Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

SKKN giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phòng tránh xâm hại tình dục ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 52 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo tổ chức y tế thế giới, vị thành niên là nhóm ngƣời ở lứa tuổi 10-19
tuổi, tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ trong đời
của mỗi con ngƣời. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi sang
tuổi trƣởng thành và đƣợc đặc trƣng bởi sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn
tinh thần, tình cảm và khả năng hịa nhập cộng đồng. Chăm sóc sức khỏe tuổi vi
thành niên đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo tƣơng lai sự nghiệp của mỗi
ngƣời mà nó cịn có ý nghĩa to lớn góp phần vào sự phát triển bền vững chất lƣợng
dân số của toàn xã hội.
Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông giáo dục sức khoẻ sinh sản là một
vấn đề cấp thiết mà các nhà quản lý giáo dục cần quan tâm, vì chất lƣợng sức khoẻ
của toàn cộng động đồng trong tƣơng lai. Các nghiên cứu trẻ ở lứa tuổi 15-17 thì
cho thấy rằng đa số các em không đƣợc cung cấp thông tin từ nhà trƣờng hay phụ
huynh về các vấn đề liên quan tới sức khỏe sinh sản. Trong số các em đƣợc nghiên
cứu ở độ tuổi này thì hơn một nửa em đã có quan hệ tình dục nhƣng lại chƣa có sự
hiểu biết về an tồn tình dục. Tâm lí né tránh khi cung cấp cho trẻ ở lứa tuổi này
thông tin cụ thể đã khiến các em rơi vào trạng thái mò mẫm và dễ bị dụ dỗ. Đặc
biệt những năm gần đây tình trạng hành hạ, xâm hại tình dục ở nƣớc ta hiện nay
đang ở mức báo động và càng ngày càng trở nên phức tạp, có nhiều trƣờng hợp
lạm dụng tình dục đáng tiếc xảy ra mà các bạn trẻ không hề hay biết là mình đã bị
lạm dụng. Sự thiếu hiểu biết dẫn đến rất nhiều câu chuyện thƣơng tâm đã xảy ra
với các em về sự xâm hại tình dục. Các ca nạo phá thai hay các em phải làm mẹ
khi ở lứa tuổi đang còn rất nhỏ.
Đặc biệt trong những năm học qua tơi cảm thấy rất đau lịng xen kẽ với sự
tiếc nuối khi chứng kiến học sinh trƣờng tôi năm nào cũng có một số em phải nghĩ
học giữa chừng. Qua tìm hiểu sát sao tơi đã biết đƣợc là do sự thiếu hiểu biết về
giới tính, thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên nên đã để xảy ra mang
thai ngoài ý muốn rồi phải đi lấy chồng khi đang ở tuổi vị thành niên. Mặc dù đã
đƣợc giáo viên chủ nhiệm và nhà trƣờng quan tâm gần gũi các em. Nhƣng vấn đề


giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên là vấn đề khá nhạy cảm mà mọi ngƣời
khơng ai dám nói sâu đến vấn đề này. Vậy nên mấy năm học gần đây tơi nghĩ mình
phải làm gì đó để giảm tình trạng học sinh phải bỏ học ngồi ý muốn, tơi muốn nói
lên những điều mà ngƣời khác khơng dám nói để giáo dục học sinh tích cực và chủ
động trong việc tiếp thu chủ đề này. Để các em có thể tự giái đáp những tị mị thắc
mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết về giới tính và sức khỏe
sính sản để bƣớc vào đời.
Từ tất cả những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “Giáo dục giới tính,
sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phịng tránh xâm hại tình dục ở lứa
tuổi học sinh trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu và thực hiện.
1


II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm ra giải pháp nhằm giáo dục cho các em có cái nhìn rõ ràng và đúng đắn
hơn về vấn đề mình đang đƣợc học đƣợc nghe. Từ đó giúp các em biết cách chăm
sóc sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất, luôn tự tin trong cuộc sống tƣơng lai khi
nhắc đến vấn đề sức khỏe sinh sản và cách phịng tránh xâm hại tình dục.
Giúp các em yên tâm khi tham gia các hoạt động xã hội trong tƣơng lai, các em có
thể làm chủ đƣợc các tình huống có thể xẩy ra trong cuộc sống hành ngày. Các em
nhận ra sự bình đẳng khi nghiên cứu kiến thức phần này.
Khi bƣớc qua tuổi vị thành niên các em có đƣợc suy nghĩ về cuộc sống lành
mạnh, tích cực, khơng lo lắng nhiều và có khả năng phấn đấu cho sự nghiệp của
bản thân hơn.
Giúp các em có kiến thức về sức khỏe sinh sản và biết cách xử lý các tình
huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục nhƣ một hành trang vào đời. Tránh những
hậu quả đáng tiếc nhƣ lạm dụng tình dục, mang thai ngồi ý muốn hay một số bệnh
truyền nhiễm liên quan đến vấn đề tình dục đặc biệt có thể xảy ra.
III. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
a. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh THPT.

b. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2018 - 2019; năm học 2019- 2020.
c, Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên và
cách phịng tránh xâm hại tình dục ở lứa tuổi THPT
IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu: Tạp chí, truyền hình, internet, báo cáo khoa học
và các cơng trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
+ Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thơng tin, số liệu thu thập đƣợc, tiến hành tổng hợp,
đánh giá.
+ Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến qua giáo viên,
học sinh, số liệu tạp chí, các cơng trình nghiên cứu khác.
+Phương pháp chun gia: Gặp gỡ trao đổi với các chuyên gia trong lĩnh
vực mà mình trực tiếp nghiên cứu từ đó định hƣớng cho việc nghiên cứu đề tài.
+ Phương pháp truyền thông
Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phịng tránh xâm hại tình
dục nhằm cung cấp kiến thức và sự hiểu biết về các vấn đề dân số, sức khỏe sinh
sản và sức khỏe tình dục cho vị thành niên đồng thời nhằm hình thành và phát triển
thái độ, hành vi giúp học sinh có đƣợc những quyết định có trách nhiệm liên quan
đến lĩnh vực này cho hiện tại và cho tƣơng lai.
2


Nhƣ chúng ta đã biết có khoảng cách giữa kiến thức và hành vi của con
ngƣời. Vì vậy giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên không nên chỉ tập trung
vào việc truyền đạt kiến thức mà còn phải gây đƣợc ảnh hƣởng tới hành vi hiện tại
cũng nhƣ sau này của lớp trẻ. Loại hình giáo dục này cần chú trọng vào việc phát
triển kĩ năng sống của học sinh (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định mục tiêu và kĩ
năng ra quyết định) nhằm bảo đảm tác động tích cực lên cuộc sống của các em.

Khi những kĩ năng này của lớp trẻ đƣợc phát triển thì sự tự tin và tự trọng của các
em cũng tăng lên, và đây là những yếu tố quan trọng quyết định hành vi của các
em. Để đạt đƣợc những mục tiêu trên một yêu cầu lớn đặt ra là phải đổi mới
phƣơng pháp truyền thông theo tinh thần nâng cao vai trị chủ động và tích cực của
ngƣời học. Dƣới đây là một số phƣơng pháp truyền thông mới có thể áp dụng trong
giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Các phương pháp:
1. Thuyết trình với sự tham gia tích cực của học sinh
2. Động não
3. Điều tra phát hiện
4. Giải quyết vấn đề
5. Xác định giá trị
6. Học theo nhóm lớp
7. Đóng vai
8. Trị chơi mơ phỏng
V. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
- Đề tài đƣa ra những hình thức giáo dục giới tính - SKSS và cách phịng
tránh xâm hại tình dục ở lứa tuổi học đƣờng.
- Chỉ rõ những yêu cầu và cách thức tổ chức một hình thức giáo dục giới
tính - SKSS và cách phịng tránh xâm hại tình dục ở các nhà trƣờng.
- Trong các hoạt động giáo dục đã kết hợp phƣơng tiện truyền thông truyền
thống, phƣơng tiện hiện đại cho hiệu quả rõ rệt.
- Góp phần đổi mới phƣơng pháp truyền thông trong mọi lĩnh vực giáo dục
giúp HS đƣợc chủ động lĩnh hội kiến thức, chủ động tìm hiểu về bản thân và bày tỏ
suy nghĩ, quan điểm của mình, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
- Đề tài áp dụng trong nhiều hình thức, nhiều khoảng thời gian khác nhau để
giáo dục giới tính - SKSS và cách phịng tránh xâm hại tình dục trở thành một hoạt
động thƣờng xuyên, liên tục trong nhà trƣờng.
- Góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục giới tính - SKSS và cách phịng
tránh xâm hại tình dục cho trẻ vị thành niên nói chung và HS THPT nói riêng.

