năng khiếu, sở thích. Sau đó tiến hành khám sức khỏe, kiểm các chỉ
số y học TDTT. Đây là cơ sở, yêu cầu cần thiết để giáo viên bộ mơn nắm được đặc
điểm tâm sinh lí, trình độ, khả năng triển khai của học sinh nhằm mục đích thực hiện
tốt các mục tiêu của việc thực hiện đổi Chương trình giáo dục phổ thơng của bộ mơn
Thể dục là kết hợp hài hịa giữa kiến thức, kĩ năng, sức khỏe và thể lực.
- Tổ Thể dục đầu năm học đã tiến hành kiểm tra thành tích cá nhân các mơn
thi đấu HKPĐ và có kế hoạch cụ thể thành lập đội tuyển, phân công giáo viên huấn
luyện từng bộ môn theo từng tuần, tháng và các khối lớp ở tất cả các nội dung thi
đấu( gồm các môn thi tại HKPĐ và các môn thế mạnh).
- Tạo cho học sinh trong tồn trường ln hứng thú trong học tập chính khóa
của bộ mơn, thường xun có thói quen tập luyện TDTT hàng ngày, ln phấn đấu
được có trong danh sách đội tuyển nhà trường tham gia các môn thi đấu các giải
TDTT, HKPĐ các cấp và toàn quốc.
6. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương, Hội
phụ huynh học sinh chăm lo công tác GDTC và phong trào TDTT.
* Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
- Để đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động mới phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, “Vì lợi ích trăm năm trồng
người”, Đào tạo con người phát triển tồn diện, góp phần phát hiện, bồi dưỡng
nhân tài cho địa phương, đất nước, góp phần cải tạo giống nòi cho mai sau, vừa là
mục tiêu, vừa là sự nghiệp Giáo dục và đào tạo của cả cộng đồng xã hội và của mỗi
quốc gia.
- Phối hợp các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và địa phương thường
xuyên tuyên truyền, tổ chức, vận động xây dựng phong trào tập luyện TDTT trong
CBGV và học sinh.
- Phối hợp với Phòng VHTT – TT, Trung tâm VHTT – TT tham gia các hoạt

động VHVN – TT của Huyện và địa phương tổ chức nhằm chuẩn bị lực lượng học
sinh được cọ xát, tập luyện, tích lũy kinh nghiệm thi đấu để tham gia các giải thể
thao các cấp.

16


- Tham gia thi đấu các hoạt động TDTT tại địa phương trên địa bàn tuyển sinh
của nhà trường và đơn vị Quân đội đóng quân, cơ quan kết nghĩa với nhà trường
nhân các ngày lễ.
- Vận động các tổ chức đoàn thể, Hội phụ huynh xây dựng các sân chơi, bãi
tập trong nhà trường, tổ chức tập luyện và thi đấu các mơn thể thao như: Cầu lơng,
bóng đá, bóng chuyền, Bóng bàn...
7. Xây dựng kế hoạch cùng với Đoàn Trường thường niên tổ chức các giải
TDTT chào mừng các ngày lễ lớn cho học sinh.
* Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
- Ban Giám hiệu luôn phối hợp với các đồn thể trong nhà trường như Cơng
đồn, Đồn thanh niên tổ chức các giải Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn... chào
mừng các ngày lễ lớn như 20/11, 8/3, 26/3... lôi cuốn đông đảo CBGV và học sinh
tham gia tập luyện và thi đấu.
- TổThể dục đã tham mưu cho nhà trường tiến hành tổ chức HKPĐ cấp
trường hàng năm nhằm đánh giá công tác giáo dục thể chất và phát hiện bồi dưỡng
VĐV tham gia HKPĐ các cấp có thành tích cao. Trường đã mạnh dạn đưa các mơn
thể thao dân tộc vào chương trình HKPĐ cấp trường như môn Đẩy gậy, Võ cổ
truyền, các môn thể thao thế mạnh như môn Điền kinh ( các cự li ngắn, nhảy cao –
xa ), Bóng đá, Bóng chuyền...
- Phối hợp với Đoàn Trường tổ chức giải TDTT thường niên chào mừng ngày
20/11, 26/3 gồm các mơn Bóng đá ( Nam, Nữ ), Bóng chuyền ( Nam, Nữ ). Đây
cũng là những mơn thế mạnh của nhà trường, qua đó tuyển chọn được các nhân tố
đội tuyển tham gia thi đấu HKPĐ các cấp.