- Sáng kiến này đƣợc làm áp dụng lần đầu tại trƣờng tôi và đã đem lại hiệu
quả cao.
3


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
- Sự phát triển của vị thành niên lứa tuổi học đƣờng là một trong những mối
quan tâm tất yếu của mọi Quốc gia, một giai đoạn phát triển rất nhanh về thể chất,
tâm sinh lý và tinh thần. Sự quan tâm này đặc biệt có ý nghĩa trong thời kỳ có
những biến động về kinh tế và xã hội. Tình hình bùng nổ thông tin đang diễn ra ở
Việt Nam hiện nay, đặc biệt là qua mạng Internet, các xu hƣớng văn hóa đã và
đang xâm nhập, ảnh hƣởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành
niên. Nhiều vấn đề về sức khỏe ở ngƣời lớn xuất phát từ những thói quen dung
nhập trong giai đoạn vị thành niên, nhƣ hành vi tình dục, rƣợu chè, ma túy...
Về phía gia đình các bậc phụ huynh đều ngại khơng muốn nói với con về
vấn đề này vì họ không biết nên „„bắt đầu từ đâu và bắt đầu nhƣ thế nào”, đối với
nhiều gia đình ở nơng thơn thì các khái niệm trên cịn q xa lạ với họ.
Do đó, việc giáo dục giới tính cho lứa tuổi này rất cần thiết, nhằm đảm bảo
sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần.
Khi đƣợc khuyên bảo và tƣ vấn trẻ vị thành niên sẽ đƣợc trang bị tốt hơn để
ứng phó một cách thích hợp trƣớc những tình huống bị lạm dụng đe dọa, bị đối xử
bất cơng. Các em có thể thốt khỏi những tình huống có hại hoặc đối phó một cách
linh hoạt, sáng tạo, chủ động.
Các vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phòng tránh
xâm hại tình dục đã đƣợc đƣa vào nội dung giáo dục của nhà trƣờng bằng cách
lồng ghép vào nội dung một số môn học ngay từ bậc giáo dục tiểu học cho đến
giáo dục phổ thông trung học. Các nội dung này đã và sẽ tiếp tục thể hiện trong nội
dung các môn học đặc biệt là giờ sinh hoạt ngoại khóa, mơn sinh học và mơn giáo

dục cơng dân. Đây là các mơn có thể chuyển tải rõ rệt và hiệu quả nhất về các nội
dung giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên.
a) Một số khái niện cơ bản
- Vị thành niên: “Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang ngƣời lớn”
- Độ tuổi vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi,chiếm 20% dân số
- Sức khỏe sinh sản vị thành niên là những nội dung về sức khỏe sinh sản
liên quan đến lứa tuổi vị thành niên bao gồm sức khỏe và dinh dƣỡng, những biến
đổi cơ thể, có kiến thức về tình dục học và sức khỏe tình dục.
- Là những nội dung quan trọng của sức khỏe sinh sản trong đời ngƣời.
Ngoài ra, những vẫn đề khác của tuổi vị thành niên nhƣ tình yêu, quan hệ tình dục,
phịng tránh thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở tuổi vị thành niên, viêm nhiễm đƣờng sinh
sản bao gồm cả HIV.
4


- Xâm hại tình dục trẻ em: Là việc dùng vũ lực, đe dọa, ép buộc, lôi kéo dụ
giỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm
cƣỡng dâm, giao cấu dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm,
khiêu dâm dƣới mọi hình thức.
b) Tuổi vị thành niên có ý nghĩa như thế nào?
Tuổi VTN là một trong những giai đoạn sơi nổi và có lẽ phức tạp nhất của
cuộc đời, đây là thời điểm mà VTN đảm nhận trách nhiệm mới và tự mình thử
nghiệm, khám phá và có khi là mạo hiểm. Các em đi tìm bản sắc riêng của chính
mình, áp dụng những giá trị đã đƣợc lĩnh hội từ giai đoạn trẻ thơ và phát triển các
kỹ năng để trở thành những ngƣời lớn có trách nhiệm và biết quan tâm đến ngƣời
khác. Khi đƣợc giúp đỡ và động viên, các em sẽ phát triển một cách phi thƣờng,
trở thành những thành viên có khả năng và đóng góp có ý nghĩa cho gia đình và
cộng đồng. Tràn trề khí thế, thơi thúc bởi sự tị mị khơng dễ bị dập tắt, VTN có
khả năng thay đổi những hành vi tiêu cực trong xã hội và bứt phá vòng luẩn quẩn
của sự xung đột và phân biệt đối xử vốn đã thấm nhuần từ thế hệ này sang thế hệ

khác. Với sự sáng tạo và lịng nhiệt tình, VTN có thể thay đổi một cách bất ngờ,
đem lại một thế giới tốt đẹp hơn cho bản thân các em và cho mọi ngƣời.
Tuổi VTN là giai đoạn quan trọng để hình thành tính cách và bản sắc. Đây
cũng là giai đoạn nhiều VTN tham gia vào cuộc sống xã hội và có đóng góp dƣới
nhiều hình thức khác nhau. Trong mỗi gia đình, VTN có vai trị quan trọng là lực
lƣợng lao động sẽ thay thế cha mẹ để bảo đảm đời sống cho các thành viên trong
gia đình và sự tồn tại, phát triển của mỗi gia đình, mỗi dịng tộc. Vì vậy, nếu VTN
đƣợc bắt đầu cuộc sống một cách tốt đẹp, họ có thể có đƣợc một sức sống và một ý
chí để học tập, để lao động. Ngƣợc lại, nếu họ mắc sai lầm trong thời kỳ này thì sẽ
bị tổn thƣơng lớn về thể chất, tinh thần mà có thể khơng bao giờ hồi phục lại đƣợc.
Là những ngƣời chủ tƣơng lai, kế tục và phát huy những thành quả của đất
nƣớc, cha mẹ cần giúp các em tích cực học tập, chuẩn bị cho các em kiến thức đầy
đủ để làm chủ cuộc sống của mình và tham gia xây dựng xã hội. Cha mẹ cần định
hƣớng để VTN ý thức đƣợc những việc nên làm và nên tránh xa những việc không
nên làm nhƣ: ma túy, mại dâm, văn hóa phẩm đồi trụy; biết tiếp thu những cái mới,
loại trừ những cái xấu, kết hợp hài hịa văn hóa hiện đại với những bản sắc văn hóa
dân tộc.
VTN là thời kỳ tràn đầy hứa hẹn và hy vọng nhất của cuộc đời. Nếu có thể
là bệ phóng để sản sinh ra những ngƣời trẻ tuổi đầy tự tin nếu đƣợc trang bị những
kiến thức, kỹ năng cần thiết để tạo dựng tƣơng lai tốt đẹp cho bản thân, gia đình và
xã hội

5


c) Những thay đổi thể chất ở độ tuổi vị thành niên

Thay đổi ở cơ thể tuổi dậy thì của bạn trai:
* Vóc dáng: Khi đến tuổi dậy thì các bạn trai thƣờng lớn lên rất nhanh, chân tay
dài ra trông thấy, cơ bắp ở vai và ở ngực phát triển nhanh. Cùng với việc cơ ngực

phát triển, một số bạn có thể thấy hơi đau và sƣng ở núm vú, đây là hiện tƣợng
bình thƣờng sau một thời gian sẽ khỏi.
* Lông: Lông mu mọc trƣớc tiên ban đầu chỉ vài ba sợi thẳng, về sau nhiều và
xoăn hơn. Có bạn chỉ có một nhúm lơng nhỏ, có bạn lại có nhiều lơng hơn và mọc
xuống cả hai bên đùi, bụng hoặc hậu môn. Một thời gian sau lông nách, lơng chân
có thể cả lơng ngực bắt đầu xuất hiện. Râu và ria mép thƣờng mọc sau lông mu
khoảng từ một đến 2 năm.
* Cục yết hầu: Là sụn tuyến giáp ở cổ, chất nội tiết nam ở tuổi mới lớn khiến cho
bộ phận này thay đổi và nhô thêm ra ở cổ.
* Vỡ giọng: Ban đầu bạn tƣởng là mình bị cảm cúm, viêm họng, rồi mãi mà khơng
hết hố ra bạn vỡ giọng. Hiện tƣợng này thƣờng xảy ra ở tuổi 14 - 15. Dậy thì đã
làm cho thanh quản của bạn trai rộng ra, các dây thanh đới dầy lên và dài ra nhƣ
dây đàn gita, dây trầm nhất là dây to nhất và dày nhất, vì thế giọng của bạn trai
cũng bắt đầu thay đổi trầm và to hơn. Đôi khi giọng "ồm ồm" lên xuống thất
thƣờng nhƣng chỉ một thời gian sau giọng bạn trai sẽ ổn định.
* Cơ quan sinh dục phát triển:
- Dương vật: Đến tuổi dậy thì, dƣơng vật phát triển cả bề ngang lẫn bề dài, màu
sẫm hơn. Dƣơng vật của mỗi ngƣời có màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác nhau.
- Niệu đạo: Nằm trong dƣơng vật và có nhiệm vụ chun chở nƣớc tiểu và tinh
dịch thốt ra ngồi. Tinh dịch và nƣớc tiểu cùng thốt ra bằng một đƣờng, nhƣng
6


không phải là cùng một lúc. Khi tinh dịch đang đƣợc phóng ra khỏi cơ thể thì lối
thốt dành cho nƣớc tiểu bị quy đầu (đƣợc bao bọc bởi một lớp da gọi là bao quy
đầu) đóng lại và ngƣợc lại.
- Quy đầu: Là phần đầu dƣơng vật và là nơi nhạy cảm nhất cơ thể nam vì nó tập
trung số dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể.
- Tinh hoàn: Là nơi sản xuất ra tinh trùng và nằm bên trong bao tinh hoàn. Tinh
hoàn nằm ngoài cơ thể, bởi vì để sản xuất ra tinh trùng, nó cần nhiệt độ thấp hơn

nhiệt độ của cơ thể. Mỗi ngày tinh hoàn sản xuất khoảng 200 triệu tinh trùng
- Bao tinh hồn: Hay cịn gọi là bìu có tác dụng chứa và bảo vệ hai tinh hoàn.Bao
tinh hoàn to ra và có màu sẫm hơn khi bạn bạn trai dậy thì.
- Cương cứng dương vật: Thơng thƣờng, dƣơng vật mềm và thõng xuống. Khi bị
kích thích, một lƣợng máu lớn sẽ dồn về dƣơng vật và làm cho dƣơng vật to lên,
cứng hơn, đó là lúc dƣơng vật cƣơng cứng. Ở tuổi dậy thì bạn trai thƣờng bị cƣơng
cứng dƣơng vật với rất nhiều lí do, khi đó làm bạn có thể cảm thấy ngƣợng ngùng.
Khi hết giai đoạn dậy thì hiện tƣợng này sẽ trật tự hơn.
- Xuất tinh: Đến tuổi dậy thì bạn trai có thể nhận thấy dƣơng vật thỉnh thoảng xuất
ra một chất dịch nhầy nhầy, đặc và có màu trắng đục nhƣ sữa. Đó là hiện tƣợng
xuất tinh. Chất nhầy này gồm tinh dịch và tinh trùng. Tinh trùng là tế bào sinh sản
nam, còn tinh dịch là chất giúp tinh trùng di chuyển và cung cấp dƣỡng chất để
nuôi tinh trùng.

7


Những sự thay đổi cơ thể ở tuổi dậy thì của bạn gái:
* Thay đổi về vóc dáng: Khi bƣớc vào tuổi dậy thì, vóc dáng của bạn gái sẽ
thay đổi rất nhiều. Cặp vú nhô lên, mông nở nang, bụng nhỏ lại làm cho cơ thể
phân biệt rõ ba vịng eo - ngực - mơng. Nếu bạn gái cảm thấy ngực hơi đau, núm
vú hơi ngứa thì đừng lo lắng vì hiện tƣợng sẽ hết khi ngực hồn tồn phát triển.
Phải đến 18 tuổi vóc dáng bạn gái mới dần ổn định.
* Tăng cân: Tăng cân là một điều rất tự nhiên và bình thƣờng trong giai
đoạn này. Đừng bạn nào nhịn ăn để giảm cân, vì cơ thể các bạn lúc này cần rất
nhiều chất dinh dƣỡng. Các bạn có thể chơi thể thao để giữ thân hình cân đối.
* Cơ quan sinh dục phát triển: Cơ quan sinh dục khơng cịn giống nhƣ của
bé gái. Mơi lớn, môi nhỏ, âm vật đều lớn lên. Lông mu mọc xung quanh âm hộ,
màu sắc âm hộ sẫm hơn trƣớc. Bên trong cơ thể bạn gái âm đạo tử cung cũng phát
triển và bắt đầu hoạt đông. Quan sát bộ phận sinh dục ngoài bạn sẽ thấy cửa âm

đạo hay cịn gọi là âm hộ hoặc cửa mình. Âm đạo đƣợc che bởi hai môi lớn. Khi
phát triển trọn vẹn, hai mơi lớn sẽ có lớp lơng che bên ngồi. Nằm song song với
hai môi lớn là hai môi nhỏ. Nằm tiếp giáp phía bên trên của hai mơi nhỏ có một
mỏm nhơ lên gọi là âm vật, phần này rất nhạy cảm vì đây là nơi tập trung số đầu dây
thần kinh lớn nhất của cơ thể. Bên dƣới âm vật là lỗ tiểu là nơi nƣớc tiểu thoát ra
ngoài. Bên dƣới là âm hộ hay cửa âm đạo, dẫn vào đƣờng sinh dục trong và là nơi
máu kinh đi ra. Ở tuổi dậy thì âm đạo tiết ra một chất dịch nhờn có màu trắng nhƣ
lịng trắng trứng gà, đơi khi có màu hơi vàng gọi là dịch tiết âm đạo hay khí hƣ. Chất
dịch này có tác dụng giữ ẩm và làm sạch âm đạo. Màng trinh là một màng mỏng ở
ngay cửa âm đạo. Màng trinh của mỗi ngƣời có độ dày mỏng, rộng hẹp và có độ co
giãn khác nhau. Màng trinh có thể có một hay nhiều lỗ để máu kinh nguyệt thoát ra.
Màng trinh mỏng sẽ dễ bị giãn và dễ bị rách khi hoạt động mạnh nhƣ: leo trèo, đi xe
đạp, tập thể thao. Đơi khi có những phụ nữ khơng có màng trinh.
- Kinh nguyệt: Hai năm sau khi ngực phát triển và sau khi xuất hiện chất
nhờn âm đạo, bạn gái bắt đầu có kinh nguyệt. Thƣờng khi đó bạn gái khoảng 13 14 tuổi, tuy nhiên có bạn có hành kinh sớm hơn hoặc muộn hơn 2 - 3 năm. Có kinh
nguyệt, tức là đã có khả năng có con. Bạn gái thƣờng có hành kinh trong khoảng 3
- 7 ngày vào mỗi tháng, máu kinh có thể có màu nâu sậm, đỏ có lẫn với chất nhầy.
Hành kinh đƣợc lặp đi lặp lại trong vòng khoảng từ 24 - 35 ngày nên gọi là chu kỳ
kinh nguyệt. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt đƣợc tính từ ngày có kinh đầu tiên của lần
này đến ngày đầu tiên của lần sau.
* Những thay đổi ở nam và nữ trong giai đoạn này cịn gọi là tuổi dậy thì và
có thể có thai và sinh con .
d) Thay đổi về tâm sinh lý
VTN là những ngƣời khơng cịn là trẻ con nhƣng cũng chƣa phải là ngƣời lớn
dù là con trai hay com gái, diễn biến tình cảm và tâm lý cũng có những điểm giống
nhau do lứa tuổi, tất nhiên ở mỗi giới có thể có các biểu hiện ít nhiều khác nhau.