17


Hình2 : Tổ chức Giải thi đấu Bóng chuyền Khối 12

Hình: Tổ chức giải thi đấu Bóng đá Khối 11

18


8. Thành lập và duy trì tập luyện các Câu lạc bộ TDTT trong nhà trường.
* Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
- Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Tổ Thể Dục đã thành lập
được các CLB TDTT như: Bóng đá, Bóng chuyền, Điền kinh, Võ cổ truyền,
Karatedo, Cầu lơng, Bóng rổ,Bơi... hoạt động thường xun và có hiệu quả. Số
lượng thành viên tham gia CLB ngày càng đông đảo, tạo được phong trào tập
luyện sôi nổi trong tập thể học sinh.
- Các Câu lạc bộ được hoạt động do các Thầy, cơ nhóm trưởng và nhóm huấn
luyện chun mơn hướng dẫn được Tổ chun mơn phân công từ đầu năm. Từ kế
hoạch, bài tập, lộ trình luyện tập. Đây cũng là nguồn cung cấp đóng góp cho việc
tuyển chọn VĐV tham gia HKPĐ các cấp.
- Kinh phí mua dụng cụ: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lơng, Bóng Rổ, quần
áo... được trích từ nguồn quỹ xã hội hóa TDTT nhà trường và phụ huynh.
- Phân cơng các Nhóm tổ chức và phụ trách các CLB:
+ Bóng Đá : Thầy Nhẫn, Thầy Chương.
+ Điền kinh: T. Nhẫn, Cơ Thủy.
+ Cầu Lơng: T. Phúc.

+ Bóng chuyền: T. Bắc, T. An


+ Bóng Rổ: T. An – Bơi: T. Nhẫn, T. San.
+ Võ cổ truyền, Karatedo: T.Chương, T.San.

19


Hình: Câu lạc bộ Bóng rổ

Hình: Câu lạc bộ Võ cổ truyền

20


Hình:Câu lạc bộ Võ Karatedo
9. Xây dựng các nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT
* Nội dung, mục tiêu của giải pháp:
- Kinh phí cho hoạt động TDTT hàng năm của nhà trường có tỉ lệ tương đối
cao trong tổng số kinh phí của nhà trường dành cho hoạt động chuyên môn, nhưng
không đủ để trang trải với mức tối thiểu cho các hoạt động như: Tổ chức thi đấu
TDTT cho các lớp, tổ chức HKPĐ hàng năm, tham gia thi đấu HKPĐ cấp huyện –
tỉnh, bồi dưỡng cho giáo viên huấn luyện các đội tuyển thi đấu, tổ chức thi đấu
giao hữu với các đơn vị bạn, công tác tuyên dương khen thưởng...
- Kinh phí phục vụ cho hoạt động GDTC, vào đầu năm học Trường tổ chức
hội nghị ban chỉ đạo hoạt động GDTC thông qua các hoạt động GDTC trong năm
học, tổng kinh phí cho các hoạt động. Hội nghị bàn bạc, đi đến thống nhất kinh phí
của nhà trường dành cho hoạt động này, cịn lại kêu gọi sự hỗ trợ của các cơ quan
đoàn thể, các mạnh thường quân, các doanh nghiệp, hội cha mẹ học sinh, các địa
phương.
- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự ủng hộ của phụ huynh, các

doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đề xuất Ban giám hiệu làm mới mặt nền chống
trượt tại nhà học đa năng TDTT – Sân bóng đá mặt cỏ nhân tạo – Sửa chữa đường
chạy ở sân tập Điền kinh – Sân Bóng rổ.
- Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo GDTC là phải vận dụng nguồn kinh phí này một
cách hợp lí, khoa học, có tác dụng tốt, đáp ứng sự mong đợi của lãnh đạo địa
phương, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, nhà trường, phụ huynh học sinh.
21