8



* Ở tuổi VTN nhóm sớm (10 - 13 tuổi): Về mặt tâm lý và tình cảm, các em
bắt đầu có tƣ duy trừu tƣợng; các em ý thức đƣợc mình khơng cịn là trẻ con nữa.
Trong hành động, các em muốn thử sức mình và muốn khám phá những điều mới
lạ. Các em thƣờng quan tâm, đến những thay đổi của cơ thể, nhất là các em gái dễ
băn khoăn, lo lắng, buồn rầu về những nhƣợc điểm ở cơ thể mình khi so sánh với
các bạn cùng lứa. Các em cũng bắt đầu quan tâm đến bè bạn, muốn tách khỏi sự
bảo hộ của bố mẹ, tuy nhiên các em vẫn cịn q trẻ, chƣa có kinh nghiệm và vẫn
phụ thuộc vào bố mẹ và gia đình.
* Ở tuổi VTN nhóm giữa (14 -16 tuổi): Các em phát triển mạnh tính độc lập,
muốn tách khỏi sự quản lý, kiểm sốt của gia đình, phát triển mạnh cá tính và
muốn tìm kiếm những mối quan hệ bạn bè cùng lứa. Nhu cầu về tình bạn trở nên
quan trọng và dễ chịu ảnh hƣởng (tốt cũng nhƣ xấu) của nhóm bạn đó; đặc biệt chú
ý đến ngƣời bạn khác giới và dễ nhầm lẫn tình bạn với tình yêu. Các em tiếp tục
phát triển mạnh về tƣ duy trừu tƣợng, tuy vậy các em lại thƣờng thay đổi tình cảm
một cách dễ dàng, khi vui, khi buồn kiểu "sớm nắng chiều mƣa". Khi mong muốn
điều gì, các em muốn đƣợc thoả mãn nhu cầu ngay và có thể hành động bất chấp
hậu quả, trong khi về mặt tƣ duy các em chƣa phát triển đấy đủ khả năng tự phê
phán. Cũng ở nhóm tuổi này các em thƣờng muốn tìm hiểu về khả năng hoạt động
tình dục của mình.
* Ở tuổi VTN nhóm muộn (17 - 19 tuổi): Cơ thể và chức năng sinh lý của
các bộ phận trong cơ thể các em đã gần nhƣ hoàn chỉnh. Về mặt tâm lý, tình cảm
đã có cách suy nghĩ, ứng xử khá chín chắn giống nhƣ ngƣời trƣởng thành. Có suy
nghĩ kế hoạch cho tƣơng lai, về sự lựa chọn nghề nghiệp một cách thực tế hơn, ảnh
hƣởng của nhóm bạn bè giảm bớt, thƣờng kén chọn bạn thích hợp với mình (bạn
tâm giao). Tình u ở nhóm tuổi này thực tế hơn, đã phân biệt tình bạn và tình yêu
chứ khơng cịn mơ hồ nhƣ những năm trƣớc đó.
Trên đây là những nét chính về phát triển tâm lý, tình cảm của các nhóm tuổi
VTN. Sự phát triển đó sớm, muộn khác nhau giữa các cá nhân và phụ thuộc khơng
ít về mơi trƣờng sống của VTN trong gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Có thể nói
cách sống và ứng xử của các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và đặc biệt là của bạn bè

cùng lứa có ảnh hƣởng khơng nhỏ đến sự hình thành và phát triển tâm lý, tình cảm
của các em trong lứa tuổi này.
e) Hậu quả
- Do những thay đổi trên mà vị thành niên dễ bị dụ dỗ, mua chuộc, lừa gạt,
xâm hại và dễ bắt chƣớc những hành vị và thói quen xấu dẫn đến nhiều hậu quả.
- Nếu nhƣ học sinh không sớm hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên
sẽ dẫn đến những hậu quả nhƣ não phá thai, sinh con tàn tật…
- Ảnh hƣởng nặng nề về tâm lí và cuộc sống tƣơng lai của các em sau này
đặc biệt là các em gái từng bị xâm hại tình dục, có nguy cơ tự tử, uống thuốc quá
liều, bị rối loan lo âu trầm cảm, mất ngủ, lệ thuộc các thuốc, chất gây nghiện (rƣợi,
9


thuốc lá, các chất kích thích...), các bệnh tâm lý tâm thần cao hơn nhiều sơ với các
trẻ khác, và nhiều ngƣời gặp rất nhiều khó khăn trong đời sống tình cảm về sau.
Khi sử dụng NPT (nạo phá thai), dù chỉ một lần, các bạn có thể phải dối
đầu với các biến chứng có thể gặp sau đây.
Thai nằm trong lòng tử cung. Bánh nhau nối với cuống rốn của thai là trung
gian cho mối quan hệ của mẹ - con, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thai.

Hình ảnh bánh nhau bám thấp. Khi có cơn gị bụng hay khi cổ tử cung hở ra,
máu từ vùng bánh nhau sẽ chảy ra ngoài gây ra chảy máu trầm trọng trước khi trẻ
ra đời, ảnh hưởng đến cả sức khoẻ của mẹ và con. Khác với bình thường, nhau
đóng ở vùng phía trên, chỉ bong ra và chảy máu sau khi trẻ ra đời.

Thông thường, trứng sau khi thụ tinh sẽ đi ngược đường từ vòi trứng vào lòng
tử cung. Khi “bị tắc đường”, trứng sẽ nằm lại trên vòi trứng tạo ra thai ngoài tử
cung và vỡ ra khi khối thai phát triển to hơn vòi trứng.
Một vấn đề quan trọng hơn, thƣờng sau NPT, các bạn vị thành niên không nghĩ
tới việc sử dụng các biện pháp ngừa thai nhằm tránh tình trạng có thai, tránh phải

10


NPT lập lại (do ngại ngùng không hỏi, do không nghĩ rằng sẽ cịn có thai nữa, do
nghĩ rằng mình đã có kinh nghiệm và sẽ đề phịng khi có quan hệ tình dục, khơng
để lập lại tình trạng có thai nữa). Hiện tại, ở các bệnh viện phụ sản, sau khi NPT,
đều có dịch vụ tƣ vấn về ngừa thai ngay sau đó, nhằm giúp các bạn hiểu rõ khả
năng ngừa thai cũng nhƣ tác hại của NPT. Hãy mạnh dạn đến với các nơi này nếu
các bạn “lỡ” phải NPT.