- Sử dụng nguồn kinh phí được chi cho: Mua sắm CSVC, công tác tổ chức,
huấn luyện và thi đấu, công tác y tế và khám sức khỏe... đạt hiệu quả phát triển
công tác GDTC như kế hoạch đề ra.
IV. Công tác xây dựng kế hoạch tổ chức HKPĐ cấp trường và tuyển chọn
thành lập đội tuyển, Nâng cao chất lượng huấn luyện mũi nhọn bộ môn đạt
kết quả cao cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xn Ơn.
1. Cơng tác xây dựng kế hoạch - Tổ chức HKPĐ cấp trường từ năm học 2015
-2016 đến năm học 2019 – 2020.
* Nội dung:
Hội khỏe phù đổng cấp trường là giai đoạn 1 (bước đầu) của công tác kiểm
tra, tuyển chọn, sát hạch học sinh có các tố chất và năng khiếu TDTT để cho công
tác bồi dưỡng và huấn luyện mũi nhọn bộ môn đạt kết quả tham gia HKPĐ các
cấp. HKPĐ cấp trường được tổ chức hàng theo chu kỳ thường niên của HKPĐ cấp
Tỉnh, có thể nói rằng HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XVII năm 2015 là một HKPĐ
đặc biệt với lý do hết sức quan trọng... Năm 2015 Nghệ An vinh dự là đơn vị đồng
chủ nhà tổ chức HKPĐ toàn Quốc lần thứ IX - 2016, cũng là năm ngành GD & ĐT
Nghệ An tổ chức HKPĐ lần thứ XVII / 2016 ( theo chu kỳ thường niên ), do vậy
HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XVII được tổ chức sớm hơn một năm là năm 2015.
Thực hiện theo công văn, kế hoạch chỉ đạo của Sở GD&ĐT về công tác chuẩn bị
cho HKPĐ các cấp, bản thân tơi đã nghiên cứu, tìm tịi các u cầu, nhiệm vụ mà
Sở Giáo dục đã chỉ đạo để tham mưu Ban giám hiệu nhà trường đề ra kế hoạch phù

hợp từng năm học, từng giai đoạn, đặc biệt năm học 2015 – 2016 HKPĐ toàn
Quốc lần thứ IX lần đầu tiên tổ chức liền kề với HKPĐ Tỉnh Nghệ An chúng ta,
cũng là đơn vị chủ nhà đăng cai. Tổ chức HKPĐ cấp trường là công tác bước đầu
để tìm ra nhân tố, phát hiện và tuyển chọn học sinh có năng khiếu TDTT để huấn
luyện và bồi dưỡng học sinh mũi nhọn của bộ môn đạt kết quả thi đấu tại HKPĐ
các cấp. Tuy nhiên trong giai đoạn này kế hoạch HKPĐ Tỉnh Nghệ An cũng đã
phải thay đổi kế hoạch một lần nữa, đó là HKPĐ Tỉnh Nghệ An lần thứ XIX –
2020 chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch ban đầu vì dịch COVID - 19 và Điều lệ
HKPĐ toàn quốc lần X – 2020 có sự thay đổi.
* Phương pháp tổ chức:
- Tập hợp số liệu, tham khảo ý kiến đồng nghiệp:
+ Cập nhật thông tin, kết quả từ Ban tổ chức HKPĐ Tỉnh Nghệ An các lần
trước.
+ Tham khảo, trưng cầu ý kiến, thông kê, cập nhật nguyện vọng, tư tưởng, lập
trường của tất cả giáo viên trong Tổ chuyên môn Thể Dục – Quốc Phòng về hiệu
quả trong tổ chức HKPĐ cấp trường hàng năm trước đây.
+ Thăm dò nguyện vọng, sở thích của học sinh, của các bậc phụ huynh, của
Ban giám hiệu nhà trường…
22


- Xây dựng kế hoạch tổ chức HKPĐ cấp trường, tham mưu lãnh Ban giám
hiệu nhà trường :
Bước 1: Qua q trình thu thập số liệu, cập nhật thơng tin một cách chính xác
nhất, tơi đã tham khảo ý kiến trong Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch và phương
pháp tổ chức HKPĐ cấp trường một cách cụ thể, phù hợp với u cầu mới. Để từ
đó cơng tác tuyển chọn H/s có chất lượng đạt hiệu quả cho cơng tác huấn luyện
sau này.
Bước 2: Trình bày kế hoạch, tham mưu Ban giám hiệu triển khai thực hiện
nhiệm vụ theo quyết định, Điều lệ HKPĐ của Sở GD & ĐT ban hành:

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HKPĐ CẤP TRƯỜNG
- Kế hoạch Tổ chức HKPĐ cấp trường năm học:.....................
. Căn cứ xây dựng kế hoạch.
. Mục đích yêu cầu.
. Thời gian phát động phong trào tập luyện và lập danh sách đăng ký ở các
khối, lớp ( kể cả tự nguyện và phát hiện qua GV dạy tại lớp ) tham gia từ đầu
tháng 09 năm.............
. Thời gian tổ chức: Dự kiến từ ngày...... tháng 10 năm...... đến ngày... tháng
10 năm.......( Trong 2 ngày: Thứ 7, Chủ nhật ).
. Nội dung thi đấu: Môn Điền kinh ( 100m, 800m,1500m, Nhảy cao – xa.. ),
Bóng bàn,Cầu lơng, Đá cầu, Cờ vua. Riêng các mơn: Bóng đá, Bóng chuyền, Võ,
Đẩy gậy, Bơi: Nhóm GV được phân công huấn luyện thông báo lịch cho H/s để tổ
chức kiểm tra tuyển chọn và thành lập đội tuyển huấn luyện.
. Công tác tổ chức: Thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức ( theo điều lệ của
ngành ), Ban trọng tài ( TTCM làm trưởng ban, Nhóm trưởng trọng tài các nhóm là
nhóm trưởng huấn luyện của môn thi đấu sau này huấn luyện ), Ban thi đua( Bí
thư Đồn trường làm trưởng ban ).
. Cơng tác chuẩn bị sân bãi, dụng cụ thi đấu.
. Công tác hậu cần, y tế
. Dự trù kinh phí tổ chức
*Kết quả đạt được:
Sau khi tổ chức HKPĐ cấp trường, Ban tổ chức và Tổ chuyên môn Thể dục
đã tổng kết đánh giá:
- Công tác tổ chỉ đạo, tổ chức, chuyên môn tại HKPĐ cấp trường của năm học
cụ thể, khoa học, sát thực, hiệu quả.

23


- Tổng H/s tham gia đăng ký thi đấu tăng hơn 50 – 70 em so các năm trước,

thành tích thi đấu đã cải thiện và vượt bậc so với các năm trước. Các môn thế mạnh
rất ổn định và có thành tích vượt bậc hơn.
- Cơng tác chun mơn làm rất bài bản, khoa học, cụ thể hơn các chu kỳ
trước. Công tác y tế - hậu cần đảm bảo an tồn tuyệt đối.
* Kết luận: Qua cơng tác Tổ chức HKPĐ cấp trường trong giai đoạn năm
học 2015 -2016 đến năm học 2019 -2020, tôi nhận thấy phong trào GDTC và hoạt
động TDTT của Trường được quan tâm, phát triển nhanh chóng, những kết quả đạt
được đã khẳng định được quá trình xây dựng và phát triển.
HKPĐ cấp trường là lần kiểm tra, tuyển chọn giai đoạn 1 các đội tuyển để
chuẩn bị huấn luyện thành lập đội tuyển chính thức các mơn thi đấu của Trường
THPT Nguyễn Xuân Ôn tham gia thi đấu HKPĐ các cấp, qua HKPĐ cấp trường đã
phát hiện nhiều em có năng khiếu, có tố chất và thành tích cao. Tuy nhiên bên cạnh
những mặt tích cực qua cơng tác tổ chức, tơi cũng đã rút ra những bài học, nguyên
nhân và hạn chế để tham mưu Ban giám hiệu về công tác chỉ đạo chuyên môn để
công tác GDTC của nhà trường đạt kết quả cao hơn nữa.
2. Tuyển chọn VĐV- Học sinh có năng khiếu theo đặc thù mơn – nội
dung thi đấu.
Để đạt hiệu quả tốt trong bồi dưỡng, huấn luyện học sinh đạt thành tích cao
trong thi đấu Thể thao của HKPĐ. Công tác tuyển chọn VĐV, thành lập đội tuyển
là yếu tố quan trọng, quyết định thành tích chung của toàn đoàn cũng như riêng
từng bản thân các VĐV.
2.1.Thành lập Tổ tuyển chọn và huấn luyện:
Trên cơ sở năng lực chuyên môn sâu và thực tế giảng dạy, cơng tác hoạt động
TDTT, có trình độ chun mơn và kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn – huấn
luyện – thi đấu theo chuyên môn. Tổ chuyên môn phân công như sau:
- Tổ trưởng, phụ trách chung : Thầy Nhẫn
- Mơn Bóng đá : T. Nhẫn, T. Chương
- Mơn Bóng chuyền:T. Bắc,T.An,C. Út
- Môn Điền Kinh :T. Nhẫn , C. Thủy , T.An
- Môn Võ, Bơi : T. San, T. Chương