11


2. Cơ sở thực tiễn
- Dựa vào thực trạng chung ở thanh thiếu niên trong toàn xã hội, và lứa tuổi
học sinh trƣờng tơi nói riêng cho thấy nếu khơng trang bị kiến thức sinh sản và
xâm hại tình dục cho vị thành niên, thiếu hiểu biết về các vấn đề sức khỏe sinh sản
vị thành niên sẽ đặt họ trƣớc những hiểm họa của sức khỏe cũng nhƣ đạo đức. Do
đó cần phải trao cho thanh thiếu niên “chìa khóa” để phịng thân, để tự bảo vệ
mình. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên chính là “chiếc chìa khóa” giúp vị
thành niên chủ động điều khiển những xúc cảm hành động phù hợp với yêu cầu xã
hội.
- Dựa vào kiến thức ở chƣơng Sinh sản trong sách giáo khoa Sinh học 11.
- Dựa vào phƣơng pháp truyền thơng theo tình huống sử dụng phiếu học tập
để tích hợp kiến thức của học sinh sau khi nghe xong buổi truyền thơng.
- Tâm lý né tránh khi nói về giới tính, các em chƣa có biện pháp phịng tránh
trong quan hệ tình dục, và một số em cịn bị làm dụng, xâm hại tình dục mà khơng
hề hay biết.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI
1. Trẻ vị thành niên cần làm gì để phịng tránh các tác hại trên

a) Rèn luyện về kỹ năng sống
- Chủ động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên
từ cha mẹ, thầy cô, anh chị, ngƣời thân và bạn bè.
- Cần tâm sự về những lo lắng băn khoăn, thắc mắc với ngƣời thân trong gia
đình, thầy cơ và bạn bè.
- Có thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, giải trí và tập thể dục thể thao.
- Phân biệt rõ ràng giữa tình yêu và tình bạn khác giới trong sáng, giúp đỡ
nhau cùng tiến bộ.
b) Tránh những hình ảnh, sách báo, phim ảnh, trang web khiêu dâm, đồi truỵ,
tránh xa rượu, thuốc lá, ma túy
c) Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành
d) Chăm sóc sức khỏe sinh sản và vệ sinh cá nhân
+Nữ: - Phải biết thực hiện vệ sinh cá nhân đặc biệt là thực hiện vệ sinh kinh nguyệt.
- Đến tuổi 15-16 mà khơng có kinh phải đi khám.
- Khám phụ khoa khi thấy có những biểu hiện bất thƣờng của bộ phận sinh dục.
+ Nam:- Phải biết phát hiện những bất thƣờng của bộ phân sinh dục để đi khám
kịp thời nhƣ: hẹp bao quy đầu, tinh hồn ẩn, vị trí bất thƣờng của lỗ tiểu.
- Khơng mặc quần lót q bó sát, chật hẹp.
e, Biết các kỹ năng tránh bị xâm hại tình dục
12


- Khơng đi một mình nơi tối tăm
- Khơng ở trong phịng kín 1 mình với người lạ
- Khơng nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không lý do
- Không đi nhờ xe người lạ
- Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà 1 mình
- Khơng cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
- Luôn giữ khoảng khách với những người khác giới
- Biết cách ứng phó với nguy cơ bị xâm hại như:

+ Đẩy kẻ xấu ra, không để cho họ động vào bản thân,...
+ Đứng ngay dậy, chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người và la hét để nhiều
người biết và giúp đỡ
+ Kêu cứu, hơ hốn để nhận sự giúp đỡ
+ Phải nói ngay với người lớn người thân trong gia đình để họ có biện pháp
giải quyết kịp thời.
2. Tình huống truyền thơng

Tình huống truyền thơng là đơn vị cấu trúc của bài lên lớp, chứa đựng mối
liên hệ mục đích - nội dung - phƣơng pháp theo chiều ngang tại một thời đểm nào
đó với nội dung là một đơn vị kiến thức.
2.1. Quy trình thiết kế tình huống
Bƣớc 1. Xác định các kỹ năng nhận thức của học sinh nhƣ: Phân tích - tổng
hợp, thảo luận, so sánh, suy luận.
Bƣớc 2. Nghiên cứu thực tiễn: ngƣời truyền thông luôn luôn chủ động khi
đƣa ra và kết luận kiến thức trong mỗi tiết truyền thông, đặc biệt chú ý các tình
huống sẽ đƣa ra trong khi truyền thơng.
Bƣớc 3. Xây dựng hệ thống tình huống để phục vụ truyền thông.
Bƣớc 4. Rèn luyện một số kỹ năng nhận thức của học sinh.
Bƣớc 5. Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận thức, tiếp nhận thông tin, thể
hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị cuộc sống của mình.
2.2. Thực trạng truyền thơng
a) Thuận lợi:
- Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh đang là vấn đề quan
tâm hiện nay. Đây cũng là nhu cầu cấp thiêt của lứa tuổi vị thành niên.

13


- Đối tƣợng nhận thức có nhu cầu hiểu biết, nhận thức chọn lọc các vấn đề

trong cuộc sống đặc biệt là tâm sinh lý đó chính là cơ sở tốt để giáo dục về sức
khỏe sinh sản.
- Nhà trƣờng là nơi thuận lợi để giáo dục cho học sinh.
- Thông tin về giáo dục sức khỏe sinh sản đã đƣợc phổ biến rộng rãi trên các
phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo, đài, TV, áp phích …
- Kho tƣ liệu phục vụ cho việc viết và báo cáo đề tài đa dạng.
- Cơ sở vật chất của trƣờng đã trang bị tƣơng đối đầy đủ, thƣ viện khang
trang, máy vi tính đã kết nối internet...
- Các em học sinh sắp sửa và đang độ tuổi trƣởng thành nên nhận thức và
giáo dục về vấn đề giới tính khá dễ dàng hơn.
- Đa số các em có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu những kiến thức về giới tính
dễ dàng từ nhiều nguồn khác nhau.
b) Khó khăn:
- Giáo dục sức khỏe sinh sản hiện nay đƣợc đề cập khá nhiều trên mọi
phƣơng tiện thông tin đại chúng. Việc lựa chọn nguồn thông tin không phải là dễ
đối với học sinh .
- Theo tƣ tƣởng của ngƣời phƣơng đơng thì đây là một vấn đề khá nhạy cảm
nên đòi hỏi phải khéo léo khi đề cập đến vấn đề này.
- Chuyên viên tâm lý, tƣ vấn chƣa nhiều.
- Nhân viên y tế có chun mơn nhƣng khả năng diễn giảng chƣa cao.
- Thời lƣợng cho một tiết ngoại khóa ít.
- Thực hiện rộng rãi đề tài này đòi hỏi sự phối hợp giúp sức của nhiều tổ chức.
2.3. Số liệu thống kê
Tại Việt Nam, thời gian qua hệ thống y tế và dân số đã có nhiều cải thiện
đáng kể trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho ngƣời dân. Tuy nhiên, theo thống kê
trung bình mỗi năm cả nƣớc có khoảng 300 đến 400.000 ca phá thai ở độ tuổi 1519 đƣợc báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.
Theo số liệu ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ƣơng, mỗi năm có
khoảng 900 ca trẻ vị thành niên tới bệnh viện để nạo phá thai. Có những em đã
phải trở thành bà mẹ "bất đắc dĩ" khi mới 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo
phá thai 2 lần. Cá biệt, có những trƣờng hợp phát hiện có thai thì đã quá to (trên 7

tháng) mới đến xin phá thai nhƣng lúc đấy đã không thể bỏ thai đƣợc nữa...
- Những số liệu nêu trên vẫn chƣa phản ánh hết thực trạng nạo hút thai ở lứa
tuổi vị thành niên, học sinh sinh viên hiện nay mà mới chỉ phản ánh phần nào thực

14


trạng này (số các ca nạo hút thai ở các cơ sở y tế, phòng khám tƣ nhân, làm tại gia
…cịn cao hơn rất nhiều và khơng kiểm sốt nổi)
Nạo phá thai dù 1 hay nhiều lần đều để lại những hậu quả khôn lƣờng: Nhƣ
chảy máu, viêm nhiễm, thủng tử cung…
Các tai biến khác từ nạo hút thai đều dẫn đến vô sinh. Vô sinh đối với tuổi vị
thành niên là nỗi đau cả về thể chất và tâm hồn, gây nỗi ám ảnh bất hạnh suốt cuộc
đời.
- Hiện nay trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam sự lây lan các bệnh qua đƣờng
tình dục và đặc biệt là HIV/AIDS nhanh chóng đến mức báo động. Riêng trong các
trƣờng hợp nhiễm HIV thì 50% lứa tuổi thanh niên, 14% ở lứa tuổi dƣới 15 và
ngày càng có xu hƣớng trẻ hóa.
Thực trạng trƣớc khi thƣc hiện đề tài, tơi phát phiếu khảo sát tìm hiểu 400
học sinh khối 11 của trƣờng về thái độ đối với giáo dục sức khỏe sinh sản và xâm
hại tình dục thì có kết quả nhƣ sau:
Thái độ khi đề cập đến vấn đề giới tính và xâm hại tình dục

Tỉ lệ

Rất hứng thú

89%

Hứng thú


5%

E ngại

6%

Tỷ lệ ý kiến của học sinh khối 11

1
2
3

Trong giáo dục ở mỗi giờ sinh hoạt ngoại khóa, ngƣời Thầy cần phải dựa
trên nền tảng kiến thức sách giáo khoa linh hoạt mang đến cho học sinh những tầm
nhận thức nhất định, trong đó có kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Mặt
khác học sinh THPT là đối tƣợng nhạy cảm và đang hoàn thiện mình cả về thể chất
lẫn tinh thần, cho nên ngƣời truyền cảm hứng phải lựa chọn những phƣơng pháp
15


diễn đạt phù hợp với từng mục, từng bài, từ đó tổng quát kiến thức cho học sinh.
Sử dụng câu hỏi đặt vấn đề và phiếu học tập, thảo luân nhóm với nội dung phù hợp
sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục, nhất là vấn đề tế nhị và nhạy cảm này bắt
buộc ngƣời dẫn chƣơng trình phải thận trọng hơn.
3. Cách thực hiện
a, Nhiệm vụ của ngƣời truyền thơng
- Tích lũy kiến thức qua một số năm truyền thơng liên quan đến giới tính,
sức khỏe sinh sản và cách phịng tránh xâm hại tình dục
- Xây dựng cấu trúc kiến thức và thời gian cho một buổi truyền thông.

- Nắm vững kiến thức liên quan từ Tiểu học - Trung học cơ sở - THPT.
- Làm phiếu học tập có nội dung thích hợp để vừa ứng dụng trong khi truyền
thơng nội dung bài đó vừa thấy đƣợc kiến thức liên quan đến giáo dục sức khỏe
sinh sản vị thành niên và cách phòng tránh xâm hại tình dục.
- Lồng ghép kiến thức thực tế vào bài truyền thông một cách khéo léo, phù
hợp từ lý thuyết và các câu hỏi tình huống để các em thảo luận, nhằm giáo dục học
sinh về kiến thức sinh sản và cách phịng tránh xâm hại tình dục, chuẩn bị hành
trang cho các em bây giờ và sau này.
b, Nhiệm vụ của học sinh
- Chuẩn bị bài mới trƣớc khi đến với buổi truyền thông
- Trả lời trung thực theo nhận thức của mình.
- Có thể đặt ra những câu hỏi liên quan để cùng dẫn chƣơng trình giải quyết.
4. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
a, Phần thứ 1: Khảo sát thực tế
Trƣớc khi thực hiện buổi hoạt động ngoại khóa tơi tiến hành khảo sát sự hiểu
biết của các em nữ bằng cách phát phiếu điều tra trên 120 nữ sinh bất kỳ là học của
trƣờng. Phiếu điều tra của tôi gồm 16 câu hỏi đề cập đến hiểu biết về giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên và xâm hại tình dục, các tình huống khơng an tồn.
Kĩ năng giải quyết tình huống, sự quan tâm, dạy bảo của cha mẹ cho các em học
sinh nữ về vấn đề này (phần phụ lục). Phiếu điều tra đƣợc phát cho các em trƣớc
khi tiến hành buổi hoạt động ngoại khoá 1 tuần. Phiếu đƣợc chia theo đại diện 1
em nữ ở mỗi lớp, hƣớng dẫn và nhờ em đó sau 1 ngày thu lại. Tôi tổng hợp và
thống kê số câu trả lời của các em để có số liệu đánh giá về mức độ hiểu biết của
các em trong vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên và xâm hại tình dục.
Trong tổng số 16 câu hỏi thăm dò đƣợc đề cập đến 5 nội dung:
Nội dung 1: Hỏi về biến đổi tuổi dậy thì và sức khỏe sinh sản vị thành niên
( từ câu 1 đến câu 2)
16


Nội dung 2: Hỏi về hiểu biết của học sinh về xâm hại tình dục

(từ câu 3 đến câu 5).
Nội dung 3: Hỏi về và sự quan tâm, dạy bảo của cha mẹ cho các em học
sinh nữ về vấn đề này (Câu 6 đến câu 7).
Nội dung 4: Hỏi về kĩ năng giải quyết tình huống (từ câu 8 đến câu 12).
Nội dung 5: Hỏi về cách nhận biết các tình huống khơng an tồn (từ câu 13
đến câu 16).
Kết quả thống kê đƣợc nhƣ sau:
- Các câu hỏi nội dung 1: Đa số các em nắm đƣợc biểu hiện tuổi dậy thì yếu
tố nào quan trọng nhất ( 90/120 học sinh chọn đáp án đúng, 30/120 chọn đáp án
sai)
- Các câu hỏi nội dung 2: Đa số các em phân biệt đƣợc đâu là tình huống
xâm hại, hành vi và thủ phạm (80/120 học sinh chọn đáp án 3a, 90/120 học sinh
chọn đáp án 4a, 5a).
- Các câu hỏi nội dung 3: Hỏi về sự quan tâm, chỉ bảo của ngƣời mẹ, nhƣng có
đến 85 em là khơng đƣợc mẹ chỉ bảo (80/120 em chọn đáp án 6b; 90/120 em chọn 7b).
- Các câu hỏi nội dung 4: Kết quả thống kê cho thấy đa số các em lúng túng,
chƣa biết cách xử lí tình huống cụ thể (chỉ có 30/120 học sinh chọn đáp án 8b,).
Các em chƣa đặt mình vào tình huống cụ thể và chƣa chuẩn bị trƣớc những kế
thốt thân nếu gặp tình huống đó (chỉ có 20/120 học sinh chọn đáp án a, 15/120
học sinh chọn đáp án 9a). Nếu bị xâm hại tình dục thì đa số các em im lặng, khơng
báo cho ngƣời khác biết (chỉ 10/120 học sinh chọn đáp án 10b). Điều này rất nguy
hiểm vì có thể để lại hậu quả nặng nề.
- Các câu hỏi ở nội dung 5: Một số học sinh phân biệt đƣợc tình huống an
tồn và khơng an tồn. Tuy nhiên đa số chƣa cảnh giác với các tình huống khơng
an tồn (50/120 học sinh chọn đáp án 13b, 14b, 30/120 học sinh chọn đáp án 15b,
16b), 40/120 học sinh chọn đáp án 16b chứng tỏ nhiều học sinh lứa tuổi vị thành
niên có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục qua mạng.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy hầu hết các nữ sinh đƣợc khảo sát chƣa có
nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên và cách phịng tránh xâm hại
tình dục, chƣa nâng cao cảnh giác với các tình huống khơng an tồn, lúng túng

trong cách xử lí tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.

17


b. Phần thứ 2: Tổ chức hoạt động ngoại khóa

Học sinh trường THPT Quỳnh Lưu 2 trong giờ sinh hoạt ngoại khóa
( Ảnh chụp)
Ngoại khóa là một hoạt động giáo dục đƣợc thực hiện nhiều trong nhà
trƣờng đặc biệt là trong cơng tác đồn,.... Tuy nhiên, trong tun truyền giáo dục
giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên và xâm hại tình dục chƣa có các giờ học
ngoại khóa trong phân phối chƣơng trình. Các thầy cơ làm cơng tác đồn ở nhiều
trƣờng khơng có kiến thức chun mơn về lĩnh vực giáo dục giới tính và SKSS. Ở
nhiều trƣờng đã tiến hành ngoại khóa về giáo dục giới tính và SKSS vị thành niên.
Tuy nhiên, các buổi ngoại khóa này dừng lại ở việc nói chuyện cùng với các
chuyên gia theo một chiều, các chuyên gia cung cấp kiến thức cho các em. Hơn
nữa, các chuyên gia là những ngƣời lần đầu tiếp xúc với các em nên đa số HS còn
ngại ngùng, dè dặt, tiếp thu kiến thức một cách thụ động dẫn tới hiệu quả của buổi
ngoại khóa khơng cao.
Để một buổi học ngoại khóa về giáo dục giới tính và SKSS và cách phịng
tránh xâm hại tình dục đƣợc thành cơng. Theo tơi, Cán bộ y tế, Đồn trƣờng THPT
có thể kết hợp với các giáo viên bộ môn sinh học, giáo dục công dân ... để tổ chức
những buổi trò chuyện về giáo dục giới tính - SKSS và cách phịng tránh xâm hại
tình dục với các chủ đề khác nhau. Tôi xin đƣợc mạnh dạn trình bày một số bài
giảng ngoại khóa thực hiện theo kế hoạch hàng năm mà chúng tôi đã thực hiện nhƣ
sau:

18



Chủ đề 1: Sinh lý và tâm lý
Chủ đề 2: Một số tình huống minh họa trong chƣơng sinh trƣởng phát triển
Chủ đề 3: Tình yêu - tình dục - sinh sản và các biện pháp tránh thai
Chủ đề 4: Một số tình huống bình đẳng giới, cải thiện chất lƣợng dân số và
sinh đẻ có kế hoạch
Chủ đề 5: Một số tình huống phịng tránh xâm hại tình dục
Dƣới đây là một số buổi ngoại khóa mà chúng tơi đã thực hiện với chủ đề:
Chủ đề 1: Sinh lý và tâm lý
*Chuẩn bị
-Loa đài và các tƣ liệu phục vụ cho buổi sinh hoạt.
- Quà cho HS trả lời đúng.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
- Tổ chức HS chơi trò chơi và trả lời một số câu hỏi và tình huống có liên quan đến
chủ đề.
* Phƣơng pháp tổ chức
- Thời gian: 40 phút
- Trò chuyện, vấn đáp gợi mở.
- Cán bộ y tế là ngƣời dẫn chƣơng trình (DCT) vừa là ngƣời tƣ vấn
Sau đây cô xin đƣa ra một số câu hỏi các em trả lời đúng đều nhận đƣợc phần
quà từ chƣơng trình.

Hình ảnh: DCT truyền thơng ngoại khóa (Ảnh chụp)
19


Câu hỏi 1: Dấu hiệu nào trên cơ thể chứng tỏ bạn gái đã bắt đầu có khả
năng mang thai đƣợc. Dấu hiệu đó là: Hiện tƣợng thèm đồ chƣa đúng hay sai? Nếu
trả lời sai thì hỏi một bạn nhƣ thế nào là mới đúng?
HS trả lời và đáp án là: chu kỳ kinh nguyệt.

Giải thích: Khi có đèn đỏ thì các bạn có khả năng có em bé nên các bạn nữ
cần phải giữ gìn khả năng đó của mình, vệ sinh sạch sẽ, biết cách tự bảo vệ bản
thân.
Câu hỏi 2: Câu hỏi của WHO câu hỏi này có 80% các bạn nữ ở châu á trả
lời là đáp án đúng.
Câu hỏi nhƣ sau: Trong những ngày đèn đỏ nếu uống nhiều nƣớc, ăn nhiều
dƣa hấu, uống nhiều nƣớc dừa làm cho đèn đỏ bất thƣờng đúng hay sai? Nếu bạn
nào trả lời đúng thì hỏi vì sao biết đúng? Tìm hiểu ở đâu?
HS trả lời và đáp án là: Sai
Giải thích: Theo WHO trong ngày đó ăn nhiều dƣa uống nhiều nƣớc, uống
nƣớc dừa rất tốt cho cơ thể không gây ảnh hƣởng đến đèn đỏ bất thƣờng, chỉ liên
quan đến bài tiết thôi. Nếu kiêng ăn hoa quả, kiêng uống nƣớc sẽ ảnh hƣởng không
tốt đến cơ thể.
Câu hỏi 3: Khi con trai mới lớn xuất hiện hiện tƣợng gọi là tự xử (thủ dâm),
Câu hỏi là trong tuổi mới lớn con trai lạm dụng sử dụng hiện tƣợng nhiều
lần trong ngày, làm nhiều lần trong tuần sẽ dẫn đến mệt mỏi, ảnh hƣởng đến học
tập thiếu tập trung, hạn chế phát triển chiều cao dẫn đến tê liệt vũ khí đúng hay sai?
HS trả lời và đáp án là: Đúng.
Kính thƣa q thầy cơ giáo, các em học sinh khi con trai ở tuổi mới lớn nếu
phát hiện hiện tƣợng hẹp bao quy đầu, có nghĩa là cậu nhỏ có cái áo mà cái áo đó
cởi ra đƣợc thì gọi là bình thƣờng và nếu cái áo đó khơng cởi ra đƣợc thì đã hẹp
bao quy đầu.
Câu hỏi tiếp theo: Nếu phát hiện hiện tƣợng hẹp bao quy đầu thì khơng cắt
trƣớc 15 tuổi mà phải đợi đến 15 tuổi là độ tuổi dậy thì thì mới đƣợc cắt đi đúng
hay sai?
HS trả lời và đáp án là : Sai
Giải thích: Nếu phát hiện ra khi nào thì nên đi cắt ngay khi đó không phải
đợi đến năm 16 tuổi mới cắt. Nếu để đến 15 tuổi không khéo đã dẫn đến viêm
nhiễm nhiều rồi. Ngƣời do thái ở Ấn độ họ mới sinh ra mà phát hiện hẹp bao quy
đầu là họ cắt ngay lúc mới sinh ra để phòng tránh viêm nhiễm về sau, không phải

đợi đến năm 15 tuổi mới cắt thì khơng tốt đâu các em nhé.

20


Sau đây cô xin đƣa ra một số câu hỏi tình huống cần các em tƣ vấn:
Tình huống 1: Thƣa cô em là Thảo 16 tuổi học lớp 10 trên ngƣời em cái gì
cũng bình thƣờng cả nên em khơng phát hiện ra có một cái bất thƣờng nho nhỏ bị
các bạn đồn ầm lên rồi có một hơm bạn gái em nói là ê Thảo mọi ngƣời đang đồn
ầm lên đồi thơng 2 mộ của bà khơng đều kìa và đến lúc đó em mới nhìn lại thì phát
hiện ra đúng là đồi thông của em không đều và từ lúc đó mọi ngƣời thƣờng gọi em
là Thảo so le.
Câu hỏi là: Em có bị dị tật khơng?
Nếu em muốn cho nó mơn đăng hộ đối thì phải làm thế nào?
(HS thảo luận và trả lời)
DCT giải thích: Đó không phải là dị tật, chênh lệch 1 bên 10 và 1 bên là 8
thì khơng sao cịn nếu nhƣ 1 bên 10 và 1 bên 1 hay 2 thì mới là khơng bình thƣờng.
Cịn nếu muốn mơn đăng hộ đối thì nên mặc áo lót ngực, tấm lót cao su bán ở cửa
hàng mặc bình thƣờng.

Hs hăng hái trả lời câu hỏi( Ảnh chụp)
Tình huống 2: Có một HS (dấu tên) tâm sự: Cô ơi em khổ lắm, cô giáo hỏi:
vì sao khổ? cơ ơi em và đám con trai thƣờng rủ nhau vào toalet (DCT: đố các bạn
vào đó làm gì? vào để đo hàng đúng khơng ạ?) lúc đó chọn ra đƣợc 1 đứa là hoa
hậu, 1 đứa là Á hậu 1, một đứa là Á hậu 2. Các đứa còn lại đạt giải phong cách chỉ
21


có em là hạng bét, lúc đó em mới biết các bạn em tồn là đại bác súng trƣờng cịn
chỉ có em là súng lục.