- Mơn Cờ Vua: T. An, C. Út
- Mơn Bóng Bàn: T. Bắc
- Môn Cầu lông – Đá cầu: T. Phúc, T. Chương - Môn Đẩy Gậy : T. San
2.2. Công tác tuyển chọn:
* Giai đoạn 1: Công tác tuyển chọn qua kết quả các môn, cá nhân thi đấu tại
HKPĐ cấp trường và các mơn khơng có trong nội dung thi đấu HKPĐ cấp trường.
24


Căn cứ vào kết quả thi đấu HKPĐ cấp trường:
+ Mỗi mơn, mỗi nội dung: Chọn từ giải nhất, nhì, ba đến vị thứ 5,6 đơn –
đôi.
+ Kết quả tuyển chọn phải sát thực với kết quả HKPĐ chu kỳ trước như:
100m Nam – 11”9 đến 12”2, Nhảy xa nam từ 5m55 trở lên, Nhảy cao Nữ từ 1m20
trở lên.....
- Các mơn khơng có trong nội dung thi đấu HKPĐ cấp trường như các mơn
Bóng đá, Bóng chuyền, Bơi, Võ, Đẩy gậy và các em chưa tham gia HKPĐ cấp
trường:
+ Học sinh cá năng khiếu, có sức khỏe, có thành tích, có tinh thần thi đấu
trong các mơn tập thể. Học sinh tham gia các giải ở cấp Huyện và địa phương, cơ
quan... với quan điểm tuyển chọn là không để sót tài năng thể thao.
+ Học sinh được tuyển chọn vào đội tuyển các môn thi đấu các môn này phải
vượt qua các bài TES về thể lực, kỹ thuật chuyên môn, thi đấu theo các chỉ số của
tổ huấn luyện đề ra.
*Giai đoạn 2: Sau quá trình được tập luyện, huấn luyện thể lực và chuyên
môn, ý thức tổ chức kỷ luật. Rà soát rút gọn đội tuyển, thành lập đội tuyển chính
thức của trường theo Điều lệ HKPĐ chuẩn bị thi đấu HKPĐ cấp Huyện – Khối
THPT.
- Đạt được sự tăng tiến về thể lực.
- Đáp ứng và thực hiện kỹ năng, kỹ xảo bài tập chuyên môn.

- Kết quả chuyên môn các môn thi xác định thành tích phải sát bằng với thành
tích HKPĐ lần trước.
- Đối với các môn đối kháng phải đạt được các yêu cầu kinh nghiệm huấn
luyện và thi đấu của tổ các Thầy, cơ huấn luyện.
- Có ý thức cao trong sinh hoạt học tập, tập luyện và thi đấu.
* Giai đoạn 3: Sau khi thi đấu có kết quả tại HKPĐ cấp Huyện và cấp Cụm
Huyện, vòng chung kết HKPĐ Tỉnh ( theo điều lệ HKPĐ ).
- Để có kết quả và vị thứ tốt nhất tại HKPĐ cấp Huyện và Cụm Huyện, có
mặt thi đấu vịng chung kết HKPĐ Tỉnh Nghệ An đạt kết quả cao. Mỗi cá nhân học
sinh, các thầy cơ huấn luyện phải tích cực khơng ngừng, huấn luyện bài bản – khoa
học – chọn điểm rơi phong độ thi đấu, học sinh phải ý thức tổ chức kỷ luật trong
tập luyện – tâm lí thi đấu ổn định.
- Kết quả tuyển chọn thực hiện theo điều lệ HKPĐ ban hành.
3. Công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức huấn luyện đội tuyển tham gia HKPĐ
cấp Tỉnh đạt kết quả cao cho học sinh Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn từ
năm học 2015 – 2016 đến năm học 2019 – 2020.
25


×