Câu hỏi là: Có phải em là dị tật không? Em muốn cải thiện cậu nhỏ thì làm
thế nào?
(HS thảo luận và trả lời đáp án)
DCT bổ sung: Không phải là dị tật do sự phát triển tự nhiên của mỗi ngƣời.
Cải thiện ăn những món đồ ăn có nhều Testosteron, giá đỗ, trứng gà, thịt bò....
Hạn chế uống nƣớc đậu phụ, đậu nành.
Kết luận:
Trên thực tế, tôi đã thử nghiệm và thu đƣợc kết quả khá khả quan. Ban đầu
các em HS còn rụt rè, e ngại khi bày tỏ ý khiến của bản thân. Chỉ sau ít phút đầu,
đa số HS đã mạnh dạn hơn và sôi nổi, dần dần giờ sinh hoạt ngoại khóa đã trở
thành buổi giáo dục giới tính - SKSS và cách phịng tránh xâm hại tình dục mà bao
HS mong đợi. Sau đó, HS đã mạnh bạo trả lời câu hỏi nhiệt tình và chủ động đƣa
ra các tình huống có liên quan để các bạn giải quyết, DCT chỉ là những ngƣời tƣ
vấn và giải đáp những thắc mắc mà các em đã chƣa thể giải quyết đƣợc.
Chủ đề 2: Một số tình huống minh họa trong chƣơng sinh trƣởng
phát triển:
*Chuẩn bị
-Loa đài và các tƣ liệu phục vụ cho buổi sinh hoạt .
- Quà cho HS trả lời đúng.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra..
- Ngồi ra, HS cần chuẩn bị chƣơng trình chu đáo, các thầy cơ tƣ vấn phải
tìm hiểu sâu các vấn đề liên quan đến chủ đề.
* Phƣơng pháp tổ chức
- Thời gian: 40 phút
- Trò chuyện, vấn đáp gợi mở.
- Cán bộ y tế là ngƣời dẫn chƣơng trình
Sau đây cô xin đƣa ra một số câu hỏi các em trả lời đúng đều nhận đƣợc phần
quà từ chƣơng trình.
Giải đáp những thắc mắc của học sinh: sau khi xem tình huống
minh họa cho phần I.2.b- bài 38 – Sách giáo khoa (SGK) 11.


22


Tình huống 1:
DCT PHÁT PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Chia 3 lớp thành các nhóm từ 6-8 học sinh nam riêng, nữ riêng . Yêu cầu
mỗi nhóm liệt kê trên giấy khổ lớn những biến đổi chính của cơ thể ở tuổi dậy thì.
Sự thay đổi ở em nữ

























..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................

Sự thay đổi ở em nam
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................
..................................................

Đáp án
Sự thay đổi ở em nữ













Thời kì lớn nhanh
Da trở nên mỡ màng
Mọc lông vùng mu
Vú phát triển
Vịng eo thu hẹp lại
Hơng nở rộng hơn
Tử cung và buồng trứng to ra
Bộ phận sinh dục ngoài phát triển
Rụng trứng
Bắt đầu có kinh nguyệt
Các xƣơng dài ngừng phát triển

Sự thay đổi ở em nam













Thời kì lớn nhanh
Sụn giáp phát triển (nổi yết hầu)
Vỡ giọng
Da trở nên mỡ màng hơn và mọc
trứng cá trên mặt
Ria mép xuất hiện
Vai rộng hơn
Mọc lơng vùng mu
Cơ bắp phát triển nhanh
Tinh hồn và dƣơng vật to ra
Xuất tinh lần đầu
Các xƣơng dài ngừng phát triển

23


Kết quả đạt đƣợc:
Lớp

Trung
bình

10D1


11A3

12A1

Đầy đủ
đáp án

Chƣa đầy
đủ

Đầy đủ

Chƣa đầy
đủ

Đầy
đủ

Chƣa đầy
đủ

62%

38%

52,5%

47,5%


54%

46%

Tình huống 2:
1. Tại sao phụ nữ lại có kinh nguyệt?
2. Việc chậm một kì kinh có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với 1cô gái (hoặc phụ nữ)
3. Tại sao có ngƣời phụ nữ bị đau bụng khi hành kinh
4. Khi hành kinh nữ giới phải làm gì?
5. Chu kì kinh nguyệt và chu kì buồng trứng là một có phải không?
DCT: Mở tƣ liệu yêu cầu học sinh quan sát hình 38.2 SGK trả lời thắc mắc của
bạn.
Đáp án:
1. Kinh nguyệt là dấu hiệu cho thấy buồng trứng ở em gái bắt đầu rụng trứng và cơ
thể có khả năng mang thai và sinh con.
2. Việc chậm kinh có thể do chu kì chƣa đều đặn(Ở giai đoạn mới bắt đầu dậy
thì hoặc mạn kinh) hoặc nếu nữ giới quan hệ tình dục khơng đƣợc bảo vệ(khơng
dùng các biện pháp tránh thai) thì đó là dấu hiệu đã mang thai. Chế độ ăn uống ,
tình trạng sức khỏe, lối sống… cũng có thể ảnh hƣởng đến chu kì kinh nguyệt.
3. Đau khi hành kinh là do tử cung co thắt.
4. Trong khi hành kinh nên làm những việc sau đây:
+ Lau rửa cơ thể hang ngày bằng nƣớc sạch (đặc biệt là cơ quan sinh dục)
+ Sử dụng băng vệ sinh hoặc vải màn sạch để thấm máu kinh và thay vài lần
trong ngày tùy thuộc vào lƣợng máu kinh.
+ Ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe, tránh lao động năng hoặc kéo dài, nghỉ ngơi
nếu có thể.
+ Tránh căng thẳng về tình cảm và tinh thần.
- Nhận xét theo kết luận của giáo viên: Theo thống kê trên thì các em học
sinh đãcó nhận thức đúng về tuổi đậy thì và sức khoẻ sinh sản ở tuổi dậy thì. Tuy
nhiên tỷ lệ này chƣa cao.


24


Chủ đề 3: Tình yêu - tình dục - sinh sản và các biện pháp tránh thai
*Chuẩn bị
- Loa đài và các tƣ liệu phục vụ cho buổi sinh hoạt .
- Quà cho HS trả lời đúng.
- Dự kiến các tình huống có thể xảy ra.
- Tổ chức HS đóng vai một số tình huống có liên quan đến chủ đề.
- Một vài quả dƣa chuột và vài bao cao su mới.
- Ngồi ra, HS cần chuẩn bị chƣơng trình chu đáo, các thầy cơ tƣ vấn phải tìm
hiểu sâu các vấn đề liên quan đến chủ đề.
* Phƣơng pháp tổ chức
- Thời gian: 40 phút
- Trò chuyện, vấn đáp gợi mở.
- Cán bộ y tế là ngƣời dẫn chƣơng trình
Sau đây cơ xin đƣa ra một số câu tình huống các em trả lời đúng đều nhận đƣợc
phần quà từ chƣơng trình.
Tình huống1:

Tình huống khó xử!!!

Mai và Đạt là học sinh THPT, Mai yêu Đạt, Đạt thƣờng ép Mai quan hệ tình
dục với lí lẽ “Đây là cử chỉ duy nhất để chứng tỏ tình yêu chân thực của Mai” Mai
thích cái gọi là quan niệm hiện đại này về tình u nhƣng sợ có thai .
Liệu Maicó thể cƣỡng lại sự ép buộc của Đạt không? Nếu không muốn quan
hệ tình dục Mai phải làm nhƣ thế nào? Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
Trong q trình thảo luận cần nhấn mạnh những khía cạnh sau:
1. Các em trai và gái vẫn có thể là bạn tốt mà khơng cần có các hoạt động

tình dục.
2. Các em phải tự quyết định (chứ khơng phải đầu hàng vì áp lực từ bạn bè)
xem có nên bắt đầu quan hệ tình dục hay khơng?
3. Các em gái phải tự quyết định xem có sẵn sàng và vui lịng chấp nhận
những hậu quả do hoạt động tình dục mang lại hay không ?
4. Mỗi em trai và em gái đều phải chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân
và hậu quả do chính hành vi này mang lại.
5. Các em gái phải nói “khơng” với ban trai
6. Các em trai phải tôn trọng mong muốn của bạn gái. Nếu bạn gái nói
khơng nghĩa là khơng chấp nhận quan hệ tình dục.
25


×